Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 05-7-2019

15:4, Thứ Sáu, 5-7-2019

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Tải file tại đây

CHÍNH SÁCH MỚI 1

1.  Loạt chính sách trong lĩnh vực ngân hàng có hiệu lực từ tháng 7. 1

2. Bố trí người thân giữ chức vụ không đúng quy định có thể bị cách chức. 2

3.Bộ trưởng ngay sau khi về hưu bị cấm thành lập công ty. 3

4.Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1/1/2020. 4

5.  Sinh viên sư phạm ra trường sau 2 năm không làm đúng nghề phải bồi hoàn học phí 4

CHỈ THỊ MỚI 5

6.Các Bộ, địa phương cần tận dụng thời cơ để thu hút tập đoàn công nghệ cao. 5

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 7

7.Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Nhiều nội dung vẫn chỉ là sửa câu chữ. 7

8. Việt Nam vào top 10 nước tốt nhất cho lao động nước ngoài 8

9.Chuyên gia kinh tế CSIS nói về EVFTA: Việt Nam đang thực hiện những bước đi phi thường! 9

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 11

10.  Sự thoái hóa của một số cán bộ lớn tới mức nào?. 11

QUẢN LÝ.. 12

11. Chính phủ họp trực tuyến với các địa phương. 12

12.Trụ sở hơn 4.000 tỷ "gặp khó", Bộ Ngoại giao xin cơ chế đặc thù. 13

13. Cảnh sát giao thông sẽ công khai kế hoạch hoạt động trên mạng. 14

14.  Thanh tra Bộ Xây dựng không thanh tra lại địa bàn TP Vĩnh Yên. 15

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 16

15. Hướng tới phòng họp không giấy tờ. 16

16. TPHCM: Liên thông thủ tục khai tử có yếu tố nước ngoài 17

17. Tháng 8/2019, TP.HCM sẽ có bản đồ số. 17

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 18

18.  Bí thư Hà Nội: Cần bốc đúng thuốc trị “bệnh” giải ngân chậm.. 18

THẾ GIỚI 19

19. Hộ chiếu quyền lực nhất thế giới thuộc về Nhật Bản và Singapore. 19

20.  Singapore cải cách giáo dục nhằm giảm tải cho học sinh. 19

 CHÍNH SÁCH MỚI

Loạt chính sách trong lĩnh vực ngân hàng có hiệu lực từ tháng 7

Quy định mới về Internet Banking; cá nhân dưới 15 tuổi có thể gửi tiền tiết kiệm; cá nhân cư trú từ 6 tháng trở lên được gửi tiền có kỳ hạn là ba chính sách mới trong lĩnh vực ngân hàng sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2019.

 Quy định mới về Internet Banking: Thông tư 35 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 1/7 quy định về an toàn bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet.  Theo đó, phần mềm ứng dụng Internet Banking trên thiết bị di động phải xác thực người dùng khi truy cập và không có tính năng ghi nhớ mã khóa truy cập. Đối với việc truy cập hệ thống Internet Banking bằng trình duyệt, các ngân hàng phải có biện pháp chống đăng nhập tự động.

 Ngoài ra, ứng dụng Internet Banking phải có tính năng bắt buộc khách hàng thay đổi mật khẩu ngay lần đăng nhập đầu tiên, khóa tài khoản truy cập nếu nhập sai mật khẩu liên tiếp quá số lần quy định.  Ngân hàng chỉ mở lại tài khoản khi khách hàng yêu cầu và phải xác thực khách hàng trước khi mở khóa, bảo đảm chống gian lận, giả mạo.

 Cá nhân dưới 15 tuổi có thể gửi tiền tiết kiệm: Thông tư 48 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 5/7/2019 quy định, "người gửi tiền là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệmthông qua người đại diện theo pháp luật; công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ".

 Như vậy, theo thông tư này, công dân Việt Nam chưa đủ 15 tuổi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự cũng có thể gửi tiền tiết kiệm. Tuy nhiên việc này phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật.

 Thông tư trên cũng quy định, công dân Việt Nam được gửi tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam; công dân Việt Nam là người cư trú được gửi tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và người gửi tiền khi gửi tiền. Nhưng lãi suất rút trước hạn phải phù hợp với quy định.

 Cá nhân cư trú từ 6 tháng trở lên được gửi tiền có kỳ hạn: Cũng có hiệu lực từ 5/7/2019, Thông tư 49 của Ngân hàng Nhà nước quy định đối tượng được gửi tiền có kỳ hạn bao gồm cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam thời hạn từ 6 tháng trở lên; tổ chức, cá nhân cư trú tại Việt Nam; cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam…

 Thời hạn gửi tiền được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Với những khách hàng là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thời hạn gửi tiền không quá thời hạn hiệu lực của thị thực, quyết định thành lập/giấy phép hoạt động. (VnEconomy.vn 4/7)Về đầu trang

Bố trí người thân giữ chức vụ không đúng quy định có thể bị cách chức

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng chống tham nhũng với nhiều quy định chặt chẽ về việc xử lý người đứng đầu cơ quan có hành vi bố trí người thân giữ các chức vụ không đúng quy định.

 Cụ thể, nghị định quy định rõ phạt cảnh cáo đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lần đầu có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

 Đặc biệt, nghị định quy định cách chức đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó mà đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

 Ngoài ra, Nghị định cũng quy định các hình thức xử lý đối với các vi phạm trong việc thực hiện công khai, minh bạch, chế độ, định mức, tiêu chuẩn...  (Pháp Luật Việt Nam  4/7, Bảo An) Về đầu trang

Bộ trưởng ngay sau khi về hưu bị cấm thành lập công ty

Nghị định 59 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng nêu rõ lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ.

 Điều 22, chương IV của Nghị định chia cụ thể các lĩnh vực thực hiện các quy định này thành 4 nhóm với các mức thời hạn khác nhau.

 Nhóm 1 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của 14 bộ và cơ quan ngang bộ, gồm: Bộ Công thương, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ.

 Nhóm 2 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của 6 bộ, ngành gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Văn hoá Thể thao và Du lịch, Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Uỷ ban Dân tộc.

 Nhóm 3 gồm các lĩnh vực thuộc quản lý của 3 bộ gồm: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao.

 Nhóm 4 gồm chương trình, dự án, đề án do người thôi giữ chức vụ khi đang là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định phê duyệt.

 Thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh, hợp tác xã cụ thể là:

 Đối với nhóm 1 sẽ từ 12 tháng đến 24 tháng. Nhóm 2 từ 6 tháng đến 12 tháng. Với nhóm 3, Bộ trưởng các bộ này  ban hành thời hạn mà người có chức vụ không được kinh doanh sau khi thôi chức.

 Còn với nhóm 4, thời hạn được áp dụng trong nhóm này chính là thời gian thực hiện xong chương trình, dự án, đề án. (Báo điện tử Trí Thức Trẻ 4/7, T.Công)Về đầu trang

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1/1/2020

Luật Phòng, chống tác hại rượu bia có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định 13 hành vi nghiêm cấm.

 Sáng 4/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 7 luật vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua ở kỳ họp thứ 7.

 Các luật được công bố gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Quản lý thuế; Luật Đầu tư công; Luật Kiến trúc; Luật Giáo dục; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Luật Thi hành án hình sự.

