Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 17-9-2019

16:9, Thứ Ba, 17-9-2019

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Tải file tại đây

TIN QUỐC HỘI 1

1.Dự án BT làm “nóng vội, tràn lan”, sao vẫn thực hiện?. 1

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY.. 2

2.Lai Châu: Hiệu quả mô hình cán bộ Biên phòng về làm Phó Bí thư Đảng ủy xã. 2

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 3

3.  Người Việt làm 3 tháng mới mua được iPhone 11, người Singapore chỉ cần 9 ngày. 3

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 5

4.   Ai đang nuôi bộ máy chính quyền địa phương. 5

5. Tiếp công dân, hãy làm nhiều hơn hứa. 6

QUẢN LÝ.. 7

6.  Xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. 7

7.Cử đoàn cán bộ sang Trung Quốc nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng. 8

8. Doanh nghiệp kiến nghị tăng giờ làm thêm, cơ quan thẩm tra không đồng tình. 8

9. Hà Nội ban hành quy định mới về bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức với cán bộ. 10

10.  TPHCM: Cán bộ tiếp tay xây dựng không phép sẽ bị khởi tố. 11

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 11

11.Hà Nội: Tăng cường sự tương tác của người dân với chính quyền. 11

12.  TP.HCM: Tăng cường hiệu quả công tác cải cách hành chính. 12

13.   Đồng Tháp: Trao 3000 móc khóa cải cách hành chính cho người dân. 13

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 13

14.  Kiến nghị kiểm điểm lãnh đạo Bộ Y tế trong vụ VN Pharma. 13

15.   Quanh vụ kỷ luật cán bộ ở Đồng Nai: Sai phạm nghiêm trọng, thăng chức cao hơn. 15

16. Cảnh cáo Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường An Giang. 17

17.Hà Giang khai trừ hai đảng viên nâng điểm hơn 300 bài thi 18

THẾ GIỚI 18

18.  Tổng thống Ai Cập bác bỏ cáo buộc tham nhũng trên mạng xã hội 18

19.  Australia cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng máy tính Quốc hội 19

 TIN QUỐC HỘI

Dự án BT làm “nóng vội, tràn lan”, sao vẫn thực hiện?

Đây là vấn đề được Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu ra vào chiều 16/9, khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

 Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, quy định pháp luật về hoạt động đầu tư theo hình thức công tư (PPP) hiện nằm rải rác ở nhiều luật (Đầu tư, Doanh nghiệp, Đất đai…) nên không phản ánh đúng bản chất mối quan hệ công – tư, và khiến quá trình triển khai các dự án PPP gặp khó khăn, bất cập.

 Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đánh giá, quy định về PPP hiện có tính ổn định chưa cao. Dẫn tới, nhiều nhà đầu tư đề xuất áp dụng bảo lãnh hoặc yêu cầu một mức lợi nhuận cao hơn, thời gian thu hồi vốn dài hơn nhằm bù đắp cho những rủi ro khi khi chính sách thay đổi.

 Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng, dự Luật PPP được thiết kế với quy mô lớn như hiện nay chắc chắn sẽ xung đột với nhiều luật hiện hành. Theo ông, luật này chỉ nên tập trung vào phần ký hợp đồng, cụ thể là hợp đồng BOT. “Nguyên tắc tối cao của hợp đồng là tự nguyện, thoả thuận, trên nguyên tắc không trái pháp luật đã được luật khác quy định”, ông góp ý.

 Đáng lưu ý, một số ý kiến cho rằng, việc triển khai các dự án PPP thời gian qua thường chậm tiến độ, đội vốn, thất thoát, lãng phí, tiêu cực là do các quy định về điều kiện lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ đấu thầu, dự thảo hợp đồng PPP thiếu chặt chẽ, cần có quy định khắc phục những hạn chế này.

 “Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP cần phải được thực hiện thông qua đấu thầu cạnh tranh, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, hạn chế tối đa việc chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế để tránh rủi ro về lợi ích nhóm, lãng phí, thất thoát, giảm tính cạnh tranh và lựa chọn nhà đầu tư không có đủ năng lực thực hiện dự án”, ông Thanh nhấn mạnh.

 Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu quan điểm, hạn chế lớn nhất thời gian qua của các hình thức đầu tư này là gì? Tương ứng với từng hạn chế thì điểm nào trong luật khắc phục được? Bà Nga ví dụ, như BOT, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng cũng định hướng tập trung kiểm tra xem có tham nhũng không. Vậy, bây giờ khắc phục được bằng quy định nào?

 “Khi có BOT, tại sao cùng cơ chế đó chỉ thu hút ở các dự án giao thông mà không thu hút được ở loại đầu tư khác?”, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp lưu ý thêm, làm BOT giao thông, nhà đầu tư chủ yếu kêu lỗ, nhưng chuyên gia tính toán “không thể lỗ được”. BOT thì làm đường độc đạo, buộc người dân phải đi nên người dân không chịu.

 Một vấn đề nữa khiến Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp băn khoăn là tại sao trên thế giới không làm BT nữa, vậy tại sao nước ta vẫn làm. “Thực tiễn thời gian qua, Chính phủ cũng nói là làm có nóng vội, tràn lan. Vậy tại sao thế giới không làm nữa mà chúng ta vẫn tiếp tục?”, bà Nga nêu. (Tienphong.vn 16/9, Luân Dũng)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

Lai Châu: Hiệu quả mô hình cán bộ Biên phòng về làm Phó Bí thư Đảng ủy xã

Việc thực hiện chủ trương tăng cường cán bộ Biên phòng về làm Phó Bí thư Đảng ủy xã đã góp phần xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào Mảng.

 Trung Chải là xã khó khăn của huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, nơi đồng bào Mảng chiếm gần 50% dân số. Những năm trước đây, các mặt công tác, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính quyền trên địa bàn còn nhiều hạn chế.

 Trước tình hình đó, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy cũng như Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu về việc đưa cán bộ Biên phòng về làm Phó Bí thư Đảng ủy xã, sau khi được tăng cường về xã, các cán bộ Biên phòng đã trực tiếp dự sinh hoạt chi bộ, hướng dẫn các chi bộ trình tự sinh hoạt chi bộ, tổ chức đại hội, ra Nghị quyết và triển khai Nghị quyết, phát triển đảng viên… giúp ổn định tổ chức cơ sở đảng. Đến nay, các chi bộ trên địa bàn xã Trung Chải không còn chi bộ ghép, nhiều chi bộ đã chủ động trong xây dựng Nghị quyết và cụ thể hóa các nghị quyết bằng hoạt động cụ thể.

 Bí thư Chi bộ bản Nậm Sảo 1, xã Trung Chải, đồng chí Lò Me Thơ chia sẻ: Trước đây, việc ra Nghị quyết và thực hiện các Nghị quyết của chi bộ gặp nhiều khó khăn. Sau khi Thiếu tá Trần Văn Nam được tăng cường về đảm nhiệm chức danh Phó Bí Đảng ủy xã, đồng chí đã xuống bản để hướng dẫn chi bộ việc ra Nghị quyết đại hội, cụ thể hóa các Nghị quyết của cấp trên cũng như Nghị quyết của chi bộ vào thực tế đời sống hằng ngày, qua đó giúp hoạt động của chi bộ không ngừng được củng cố, tăng cường và chất lượng được nâng lên rõ rệt. Ngoài ra, đồng chí cũng rất quan tâm chỉ đạo chi bộ trong công tác bồi dưỡng và phát triển đảng viên.

