Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 26-9-2019

16:24, Thứ Năm, 26-9-2019

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.  Mạnh tay với chạy chức chạy quyền. 1

CHỈ THỊ MỚI 2

2.  Thủ tướng: Nghiên cứu kỹ vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, số ngày nghỉ 2

3.Thủ tướng yêu cầu quan tâm vấn đề nhà ở cho công nhân. 3

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 4

4.  Bloomberg: Việt Nam có kế hoạch 5 tỷ USD để vô hiệu hóa mối đe dọa thuế quan của ông Trump. 4

5. ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,8% trong năm 2019. 5

6. Đề xuất chính sách thuế hợp lý cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô nội 6

QUẢN LÝ.. 7

7.  Không có chuyện từ 15/10/2019, tốc độ tối đa của xe máy là 40km/h. 7

8. Tăng cường xử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. 8

9.Bình Phước tiết kiệm gần 40 tỷ từ tinh gọn bộ máy. 9

10. Bắc Giang có nhiều cấp phó vượt quy định. 10

11.Bí thư Quảng Ngãi xin lỗi dân về nhà máy rác. 11

12.  177 phường ở Hà Nội thí điểm không còn Hội đồng nhân dân. 13

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 14

13. Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Cổng dịch vụ công. 14

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 15

14. Ách tắc giải ngân vốn đầu tư công. 15

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 15

15.   Ông Nguyễn Hồng Trường bị xoá tư cách nguyên Thứ trưởng Giao thông Vận tải

16. Hòa Bình: Phó Chủ tịch tỉnh Hòa Bình bị cảnh cáo. 16

17.Cựu Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Lê Bạch Hồng lĩnh 6 năm tù. 17

THẾ GIỚI 17

18.  Trung Quốc cắt giảm lượng thuế và phí “chưa từng có”. 17

19.    Ứng cử viên Tổng thống Mỹ đề xuất đánh thuế giới siêu giàu. 18

 TIÊU ĐIỂM

Mạnh tay với chạy chức chạy quyền

Cách đây 2 ngày, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định 205 - Lần đầu tiên vấn đề Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền chính thức được đề cập trong một văn bản mang tính pháp quy của Đảng do Bộ chính trị ban hành. Đây cũng là lần đầu tiên một quy định chỉ rõ các hành vi chạy chức, chạy quyền và các hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền.

 Ngay sau khi Quy định được ban hành đã được dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao. Bởi đã đi trúng vào những vấn đề nhức nhối nhất trong công tác cán bộ tồn tại suốt nhiều nhiệm kỳ qua. Những quy định của Bộ Chính trị đang được kỳ vọng sẽ góp phần đầy lùi được sự thao túng, lạm quyền trong công tác cán bộ, chống được chạy chức, chạy quyền.

 Quy định về Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền bao gồm 15 điều, lần đầu tiên được quy định cụ thể, chi tiết, chặt chẽ nhằm xây dựng các căn cứ để bịt các lỗ hổng trong công tác cán bộ. Một trong những điểm nhấn nổi bật của Quy định này là đề cao trách nhiệm của người đang được xem xét, thực hiện các quy trình trong công tác cán bộ cũng như đề cao trách nhiệm của những cá nhân có thẩm quyền quyết định nhân sự. Đây được cho là vấn đề then chốt để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền.

 Quy định Kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền khẳng định quyết tâm cao của Đảng trong đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi những góc tối nhất trong công việc "gốc" của Đảng, những nhức nhối tồn tại suốt nhiều năm trong công tác cán bộ. Dù rằng đó là công việc hết sức khó khăn và nhiều gian truân, nhưng trước mắt, việc ban hành Quy định này sẽ làm cho những người có ý định "chạy" và "được chạy" cũng sẽ phải chùn bước. (Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự lúc 19h ngày 25/9)Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Thủ tướng: Nghiên cứu kỹ vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, số ngày nghỉ

Theo thông cáo từ Văn phòng Chính phủ, ngày 25/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc thường kỳ với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để đánh giá kết quả thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và cơ quan này năm 2018, trọng tâm phối hợp công tác năm 2019-2020.

 Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng nêu rõ, công tác phối hợp được tăng cường, đi vào nề nếp, thực chất hơn, đạt được một số kết quả tích cực giúp mỗi bên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,  góp phần vào những thành tựu chung của đất nước. Giai cấp công nhân, người lao động Việt Nam bằng sự cần cù, sáng tạo, miệt mài lao động, sản xuất, không ngừng vươn lên làm chủ công nghệ mới, làm ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh, góp sức cùng cả nước làm nên những chỉ số kinh tế - xã hội ấn tượng.

 Thủ tướng cũng thông tin, 9 tháng năm 2019, kinh tế tăng trưởng trên tất cả lĩnh vực, dự kiến 12/12 chỉ tiêu năm nay đều đạt và vượt. Giải quyết cho 1 triệu người có việc làm mới. Môi trường kinh doanh được cải thiện nhanh, rõ nét, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, được doanh nghiệp, người dân ghi nhận.

 Mới đây, tạp chí US News &World Report vừa xếp hạng Việt Nam thuộc trong 20 quốc gia tốp đầu, đứng thứ 8/80 quốc gia có nền kinh tế tốt nhất để đầu tư, cao hơn cả Chile (9/80) và New Zealand (10/80).

 Thủ tướng đánh giá Tổng Liên đoàn và các bộ, ngành đã tăng cường phối hợp trong việc tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật,  đặc biệt là các chính sách liên quan đến người lao động như xây dựng Bộ luật Lao động sửa đổi, Luật Công đoàn 2012  sửa đổi,  tham gia xây dựng thực hiện đề án của Chính phủ về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội…

 Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật giữa Tổng Liên đoàn và các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục được kết quả tốt, trong đó có việc giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan trực tiếp đến người lao động.

 Tuy nhiên, Thủ tướng nhìn nhận đời sống của một bộ phận người lao động vẫn còn khó khăn. Tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nợ đọng, chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở các doanh nghiệp vẫn diễn ra ở một số địa phương.