 Trong đó, đáng chú ý, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1/1/2020 quy định 13 hành vi nghiêm cấm như: nghiêm cấm ép buộc người khác uống rượu, bia; nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức... uống rượu, bia trước, trong và giữa giờ làm việc; nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông, bao gồm cả xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. (VTV.vn 4/7)Về đầu trang

Sinh viên sư phạm ra trường sau 2 năm không làm đúng nghề phải bồi hoàn học phí

Đó là một trong nhiều điểm mới tại Luật Giáo dục, vừa được thông tin tại buổi họp báo của Văn phòng Chủ tịch nước về lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ bảy, sáng 4/7.

 Báo cáo về nội dung cơ bản của luật này, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã luật hóa chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 88/2014/QH13.

 Theo đó, Luật Giáo dục quy định chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi cả nước; quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông; thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục.

 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông, ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi hội đồng quốc gia thẩm định...

 Sách giáo khoa triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa, thực hiện việc xã hội hoá việc biên soạn sách giáo khoa.

 Điểm mới khác là luật bổ sung loại trường tư thục không vì lợi nhuận và việc chuyển đổi loại hình trường trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; quy định cụ thể vị trí, chức năng, thành phần hội đồng trường.

 Cụ thể, Luật Giáo dục bổ sung quy định trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường. Đồng thời, bổ sung nguyên tắc chuyển đổi loại hình nhà trường từ trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và giao Chính phủ quy định cụ thể.

 Quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm cũng là điểm mới đáng chú ý.

 Luật Giáo dục quy định học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.

 Học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí. Quy định này nhằm khắc phục những hạn chế của chính sách không phải đóng học phí của học sinh, sinh viên sư phạm quy định tại Luật Giáo dục hiện hành, Bộ Giáo dục và đào tạo lý giải.

 Với quy định về đầu tư và tài chính cho giáo dục, Luật Giáo dục quy định Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước.

 Ngoài ra, Luật Giáo dục đã sửa đổi quy định quản lý chặt chẽ nguồn thu, chi tài chính, quản lý tài sản theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Quản lý sử dụng tài sản công đối với các cơ sở giáo dục công lập; nhấn mạnh trách nhiệm giải trình, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

 Gồm 9 chương, 115 điều, Luật Giáo dục có hiệu lực từ ngày 1/7/2020. (Vneconomy.vn 4/7, Nguyễn Lê)Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Các Bộ, địa phương cần tận dụng thời cơ để thu hút tập đoàn công nghệ cao

Đây là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp trực tuyến với lãnh đạo các địa phương.

 Sáng 4/7, Chính phủ đã họp trực tuyến với lãnh đạo các địa phương để đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ từ nay đến cuối năm.

 Sau khi nghe hơn 20 lãnh đạo các địa phương và các thành viên Chính phủ phát biểu đánh giá tình hình hình phát triển đất nước trong năm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các thành viên Chính phủ và lãnh đạo các địa phương cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó, nhất là không vì chuẩn bị Đại hội mà lo ngại, bê trễ công việc. Trước hết là không để Việt Nam bị trừng phạt thương mại và mất cơ hội do chậm ban hành chính sách, thể chế pháp luật.

 Lãnh đạo các địa phương và các thành viên Chính phủ cho rằng việc Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 6,76% trong 6 tháng đầu năm là một thành công lớn. Ngân sách Nhà nước thặng dư trong 6 tháng đầu năm tăng 13,5% so với cùng kỳ. Lạm phát được kiểm soát, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá, trong đó xuất siêu đạt 1,6 tỷ USD.

 Đề cập đến vấn đề quy hoạch sân golf mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến trong phiên họp buổi sáng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các tỉnh, thành cần tập trung vào xây dựng quy hoạch tỉnh, trong đó kết hợp tất cả các quy hoạch khác. Nếu không làm tốt thì đây sẽ là lực cản đối với phát triển.

 Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, mặc dù đất nước đã đạt được 9 kết quả lớn trong 6 tháng đầu năm, song đất nước cũng đang phải đối mặt với 5 thách thức lớn. Trong đó, các động lực chính của nền kinh tế nhất là nông nghiệp và dịch vụ đang tăng chậm lại. Giải ngân vốn đầu tư công và ODA lại quá chậm, mới chỉ đạt khoảng 1/3 vốn được giao.

 Do đó, tất cả các Bộ trưởng và người đứng đầu các cơ quan để xảy ra tình trạng này đều phải kiểm điểm và bị xử lý nghiêm. Một thách thức nữa là trong kim ngạch thương mại nhìn chung tăng cao, nhưng với Trung Quốc và Liên minh châu Âu đang tăng chậm. Điều đáng lo ngại, Mỹ đã đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi về tiền tệ.

 Nhấn mạnh lại tinh thần Chính phủ không lùi bước trước khó khăn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ sẽ không điều chỉnh bất cứ một chỉ tiêu nào, khó khăn cũng phải vượt qua, thậm chí trong khó khăn phải tìm ra thời cơ để phát triển. Trên tinh thần quyết liệt này, Thủ tướng yêu cầu các bộ liên quan phải chủ động theo dõi cuộc chiến tranh thương mại và công nghệ hiện nay trên thế giới, đồng thời xây dựng các kịch bản để tận dụng các Hiệp định thương mại tự do, đi cùng với xử lý nghiêm các vi phạm hàng nước ngoài đội lốt hàng Việt Nam; đặc biệt, cung cấp thông tin cho phía Mỹ đầy đủ, kịp thời, không để Mỹ có đánh giá bất lợi cho Việt Nam.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các bộ và địa phương phải tận dụng thời cơ hiện nay để thu hút các tập đoàn công nghệ cao, có chuỗi giá trị đầu tư vào Việt Nam; tuyệt đối không thu hút các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng mọi giá. Tới đây, Thủ tướng sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt để đón làn sóng đầu tư nước ngoài có công nghệ và chuỗi giá trị vào Việt Nam.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải vươn lên, cùng với khu vực tư nhân trong nước đóng góp hơn nữa cho phát triển đất nước. Muốn thế, các Bộ phải đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh bằng việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh không cần thiết, không một cửa nhiều khóa, đi cùng với xử lý nghiêm hành vi nhận hối lộ gây cản trở phát triển.

 Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh tới yêu cầu các Bộ trưởng phải đề xuất giải pháp về phát triển lĩnh vực và ngành mình phụ trách vì người dân, doanh nghiệp đang trông chờ các Bộ trưởng hành động.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh, lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương phải hết sức quan tâm tới lĩnh vực văn hóa, xã hội theo tam giác phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, bởi nếu không chú ý tới lĩnh vực này thì đến lúc nào đó, kinh tế sẽ không phát triển được nữa. Tiền bạc sẽ không có ý nghĩa khi các mối quan hệ và đạo đức xã hội xuống cấp. Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu đưa các chỉ tiêu này vào đánh giá cán bộ lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ hàng năm. (VTV.vn 4/7)Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Nhiều nội dung vẫn chỉ là sửa câu chữ

Báo cáo Chính phủ về đánh giá mức độ thay đổi của những cải cách về bãi bỏ, đơn giản hoá các quy định về điều kiện kinh doanh và tác động trực tiếp đối với doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng có những bộ sửa đổi điều kiện kinh doanh có thể chỉ là sửa câu chữ, cách diễn đạt.

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã thực hiện rà soát độc lập về điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành. Kết quả cho thấy, trung bình, tỷ lệ bãi bỏ, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh đạt 32%.

 Kết quả trung bình này không tính số liệu trong lĩnh vực ngân hàng do đây là ngành đặc thù, điều kiện kinh doanh khó cắt giảm theo mục tiêu 50% do yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng và ổn định kinh tế vĩ mô.