 Bên cạnh công tác củng cố tổ chức cơ sở đảng, xóa chi bộ ghép và bản trắng đảng viên, việc tăng cường cán bộ Biên phòng về giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy xã còn góp phần tham mưu cho Đảng ủy xã kiện toàn tổ chức, bộ máy chính quyền, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ở cấp xã.

 Từ đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và giải quyết các công việc của xã, phục vụ nhân dân được thực hiện thường xuyên liên tục, hiệu quả công việc ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, việc triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào Mảng trên địa bàn đã giúp đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên.

 Thiếu tá Trần Văn Nam, Phó Bí thư Đảng ủy xã Trung Chải cho biết, hằng năm, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đều có kế hoạch cử con em cán bộ người Mảng đi đào tạo về văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị… để về tham gia công tác tại địa phương.

 Hiện cán bộ xã có khoảng trên 50% là người người Mảng, có người đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. Trong đó, đa số cán bộ đều đã được kết nạp vào Đảng. Cấp ủy đảng, chính quyền xã cũng rất quan tâm đến công tác xây dựng hệ thống chính trị, nhất là chi bộ bản.

 Trước kia, 3 bản người Mảng chỉ có 1 chi bộ nên phải sinh hoạt ghép, nhưng 5 năm gần đây đã thành lập được chi bộ độc lập, mỗi chi bộ có ít nhất 5 - 7 đảng viên.

 "Các đảng viên trong chi bộ người Mảng luôn gương mẫu phát triển kinh tế, tích cực tuyên truyền vận động đồng bào tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Hiện nay, kinh tế trong đồng bào người Mảng đã được cải thiện rõ rệt", Thiếu tá Trần Văn Nam chia sẻ thêm.

(TTXVN 16/9, Công Tuyền)Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Người Việt làm 3 tháng mới mua được iPhone 11, người Singapore chỉ cần 9 ngày

Trung bình người Việt làm việc 3 tháng mới mua được iPhone 11, tuy nhiên nhân viên ngân hàng, hoặc người dân TP.HCM, Đà Nẵng sẽ có số ngày làm việc ít hơn. Người Singapore chỉ cần chưa tới 9 ngày làm việc.

 Picodi, trang web chuyên cung cấp các chương trình giảm giá trên toàn cầu, vừa tiếp tục tung ra iPhone Index (Chỉ số iPhone). Chỉ số này cho biết số ngày làm việc cần thiết của một người dân ở các quốc gia trên toàn cầu để sở hữu một chiếc iPhone tầm trung vừa ra mắt.

 Theo đó, người dân Thuỵ Sĩ đứng đầu danh sách khi chỉ cần làm việc 4,8 ngày (chưa tới 5 ngày) là có thể sở hữu chiếc iPhone 11 Pro phiên bản 64GB. Xếp sau đó là người Mỹ, chỉ cần 5,8 ngày, người Luxembourg đứng thứ 3 - cần 6,7 ngày làm việc. 

 Trong khu vực Đông Nam Á, người Singapore cần làm việc 8,4 ngày sẽ đủ tiền mua iPhone 11 Pro, tức số ngày làm việc ít hơn người dân các quốc gia khác như Canada, Thuỵ Điển, Pháp,... Người Malaysia tốn 30,1 ngày làm việc mới mua được iPhone 11 Pro.

 Theo Pocadi, trang này dùng số liệu từ mức lương cơ bản của người dân mỗi quốc gia, với số ngày làm việc trung bình 21 ngày/tháng để tính thu nhập theo ngày. Từ đó tính ra được số ngày làm việc cần thiết để mua được chiếc iPhone trung bình, mẫu iPhone 11 Pro phiên bản 64GB.

 Với cách tính tương tự, ICTnews dùng mức lương cơ bản của người Việt Nam là 6,5 triệu đồng/người/tháng (số liệu của Tổng cục thống kê về mức lương trung bình của lao động Việt Nam năm 2017). Trong trường hợp này, chiếc iPhone 11 Pro phiên bản 64GB có giá chính hãng dự kiến là 31 triệu đồng. Với các số liệu này, người Việt Nam phải mất trung bình 100 ngày làm việc liên tục mới có thể sở hữu iPhone 11 Pro. 

Với mức 6,5 triệu đồng/tháng, người lao động phải tích cóp qua gần 5 tháng ròng mới có thể mua iPhone 11.

 Tất nhiên con số trên chỉ có tính tương đối, người lao động tuỳ khu vực khác nhau, tuỳ doanh nghiệp khác nhau sẽ có mức lương khác nhau, do đó số ngày làm việc khác nhau để sở hữu iPhone.

 Chẳng hạn, theo báo cáo lương của Vietnamworks năm 2017, người dân TP.HCM có thu nhập trung bình cao nhất nước, đạt 10,37 triệu đồng/tháng. Như vậy người dân thành phố này chỉ phải làm việc 62 ngày để mua iPhone mới.

 Cũng theo báo cáo nói trên, lương người dân Đà Nẵng xếp thứ hai - 10,2 triệu đồng - do đó mất 63 ngày làm việc. Người dân Hà Nội xếp thứ 5 - 9,3 triệu đồng - cần phải làm việc 70,4 ngày.

 Người lao động tuỳ theo ngành nghề khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến việc mua iPhone. Chẳng hạn, thống kê tại Sách Trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2019 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê công bố, nhân viên ngân hàng, bảo hiểm có thu nhập cao nhất Việt Nam, do đó họ cũng sẽ làm việc ít ngày hơn trung bình nhưng vẫn đủ tiền mua iPhone.

 Theo thống kê này, nhân viên ngân hàng có thu nhập trung bình 21,6 triệu đồng/tháng, như vậy họ chỉ cần làm việc 30,1 ngày thì sẽ sở hữu được iPhone 11 Pro, tương đương với số ngày làm việc trung bình của người dân Malaysia để sở hữu iPhone.

 Thống kê nói trên cho biết nhân viên ngân hàng Vietcombank có thu nhập trung bình 33,5 triệu đồng tháng, tức cần làm việc 19,3 ngày sẽ sở hữu được iPhone 11 - gần bằng thứ hạng với người Đài Loan, cao hơn thứ hạng của người Trung Quốc, Ba Lan, Nga, Mexico (thứ hạng cao hơn, làm việc ít hơn). (Ictvietnam.vn 15/9)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Ai đang nuôi bộ máy chính quyền địa phương

Vì sao hơn 5 triệu hộ kinh doanh, chiếm đến 30% GDP, tạo việc làm cho hơn 8 triệu lao động, mà chỉ đóng góp cho ngân sách có 1,6%?

  Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mới đây, ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ KH-ĐT, đã rất thẳng thắn trả lời câu hỏi này. Sở dĩ có tình trạng vậy, vì “họ đang phải nuôi cả bộ máy chính quyền địa phương, nuôi rất lớn”.

 Cũng tại cuộc họp này, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cũng thốt lên “khu vực hộ kinh doanh là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng vặt”. Còn Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Đỗ Văn Sinh thì khẳng định: Hộ kinh doanh phải chi phí rất nhiều thứ mà ai cũng biết.

 “Rất nhiều thứ” mà ông Đỗ Văn Sinh nói ở đây, là những thứ phải chi ngoài thuế, phí và những khoản phải đóng góp cho nhà nước theo quy định.