 Về định hướng phối hợp thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, Tổng Liên đoàn cần tiếp tục tham gia hiệu quả tích cực hơn nữa công tác xây dựng thể chế, thực hiện phản biện xã hội, nhất là đối với các chính sách liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn. Hai bên phải tập trung nghiên cứu kỹ việc sửa đổi Bộ luật Lao động, nhất là những nội dung quan trọng có ảnh hưởng tác động lớn đến xã hội như vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, tăng số ngày nghỉ…

 Thủ tướng cũng yêu cầu quan tâm, lo những vấn đề thiết thực cụ thể với người lao động như bữa ăn hằng ngày, an toàn thực phẩm. Bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể và doanh nghiệp dịch vụ cung cấp suất ăn, chất lượng bữa ăn giữa ca của người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

 Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các bộ có mặt tại buổi làm việc tiếp thu đầy đủ, phối hợp tốt hơn với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam để nghiên cứu, xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách lao động và việc làm, tạo động lực mạnh mẽ nâng cao năng suất lao động, đời sống người lao động ngày càng đầy đủ, sung túc hơn. (Vneconomy.vn 25/9, Hà Vũ)Về đầu trang

Thủ tướng yêu cầu quan tâm vấn đề nhà ở cho công nhân

Ngày 25/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tại cuộc gặp, Thủ tướng nhắc lại chuyến thị sát khu thiết chế công đoàn tại khu công nghiệp Đồng Văn tháng 5/2018 và hỏi: Bao giờ khu nhà cho công nhân ở Hà Nam khánh thành?

 Đây là dự án đầu tiên trong chuỗi 50 dự án thiết chế của công đoàn tại các địa phương. Thủ tướng nhấn mạnh, địa phương cần coi nhà ở cho công nhân là vấn đề quan trọng, trong đó có việc bố trí quỹ đất.

 Sau khi nghe Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo, những căn hộ đầu tiên sẽ được bàn giao cho đoàn viên công đoàn vào cuối năm nay, Thủ tướng đề nghị đơn vị này làm việc với 33 tỉnh, thành phố đề thống nhất quỹ đất, làm thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án tương tự.

 Đồng thời, lãnh đạo Chính phủ đề nghị Tổng liên đoàn quan tâm đến những việc cụ thể để đảm bảo quyền lợi của người lao động, đưa thiết chế công đoàn vào cuộc sống.

 "Bây giờ tôi nói ví dụ như là những siêu thị bán lẻ cho công nhân làm ngoài giờ, buổi khuya họ mới về thì anh phải trực để bán hàng. Người có thẻ đoàn viên Công đoàn thì anh miễn giảm 3-5% để ưu tiên chuyện này, từ mớ rau đến thực phẩm khác", Thủ tướng nói và cho rằng đời sống của một bộ phận lao động còn khó khăn.

 Bộ Y tế được giao nghiên cứu phương án đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám, chữa bệnh cho công nhân, nhất là việc khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế cho người lao động ngoài giờ, ngày nghỉ, lễ.

 Tổng liên đoàn được Thủ tướng yêu cầu tham gia phản biện xã hội tích cực hơn nữa, nhất là những chính sách liên quan đến người lao động; tập trung nghiên cứu những nội dung quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến xã hội như như tăng tuổi hưu, tăng số ngày nghỉ...

 Đồng thời, công đoàn phải quan tâm đến những vấn đề thiết thực cụ thể với người lao động như đảm bảo an toàn thực phẩm trong mỗi bữa ăn hằng ngày, chất lượng bữa ăn giữa ca...

 Thủ tướng đồng ý chủ trương các bộ, ngành hỗ trợ Tổng liên đoàn từ 1.000 đến 2.000 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình xã hội tại 50 thiết chế công đoàn. (Vnexpress.net 25/9, Viết Tuân)Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Bloomberg: Việt Nam có kế hoạch 5 tỷ USD để vô hiệu hóa mối đe dọa thuế quan của ông Trump

Nhiều người lo sợ rằng Việt Nam sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo bị ông Trump áp thuế nhưng theo Bloomberg, Việt Nam đã có phương pháp để vô hiệu hóa mối đe dọa.

 Chiến dịch của Việt Nam nhằm vô hiệu hóa mối đe dọa thuế từ ông Trump đã lan tới một xã ven biển nổi tiếng với nghề trồng thanh long. Cộng đồng này có thể sớm trở thành "nhà" của một dự án khí hóa lỏng trị giá 5 tỷ USD, bao gồm cảng và một nhà máy nhiệt điện sử dụng gas. Để đảm bảo cho công trình này vận hành, Việt Nam có thể sẽ nhập khẩu hàng tỷ USD khí đốt từ Mỹ.

 Dự án đang tiến triển nhanh chóng. Khi đi vào hoạt động, nó sẽ giúp giảm đáng kể thâm hụt thương mạng giữa Mỹ và Việt Nam.

 "Chính phủ Việt Nam hành động rất quyết liệt", John Rockhold, kỹ sư 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giám sát hạ tầng ở Việt Nam, chia sẻ. Bản thân ông Rockhold cũng tin rằng dự án này sẽ góp phần lớn trong việc giảm thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Mỹ.

 Những gì đang xảy ra với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới khiến mọi quốc gia có thâm hụt thương mại với Mỹ, không riêng gì Việt Nam, đều phải lo lắng. Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng nhắm mục tiêu vào những quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn hơn 10 tỷ USD.

 Kế hoạch 5 tỷ USD không phải biện pháp duy nhất Việt Nam áp dụng để vô hiệu hóa mối đe dọa thuế quan từ ông Trump. Nhà chức trách Việt Nam đang siết chặt quản lý hàng hóa Trung Quốc được chuyển qua Việt Nam để vào Mỹ nhằm lách những khoản thuế khổng lồ mà ông Trump đang áp dụng. Điều này cũng sẽ giúp giảm bớt thâm hụt thương mại với Mỹ.

 Nhiều nhà phân tích cho rằng Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp, trong đó có Nintendo Co. và Google đã chuyển sản xuất sang Việt Nam. Điều này khiến thặng dư thương mại tăng cao và Việt Nam sẽ tiếp tục có những giải pháp để giảm chúng xuống.

 Với các tiềm năng, Việt Nam có thể nhập khí thiên nhiên từ Texas, than ở Pennsylvania, thịt lợn từ Iowa và thậm chí cả động cơ máy bay để đáp ứng các nhu cầu trong nước. Các sản phẩm này đều từ các bang quan trọng với Tổng thống Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020.

 Trong khi đó, người tiêu dùng Việt Nam đều ủng hộ các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Theo số liệu chính thức, Việt Nam đã nhập hơn 3,1 tỷ USD hàng hóa điện tử của Mỹ, bao gồm máy tính xách tay và điện thoại iPhone, trong 8 tháng đầu năm. Con số này tăng 52% so với năm ngoái. Nhập khẩu rau và trái cây Mỹ vào Việt Nam cũng đã tăng 72% so với năm trước. (Cafef.vn 25/9)Về đầu trang

ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,8% trong năm 2019

“Nền kinh tế Việt Nam được dự báo duy trì tăng trưởng mạnh trong năm 2019 và 2020 ở mức tương ứng là 6,8% và 6,7%, sau khi đã bứt phá mạnh với tỷ lệ 7,1% trong năm ngoái”. Đó là nhận định của theo nhận định của chuyên gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong bản cập nhật Báo cáo kinh tế thường niên của ADB được công bố ngày 25/9, tại Hà Nội.

