Bản tin ngày 08-12-2021

Post date: 08/12/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

tt

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

 
 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

 

Thêm 116 ca mắc COVID-19 trong một ngày, tỉnh Quảng Bình lên kế hoạch xét nghiệm tầm soát tại chợ, bến xe... 4

Suckhoedoisong.vn 08/12, Hùng Trần

 

Ngày 7/12, Việt Nam ghi nhận 13.840 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, thêm 217 ca tử vong. 5

TTXVN/Baotintuc.vn/VietnamPlus.vn 07/12; Tienphong.vn 07/12; Zingnews.vn 07/12; Plo.vn 07/12; Vietnamnet.vn 07/12; Suckhoedoisong.vn 07/12; Plo.vn 07/12; VOV.vn 07/12

 

Quảng Bình đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. 6

Baoquangbinh.vn 08/12, D.H

 

Xử phạt 7,5 triệu đồng vì không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch. 7

Baoquangbinh.vn 08/12, Trần Tuấn

 

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

 

Khai mạc kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII. 8

Baophapluat.vn 08/12, Minh Phương

 

Bộ Chỉ huy quân sự Quảng Bình vinh dự đón nhận Huân chương Quân công hạng Ba. 9

Baophapluat.vn 08/12, Bảo Thiên

 

KINH TẾ

 

Ngành Công Thương Quảng Bình: Từng bước lấy lại đà tăng trưởng. 10

Tapchicongthuong.vn 08/12, Cảnh Hưng

 

Trồng rừng gỗ lớn, hướng đi bền vững. 11

Baoquangbinh.vn 08/12, Xuân Vương

 

XÃ HỘI

 

Lễ kỷ niệm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức vào dịp 22/12. 13

Dantri.com.vn 07/12, Tiến Thành; Tiền phong 08/12, tr2

 

NHCSXH huyện Quảng Ninh tổ chức phát động Ngày “Gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo”. 14

Dangcongsan.vn 07/12, Đan Khuê

 

Huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) phát động phong trào "Triệu phần quà san sẻ yêu thương". 15

Baodansinh.vn 07/12, Nguyễn Ngọc Vượng

 

Nhà "hai trong một" của đồng bào Bru Vân Kiều ở Bản Sắt 16

Baodantoc.vn 07/12, Khánh Ngân

 

Nỗ lực giúp đỡ người cao tuổi 18

Baoquangbinh.vn 08/12, Hiền Phương

 

Quảng Bình - điểm đến an toàn: Ngày xuân vãn cảnh chùa cổ Hoằng Phúc. 19

Thanhnien.vn 08/12, Trương Quang Nam - Tường Duy

 

Người đàn ông suýt mất mạng và bàn tay phải do bị rắn hổ mang cắn. 21

Baophapluat.vn 07/12, Bảo Thiên

 

Cứu hộ thành công đồi mồi dứa tại Quảng Bình: Là loài nguy cấp! 21

Kienthuc.net.vn 08/12, Thùy Linh

 

AN NINH – QUỐC PHÒNG

 

Biểu dương thành tích bắt giữ 304.00 viên ma túy tổng hợp. 22

Tapchitaichinh.vn 07/12, Hùng Anh; Haiquanonline.com.vn 07/12

 

34 năm án oan của 4 nông dân ở Quảng Bình: Những ngày tháng sống như "địa ngục". 23

Danviet.vn 08/12

 

Nhân viên Ban Quản lý dự án "mất tích" bí ẩn, nghi vướng nợ nần. 24

Nld.com.vn 07/12, Hoàng Phúc; Baophapluat.vn 08/12; Dantri.com.vn 08/12

 

Xử lý các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép. 25

Cand.com.vn 08/12, Sông Lam; Vietq.vn 08/12; Baovanhoa.vn 07/12; Moitruong.net.vn 07/12; Công an nhân dân 08/12, tr8

 

I. Thông tin liên quan đến dịch COVID-19

1. Thêm 116 ca mắc COVID-19 trong một ngày, tỉnh Quảng Bình lên kế hoạch xét nghiệm tầm soát tại chợ, bến xe...

(Suckhoedoisong.vn 08/12, Hùng Trần)

Ngày 8/12, tỉnh Quảng Bình ghi nhận số lượng người nhiễm SARS-CoV-2 tăng đột biến với 116 ca, trong đó có chùm ca bệnh với 96 ca mắc mới.

Cụ thể, tính từ 6h00 ngày 7/12 đến cùng giờ ngày 8/12, Quảng Bình ghi nhận thêm 116 ca mắc mới, trong đó liên quan đến chùm ca bệnh tại công ty Dalu Surimi có thêm 96 trường hợp. Đây là ổ dịch phức tạp mà lực lượng chức năng đã tích cực khoanh vùng để điều trị.

Bên cạnh đó, có 9 người trở về từ vùng dịch (trong cộng đồng); thêm 2 F1 của chùm ca bệnh tại xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới); 1 F1 của ca bệnh  ở Hà Tĩnh; 1 người trong khu cách ly thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch; 1 trường hợp trong khu cách ly Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới nhiễm COVID-19.

Ngoài ra, có 6 trường hợp lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại xã Sơn Hóa (Tuyên Hóa) đang được xác định nguồn lây.

Hiện công tác tiêm vaccine tại Quảng Bình vẫn đang được đẩy nhanh và duy trì tiến độ, với tổng số người đã tiêm đủ 2 liều là 406.367 người.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, đặc biệt trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2022 đang đến gần, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống COVID-19 tỉnh Quảng Bình đã lên kế hoạch xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 tại các chợ, bến xe, ga tàu, cảng cá, nơi tập trung đông người.

Đối tượng được tầm soát trong các dịp trước và sau kỳ lễ hội là ban quản lý chợ, bảo vệ chợ, trông giữ xe, tiểu thương, người mua hàng, một số hộ dân tại khu vực xung quanh chợ; Đối với các cảng cá, cảng biển: ban quản lý cảng cá, ngư dân và người mua bán cá; Tại các bến xe, ga tàu: ban quản lý, nhân viên bán vé, bảo vệ, xe ôm, một số lái xe taxi, lái xe khách, xe tải đường dài.

Kế hoạch xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 sẽ được Sở Y tế  triển khai từ tháng 12/2021, với phương pháp xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên. Về đầu trang

https://suckhoedoisong.vn/them-116-ca-mac-covid-19-trong-mot-ngay-tinh-quang-binh-len-ke-hoach-xet-nghiem-tam-soat-tai-cho-ben-xe-169211208134101577.htm

2. Ngày 7/12, Việt Nam ghi nhận 13.840 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, thêm 217 ca tử vong

(TTXVN/Baotintuc.vn/VietnamPlus.vn 07/12; Tienphong.vn 07/12; Zingnews.vn 07/12; Plo.vn 07/12; Vietnamnet.vn 07/12; Suckhoedoisong.vn 07/12; Plo.vn 07/12; VOV.vn 07/12)

Tính từ 16 giờ ngày 6/12 đến 16 giờ ngày 7/12, Việt Nam ghi nhận 13.840 ca nhiễm mới, trong ngày có 217 ca tử vong, 1249 ca khỏi bệnh.

