Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 17-9-2021

15:32, Thứ Sáu, 17-9-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tải file tại đây

TỔNG HỢP THÔNG TIN DỊCH COVID-19. 2

  1. Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu không tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi 2
  2. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Mong Bình Dương kiểm soát hoàn toàn được dịch vào 20/9  2
  3. Thủ tướng: Chậm nhất đến 30/9, Kiên Giang và Tiền Giang phải kiểm soát được dịch bệnh  4
  4. Hà Nội: Sau 21/9 sẽ tiếp tục nới lỏng một số hoạt động, dịch vụ. 4
  5. TPHCM: Hoàn thành tiêm vaccine mũi 1, số ca dù tăng nhưng tỷ lệ nhiễm giảm.. 5
  6. Thẻ xanh COVID-19 vẫn đang vướng ở đâu?. 6
  7. Bao giờ ứng dụng chống dịch Covid-19 mới thành văn phòng “một cửa”?. 8

KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG COVID-19. 10

  1. Cao Bằng giữ vững thành quả chống dịch: Thực tiễn là thước đo. 10
  2. Hà Nội áp dụng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm trực tuyến. 11

TIN QUỐC HỘI 12

  1. Sửa đổi Phụ lục chỉ tiêu thống kê phục vụ điều hành chính sách. 12
  2. Quốc hội nhất trí ban hành Nghị quyết về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân  12

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 13

  1. WB: Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với kinh tế Việt Nam.. 13
  2. Financial Times: Việt Nam có vị thế tốt nhất để “phá vỡ thế cầm trịch” gần như tuyệt đối của Trung Quốc trên thị trường container 14
  3. Doanh nghiệp vận tải "thiếu oxy" vì Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải 16
  4. Hà Nội: Xây dựng “vùng xanh doanh nghiệp” tránh đứt gãy sản xuất 18

QUẢN LÝ.. 19

  1. Thủ tướng: Đầu tư xây dựng thể chế là đầu tư cho phát triển. 19
  2. Công đoàn đưa hàng loạt kiến nghị sửa gói 26.000 tỷ đồng. 20

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 21

  1. Những “con mắt thông minh” ở Yên Bái 21
  2. Vĩnh Long thực hiện 6 biện pháp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh. 22
  3. Thừa Thiên Huế hợp tác với Hàn Quốc phát triển đô thị thông minh. 22

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 23

  1. Để xảy ra hàng loạt sai phạm về đất đai, dự án, Giám đốc Sở TNMT Lạng Sơn bị kỷ luật 23
  2. Tỉnh ủy Phú Yên chỉ đạo xử lý vụ 1 trưởng phòng 2 lần vi phạm giao thông. 24

THẾ GIỚI 25

  1. Italy sắp áp dụng thẻ xanh Covid-19 bắt buộc tại nơi làm việc. 25
  2. Italy xem xét điều chỉnh cách tính hóa đơn tiền điện. 27

         

TỔNG HỢP THÔNG TIN DỊCH COVID-19

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu không tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi

Ngày 16/9, Bộ Y tế đã có văn bản hỏa tốc số 7717/BYT- DP gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về việc thực hiện nghiêm công tác tiêm chủng, trong đó nhấn mạnh, không tiêm cho lứa tuổi ngoài hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt không tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố đã tích cực, chủ động đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, gần đây, Bộ Y tế nhận được thông tin phản ánh một số cơ sở tiêm chủng có tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi và kết hợp 2 loại vaccine không theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Điều này có thể ảnh hưởng tính thống nhất trong việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện chiến lược tiêm chủng của Việt Nam.

Bộ Y tế đề nghị sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng tổ chức tiêm chủng cho tất cả trường hợp từ 18 tuổi trở lên theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19, Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8/7 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 năm 2021-2022.

Các đơn vị không tiêm cho lứa tuổi ngoài hướng dẫn của Bộ Y tế, trong trường hợp có điều chỉnh về lứa tuổi tiêm vaccine phòng Covid-19, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn sau.

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở tiêm chủng trên địa bàn sử dụng kết hợp 02 liều vaccine phòng Covid-19 theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 6030/BYT-DP ngày 27/7/2021 và Công văn số 7548/BYT-DP ngày 10/9/2021 của Bộ Y tế về tiêm 02 liều vaccine phòng Covid-19. Nếu có các cách kết hợp vaccine khác, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn sau.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương tạm dừng hoặc đình chỉ các hoạt động tiêm chủng vaccine Covid-19 nếu vi phạm các quy định chuyên môn. (PhapluatPlus.vn 16/9, Quốc Bảo) Về đầu trang

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Mong Bình Dương kiểm soát hoàn toàn được dịch vào 20/9

Chiều 16/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương.

Báo cáo với Đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết, hiện tại Bình Dương có 6/9 huyện, thị xã, thành phố đã là vùng xanh (chiếm 66,6%) gồm: Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát.

Có 72/91 đơn vị cấp xã thuộc vùng xanh (chiếm 9,12%), còn 8/91 đơn vị cấp xã thuộc vùng đỏ (chiếm 8,79%); 7/91 đơn vị cấp xã thuộc vùng vàng (chiếm 7,69%); 4/91 đơn vị cấp xã vùng cam (chiếm 4,4%).

Có 481/598 khu phố, ấp thuộc vùng xanh (chiếm 80,04%), còn 46/598 đơn vị thuộc vùng đỏ (chiếm 7,6%); 22/598 thuộc vùng cam (chiếm 3,7%); 49/598 thuộc vùng vàng ( chiếm 8,3%). Tỉnh cũng đã thành lập 51 Trạm lưu động tại 26 xã/phường vùng đỏ; 90 trạm y tế lưu động ở vùng xanh.

Tỉnh tổ chức cách ly F1 tại nhà, nơi lưu trú, khu công nghiệp, nơi sản xuất tập trung thực hiện 3 tại chỗ, xét nghiệm định kỳ theo hướng dẫn; thực hiện nghiêm việc quản lý, giám sát cách ly y tế đảm bảo an toàn phòng, chống dịch; kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện; triển khai cách ly tại nhà đối với các trường hợp F0 không triệu chứng.

Ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cho biết, tỉnh đã kiên quyết xét nghiệm tách hết F0 ra khỏi cộng đồng; sắp tới tỉnh sẽ thu hẹp các bệnh viện dã chiến và tính tới phương án cách ly tại nhà để y tế xã phường theo dõi y tế tại nhà.

Về vấn đề xét nghiệm, tỉnh huy động lực lượng tại chỗ lấy mẫu, dần hướng dẫn người dân tự xét nghiệm tại nhà. Ông Nguyễn Văn Lợi hy vọng người dân trên địa bàn tỉnh sẽ ngày càng có ý thức về sức khỏe, tự trang bị những bộ kit test nhanh, tự test tại nhà cho bản thân và gia đình để có thể kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.

Việc tiêm vaccine cho 2,67 triệu dân, hơn nửa dân số là công nhân, ở nhà trọ, đến nay tỷ lệ bao phủ chưa đạt 100%. Đối với độ tuổi 12-18 chưa được tiêm vaccine, người già, bệnh nền, tỉnh khuyến khích ở nhà. Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cũng kiến nghị Chính phủ và Bộ Y tế ưu tiên phân bổ vaccine cho Bình Dương để tiêm đủ 2 mũi cho người dân nhằm đạt miễn dịch cộng đồng.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ghi nhận và đánh giá cao tỉnh Bình Dương là địa phương có tỷ lệ người mắc COVID-19 tử vong thấp. Phó Thủ tướng hi vọng Bình Dương tiếp tục giữ vững và giảm tỷ lệ tử vong mức thấp nhất có thể. Tới đây, dự báo không thể "quét sạch" virus COVID-19 trong cộng đồng, Phó Thủ tướng hi vọng việc tiêm vaccine kết hợp một số biện pháp khác với mục đích giảm người bệnh nặng và tử vong, để quay về cuộc sống bình thường mới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị tỉnh chú ý ưu tiên những loại hình thiết yếu sẽ được mở cửa khi bình thường mới. Tuy nhiên hiện còn một số loại hình khác với nhiều người dân phụ thuộc vào để mưu sinh, do đó tỉnh nên cân nhắc trên tinh thần an toàn thì cho hoạt động trở lại.

Đặc biệt, tỉnh tiếp tục quan tâm đến việc giữ vững thành quả đạt được tại các vùng xanh, nhất là nhà máy xanh, nhà trọ xanh, công nhân xanh. Tỉnh hướng dẫn F0 cách ly tại nhà, y tế theo dõi sát F0 tại nhà để kịp thời chuyển bệnh nhân đến bệnh viện điều trị khi chuyển biến nặng. Tỉnh quan tâm đến chế độ chính sách, đồ bảo hộ cho đội ngũ tuyến đầu tham gia chống dịch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xét nghiệm, quản lý bệnh nhân.