 Trong báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2019, ADB lưu ý rằng mặc dù tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có chậm lại trong nửa đầu năm 2019, song Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng vững vàng trong năm nay và năm sau, dù môi trường bên ngoài suy yếu. Các dự báo lạm phát được điều chỉnh giảm từ 3,5% xuống còn 3,0% trong năm 2019 và từ 3,8% xuống còn 3,5% cho năm 2020. 

Phân tích kỹ hơn về vấn đề này, chuyên gia của ADB cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm nhẹ từ 7,0% trong 6 tháng đầu năm 2018 xuống 6,8% trong cùng kỳ năm nay. Nguyên nhân do nhu cầu từ bên ngoài giảm, tốc độ tăng trưởng lượng xuất  khẩu hàng hoá và dịch vụ cũng giảm hơn một nửa, từ 15,7% trong sáu tháng đầu năm 2018 xuống 7,1% cùng kỳ năm nay.

 Tốc độ tăng trưởng của tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều giảm nhẹ, song ở các mức độ khác nhau. Hạn hán kéo dài và dịch tả lợn châu Phi bùng phát làm cho tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giảm từ 3,8% trong nửa đầu năm 2018 xuống còn 2,4% trong cùng kỳ năm nay. Trong ngành nông nghiệp, tăng trưởng sản xuất nông nghiệp giảm mạnh từ 3,1% xuống còn 1,3% và tăng trưởng sản lượng lâm nghiệp cũng giảm từ 5,5% xuống 4,2%, trong khi thuỷ sản vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao 6,4%.

 Tuy vậy, tác động bất lợi của việc giảm tốc độ tăng xuất khẩu lên tăng trưởng GDP đã bị hạn chế nhờ nhu cầu nội địa tiếp tục giữ vững.

 Giải ngân vốn FDI ước tính tăng 8,1% trong nửa đầu năm 2019, đạt 9,1 tỷ USD, tương đương 8,4% GDP. Đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng phản ánh niềm tin của doanh nghiệp được cải thiện, tăng gần gấp đôi trong 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2018, đạt 8,1 tỷ USD.

 Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam nhận định: “Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu bị chững lại do xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc kéo theo sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh nhờ cầu nội địa tiếp tục gia tăng và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được duy trì. Triển vọng về tiêu dùng trong nước tiếp tục sáng sủa, được hỗ trợ bởi sự gia tăng thu nhập, mở rộng việc làm và lạm phát duy trì ở mức thấp.”

 Cũng theo ADB, việc ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu gần đây và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương hứa hẹn sẽ mở ra khả năng tiếp cận thị trường cho các hoạt động thương mại và đầu tư lớn hơn. Sửa đổi gần đây trong Luật Đầu tư công sẽ giúp cải thiện hoạt động đầu tư công bằng cách đẩy nhanh các quy trình, đơn giản hóa thủ tục, và tạo điều kiện để giải ngân vốn đầu tư công nhanh hơn.

 Trong khi ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho Việt Nam trong năm nay và năm tới, báo cáo cũng nêu lên những rủi ro đáng kể đối với dự báo tăng trưởng kinh tế. Căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc và sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu có thể khiến thương mại toàn cầu sụt giảm, gây tác động tiêu cực tới hoạt động thương mại và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. (VietnamPlus.vn 25/9)Về đầu trang

Đề xuất chính sách thuế hợp lý cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô nội

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các chính sách thuế, phí hợp lý nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nâng cao tỷ lệ giá trị nội địa, giảm giá thành.

 Thông tin từ Văn phòng Chính phủ, ngày 24/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị chuyên đề về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam.

 Phát  biểu tại hội nghị, Thủ tướng khẳng định, hội nghị sẽ có một sản phẩm là nghị quyết của Chính phủ về giải pháp phát triển ngành cơ khí Việt Nam. Đây cũng là mong mỏi của các doanh nghiệp, những người làm trong ngành công nghiệp nền tảng, trụ cột, xương sống của nền kinh tế. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu các ý kiến để có một nghị quyết tốt, mang hơi thở cuộc sống.

 Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh, phải đổi mới tư duy về sản xuất cơ khí, chống bao cấp, nhưng tạo mọi điều kiện về chính sách, kể cả chính sách đầu vào và đầu ra cho sản phẩm cơ khí Việt Nam.

 Phải xác định thị trường rõ nét hơn, xác định phân khúc thị trường trong nước, ngoài nước, từ đó có các chính sách vĩ mô kèm theo, đặc biệt là chính sách thuế và lãi suất cho ngành cơ khí rõ hơn. Chính sách phải "đi tắt đón đầu" để cơ khí phát huy lợi thế người đi sau trong bối cảnh hội nhập, Thủ tướng yêu cầu.

 Ghi nhận các ý kiến phản ánh về thiếu vốn, thiếu thị trường, lãi suất cao chưa tạo điều kiện cho cơ khí phát triển, Thủ tướng cho biết, sẽ hoàn thiện thể chế cơ chế chính sách đồng bộ và đủ mạnh, đặc biệt chính sách nội địa hóa. Tạo dựng thị trường cho các doanh nghiệp cơ khí phát triển, trong đó Nhà nước đóng vai trò "bà đỡ" cho doanh nghiệp, thúc đẩy đội ngũ doanh nghiệp cơ khí. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia nhiều hơn vào các công trình, dự án trong nước. Nghiên cứu ban hành các quy định đấu thầu nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng vật tư, hàng sản xuất trong nước để có thể tạo thị trường cho doanh nghiệp trong nước phát triển phù hợp với quy định hiện hành và thông lệ quốc tế.

 Giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện các quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu nhằm khuyến khích phát triển các sản phẩm cơ khí trọng điểm trong nước. Đề xuất các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư vượt trội nhằm thu hút các dự án FDI trong ngành cơ khí bảo đảm định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị. Khẩn trương ban hành hướng dẫn và chế tài cụ thể thực hiện chủ trương sử dụng vật tư hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu.

 Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các chính sách thuế, phí hợp lý nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nâng cao tỷ lệ giá trị nội địa, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu nguyên chiếc, với thời hạn của chính sách là từ 5-10 năm. Đề xuất chính sách không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô điện, ô tô thân thiện với môi trường.

 Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành cơ khí phù hợp để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước.

 Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân cơ khí có khát vọng vươn tới những tầm cao, tận dụng tốt các thời cơ, điều kiện, chiếm lĩnh các đỉnh cao khoa học công nghệ, Thủ tướng phát biểu. (Vneconomy.vn 24/9)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Không có chuyện từ 15/10/2019, tốc độ tối đa của xe máy là 40km/h

Do nhầm lẫn giữa khái niệm xe máy và xe gắn máy nên nhiều người dân nhầm lẫn tốc thông tin tốc độ tối đa của xe máy tại Thông tư 31.