Trong số các ca nhiễm mới có 5 ca nhập cảnh và 13.835 ca ghi nhận trong nước (giảm 723 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 7.306 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: TP Hồ Chí Minh (965), Cần Thơ (898), Tây Ninh (869), Sóc Trăng (746), Hà Nội (737), Đồng Tháp (697), Bình Dương (645), Bình Phước (640), Cà Mau (615), Vĩnh Long (529), Bà Rịa - Vũng Tàu (491), Khánh Hòa (486), Bến Tre (441), Bạc Liêu (434), Tiền Giang (340), An Giang (325), Thừa Thiên Huế (306), Hậu Giang (293), Bình Định (281), Đồng Nai (272), Trà Vinh (254), Kiên Giang (229), Bắc Ninh (190), Nghệ An (179), Gia Lai (178), Bình Thuận (170), Hải Phòng (156), Đà Nẵng (141), Đắk Nông (137), Đắk Lắk (131), Lâm Đồng (100), Thanh Hóa (97), Hà Giang (86), Ninh Thuận (84), Long An (83), Phú Yên (63), Quảng Nam (53), Vĩnh Phúc (51), Hưng Yên (42), Quảng Ngãi (40), Quảng Ninh (37), Hòa Bình (33), Hải Dương (32), Phú Thọ (32), Kon Tum (32), Nam Định (31), Quảng Bình (28), Quảng Trị (25), Yên Bái (25), Bắc Giang (19), Thái Bình (18), Thái Nguyên (17), Hà Tĩnh (9), Hà Nam (9), Cao Bằng (5), Tuyên Quang (4), Bắc Kạn (2), Sơn La (2), Lào Cai (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Bình Thuận (giảm 315 ca), Cần Thơ (giảm 291 ca), Bến Tre (giảm 258 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Bình Dương (tăng 419 ca), Thừa Thiên Huế (tăng 245 ca), Hà Nội (tăng 150 ca). Về đầu trang

https://baotintuc.vn/y-te/ngay-712-viet-nam-ghi-nhan-13840-ca-nhiem-moi-sarscov2-them-217-ca-tu-vong-20211207173411183.htm

3. Quảng Bình đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

(Baoquangbinh.vn 08/12, D.H)

Ngày 6-12, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 2699/UBND-NCVX về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

 

Thực hiện Công văn số 10315/BYT-DP ngày 4-12-2021 của Bộ Y tế về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID19, UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân trong độ tuổi chỉ định; đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt lưu ý và ưu tiên tiêm chủng cho đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền; hoàn thành việc bao phủ mũi 1 cho 100% dân số từ 12 tuổi trở lên trong năm 2021 và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian; rà soát kĩ càng và tổ chức tiêm vét, đảm bảo tất cả người dân có đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ liều vắc xin; xây dựng kế hoạch và triển khai việc tiêm mũi tăng cường, mũi bổ sung cho những người đã tiêm chủng đủ liều cơ bản theo hướng dẫn tại Công văn số 10225/BYT-DP ngày 01-12-2021 của Bộ Y tế.

 

Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng tăng cường thực hành an toàn tiêm chủng, theo dõi người được tiêm ít nhất 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm; hướng dẫn người được tiêm theo dõi sức khoẻ sau khi tiêm và liên hệ với cơ quan y tế gần nhất khi cần thiết; xử trí kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm; thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình triển khai tiêm chủng tại địa phương và rà soát số lượng vắc xin đã được phân bổ để chỉ đạo, đôn đốc việc tiếp nhận vắc xin và triển khai tiêm chủng kịp thời, không để xảy ra tình trạng thừa vắc xin với hạn dùng ngắn hoặc quá hạn sử dụng phải hủy bỏ gây lãng phí.

 

UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác truyền thông về lợi ích, tính an toàn của vắc xin và những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra sau khi tiêm để người dân hiểu rõ, hiểu đúng, tránh hoang mang và hưởng ứng chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/suc-khoe/202112/quang-binh-day-nhanh-tien-do-tiem-chung-vac-xin-phong-covid-19-2196056/

4. Xử phạt 7,5 triệu đồng vì không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch

(Baoquangbinh.vn 08/12, Trần Tuấn)

Công an TP. Đồng Hới xử phạt Phạm Thị Y. N. về hành vi “Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cơ quan, tổ chức”.

Công an TP. Đồng Hới xử phạt Phạm Thị Y. N. về hành vi “Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cơ quan, tổ chức”.

Ngày 8-12-2021, Công an TP. Đồng Hới đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng đối với Phạm Thị Y. N. (SN 2002, trú tại xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy) về hành vi “Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cơ quan, tổ chức” quy định tại Khoản 2, Điều 14, Nghị định 117/CP-NĐ ngày 28-9-2020 của Chính phủ.

Theo hồ sơ vụ việc, Phạm Thị Y. N. mặc dù trở về từ vùng dịch nhưng không tuân thủ các khuyến cáo về thực hiện 5K của Bộ Y tế mà “vô tư” đi ăn uống, vui chơi cùng bạn bè. Trước đó, vào ngày 9-11-2021, Phạm Thị Y. N. đi từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) về sân bay Đồng Hới (Quảng Bình).

 

Tại sân bay Đồng Hới, N. khai báo y tế với CDC Quảng Bình và được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe. Sau đó, N. đến lưu trú tại một khách sạn ở TP. Đồng Hới và được chủ khách sạn yêu cầu khai báo y tế, sau đó nộp tờ khai về trạm y tế phường.

 

Khoảng 19h45”, ngày 9-11-2021, N. đến ăn uống tại 1 nhà hàng cùng bạn bè và sau đó đến quán bar để vui chơi. Đến khoảng 11h ngày 10-11-2021, N. lên nhà ở xã Hồng Thủy và tới khai báo tại trạm y tế. Ngày 11-11-2021, Trạm y tế test nhanh cho kết quả dương tính với SARS-COV-2. Sau đó, CDC Quảng Bình thông báo N. có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-COV-2.

 

Cơ quan chức năng xác định, N. đã không tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Hành vi của N. đã gây ảnh hưởng đến tình hình phòng, chống dịch của địa phương, gây hoang mang cho quần chúng nhân dân trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/phap-luat/202112/xu-phat-75-trieu-dong-vi-khong-chap-hanh-cac-bien-phap-phong-chong-dich-2196073/

II. Thời sự - Chính trị

1. Khai mạc kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII

(Baophapluat.vn 08/12, Minh Phương)

Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVIII

Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVIII

Sáng 08/12, HĐND tỉnh Quảng Bình đã khai mạc kỳ họp thứ 4 khóa XVIII nhiệm kỳ 2021-2026. Cùng chủ trì có ông Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Công Huấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Tham dự có ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh; ông Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, các cấp địa phương cùng các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026.

Phát biểu khai mạc Kỳ họp, ông Trần Hải Châu, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Nhiệm vụ trọng tâm của kỳ họp là tập trung đánh giá thực tế, khách quan, toàn diện và dự báo đúng tình hình; trên cơ sở đó, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, có tính khả thi để hoàn thành kế hoạch năm 2022. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm tiếp tục tạo đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo. Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu thật kỹ các vấn đề trọng tâm, các kiến nghị của cử tri. Từ thực tiễn sinh động cuộc sống và yêu cầu cơ sở, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, đóng góp các ý kiến có chất lượng và hiệu quả vào các nội dung đã nêu, góp phần vào sự thành công của kỳ họp.