Phó Thủ tướng mong rằng đến ngày 20/9, tỉnh kiểm soát hoàn toàn được dịch bệnh tại các vùng đỏ, điểm đỏ để chuyển sang thành vùng xanh, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới trong điều kiện an toàn. (VTV.vn 16/9)Về đầu trang

Thủ tướng: Chậm nhất đến 30/9, Kiên Giang và Tiền Giang phải kiểm soát được dịch bệnh

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận 247/TB-VPCP của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tiền Giang về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Thông báo nêu rõ, trong thời gian qua, 2 tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong phòng, chống dịch bệnh và một số đạt kết quả bước đầu. Tuy nhiên, dù đã thực hiện giãn cách xã hội liên tục trong thời gian dài nhưng đến nay cả hai tỉnh vẫn chưa kiểm soát triệt để được dịch bệnh. Nguyên nhân là do có nơi, có lúc chủ quan, lơ là cả trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tại một số địa phương. Việc nắm bắt, đánh giá, dự báo tình hình và nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch của một số nơi chưa chắc, chưa sát, chưa đầy đủ. Tổ chức thực hiện, nhất là tại cơ sở còn bị động, lúng túng, thiếu khoa học, chưa phù hợp, hiệu quả chưa cao.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Kiên Giang và tỉnh Tiền Giang rà soát, khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế nêu trên; tổ chức quán triệt, tập huấn, hướng dẫn đầy đủ các phương châm, nguyên tắc, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch đến tận xã, phường, thị trấn và đến người dân. Tỉnh, huyện phải tăng cường kiểm tra, giám sát, gắn với hướng dẫn, hỗ trợ, chấn chỉnh, uốn nắn việc tổ chức thực hiện phòng, chống dịch tại xã, phường, thị trấn, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

Căn cứ diễn biến tình hình dịch, tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang xác định cụ thể mục tiêu phòng, chống dịch cho từng địa phương trên địa bàn; xác định rõ phạm vi, thời gian tiếp tục giãn cách xã hội, tăng cường giãn cách xã hội và các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể (như về xét nghiệm, điều trị, tiêm vaccine, các mục tiêu theo tiêu chí kiểm soát dịch bệnh của Bộ Y tế); phấn đấu với quyết tâm, nỗ lực lớn hơn nữa để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian sớm nhất và chậm nhất đến 30/9/2021 dứt khoát phải kiểm soát được dịch bệnh, không để phải tiếp tục giãn cách xã hội kéo dài, trên phạm vi rộng. (VTV.vn 16/9)Về đầu trang

Hà Nội: Sau 21/9 sẽ tiếp tục nới lỏng một số hoạt động, dịch vụ

Chiều 16/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Sau khi nghe Ban Cán sự đảng UBND thành phố, Ban Chỉ đạo công tác phòng chống COVID-19 thành phố báo cáo tình hình, kết luận hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố thời gian qua, nổi bật là đã tiêm phòng 100% cho người dân có đủ điều kiện.

Về các nhiệm vụ tiếp theo, Ban Thường vụ Thành ủy giao Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố từ nay đến ngày 21/9 xác định cụ thể các điểm cách ly, phong tỏa để chỉ đạo tiếp tục nới lỏng một số hoạt động, dịch vụ.

Sau ngày 21/9, cần có xem xét, đánh giá tổng thể về tình hình dịch bệnh, đặc biệt là dự báo về nguy cơ của ngành chuyên môn, phối hợp và thống nhất phương án với các tỉnh, thành phố lân cận, tham khảo ý kiến của các cơ quan Trung ương để có phương án cụ thể đối với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn mới trên quan điểm thận trọng, nới lỏng nhưng phải bảo đảm kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Áp dụng triệt để các biện pháp phòng, chống dịch ở mức cao nhất đối với các điểm đang thực hiện cách ly, phong tỏa. Đồng thời, thường xuyên có sự điều chỉnh linh hoạt, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Ban Thường vụ Thành ủy đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân không được chủ quan, tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm thông điệp "5K" ngay cả khi đã thực hiện việc tiêm vaccine phòng COVID-19. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ khi mở cửa hoạt động kinh danh trở lại phải đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch, khuyến khích bán hàng mang về, đặc biệt phải có mã QR Code để 100% khách hàng thực hiện quét mã phục vụ công tác khai báo, truy vết bảo đảm phòng, chống dịch.

Cũng tại phiên họp giao ban với các sở, ngành, quận huyện, xã phường về việc tiếp tục triển khai các biện pháp để khống chế dịch bệnh COVID-19, phục hồi sản xuất kinh doanh vào chiều 16/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy công tác phòng, chống COVID-19 của thành phố Hà Nội cho biết, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã có chỉ đạo điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng, sẽ không triển khai 3 vùng như hiện nay.

Việc phong tỏa phải bám sát chỉ đạo của Thủ tướng, hướng dẫn của Bộ Y tế. Thành phố sẽ không phong tỏa quy mô lớn, chỉ thực hiện quy mô hẹp nhất ở các điểm phong tỏa để kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng vẫn tạo điều kiện tối đa đảm bảo hoạt động phục hồi kinh doanh, đời sống nhân dân. (VTV.vn 16/9)Về đầu trang

TPHCM: Hoàn thành tiêm vaccine mũi 1, số ca dù tăng nhưng tỷ lệ nhiễm giảm

Đây là những nội dung được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh thông tin tại buổi họp báo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tổ chức chiều 16/9.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, đến hết ngày 15/9, TP Hồ Chí Minh đã triển khai tiêm 8.452.609 liều vaccine phòng COVID-19; trong đó gồm 6.667.018 mũi 1 và 1.785.591 mũi 2; số người trên 65 tuổi, người có bệnh nền được tiêm là 969.451.

Như vậy, cơ bản Thành phố đã bao phủ vaccine mũi 1 cho toàn bộ người dân Thành phố từ 18 tuổi trở lên và đủ điều kiện tiêm. Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo khuyến cáo của nhà sản xuất vaccine.

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, việc một số quận có số liệu tiêm chủng chưa đạt tỷ lệ chung của Thành phố là do công tác cập nhật thông tin chưa theo kịp tiến độ tiêm, ngoài ra cũng có một số nhóm đối tượng bao gồm F0 hoặc người có bệnh lý chống chỉ định tiêm vaccine nên không thể đạt 100% dân số.

Liên quan đến vấn đề rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 đối với vaccine Astra Zeneca, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết: Mỗi loại vaccine có thời gian tiêm 2 mũi khác nhau, đa số dao động 3-4 tuần, riêng Astra Zeneca là 8-12 tuần. Thời gian qua, TP Hồ Chí Minh đã thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tuy nhiên, nhiều hướng dẫn cho thấy trong tình huống đặc biệt có thể rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 của vaccine Astra Zeneca xuống 6 tuần và thực tế thời gian đầu của dịch, một số đơn vị đã áp dụng cách này cho nhân viên y tế và vẫn rất hiệu quả. Đề xuất rút ngắn thời gian tiêm của 2 mũi Astra Zeneca nhằm giúp TP Hồ Chí Minh nhanh chóng phủ mũi 2 để đáp ứng miễn dịch nhanh nhất.

Về việc TP Hồ Chí Minh đã áp dụng giãn cách xã hội trong thời gian dài nhưng số ca nhiễm vẫn tăng, ông Nguyễn Hoài Nam lý giải, TP Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều đợt xét nghiệm diện rộng với tần suất khá cao, những vùng nguy cơ đã xét nghiệm tới 7-8 vòng, vùng xanh hầu hết đã làm 3 vòng, có nơi làm tới 4 vòng xét nghiệm. Việc xét nghiệm tầm soát diện rộng khiến việc ghi nhận số ca tiếp tục tăng, những ngày gần đây dao động trong khoảng 4.000-6.000 mỗi ngày.

Mặc dù số ca nhiễm vẫn ở mức cao nhưng qua các vòng xét nghiệm tỷ lệ nhiễm giảm đáng kể. Cụ thể, đợt 1 từ 23/8 đến 27/8, tỷ lệ dương tính vùng đỏ, cam là 3,6%, đến đợt 2 còn 2,7% và sau khi kết thúc đợt 3 chỉ còn 1,1%. Thời gian tới, Thành phố vẫn tiếp tục rà soát, thực hiện tối thiểu 2-3 lần xét nghiệm nhằm bóc tách hoàn toàn F0 trong cộng đồng. (VTV.vn 16/9) Về đầu trang

Thẻ xanh COVID-19 vẫn đang vướng ở đâu?

Vì nhiều lý do, tốc độ cập nhật thông tin người đã tiêm đang bị chậm trễ, chưa kể rất nhiều ứng dụng cập nhật thông tin tiêm chủng khiến người dân gặp không ít khó khăn.

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang có tốc độ tiêm vaccine nhanh nhất trên toàn quốc. Đây là điều kiện quan trọng để dần nới lỏng giãn cách xã hội ở 2 đô thị lớn nhất cả nước.

Sau khi tiêm xong, người dân sẽ được cấp giấy chứng nhận tiêm chủng, đồng thời được cập nhật lên sổ sức khỏe điện tử để tiện cho việc di chuyển. Nhưng vì nhiều lý do mà tốc độ cập nhật thông tin người đã tiêm đang bị chậm trễ, chưa kể hiện có cả tá các ứng dụng cập nhật thông tin tiêm chủng khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn.

TP Hồ Chí Minh có thể sẽ áp dụng thẻ xanh COVID-19 để kiểm soát việc đi lại của người dân trong thời gian tới. Trong đó, việc chứng nhận hoàn thành tiêm 2 mũi vaccine là một trong những điều kiện tiên quyết để có "tấm giấy thông hành" Tuy nhiên, đến nay, rất nhiều người dân phản ánh, dù đã hoàn thành tiêm đủ 2 mũi vaccine nhưng ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử vẫn chưa ghi nhận thông tin.

Theo thống kê, có hàng trăm nghìn mũi tiêm chưa được cập nhật hoặc bị nhầm dữ liệu. Sở Y tế TP Hồ Chí Minh một lần nữa đã phải đốc thúc các đơn vị cần cập nhật nhanh hơn nữa dữ liệu mũi tiêm cho người dân.

Theo các cơ sở y tế, sở dĩ hệ thống chậm ghi nhận mũi tiêm cho người dân chủ yếu nằm ở khâu nhập liệu. Đại diện của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, nhiều người dân khi đăng ký thông tin tiêm chủng đã cung cấp sai ngày - tháng - năm sinh, số điện thoại, địa chỉ, giới tính, thậm chí trùng số điện thoại hoặc cũng có trường hợp tiêm 2 mũi ở 2 cơ sở y tế khác nhau và có sự sai sót trong nhập liệu ở 1 nơi. Để tăng tốc nhập liệu, Bệnh viện đã tuyển tình nguyện viên.