 Những ngày qua, nhiều người dân thắc mắc về quy định tốc độ tối đa của xe máy là 40km/h áp dụng theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT từ ngày 15/10/2019. Tuy nhiên, thông tin này hoàn toàn sai sự thật làm người dân hoang mang, lo lắng.

 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ đã giải thích rất rõ thế nào là xe máy, xe gắn máy. Cụ thể như sau:

 Xe môtô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 3.40 quy định tại Điều này.

 Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.

 Ngoài ra, quy định về tốc độ tối đa của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ tại Thông tư 31 hoàn toàn giống với quy định hiện hành tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, nên từ ngày 15/10/2019 tốc độ tối đa của xe máy không phải là 40km/h.

 Thông tư 31 quy định "đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h". Như vậy, xe máy không áp dụng quy định này mà áp dụng theo Điều 6 và Điều 7 của Thông tư 31. (VTV.vn 25/9)Về đầu trang

Tăng cường xử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp

Đó là một trong những yêu cầu Tổ công tác về kiểm tra công vụ của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Tổ trưởng Tổ công tác làm Trưởng đoàn đặt ra đối với tỉnh Bình Phước trong buổi làm việc và kiểm tra hoạt động công vụ tại UBND tỉnh này ngày 24.9.

 Theo Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước Nguyễn Thành Chương cho biết, trong năm 2019, tỉnh Bình Phước giảm được 97 biên chế hành chính; viên chức năm 2019 giảm so với năm 2018 là 442 biên chế; hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP đã giảm so với năm 2018 là 1.168 người. Sau khi thanh lý hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, thực hiện chuyển sang hợp đồng lao động theo pháp luật lao động hiện hành đối với công việc phục vụ, bảo vệ, lái xe.

 Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đến nay, các cơ quan, đơn vị sau khi sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đã đi vào hoạt động ổn định. Việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của các các cơ quan, đơn vị được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh thực hiện một cách thận trọng, hiệu quả, từng bước chắc chắn, không gây xáo trộn, bảo đảm bộ máy hành chính và các đơn vị sự nghiệp tinh gọn, không trùng lặp, bỏ sót nhiệm vụ, từng bước thực hiện tự chủ về tài chính, giảm chi ngân sách Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Theo đó, đối với cơ quan hành chính cấp tỉnh, trước khi sắp xếp, kiện toàn có 214 đầu mối các phòng, ban, chi cục, trung tâm trực thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Sau khi sắp xếp kiện toàn còn 124 đầu mối (giảm 90 đầu mối). Đối với cơ quan hành chính cấp huyện, trước khi sắp xếp có 138 đầu mối các ở quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố. Sau khi sắp xếp giảm xuống còn 122 đầu mối (giảm 16 đầu mối).Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trước khi sắp xếp có 569 đầu mối (kể cả đơn vị sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo). Sau khi sắp xếp còn 506 đầu mối (giảm 63 đầu mối).

 Phát biểu tại buổi kiểm tra, Tổ công tác cho rằng, UBND tỉnh Bình Phước cần sớm triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22.4.2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; đề nghị UBND tỉnh Bình Phước đẩy mạnh việc thực hiện việc tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; có giải pháp hiệu quả để tinh giản biên chế đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ, năng lực yếu theo quy định, phấn đấu đến năm 2021, phải tinh giản biên chế đạt tối thiểu 10% theo quy định. (Đại Biểu Nhân Dân 25/9, Trần Hải)Về đầu trang

Bình Phước tiết kiệm gần 40 tỷ từ tinh gọn bộ máy

Tỉnh Bình Phước đã giảm 37,989 tỷ đồng kinh phí chi thường xuyên từ việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế.

 Tổ công tác về kiểm tra công vụ của Thủ tướng do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Tổ trưởng Tổ công tác làm trưởng đoàn hôm nay kiểm tra tại UBND tỉnh Bình Phước.

 Báo cáo tại buổi kiểm tra, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước Nguyễn Thành Chương cho biết, trong năm 2019, tỉnh giảm được 97 biên chế hành chính (từ 1.969 xuống còn 1.872).

 Đối với viên chức, giảm 442 biên chế (từ 21.139 xuống còn 20.697) so với năm 2018. Số lao động hợp đồng theo nghị định 68/2000 cũng giảm 1.168 người.

 Giám đốc Sở Nội vụ Bình Phước cũng khẳng định, việc sắp xếp bộ máy sau khi sáp nhập, hợp nhất, các đơn vị đã đi vào hoạt động ổn định.

 Việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy được thực hiện một cách thận trọng, hiệu quả, từng bước chắc chắn, không gây xáo trộn, bảo đảm bộ máy tinh gọn, không trùng lặp, bỏ sót nhiệm vụ, từ đó giúp tỉnh giảm chi ngân sách nhà nước.

 Theo đó, tỉnh đã giảm 90 đầu mối các phòng, ban, chi cục, trung tâm trực thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (từ 214 đầu mối xuống còn 124); giảm 16 đầu mối các ở quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị sự nghiệp công lập cũng giảm 63 đầu mối.

 Ông Chương cho hay, từ việc thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, trong năm 2018, kinh phí chi thường xuyên của tỉnh giảm 37,989 tỷ đồng. Trong đó, khối sở, ban, ngành tỉnh giảm 7,976 tỷ đồng; khối huyện, thị xã, thành phố giảm 29,912 tỷ đồng.

 Ông Chương thông tin thêm, HĐND tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy là 6 tháng lương ngoài chế độ của nhà nước. Do đó, đối với cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ không có phát sinh khiếu nại.

 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm cho rằng, Bình Phước là một tỉnh nghèo, chủ yếu là nông nghiệp, dân số có 20% là người dân tộc thiểu số. Vì vậy, để cải cách hành chính, thu hút đầu tư trước hết phải cải cách tổ chức tổ chức bộ máy theo tinh thần nghị quyết TƯ.

 Tỉnh chỉ đạo thực hiện từ thôn, ấp đến cấp tỉnh, chú trọng cải cách thủ tục hành chính, công nghệ hóa. Nhờ đó xúc tiến đầu tư trong 2 năm 2017, 2018 bằng cả 20 năm cộng lại.

 Chủ tịch tỉnh Bình Phước cũng thừa nhận có tình trạng chảy máu chất xám, học viên được cử tuyển đi học nhưng rất ít về phục vụ địa phương hoặc phục vụ theo cam kết rồi lại chuyển đi nơi khác. Lý do lương bổng, điều kiện làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu của họ.

