Bản tin ngày 25-9-2019

15:51, Thứ Tư, 25-9-2019

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Tải file tại đây

tt

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

 
 

 

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

 

 

 

1.             

Quảng Bình: 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 3

Daidoanket.vn 24/9, Xuân Thi; Xaydungdang.org.vn 24/9, Nguyễn Viết Xuân

 

 

2.             

Bí thư Quảng Bình chỉ đạo làm rõ điều bất thường 2 dự án rà phá bom mìn. 4

Vietnamnet.vn 25/9, Duy Quang – Lê Minh

 

 

3.             

Lệ Thủy: Hội thảo lịch sử Đảng bộ huyện. 7

Baoquangbinh.vn 25/9, Văn Hải

 

 

4.             

Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.. 8

Baoquangbinh.vn 25/9, Ngọc Mai

 

 

 

 

KINH TẾ

 

 

 

5.             

Đón dòng vốn đầu tư từ châu Âu vào Quảng Bình. 9

Baoquangbinh.vn 24/9, Duy Toàn – Quốc Việt

 

 

6.             

Đầu tư 355 tỷ đồng thực hiện 20 dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá. 12

Quangbinh.gov.vn 24/9, Nguyễn Quý; Nhân Dân 25/9, tr2

 

 

7.             

Quảng Bình: Ứng dụng công nghệ Troy trong làm đường giao thông và phát triển VLXD.. 14

Baoxaydung.com.vn 20/9, Nhật Linh; Xây dựng 25/9, tr4

 

 

8.             

Thực hiện “Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và con nuôi thuỷ sản” và “Đề án chăn nuôi” giai đoạn 2016 -2020. 16

Đầu tư 25/9, tr2, Ngọc Tân

 

 

 

 

XÃ HỘI

 

 

 

9.             

Ổn định đời sống cho đồng bào người Rục sau lũ. 16

Baotintuc.vn 24/9, Văn Phú – Võ Dung; Antt.gov.vn 24/9; VTV1 – bản tin Thời sự 19h ngày 24/9

 

 

10.         

Hơn 3,1 tỷ đồng giúp phụ nữ vùng biên giới Quảng Bình. 19

Nhân dân 25/9, tr4, Hoàng Phúc

 

 

11.         

Tuyên truyền pháp luật cho các đơn vị hoạt động tại CHK  Đồng Hới 19

Giao thông 25/9, tr5, Sỹ Hòa

 

 

12.         

Đắm mình trong hang Tối 19

Nld.com.vn 25/9, Quang Nhật; Người lao động 25/9, tr5

 

 

13.         

Con nuôi của Đồn Biên phòng Cà Xèng. 20

Bienphong.com.vn 25/9, Lê Văn Chương

 

 

14.         

VNPT trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo học giỏi tại Quảng Bình. 20

Vnmedia.vn 24/9

 

 

15.         

Nỗ lực phát triển BHXH tự nguyện từ cơ sở. 21

Tapchibaohiemxahoi.gov.vn 24/9, Lan Anh

 

 

 I. Thời sự - Chính trị

Quảng Bình: 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(Daidoanket.vn 24/9, Xuân Thi; Xaydungdang.org.vn 24/9, Nguyễn Viết Xuân)

 Ngày 24/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã tổ chức hội nghị đánh giá 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019).

 Sau 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng Bình đang ngày càng bứt phá đi lên cùng với các địa phương trong cả nước để hội nhập và phát triển. Ông Hoàng Đăng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Thắng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Trần Công Thuật, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.

 Tham dự hội nghị có lãnh đạo Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các sở, ban, ngành, địa phương và các tập thể, cá nhân được khen thưởng.

 Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Đăng Quang, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nêu rõ, tổ chức hội nghị đánh giá 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc làm mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đây là dịp để tổng kết, đánh giá, cùng nhau nhìn lại những thành tựu và bài học kinh nghiệm mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong tỉnh đã đạt được trong 50 năm qua, nhất là những lời căn dặn của Người khi về thăm Quảng Bình.

 Báo cáo tại hội nghị đã nêu bật thành tựu của tỉnh Quảng Bình sau nửa thế kỷ thực hiện Di chúc của Bác Hồ. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo ổn định chính trị, khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội, chống chiến tranh phá hoại, xây dựng và bảo vệ hậu phương vững mạnh, chi viện cho cách mạng miền Nam giành thắng lợi trọn vẹn.

 Trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng, lãnh đạo và 30 năm tái lập tỉnh, Quảng Bình đã đưa nền kinh tế đi vào thế ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển địch đúng hướng.

 Cùng với thực hiện Di chúc của Bác, Quảng Bình luôn quan tâm đẩy mạnh việc học và làm theo Bác. Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã có những cách làm sinh động, thiết thực, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, đặc điểm của địa phương, đơn vị và đạt hiệu quả tích cực.

 Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những kết quả đạt được, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Di chúc của Bác trong giai đoạn mới.

 Nhân dịp này, có 1 tập thể và 1 cá nhân được trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2019. Về đầu trang

https://baonghean.vn/nhan-vien-marketing-nguyen-kim-chi-nhanh-vinh-lanh-an-12-nam-tu-254533.html

Bí thư Quảng Bình chỉ đạo làm rõ điều bất thường 2 dự án rà phá bom mìn

(Vietnamnet.vn 25/9, Duy Quang – Lê Minh)

 Công an Quảng Bình đã có văn bản yêu cầu BQL dự án giữ nguyên hiện trường để phục vụ công tác điều tra dấu hiệu tội “tham ô tài sản” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

 Tiếp nhận thông tin từ báo chí, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Hoàng Đăng Quang đã chỉ đạo UB Kiểm tra Tỉnh ủy vào cuộc. Sau khi xác minh, nhận thấy những bất thường tại 2 dự án rà phá bom mìn (RPBM) tại BQL dự án môi trường và biến đổi khí hậu TP Đồng Hới, UB Kiểm tra đã có văn bản chuyển cơ quan CSĐT Công an tỉnh để thụ lý.

 Ngày 12/8, Cơ quan CQĐT Công an tỉnh đã có văn bản gửi BQL dự án dự án đề nghị giữ nguyên hiện trường 2 gói thầu DH/NC1 và DH-3.1 để phục vụ công tác kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm.

 Đồng thời, đề nghị BQL dự án thông báo cho các chủ thầu, các đơn vị thi công của các gói thầu tiếp theo không thi công trên mặt bằng của 2 gói thầu nói trên khi cơ quan CQĐT Công an tỉnh chưa tiến hành giám định. 

Như đã phản ánh, 2 gói thầu RPBM ở TP Đồng Hới, dù Bộ Quốc phòng chưa có quyết định phê duyệt phương án kỹ thuật thi công nhưng đơn vị thi công và BQL dự án vẫn “bắt tay” để thi công. Chỉ trong thời gian ngắn, đơn vị thi công đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ và hồ sơ có nhiều dấu hiệu bất thường.

 Mặc dù 21/12/2018 mới ký hợp đồng chính thức, nhưng 2 dự án đã được tổng công ty Trường Sơn thi công từ ngày 6/12 trên cơ sở “hợp đồng nguyên tắc”, lúc này chưa có dự toán, chưa có phương án kỹ thuật được phê duyệt. 

Hồ sơ hoàn công hai gói thầu RPBM DH-3.1 và DH/NC1 thể hiện những ngày cuối tháng 12/2018, BQL dự án, đơn vị thi công và tư vấn giám sát đã làm việc một cách thần tốc không tưởng.

