Bản tin ngày 10-12-2021

Post date: 10/12/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

tt

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

 
 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

 

23 F0 được điều trị tại nhà. 4

Baoquangbinh.vn 10/12

 

Ngày 9/12, Việt Nam có 15.311 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, trong ngày có 256 ca tử vong. 5

TTXVN/Baotintuc.vn 09/12; Tienphong.vn 09/12; Hanoimoi.com.vn 09/12; VTC.vn 09/12; Baochinhphu.vn 09/12; Suckhoedoisong.vn 09/12

 

Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy hải sản Dalu Surimi tiếp tục lây lan. 5

Thanhnien.vn 09/12, Trương Quang Nam

 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác phòng chống dịch tại huyện Quảng Trạch. 6

Baoquangbinh.vn 09/12, Nội Hà

 

Tuyên Hóa: Xử phạt hành chính 38 trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch. 8

Baoquangbinh.vn 10/12, D.C.H

 

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

 

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. 9

Baoquangbinh.vn 10/12, A.Tuấn

 

KINH TẾ

 

Nhà máy chế biến bột đá chất lượng cao 10 năm xây vẫn chưa xong. 10

Nhandan.vn 10/12, Hương Giang

 

Khi nào khởi công mở rộng cầu Gianh, Quán Hàu trên QL1A?. 12

Baogiaothong.vn 10/12, Nam Khánh

 

Sức hút của mô hình shophouse tích hợp trải nghiệm tại FLC Quảng Bình. 13

Cafef.vn 10/12, Ánh Dương

 

Ngư dân gặp khó trước mùa biển động. 14

Baoquangbinh.vn 10/12, Hương Trà

 

XÃ HỘI

 

Quảng Bình đề nghị thu hồi giấy phép 2 mỏ đá gây ô nhiễm môi trường. 16

Baodansinh.vn 10/12, Nguyễn Ngọc Vượng; Nld.com.vn 09/12

 

Giải quyết dứt điểm vấn đề công viên Đồng Sơn. 17

Baoquangbinh.vn 10/12

 

“Quảng Bình làm tốt công tác chi trả bảo hiểm cho người lao động”. 19

Vietnamnet.vn 10/12, Hải Sâm

 

Công an Quảng Bình với chương trình “Tình nguyện mùa Đông năm 2021”. 21

Baophapluat.vn 10/12, Minh Phương

 

Nhiều biện pháp khống chế mức sinh và sinh con thứ 3 trở lên tại tỉnh Quảng Bình. 22

Suckhoedoisong.vn 10/12, Mộc Trà

 

Bàn giao nhà nhân ái cho cựu thanh niên xung phong. 25

Baoquangbinh.vn 09/12, L.Chi; Baodansinh.vn 10/12

 

Quảng Bình: Lên kế hoạch tổ chức Chương trình Chào đón năm mới 2022 đảm bảo quy định phòng dịch Covid-19. 25

Moitruong.net.vn 09/12, Minh Tâm

 

Hấp dẫn nhiều điểm đến ở Quảng Bình. 26

Thanhnien.vn 10/12, Trương Quang Nam

 

Thử nghiệm tour du lịch trải nghiệm tại khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong. 28

Daidoanket.vn 10/12, Th. Anh

 

Quảng Bình kỳ thú: Mùa mưa là "đặc sản" du lịch mới 28

Nld.com.vn 10/12, Hoàng Phúc

 

AN NINH – QUỐC PHÒNG

 

Ai tiếp tay cho các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn tại Quảng Bình?. 30

VOV.vn 10/12, Thanh Hiếu; Dantri.com.vn 10/12; Giaoducthoidai.vn 10/12

 

I. Thông tin liên quan đến dịch COVID-19

1. 23 F0 được điều trị tại nhà

(Baoquangbinh.vn 10/12)

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 09-12 đến 6 giờ ngày 10-12), Quảng Bình tổ chức xét nghiệm cho 7.654 người, ghi nhận thêm 32 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 13 ca tại cộng đồng, 27 ca xuất viện; có 23F0 được điều trị tại nhà.

Mời xem nội dung chi tiết trong đường link dưới đây:

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/23f0-duoc-dieu-tri-tai-nha-2196128/

Về đầu trang

2. Ngày 9/12, Việt Nam có 15.311 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, trong ngày có 256 ca tử vong

(TTXVN/Baotintuc.vn 09/12; Tienphong.vn 09/12; Hanoimoi.com.vn 09/12; VTC.vn 09/12; Baochinhphu.vn 09/12; Suckhoedoisong.vn 09/12)

Tính từ 16 giờ ngày 8/12 đến 16 giờ ngày 9/12, Việt Nam ghi nhận 15.311 ca nhiễm mới SARS-CoV-2; trong ngày có 256 ca tử vong.

Trong số các ca nhiễm mới, có 11 ca nhập cảnh và 15.300 ca ghi nhận trong nước (tăng 705 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 8.843 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: TP Hồ Chí Minh (1.453), Tây Ninh (895), Hà Nội (822), Sóc Trăng (789), Đồng Tháp (730), Cà Mau (720), Cần Thơ (670), Bình Phước (631), Bà Rịa - Vũng Tàu (576), Vĩnh Long (568), Tiền Giang (568), Bến Tre (517), Đồng Nai (501), Khánh Hòa (494), Bình Dương (489), Bạc Liêu (427), Bình Định (345), Đắk Lắk (317), Kiên Giang (314), An Giang (300), Trà Vinh (295), Hậu Giang (275), Bình Thuận (249), Lâm Đồng (210), Gia Lai (187), Đà Nẵng (180), Bắc Ninh (154), Thừa Thiên Huế (150), Thanh Hóa (142), Nghệ An (139), Quảng Nam (118), Quảng Bình (114), Phú Yên (106), Ninh Thuận (89), Long An (79), Hà Giang (66), Thái Bình (64), Hải Phòng (58), Đắk Nông (54), Lạng Sơn (49), Vĩnh Phúc (49), Nam Định (49), Hưng Yên (44), Ninh Bình (32), Hà Tĩnh (28), Quảng Ninh (28), Thái Nguyên (28), Hòa Bình (21), Quảng Ngãi (21), Bắc Giang (20), Kon Tum (15), Yên Bái (14), Phú Thọ (14), Tuyên Quang (9), Điện Biên (6), Lào Cai (5), Hà Nam (4), Bắc Kạn (3), Sơn La (3), Quảng Trị (2), Cao Bằng (1). Về đầu trang

https://baotintuc.vn/y-te/ngay-912-viet-nam-co-15311-ca-nhiem-moi-sarscov2-trong-ngay-co-256-ca-tu-vong-20211209181140960.htm

3. Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy hải sản Dalu Surimi tiếp tục lây lan

(Thanhnien.vn 09/12, Trương Quang Nam)

Trong mấy ngày qua, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận 126 ca nhiễm Covid-19 liên quan đến Công ty TNHH XNK Dalu Surimi (ở xã Thanh Trạch, H.Bố Trạch).

Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình cho biết, từ sáng qua 8.12 đến sáng nay 9.12, địa phương đã xét nghiệm truy vết 11.095 người (tầm soát cộng đồng 10.959 người), kết quả ghi nhận có 56 trường hợp dương tính mới với Covid-19. Trong đó, số người mắc tại cộng đồng vẫn rất cao (47 ca). Đáng chú ý, số ca nhiễm liên quan đến chùm ca bệnh Công ty TNHH XNK Dalu Surimi tiếp tục cao với 22 ca, tất cả được phát hiện tại cộng đồng.

Cụ thể các ca nhiễm liên quan đến chùm ca bệnh này được phát hiện tại H.Bố Trạch (1 ca, ở xã Hải Phú) và 21 ca tại H.Quảng Trạch, gồm các xã Quảng Châu (8 ca), Quảng Tùng (12 ca), Quảng Phú (1 ca).

Theo báo cáo của cơ quan chức năng địa phương, Công ty TNHH XNK Dalu Surimi đóng tại xã Thanh Trạch, chuyên kinh doanh, sản xuất, chế biến thủy hải sản với tổng số 276 công nhân hợp đồng và thời vụ. Đa số công nhân quê tại 2 huyện Quảng Trạch và Bố Trạch.

Ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện tại công ty này vào ngày 4.12. Tính từ ngày 5.12 đến ngày 9.12, số F0 liên quan đến công ty là 126 ca, chủ yếu là công nhân công ty.

Trước tình hình phức tạp của chùm ca bệnh này, ông Hồ An Phong, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình - Phó chỉ huy trưởng thường trực Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 tỉnh, đã đến kiểm tra và làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 H.Bố Trạch vào ngày 8.12.

Ông Hồ An Phong lưu ý H.Bố Trạch cần chủ động chống dịch, tiếp tục tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, thực sự “thích ứng an toàn” trong điều kiện dịch bệnh. Đồng thời, cần xem xét trách nhiệm Công ty TNHH XNK Dalu Surimi, tùy theo mức độ để xử lý theo quy định đối; tiếp tục truy vết kịp thời F1 khi có F0, quyết liệt thực hiện các biện pháp để dập dịch nhanh.

Ngoài ra, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị H.Bố Trạch nghiên cứu sớm triển khai thực hiện mô hình cách ly F0 tại nhà, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cho các trạm y tế xã, thị trấn... để phục vụ tốt hơn công tác khám chữa bệnh và phòng, chống dịch Covid-19. Về đầu trang

https://thanhnien.vn/quang-binh-o-dich-covid-19-tai-cong-ty-thuy-hai-san-dalu-surimi-tiep-tuc-lay-lan-post1409818.html

4. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác phòng chống dịch tại huyện Quảng Trạch

(Baoquangbinh.vn 09/12, Nội Hà)

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ An Phong chủ trì buổi làm việc về công tác phòng, chống dịch bệnh tại huyện Quảng Trạch.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ An Phong chủ trì buổi làm việc về công tác phòng, chống dịch bệnh tại huyện Quảng Trạch.

Chiều 9-12, đồng chí Hồ An Phong, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chỉ huy trưởng Thường trực Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh chủ trì buổi làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Quảng Trạch và kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các xã phát sinh ổ dịch mới trên địa bàn huyện Quảng Trạch. Cùng tham dự có lãnh đạo Sở Y tế, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.

Theo báo cáo của huyện Quảng Trạch, tính từ cuối tháng 9 đến nay, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực và được kiểm soát. Đến ngày 19-11, địa phương này xuất hiện chùm lây nhiễm ở xã Quảng Phương, phát hiện 52 ca F0 trong cộng đồng. 

