Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực phục vụ du lịch

8:30, Thứ Năm, 28-9-2023

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Trong bối cảnh khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Quảng Bình ngày càng đông, nghỉ dưỡng dài ngày, ngoài việc đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao để thu hút khách thì việc đào tạo, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là nhân tố có ý nghĩa hàng đầu.

Vì vậy, tỉnh Quảng Bình đã tập trung tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức mỗi người dân về đặc điểm của ngành nghề du lịch, nhấn mạnh các ưu thế, những khó khăn, thử thách của nghề nghiệp cũng như nhận thức về vai trò, vị trí du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để mọi người cùng hưởng ứng và tham gia có trách nhiệm vào các hoạt động du lịch tại địa phương.

Với mục tiêu có 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch. Mỗi điểm du lịch có ít nhất 1 nhân viên thành thạo ngoại ngữ. Tỉnh đã ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để đào tạo nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp kết hợp làm du lịch; trước mắt ưu tiên đầu tư nguồn lực hỗ trợ phát triển du lịch tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, phát triển các khu, điểm du lịch, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch; triển khai thực hiện tốt các chương trình về xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện tốt chính sách tín dụng; chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, kiến thức, hành động cho lãnh đạo, cán bộ cấp ủy, chính quyền; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; người dân, cộng đồng và khách du lịch về phát triển du lịch nông thôn bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Từ đó đa dạng hóa và đổi mới hình thức, nội dung truyền thông du lịch nông thôn trên nền tảng công nghệ số thông qua các cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, bản tin, chuyên đề...; đẩy mạnh gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.

Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, kiến thức thị trường, ngoại ngữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch... cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch các cấp ở khu vực nông thôn. Đặc biệt là văn hóa giao tiếp ứng xử, phục vụ khách, vận hành cơ sở lưu trú... cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia hoạt động du lịch nông thôn, xây dựng văn hóa du lịch chuyên nghiệp, thân thiện, an toàn và văn minh.

TL

Các tin khác