Trung tâm y tế TP Thủ Đức - Khu vực 2 cho biết, các trường hợp được tiêm chủng tại đây đều được nhập liệu cùng lúc với quá trình tiêm vaccine, do đó không có hồ sơ tồn đọng. Còn ở các điểm tiêm lưu động, việc nhập liệu do tình nguyện viên của Thành đoàn TP chịu trrách nhiệm.

Đội hình nhập liệu của Thành đoàn có thời điểm duy trì hơn 2.000 tình nguyện viên để hỗ trợ các cơ sở y tế trong việc ghi nhận thông tin tiêm chủng. Đơn vị này đang cố gắng hỗ trợ để việc nhập liệu cho người dân trên Sổ sức khỏe điện tử hoàn thành trước ngày 30/9.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khẳng định, các đơn vị chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu người đã tiêm tại đơn vị chưa được nhập thông tin lên hệ thống, gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân. Tình hình này không chỉ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh mà còn tại nhiều tỉnh/thành khác cũng vậy.

Do số lượng người tiêm quá đông cùng lúc nên một số cơ sở y tế chưa kịp cập nhật thông tin lên hệ thống. Vì vậy, người dân có thể tự điền thông tin của mình và gửi đến cổng thông tin tiêm chủng phòng COVID-19 để được cập nhật các mũi tiêm. Việc gửi yêu cầu cập nhật, chỉnh sửa thông tin có thể thực hiện trên máy tính hoặc điện thoại di động.

Để cập nhật thông tin, khai báo y tế hỗ trợ phòng chống COVID-19 trên điện thoại thông minh hiện có tới hàng chục ứng dụng khác nhau. Thậm chí, "loạn app" là phàn nàn của người dân khi không biết nên chọn dùng ứng dụng nào. Mỗi đơn vị yêu cầu khai báo thông tin cá nhân mỗi kiểu, dẫn đến bất cập và gây bất tiện cho người dân.

Việt Nam hiện có khoảng 20 phần mềm phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Mỗi ứng dụng đều yêu cầu khai báo thông tin cá nhân và cho ra một mã QR mà thiếu kết nối với nhau. Người dùng băn khoăn thông tin khai báo có được bảo mật không?

Trước thực tế có quá nhiều ứng dụng, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, tiến tới hoàn thiện thống nhất một phần mềm công nghệ thông tin quản lý khai báo y tế phục vụ phòng chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. (VTV.vn 16/9)Về đầu trang

Bao giờ ứng dụng chống dịch Covid-19 mới thành văn phòng “một cửa”?

Theo Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia, ứng dụng mới này sẽ kế thừa tất cả những giá trị mà các ứng dụng trước đó đã có trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Thời gian qua, các đơn vị công nghệ liên tục cho ra đời nhiều ứng dụng (app) chống dịch. Tính sơ trong kho ứng dụng của Google và Apple hiện nay có khoảng 10 ứng dụng... Làm sao để các dữ liệu này được liên thông thật và có tính chính xác là băn khoăn của nhiều người dân và doanh nghiệp, nhất là khi chúng ta sắp bước vào ngưỡng cửa “bình thường mới”.

Theo nhiều chuyên gia, dù hiện nay có nhiều app, mỗi app kết nối đến cơ sở dữ liệu riêng, song, Chính phủ quyết định chỉ còn một app nên việc cần làm hiện nay là kết nối dữ liệu nếu có, kết nối giữa các bộ ngành với nhau, và việc này cần được làm khẩn trương.

Nhận thấy điều này, Chính phủ đã giao cho Bộ TT&TT phát triển một ứng dụng chống dịch duy nhất thay vì hàng loạt các ứng dụng đang có hiện nay.

Chia sẻ về tiến độ triển khai yêu cầu này của Chính phủ, ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch Tập đoàn Bkav - Kiến trúc sư trưởng Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia - cho biết, cách đây 3 tháng Bộ TT&TT đã thành lập Trung tâm công nghệ phòng chống Covid-19 quốc gia. Một trong những mục tiêu là nhằm kết nối thống nhất các phần mềm với nhau dựa trên một thiết kế mới.

“Nền tảng công nghệ chống dịch giống như một “tòa nhà” cần có bản vẽ thiết kế xác định công năng từng phần rồi mới thi công bài bản… để có sản phẩm cuối cùng tối ưu. Khi đại dịch Covid-19 diễn ra bất ngờ, Chính phủ đã triệu tập các công ty công nghệ Việt và tất cả tình nguyện tham gia công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, do thời gian gấp, nên trong dịch bệnh, mỗi đơn vị tham gia làm một phần theo sở trường của mình. Vì thế, khi lắp ghép lại, chưa thể tạo thành một “tòa nhà” to đẹp, bền vững được”, ông Quảng bày tỏ.

“Về cơ bản, các phần mềm đã kết nối được với nhau trên một thiết kế bài bản. Song, các ứng dụng trước đây đã được phát triển trong hơn một năm, dẫn đến cần thời gian để tạo ra nền tảng chung theo thiết kế. Đây cũng là chủ trương chung của Chính phủ nhưng cần thời gian để trở thành hiện thực. Chúng ta hy vọng sẽ có một phần mềm tham gia phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, đồng thời người dân có thể sử dụng thuận lợi hơn trong thời gian sớm nhất”, ông Quảng cho hay.

“Ứng dụng mới này sẽ kế thừa tất cả những giá trị mà các ứng dụng trước đó đã có. Hiện nay các bộ, ngành, và trung tâm đang ngồi với nhau, rất khẩn trương, để thống nhất. “Nguyên vật liệu đã có”, giờ chỉ cần thống nhất và triển khai, bởi dịch không chờ chúng ta. Chúng tôi cũng hy vọng trong thời gian ngắn sắp tới sẽ có được giải pháp như Thủ tướng yêu cầu”, ông Quảng cho biết thêm.

Còn theo ông Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch Công ty công nghệ DTT - Giám đốc điều hành Đề án Itrithuc, đối với quốc gia gần 100 triệu dân như Việt Nam, trong đó có không ít người dân không có smartphone, app chỉ là công cụ công nghệ thô sơ, việc khó hơn nhiều là trung tâm công nghệ phần mềm liên thông được với nhau và sử dụng mã QR làm trụ cột quan trọng.

Ông Trung cho rằng, nếu làm như cách đây một năm, chúng ta có thể tìm 100% các F1, nhưng với chủng mới, truy vết hết F1 là không thể vì nó có thể lây không triệu chứng, tức là có khả năng lây nhiễm kể cả khi người mắc bệnh chưa thể hiện bất cứ triệu chứng gì. Vì thế, không thể khống chế dịch theo cách cũ.

“Đó là lý do chúng ta phải chuyển sang giai đoạn mới là sống chung với Covid-19. Chúng ta phải có tâm thế và cách làm phù hợp. Bài toán giải quyết 100-0 cách đây một năm không còn đúng với hiện tại. Có những app không còn phù hợp. Mã QR là vấn đề bắt buộc phải dùng, không chỉ trong chống dịch mà để bất kỳ ai cũng có thể tham gia”, ông Trung bày tỏ quan điểm.

“Hãy dồn công sức để giải bài toán khó 20%, mang lại hiệu quả cho 80%, còn lại cũng phải chấp nhận những rủi ro nhất định. Để giải bài toán 80-20 khó hơn rất nhiều so với bài toán 100-0. Ví dụ Israel, Singapore có đầy đủ công nghệ hiện đại nhất nhưng vẫn đang tìm cách giải quyết, không phải bài toán 100-0 nữa mà là 80-20”, ông Trung nêu ý kiến.

“Dịch Covid-19 đã trở thành dịch nội sinh trong xã hội loài người. Quan trọng hiện nay là sử dụng công nghệ xử lý dữ liệu, tìm ra bài toàn khó 20% để dồn lực vào giải quyết điểm cần thiết, còn 80% còn lại có thể sinh hoạt, hoạt động sản xuất trong bình thường mới”, ông Trung nhấn mạnh. (VOV.vn 16/9, Vân Anh)Về đầu trang

KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG COVID-19

Cao Bằng giữ vững thành quả chống dịch: Thực tiễn là thước đo

Cho đến nay Cao Bằng là tỉnh duy nhất đang giữ vững thành quả chưa có ca mắc COVID-19. Không phải vì Cao Bằng xa các vùng động lực kinh tế, tỉnh này có đến 300 km đường biên giới chứ không hề ít, giao thông đã kết nối thuận lợi. Thắng lợi của Cao Bằng nhờ chiến lược “phòng dịch từ xa” với phương châm đi trước một bước và cao hơn một mức để không phải chống dịch.

Toàn hệ thống chính trị của tỉnh ngay từ đầu đã kích hoạt đồng bộ phương án phòng dịch từ xa, làm việc tập trung ở mức cao nhất. Nguyên tắc phòng chống dịch của Cao Bằng là siết chặt kiểm soát từ bên ngoài, không buông lỏng quản lý từ bên trong. Từ thời điểm trước mốc thời gian 29/4, khi “làn sóng thứ 4” COVID-19 xâm nhập vào Việt Nam, Cao Bằng đã ra văn bản quy định người dân, cán bộ, công chức trở về từ các địa phương phải được kiểm soát chặt chẽ. Thời điểm đó nhiều ý kiến cho rằng cách làm này là cực đoan nhưng khi nhìn lại nhiều người nhận ra giá trị của việc chủ động phòng chống dịch có ý nghĩa rất lớn.

