Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 30-9-2021

15:29, Thứ Năm, 30-9-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

  1. Nhiều tỉnh vẫn yêu cầu người đến từ "vùng xanh" phải có test PCR âm tính. 1
  2. Các tỉnh không cần cách ly người tiêm đủ vaccine, đến từ "vùng xanh" Hà Nội 3
  3. "Loạn" giá kit test, dịch vụ test nhanh Covid-19: Bộ Y tế nói gì?. 4
  4. TP.HCM mua bộ test nhanh Covid-19 giá bao nhiêu?. 5
  5. Thái Nguyên điều chỉnh phương án kiểm soát dịch sau báo chí phản ánh. 6

KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG COVID-19. 7

  1. Quảng Ninh thí điểm hệ thống tự động kiểm soát người ra/vào chốt kiểm soát dịch. 7

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP. 7

  1. World Bank dự báo kinh tế Việt Nam năm nay tăng trưởng 4,8%.. 7
  2. Doanh nghiệp mất khoảng 7,7 triệu đồng chi phí làm thủ tục xuất khẩu. 8
  3. Kiến nghị tăng số giờ làm thêm lên 400 giờ trong 1 năm.. 10
  4. GDP Việt Nam quý III tăng trưởng âm 6,17%.. 11
  5. Cục trưởng Hàng không: Mỗi nơi một kiểu sẽ rất khó bay nội địa trở lại 11
  6. Mỗi tháng có 10 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường. 13

PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN.. 14

  1. Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm sẽ hạn chế “đùn đẩy”! 14

QUẢN LÝ.. 16

  1. Thanh tra doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội trong năm 2022. 16
  2. Thất nghiệp và thiếu việc làm cao nhất kể từ quý I/2020. 17

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 17

  1. Thủ tục chi trả gói hỗ trợ 38.000 tỉ sẽ rất đơn giản. 17
  2. Thủ tục rườm rà, quá ít hộ kinh doanh ở Đắk Lắk được hỗ trợ theo Nghị quyết 68. 18
  3. Hải Phòng: Số hóa thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả giáo dục. 19
  4. Thanh Hóa sẽ cấp, đổi giấy phép lái xe qua mạng Internet 20

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 21

  1. Bộ GTVT là một trong 4 bộ, ngành giải ngân tốt nhất 21
  2. Số thu ngân sách quý 3 của ngành Hải quan có chiều hướng giảm mạnh. 21

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 22

  1. Khai trừ khỏi Đảng nguyên lãnh đạo BHXH Việt Nam và Sở GD&ĐT Quảng Ninh. 22

THẾ GIỚI 23

  1. Các nước nỗ lực mở cửa an toàn, linh hoạt và cẩn trọng bằng tổng hòa nhiều biện pháp  23

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Nhiều tỉnh vẫn yêu cầu người đến từ "vùng xanh" phải có test PCR âm tính

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang dần được khống chế, nhiều địa phương nới lỏng giãn cách nhưng một số tỉnh vẫn thắt chặt.

Tại Thái Nguyên, UBND tỉnh vừa ban hành văn bản yêu cầu người về từ "vùng xanh" hoặc các địa phương, khu vực đã qua 14 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng phải có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime-PCR trong vòng 72 giờ trước khi vào Thái Nguyên. Trường hợp không có giấy xét nghiệm trên phải thực hiện cách ly tại nhà 3 ngày và lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 2 lần bằng phương pháp PCR, tự trả phí.

UBND tỉnh Thái Nguyên cũng quy định, người về từ vùng cam, vàng, đỏ, kể cả đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng dịch Covid-19 nhưng cũng đều phải có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp Realtime-PCR và phải cách ly và tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 2 lần trong thời gian cách ly tại Thái Nguyên.

Ông Đặng Xuân Trường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định: "Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh là không chính xác, thường xảy ra trường hợp dương tính giả nên chúng tôi không chấp nhận.

Hơn nữa, Thái Nguyên gần Thủ đô Hà Nội nên lượng người lưu thông đông, việc yêu cầu kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR có thời gian thực hiện lâu, tốn kém hơn sẽ giúp hạn chế người dân lưu thông vì chỉ những trường hợp thực sự cần thiết mới bỏ thời gian, tiền bạc đi xét nghiệm để lưu thông".

Tương tự, mới đây, UBND tỉnh Bắc Kạn và Hải Dương cũng có văn bản yêu cầu tất cả những người từ địa phương khác vào tỉnh này đều phải có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR. Các địa phương này không chấp nhận kết quả xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh vì cho rằng không chính xác và "làm theo quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế".

Trong khi đó, tại Lạng Sơn, nơi có 5 cửa khẩu thông thương với Trung Quốc nhưng các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của tỉnh chỉ yêu có kết quả test nhanh trong 72 giờ. Trường hợp không có sẽ được cán bộ y tế thực hiện test nhanh ngay tại chốt kiểm dịch với giá 30.000 đồng/người/mẫu gộp. Riêng trường hợp đến, về từ vùng xanh, không có dịch thì chỉ cần khai báo y tế mà không cần phải xét nghiệm Covid-19.

Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn khẳng định: “Biện pháp này đã được Lạng Sơn thực hiện hiệu quả trong 2 năm nay. Nhờ đó, Lạng Sơn vẫn bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, giữ vững vùng xanh trên địa bàn. Bên cạnh đó, chúng tôi còn bảo đảm duy trì hoạt động của các cửa khẩu, giúp cả nước xuất khẩu, tiêu thụ nông sản”.

Tương tự, từ ngày 18/9 đến nay, cùng với việc quy trở lại cuộc sống bình thường mới, Bắc Ninh đã dỡ bỏ các chốt kiểm dịch Covid-19 tại TP Bắc Ninh và nhiều cửa ngõ vào tỉnh này.

Ông Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh chia sẻ: "Quyết định này dựa trên nỗ lực phòng, chống dịch bệnh hiệu quả trên địa bàn, đã được các đơn vị chức năng thảo luận kỹ. Theo đó, mục tiêu đặt ra là vừa chống dịch tốt, vừa bảo đảm phục hồi, phát triển kinh tế. Đối với người ngoài tỉnh, Bắc Ninh chấp nhận cả kết quả xét nghiệm test nhanh và Realtime-PCR".

Trước đó, ngày 10/9, Báo Giao thông đã có bài: “Dân liên tỉnh “vùng xanh” đi lại cũng phải test PCR âm tính”, phản ánh việc các địa phương như Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn... yêu cầu người dân từ vùng xanh phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính mới cho qua chốt gây phiền hà, lãng phí cho người dân.

Sau khi báo phản ánh, các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Hoà Bình đã sửa đổi quy định, chấp nhận cả 2 phương pháp xét nghiệm đối với người về từ "vùng xanh". (Giao thông 29/9, Hồng Nguyên)Về đầu trang

Các tỉnh không cần cách ly người tiêm đủ vaccine, đến từ "vùng xanh" Hà Nội

Đó là quan điểm của một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội khi trao đổi với PV Báo Giao thông sáng 29/9.

Trước thực trạng Hà Nội đã nới lỏng giãn cách, nhiều quận, huyện đã trở thành "vùng xanh", nhưng một số tỉnh, thành phố vẫn "thắt chặt", yêu cầu người từ Hà Nội vào phải đi cách ly tập trung, hoặc cách ly tại nhà dài ngày, lãnh đạo CDC Hà Nội cho rằng, đó là biện pháp của các địa phương nhằm phòng chống dịch bệnh.

"Tuy nhiên, cần cân nhắc nới lỏng biện pháp cách ly với những người đi từ "vùng xanh" ở Hà Nội vào địa bàn, nhất là khi người đó đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19. Những trường hợp này chỉ cần theo dõi y tế tại nhà", vị lãnh đạo CDC nêu quan điểm.

Vị lãnh đạo này cũng cho rằng, Bộ Y tế cần sớm ban hành một hướng dẫn để các tỉnh thống nhất việc cách ly những người từ vùng dịch về địa phương.

"Đúng là đang có thực trạng mỗi tỉnh, thành phố thực hiện một biện pháp khác nhau đối với người về từ Hà Nội. Để hạn chế việc này, theo tôi, Bộ Y tế cần ban hành nội dung hướng dẫn để cho các tỉnh, thành phố thực hiện đồng bộ", vị lãnh đạo CDC Hà Nội nói.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, khi Hà Nội đã dần nới lỏng, "mở cửa" lại các hoạt động kinh tế - xã hội thì các địa phương khác cũng phải nới lỏng đối với những người Hà Nội trở về.

Bởi nếu mất 28 ngày cách ly (14 ngày tập trung, 14 ngày ở nhà) với người từ Hà Nội về, thì rất nhiều người từ Hà Nội không dám lựa chọn đi đến các tỉnh, thành phố đó, kể cả khi có công việc cần kíp. Như vậy, rất nhiều việc sẽ bị đình trệ.

"Không thể mỗi tỉnh lại có những quy định riêng như vậy. Điều này ở phương diện nào đó thì có hiệu quả trong phòng chống dịch, nhưng cũng phải tính đến bài toán phát triển kinh tế. Không thể “đóng cửa” mãi được. Cần phải nhanh chóng thực hiện việc sống chung với Covid-19", ông Thịnh nói và đề xuất, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành những tiêu chí thống nhất giữa các tỉnh trong việc lưu thông hàng hóa, đi lại của người dân.

