Bản tin ngày 29-9-2021

15:46, Thứ Tư, 29-9-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tải file tại đây

tt

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

 
 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

 

Tâm dịch mới tại Quảng Bình diễn biến phức tạp. 4

Laodong.vn 29/9, Lê Phi Long: Antt.vn 29/9

 

Ngày 28/9, Việt Nam ghi nhận 4.589 ca nhiễm mới, giảm hơn 50% so với hôm trước. 5

TTXVN/Baotintuc.vn/VietnamPlus.vn 28/9; Tienphong.vn 28/9; Zingnews.vn 28/9; Plo.vn 28/9; Kinhtedothi.vn 28/9; Nld.com.vn 28/9; Vov.vn 28/9; Nhandan.vn 28/9; Vietnamnet.vn 28/9; VTC.vn 28/9; Suckhoedoisong.vn 28/9; An ninh Thủ đô 29/9, tr2; Hà Nội mới 29/9, tr7; An ninh Thủ đô 29/9, tr2

 

Quảng Bình phát hiện 3 nhân viên y tế ở Ba Đồn nhiễm SARS-CoV-2. 6

Nld.com.vn 29/9, Hoàng Phúc: Tienphong.vn 29/9

 

Tỉnh Quảng Bình cử Tổ công tác "giải cứu" thị xã Ba Đồn. 7

Nld.com.vn 29/9, Hoàng Phúc

 

10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cao và thấp nhất tính đến 29/9. 8

Tienphong.vn 29/9, Quảng An

 

Từng bước thích ứng an toàn với dịch. 9

Nhandan.vn 29/9: Nhân dân 29/9, tr7

 

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

 

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình chuẩn bị nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.. 12

Quochoi.vn 29/9

 

Tuyên Hóa: Tập trung chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2021. 13

Baoquangbinh.vn 29/9, Dương Công Hợp

 

KINH TẾ

 

8.000 hộ dân huyện Quảng Ninh được vay 346 tỷ đồng vốn ưu đãi 14

Danviet.vn 29/9, Thu Hà: Nông thôn ngày nay 29/9, tr8+9

 

Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Bố Trạch huy động tiết kiệm đạt trên 124 tỷ đồng. 16

Ngaymoionline.com.vn 29/9, Phan Chi - Thanh Sang

 

Chủ động phòng ngừa dịch bệnh cho đàn vật nuôi từ sớm.. 17

Baoquangbinh.vn 28/9, Dương Công Hợp

 

Háo hức vươn khơi "săn lộc biển" sau những ngày dài neo bến. 19

Phụ nữ Việt Nam 29/9, tr5, Đình Nguyên

 

XÃ HỘI

 

Hơn 10 năm hứng chịu “bom đá” do nổ mìn khai thác đá. 21

Sggp.org.vn 28/9, Minh Phong: Sài Gòn giải phóng 29/9, tr6

 

Cho đi để nhận về. 23

Daidoanket.vn 29/9, Quảng Nghĩa: Đại đoàn kết 29/9, tr6

 

Người Rục và một thập kỷ bứt phá! 24

Baodantoc.vn 29/9)

 

Khảo sát xây dựng cầu cứu hộ cứu nạn hơn 1,5km cho người Rục. 26

Sggp.org.vn 29/9, Minh Phong

 

Đảm bảo an toàn cho công trình thủy lợi trong mùa mưa bão. 27

Baoxaydung.com.vn 28/9, Nhất Linh

 

Quảng Bình khôi phục và phát triển du lịch trong trạng thái mới 29

Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự 12h 29/9 lúc 12h15

 

Làng biển nơi chân sóng. 30

Dulich.petrotimes.vn 29/9

 

AN NINH – QUỐC PHÒNG

 

Nắm chắc địa bàn cơ sở, bảo vệ rừng tại gốc. 32

Baoquangbinh.vn 29/9, Dương Công Hợp

 

Muôn kiểu xâm hại rừng (kỳ 4): Mất rừng từ những đốm lửa. 34

Kinhtemoitruong.vn 28/9, Xuân Hòa - Hà Nam

 

I. Thông tin liên quan đến dịch COVID-19

1. Tâm dịch mới tại Quảng Bình diễn biến phức tạp

(Laodong.vn 29/9, Lê Phi Long: Antt.vn 29/9)

Với việc ghi nhận có ca mắc mới trong bệnh viện và nhân viên y tế, tỉnh Quảng Bình nhận định tình hình dịch bệnh tại "tâm dịch" thị xã Ba Đồn đang diễn biến phức tạp, khó lường.

 

Sáng 29/9, Trung tâm Chỉ huy Phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Quảng Bình cho biết, tính từ 6h00 ngày 28.9 đến 6h00 ngày 29.9, tỉnh Quảng Bình phát hiện 13 ca mắc COVID-19 mới.

Kết quả trên có được sau khi xét nghiệm cho 17.110 người trên địa bàn. Hiện tổng số ca toàn tỉnh từ trước đến nay là 1.669 ca, hiện có 1.215 ca đã điều trị khỏi. Tất cả ca mắc mới đều ở trong khu vực phong tỏa trên địa bàn tỉnh. Trong đó, thị xã Ba Đồn 8 ca (ở phường Quảng Thọ), các Khu cách ly tập trung 5 ca.

Theo thống kê, từ ngày 16.9, khi ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng, đến nay thị xã Ba Đồn đã ghi nhận 77 ca bệnh và tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, khó lường.

Trong hôm 28/9, thị xã Ba Đồn đã ghi nhận một số ca mắc mới COVID-19 trong bệnh viện và nhân viên y tế. Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình thống nhất với Ban Thường vụ Thị ủy, UBND thị xã Ba Đồn tinh thần quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn, khống chế dịch bệnh một cách kịp thời, hiệu quả nhất.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ An Phong nhấn mạnh, việc phát hiện ca nhiễm mới trong bệnh viện ở thị xã Ba Đồn cho thấy, dịch bệnh đang hết sức phức tạp, công tác phòng, chống dịch cần phải nhanh hơn một bước.

Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đề nghị thị xã Ba Đồn cần kịp thời phong tỏa, thiết lập khu cách ly tập trung tại Khoa Ngoại, Bệnh viện đa khoa Bắc Quảng Bình và Trung tâm Y tế thị xã; tổ chức khử khuẩn toàn bộ khu vực phong tỏa.

Đồng thời, đưa toàn bộ F1 là lực lượng cán bộ, nhân viên y tế của Khoa Ngoại đi cách ly tập trung ở nơi khác để bảo toàn lực lượng tuyến đầu. Riêng cán bộ, nhân viên Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh là F1 (trong những ngày vừa qua trực tiếp hỗ trợ thị xã Ba Đồn chống dịch) được phép cách ly tập trung tại đơn vị để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ. 

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cũng giao Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh hỗ trợ về nhân lực, chuyên môn cho lực lượng y tế thị xã Ba Đồn; tham mưu cho lãnh đạo thị xã có những quyết định đúng đắn trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Về đầu trang 

https://laodong.vn/xa-hoi/tam-dich-moi-tai-quang-binh-dien-bien-phuc-tap-958420.ldo

2. Ngày 28/9, Việt Nam ghi nhận 4.589 ca nhiễm mới, giảm hơn 50% so với hôm trước

(TTXVN/Baotintuc.vn/VietnamPlus.vn 28/9; Tienphong.vn 28/9; Zingnews.vn 28/9; Plo.vn 28/9; Kinhtedothi.vn 28/9; Nld.com.vn 28/9; Vov.vn 28/9; Nhandan.vn 28/9; Vietnamnet.vn 28/9; VTC.vn 28/9; Suckhoedoisong.vn 28/9; An ninh Thủ đô 29/9, tr2; Hà Nội mới 29/9, tr7; An ninh Thủ đô 29/9, tr2)

Từ 17 giờ ngày 27/9 đến 17 giờ ngày 28/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.589 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, giảm hơn 50% so với hôm trước

Trong số các ca nhiễm mới có 6 ca nhập cảnh và 4.583 ca ghi nhận trong nước (giảm 4.759 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố (có 717 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh gồm: Bình Dương (2.575 ca), Đồng Nai (787 ca), TP Hồ Chí Minh (377 ca), An Giang (232 ca), Long An (159 ca), Kiên Giang (70 ca), Tây Ninh (55 ca), Cần Thơ (52 ca), Bình Thuận (48 ca), Tiền Giang (38 ca), Khánh Hòa (35 ca), Ninh Thuận (16 ca), Bình Phước (15 ca), Quảng Bình (15 ca), Đắk Lắk (14 ca), Hậu Giang (11 ca), Hà Nam (11 ca), Cà Mau (10 ca), Vĩnh Long (8 ca), Trà Vinh (7 ca), Đồng Tháp (7 ca), Hà Nội (6 ca), Đắk Nông (5 ca), Bình Định (5 ca), Quảng Ngãi (5 ca), Quảng Trị (4 ca), Phú Yên (3 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (3 ca), Quảng Ninh (2 ca), Bến Tre (2 ca), Quảng Nam (2 ca), Đà Nẵng (2 ca), Bắc Giang (1 ca), Bạc Liêu (1 ca).

Trong 24 giờ qua, TP Hồ Chí Minh cũng thực hiện xét nghiệm tầm soát cộng đồng bằng kỹ thuật test nhanh kháng nguyên tại vùng nguy cơ cao và nguy cơ rất cao, kết quả ghi nhận 3.417 trường hợp dương tính với test kháng nguyên nhanh.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (giảm 1.218 ca), Long An (giảm 31 ca), Tây Ninh (giảm 25 ca). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (171 ca), An Giang (101 ca), Bình Thuận (16 ca). Về đầu trang

https://baotintuc.vn/y-te/ngay-289-viet-nam-ghi-nhan-4589-ca-nhiem-moi-giam-hon-50-so-voi-hom-truoc-20210927182506151.htm

3. Quảng Bình phát hiện 3 nhân viên y tế ở Ba Đồn nhiễm SARS-CoV-2

(Nld.com.vn 29/9, Hoàng Phúc: Tienphong.vn 29/9)

Ba nhân viên y tế đang làm việc tại Trung tâm Y tế thị xã Ba Đồn và Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2, sau thời gian nỗ lực đi xét nghiệm, lấy mẫu bệnh nhân.

Sáng 29-9, Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình đã phát đi thông báo khẩn truy tìm những trường hợp liên quan đến các trường hợp F0 từ ca 78 đến ca 92 vừa xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, đáng chú ý có 3 nhân viên y tế được xác định mắc Covid-19.

3 trường hợp này, gồm: Tr.T.T.T (SN 1983; ở phường Quảng Thọ) và T.T.H (SN 1978; ở phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn) - đang công tác tại Trung tâm Y tế thị xã. Người còn lại là N.T.H.S (SN 1984; ở xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch) - là điều dưỡng thuộc Khoa Ngoại - Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, đóng trên địa bàn thị xã Ba Đồn.

Tại Khoa Ngoại - Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, liên quan đến nữ điều dưỡng mắc Covid-19, bệnh viện đã truy vết và ghi nhận 13 trường hợp được xác định là F1. Cụ thể, kíp trực 8 người trong khoa (1 phó trưởng khoa, 2 bác sĩ và 5 điều dưỡng); 5 trường hợp khác trong đó có 3 bệnh nhân điều trị tại khoa và 2 người nhà.

Hiện toàn bộ 8 bác sĩ, nhân viên y tế trong kíp trực và 5 người là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đã được lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời cách ly, theo dõi tại Khoa Ngoại - Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình.

Hai trường hợp là nhân viên của Trung tâm Y tế thị xã Ba Đồn trước khi phát hiện mắc Covid-19 đã trực tiếp tham gia lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại các khu phong tỏa, khu cách ly trên địa bàn tại các phường Ba Đồn, phường Quảng Thọ.

Trong đó, chị T.T.H từ hôm 17 đến 23-9 đã cùng các nhân viên y tế khác tham gia lấy mẫu tại các khu phố 1,2,3,4,5,6 ở phường Ba Đồn và TDP Minh Lợi, phường Quảng Thọ (có mang đồ bảo hộ). Từ ngày 24 đến nay, chị ở lại làm việc tại cơ quan.

Còn trường hợp Tr.T.T.T hôm 18-9 có làm việc cùng phòng với chị H. (ca F0 trên) và chị N. kế toán cùng nhiều người khác trong cơ quan (có đeo khẩu trang). Khoảng 8 giờ ngày 21-9, T. lên họp Tổ giúp việc của Trung tâm Chỉ huy tại UBND thị xã Ba Đồn trong vòng 1 giờ, có mang khẩu trang; từ hôm 27 đến 29-9 thì làm việc tại cơ quan.