 Chỉ trong hai ngày 29 và 30/12/2018, BQL dự án, đơn vị thi công và đơn vị giám sát đã cho ra đời gần 30 biên bản, văn bản các loại. Từ nghiệm thu khối lượng, bàn giao mặt bằng đã được RPBM, cam kết an toàn, cho đến đề nghị thanh toán.

 Đơn cử, đối với gói thầu DH/NC1, sau khi thực hiện nghiệm thu nội bộ, ngày 29/12/2018, tổng công ty Hợp tác kinh tế, Quân khu 4 (đơn vị giám sát) và đơn vị thi công đã có biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công thứ 2.

 Sáng cùng ngày, đơn vị giám sát và đơn vị thi công đã nghiệm thu cọc BTXM chôn mốc đường bao. Biên bản chiều cùng ngày thể hiện, tổng công ty Hợp tác kinh tế kiểm tra xác suất kỹ thuật tại hiện trường. Tiếp đó là biên bản nghiệm thu kỹ thuật. Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, ngay trong ngày hôm đó, đơn vị thi công đã có văn bản yêu cầu được nghiệm thu hoàn thành dự án gửi BQL dự án.

 Hôm sau, giữa BQL dự án, đơn vị thi công, đơn vị giám sát đã tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. Cũng ngay trong sáng 30/12, giữa 3 bên còn lập thêm biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.

 Cùng ngày đã có biên bản bàn giao mặt bằng đã được RPBM, vật nổ. Xong các thủ tục trên, ngay trong 30/12, đơn vị thi công đã ra ngay bản thông bán an toàn và bản cam kết an toàn gửi BQL dự án. Sau đó, Trung tá Phan Văn Thành, Giám đốc chi nhánh miền Trung (tổng công ty Trường Sơn) đã ký giấy đề nghị thanh toán số tiền 5,6 tỷ gửi BQL dự án.

 Cũng trong ngày 30/12, ông Nguyễn Văn Thuận (lúc này là Giám đốc BQL dự án) đã cùng đơn vị thi công ký biên bản nghiệm thu thanh toán số tiền gần 5,1 tỷ đồng (chủ đầu tư giữ 10% bảo hành). Các thủ tục trên cũng được tiến hành tại gói thầu Dh-3.1 và cũng đã đề xuất thanh toán trước ngày 31/12/2018.

 Ông Lê Anh Tuân, Phó giám đốc BQL dự án cho biết, 2 gói thầu RPBM là đặc thù, do Bộ Quốc phòng chỉ định đơn vị vào thực hiện. Còn các thủ tục về đấu thầu thuộc trách nhiệm của Giám đốc BQL dự án tiền nhiệm. 

Ông Tuân thừa nhận có thực tế thi công, nghiệm thu giai đoạn trước, ký hợp đồng chính thức sau. Theo ông, BQL dự án chỉ thực hiện việc giám sát theo hợp đồng đã ký, còn về kỹ thuật đã có tổng công ty Hợp tác kinh tế chịu trách nhiệm. Ông Nguyễn Văn Thuận, nguyên Giám đốc BQL dự án (nghỉ hưu từ ngày 30/4/2019) đã xác nhận ông chính là người ký các thủ tục ban đầu với đơn vị thi công.

 Tuy nhiên, ông Thuận khẳng định, do gói thầu đặc thù nên việc chọn nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát là do BQP chỉ định. Việc lựa chọn, ký kết hợp đồng là… thủ tục. Ông Thuận cũng thừa nhận, do áp lực tiến độ nên có làm hơi nhanh. "Khối lượng, hồ sơ phải chốt trước ngày 31/12, chậm hơn thì không thanh toán được", ông Thuận nói.

 Cũng theo nguyên giám đốc BQL dự án, việc giám sát kỹ thuật là do tổng công ty Hợp tác kinh tế thực hiện. BQL dự án chỉ tất toán dựa trên hồ sơ xác nhận của giám sát. Ông Võ Đình Giang, Trưởng phòng kĩ thuật, Xí nghiệp Rà phá bom mìn, Tổng Công ty Hợp tác kinh tế QL4 - đơn vị được giao lập phương án kĩ thuật, giám sát thi công hai dự án RPBM cho rằng 2 dự án RPBM được thực hiện theo đúng trình tự.

 Quá trình giám sát thi công, đơn vị cử 10 người giám sát các đội thi công ở 2 dự án, trong đó có 2 giám sát chỉnh và 8 giám sát phụ. Các công đoạn đều được chụp hình lưu giữ. Theo ông Giang, việc định mức khoan tạo lỗ và chi phí là do Viện kinh tế đưa ra. Trên thị trường đã có thiết bị có thể rà tới độ sâu 10m, không cần khoan tạo lỗ, tuy nhiên theo ông Giang, do hiện chỉ có Bộ Tư lệnh Công binh là có loại mày này.

 “Chỉ mới nghe là có thiết bị này chứ chưa nhìn thấy”, ông Giang nói lý do không đề xuất dùng máy để thay thế phương pháp khoan, giảm chi phí. Trước những thông tin về 2 dự án RPBM có dấu hiệu bất thường, Binh đoàn 12 đã có văn bản gửi tỉnh Quảng Bình, khẳng định việc thực hiện dự án đúng quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng và Chính phủ.

 

"Trong quá trình thi công dự án, đơn vị đã thực hiện đúng phương án kỹ thuật được Bộ Quốc phòng phê duyệt, đồng thời đúng quy định hiện hành và được chấp thuận nghiệm thu", văn bản của Binh đoàn 12 nêu. Về đầu trang

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/bi-thu-quang-binh-chi-dao-lam-ro-dieu-bat-thuong-2-du-an-ra-pha-bom-min-561586.html

Lệ Thủy: Hội thảo lịch sử Đảng bộ huyện

(Baoquangbinh.vn 25/9, Văn Hải)

 Huyện ủy Lệ Thủy vừa tổ chức hội thảo lịch sử Đảng bộ huyện tập II (1954-1975), tập III (1975-2000) tái bản lần thứ nhất.

 Tham dự hội thảo có các đồng chí nguyên là lãnh đạo huyện qua các thời kỳ, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, nhân chứng lịch sử của huyện từ năm 1954 đến nay, các đồng chí là thành viên Ban Biên soạn cũ, biên tập và tái bản Lịch sử Đảng bộ huyện. Đồng chí Lê Văn Bảo, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện chủ trì hội thảo.

 Lịch sử Đảng bộ huyện Lệ Thủy tập II (1954-1975) xuất bản năm 2000, tập III (1975-2000) xuất bản năm 2006 được nghiên cứu, biên soạn từ nguồn tư liệu thu thập của các nhân chứng lịch sử, cán bộ chủ chốt của huyện qua các thời kỳ và tài liệu lưu trữ của địa phương.

 Nội dung cuốn lịch sử khái quát, hệ thống quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể trong mối quan hệ chặt chẽ với tiến trình xây dựng và phát triển của Đảng, của dân tộc gắn với sự phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của huyện.

 Tại hội thảo, các đại biểu đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến quan trọng cho đợt tái bản lịch sử Đảng bộ huyện cả về nội dung và hình thức trình bày; đồng thời góp ý một số câu, từ không phù hợp; bổ sung thêm một số sự kiện, dấu mốc quan trọng tại các kỳ đại hội Đảng bộ huyện qua các giai đoạn khác nhau để bổ sung cho cuốn sách hoàn thiện và đầy đủ hơn. Về đầu trang

https://www.baoquangbinh.vn/chinh-tri/201909/le-thuy-hoi-thao-lich-su-dang-bo-huyen-2170597/

Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em(Baoquangbinh.vn 25/9, Ngọc Mai)

Ngày 24/9, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh làm trưởng đoàn tại buổi giám sát đối với Công an tỉnh và Sở Tư pháp về phòng, chống xâm hại trẻ em (thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh) trên địa bàn tỉnh.