 Khẳng định tinh thần "thà đau một lần còn hơn để bộ máy trì trệ”, ông Trăm cho biết, tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt giải quyết dứt điểm những cán bộ, công chức bị phát hiện có nhũng nhiễu, không để lây lan sang bộ phận, cán bộ, công chức khác. (Vietnamnet.vn 24/9, Thu Hằng) Về đầu trang

Bắc Giang có nhiều cấp phó vượt quy định

Tại thời điểm thanh tra 1 cơ quan, tổ chức ở Bắc Giang có 4 phó giám đốc sở là không đúng theo quy định, 51 phòng chuyên môn thuộc 17 cơ quan, tổ chức có số lượng cấp phó nhiều hơn số lượng quy định tại Đề án vị trí việc làm.

 Thanh tra Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông báo số 465/TB-TTBNV việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý biên chế công chức; tuyển dụng, nâng ngạch công chức; xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên; bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý; số lượng cấp phó và việc ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/3/2019 thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.

 Liên quan đến việc tiếp nhận trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức, theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn thanh tra đã tiếp nhận 86 trường hợp vào các năm 2016 và năm 2018.

 Qua kiểm tra cho thấy 5 trường hợp tại thời điểm tuyển dụng không đảm bảo đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn; một số viên chức trước khi được xét chuyển thành công chức đã được thủ trưởng các cơ quan, tổ chức điều động, trưng tập đến công tác tại cơ quan hành chính nhà nước, không có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; Hội đồng kiểm tra, sát hạch có số lượng thành viên vượt quá quy định.

 Qua kiểm tra 417 hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại (50 hồ sơ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, 367 hồ sơ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, tổ chức) Thanh tra Nội vụ cho biết, có một số trường hợp tại thời điểm bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn; việc thực hiện quy trình bổ nhiệm lại còn chậm chưa bảo đảm theo đúng quy định.

 Về cơ bản, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang và các cơ quan, tổ chức thực hiện số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức và số lượng cấp phó các phòng chuyên môn thuộc các cơ quan, tổ chức phù hợp theo quy định. Tuy nhiên, tại thời điểm thanh tra 1 cơ quan, tổ chức có 4 phó giám đốc sở là không đúng theo quy định; 51 phòng chuyên môn thuộc 17 cơ quan, tổ chức có số lượng cấp phó nhiều hơn số lượng quy định tại Đề án vị trí việc làm.

 Thanh tra Bộ Nội vụ kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang thực hiện và chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý biên chế công chức, tuyển dụng công chức, nâng ngạch công chức, xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã từ cấp huyện trở lên, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý và số lượng cấp phó.

 Thanh tra Bộ Nội vụ cũng đề nghị rà soát, xử lý theo thẩm quyền và theo hướng dẫn chung tại Thông báo Kết luận số 43-TB/TW của Bộ Chính trị, Kết luận số 48-KL/TW của Ban Bí thư và các văn bản hướng dẫn của Đảng đối với 5 trường hợp tuyển dụng trong trường hợp đặc biệt mà tại thời điểm ban hành quyết định tuyển dụng công chức chưa đảm bảo đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn và 1 trường hợp dự thi nâng ngạch nhưng hồ sơ chưa thể hiện bảo đảm điều kiện theo quy định.

 Ngoài kiện toàn sắp xếp số lượng Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bảo đảm theo đúng quy định, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phải chỉ đạo rà soát điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục đối với các trường hợp được tuyển dụng vào công chức, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ tháng 6/2012 đến nay, kịp thời phát hiện các trường hợp còn chưa đáp ứng để có kế hoạch cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục.

 Thanh tra nội vụ cũng đề nghị tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra những hạn chế, tồn tại như đã nêu trên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để có hình thức xử lý phù hợp. (Tienphong.vn 25/9, Luân Dũng) Về đầu trang

Bí thư Quảng Ngãi xin lỗi dân về nhà máy rác

Đối thoại với người dân ngày 25/9, ông Lê Viết Chữ, Bí thư Quảng Ngãi xin lỗi về những sai phạm ở nhà máy rác bị dừng hoạt động một năm qua.

 Đây là lần đầu tiên ông Lê Viết Chữ gặp người dân xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, về Nhà máy chất thải rắn sinh hoạt MD. Buổi đối thoại diễn ra 4 tiếng trong sân trường THCS xã Phổ Thạnh, với hàng nghìn người dân tham dự.

 Nhà máy xử lý rác này được Công ty MD đầu tư với tổng vốn hơn 50 tỷ đồng,  xây dựng cạnh bên bãi rác cũ ở thôn La Vân, xã Phổ Thạnh, nơi người dân đã đổ rác hơn mười năm. Tháng 3/2018, nhà máy bắt đầu vận hành, xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày trong huyện, và xử lý bãi rác cũ tồn đọng đến 22.500 m3.

 Bốn tháng sau, nhà máy bị người dân xã Phổ Thạnh phong tỏa do lo ngại rác ở các nơi khác trong tỉnh tập trung về đây. Họ cho rằng việc đặt nhà máy gây nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe; có nhiều sai phạm trong lúc thực hiện. Một năm qua, nhà máy buộc phải dừng hoạt động khiến rác thải sinh hoạt không được thu gom, gây ô nhiễm nhiều khu dân cư, cảng cá và bờ biển Sa Huỳnh. Nhiều cuộc đối thoại giữa các cấp chính quyền và người dân đã diễn ra, song chưa tìm được sự đồng thuận.

 "Đây là lần đầu tiên tôi gặp đông đủ bà con, những lời tôi phát biểu ở đây là tâm huyết. Tôi trân trọng lắng nghe ý kiến của bà con. Đề nghị bà con trao đổi góp ý nên nhẹ nhàng, dân chủ, thẳng thắn, đúng quy định của pháp luật, có lý có tình để ổn định tình hình", ông Chữ nói.

 Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Nhà máy MD thực hiện công nghệ đốt, công nghệ xử lý rác phổ biến ở Việt Nam, đúng với các tiêu chuẩn của Bộ Khoa học và Công nghệ. Nhưng trong quá trình thực hiện dự án, khoảng cách từ nhà máy đến khu dân cư không đúng quy định; chưa thực hiện đúng quy trình lấy ý kiến; và chưa phù hợp với quy hoạch vì quy hoạch chỉ xử lý ở ba xã nhưng khi hoạt động thì xử lý rác ở cả huyện. 

"Tôi đến đây cái nào thực tế thì chuyển đến bà con, mình cùng nhau tìm cách giải quyết chứ không áp đặt gì cả", ông Chữ nói và cho biết các cán bộ sai phạm đã bị xử lý. Cụ thể, tỉnh đã khiển trách Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, kiểm điểm nghiêm túc rút kinh nghiệm với Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Xây dựng... và nhiều cán bộ cấp sở khác. Ngoài ra, các cán bộ huyện, xã cũng bị kiểm điểm, chuyển công tác.