Theo Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 28-9 đến 6 giờ 29-9), địa phương này đã ghi nhận thêm 13 ca mắc Covid-19 mới; nâng tổng số ca ghi nhận từ trước đến nay 1669 ca. Trong đó, 1.215 ca đã điều trị khỏi và xuất viện. Về đầu trang 

https://nld.com.vn/suc-khoe/quang-binh-phat-hien-3-nhan-vien-y-te-o-ba-don-nhiem-sars-cov-2-20210928234250108.htm 

4. Tỉnh Quảng Bình cử Tổ công tác "giải cứu" thị xã Ba Đồn

(Nld.com.vn 29/9, Hoàng Phúc)

images715541_z2799998436903_0a6b8282c6815305ee7718bb1c72e07f

Ông Hồ An Phong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cùng Tổ công tác làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thị xã Ba Đồn bàn về các phương án chống dịch

Thị xã Ba Đồn hiện là địa phương duy nhất của Quảng Bình ghi nhận bệnh nhân Covid-19 trong cộng đồng, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Tổ công tác để chỉ đạo, phối hợp hỗ trợ Ba Đồn chống dịch. Tổ công tác do ông Hồ An Phong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - là Tổ trưởng; ông Phan Thanh Hải - Phó Giám đốc Sở Y tế - làm Tổ phó; cùng 7 thành viên là lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Nhiệm vụ của Tổ công tác là chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn, phối hợp với Ban Thường vụ Thị ủy, UBND thị xã Ba Đồn giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm ngăn chặn, khống chế dịch bệnh một cách kịp thời, hiệu quả nhất.

Thị xã Ba Đồn cũng đang triển khai phương châm truy vết thần tốc, xét nghiệm rộng và nhanh, phong tỏa phạm vi hẹp... nỗ lực kiểm soát, hạn chế tối đa sự lây lan của dịch Covid-19. Đồng thời, bảo đảm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chuỗi cung ứng, giao dịch không bị "đóng băng" vì thực hiện phong tỏa trên diện rộng.

Ông Hồ An Phong cho biết việc phát hiện ca nhiễm mới trong bệnh viện cho thấy dịch bệnh đang hết sức phức tạp, công tác phòng, chống dịch cần phải nhanh hơn một bước. Vì thế, thị xã cần kịp thời phong tỏa, thiết lập khu cách ly tập trung tại Khoa Ngoại - Bệnh viện đa khoa Bắc Quảng Bình và Trung tâm Y tế thị xã; tổ chức khử khuẩn toàn bộ khu vực phong tỏa.

Ông Phong cũng yêu cầu Bệnh viện đa khoa Bắc Quảng Bình khẩn trương thu dung, điều trị, khám chữa bệnh trong trạng thái mới. Khi Khoa Ngoại không hoạt động, nếu có những trường hợp mổ cấp cứu cần phối hợp với Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới chuyển tuyến kịp thời để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình giao Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hỗ trợ về nhân lực, chuyên môn cho lực lượng y tế thị xã; đánh giá kịp thời nguy cơ dịch bệnh để tham mưu cho lãnh đạo thị xã có những quyết định đúng đắn trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Về đầu trang 

https://nld.com.vn/suc-khoe/quang-binh-phat-hien-3-nhan-vien-y-te-o-ba-don-nhiem-sars-cov-2-20210928234250108.htm

5. 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cao và thấp nhất tính đến 29/9

(Tienphong.vn 29/9, Quảng An)


10 địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 thấp nhất (tính theo số mũi tiêm/ số vắc xin phân bổ theo quyết định) là: Bắc Kạn, Hưng Yên, Quảng Trị, Kiên Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Hà Nam, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Sóc Trăng.

Thông tin từ Cổng thông tin tiêm chủng tính đến sáng 29/9, 10 địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cao nhất (tính theo số mũi tiêm/ số vắc xin phân bổ theo quyết định) là: Phú Yên, Lạng Sơn, Bình Phước, Đồng Tháp, Lào Cai, Bắc Ninh, Phú Thọ, Đà Nẵng, Cà Mau, Cao Bằng.

10 địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 thấp nhất (tính theo số mũi tiêm/ số vắc xin phân bổ theo quyết định) là: Bắc Kạn, Hưng Yên, Quảng Trị, Kiên Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Hà Nam, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Sóc Trăng.

Theo Bộ Y tế cho biết, đến ngày 27/9, cả nước đã tiêm được hơn 40,2 triệu liều vắc xin, trong đó có khoảng 23 triệu người đã được tiêm 1 liều vắc xin và 8,6 triệu người tiêm đủ 2 liều vắc xin. Tỷ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin đạt 43,9 %. Từ ngày 6 đến ngày 15/9, trung bình cả nước tiêm được khoảng 1 triệu liều vắc xin/ngày.

Trong ngày 27/9 có 879.618 liều vắc xin COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 40.095.031 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 31.497.967 liều, tiêm mũi 2 là 8.597.064 liều.

Cũng trong ngày 27/9, lễ bàn giao lô 2,6 triệu liều vắc xin AstraZeneca do Chính phủ Đức viện trợ đã được tổ chức tại trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam, với sự có mặt của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, đại diện Bộ Y tế, và Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner.

Theo thông cáo của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, hôm 26/9, lô vắc xin gồm 2,6 triệu liều này đã về đến TP HCM. Cùng với hơn 850.000 liều hỗ trợ qua cơ chế COVAX, tổng số vắc xin Đức hỗ trợ Việt Nam đến nay là 3,45 triệu liều vắc xin. Về đầu trang 

https://tienphong.vn/10-tinh-thanh-pho-co-ty-le-tiem-vac-xin-phong-covid-19-cao-va-thap-nhat-tinh-den-29-9-post1380603.tpo

6. Từng bước thích ứng an toàn với dịch

(Nhandan.vn 29/9: Nhân dân 29/9, tr7)

So với các tỉnh, thành phố trong cả nước, dịch Covid-19 tại hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị bùng phát muộn hơn nhưng diễn biến phức tạp không kém. Sau bốn tuần huy động tổng lực chống dịch, với cách tiếp cận chủ động, linh hoạt, hai tỉnh cơ bản đạt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, các “vùng xanh” dần mở rộng và đang chuyển dần sang trạng thái “bình thường mới”.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị đã gặp những khó khăn nhất định, song nhờ biết huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân vào cuộc với quyết tâm cao, vận dụng hiệu quả kinh nghiệm chống dịch của các địa phương cho nên không bị động trước mọi tình huống.

Trước ngày 24/8, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều ngày không xuất hiện ca nhiễm mới trong cộng đồng. Vào 15 giờ ngày 24/8, một ngư dân ở xã Hải Phú, huyện Bố Trạch dương tính với vi-rút SARS-CoV-2, khởi đầu của hai ổ dịch cảng cá Nhật Lệ và chợ cá Đồng Hới. Chỉ hai ngày sau đó, toàn tỉnh ghi nhận 118 ca, trong đó có 112 ca cộng đồng. Đây là con số gây hoang mang trong nhân dân địa phương. Ngay lập tức Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình họp khẩn, quyết định áp dụng Chỉ thị 16 cho toàn TP Đồng Hới, huyện Bố Trạch và một số xã, thị trấn tại huyện Quảng Ninh. Chiến dịch thần tốc test nhanh, xét nghiệm RT-PCR được triển khai. Nhận thấy dấu hiệu dịch “nóng” lên từng ngày, Viện Pasteur Nha Trang khẩn trương cử đoàn cán bộ hỗ trợ Quảng Bình đẩy nhanh công tác xét nghiệm, sàng lọc, phát hiện F0 trong cộng đồng. Ban Chỉ đạo, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch các cấp kích hoạt chế độ trực chỉ đạo chống dịch 24/24 giờ. Trên cơ sở dự báo số ca lây nhiễm từ ổ dịch cảng cá Nhật Lệ khoảng 1.000 đến 1.500 ca, tỉnh Quảng Bình quyết định trưng dụng, chuyển đổi Trường cao đẳng Luật miền trung tại TP Đồng Hới thành cơ sở cách ly tập trung và điều trị bệnh nhân với 650 giường bệnh. Các Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, đa khoa TP Đồng Hới và khách sạn Phú Quý được chuyển đổi thành các cơ sở điều trị cho người bệnh theo tháp ba tầng của Bộ Y tế. Quảng Bình đã lập 35 khu cách ly tập trung cấp tỉnh, huyện, xã và cho phép cách ly tập trung có trả phí tại các khách sạn, resort. Các biện pháp phòng, chống dịch được áp dụng ở cấp độ cao hơn với yêu cầu “ai ở đâu, ở yên đó”; tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, ngoại trừ doanh nghiệp cung cấp các mặt hàng thiết yếu; lập các tổ, nhóm đi chợ, giao hàng hộ, kết nối việc mua, bán hàng nông sản từ trang trại đến người tiêu dùng...

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình Vũ Đại Thắng cho biết, để ứng phó với dịch, tỉnh thực hiện các biện pháp với tinh thần dịch diễn biến nhanh, phản ứng phải nhanh hơn. Ban Chỉ đạo và Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh rà soát, đánh giá tình hình, chỉ đạo thực hiện khoanh vùng chính xác, xét nghiệm thần tốc, sàng lọc F0. Toàn tỉnh có 38 ổ dịch, các vùng nguy cơ cao được xác định và khóa chặt, không có ca lây nhiễm mới ngoài khu vực đã khoanh vùng. Nhận thấy khó khăn trong công tác xét nghiệm, tỉnh kêu gọi và nhận được sự hỗ trợ thêm ba hệ thống máy xét nghiệm hiện đại, nâng cao năng lực xét nghiệm đạt quy mô 40.000 đến 50.000 mẫu/ngày. Các “vùng đỏ” được xét nghiệm 3 đến 5 lần, tần suất 3 lần/tuần

để phát hiện F0 trong cộng đồng. Tỉnh đầu tư hệ thống máy thở, máy lọc máu hiện đại, nâng cao năng lực điều trị, đặc biệt cho bệnh nhân ở tầng ba. Ngành y tế huy động gần 1.000 y sĩ, bác sĩ, nhân viên tham gia chống dịch, trong đó có nhiều y sĩ, bác sĩ nghỉ hưu tình nguyện tham gia hỗ trợ chống dịch. UBND tỉnh đã tăng cường chế độ dinh dưỡng cho bác sĩ và bệnh nhân từ 80.000 đồng lên 130.000 đồng/người/ngày.

Cũng như Quảng Bình, dịch Covid-19 bùng phát trong cộng đồng ngay tại TP Đông Hà, trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh Quảng Trị. Từ 16/9 đến nay, tại TP Đông Hà ghi nhận gần 50 trường hợp dương tính với vi-rút SARS-CoV-2 ở 6 trong số 9 phường của thành phố. Tính từ 30/4 đến nay, tỉnh Quảng Trị có hơn 200 ca bệnh. Ngày 16/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Võ Văn Hưng ký quyết định giãn cách xã hội toàn TP Đông Hà theo Chỉ thị 16, yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra đường trong trường hợp thật sự cần thiết. Các cơ quan, đơn vị bố trí cán bộ, nhân viên làm việc trực tuyến. Ngành y tế thần tốc triển khai xét nghiệm nhằm sớm phát hiện, phân loại F0 để chăm sóc, điều trị. Công tác an sinh xã hội được chăm lo kịp thời, đầy đủ. Với các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt, nhanh chóng và hiệu quả, dịch Covid-19 ở TP Đông Hà đã qua đỉnh, số ca dương tính giảm dần.

Với phương châm “phòng là cơ bản, chống là lâu dài”, việc xét nghiệm tăng cường ở các xã “vùng đỏ” nhằm phát hiện các F0 trong cộng đồng tiếp tục được các tỉnh đẩy mạnh. Tại Quảng Bình, công tác điều trị, đạt kết quả tích cực, số bệnh nhân xuất viện ngày càng tăng, cao điểm có ngày hơn 100 trường hợp xuất viện; hạn chế đến mức thấp nhất các ca tử vong. Đến ngày 27/9, có 1.133 người khỏi bệnh, hiện các cơ sở y tế đang điều trị cho 504 bệnh nhân. UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã có quyết định kết thúc chuyển đổi công năng thực hiện nhiệm vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa Đồng Hới để trở lại thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân. Từ ngày 22/9, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình quyết định chuyển trạng thái toàn tỉnh thực hiện theo Chỉ thị 19, chỉ còn một xã, một số tổ dân phố và khu dân cư giãn cách theo Chỉ thị 15 hoặc theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Các chốt kiểm soát được dỡ bỏ, toàn tỉnh bước sang trạng thái “bình thường mới” với mức phòng ngừa nâng cao. Đặc biệt, với kinh nghiệm đã tích lũy, ngành y tế tỉnh đang hỗ trợ thị xã Ba Đồn trong truy vết, xét nghiệm thần tốc, sớm khống chế ổ dịch tại đây. Song song với công tác phòng, chống dịch, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã đi kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động, đời sống, sản xuất của doanh nghiệp, nhân dân để điều chỉnh các biện pháp phù hợp. Với phương châm “ba tại chỗ” và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, nhiều nhà máy, công trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Quảng Bình chuyển sang trạng thái “bình thường mới”.