 Đồng chí Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại buổi giám sát

Theo báo cáo của Công an tỉnh, từ tháng 1-2015 đến tháng 6-2019, trên địa bàn tỉnh có 61 trẻ bị xâm hại, gồm 38 trẻ nữ và 23 trẻ nam. Trong số này có 5 trẻ bị tử vong (2 trẻ bị giết và 3 trẻ bị vứt bỏ sau khi sinh); 4 trẻ bị thương tật; 2 trẻ mang thai; 33 trẻ bị các tác động về thể chất, tinh thần.

 Với những nỗ lực của các cơ quan chức năng, trong đó lực lượng Công an là nòng cốt, tình hình xâm hại trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng giảm (so với giai đoạn 2011-2015 thì giai đoạn 2015-2019 giảm 22 vụ, 26 trẻ bị xâm hại và 33 đối tượng xâm hại). 

 Công an tỉnh đã xây dựng các chương trình, kế hoạch phòng chống xâm hại trẻ em và tích cực triển khai thực hiện. Từ tháng 1-2015 đến tháng 6-2019, Công an tỉnh đã xử lý vi phạm hành chính các hành vi xâm hại trẻ em 17 vụ/29 đối tượng; khởi tố 32 vụ/29 bị can. Công tác tuyên truyền về phòng, chống xâm hại trẻ em; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em; công tác phối hợp với các cơ quan tư pháp, các sở, ngành liên quan… đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần hạn chế số vụ, số trẻ em bị xâm hại.

 Cùng với Công an tỉnh, thời gian qua, Sở Tư pháp đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

 Trong công tác trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị xâm hại, ngành đã bố trí các trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên là luật sư có kinh nghiệm thực tế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em bị xâm hại. Các lĩnh vực phòng, chống việc lạm dụng nhận con nuôi để xâm hại trẻ em, quản lý Nhà nước về giám định tư pháp đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại; phối hợp với các sở, ban, ngành… đạt nhiều kết quả tích cực.

 Các đại biểu tham dự buổi giám sát đã trao đổi, làm rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em và có nhiều đề xuất, giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ trong thời gian tới.

 Phát biểu tại buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Ngọc Phương ghi nhận và đánh giá cao kết quả đã đạt được trong thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh từ tháng 1-2015 đến tháng 6-2019, đặc biệt là vai trò nòng cốt của ngành Công an.

 Những kiến nghị của các sở, ngành sẽ được Đoàn giám sát tổng hợp, xem xét và kiến nghị với tỉnh, Quốc hội và Chính phủ, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em trong những năm tiếp theo. Về đầu trang

https://www.baoquangbinh.vn/thoi-su/201909/nang-cao-hieu-qua-thuc-hien-chinh-sach-phap-luat-ve-phong-chong-xam-hai-tre-em-2170592/

II. Kinh tế

Đón dòng vốn đầu tư từ châu Âu vào Quảng Bình

(Baoquangbinh.vn 24/9, Duy Toàn – Quốc Việt) 

Trong bối cảnh Việt Nam và Liên minh châu Âu đã ký kết Hiệp định Tự do Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA), tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên hợp tác sâu hơn trên nhiều lĩnh vực, chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CH Phần Lan và CHLB Đức của tỉnh Quảng Bình do đồng chí Hoàng Đăng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dẫn đầu càng góp phần thúc đẩy và khơi thông dòng vốn từ châu Âu vào Quảng Bình, đặc biệt đối với những lĩnh vực mà tỉnh có thể mạnh và đang quan tâm, như: phát triển năng lượng sạch, xử lý rác thải và xây dựng cơ sở hạ tầng thông minh. 

Việc tỉnh Quảng Bình cử đoàn công táctham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư tại châu Âu do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu gồm các đồng chí lãnh đạo cấp cao của tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành chủ chốt đã cho thấy, Quảng Bình thực sự chú trọng và quyết tâm cao trong việc kêu gọi các đối tác là những doanh nghiệp hàng đầu tại châu Âu đến tìm hiểu cơ hội hợp tác, làm ăn lâu dài tại địa phương.

 Là một tỉnh nằm ở khúc ruột miền Trung, Quảng Bình mặc dù gặp nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhưng bù lại, thời gian nắng lên đến 1.650-1.820 giờ mỗi năm, cường độ bức xạ trung bình khoảng 4,545 kWh/m2/ngày, bên cạnh tốc độ gió cao từ 5,5-6 m/s ở vùng ven biển và 6,2-7 m/s ở khu vực miền núi, mở ra tiềm năng và cơ hội trong việc phát triển các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như: quang điện và phong điện. Về điện mặt trời, tỉnh Quảng Bình có tiềm năng phát triển lên đến 1.000 MW. Về điện gió, tỉnh có quy hoạch lên tới 900 MW.

 Tại Phần Lan, đoàn công tác của tỉnh đã làm việc với Công ty TNHH Solar Finland. Đây là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm triển khai các dự án năng lượng mặt trời tại Phần Lan và các nước khác trên thế giới, sở hữu nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời hiện đại và có kinh nghiệm thực tế triển khai các hợp đồng mua bán điện trong các dự án năng lượng mặt trời.

 Tại Đức, đoàn công tác của tỉnh đã làm việc với Sowitec, Tập đoàn điện gió hàng đầu tại Đức. Sowitec là một trong những tập đoàn năng lượng có tốc độ phát triển nhanh chóng, tập trung chủ yếu vào các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, như: sản xuất điện gió, điện mặt trời. Hiện tại, Sowitec đã có mặt tại 14 quốc gia và là đối tác của hầu hết các nhà sản xuất, cung cấp điện hàng đầu trên thế giới.

 Tại Việt Nam, Sowitec có mặt từ năm 2017 và đã tham gia đầu tư hai nhà máy điện gió tại tỉnh Gia Lai, một dự án điện mặt trời nổi tại tỉnh Quảng Trị với tổng công suất khoảng 200 MW. Tại tỉnh Quảng Bình, Sowitec đã tiến hành khảo sát và làm việc với các cơ quan chức năng trong tỉnh để tiến hành các bước phát triển, đầu tư dự án Điện gió Quảng Bình 1.

 Không dừng lại ở các dự án sản xuất điện mặt trời và điện gió đơn thuần, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cũng bày tỏ mong muốn các nhà đầu tư châu Âu, với năng lực và kinh nghiệm hiện có, nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và cung ứng thiết bị, linh kiện, cung cấp dịch vụ cho các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh, cũng như các địa phương khác trong khu vực. Các doanh nghiệp ở Phần Lan và Đức đều quan tâm đến vấn đề này, xem đó là một cơ hội nữa để hai bên hợp tác sâu rộng, chặt chẽ và hiệu quả hơn.

 So với nhiều tỉnh trong khu vực, Quảng Bình có vị trí địa lý và giao thông cực kỳ thuận lợi với hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không tương đối đồng bộ.

 Tỉnh Quảng Bình có Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, có hang Sơn Đoòng-hang động lớn nhất thế giới. Tiềm năng du lịch ở Quảng Bình rất lớn và có bước phát triển đột phá mạnh mẽ, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Hàng năm, Quảng Bình đã đón hơn 3 triệu khách du lịch.