 Hơn 5 triệu hộ kinh doanh “đang phải nuôi cả bộ máy chính quyền địa phương”? Ô hay, bộ máy chính quyền địa phương đã có ngân sách, tức là tiền thuế của dân, nuôi rồi. Họ ăn tiền thuế của dân là để phục vụ nhân dân, trong đó có các hộ kinh doanh, tại sao các hộ kinh doanh lại phải nuôi họ nữa? Xin thưa: Tiền lương không thỏa mãn lòng tham của các quan chức từ to đến nhỏ của các địa phương, nên họ phải tìm cách bóc thêm, và các hộ kinh doanh chính là “mảnh đất màu mỡ nhất” để họ bóc. Số tiền bóc được đó, nếu xét về từng hộ, thì không nhiều, chúng vẫn được người đời gọi là “tham nhũng vặt”. Nhưng “góp gió thành bão”, theo tính toán của ông Đỗ Văn Sinh, nếu mỗi hộ chỉ phải chi 1 triệu đồng/tháng cho cái thứ gọi là “rất nhiều thứ” đó, thì số tiền mỗi năm cũng lên đến 50 đến 60 ngàn tỷ rồi. Nói thế, để thấy rằng nạn “tham nhũng vặt” đã vặt của người dân một số tiền khổng lồ đến thế nào.

 Tham nhũng vặt biểu hiện ra ở rất nhiều hình thức, có thể nói là “muôn hình muôn vẻ”. Với những hộ có cửa hàng, thì hình thức phổ biến nhất là “cưa đôi tiền thuế”. Ví dụ một hộ kinh doanh ở mức phải đóng 2 triệu/tháng. Nhưng người có thẩm quyền sẽ hạ anh ta xuống mức phải đóng 1 triệu đồng/tháng. 1 triệu còn lại đó “cưa” đôi, mỗi bên một nửa.

 Còn với những hộ không có cửa hàng, thì nào là “hụi chết”, nào là “luật vỉa hè" từ bà bán nước đến gánh hàng rong... Nếu không chấp nhận các thứ “hụi chết ” đó, thì đều bị xử lí thẳng tay. Một cuộc khảo sát của VCCI đối với các doanh nghiệp cho thấy: 59% doanh nghiệp được hỏi đã trả lời là họ phải chi phí không chính thức. Với các hộ kinh doanh, chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng nếu thống kê, thì con số phần trăm chắc chắn là lớn hơn 59.

 Chỉ mới ước tính, mà con số đã lên đến 50-60 ngàn tỷ. Chẳng trách dù lương tháng khá thấp, nuôi mình không nổi, mà những công chức từ xã đến huyện, tỉnh, vẫn cứ sống khá giả, ung dung. (Nongnghiep.vn 16/9, Vũ Hữu Sự)Về đầu trang

Tiếp công dân, hãy làm nhiều hơn hứa

Dư luận rất đồng tình với nội dung cho ý kiến tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nghe Chính phủ báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019 diễn ra ngày 11-9. Tại phiên họp, các thành viên đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm người đứng đầu không tiếp công dân, một trong những “chìa khóa” để giải quyết khiếu nại, tố cáo.

 Tiếp công dân và giải quyết các công việc liên quan đến quyền lợi của dân là trách nhiệm của người đứng đầu và các cơ quan công quyền. Luật Tiếp công dân quy định rất rõ điều này. Cấp ủy đảng, chính quyền cũng luôn xác định đây là nhiệm vụ quan trọng. Tuy vậy, phải thẳng thắn nhìn nhận, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong tiếp công dân mà rõ nhất khi người đứng đầu chưa hoàn thành nhiệm vụ.

 Không phải chỉ đến phiên họp này khi các thành viên UBTVQH chỉ ra, mà từ lâu, nhiều ý kiến đã phản ảnh tình trạng có địa phương người đứng đầu nhiều tháng không tiếp công dân. Có người đứng đầu còn viện lý do để không thực hiện chế độ công tác này, điển hình là tình trạng giao cho cấp phó hoặc cơ quan chức năng. Xin được dẫn chứng: Kết luận của Thanh tra Chính phủ ở tỉnh Trà Vinh mới đây chỉ ra, một số giám đốc sở hơn 5 năm không tiếp công dân, như: Sở Nội vụ, Cục Thuế tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tại tỉnh Đồng Tháp, thời kỳ từ năm 2012 đến tháng 6-2017, nhiều giám đốc sở không tiếp công dân ngày nào trong suốt 5,5 năm, như: Sở Nội vụ, Cục Thuế tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…

 Tại tỉnh Kon Tum, trong kết luận của Thanh tra Chính phủ ngày 8-6-2017 nêu đích danh: Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Chánh Thanh tra tỉnh tiếp công dân; chủ tịch UBND một số huyện và thủ trưởng một số sở, ngành tiếp công dân định kỳ chưa đầy đủ theo quy định. Tại tỉnh Ninh Bình, kết luận thanh tra giai đoạn 2011-2015 đánh giá: Việc tiếp công dân của chủ tịch UBND một số huyện, thành phố chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm. Sau một số buổi tiếp công dân định kỳ chưa có thông báo kết quả và chỉ đạo các ngành chức năng tập trung xem xét, giải quyết…

 Việc tiếp công dân như vậy không chỉ sai về luật, sai về chức trách, mà người được giao tiếp thay sẽ không đủ thẩm quyền để giải quyết vấn đề trong quá trình công dân có kiến nghị. Khi đó, vấn đề không những không được giải quyết mà bức xúc của người dân càng bị đẩy lên cao. Cần nhấn mạnh, trong công tác tiếp công dân, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chủ tịch UBND các cấp thực hiện nghiêm túc trách nhiệm tiếp công dân, tăng cường đối thoại, tiếp dân tại ngay nơi xảy ra vụ việc, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của dân ngay từ khi mới phát sinh.

 Ngoài việc người đứng đầu không thực hiện tiếp công dân thì cũng còn tình trạng tiếp dân có biểu hiện hình thức. Đây chính là căn nguyên dẫn đến bệnh quan liêu của cán bộ. Cán bộ xa dân nên không nắm được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của người dân, nên khi có tình huống xảy ra, việc giải quyết trở nên lúng túng, bị động.

 Vì sao tiếp công dân đã được quy định thành chế độ công tác, có chế tài pháp luật điều chỉnh mà vẫn chưa tốt? Điều này được nhìn nhận từ 3 nguyên nhân: Một là cán bộ thiếu trách nhiệm, không làm đúng trách nhiệm. Hai là năng lực cán bộ hạn chế, thiếu kiến thức. Ba là việc xử lý cán bộ không thực hiện chế độ tiếp công dân chưa cương quyết. Dù với nguyên nhân nào thì điều đó cũng là không thể chấp nhận. Nếu cán bộ yếu thì cần phải xem xét lại quy trình đề bạt, bổ nhiệm. Nếu cán bộ thiếu trách nhiệm thì nên loại ngay khỏi bộ máy công quyền. Chế tài pháp lý hiện nay đủ cơ sở để xử lý những cán bộ thiếu trách nhiệm.