Theo ông Thịnh, nếu những ai ở "vùng xanh" Hà Nội, đã tiêm 1 mũi vaccine trở lên (thời gian tiêm đủ 14 ngày) thì các tỉnh, thành phố cần phải rút ngắn thời gian cách ly đối với những người trở về từ Hà Nội.

"Phải phát huy vai trò vaccine trong phát triển kinh tế - xã hội chứ không chỉ riêng việc phòng chống dịch Covid-19. Chính vì vậy, những người đã tiêm vaccine Covid-19 thì cũng cần phải có những biện pháp nới lỏng đối với họ, từ đó mới có thể "mở cửa" nền kinh tế", ông Thịnh nói.

Nêu câu chuyện một số địa phương ban hành "giấy phép con" cản trở đi lại của các xe vận chuyển hàng hoá, ông Thịnh cho rằng, Chính phủ giao cho các địa phương có trách nhiệm đảm bảo an toàn phòng chống dịch trên địa bàn của mình nhưng không vì thế mà địa phương đặt ra những giấy phép con, những cơ chế riêng để kiểm tra làm ách tắc lưu thông.

"Các địa phương phải thực thi chính sách một cách thống nhất, phải thực hiện số hóa một cách tối đa. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn kinh doanh, chứ không phải là hàng nhập cũng tắc mà hàng xuất cũng tắc như thế này được", chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Ông Thịnh cũng đề xuất phải có các kế hoạch để lắp đặt các trạm quét mã QR Code để tiết kiệm một cách tối đa cho hoạt động lưu thông hàng hóa. Khi tài xế có chứng nhận an toàn sức khỏe, xe đủ chứng nhận về vận tải, đầy đủ giấy tờ về hàng hóa thì phải cho lưu thông qua. Như vậy mới tiết kiệm được thời gian, đỡ ách tắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cũng như là để phục hồi nền kinh tế.

“Doanh nghiệp của tỉnh nào cũng thế chứ đừng nghĩ mỗi doanh nghiệp của tỉnh mình thì tạo điều kiện, phải có sự bình đẳng như nhau giữa các doanh nghiệp. Chứ không phải doanh nghiệp tỉnh ngoài vào thì như vào một quốc gia khác. Doanh nghiệp tỉnh ngoài đi qua các trạm kiểm soát của tỉnh mình thì làm khó dễ người ta thì không được”, ông Thịnh nhấn mạnh. (Baogiaothong.vn 29/9, Phùng Đô)Về đầu trang

"Loạn" giá kit test, dịch vụ test nhanh Covid-19: Bộ Y tế nói gì?

Hiện các loại loại kit test được bán với giá rất khác nhau, trong khi giá dịch vụ xét nghiệm nhanh Covid-19 cũng tương tự. Vậy giá các loại kit test cũng như giá dịch vụ xét nghiệm nhanh Covid-19 được quy định thế nào? Mức giá này có được công khai hay không?

Liên quan đến giá xét nghiệm nhanh kháng nguyên rất khác nhau, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ Y tế đã có các văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương mua sắm sinh phẩm xét nghiệm theo đúng quy định hiện hành và xử lý vi phạm nghiêm các hành vi lợi dụng đấu thầu, mua sắm để tham nhũng, hưởng lợi.

Đối với quản lý giá các loại sinh phẩm xét nghiệm, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị công khai giá trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

Tính đến nay, Bộ Y tế đã cấp phép cho 97 test xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó 35 test xét nghiệm Real-time PCR, 39 test xét nghiệm kháng nguyên (33 test nhanh và 06 test chạy cùng máy xét nghiệm), 23 test xét nghiệm kháng thể (4 test nhanh và 19 test chạy máy).

Về tính giá xét nghiệm, theo ông Thuấn, đối với xét nghiệm trong các cơ sở y tế công lập, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu việc tính giá xét nghiệm nhanh kháng nguyên căn cứ vào thực thanh thực chi, cụ thể giá được tính toán dựa vào giá kit test, chi phí vật tư tiêu hao liên quan.

Việc thanh toán theo kết quả đấu thầu mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đấu thầu. Đồng thời, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn về mức giá của gộp mẫu để giảm chi phí xét nghiệm, đặc biệt là cho các doanh nghiệp

"Bộ Y tế đã trình Chính phủ Nghị định về quản lý trang thiết bị y tế (bao gồm test xét nghiệm) trong đó yêu cầu các đơn vị phải kê khai giá để công khai, minh bạch trong mua sắm đấu thầu. Đồng thời, Bộ Y tế đang tổng hợp ý kiến để đề nghị đưa test xét nghiệm Covid-19 vào mặt hàng bình ổn giá bởi vì hiện nay mặt hàng này chưa được quy định trong luật', ông Thuấn nói.

Cũng theo ông Thuấn, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị cung cấp các sinh phẩm xét nghiệm hàng tuần cập nhật công khai giá lên Cổng công khai giá dịch vụ y tế để đảm bảo tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện cho các đơn vị đăng ký để tạo cạnh tranh giá.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường công tác giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc đấu thầu mua sắm sinh phẩm xét nghiệm cũng như kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Cho biết đến nay Bộ Y tế chưa thực hiện việc mua sắm test kháng nguyên nhanh, ông Thuấn thông tin, thời gian qua, thực hiện phương châm 4 tại chỗ nên các đơn vị, địa phương thực hiện việc mua sắm đấu thầu theo quy định.

"Tuy nhiên theo tôi được biết các đơn vị chủ yếu sử dụng test do các đơn vị tài trợ như TP.HCM vừa rồi được tài trợ 10 triệu test. Ngay như Bộ Y tế cũng được các tổ chức quốc tế và các đơn vị tài trợ hơn 10 triệu test để phân bổ cho các địa phương", ông Thuấn nói.  (Baogiaothong.vn 29/9, Nguyễn Hoàng)Về đầu trang

TP.HCM mua bộ test nhanh Covid-19 giá bao nhiêu?

TP.HCM đã và đang tổ chức xét nghiệm diện rộng để truy vết F0 đến trước 30/9, với hàng triệu bộ test nhanh được sử dụng, nhiều người đặt câu hỏi giá mua các bộ test nhanh này thế nào?

Tại cuộc họp báo Ban phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 28/9, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong đợt xét nghiệm diện rộng vừa qua thành phố nhận được rất nhiều nguồn tài trợ bộ test nhanh của các mạnh thường quân khắp cả nước.

Thống kê sơ bộ trong các đợt vừa qua, thành phố nhận được khoảng 11,5 triệu bộ test nhanh của các mạnh thường quân. Trong những ngày tới thành phố tiếp tục nhận thêm khoảng 2,5 triệu bộ test nhanh nữa. Thành phố cũng đang vận động thêm các nguồn nữa để nhận tài trợ từ các mạnh thường quân về bộ test nhanh cho thời gian tới.

Ông Tâm cũng cho biết, ngoài nguồn tài trợ, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cũng chủ động mua sắm một số lượng nhỏ các bộ test nhanh để kịp thời phục vụ các hoạt động chuyên môn. Giá test mà Trung tâm mua sắm theo giá công bố của Bộ Y tế tại công văn 6929 - tức là các loại test được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu, công nhận và có giá cụ thể.

Chẳng hạn trong đợt xét nghiệm tầm soát lần 4 tại phường 16 quận 8, người dân được phát loại test nhanh Standard Q COVID-19 Ag Test (Hàn Quốc) được công bố giá 178.080 đồng/bộ do Công ty Cổ phần y tế Đức Minh (Hà Nội) cung cấp.

Ngoài ra, tại công văn của Bộ Y tế cũng cung cấp thêm nhiều loại khay thử xét nghiệm kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2 trong mẫu tỵ hầu của các công ty khác cung cấp với những giá khác nhau. Chẳng hạn mẫu Humasis COVID-19 Ag Test do Công ty TNHH HUMAS IS VINA (Khu chế xuất Tân Thuận, TP.HCM) cung cấp với giá 128.000 đồng/test, chưa gồm VAT.

Mẫu SARSCoV-2 Rapid Antigen Test (093275920 43 / 9901- NCOV01G) do Công ty TNHH Roche Việt Nam cung cấp với giá 116.800 đồng/test, cũng chưa gồm VAT. Trong khi đó Công ty TNHH Thương mại Quốc tế và Dịch (Hà Nội) cung cấp mẫu NG-Test SARSCoV-2 Ag với giá 125.000 đồng/test.

TP.HCM đang thực hiện test nhanh diện rộng tại nhiều khu vực vùng đỏ, vùng cam để truy vết F0 trước ngày 30/9. Ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết từ 22/9 đến nay, TP.HCM bước vào cao điểm xét nghiệm theo kế hoạch. Mỗi ngày, TPHCM lấy khoảng trên 1 triệu mẫu xét nghiệm, kết quả cho thấy tỉ lệ dương tính giảm dần qua từng đợt. (Baogiaothong.vn 29/9, Phan Tư)Về đầu trang

Thái Nguyên điều chỉnh phương án kiểm soát dịch sau báo chí phản ánh

Sau phản ánh của Báo Giao thông về những phiền hà trong kiểm soát người về từ “vùng xanh”, Thái Nguyên đã sửa đổi.

Sáng 29/9, trao đổi với PV, ông Đặng Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thái Nguyên cho biết: Chiều 28/9, ông đã chủ trì cuộc họp để thống nhất phương án tổ chức giao thông, kiểm soát y tế đối với người ra vào tỉnh nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch trong trạng thái bình thường mới.