Đặc biệt, từ ngày 5-12 đến nay, trên địa bàn huyện lại xuất hiện 66 ca F0 liên quan tới chùm ca bệnh tại Công ty Dalu Surimi (xã Thanh Trạch, Bố Trạch). Trong đó, xã Quảng Châu 37 ca, Quảng Tùng 23 ca, Quảng Phú 3 ca, Quảng Hợp 1 ca, Quảng Đông 1 ca, Quảng Kim 1 ca. Liên quan tới chùm ca bệnh này, hiện có 422 F1, đã lấy xét nghiệm cho gần 9.000 người dân; đã phong tỏa chòm 1, 2 và 1 phần chòm 4 thôn Trung Minh (xã Quảng Châu) và dự kiến sẽ phong tỏa xóm 1, 2 thôn Sơn Tùng (xã Quảng Tùng).

Ngay khi phát hiện các trường hợp dương tính trong cộng đồng, ngày 5-12, UBND huyện, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch huyện Quảng Trạch đã khẩn trương chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, với phương châm "khoanh vùng hẹp, truy vết rộng, thần tốc xét nghiệm để sàng lọc F0 ra khỏi cộng đồng". 

Hiện nay, 2 xã Quảng Phương và Quảng Lưu đã cho học sinh THPT trở lại trường học trực tiếp, chỉ còn Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm đang học trực tuyến. Tại 3 xã Quảng Châu, Quảng Tùng, Quảng Phú, học sinh tiểu học và THCS đang học trực tuyến; học sinh mầm non đang tạm thời nghỉ học cho đến khi có thông báo mới. Toàn huyện đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên mũi 1 đạt gần 99% và mũi 2 đạt trên 66%. 

Sau khi nghe ý kiến trao đổi của các thành viên đoàn công tác và Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch huyện Quảng Trạch, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ An Phong nêu rõ, thời gian tới, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca F0 chưa dừng lại.

 

Vì vậy, huyện Quảng Trạch cần phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khẩn trương truy vết, xét nghiệm diện rộng các khu vực có liên quan đến các ca F0, đặc biệt là xã Quảng Châu, Quảng Tùng, Quảng Phú; tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo cách tiếp cận mới, trạng thái mới và phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh tại địa phương; thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo phương châm phong tỏa hẹp nhất có thể, xét nghiệm nhanh, không kéo dài thời gian giãn cách xã hội, nhanh chóng dập dịch một cách triệt để. 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, Quảng Trạch là địa phương duy nhất của tỉnh không có bệnh viện đa khoa nên việc huyện triển khai thực hiện sớm mô hình cách ly điều trị tại nhà cho F0 (18 trường hợp) rất kịp thời, đi đầu trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, cần quan tâm nâng cao năng lực chuyên môn cho các trạm y tế xã để phân loại bệnh nhân ngay từ đầu nhằm tạo điều kiện cho người dân được chăm sóc y tế tốt nhất trong điều kiện “bình thường mới”. Đồng thời, cần tăng cường tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân trong thực hiện 5K nhằm “thích ứng an toàn và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả”. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/dong-chi-pho-chu-tich-ubnd-tinh-kiem-tra-cong-tac-phong-chong-dich-tai-huyen-quang-trach-2196114/

5. Tuyên Hóa: Xử phạt hành chính 38 trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch

(Baoquangbinh.vn 10/12, D.C.H)

Vừa qua, UBND huyện Tuyên Hóa đã ra quyết định xử phạt 5 triệu đồng đối với N.V.C. (SN 1998) ở xã Châu Hóa về hành vi trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà.

 

Theo đó, ngày 15-11-2021, sau khi trở về từ tỉnh Bình Dương, N.V.C. được áp dụng cách ly y tế tại nhà. Đến ngày 17-11, N.V.C. có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, trong thời gian cách ly, C. không chấp hành các quy định phòng dịch.

 

Tiếp theo, ngày 26-11-2021, Công an huyện Tuyên Hóa cũng đã ra quyết định xử phạt phạt 10 triệu đồng đối với N.V.T. (SN 1989) ở xã Thuận Hóa về hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức (vi phạm khoản 2, điều 14, Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28-9-2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).

 

Trong thời gian thực hiện quyết định theo dõi sức khỏe tại nhà từ ngày 20-10-2021 đến ngày 27-10-2021, N.V.T. đã không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo yêu cầu của UBND xã Thuận Hóa, khiến dịch bệnh lây lan cho nhiều người trong cộng đồng. Sau khi vi phạm, trường hợp này còn có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm.

 

Được biết, từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các địa phương trên địa bàn huyện Tuyên Hóa đã thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch và phát hiện, xử lý 38 vụ vi phạm, với số tiền hơn 86 triệu đồng. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/phap-luat/202112/tuyen-hoa-xu-phat-hanh-chinh-38-truong-hop-vi-pham-quy-dinh-phong-chong-dich-2196141/

II. Thời sự - Chính trị

1. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021

(Baoquangbinh.vn 10/12, A.Tuấn)

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình.

Các đại biểu dự buổi làm việc tại

điểm cầu tỉnh Quảng Bình.

Sáng 10-12, Tổ công tác về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc theo hình thức trực tuyến với 6 tỉnh, gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Cà Mau.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc làm việc ở điểm cầu trung tâm. Dự buổi làm việc tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình có đồng chí Phan Mạnh Hùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

 

Trong điều kiện chịu tác động do dịch bệnh Covid-19 gây ra, khó khăn trong giải phóng mặt bằng, huy động nhân công, giá vật liệu xây dựng tăng cao nên năm 2021, công tác giải ngân nguồn vốn đầu tư công của nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước gặp nhiều khó khăn; tiến độ giải ngân đang ở mức thấp, trong khi thời gian còn lại của năm 2021 không còn nhiều.

Trong năm 2021, tỉnh Quảng Bình được Thủ tướng Chính phủ giao nguồn vốn đầu tư công hơn 4.235 tỷ đồng. Do gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nên tiến độ giải ngân của tỉnh hiện đang nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân nguồn vốn thấp.

 

Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện công tác giải ngân vốn đầu tư công, UBND tỉnh đã ban hành danh mục các dự án trọng điểm, cấp bách được hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với một số dự án giải ngân thấp để kịp thời có phương án giải quyết.

 

Tỉnh Quảng Bình phấn đấu đến hết tháng 12 năm 2021 đạt tỷ lệ trên 80% và đến hết tháng 1 năm 2022 sẽ đạt tỷ lệ giải ngân 95%, hoàn thành chỉ tiêu như nghị quyết của Chính phủ đã ban hành.

 

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Mạnh Hùng đề nghị: Tổ công tác báo cáo với Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Quảng Bình kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân nguồn vốn của các dự án khởi công mới trong năm 2021 sang năm 2022; quan tâm giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh, như: Dự án đầu tư xây dựng hệ thống phân phối và xử lý nước tại huyện Quảng Ninh, Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Ba Đồn…

Trên cơ sở những ý kiến phát biểu của các bộ, ngành Trung ương và các địa phương, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đề nghị các địa phương tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; chủ động và linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện, nhằm đạt được tỷ lệ giải ngân nguồn vốn là 95% như nghị quyết của Chính phủ đã đề ra.

 

Tổ công tác về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã tiếp thu và giải trình một số đề xuất của các địa phương thuộc thẩm quyền. Những ý kiến còn lại sẽ được tổng hợp, phân loại và báo cáo với Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết trong thời gian tới. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/day-manh-giai-ngan-von-dau-tu-cong-nam-2021-2196131/

III. Kinh tế   

1. Nhà máy chế biến bột đá chất lượng cao 10 năm xây vẫn chưa xong

(Nhandan.vn 10/12, Hương Giang)

Sau 10 năm với 2 lần gia hạn, dự án chế biến bột đá chất lượng cao chỉ là bãi đất hoang.

Dự án chế biến bột đá chất lượng cao do Công ty cổ phần khai thác và sản xuất bột đá Linh Thành Quảng Bình đầu tư tại xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa 10 năm nay vẫn chỉ là bãi đất hoang. Sự việc bức xúc này được đại biểu Hội đồng đồng nhân tỉnh Quảng Bình chất vấn trong chiều 9/12 tại kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVIII.

Trong phiên chất vấn của mình, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Đặng Thị Kim Huệ của tổ đại biểu huyện Tuyên Hóa chất vấn ông Nguyễn Huệ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về dự án khiến người dân địa phương bức xúc bởi không chỉ gây lãng phí đất mà còn làm ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp của bà con.

Ông Nguyễn Huệ cho biết, tháng 1/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành quyết định thu hồi đất và cho Công ty cổ phần khai thác và sản xuất bột đá Linh Thành (Công ty Linh Thành) thuê 123 nghìn m2 đất để xây dựng nhà máy chế biến bột đá chất lượng cao tại xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa.

10 năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã 2 lần gia hạn sử dụng đất cho doanh nghiệp nhưng đến cuối năm 2021, dự án vẫn chưa hoàn thành đi vào sản xuất. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng nhận thấy, Công ty Linh Thành mới chỉ hoàn thành 90% hạng mục san lấp mặt bằng, 70% hạng mục đường vào dự án, còn các hạng mục chính và thiết bị, nhà xưởng chưa được đầu tư.

Ông Huệ thông tin, theo báo cáo của Công ty Linh Thành, tiến độ chậm là do đại dịch Covid-19 nên ảnh hưởng đến việc nhập khẩu thiết bị máy móc từ Italy và chuyên gia nước ngoài đến địa phương làm việc cũng gặp khó khăn. Công ty cam kết tiếp tục triển khai dự án nhưng cũng phải đợi nhập khẩu máy móc và chuyên gia nước ngoài đến làm việc trong trạng thái thích ứng, an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Theo ông Nguyễn Huệ, trong trường hợp Công ty không triển khai theo cam kết thì Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi dự án.

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, đại diện lãnh đạo địa phương cho rằng, việc Công ty Linh Thành cho rằng tiến độ dự án chậm là do ảnh hưởng của dịch bệnh là chưa chính xác. Dự án triển khai đã 10 năm với chỉ rất ít khối lượng trong khi dịch Covid-19 bùng phát từ năm 2020 đến nay, đặc biệt tại Quảng Bình là từ nửa năm nay, nếu doanh nghiệp quyết tâm cao thì chắc chắn nhà máy đã xây dựng xong và đi vào sản xuất.

Từng kỳ vọng vào dự án công nghiệp lớn nhất trên địa bàn khi nhà máy đi vào sản xuất sẽ giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho hàng trăm lao động ở địa phương nhưng rốt cuộc, người dân xã Châu Hóa lại thất vọng nhiều.

Không chỉ thế, khu đất Công ty Linh Thành san lấp làm nhà máy hiện bỏ hoang nên cứ đến mùa mưa lũ là đất trôi xuống lấp ruộng lúa của người dân. Dân kêu lên xã, chính quyền Châu Hóa gọi cho lãnh đạo Công ty Linh Thành. Đáp lại, Công ty này lại nhờ Ủy ban nhân dân xã Châu Hóa đứng ra khắc phục hộ rồi chuyển trả kinh phí.