Theo đó, trong điều kiện có nhiều khó khăn chung, nhất là đại dịch COVID-19 bùng phát, nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, của cộng đồng doanh nghiệp, sự đồng thuận, trách nhiệm, đoàn kết của Nhân dân trong toàn tỉnh nên KT-XH của tỉnh năm 2021 vẫn đạt được kết quả đáng ghi nhận, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch đề ra.

Nổi bật như tổng thu ngân sách đạt gần 6.494 tỷ đồng (KH 5.428 tỷ đồng); sản xuất công nghiệp tăng 6,83% so với năm trước; khánh thành và đưa vào sử dụng các dự án điện gió và điện mặt trời với tổng công suất gần 300MW; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,6% (KH 0,6%); tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 68,75% (KH 68%); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66,4% (KH 66%)...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn 8/21 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch, một số lĩnh vực phát triển chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Báo cáo cũng đã nêu lên các mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022. Trong đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 6,0 đến 6,5%; thu ngân sách trên địa bàn 6.000 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 52 đến 53 triệu đồng; giải quyết việc làm cho 18.000 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,5 đến 1,8% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-0225...

Tiếp đó, ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy biểu dương, ghi nhận những kết quả đạt được trong năm 2021, đồng thời nêu lên các nội dung trọng tâm mà đại biểu HĐND tỉnh cần tập trung nghiên cứu, thảo luận và làm rõ trước khi quyết nghị thông qua.

Ông Vũ Đại Thắng yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh cần đánh giá khách quan, toàn diện, chính xác kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trên các lĩnh vực; rút ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm để có định hướng đúng đắn, qua đó, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cho năm tiếp theo phù hợp với tình hình, đồng thời nêu lên các nội dung trọng tâm mà đại biểu HĐND tỉnh cần tập trung nghiên cứu, thảo luận và làm rõ trước khi quyết nghị thông qua.

Tại phiên họp, HĐND tỉnh nghe và xem xét các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh; báo cáo của Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh về kết quả công tác năm 2021 và nhiệm vụ năm 2022; báo cáo của Ủy ban MTTQVN tỉnh về những ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2021, HĐND tỉnh khóa XVIII và một số nội dung khác… Về đầu trang

https://baophapluat.vn/quang-binh-khai-mac-ky-hop-thu-4-hdnd-tinh-khoa-xviii-post425260.html

2. Bộ Chỉ huy quân sự Quảng Bình vinh dự đón nhận Huân chương Quân công hạng Ba

(Baophapluat.vn 08/12, Bảo Thiên)

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng gắn Huân chương Quân công hạng Ba lên lá cờ truyền thống của Bộ CHQS tỉnh.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng gắn Huân chương Quân công hạng Ba lên lá cờ truyền thống của Bộ CHQS tỉnh.

Ngày 8/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Quân công hạng Ba do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định trao tặng.

Tham dự buổi lễ có ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình; Đại tá Lê Văn Vỹ, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 4; Thượng tá Đoàn Sinh Hòa, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình.

Trước đó, vào ngày 8/7/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Ba cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong xây dựng Quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng gửi lời chúc mừng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý do Chủ tịch nước trao tặng. Đồng thời, mong muốn toàn thể cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Quân đội, của quê hương “Hai giỏi”, 2 lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh thực hiện xuất sắc mọi nhiệm vụ, đặc biệt là một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

“Lễ đón nhận Huân chương Quân công hạng Ba của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là dịp để chúng ta tự hào về những thành tích đặc biệt xuất sắc của lực lượng vũ trang tỉnh nhà trong thời kỳ đổi mới. Đây là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những công lao, thành tích mà lực lượng vũ trang tỉnh đã đạt được trong công tác tham mưu, thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Phần thưởng này là niềm vinh dự, tự hào lớn lao, nhưng cũng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề hơn đối với lực lượng vũ trang tỉnh”, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng nhấn mạnh.

Thời gian qua, phát huy truyền thống hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam, của quê hương Quảng Bình “Hai giỏi”, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình luôn là đơn vị tham mưu đắc lực cho cấp ủy, chính quyền địa phương.

Đơn vị đã tập trung tham mưu thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, thế trận Quốc phòng toàn dân gắn với thế trận An ninh nhân dân, Biên phòng toàn dân vững chắc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nỗ lực xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng chính trị tin cậy, nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-an ninh ở địa phương, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Về đầu trang

https://baophapluat.vn/bo-chi-huy-quan-su-quang-binh-vinh-du-don-nhan-huan-chuong-quan-cong-hang-ba-post425269.html

III. Kinh tế   

1. Ngành Công Thương Quảng Bình: Từng bước lấy lại đà tăng trưởng

(Tapchicongthuong.vn 08/12, Cảnh Hưng)

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về thích ứng an toàn và linh hoạt trong phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội, ngành Công Thương Quảng Bình có nhiều tham mưu với lãnh đạo Tỉnh cũng như triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới.

Mời quý vị xem chi tiết nội dung tại link sau:

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nganh-cong-thuong-quang-binh-tung-buoc-lay-lai-da-tang-truong-85761.htm

Về đầu trang

2. Trồng rừng gỗ lớn, hướng đi bền vững

(Baoquangbinh.vn 08/12, Xuân Vương)

Những năm qua, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn trồng rừng gỗ lớn. Mặc dù thời gian trồng chưa lâu nhưng rừng gỗ lớn có rất nhiều triển vọng, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân trong vài năm tới.

  

Tháng 10-2019, UBND tỉnh đã có quyết định “Về việc phê duyệt đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng gắn với trồng rừng gỗ lớn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019-2025”. Đề án được thực hiện trên diện tích rừng trồng, đất lâm nghiệp được quy hoạch rừng sản xuất và rừng trồng là rừng sản xuất ngoài quy hoạch lâm nghiệp.

 

Đề án hướng đến mục tiêu góp phần nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng và phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đến nâng cao giá trị lâm sản...

Nếu thực hiện đúng lộ trình của đề án, đến năm 2025, vùng rừng trồng nguyên liệu của tỉnh cơ bản phát triển ổn định với diện tích trên 100.900ha, chiếm 31,7% tổng diện tích rừng sản xuất toàn tỉnh. Trong đó, diện tích rừng trồng gỗ nhỏ có trên 84.700ha và trên 16.200ha rừng gỗ lớn. Năng suất bình quân rừng gỗ lớn trồng mới đạt trên 20m3/ha/năm, khi đưa vào khai thác đạt trữ lượng trên 200m3/ha/10 năm. Năng suất rừng trồng chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn khi đưa vào khai thác đạt trữ lượng trên 150m3/ha/10 năm. Diện tích rừng trồng gỗ lớn được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC đạt khoảng 7.000ha. Các địa phương dự kiến trồng rừng gỗ lớn nhiều, như: Tuyên Hóa trồng trên 3.400ha, Minh Hóa trên 3.300ha, Quảng Ninh gần 3.300ha, Lệ Thủy trên 3.200ha…

 

Để phát triển diện tích, nâng cao năng suất của rừng gỗ lớn, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh, chú trọng đầu tư các khâu, như: Làm đất, bón phân, tăng số lần chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống keo cấy mô vào sản xuất. Tổng nguồn vốn thực hiện đề án là 860.935 triệu đồng. Trong đó, nguồn ngân sách nhà nước là 102.185 triệu đồng, vốn tự có và huy động các nguồn khác 758.750 triệu đồng.