Cụ thể, trước phản ánh của Báo Giao thông về việc yêu cầu người về từ “vùng xanh” phải có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp PCR gây tốn kém, phiền hà cho người dân, UBND tỉnh Thái Nguyên đã họp, đi đến thống nhất chấp thuận phương án test nhanh nhằm đảm bảo linh hoạt trong quản lý người và phương tiện ra vào địa phương.

“Hôm nay, UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ báo cáo xin ý kiến thông qua của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải về vấn đề này trước khi có văn bản chỉ đạo chính thức”, ông Đặng Xuân Trường nói.

Ông Đặng Xuân Trường cũng cho biết: Trước những thành quả chống dịch tại Bắc Giang, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đã cho phép mở lại các chợ ở những địa phương giáp ranh với tỉnh Bắc Giang để bảo đảm hoạt động, thông thương trở lại.

Thông tin từ UBND tỉnh Thái Nguyên cũng cho biết: Từ hôm nay (29/9), Thái Nguyên đã cho khôi phục hoạt động kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh bằng xe ô tô (xe tuyến cố định, xe hợp đồng, du lịch, xe taxi) từ tỉnh Thái Nguyên đi, đến một số tỉnh thuộc vùng xanh theo thông báo của Bộ Y tế và ngược lại là: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh. Các đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của trung ương và của tỉnh.

Cụ thể, Thái Nguyên đi Quảng Ninh, đăng ký 26 chuyến/ngày, dự kiến hoạt động trở lại 10 chuyến/ngày. Thái Nguyên đi Bắc Giang, đăng ký 13 chuyến/ngày. dự kiến hoạt động trở lại 7 chuyến/ngày. Thái Nguyên đi Bắc Ninh, đăng ký 15 chuyến/ngày, dự kiến hoạt động trở lại 5 chuyến/ngày. (Baogiaothong.vn 29/9, Văn Thương)Về đầu trang

KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG COVID-19

Quảng Ninh thí điểm hệ thống tự động kiểm soát người ra/vào chốt kiểm soát dịch

Từ ngày 29/9, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh lắp đặt thí điểm hệ thống tự động kiểm soát người ra/ vào tại Chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Trạm thu phí cầu Bạch Đằng.

Đây là chốt đầu tiên tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ lắp đặt thí điểm hệ thống này. Theo đó, 4 máy camera tự động sẽ được lắp đặt tại nhà điều hành số 1 của chốt để kiểm tra và quét QR của người ra vào chốt thay vì cán bộ trực chốt phải dùng điện thoại cá nhân để kiểm tra trực tiếp như trước đây.

Khi người dân đưa mã QR, camera sẽ tự động quét mã và tiếp nhận thông tin dữ liệu, giấy tờ tùy thân được truyền đến máy tính. Cán bộ ngồi trực sẽ kiểm tra thông tin người dân đã khai báo có chính xác với giấy đi đường và giấy tờ tùy thân hay không.

Trong ngày 29/9, thị xã Quảng Yên sẽ đồng bộ dữ liệu, vận hành chạy thử nghiệm hệ thống tự động kiểm soát người ra vào tại chốt trước khi đưa vào hoạt động chính thức.

Việc triển khai thí điểm hệ thống tự động kiểm soát người ra vào tại chốt cầu Bạch Đằng sẽ hạn chế việc cán bộ quản lý chốt tiếp xúc trực tiếp với người dân, giảm rủi ro lây nhiếm dịch bệnh Covid-19 và quan trọng là rút ngắn thời gian xử lý thủ tục hành chính khi qua chốt. (Vov.vn 28/9, Vũ Miền)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

World Bank dự báo kinh tế Việt Nam năm nay tăng trưởng 4,8%

Dự báo của Ngân hàng thế giới (World Bank) xây dựng trên giả định kiểm soát lây nhiễm thành công vào cuối quý III, để nền kinh tế bật lại vào quý IV.

Trong báo cáo cập nhật kinh tế được phát đi ngày 28/9, World Bank dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam có thể đạt khoảng 4,8% trong năm 2021. Đáng chú ý, World Bank đã giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng này so với báo cáo công bố cách đây 1 tháng.

Còn trong dài hạn, World Bank dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi.

Theo World Bank, những dự báo báo này được tính toán trên giả định là các biện pháp hạn chế đi lại sẽ giúp kiểm soát lây nhiễm thành công vào cuối quý III, để nền kinh tế bật lại vào quý IV/2021. Và sự phục hồi kinh tế toàn cầu được duy trì sẽ đảm bảo nhu cầu mạnh mẽ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ở những thị trường xuất khẩu chủ lực (Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc).

Bên cạnh đó, quá trình phục hồi cũng sẽ được hỗ trợ bằng chiến dịch tiêm chủng diện rộng giúp 70% dân số trưởng thành được tiêm vaccine vào giữa năm 2022, giúp ngăn ngừa các đợt dịch nghiêm trọng mới.

"Những báo trên sẽ còn phụ thuộc vào những rủi ro theo hướng suy giảm, bao gồm dịch bùng phát dịch kéo dài, gây gián đoạn hoạt động kinh tế", World Bank nhấn mạnh.

Báo cáo của World Bank cũng cho biết, làn sóng COVID-19 thứ 4 đã tác động lớn đến đời sống của người dân.

Thống kê cho thấy trong tháng 8, doanh số bán lẻ giảm 33,7% (so với cùng kỳ năm trước), còn chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 7,4% (so với cùng kỳ năm trước).

Ngoài ra, cách ly xã hội kéo dài và doanh nghiệp phải đóng cửa sẽ khiến điều kiện sống của các hộ gia đình trở nên xấu hơn, nhất là đối với lao động ở khu vực phi chính thức. Đến 81% số hộ gia đình (21 triệu hộ năm 2018) có ít nhất một người làm việc ở khu vực phi chính thức.

Theo khuyến nghị từ World Bank, trong thời gian còn lại của năm 2021, chính sách tiền tệ được kỳ vọng vẫn sẽ là nới lỏng thông qua triển khai thực hiện một số công cụ chính sách tiền tệ và cho phép doanh nghiệp được gia hạn thời hạn trả nợ.

Trong khi đó, chính sách tài khóa sẽ mang tính hỗ trợ hơn thông qua đẩy nhanh triển khai thực hiện các dự án đầu tư công, đặc biệt sau khi gỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại.

"Với dư địa tài khóa hiện có, Chính phủ cần tiếp tục triển khai các nguồn lực để giảm thiểu tác động xã hội bất lợi và phòng ngừa những rủi ro tiêu cực đối với tăng trưởng, nhất là nếu những rủi ro đó gia tăng", World Bank nói.

Bên cạnh đó thời gian tới, Việt Nam cần theo đuổi mục tiêu tăng trưởng xanh và số hóa nhằm nâng cao khả năng chống chịu và tính bền vững của nền kinh tế.

Ngoài ra, Việt Nam cần tăng mức hỗ trợ và cải thiện việc triển khai các chương trình hỗ trợ bằng tiền để tiếp cận nhiều hơn những hộ gia đình, người lao động ở khu vực phi chính thức, và những người bị ảnh hưởng nhưng không có tên trong các cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội hiện hành. Gói hỗ trợ đợt hai cho các hộ gia đình hiện đã bổ sung thêm các nhóm lao động bị ảnh hưởng và số tiền hỗ trợ cho các cá nhân cũng cao hơn nhưng tần suất hỗ trợ bằng tiền hiện chỉ giới hạn ở hỗ trợ một lần thay vì hỗ trợ trong nhiều tháng như đợt tháng 4/2020. (VTV.vn 29/9)Về đầu trang

Doanh nghiệp mất khoảng 7,7 triệu đồng chi phí làm thủ tục xuất khẩu

Tổng chi phí trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng xuất khẩu năm 2020 là 338 USD (tương đương 7,7 triệu đồng), giảm 81,72 USD so với năm 2019. Đây là kết quả khảo sát chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới năm 2020 vừa được Tổng cục Hải quan công bố.

Theo Tổng cục Hải quan, tổng thời gian trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới (bao gồm thời gian thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu và thời gian chuẩn bị hồ sơ) đối với hàng xuất khẩu năm 2020 là 38,4 giờ, giảm 57,38 giờ so với năm 2019 (95,78 giờ); tổng chi phí trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng xuất khẩu năm 2020 là 338 USD, giảm 81,72 USD so với năm 2019 (419,72 USD).

Trong đó, thời gian trung bình thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu đối với hàng xuất khẩu năm 2020 là 28,3 giờ, giảm 22,58 giờ; thời gian chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu là 10,1 giờ, giảm 34,8 giờ so với kết quả năm 2019.

Còn chi phí trung bình thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu đối với hàng xuất khẩu là 266,76 USD, giảm 15,52 USD; chi phí trung bình chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu là 71,24 USD, giảm 66,2 USD so với kết quả năm 2019.

Ở chiều ngược lại, tổng thời gian trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng nhập khẩu năm 2020 là 54,8 giờ, giảm 48,88 giờ so với năm 2019 (103,68 giờ,); tổng chi phí trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên đối với hàng nhập khẩu năm 2020 là 313,17 USD (tương đương 7,1 triệu đồng), giảm 256,41 USD so với năm 2019.

Trong đó, thời gian trung bình thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu năm 2020 là 27,17 giờ, giảm 20,83 giờ; thời gian trung bình chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu là 27,63 giờ, giảm 28,05 giờ so với kết quả năm 2019.