Về việc này, ông Nguyễn Huệ nêu quan điểm: trong quá trình thực hiện dự án, nếu ảnh hưởng đến sản xuất của người dân thì Công ty Linh Thành phải thỏa thuận bồi thường thiệt hại do thi công gây ra. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Châu Hóa Phan Huy Hoàng cho biết, nhiều năm qua, xã Châu Hóa đứng ra gánh trách nhiệm cho Công ty Linh Thành nên hiện đang nợ thay cho Công ty Linh Thành hơn 40 triệu đồng tiền thuê máy móc san ủi, nạo vét ruộng cho dân. Công ty này cũng còn nợ hơn 50 triệu tiền bồi thường thiệt hại do đất vùng dự án lấp ruộng của người dân.

Dư luận cho rằng, tỉnh Quảng Bình cần kiên quyết hơn với dự án của Công ty Linh Thành để hạn chế tình trạng lãng phí tài nguyên đất và gây bức xúc trong nhân dân. Bởi nếu không có quyết tâm và mục tiêu cụ thể, dự án chế biến bột đá chất lượng cao đầu tiên ở Quảng Bình này sẽ tiếp tục dang dở, gây nhiều hệ lụy xấu trong công tác xúc tiến đầu tư và ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Về đầu trang

https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/quang-binh-nha-may-che-bien-bot-da-chat-luong-cao-10-nam-xay-van-chua-xong-677642/

2. Khi nào khởi công mở rộng cầu Gianh, Quán Hàu trên QL1A?

(Baogiaothong.vn 10/12, Nam Khánh)

Việc nâng cấp, mở rộng cầu Gianh, Quán Hàu trên QL1A có thể khởi công vào năm 2023 nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận...

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Quảng Bình về phương án nâng cấp, mở rộng cầu Gianh trên QL1A và hỗ trợ kinh phí xây dựng cầu vượt sông Gianh.

Theo Bộ GTVT, phương án đầu tư dự án mở rộng một số cầu, hầm trên QL1A đã được Bộ GTVT nghiên cứu, dự kiến sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ Hàn Quốc, trong đó có công trình cầu Gianh và cầu Quán Hàu thuộc địa bàn tỉnh Quảng Bình. Hiện, Bộ GTVT đã trao đổi và nhận được sự quan tâm tài trợ về nguồn vốn cho dự án của nhà tài trợ.

Thực hiện quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 56/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Bộ GTVT đã hoàn thiện và gửi đề xuất dự án tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

“Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án, Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, cơ quan có liên quan triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thương thảo, ký kết hiệp định tài trợ vốn. Việc nâng cấp công trình cầu Gianh và cầu Quán Hàu thuộc địa bàn tỉnh Quảng Bình có thể khởi công dự án vào cuối năm 2023”, Bộ GTVT thông tin.

Tìm hiểu của PV, cầu Gianh (km 625+500) và cầu Quán Hàu (km 671+500) trên tuyến QL 1A đoạn qua Quảng Bình được đầu tư với quy mô hai làn xe đã tạo điều kiện thuận lợi đi lại, giải quyết ách tắc giao thông, nhất là trong mùa mưa lũ, góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Tuy nhiên, hai cầu trên hiện được đánh giá không còn phù hợp với quy mô của QL1A được nâng cấp lên 4 làn xe. Phần xe chạy trên cầu bị thu hẹp hơn so đường hai đầu cầu nên vị trí hai cầu trở thành là nút thắt, thường xuyên ùn tắc, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và quá trình lưu thông hàng hóa. Về đầu trang

https://www.baogiaothong.vn/khi-nao-khoi-cong-mo-rong-cau-gianh-quan-hau-tren-ql1a-d535349.html

3. Sức hút của mô hình shophouse tích hợp trải nghiệm tại FLC Quảng Bình

(Cafef.vn 10/12, Ánh Dương)

Sở hữu ít nhất 2 mặt tiền, vị trí chiến lược, khả năng sinh lời, tính thanh khoản tốt, chính sách lớn cuối năm… các căn shophouse FLC Quảng Bình với mô hình tích hợp, đa trải ngiệm đang là tâm điểm hút nhiều nhà đầu tư.

"Vốn có ý định sở hữu căn shophouse biển để vừa mở thêm cơ sở kinh doanh hoặc đầu tư lưu trú, vừa để nghỉ dưỡng, vì thế, vị trí dự án là yếu tố tôi quan tâm đầu tiên. Khi tìm hiểu về shophouse tại FLC Quảng Bình, tôi đã bị thuyết phục bởi dự án gần kề sát mặt biển, tiếp giáp nhiều giao lộ sầm uất có thể đón và phục vụ được lưu lượng du khách lớn đến Quảng Bình", chị M.T vị chủ nhân của một căn shophouse FLC Quảng Bình chia sẻ.

Không chỉ chị M.T, địa thế của shophouse FLC Quảng Bình được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao nhờ nằm trong đại đô thị biển có quy mô lớn bậc nhất và mặt tiền trải dài 5km trên dải bờ biển đẹp nối liền 2 xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh và xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy của tỉnh Quảng Bình. Vị trí đắc địa này giúp các sản phẩm shophouse tại FLC Quảng Bình tiệm cận cửa ngõ trung tâm và trục giao thương chính: cách Quốc lộ 1A chỉ 16km, cách sân bay Đồng Hới khoảng 25km, cách thành phố Đồng Hới 19km.

Từ dự án có thể di chuyển nhanh chóng và dễ dàng đến hàng loạt thắng cảnh, di sản văn hóa nổi tiếng như: bãi biển Nhật Lệ, động Phong Nha, hang Sơn Đoòng, hang Én, sông Chày, bãi Đá Nhảy… cùng các trung tâm hành chính, văn hóa, giải trí của tỉnh.

Theo đại diện phân phối dự án, không chỉ kết nối thông suốt với nhiều địa danh du lịch, vị trí FLC Quảng Bình còn được xem là mang tầm chiến lược tại nơi giao lưu kinh tế văn hóa giữa hai miền Nam - Bắc. Khách hàng có thể tiếp cận dự án bằng nhiều loại hình giao thông, đặc biệt là các cung đường bộ huyết mạch, đường hàng không với hạ tầng ngày càng được mở rộng, hãng hàng không Bamboo Airways đang tích cực mở các đường bay thẳng trong nước, quốc tế tăng cường kết nối Quảng Bình trong thời gian tới.

Hệ thống shophouse tại FLC Quảng Bình được phát triển đa dạng theo các chủ đề và phong cách khác nhau. Từ cảm hứng thiết kế Địa Trung Hải thể hiện qua các sắc màu mang đậm hơi thở biển cả đến những ngôi nhà phóng khoáng, biểu tượng của miền Tây Hoa Kì.

Với lợi thế sở hữu đường bờ biển dài, mỗi căn shophouse đều có ít nhất 2 mặt tiền thoáng rộng, tầm cao từ 3 - 3,5 tầng, diện tích linh hoạt từ 90 - 280m2, thiết kế tối ưu tầng trệt phù hợp với mục đích kinh doanh, các tầng trên sẽ là không gian yên bình cho lưu trú và nghỉ dưỡng.

Việc nằm trong đại đô thị sầm uất của đại quần thể nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình quy mô rộng gần 2.000 ha cũng giúp dãy shophouse sẽ được tiếp cận nguồn khách lên đến hàng nghìn lượt từ các hạng mục du lịch cao cấp có thể kể đến: tổ hợp FLC Golf Links Quang Binh, khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị quốc tế. Cùng với hàng loạt tiện ích giải trí tích hợp đồng bộ của quần thể và các lễ hội ẩm thực, nghệ thuật đường phố, khu vui chơi, trung tâm thương mại… diễn ra sôi động quanh năm, tạo nên một quần thể đô thị nghỉ dưỡng khép kín hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.

Với mô hình "all in one" thời thượng, các gia chủ shophouse vừa tận hưởng không gian sống nghỉ dưỡng đẳng cấp, vừa phát triển kế hoạch kinh doanh đa dạng tạo thu nhập ổn định như ẩm thực, cafe, nhà hàng, spa…

"Các vùng biển đẹp thường là điểm đến ưa chuộng của đa dạng du khách trong nước và quốc tế, đồng thời cũng được chính quyền địa phương ưu tiên đầu tư hạ tầng du lịch. Do đó, các dự án shophouse tại những tổ hợp nghỉ dưỡng 5 sao có vị trí mặt biển đẹp, tích hợp đồng bộ tiện ích lưu trú, nghỉ dưỡng, giải trí sẽ luôn có giá trị thương mại rất cao. Đặc biệt nếu đặt tại các thị trường du lịch mới giàu tiềm năng như Quảng Bình, biên độ tăng giá của shophouse biển có thể đạt từ 5 - 10% trên một năm", anh T.A một nhà đầu tư BĐS sành sỏi cho hay.

Theo khảo sát của một đơn vị môi giới, giá nhà đất tại khu vực gần dự án FLC Quảng Bình năm 2018 chỉ 14tr/m2 nhưng đến thời điểm hiện tại đã tăng gấp đôi lên 30tr/m2, và dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm tới khi nhiều hạng mục quan trọng của dự án là khách sạn tiêu chuẩn 5 sao FLC Grand Hotel Quang Binh và trung tâm hội nghị quốc tế đi vào hoàn thiện trong năm 2022. Xa hơn trong vòng 5 – 7 năm tới, giá bất động sản nơi đây có thể lên đến 80 – 100tr/m2 theo lộ trình phát triển kinh tế du lịch của Quảng Bình.

Duy nhất chỉ trong tháng 12/2021, dự án FLC Quảng Bình triển khai chính sách lớn với ưu đãi lên đến 12% hoặc cam kết mua lại lãi suất 20% sau 2 năm, dành cho các chủ nhân may mắn, nhà đầu tư chuyên nghiệp nắm bắt cơ hội hiếm có sở hữu giỏ hàng shophouse giới hạn chỉ có tại đại đô thị biển hàng đầu Quảng Bình. Về đầu trang

https://cafef.vn/suc-hut-cua-mo-hinh-shophouse-tich-hop-trai-nghiem-tai-flc-quang-binh-20211209161303968.chn

4. Ngư dân gặp khó trước mùa biển động

(Baoquangbinh.vn 10/12, Hương Trà)

Vượt qua giai đoạn khó khăn của đợt dịchCovid-19, có thể phục hồi đánh bắt thủy hải sản trên biển thì đúng vào mùa biển động, các tàu thuyền, bơ nan ở địa bàn các xã biển huyện Bố Trạch tiếp tục nằm bờ,  bà con ngư dân Bố Trạch vốn đã lao đao, nay còn khó khăn hơn...