 Nhận trách nhiệm về những sai sót trong quá trình thực hiện dự án MD và chưa giải quyết kịp thời những bức xúc chính đáng của người dân Phổ Thạnh, ông Lê Viết Chữ nói: "Tôi thành thật xin lỗi và mong bà con cùng bàn bạc, thảo luận tìm giải pháp hợp lý đảm bảo môi trường sống trong lành, xã hội ổn định...".

 Bí thư Tỉnh ủy sau đó đề nghị người dân cho Nhà máy MD hoạt động đến năm 2022, để giải quyết lượng rác tồn đọng và xử lý rác thải sinh hoạt hàng ngày cho ba xã Phổ Thạnh, Phổ Châu, Phổ Khánh. Trạm quan trắc tự động sẽ được đặt trong nhà máy, để thu hồi khí thải, kiểm định trả lại kết quả cho người dân. "Đạt chuẩn thì cho làm, không chuẩn thì không cho làm", ông Chữ nói.

 Sau đề nghị của ông Chữ, người dân có 14 ý kiến chia làm hai luồng khác nhau. Ông Lê Văn Thương ở thôn La Vân nói, ông rất tâm đắc với ý kiến của Bí thư tỉnh, muốn kêu gọi sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân để xử lý chất thải. "Tôi mong buổi hội thảo này sẽ đi đến nhất trí", ông Thương nói. Nhiều người đồng tình với ông Thương, và cho rằng lãnh đạo đã nhận khuyết điểm, những người sai phạm đã bị xử lý. Nếu không xử lý thì rác cũ tồn đọng sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng, rác thải sinh hoạt hàng ngày đổ ra mương, biển.

 Song, nhiều người khác vẫn la ó, và kiên quyết yêu cầu di dời. Ông Phạm Hoàng cho rằng, sai lầm lớn nhất khi làm nhà máy là không hỏi ý kiến dân. "Tôi mong di dời nhà máy ngay lập tức", ông nói. Một số người yêu cầu di dời bãi rác cũ. Nhiều người lo lắng sức khỏe của mình và con cháu bị ảnh hưởng khi để nhà máy hoạt động.

 Ông Lê Viết Chữ cho rằng, không thể di dời bãi rác cũ vì ô nhiễm môi trường hơn nữa, và gợi ý người dân đồng thuận với giải pháp nhà máy chỉ xử lý rác của riêng xã Phổ Thạnh, thay vì ba xã.

 Theo ông Chữ, tỉnh đang quy hoạch khu xử lý chất thải ở phía Nam, nhưng ít nhất ba năm nữa mới hoàn thành. Nếu Nhà máy MD không hoạt động thì huyện Đức Phổ không có nhà máy nào khác.

 "Xin bà con bình tĩnh. Rác thải đổ ra hàng ngày thì phải có chỗ xử lý. Bà con không nên đặt câu hỏi sao không đặt nhà máy chỗ này mà là chỗ kia. Nếu tất cả xã đều hỏi như vậy thì mình xử lý rác thải ở đâu?", ông Chữ phân tích và cho rằng điều quan trọng là nhà máy phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

 Kết luận buổi đối thoại, ông Chữ mong muốn người dân đồng thuận với phương án để nhà máy hoạt động thêm ba năm nữa, để xử lý riêng cho xã Phổ Thạnh. Nếu hoạt động, nhà máy phải hoàn thiện hạng mục thu gom, xử lý nước rỉ, hệ thống thu gom tro sỉ; cây xanh.

 Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng trạm quan trắc tự động, lấy mẫu kiểm định mỗi ngày. Người dân được cử Tổ đại diện giám sát việc hoạt động của nhà máy và các cơ quan liên quan khi nhà máy vận hành trở lại. "Tôi sẵn sàng ký cam kết nếu bà con đồng ý với giải pháp này. Những bà con chưa đồng tình, tối nay mình về nhà tiếp tục suy nghĩ, làm gì có lợi cho mình và thế hệ mai sau", ông Chữ nói.

 Cuối buổi đối thoại, một số người chưa đồng thuận với kết luận, một số người phản ứng vì họ chưa được phát biểu, song chủ tọa cho rằng những ý kiến này trùng lặp với ý kiến trước đó. Tương lai của Nhà máy MD vẫn chưa được chốt. (Vnexpress.net 25/9, Phạm Linh)Về đầu trang

177 phường ở Hà Nội thí điểm không còn Hội đồng nhân dân

Bộ Tư pháp đang tiến hành thẩm định dự thảo Nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) tại các phường thuộc các quận, thị xã của TP Hà Nội. Đây là dự thảo do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo.

 Theo nội dung dự thảo, 177 phường thuộc 12 quận và thị xã Sơn Tây của TP Hà Nội thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường trong thời gian từ 2021-2026. Thời gian chính thức bắt đầu thí điểm từ ngày 1-6-2021.

 Tại những nơi thực hiện thí điểm, HĐND phường kết thúc nhiệm kỳ 2016-2021 vào 1-6-2021; UBND phường nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục hoạt động cho đến khi UBND nhiệm kỳ mới được thành lập.

 Tại Tờ trình dự thảo, Bộ Nội vụ cho biết trong những năm gần đây, dân số Hà Nội trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,8%; mật độ dân số trung bình lớn, dân cư phân bố không đều, mật độ dân số tập trung tại các quận khá cao (mật độ dân số trung bình của 12 quận là 11.220 người/km2) . Sự gia tăng dân số tại Thủ đô trên tạo ra áp lực lớn về hạ tầng kinh tế và các vấn đề xã hội cho TP Hà Nội.

 "Mô hình quản lý hiện hành của thành phố chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chưa tự chủ, thiếu linh hoạt, khả năng tự quyết định, tự chịu trách nhiệm để giải quyết kịp thời những vấn đề đặt ra đối với đô thị còn bất cập. Cơ chế, chính sách phân cấp giữa Trung ương và thành phố còn chưa phù hợp; một số lĩnh vực chưa phân định rõ ràng, chưa tạo được sự khác biệt giữa khu vực đô thị và nông thôn; giữa Thủ đô và các tỉnh, thành phố thuộc trung ương trong cả nước, không tạo được sự chủ động cho Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân, yêu cầu để phát triển hội nhập của Thủ đô hiện đại, văn minh..." - Bộ Nội vụ nêu rõ. 