 Hai bộ đạt vượt mức yêu cầu, gồm: Nông nghiệp phát triển nông thôn (73%); Y tế (55%); hai bộ về cơ bản đạt yêu cầu, gồm: Công thương (47%); Xây dựng (44%); ba bộ có kết quả bãi bỏ, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh đạt từ 31-40%, gồm: Lao động thương binh xã hội (40%); Tài nguyên môi trường (38%); Giao thông Vận tải (36%).

 Năm bộ đạt kết quả từ 11-30%, gồm: Khoa học và Công nghệ (26%); Văn Hoá thể - Thao du lịch và Tài chính (cùng đạt 20%); Giáo dục và Đào tạo (18%); Thông tin và Truyền thông (14%); Hai bộ đạt kết quả dưới 10%, gồm: Tư pháp (6%); Quốc phòng (4%).

 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tính tới "điều kiện kinh doanh con - cấp độ cành", chứ chưa bao quát được đến hết tới "điều kiện kinh doanh cháu, chắt,… - cấp độ lá".

 Có trường hợp, một số bộ chỉ rà soát điều kiện kinh doanh ở cấp độ chung chứ chưa rà soát tới điều kiện kinh doanh con, cháu, chắt. Một số rất ít bộ rà soát sâu tới cấp độ cháu, chắt. Đa số các bộ, ngành rà soát tới điều kiện kinh doanh con (cấp độ cành) như cách rà soát của Viện.

 "Mặt khác, trong phương pháp kiểm đếm của một số bộ thì điều kiện kinh doanh sửa đổi có thể chỉ là sửa câu chữ, cách diễn đạt, hoặc không tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp,… nhưng vẫn được tính vào tỷ lệ điều kiện kinh doanh bãi bỏ, đơn giản hoá", Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho hay, có những bộ chưa đăng tải công khai các điều kiện kinh doanh sau khi cắt giảm. Bên cạnh đó, hầu hết các bộ chưa có hướng dẫn, tập huấn cho các địa phương hoặc đơn vị thực thi và doanh nghiệp về những cải cách cắt giảm điểu kiện kinh doanh; cũng như chưa giám sát quá trình thực thi những cải cách này.

 Qua hoạt động khảo sát thực tế, hầu hết các sở, ngành ở địa phương đều lúng túng, không biết thông tin khi được hỏi về những cải cách điều kiện kinh doanh.

 Kết quả khảo sát PCI 2018 của VCCI cho thấy điều kiện kinh doanh vẫn còn là trở ngại lớn của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy, kết quả cắt giảm điều kiện kinh doanh dường như chưa được hiện thực hoá ở cấp độ thực thi.

 Do đó, các bộ, ngành cần ưu tiên thực hiện ngay các hoạt động hướng dẫn, theo dõi, giám sát việc thực thi để đảm bảo các cải cách về điều kiện kinh doanh được thực hiện đầy đủ, doanh nghiệp ghi nhận sự thay đổi tích cực.

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, giám sát sát sao việc triển khai thực hiện các cải cách về điều kiện kinh doanh đã được ban hành; đảm bảo thực thi nghiêm túc, đầy đủ ở các cấp thực thi.

 Các bộ, ngành đăng tải đầy đủ các điều kiện kinh doanh hiện hành thuộc lĩnh vực quản lý trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành (hoàn thành trước 10/7/2019). Tiếp tục rà soát, trình Chính phủ bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không hợp lý, không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi.

 Đề xuất và đẩy nhanh tiến độ soạn thảo Luật sửa đổi các luật có liên quan trình Chính phủ để trình Quốc hội bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh được quy định tại các luật chuyên ngành theo phương án đã được phê duyệt. 

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng theo dõi, đánh giá độc lập thường xuyên về tình hình và kết quả thực hiện các cải cách về điều kiện kinh doanh để đảm bảo những cải cách đem lại thay đổi thực chất cho doanh nghiệp. (Vneconomy.vn 4/7, Kiều Linh)Về đầu trang

Việt Nam vào top 10 nước tốt nhất cho lao động nước ngoài

Thụy Sỹ đã vượt qua Singapore để trở thành quốc gia có chất lượng cuộc sống và công việc tốt nhất cho lao động nước ngoài - hãng tin Bloomberg dẫn một báo cáo vừa được công bố của ngân hàng HSBC cho hay. Việt Nam chiếm vị trí thứ 10 trong xếp hạng.

 Theo báo cáo này, Thụy Sỹ - nơi đặt trụ sở của những ngân hàng phục vụ tư nhân, công ty giao dịch hàng hóa, và các hãng dược phẩm hàng đầu thế giới - được HSBC đánh giá là địa chỉ sống và làm việc tốt nhất cho người ngoại quốc.

 Thụy Sỹ đã nhảy lên vị trí số 1 trong xếp hạng năm nay, từ vị trí số 8 trong xếp hạng năm ngoái, nhờ giành điểm cao nhất ở các tiêu chí tiềm năng thu nhập và sự ổn định.

 Mức lương bình quân trả cho lao động nước ngoài ở Thụy Sỹ là 111.587 USD/năm, cao hơn 47% so với mức bình quân 75.966 USD/năm tại 33 quốc gia được HSBC khảo sát trong bản báo cáo thường niên lần thứ 12.

 Cứ 10 lao động nước ngoài được hỏi, thì có 7 người cho biết họ có thêm thu nhập khả dụng sau khi chuyển tới sống và làm việc ở Thụy Sỹ.

 Nhờ sở hữu những khu nghỉ dưỡng trượt tuyết nổi tiếng như Zermatt, Verbier và St. Moritz, Thụy Sỹ dễ dàng dành điểm cao về chất lượng sống cho người nước ngoài. Tuy nhiên, nước này không phải là một nơi mà người ngoại quốc dễ tìm thấy cảm giác hoàn toàn thoải mái hay dễ dàng kết bạn. Ở hai tiêu chí này, Thụy Sỹ chỉ xếp ở vị trí 31 và 24.

 Đổi lại, Thụy Sỹ được đánh giá là một nơi tuyệt vời để lao động ngoại quốc nuôi dạy con cái và sinh sống lâu dài.

 "Nghiên cứu này khẳng định điều chúng tôi vẫn thường nghe thấy từ khách hàng, trong đó có nhiều người đã chuyển tới Thụy Sỹ vì chất lượng sống cao, triển vọng kinh doanh tốt, ổn định kinh tế và chính trị", ông Jean-Francois Bunlon, trưởng bộ phận HSBC Private Banking tại Thụy Sỹ, cho hay.

 Sau 4 năm liên tiếp đứng ở vị trí số 1 của xếp hạng, Singapore đã trượt xuống vị thứ hai trong báo cáo năm nay.

 Việt Nam là một trong những nước có sự thăng hạng mạnh. Từ vị trí 18 của năm ngoái, Việt Nam đã lên vị trí thứ 10 của xếp hạng năm nay. (Vneconomy.vn 4/7, Bình Minh)Về đầu trang

Chuyên gia kinh tế CSIS nói về EVFTA: Việt Nam đang thực hiện những bước đi phi thường!

Việt Nam và EU ngày 30/6/2019 đã ký kết hiệp định thương mại tự do EVFTA - loại bỏ 99% thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu Việt Nam sang khối này.