Đối với tỉnh Quảng Trị, trong hơn 200 ca bệnh, có 133 ca được xuất viện. Theo kịch bản ứng phó với dịch Covid-19 của UBND tỉnh Quảng Trị thì tình hình dịch bệnh của tỉnh hiện ở cấp độ 1, các ổ dịch khu trú, chưa lây lan rộng trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, hiện địa phương đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Trong quá trình nỗ lực không ngừng để phòng, chống dịch bệnh, tiến đến thích ứng an toàn với dịch Covid-19, ngành y tế của tỉnh đã khẳng định sự chủ động trong chuyên môn và trách nhiệm cao trong tham mưu và tổ chức phòng, chống dịch.

Vấn đề khó nhất của các tỉnh hiện nay là được phân bổ số lượng vắc-xin ít. Hiện, tỉnh Quảng Bình có hơn 161.000 người được tiêm vắc-xin mũi 1 và 52.100 người tiêm đủ hai mũi. Tỉnh Quảng Trị mới chỉ có hơn 30.000 người tiêm mũi 1, hơn 40.000 người tiêm đủ hai mũi. Cùng với đó, các tỉnh đang thiếu hệ thống máy móc hiện đại điều trị bệnh...

Sau bốn tuần quyết liệt phòng, chống dịch, “vùng xanh” đã trải rộng trên khắp hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất, kinh doanh từng bước trở lại “bình thường mới”. Để thích ứng an toàn với dịch bệnh, duy trì được sự phát triển kinh tế - xã hội khi các địa phương còn hạn chế về nguồn lực và thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, Chính phủ, Bộ Y tế cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho hai tỉnh về vắc-xin, trang thiết bị y tế, thuốc men. Về đầu trang 

https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/tung-buoc-thich-ung-an-toan-voi-dich-667172/

II. Thời sự - Chính trị

1. Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình chuẩn bị nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

(Quochoi.vn 29/9)

Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, chiều 28/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Bình tổ chức họp đoàn do đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì.

Tham dự buổi họp có đồng chí Nguyễn Công Huấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban MTTQVN tỉnh; các đồng chí ĐBQH tỉnh khóa XV; đại diện lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

Buổi họp nhằm thảo luận, thống nhất cho ý kiến về nội dung, chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV; quán triệt một số nội dung; tiếp thu ý kiến của đại diện các cơ quan chức năng liên quan để chuẩn bị tốt cho các nội dung phát biểu, tham luận, chất vấn tại kỳ họp. Đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh đã trình bày dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp.

Theo đó, kỳ họp dự kiến diễn ra từ ngày 20-10 đến ngày 13-11-2021, được tiến hành 2 đợt. Đợt 1 họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ nhà Quốc hội đến 63 đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 20-10 đến 3-11; đợt 2 họp tập trung tại nhà Quốc hội từ ngày 8 đến 13-11-2021. Trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, Quốc hội sẽ xem xét họp trực tuyến toàn bộ thời gian. Kỳ họp sẽ nghe và thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát; các nội dung về công tác lập pháp… và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Để cung cấp thông tin cho Đoàn ĐBQH tỉnh phục vụ kỳ họp, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh đã trình bày báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh quý III và 9 tháng năm 2021. Theo đó, trong bối cảnh nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, đặc biệt trong đợt bùng phát dịch tháng 8 và 9-2021, nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Thu ngân sách đạt khá; nông nghiệp được mùa toàn diện; công nghiệp duy trì tăng trưởng; hàng hóa bảo đảm nhu cầu sản xuất, sinh hoạt; công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm; đời sống Nhân dân ổn định; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Cơ bản thống nhất với nội dung, chương trình kỳ họp, các đại biểu đã bổ sung thêm một số ý kiến về công tác lập pháp; các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội; nội dung chất vấn các bộ trưởng; về việc mở cửa, phục hồi sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân gửi đến Quốc hội; các vấn đề an sinh xã hội, giáo dục; giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch; các hoạt động phòng, chống dịch…

Phát biểu kết luận tại buổi họp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vũ Đại Thắng ghi nhận các ý kiến của đại biểu. Đồng chí nhấn mạnh, chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV dài, nhiều nội dung, cùng với các ý kiến tại buổi họp, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp tục tìm hiểu thực tiễn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân để phản ánh lên Quốc hội. Đoàn sẽ phân công cụ thể cho từng đại biểu nghiên cứu, phân tích sâu các vấn đề để tham gia phát biểu, thảo luận tại Quốc hội. Đoàn ĐBQH tỉnh mong tiếp tục nhận được sự phối hợp tích cực của Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh để nắm bắt, tổng hợp thông tin kịp thời, đầy đủ bảo đảm phục vụ tốt yêu cầu của kỳ họp.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cũng lưu ý các nội dung về công tác chuẩn bị cho kỳ họp, nhất là thời gian họp trực tuyến; về thành phần tham dự kỳ họp; công tác chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp...

Về công tác tuyên truyền, đồng chí đề nghị Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình bám sát nội dung chương trình, tuyên truyền đầy đủ hoạt động của Đoàn tại kỳ họp để cử tri và Nhân dân trong tỉnh nắm bắt kịp thời các nội dung và đóng góp của ĐBQH tỉnh tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. Về đầu trang 

https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?ItemID=59139

2. Tuyên Hóa: Tập trung chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2021

(Baoquangbinh.vn 29/9, Dương Công Hợp)

Đồng chí Nguyễn Hoài Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy kết luận hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Hoài Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy kết luận hội nghị.

Sáng 29-9, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tuyên Hóa tổ chức hội nghị lần thứ 14 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, công tác xây dựng Đảng quý III và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2021.

9 tháng đầu năm 2021, toàn huyện Tuyên Hóa sản xuất hơn 24.000 tấn lương thực (đạt 129% kế hoạch), tăng hơn 3.100 tấn so với cùng kỳ năm 2020. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt hơn 306 tỷ đồng (đạt 80,7% kế hoạch).

 

Tổng thu ngân sách 60,1 tỷ đồng (đạt 79% kế hoạch). Tỷ lệ giải ngân vốn xây dựng cơ bản đạt 66,89%, trong đó đầu tư công đạt 74,54% kế hoạch năm. Về xây dựng nông thôn mới, toàn huyện có 295 tiêu chí đạt chuẩn, bình quân đạt 16,38 tiêu chí/xã. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tiếp tục được giữ vững.

 

Về công tác phòng chống dịch Covid-19, ngay sau khi xuất hiện 3  trường hợp 3 F0 tại các xã Mai Hóa, Thanh Hóa, Đồng Hóa, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 huyện đã tổ chức lực lượng kịp thời khoanh vùng, cách ly, điều tra, truy vết, xét nghiệm trên diện rộng các trường hợp có liên quan. Nhờ chủ động xử lý, ngăn chặn nguồn phát sinh mới từ sớm, nên đến nay, Tuyên Hóa đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục được triển khai tích cực. Các chức danh lãnh đạo HĐND huyện, UBND huyện, trưởng, phó các ban của HĐND huyện; ủy viên UBND huyện, nhiệm kỳ 2021-2026 đã được kiện toàn. 9 tháng đầu năm 2021, Tuyên Hóa kết nạp được 105 đảng viên mới. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng được tăng cường.

 

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những kết quả đạt được, phân tích những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp thực hiện trong những tháng còn lại của năm 2021. Theo đó, trong thời gian tới, huyện Tuyên Hóa tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2021, nhất là các chỉ tiêu còn đạt thấp; rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công đối với các dự án giải ngân chậm, tránh lãng phí nguồn vốn đầu tư công; chủ động chuẩn bị các kịch bản, huy động mọi nguồn lực sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19 theo cách tiếp cận mới; đồng thời, triển khai tốt phương án phòng chống, tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa bão.  Về đầu trang 

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202109/tuyen-hoa-tap-trung-chi-dao-hoan-thanh-cac-chi-tieu-kinh-te-xa-hoi-nam-2021-2194002/

III. Kinh tế   

1. 8.000 hộ dân huyện Quảng Ninh được vay 346 tỷ đồng vốn ưu đãi

(Danviet.vn 29/9, Thu Hà: Nông thôn ngày nay 29/9, tr8+9)

Từ nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội, hàng nghìn hộ nông dân ở huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã được tiếp sức đầu tư các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, từng bước vượt qua khó khăn của dịch Covid-19.

Ông Hoàng Đại Túy - Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Quảng Ninh cho biết: Để thực hiện hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách, đơn vị đã chú trọng đến công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. Nhờ sự và cuộc đồng bộ với nhiều giải pháp tích cực, hoạt động tín dụng của đơn vị được duy trì ổn định.

Tính đến 30/8/2021, tổng dư nợ Ngân hàng CSXH huyện Quảng Ninh đạt 346 tỷ đồng, tặng 9 tỷ đồng so với đầu năm; với gần 8.000 hộ còn dư nợ.

Một số chương trình có dư nợ tăng như: Chương trình cho vay nhà ở xã hội (tăng 9,5 tỷ đồng), giải quyết việc làm (7,3 tỷ đồng), hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (tăng 1,5 tỷ đồng), nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (tăng 2,4 tỷ đồng).

15/15 xã có chất lượng hoạt động tín dụng chính sách đạt loại tốt. Chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại cấp huyện đạt 96,49 điểm. Trong đó: Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn đạt 98,6%; tỷ lệ thu lãi trên 100%; tỷ lệ nợ quá hạn 0,08%...

Hải Ninh là một trong những xã thực hiện tốt công tác tín dụng trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Hiện, dư nợ Ngân hàng CSXH ở Hải Ninh là 41 tỷ đồng với 759 hộ được vay vốn, không có tình trạng khách hàng nợ quá hạn. Từ vốn vay ưu đãi, nhiều hộ nông dân xã Hải Ninh đã vượt qua khó khăn vì dịch Covid-19 để sản xuất kinh doanh, trả lãi và gốc đúng kỳ hạn cho ngân hàng.

Điển hình có gia đình chị Nguyễn Thị Đoàn (ở xã Hải Ninh). Chị Đoàn được vay vốn 50 triệu đồng từ chương trình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn của Ngân hàng CSXH huyện. Từ nguồn vốn ưu đãi này, HTX kinh doanh thu mua thủy, hải sản do gia đình chị Nguyễn Thị Đoàn làm Giám đốc đã tập hợp được thêm 10 xã viên khác cùng tham gia, giải quyết việc làm cho gần 20 lao động trên địa bàn và các lao động đều có thu nhập khá.

Chị Đoàn cho hay: "Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, việc sản xuất kinh doanh của gia đình gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ có nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH mà HTX có vốn để tái sản xuất, các mặt hàng vẫn được lưu thông nên vẫn đảm bảo thu nhập cho các hội viên. Vì vậy chúng tôi luôn trả nợ cho ngân hàng đúng kỳ hạn, không để nợ đọng, nợ xấu. Thời gian tới rất mong được vay thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi để chúng tôi tiếp tục duy trì, phục hồi sản xuất".

Còn gia đình chị Hồ Thị Rủi (người Vân Kiều ở thôn Hang Chuồn - Nà Lâm, xã Trường Xuân) trước đây thuộc diện hộ nghèo của xã. Gia đình chị được Ngân hàng CSXH cho vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi để trồng rừng và chăn nuôi trâu. Trong 2 năm qua, mặc dù dịch bệnh khó khăn nhưng gia đình chị vẫn sản xuất, chăn nuôi hiệu quả và có thu nhập ổn định. Chị vừa trả nợ, trả lãi và tham gia gửi tiết kiệm tại tổ. Đến nay gia đình chị Hồ Thị Rủi đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo của xã.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Đại Túy - Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Quảng Ninh cho biết thêm: Bên cạnh những kết quả đã đạt được đơn vị phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Do dịch Covid -19 diễn biến ngày càng phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến toàn diện đời sống xã hội, trong đó có một bộ phận lớn khách hàng vay vốn Ngân hàng CSXH.

Thực hiện Nghị quyết 68 và và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Tổng giám đốc Ngân hàng CSXH về nghiệp vụ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất do đại dịch, Ngân hàng CSXH huyện đã phân công cán bộ tiếp cận, làm việc các doanh nghiệp trên địa bàn để rà soát đối tượng bị ảnh hưởng do dịch. Từ đó, nắm bắt tình hình nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn. Đến nay đã có 6 doanh nghiệp trên địa bàn được vay với số tiền 511 triệu đồng cho 149 lượt lao động.

Ông Lê Ngọc Huân - Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện cho biết: Mặc dù phải đối mặt với khó khăn do dịch bệnh, các cá nhân và doanh nghiệp rất khó hoàn thành việc thanh toán cho ngân hàng, nhưng Ngân hàng CSXH vẫn tăng cường công tác quản lý, giám sát vốn tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, có giải pháp quản lý và xử lý, thu hồi nợ kịp thời, chính xác. Vì vậy, kết quả đạt được của Ngân hàng CSXH huyện thời gian qua là đáng khích lệ.