Các “Tổ COVID cộng đồng” được thành lập ở các xã, phường, thị trấn thực chất, kịp thời tuyên truyền và nắm bắt dịch bệnh ở từng ngõ ngách, từng nhà dân. Ngoài ra, Cao Bằng xây dựng các kịch bản, phương án về cách ly, thu dung và dập ổ dịch để ứng phó với cấp độ, tình huống dịch bệnh có thể xảy ra để tránh bị động. Nhận diện và dự báo trước các nguy cơ để lên phương án, giải pháp, Cao Bằng cho thấy tỉnh này đã vận dụng sáng tạo “sức dân” tạo nên thế trận phòng chống dịch hiệu quả.

Ở phía Nam, An Giang cũng thành công trong công tác phòng, chống dịch nhờ quyết liệt ngay từ đầu. Xin nói thêm, An Giang là tỉnh được xếp vào nguy cơ rất cao. Địa phương này có 100km đường biên giới giáp với Campuchia, phía nước bạn cũng bùng phát dịch bệnh; ở trong nước, TP HCM, Bình Dương, Long An, Tiền Giang… đều diễn biến phức tạp.

An Giang đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg từ rất sớm, đặt ra mục tiêu bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, cùng với đó phải ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài vào. Từ rất sớm, An Giang đã phát động phong trào mỗi tổ dân phố là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ trong công tác phòng, chống dịch bệnh thực chất và tự giác.

Bên cạnh bài học thành công của Cao Bằng, An Giang, nhiều nơi vẫn còn chưa chủ động trong triển khai phòng, chống dịch. Chính vì thế, cách đây 2 ngày Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã phải làm việc, kiểm tra trực tuyến công tác phòng chống dịch với các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, 2 tỉnh dịch đang diễn biến đáng lo ngại.

Để đưa đất nước trở lại bình thường, rõ ràng phải tiếp tục phải thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch ngay tại cơ sở; xã, phường, thị trấn phải thật sự là “pháo đài”; người dân phải thật sự là “chiến sĩ”; người dân phải thật sự là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch. Phòng, chống COVID-19 đang là sự “sát hạch” chuẩn xác về nhiều mặt, trong đó có cán bộ. (PhapluatPlus.vn 16/9, Từ Tâm)Về đầu trang

Hà Nội áp dụng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm trực tuyến

Sở Thông tin & Truyền thông TP Hà Nội cho biết đã áp dụng nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến tại 10 quận huyện, giúp tiết kiệm được 50% thời gian thực hiện.

Sở TT&TT TP Hà Nội cho biết từ ngày 15-9, toàn TP Hà Nội đã áp dụng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức trực tuyến trên nền tảng của Trung tâm Công nghệ Phòng, chống COVID-19 Quốc gia.

Trước đó, Hà Nội đã áp dụng hình thức hỗ trợ trực tuyến trong việc lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại 10 quận huyện. Cụ thể, người dân tham gia lấy mẫu xét nghiệm sẽ cài đặt ứng dụng Bluezone và khai báo y tế để được cấp một mã QR cá nhân trên điện thoại, đến khi lấy mẫu chỉ việc xuất trình QR cá nhân của mình cho nhân viên y tế.

Nhân viên y tế sẽ dùng máy quét hoặc điện thoại có cài ứng dụng nền tảng truy vết quét mã barcode trên ống nghiệm, sau đó quét mã QR cá nhân của người dân để ghép người cần lấy mẫu với ống nghiệm. Trường hợp lấy mẫu gộp, nhân viên y tế sẽ tiếp tục quét mã QR code của những người trong nhóm rồi lẫy mẫu của cả nhóm đưa vào ống nghiệm là xong quy trình lấy mẫu.

Trong trường hợp không có smartphone, người dân có thể điền vào giấy khai báo y tế được phát khi đến lấy mẫu, cán bộ y tế sẽ nhập liệu trực tiếp ngay lên nền tảng trong quá trình lấy mẫu. Người dân sẽ nhận kết quả xét nghiệm ngay trên ứng dụng Bluezone.

Theo ước tính, việc triển khai nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến, giúp tiết kiệm được 50%, so với thời gian thực hiện bằng phương pháp thủ công trước đây. Kết quả xét nghiệm sẽ được gửi về trên ứng dụng di động, người dân sẽ không phải quay lại để lấy kết quả giấy, tránh được tụ tập đông người.

Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến đang được triển khai tại các địa phương như: Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Giang, Lào Cai, Phú Yên, Sóc Trăng, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long và nhiều địa phương khác cũng đang trong quá trình tập huấn để triển khai (Plo.vn 15/9) Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Sửa đổi Phụ lục chỉ tiêu thống kê phục vụ điều hành chính sách

Tiếp tục phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, chiều 15/9, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê, các đại biểu cho rằng việc điều chỉnh phụ lục - danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia là cần thiết để kịp thời cập nhật được đường lối đổi mới của Đảng, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế 10 năm tới cũng như phản ánh được nhiều chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Báo cáo thẩm tra dự án luật tán thành việc phải sửa đổi phụ lục - danh mục chỉ tiêu thống kê của luật Thống kê nhấn mạnh cần nghiên cứu, đánh giá tổng thể 5 năm thực hiện Luật Thống kê để có chỉnh sửa phù hợp, cùng với đó, cần làm rõ nội hàm của các chỉ tiêu, nhất là các chỉ tiêu mang tính tổng hợp như tổng sản phẩm quốc nội GDP.

Phụ lục - danh mục sửa đổi cần phản ánh được các chỉ tiêu về chuyển đổi số, chất lượng lao động, liên kết vùng, liên kết ngành, chất lượng sống, thống kê liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số.

Cho ý kiến về dự án Luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng lưu ý việc sửa đổi các danh mục chỉ tiêu sao cho phù hợp với thông lệ Quốc tế và bổ sung một số chỉ tiêu về kinh tế vùng.

Cũng trong chiều 15/9, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. (VTV.vn 16/9)Về đầu trang

Quốc hội nhất trí ban hành Nghị quyết về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

Sáng 16/9, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về xem xét, quyết định ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Theo Tờ trình của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày, Chính phủ đề xuất 4 nhóm giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 với tổng mức hỗ trợ khoảng 21,3 nghìn tỷ đồng.

Một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề xuất giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm nay nếu doanh nghiệp có tổng doanh thu dưới 200 tỷ đồng; cùng với đó là giảm một nửa số thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nửa cuối năm nay đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Các doanh nghiệp trong trong một số lĩnh vực như: vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn uống… sẽ được xem xét để giảm thuế giá trị gia tăng.

Ngoài nhóm giải pháp Chính phủ đề xuất, nhiều ý kiến cũng đề nghị cơ quan soạn thảo, có giải pháp để hỗ trợ thêm đối với các doanh nghiệp phải dừng hoạt động, không có lãi và chịu lỗ sâu.

"Chúng ta cũng nghiên cứu để có chính sách hỗ trợ thêm cho các DN chịu tác động của đại dịch COVID-19, khó khăn nhất, tức là kinh doanh lỗ, không có thu nhập để được hưởng chính sách này. Chính họ mới là người khó khăn nhất, khó khăn hơn các đối tượng mà chúng ta đang cho hưởng chính sách giãn thuế thu nhập doanh nghiệp", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho hay.

Một số ý kiến cũng gợi ý có biện pháp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí cho công tác phòng chống dịch để bảo đảm vừa chống dịch, vừa sản xuất; đồng thời tính toán, hỗ trợ giảm lãi suất cho các doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực bị tác động lớn, nhưng chưa nằm trong danh sách ưu tiên.

"Dòng tiền của các công ty lữ hành, dịch vụ, khách sạn… đang rất khó khăn. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Dòng tiền bây giờ là giữa chuyện tồn tại hay không tồn tại, tiếp tục hoạt động hay không tiếp tục hoạt động, đề nghị các đồng chí hỗ trợ có mục tiêu, tiếp tục giảm lãi suất cho một số lĩnh vực có chọn lọc, có mục tiêu chứ không đưa ra tràn lan", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh đến nguyên tắc của thuế, là tiền khai hậu kiểm để chính sách hỗ trợ sau khi ban hành sẽ đúng và trúng đối tượng.

Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí ban hành Nghị quyết về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19, đồng thời đề nghị cơ quan trình phối hợp với các cơ quan liên quan sớm hoàn thiện dự thảo để trình ký và ban hành trước 1/10 tới. (VTV.vn 16/9)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

WB: Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với kinh tế Việt Nam

Đây là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong 8 tháng năm 2021.

Riêng trong tháng 8/2021, thời gian mà dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, Việt Nam thu hút được 2,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tăng 65% so với tháng 7.

Báo cáo cập nhận kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 15/9 cho biết trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 14 tỷ USD, chỉ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi vốn FDI thực hiện đạt 11,7 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng trong tháng 8/2021, thời gian mà dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, Việt Nam thu hút được 2,4 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tăng 65% so với tháng 7. Vốn FDI đăng ký cao hơn chủ yếu do vốn đăng ký cấp mới đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng. Mức tăng này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.

Các chuyên gia của WB cũng nêu một số thông tin đánh giá về các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Cụ thể, các biện pháp hạn chế đi lại đã ảnh hưởng đến giao thông trong nước và làm gián đoạn các chuỗi cung ứng, dẫn đến giá lương thực, thực phẩm tăng 1,2%, qua đó tạo áp lực lên giá cả nói chung. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2021 tăng 0,3% so với tháng trước được WB đánh giá là mức "tương đối ổn định".

Bên cạnh đó, trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, dư nợ tín dụng cuối tháng 8 vẫn tăng trưởng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, tương đương tốc độ tăng cuối tháng 7.

Các chuyên gia WB nhận định tốc độ tăng trưởng này cao hơn so với thời gian trước đại dịch do các ngân hàng tiếp tục thực hiện chính sách cho vay ưu đãi và tái cơ cấu nợ nhằm hỗ trợ các DN bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

Theo WB, trong thời gian tới, kết quả tổng thể của nền kinh tế trong năm 2021 sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng Chính phủ có thể kiểm soát đợt dịch đang diễn ra một cách hiệu quả trong tháng 9 để các hoạt động kinh tế có thể quay lại trong quý IV/2021.

Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng khi ưu tiên đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine để bao phủ ít nhất 70% dân số từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, WB khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục sử dụng chính sách tài khóa để thúc đẩy cầu trong nước trong ngắn hạn, bằng cách đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và tiếp tục hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng để giúp khôi phục tiêu dùng tư nhân; hỗ trợ cho các DN, nhất là hộ kinh doanh quy mô nhỏ, giúp đẩy mạnh các hoạt động kinh tế và tạo việc làm. (VTV.vn 16/9)Về đầu trang

Financial Times: Việt Nam có vị thế tốt nhất để “phá vỡ thế cầm trịch” gần như tuyệt đối của Trung Quốc trên thị trường container

3 thập kỷ trước, nhờ làn sóng di chuyển chuỗi sản xuất từ Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc đã có lợi thế nhất định và dần thống trị thị trường container. Song đến nay, giới chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể sẽ "phá vỡ" tình hình hiện tại.

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang đưa ra thị trường số lượng container cao ở mức kỷ lục, sau khi khách hàng ồ ạt đặt hàng nhằm giải quyết vấn đề gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, các lãnh đạo hãng vận tải biển cảnh báo điều này không giúp ích nhiều cho cuộc khủng hoảng vận tải biển toàn cầu. Bởi số lượng container sẵn sàng sử dụng vẫn bị hạn chế trước làn sóng mua sắm trực tuyến tăng vọt ở các nước phương Tây.

Các hãng sản xuất container lớn nhất thế giới gồm China International Marine Containers (CIMC), Dongfang International Container (DIC) và CXIC Group, đang chật vật để đáp ứng nhu cầu, kể cả khi đã tăng công suất cũng như kéo dài thời gian làm việc của công nhân.

Brian Sondey, giám đốc điều hành của Triton International, công ty cho thuê container lớn nhất thế giới, chia sẻ: "Các xưởng đóng container tại Trung Quốc đang chạy đua nhằm đáp ứng thời hạn giao hàng".

Vấn đề lớn nhất hiện nay là cần phải di dời nhanh các container rỗng bị mắc kẹt không đúng chỗ, thay vì tăng số lượng container lưu hành. Lý do là tình trạng thắt nút cổ chai ở chuỗi cung ứng, nhất là ở các cảng đang làm tắc nghẽn hệ thống.

John Fossey, chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn Drewry, cho hay, số lượng container đang lưu hành trên toàn cầu hiện là "đủ" để đáp ứng khối lượng hàng hóa cần vận chuyển. "Đây là vấn đề logistics, chứ không phải là nguồn cung container", ông John nhấn mạnh thêm về tình trạng tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng.

Hapag-Lloyd (Đức), một trong những hãng vận tải biển lớn nhất thế giới, ước tính rằng lượng container sử dụng để vận chuyển hàng hóa hiện nay cao hơn 20% so với trước đại dịch. Niklas Ohling, người quản lý đội tàu container của Hapag-Lloyd, thông tin, dù nguồn cung đang tăng, có rất ít dấu hiệu cho thấy các container vận chuyển mọi thứ từ hàng dệt may cho đến xe đạp, smartphone, đang về đích nhanh.

Ngành công nghiệp sản xuất container đang chịu sự chi phối của 3 nhà sản xuất lớn nhất Trung Quốc, bao gồm CIMC, DIC và CXIC Group. 3 "ông lớn" này đang cung cấp khoảng 80% nhu cầu container của thế giới. Drewry dự báo, các hãng này sẽ tung ra thị trường 5,2 triệu container 20 foot (TEU) trong năm nay, tăng 2/3 so với năm 2020.

"Trước đây, chưa bao giờ ngành công nghiệp container sản xuất đến 5 triệu TEU mỗi năm", ông John Fossey nói thêm. Tháng trước, CIMC - hãng sản xuất container lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Thâm Quyến, cho biết sản lượng và doanh số của công ty này thiết lập mức kỷ lục mới, với 1,15 triệu container hàng khô bán được trong nửa đầu năm nay.

Con số này tăng hơn gấp 3 so với cùng kỳ năm ngoái, giúp lợi nhuận ròng của công ty tăng vọt lên mức 4,4 tỷ nhân dân tệ (680 triệu USD) so với mức 37 triệu USD trong nửa đầu năm 2020.

Đáng chú ý, sản lượng vẫn tăng dù giá bán container đang cao hơn gấp đôi so với cuối năm 2019, lên mức 3.645 đô la/ TEU. Nhu cầu container tăng mạnh cũng giúp các công ty cho thuê container kiếm bộn tiền. Triton International đã chi 3,4 tỷ USD để mua thêm tài sản cho thuê, nâng lượng container của công ty lên 25% trong năm nay, đồng thời thu lợi nhuận từ việc các hãng vận tải biển ký hợp đồng thuê dài hơn và giá container cũ tăng vọt.

Số lượng container sẵn có hạn chế, đã làm tăng lo ngại về sự phụ thuộc quá lớn vào các nhà sản xuất Trung Quốc, khiến Ủy ban hàng hải liên bang Mỹ phải mở cuộc điều tra về vấn đề này. Một lo ngại khác là chất lượng container của Trung Quốc sau khi các nhà sản xuất trong nước tăng thời gian làm việc đối với công nhân.

Là quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất container, vì việc vận chuyển một container rỗng từ cảng này sang cảng khác có thể tốn kém tương đương 1/4 chi phí sản xuất. Trung Quốc đã thống trị thị trường container kể từ khi hoạt động sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc dần di dời sang quốc gia này cách đây 3 thập kỷ.

Giới phân tích cho rằng, Việt Nam đang có vị thế tốt nhất trong việc "phá vỡ thế cầm trịch" gần như tuyệt đối của Trung Quốc trên thị trường container. Ngoài ra, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cũng là những đối thủ tiềm năng. (Cafef.vn 16/9)Về đầu trang

Doanh nghiệp vận tải "thiếu oxy" vì Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải

Trong công tác phòng chống dịch, con người là trọng tâm, chủ thể để giải quyết tận gốc mọi vấn đề. Đổi lại, áp dụng mệnh lệnh hành chính nhiều sẽ rơi vào tình trạng “thừa lý thuyết… thiếu thực tiễn”. Đó là phản ứng của các doanh nghiệp vận tải khi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM, xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn thành phố.

Theo ông Nguyễn Chí Hoàng – Tổng Giám đốc Công ty Vận tải Phượng Hoàng, cho rằng: trong phòng chống dịch thì con người là trọng tâm, chủ thể để giải quyết tận gốc dịch bệnh cũng như mọi vấn đề. Phương tiện vận tải, hàng hoá ít nguy cơ lây nhiễm nên chỉ là thứ yếu. Bởi, khi lái xe đã đáp ứng được các tiêu chí về xét nghiệm âm tính, tiêm vaccine tức là lái xe này đã có “thẻ xanh”, và phương tiện đã có “luồng xanh” thì không có lý do gì để bắt doanh nghiệp phải dừng hoạt động chỉ vì không đáp ứng được 1 trong 6 tiêu chí chính mà bị điểm 0 là hết sức vô lý. Vậy, chúng ta xây dựng “hộ chiếu vaccine” và phương tiện “luồng xanh” để làm gì? – ông Hoàng đặt vấn đề.

Cũng theo ông Hoàng, trong bộ tiêu chí này có nhiều nội dung thiên về lý thuyết hơn là tính khoa học và thực tiễn. Đơn cử, trong 10 tiêu chí mà Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM, xây dựng thì tiêu chí thứ 5 đang bộc lộ nhiều bất cập. Cụ thể, theo tiêu chí này quy định thì mật độ người tập trung trên phương tiện vận tải (bao gồm nhân viên phục vụ và người điều khiển phương tiện): Vận chuyển không quá 50% sức chứa của phương tiện (xe vận chuyển hàng hóa không quá 2 người trên xe): 10 điểm; Vận chuyển trên 50% đến dưới 70% sức chứa của phương tiện (xe vận chuyển hàng hóa vượt quá 2 người trên xe nhưng có giữ khoảng cách an toàn): 5 điểm; Vận chuyển từ 70% sức chứa của phương tiện trở lên (riêng xe vận chuyển hàng hóa vượt quá 2 người trên xe và không đảm bảo khoảng cách): 0 điểm?

Với tiêu chí này, có thể nói đây là một trong những nội dung thiếu thực tiễn, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong bao nhiêu khó khăn chồng chất do dịch Covid-19 gây ra, doanh nghiệp đã phải oằn mình chống chọi với dịch bệnh; xây dựng và thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương với phát sinh thời gian và chi phí như: đăng ký luồng xanh, giấy đi đường, xăng dầu tăng, giấy xét nghiệm PCR, test nhanh… Thế nhưng, nay lại phải giảm 50% sức chứa của phương tiện (tức là giảm tại trọng, xe 15 tấn thì chỉ được phép chở 7,5 tấn hoặc 10 tấn trở xuống, và 2 người người trên xe), trong khi trọng tải của xe được phép chở 15 tấn và tối đa là 3 người là hết sức bất cập.

Đáng nói, trong tiêu chí này, các phương tiện vận tải có chỉ số an toàn (CSAT) dưới 60% hoặc có ít nhất 1 tiêu chí bắt buộc không đạt (bị điểm 0), trong bộ tiêu chí sẽ “không được phép hoạt động” là thiếu cơ sở thực tiễn – ông Hoàng bức xúc.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Thuấn –  Tổng Giám đốc Công ty Vận tải Phương Quang, cho rằng: Nếu chỉ nói riêng thời gian làm thủ tục về giấy đi đường, đăng ký phương tiện luồng xanh thì doanh nghiệp đã quá mệt mỏi. Nhưng nay, nhiều địa phương lại đưa ra cách quản lý mỗi nơi một kiểu khiến doanh nghiệp kiệt sức và không còn khả năng hồi phục là rất đáng buồn - ông Thuấn chia sẻ.