 Trong mối quan hệ biện chứng thì tiếp công dân tốt sẽ là cơ sở rất quan trọng để giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo-một vấn đề đang gây nhiều bức xúc trong đời sống xã hội. Chính những cán bộ ngại tiếp công dân, thiếu quyết tâm trong công việc, không đối thoại với dân sẽ dẫn đến tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Suy cho cùng, ở vị trí nào thì cán bộ cũng đều là công bộc của dân. (Qdnd.vn 16/9) Về đầu trang

QUẢN LÝ

Xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp

Đó là một trong những nội dung được thể hiện trong Kế hoạch số 4312/KH-BNV do Bộ Nội vụ vừa ban hành về triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22.4.2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

 Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc phát hiện, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Đồng thời, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm minh hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc, từng bước đẩy lùi tham nhũng.

 Ngoài ra, Kế hoạch yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ tăng cường phối hợp thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, tuyên truyền, quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong việc triển khai thực hiện. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải đề cao trách nhiệm cá nhân, thể hiện tinh thần chủ động, tích cực trên từng cương vị công tác để góp phần thực hiện có hiệu quả Kế hoạch. Đồng thời, việc thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch phải có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tránh hình thức và phải bám sát các nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

 Kế hoạch cũng đề ra 5 nhiệm vụ và giải pháp. Theo đó, một trong những giải pháp được chú trọng là tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; nâng cao chất lượng công tác đối thoại với người dân và doanh nghiệp theo hướng thực chất, cầu thị; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp để giải quyết thực chất, dứt điểm; kịp thời đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với những bất cập trong quy định của pháp luật; thực hiện công khai thời gian, địa điểm tiếp dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị theo quy định. (Daibieunhandan.vn 16/9, Bảo Hân)Về đầu trang

Cử đoàn cán bộ sang Trung Quốc nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng

Ban Chấp hành Trung ương vừa có thông báo về việc cử cán bộ đi nghiên cứu, khảo sát tại Trung Quốc.

 Theo đó, thực hiện kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020, đơn vị tổ chức đoàn cán bộ cấp vụ đi nghiên cứu, khảo sát tại Trung Quốc về kinh nghiệm của Trung Quốc trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng và xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

 Theo đó, đoàn có 36 cán bộ, sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung về tình hình chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc; công tác xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp quy về phòng, chống tham nhũng và xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

 Bên cạnh đó đoàn sẽ nghiên cứu hệ thống cơ quan phòng chống tham nhũng của Trung Quốc, mô hình thí điểm Ủy ban giám sát một số địa phương; xây dựng cơ chế giám sát việc vận hành quyền lực để phòng chống tham nhũng.

 Cùng đó, đoàn cũng tìm hiểu việc công khai minh bạch tài sản thu nhập của cán bộ và thu hồi tài sản tham nhũng. Đồng thời, nghiên cứu phân cấp, phân quyền và cải cách thủ tục hành chính, quá trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ trong cải tiến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phòng, chống tham nhũng và xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp ở Trung Quốc…

 Thời gian nghiên cứu 10 ngày (từ 5 đến 14-11-2019), kinh phí do Trung Quốc đài thọ. (Pháp Luật TPHCM 16/9, Viết Long)Về đầu trang

Doanh nghiệp kiến nghị tăng giờ làm thêm, cơ quan thẩm tra không đồng tình

Bộ luật Lao động hiện hành đang quy định số giờ làm thêm tối đa trong một năm là 200 giờ, với những trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định nhưng không quá 300 giờ/năm. Tuy nhiên, trong lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đang đề xuất tăng thêm 100 giờ lên mức 400 giờ.

 Trên thực tế, tăng giờ làm thêm là vấn đề luôn được các doanh nghiệp kiến nghị nhiều năm liền, nhất là vào mỗi lần bàn thảo sửa đổi Bộ luật Lao động. Dự kiến, tại kỳ họp Quốc hội diễn ra vào tháng 10 năm nay, bộ luật này sẽ được Quốc hội thông qua, do đó trước thềm phiên họp diễn ra, vấn đề lại một lần nữa được hâm nóng.

 Khẳng định đã nhiều lần kiến nghị được tăng giờ làm thêm từ năm 2015 đến nay, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, thời giờ làm thêm như hiện nay là chưa phù hợp đối với các ngành sản xuất trực tiếp.

 Như trường hợp của thủy sản, do đặc thù là ngành dịch vụ cho ngư dân, có những thời điểm hàng trăm tấn cá của ngư dân ập đến, theo ông Nam doanh nghiệp không thể không nhận sản xuất, mà nhận thì vi phạm quy định về giờ làm việc và bị khách hàng đánh lỗi là làm không đúng quy định của luật lao động.

 Trong khi đó, bà Đào Thị Thu Huyền, Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản cũng kiến nghị được "nới" thời gian làm thêm giờ hoặc nếu không tăng được thì đề nghị được giữ nguyên như quy định hiện hành.

 Theo bà Huyền, luật hiện nay đang quy định giờ làm thêm trong điều kiện lao động bình thường là 200 giờ, với những trường hợp cần làm thêm cấp bách thì doanh nghiệp phải làm thủ tục báo cáo xin tăng từ 200 giờ lên 300 giờ, quy định này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp.

 Do đó, với lần sửa đổi này, bà Huyền kiến nghị cho phép tất cả các doanh nghiệp bình thường đều được làm thêm 300 giờ, nhưng không phải làm thủ tục hành chính, thay vào đó nên để người lao động và chủ sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau.

 Riêng đối với những lĩnh vực ưu tiên như nghiên cứu sản phẩm có đặc thù đòi hỏi sự miệt mài nhưng quy định cũ đang gây càn trở, đại diện hiệp hội này cũng đề nghị được mở rộng hơn. "Thực tế, hiệp hội chúng tôi có những tập đoàn phải nghiên cứu để phát triển sản phẩm nhưng do giới hạn làm thêm giờ nên không thể triển khai được. Bởi vì, bộ phận này có khi còn phải ăn ngủ luôn ở doanh nghiệp, nếu quy định cứ phải 200 giờ/năm và đến giờ là đi về thì chắc chắn không thể hoàn thành được", bà Huyền bày tỏ lo ngại.

 Về những ngành nghề được làm thêm giờ, bà Huyền cho rằng hiện dự thảo mới giới hạn ở các lĩnh vực thủy sản, dệt may, da giày…nên kiến nghị lần sửa đổi này nới thêm cho các lĩnh vực gia công xuất khẩu, đặc biệt là điện, điện tử vì cho rằng đây là ngành hàng đang thu hút đầu tư và có sức cạnh tranh lớn. Đồng thời, cần đảm bảo tính bình đẳng và công bằng trong các ngành nghề.

 Ở một góc nhìn khác, bà Vi Thị Hồng Minh, Phó giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh thêm một yếu tố rất quan trọng khi cân nhắc tăng giờ làm thêm, song chưa được đề cập nhiều là các yếu tố về thời vụ. Theo bà Minh, thực tế là hiện nay các doanh nghiệp gia công và có kim ngạch xuất khẩu lớn đều có yếu tố thời vụ.

 "Tại sao chúng tôi nhấn mạnh yếu tố thời vụ ở đây, bởi vì có những doanh nghiệp chỉ huy động làm thêm giờ vào thời điểm cuối năm. Còn như da giày, thủy sản, dệt may lại có những thời vụ khác nhau. Điều này có nghĩa là không phải doanh nghiệp bắt người lao động làm thêm giờ trong cả năm, nhưng với việc khống chế giờ làm thêm thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp gia công xuất khẩu và có tính thời vụ", bà Minh phân trần.