 Thực tế này vừa là đòi hỏi, vừa là cơ hội, để các nhà đầu tư cùng tỉnh Quảng Bình xây dựng một trung tâm thương mại thông minh, tích hợp nhiều dịch vụ đa dạng, như: khu mua sắm, văn phòng, trường học... đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi giải trí... ngày càng tăng cao của khách du lịch đến với Quảng Bình, đặc biệt là khách quốc tế.

 Đoàn công tác của tỉnh đã làm việc với Công ty TNHH Xây dựng Fortis Home về việc đầu tư xây dựng một trung tâm thương mại thông minh có quy mô lớn, trên diện tích đất có thể lên đến 5ha tại trung tâm thành phố Đồng Hới. Vào đầu tháng 10 tới, lãnh đạo Fortis sẽ đến thăm và làm việc với tỉnh Quảng Bình để thảo luận chi tiết về dự án này.

 Về mặt chủ trương và chính sách, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cam kết sẽ đồng hành cùng các nhà đầu tư từ giai đoạn khảo sát, lập dự án, triển khai xây dựng và đặc biệt là khi dự án đi vào sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư trong vấn đề thủ tục cũng như cung cấp những ưu đãi ở mức cao nhất theo quy định của Chính phủ và chính sách riêng của tỉnh; đồng thời, bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp bố trí đầy đủ nguồn lực về tài chính và công nghệ để triển khai các dự án đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao về kinh tế-xã hội.

 Sau quá trình thảo luận, trong chuyến công tác này, tỉnh Quảng Bình đã ký kết các biên bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư với Công ty TNHH Solar Finland về việc đầu tư dự án Nhà máy sản xuất trang thiết bị cho các dự án điện mặt trời tại tỉnh Quảng Bình; ký biên bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư với Tập đoàn Sowitec về đầu tư phát triển dự án điện gió Quảng Bình 1 có công suất 252 MW với tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD; ký biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH Gicon-Großmann về việc thúc đẩy và tạo điều kiện hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp vào tỉnh Quảng Bình; ký biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH Xây dựng Fortis Home về việc đầu tư trung tâm thương mại thông minh quy mô lớn tại thành phố Đồng Hới.

 Bên cạnh các đối tác châu Âu, các doanh nghiệp do người Việt Nam làm chủ ở châu Âu, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp của người Quảng Bình cũng đóng một vai trò quan trọng, có tiềm năng lớn trong việc đầu tư các dự án ở tỉnh nhà.

 Trong cuộc gặp với kiều bào Quảng Bình ở Thủ đô Berlin (Đức), Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Đăng Quang đã kêu gọi những người con Quảng Bình, thông qua nguồn lực đã tích lũy được cũng như qua các mối quan hệ bạn bè, đối tác làm ăn..., hãy trở về để tìm cơ hội đầu tư, phát triển các dự án, góp phần giúp quê hương ngày càng  phát triển.

 Trong các hoạt động xúc tiến đầu tư tại châu Âu, đoàn công tác tỉnh Quảng Bình luôn nhận được sự đồng hành, hỗ trợ tích cực của Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan và Đại sứ quán Việt Nam tại Đức.

 Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Đăng Quang bày tỏ mong muốn các cơ quan đại diện của Việt Nam ở Phần Lan và Đức sẽ tiếp tục quan tâm, giúp đỡ tỉnh Quảng Bình trong việc thu hút các nhà đầu tư từ châu Âu. 

Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan Phạm Thị Ngọc Bích và Đại sứ Việt Nam tại Đức Nguyễn Minh Vũ đều cam kết sẽ hỗ trợ tối đa tỉnh Quảng Bình trong việc tìm kiếm và kết nối với các doanh nghiệp ở châu Âu đang có ý định làm ăn ở Việt Nam đến với tỉnh Quảng Bình để tìm hiểu cơ hội, hợp tác đầu tư ở đây. Về đầu trang

https://www.baoquangbinh.vn/kinh-te/201909/don-dong-von-dau-tu-tu-chau-au-vao-quang-binh-2170564/

Đầu tư 355 tỷ đồng thực hiện 20 dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

(Quangbinh.gov.vn 24/9, Nguyễn Quý; Nhân Dân 25/9, tr2)

 Thông tin tại Quyết định số 3569/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư các dự án “Xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá” từ nguồn tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

 Theo đó, UBND tỉnh giao kế hoạch đầu tư 20 dự án “Xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá” từ nguồn tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh với tổng số tiền 355 tỷ đồng cho các sở, ngành, địa phương thực hiện dự án.

 Cụ thể: Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp bến cá Chợ Gộ 59 tỷ đồng; Dự án Sửa chữa, nâng cấp hạ tầng Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh 27 tỷ đồng; Dự án Nạo vét cửa sông Lý Hòa 14 tỷ đồng; Dự án Xây dựng các bến cá kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá xã Ngư Thủy Bắc (thôn Bắc Hòa và thôn Tân Hải) 7,8 tỷ đồng; Dự án Xây dựng các bến cá kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá xã Ngư Thủy Bắc (thôn Tân Thuận, thôn Tân Hòa và thôn Trung Thành) 10,2 tỷ đồng; Dự án Xây dựng các bến cá kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá xã Ngư Thủy Trung 12,5 tỷ đồng; Dự án Xây dựng các bến cá kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá xã Ngư Thủy Nam 14,5 tỷ đồng; Dự án Xây dựng các bến cá kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá xã Hải Ninh 25 tỷ đồng; Dự án Xây dựng bến cá kết hợp dịch vụ hậu cần nghề tại các xã vùng cửa sông Võ Ninh, Duy Ninh, Hàm Ninh 10 tỷ đồng; Dự án Nạo vét luồng lạch vào chợ cá kết hợp kè chống sạt lở 2 bên hói, xã Hiền Ninh 10 tỷ đồng.

 Bên cạnh đó, Dự án Đầu tư xây dựng Bến cá kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá xã Nhân Trạch 12 tỷ đồng; Đầu tư xây dựng Bến cá kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá Đức Trạch 10 tỷ đồng; Đầu tư xây dựng Bến cá kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá xã Thanh Trạch và xây dựng các công trình phụ trợ, phục vụ hoạt động sản xuất thủy sản tại khu nuôi trồng thủy sản tập trung xã Mỹ Trạch 12,5 tỷ đồng; Đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ, phục vụ hoạt động sản xuất thủy sản tại xã Đồng Trạch và xã Phú Trạch, huyện Bố Trạch 12 tỷ đồng; Đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ, phục vụ hoạt động sản xuất thủy sản tại xã Hoàn Trạch, huyện Bố Trạch 8,5 tỷ đồng; Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá thị xã Ba Đồn 50 tỷ đồng; Xây dựng công trình phụ trợ phục vụ hoạt động sản xuất thuỷ sản phường Quảng Phúc 05 tỷ đồng; Tiểu dự án bến cá kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá thôn Hải Đông, xã Quảng Phú 14 tỷ đồng; Nạo vét khu vực cửa sông Roòn 14 tỷ 350 triệu đồng; Xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động sản xuất thủy sản huyện Quảng Trạch 26 tỷ 650 triệu đồng.