 

Ngoài ra, tỉnh cũng đã tập trung công tác tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện tốt đề án; liên doanh, liên kết để phát triển nguồn nguyên liệu; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tìm thị trường tiêu thụ…

 

Có thể thấy, đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng gắn với trồng rừng gỗ lớn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2019-2025 rất đúng đắn, hợp với lòng dân nên được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Nếu như năm 2019, cả tỉnh chỉ trồng được trên 1.200ha rừng gỗ lớn thì đến nay diện tích rừng gỗ lớn đã tăng lên khoảng 3.800ha. Các địa phương có diện tích rừng gỗ lớn nhiều, như: Lệ Thủy có gần 1.100ha, Quảng Ninh có 865ha, Minh Hóa có trên 730ha. Để trồng rừng gỗ lớn, với mỗi ha, bà con được hỗ trợ từ 8-10 triệu đồng.…

Huyện Minh Hóa có diện tích rừng trồng trên 10.400ha, trong đó có trên 730ha rừng gỗ lớn. Bà con trồng rừng gỗ lớn cơ bản đều được hỗ trợ kinh phí từ các dự án, ngân sách của tỉnh, huyện. Ông Nguyễn Công Chung, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Minh Hóa cho biết: “Để người dân tiếp cận với kỹ thuật, nguồn lực trồng rừng gỗ lớn, huyện đã có nhiều chính sách để hỗ trợ, như: Vận động nhân dân chuyển đổi linh hoạt từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn; trích ngân sách mua giống cây keo cấy mô, phân bón, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho bà con trồng rừng...”.

 

Ông Đinh Văn Công, ở thôn Khai Hóa, xã Thượng Hóa (Minh Hóa) trồng 1ha rừng gỗ lớn từ tháng 5-2019. Trước khi trồng, ông đã được hỗ trợ tập huấn khoa học kỹ thuật, mua cây giống, phân bón. Sau đó, ông được cán bộ nông nghiệp đến tận nơi để hướng dẫn cách trồng, chăm sóc.

 

Ông Công tâm sự: “Nhờ được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật nên rừng nhà tôi phát triển rất nhanh, cây đều, sức chống chọi gió bão tốt hơn rừng trồng thông thường. Hiện có nhiều cây rừng trồng gỗ lớn đã đạt đường kính gốc gần 20cm”.

 

Trước đây, người dân huyện Quảng Ninh chủ yếu trồng rừng nguyên liệu nên giá trị kinh tế thấp, chi phí trồng, chăm sóc cao. Để nâng cao giá trị trên cùng diện tích đất trồng, huyện đã vận động bà con chuyển sang trồng rừng gỗ lớn. Đến nay, toàn huyện đã trồng được 865ha rừng gỗ lớn, riêng xã Trường Xuân có khoảng 500ha.

 

Ông Lê Hữu Nam, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Trường Xuân cho hay: “Để trồng rừng gỗ lớn, bà con được hỗ trợ cách trồng, chăm sóc, phân bón, cây giống mỗi ha từ 8-10 triệu đồng. Nhờ sự hỗ trợ đó nên bà con rất phấn khởi, mạnh dạn chuyển rừng nguyên liệu sang trồng rừng gỗ lớn”.

 

Anh Trần Văn Phương, ở thôn Kim Sen, xã Trường Xuân tâm sự: "Khi đăng ký trồng rừng gỗ lớn, tôi cũng thấy rất lo lắng. Nhưng sau khi tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như nhận được sự hướng dẫn, giải thích tận tình của cán bộ kỹ thuật, tôi mới hiểu được giá trị của rừng gỗ lớn và quyết định đầu tư trồng. Sắp tới, tôi sẽ mở rộng thêm diện tích rừng gỗ lớn sau khi khai thác xong vùng rừng nguyên liệu”.

 

Gia đình anh Phương có trên 50ha đất trồng rừng, trong đó, anh đã trồng được 10ha rừng gỗ lớn. Nhờ trồng đúng kỹ thuật nên rừng của anh đang phát triển rất tốt, hứa hẹn mạng lại giá trị kinh tế cao cho gia đình trong vài năm tới… Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202112/trong-rung-go-lon-huong-di-ben-vung-2196053/

IV. Xã hội

1. Lễ kỷ niệm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức vào dịp 22/12

(Dantri.com.vn 07/12, Tiến Thành; Tiền phong 08/12, tr2)

Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp có quy mô cấp quốc gia sẽ được tổ chức vào ngày 22/12, nhân dịp Kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Chiều 7/12, Ban Chỉ đạo các ngày lễ lớn tỉnh Quảng Bình đã tổ chức buổi làm việc triển khai các nội dung liên quan đến công tác tổ chức lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021).

Trước đó, theo kế hoạch, lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại tỉnh Quảng Bình vào đúng ngày 25/8. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định lùi thời gian tổ chức.

Sau thời gian phải lùi kế hoạch, lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp có quy mô cấp quốc gia sẽ được tổ chức vào ngày 22/12, nhân dịp Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 2021) tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Bình.

Phần 1 chương trình kỷ niệm gồm: Lễ dâng hương, dâng hoa tại khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (huyện Lệ Thủy), khu mộ Đại tướng (huyện Quảng Trạch), nghĩa trang Liệt sĩ Ba Dốc (huyện Bố Trạch), đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ tỉnh Quảng Bình (thành phố Đồng Hới).

Phần 2 gồm lễ kỷ niệm được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên sóng VTV1, VOV, Truyền hình Quốc phòng, Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Công an nhân dân và truyền hình các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Lễ kỷ niệm là dịp để tôn vinh, tri ân những công lao, đóng góp to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; ghi nhớ những tình cảm thiêng liêng, sự quan tâm sâu sắc của Đại tướng với nhân dân cả nước nói chung, Quảng Bình nói riêng và thể hiện lòng biết ơn vô hạn của Đảng bộ, quân, dân Quảng Bình đối với công lao to lớn của Đại tướng.

Các hoạt động nhằm góp phần tuyên truyền về hoạt động cách mạng, công lao, cống hiến đặc biệt xuất sắc của Đại tướng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và những đóng góp của Đại tướng đối với phong trào cách mạng thế giới... Từ đó, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân đối với công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng khởi xướng lãnh đạo, giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khích lệ nhân dân, nhất là thế hệ trẻ noi gương Đại tướng... để ra sức học tập, lao động, cống hiến, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Được biết, đến nay, hầu hết các nội dung đã được các Sở, ngành, đơn vị tại Quảng Bình chuẩn bị chu đáo. Về đầu trang

https://dantri.com.vn/xa-hoi/le-ky-niem-ngay-sinh-dai-tuong-vo-nguyen-giap-to-chuc-vao-dip-2212-20211207202832930.htm

2. NHCSXH huyện Quảng Ninh tổ chức phát động Ngày “Gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo”

(Dangcongsan.vn 07/12, Đan Khuê)_

Các doanh nghiệp, cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện tích cực hưởng ứng

Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Ninh, Quảng Bình khi phát động ngày “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo” đã có trên 50 sổ tiết kiệm với số tiền gửi gần 1 tỷ đồng.

Ngày 03/12 vừa qua, NHCSXH huyện Quảng Ninh đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị xã hội tổ chức phát động ngày “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”.