 Cùng với đó, đại diện phía giới chủ cũng bày tỏ không đồng tình với đề xuất nếu làm thêm 400 giờ thì doanh nghiệp phải tính lương lũy tiến cho người lao động.

 "Nếu chúng ta mở rộng giờ làm thêm, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp để không vi phạm quy định của các nhãn hàng khi gia công xuất khẩu, nhưng lại áp dụng mức lương lũy tiến thì vô hình chung cũng gây mâu thuẫn trong việc làm luật", bà Minh nhấn mạnh và khẳng định là có số liệu cho thấy hầu như các nước cũng không áp dụng quy định này. (Vneconomy.vn 16/9)Về đầu trang

Hà Nội ban hành quy định mới về bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức với cán bộ

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND ngày 11/9/2019 quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm...

 Quy định nêu rõ về nguyên tắc thực hiện: cấp ủy, tổ chức Đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; phải xuất phát từ yêu cầu, vị trí việc làm, số lượng cấp phó theo quy định, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường của công chức, viên chức và tiêu chuẩn chức danh…

 Căn cứ hướng dẫn của Thành ủy về công tác quy hoạch cán bộ và phân cấp của UBND thành phố về quản lý công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, người quản lý doanh nghiệp, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xây dựng quy hoạch cán bộ theo từng giai đoạn; hằng năm rà soát, bổ sung quy hoạch gửi Sở Nội vụ để thẩm định, báo cáo Ban Cán sự đảng UBND thành phố phê duyệt.

 UBND thành phố giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; tổng công ty, công ty TNHH một thành viên, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện quy định này.

 Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/9/2019, thay thế Quyết định số 43/2010/QĐ-UBND ngày 6/9/2010 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương ở các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 Riêng về từ chức, Quyết định nêu rõ, cán bộ quản lý từ chức (xin thôi giữ chức vụ quản lý) được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp như tự nguyện chủ động xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý; nhận thấy không đủ sức khỏe, năng lực, uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình; có nguyện vọng xin từ chức vì các lý do cá nhân khác.

 Quyết định cũng nêu quy trình từ chức gồm: cán bộ quản lý có đơn trình bày lý do, nguyện vọng xin từ chức báo cáo cấp có thẩm quyền; sau khi tiếp nhận đơn, cấp có thẩm quyền gặp gỡ, trao đổi với cán bộ quản lý có nguyện vọng xin từ chức; tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, thảo luận, tập hợp hồ sơ, tài liệu có liên quan và có văn bản báo cáo cấp ủy Đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định; sau khi có thông báo kết luận của cấp ủy Đảng có thẩm quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị căn cứ phân cấp quản lý cán bộ quản lý, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền (qua Sở Nội vụ) xem xét, quyết định. (Tiền phong 16/9) Về đầu trang

TPHCM: Cán bộ tiếp tay xây dựng không phép sẽ bị khởi tố

Ngày 16-9, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết UBND TP vừa ban hành Kế hoạch 3333/KH-UBND triển khai các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn.

 Cụ thể, TP giao Công an TP, công an các quận, huyện, công an xã, phường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, UBND các quận, huyện tăng cường quản lý xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn do đơn vị mình quản lý.

 TP chỉ đạo cần phải nghiêm túc trong việc triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện các vụ việc có dấu hiệu hình sự để điều tra. Ngoài ra, phải xác minh kịp thời, khởi tố khi có căn cứ, tập trung vào các vụ việc có dấu hiệu đưa, nhận, môi giới hối lộ, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng không phép, sai phép, nhất là các vụ việc liên quan đến đầu nậu tổ chức thực hiện.

 Trường hợp các đối tượng móc nối với cán bộ, công chức có trách nhiệm để được bảo kê, làm ngơ cho các hoạt động vi phạm pháp luật cũng sẽ bị khởi tố. Ngoài ra, đẩy mạnh ngăn chặn và xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng. Nâng cao công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin nhắn về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong lĩnh vực đất đai, xây dựng theo quy định. (Plo.vn 15/9, PD)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Hà Nội: Tăng cường sự tương tác của người dân với chính quyền

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, trong năm 2019, TP Hà Nội đã tổ chức hai cuộc thi lớn "Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến" và "Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình về cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa" liên thông". Với những nội dung thiết thực, hai cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhiều cơ quan, đơn vị và đông đảo người dân Thủ đô.

 Ngày 22-7-2019, UBND thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi "Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến" trên website: http://timhieudichvucong.hanoi.gov.vn. Ðối tượng dự thi là công dân Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố. Trong đó, thành phố đặc biệt khuyến khích sự tham gia của các công dân từ 12 tuổi trở lên. Với ưu thế về khả năng tiếp cận, sử dụng thiết bị công nghệ, các em được kỳ vọng sẽ là những tuyên truyền viên tích cực tới gia đình, bạn bè và sẽ trở thành những công dân điện tử tương lai, phù hợp mục tiêu xây dựng nền hành chính điện tử.

 Ban đầu, theo Kế hoạch số 84/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội, cuộc thi "Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến" được tổ chức dưới hình thức thi viết. Tuy nhiên, để thực hiện chủ trương của Trung ương và thành phố về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, TP Hà Nội đã điều chỉnh lại hình thức tham gia cuộc thi, chuyển từ hình thức thi viết sang thi trực tuyến.

 Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn, nội dung bài thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận tìm hiểu một số nội dung cơ bản về dịch vụ công trực tuyến và một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp, giáo dục đào tạo, lao động - thương binh và xã hội. Qua cuộc thi, Ban Tổ chức mong muốn các cán bộ, công chức, viên chức và người dân Thủ đô thấy được lợi ích, hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến mang lại, cũng như chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ này, góp phần nâng cao dịch vụ công trực tuyến nói riêng và công tác cải cách hành chính nói chung.

 Thống kê bước đầu của Sở Tư pháp cho thấy, tính đến ngày 6-9, thành phố đã có hơn 300 nghìn bài dự thi. Do số lượng người tham gia đông, cho nên Ban Tổ chức đã tăng cường thêm hai máy chủ, tăng thêm hai cổng vào thi, tạo điều kiện cho các thí sinh dự thi thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, thành phố cũng quyết định nhận bài dự thi đến 17 giờ ngày 26-9 (kéo dài thời gian thêm 10 ngày so với dự kiến) để đáp ứng nhu cầu của người tham dự.

 Hiện nay, Hà Nội đã có 1.055 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 3, mức độ 4, chiếm 55% số thủ tục hành chính của thành phố. Dù thành phố đã nỗ lực triển khai dịch vụ công trực tuyến tới tận xã, phường, tuy nhiên trên thực tế, sự tham gia tương tác của người dân, tổ chức đối với dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế. Chính vì vậy, việc thành phố triển khai cuộc thi "Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến" dưới hình thức thi trực tuyến là một điểm cộng đáng ghi nhận trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố, là kênh tuyên truyền hiệu quả để người dân hiểu hơn những tiện ích của dịch vụ này. (Nhân Dân 16/9, An Trân)Về đầu trang

TP.HCM: Tăng cường hiệu quả công tác cải cách hành chính

Nhằm tăng cường hiệu quả công tác cải cách hành chính trong những tháng cuối năm 2019, UBND TP.HCM sẽ tiếp tục nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành các cấp.