Chi phí trung bình thực hiện các thủ tục tại cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu năm 2020 là 214,23 USD,giảm mạnh 195,65 USD so với năm 2019; chi phí trung bình chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu là 98,94 USD, giảm 60,76 USD so với năm 2019.

Theo phản ánh của doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân quan trọng giúp họ tiết kiệm được thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là việc điện tử hóa các chứng từ như: các chứng từ kiểm tra chuyên ngành được gửi qua hệ thống một cửa quốc gia, áp dụng C/O điện tử…, đặc biệt là quy định về nộp chứng từ điện tử trong thực hiện thủ tục hải quan theo Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ và Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

Trong số các doanh nghiệp trả lời khảo sát có đến 94% doanh nghiệp nhập khẩu và 98% doanh nghiệp xuất khẩu cho biết việc áp dụng chứng từ điện tử đã giúp họ giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hải quan.

Các doanh nghiệp cho biết việc nộp chứng từ điện tử thay thế chứng từ giấy đã giúp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí cho việc chuẩn bị hồ sơ cũng như thực hiện thủ tục thông quan như: chi phí in ấn hồ sơ, thời gian và chi phí đi lại của nhân viên làm thủ tục…; thời gian thông quan nhanh cũng giúp doanh nghiêp đẩy nhanh tiến độ công việc, tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.

Bên cạnh đó, việc triển khai hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động (VASSCM) giúp giảm thời gian thực hiện các thủ tục giao nhận hàng tại cảng cũng là nguyên nhân giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng số tờ khai nhập khẩu năm 2020 của Việt Nam là xấp xỉ 6,75 triệu đơn vị, tổng số tờ khai xuất khẩu của Việt Nam xấp xỉ 6,98 triệu đơn vị.

Theo kết quả khảo sát, nếu tính thời gian trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới cho mỗi lô hàng tương ứng với mỗi tờ khai thì năm 2020 các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tiết kiệm được tổng cộng khoảng 730,4 triệu giờ tương ứng với khoảng 981 triệu USD chi phí gián tiếp và khoảng 2.301 triệu USD chi phí trực tiếp, tổng cộng tiết kiệm được khoảng 3.282 triệu USD cho hoạt động xuất nhập khẩu so với năm 2019. (Tuoitrethudo.com.vn 28/9, Hậu Lộc)Về đầu trang

Kiến nghị tăng số giờ làm thêm lên 400 giờ trong 1 năm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, đóng góp ý kiến xây dựng Nghị quyết “về việc cho phép không áp dụng giới hạn số giờ làm thêm trong 1 tháng và được tổ chức làm thêm đến 300 giờ trong 1 năm”.

Sau khi nghiên cứu dự thảo và trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp (DN) hội viên, VASEP cho biết, nhất trí bỏ quy định trần số giờ làm thêm trong 1 tháng để tạo điều kiện linh hoạt cho sản xuất, nhằm đáp ứng đơn hàng và đối ứng với tình trạng thiếu hụt lao động do dịch bệnh COVID-19.

Đồng thời, VASEP kiến nghị tăng khung giờ làm thêm tối đa trong 1 năm từ 300 giờ lên 400 giờ không phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất, để đảm bảo bù đắp cho việc thiếu hụt lao động trầm trọng do dịch bệnh COVID-19 gây ra.

Bên cạnh đó, kiến nghị bỏ tạm thời quy định thông báo về việc tổ chức làm thêm giờ theo Điều 62, Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Khi DN có kế hoạch làm thêm giờ chỉ cần dựa trên thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Việc này giúp DN chủ động hơn trong việc bố trí, sắp xếp kế hoạch làm thêm tùy thuộc theo tình hình thực tế của DN về nguyên liệu và lực lượng lao động. DN chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thời gian làm thêm theo đúng quy định của Nghị quyết và chịu trách nhiệm hậu kiểm.

Theo VASEP, thời gian qua khi các tỉnh/thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, đến 70% nhà máy chế biến thủy sản phải ngừng sản xuất suốt 2 tháng qua, chỉ khoảng 30% nhà máy sản xuất cầm chừng theo phương thức “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”.

Nguyên nhân là do: các DN không sắp xếp được chỗ ở cho người lao động trong quá trình thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”; DN bị thiếu hụt lao động do các tỉnh/thành phố thực hiện giãn cách xã hội khiến người lao động không thể đi làm; bị thiếu hụt nguyên liệu, nguyên vật liệu phụ trợ trong chuỗi cung ứng sản xuất xuất khẩu do quá trình vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn khi di chuyển liên tỉnh.

“Những điều này khiến DN đứng trước nguy cơ bị đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, bị mất khách hàng do không cung cấp đủ đơn đặt hàng cho khách hàng. VASEP đề nghị Bộ LĐ-TB&XH xem xét đồng ý để giúp cho người lao động có thêm thu nhập ổn định; các DN có thể sản xuất kịp thời đơn hàng và phát triển bền vững tại Việt Nam” – VASEP kiến nghị.

Theo dự thảo nghị quyết nói trên, cho phép người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc làm thêm giờ mà không áp dụng giới hạn số giờ làm thêm trong 1 tháng (quy định tại điểm b khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động) và được làm thêm đến 300 giờ trong 1 năm mà không bị giới hạn nhóm ngành, nghề, công việc (quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động) trong khoảng thời gian làm việc trước ngày 01/01/2025. (Tienphong.vn 29/9) Về đầu trang

GDP Việt Nam quý III tăng trưởng âm 6,17%

Số liệu mới công bố từ Tổng cục Thống kê cho biết, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm 2020.

“Đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay”, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, GDP chỉ tăng trưởng 1,42% so với cùng kỳ năm trước. Theo bà Hương, dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.

Về tác động của COVID-19 đến các doanh nghiệp, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết có hơn 90.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Trong đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45.100 doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 12.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%. Tính trung bình một tháng, có đến 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

“Dịch COVID-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản, chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp”, bà Hương nhấn mạnh.

Báo cáo của Tổng cục thống kê cũng cho biết, tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 240,52 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong chiều ngược lại kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm ước đạt 242,65 tỷ USD. Như vậy tính chung 9 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 2,13 tỷ USD. (VTV.vn 29/9)Về đầu trang

Cục trưởng Hàng không: Mỗi nơi một kiểu sẽ rất khó bay nội địa trở lại

Cục Hàng không khẳng định cần có quan điểm thống nhất trên cả nước. Mỗi địa phương áp dụng một kiểu sẽ rất khó bay nội địa trở lại.

Báo cáo tại buổi giao ban công tác 9 tháng năm 2021 của Bộ GTVT diễn ra sáng 29/9, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cho biết, quý III/2021 trong khi sản lượng điều hành bay đi/đến giảm mạnh tới 78% thì điều hành bay quá cảnh lại tăng 27,9% so với cùng kỳ 2020. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động vận tải hàng không của các nước đã hồi phục và tăng trưởng trở lại.

Về khách quốc nội và quốc tế, ông Thắng cho hay trong quý III, các sân bay trên cả nước chỉ đón 429 nghìn khách, giảm 97,1% so với cùng kỳ 2020, trong đó khách quốc tế đạt 98 nghìn khách, nội địa đạt 331 nghìn khách.

Liên quan việc khôi phục hoạt động vận tải sau dịch, ông Thắng cho hay, thời gian qua, hàng không chủ yếu vận chuyển lực lượng chống dịch, khách công vụ và vận chuyển hàng hoá. Thực hiện khôi phục lại hoạt động trong tình hình mới, Bộ GTVT đã xây dựng kế hoạch khôi phục mạng bay nội địa.

Ông Thắng cho biết, Bộ Y tế đã cơ bản đồng ý phương án, ngay trong sáng nay sẽ có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ GTVT làm cơ sở triển khai. Bộ Y tế ủng hộ phương án hành khách chỉ cần đáp ứng điều kiện tiêm 1 mũi vaccine hoặc có giấy chứng nhận khỏi bệnh Covid-19. Trường hợp hành khách không thuộc 2 đối tượng này phải có xét nghiệm âm tính với Covid-19.

Đáng chú ý, theo ông Thắng, vướng mắc lớn nhất trong việc triển khai kế hoạch bay nội địa trở lại nằm ở phía các địa phương, đặc biệt là Hà Nội.

Mới đây nhất, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị xem xét, chỉ đạo Cục Hàng không VN dừng các chuyến bay thương mại nội địa đến sân bay quốc tế Nội Bài.

“Khôi phục vận tải là vấn đề sống còn, không chỉ là với hàng không. Đề nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ có quan điểm thống nhất trên cả nước, cứ để mỗi địa phương áp dụng một kiểu sẽ rất khó bay nội địa trở lại”, ông Thắng nói.

Trước mắt, để khắc phục, ông Thắng đề xuất chỉ mở chuyến bay đưa khách từ Hà Nội đi mà không đưa về Hà Nội, chiều ngược lại sẽ chỉ chở hàng. Địa phương khác làm đúng kế hoạch ngay khi được duyệt.

Theo Kế hoạch khôi phục vận tải hàng không đang được Bộ GTVT lấy ý kiến, tại các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 không tổ chức hoạt động vận tải. Tuy nhiên, các cảng hàng không trên địa bàn địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16 được hoạt động và tiếp nhận hành khách để đi, đến các địa phương khác không áp dụng Chỉ thị số 16.

Đối với các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 19, Bộ GTVT đưa ra hai phương án khai với 4 giai đoạn cụ thể.

Giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng Kế hoạch này). Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1). Giai đoạn 3 (thực hiện kể từ khi kết thúc giai đoạn 2) và giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới).