 Căn cứ kế hoạch vốn được giao, UBND tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện các thủ tục đầu tư; lập, trình phê duyệt dự án theo đúng quy định của Luật Xây dựng và các Nghị định hướng dẫn; triển khai thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; đảm bảo nguồn vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện đúng theo nguồn vốn được giao, không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản; định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, cả năm báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn gửi về UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 Thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư từ nguồn tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đến hết ngày 31/12/2020. Về đầu trang

https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/dau-tu-355-ty-dong-thuc-hien-20-du-an-xay-dung-nang-cap-co-so-dich-vu-hau-can-nghe-ca.htm

Quảng Bình: Ứng dụng công nghệ Troy trong làm đường giao thông và phát triển VLXD

(Baoxaydung.com.vn 20/9, Nhật Linh; Xây dựng 24/9, tr4)

 Hội thảo “Ứng dụng công nghệ xanh - sạch trong xây dựng hạ tầng, đường giao thông và sản xuất gạch không nung từ đất đồi”. Hội thảo có sự góp mặt của ông Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam.

 Đây là hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình và Cty CP Troy Quảng Bình phối hợp tổ chức, với sự góp mặt của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, cán bộ chuyên trách lĩnh vực giao thông, thủy lợi, xây dựng.

 Hội thảo tập trung thảo luận các nội dung xoay quanh thực trạng phát triển vật liệu xây, công tác thi công đường giao thông, đề xuất giải pháp và giới thiệu về công nghệ Troy, một công nghệ chất ổn định đất để sản xuất gạch không nung, tự khóa chặt và vật liệu xây dựng đường giao thông.

 Ông Nguyễn Đức Lý - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình cho biết: Các lò gạch thủ công đã và đang gây ô nhiễm môi trường nặng nề, gây hại tới các sinh vật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiên nhiên. Sử dụng vật liệu xây dựng xanh chắc chắn sẽ đắt hơn vật liệu bình thường, xây dựng công trình từ vật liệu xanh chắc chắn cũng tốn kém hơn công trình bình thường. Nhưng đổi lại, công trình sẽ giúp tiết kiệm được tối đa chi phí trong quá trình vận hành và không gây nên hậu quả hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Việc đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học, sử dụng công nghệ xanh - sạch để sản xuất vật liệu xây dựng là điều cần tính đến.

 Tại Hội thảo, công nghệ Nano xanh - sạch, chất ổn định đất Roadpacker của Tập đoàn Roadpacker (có trụ sở tại Canada) được giới thiệu một cách tổng quan. Theo đó, chất ổn định đất là một hóa chất hòa tan trong nước ở dạng lỏng gây trao đổi ion, thay đổi tính chất hóa học và vật lý của đất khiến nó đạt đến hình thái khối, độ chặt cao và sức chịu lực lớn hơn có thể đạt được trong môi trường đất tự nhiên.

 Điều này do sự thay đổi vĩnh viễn trong mối quan hệ về cấu trúc giữa các hạt đất và nước. Sự hiện diện với một khối lượng nhỏ của chất ổn định trong đất cho phép đất được nén chặt, nâng cao chỉ số mang tải, ngăn ngừa hiện tượng trương nở của đất.

 Bà Ngô Thị Hồng Phượng, Chủ tịch Cty TNHH Quốc tế Troy, Chủ tịch Roadpacker Đông Dương diễn giải: Các sản phẩm chất ổn định đất công nghệ Troy đã được nghiên cứu đáp ứng cho nhiều loại nền đất khác nhau với điều kiện địa chất khác nhau. Đối với các nền đường có cấu tạo bột, cát, cuội sỏi lẫn đất chỉ cần tăng thêm một tỷ lệ đất sét phù hợp là có thể sử dụng được công nghệ này. Chất ổn định đất được đóng sẵn trong thùng phuy nhựa 205 lít chở thẳng đến công trường, pha loãng theo tỷ lệ và sử dụng ngay để thi công ở nhiều hạng mục như gia cố nền đường, làm mặt đường, vai đường, vệ đường và lề đường. Lớp thảm nhựa đường trên cùng được đổ mỏng lại chỉ còn từ 4-5cm. Ưu điểm của việc ứng dụng chất ổn định đất này khi làm đường là thời gian thi công nhanh, quy trình thi công đơn giản với các loại cơ giới thông dụng và trên hết là giá thành thấp, tiết kiệm từ 30-50% chi phí so với làm đường truyền thống.

 Công nghệ làm gạch không nung từ nguyên liệu đầu vào là đất đồi với chất ổn định đất Roadpacker cũng được giới thiệu rộng rãi và nhận được sự quan tâm của giới chuyên gia xây lắp tỉnh Quảng Bình.

 Cụ thể, đây là một giải pháp của Cty TNHH Quốc tế Troy góp phần vào làm mới dòng sản phẩm gạch không nung cứng chắc, có khuôn mẫu đặc biệt dạng Patent với công nghệ khóa chặt, các thỏi gạch tự khóa chặt với nhau một cách chắc chắn mà không cần sử dụng vữa xây, ít tốn chi phí cho móng, cột và dầm đà; hệ thống điện và nước, các khung cánh cửa và cửa sổ chỉ cần lắp vào khe rãnh đã được thiết kế là xong. 

Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho biết: Cả nước hiện có 819 đô thị, tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%, quy hoạch xây dựng nông thôn đạt 100%. Sự gia tăng của quá trình đô thị hóa trong năm 2019 sẽ giúp cho thị trường bất động sản và vật liệu xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng khả quan. 

Những năm qua, việc xây dựng đô thị xanh, đô thị thông minh, đô thị sinh thái được tiến hành tại nhiều tỉnh thành, trong đó có Quảng Bình. Với đô thị xanh, không phải chỉ là quỹ đất dành cho cây xanh, mặt nước nhiều mà cốt lõi là ứng dụng công nghệ xanh, vật liệu xanh trong thiết kế, xây dựng công trình. Việc ứng dụng công nghệ ổn định đất vào làm đường giao thông và sản xuất gạch không nung là điều cần thiết và cần được thực nghiệm.

 Cùng đó, lãnh đạo các Sở gồm: Khoa học và Công nghệ, Giao thông Vận tải và Xây dựng cũng có nhiều câu hỏi liên quan đến tính an toàn của chất ổn định đất với môi trường; khả năng chịu ngập úng, chịu tải trọng; tuổi thọ của mặt đường giao thông; khả năng chống thấm, chống mốc; khối lượng viên xây… Phía Cty CP Troy Quảng Bình đã có những giải đáp liên quan.

 Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Công Thuật, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho rằng: Quảng Bình là địa phương thường chịu ảnh hưởng từ thiên tai, mưa lũ, do vậy, việc thi công, duy tu, sửa chữa đường giao thông, nhà ở là điều thường xuyên. Công nghệ Troy, cụ thể là chất ổn định đất có những ưu điểm vượt trội như vậy, đây sẽ là giải pháp mới cho ngành xây dựng tỉnh nhà. Trong tương lai, Cty CP Troy Quảng Bình cần thi công một số tuyến đường, công trình bằng công nghệ này, để thấy được tính ưu việt và sự tương thích với địa phương ra sao, sau đó mới triển khai rộng rãi. Về đầu trang

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/vat-lieu/quang-binh-ung-dung-cong-nghe-troy-trong-lam-duong-giao-thong-va-phat-trien-vat-lieu-xay-dung.html

Thực hiện “Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và con nuôi thuỷ sản” và “Đề án chăn nuôi” giai đoạn 2016 -2020

(Đầu tư 25/9, tr2, Ngọc Tân)

 Thực hiện “Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và con nuôi thuỷ sản” và “Đề án chăn nuôi” giai đoạn 2016 -2020 đến nay, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tiến hành nghiệm thu và giải ngân số tiền 5,2 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng con nuôi 4,7 tỷ đồng; hỗ trợ chăn nuôi 461 triệu đồng. Về đầu trang

III. Xã hội

Ổn định đời sống cho đồng bào người Rục sau lũ

 (Baotintuc.vn 24/9, Văn Phú – Võ Dung; Antt.gov.vn 24/9; VTV1 – bản tin Thời sự 19h ngày 24/9)

Hơn nửa tháng bị chia cắt do mưa lũ, cuộc sống của hơn 200 hộ dân, chủ yếu là đồng bào người Rục nhưng nhờ sự nỗ lực của chính quyền địa phương, các tổ chức và chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Xèng nên không có người dân nào bị đói, bị rét, đời sống của đồng bào ổn định.

 Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình ngày 24/9 cho biết: Hơn nửa tháng bị chia cắt do mưa lũ, cuộc sống của hơn 200 hộ dân, chủ yếu là đồng bào người Rục (dân tộc Chứt) ở ba bản Ón, Yên Hợp và Mò O Ồ Ồ (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) đã có lúc tưởng chừng khó vượt qua.

 Thế nhưng, nhờ sự nỗ lực của chính quyền địa phương, sự sẻ chia của các tổ chức thiện nguyện, đặc biệt là sự sát cánh, đồng hành của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Xèng (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình) nên không có người dân nào bị đói, bị rét, đời sống của đồng bào ổn định.

 Cách thành phố Đồng Hới gần 200km, Thượng Hóa là xã nghèo của huyện miền núi Minh Hóa, kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp nên đời sống người dân nhiều khó khăn. Trên địa bàn xã có khoảng 200 hộ dân là đồng bào người Rục (còn gọi là dân tộc Chứt) được vận động rời khỏi hang đá ra sống tập trung từ năm 1960.

 Mặc dù nơi định cư của bà con là vùng đất cao nhưng tuyến đường độc đạo đến nơi ở của đồng bào Rục rất thấp nên chỉ cần một trận mưa lớn là ngập sâu. Đợt mưa lũ đầu tháng 9, tuyến đường đến ba bản của người Rục ngập hơn 5m, giao thông bị chia cắt hơn nửa tháng.

 Bà Cao Thị Liễu (bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa) kể lại, do trời mưa to quá nên nước suối lên nhanh, mọi ngả đường đều bị ngập, người dân không thể đi lại được, nhưng nhờ có chính quyền địa phương, Bộ đội Biên phòng kịp thời giúp đỡ, cấp phát gạo, mỳ tôm mà bà con không ai bị đói.

 Rút kinh nghiệm những năm trước, năm nay UBND huyện Minh Hóa, chính quyền xã Thượng Hóa đã chủ động đưa 3,5 tấn gạo và nhiều vật dụng khác vào tập kết tại Đồn Biên phòng Cà Xèng trước mùa mưa bão.

 Nhờ vậy, dù đợt mưa lũ này kéo dài khiến cho ba bản bị chia cắt nhiều ngày nhưng nguồn lương thực cấp phát cho người dân vẫn đảm bảo. Đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Xèng nên đời sống của bà con luôn đảm bảo trước, trong và sau mưa lũ.

 Anh Cao Văn Hiến (bản Mò O Ồ Ồ) cho biết: Trước khi mưa lũ, chính quyền địa phương, Bộ đội Biên phòng tuyên truyền bà con phải đến nơi an toàn để không ảnh hưởng tính mạng, tài sản trong nhà thì chất lên cao.

 Bộ đội tham gia dọn dẹp đường sá, giúp dân kê lại đồ đạc khi mưa lũ. Đến nay đã hơn 20 ngày, nước vẫn chưa rút hết nên muốn đi ra trung tâm xã, bà con phải nhờ bộ đội lấy thuyền đưa đi. Các đoàn tình nguyện về cứu trợ cho người dân cũng phải nhờ bộ đội dùng thuyền đưa vào. Bà con cám ơn chính quyền địa phương, bộ đội và các nhà hảo tâm rất nhiều.

 Thượng tá Lê Văn Sơn, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cà Xèng, cho biết, trước tình hình mưa bão, đơn vị đã chủ động các phương án ứng phó kịp thời. Khi lũ lụt, Đồn chủ động đưa mì tôm, lương thực xuống từng gia đình, đảm bảo thuyền cho bà con đi lại. Sau khi nước rút, do bị ngập nhiều ngày nên hầu hết các hộ dân đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch và ô nhiễm môi trường.

 Vì vậy, Đồn đã huy động cán bộ chiến sĩ xuống với bản, địa phương để tổng vệ sinh, nạo vét cầu cống, khơi thông cống rãnh, phun thuốc tiêu độc khử trùng, tuyên truyền người dân ăn chín uống sôi, đảm bảo không để dịch bệnh xảy ra.

 Theo ông Đinh Thanh Văn, Chủ tịch UBND xã Thượng Hóa, với phương châm “không để ai phải tụt lại về phía sau” những năm qua chính quyền địa phương đã nỗ lực cùng lực lượng biên phòng thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế mà trọng tâm là trồng rừng và chăn nuôi để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

 Tiêu biểu là dự án ruộng lúa Rục Làn tại bản Mò O Ồ Ồ do Bộ đội Biên phòng triển khai, giúp đồng bào đảm bảo một phần lương thực và có kỹ năng trồng, chăm sóc lúa nước. Riêng bản Ón và bản Yên Hợp do chưa được triển khai dự án này nên đời sống bà con vẫn còn khó khăn. Người dân ở đây vẫn còn tư tưởng ỷ lại, chưa có ý thức dự trữ.

 Chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bà con phát triển sản xuất theo lối phải tự chủ, mục tiêu hướng tới là người dân không còn phải phụ thuộc vào hỗ trợ của Nhà nước. Về đầu trang

https://baotintuc.vn/dan-toc-mien-nui/on-dinh-doi-song-cho-dong-bao-nguoi-ruc-sau-lu-20190924180025221.htm

Hơn 3,1 tỷ đồng giúp phụ nữ vùng biên giới Quảng Bình

(Nhân dân 25/9, tr4, Hoàng Phúc)

 Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình cho biết, từ năm 2018 đến nay, hưởng ứng Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do T.Ư Hội Phụ nữ Việt Nam phát động, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức khảo sát, nắm bắt nhu cầu và lựa chọn vấn đề cần tập trung hỗ trợ phụ nữ chín xã biên giới.

 Trên cơ sở đó, phụ nữ các cấp trong tỉnh đã nhắn tin ủng hộ Chương trình với hơn 13.800 tin nhăn, phối hợp chính quyền các xã và bộ đội biên phòng xây dựng ba phòng học, hai công trình nước sạch, một nhà văn hóa, tặng 50 con bò giống, sáu mô hình chăn nuôi lợn, dê, tặng hơn 1.800 suất quà kết hợp với tổ chức hàng chục đợt tuyên truyền về phòng, chống ma túy, mua bán người, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…Tổng kinh phí hỗ trợ phụ nữ vùng biên giới tỉnh Quảng Bình trong gần hai năm qua là hơn 3,1 tỷ đồng. Về đầu trang

Tuyên truyền pháp luật cho các đơn vị hoạt động tại CHK  Đồng Hới

(Giao thông 25/9, tr5, Sỹ Hòa)

 Sáng 24/9, tại Cảng hàng không (CHK) Đồng Hới, Cảng vụ Hàng không miền Bắc đã tổ chức Hội nghị Công tác xử lý vi phạm hành chính (VPHC), tuyên truyền pháp luật giữa Cảng vụ Hàng không miền Bắc và các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động thường xuyên tại CHK Đồng Hới.