 

Toàn huyện Bố Trạch có 28 xã, thị trấn thì có 6 xã vùng ven biển: Thanh Trạch, Đức Trạch, Hải Phú, Trung Trạch, Lý Trạch và Nhân Trạch. Người dân ở các địa phương này chủ yếu sống phụ thuộc vào nghề đánh bắt thủy hải sản trên biển và các dịch vụ hậu cần nghề biển.

 

Ngư dân Hoàng Con (SN 1958, ở thôn Đông Đức, xã Đức Trạch) có kinh nghiệm gần 50 năm gắn bó với nghề biển cho hay: Xưa nay, ngư dân chỉ tập trung đánh bắt thủy hải sản vào những tháng có thời tiết thuận lợi trong năm, đến mùa biển động, mưa bão thì đa phần các thuyền lớn, thuyền nhỏ, đều “nằm chờ” trên bờ, nhất là đối với thuyền nhỏ, bơ nan hoạt động vùng lộng, gần bờ, như câu nói quen thuộc “Làm khi lành, để dành khi đau”. Thế nhưng, năm nay, khi thời tiết thuận lợi, thì dịch Covid-19 ập đến, khi vượt qua giai đoạn khó khăn của đợt dịch bệnh, ngư dân có thể phục hồi sản xuất khai thác thủy hải sản trên biển thì lại đúng vào mùa biển động, các tàu thuyền, bơ nan ở địa bàn các xã biển Đức Trạch, Hải Phú... lại tiếp tục “nấp” trên bờ.

 

Trên địa bàn Bố Trạch, dịch Covid-19 bùng phát và tập trung vây quanh các làng biển: Đức Trạch, Hải Phú, Nhân Trạch... bắt đầu từ cuối tháng 7. Toàn huyện Bố Trạch có gần 900 F0 phải điều trị, trên 1.500 F1 cách ly tập trung và hàng nghìn trường hợp phải tự cách ly tại nhà.

 

Theo số liệu thống kê, ngoài 1.120 tàu thuyền lớn có công suất lớn thường xuyên ra khơi bám biển, duy trì sản xuất, toàn huyện Bố Trạch hiện có 54 phương tiện đánh bắt vùng lộng, 758 phương tiện đánh bắt gần bờ với trên 2.100 lao động đang gặp khó khăn do thời gian nghỉ vì dịch Covid-19 quá dài ngày.

 

Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Đăng Chiến, Chủ tịch UBND xã Đức Trạch cho biết: Qua 3 đợt xét hỗ trợ của Chính phủ, xã Đức Trạch có 270 người trong diện được hỗ trợ. Tuy nhiên, toàn xã có 234 chiếc thuyền nhỏ, bơ nan có công suất dưới 20CV đánh bắt vùng lộng và bờ với gần 500 lao động đang gặp khó khăn do không đủ điều kiện để xét vào các đối tượng được trợ cấp của Chính phủ. Khó khăn chung dễ nhận thấy của bà con là do dừng sản xuất dài ngày vì dịch Covid-19 nên không có thu nhập...

 

“Ngay cả khi “trời yên, biển lặng”, tàu thuyền và ngư dân có điều kiện thuận lợi để vươn khơi, song phần lớn ngư dân vẫn có thu nhập thấp, thậm chí thua lỗ do sản phẩm đánh bắt bị ứ đọng, thị trường tiêu thụ bấp bênh, giá bán sụt giảm trong khi chi phí (các loại vật tư, xăng dầu) mỗi chuyến biển tăng lên rất nhiều, nên khó chồng khó, ngư dân không đủ kinh phí để tái đầu tư sản xuất hay kinh doanh với các dịch vụ nghề cá”, Chủ tịch UBND xã Đức Trạch Hồ Đăng Chiến cho hay.

Theo ngư dân Hoàng Con, bao năm nay, gia đình ông sống nhờ vào đánh bắt cá tôm trên biển với thuyền nan nhỏ công suất 20 CV. Cả nhà ông có 3 người, bản thân ông là lao động chính, vợ và con làm dịch vụ buôn bán theo nghề cá. Mỗi ngày, bình thường gia đình ông có thu nhập từ 500 nghìn đồng-1 triệu đồng, may mắn sẽ được nhiều hơn, đủ trang trải cuộc sống và tích lũy để tái đầu tư. Từ ngày dịch Covid-19 bùng phát, gia đình ông cũng như bà con ngư dân trên địa bàn xã không ra biển, lao động chính giống lao động phụ đều không có thu nhập...

 

“Nhìn những chiếc thuyền, bơ nan nằm phơi trên cát lâu ngày nứt toác, bám đầy rêu mà nản lòng. Thêm vào đó là mưa lũ, tình trạng thuyền, bơ nan để lâu không sử dụng, thân thuyền bị mục nát hết, thiết bị máy móc cũng hư hỏng phải cần kinh phí để sửa chữa...! Vì vậy, bà con mong muốn các cấp, ngành xem xét, có chính sách phù hợp hỗ trợ để giúp ngư dân các xã biển vượt qua khó khăn trước mắt, duy trì và ổn định cuộc sống, tiếp tục bám biển, sinh sống”, ngư dân Hoàng Con chia sẻ thêm.

 

Bà Lê Thị Vinh (thôn Trung Đức, Đức Trạch), chủ một cơ sở chế biến nước mắm cho hay: “Gia đình tôi gắn bó, tâm huyết với nghề đã lâu. Những năm trước đây, mỗi năm, gia đình tôi thu mua trên 20 tấn cá cơm để chế biến hàng chục nghìn lít nước mắm truyền thống, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương. Năm nay, do dịch bệnh và thời tiết không thuận, không có nguồn cá để thu mua, lấy đâu ra việc để làm, nói gì đến tạo việc làm cho người khác…”.

 

“Tạm thời trước mắt, cùng với sự động viên, hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn cho bà con, huyện đề nghị các ngân hàng trên địa bàn đồng hành cùng ngư dân và người dân vùng biển, đặc biệt là tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư nâng cấp, sửa chữa các loại tàu thuyền, đáp ứng phục vụ sản xuất và tập trung phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá... Từ đó, tạo động lực phát triển nghề khai thác thủy hải sản gắn với phát triển du lịch trên địa bàn và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong thời gian tới”, ông Nguyễn Hữu Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch trao đổi thêm. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202112/ngu-dan-gap-kho-truoc-mua-bien-dong-2196125/

IV. Xã hội    

1. Quảng Bình đề nghị thu hồi giấy phép 2 mỏ đá gây ô nhiễm môi trường

(Baodansinh.vn 10/12, Nguyễn Ngọc Vượng; Nld.com.vn 09/12)

Sáng 10/12, thông tin từ UBND thị xã Ba Đồn (Quảng Bình), địa phương này vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình đề nghị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đối với 2 doanh nghiệp ở địa bàn.

Theo đó, 2 doanh nghiệp  bị đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động khai thác 2 mỏ đá là Công ty Cổ phần 207 và Công ty TNHH Đại Tiến Phát đều đóng trên địa bàn xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn.

Được biết những năm qua, sau khi được UBND tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác đá vôi, 2 doanh nghiệp nêu trên đã góp phần thúc đẩy phát triển - kinh tế xã hội tạo việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, gần đây, việc khai thác đá của 2 doanh nghiệp đã xảy ra những bất cập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân như: Nổ mìn gây rung chấn, ô nhiễm môi trường từ bụi khai thác đá; không thực hiện đúng cam kết trong giấy phép khai thác...

Trước đó tháng 5/2021, Thanh tra Sở TN-MT Quảng Bình phối hợp với các cơ quan chức năng đã làm việc, kiểm tra hiện trường thì phát hiện trữ lượng khai thác đá vôi của Công ty TNHH Đại Tiến Phát gần hết theo giấy phép được cấp.

Đặc biệt ý, 2 doanh nghiệp trên còn nợ thuế tài nguyên, thuế môi trường với số tiền lớn từ nhiều năm qua. Trong đó Công ty TNHH Đại Tiến Phát nợ hơn 2,5 tỉ đồng, Công ty CP 207 nợ các khoản thuế với số tiền gần 2,7 tỉ đồng.

Mỏ đá của Công ty 207 được cấp phép khai thác từ năm 2011, có diện tích 4,9 ha với thời hạn 30 năm. Mỏ đá của Công ty Đại Tiến Phát được cấp phép năm 2013, có diện tích 1,1ha, thời hạn khai thác là 20 năm. Cả 2 mỏ đá này đều được cấp tại vị trí là lèn Cụt Tai và một phần lèn Vịnh khu vực giáp ranh với xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa.

Từ khi 2 mỏ đá đi vào khai thác, hàng trăm hộ dân phải sống chung với vấn nạn ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn mỗi lần nổ mìn. Về đầu trang

https://baodansinh.vn/quang-binh-de-nghi-thu-hoi-giay-phep-2-mo-da-gay-o-nhiem-moi-truong-20211210083846.htm

2. Giải quyết dứt điểm vấn đề công viên Đồng Sơn

(Baoquangbinh.vn 10/12)

Tháng 6-2021, TAND tỉnh ban hành bản án số 17/2021/DS-ST giải quyết tranh chấp giữa Công ty TNHH Dịch vụ thủy sản Nhật Lệ (Công ty Nhật Lệ) và chủ đầu tư- UBND phường Đồng Sơn, liên quan đến dự án "Tôn tạo, quản lý và khai thác công viên Đồng Sơn", trong đó có việc di dời 559 cây cau vua ra khỏi công viên. Mới đây, ông Hoàng Quốc Ba, Giám đốc Công ty Nhật Lệ gửi đơn cho Báo Quảng Bình đề cập đến những khó khăn, bất cập trong phương án di dời 559 cây cau vua.

 

Ngược thời gian, ngày 10-2-2004, UBND phường Đồng Sơn ký kết với Công ty Nhật Lệ hợp đồng số 02/HĐ về “Tôn tạo, quản lý và khai thác công viên Đồng Sơn” có thời hiệu kéo dài 20 năm.

 

Quá trình triển khai dự án tôn tạo công viên Đồng Sơn, giữa Công ty Nhật Lệ và UBND phường Đồng Sơn phát sinh một “cuộc chiến" pháp lý kéo dài đến gần 18 năm. Sự việc chỉ chấm dứt khi UBND phường Đồng Sơn khởi kiện Công ty Nhật Lệ ra tòa án yêu cầu tuyên hủy hợp đồng số 02/HĐ; buộc Công ty Nhật Lệ di dời tài sản trên đất, bàn giao toàn bộ diện tích đất công viên Đồng Sơn cho UBND phường quản lý và TAND tỉnh đã tiến hành xét xử, ban hành bản án số 17/2021/DS-ST vào ngày 10-6-2021.