Cơ quan chủ trì soạn thảo cũng nhấn mạnh những thách thức về đô thị hóa, hội nhập quốc tế, sự gia tăng dân số, áp lực về hạ tầng cơ sở, giao thông, môi trường, an ninh trật tự... nêu trên đòi hỏi một cơ chế, chính sách hợp lý cũng như mô hình quản lý phù hợp với đặc thù đô thị của Thủ đô.

 Do vậy, việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của TP Hà Nội và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP Hà Nội nhằm từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền TP Hà Nội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong giai đoạn tới; đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân Thủ đô.

 Mặt khác, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X), Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có các nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND tại 67 huyện, 32 quận, 483 phường của 10 tỉnh, TP trực thuộc trung ương. Thời gian thực hiện thí điểm từ năm 2009 đến năm 2015. (Người Lao Động 25/9, Minh Chiến)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Cổng dịch vụ công

Các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm các chức năng theo quy định, kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia và sớm ban hành quy chế quản lý, vận hành các hệ thống này.

 Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử Bộ, ngành, địa phương.

 Thủ tướng Chính phủ biểu dương, đánh giá cao vai trò của Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành, địa phương, Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Uỷ ban đã nỗ lực triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử; hoan nghênh sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước đã sẵn sàng tiếp cận, thử nghiệm các công nghệ tiên tiến trên thế giới để áp dụng triển khai các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử và sự tham gia, hỗ trợ tích cực của các tổ chức, chuyên gia trong nước, quốc tế.

 Với quyết tâm cao cùng sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức và quá trình triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, gắn kết chặt chẽ giữa cải cách hành chính với ứng dụng công nghệ thông tin, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

 Thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh và phát huy hơn nữa tinh thần khẩn trương, hành động quyết liệt xây dựng Chính phủ điện tử, Thủ tướng Chính phủ giao các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ.

 Cụ thể,  Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình chỉ đạo Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

 Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chỉ đạo, xem xét, quyết định các vấn đề, công việc thường xuyên của Uỷ ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, trực tiếp chỉ đạo hoạt động toàn diện của Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Uỷ ban. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Uỷ ban và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chỉ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban xem xét, giải quyết những vấn đề lớn và quan trọng. Chủ trì phiên họp Uỷ ban trong tháng 11 năm 2019 để đánh giá kết quả triển khai xây dựng Chính phủ điện tử trước khi thực hiện sơ kết Nghị quyết số 17/NQ-CP vào tháng 12 năm 2019.

 Bên cạnh đó, chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Uỷ ban chuẩn bị xây dựng chiến lược phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020; chỉ đạo hoàn thiện Đề án về giải pháp kết nối, chia sẻ dữ liệu và tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin tại các Bộ, ngành, địa phương. (Baochinhphu.vn 24/9, Chí Kiên) Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Ách tắc giải ngân vốn đầu tư công

Chậm giải ngân vốn đầu tư công là câu chuyện kéo dài trong nhiều năm qua và khiến nền kinh tế đã mất đi một nguồn lực tăng trưởng.

 Tính đến hết tháng 8, giải ngân đầu tư công cả nước chỉ đạt gần 38% so với kế hoạch Quốc hội giao. Đáng chú ý, chỉ có 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 70%, nhưng có tới 18 địa phương giải ngân chỉ đạt dưới 40%, thậm chí có địa phương chỉ giải ngân đầu tư công được dưới 20%.

 Tắc nghẽn giải ngân xuất phát từ nhiều năm nay và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng có 2 nguyên nhân quan trọng được cho là đã gây ắc tắc lớn đối với dòng vốn quan trọng này. Đó là do giải phóng mặt bằng chậm trong hầu hết các dự án đầu tư công và sự chồng chéo giữa các luật. (Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự lúc 19h ngày 25/9)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Ông Nguyễn Hồng Trường bị xoá tư cách nguyên Thứ trưởng Giao thông Vận tải

Ba Thứ trưởng Giao thông Vận tải bị kỷ luật, một nguyên Thứ trưởng bị xoá tư cách theo quyết định của Thủ tướng ngày 25/9.

 Các Thứ trưởng Giao thông Vận tải là ông Nguyễn Ngọc Đông và Nguyễn Nhật bị khiển trách, ông Nguyễn Văn Công bị cảnh cáo cùng vì có vi phạm, khuyết điểm và đã bị kỷ luật về Đảng.

 Ông Nguyễn Hồng Trường bị xoá tư cách nguyên Thứ trưởng Giao thông Vận tải (giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2017) vì có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng và Ban Bí thư đã kỷ luật về Đảng.

 Trước đó ngày 16/7, Ban Bí thư cách chức Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải (nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021) đối với ông Nguyễn Hồng Trường; yêu cầu cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông này đồng bộ với kỷ luật về Đảng.

 Ông Nguyễn Hồng Trường được xác định trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng, Trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Giao thông Vận tải, cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ này.

 Ông Trường cũng chịu trách nhiệm cá nhân về ký các quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp, đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải; đề nghị Thủ tướng phê duyệt phương án cổ phần hóa, cho cổ phần hóa..., không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định của pháp luật về cổ phần hóa, quản lý vốn tại các doanh nghiệp...

 Đầu tháng 7/2019, Uỷ ban Kiểm tra trung ương cũng đã kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Văn Công; khiển trách các ông Nguyễn Ngọc Đông, Nguyễn Nhật. Theo cơ quan kiểm tra, Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, để xảy ra nhiều vi phạm trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc đơn vị này. (Vnexpress.net 25/9, Viết Tuân)Về đầu trang

Hòa Bình: Phó Chủ tịch tỉnh Hòa Bình bị cảnh cáo

Ông Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình bị Thủ tướng kỷ luật cảnh cáo, theo quyết định ngày 25/9.

 Ông Bùi Văn Cửu bị cảnh cáo do có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia 2017-2018 tại Hoà Bình và đã bị kỷ luật về Đảng.

 Đầu tháng 8/2019, ông Bùi Văn Cửu bị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hoà Bình kỷ luật cảnh cáo vì không hoàn thành nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo thi, để xảy ra việc nâng điểm thi cho 65 thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

 Những vi phạm của ông Bùi Văn Cửu được nhận định là gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân; làm "mất đi cơ hội của các thí sinh khác vào các trường đại học, cao đẳng chính quy".

 Tháng 8/2018, Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, để điều tra sai phạm tại Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 của địa phương. Đến nay, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố bị can, tạm giam 8 cán bộ, giáo viên, trong đó có ông Nguyễn Quang Vinh (Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục), bà Diệp Thị Hồng Liên (Phó trưởng phòng).

 Tháng 3/2019, theo kết quả chấm thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 63 người năm 2018 và một người năm 2017 (cùng ở Hoà Bình) đã có sự thay đổi, điểm chấm thẩm định giảm so với điểm công bố. Trong đó, 56 thí sinh với 140 bài thi trắc nghiệm đã bị thay đổi từ 0,2 đến 9,25 điểm mỗi môn thi.