Cũng theo ông Thuấn, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine để nới lỏng giãn cách, mở cửa, bình thường mới để phục hồi kinh tế. Thế nhưng, bộ tiêu chí này lại có vẻ như “xiết oxy” của doanh nghiệp bằng các mệnh lệnh hành chính, “giấy phép con” thì chẳng khác nào đẩy doanh nghiệp vào thế đường cùng.

Ông Nguyễn Văn Thuấn – Tổng Giám đốc Công ty Vận tải Phương Quang: các địa phương nói chung và TP HCM nói riêng, khi xây dựng các kế hoạch để giám sát, quản lý cần đảm bảo tính thời điểm, linh hoạt và hài hoà…  thay vì áp dụng các mệnh lệnh hành chính “nặng tính lý thuyết nhưng thiếu thực tiễn”.

Câu chuyện nhiêu khê về xin giấy đi đường của TP HCM hay việc đổi lái xe, sang hàng (trung chuyển hàng hoá) tại TP Cần Thơ trong thời gian vừa qua đã bộc lộ nhiều bất cấp khiến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn phương tiện bị ách tắc và không thể lưu thông hàng hoá phục vụ cho sản xuất là rất đáng lưu ý.

Chúng ta thử hình dung 1 phương tiện chở hàng chục tấn rau, củ, quả hay hàng trăm con lợn, và chiếu theo quy định của địa phương thì các phương tiện này phải trung chuyển sang xe khác để được lưu thông thì quả thực là ngoài sức tưởng tượng – ông Thuấn nói.

Theo ông Thuấn, chưa kể, nếu bộ tiêu chí này được thông qua thì nhân lực để thực hiện cho việc này cũng không phải là dễ. Bởi, nếu chỉ tính riêng lực lượng kiểm tra tại chốt phòng chống Covid-19 như hiện nay thì đã có tới 5- 6 đơn vị túc trực để giám sát việc này. Và nay lại phát sinh thêm lực lượng kiểm tra trọng tải (trạm cân), cộng thêm việc nới lỏng giãn cách, người dân sẽ đi lại nhiều hơn thì vấn đề ùn tắc giao thông là hoàn toàn có thể xảy ra.

Do đó, các địa phương nói chung và TP HCM nói riêng, khi xây dựng các kế hoạch để giám sát, quản lý cần đảm bảo tính thời điểm, linh hoạt và hài hoà…  thay vì áp dụng các mệnh lệnh hành chính “nặng tính lý thuyết nhưng thiếu thực tiễn”, dẫn đến gò bó doanh nghiệp, đặc biệt là ở thời điểm các doanh nghiệp đã kiệt sức là không nên – ông Thuấn nhấn mạnh. (Diendandoanhnghiep.vn 16/9)Về đầu trang

Hà Nội: Xây dựng “vùng xanh doanh nghiệp” tránh đứt gãy sản xuất

"Vùng xanh doanh nghiệp" là vùng sản xuất an toàn được các cấp chính quyền phê duyệt. Trong đó, người lao động đảm bảo an toàn không có F0, F1.

Tính đến thời điểm này, Hà Nội đã có 615 điểm "vùng xanh doanh nghiệp". Công đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền đồng cấp và doanh nghiệp đã phê duyệt phương án hoạt động, góp phần thực hiện "mục tiêu kép" vừa đảm bảo sản xuất, vừa an toàn phòng chống dịch.

Tại Công ty Cổ phần Công nghiệp phụ trợ ICHI Việt Nam, nhân viên được chia làm 3 ca sản xuất độc lập, lối đi riêng và không gặp nhau lúc giao ca để tránh việc lây nhiễm chéo.

Nguyên tắc "1 cung đường 2 điểm đến" cũng được công ty áp dụng. Trong trường hợp, người lao động buộc phải tham gia ma chay, cưới hỏi thì sau 14 ngày mới được đi làm.

Sáng kiến của doanh nghiện cùng tổ chức công đoàn thiết lập những "vùng xanh doanh nghiệp" đang đem lại những hiệu quả nhất định. Doanh nghiệp không bị đứt gãy sản xuất, kịp thời cung ứng các sản phẩm thiết yếu cho xã hội.

Đóng trên địa bàn quận Hoàng Mai - vùng được xác định có nguy cơ rất cao về dịch, song hơn 700 công nhân tại Công ty TNHH ABB Power Grids Việt Nam vẫn duy trì sản xuất không nghỉ ngày nào trong suốt thời gian giãn cách.

"Chúng tôi đã được hỗ trợ tiêm vaccine từ rất sớm với tỉ lệ 95% công nhân được tiêm. Các biện pháp phòng chống dịch 5k, đảm bảo giãn cách giữa các ca sản xuất cũng được chúng tôi thực hiện nghiêm", ông Chandan Singh - Tổng Giám đốc Công ty TNHH ABB Power Grids Việt Nam nói.

"Vùng xanh doanh nghiệp" là vùng sản xuất an toàn được các cấp chính quyền phê duyệt. Trong đó, người lao động đảm bảo an toàn không có F0, F1. Pano "Vùng xanh doanh nghiệp" được Liên đoàn lao động quận cấp cho các doanh nghiệp đảm bảo điều kiện thực hiện đó là: Quét QR code bắt buộc, xét nghiệm hàng tuần, thực hiện nghiêm 5K trước, trong và sau khi làm việc.

Lựa chọn tạm dừng hoạt động hoặc giải thể thì quá dễ nhưng để giữ được an toàn nhà xưởng, bảo vệ việc làm cho công nhân, có thêm đơn hàng mới lại không hề đơn giản. Rõ ràng nhân rộng "vùng xanh" sẽ tạo đà doanh nghiệp duy trì và phục hồi sản xuất trong trạng thái bình thường mới. (VTV.vn 15/9)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Thủ tướng: Đầu tư xây dựng thể chế là đầu tư cho phát triển

Sáng 16/9, chủ trì Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, được kết nối trực tuyến với 63 tỉnh thành phố trong cả nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh đầu tư cho xây dựng, hoàn thiện thể chế chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững, đề nghị lãnh đạo các bộ ngành, địa phương đặc biệt quan tâm, dành nguồn lực đến công tác quan trọng này.

Hội nghị tập trung đánh giá những thành tựu, kết quả đạt được trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật; nhận diện các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn chất lượng công tác này. Đặc biệt, hội nghị tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt về thể chế trong các lĩnh vực đang được xã hội, người dân và doanh nghiệp quan tâm, kịp thời ứng phó với tác với tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 như: pháp luật về môi trường, đất đai, an sinh xã hội, tài chính, hợp tác công - tư…

Sau khi nghe các ý kiến tham luận, phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh từ đầu tháng 4/2021, sau khi Chính phủ được kiện toàn, trên cơ sở kế thừa những thành tựu về xây dựng và hoàn thiện thể chế của các nhiệm kỳ trước, Chính phủ tiếp tục xác định công tác quan trọng này là nhiệm vụ trọng tâm nhằm triển khai đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế phát triển của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tuy nhiên, một số bộ ngành, địa phương chưa quan tâm tập trung chỉ đạo đúng mức, đúng tầm đến công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, nguồn lực đầu tư cho công tác này còn hạn chế. Vì vậy, Thủ tướng đặt ra một số yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể.

Thứ nhất, người đứng đầu các bộ, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của xây dựng và hoàn thiện thể chế. Dành thời gian, công sức thỏa đáng, ưu tiên nguồn lực về tài chính, ngân sách, cơ sở vật chất, đặc biệt tăng cường cán bộ có năng lực, trình độ và bảo đảm điều kiện, chế độ, chính sách cho những người tham gia.

Thứ hai, cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về hoàn thiện thể chế.

Thứ ba, làm sao để thể chế là động lực, đòn bẩy cho sự phát triển, trong đó phát huy tối đa nguồn lực con người, nguồn lực thiên nhiên và nguồn lực văn hóa, truyền thống lịch sử.

Thứ tư, phải rà soát những vướng mắc của thể chế từ thực tiễn, bám sát, tôn trọng thực tiễn, mọi chính sách, pháp luật phải hướng tới người dân, doanh nghiệp, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật.

Thứ năm, tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với thiết kế công cụ kiểm tra giám sát, quy định trách nhiệm, cắt giảm các thủ tục hành chính.

Thủ tướng nhấn mạnh đầu tư cho xây dựng thể chế chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững, phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết trước hết, chốn tham nhũng, tiêu cực lợi ích nhóm trong công tác rất quan trọng này. (VTV.vn 16/9)Về đầu trang

Công đoàn đưa hàng loạt kiến nghị sửa gói 26.000 tỷ đồng

Ngày 16/9, đại diện Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho hay cơ quan này đã có kiến nghị gửi Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi gói 26.000 tỷ đồng (Nghị quyết 68).

Tổng liên đoàn kiến nghị bổ sung hai nhóm lao động chưa được ký hợp đồng, chưa tham gia bảo hiểm xã hội vào diện hỗ trợ; mức hưởng như với lao động tự do. Nếu thông qua, nhóm này hưởng không thấp hơn 1,5 triệu đồng một người hoặc 50.000 đồng một ngày.

Bà Trần Thị Thanh Hà, Trưởng ban Quan hệ lao động của Tổng liên đoàn, phân tích nhiều người chưa được tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ, hoặc đã đóng nhưng doanh nghiệp nợ bảo hiểm khiến họ không thể nhận hỗ trợ. Trong hoàn cảnh ấy, người lao động bị mất quyền lợi bảo hiểm xã hội trợ cấp an sinh, nên cần được hỗ trợ sớm.