 

Theo nội dung bản án (đã có hiệu lực thi hành), TAND tỉnh chấp nhận yêu cầu khởi kiện của UBND phường Đồng Sơn, buộc Công ty Nhật Lệ di dời tài sản trên đất, bàn giao toàn bộ diện tích đất công viên Đồng Sơn cho UBND phường Đồng Sơn quản lý; đình chỉ xét xử yêu cầu tuyên hủy hợp đồng số 02/HĐ; buộc Công ty Nhật Lệ phải di dời 559 cây cau vua ra khỏi công viên Đồng Sơn; UBND phường Đồng Sơn phải bồi thường cho Công ty Nhật Lệ số tiền hơn 2,294 tỷ đồng; UBND phường Đồng Sơn được quyền quản lý, sử dụng số tài sản đã bồi thường cho Công ty Nhật Lệ…

Theo tìm hiểu của phóng viên, sau khi bản án số 17/2021/DS-ST có hiệu lực, ngày 2-10-2021, UBND phường Đồng Sơn cùng với Công ty Nhật Lệ tổ chức cuộc họp bàn thống nhất phương án di dời 559 cây cau vua ra khỏi công viên Đồng Sơn. Công ty Nhật Lệ đề nghị thời gian thực hiện việc di dời trong 6 tháng, đề nghị UBND phường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình đào bới, di chuyển cây. Mặc dù biết rằng trong một khoảng thời gian ngắn, việc di dời 559 cây cau vua cổ thụ là khó có thể hoàn thành, nhưng UBND phường Đồng Sơn vẫn yêu cầu việc di dời đến ngày 15-12-2021 phải kết thúc; đề xuất Công ty Nhật Lệ “đặt cọc” số tiền 186 triệu đồng.

 

Ông Hoàng Quốc Ba, Giám đốc Công ty Nhật Lệ chia sẻ: “Chúng tôi nhất trí di dời 559 cây cau vua ra khỏi công viên Đồng Sơn theo quyết định của TAND tỉnh, nhưng UBND phường Đồng Sơn tạo áp lực cho phía công ty khi bắt buộc quá trình di dời kết thúc trước ngày 15-12-2021. Điều này là khó thực hiện vì các nguyên nhân: Cây cau vua giờ trở thành cổ thụ, trồng lại sát nhau nên quy trình tiến hành di dời phải có phương án chặt chẽ nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tính mạng, tài sản người dân ở khu dân cư phía Tây công viên. Bên cạnh đó, hệ thống dây điện thắp sáng của nhiều hộ dân chạy dọc theo dãy cây cau vua, thậm chí một số gia đình dùng cây cau vua thay thế cột điện…, đến nay, chính quyền địa phương, ngành Điện và người dân chưa có phương án thay thế. Vì thế, rất mất an toàn trong quá trình di dời”.

 

Khảo sát thực tế tại công viên Đồng Sơn, phóng viên nhận thấy trình bày của ông Hoàng Quốc Ba là có cơ sở. Trong một khoảng thời gian ngắn (đến ngày 15-12-2021), Công ty Nhật Lệ khó lòng hoàn thành việc di dời 559 cây cau vua gần 20 năm tuổi ra khỏi công viên như yêu cầu của UBND phường Đồng Sơn.

 

Khu vực dân cư phía Tây công viên nằm cách nơi trồng cau vua chỉ một con đường bê tông hẹp; hệ thống đường dây điện của người dân chạy chằng chịt dọc theo hàng cây cau vua vẫn chưa được khắc phục. Với hiện trạng này, nếu thời gian ngắn, không có phương án cụ thể, chặt chẽ, sẽ rất mất an toàn cho tính mạng, tài sản người dân.

 

Ông Lý Quang Huy, Chủ tịch UBND phường Đồng Sơn cho biết: “Câu chuyện về công viên Đồng Sơn kéo dài quá nhiều năm, khiến cho công viên xuống cấp, hoang tàn. Đã đến lúc mọi chuyện tranh chấp giữa UBND phường và Công ty Nhật Lệ phải kết thúc theo phán quyết của tòa án, trả lại nguyên trạng mặt bằng công viên. Vì thế, UBND phường kiên quyết yêu cầu Công ty Nhật Lệ phải di dời 559 cây cau vua ra khỏi công viên trước ngày 15-12-2021. Quá trình di dời, nếu phát sinh khó khăn gì, phía UBND phường sẽ hỗ trợ, giúp đỡ thêm”.

 

Vì không có bất kỳ một phương án nào hữu hiệu để di dời hết 559 cây cau vua cổ thụ ra khỏi công viên Đồng Sơn trước ngày 15-12-2021, ông Hoàng Quốc Ba đành phải chấp nhận một giải pháp cuối cùng: Xin được giao lại toàn bộ 559 cây cau vua cho UBND phường Đồng Sơn, UBND TP. Đồng Hới tiếp quản, quản lý, sử dụng vào mục đích công ích, làm đẹp cảnh quan đô thị.

 

Liên quan đến những vướng mắc về dự án “Tôn tạo, quản lý và khai thác công viên Đồng Sơn” kéo dài từ năm 2004 đến nay, Báo Quảng Bình đã có hàng loạt bài viết đề cập đến vấn đề này. Với quyết định trên của ông Hoàng Quốc Ba, hy vọng những vấn đề còn lại của công viên Đồng Sơn, trong đó có việc di dời 559 cây cau vua sẽ sớm được kết thúc trọn vẹn. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/toa-soan-ban-doc/202112/giai-quyet-dut-diem-van-de-cong-vien-dong-son-2196121/

3. “Quảng Bình làm tốt công tác chi trả bảo hiểm cho người lao động”

(Vietnamnet.vn 10/12, Hải Sâm)

Mặc dù ngân sách hạn chế nhưng vừa qua, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều giải pháp giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp đúng quy định, kịp thời giúp người lao động ổn định cuộc sống.

Tình hình dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, kéo theo đó là nhiều người lao động phải tạm nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Để kịp thời giúp người lao động ổn định cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh Quảng Bình đã có nhiều giải pháp trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch theo Nghị quyết số 68, số 116 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021 của Thủ tướng Chính phủ .

Theo Sở LĐ-TB-XH, đến thời điểm này, tỉnh đã chi cho 65.577 người được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 68 với tổng kinh phí hơn 68,5 tỷ đồng (trong đó hỗ trợ bằng tiền cho 28.362 người với hơn 50,8tỷ; hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 35.677 người với 12,1 tỷ đồng, cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất 1.538 người với gần 5,6 tỷ đồng). Còn theo Nghị quyết 116, tỉnh đã hỗ trợ cho 84.509 người với tổng số tiền trên 134t ỷ đồng.

Bên cạnh mức hỗ trợ theo chính sách của Chính phủ, vừa qua tỉnh cũng đã hỗ trợ con em Quảng Bình đang lưu trú tại các tỉnh miền Nam gặp khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp.

Tỉnh đã chi 21,9 tỷ đồng tiền mặt, hỗ trợ cho 21.942 hộ (mỗi người 1 triệu đồng) cho người dân Quảng Bình đang sinh sống tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam (hỗ trợ cho 4.000 lao động thông qua hội đồng hương Quảng Bình tại TP.HCM và qua UBMTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ 17.942 lao động).

Theo bà Đinh Thị Ngọc Lan, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, Quảng Bình là tỉnh nghèo, còn nhiều khó khăn. Thời gian qua, cũng như nhiều địa phương trong cả nước, dịch Covid-19 ở Quảng Bình diễn biến phức tạp. Tính đến nay, tỉnh đã ghi nhận hơn 3.000 ca nhiễm Covid-19.

Quảng Bình có thế mạnh về du lịch, kinh tế của tỉnh cũng phụ thuộc chủ yếu vào ngành công nghiệp không khói này, tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch khiến ngành du lịch không thể hoạt động, hơn 15.000 lao động bị ảnh hưởng, nhiều người mất việc làm và phải chuyển đổi nghề nghiệp.

“Mặc dù rất vất vả nhưng tỉnh rất quan tâm đến người lao động. Quan tâm ở chỗ, tất cả những chính sách đều triển khai theo quy định của Nghị quyết 68, theo đó, Trung ương sẽ hỗ trợ 60%, tỉnh 40%.

Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ cho lao động tự do theo Nghị quyết 68 là tùy vào điều kiện, khả năng, ngân sách của từng tỉnh để hỗ trợ. Đáng ra trong điều kiện khó khăn, mình có thể không hỗ trợ nhưng lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo có quy định riêng và bố trí ngân sách hỗ trợ cho lao động tự do với 6 nhóm đối tượng được đưa ra tại quyết định 2502/QĐ-UBND”, bà Lan nói.

Sau khi quyết định này được ban hành, các địa phương căn cứ vào đó để rà soát đối tượng, hướng dẫn lập hồ sơ và thực hiện phê duyệt ngân sách kinh phí chi trả, hiện nay chi trả hơn 33 tỷ đồng cho trên 22.000 người. Về cơ bản, hoàn thành kế hoạch đề ra như dự kiến.

“Có thể nói, tỉnh Quảng Bình hỗ trợ rất tốt cho lao động tự do. Bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ cho con em ở các tỉnh phía Nam mỗi người 1 triệu đồng, tổ chức đón bà con về 3 đợt…”, Bà Lan nói thêm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo bà Lan vẫn tồn tại những hạn chế như việc chi trả vào thời điểm tháng 8,9 bị chậm vì giãn cách xã hội.

“Còn vướng mắc thì do hệ thống văn bản, như trình tự thủ tục, hỗ trợ cho F1, F0 yêu cầu phải có đầy chủ CMND, trẻ em thì phải có bản sao khai sinh…nhưng trong điều kiện phải đi cách ly ngay thì người lao động cầm đi không kịp nên còn thiếu, việc bổ sung có thể hơi chậm nhưng chúng tôi cũng đã hướng dẫn phải hoàn thiện.

Giờ còn 1 điểm vướng của Nghị quyết 126 là hỗ trợ cho hộ kinh doanh mà không đăng kí hoạt động kinh doanh có thu nhập thấp, cái này trung ương không quy định riêng mà họ giao cho tỉnh. Vì phải xây dựng các tiêu chí nên đến nay tỉnh vẫn chưa thực hiện được”, bà Lan thông tin.

Được biết, mặc dù số lượng người lao động nghỉ việc tăng nhưng số người tham gia BHXH vẫn đạt chỉ tiêu kế hoạch, dự ước đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 97.000 người lao động tham gia BHXH, trong đó 69.000 lao động tham gia BHXH bắt buộc và 28.000 lao động tham gia BHXH tự nguyện.