Thời gian tới, Ngân hàng CSXH huyện Quảng Ninh tích cực tham mưu thực hiện tốt Chỉ thị số 40 và Kết luận số 06 ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư trong giai đoạn mới. Đồng thời, tham mưu hiệu quả cho HĐND, UBND huyện tăng cường nguồn lực từ địa phương hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới... Về đầu trang

https://danviet.vn/quang-binh-8000-ho-dan-huyen-quang-ninh-duoc-vay-346-ty-dong-von-uu-dai-20210928173632771.htm

2. Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Bố Trạch huy động tiết kiệm đạt trên 124 tỷ đồng

(Ngaymoionline.com.vn 29/9, Phan Chi - Thanh Sang)

Tính đến hết ngày 23/9/2021, kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Bố Trạch đạt trên 124 tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 6.890 triệu đồng, đạt 92,6% kế hoạch năm.

Trong đó, tiền gửi huy động từ các tổ chức cá nhân đạt 71.686 triệu đồng, tăng 2.026 triệu đồng so với đầu năm. Tiền huy động tiết kiệm tại Điểm giao dịch xã đạt 15.376 triệu đồng, tăng 888 triệu đồng so với đầu năm. Tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn đạt 37.426 triệu đồng, tăng 3.976 triệu đồng so với đầu năm.

Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực cố gắng không ngừng của tập thể Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bố Trạch trong suốt thời gian qua. Ông Mai Ngọc Sơn, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bố Trạch cho biết: đơn vị đã triển khai quán triệt tới tất cả cán bộ trong Phòng Giao dịch về nghiệp vụ, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ, nhân viên trong đơn vị. Nhất là thực hiện tốt công việc thu, chi thuộc nghiệp vụ tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn, nợ gốc, lãi định kỳ,...

Bên cạnh đó, trong các buổi giao ban hàng tháng tại các xã, cán bộ Ngân hàng tích cực phối hợp cùng với Hội, đoàn thể nhận ủy thác, các Tổ Tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn tuyên truyền để hộ vay nắm bắt được ý nghĩa cũng như lợi ích của việc gửi tiền tiết kiệm. Nhờ đó, mục tiêu tăng trưởng huy động vốn tại chỗ hàng năm của Ngân hàng CSXH huyện Bố Trạch luôn được đảm bảo và duy trì ổn định

Đặc biệt, đối với người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn vì các Ngân hàng thương mại không đóng trên địa bàn thì hình thức gửi tiết kiệm tại Điểm giao dịch xã là một phương thức hợp lý, hiệu quả nhất, mang lại nhiều tiện ích, nhằm phục vụ tận nơi nhu cầu của người dân.

Chương trình huy động tiết kiệm mà Ngân hàng CSXH đang triển khai, ngoài việc bổ sung thêm nguồn vốn cho vay, còn giúp cho người nghèo có ý thức tiết kiệm, tích lũy để sử dụng vào những lúc khó khăn, cùng chung tay giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Từ những tích lũy trong hôm nay đã góp phần hỗ trợ cho người dân xây dựng sinh kế bền vững sau này. Về đầu trang 

https://ngaymoionline.com.vn/quang-binh-ngan-hang-chinh-sach-xa-hoi-huyen-bo-trach-huy-dong-tiet-kiem-dat-tren-124-ty-dong-27456.html

3. Chủ động phòng ngừa dịch bệnh cho đàn vật nuôi từ sớm

(Baoquangbinh.vn 28/9, Dương Công Hợp)

Đến thời điểm hiện tại, huyện Tuyên Hóa đã khống chế và ngăn chặn kịp thời các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Song để hạn chế tình trạng dịch bệnh lây lan và tái diễn nhiều lần, chính quyền các địa phương đã chủ động tuyên truyền người dân thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch từ sớm.

 

Trong khi chờ công bố hết dịch, ngày 17-9 vừa qua, trên địa bàn xã Lê Hóa (Tuyên Hóa) tiếp tục có 8 con lợn bị chết do nhiễm dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Đây cũng là một trong những địa phương đầu tiên của huyện Tuyên Hóa xuất hiện DTLCP, tuy nhiên, đến nay xã này vẫn chưa thể công bố hết dịch.

 

Chủ tịch UBND xã Lê Hóa Đậu Đình Hùng cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn xã đã xảy ra 3 đợt DTLCP, khiến cho 83 con lợn (trọng lượng hơn 5,3 tấn) bị chết phải đưa đi tiêu hủy. Dịch bệnh diễn biến phức tạp đã gây ra không ít khó khăn cho việc phát triển chăn nuôi và ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trên địa bàn. Ngay sau khi DTLCP xuất hiện, chính quyền địa phương đã tổ chức lực lượng ngăn chặn, không chế kịp thời nên đã không để dịch lây lan sang các hộ chăn nuôi khác. 

 

Theo Chủ tịch UBND xã Lê Hóa, nguyên nhân dẫn đến DTLCP tái diễn nhiều lần là do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu sự kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh của người dân. Bên cạnh đó, việc người dân sử dụng con giống vật nuôi, thức ăn trôi nổi, thiếu kiểm soát trên thị trường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mầm mống dịch bệnh khó được dập tắt triệt để.

 

Bởi thực tế, thời gian qua, DTLCP diễn ra ở các hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ. Còn ở các hộ chăn nuôi gia trại, công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện rất đầy đủ và nghiêm ngặt. Hơn thế nữa, trên địa bàn xã có một số tuyến quốc lộ đi qua, gây khó khăn cho công tác kiểm soát mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm.

 

9 tháng năm 2021, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa không chỉ xảy ra DTLCP, mà còn lần đầu tiên địa phương này ghi nhận sự xuất hiện dịch viêm da nổi cục (DVDNC) trên trâu, bò. Trong đó, Thạch Hóa là địa phương có số trâu bò bị chết, tiêu hủy do DVDNC lớn nhất của huyện Tuyên Hóa.

Chủ tịch UBND xã Thạch Hóa Trần Văn Bằng cho hay, DVDNC xuất hiện trên địa bàn xã từ đầu tháng 3-2021. Sau khi được khống chế, ngăn chặn, đến giữa tháng 7-2021, DVDNC tiếp tục xuất hiện trở lại. Do DVDNC là bệnh mới xuất hiện nên người dân chưa có kinh nghiệm chăm sóc và chữa trị.

 

Qua 2 đợt dịch, xã Thạch Hóa có 220 con trâu bò của 175 hộ dân bị nhiễm bệnh, trong đó có 64 con (chủ yếu bò) bị chết và tiêu hủy. Điều đáng chú ý, trong số bò bị chết do DVDNC hầu hết là giống bò lai và bê con. Đây là giống bò có sức chống chịu dịch bệnh kém hơn so với bò cỏ.

 

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tuyên Hóa Đinh Xuân Thương, năm 2021 là năm đầu tiên trên địa bàn huyện xuất hiện DVDNC trên trâu, bò. Còn các ổ DTLCP đều là ổ dịch cũ. Ngay sau khi dịch bệnh xuất hiện, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập tổ, chốt tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ tại các trục đường giao thông thôn, xóm, xã, thị trấn nhằm giám sát chặt chẽ việc vận chuyển trâu, bò, lợn và sản phẩm từ trâu, bò, lợn đi vào địa bàn huyện.

 

Đồng thời, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cũng đã cử cán bộ trực tiếp về phối hợp với UBND các xã, thị trấn xử lý ổ dịchvà tuyên truyền, hướng dẫn người dân, chính quyền địa phương triển khai kịp thời những biện pháp phòng chống dịch.    

 

"Nguyên nhân khiến các loại dịch bệnh tái diễn và lan rộng trên địa bàn huyện Tuyên Hóa là do môi trường bị ô nhiễm sau mùa lũ lụt đã tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại, phát triển. Bên cạnh đó, việc người dân chưa áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, đặc biệt là tình trạng sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt còn diễn ra khá nhiều. Công tác kiểm soát giết mổ, cấm giết mổ trong thời gian xảy ra dịch chưa đồng bộ giữa các xã, thị trấn; hoạt động buôn bán động vật, sản phẩm động vật chưa được kiểm soát. Đặc biệt, đây là 2 bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc đặc hiệu điều trị nên khó có thể ngăn chặn triệt để. Vì vậy, thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường theo dõi, giám sát dịch bệnh, chủ động tổ chức tiêm phòng các loại vắc-xin cho đàn gia súc, các địa phương sẽ tăng cường tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền người dân chú ý vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi để bảo vệ đàn vật nuôi, gia súc", ông Đinh Xuân Thương cho biết thêm. Về đầu trang 

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202109/chu-dong-phong-ngua-dich-benh-cho-dan-vat-nuoi-tu-som-2193977/

4. Háo hức vươn khơi "săn lộc biển" sau những ngày dài neo bến

(Phụ nữ Việt Nam 29/9, tr5, Đình Nguyên)

Sau gần 10 ngày xã biển Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) được dỡ bỏ phong tỏa, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân tại các làng biển bãi ngang bắt đầu trở lại bám biển vươn khơi.

Mặc dù làng biển ở xã Hải Ninh vẫn chưa thực sự nhộn nhịp trở lại như nhịp sống vốn có trước khi dịch Covid-19 bùng phát nhưng những ngày này, trên những bờ biển bãi ngang của làng, ngư dân đã dần trở lại với cuộc sống mưu sinh.

Chị Nguyễn Thị Mùi, trú tại thôn Tân Định, xã Hải Ninh, chia sẻ: “Tàu vừa về sáng nay nhưng mấy ngày này nước đục do biển động nên cá được ít hơn so với mấy ngày trước. Tôi ở nhà lo việc nhà và buôn bán, còn chồng và 2 đứa con đã dậy từ 3 giờ sáng để đi biển. Một chuyến như vậy được khoảng 1 tạ ruốc. Dù vất vả, tính ra chi phí cũng chỉ khỏa lấp được dầu đèn, sinh hoạt ăn uống của cả nhà thôi chứ chưa thể có dôi dư. Giờ đang vào vụ cả Đông nên ai cũng tranh thủ lúc trời yên biển lặng chủ giông bão, biển động mạnh thì lại ở nhà không ra khơi được”.

Trên bờ, chị Mùi cũng như những người phụ nữ miền biển nơi đây, ai nấy đều ngồi cần mẫn làm sạch từng mẻ ruốc. Nhịp sống làng biển bên chân sóng này cứ như vậy, lặng lẽ suốt cả một buổi sáng. Hai ngày nay ruốc lên nhiều nên nhà nào cũng tranh thủ “săn lộc biển". Nhà nào đông người thì có ngày thu được 4-5 tạ ruốc. “Tuy nhiên, dịch bệnh khiến giá bán giảm mạnh. Nếu như bình thường giả mỗi kg ruốc là 10.000 đồng thì giờ chỉ có 4.000-5.000 đồng”, chị Mùi nói.

Rời bãi biển Tân Định, chúng tôi sang bãi biển làng Cửa Thôn. Hôm nay, gia đình chị Mai Thị Hằng không đi biển nhưng đến giờ thuyền cập bến, chị Hằng vẫn ra biển ngóng thuyền của ngư dân về. “Đợt này biển động nên cá đánh bắt về không được nhiều. Hai ngày trước, gia đình tôi cũng đi lưới nhưng chỉ được 25kg cá. Do ảnh hưởng của dịch nên cả bản không được thuận lợi. Vào thời điểm bình thường, 1kg cá chỉ vàng bán với giá 50.000 đồng thì nay chỉ được 20.000 – 25.000 đồng. Biển động, cả đánh bắt được ít, giá bán lại rẻ nên nhiều người dân làng biển này vẫn chưa đi biển hết công suất", chị Hằng cho biết.

Các ngư dân cho biết, bên cạnh những phương tiện vừa ra khơi trở về, có không ít phương tiện cả năm nay chỉ nằm bờ, không ra khơi. Việc tàu cả không hoạt động, neo đậu tại bến thì thân tàu, máy móc, thiết bị hư hỏng nhanh, tàu đậu càng lâu thì xuống cấp, hư hỏng càng nặng. Nếu muốn hoạt động trở lại thì phải sửa chữa. Đây là một khó khăn của ngư dân.

Cuối tháng 8 vừa qua, xã Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy) cũng bị phong tỏa do có ca dương tính với Covid-19. Cùng các ngư phủ vận chuyển cả lên bờ, ông Trần Quang Thắng ở thôn Tân Hải (xã Ngư Thủy Bắc) chia sẻ: “Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên giá các mặt hàng hải sản đều giảm mạnh so với trước. Nhưng việc chính quyền địa phương tạo điều kiện cho ngư dân chúng tôi được vươn khơi, bảm biển là vui lắm rồi. Nhờ vậy mà gia đình cũng có đồng ra đồng vô để trang trải cuộc sống trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay.

