Tăng cường công tác truyền thông về quyền con người ở Quảng Bình

11:13, Thứ Tư, 9-8-2023

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Công tác tuyên truyền, giáo dục quyền con người có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế vi phạm quyền do thiếu hiểu biết; thông qua tuyên truyền, giáo dục, cung cấp tri thức, trang bị kỹ năng, củng cố niềm tin, giúp mỗi người nhận thức đúng đắn ý nghĩa, giá trị của các quyền, biết tự mình bảo vệ các quyền, tuân thủ pháp luật và biết tôn trọng phẩm giá, các quyền và tự do của người khác.

Quan điểm của Đảng về tuyên truyền, giáo dục quyền con người

Đối với Việt Nam, quyền con người từ lâu đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, nhất là từ khi Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới đến nay. Với nhận thức sâu sắc rằng, quyền con người là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức qua các thời đại trên toàn thế giới; là vấn đề thuộc bản chất và mục tiêu của chế độ XHCN. Vì vậy, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong giai đoạn cách mạng hiện nay được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nhận thức sâu sắc hơn về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân, nhận thức rõ bản chất tốt đẹp của chế độ ta là vì con người. Tuyên truyền, giáo dục quyền con người có vai trò quan trọng trong việc thực thi quyền con người. Giáo dục quyền con người vừa nhằm nâng cao tri thức nói chung, vừa như một cách thức trao quyền để người dân có thể tự bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Nhận thức đầy đủ, đúng đắn về quyền con người giúp mỗi người hành xử đúng, tránh được những nhận thức và hành động cực đoan, vừa bảo vệ được quyền vừa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người khác và cộng đồng.

Trước yêu cầu mới và thực tiễn phát triển đất nước sau hơn 35 năm đổi mới, nhất là những thành tựu về giáo dục quyền con người, quyền công dân đã đạt được cũng như xu hướng giáo dục trên thế giới đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có nhận thức mới về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục về quyền con người ở Việt Nam. Năm 2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20 tháng 7 năm 2010 về “Công tác nhân quyền trong tình hình mới”, nhấn mạnh “nghiên cứu đưa nội dung về nhân quyền vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xây dựng nội dung tuyên truyền, bồi dưỡng về nhân quyền phù hợp với từng loại đối tượng trong xã hội”. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu, rộng quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người học, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về tầm quan trọng của giáo dục quyền con người, dưới tiếp cận giáo dục giá trị sống, nâng cao ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, đồng thời thúc đẩy, tôn trọng nhân phẩm, các quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội; hình thành nhẫn cách con người phát triển toàn diện và hài hòa.

Hội nghị tập huấn tuyên truyền về công tác nhân quyền năm 2020 tại Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Bình

Một số kết quả chủ yếu và kinh nghiệm về công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền về quyền con người ở Quảng Bình

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền về quyền con người, trong những năm qua, bám sát hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền về quyền con người ở tỉnh ta ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm. Qua đó góp phần phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Kết quả chủ yếu được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, việc thực hiện chế độ chính sách về đảm bảo, thúc đẩy quyền con người được chú trọng. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo. Các chương trình: “Xuân ấm vùng cao”, “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, “Ám áp vùng cao - San sẻ yêu thương”, “Con nuôi biên phòng”… được triển khai có hiệu quả. Tổ chức thăm, tặng quà cho các hộ gia đình đồng bào DTTS có hoàn cành khó khăn với tổng kinh phí lên tới hàng tỉ đồng. Thành lập đoàn thăm, tặng quà chúc mừng Ban trị Sự GHPGVN tỉnh, các huyện trên địa bàn nhân dịp Lễ Phật đản; các chức sắc, tổ chức tôn giáo trên dịa bàn tỉnh nhân dịp Lễ Phục sinh hằng năm…

Thứ hai, các chính sách xóa đói giảm nghèo; chính sách đối với nhóm người dễ bị tổn thương (người cỏ công với cách mạng, trẻ em, người già, người tàn tật...) được quan tâm đúng mức. Hằng năm, tỉnh đã tổ chức tặng quà Tết Nguyên đán cho hộ nghèo, hộ cận nghèo với tổng kinh phí 17.796 tỳ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 384,721 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ gia đình có học sinh, sinh viên được vay vốn với tổng vốn vay hơn 7.917 tỷ đồng. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; tổ chức thăm, tặng quà 26.000 lượt người có công nhân dịp Tết Nguyên đán và Ngày Thương binh, liệt sỹ với số tiền trên 32 tỷ đồng; vận động ủng hộ Qũy đền ơn đáp nghĩa năm 2022 với tổng số tiền trên 1,2 tỷ đồng. Công an tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ và Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh ban hành Chương trình phối hợp về quản lý, giáo dục, giúp đỡ phụ nữ trước đây là phạm nhân, trại viên, học sinh tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2021-2026. Triển khai thực hiện có hiệu quà các phần việc “Mẹ đỡ đầu - Kết nôi yẻu thương”, “Cùng em vượt khó”, các mô hình “Con nuôi Biên phòng”, “Em nuôi chiên sỹ Công an , “Em nuôi Đoàn - Hội”, “Nuôi em vùng cao”, “Đồng hành cùng em đến trường”, “Thắp đèn ông sao, trao gửi yêu thương”, “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”, công trình “Thư viện thân thiện”… thực hiện có hiệu quả.