Phương án 1, trong giai đoạn 1, tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 50% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó và có giãn cách ghế trên tàu bay.

Giai đoạn 2, tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó và có giãn cách ghế trên tàu bay.

Giai đoạn 3, tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó (không phải giãn cách ghế trên tàu bay).

Các hãng hàng không sẽ được khai thác bình thường trở lại trong giai đoạn bình thường mới.

Trong thời gian thực hiện 3 giai đoạn đầu, với các đường bay mới, đường bay có tần suất 1 chuyến/ngày được khai thác với tần suất 1 chuyến/ngày và thực hiện giãn cách ghế trên tàu bay trong giai đoạn 1.

Trong quá trình thực hiện từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình dịch Covid-19 tại các địa phương và trên cơ sở ý kiến thống nhất của UBND cấp tỉnh có cảng hàng không sân bay (nơi đi, nơi đến), Cục Hàng không VN quyết định áp dụng thực hiện một trong các giai đoạn nêu trên.

Theo phương án 2 được Bộ GTVT đưa ra, giai đoạn 1 áp dụng giống phương án 1. Từ giai đoạn 2 trở đi hãng hàng không sẽ không phải thực hiện giãn cách ghế trên tàu bay.

Trong giai đoạn 3, thay vì áp tần suất không vượt quá 70% so với trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021, Bộ GTVT đề xuất áp dụng tần suất trên từng đường bay đối với từng hãng hàng không không vượt quá tần suất trung bình 10 ngày đầu tiên của tháng 4/2021 của hãng hàng không đó. (Baogiaothong.vn 29/9, Thanh Bình)Về đầu trang

Mỗi tháng có 10 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Tới 10 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường mỗi tháng do cạn kiệt sức lực. Gần 100% doanh nghiệp phía Nam gặp khó vì tác động của Covid-19.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê sáng 29/9, tính đến tháng 9, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 2.240 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 2.509 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tính chung 9 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45,1 nghìn doanh nghiệp, có 32,4 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 12,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Bình quân một tháng, có 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Ông Phạm Đình Thuý, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng (Tổng cục Thống kê) cho biết, theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, có ¾ số doanh nghiệp trên cả nước đang gặp khó khăn. Riêng khu vực phía Nam, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn lên tới 98,9%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tại TP.HCM theo đó cũng giảm mạnh về mức âm trong tháng 9. Bên cạnh TP.HCM, các tỉnh khác trong khu vực cũng có tăng trưởng công nghiệp âm là Bến Tre, Cần thơ, Bình Dương…

“Rõ ràng đợt dịch lần 4 ảnh hưởng hầu hết các địa phương. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và nền kinh tế. Hầu hết các địa phương đều không hoàn thành phát triển công nghiệp năm 2021”, ông Thuý nói.

Ông Thuý cho biết, khả năng chống chịu của doanh nghiệp càng ngày càng cạn kiệt, nhất là tại tâm dịch 19 tỉnh phía Nam mà điển hình TP.HCM gặp rất nhiều khó khăn do chuỗi sản xuất đứt gãy.

“Đây cũng là khó khăn nhất của doanh nghiệp vì vừa chống dịch, chi phí sản xuất cao, thiếu lao động trầm trọng”, ông Thuý nói.

Đại diện Tổng cục Thống kê cũng cho biết, đến nay, sau thời gian sau giãn cách nhiều lao động tìm việc ở các lĩnh vực khác nên doanh nghiệp muốn tuyển lại lao động cũng rất khó khăn. Sắp tới có thể dịch bệnh kết thúc, doanh nghiệp cũng khó có thể có đủ lao động.

“Biện pháp quan trọng nhất bây giờ là dập dịch càng sớm càng tốt. Chính phủ tiếp tục gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh như giãn giảm thuế, hỗ trợ người lao động, thực hiện giãn cách ưu tiên doanh nghiệp có quy mô lao động lớn ở tâm dịch phía Nam để doanh nghiệp phục hồi sản xuất nhanh nhất có thể”, ông Thuý đề xuất. (Baogiaothong.vn 29/9, C.Sơn) Về đầu trang

PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN

Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm sẽ hạn chế “đùn đẩy”!

Cuối tuần qua, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký ban hành Kết luận số 14 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, nhằm khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, hết lòng, hết sức vì nhân dân phục vụ của đội ngũ cán bộ.

Trao đổi với Báo Giao thông, TS. Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, chủ trương này là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Ông nói: Việc ban hành quy định này có một ý nghĩa rất lớn. Nó sẽ góp phần giải quyết một trong những vấn đề nan giải của nền quản trị quốc gia hiện nay. Đó là hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Công việc của đất nước thì nhiều và không trì hoãn được, nhưng lắm lúc, lắm nơi không ai dám quyết và không ai chịu quyết. Người ta cứ tìm đủ mọi cách để đùn đẩy trách nhiệm và trình bẩm loanh quanh. Có những việc đáng ra chỉ nên giải quyết ở cấp phòng, cấp sở, thì không khéo vẫn bị “đá bóng” lên cho Thủ tướng Chính phủ.

Chính vì thế, lắm lúc, không ít các công việc của đất nước bị trì trệ, không ít các cơ hội để phát triển bị bỏ lỡ. Đó là chưa nói tới việc không dám nghĩ, dám làm thì không thể tạo ra được đột phá. Mà không tạo ra được đột phá, thì làm sao đất nước có thể cất cánh để trở thành nước phát triển trong vài thập niên tới?!

Theo ông Dũng, đây là khái niệm có hai nội hàm: Nội hàm thứ nhất là dám nghĩ; nội hàm thứ hai là dám làm. Dám nghĩ là dám tư duy một cách độc lập dựa trên tri thức khoa học, trên các dự liệu và các chứng cứ khách quan. Dám làm là dám hành động để hiện thực hóa điều mà mình thấy đúng, thấy cần thiết cho nhân dân, cho đất nước. Nhiều người dám nghĩ, nhưng chưa chắc đã dám làm. Nên quan trọng là phải vừa dám nghĩ và vừa dám làm.

Ông Dũng cũng cho rằng, vấn đề không nằm ở sự chưa đầy đủ của hệ thống pháp luật, mà nằm ở sự chồng chéo, sự xung đột và sự lạm dụng điều chỉnh của hệ thống này.

Rõ ràng, khi pháp luật chồng chéo và xung đột, thì anh làm kiểu gì cũng sẽ sai phạm. Đơn giản là vì tuân thủ luật này, thì sẽ vi phạm luật khác. Trong bối cảnh như vậy, thì không làm gì cả là an toàn nhất. Càng làm nhiều thì càng sai phạm nhiều.

Rồi việc lạm dụng điều chỉnh cũng trói chặt chân tay các quan chức của chúng ta. Khi làm bất cứ một việc gì cũng phải tuân thủ 1.001 các quy định chặt chẽ của pháp luật, thì họ còn có thể dám nghĩ, dám làm theo cách nào được đây?

Ví dụ gần đây, các Bí thư nhiều quận, huyện của TP.HCM chắc chắn cũng biết rằng dùng thuốc y dược cổ truyền và thuốc Tây y đã được nước ngoài phê duyệt có thể cứu giúp cho các bệnh nhân Covid-19, nhưng họ không làm gì được, vì các quy định phòng chống dịch không cho phép họ làm điều đó.

Bí thư quận 6, Bí thư huyện Củ Chi của TP.HCM đã “xé rào” bằng cách sử dụng các loại thuốc nói trên cho các bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà. Và họ đã cứu sống được rất nhiều bệnh nhân. Họ chắc chắn là những người dám nghĩ, dám làm. Nhưng nếu bị quy kết, họ rõ ràng đã vi phạm pháp luật.

Chính vì vậy, nếu nói về việc dám nghĩ, dám làm, thì ở đây chúng ta cần phải đổi mới tư duy lập pháp của mình. Trước hết là chớ nên lạm dụng điều chỉnh, chớ nên gặp bất cứ vấn đề gì thì cũng nghĩ là phải ban hành pháp luật để xử lý.

Cách tư duy nói trên sẽ đẻ ra vô tận xiềng xích trói chặt tất cả chúng ta, cũng như trói chặt nhiều cơ hội và tiềm năng của đất nước.

Cứ nghĩ mà xem, khi đòi hỏi phải phục hồi kinh tế đang ngày càng trở nên nóng bỏng, mà hàng năm trời chúng ta vẫn không thể phê duyệt được các dự án đầu tư công, thì chúng ta có phải là thật sự đã trở thành con tin của những quy định pháp luật rối rắm và chồng chéo hay không?!

Trong những trường hợp sự lựa chọn tốt nhất là phải ban hành pháp luật, thì cũng cần hoàn thiện kỹ thuật lập pháp để tránh tình trạng các quy phạm pháp luật trong những văn bản khác nhau thì nhiều khi bị chồng chéo và xung đột với nhau. Điều này không khó về mặt kỹ thuật, nhưng muốn làm được cũng phải có nghề và phải biết áp dụng phần mềm pháp điển hóa trong quá trình soạn thảo văn bản.

Cuối cùng, ông Dũng cho rằng: Quy định này là rất quan trọng. Bởi vì rằng, những việc mới thì khả năng bảo đảm thành công 100% là không thực tế. Tuy nhiên, nếu thành công thì khả năng lan tỏa, khả năng mang lại lợi ích cho đất nước lại rất lớn. Để thúc đẩy tinh thần dám nghĩ, dám làm thì quy định miễn, giảm trách nhiệm là rất cần thiết. (Baogiaothong.vn 29/9, Phùng Đô)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Thanh tra doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội trong năm 2022

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, trong năm 2022, sẽ tập trung thanh tra ở 14 tỉnh, TP có nhiều doanh nghiệp và các đơn vị liên quan còn nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) để xử lý nghiêm.

Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành văn bản hướng dẫn công tác thanh tra năm 2022. Theo đó, trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, năm 2022 tập trung thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội, các cơ sở giáo dục (chú trọng các trường đại học, cao đẳng) trên địa bàn quản lý.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19, ngành BHXH Việt Nam đã hoàn thành mọi chỉ tiêu được giao, nhất là chỉ tiêu BHXH tự nguyện năm 2020 tăng gấp đôi năm 2019.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, năm nay, hoạt động thanh kiểm tra, đặc biệt là thanh tra chuyên ngành dù giảm về số cuộc, giảm thời gian thanh tra, nhưng chất lượng các cuộc thanh tra lại tăng lên, mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động.

Việc thanh tra sẽ do do ngành LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai chiến dịch trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH sẽ chú trọng tới các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động còn nợ đọng bảo hiểm xã hội, tập trung ở 14 tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, với lĩnh vực người có công, từ năm 2022 cũng bắt đầu triển khai toàn quốc thanh tra việc xác lập hồ sơ bệnh binh và hồ sơ thương binh theo quy định.

Đồng thời, tiếp tục thanh tra toàn diện việc thực hiện chính sách đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học tại các địa phương chưa thực hiện tự kiểm tra, rà soát hoặc tự kiểm tra, rà soát chưa đạt yêu cầu.

Về lĩnh vực lao động, an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản lộ thiên, sản xuất xi măng.

Ngoài ra, các đơn vị sẽ thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động; các quy định về cấp phép và cho thuê lại lao động; việc sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại địa phương. (VTV.vn 29/9)Về đầu trang

Thất nghiệp và thiếu việc làm cao nhất kể từ quý I/2020

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm quý III/2021, lao động đang làm việc trong nền kinh tế giảm mạnh so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng cao nhất kể từ quý I/2020.

Tính chung 9 tháng năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,4 triệu người, giảm 0,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý III/2021 ước tính là 43,2 triệu người, giảm 1,9 triệu người so với quý trước và giảm 3 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 44,5 triệu người, giảm 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước, tương đương 2,4%. (VTV.vn 29/9)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Thủ tục chi trả gói hỗ trợ 38.000 tỉ sẽ rất đơn giản

Tiền hỗ trợ người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp sẽ được chi trả qua tài khoản cá nhân. Ai đã rời công ty về quê thì nhận ở BHXH tỉnh, huyện.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). BHXH Việt Nam là một trong những đơn vị phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH đề xuất trình Chính phủ ban hành nghị quyết và trực tiếp tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ này.

Theo ông Lê Hùng Sơn, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, thủ tục để thụ hưởng gói hỗ trợ 38.000 tỉ đồng theo Nghị quyết 116 sẽ được triển khai theo tinh thần "đơn giản, thuận lợi, nhanh nhất và chính xác nhất". Dự kiến, gói hỗ trợ sẽ hoàn thành trong vòng 1,5 tháng.

Hiện có khoảng gần 15 triệu người đang tham gia BHTN. Tuy nhiên, nhằm thể hiện tính nhân văn của chính sách, trừ đi khoảng gần 2 triệu NLĐ thuộc các đối tượng không được nhận chính sách hỗ trợ (các đơn vị thuộc cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước (NSNN) bảo đảm chi thường xuyên) thì có khoảng gần 13 triệu NLĐ và 38.000 đơn vị sử dụng lao động được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ này.

Với quan điểm chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và các bộ có liên quan, BHXH Việt Nam đã dự kiến các quy trình thủ tục để triển khai gói hỗ trợ NLĐ, DN một cách đơn giản, thuận lợi, nhanh nhất và chính xác nhất. Đối với 38.000 đơn vị sử dụng lao động được giảm đóng từ 1% xuống 0% vào Quỹ BHTN trong thời gian 12 tháng (từ ngày 1-10-2021 đến 30-9-2022) sẽ không phát sinh thủ tục hành chính.

Cơ quan BHXH căn cứ vào dữ liệu trên phần mềm quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN, hằng tháng sẽ in ra bảng đối chiếu thanh toán số phải thu nộp. Trên bảng thanh toán đó chúng tôi sẽ loại trừ khoản đóng 1% vào quỹ BHTN của DN. Đối với 13 triệu NLĐ, cơ quan BHXH sẽ dựa trên nền tảng dữ liệu công nghệ thông tin hiện có để xác định người hưởng gói hỗ trợ bằng mã số định danh tham gia BHTN và xác định thời gian tham gia BHTN. Tất cả thông tin này đã sẵn sàng trong hệ thống dữ liệu công nghệ thông tin của ngành BHXH Việt Nam.

Về phương hướng chi trả, đối với NLĐ đang tham gia BHTN tại DN, chúng tôi sẽ chi trả qua tài khoản cá nhân. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc chi trả chính sách hỗ trợ NLĐ qua tài khoản vừa bảo đảm kịp thời, minh bạch đến tận tay NLĐ vừa đáp ứng chủ trương không dùng tiền mặt của Chính phủ cũng như bảo đảm tốt việc phòng chống dịch Covid-19, tránh tiếp xúc trực tiếp. Theo đó, NLĐ đang làm việc tại DN chỉ cần cung cấp cho DN số tài khoản cá nhân, còn với những thông tin liên quan đến nhân thân cá nhân, như số CMND/căn cước công dân và thời gian tham gia BHTN của NLĐ cơ quan BHXH sẽ in sẵn để NLĐ đối soát.

Một số trường hợp đặc biệt khi NLĐ không thể mở được tài khoản cá nhân, cơ quan BHXH sẽ chi trả qua DN. Tuy nhiên, để bảo đảm sự kịp thời và minh bạch, BHXH Việt Nam khuyến nghị NLĐ nên nhanh chóng mở tài khoản cá nhân qua hệ thống các ngân hàng để có thể nhận được nhanh nhất và chính xác nhất. Đối với NLĐ bảo lưu thời gian tham gia BHTN từ ngày 1-1-2020 đến nay, những NLĐ đã ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động không ở DN, đã về các địa phương... thì sẽ được cơ quan BHXH tỉnh/huyện tiếp nhận đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ của NLĐ, không phụ thuộc vào địa giới hành chính. (Người lao động 29/9, Ngọc Dung – Minh Thư)Về đầu trang

Thủ tục rườm rà, quá ít hộ kinh doanh ở Đắk Lắk được hỗ trợ theo Nghị quyết 68

Thủ tục rườm rà là một trong những lý do khiến đến nay, ngành thuế tỉnh Đắk Lắk mới nhận được 500 hồ sơ trong tổng số hàng chục nghìn hộ kinh doanh ở địa phương này được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.

Theo Nghị quyết 68 ban hành ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ một lần 3 triệu đồng đối với hộ kinh doanh phải dừng hoạt động liên tục từ 15 ngày trở lên tính từ thời điểm tháng 5/2021 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước để phòng chống dịch bệnh.

Ông Ngô Việt Hồng, Phó Cục trưởng Cục thuế tỉnh Đắk Lắk, cho biết, đến nay, đơn vị mới nhận được gần 500 hồ sơ đề nghị được hỗ trợ, quá nhỏ so với tổng số hơn 30.000 hộ kinh doanh trên toàn tỉnh. Theo quy định, để được hỗ trợ, hộ kinh doanh phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế, có đơn xin hỗ trợ và được hội đồng thẩm định ở cấp xã xác nhận, sau đó gửi hồ sơ đến cơ quan thuế thẩm định. Cùng với dịch bệnh diễn biến phức tạp, thì thủ tục rườm rà là một trong những lý do khiến Đắk Lắk chậm trễ trong việc thực hiện chính sách này.

“Hiện nay còn 8 huyện chưa gửi hồ sơ về cơ quan thuế để thẩm định. Chúng tôi cũng đã kiến nghị với UBND tỉnh có chỉ đạo các huyện đẩy mạnh việc lập hồ sơ để các hộ được nhận tiền hỗ trợ, tuy không lớn nhưng cũng để giải quyết khó khăn bước đầu. Một số huyện thì thực sự khó vì do đang cách ly. Thứ hai nữa là thủ tục hiện nay cũng còn phức tạp, chúng tôi cũng đã có đề nghị với Bộ Tài chính là giảm thiểu thủ tục, ví dụ như hộ kinh doanh thì chỉ cần một số cơ quan xác nhận là có giấy phép kinh doanh, có đăng ký thuế; chứ bây giờ bắt người dân phải làm đơn rồi đi lại thì người dân cũng vất vả và cán bộ xử lý cũng vất vả” - ông Ngô Việt Hồng nói. (Vov.vn 28/9, Minh Huệ)Về đầu trang

Hải Phòng: Số hóa thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả giáo dục

Ngành Giáo dục Hải Phòng triển khai thành công phần mềm quản lý trường học trực tuyến tới 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn; thí điểm học bạ, hồ sơ điện tử; quản lý văn bản trực tuyến... Điều này đem lại sự tiện lợi, nhanh chóng trong xử lý công việc của ngành, thuận lợi cho các nhà trường và phụ huynh học sinh, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục.