 Khi cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đang có ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại thế giới, nhiều quốc gia vô cùng lo lắng về việc chịu ảnh hưởng xấu. Thỏa thuận EU-Việt Nam đã chứng minh Việt Nam đang tích cực lội ngược dòng bằng việc đa phương hóa đối tác, mở cửa với thương mại toàn cầu.

 EU đã mô tả Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam là một thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất từng được khối này ký kết với một quốc gia đang phát triển.

 Theo Ủy ban châu Âu, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 16 của EU, đối tác thương mại lớn thứ 2 trong số các nước Đông Nam Á. Dữ liệu chính thức cho thấy, năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu 42,5 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ sang EU. Giá trị nhập khẩu từ EU đạt 13,8 tỷ USD. Đó sẽ là sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Việt Nam trong hệ thống thương mại toàn cầu.

 "Việt Nam đang thực hiện những bước đi phi thường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách thực hiện những cải cách trong nước. Bất chấp khó khăn, họ rất tích cực tìm kiếm thị trường mới", ông Brian Harding, Phó giám đốc tại Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và nghiên cứu quốc tế (CSIS) đánh giá.

 Việt Nam hiện đã nhận được ưu đãi để xuất khẩu vào EU, Canada và Mexico, ông Harding kỳ vọng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trưởng hơn nữa sang các nền kinh tế này. Chính phủ dự báo, EVFTA sẽ thúc đẩy xuất khẩu của EU sang Việt Nam thêm 15,28% và xuất khẩu Việt Nam sang EU thêm 20,0% vào năm 2020.

 Trong một báo cáo tháng 6 do Nomura thực hiện, ngân hàng đầu tư Nhật Bản ước tính rằng việc tìm kiếm các đối tác thương mại mới đã giúp xuất khẩu của Việt Nam cải thiện rõ rệt. Cụ thể, các mặt hàng tăng mạnh nhất là linh kiện điện thoại, đồ nội thất và máy xử lý dữ liệu tự động,... những nhóm hàng hóa vốn là hàng xuất khẩu lâu đời của Trung Quốc sang Hoa Kỳ.

 "Việt Nam rõ ràng được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại và đang nổi lên như một điểm đến thay thế cho các công ty"- ông Harding nhắc lại đánh giá đó và nói thêm rằng, trong số nhiều quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng tận dụng lợi thế của cuộc chiến thương mại, thì Việt Nam rõ ràng là người tích cực nhất.

 Sự gia tăng xuất khẩu cũng nhờ một phần lớn ở các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia trong vài năm qua, trong đó có CPTPP. Ông Harding nói với CNBC, ngay cả khi Thổng thống Trump rút lui, Việt Nam vẫn được hưởng lợi đáng kể từ hiệp ước mới với 11 bên, đặc biệt là từ việc tiếp cận thị trường Canada và Mexico.

 Thỏa thuận thương mại mới chắc chắn là một chiến thắng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, nhưng đó cũng là một dấu hiệu rằng châu Âu nghiêm túc trong việc đa phương hóa các mối quan hệ thương mại.

 Các cuộc đàm phán thương mại và đầu tư song phương giữa EU và Việt Nam bắt đầu từ năm 2012 và hoàn tất vào năm 2018. Hiệp ước đó, cùng với thỏa thuận gần đây của khối với Singapore, là bước đệm của sự hợp tác hơn giữa EU và ASEAN. Nhìn vào bức tranh tổng thể, Đông Nam Á là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU sau Mỹ và Trung Quốc, do đó, bất kỳ tiến bộ thương mại tự do nào trong khu vực này đều có ý nghĩa đối với EU.

 Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam dự đoán, EVFTA sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Theo một cuộc khảo sát do đơn vị này thực hiện, hơn 90% số người được hỏi tin rằng hai bên càng sớm có thể chính thức thực hiện thỏa thuận thì cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam càng nhanh chóng được lợi. Họ cũng tin rằng hiệp định thương mại tự do sẽ có tác động tích cực không chỉ về kinh tế mà là cả những vấn đề khác như xã hội và môi trường.

 Ký kết thành công FTA với EU cũng có thể thúc đẩy nhiều mối quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam. Ông Harding nói: "Chừng nào Việt Nam còn là một trong số rất ít quốc gia Đông Nam Á có quyền xuất khẩu ưu đãi sang EU, họ sẽ còn thu hút nhiều sự quan tâm hơn nữa từ các nhà đầu tư nước ngoài". (Báo điện tử Trí Thức Trẻ 4/7, Hoàng An)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Sự thoái hóa của một số cán bộ lớn tới mức nào?

Trong vụ việc ở Thủ Thiêm, điều nguy hiểm hơn những con số thất thoát hàng chục ngàn tỉ đồng là, ở rất nhiều nội dung, pháp luật đã bị một số cán bộ thoái  hóa vì lợi riêng đã cố tình vi phạm  trắng trợn.

 Về vụ việc ở Thủ Thiêm, trong kết luận thanh tra, phần nhận xét ở tất cả các mục sai phạm đều có chung đánh giá: “Nguyên nhân và trách nhiệm chính để xảy ra các khuyết điểm, vi phạm trên là do lãnh đạo UBND TP…” Còn gì rõ ràng hơn.

 Đến bây giờ, “bầy sâu” đã trở thành từ ngữ quen thuộc khi được nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dùng đến khi cảnh báo những tiêu cực trong một số cán bộ. Nhưng từ đó đến nay, dù đã được chỉ rõ như vậy, nhưng hình như “bầy sâu” ngày càng đông đúc và nguy hiểm hơn. Một loạt vụ đại án gần đây đã nói lên điều đó, đồng thời cũng cho thấy, các cơ quan chức năng của chúng ta vì sao đvào cuộc ngày càng quyết liệt hơn và không có vùng cấm. Nhưng dù sao, dư luận vẫn băn khoăn: Vậy sự hoành hoành của những cán bộ thoái hóa biến chất này lớn tới mức nào, những sai phạm khủng, rất rõ ở Thủ Thiêm cũng cho mỗi chúng ta có cảm nhận khá rõ nét.

 Trong vụ án này, điều nguy hiểm hơn những con số thất thoát hàng chục ngàn tỉ đồng là ở rất nhiều nội dung, pháp luật bị số cán bộ suy thoái này bỏ qua rất trắng trợn.

 Thứ nhất, nguyên tắc tối thiểu là đấu thầu trong các dự án ở Thủ Thiêm bị bỏ qua. Và đây là sai phạm chung mắc ở nhiều dự án chứ không riêng dự án này. Để lách luật, những dự án lớn bị đem xẻ nhỏ để đủ điều kiện chỉ định thầu, hoặc trắng trợn hơn, những dự án BOT giao thông cũng được chỉ định thầu với lý do, ít nhà đầu tư muốn tham gia!? Đến nay, tất cả những lý do đó đều bị lộ diện chỉ là ngụy biện. Nhưng vấn đề đặt ra là bao nhiêu cơ quan chức năng, bộ ngành giám sát, thẩm định sao lại dễ dàng bị qua mặt? Có “lợi ích nhóm” trong đó không?

 Thứ hai, ở Việt Nam, khi thực hiện bất cứ dự án nào, khó nhất là chuyện giải phóng mặt bằng (GPMB), vậy mà khi đã có mặt bằng sạch, không đem đấu thầu để lấy tiền xây dựng khu đô thị Thủ Thiêm đã là khó hiểu; Nhưng khi lấy đất để đổi lấy hạ tầng kỹ thuật, giá đất chỉ được tính bằng nửa giá các sở, ngành tham mưu thì … thật khó lý giải  hết mức. Tất nhiên, khi muốn “ăn bẩn”, họ đều có “lý lẽ”  của họ, lúc thì tinh vi, lúc thì trắng trợn. Đến lúc này đã lộ tương đối trách nhiệm của một số lãnh đạo TP HCM thời kỳ đó.