Số nợ đọng BHXH còn lại 46 tỷ đồng, hiện Sở đang phối hợp với các sở, ngành, địa phương hỗ trợ cho hơn 125.491 đối tượng là người lao động, người đang điều trị, cách ly y tế, hộ kinh doanh, cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất… với tổng số tiền hơn 150 tỷ đồng. Về đầu trang

https://vietnamnet.vn/vn/goc-nhin/quang-binh-lam-tot-cong-tac-chi-tra-bao-hiem-cho-nguoi-lao-dong-799871.html

4. Công an Quảng Bình với chương trình “Tình nguyện mùa Đông năm 2021”

(Baophapluat.vn 10/12, Minh Phương)

Với các hoạt động thiết thực, sôi nổi, hiệu quả, chương trình “Tình nguyện mùa Đông năm 2021” đã khẳng định lòng nhiệt huyết, tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng của cán bộ, chiến sỹ Công an Quảng Bình.

Chiều ngày 9/12, tại Trường THCS&THPT Trung Hóa (huyện Minh Hóa), Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình và Mobifone Quảng Bình tổ chức chương trình “Tình nguyện mùa Đông năm 2021” với chủ đề: “Xe đạp yêu thương cùng em đến trường”, “Sóng và máy tính cho em” và tuyên truyền các chuyên đề về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Trong khuôn khổ chương trình, Trung tá Phan Thị Cẩm Hạnh, Đội trưởng Phòng CSHS Công an tỉnh đã tuyên truyền về thực trạng xâm hại tình dục trẻ em, nguyên nhân xảy ra, dấu hiệu nhận biết trẻ em bị xâm hại tình dục, phương thức, thủ đoạn phạm tội, một số kỹ năng phòng tránh tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.

Các em học sinh cũng được xem những hình ảnh trực quan có liên quan đến nguyên tắc tự bảo vệ mình phòng chống xâm hại, phòng chống bạo lực học đường như: “Bảo vệ khỏi xâm hại tình dục”, “Quy tắc 5 ngón tay”.

Buổi tuyên truyền đã nhận được sự quan tâm, tham gia sôi nổi của các em học sinh. Giúp các em có thể tự bảo vệ bản thân trước những tình huống xấu về xâm hại trẻ em, đồng thời nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm và năng lực của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc chủ động tham gia phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm hại tình dục, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em tại gia đình, trường học và trong cộng đồng.

Dịp này, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình, Mobifone Quảng Bình tổ chức trao tặng 30 chiếc xe đạp và 70 Sim 4G cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tổng kinh phí cho các hoạt động trên 50 triệu đồng.

Các hoạt động trong chương trình “Tình nguyện mùa Đông năm 2021” được tổ chức để khuyến khích các em học sinh ở những vùng khó khăn có điều kiện học tập được tốt hơn, giúp các em được tham gia đầy đủ các hình thức học tập, không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau trong đại dịch COVID-19, thiết thực và mang tính nhân văn sâu sắc, vừa là nguồn lực quý báu giúp các em học sinh vượt qua khó khăn, cố gắng học tập tốt, đạt được thành tích cao trong năm học 2021-2022, đặc biệt là để lại hình ảnh đẹp về cán bộ, chiến sỹ Công an trong lòng Nhân dân. Về đầu trang

https://baophapluat.vn/cong-an-quang-binh-voi-chuong-trinh-tinh-nguyen-mua-dong-nam-2021-post425633.html

5. Nhiều biện pháp khống chế mức sinh và sinh con thứ 3 trở lên tại tỉnh Quảng Bình

(Suckhoedoisong.vn 10/12, Mộc Trà)

Ngành Dân số tỉnh Quảng Bình cho biết, để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt các biện pháp khống chế mức sinh và sinh con thứ 3 trở lên năm 2021 đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.

Tại Báo cáo kết quả thực hiện công tác DS – KHHGĐ 9 tháng đầu năm 2021 của Chi cục DS – KHHGĐ tỉnh Quảng Bình nêu rõ, tính đến 30/9/2021, tổng số trẻ sinh ra là 8.027, giảm 632 so với cùng kỳ năm 2020. Số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên là 1.597, chiếm tỷ lệ 19,89 %, giảm 0,19 % so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ số giới tính khi sinh là 110 nam/100 nữ. Trong đó, số ca thực hiện sàng lọc trước sinh là 1.529; Số ca thực hiện sàng lọc sơ sinh là 500; Số ca khám sức khỏe cho vị thành niên/thanh niên là 745 ca.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành Dân số tỉnh Quảng Bình đã thực hiện hơn 100 tin/bài trên Đài PT-TH, Báo Quảng Bình, bản tin DS-KHHGD và mạng xã hội của Chi cục; Tổng có hơn 1.200 buổi với 1.878 lượt phát sóng về các hoạt động DS-KHHGĐ trên trên sóng phát thanh, loa truyền thanh ở huyện, phường, xã; Tổ chức hơn 250 buổi truyền thông nhóm nhỏ, truyền thông lồng ghép cho trên 15.000 lượt người nghe. Phối hợp với các sở, ban, ngành tại địa phương tổ chức trên 230 buổi với hơn 12.000 lượt người nghe về nội dung DS&PT. Duy trì sinh hoạt 46 câu lạc bộ với 1.890 thành viên sinh hoạt…, tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình, trạm Y tế cho hơn 25.000 lượt người.

Theo Chi cục DS-KHHGD tỉnh, trước dịch COVID-19, các hoạt động truyền thông, tuyên truyền gián tiếp như các chuyên đề, chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng, các sản phẩm truyền thông… đã được tập trung thực hiện.

Bên cạnh đó, ngành Dân số Quảng Bình đã tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố duy trì triển khai hoạt động thuộc các mô hình, đề án: "Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ", "Tư vấn, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân", "Sàng lọc trước sinh và sơ sinh", "Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh", "Tư vấn, chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng", "Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển". Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phù hợp với đặc thù dân cư từng vùng, miền và điều kiện tình hình thực tế.

Để đảm bảo hoạt động cung ứng dịch vụ theo quy định, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã xây dựng kế hoạch và tiến hành cấp phát thuốc, hóa chất vật tư y tế cho Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố. Kết quả tổ chức chiến dịch lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS: Chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép cung cấp các dịch vụ KHHĐ, SKSS tại các xã thuộc địa bàn mức sinh cao, địa bàn trọng điểm, vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có 68 xã thực hiện, kết quả cụ thể:

Gói dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình: Đặt vòng tránh thai 1.161 ca; Cấy thuốc tránh thai 3 ca; Tiêm thuốc tránh thai 225 ca; Gói phòng chóng nhiễm khuẩn đường sinh dục; Số phụ nữ được khám viêm nhiễm đường sinh dục 2.423 ca; Soi tươi 662 ca

Đảm bảo hậu cần các phương tiện tránh thai: Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh xây dựng kế hoạch và cung cấp các phương tiện tránh thai miễn phí cho 8 huyện, thị xã, thành phố. Tổng số các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tính đến 9 tháng đầu năm 2021 là 38.655/43.050 ca đạt 89,79% kế hoạch.

Nhằm nâng cao chất lượng dân số, Chi cục DS-KHHGD tỉnh Quảng Bình đã thực hiện chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh: Trong 9 tháng đầu năm 2021, trong điều kiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số không còn, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh vận dụng kinh phí đặc thù của địa phương hỗ trợ tiếp tục duy trì triển khai một số hoạt động về nâng cao chất lượng dân số.

Mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số đã được phê duyệt (khám tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số; đề án về giảm thiểu tan máu bẩm sinh...); Triển khai chương trình xét nghiệm, sàng lọc tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh cho các em vị thành niên, thanh niên chưa lập gia đình tại các xã miền núi thu hút hơn 370 đối tượng tham gia.

Về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh: Triển khai, tổ chức các hoạt động phù hợp với đặc điểm của địa phương theo Đề án 468 Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 644/KH-UBND ngày 19/4/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình về Kế hoạch thực hiện Đề án Kiểm soát Mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2017-2020. Tập trung địa bàn có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cao, ngăn chặn có hiệu quả đà tăng tỷ số giới tính khi sinh. Duy trì các hoạt động can thiệp tại các địa bàn đang triển khai.

Ngành Dân số tỉnh Quảng Bình cho biết, để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt các biện pháp khống chế mức sinh và sinh con thứ 3 trở lên năm 2021, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động giáo dục đến mọi người dân Pháp lệnh Dân số, Nghị quyết 47/NQ-TW của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện chính sách DS-KHHGĐ và Chỉ thị 49/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…

Phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố có biện pháp triển khai đồng bộ, tích cực để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2021.

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ hành vi về DS-KHHGĐ của các nhóm đối tượng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Tiếp tục triển khai các hoạt động về nâng cao chất lượng dân số như: Sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Tư vấn, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Nâng cao chất lượng dân số dân tộc ít người; Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển… Về đầu trang

https://suckhoedoisong.vn//nhieu-bien-phap-khong-che-muc-sinh-va-sinh-con-thu-3-tro-len-tai-tinh-quang-binh-169211209221304095.htm

6. Bàn giao nhà nhân ái cho cựu thanh niên xung phong

(Baoquangbinh.vn 09/12, L.Chi; Baodansinh.vn 10/12)

 Các đơn vị hỗ trợ và chính quyền địa phương bàn giao nhà cho bà Nguyễn Thị Thành, thôn 5, xã Xuân Trạch (Bố Trạch).

Các đơn vị hỗ trợ và chính quyền địa phương bàn giao nhà cho bà Nguyễn Thị Thành, thôn 5, xã Xuân Trạch (Bố Trạch).

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình (Vietcombank Quảng Bình) vừa phối hợp với Tỉnh đoàn Quảng Bình và Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh tổ chức bàn giao công trình nhà nhân ái cho bà Nguyễn Thị Thành, thôn 5, xã Xuân Trạch (Bố Trạch).

Được biết, bà Nguyễn Thị Thành là hội viên cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bản thân bà thường xuyên đau ốm, hiện đang sống trong căn nhà cũ đã dột nát, xuống cấp nhiều năm nay.

 

Sau gần 4 tháng thi công, đến nay, ngôi nhà đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Ngôi nhà được xây dựng kiên cố với tổng kinh phí hơn 80 triệu đồng. Trong đó, Vietcombank Quảng Bình hỗ trợ 50 triệu đồng; còn lại là nguồn kinh phí của gia đình, anh em họ hàng và các tổ chức chính trị-xã hội đóng góp.

 

Dịp này, bà Nguyễn Thị Thành cũng nhận được nhiều phần quà ý nghĩa là những đồ dùng thiết yếu từ Tỉnh đoàn Quảng Bình và các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn.