 Theo thông tin từ văn phòng UBND TP.HCM, nhằm thực hiện “Năm đột phá cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội” năm 2019, trong 9 tháng đầu năm, TPHCM đã triển khai đồng bộ 6 nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính (CCHC). Trong đó lấy “yếu tố con người” với ý thức tự đổi mới, xác định phục vụ cá nhân, doanh nghiệp là mục tiêu cần hướng đến và chủ động đề ra sáng kiến, giải pháp để góp phần thực hiện CCHC là trọng tâm để thực hiện đột phá trong cải cách, gắn với việc sắp xếp tinh gọn bộ máy, cơ chế phân cấp, ủy quyền và lấy thu nhập tăng thêm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm động lực thúc đẩy.

 Nhằm tăng cường hiệu quả công tác CCHC trong những tháng cuối năm 2019, UBND TP sẽ tiếp tục nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động CCHC các cấp. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP.

 Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai Đề án thực hiện và sử dụng nguồn lực cải cách tiền lương chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội; tiếp tục đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, số lượng công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

 Đặc biệt, xử lý nghiêm những cá nhân, cơ quan, đơn vị tùy tiện quy định những thủ tục gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, tổ chức và công dân; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, hoàn tất việc rà soát, công bố quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính; triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng TPHCM thành TP thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”; thống nhất việc ứng dụng công nghệ thông tin từ TP đến phường - xã - thị trấn theo Kiến trúc chính quyền điện tử…

 Riêng Văn phòng UBND TP sẽ tham mưu giải pháp nâng cao tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính trên từng lĩnh vực được xử lý trực tuyến cấp độ 4; trình công bố quy trình phối hợp các sở, quận, huyện có thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, người dân; tổ chức sơ kết việc triển khai mô hình “Hệ thống Phòng họp không giấy” và “Ứng dụng Giao việc tức thời - nhắc việc thông minh” …

 Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giải quyết đạt từ 80% trở lên hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được giải quyết thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Trong đó có từ 10% trở lên số hồ sơ được tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính, có từ 15% trở lên số hồ sơ được trả kết quả qua dịch vụ bưu chính. Song song đó, phối hợp với Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP thực hiện cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng đạt từ 20% hồ sơ được tiếp nhận.

 UBND quận - huyện thực hiện đạt từ 30% trở lên hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh được giải quyết thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Trong đó có từ 10% trở lên số hồ sơ được tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính, có từ 15% trở lên số hồ sơ được trả kết quả qua dịch vụ bưu chính. (Moitruongvadothi.vn 16/9) Về đầu trang

Đồng Tháp: Trao 3000 móc khóa cải cách hành chính cho người dân

UBND huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Đặc biệt, huyện Hồng Ngự còn trao tặng 3.000 móc khóa Cải cách hành chính cho người dân.

 Được biết, trên móc khóa có in khá đầy đủ thông tin hướng dẫn người dân về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. 3.000 cái móc khóa có in địa truy cập, số điện thoại của trung tâm hành chính công tỉnh Đồng Tháp, bộ phận Một cửa của UBND huyện Hồng Ngự, cùng các nội dung về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 như: Kê khai biểu mẫu, đính kèm tài liệu, nộp trực tiếp qua mạng…. Ngoài ra, các cán bộ cũng dã hướng dẫn người dân, cách vào các trang thông tin về cải cách hành chính của tỉnh Đồng Tháp, đăng ký các dịch vụ bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh nhằm giúp người dân có thể sử dịch vụ tốt hơn, nâng cao chất lượng cải cách hành chính và phục vụ nhân dân. (Đài Phát Thanh và Truyền hình Đồng Tháp 15/9, PV) Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Kiến nghị kiểm điểm lãnh đạo Bộ Y tế trong vụ VN Pharma

 Đây là một trong những nội dung chính nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ ban hành ngày 16/9. Những cán bộ bị kiến nghị xử lý là người thuộc diện quản lý của  Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

 Kết luận đồng thời được chuyển đến Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) để phục vụ điều tra việc Công ty Cổ phần VN Pharma nhập khẩu thuốc, bán thuốc H-Capita do Công ty Helix sản xuất và các loại thuốc do Công ty Health 2000 sản xuất.

 Kết luận của Thanh tra Chính phủ xác định lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý dược trong giai đoạn năm 2011-2014 có trách nhiệm trong việc Bộ Y tế ban hành Thông tư 47/2010 mà nội dung còn bất cập, chưa đầy đủ. Thông tư chưa quy định trong hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu thuốc phải có giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam theo điều 5 quyết định số 151/2007 của Thủ tướng.

 Nội dung Thông tư thiếu cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành trong nước và với cơ quan y tế nước ngoài nơi sản xuất, xuất khẩu thuốc; chưa quy định nội dung hồ sơ, hình thức, biện pháp, trình tự, thủ tục và thẩm quyền đánh giá các cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài và việc lưu hành thuốc tại nước sở tại.

 Thông tư cũng chưa quy định nội dung hồ sơ, hình thức, biện pháp, trình tự, thủ tục và thẩm quyền đánh giá cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài và việc lưu hành thuốc tại nước sở tại; chưa quy định các trường hợp cụ thể phải kiểm tra, xác minh cơ sở nước ngoài sản xuất thuốc, việc lưu hành thuốc tại nước sở tại...

 Thanh tra Chính phủ cho rằng, những bất cập, chưa đầy đủ của Thông tư 47/2010 là một trong những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý dẫn đến việc cấp giấy phép nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita và cho phép nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita vào Việt Nam là vi phạm quyết định 151/2007 của Thủ tướng.

 Trong 3 năm (2012-2014), Bộ Y tế đã cấp 607 giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký cũng không yêu cầu doanh nghiệp nộp giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, trong đó có 3 thuốc (H-Capita, H-Epra 40 và H-Lastapen 500mg).

 Về thẩm định, cấp phép hoạt động cho Công ty Helix năm 2014, kết luận thanh tra chỉ rõ, thời hạn xét duyệt cấp giấy phép hoạt động chậm 53 ngày, vi phạm Thông tư số 47/2010. Các thành viên tổ chuyên gia không ghi ngày, tháng, năm thẩm định, Trưởng tiểu ban theo dõi việc thực hiện quy chế và Trưởng tiểu ban thẩm định về tài chính không ghi ngày, tháng, năm kết luận hoặc đề nghị. Biên bản thẩm định cũng không ghi ngày, tháng lập và lỗi chính tả ghi địa chỉ của Công ty Helix. Những thiếu sót, vi phạm này thuộc trách nhiệm các thành viên Tổ chuyên gia thẩm định.

 Việc chưa quy định cụ thể các trường hợp phải kiểm tra, xác minh cơ sở sản xuất thuốc để tổ thẩm định có căn cứ đánh giá doanh nghiệp sản xuất thuốc nước ngoài trước khi trình duyệt, cấp giấy phép hoạt động "là một trong những thiếu sót, sơ hở" trong công tác quản lý. Điều này dẫn đến tình trạng Công ty Helix không tồn tại trên thực tế nhưng vẫn có cấp giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam. 

Theo Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Y tế chịu trách nhiệm với vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực dược về những vi phạm trên. Cục trưởng Quản lý dược chịu trách nhiệm với vai trò là người tham mưu, giúp việc cho Bộ trưởng, để xảy ra những thiếu sót, vi phạm qua các thời kỳ.