 Tại hội nghị, Phó giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc Lê Minh Thắng đã phổ biến các quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực hàng không dân dụng được quy định tại Nghị định số 162/2018, như vi phạm quy định về quản lý và khai thác CHK, sân bay; Vi phạm quy định về Cung cấp dịch vụ tại CHK, sân bay; Vi phạm quy định về bố trí, sử dụng, giám sát nhân viên hàng không và thực hiện công việc theo tài liệu, quy trình, yêu cầu công việc, quy trình phối hợp hoạt động: Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thẻ và giấy phép kiểm soát an ninh hàng không; Vi phạm quy định về tổ chức bảo đảm an ninh hàng không…Về đầu trang

Đắm mình trong hang Tối

(Nld.com.vn 25/9, Quang Nhật; Người lao động 25/9, tr5)

 Sáng sớm, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây qua Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình yên ắng lạ thường. Trung tâm Dịch vụ Zipline nằm ngay đường này. Những khu rừng ở đây vẫn còn xanh tươi, văng vẳng đâu đó tiếng chim kêu, vượn hú.

 Sông Chày là một trong những phụ lưu của sông Son, dài khoảng 10 km, đặc biệt có màu nước xanh như ngọc bích, ngồi trên thuyền có thể nhìn tận đáy sông. Đây là 1 trong 5 tiểu khu hệ cá quan trọng nhất của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và đang chứa đựng gần 50% số loài cá nước ngọt của cả khu vực, với 80/162 loài. Ngoài tính đa dạng sinh học cao, tiểu khu hệ cá sông Chày còn mang nhiều tính độc đáo như: Có 5 loài và phân loài mới cho khoa học, 7/8 loài cá trong hang động, 13 loài cá di nhập từ biển vào hệ sinh thái nước ngọt. Đặc biệt, trong tổng số 80 loài thì có 2 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam ở mức độ sẽ nguy cấp. Đó là cá chình hoa (Anguila mamorota) và cá mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa).

 Để vào hang Tối, ngoài đáp ứng về trang phục (nam mặc quần đùi và cởi trần, nữ mặc bikini) và chèo thuyền vượt sông Chày đến cửa hang, du khách có thể thử cảm giác mạnh khi đu dây trên không (Zipline) từ đài ngắm thú với độ dài 400 m sau khi được phát mũ bảo hộ gắn đèn pin.

 Đây là một trong hơn 300 hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng được phát hiện vào năm 1990 với chiều dài gần 5.300 m. Tuy nhiên, du khách chỉ được thám hiểm để khám phá trong chiều dài chừng 1.000 m, đắm mình trong túi bùn đã được thanh lọc tự nhiên, ngắm những hóa thạch cổ xưa. Trước khi trở về, du khách được gột rửa khoáng chất bằng dòng nước mát của hồ Thủy Tiên. Ngoài ra, du khách còn có thể trải nghiệm các trò chơi mạo hiểm, thử cảm giác mạnh trên sông Chày hoặc chèo thuyền kayak.

 Ông Lê Thanh Lợi, Giám đốc Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, cho biết đề án đầu tư dịch vụ Zipline ra đời vào năm 2014. Và giờ đây, điểm du lịch này luôn chật kín du khách đến trải nghiệm, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương.

 Trong dịp lễ hội hang động Quảng Bình năm 2015, Zipline khám phá sông Chày, hang Tối đã được Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao chứng nhận là công trình đu dây tự do với 2 sợi cáp dài nhất Việt Nam. Về đầu trang

https://nld.com.vn/thoi-su/dam-minh-trong-hang-toi-20190924211105807.htm

Con nuôi của Đồn Biên phòng Cà Xèng

(Bienphong.com.vn 25/9, Lê Văn Chương)

 Thực hiện mô hình "Con nuôi đồn Biên phòng" của Bộ Tư lệnh BĐBP, Đồn Biên phòng Cà Xèng, BĐBP Quảng Bình đã nhận các cháu có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn về đơn vị để nuôi và tạo điều kiện để các cháu được tới trường.

 5 cậu bé là con em đồng bào dân tộc Rục và Sách ở xã Minh Hóa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Bình được Đồn Biên phòng Cà Xèng nhận về nuôi dưỡng. Các cháu đều mồ côi cha. Doanh trại quân đội, ngoài màu xanh áo lính, còn có màu trắng đồng phục của các cậu học trò nhỏ. Qua thời gian bỡ ngỡ ban đầu, giờ đây 5 cậu bé đã quen với cuộc sống nhà binh. Hàng ngày, các con ngủ dậy, gấp chăn màn, vệ sinh cá nhân, ăn sáng, đi học...  Chúng coi những người lính như người anh, người cha của mình. Về đầu trang

http://www.bienphong.com.vn/con-nuoi-cua-don-bien-phong-ca-xeng/

VNPT trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo học giỏi tại Quảng Bình

(Vnmedia.vn 24/9)

 Ngày 19/9/2019, VNPT Quảng Bình đồng hành cùng Khối thi đua các ngành dịch vụ tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ “Trao tặng xe đạp - nâng bước tương tai” cho các em học sinh nghèo, học giỏi thuộc huyện Tuyên Hóa.

 Tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo là một trong những hoạt động được VNPT Quảng Bình rất quan tâm nhằm chung tay cùng cộng đồng xã hội chia sẽ, giúp đỡ những người nghèo, người tàn tật và người có hoàn cảnh khó khăn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

 Theo đó, chương trình “Trao tặng xe đạp – nâng bước tương lai” đã trao tặng 30 suất quà là 30 chiếc xe đạp cho 30 em học sinh nghèo, học giỏi của 3 trường miền núi khó khăn: Trường THCS Hương Hóa, Thanh Hóa, Thanh Thạch thuộc huyện Tuyên Hóa với tổng số tiền trên 40 triệu đồng.

 Phát biểu tại buổi Lễ đại diện lãnh đạo Phòng giáo dục huyện Tuyên Hóa thay mặt cho Lãnh đạo các trường THCS gửi lời cám ơn sâu sắc đến Khối thi đua các ngành dịch vụ và VNPT Quảng Bình đã dành nhiều tình cảm hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh kịp thời, đây là món quà rất ý nghĩa tiếp thêm nghị lực và động viên các em có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường.

 Năm 2019, VNPT Quảng Bình tiếp tục tham gia và đồng hành cùng các đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức các hoạt động từ thiện như hỗ trợ quỹ chất độc da cam, trẻ khuyết tật, các cháu bị bệnh hiểm nghèo, quỹ nhân đạo và các hoạt động nhân đạo khác cùng chia sẽ và kết nối tình yêu thương với số tiền trên 200 triệu đồng. Về đầu trang

http://vnmedia.vn/cong-nghe/201909/vnpt-trao-tang-xe-dap-cho-hoc-sinh-ngheo-hoc-gioi-tai-quang-binh-640740/

Nỗ lực phát triển BHXH tự nguyện từ cơ sở

(Tapchibaohiemxahoi.gov.vn 24/9, Lan Anh)

Mặc dù chưa hết năm 2019, con số phát triển BHXH tự nguyện tại tỉnh Quảng Bình đã sớm đạt và vượt chỉ tiêu được giao. Đây là sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ làm công tác BHXH trên địa bàn tỉnh.