Từ lúc lên 10 tuổi, đến nay đã gần 60 tuổi, gần như chưa có ngày nào ông Thắng nghỉ đi biển, trừ những lúc giông bão. Vậy mà giờ đây, gần nửa tháng. Ông không được nhìn thấy biển. Nguồn sống của gia đình ông đều trông cậy hết vào biển. Đến nay, được ra khơi, ông Thắng cũng như những người dân làng biển ai nấy đều phấn khởi. Theo ông Thắng, dù lênh đênh trên biển nhưng qua hệ thống thông tin liên lạc, các tàu luôn hỏi nắm thông tin về diễn biến dịch bệnh để chủ động sản xuất, bán hải sản, mua nhiên liệu, các nhu yếu phẩm khác cho chuyến đi biển tiếp theo. Tại cảng cá, các quy định về khoảng cách, khử khuẩn, khai báo y tế, không tập trung, khẩu trang được các ngư dân tuân thủ nghiêm ngặt.

Phấn khởi khi được cùng bạn thuyền vươn khơi, bám biến nhưng những ngư dân như ông Thắng vẫn ăm ắp những nỗi lo khi các mặt hàng thủy, hải sản vẫn chưa trở lại mức giá như bình thường. Đối với họ, niềm mong mỏi nhất hiện nay là dịch bệnh sớm được kiểm soát tốt để xóm biển lại háo hức vươn khơi săn “lộc” biển sau những ngày dài neo bến. Về đầu trang 

IV. Xã hội    

1. Hơn 10 năm hứng chịu “bom đá” do nổ mìn khai thác đá

(Sggp.org.vn 28/9, Minh Phong: Sài Gòn giải phóng 29/9, tr6)

Quảng Bình: Hơn 10 năm hứng chịu 'bom đá' do nổ mìn khai thác đá ảnh 2

Hoạt động khai thác đá của Công ty TNHH Thế Thịnh làm vỡ ngói, gãy rui mè (xà gồ) nhiều nơi trong nhà bà Đào.

Hơn 10 năm qua, người dân thôn Rào Trù, bản Khe Ngang, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình phải hứng chịu “bom đá” do hoạt động nổ mìn khai thác đá. Nhà cửa bị xé toạc bởi đá rơi. Đường sá vừa sửa chữa nâng cấp lại bị xe quá tải cày nát. Suối nước dân sinh cũng bị ô nhiễm.

Từ năm 2002, gia đình bà Phan Thị Đào được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hơn 2.200m² đất ở thôn Rào Trù (xã Trường Xuân) cho mục đích làm nhà và đào ao nuôi cá, trồng cây lâu năm.

Theo các hộ dân ở thôn Rào Trù, bà Đào và người dân sinh sống ở đây từ trước, nhưng đùng một cái, mỏ đá của Công ty TNHH Thế Thịnh được cấp phép cách nhà họ chỉ một con đường rộng 3,5m.

"Từ khi có mỏ đá, gia đình chúng tôi và hàng xóm không được ngày nào yên giấc. Bất cứ lúc nào mỏ đá nổ mìn thì "mưa đá" rơi xuống nhà, đá rơi vào giường ngủ, rơi vào sân, bắn xuống hồ cá, phá nát mái ngói, sập chuồng trâu, làm gãy cây cối trong vườn. Nặng nhất là ngày 19-6-2021, tôi đang ngủ, mỏ đá nổ mìn, đá rơi vào mái ngói vỡ 25 viên ngói”, bà Đào cho biết.

Gia đình bà Đào và hàng xóm là bà Trần Thị Năm đã bị “bom đá” dội xuống nhà vô số lần trong hơn 10 năm qua. Bà Năm cho biết: “Nhà tôi trong khu vực mỏ đá, bị ảnh hưởng nghiêm trọng, “bom đá” dội xuống làm nứt tường nhà, mái ngói hư hỏng, con cái nơm nớp lo sợ nhưng chủ mỏ đá lại không đền bù, mà chỉ xin sửa lại. Chúng tôi đã có đơn gửi lên trên đề nghị đóng cửa mỏ đá nhưng Sở TN-MT có văn bản tạm dừng do Covid-19”.

Bà Đào lo lắng: “Trời vào mùa mưa, mái ngói không còn chỗ nào lành lặn. Dân chúng tôi kêu trời 10 năm nay mà không được giải quyết.”

Theo tìm hiểu của PV SGGP Online, khu vực xã Trường Xuân trong vòng bán kính chưa đầy 10km, có tới 5 mỏ đá được cấp phép hoạt động gồm: 2 mỏ đá của Công ty TNHH Thục Linh và công ty VT&TM Hòa Phát ở bản Khe Ngang; 2 mỏ của Công ty TNHH Thế Thịnh ở thôn Rào Trù, mỏ còn lại nằm ở thôn Rào Đá thuộc Xí nghiệp Bình Lợi. Những mỏ đá này làm đảo lộn cuộc sống yên bình của người dân nơi đây.

Người dân xã Trường Xuân cho biết, ngoài những vụ việc trên, nguồn nước dân sinh đầu nguồn các khe suối cũng bị ảnh hưởng.

Bà Hồ Thị Hy bản Khe Dây cho biết: “Suối Khe Dây cung cấp nguồn nước uống, tắm giặt cho dân bản bao nhiêu năm nay. Từ khi mỏ đá Thế Thịnh và Thục Linh đi vào hoạt động khai thác đá, vào mùa hè, bụi đọng thành váng trên mặt suối. Đá dăm thải của 2 công ty này đổ xuống Suối Khe Dây khiến nguồn nước của bà con bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng”.

Theo ông Hồ Sửu (Trưởng bản Khe Ngang) và ông Hồ Tại (Trưởng bản Khe Dây), các mỏ đá đã góp phần làm ô nhiễm nguồn nước của đồng bào, dẫn đến người dân bức xúc vì không có nguồn nước nào thay thế cho sinh hoạt, sản xuất.

Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân xác nhận, xã đã tiếp nhận ý kiến của bà con và đã kiểm tra, có ý kiến với các chủ mỏ đá khắc phục ô nhiễm nguồn nước, không để đá dăm lấp suối nhưng các chủ mỏ đá vẫn chưa thực hiện.

Không chỉ thế, khi mưa xuống, xe chở đá từ 5 mỏ đá này chạy vào đường dân sinh của địa phương, khiến hệ thống đường nhựa, đường bê tông được Nhà nước đầu tư, tốn hàng chục tỷ đồng bị cày nát.

Bà Trần Thị Năm cho biết, ở cạnh mỏ đá Thế Thịnh, mùa mưa xe chạy nát đường, dân ra đường phải lội bùn. Hết mưa, bụi mù mịt, rất khó thở. Trong khi trước đó, đường vừa được Nhà nước trải nhựa và trải bê tông rất tốn kém. Đây là vùng thung lũng, cuộc sống của người dân rất bình yên, từ khi bị mỏ đá bao vây, cuộc sống của bà con không còn yên bình do tiếng nổ mìn khai thác đá, tiếng xe chở đá ầm ầm và đá bay vô nhà như cơm bữa.

Ông Phạm Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân cho biết: “Có 50 hộ dân bản Khe Ngang và Rào Trù bị ảnh hưởng trực tiếp vì nổ mìn, đá rơi vào nhà rất nguy hiểm. Hiện xã đã có tờ trình gửi lãnh đạo huyện bố trí đất tái định cư cho bà con di dời đến nơi ở mới nhưng do quy trình thủ tục đất đai làm lâu nên phải đợi. Trong thời gian này, địa phương yêu cầu chủ mỏ đá nổ mìn gây hư hại nhà dân phải thực hiện đền bù thỏa đáng, bảo vệ mội trường. Cụ thể là mỏ đá Thế Thịnh và Thục Linh, người dân phản đối mạnh. Nếu không thực hiện, xã sẽ có văn bản đề nghị đóng cửa mỏ đá để vừa bảo vệ tính mạng người dân, vừa bảo vệ môi trường sống”.

Ngoài ảnh hưởng trực tiếp do nổ mìn như trên thì xã Trường Xuân có 890 hộ dân với 2.960 khẩu đều bị ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất của cả 5 mỏ đá này từ ô nhiễm không khí, nguồn nước, đến tiếng ồn. Về đầu trang 

https://www.sggp.org.vn/quang-binh-hon-10-nam-hung-chiu-bom-da-do-no-min-khai-thac-da-764763.html

2. Cho đi để nhận về

(Daidoanket.vn 29/9, Quảng Nghĩa: Đại đoàn kết 29/9, tr6)

Cho đi để nhận về

Ngành y tế Quảng Bình tiếp nhận các thiết bị

vợ chồng anh Nghĩa trao tặng.

Khi dịch tràn về quê hương, vợ chồng anh Đặng Văn Nghĩa (36 tuổi) và chị Trần Lan Hương (35 tuổi), trú thôn Đức Hoa, xã Đức Ninh (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đã bán một lô đất để dành 2 tỷ đồng mua thiết bị y tế tặng cho ngành y tế Quảng Bình, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Mặc dù cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ này chưa lấy gì làm khá giả, nhưng trong suy nghĩ của họ đã chất chứa tấm lòng cho đi… để nhận về khi “làm từ thiện để lấy cái phúc, cái đức về sau cho con cái”.

Sau bao năm tích góp cũng mua được mảnh đất rộng 300m2 gần sân bay Đồng Hới, mới đây, vợ chồng anh Nghĩa đã bán mảnh đất này với giá hơn 5 tỷ đồng.  Sau khi bán đất, hai vợ chồng đã quyết định trích hơn 2 tỷ đồng để mua thiết bị y tế tặng cho ngành y tế Quảng Bình, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 của quê hương.

Anh Nghĩa chia sẻ, “khi biết tin, vợ chồng tôi bán đất để ủng hộ 2 tỷ đồng mua thiết bị y tế để phòng, chống dịch Covid-19, bạn bè, người thân cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng vợ chồng tôi để ngoài tai, bởi không phải bây giờ mà cách đây hơn 1 năm, vợ chồng tôi đã có ý định khi bán đất sẽ trích một phần làm từ thiện”.

Kể từ khi rao bán đất, anh Nghĩa luôn suy nghĩ: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì việc gian khổ dành phần ai. Ai cũng lo bo bo cho bản thân mình thì cộng đồng xã hội, người yếu thế phải làm thế nào”. Nghĩ thế nên anh Nghĩa đã động viên vợ bán đất để dành 2 tỷ đồng hỗ trợ quê hương chống dịch.

Chị Hương cho biết, vợ chồng chị cũng không phải dư dả gì. Cuộc sống vẫn bộn bề lo toan, hết khó khăn này đến khó khăn khác. “Nhưng nếu như năm 2019, vợ chồng mình không mua mảnh đất đó thì nay lấy đâu để làm từ thiện. Mình nghĩ cho đi để nhận về, nay bán thì trích một phần đi làm từ thiện lấy cái phúc, cái đức về sau cho con cái” - chị Hương chia sẻ.

Ngày 27/9 vừa qua, vợ chồng anh Đặng Văn Nghĩa và chị Trần Lan Hương đã trao tặng thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 cho Bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới. Trang thiết bị được gia đình anh Nghĩa trao tặng bao gồm: 4 máy thở cao cấp xâm nhập và không xâm nhập dùng được cho cả người lớn và trẻ em, 2 bơm tiêm điện, 2 monito (máy theo dõi bệnh nhân 5 thông số), 50 bình oxy (loại 10 lít) phục vụ cấp cứu bệnh nhân, do Công ty cổ phần thiết bị và dịch vụ y tế Việt Nam cung cấp.

Trước đó gia đình anh cũng đã trao cho ngành Y tế Quảng Bình 5.000 xét nghiệm nhanh Covid-19 để kịp thời phục vụ chống dịch. Tính đến thời điểm này, gia đình anh đã trao tặng trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tổng cộng hơn 2 tỷ đồng.