Việc tổ chức ngày “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo” với mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm tạo nguồn lực tài chính đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và của toàn xã hội trong việc tạo nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội; vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân tham gia gửi tiền tiết kiệm tại NHCSXH.

Tại Lễ phát động, đại diện lãnh đạo NHCSXH huyện đã giới thiệu các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, hình thức gửi, địa điểm nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm đang áp dụng trong hệ thống NHCSXH.

Ngay sau khi phát động, NHCSXH đã vận động được nhiều cán bộ và người dân trên địa bàn tham gia gửi trên 50 Sổ tiết kiệm với số tiền gửi gần 01 tỷ đồng. Không chỉ duy trì hoạt động trong lễ phát động, ngay sau đó, NHCSXH huyện Quảng Ninh sẽ tiếp tục triển khai tuyên truyền vận động cán bộ công nhân viên chức, các cơ quan đơn vị và người dân tham gia và tổ chức phát động tại 15 Điểm giao dịch xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Về đầu trang

https://dangcongsan.vn/ngan-hang-chinh-sach-xa-hoi-vi-muc-tieu-xoa-doi-giam-ngheo/nhcsxh-huyen-quang-ninh-to-chuc-phat-dong-ngay-gui-tien-tiet-kiem-chung-tay-vi-nguoi-ngheo-599043.html

3. Huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) phát động phong trào "Triệu phần quà san sẻ yêu thương"

(Baodansinh.vn 07/12, Nguyễn Ngọc Vượng)

Hưởng ứng chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, các cấp hội phụ nữ huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã huy động được trên 140 triệu đồng hỗ trợ phụ nữ, trẻ em vượt qua khó khăn.

Bà Dương Thị Hồng Chuyên, Chủ tịch Hội LHPN huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, với tinh thần “Ai có gì giúp nấy, người có ít giúp ít, người có nhiều giúp nhiều, với quyết tâm mỗi phần quà kịp thời đến với phụ nữ, trẻ em, người dân đang khó khăn bởi dịch COVID-19”, các cấp hội phụ nữ huyện Quảng Ninh đã phát động chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”, kêu gọi cán bộ, hội viên và các nhà hảo tâm tích cực quyên góp, ủng hộ với mong muốn các phần quà kịp thời đến với phụ nữ, trẻ em và người dân đang gặp khó khăn do thiên tai, dịch COVID-19.

Theo đó, chỉ trong thời gian rất ngắn, chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp hội, hội viên và nhiều tập thể, đơn vị, cá nhân trên địa bàn huyện với trên 140 triệu đồng ủng hộ qua kênh của Hội LHPN huyện.

Riêng trong buổi lễ phát động, 17 tổ chức hội phụ nữ xã, thị trấn, phụ nữ công an huyện và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển huyện đã quyên góp được 91,5 triệu đồng.

Qua nguồn hỗ trợ này, Hội LHPN huyện Quảng Ninh đã trao 10 phần quà trị giá trên 6 triệu đồng cho phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; thăm và tặng quà cho trẻ em, phụ nữ ốm đau, đơn thân và tặng 60 suất quà với tổng trị giá trên 25 triệu đồng cho phụ nữ mang thai, trẻ em tại các khu cách ly tập trung của huyện và các xã, thị trấn...

Đặc biệt, hưởng ứng chương trình, tuy là địa bàn miền núi, điều kiện còn khó khăn nhưng bước đầu triển khai thực hiện, Hội LHPN xã Trường Sơn đã vận động được trên 18 triệu đồng, đồng thời, phối hợp với Đồn Biên phòng Làng Mô tặng 2 máy tuốt lúa và 6 bộ máy lồng gặt với tổng giá trị 15 triệu đồng cho người dân bản Bến Đường và bản Nước Đắng.

“Triệu phần quà san sẻ yêu thương” là hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn, tạo sức lan tỏa to lớn và nhận được sự ủng hộ, đóng góp của đông đảo các cá nhân, tổ chức. Những phần quà ấm áp nghĩa tình sẽ tiếp tục được các cấp hội phụ nữ huyện Quảng Ninh kịp thời chuyển đến hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có thêm động lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Về đầu trang

https://baodansinh.vn/huyen-quang-ninh-quang-binh-phat-dong-phong-trao-trieu-phan-qua-san-se-yeu-thuong-20211207160517.htm

4. Nhà "hai trong một" của đồng bào Bru Vân Kiều ở Bản Sắt

(Baodantoc.vn 07/12, Khánh Ngân)

Trận lũ lịch sử hồi cuối năm 2020, khiến cho 34 hộ gia đình người Bru Vân Kiều ở bản Sắt lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Sau hơn một năm ở trong những ngôi nhà bạt, nhà lán tạm bợ, giờ đây, người Bru Vân Kiều ở bản Sắt đã an cư trong những ngôi nhà kiên cố “2 trong 1”.

Trận lũ lịch sử cuối năm 2020, có lẽ đồng bào Bru Vân Kiều ở bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) không bao giờ quên, nó đã trở thành một ký ức buồn!

Mưa to kéo dài, toàn bộ bản Sắt bị nước lũ gây ngập lụt, nhiều nhà nước lên tới nóc. Bà con trong bản đã hỗ trợ nhau đến ở trong những ngôi nhà cao hơn, chờ nước rút. Thế nhưng, ngay sau khi mưa vừa ngớt, người dân lại phát hiện ngọn núi cao phía sau bản có hiện tượng sạt lở. Khi tổ công tác của UBND xã Trường Sơn và Đồn Biên phòng Làng Mô tổ chức kiểm tra, thì phát hiện vết nứt lớn, kéo dài ngang triền núi có nguy cơ xảy ra sạt lở trên diện rộng, đe dọa tính mạng của người dân bản Sắt.

Trước tình huống khẩn cấp, chính quyền địa phương, Đồn Biên phòng đã khảo sát vị trí, dựng nhà bạt, lán để sơ tán toàn bộ Nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Chỉ trong một thời gian ngắn, 29 ngôi lán bạt đã được dựng ở khu vực đối diện bản Sắt cũ để người dân vận chuyển tài sản, di chuyển sang đây sinh sống tạm thời. Một lớp học cũng được Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương gấp rút dựng lên để không bị gián đoạn việc học tập của các cháu học sinh đồng bào DTTS.

Không để cho đồng bào DTTS ở bản Sắt sống lâu trong những ngôi nhà bạt, nhà lán tạm bợ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình và Ban Cứu trợ tỉnh đã kêu gọi nguồn hỗ trợ từ các địa phương để xây dựng toàn bộ nhà ở và nhà tránh lũ kết hợp trường học cho đồng bào DTTS tại bản Sắt. Dự kiến sẽ xây dựng 34 nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ dân với số tiền 3.060.000.000 đồng. Với mức hỗ trợ 90 triệu đồng/nhà, các ngôi nhà được thiết kế theo mẫu nhà sàn, kiến trúc thẩm mỹ và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bà con.

Hưởng ứng lời kêu gọi từ Quảng Bình, Ban Cứu trợ tỉnh Thái Bình đã hỗ trợ hoàn toàn kinh phí để xây dựng nhà cho bà con đồng bào DTTS ở bản Sắt. Bên cạnh đó, TP. Hà Nội cũng hỗ trợ 3,5 tỷ đồng để xây dựng trường học kết hợp với nhà tránh lũ cho bà con ở bản Sắt. Ngay sau đó, công trình được khởi công xây dựng, niềm vui đã hiện hữu trong mỗi người Bru Vân Kiều ở bản Sắt.