 Chị Dương Thị Thu (đại lý thu BHXH, BHYT UBND xã Đồng Trạch) - một trong những nhân viên đại lý thu BHXH tự nguyện tích cực thuộc địa bàn huyện Bố Trạch chia sẻ bí quyết tổ chức một hội nghị tuyên truyền trực tiếp đạt hiệu quả cao. Bản thân đại lý trước hết đi vận động các cán bộ xã, thôn, những người là đảng viên về vận động người thân của họ tham gia BHXH tự nguyện trước tiên để tạo niềm tin cho nhân dân. 

 Sau đó, chị sẽ tìm đến tận nhà những người có tiềm năng để truyền thông, vận động bước đầu về BHXH tự nguyện, trước khi mời họ đến với hội nghị. Chị Thu vui vẻ nói thêm, có những người đến hội nghị chỉ là để nộp tiền đăng ký tham gia BHXH tự nguyện thôi, chứ trước đó khi tôi đến nhà vận động họ đã hiểu rõ về chính sách rồi, không cần nghe thêm nữa. Đến nay, đại lý thu xã Đồng Trạch đã vận động được 91 người tham gia BHXH tự nguyện. 

Chị Thu chỉ là một trong số nhiều đại lý thu đang hoạt động tích cực để phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn. Giám đốc BHXH huyện Bố Trạch Phan Văn Hùng chia sẻ, BHXH huyện hiện có 140 đại lý thu đóng trên địa bàn với 04 kênh chính là cơ quan bưu điện, UBND xã, Hội Phụ nữ và đến năm 2019 có thêm đại lý thu của Hội Nông dân. Từ thời điểm bắt đầu vào cuộc vận động phát triển BHXH tự nguyện, BHXH chỉ có một đại lý thu là bưu điện, đến giai đoạn 2016 – 2017 có thêm một đại lý thu là UBND xã.

 Căn cứ vào tình hình tại địa phương, Giám đốc BHXH huyện Bố Trạch đã chỉ đạo xã nào có tiềm năng đối tượng tham gia BHXH nhiều thì có từ 2 – 3 đại lý UBND xã, còn lại trung bình một xã có 01 đại lý thu. Sau đó, tại các xã làm tốt về BHXH tự nguyện, BHXH huyện tiếp tục ký thêm hợp đồng với đại lý thu của Hội Phụ nữ. Các đại lý thu hoạt động rất tích cực và mang lại hiệu quả cao, chủ yếu là tổ chức hội nghị tuyên truyền trực tiếp về BHXH tự nguyện tới người dân. Từ tháng 3/2019 đến nay trung bình mỗi tháng huyện tổ chức được 3 – 4 hội nghị tuyên truyền trực tiếp và luôn đạt hoặc vượt mục tiêu có 35% số người đăng ký tham gia BHXH tự nguyện ngay tại hội nghị. Điển hình là cuộc hội nghị được tổ chức tại xã Đồng Trạch có 66 người tham dự thì có tới 47 người đăng ký tham gia BHXH tự nguyện ngay tại hội nghị.

 Trước đây, hoạt động tổ chức hội nghị tuyên truyền của BHXH huyện Bố Trạch không đạt được kết quả cao, nguyên nhân là do đối tượng được mời dự hội nghị mang tính dàn trải, có nhiều người không còn trong độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện. Bên cạnh đó, sự nhận thức chưa đúng về chính sách BHXH của một bộ phận người dân cũng ảnh hưởng đến kết quả này.

 Có một thực tế trong vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện tại huyện Bố Trạch: Địa bàn huyện có một số xã như Bắc Trạch, Đức Trạch, Hải Trạch… người dân chủ yếu làm nghề đi biển, buôn bán nên đời sống kinh tế khá ổn định. Khi được vận động tham gia BHXH tự nguyện, họ lại cho rằng điều kiện kinh tế của mình hoàn toàn có thể trang trải đủ cho tuổi già nên không cần tham gia BHXH tự nguyện để có lương hưu nữa.

 Mặt khác, những người dân thuần nông, đời sống kinh tế khó khăn hơn lại rất cần và tích cực tham gia BHXH tự nguyện, để về già có đồng lương hưu. Thực tế này cho thấy, đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện thấp, chính những người có thu nhập bấp bênh lại muốn tham gia BHXH tự nguyện để yên tâm hơn khi về già, Giám đốc BHXH huyện Bố Trạch đánh giá. 

Đến nay, để hoạt động tuyên truyền BHXH tự nguyện đạt hiệu quả cao nhất, trước mỗi cuộc hội nghị, các đại lý thu thường lựa chọn địa bàn, rà soát trước về nguồn đối tượng tiềm năng, căn cứ vào đó phân bố tổ chức nhiều hay ít hội nghị. Bên cạnh đó còn cần phụ thuộc vào mùa vụ của bà con để lựa chọn thời gian tổ chức hội nghị hợp lý. BHXH huyện phối hợp với các đại lý tổ chức hội nghị truyền thông sẽ bố trí cán bộ BHXH ngồi cùng dân và tư vấn trực tiếp cho họ dưới hội trường, đồng thời chuẩn bị kỹ lưỡng các tài liệu minh họa về mức đóng, mức hưởng, trang thiết bị để thực hiện trao sổ ngay tại hội nghị cho người dân. Tính đến hết tháng 08, số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Bố Trạch là 2.352 người, đạt 105,9% kế hoạch.

 Bố Trạch cùng các huyện, thành phố của Quảng Bình từ đầu năm đến nay đã cùng quyết liệt vào cuộc phát triển BHXH tự nguyện, tạo nên bước đột phá trong công tác này của tỉnh năm 2019. Trong đó, có nhiều huyện đã vượt kế hoạch giao như BHXH huyện Minh Hóa đạt 127,67%; BHXH huyện Quảng Ninh với 115,8%; BHXH Thị xã Ba Đồn với 110,65%; BHXH huyện Lệ Thủy đạt 109,02%;…

  Chỉ trong 07 tháng đầu năm, BHXH tỉnh Quảng Bình đã có sự tăng trưởng đột phá về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện với 3.809 người phát triển mới, gấp 1,64 lần so với tổng số đối tượng phát triển được trong cả năm 2018, nâng tổng số người tham gia BHXH tự nguyện lên 11.398 người, đạt 108,5% kế hoạch. Trong 07 tháng đầu năm, BHXH tỉnh đã tổ chức được 106 hội nghị, vận động được 3.764 người tham gia BHXH tự nguyện, bình quân mỗi hội nghị vận động được 35 người tham gia.

 BHXH tỉnh Quảng Bình vẫn đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu năm 2019, nhất là giữ vững và phát huy con số phát triển BHXH tự nguyện. Cụ thể là phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện thí điểm mô hình “nông dân với BHXH tự nguyện, BHYT toàn dân” tại huyện Bố Trạch và Quảng Ninh; phối hợp với Bưu điện tỉnh thực hiện Công văn số 3045/BHXH-BT ngày 20/08/2019 của BHXH Việt Nam về hướng dẫn rà soát, điều tra, khai thác đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chỉ đạo Bưu điện cấp huyện tổ chức hội nghị truyền thông, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, phấn đấu hoàn thành kế hoạch tỉnh giao năm 2019; tham mưu lãnh đạo BHXH tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT đối với BHXH cấp huyện…

 “Về đích” sớm trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện – kết quả ấy là tiền đề để BHXH tỉnh Quảng Bình sẵn sàng bước vào đợt thi đua nước rút cuối năm vừa được BHXH Việt Nam phát động với chủ đề “Quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu năm 2019 về phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT” – Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Bình Phạm Thanh Tùng chia sẻ. Về đầu trang

http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/no-luc-phat-trien-bhxh-tu-nguyen-tu-co-so-22000

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Các tin khác