 

Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực thể hiện vai trò của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động nhân đạo từ thiện, chung tay cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác an sinh xã hội, giúp đỡ các gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực, vươn lên trong cuộc sống.  Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202112/ban-giao-nha-nhan-ai-cho-cuu-thanh-nien-xung-phong-2196113/

7. Quảng Bình: Lên kế hoạch tổ chức Chương trình Chào đón năm mới 2022 đảm bảo quy định phòng dịch Covid-19

(Moitruong.net.vn 09/12, Minh Tâm)

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành kế hoạch tổ chức Chương trình Chào đón năm mới 2022. Dịp này là một sự kiện du lịch nhằm thu hút khách du lịch đến với Phong Nha – Kẻ Bàng.

Trong điều kiện bình thường mới, Quảng Bình sẵn sàng đón khách du lịch từ các tỉnh thành và tiếp tục khẳng định vị thế của điểm đến của du lịch Quảng Bình – Thiên nhiên, an toàn và khác biệt. Các hoạt động phục vụ khách du lịch luôn đảm bảo quy định thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Chương trình Chào đón năm mới 2022 bao gồm các hoạt động như Chương trình Gặp gỡ doanh nghiệp du lịch Quảng Bình (ngày 24/12/2021); Chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống chào đón năm mới 2022 (dự kiến trong khoảng từ ngày 25 – 30/12/2021); Chương trình biểu diễn nghệ thuật Chào đón năm mới 2022 tại Phố đi bộ thành phố Đồng Hới (ngày 31/12/2021); tổ chức đón các vị khách đầu tiên đến du lịch tại Quảng Bình năm 2022; các hoạt động chào đón năm mới phục vụ khách du lịch tại Trung tâm Du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng (ngày 01/01/2022); quảng bá các giá trị và sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử Quảng Bình (từ ngày 15 – 31/12/2021) và Chương trình đếm ngược Chào đón năm mới 2022 (ngày 31/12/2021).

Việc tổ chức chương trình, sự kiện nổi bật nhằm đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến, phát động thị trường khách du lịch nội địa và khách du lịch trong tỉnh, giai đoạn cuối năm 2021 – đầu năm 2022. Góp phần đón đầu thị trường, tăng cường sự nhận diện thương hiệu điểm đến, tạo lợi thế cạnh tranh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động; góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch – dịch vụ; thúc đẩy sự phục hồi của ngành Du lịch trong trạng thái bình thường mới.

Đây cũng là dịp để tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ và phát huy tài nguyên du lịch, thực hiện “mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch”, “mỗi chuyến đi thêm yêu quê hương Quảng Bình”, tiếp tục khẳng định vị thế của du lịch Quảng Bình là điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam, Quảng Bình – điểm đến an toàn và khác biệt.

Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về Chương trình sẻ được thực hiện hiệu quả trên phương tiện truyền thông đại chúng, các nền tảng số đến du khách, doanh nghiệp du lịch và người dân tại địa phương. Về đầu trang

https://moitruong.net.vn/quang-binh-len-ke-hoach-to-chuc-chuong-trinh-chao-don-nam-moi-2022-dam-bao-quy-dinh-phong-dich-covid-19/

8. Hấp dẫn nhiều điểm đến ở Quảng Bình

(Thanhnien.vn 10/12, Trương Quang Nam)

Nhiều du khách, nhiều kênh du lịch uy tín trên thế giới tiếp tục bình chọn Quảng Bình là nơi có nhiều địa chỉ hấp dẫn.

Năm 2021, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch (DL) Quảng Bình nói riêng tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Trong đó, đợt tái bùng phát thứ 3 đã khiến cho du khách hủy hơn 80% tour, phòng đã đặt trong dịp Tết Nguyên đán. Đợt dịch thứ 4 làm cho du khách hủy hoặc lùi phần lớn (khoảng 50 - 60%) các tour, phòng đã đặt từ đầu tháng 5. Từ quý 3/2021, chỉ còn du khách nội tỉnh với số lượng giảm mạnh.

Theo Sở DL tỉnh Quảng Bình, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thực hiện chỉ đạo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Sở đã tập trung theo dõi, nắm bắt và tổng hợp tình hình hoạt động DL trên địa bàn. Từ đó tham mưu, triển khai cụ thể hóa chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp kinh doanh DL, lữ hành trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Đồng thời, Sở DL cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị hoạt động dịch vụ về việc thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Hướng dẫn và chấn chỉnh công tác tuân thủ pháp luật về du lịch tại một số đơn vị cung cấp dịch vụ lữ hành; tiếp thu và giải quyết kiến nghị của khách và các đơn vị hoạt động DL. Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động DL, bao gồm khu, điểm tham quan DL, các cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển khách DL.

Một hoạt động tích cực nữa của Sở DL tỉnh Quảng Bình là duy trì kết nối thường xuyên với các thị trường du khách trong nước và quốc tế qua các nền tảng số và hoạt động liên kết, hợp tác với các đơn vị trong nước và nước ngoài. Các sản phẩm cũng đa dạng hóa, chất lượng dịch vụ DL được nâng cao, sản phẩm DL phát triển thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và biến đổi khí hậu…

Sở cũng đề ra các phương án chủ động đón đầu xu hướng thị trường khách trong trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 để sẵn sàng đón khách, thực hiện các chiến dịch quảng bá, xúc tiến thu hút du khách. Quảng Bình là một trong những địa phương đầu tiên đón du khách du lịch sau thời gian phải dừng hoạt động do dịch Covid-19.

Mặc dù, lượng du khách giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng Quảng Bình vẫn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam.

Thống kê của Sở DL cho thấy, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được TripAdvisor đánh giá là 1 trong 15 vườn quốc gia được yêu thích hàng đầu thế giới; được tạp chí Lonely Planet bình chọn là một trong 2 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam và được trang đặt phòng booking.com bình chọn là điểm đến hiếu khách nhất Việt Nam. Hang Sơn Đoòng được CNN chọn là một trong 10 điểm đến tuyệt vời nên khám phá ở Việt Nam.

MV Alone Pt II của nhà sản xuất âm nhạc hàng đầu thế giới Alan Walker thực hiện tại Phong Nha - Kẻ Bàng đã vượt mốc 210 triệu lượt xem trên YouTube. Các hình ảnh của hang Sơn Đoòng cũng được đưa vào trò chơi phổ biến trên nền tảng điện thoại và máy tính là Minecraft (Đào Vàng) với khoảng 400 triệu người đã tải xuống… Về đầu trang

https://thanhnien.vn/hap-dan-nhieu-diem-den-o-quang-binh-post1409829.html

9. Thử nghiệm tour du lịch trải nghiệm tại khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong

(Daidoanket.vn 10/12, Th. Anh)

Tỉnh Quảng Bình vừa có văn bản đồng ý chủ trương cho phép Ban quản lý khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong khai thác thử nghiệm sản phẩm du lịch “Khám phá Khe Nước Trong, suối Tiên và chinh phục Thác Cổng Trời - Bãi Đạn” với thời gian thử nghiệm 12 tháng.

Tour du lịch thử nghiệm này quy định rõ độ tuổi tham gia là 6 và 16 tuổi trở lên theo lộ trình từng tour tham quan được triển khai.

Khách du lịch trong nước và quốc tế phải đảm bào sức khỏe và tiêu chí quy định và đặc biệt số lượng khách không được quá 20 người/1 tour và không quá 3 tour trong 1 ngày.

Tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan cần phải đảm bảo tối đa an toàn cho khách du lịch, đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ tài nguyên môi trường, cảnh quan sinh thái đối với các tuyến tham quan. Về đầu trang

http://daidoanket.vn/thu-nghiem-tour-du-lich-trai-nghiem-tai-khu-du-tru-thien-nhien-dong-chau--khe-nuoc-trong-5674814.html

10. Quảng Bình kỳ thú: Mùa mưa là "đặc sản" du lịch mới

(Nld.com.vn 10/12, Hoàng Phúc)

Đến du lịch Quảng Bình mùa này thật khó tránh khỏi những cơn mưa, thế nhưng nhiều du khách lại phấn khích khi chọn "Vương quốc hang động" để tham quan, trải nghiệm. Qua đó họ có góc nhìn khác khi được khám phá bầu trời kỳ thú với cảnh quan bí ẩn, kỳ vĩ chỉ riêng mùa mưa mới có.

Xưa nay, mùa hè là mùa cao điểm của du lịch Quảng Bình bởi du khách muốn nhìn thấy những cảnh quan tuyệt đẹp của vùng đất này trong điều kiện thời tiết trong xanh, thuận lợi. Nhưng, mùa mưa ở đây cũng có những nét đẹp riêng biệt, giúp du khách có những trải nghiệm khác lạ, lý thú mà ít nơi nào có được.

Quảng Bình đang bước vào mùa du lịch thấp điểm do ảnh hưởng của mưa lũ và các đợt không khí lạnh tràn về. Tuy nhiên, với du khách ưa mạo hiểm thì các trải nghiệm ở nhà nổi, câu cá, thả lưới, chèo thuyền kayak vượt lũ, leo núi, vượt suối chinh phục hang động… cũng có những thú vị riêng.

Thung lũng Hung Trâu (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa) - được xem là "đặc sản" du lịch trong mùa mưa Quảng Bình. Nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi đá vôi, rừng cây trong xanh; trong cái dữ dằn của thiên tai làm cho thung lũng ngập đầy nước, đã khiến nơi đây như một bức tranh thủy mặc tĩnh lặng và đẹp đến mê hồn. Ai đã một lần chèo thuyền kayak ở đây chắc chắn sẽ nhớ mãi trải nghiệm thích thú này.

Ông Hồ An Phong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình từng ví thung lũng Hung Trâu - con đường độc đạo tiến vào đồng bào Rục dù đến mùa lũ, nước dâng cao uy hiếp bản làng, nhưng cũng tạo ra một bức tranh tương phản hiếm có. Mùa lũ đến, nơi đây bị ngập chìm trong nước, nhưng không phải lũ bùn mà đổi lại nước trong vắt, xanh màu ngọc, tạo thành một hồ rộng lớn nhấn chìm những cây cổ thụ trong khoảng 1 tháng; tạo nên khung cảnh đẹp đến một cách vi diệu, lạ thường. Phía sau hồ nước là bản làng người Rục - một trong 10 bộ lạc bí ẩn nhất thế giới là điều mà du khách luôn muốn trải nghiệm, khám phá.

Du lịch Quảng Bình mùa này, chúng ta không thể không nhắc đến Hang Tiên - một trong hệ thống hang động Tú Làn ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa. Trước khi tiến đến Hang Tiên, du khách phải băng rừng, vượt suối và trekking qua những lối mòn.