 Thứ ba, ở dự án Thủ Thiêm, những nhà đầu tư không chỉ được nhận giá đất rẻ, mà lại còn được ngân sách nhà nước tạm ứng hàng chục ngàn tỉ đồng để thực hiện dự án. Đó đã là điều bất thường với các dự án BT, nhưng không chỉ vậy, tạm ứng ấy lại không tính lãi suất thì những người ký quyết định tạm ứng đó quả là coi thường luật, mà coi thường các các cơ quan chức năng và tiền thuế của dân. Vậy vì đâu mà những đối tượng này dám làm liều như vậy, phải chăng họ nghĩ rằng đã có cái ô lớn?

 Thứ tư, liều lĩnh hơn nữa, những người chỉ đạo, triển khai dự án dám động chạm trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Nếu như giá cả đền bù, dù cực kỳ rẻ mạt, các “quan” còn có thể viện dẫn đấy là giá Nhà nước, nhưng họ dám lấy cả những khu đất ngoài ranh quy hoạch thì đúng là những “ông quan” biến chất ở đây quâ coi thường quyền lợi chính đáng của dân. Điều này càng thể hiện rõ, khu 6,5 ha đất dành cho định cư (gần trung tâm khu đô thị) cũng bị những quan biến chất này lấy mất, mà đẩy dân tái định cư ra những chỗ xa hơn nhiều và rải rác nhiều nơi. Chỉ thế thôi, cũng đủ thấy, một số quan tham đó hư hỏng đến mức như thế nào!

 Những oan khuất thấu trời đó, người dân không thể mãi chịu đựng, họ buộc khiếu kiện gay gắt, đông người, dù bị lãnh đạo TP thời điểm đó nhiều lần khẳng định, đa số nội dung khiếu kiện không đúng và là giải quyết cuối cùng. Nhưng, dù “bầy sâu” nhung nhúc, có cả những con “sâu khủng”  tới đâu, chúng vẫn chỉ là “bầy sâu”, nên với quan điểm của Đảng  lấy dân làm gốc và dưới ánh sáng của công lý, những oan khuất của người dân đã và dần được sáng tỏ. Tất nhiên, hai chục năm qua, những người dân ở đây trải quá nhiều mất mát, khổ đau, không dễ gì bù đắp, vì vậy dư luận càng đòi hỏi, các cơ quan chức năng sớm trừng trị những quan tham biến chất và không có vùng cấm.

 Tuy nhiên, kết luận thanh tra nêu rõ: “Trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31/12/2019 thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.” Về việc này, hiện dư luận băn khoăn, vì sao Thanh tra Chính phủ không chuyển ngay lập tức những sai phạm rõ ràng, mức độ cực kỳ nghiêm trọng sang cơ quan điều tra mà phải chờ?

 Người viết nghĩ rằng, nhìn lại cách giải quyết vụ án mua bán AVG, những hậu quả về kinh tế đã được khắc phục hoàn toàn – cách giải quyết kinh tế triệt để nhất từ trước đến nay. Còn những sai phạm về hình sự, chúng ta đã biết, vẫn được xử lý nghiêm minh.

 Đặc biệt, dư luận hoàn toàn yên tâm khi trong thông báo kết luận thanh tra, ở tất cả các mục sai phạm khác nhau đều đưa có chung nhận xét: “Nguyên nhân và trách nhiệm chính để xảy ra các khuyết điểm, vi phạm trên là do lãnh đạo UBND TP…” Điều đó cho thấy, những đối tượng vi phạm pháp luật chắc chắn sẽ bị trừng phạt, bất kể họ ở vị trí nào. (Dân Trí 4/7, Vương Hà)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Chính phủ họp trực tuyến với các địa phương

Tại cuộc họp sáng 4/7, chính phủ cùng lãnh đạo các địa phương đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ từ nay đến cuối năm.

 Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu lãnh đạo các các bộ, ngành và địa phương phải thẳng thắn chỉ ra những vấn đề đang tồn tại để tìm ra giải pháp kịp thời nhằm phấn đấu hoàn thành cao nhất tất cả các chỉ tiêu mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội đã đề ra.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong bối cảnh phức tạp và đa chiều khó lường của của tình hình thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam, nhưng 6 tháng qua, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng đều toàn diện như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói, từ khi đổi mới đến nay, chưa bao giờ chúng ta có cơ đồ như ngày hôm nay; uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam được khẳng định, ngày càng củng cố.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong chỉ đạo điều hành suốt 6 tháng qua và cùng với các địa phương đã và đang làm được rất nhiều việc. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra những khó khăn thách thức mà nền kinh tế đang phải đối mặt đó là dịch tả lợn châu Phi đã lan đến 60 tỉnh, thành và 10% đàn lợn của cả nước đã bị tiêu hủy; giá cá tra giảm một nửa, giá tôm xuất khẩu cũng giảm từ 10-20% trong khi thương mại thế giới còn nhiều phức tạp, khó lường.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tình hình sản xuất kinh doanh ở một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhũng nhiễu, tiêu cực hoặc lơ là, bê trễ trong công việc đi cùng với tình trạng nói hay làm dở, làm chậm, trách nhiệm thấp, kể cả chuyển lòng vòng khiến cấp dưới kêu ca, người dân chờ đợi. Từ đó, Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng với trách nhiệm cao nhất, hãy tiếp thu, lắng nghe và xử lý nhanh những vấn đề tồn tại kéo dài mà Thủ tướng đã nhắc nhiều lần.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh tới lĩnh vực xã hội còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, trẻ em bị đuối nước, đặc biệt là xảy ra nhiều vụ giết người dã man, buôn bán ma túy và đánh bạc. Vì thế, Chính phủ cũng như chính quyền các địa phương phải có thái độ nghiêm túc, thể hiện trách nhiệm, nhưng đặc biệt là tìm giải pháp khắc phục trong 6 tháng cuối năm.

 Thủ tướng cũng yêu cầu tại Hội nghị này không ai bàn lùi mà phải bàn tiến để hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu mà Trung ương và Quốc hội đã giao trên tinh thần bứt phá và toàn diện như chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cuối năm ngoái tại hội nghị giữa Chính phủ và các địa phương. (VTV.vn 4/7)Về đầu trang

Trụ sở hơn 4.000 tỷ "gặp khó", Bộ Ngoại giao xin cơ chế đặc thù

Văn phòng Chính phủ mới đây đã có văn bản gửi các bộ liên quan cho ý kiến đối với việc xin cơ chế đặc thù để xử lý một số vướng mắc của Dự án đầu tư xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao của Bộ Ngoại giao.

 Dự án đầu tư xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao được phê duyệt tại Quyết định số 1999 ngày 7/7/2009 của Bộ Ngoại giao với tổng mức đầu tư 3.484 tỷ đồng. Đây là dự án thuộc nhóm A, công trình cấp đặc biệt. Công trình chính có quy mô 14 tầng nổi, cao 78,9m và 1 tầng hầm. Diện tích xây dựng 16.282m2, tổng diện tích sàn 126.282m2 (không kể diện tích ngoài trời như khu vực để xe, thảm cỏ, khu thể thao giải trí và đường giao thông nội bộ).

 Quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân như biến động giá cả vật tư, vật liệu xây dựng; tiền lương nhân công, tỷ giá… Bộ Ngoại giao đã ban hành Quyết định số 1394 ngày 14/7/2014 phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh dự án giai đoạn 1 lên 4.022,7 tỷ đồng.

 Trong văn bản cho ý kiến về việc xin cơ chế đặc thù để giải quyết các vướng mắc của dự án trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ Xây dựng cho rằng, cơ chế đặc thù cho dự án mới chỉ để xử lý tình huống, chưa thể giải quyết triệt để, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc hiện nay của dự án, đồng thời nếu áp dụng một cách cứng nhắc các cơ chế này như đề xuất tại tờ trình cho toàn bộ các hợp đồng thì sẽ dẫn đến bất cập trong quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, gây lãng phí, thất thoát tài sản, giảm hiệu quả đầu tư.

 Cụ thể đề xuất cho phép quyết toán toàn bộ khối lượng công việc đã thực hiện ở giai đoạn 1, Bộ Xây dựng cho rằng việc quyết toán chỉ phù hợp với các hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ (100%) công việc phạm vi hợp đồng, trong khi đa số gói thầu còn lại (giai đoạn 1) đến nay vẫn chưa hoàn thành hết phạm vi của hợp đồng, do đó việc quyết toán các gói thầu thi công dở dang để lập dự án mới không phù hợp với quy định pháp luật.

 Hay đề xuất cho phép tạm dừng bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng chỉ phù hợp với các hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và không phù hợp với các hợp đồng có khối lượng thực hiện dở dang.

 Đối với việc xử lý chấm dứt hợp đồng với các nhà thầu đơn phương chấm dứt hợp đồng tại dự án cũng không dễ do khó phân định trách nhiệm bảo hành, bảo trì sản phẩm xây dựng dở dang, giá trị thanh lý sản phẩm dở dang… Hay việc thay đổi nhà thầu thi công xây dựng dẫn đến phải tổ chức lựa chọn lại nhà thầu, kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí của dự án…

 Cũng trong văn bản cho ý kiến của mình, Bộ Xây dựng cho rằng, chủ đầu tư cần tổ chức xác định kế hoạch tổng thể triển khai tiếp của dự án và tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án (nếu có), trình người quyết định đầu tư phê duyệt.

 Đồng thời cũng cho rằng Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng xem xét, chấp thuận làm cơ sở để điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư trung hạn để thực hiện phần còn lại dự án theo đúng kế hoạch và nằm trong phạm vi tổng mức đầu tư điều chỉnh được phê duyệt. (Vneconomy.vn 4/7, Lan Ca)Về đầu trang

Cảnh sát giao thông sẽ công khai kế hoạch hoạt động trên mạng

 Ngày 3/7, trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng - Cục trưởng Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết Cục đang tổng hợp thông tin liên quan đến kế hoạch hoạt động, chuyên đề tuần tra... của các đơn vị trực thuộc để công khai trên website của Cục.

 "Người dân muốn biết Cảnh sát giao thông ngày mai làm gì, ở đâu; xử phạt lỗi nào và tên, cấp bậc cảnh sát xử lý... chỉ cần lên mạng là sẽ có đầy đủ thông tin, qua đó tự mình giải đáp được thắc mắc cảnh sát đi làm nhiệm vụ có đúng kế hoạch hay không", ông Dũng nói.

 Ngoài ra, Cục Cảnh sát giao thông cũng sẽ công bố toàn bộ các điểm, tuyến đường, ngã tư có hệ thống camera giám sát, xử phạt nguội giúp người dân "cân nhắc có cần ghi hình người vi phạm để gửi cho cảnh sát hay không, vì đã có camera cố định".

 Cũng theo trung tướng Dũng, Cục Cảnh sát giao thông đang nghiên cứu quy định cách thức giám sát của người dân với lực lượng chức năng sao cho "vừa đảm bảo an ninh, an toàn và phù hợp với văn hoá ứng xử".

 "Việc người dân giám sát hoạt động của cảnh sát là rất tốt và pháp luật không cấm. Tuy nhiên, không phải anh cứ nói rằng có quyền giám sát là cầm máy quay dí vào mặt cảnh sát rồi thách thức, yêu cầu kiểm tra giấy tờ, nội dung chuyên đề tuần tra", ông Dũng nói.

 Trước đó ngày 28/6, Bộ Công an công bố dự thảo lần 2 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để lấy ý kiến đóng góp.

 Trong dự thảo, Bộ Công an giữ nguyên quy định cảnh sát khi làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải công khai các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính (trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước và nội bộ công an nhân dân); trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính... Người dân được giám sát công an trong chấp hành điều lệnh, thái độ, tác phong; cách xử lý có khách quan, đúng pháp luật hay không khi làm nhiệm vụ.  (Vnexpress.net 4/7, Bá Đô)Về đầu trang

Thanh tra Bộ Xây dựng không thanh tra lại địa bàn TP Vĩnh Yên

Liên quan đến cán bộ Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng bị bắt quả tang khi nhận hối lộ tại huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), Bộ Xây dựng thành lập Đoàn thanh tra mới nhưng không thanh tra lại địa bàn TP Vĩnh Yên.

 Như đã thông tin, ngày 15/6, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt quả tang bà Nguyễn Thị Kim Anh, Trưởng Đoàn thanh tra và ông Đặng Hải Anh, thành viên đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng, về hành vi “Nhận hối lộ”. Đến ngày 18/6, VKSND tỉnh Vĩnh Phúc phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam với bà Nguyễn Thị Kim Anh (Trưởng Đoàn thanh tra) cùng hai thành viên là ông Đặng Hải Anh và Nguyễn Thuỳ Linh về tội “Nhận hối lộ”. Như vậy, Đoàn thanh Bộ Xây dựng gồm 6 người có tới 3 người bị khởi tố hành vi nhận hối lộ tại Vĩnh Tường.

 Ngày 19/6, Bộ Xây dựng cho biết, đã lập đoàn thanh tra mới gồm 11 người tiếp tục thanh tra công tác quy hoạch, cấp phép xây dựng, quản lý đầu tư tại huyện Vĩnh Tường. Theo đó, Đoàn thanh tra mới được Bộ Xây dựng cử về tỉnh Vĩnh Phúc để thẩm tra, đánh giá lại toàn bộ nội dung, kết luận mà đoàn thanh tra trước đó đang thực hiện dang dở.

 Ngày 3/7, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, Đoàn thanh tra mới do Bộ Xây dựng thành lập gồm 11 người sẽ không thanh tra lại về công tác quy hoạch, cấp phép và quản lý đầu tư tại địa bàn TP Vĩnh Yên. Chính vì thế, cơ quan chức năng TP Vĩnh Yên đang chờ kết luận thanh tra từ Thanh tra Bộ Xây dựng. Như vậy, Đoàn thanh tra mới của Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục thanh tra các nội dung còn lại trên địa bàn huyện Vĩnh Tường.

 Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, trước đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch và thực hiện quy hoạch, cấp phép xây dựng hàng loạt dự án lớn với diện tích hàng trăm héc ta, điển hình như công viên Văn Miếu, dự án Thiên An Viên, dự án Bệnh viện Sản - Nhi... (Tiền Phong 4/7, Minh Đức)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Hướng tới phòng họp không giấy tờ

Đến nay 100% bộ, ngành, địa phương đã kết nối, liên thông và gửi, nhận văn bản điện tử với trục liên thông văn bản quốc gia. Đây là cơ sở bước đầu để tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, bộ trưởng, lãnh đạo các địa phương, không ngồi phòng làm việc cũng ký được giấy tờ.

 Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, cùng sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, Trục liên thông văn bản quốc gia đã được khai trương và sử dụng chính thức vào trung tuần tháng 3.2019. Đến nay, đã có 95/95 cơ quan ở Trung ương và địa phương hoàn thành kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành trên Trục liên thông văn bản quốc gia.

 Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) Ngô Hải Phan cho biết, chỉ tính riêng giai đoạn từ ngày 12.3 - 27.5.2019, đã có 36.327 văn bản gửi và 105.325 văn bản nhận “đi qua” trục liên thông văn bản quốc gia. Một số đơn vị tích cực triển khai là Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng, các tỉnh Quảng Ninh, Đồng Nai… Đối với việc triển khai chữ ký số trong gửi, nhận văn bản điện tử, Ban Cơ yếu Chính phủ đã cung cấp trên 150.000 chứng thư số cho các bộ, ngành, địa phương; cấp 96/154 (62%) chữ ký số cho lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương và 118/262 chữ ký số cho lãnh đạo các địa phương. Đánh giá sơ bộ cho thấy, việc gửi, nhận văn bản điện tử mang lại rất nhiều tiện ích: Giảm lượng phát hành văn bản giấy, là bước cải cách lớn, giúp cơ quan nhà nước giải quyết nhanh chóng, hiệu quả công việc...

 Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, qua kiểm tra thực tế, hồ sơ chạy trên nền điện tử vẫn còn rất ít. Đơn vị công bố nhiều, cấp độ 3, cấp độ 4, nhưng khi kiểm tra thì không có, hoặc có là chỉ cập nhật tiếp nhận hồ sơ trên nền điện tử, còn hồ sơ vẫn phải “chạy bộ”… Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do mới ở giai đoạn bước đầu nên quá trình triển khai gửi, nhận văn bản điện tử trên trục liên thông văn bản quốc gia còn phát sinh một số lỗi như: Không gửi, nhận được văn bản; văn bản gửi không đến được nơi nhận; nhiều văn bản gửi qua trục liên thông không tuân thủ thời gian gửi, nhận…

 Khắc phục tình trạng này, hướng đến mục tiêu hết năm 2019 giảm 30% thời gian họp, sử dụng 100% văn bản điện tử, mới đây (ngày 24.6), Chính phủ đã chính thức áp dụng hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet). Với ứng dụng này, thành viên Chính phủ vắng mặt tại phiên họp có thể tham gia ý kiến và biểu quyết điện tử thông qua thiết bị di động.

 Tương tự như e-Cabinet của Văn phòng Chính phủ, “phòng họp không giấy và giao việc tức thời - nhắc việc thông minh” mới đây được UBND TP Hồ Chí Minh áp dụng cũng số hóa toàn bộ tài liệu, chuyển đến thành viên để nghiên cứu trước; các câu hỏi thảo luận được tổng hợp, chuẩn bị dự thảo kết luận. Trong thời gian họp, mọi người có thể truy cập nhiều tài liệu liên quan; người chủ trì có thể lấy ý kiến từ xa, hoặc tổ chức họp trực tuyến với các đơn vị, cá nhân không đến dự. Khi họp xong, các ý kiến, chỉ đạo... sẽ được tổng hợp và thông tin đến những nơi liên quan. Riêng ứng dụng “Giao việc tức thời - nhắc việc thông minh” giống như “thư ký ảo” cho lãnh đạo thành phố, giúp thống kê, phân loại, lên lịch công việc và nhắc việc tự động một các chính xác.

 Có thể thấy, E-Cabinet hay “Phòng họp không giấy và giao việc tức thời - nhắc việc thông minh” dù khác nhau về cách gọi nhưng tựu chung đều nhằm mục đích “số hóa” việc họp, ứng dụng ở mức cao công nghệ thông tin trong cải cách hành chính. Theo tính toán, việc chuyển toàn bộ văn bản giấy sang văn bản điện tử giúp tiết kiệm khoảng 1.200 tỷ đồng/năm từ tiền giấy in ấn, gửi bưu phẩm, bưu kiện.

 Để nâng cao năng suất làm việc, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí cho xã hội, tiến tới giảm phiền hà, không để người dân, doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với cán bộ, công chức thực thi công vụ, việc triển khai “họp không giấy, nhắc việc thông minh” cần nhanh chóng triển khai tại tất cả bộ ngành, địa phương cả nước nhằm kết nối thành một hệ thống bảo đảm đồng bộ, thông suốt.  (Đại Biểu Nhân Dân 4/7, Trần Hải)Về đầu trang

TPHCM: Liên thông thủ tục khai tử có yếu tố nước ngoài

Nhằm đo lường mức độ hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, quận 8 (TPHCM) là quận đầu tiên tổ chức triển khai có hiệu quả việc liên thông thủ tục khai tử có yếu tố nước ngoài (tiếp nhận hồ sơ tại phường).

 Ngoài ra, đại diện lãnh đạo quận cho biết, các thủ tục cấp giấy đăng ký khai sinh, bảo hiểm y tế, đăng ký thường trú đã được rút ngắn từ 10 ngày, xuống 7 ngày; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cũng giảm từ 3 ngày, còn 1 ngày; thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh, đăng ký thuế và các thủ tục liên quan đến hoạt động của hộ kinh doanh giảm từ 3 ngày, còn 2 ngày. Đồng thời, quận tiếp tục duy trì mô hình rút ngắn thời gian giải quyết cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ từ 15 ngày, xuống còn 10 ngày. 

 Đặc biệt, ứng dụng “Quận 8 trực tuyến” tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, hồ sơ trễ hẹn và gửi trực tiếp đến lãnh đạo các phòng ban, đơn vị chức năng để giải quyết kịp thời (tối đa 2 ngày).

 Kết quả phản ánh được thể hiện công khai để người dân kiểm tra. Nếu chưa hài lòng với kết quả, việc phản ánh lần 2 của người dân sẽ được gửi trực tiếp đến chủ tịch UBND quận, nhằm đảm bảo công tác chỉ đạo quyết liệt hơn. (Sài Gòn Giải Phóng 4/7, N.P.V) Về đầu trang

Tháng 8/2019, TP.HCM sẽ có bản đồ số

Đây là thông tin được đưa ra vào chiều 3/7 trong buổi làm việc của lãnh đạo TP.HCM với sở Thông tin và Truyền thông thành phố.

 Tại buổi làm việc, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu sở Tài nguyên và Môi trường thành phố triển khai ngay việc xây dựng bản đồ địa hình địa chính. Đây là nguồn dữ liệu quan trọng để TP.HCM hoàn thiện bản đồ số phục vụ đề án xây dựng đô thị thông minh.

 Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu trung tâm dữ liệu, trung tâm điều hành thông minh phải xây dựng quy chế tích hợp giữa các Sở, ngành, quận, huyện để kết nối cơ sở dữ liệu và tận dụng cơ sở dữ liệu sẵn có.

 Riêng Trung tâm điều hành thông minh trong cuối năm 2019 phải tăng gấp đôi lượng camera sử dụng hiện có. TP.HCM giao Sở Thông tin và Truyền thông làm chủ đề tài đào tạo nguồn nhân lực cho đô thị thông minh và phục vụ cho cả đề án 54 thí điểm cơ chế chính sách đặc thù của thành phố.