Đồng bào Bru Vân Kiều ở bản Sắt vẫn đang lâng lâng trong niềm vui khôn tả. Họ đã được vào ở nhà mới, khang trang, lại còn có khả năng vượt lũ. Điều ước bao lâu nay là được ở trong những ngôi nhà an toàn của người Bru Vân Kiều ở bản Sắt đã trở thành hiện thực.

Bản Sắt có 34 hộ gia đình, thì cả 34 hộ đều được vào nhà mới. Mỗi ngôi nhà có diện tích xây dựng gần 40m², móng, cột, dầm bằng bê tông cốt thép kiên cố, sàn nhà và tường bao quanh làm bằng ván phủ phim chắc chắn, chống thấm nước, mái lợp tôn chống nóng.

Điều đặc biệt, là những ngôi nhà này được xây dựng theo hình thức nhà sàn, vừa chắc chắn lại vừa có khả năng vượt lũ. Điều này phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán của đồng bào và công năng sử dụng, bà con rất hài lòng.

Trong căn nhà mới của mình, anh Hồ Biên tâm sự, bà con dân bản sợ nhất mùa mưa lũ, năm nào nơi đây cũng có lũ và sạt lở. Nay được về nhà mới, kiên cố lại có khả năng vượt lũ, ai cũng vui cái bụng! Chúng tôi còn vui hơn, khi trường học lại ở ngay bản, các cháu đi học thuận tiện. Khi lũ lớn, lại có chỗ trú ngụ an toàn. Giờ thì chúng tôi chỉ có yên tâm làm ăn để nâng cao đời sống.

Ngoài 34 ngôi nhà được trao cho bà con, bản Sắt còn được đầu tư thêm một căn nhà cộng đồng, vừa là trường học và là nơi tránh lũ lớn cho người dân bản Sắt. Nhà cộng đồng được đầu tư 3,5 tỷ đồng. Bao gồm 1 phòng học cho bậc tiểu học, 1 phòng học cho các cháu mầm non và 2 phòng nội trú cho giáo viên cắm bản.

Đến mỗi gia đình, nghe tiếng cười rạng rỡ của người già, ánh mắt vui mừng của trẻ con mới thấy được niềm hạnh phúc mà tình cảm của cộng đồng, chính quyền địa phương đưa đến cho bà con đồng bào DTTS.

Chủ tịch UBND xã Trường Sơn, ông Nguyễn Văn Nhì phấn khởi trong niềm vui chung với bà con: “Sau những ngày dài ăn ở tạm bợ, giờ đây đồng bào Bru Vân Kiều đã an cư trong những ngôi nhà an toàn của chính họ. Là lãnh đạo, thấy bà con vui, hạnh phúc chúng tôi cũng thấy an lòng”.

Những ngôi nhà kiên cố “2 trong 1” giúp cho đồng bào DTTS ở bản Sắt  yên tâm, ổn định cuộc sống lâu dài; đồng thời là nhà cộng đồng tránh lũ kết hợp trường học...,đang khẳng định hơn tinh thần đoàn kết dân tộc, không để ai ở lại phía sau, nhất là đối với đồng bào các DTTS, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Về đầu trang

https://baodantoc.vn/nha-hai-trong-mot-cua-dong-bao-bru-van-kieu-o-ban-sat-1638459596837.htm

5. Nỗ lực giúp đỡ người cao tuổi

(Baoquangbinh.vn 08/12, Hiền Phương)

Thực hiện Dự án VIE071 “Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) Việt Nam”, thông qua mô hình câu lạc bộ (CLB) liên thế hệ tự giúp nhau đã góp phần gắn kết các thế hệ, thu hẹp khoảng cách về sự khác biệt tuổi tác. Mô hình này còn tạo sự liên kết xã hội, bảo đảm thu nhập và chăm sóc sức khỏe cho NCT.

 

Ông Đinh Minh Thử, Trưởng ban đại diện Hội NCT tỉnh khẳng định: “Các CLB liên thế hệ tự giúp nhau không chỉ giúp đỡ NCT mà còn tạo ra môi trường để NCT được thể hiện bản thân và có những đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Mô hình này hỗ trợ kịp thời trong việc chăm sóc và phát huy vai trò NCT trong tình hình mới”.

 

Ngày 2-8-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1533/2016/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Nhân rộng mô hình CLB liên thế hệ tự giúp nhau” giai đoạn 2016-2020. Đề án triển khai điểm tại 10 CLB liên thế hệ tự giúp nhau ở 10 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

 

Mục tiêu của CLB liên thế hệ tự giúp nhau là để NCT dựa vào cộng đồng thông qua cách tiếp cận liên thế hệ, góp phần chăm sóc, phát huy vai trò NCT, đồng thời tăng cường sự tham gia của các cấp, ngành, các tổ chức xã hội trong công tác chăm sóc NCT.

Qua 5 năm thực hiện (2016-2020), toàn tỉnh đã nhân rộng được 70/90 CLB liên thế hệ tự giúp nhau, đạt 77,7% so với kế hoạch. Trong đó có 2 đơn vị vượt chỉ tiêu giao là huyện Quảng Ninh 15/13 CLB, Bố Trạch 11/9 CLB, 1 đơn vị hoàn thành chỉ tiêu là TX. Ba Đồn 13/13 CLB.

 

CLB liên thế hệ tự giúp nhau là hình thức tổ chức tập hợp đoàn kết NCT và những người có nhu cầu, sở thích cùng nhau góp sức thực hiện các hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò NCT. Tạo điều kiện cho NCT nghèo, khó khăn thiệt thòi, có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống, được tham gia đóng góp vào sự phát triển của địa phương.

 

Chính vì vậy, các CLB liên thế hệ tự giúp nhau đang tập trung hướng tới các hoạt động cơ bản, như: Tư vấn chăm sóc sức khỏe của NCT; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NCT; tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò của NCT trong giai đoạn mới; vận động nguồn lực từ các cá nhân, doanh nghiệp, các chương trình của dự án để các CLB Liên thế hệ tự giúp nhau được duy trì và phát triển...

 

Hiện nay, số quỹ hoạt động của 70 CLB liên thế hệ tự giúp nhau là gần 1,9 tỷ đồng. Một số CLB có nguồn quỹ khá cao như: CLB thôn Đông Sơn, xã Cự Nẫm (Bố Trạch) 100 triệu đồng; CLB thôn Minh Lợi, phường Quảng Thọ (Ba Đồn) 165 triệu đồng...

 

Qua 4 năm thực hiện Đề án 1533 và Dự án VIE 022 cho thấy, CLB liên thế hệ tự giúp nhau là mô hình rất phù hợp với nhu cầu của NCT trong bối cảnh hiện nay. Mô hình này không chỉ mang lại lợi ích cho NCT, mà còn góp phần cải thiện mối quan hệ giữa các thế hệ, tăng cường gắn kết xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, gia đình ấm no, hạnh phúc, tăng cường mối quan hệ và sự phối hợp giữa các cấp, ngành, các tổ chức nhằm thúc đẩy xã hội hóa, phát huy các nguồn lực cùng chung tay chăm sóc, phát huy vai trò NCT. Qua đó, làm thay đổi cách nhìn về vai trò của NCT trong công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng cộng đồng, thực hiện an sinh xã hội.