Á hậu Vũ Hoàng My - người vừa có chuyến trải nghiệm đặc biệt này chia sẻ vào mùa này hầu hết hang động đều ngập nước, nhưng riêng Hang Tiên ở trên núi cao nên thoải mái khám phá. Mùa mưa ở đây còn tạo nên những tuyệt tác mà không mùa nào có được, đó là những thác nước trong hang như vòi sen thiên nhiên khổng lồ. Vì vậy, khi đến thăm Hang Tiên, du khách đều kinh ngạc trước vẻ đẹp bí ẩn và hùng vĩ của nó, có người còn thốt lên: "Một nơi thật đẹp để ở suốt đời!". Trong hang có những thảm thực vật kết thành "ruộng bậc thang", rất lạ mắt.

Mùa này, quang cảnh bình yên trên sông Son ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cũng là một điểm lý tưởng cho du khách thích trải nghiệm. Du khách ngồi du thuyền tham quan sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông từ nước màu đỏ khác lạ, thắng cảnh đôi bờ. Dòng sông chảy lượn theo chân núi và ôm sát những nương ngô, bãi chuối cạnh những xóm làng rải rác bình yên. Tất cả làm nên một bức tranh thiên nhiên sống động, một cuộc sống thanh bình giữa vùng hoang vu bạt ngàn núi rừng.

Ông Đặng Đông Hà - Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình, khẳng định bây giờ Quảng Bình vào mùa mưa ví như một "đặc sản" bởi có thêm nhiều cái thú, du lịch trái mùa dù nước lên nhưng cảnh sắc hữu tình; với nhiều điểm tham quan độc lạ, hấp dẫn và du khách sẽ có những trải nghiệm khó quên.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Quý - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho rằng lâu nay những người làm du lịch Quảng Bình vẫn theo lối tư duy chỉ tập trung làm du lịch ở những tháng cao điểm mùa nắng. Vì thế, đã ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp và thu nhập của người dân. Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở Quảng Bình đã bắt đầu xây dựng một số sản phẩm du lịch độc đáo vào mùa mưa để thu hút du khách đến trải nghiệm...

"Là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, mấy năm qua "lao đao" vì dịch Covid-19, chúng tôi rất trăn trở tìm phương hướng để phát triển ngành du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo trong giai đoạn bình thường mới. Hiện để thu hút khách du lịch trở lại, ngành du lịch luôn thích ứng, linh hoạt và lấy doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ. Thông qua trải nghiệm du lịch vào mùa mưa của các travel blogger, KOLs du lịch hàng đầu sẽ góp phần từng bước thay đổi tư duy làm du lịch của doanh nghiệp và đẩy mạnh quảng bá du lịch, các sản phẩm du lịch của Quảng Bình…" - ông Quý nhấn mạnh. Về đầu trang

https://nld.com.vn/du-lich-xanh/quang-binh-ky-thu-mua-mua-la-dac-san-du-lich-moi-20211209224307028.htm

V. Pháp luật - An ninh quốc phòng  

1. Ai tiếp tay cho các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn tại Quảng Bình?

(VOV.vn 10/12, Thanh Hiếu; Dantri.com.vn 10/12; Giaoducthoidai.vn 10/12)

Khu vực mỏ quặng nơi các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép

Việc khai thác trái phép khoáng sản tại khu vực này xảy ra nhiều tháng nay liệu chính quyền không hề hay biết (?). Đêm đêm, hàng chục phương tiện liên tục di chuyển ra vào khu vực mỏ mà chính quyền địa phương chưa ra tay ngăn cản.

Công an tỉnh Quảng Bình vừa bắt quả tang vụ khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn tại mỏ khoáng sản nằm giáp ranh giữa xã Kim Hóa và xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Thật khó hiểu khi việc khai thác khoáng sản trái phép kéo dài nhiều tháng qua mà không thấy ai lên tiếng. Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm chính của quyền các cấp khi để xảy ra vụ việc nghiêm trọng trên địa bàn.

Khu vực các đối tượng khai thác trộm khoáng sản là mỏ khoáng sản được UBND tỉnh Quảng Bình cấp giấy phép khai thác quặng sắt cho Công ty TNHH Anh Trang vào tháng 8 năm 2010 với diện tích hơn 7 ha. Đến tháng 3/2014, UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đối với Công ty TNHH Anh Trang với lý do: Khu vực khoáng sản được UBND tỉnh cấp phép chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ theo quy định. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hoạt động khai thác trái phép tại khu vực mỏ khoáng sản này diễn ra ngang nhiên, chở đi tiêu thụ trong đêm. Vụ việc được người dân ở gần khu vực mỏ phát hiện.

Ông N.L.G, ở xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa nêu bức xúc: “Khoáng sản thì người ta cũng lấy rồi mà người dân ở đây cũng không được gì cả, ô nhiễm môi trường. Tôi cũng nghi ngờ không biết có hay không việc địa phương bao che hay phớt lờ cho những người kia khai thác. Theo cá nhân tôi thì trách nhiệm của chính quyền địa phương là phải bám sát, giám sát việc khai thác, bảo vệ khu vực mỏ này. Việc người ngoài vào đây khai thác khoáng sản thì địa phương phải biết chứ sao lại để họ tự ý vào múc đưa đi bán.”

Tại quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản, UBND tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp bàn giao mỏ quặng sắt thu hồi cho UBND 2 xã Hương Hóa và Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa quản lý theo quy định. Huyện Tuyên Hóa và các phòng ban, cơ quan chức năng của huyện và chính quyền 2 xã Hương Hóa, Kim Hóa có trách nhiệm quản lý, bảo vệ mỏ sắt theo quy định của Luật Khoáng sản.

Thế nhưng, việc khai thác trái phép khoáng sản tại khu vực này xảy ra nhiều tháng nay liệu chính quyền không hề hay biết (?). Đêm đêm, hàng chục phương tiện liên tục di chuyển ra vào khu vực mỏ mà chính quyền địa phương chưa ra tay ngăn cản. Đến khi lực lượng của Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện và bắt quả tang hành vi khai thác khoáng sản trái phép của các đối tượng thì chính quyền địa phương mới “giật mình”.

Ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện khu vực này vẫn thuộc đất do doanh nghiệp thuê sử dụng 50 năm. Xã cũng mời chủ đất có khu vực mỏ này làm việc về công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản. Ông Nguyễn Văn Linh giải thích, việc khai thác trộm khoáng sản của các đối tượng trong một thời gian ngắn, xã nhiều lần báo cáo lên huyện Tuyên Hóa và đề nghị các ban ngành phối hợp bảo vệ khoáng sản.

Theo ông Linh, xã có lập chốt tuần tra, các chốt trực gần mấy tháng trời, sau khi rút chốt cử lực lượng tuần tra thường xuyên làm đủ mọi cách để quản lý: "Xã bắt giữ được 3 lần và xử phạt 3 lần, đều có các biên bản xử lý và hồ sơ liên quan. Xã thường xuyên báo cáo lên các cấp để có biện pháp phối hợp bởi vì nguồn kinh phí của xã không thể duy trì giữ chốt tuần tra thường xuyên, có thể một thời gian cắm chốt một thời gian rút về. Có trường hợp trộm cứ vào 1-2h sáng, trộm một vài xe khoáng sản nên chính quyền rất khó bảo vệ”.

Năm 2018, tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định ban hành phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn. Theo đó, cấp xã, huyện phải thành lập lực lượng thường trực, lập đường dây nóng, phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phụ trách từng khu vực, địa bàn xã đảm bảo kịp thời xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Cấp xã, cấp huyện thực hiện các giải pháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin phản ánh, trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết, cần báo cáo lên cấp trên để xử lý. Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm đối với công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thuộc địa bàn quản lý trước pháp luật khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài hoặc cố tình chậm trễ trong xử lý. Theo quy định này, cần làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện và Chủ tịch UBND các xã liên quan khi để xảy ra vụ khai thác khoáng sản quy mô lớn tại đây.

Liên quan đến vụ khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn tại mỏ khoáng sản nằm giáp ranh giữa 2 xã Kim Hóa và Hương Hóa, một cán bộ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình cho biết, UBND tỉnh đã thông báo cho chính quyền địa phương, các đơn vị nên không có chuyện chính quyền không biết.

“Việc này liên quan đến chính quyền địa phương, UBND tỉnh đã ban hành quy chế bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương từ cấp xã đến cấp huyện. Đầu tiên là cấp xã, khi người khác vào trộm khoáng sản trên địa bàn thì xã thì xã quản lý, ai làm gì chưa có phép xã phải nắm, trách nhiệm của xã là phát hiện, nếu xử lý được thì xử lý tại chỗ. Nếu không xử lý không được thì báo lên huyện, huyện xử lý mà quá thẩm quyền thì báo lên cấp tỉnh.”

Trước đó, đêm 5/12, Đại tá Phan Đăng Tĩnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình đã trực tiếp chỉ đạo các lực lượng công an tỉnh đột kích và bắt quả tang vụ khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn tại mỏ khoáng sản nằm giáp ranh giữa xã Kim Hóa và xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa. Lực lượng chức năng tiến hành bắt giữ 9 người, thu giữ 9 xe tải và một máy xúc đang khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép.

Tại hiện trường, lực lượng công an xác định khoảng 2- 3 ha mỏ quặng sắt đã bị khai thác, tàn phá với độ sâu từ 5-7m. Công an tỉnh Quảng Bình đã lập chuyên án này từ 3 tháng trước để đấu tranh với nhóm khai thác khoáng sản trái phép. Theo lời khai ban đầu của các đối tượng, người thuê vận chuyển quặng là Phạm Xuân Ngư, trú tại xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa. Đây là vụ án điển hình về khai thác khoáng sản trái phép với các thủ đoạn tinh vi, khai thác ban đêm, nếu không triệt phá kịp thời sẽ làm thiệt hại lớn đến tài nguyên và ngân sách nhà nước. Đại tá Phan Đăng Tĩnh cho biết, lực lượng Công an Quảng Bình đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án, xác định khối lượng khoáng sản đã bị khai thác và tập trung làm rõ ai đã tiếp tay cho các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép?:

Đại tá Phan Đăng Tĩnh khẳng định, đây là vụ án tương đối điển hình về khai thác khoáng sản trái phép, đã được lực lượng công an báo cáo, xin chỉ đạo từ cấp dưới lên cấp trên và được lãnh đạo công an tỉnh đồng tình, quyết liệt đấu tranh triệt phá bằng được. Tổ chức, triển khai lực lượng, vận dụng tất cả các biện pháp đảm bảo an toàn và bí mật, đảm bảo chuyên án thành công. Về đầu tranghttps://vov.vn/phap-luat/ai-tiep-tay-cho-cac-doi-tuong-khai-thac-khoang-san-trai-phep-quy-mo-lon-tai-quang-binh-910474.vov

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More