 Kế hoạch triển khai giai đoạn 2 của đề án đô thị thông minh sẽ được trình thành phố vào cuối tháng 7 này. (VTV.vn 4/7)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Bí thư Hà Nội: Cần bốc đúng thuốc trị “bệnh” giải ngân chậm

Sáng 3/7, phát biểu kết luận Hội nghị lần thứ 19 BCH Đảng bộ thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, một số dự án đầu tư xây dựng của thành phố hiện đang triển khai chậm. “Chậm chuẩn bị đầu tư, triển khai chậm, giải phóng mặt bằng chậm dẫn đến giải ngân chậm”, ông Hải nói.

 Theo ông Hải, ba năm nay, cứ mỗi năm, tỷ lệ giải ngân lại giảm thêm. “Năm ngoái cấp huyện tăng, nhưng năm nay giảm, nên đến bây giờ cấp huyện chỉ được 22%. Tới đây các đồng chí phải có rà soát, kiểm điểm lại tại sao lại giải ngân chậm. Các đồng chí nói đây là năm nước rút, năm tăng tốc nhưng mà toàn hụt hơi thế này”, ông Hải nói.

 Ông Hải đánh giá, một số quận huyện làm tốt, lăn lộn với các dự án, làm tốt công tác đối thoại với người dân, giải quyết tình trạng khiếu nại, tố cáo nhưng chưa có kết quả thực sự tốt.

 Bí thư Thành ủy thúc giục việc phải có giải pháp để khắc phục tình trạng giải ngân vốn xây dựng cơ bản. “Ban cán sự Đảng UBND, các sở, ngành, quận, huyện phải rà soát, kiểm điểm về tình trạng giải ngân thấp. Đây là nội dung giữa nhiệm kỳ đã kiểm điểm rồi mà tại sao vẫn chậm. Phải phân ra trách nhiệm của ai? Tại sao công tác chuẩn bị đầu tư vẫn chậm, triển khai dự án chậm, khởi công chậm. Mới được 28/126 dự án của năm nay. Trách nhiệm của ai, cơ quan nào?”, ông Hải nói.

 Ông Hải cho biết, các cơ quan từ các ban quản lý dự án, sở, ngành, UBND thành phố, văn phòng UBND, quận, huyện phải chi tiết từng nội dung tại sao lại chậm để khắc phục. “Chứ không cứ giảm dần thế này thì chứng tỏ là chưa chứa đúng bệnh. Phải cho liều thuốc nào đó”, ông Hải nói thêm.

 Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng lưu ý về tình hình an ninh quốc phòng, tình hình tội phạm phức tạp, phạm pháp hình sự tăng, người chết vì tai nạn giao thông tăng. “Trong phạm pháp hình sự, các tội phạm có hành vi dã man hay sử dụng vũ khí nóng cũng có. Đây là điểm hết sức lưu ý. Tuy là chưa phát hiện các vụ ma túy lớn, nhưng tình trạng nghiện hút, bóng cười, cỏ Mỹ thì vẫn là đáng lo với thành phố chúng ta”, ông Hải nói.

 Ông Hải cũng nhấn mạnh, thành phố đã phối hợp với các bộ, ngành ra được quy định về cấm bóng cười để đảm bảo an toàn cho người trẻ, du khách đến với thành phố.

 Ông Hải cũng nhắc việc tăng cường công tác dự báo và nắm tình hình trước những tác động từ kinh tế, chính trị, tội phạm... đối với Thủ đô. Cùng với đó, căn cứ vào các Chỉ thị 35, kế hoạch của Thành ủy để xây dựng các kế hoạch của quận, huyện chuẩn bị đại hội (ĐH) Đảng các cấp.

 “Kết hợp với công tác tổ chức đại hội, phải bảo đảm tập trung giải quyết các điểm nóng. Phải đảm bảo không những về nhân sự mà phải bảo đảm đại hội ở các địa phương diễn ra thành công”, ông Hải nói thêm. (Tiền Phong 4/7, Trường Phong)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Hộ chiếu quyền lực nhất thế giới thuộc về Nhật Bản và Singapore

Tính đến giữa năm 2019, Nhật Bản và Singapore là hai nước cùng giữ vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng các nước có hộ chiếu quyền lực nhất.

 Cụ thể, hộ chiếu của mỗi nước này có thể dùng để nhập cảnh vào 189 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đức, Hàn Quốc và Phần Lan là 3 nước đồng hạng hai với hộ chiếu có thể dùng để nhập cảnh vào 187 nước và vùng lãnh thổ mà không cần xin thị thực trước. Vị trí thứ 3 gồm 3 nước châu Âu là Đan Mạch, Luxembourg và Ý với hộ chiếu có thể được miễn thị thực hoặc thị thực được cấp tại cửa khẩu đến 186 nước và vùng lãnh thổ. 

Trong khi đó, hộ chiếu của Anh và Mỹ, từng đứng đầu bảng xếp hạng vào năm 2014, hiện đều rơi xuống vị trí thứ 6. Xếp cuối bảng là Afghanistan khi hộ chiếu của nước này chỉ có thể giúp công dân đến được 25 nước và vùng lãnh thổ. (VTV.vn 4/7)Về đầu trang

Singapore cải cách giáo dục nhằm giảm tải cho học sinh

Theo hệ thống đánh giá PISA của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Singapore hiện là quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu về thành công giáo dục.

 Tuy nhiên, cũng có một thực tế là ngày càng nhiều học sinh, sinh viên Singapore cần hỗ trợ về tâm lý để giải quyết những lo lắng và căng thẳng trước áp lực học tập và thi cử. Trước thực trạng này, Bộ Giáo dục Singapore đang chủ trương cải cách chương trình giáo dục.

 Tại Singapore, trung bình mỗi học sinh dành 9,4 giờ/tuần để làm bài tập về nhà, đứng thứ 3 toàn cầu theo xếp hạng của OECD. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của các em. Nhà chức trách Singapore đã quyết tâm thay đổi thực trạng này. Bộ Giáo dục Singapore đang chủ trương cải cách giáo dục, theo đó loại bỏ một số kỳ thi ở cấp tiểu học và trung học cơ sở cũng như điều chỉnh cơ chế phân loại học sinh khắc nghiệt hiện hành với mục tiêu cân bằng niềm vui trong học tập và đảm bảo chất lượng giáo dục.

 Hiện có nhiều trường học đã chủ động liên hệ với phụ huynh học sinh để kêu gọi sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc điều chỉnh thời gian biểu của học sinh để đảm bảo chặng đường học tập dài hạn trong tương lai. Tuy nhiên, sự thay đổi này không dễ khi quan niệm con cái có nghĩa vụ học giỏi đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi gia đình Singapore.

 Giáo sư Jason Tan, Học viện Giáo dục Quốc gia Singapore, cho biết: "Việc vào đại học luôn được các bậc phụ huynh hướng cho con mình thay vì các trường dạy nghề. Không dễ thay đổi quan điểm của các phụ huynh mặc dù Bộ Giáo dục Singapore đang cố gắng nhấn mạnh sự cần thiết của kỹ năng cụ thể tại nơi làm việc hơn là chỉ có bằng cấp".

 Singapore đã đặt giáo dục là trọng tâm của sự phát triển từ những năm 1960 và hiện đứng đầu bảng xếp hạng học sinh quốc tế PISA, nhưng học sinh Singapore đang phải gánh chịu cho "hào quang" giáo dục này. (VTV.vn 4/7)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Các tin khác