 

Ông Trần Đăng Cành, Chủ nhiệm CLB liên thế hệ tự giúp nhau xã Quảng Minh (TX. Ba Đồn), cho biết: Năm 2018, khi CLB xã Quảng Minh được thành lập, đã có 55 thành viên lứa tuổi từ 35-83 tham gia, trong đó có 70% là nữ. Đến nay, số hội viên đã lên tới 70 người với số vốn 65 triệu đồng. CLB đã sửa chữa lại nhà cho 3 hội viên, giúp đỡ nhiều hộ gia đình NCT khi gặp khó khăn, hoạn nạn và hỗ trợ các hộ NCT neo đơn để có cuộc sống ổn định hơn.

 

Kế thừa những lợi ích đạt được chuyển sang giai đoạn 2021-2024, Dự án VIE071 tiếp tục đầu 2,75 triệu USD, do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, thông qua Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản, ủy thác qua Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ cải thiện tình hình thu nhập và sức khỏe của NCT, đặc biệt NCT có hoàn cảnh khó khăn, thông qua tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động tăng thu nhập và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chăm sóc xã hội dựa vào cộng đồng. Dự kiến sẽ có 27.000 người được hưởng lợi trực tiếp từ dự án, trong đó phần lớn (70%) là NCT, người có hoàn cảnh khó khăn. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202112/no-luc-giup-do-nguoi-cao-tuoi-2196061/

6. Quảng Bình - điểm đến an toàn: Ngày xuân vãn cảnh chùa cổ Hoằng Phúc

(Thanhnien.vn 08/12, Trương Quang Nam - Tường Duy)

Những ngày về cuối năm, du khách thập phương lại nôn nao chuẩn bị kế hoạch đến xã Mỹ Thủy (H.Lệ Thủy, Quảng Bình) để ghé thăm, vãn cảnh di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc và cầu an, cầu may trong tiết xuân…

Theo sử sách, Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung. Chùa được tạo dựng cách đây trên 700 năm. Nhiều vị vua quan đã đến thăm chùa. Năm 1301, chùa có tên là Am Tri Kiến. Năm ấy, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm và cầu phước đức cho dân lành. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự, tục danh chùa Trạm hay chùa Quan.

Người dân địa phương truyền nhau rằng, Hoằng Phúc rất linh thiêng. Trải qua bom đạn và thời gian nhưng nền móng chùa, giếng nước, một phần cổng tam quan cũ vẫn còn. Cuối năm 2014, di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc được khởi công phục dựng, tôn tạo và hoàn thành bề thế sau 1 năm xây dựng với quy mô tam quan ngoại, tam quan nội, tháp Phật, tam bảo chùa, nhà thờ tổ, tả hữu hành lang, am hóa vàng và các công trình phụ trợ khác… Nhiều hiện vật của chùa cũng được nhân dân địa phương lưu giữ. Đặc biệt, trong quá trình phục dựng đã tìm thấy một số hiện vật quý như 3 pho tượng cổ.

Từ khi hoàn thành phục dựng đến nay, nhiều hoạt động được tổ chức tại chùa. Các cơ quan, tổ chức đã cung nghinh xá lợi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni từ chùa Shwendagon (chùa Vàng - ngôi chùa lớn nhất, linh thiêng nhất Myanmar) do Giáo hội Phật giáo Myanmar tặng về an vị tại chùa Hoằng Phúc. Phật ngọc hòa bình thế giới cũng đã được cung nghinh đến chùa. Yếu tố linh thiêng và cảnh đẹp sau phục dựng đã thu hút rất nhiều người gần xa đến viếng chùa, cầu an cầu may…

Đặc biệt, dịp tết đến xuân về, hàng ngàn người trong và ngoài tỉnh Quảng Bình đã viếng cảnh chùa, dâng hương cầu mong năm mới tốt lành. Những dịp ấy, nhà chùa thường tổ chức lễ Phật, chúc tết, phát lộc đầu năm và múa lân vui xuân, tổ chức lễ cầu an và nhiều lễ hội khác.

Đến với chùa Hoằng Phúc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những dấu tích của ngôi chùa cổ và những kiến trúc truyền thống. Đến đây để còn lắng mình sau những ngày tháng ồn ào, xô bồ của cuộc sống bên ngoài.

Và không chỉ điểm đến chùa Hoằng Phúc, ở Lệ Thủy còn rất nhiều danh lam thắng cảnh cũng như các địa chỉ “đỏ” để du khách thăm thú, trải nghiệm như suối nước nóng Bang, Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lăng mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh… Về đầu trang

https://thanhnien.vn/quang-binh-diem-den-an-toan-ngay-xuan-van-canh-chua-co-hoang-phuc-post1409040.html

7. Người đàn ông suýt mất mạng và bàn tay phải do bị rắn hổ mang cắn

(Baophapluat.vn 07/12, Bảo Thiên)

Ngày 7/12, thông tin từ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – CuBa Đồng Hới cho biết, các y bác sĩ của bệnh viện này vừa cứu sống thành công và giữ lại được bàn tay phải đã bị hoại tử của một bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn trong lúc đi làm rẫy.

Bệnh nhân nói trên là ông Đ.V.T (44 tuổi), trú tại xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Trước đó, ông T đi làm rẫy và bị rắn hổ mang cắn vào bàn tay. Khi xảy ra sự việc, ông T được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới. Sau khi được cấp cứu giữ lại mạng sống, bàn tay phải của ông T bị hoại tử, có nguy cơ phải cắt bỏ.

Với quyết tâm cố gắng giữ được bàn tay cho bệnh nhân, các bác sỹ Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình đã tiến hành phẫu thuật chuyển vạt ghép da che phủ bàn tay cho bệnh nhân. Sau một thời gian điều trị tích cực, bàn tay đã phục hồi được chức năng.

Bác sỹ CKI. Nguyễn Duy Tùng - Trưởng kíp phẫu thuật cho biết, kỹ thuật chuyển vạt là kỹ thuật rất khó, lần đầu tiên được triển khai ở bệnh viện. Trước đây, những trường hợp tương tự đều phải chuyển lên tuyến trên hoặc cắt bỏ bàn tay, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt sau này. Về đầu trang

https://baophapluat.vn/nguoi-dan-ong-suyt-mat-mang-va-ban-tay-phai-do-bi-ran-ho-mang-can-post425068.html

8. Cứu hộ thành công đồi mồi dứa tại Quảng Bình: Là loài nguy cấp!

(Kienthuc.net.vn 08/12, Thùy Linh)

Một ngư dân phát hiện cá thể đồi mồi dứa tại khu vực bãi biển thuộc xã Triệu An (Quảng Bình) và lập tức báo cho chính quyền để tiến hành thả về biển.

Trước đó, một ngư dân tên Hồ Văn Thành ở tại Khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh phát hiện cá thể đồi mồi dứa tại khu vực bãi biển thuộc xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Bình và lập tức báo cho lực lược chức năng.

Sau khi nhận được tin Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQLKBTB) đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị phối hợp với Đồn Biên phòng Triệu Vân cứu hộ thành công cá thể đồi mồi này.