Theo ông Lê Thanh Tuân, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Bình: Trong bối dịch Covid-19 tại tỉnh Quảng Bình đang diễn biến phức tạp, nguồn lực về y tế còn hạn chế, những đóng góp bằng các phương tiện, vật dụng trang thiết bị từ các nhà hảo tâm như vợ chồng anh Nghĩa là rất cần thiết. Tấm lòng của vợ chồng anh Đặng Văn Nghĩa cũng như các nhà hảo tâm khác đã và đang góp phần tạo nên sức mạnh đoàn kết, giúp người dân tỉnh Quảng Bình sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.  Về đầu trang 

http://daidoanket.vn/cho-di-de-nhan-ve-5667511.html

3. Người Rục và một thập kỷ bứt phá!

(Baodantoc.vn 29/9)

Nếu tính về tuổi xã hội, trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) được ví như người em út. Họ được Đảng, Nhà nước “chăm sóc” nhiều hơn trong quá trình hòa nhập cộng đồng. Đến nay, người Rục đã rời hang đá hơn 60 năm, nhưng họ có 1 thập kỷ được đánh giá là bứt phá ngoạn mục, khi đã làm chủ cánh đồng, biết chăn nuôi, trồng rừng để vươn lên…

Bước ra từ hang đá, người Rục lạ lẫm với tất cả. Họ được Nhà nước đầu tư dự án làm đường, xây dựng trường học, trạm y tế và làm nhà ở; được Bộ đội Biên phòng (BĐBP) dạy cho cách “làm nông” ổn định cuộc sống…

Năm 2010, Dự án lúa nước Rục Làn do BĐBP đầu tư đã ra đời. Bước qua hơn 20 vụ lúa, từ chỗ được BĐBP cầm tay chỉ việc, đến nay, phần lớn công việc trên đồng ruộng, đồng bào Rục đều tự tay làm lấy. Mỗi năm 2 vụ lúa, cánh đồng Rục Làn đạt năng suất trung bình 40 tạ/ha, những năm được mùa, năng suất còn đạt cao hơn, giúp cho hơn 50 hộ đồng bào Rục ở bản Mò O Ồ Ồ bảo đảm nguồn lương thực cho cả năm.

Từ những bỡ ngỡ ban đầu, bây giờ, ông Cao Xuân Phiên ở bản Mò O Ồ Ồ đã thành thục các công đoạn làm lúa nước, từ làm đất đến bón phân, ủ giống, gieo sạ, chăm sóc, thu hoạch lúa. Ông Phiên cho biết, mỗi năm 2 vụ lúa, gia đình ông thu hoạch hơn 2 tấn lúa, không chỉ đủ gạo ăn cả năm mà còn thừa để dự trữ và chăn nuôi gà, lợn.

Ông Cao Xuân Long, Trưởng bản Mò O Ồ Ồ chia sẻ: “Trước đây, dân bản không biết trồng lúa nước, chỉ biết trồng sắn, trỉa ngô trên rẫy. Nhờ BĐBP bày cho, bây giờ, dân bản đã biết làm rồi. Làm chủ được cánh đồng, cuộc sống bà con dần ấm no hơn”.

Thiếu tá Nguyễn Trung Chính, Chính trị viên Đồn Biên phòng (ĐBP) Cà Xèng cho biết: “Hơn 10 năm với những gian nan, vất vả, nhiều lúc tưởng chừng như phải bỏ cuộc bởi điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình đồi núi, nước ruộng khan hiếm, đặc biệt là hiểu biết hạn chế của đồng bào về cây lúa nước. Nhưng tình hình đã khác, từ chỗ bộ đội phải “làm hộ” đến nay, đồng bào đã tự giác xuống đồng, cơ bản nắm được quy trình làm lúa nước, đặc biệt là biết quý trọng hạt gạo do chính mồ hôi, công sức mình bỏ ra”…

Năm 2019, gia đình anh Cao Xuân Lực và chị Cao Thị Liên, người Rục ở bản Ón, xã Thượng Hóa làm đơn thoát khỏi danh sách hộ nghèo. Tiếp theo là các hộ gia đình khác như: Trần Xuân Vinh (bản Ón), Cao Xuân Nhạc, Hồ Pứa (bản Mò O Ồ Ồ)... cũng làm đơn xin “thoát nghèo”.

Ông Đinh Thanh Văn, Bí thư Đảng ủy xã Thượng Hóa cho biết, lãnh đạo xã vốn đã quen tiếp nhận đơn từ của bà con xin chứng nhận hộ nghèo, nên khi nhận đơn của anh Lực, anh Vinh, anh Nhạc, anh Pứa, tuy có chút bất ngờ nhưng không lạ, vì đây là các hộ biết làm kinh tế, bước đầu tạo được nguồn thu để trang trải cho cuộc sống.

“Sau khi nhận đơn, lãnh đạo xã tổ chức đoàn đi xem xét, đánh giá thực tế tại các gia đình và quyết định đưa họ ra khỏi danh sách hộ nghèo. Chúng tôi cũng đã thông báo khích lệ trước bà con trong bản, trong xã về sự thay đổi nhận thức, cùng thành tích vượt khó này. Chúng tôi coi đây là những tấm gương sáng, nhân tố mới trong quá trình vươn lên của đồng bào Rục để bà con học tập, noi theo”, ông Văn chia sẻ.

Cao Xuân Lực, Trần Xuân Vinh, Cao Xuân Nhạc, Hồ Pứa đều thuộc thế hệ người Rục thứ 2 sau khi rời hang đá. Dù chưa hết khó khăn, nhưng họ đã nhận thức được rằng, chỉ có tự tạo lập thì cuộc sống mới ổn định, chứ không thể trông chờ mãi vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Anh Cao Xuân Lực cho biết, gia đình anh hiện có 5 con trâu, bò và 3ha rừng trồng, vợ anh còn nuôi lợn, gà. Mới đây, gia đình thu hoạch rừng trồng và bán 1 con trâu, thu gần 60 triệu đồng. Cuộc sống đã khá hơn trước nên anh viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo.

Cũng giống như anh Lực, vợ chồng anh Cao Xuân Nhạc ở bản Mò O Ồ Ồ quyết định xin thoát nghèo sau khi có nguồn thu nhập khá ổn định. Anh Nhạc nói mộc mạc: “Nhờ BĐBP giúp đỡ, gia đình mình đã trồng được cây lúa nước, đủ gạo để ăn cả năm. Vợ chồng mình còn chăn nuôi thêm bò, lợn và trồng rừng nên kinh tế đã từng bước ổn định. Vì vậy, gia đình đã quyết định làm đơn xin thoát nghèo, để dành phần chế độ hỗ trợ của Nhà nước cho hộ khó khăn hơn”.

Những năm gần đây, người Rục, đặc biệt là lớp trẻ đã từng bước nhận thức được tiềm năng, lợi thế này để tìm cách tạo dựng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo ngay trên mảnh đất họ sinh sống.

Từ chỗ phải chịu cảnh “đứt bữa” hàng năm, đến nay, nhiều tấm gương vượt khó vươn lên làm giàu đã xuất hiện ở các bản người Rục. Năm 1992, chị Hồ Thị Páy ở bản Mò O Ồ Ồ lập gia đình với 2 bàn tay trắng. Cuộc sống càng khốn khó, khi người chồng của chị Páy đột ngột qua đời, để lại cho chị 8 đứa con. Mãi đến năm 2010, nhờ BĐBP giúp đỡ, chị Páy được ưu tiên cấp ruộng để sản xuất.

Đến nay, ngoài số lúa thu hoạch được hơn 2 tấn/năm, đủ gạo để ăn quanh năm, gia đình chị Páy còn nuôi 9 con bò, 3 con lợn và trồng 3ha rừng, thu nhập mỗi năm hơn 70 triệu đồng. Từ chỗ hộ nghèo, nhờ trồng rừng và chăn nuôi, đến nay, gia đình chị Páy đã vươn lên hộ khá, nuôi 8 đứa con khôn lớn.

Cũng ở bản Mò O Ồ Ồ, vợ chồng anh Cao Văn Điều và chị Hồ Thị Thin tuy còn trẻ nhưng đã có một cơ ngơi khá vững chắc. Gia đình anh Điều hiện trồng hơn 4ha rừng, nuôi 4 con trâu, 4 con lợn giống và nhiều gà, vịt, mỗi năm thu nhập gần 80 triệu đồng từ gieo cấy lúa nước, trồng rừng và chăn nuôi.

Còn tại bản Ón, nhiều hộ gia đình người Rục như: Cao Xuân Lực, Cao Xuân Lành… nhờ trồng rừng và chăn nuôi mà đến nay đã thoát nghèo và vươn lên có cuộc sống khá.

Bí thư Đảng ủy xã Thượng Hóa Đinh Thanh Văn cho hay: “Đến nay, ở các bản vùng đồng bào Rục, bà con đã trồng được 118ha rừng và duy trì đàn trâu, bò trên 400 con. Trong thời gian tới, từ các nguồn vốn đầu tư, xã tiếp khuyến khích, hỗ trợ bà con phát triển trồng rừng, chăn nuôi để bà con vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống lâu dài". Về đầu trang 

https://baodantoc.vn/nguoi-ruc-va-mot-thap-ky-but-pha-1632885907781.htm

4. Khảo sát xây dựng cầu cứu hộ cứu nạn hơn 1,5km cho người Rục

(Sggp.org.vn 29/9, Minh Phong)

Ngày 29-9 ông Bùi Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) cho biết, Thường trực Huyện ủy đã có cuộc khảo sát về vấn đề xây dựng cầu cứu hộ cứu nạn vượt lũ tại Hung Trâu cho người Rục, xã Thượng Hóa.

Theo đó, 3 bản Ón, Yên Hợp, Mò o ồ ồ có hơn 800 người Rục sinh sống trong rừng sâu. Mỗi năm, lũ vây hơn 3 tháng ở Hung Trâu dài hơn 1km và ngầm Pa Nun khoảng 200m, khiến mọi hoạt động dân sinh, đi lại, học tập...  đều bị ảnh hưởng.

Vừa qua, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình cùng đồn biên phòng Cà Xèng đứng chân trên địa bàn đã vận động xây dựng cầu vượt lũ ở ngầm Pa Nun, đầu bản Ón. Vừa qua, 3 trận lũ đã diễn ra, cây cầu phát huy tốt việc vượt lũ, cứu hộ cứu nạn, tạo thuận lợi trong việc phòng chống dịch Covid-19, phục vụ người dân đi lại, nhất là đi chữa bệnh.

Từ thực tế này, Huyện ủy Minh Hóa nhận thấy ở Hung Trâu áp dụng mô hình cầu vượt lũ Pa Nun sẽ giải được bài toán vượt lũ đối với người Rục.

Theo ông Tuấn, đoàn công tác cùng các chuyên gia xây dựng đã tiến hành khảo sát kỹ lưỡng tại Hung Trâu để lên phương án xây cầu. Cầu vượt lũ này sẽ có chiều dài 1,5km, khái toán đầu tư khoảng 10 tỷ đồng. Các trụ cầu dựa vào mố đá vôi, đi men theo các triền núi, không nổ mìn, công trình thực hiện phù hợp với điều kiện cảnh quan tự nhiên.

Công trình sẽ phục vụ dân sinh, cứu hộ cứu nạn, phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia và sẽ là cú hích cho phát triển du lịch bản địa đối với người Rục. Theo các chuyên gia, cây cầu này đủ cho 2 xe máy tránh nhau, khu vực Hung Trâu thường xuyên lũ lụt nhưng không bị sạt lở, nên tính khả thi cao.

Ông Bùi Anh Tuấn cho biết, sau khảo sát sẽ đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí nhằm thực hiện ước mơ của người Rục, để vừa đảm bảo an ninh quốc phòng, vừa cứu hộ cứu nạn, vừa phát triển kinh tế.

Đây là phương án khả thi, vừa giải bài toán thoát lũ, vừa tiết kiệm ngân sách hơn phương án nổ mìn thoát lũ gây bức hại cảnh quan tự nhiên hoặc phương án xây cầu bê tông xuyên Hung Trâu ngốn nhiều chi phí. Về đầu trang

https://www.sggp.org.vn/quang-binh-khao-sat-xay-dung-cau-cuu-ho-cuu-nan-hon-15km-cho-nguoi-ruc-764910.html

5. Đảm bảo an toàn cho công trình thủy lợi trong mùa mưa bão

(Baoxaydung.com.vn 28/9, Nhất Linh)

Toàn tỉnh Quảng Bình có 150 đập, hồ chứa thủy lợi và 01 hồ thủy điện, với tổng dung tích khoảng 560 triệu m3. Bước vào mùa mưa bão các chủ đầu tư, đơn vị quản lý tập trung nâng cấp, gia cố những hạng mục xuống cấp, sạt lở... nhằm đảm bảo vận hành an toàn và ứng phó với thiên tai.

Theo thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình có 150 đập, hồ chứa thủy lợi, 01 hồ thủy điện với tổng dung tích khoảng 560 triệu m3, trong đó có 20 hồ đập, hồ chứa lớn; 130 hồ đập, hồ chứa vừa và nhỏ. Trước cơn bão số 5 và số 6, các đơn vị quản lý đã từng bước nâng cấp, sửa chữa, khắc phục các hạng mục hồ, đập.

Đơn vị thi công tại công trình đê đập Thanh Sơn và Vũng Mồ, xã Thái Thủy (huyện Lệ Thủy) đã hoàn thành công tác gia cố đê đập như lát đá hộc ở phần thượng lưu, trồng cỏ và làm thêm hệ thống thoát nước phần hạ lưu; nâng cao mặt đê, đổ bê tông chắc chắn để tích nước và tiện đi lại.