 Ba trường công an đã trả 28 sinh viên Hòa Bình về địa phương để bàn giao cho gia đình quản lý do điểm chấm thẩm định giảm, vi phạm cam kết với nhà trường. Đại học Sư phạm Hà Nội đã xóa tên một thủ khoa năm 2018 do chỉ đạt 21,5 điểm, thấp hơn mức trúng tuyển ngành Sư phạm Ngữ văn 2,5 điểm. (Vnexpress.net 25/9, Viết Tuân)Về đầu trang

Cựu Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Lê Bạch Hồng lĩnh 6 năm tù

Sau 1 tuần xét xử, chiều 25/9, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Lê Bạch Hồng, cựu Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cựu Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 6 năm tù.

 Chiều 25/9, sau 1 tuần xét xử và nghị án, HĐXX đọc bản tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Công ty cho thuê tài chính II, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank.

 HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Lê Bạch Hồng, cựu Thứ trưởng Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cựu Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 6 năm tù; Nguyễn Huy Ban, cựu Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 14 năm tù; Nguyễn Phước Tường, cựu Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính, nay là Vụ Kế hoạch - Đầu tư, kiêm Kế toán trưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 14 năm tù; Hoàng Hà, cựu Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Ban Kế hoạch - Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 7 năm tù; Trần Tiến Vỹ, cựu Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Ban Kế hoạch - Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 3 năm tù; Trần Thị Thanh Thủy, cựu Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Kế hoạch - Tài chính, 20 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

 Về trách nhiệm dân sự, HĐXX buộc các bị cáo liên đới đền bù số tiền hơn 800 tỷ đồng cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong đó bị cáo Lê Bạch Hồng phải bồi thường hơn 100 tỷ đồng; Nguyễn Huy Ban phải bồi thường hơn 290 tỷ đồng.

 Theo HĐXX, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cho Công ty ALC II vay hơn 1.600 tỷ đồng, có sự bảo lãnh của ngân hàng Agribank. Đến nay, Công ty ALC II đã phá sản. Về nguyên tắc, các bị cáo phải bồi thường toàn bộ số tiền này, nhưng vì Agribank đã phải bồi thường hơn 800 tỷ đồng nên các bị cáo phải liên đới bồi thường hơn 800 tỷ đồng còn lại cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. (VTV.vn 25/9) Về đầu trang

THẾ GIỚI

Trung Quốc cắt giảm lượng thuế và phí “chưa từng có”

Ngày 24/9, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo nước này cắt giảm lượng thuế và phí “chưa từng có” cho doanh nghiệp trong giai đoạn từ tháng 1-7/2019 với tổng giá trị đạt 1.350 tỷ nhân dân tệ (NDT) tương đương khoảng 189 tỷ USD.

 Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lưu Côn cho rằng các chính sách cắt giảm thuế và phí gần như cho tất cả mọi người khi hầu như toàn bộ người nộp thuế và phí sẽ được hưởng lợi từ chính sách cắt giảm này trong năm nay.

 Cụ thể, số tiền thuế được cắt giảm đạt 1.170 tỷ NDT. Trong đó, khu vực tư nhân chiếm đến 63% tổng số tiền thuế được cắt giảm. Nếu tính theo ngành công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất được cắt giảm thuế nhiều nhất khi chiếm đến 31% tổng số tiền thuế được cắt giảm, tương đương 364,8 tỷ NDT.

 Theo Bộ trưởng Lưu Côn, các chính sách cắt giảm thuế và phí của Bắc Kinh nhằm kích thích hoạt động trên thị trường, tăng cường niềm tin thị trường cũng như thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

 Bộ trưởng Lưu Côn cho hay trong giai đoạn từ tháng 1-8/2019 mỗi ngày cả nước trung bình có 19.000 doanh nghiệp mới đăng ký thành lập và đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

 Một báo cáo việc làm mới đây cho thấy Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu giảm gần 2.000 tỷ NDT thuế và mức đóng bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp trong năm nay. Trong năm 2018, tổng lượng thuế và phí mà doanh nghiệp Trung Quốc được cắt giảm vào khoảng 1.300 tỷ NDT. (Bnews.vn 245/9, Q.Chung)Về đầu trang

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ đề xuất đánh thuế giới siêu giàu

Ngày 24/9, Thượng nghị sĩ độc lập bang Vermont Bernie Sanders đã tiết lộ một đề xuất về việc đánh thuế tài sản đối với tầng lớp "siêu giàu" của Mỹ - động thái được xem là "đi xa hơn" so với đề xuất của bà Elizabeth Warren - một đối thủ trong chạy cuộc đua tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 của đảng Dân chủ cũng đang tập trung vào việc thu thuế những người thuộc tầng lớp giàu có của Mỹ.

 Kế hoạch của ứng cử viên Sanders, được ông gọi là "Thuế đối với tầng lớp siêu giàu", nhằm vào việc áp thuế lên đến 8% đối với các hộ gia đình Mỹ có tài sản trên 10 tỷ USD.

 Trong khi kế hoạch của bà Warren tập trung vào việc áp thuế 2% đối với số tài sản trị giá từ 50 triệu USD đến 250 triệu USD, kế hoạch của ông Sanders bắt đầu bằng mức thuế 1% đối với giá trị ròng trên 32 triệu USD.

 Trong một thông báo về kế hoạch của mình, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders nhấn mạnh rằng trong khi hàng triệu người lao động Mỹ đang phải làm hai hoặc ba công việc khác nhau để nuôi sống gia đình, ba người giàu nhất có nhất của nước Mỹ lại sở hữu nhiều tài sản hơn tổng số tài sản của một nửa số người dân Mỹ.

 Ứng cử viên này cũng cho biết kế hoạch của ông sẽ tập trung vào tầng lớp tỷ phú nhằm làm giảm đáng kể sự bất bình đẳng thu nhập và ngăn chặn nền dân chủ của nước Mỹ bị lạm dụng.

 Theo kết quả một cuộc thăm dò mới được tiến hành bởi Des Moines Register, ứng cử viên Bernie Sanders hiện đang đứng ở vị trí thứ ba về tỷ lệ ủng hộ đối với các ứng cử viên đảng Dân chủ ở bang Iowa, sau ứng cử viên Elizabeth Warren và vị trí dẫn đầu thuộc về cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

 Các đề xuất áp thuế mới đối với tầng lớp giàu có thể sẽ phải đối mặt với sự xem xét trong thời gian dài tại Quốc hội, đặc biệt nếu đảng Cộng hòa nắm giữ một trong hai viện của Quốc hội. (Bnews.vn 25/9, Đại Thắng)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Các tin khác