Thầy Phạm Quang Tâm - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên chia sẻ: Nhà trường có hơn 1.200 học sinh. Quá trình làm công tác tuyển sinh với lớp 1 của nhà trường khá thuận lợi. Qua con số phổ cập giáo dục và danh sách học sinh từ bậc mầm non, trường rà soát nắm số lượng học sinh đầu vào để tính toán phương án tuyển sinh phù hợp.

Với học sinh lớp 5, nhờ có học bạ điện tử nhà trường không mất nhiều thời gian trả hồ sơ cho phụ huynh, việc chuyển hồ sơ cho các em khá thuận lợi. Có sổ liên lạc điện tử, mọi thông tin hàng ngày của các em đều được giáo viên chuyển tải đến phụ huynh học sinh, từ đó công tác phối hợp quản lý, giáo dục hiệu quả hơn.

Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi đem lại sự hài lòng cho phụ huynh. Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hồng Bàng cho hay: Tuyển sinh trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh học sinh và giảm thiểu tối đa thời gian phụ huynh phải đến trường làm thủ tục.

Chỉ cần tra thông tin tuyển sinh của nhà trường, phụ huynh có thể nộp hồ sơ trực tuyến. Việc này giúp  nhà trường thuận lợi trong đánh giá số lượng học sinh trên địa bàn theo học, tính toán số lượng tuyển sinh ngoài địa bàn theo chỉ tiêu được duyệt; công tác duyệt hồ sơ gọn gàng, khoa học hơn.

Chị Nguyễn Thị Thu Hằng (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng) năm học này có con gái vào lớp 1. Chị muốn cho con theo học Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng cùng quận. Ban đầu nhận thông tin quận tuyển sinh qua mạng khiến chị khá lo lắng vì sợ thủ tục phức tạp và chưa được làm quen.

Nhưng theo dõi thông báo của nhà trường trên Fanpage, được sự hướng dẫn tỉ mỉ cũng như những quy định về công tác tuyển sinh nên chị thao tác đăng ký cho con. Sau khi đăng ký thành công, dựa vào thời gian nhà trường thông báo, chị mang hồ sơ đến đối chiếu và làm thủ tục nhập học một cách nhanh chóng.

Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính mà bộ phận một cửa của Sở GD&ĐT TP giải quyết công việc thuận lợi, rút ngắn thời gian trả kết quả cho học sinh. Anh Vũ Duy Hoàng, thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), chia sẻ: Tháng 5 vừa qua, gia đình đưa 2 con về Hải Phòng thăm gia đình.

Do dịch diễn biến căng thẳng không về được TP Hồ Chí Minh, anh Hoàng đã gửi đơn đề nghị xin học tạm cho con tới Sở GD&ĐT. Không phải chờ lâu hay đi lại nhiều lần, anh nhanh chóng được bộ phận chức năng của Sở hướng dẫn hoàn thiện thủ tục giấy tờ, giúp 2 con của anh sớm được học tập tại Hải Phòng theo kịp chương trình.

Chị Đào Thị Bích Thủy, nhân viên văn thư Trường THPT An Dương, huyện An Dương chia sẻ: Một trong những thủ tục hành chính được cải cách theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi tối đa cho người dân là việc cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp.

Thay vì nộp đơn xin cấp bản sao có xác nhận của chính quyền, nhà trường, người dân có thể nộp hồ sơ trực tuyến hoặc trực tiếp đến bộ phận một cửa của Sở làm thủ tục. Việc nhận kết quả cũng có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ bưu chính công ích hoặc đến bộ phận một cửa của Sở. Thời hạn nhận kết quả rút xuống còn từ 1 - 3 ngày, qua đó giảm bớt thời gian và công sức đi lại của người dân... (Giaoducthoidai.vn 28/9, Linh An)Về đầu trang

Thanh Hóa sẽ cấp, đổi giấy phép lái xe qua mạng Internet

Ngày 29/9, Sở GTVT Thanh Hóa cho biết, vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã , thành phố và Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội vận tải ô tô Thanh Hóa về việc tuyên truyền thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đổi giấy phép lái xe (GPLX) trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Theo đó, Sở GTVT Thanh Hóa sẽ thực hiện thí điểm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đổi GPLX trực tuyến mức độ 4 (Ngồi nhà đăng ký và nhận tại nhà không phải đến tại nơi làm thu tục) trên Cổng dịch vụ công Quốc gia từ ngày 27/9. Việc thí điểm này áp dụng cho tất cả các hạng GPLX ô tô do ngành GTVT cấp.

Cụ thể, người dân không phải đi xa, đi lại nhiều lần đến Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh Thanh Hóa nhưng vẫn thực hiện đổi được GPLX do ngành GTVT cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia bằng cách sử dụng điện thoại Smart Phone hoặc vi tính có kết nối Internet.

Cụ thể, người dân đăng nhập vào địa chỉ: http://dichvucong.gov.vn và thực hiện theo hướng dẫn (lưu ý là thành phần hồ sơ nộp trực tuyến không thay đổi so với hồ sơ nộp trực tiếp). Sau đó, người dân có thể chọn hình thức nhận GPLX qua dịch vụ bưu chính công ích để nhận tại nhà hoặc nhận trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Thời gian trả GPLX là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. (Baogiaothong.vn 29/9, Phúc Tuấn)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Bộ GTVT là một trong 4 bộ, ngành giải ngân tốt nhất

Dự kiến hết quý III/2021, Bộ GTVT giải ngân được 26.722 tỷ đồng, đạt 61,6% kế hoạch, là một trong 4 bộ, ngành có kết quả giải ngân tốt nhất.

Báo cáo tại buổi giao ban công tác quý III và 9 tháng đầu năm 2021 tổ chức sáng nay (29/9), Chánh văn phòng Bộ GTVT Nguyễn Trí Đức cho biết, năm 2021, Bộ GTVT được giao hơn 43,3 nghìn tỷ đồng. Trong số này, có hơn 42,9 nghìn tỷ đồng kế hoạch năm và 401 tỷ đồng kế hoạch kéo dài. Đến nay, Bộ GTVT đã phân bổ chi tiết hơn 42.972/42.996 tỷ đồng, đạt 99,94% kế hoạch năm 2021 được giao.

Đáng chú ý, sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2015 Bộ GTVT đã giao chi tiết 286 tỷ đồng để trả nợ địa phương (QL3, Thái Nguyên và QL54, Đồng Tháp).

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 202130. Đặc biệt, Bộ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về công tác giải ngân do Bộ trưởng Bộ GTVT làm Tổ trưởng để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, xử lý các điểm nghẽn trong công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Dự kiến hết quý III/2021, Bộ GTVT giải ngân được 26.722 tỷ đồng, đạt 61,6% kế hoạch, trong đó: vốn trong nước giải ngân được 24.332/38.564 tỷ đồng, đạt 63,5%; vốn nước ngoài giải ngân được 2.390/4.837 tỷ đồng, đạt 49,1%.

“9 tháng đầu năm, Bộ GTVT là một trong 4 bộ, ngành được Thủ tướng Chính phủ biểu dương vì giải ngân được trên 60% kế hoạch”, ông Đức thông tin.

Liên quan đến công tác quyết toán các dự án hoàn thành, trong quý III, các cơ quan đã thẩm tra, phê duyệt 20 dự án, hạng mục công trình với giá trị là 7.152 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, đã duyệt 36/36 dự án, hạng mục công trình, giá trị 13.304 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. (Baogiaothong.vn 29/9, Thanh Bình)Về đầu trang

Số thu ngân sách quý 3 của ngành Hải quan có chiều hướng giảm mạnh

Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, mặc dù số thu ngân sách trong 9 tháng đầu năm vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2020, song số thu trong quý 3/2021 có chiều hướng giảm mạnh. Cụ thể, tháng 8 giảm tới 7.950 tỷ đồng và dự báo số thu tháng 9 sẽ giảm hơn 15.000 tỷ đồng so với tháng 7.

Theo Tổng cục Hải quan, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 trong nước ảnh hưởng nặng nề nhất từ trước đến nay. Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu của 19 tỉnh, thành phía Nam chịu ảnh hưởng mạnh và giảm rõ rệt. Tuy nhiên, sự phục hồi sản xuất của các khu công nghiệp thuộc Bắc Ninh, Bắc Giang đã góp phần đưa trị giá xuất nhập khẩu của quý 3 tăng so với quý 2.

Cụ thể, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong quý 3 đạt 168,02 tỷ USD, tăng 2,7% so với quý 2. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 82,69 tỷ USD, tăng 3,4% và trị giá nhập khẩu là 85,33 tỷ USD, tăng 1,9% so với quý 2. Nếu so với quý 3/2020, thì tổng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quý 3/2021 vẫn tăng tới 13%, trong đó nhập khẩu tăng 24% và xuất khẩu tăng 3,6%.

Với tình hình hoạt động xuất nhập khẩu ở thời điểm hiện tại, số liệu thống kê sơ bộ của cơ quan Hải quan cho thấy, tính đến hết ngày 26/9, toàn ngành Hải quan thu nộp ngân sách Nhà nước đạt 280.981 tỷ đồng, bằng 89,2% dự toán, bằng 84,8% chỉ tiêu phấn đấu và tăng 26,23% so với cùng kỳ năm 2020.

