Đề án đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2020 - 2025

15:6, Thứ Sáu, 25-2-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

1. Quan điểm, mục tiêu

1.1. Quan điểm

- Công tác thông tin cơ sở có vai trò rất quan trọng, góp phần phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu đến với người dân; đấu tranh, phản bác các thông tin xấu, độc, xuyên tạc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, củng cố sự đoàn kết và đồng thuận xã hội ở cơ sở.

- Hạ tầng thông tin cơ sở vừa là phương tiện, công cụ tuyên truyền, vừa là thành phần quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, vì vậy phải ưu tiên đầu tư phát triển trước một bước; việc đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin cơ sở phải đồng bộ, hiện đại và được lồng ghép với các đề án, chương trình, dự án khác để đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao, tránh trùng lặp, lãng phí về tài chính và thời gian.

- Phát triển thông tin cơ sở phải phù hợp với các chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược và quy hoạch phát triển thông tin và truyền thông của cả nước, của tỉnh và của từng địa phương.

1.2. Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát:

+ Hiện đại, đồng bộ cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin từ tỉnh đến cơ sở; đa dạng hóa phương thức cung cấp thông tin ở cơ sở; nâng cao chất lượng nội dung thông tin tuyên truyền; tăng cường công tác tổ chức, quản lý hoạt động thông tin cơ sở trong tình hình mới.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông để hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở nhằm chủ động, kịp thời cung cấp thông tin thiết yếu cho người dân. Thực hiện số hoá và lưu trữ cơ sở dữ liệu trên môi trường mạng, tạo điều kiện cho người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa truy cập thông tin nhanh chóng, thuận lợi.

+ Đảm bảo thông tin hai chiều từ tỉnh đến cơ sở nhằm giải quyết những bức xúc của người dân ở cơ sở, góp phần tạo sự đồng thuận và niềm tin trong nhân dân.  

- Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

+ 100% xã, phường, thị trấn được đầu tư, nâng cấp đài truyền thanh cơ sở, trong đó có trên 50% xã được đầu tư thiết lập đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông. 100% thôn, bản có hệ thống truyền thanh.

+ 100% xã, phường, thị trấn thiết lập trang thông tin điện tử; có kết nối internet thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp.

+ 100% xã, phường, thị trấn được phủ sóng phát thanh, truyền hình chất lượng cao; phủ sóng thông tin di động, kết nối băng thông rộng và có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập.

+ 100% xã, phường, thị trấn có Báo Nhân dân, Báo Quảng Bình đến trong ngày; 40% khu dân cư tập trung có bảng tin điện tử, cụm thông tin điện tử.

+ 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo có thiết bị nghe, xem; 100% hộ dân được cung cấp kịp thời những thông tin quan trọng, thông tin về sự cố, các tình huống khẩn cấp của tỉnh, của địa phương; 100% hộ dân được sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông phổ cập.

2. Hoạt động thông tin cơ sở

2.1. Nội dung

2.2.1 Cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương, cơ sở.

2.2.2 Cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hàng ngày của người dân địa phương, phù hợp với đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, miền, bao gồm:

+ Thông tin về dự án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương;

+ Thông tin liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và kiến thức khoa học, kỹ thuật;

+ Thông tin liên quan đến trật tự, an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương;

+ Thông tin về sự cố, các tình huống khẩn cấp xảy ra ở địa phương hoặc có ảnh hưởng đến địa phương;

+ Thông tin về gương tập thể, cá nhân điển hình trong các lĩnh vực;

+ Thông tin về các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân địa phương;

+ Phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở.

2.2. Hạ tầng, phương thức hoạt động

2.2.1 Đài, trạm truyền thanh cấp xã, cấp thôn: là hệ thống thông tin chủ lực nhất trong các loại hình thông tin cơ sở, chuyển tải thông tin đến với người dân nhanh chóng, kịp thời, trên diện rộng, cùng lúc tác động đến nhiều đối tượng nghe.

2.2.2 Hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình: có vai trò rất quan trọng trong công tác đưa thông tin về cơ sở; rút ngắn khoảng cách thụ hưởng thông tin giữa các vùng miền.

2.2.3 Bản tin, trang thông tin điện tử của UBND các xã, phường, thị trấn: cung cấp thông tin về địa phương, tin tức hoạt động của cấp ủy, chính quyền cơ sở; thông tin về các chính sách, văn bản pháp luật mới, quy trình giải quyết các thủ tục hành chính công trực tuyến; thông tin chỉ đạo, quản lý và điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở.

2.2.4 Cụm thông tin cơ sở (cụm thông tin đối ngoại): là hệ thống các thiết bị thông tin, nghe, nhìn đặt tại các địa phương có cửa khẩu biên giới trên đất liền, bao gồm các màn hình Led, tủ tra cứu thông tin điện tử, các cụm pano, áp phích phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở.

2.2.5 Tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở: là những xuất bản phẩm không dùng để mua, bán nhằm cung cấp thông tin thiết yếu trong lĩnh vực thông tin cơ sở đến người dân thông qua xuất bản in hoặc xuất bản điện tử.

2.2.6 Hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở: báo cáo viên là những người làm công tác tuyên truyền miệng dưới sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội. Báo cáo viên được lựa chọn theo những tiêu chí nhất định và được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương tới cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

2.2.7 Các loại hình thông tin cơ sở khác: Panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, tranh cổ động, tranh biếm họa, tờ rơi, triển lãm, quảng cáo, điểm bưu điện văn hóa xã, thư viện, tủ sách pháp luật, đội tuyên truyền lưu động - liên hoan thông tin lưu động,… được các cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính quyền cơ sở sử dụng phổ biến trong công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở.

3. Kinh phí và danh mục dự án

3.1 Nguồn kinh phí: Nguồn ngân sách địa phương (ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) theo phân cấp hiện hành; lồng ghép, nâng cao hiệu quả đầu tư từ các chương trình dự án có liên quan. Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể và dự toán kinh phí thực hiện.

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia như: Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững; Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích…

- Huy động từ các nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác để đầu tư hạ tầng, nội dung thông tin thiết yếu đến với người dân.

Các tin khác