Thứ ba, thường xuyên quan tâm công tác xây dựng, hoàn thiện và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền con người. Các thành viên BCĐ nhân quyền tỉnh tham mưu cấp ủy, chính quyền xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quà các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trên các lĩnh vực nhân quyền, như: Ban hành Nghị quyết cùa Tinh ủy về phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hoá, ANTT các xã biên giới, vùng dồng bào DTTS và miên núi của tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến nảm 2030; Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết của HNND tỉnh quy định đối tượng và mức thăm, tặng quà cho người có công, thân nhân người có công với cách mạng và hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1719/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 09 - NQ/TU ngày 14/6/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030;… qua đó góp phần thực hiện tốt, đảm bảo các quyền con người trên địa bàn.

Thứ tư, công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền về nhân quyền được thực hiện thường xuyên, có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức. Các thành viên BCĐ phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông trong tỉnh xây dựng các chuyên mục, bản tin tuyên truyền về kết quả đạt được trên lĩnh vực đơn vị phụ trách. Trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện 95 chuyên mục với hơn 2,000 tin, bài, ảnh tuyên truyền về quyền con người. Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức 15 buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế, xã hội, công tác xây dựng Đảng và các sự kiện, vấn đề nổi bật được báo chí, dư luận xã hội quan tâm, tạo đồng thuận của Nhân dân trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh thưởng xuyên phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện Quy chế phối hợp theo dõi, xử lý thông tin xâu độc trên không gian mạng, góp phần phản bác, xử lý các quan điểm sai trái, thông tin xấu độc, thông tin chống phá Đảng, Nhà nước; không để các phần tử xấu lợi dụng, xuyên tạc thành quả công tác bảo vệ nhân quyền.

Qua thực tiễn thực hiện công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền về quyền con người trong thời qua, tỉnh Quảng Bình rút ra một số kinh nghiệm, như sau:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp, cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc về vị trí, vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, nhất là các vấn đề dư luận quan tâm, về chủ quyền biên giới, lãnh thổ, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, địa phương, đối ngoại Nhân dân. Tích cực tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung, Quảng Bình nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng đảm bảo sinh động, hấp dẫn, hướng mạnh về cơ sở. Duy trì tốt các hoạt động giao lưu văn hóa, ngoại giao Nhân dân khu vực 2 bên biên giới Việt Nam - Lào, nhằm vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị, tăng cường sự hợp tác về kinh tế - xã hội tạo điều kiện quan trọng cho việc giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.

Hai là, thường xuyên chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng tăng cường tuyên truyền về công tác nhân quyền; tiếp tục tuyên truyền những thành tựu và sự kiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc; các văn bản của Đảng, Nhà nước về thực hiện các nội dung liên quan đến công tác nhân quyền; tuyên truyền những thành tựu trên lĩnh vực nhân quyền và việc đảm bảo quyền con người ở Việt Nam đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Thực hiện tốt công tác vận động, tranh thủ tạo sự đồng thuận, cởi mở với các chức sắc trong tôn giáo, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiếu số trong quá trình thực hiện công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền về quyền con người.

Ba là, thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương về thông tin đối ngoại, tuyên truyền về quyền con người. Chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, phối hợp tham mưu cấp ủy, chính quyền giải quỵết ổn định, dứt điểm các vấn đề phức tạp nổi lên về nhân quyền, nhất là hoạt động kích động chống phá của các đối tượng chống đối chính trị, chức sắc cực đoan; các hoạt động vi phạm liên quan đến đất đai, xây dựng công trình tôn giáo trái pháp luật; tình hình khiếu kiện trong Nhân dân; nắm chắc tình hình nổi lên trong Phật giáo Tin Lành hoạt động Pháp luân công, các hội nhóm tin ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật, không để xảy ra sơ hở, thiếu sót để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, kích động chổng phá.

Bốn là, thường xuyên tổ chức các cuộc họp báo định kỳ tháng/lần để thông tin tình hình kinh tế, xã hội, công tác xây dựng Đảng và các sự kiện, vấn đề nổi bật được báo chí, dư luận xã hội quan tâm, tạo đồng thuận của nhân dân trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, tránh các phần tử xấu lợi dụng, xuyên tạc thành quả công tác bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đảm bảo nhân quyền trên địa bàn tỉnh.

                                                                                      Hoàng Thanh Hiến

Các tin khác