Đây là công trình sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước có vốn đầu tư 36 tỷ đồng, thuộc Dự án WB8 (vốn vay Ngân hàng Thế giới) đều thi công hoàn thành vượt lũ an toàn và đã được cấp thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du trong quá trình xây dựng.

Ông Võ Ngọc Hân - Giám đốc Công ty TNHH XDTH Linh Lân thông tin: Ngoài nâng cấp thân đập, xử lý các điểm có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp, hiện nay, công ty đang xây dựng tường rào bảo vệ hành lang nguồn nước theo quy định. Công tác nâng cấp cống, đập tràn và tuyến đường nội bộ nối tuyến đường Sen Bang đã hoàn thành. Khi kết nối thông tuyến sẽ phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp xảy ra mưa lũ. Hay tại hồ chứa nước Đập Làng (xây dựng từ năm 1985), có nhiệm vụ cấp nước cho 110ha đất trồng lúa và 20ha nuôi trồng thủy sản của xã Mỹ Thủy (huyện Lệ Thủy).

Vì đã xuống cấp, khi mưa lũ đến, con đập như “quả bom nước” đe dọa đến tính mạng, tài sản của người dân vùng hạ du. Bởi đó, trong năm 2020, công trình được khởi công sửa chữa, nâng cấp với kinh phí hơn 30 tỷ đồng.

Theo đơn vị quản lý công trình: Hiện thân đập chính có chiều dài trên 600m, chiều rộng đỉnh đập 5m. Mái thượng lưu được lát bằng đá hộc, mái hạ lưu được trồng cỏ, có rãnh thoát nước. Tràn xả lũ xây mới bằng bê tông cốt thép, cao trên 8,5m. Ngoài ra, công trình còn có hệ thống đê phụ, đường quản lý vận hành…

Ông Nguyễn Xuân Tùng - Chủ tịch UBND xã Mỹ Thủy cho hay: Hồ Đập Làng được tu sửa, khắc phục kiên cố nên cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương yên tâm hơn khi mưa lũ về. Bà con giờ đã sản xuất lúa 2 vụ và nuôi cá được cả năm.

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, Tiểu dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh đã và đang tiến hành đầu tư sửa chữa nâng cấp 9 hồ chứa nước gồm: Phú Vinh, Đập Làng, Vũng Mồ, Thanh Sơn, Long Đại và Đồng Suôn, Đồng Vạt, Cây Bốm, Bưởi Rọi. Đây là nguồn kinh phí rất có ý nghĩa trong điều kiện ngân sách của tỉnh khó đảm bảo để nâng cao an toàn hồ đập, nhất là với các hồ đập nhỏ, đã xây dựng từ lâu, do địa phương quản lý.

Nhằm đảm bảo an toàn các công trình hồ đập trong mùa mưa lũ năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các chủ đập, hồ thủy lợi, chủ đầu tư các dự án, tổ chức vận hành các cửa van, thiết bị xả lũ của các hồ chứa nước; bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí.

Bố trí vật tư, thiết bị dự phòng đảm bảo kịp thời sửa chữa thay thế trong trường hợp có sự cố vận hành. Kết nối hệ thống thông tin, cảnh báo người dân ở vùng hạ du khi xảy ra lũ các hồ chứa. Nạo vét, khơi thông kênh hạ lưu các tràn xả lũ, kênh tiêu để chủ động tiêu úng, thoát lũ khi mưa lớn xảy ra.

Đối với các hồ chứa đang nâng cấp, sửa chữa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo hoàn thành tiến độ thi công vượt lũ, chống lũ an toàn. Xây dựng phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp cho công trình đang thi công. Triển khai lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ và đập, hồ chứa nước lớn.

Ông Trần Hồng Quảng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh thông tin, ngay trước mùa mưa bão, đơn vị bố trí kinh phí sửa chữa các hư hỏng. Nạo vét, khơi thông dòng chảy nhằm tăng khả năng tiêu thoát lũ, đặc biệt là khu vực phía sau tràn của các hồ chứa. Trong mùa mưa lũ, thường xuyên kiểm tra vận hành thử cửa van và các thiết bị cơ khí.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm cũng đã ký và ban hành Công văn số 512/UBND-KT về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn và kiên quyết xử lý đối với các đơn vị, địa phương không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp, đề xuất bố trí kinh phí để thực hiện, nhất là các nội dung đã đến hạn hoặc quá hạn. Về đầu trang 

https://baoxaydung.com.vn/quang-binh-dam-bao-an-toan-cho-cong-trinh-thuy-loi-trong-mua-mua-bao-315916.html

6. Quảng Bình khôi phục và phát triển du lịch trong trạng thái mới

(Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự 12h 29/9 lúc 12h15)

Nhiều địa phương đang dần bước vào trạng thái bình thường mới sau những ngày chiến đấu với dịch COVID-19. Việc làm thế nào để đưa du lịch hồi sinh trở lại với những hướng đi mới, mang tính chiến lược và lâu dài đang được Chính phủ và địa phương hết sức lưu tâm. Tại Quảng Bình, nơi du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, sáng 29/9, tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã tiến hành Hội nghị bàn phương án khôi phục và phát triển du lịch trong trạng thái bình thường mới.

Mời xem nội dung chi tiết trong video dưới đây:

Về đầu trang 

7. Làng biển nơi chân sóng

(Dulich.petrotimes.vn 29/9)

Không còn cảnh vắng lặng do phong tỏa, những ngày này, người dân những làng biển bãi ngang đã dần quay lại với nhịp sống vốn có. Họ cần mẫn, miệt mài cho một mùa biển mới, với những niềm hy vọng mới, cho dù dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp ở ngoài kia.

Hơn 1 tuần sau khi xã biển Hải Ninh (Quảng Ninh) được dỡ bỏ phong tỏa, nhiều ngư dân nơi đây đã trở lại với biển. Cho dù những làng biển ấy vẫn chưa thực sự nhộn nhịp với cảnh trên bến dưới thuyền như thường thấy, song nhịp sống bình thường mới nơi đây đã dần bắt đầu.

Ông Nguyễn Văn Tân ở thôn Tân Định, xã Hải Ninh vừa dọn dẹp ngư lưới cụ sau chuyến biển đêm về, vừa nói: “Hai ngày ni, biển không động, nước đục, nên cá ít. Mấy ngày trước, cá nhiều hơn. Mỗi chuyến cũng được trên dưới 1 tạ. 3 cha con đi từ lúc 3 giờ sáng mà chỉ có chưa tới 15 cân. Bấy nhiêu đó, chỉ đủ cơm nước, dầu đèn thôi, nhưng không đi không được. Ở nhà thấy người ta đi nóng ruột. Vả lại, đang vào vụ cá Đông nên ai cũng tranh thủ lúc trời yên biển lặng. Chứ giông bão, biển động mạnh thì chỉ nằm nhà ăn rỗi”.

Nói rồi ông nghiêng mặt về phía biển, nơi những chiếc bơ nan đang xuôi ngược sục sạo náo động cả một khoảng biển ven bờ. “Họ đang đánh ruốc. 2 ngày ni con ruốc nhiều. Có nhà thu được 4-5 tạ. Lúc bình thường, giá mỗi kg 10.000 đồng, giờ chỉ có 4.000-5.000 đồng. Dịch bệnh mà kiếm được chừng đó là được rồi”.

Trên bờ, những người phụ nữ miền biển ngồi cần mẫn làm sạch từng mẻ ruốc. Mẻ này vừa cho vào thùng xốp, lại đến mẻ khác. Nhịp sống làng biển bên chân sóng này cứ như vậy, lặng lẽ suốt cả một buổi sáng.

Rời bãi biển Tân Định, chúng tôi sang bãi biển làng Cừa Thôn bên cạnh. Hôm nay, anh Mai Thanh Phương không đi biển, nhưng đến giờ thuyền cập bến, anh cũng ra biển ngóng thuyền bạn và để xem cá.

Anh cho biết: “2 ngày trước, thuyền của tôi cũng đi lưới được hơn 30kg cá, nhưng chỉ bán được hơn 10kg cá chỉ vàng (giá 50.000 đồng/kg, giảm 20.000-30.000 đồng so với lúc bình thường). Số cá tạp còn lại 3 anh em bạn thuyền chia nhau đem về nhà. Giá cá rẻ nên nhiều người vẫn chưa đi biển hết công suất, mà cứ 2,3 nhà ghép lại đi một chuyến để kiếm thức ăn và tiền chi tiêu trong gia đình”.

Không quen mà thân, anh Phương tếu táo vừa cười vừa kể, mấy ngày xã Hải Ninh bị phong tỏa, không đi biển được nên ai cũng trắng đến... bạc cả ra. Anh bảo: “Không dầm mưa dãi nắng thì da trắng sẽ trắng hơn, chơ còn chi nữa. Nhưng nếu dịch bệnh dài dài nữa, thì không chỉ da trắng, mà nhiều thứ cũng sẽ trắng đến... “nhức óc”. Người dân bãi ngang thường nói rằng, người đi biển xa (tàu đi đánh bắt cá xa bờ) sống bằng tháng, người bãi ngang chỉ sống bằng ngày. Bởi một ngày không đi biển là một ngày họ không có thu nhập”.

Với ngư dân vùng bãi ngang, biển không chỉ là nguồn sống, mà giờ đây, biển còn bao bọc, chở che họ vượt qua và vượt lên khó khăn do dịch bệnh. Cuối tháng 8 vừa qua, xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy) cũng bị phong tỏa do có ca dương tính.

Ông Trần Quang Thắng ở thôn Tân Hải (xã Ngư Thủy Bắc) kể, 14 ngày sống trong vùng phong tỏa, chưa lúc nào ông thấy quẫn chân đến thế. Dịch bệnh mới “quét qua”, mà tất tật cuộc sống thường nhật đã bị đảo lộn. Những điều tưởng chừng rất đỗi bình dị bấy lâu, bỗng nhiên trở nên rất quý giá, ví như việc đi biển với người dân biển.

Từ lúc lên 10 cho đến nay đã gần 60 tuổi, gần như chưa có ngày nào ông nghỉ đi biển, trừ những lúc giông bão. Vậy mà giờ đây, gần nửa tháng, ông không được nhìn thấy biển. Ông bảo, suýt chút nữa thì ông hết chịu nổi, trong khi “túi lương thực” của gia đình đang dần cạn. Bởinguồn sống của gia đình ông đều trông cậy hết vào biển. May mà con vi-rút nhanh chóng được "đẩy" ra khỏi địa bàn.

Ngày 11/8/2021, xã Ngư Thủy Bắc được dỡ bỏ phong tỏa. Kể từ đó, ông là một trong số ít người ở vùng biển bãi ngang này vẫn miệt mài đi biển. Cứ vào độ chiều tà, một mình ông cùng với chiếc bơ nan (công suất 10CV) ngược sóng ra biển.

Ông chia sẻ: “Mùa nào thức nấy thôi. Nếu đi lưới thì cần 2, 3 người. Nhưng đi câu mực thì chỉ một mình là đủ, lại nhẹ nhàng, thảnh thơi. Chứ ở tuổi U60 này, đi lưới thì không còn đủ sức nữa. Đến tuổi này mà vẫn còn vật lộn được với sóng biển là tốt lắm rồi. Chuyến nào được nhiều thì bán cho bà con trong xóm, kiếm thêm tiền đong gạo, đổi vị”. Giờ đây, ông chỉ lo cho gia đình người con trai cả đang “kẹt” lại trong vùng dịch tỉnh Bình Dương. Kể từ khi dịch bệnh hoành hành ở các tỉnh, thành phố phía Nam, lúc nào ông Thắng cũng lo lắng thấp thỏm như “ngồi trên đống lửa”.

Ông kể: “2 vợ chồng nó làm công nhân. Đứa con đầu mới 2 tuổi. Vợ nó chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến kỳ sinh nở. Nhưng đã hơn 3 tháng nay, công ty nơi chúng làm việc phải ngừng hoạt động. Chúng cũng chỉ đóng cửa nhốt mình trong phòng trọ. Cuối tháng 7, chúng định bắt xe về quê, nhưng xóm trọ có người dương tính, thế là bị phong tỏa từ đó cho đến nay. Ngày nào tôi và mẹ nó cũng gọi điện thoại vào động viên, hỏi thăm. Biết là chúng khó khăn lắm, nhưng chỉ cần chúng an toàn là tốt rồi. Giờ, tôi chỉ mong sao đất nước mình mau chóng qua cơn đại dịch này thôi!”.