Ngoài ra, Tổng liên đoàn kiến nghị hỗ trợ thêm nhóm viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công như nhà khách, trung tâm văn hóa, cơ sở đào tạo nghề.

Với lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, hiện nhóm này muốn được hỗ trợ 1,855 triệu - 3,71 triệu, phải làm việc tại doanh nghiệp tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của chính quyền để phòng chống dịch. Song hàng trăm nghìn lao động đang phải tạm hoãn hợp đồng khi doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ".

Cả nước có hơn 873.000 lao động "3 tại chỗ" trong 9.100 doanh nghiệp và nhiều công ty chỉ duy trì khoảng 30 - 50% lao động sản xuất. Đơn cử như Bình Dương có 1.041 doanh nghiệp với 405.000 lao động đăng ký "3 tại chỗ", song chỉ 188.000 người đi làm, số còn lại tạm nghỉ. Công đoàn cho rằng những người này cần được hưởng mức hỗ trợ như lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương quy định tại Nghị quyết 68.

Với nhóm lao động ngừng việc, quy định hiện hành nêu họ được nhận hỗ trợ một triệu đồng song phải đáp ứng điều kiện vừa bị ngừng việc, vừa phải cách ly y tế hoặc trong các khu phong tỏa từ 14 ngày trở lên. Tổng liên đoàn đề nghị sửa đổi theo hướng chỉ cần người đó ngừng việc 14 ngày trở lên là được hỗ trợ, bỏ điều kiện doanh nghiệp phải trong vùng phong tỏa, cách ly hoặc tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Trên thực tế, hàng trăm công ty đang thực hiện "3 tại chỗ" hoặc tạm ngừng hoạt động mà không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Tổng liên đoàn đề nghị Chính phủ giải quyết hỗ trợ cho lao động tại địa bàn đang áp dụng Chỉ thị 16 mà không cần văn bản xác nhận của chính quyền.

Ngoài sửa đổi gói an sinh, Tổng liên đoàn đề nghị các cơ quan tháo gỡ khó khăn trong giải quyết bảo hiểm thất nghiệp cho lao động. Các cấp công đoàn phản ánh, nhiều địa phương đang áp dụng Chỉ thị 16 nên không tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp; thủ tục yêu cầu phải có bản chính hoặc bản sao công chứng một số giấy tờ.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến bộ ngành, địa phương dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68 trước khi trình Chính phủ. Đề xuất sửa đổi sau hai tháng chính sách ban hành, hôm 1/7. Theo cơ quan này, quá trình thực hiện cho thấy một số quy định chưa phù hợp thực tiễn. Việc giải ngân ở địa phương còn chậm, kết quả chưa cao. (Vnexpress.net 16/9, Hồng Chiêu) Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Những “con mắt thông minh” ở Yên Bái

Sau khi hệ thống camera trên địa bàn tỉnh Yên Bái bắt đầu được vận hành, người dân khi tham gia giao thông có thể bị xử lý vi phạm bất cứ lúc nào nhờ những “con mắt” thông minh được lắp đặt trên toàn tỉnh.

Hệ thống camera giám sát đô thị thông minh là một hạng mục của Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị thông minh tỉnh Yên Bái, được triển khai từ tháng 1/2021, có tổng số 58 điểm với 155 camera được lắp đặt trên địa bàn toàn tỉnh.

Vị trí các camera đặt tại những nơi ngã ba, ngã tư, khu vực bến xe, nhà ga, tại cổng trụ sở các cơ quan, những nơi đông dân cư, những nút giao thông trọng yếu và những tuyến đường giáp ranh với các tỉnh lân cận.

Toàn bộ các camera ngoại vi được kết nối bằng đường mạng riêng kéo tập trung về Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh, đảm bảo an toàn bảo mật. Đồng thời được phân cấp, phân quyền và truyền về 4 phòng khai thác thuộc Công an tỉnh, 1 phòng khai thác thuộc Sở Giao thông Vận tải và 8 phòng giám sát tại Công an các huyện, thị xã để khai thác các thực hiện nghiệp vụ về quản lý giao thông, giám sát an ninh công cộng và phân tích xử lý hình ảnh phục vụ mục tiêu đa chức năng. (Baotainguyenmoitruong.vn 16/9)Về đầu trang

Vĩnh Long thực hiện 6 biện pháp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

Ngày 14/9, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời đã ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Long.

Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, kết quả khảo sát điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp cảm nhận, đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh của Tỉnh vẫn còn một số mặt chưa tốt, thể hiện ở các lĩnh vực có chỉ số thành phần tụt giảm điểm số hoặc thứ hạng.

Do đó, tỉnh Vĩnh Long cần nỗ lực nhiều hơn để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, thu hút nhiều nhà đầu tư đến Vĩnh Long. Đồng thời, phải quyết liệt hơn trong việc khắc phục những hạn chế nhằm cải thiện cả về điểm số và thứ hạng đối với các chỉ số trong thời gian tới.

Để tiếp tục cải thiện chỉ số PCI của Tỉnh trong năm 2021 và những năm tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long chỉ thị các cấp, các ngành và địa phương tập trung thực hiện tốt 6 nội dung quan trọng.

Đó là, tăng cường trách nhiệm, tính chủ động của các sở, ban, ngành và các đơn vị được phân công chủ trì cải thiện chỉ số PCI và từng chỉ số PCI thành phần; Đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong giải quyết khó khăn, hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp…

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố xem việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh, Chủ tịch UBND Tỉnh về kết quả cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên lĩnh vực, địa bàn quản lý. (Baodautu.vn 16/9) Về đầu trang

Thừa Thiên Huế hợp tác với Hàn Quốc phát triển đô thị thông minh

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ký bản ghi nhớ hợp tác phát triển đô thị thông minh với Tập đoàn Đất đai và Nhà ở Hàn Quốc.

Theo biên bản được ký kết, hai bên sẽ thiết lập quan hệ hợp tác trong lĩnh vực xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch tổng thể, phát triển đô thị thông minh và ứng dụng công nghệ Đô thị thông minh nhằm mục tiêu đầu tư và thực hiện các nghiên cứu về phát triển đô thị và khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô và các công trình đô thị khác do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý và đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Đô thị thông minh đại diện cho Việt Nam.

Sau khi ký kết hai bên sẽ tổ chức hội thảo và các cuộc họp thảo luận, đồng thời trao đổi thông tin cần thiết xúc tiến các kế hoạch, chiến lược phát triển về Đô thị thông minh do các quốc gia khác cùng với Hàn Quốc thực hiện và chuẩn bị kế hoạch áp dụng các mô hình, dự án đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cụ thể sẽ lập kế hoạch xúc tiến các dự án đầu tư phát triển Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô và các công trình đô thị khác do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý. Hai bên cũng hợp tác ứng dụng công nghệ Đô thị thông minh vào các dự án đang được triển khai tại tỉnh Thừa Thiên Huế và phát triển công nghệ Đô thị thông minh.

Bên cạnh đó sẽ xúc tiến dự án Khu Đô thị Thông minh Truyền thông trong khu đô thị mới An Vân Dương, 2 khu công nghiệp trong khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô và 1 khu đô thị làm dự án thí điểm hợp tác Đô thị thông minh, đồng thời hợp tác nghiên cứu phát triển.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đánh giá cao những nỗ lực hợp tác của Tập đoàn Đất đai và Nhà ở Hàn Quốc trong thời gian qua, đặc biệt trong việc hợp tác nghiên cứu đầu tư phát triển tại Khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô, khu đô thị mới An Vân Dương cùng với Công ty TNHH SMC Huế. Các hoạt động của Tập đoàn đều có định hướng, chiến lược rõ ràng, có lộ trình phát triển phù hợp, hiểu rõ được tiềm năng thế mạnh của địa phương. (Vneconomy.vn 16/9, Nhĩ Anh)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Để xảy ra hàng loạt sai phạm về đất đai, dự án, Giám đốc Sở TNMT Lạng Sơn bị kỷ luật

Sở Nội vụ Lạng Sơn đã có Văn bản 214/BC-SNV báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra (KLTT) 2318 của Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kết luận về việc thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh trong thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và quản lý đất đai (giai đoạn 1/1/2010-31/12/2017).

Về việc tổ chức kiểm điểm trách nhiệm trong thực hiện các dự án và công tác quản lý đất đai theo KLTT 2318, Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan đến các vi phạm trong việc triển khai, thực hiện các dự án: khu đô thị (KĐT) mới Phú Lộc I, II, III, IV; KĐT Nam Hoàng Đồng I TP Lạng Sơn và quản lý, sử dụng đất đai tại xã Mai Pha, TP Lạng Sơn.

Căn cứ tinh thần, thái độ kiểm điểm, giải trình của các tập thể, cá nhân; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể tại thời điểm xảy ra sai phạm; căn cứ tính chất, mức độ và hậu quả, UBND tỉnh đã thống nhất hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc với 3/3 tập thể và 27/28 cá nhân liên quan và áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách với 1/28 cá nhân là ông Côi.

Như đã phản ánh, năm 2020, TTCP ban hành KLTT 2318 chỉ ra hàng loạt sai phạm của UBND tỉnh Lạng Sơn và các sở, ngành trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và quản lý đất đai (giai đoạn 1/1/2010 – 31/12/2017).

Tại dự án KĐT Phú Lộc, ngày 20/4/2004, Thủ tướng ban hành Văn bản số 544/CP-NN đồng ý chủ trương cho tỉnh Lạng Sơn thực hiện dự án theo hình thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng; đồng thời chỉ đạo tỉnh làm thủ tục thu hồi, giao đất thực hiện dự án và thực hiện cơ chế tài chính trong việc thu tiền sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai.