 Hội đồng tư vấn, Tổ thẩm định thuộc Bộ Y tế và cá nhân các chuyên gia thẩm định trực tiếp chịu trách nhiệm về những thiếu sót, vi phạm trong việc thẩm định, xét duyệt cấp số đăng ký đối với 7 thuốc, cấp phép nhập khẩu đối với 3 thuốc và cấp phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam cho Công ty Helix.

 Từ kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo Bộ Y tế để xảy ra những tồn tại, vi phạm.

 Việc chỉ đạo kiểm điểm tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm trong cấp phép nhập khẩu, cấp số đăng ký đối với 10 thuốc, cấp phép hoạt động cho Công ty Helix năm 2014 cũng như trong công tác đấu thầu mua thuốc tại các bệnh viện tuyến trung ương; việc cho phép nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita Caplet 500mg của Công ty Austin Hong Kong vào Việt Nam... là nhiệm vụ được đặt ra với Bộ Y tế.

 Các địa phương An Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, TP HCM; các bệnh viện Chợ Rẫy, Y dược TP HCM, Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Trung ương Huế tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan vi phạm trong công tác đấu thầu mua thuốc tại địa phương và bệnh viện tuyến Trung ương, theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ. (Vnexpress.net 16/9)Về đầu trang

Quanh vụ kỷ luật cán bộ ở Đồng Nai: Sai phạm nghiêm trọng, thăng chức cao hơn

Trước khi bị kỷ luật, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Hồ Văn Năm; cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy, cựu Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Phan Thị Mỹ Thanh có điểm chung là từng có nhiều sai phạm, có sai phạm rất nghiêm trọng, nhưng vẫn được thăng chức cao hơn.

 Theo nguồn tin của Tiền Phong, ông Hồ Văn Năm khi làm Viện trưởng Viện KSND tỉnh Đồng Nai đã có nhiều vi phạm trong một số vụ án hình sự. Cuối năm 2011, Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang nhiều cán bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông tỉnh Đồng Nai nhận hối lộ trong việc sát hạch thi bằng lái xe. Trong những người bị bắt có nhân viên tổ sát hạch Hồ Văn S là người thân của ông Năm.

 Vụ án thuộc thẩm quyền thụ lý của Viện KSND tỉnh Đồng Nai nhưng ông Năm lại chuyển cho Viện KSND TP Biên Hòa thụ lý. Hậu quả là sau đó vụ án đã bị chìm xuồng do hai cơ quan đùn đẩy trách nhiệm.

 Khi còn là Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai, ông Năm chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát một số vụ án lớn như vụ bắt giam, truy tố oan sai đối với Nguyễn Tấn Đại vào năm 2005 về tội hiếp dâm trẻ em. Đến năm 2016, Viện KSND tỉnh Đồng Nai xin lỗi, bồi thường thiệt hại 370 triệu đồng.

 Sau khi được chuyển sang giữ chức vụ cao hơn là Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai, ông Hồ Văn Năm có liên quan trực tiếp đến một vụ án có nhiều dấu hiệu bất thường. Đó là vụ chém nhau xảy ra vào ngày 10/1/2016 tại phường Trảng Dài (TP Biên Hòa). Các đối tượng Nguyễn Huỳnh L, Trần Minh Trí, Nguyễn Huynh, Trần Quốc Toản, Nguyễn Minh Hậu, Nguyễn Văn Thiên đến quán karaoke 123 thuộc khu phố 5, P.Trảng Dài, TP Biên Hòa để hát.

 Trong lúc chờ phòng, giữa Hậu và Nguyễn Thành Ngọc (nhân viên của quán) xảy ra mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau. Chủ quán Nguyễn Khắc Hưng bị nhóm người của L đâm trúng mắt. Nhóm này còn kéo Nguyễn Thành Ngọc ra ngoài sảnh quán để đánh... Vụ ẩu đả làm nhiều người bị thương tích từ 43 -54%. Cơ quan điều tra sau đó đã khởi tố 5 người là nhân viên của quán và 6 người trong nhóm đến hát karaoke về hành vi cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng, trong đó Nguyễn Huỳnh L bị khởi tố về hành vi gây rối trật tự công cộng.

 Tuy nhiên, từ một cuộc họp liên ngành, Ban thường vụ Thành ủy Biên Hòa đã có văn bản đề nghị cơ quan điều tra “miễn trách nhiệm hình sự và đình chỉ điều tra” đối với bị can Nguyễn Huỳnh L và được ông Hồ Văn Năm có bút phê "đồng ý". Theo một số nguồn tin, Nguyễn Huỳnh L là người thân của một lãnh đạo cấp cao tỉnh Đồng Nai.

 Là Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, ông Năm có những can thiệp vào một vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Cụ thể: Từ năm 1985 đến 1986, Trạm trồng rừng Biên Hòa (nay là Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa) được giao 314 ha đất tại phường Long Bình để trồng rừng nhưng trạm đã buông lỏng quản lý, để dân lấn chiếm, chuyển nhượng trái phép mất gần 30 ha. Từ năm 2006 đến tháng 5/2013, khu vực này có 206 trường hợp xây dựng nhà xưởng trái phép. Cơ quan CSĐT Công an TP Biên Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng VKSND TP Biên Hòa không phê chuẩn.

 Ông Năm cho rằng, thời hạn điều tra đã hết và đề nghị Cơ quan điều tra Công an Biên Hòa đình chỉ vụ án theo thẩm quyền và xử lý... hành chính.

 Trong nhiệm kỳ này, Ban Bí thư đã quyết định cách hết chức vụ, đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh, cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy, cũng là người tiền nhiệm của ông Hồ Văn Năm tại Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh. Trước đó, Ban Bí thư đã yêu cầu Ủy ban kiểm tra Trung ương lập đoàn kiểm tra tại tỉnh Đồng Nai. Đoàn công tác đã xác định bà Thanh vi phạm rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong cán bộ đảng viên và nhân dân nên đề nghị Ban Bí thư xem xét thi hành kỉ luật.

 Trong thời gian làm Giám đốc Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương) bà đã thiếu trách nhiệm trong triển khai dự án Khu nhà tập thể Nhà máy dệt Thống Nhất (phường Tân Biên, TP Biên Hòa) “gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo hồ sơ tài liệu, năm 1996, UBND tỉnh Đồng Nai cho Sở Công nghiệp lập dự án khu nhà tập thể cho cán bộ, công nhân viên với diện tích gần 1,6ha. Sở được phép huy động tiền để có vốn thực hiện dự án, phân thành 121 lô nền, cấp cho cán bộ, công nhân viên tự xây dựng nhà ở.

 Trong thời gian làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai (từ tháng 6/2011 đến tháng 9/2014) bà Thanh vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách nhiệm vụ phân công và ký nhiều văn bản trái quy định, có biểu hiện tư lợi cho doanh nghiệp gia đình. Cụ thể: Bà Thanh ký văn bản sai thẩm quyền để cho dự án Công ty TNHH Cường Hưng (do ông Đỗ Tịnh chồng bà Thanh làm giám đốc) để được hưởng lợi, ký báo cáo dự án không trung thực so với tiến độ dự án…

 Theo hồ sơ, sau khi thành lập Công ty TNHH Cường Hưng, bà Phan Thị Mỹ Thanh chủ trì các cuộc họp, điều hành công ty, tham gia điều hành, can dự vào nhiều hoạt động của công ty Cường Hưng trong suốt giai đoạn đang là Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch cho đến khi giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh. Bà Thanh còn lợi dụng cương vị Phó chủ tịch UBND tỉnh để cấp phép và gia hạn cho Công ty Cường Hưng kinh doanh bến thủy nội địa, mặt bằng, vật liệu xây dựng, dù lĩnh vực này do một phó chủ tịch khác phụ trách.