Vâng, trong những ngày này, cũng như nhiều địa phương khác, người dân các xã biển bãi ngang đã phải gồng mình để "sống chung" với những khó khăn do dịch bệnh gây ra. Nhưng tin rằng, với sự can trường, bản lĩnh của người dân miền biển, luôn đứng "nơi đầu sóng ngọn gió", họ sẽ đứng vững, vượt lên và vượt qua những thử thách của "cơn bão" dịch bệnh nguy hiểm này. Về đầu trang 

https://dulich.petrotimes.vn/quang-binh-lang-bien-noi-chan-song-627289.html

V. Pháp luật - An ninh quốc phòng  

1. Nắm chắc địa bàn cơ sở, bảo vệ rừng tại gốc

(Baoquangbinh.vn 29/9, Dương Công Hợp)

Huyện Tuyên Hóa hiện có hơn 96.000ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp (chiếm 85% diện tích tự nhiên) phân bố ở hầu khắp địa bàn của 19 xã, thị trấn. Trong đó, rừng tự nhiên có diện tích hơn 79.000ha; đất có rừng trồng hơn 11.000ha; đất chưa có rừng quy hoạch lâm nghiệp gần 6.000ha. Điều đó đã đặt ra thách thức không nhỏ trong công tác bảo vệ rừng.

 

Vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 5-5-2021, qua công tác tuần tra đường thủy trên sông Gianh (đoạn qua địa phận xã Tiến Hóa), tổ tuần tra Công an huyện Tuyên Hóa đã phát hiện 1 thuyền gỗ đang vận chuyển lâm sản. Tổ tuần tra ra tín hiệu dừng phương tiện để kiểm tra, nhưng những người điều khiển phương tiện nói trên đã dùng dao chặt đứt dây buộc các hộp gỗ rồi bỏ lại thuyền và trốn lên bờ.

 

Ngay sau đó, tổ công tác đã phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tiến hành lập biên bản tạm giữ 42 hộp gỗ các loại (gỗ nhóm 7 và nhóm 8), tổng khối lượng 3,973m3. Công an huyện đã giao hồ sơ, tang vật của vụ việc cho lực lượng Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa xử lý theo thẩm quyền.

 

Điều đáng nói, nhiều đối tượng vi phạm không chỉ bỏ trốn theo kiểu “bỏ của chạy lấy người”, mà còn có dấu hiệu chống đối lực lượng chức năng khi bị phát hiện.

 

Cụ thể, vào lúc 4 giờ 15 phút ngày 19-7-2021, lực lượng Kiểm lâm của Trạm Kiểm lâm Cao Quảng đã phát hiện xe ô tô tải do ông N.S.K. ở xã Cao Quảng (Tuyên Hóa) điều khiển đang lưu thông trên đường 559B (từ xã Cao Quảng đến TX. Ba Đồn) có vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

 

Tuy nhiên, khi lực lượng Kiểm lâm ra tín hiệu dừng xe và kiểm tra, người điều khiển phương tiện nói trên không những không chấp hành, mà còn điều khiển xe tiếp tục chạy.

 

Nhận thấy dấu hiệu bất thường, trạm đã phối hợp với UBND xã Cao Quảng truy đuổi. Khi đến địa phận thôn Tân Tiến (xã Cao Quảng), ông K. đã cho xe đổ gỗ xuống đường và tiếp tục điều khiển xe bỏ chạy. Nhưng đi được khoảng 20m, ông K. xuống xe và mang theo ống tuýp bằng kim loại chạy đến địa điểm đổ gỗ đe dọa lực lượng chức năng.

 

Sau đó, ông K. trở lại xe của mình và điều khiển xe lao vào lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ, khiến cho một xe máy của cán bộ Kiểm lâm bị hư hỏng nặng.

 

Qua đo đếm gỗ tại hiện trường, lực lượng chức năng đã thu giữ được 24 thanh gỗ táu (thuộc nhóm 2) có khối lượng gần 0,7m3. Hiện hồ sơ và tang vật của vụ việc đang được Công an huyện Tuyên Hóa điều tra, xác minh và xử lý.

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa Nguyễn Văn Huệ cho biết, ngay từ đầu năm, Hạt Kiểm lâm huyện đã chủ động tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch, phương án bảo vệ rừng; thành lập các đoàn liên ngành cấp huyện, cấp xã kiểm tra, truy quét, chốt chặn tại địa bàn trọng điểm, như: Vùng rừng giáp ranh với tỉnh Hà Tĩnh và các huyện Minh Hóa, TX. Ba Đồn; khu vực rừng đầu nguồn, vùng giáp ranh với rừng do UBND xã quản lý ở địa bàn các xã: Lâm Hóa, Thanh Hóa, Hương Hóa, Kim Hóa, Thuận Hóa, Thạch Hóa, Cao Quảng… nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

 

Với phương châm “bảo vệ rừng tại gốc”, hạt đã phối hợp với UBND các xã và các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra rừng, truy quét, tuần tra, kiểm soát lâm sản, duy trì chốt chặn tại các địa bàn trọng điểm, vùng giáp ranh các huyện, khu vực biên giới Việt-Lào, các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện.

 

Qua công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, lực lượng Kiểm lâm đã tham mưu kịp thời cho chính quyền cơ sở tổ chức kiểm tra, nắm bắt và xử lý kịp thời nhiều hành vi mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

 

Bên cạnh đó, cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn cũng đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng cho hơn 1.800 lượt người tham gia, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

 

Tuy nhiên, theo đánh giá tại một số địa phương, nhất là các xã có diện tích rừng tự nhiên lớn, tình trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản chưa được ngăn chặn triệt để; các hộ gia đình được giao rừng chưa thực hiện tốt trách nhiệm quản lý, bảo vệ lâm phần được giao quản lý.

 

Thời gian tới, Hạt Kiểm lâm huyện sẽ tăng cường công tác quản lý địa bàn, nắm chắc tình hình địa bàn cơ sở, kịp thời tham mưu UBND huyện, UBND các xã xây dựng kế hoạch, phương án kiểm tra rừng, truy quét lâm tặc, chốt chặn tại các địa bàn trọng điểm, khu vực rừng xung yếu nhằm bảo vệ rừng tại gốc, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp và khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn huyện.

 

"Đơn vị cũng đã chỉ đạo các Trạm Kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương, phối hợp với chủ rừng và bộ phận kỹ thuật theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; thực hiện có hiệu quả công tác quản lý trồng rừng và kiểm soát hoạt động khai thác gỗ rừng trồng trên địa bàn theo đúng quy định pháp luật; đồng thời, tăng cường phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng", Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa Nguyễn Văn Huệ cho biết thêm. Về đầu trang 

https://baoquangbinh.vn/phap-luat/202109/nam-chac-dia-ban-co-so-bao-ve-rung-tai-goc-2193982/

2. Muôn kiểu xâm hại rừng (kỳ 4): Mất rừng từ những đốm lửa

(Kinhtemoitruong.vn 28/9, Xuân Hòa - Hà Nam)

Muôn kiểu xâm hại rừng (kỳ 4): Mất rừng từ những đốm lửa - Ảnh 2

Một khoảnh rừng ở Quảng Bình trơ trụi sau khi cháy do phát thực bì.

Thống kê cho thấy, rừng bị cháy do con người gây nên là một trong nhiều lý do khiến diện tích rừng bị sụt giảm.

Do điều kiện khí hậu nên khu vực miền Trung hay xảy ra những vụ hỏa hoạn, mà phần lớn do sự bất cẩn, chủ quan của con người, để lại những hậu quả nghiêm trọng. Có thể dẫn chứng, tối 24/8/2021, 3 người đàn ông vào rừng đốt ong dẫn đến cháy rừng ở xã Thượng Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) và cháy lan sang xã Công Thành, huyện Yên Thành. Vụ cháy rừng khiến lực lượng chức năng phải khống chế trong nhiều giờ đồng hồ liền để dập tắt đám cháy.

Ngày 9/8, hai người đàn ông trú tại huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đi phát quang rừng. Khi đi về thì thấy tổ ong mật trên cây nên hai người này đốt lửa hun khói để lấy mật. Khi đốt xong, hai người này không dập lửa mà bất cẩn để cho ngọn lửa cháy lan.

Lực lượng chức năng đã huy động hơn 100 người để đến hỗ trợ dập lửa. Do thời tiết khô hanh, gió lớn nên công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Sau hơn 4 tiếng, đám chạy được dập tắt. Vụ cháy gây thiệt hại 2 ha rừng trồng, còn cháy lan 3 ha rừng tự nhiên.

Cũng liên quan đến câu chuyện đốt thực bì dẫn đến cháy rừng, sau đó 1 tháng cũng tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, một người dân đốt thực bì gây cháy lan 1 ha rừng.

Trước đó, vào đầu tháng 7/2019, Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có quyết định khởi tố một cá nhân về tội vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Người này chỉ vì bất cẩn đốt rác trong khu vực gần nhà mà gây cháy 50 ha rừng phòng hộ, mất 3 ngày cơ quan chức năng mới dập tắt được đám cháy...

Luật sư Trần Văn Đăng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhìn nhận, trong trường hợp này, hành vi của đối tượng đã vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng khi sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô vào mùa hanh khô. Với hậu quả gây cháy rừng phòng hộ với diện tích lớn, cá nhân này có thể đối diện với mức án phạt tù lên đến 12 năm.

Thực tế cho thấy rằng, chỉ cần một phút bất cẩn của con người đã tạo từ một “đốm lửa nhỏ” trở thành “đám cháy dữ dội” trên diện rộng. Hàng trăm ha rừng với bao nhiêu công sức bảo vệ, chăm nom và phải đến cả hàng chục năm, thậm chí đến hàng trăm năm chúng ta mới tạo nên được những cánh rừng như vậy.

Đặc biệt, hậu quả của cháy rừng còn uy hiếp và ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của các hộ dân sống ở khu vực gần rừng. Khi đám cháy đã lan rộng và chưa được kiểm soát, thì thật khôn lường. Một hệ lụy không thể không kể đến đó là việc bị mất rừng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường sống từ những lợi ích mà rừng mang lại.

Cuối tháng 5/2021, một vụ cháy rừng xảy ra tại Tiểu khu 689, thuộc xã Phước Kim, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đơn vị được giao rừng là Công ty TNHH MTV Tuấn Zin đã phát thực bì nhưng làm cháy lan ra diện tích xung quanh. Đang nói, việc đốt dọn thực bì này chưa được lực lượng kiểm lâm cho phép.

Vào tháng 6/2021, người dân xã miền núi Xuân Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) xôn xao chuyện Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình đã cho đốt thực bì khu rừng trồng thay thế nhưng cháy lan sang rừng sản xuất của người dân và nhiều cây rừng tự nhiên.

Cơ quan chức năng xác định trong diện tích 36,52 ha bị đốt cháy, có đến 36 ha được đốt xử lý thực bì sau khai thác và 0,5 ha rừng trồng của người dân bị cháy sém.

Ông Lê Đình Thơm, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT cho rằng, việc thiếu ý thức của các đối tượng sử dụng lửa chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến cháy rừng trong nhiều năm qua, chủ yếu từ các hoạt động sản xuất, kể cả việc đốt nương làm rẫy, đốt đồng ruộng… Hiện nay, vấn đề này vẫn chưa được kiểm soát.

Để giải quyết được vấn đề “gốc rễ” này, thực tế cho thấy, cần đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc phòng cháy rừng. Tuy đây đã là biện pháp đã được các cơ quan chức năng làm thường xuyên nhưng cần được quan tâm tăng cường hơn nữa, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm thường xảy ra cháy rừng.

Xác định tuyên truyền theo hướng “mưa dầm thấm lâu” để ý thức về phòng cháy rừng, bảo vệ rừng đối với những người dân sống ở gần rừng, bìa rừng ngày càng được nâng lên, ý thức trong việc sử dụng lửa, đặc biệt trong thời kỳ thời tiết nhiệt độ cao, nắng nóng, khô hanh, gió thổi mạnh.

Trong đó, một khía cạnh cần được quan tâm đó là tuyên truyền về cách sử dụng lửa có kiểm soát. Đặc biệt, đối với những vùng sản xuất có nguy cơ, những vùng người dân thường có thói quen đốt thực bì, đốt thảm thực vật cần được quản lý chặt chẽ và có những quy chế cụ thể trong việc sử dụng lửa gần rừng.

Theo Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm Lê Đình Thơm, với những địa phương trọng điểm thường xảy ra cháy rừng, trong chỉ đạo, Cục đã đề nghị rất rõ phải tiến hành khoanh vùng những nơi có nguy cơ cháy rừng cao, đồng thời, tại những khu vực này, yêu cầu các địa phương duy trì công tác ứng trực và tuần tra tần suất nhiều hơn.

Và để hạn chế cháy rừng xảy ra, chúng ta cần có những biện pháp mạnh, xử lý nghiêm minh những đối tượng có hành vi sử dụng lửa bất cẩn gây nên những hậu quả nghiêm trọng để mang tính răn đe. Đây chính là những bài học đắt giá cho những ai còn lơ là, chủ quan khi sử dụng lửa gần rừng, dẫn đến cháy rừng. Về đầu trang  https://kinhtemoitruong.vn/muon-kieu-xam-hai-rung-ky-4-mat-rung-tu-nhung-dom-lua-59831.html

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Các tin khác