Dù số thu ngân sách Nhà nước của toàn Ngành trong 9 tháng tăng 26,23% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng chỉ tính riêng trong quý 3/2021, số thu đang có chiều hướng giảm rõ nét. Theo đó, số thu tháng 8/2021 là 27.213 tỷ đồng, giảm 7.950 tỷ đồng, tương đương 22,6% so với tháng 7 (35.163 tỷ đồng) và dự báo tháng 9 ngành Hải quan sẽ thu đạt 20.000 tỷ đồng. Với số thu 20.000 tỷ đồng trong tháng 9 cũng sẽ giảm tới 7.213 tỷ đồng so với tháng 8 và giảm hơn 15.000 tỷ đồng so với tháng 7.

Cũng theo Tổng cục Hải quan, do dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đến nay vẫn diễn biến phức tạp, lan rộng và kéo dài ở hầu hết các tỉnh, thành phố có số thu lớn, trong khi doanh nghiệp chưa kịp phục hồi nên sẽ ngày càng khó khăn hơn. Mặt khác, qua báo cáo của các cục hải quan tỉnh, thành phố thì từ đầu năm đến nay các doanh nghiệp nhập khẩu rất nhiều nguyên vật liệu phục vụ sản xuất do lo sợ dịch bệnh bùng phát ở các nước, nên cuối năm lượng nguyên liệu nhập khẩu sẽ giảm. Do vậy, ước thu những tháng cuối năm sẽ giảm nhiều, giảm mạnh. (Hải quan 29/9) Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Khai trừ khỏi Đảng nguyên lãnh đạo BHXH Việt Nam và Sở GD&ĐT Quảng Ninh

Ngày 28/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ nguyên là lãnh đạo chủ chốt Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh.

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và nghe đại diện tổ chức đảng trình bày, Ban Bí thư nhận thấy:

Đồng chí Nguyễn Huy Ban và đồng chí Lê Bạch Hồng, trong thời gian giữ cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc quyết định, trực tiếp ký hợp đồng và chỉ đạo trái quy định đối với việc sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội để cho Công ty cho thuê tài chính thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vay vốn, gây thiệt hại lớn số tiền của Nhà nước, bị xử lý hình sự và phạt tù giam về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng."

Đồng chí Vũ Liên Oanh, với cương vị là Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh, chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, thực hiện Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, vi phạm và để xảy ra vi phạm pháp luật trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị do Sở Giáo dục và Đào tạo làm chủ đầu tư giai đoạn 2015-2019. Đồng chí đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng."

Vi phạm của các đồng chí nêu trên là rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn số tiền của Nhà nước và đã bị xử lý hình sự, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng các ngành Bảo hiểm xã hội, ngành giáo dục, địa phương và cá nhân mỗi đồng chí, gây bức xúc trong xã hội, phải được xem xét thi hành kỷ luật nghiêm minh theo quy định của Đảng.

Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với các ông Nguyễn Huy Ban, Lê Bạch Hồng và Vũ Liên Oanh. (Baochinhphu.vn 28/9)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Các nước nỗ lực mở cửa an toàn, linh hoạt và cẩn trọng bằng tổng hòa nhiều biện pháp

Một số nước mở cửa trở lại, chuẩn bị lộ trình đón du khách là dấu hiệu hồi sinh đáng khích lệ sau khi cuộc sống bị trì trệ và du lịch bị "đóng băng" do dịch bệnh.

Tỷ lệ tiêm chủng cao, hợp tác, chia sẻ dữ liệu và những giải pháp số đang giúp các nước từng bước khôi phục lại hoạt động thông qua những "bong bóng du lịch", "hành lang xanh", kết nối những "điểm đến xanh" an toàn. Việc tái khởi động ngành du lịch sẽ giúp kích hoạt quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trong giai đoạn bình thường mới. Có thể nói, đó là những "màu xanh" giúp cuộc sống của chúng ta dần trở lại.

Những điểm đến hàng đầu ở châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Cyprus, Thổ Nhĩ Kỳ, Iceland, Hy Lạp đều đã lần lượt mở cửa đón khách quốc tế. Dữ liệu của công ty dữ liệu du lịch ForwardKeys cho thấy, Hy Lạp là quốc gia có ngành du lịch phục hồi tốt nhất tại châu Âu, với lượng khách trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua đạt 86% so với cùng kỳ của năm 2019 (thời điểm trước khi COVID-19 xuất hiện). Có được điều này là nhờ nhiều nước châu Âu đang sử dụng Thẻ xanh (giấy chứng nhận tiêm chủng), vận hành một bản đồ linh hoạt với các mã màu, trong đó màu sắc thể hiện tình hình dịch bệnh mới nhất của từng quốc gia cùng các biện pháp hạn chế tương ứng. Màu sắc được cập nhật thường xuyên, du khách hoặc chính quyền chỉ cần đối chiếu vào bản đồ để đưa ra quyết định.

Tại châu Á, Trung Quốc đang được coi là mô hình phục hồi ngành du lịch nội địa hiệu quả trong khi vẫn đóng cửa với khách nước ngoài. Tính đến cuối tháng 8 vừa qua, tỷ lệ lấp phòng khách sạn và lượng hành khách bay nội địa đã tăng trở lại, đạt 90% con số cùng kỳ năm 2019. Yêu cầu bắt buộc là người dân phải sử dụng một ứng dụng trên điện thoại và quét mã QR để lưu lại hành trình của mình sẽ giúp công tác truy vết nếu phát hiện ca nhiễm mới.

Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines cũng đang dần thí điểm các chương trình "bong bóng du lịch", "hành lang xanh". Những hướng đi này dự kiến sẽ đem lại sự hồi phục về du lịch cho các quốc gia khi tỷ lệ phủ vaccine tại những trung tâm du lịch đạt tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, việc mở cửa các ngành dịch vụ, du lịch trong bối cảnh đại dịch gặp không ít khó khăn, khi một số biến thể của virus SARS-CoV-2 vẫn đang hoành hành và nguy cơ xuất hiện các biến thể mới vẫn còn cao.

Tại Thái Lan, chỉ 10 ngày sau khi mở cửa du lịch từ ngày 1/7, đảo Phuket đã phát hiện một số ca mắc biến thể Delta, buộc nhà chức trách phải áp dụng các biện pháp chống dịch và đóng cửa trường học để ngăn chặn virus lây lan bởi học sinh là nhóm chưa được tiêm chủng vào thời điểm đó.

Tháng 5/2021, Israel đã cho phép các nhóm du khách nhỏ nhập cảnh. Hơn 2.000 du khách đã tới quốc gia này, chủ yếu từ Mỹ và châu Âu, làm dấy lên hy vọng hồi phục ngành công nghiệp này sau nhiều tháng tê liệt. Tuy nhiên, đến tháng 8, sáng kiến này phải dừng lại vì biến chủng Delta lây lan quá mạnh, khiến số ca mắc tăng trở lại ở Israel, dù nước này thuộc những nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tiêm vaccine COVID-19. Những ví dụ này cho thấy, việc phục hồi các hoạt động trong bối cảnh đại dịch phải theo một lộ trình thận trọng, từng bước và có kiểm soát, tùy thuộc vào diễn biến dịch và tốc độ tiêm chủng.

Nhận thức được điều này, các nước trên thế giới đang thúc đẩy kế hoạch tìm cách mở cửa trở lại an toàn, tìm giải pháp cân bằng giữa việc ngăn chặn bệnh dịch lây lan và khôi phục các hoạt động của cuộc sống. Điều này đòi hỏi các quốc gia đáp ứng được đồng thời nhiều yêu cầu khác nhau.

Một trong những yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo các môi trường công cộng và điểm đến an toàn, với vaccine COVID-19 là vũ khí hữu hiệu nhất. Các mô hình "giấy chứng nhận vaccine", "bong bóng vaccine" cho phép những người đã tiêm chủng được đến nơi công cộng hay chỗ làm việc.

Tuy nhiên, tiêm vaccine là điều kiện cần nhưng chưa đủ để an toàn mở cửa khi biến thể Delta vẫn hoành hành. Quốc gia từng nằm trong số các nước đi đầu thế giới về tỷ lệ tiêm vaccine là Israel hiện chứng kiến số ca mắc trung bình hàng ngày trên 5.000 người. Với gần 80% dân số đã được tiêm vaccine, Singapore mới đây cũng phải trì hoãn kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế khi số ca nhiễm vẫn liên tục tăng cao.

Điều đó cho thấy, kết quả phòng chống dịch bằng cách tổng hợp tất cả các biện pháp vẫn là yếu tố quyết định để thực hiện kế hoạch mở cửa một cách an toàn, linh hoạt theo lộ trình từng bước. Do đó, theo các chuyên gia, song song với đẩy mạnh tiêm vaccine, các nước vẫn cần chú trọng những yêu cầu phòng dịch như đảm bảo giãn cách và bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng hay sử dụng các công cụ sàng lọc.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi mở cửa, cần có sự phân loại các ngành dịch vụ được phép hoạt động trở lại. Chính phủ Campuchia mới đây tiếp tục ban hành quyết định ngừng hoạt động đối với một số ngành nghề kinh doanh có nguy cơ lây nhiễm cao như câu lạc bộ, quán karaoke, quán bar, quán rượu… Nhật Bản, một trong số ít các nước không áp dụng "phong tỏa cứng", cũng yêu cầu các ngành dịch vụ có nhiều tiếp xúc gần giới hạn thời gian hoạt động. Với những ngành dịch vụ được hoạt động trở lại, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh đó, với biến thể Delta, các nước đã nhanh chóng điều chỉnh mô hình phòng dịch linh hoạt hơn thay vì áp đặt phong tỏa hoàn toàn. (VTV.vn 29/9)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Các tin khác