UBND tỉnh đã không thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo trên, không chấp hành các quy định pháp luật để triển khai nên việc tổ chức thực hiện dự án có nhiều sai phạm. Về chủ trương đầu tư dự án, tỉnh không lập báo cáo xin phép đầu tư để lấy ý kiến bằng văn bản của bộ quản lý và các bộ, ngành, địa phương liên quan để báo cáo Thủ tướng cho phép đầu tư.

Dù chưa được Thủ tướng cho phép đầu tư nhưng tỉnh vẫn chỉ đạo các cơ quan chức năng căn cứ vào đồ án quy hoạch KĐT Phú Lộc để chia tách thành các dự án thành phần gồm: KĐT mới Phú Lộc I, II, II, IV để lập báo cáo nghiên cứu khả thi như một dự án đầu tư độc lập là vi phạm quy định của Chính phủ. Sau khi chia tách các dự án thành phần, tỉnh không tổ chức đấu thầu công trình, đấu giá đất để lựa chọn nhà thầu.

Liên quan các sai phạm trong thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo KLTT 2318, TTCP cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Lạng Sơn nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm về việc Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch các huyện, TP, Giám đốc các sở, ngành không tiếp công dân đầy đủ. Giám đốc Sở TN&MT tiếp dân với tỉ lệ dưới 1%... (PhapluatPlus.vn 16/9, Tuệ An)Về đầu trang

Tỉnh ủy Phú Yên chỉ đạo xử lý vụ 1 trưởng phòng 2 lần vi phạm giao thông

Ngày 15-9, Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Hòa chỉ đạo xử lý nghiêm những vi phạm của ông Dương Ngọc Bi, Huyện ủy viên, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phú Hòa theo quy định để nêu gương trong cán bộ, đảng viên.

Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Hòa tiếp tục quán triệt trong cán bộ, công chức, người lao động trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Qua đó, tạo sự đồng lòng, nhất trí trong toàn Đảng bộ, nhân dân huyện nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Vụ việc trên vừa được PLO phản ánh trong hai ngày 13 và 14-9. Theo đó, ông Dương Ngọc Bi vừa bị chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính tổng cộng 36,5 triệu đồng. Trong đó, ông Bi bị phạt 35 triệu đồng về hành vi điều khiển ô tô trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4miligam/1 lít khí thở.

Ông Bi còn bị phạt 1,5 triệu đồng về hành vi điều khiển xe đi vào đường có biển báo cấm lưu thông. Cùng đó, phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 23 tháng đối với ông Bi.

Trước đó, lúc 21 giờ 35 ngày 3-9, lực lượng CSGT Công an TP Tuy Hòa (Phú Yên) kiểm tra, phát hiện ông Dương Ngọc Bi có dấu hiệu đã sử dụng rượu bia nhưng lái ô tô con đi trên đường Trần Quang Khải, thuộc xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa. Ngoài ra, ông Bi còn lái ô tô đi vào đường cấm ô tô.

Trong một clip chia sẻ trên mạng xã hội, một CSGT nêu rõ ông Bi điều khiển ô tô khi người có mùi rượu bia, lái xe vào đường cấm, ra đường vào khung giờ cấm để phòng chống dịch COVID-19 nhưng không có giấy đi đường, lái xe bỏ chạy khi lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe kiểm tra…

Hồi tháng 1-2020, ông Bi đã bị UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng về hành vi điều khiển ô tô trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn ở mức 1.137 miligam/lít khí thở và điều khiển xe khi không có giấy phép lái xe.

Tuy nhiên, ông Bi không bị xử lý về mặt đảng và chức vụ mà được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Hòa tại đại hội hồi tháng 7-2020. Đầu tháng 2-2021, ông Bi được điều động, bổ nhiệm làm chánh Thanh tra huyện Phú Hòa. Đến ngày 13-8, ông Bi lại được điều động, bổ nhiệm giữ chức trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. (Plo.vn 16/9)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Italy sắp áp dụng thẻ xanh Covid-19 bắt buộc tại nơi làm việc

Italy dự kiến yêu cầu người lao động mang thẻ xanh Covid-19 tại nơi làm việc, cảnh báo họ sẽ bị đình chỉ hoặc trừ lương nếu thiếu chứng nhận.

Italy là vùng dịch lớn thứ 12 thế giới và số ca tử vong lớn thứ hai châu Âu, với 4.618.040 ca nhiễm nCoV và 130.100 người chết do Covid-19. Khoảng 73% trong số 60 triệu dân nước này đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19, trong đó 65% dân số đã tiêm đủ hai liều.

Nếu kế hoạch này được thực hiện, Italy sẽ trở thành nước châu Âu đầu tiên áp dụng thẻ xanh bắt buộc tại nơi làm việc, trong bối cảnh nước này đang tăng tốc tiêm chủng và kiểm soát dịch bệnh. Người không có thẻ xanh Covid-19 sẽ bị đình chỉ công việc hoặc cắt giảm lương, nhưng chưa rõ có bị đuổi việc hay không.

Tuy nhiên, kế hoạch này cũng vấp phải sự phản đối với lý do vi phạm quyền tự do cá nhân, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra trước khi giới chức công bố kế hoạch áp dụng bắt buộc thẻ xanh Covid-19 cho doanh nghiệp tư nhân.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 42.446.636 ca nhiễm và 684.797 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 138.456 và 2.103 trường hợp so với một ngày trước đó.

Số ca Covid-19 nhập viện và tử vong gần đây gia tăng do biến chủng Delta khiến chính quyền cứng rắn hơn với yêu cầu tiêm vaccine, phương pháp mà Tổng thống Joe Biden coi là cách tốt nhất để bảo vệ nền kinh tế và chấm dứt đại dịch.

Lục quân Mỹ ngày 14/9 cho biết các binh sĩ tại ngũ phải tiêm vaccine trước ngày 15/12, trong khi Vệ binh Quốc gia nới thời hạn này đến 30/6/2022. Các binh sĩ không chịu tiêm vaccine sau thời hạn này mà không thuộc diện miễn trừ sẽ bị xếp vào diện bất tuân mệnh lệnh, có thể bị đình chỉ công tác, hạ cấp bậc, không thăng quân hàm, bị khiển trách và thậm chí buộc giải ngũ.

Mức độ hình phạt phụ thuộc vào cấp bậc của binh sĩ trong lục quân Mỹ. Những người giữ vị trí chỉ huy mà không tiêm vaccine có thể đình chỉ công tác hoặc hạ cấp bậc.

Các binh sĩ không quân Mỹ phải hoàn thành liệu trình tiêm vaccine trước ngày 2/11, còn hạn chót với không quân của Vệ binh Quốc gia và lực lượng dự bị là ngày 2/12. Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ yêu cầu toàn bộ binh sĩ tiêm vaccine trước ngày 28/11, lực lượng dự bị trước 28/12.

Hà Lan sẽ dỡ bỏ đa số biện pháp giãn cách xã hội từ ngày 25/9 và áp dụng thẻ xanh Covid tại một số địa điểm. Nước này hiện ghi nhận 1.977.016 ca nhiễm và 18.090 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 2.354 và 7 ca.

Người dân vẫn phải đeo khẩu trang khi di chuyển bằng phương tiện công cộng và ở trường học, đồng thời được khuyến cáo làm việc ở nhà nếu có thể. Chính phủ Hà Lan cũng ban hành thẻ xanh vaccine cho người từ 13 tuổi trở lên để vào các địa điểm như nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim, bảo tàng, lễ hội tổ chức trong nhà và ngoài trời.

Hơn 70% người Hà Lan, tương đương 12,6 triệu người, đã tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19, trong khi 65% người đã tiêm đủ hai mũi. Ban cố vấn y tế của chính phủ hôm 14/9 cho hay không cần tiêm mũi tăng cường cho đa số người dân vì hai mũi đã đủ hiệu quả. Số ca nhiễm mới tại Hà Lan đã giảm xuống còn 2.000 ca mỗi ngày, trong đó 450 bệnh nhân đang nằm viện điều trị. (Vnexpress.net 16/9, Vũ Anh)Về đầu trang

Italy xem xét điều chỉnh cách tính hóa đơn tiền điện

Theo các nguồn tin thân cận, Italy đang xem xét điều chỉnh cách tính toán hóa đơn tiền điện, nhằm kiểm soát giá trong thời điểm chi phí năng lượng tăng cao.

Bộ trưởng Truyền tải điện Italy Roberto Cingolani mới đây cho biết, giá điện bán lẻ tại nước này có thể tăng 40% trong quý tới, do giá khí đốt toàn cầu tăng và chi phí cho giấy phép xả thải.

Giá điện đã tăng 9,9% trong quý trước. Mức tăng sẽ vào khoảng 20% nếu Italy không bơm 1,2 tỷ euro (1,4 tỷ USD) để giảm chi phí hệ thống.

Theo nhóm bảo vệ người tiêu dùng Assoutenti, nếu hóa đơn tiền điện tăng 40%, chi phí của các gia đình sẽ tăng 1.300 euro một năm.

Cải cách đang được xem xét bao gồm việc điều chỉnh chi phí hệ thống trong hóa đơn mà người tiêu dùng phải trả, với một đề xuất được đưa ra là đưa chi phí này vào hệ thống thuế chung.

Theo người đứng đầu nhóm tư vấn về năng lượng Nomisma Energia, Davide Tabarelli, việc đưa chi phí hệ thống ra khỏi hóa đơn tiền điện có thể bù lại cho việc tăng giá do giá hàng hóa tăng.

Chi phí hệ thống, bao gồm các chi phí như chi phí cho các sáng kiến năng lượng tái tạo và an toàn hạt nhân, chiếm trung bình trên 20% hóa đơn tiền điện của người dân Italy. (TTXVN/Bnews.vn 16/9, Lê Minh) Về đầu trang ./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Các tin khác