 Có nhiều sai phạm nhưng đường quan lộ của bà Phan Thị Mỹ Thanh khá hanh thông. Sau một thời gian làm Phó giám đốc Công ty gỗ Tân Mai, bà Thanh được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương) kiêm bí thư Đảng ủy sở. Sau khi có quy hoạch “Thành phố mới Nhơn Trạch”, bà Thanh được bổ nhiệm làm Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch.

 Sau đó, bà Thanh được rút về làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cơ cấu vào Ban thường vụ Tỉnh ủy. Tại đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2015-2020, bà Thanh được bầu làm phó bí thư Tỉnh ủy. (Tienphong.vn 16/9, Huy Thịnh)Về đầu trang

Cảnh cáo Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường An Giang

Ngày 15/9, tin từ UBND tỉnh An Giang cho biết, đã ra Quyết định kỷ luật đối với ông Trần Đặng Đức - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh An Giang về mặt chính quyền do có nhiều sai phạm nghiêm trọng.

  Quyết định do ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang ký ngày 13/9/2019. Theo đó, tỉnh này đã thi hành kỷ luật đối với ông Đức bằng hình thức cảnh cáo do đã có vi phạm và đã bị kỷ luật Đảng viên theo Quyết định số 172-QĐ/UBKTTU ngày 10/6/2019 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy An Giang.

 Quá trình giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở TNMT tỉnh An Giang, ông Đức cũng có những vi phạm và bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thi hành kỷ luật Đảng bằng hình thức cảnh cáo vào ngày 19/6/2019.

 Cụ thể theo kết luận, từ năm 2013 - 2017, với vai trò là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở TN&MT nhưng ông Đức đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, chủ quan, buông lỏng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành để xảy ra những sai phạm, khuyết điểm.

 Ông này đã trực tiếp bổ nhiệm, biệt phái, hợp đồng nhiều cán bộ công chức, viên chức, người lao động và để cấp dưới tuyển dụng, phân công, điều động công chức, viên chức, tham mưu thực hiện công tác quy hoạch, kỷ luật đảng viên sai nguyên tắc, quy trình, thủ tục, không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

 Bên cạnh đó, ông còn không tham mưu UBND tỉnh bổ sung quy định thời gian hoạt động khai thác cát đối với giấy phép đã cấp cho doanh nghiệp tư nhân Thái Bình. Thực hiện quy định về kê khai, công khai tài sản, thu nhập không đúng quy định; giải trình về biến động tài sản, nguồn gốc tài sản không trung thực.

 Những sai phạm, khuyết điểm của ông Đức đã gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật Đảng. (Tienphong.vn 16/9, Kim Hà)Về đầu trang

Hà Giang khai trừ hai đảng viên nâng điểm hơn 300 bài thi

 Chiều 16/9, sai phạm của ông Nguyễn Thanh Hoài (nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục) và Vũ Trọng Lương (nguyên Phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục) bị Đảng uỷ Khối Cơ quan Doanh nghiệp Hà Giang kết luận, "là đặc biệt nghiêm trọng", vi phạm Quy định xử lý kỷ luật Đảng viên của Ban chấp hành Trung ương.

 Hai người này hiện là bị can trong vụ án gian lận điểm thi sẽ xét xử ngày 18/9.

  Nhà chức trách xác định, ông Hoài đã lập danh sách và chuyển cho Vũ Trọng Lương xử lý bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang nhằm nâng điểm cho 93 thí sinh.

 Bị can Vũ Trọng Lương đã lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao, trực tiếp nâng điểm cho 107 thí sinh với tổng số 309 bài thi.

  Tháng 7/2018, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 356, Bộ Luật Hình sự 2015.

 Tháng 6/2019, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã cảnh cáo ông Trần Đức Quý (Phó chủ tịch tỉnh) và ông Vũ Văn Sử (cựu giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo) do "vi phạm, khuyết điểm trong việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh". (Vnexpress.net 17/9, Viết Tuân)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Tổng thống Ai Cập bác bỏ cáo buộc tham nhũng trên mạng xã hội

Ngày 14/9, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi khẳng định những video lan truyền trên mạng xã hội thời gian gần đây cáo buộc ông tham nhũng quỹ công thông qua các dự án cá nhân là "bịa đặt và dối trá".

 Tuyên bố của Tổng thống Ai Cập được đưa ra trong khuôn khổ Hội nghị Thanh niên quốc gia Ai Cập lần thứ 8, diễn ra tại thủ đô Cairo. Tổng thống El-Sisi cho rằng mục tiêu của các video này là nhằm hạ thấp uy tín của ông. Nhà lãnh đạo Ai Cập xác nhận quốc gia này đang xây dựng nhiều cơ sở mới bằng ngân sách nhà nước, song các dự án do quân đội quản lý và giám sát này không thuộc về cá nhân ông mà hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của đất nước. Do đó, không có chuyện ông sử dụng ngân sách để xây dựng tư dinh cá nhân. Ngoài ra, Tổng thống El-Sisi khẳng định các video này cũng nhằm mục đích hủy hoại lòng tin của người dân đối với quân đội. Tổng thống Ai Cập kêu gọi người dân tin tưởng vào lực lượng quân đội quốc gia.

 Trong vòng hai tuần qua, mạng xã hội Ai Cập chấn động trước các video lan truyền do nhà tài phiệt bất động sản Mohamed Ali thực hiện, trong đó cáo buộc một số quan chức quân đội và chính phủ, bao gồm cả Tổng thống El-Sisi, có liên quan tới nhiều dự án ngân sách nhà nước bị "đội vốn" và tham nhũng. Theo nhà tài phiệt đang sinh sống tại Tây Ban Nha này, hầu hết các dự án nói trên đều được triển khai mà không trải qua giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi. (TTXVN 15/9)Về đầu trang

Australia cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng máy tính Quốc hội

Ngày 16/9, truyền thông Australia đồng loạt dẫn nguồn tin từ hãng tin Reuters về việc Australia cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng máy tính Quốc hội.

 Cụ thể, Tổng cục Tín hiệu Australia, một trong những cơ quan tình báo của nước này, đã kết luận, Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc là cơ quan phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công mạng máy tính của Quốc hội cũng như ba đảng phái chính trị lớn nhất ở Australia vào thời điểm 3 tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang vào tháng 5/2019.

 Theo Tổng cục Tín hiệu Australia, thông tin mà tin tặc tiếp cận là những tài liệu về thuế, chính sách đối ngoại và thư từ cá nhân của các nghị sỹ cũng như nhân viên của họ. Hãng tin Reuters cho biết, Anh đã cử một nhóm chuyên gia mạng tới Canberra để giúp điều tra vụ tấn công.

 Trong một tuyên bố gửi cho hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ sự liên quan đến bất kỳ cuộc tấn công mạng nào và khẳng định, đó chỉ là những tin đồn thất thiệt không có bằng chứng. (VTV.vn 16/9)Về đầu trang

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Các tin khác