Sau khi lập biên bản tiếp nhận, kiểm tra sức khỏe, gắn thẻ định danh số hiệu VN (C) 00081, cá thể đồi mồi dứa có trọng lượng gần 25 kg; chiều dài thân hơn 77 cm, kích thước mai 59 x 62 cm, đã được thả về biển.

Được biết, đây là cá thể đồi mồi dứa cái trưởng thành có trọng lượng lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện trên địa bàn tỉnh. Có thể nó lên bãi biển đẻ trứng sau đó kiệt sức và mất phương hướng nên không thể quay trở về biển được. Đồi mồi dứa có tên khoa học là Lepidochelys Olivacea. Đây là loài rùa biển quý hiếm thuộc nhóm 1B, được liệt vào danh sách động vật hoang dã đang nguy cấp, nằm trong sách đỏ Việt Nam. Về đầu trang

https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cuu-ho-thanh-cong-doi-moi-dua-tai-quang-binh-la-loai-nguy-cap-1633126.html#p-9

V. Pháp luật - An ninh quốc phòng  

1. Biểu dương thành tích bắt giữ 304.00 viên ma túy tổng hợp

(Tapchitaichinh.vn 07/12, Hùng Anh; Haiquanonline.com.vn 07/12)

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa gửi Thư khen các lực lượng tham gia triệt phá thành công Chuyên án QB1121, bắt giữ 2 đối tượng người nước ngoài có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép 304.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào qua biên giới tỉnh Quảng Bình vào Việt Nam qua biên giới tỉnh Quảng Bình.

Trong Thư khen, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh viết: “Tôi vui mừng được biết, ngày 21/11/2021, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình và Công an Quảng Bình đấu tranh thành công Chuyên án QB1121, triệt phá đường dây tội phạm ma túy lớn, hoạt động phạm tội trên nhiều địa bàn ở Việt Nam và Lào, bắt giữ 2 đối tượng người nước ngoài có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép 304.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào vào Việt Nam qua biên giới tỉnh Quảng Bình”.

Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389 quốc gia ghi nhận và biểu dương thành tích xuất sắc của cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Quảng Bình, Hải quan tỉnh Quảng Bình và Công an Quảng Bình, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mang lại sự bình yên và hạnh phúc cho nhân dân.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Quảng Bình, Cục Hải quan Quảng Bình, Công an tỉnh Quảng Bình tiếp tục nắm chắc tình hình, tăng cường công tác phối hợp, chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện và tổ chức đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Về đầu trang

https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/gui-thu-khen-cac-luc-luong-tham-gia-bat-giu-30400-vien-ma-tuy-tong-hop-343024.html

2. 34 năm án oan của 4 nông dân ở Quảng Bình: Những ngày tháng sống như "địa ngục"

(Danviet.vn 08/12)

4/5 nông dân mang án oan còn sống ở Quảng Bình gồm ông Đinh Xuân Hồ (SN 1961), ông Đinh Xuân Kỳ (SN 1955), ông Trần Văn Ổn (SN 1954), ông Hoàng Trọng Lưu (SN 1955) và ông Đinh Xuân Tạo (SN 1927, đã mất) tại xã Liên Trạch (huyện Bố Trạch) với hành trình kêu oan đằng đẵng.

Đầu tháng 12/2021, nhóm PV Dân Việt tìm về xã Liên Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) gặp 4/5 nông dân vừa được TAND huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) xin lỗi, cải chính công khai sau 34 năm mang án oan.

4 nông dân này và một người nay đã mất, mang án oan là thủ phạm trong vụ án trộm 187kg lạc và 34kg tiêu hạt xảy ra tại kho nông sản của Hợp tác xã mua bán xã Liên Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) vào cái đêm định mệnh ngày 17/6/1987.

Tại nhà ông Đinh Xuân Hồ, 4 nông dân còn sống trong vụ án oan 34 năm trước đã có lời chia sẻ cay đắng với PV về đêm bị bắt rồi mang cái án oan "Trộm cắp tài sản XHCN" và hành trình kêu oan đầy trắc trở.

Trò chuyện với PV, ông Đinh Xuân Hồ nhớ lại: "Tôi sinh ra trong gia đình nông dân “chân lấm, tay bùn”. Bao thế hệ gia đình tôi đi theo cách mạng. Năm 1987, thời điểm tai ương ập tới, tôi là Kế toán trưởng Hợp tác xã mua bán Liên Trạch.

Vào đêm 17/6 năm 1987, tôi đang làm việc nhà, bỗng đâu có nhiều công an ập tới thông báo rất giản đơn và bắt tạm giam vì liên quan đến vụ trộm cắp ở kho nông sản của Hợp tác xã mua bán Liên Trạch. Sau đó, tôi tạm giam 2 ngày ở Công an xã rồi tiếp tục tạm giam 5 tháng nữa.

"5 tháng bị tạm giam, tôi như người điên, ở trong phòng tối, không có ánh sáng, da bong tróc từng mảng. Phòng tạm giam chỉ có một lỗ nhỏ để cho nước vào, buổi ngày họ dẫn đi hỏi cung, buổi tối chân tôi bị còng lại như là tên tội phạm giết người vậy" - ông Hồ chực trào nước mắt kể.

Nhớ về đêm dẫn tới ngày tháng chịu oan sai, ông Trần Văn Ổn kể: "Vào thời điểm xảy ra sự việc, tôi đang ru con ngủ liền bị công an đến đọc lệnh bắt tạm giam. Sau đó, tôi bị giam trong phòng kín, không có ánh sáng nên da tôi dần bong từng lớp, tôi phải ăn uống và vệ sinh tại chỗ. Suốt thời gian đó, họ bắt tôi nằm sấp, nhiều lần dùng nhục hình yêu cầu tôi phải nhận tội sớm".

"136 ngày tạm giam trong phòng tối, tôi suy sụp tinh thần, nhiều lần bị ốm nhưng vẫn cố gắng vượt qua để về với vợ con, rồi còn đi kêu oan, lấy bằng được lại danh dự cho bản thân" - ông Ổn vừa nói vừa khóc.

Còn ông Đinh Xuân Kỳ nhớ lại: "Tôi nhập ngũ năm 1986, được quân đội gửi đi đào tạo tại Tiệp Khắc rồi về nước năm 1986. Vào đêm 17/6/1987, tôi đang chuẩn bị áo quần để sớm ngày mai ra Hà Nội nhận công tác thì công an tới dẫn đi. Sau đó, tôi bị tạm giam 125 ngày để phục vụ công tác điều tra. Bao nhiêu kế hoạch, ấp ủ, tương lai tôi tan như bọt nước".

"125 ngày tạm giam, tôi ở trong phòng ẩm thấp, thời gian đó tôi lâm bệnh nặng, nhiều lần xin về nhà chữa bệnh mà không được. Cũng từ đó, sự nghiệp của tôi sụp đổ. Tôi bước vô vòng lao lý" - ông Kỳ cho hay.

Còn ông Hoàng Trọng Lưu, thời điểm bị bắt là cán bộ thủ quỹ Hợp tác xã Liên Trạch, người được cho là đồng phạm tích cực trong vụ án. Ông Lưu cho biết: "Tôi bị tạm giam 68 ngày, những ngày đó, tôi chịu nhiều trận đòn để khai ra việc có trộm cắp hay không. Nhưng tôi có ăn trộm gì đâu, đau khổ lắm nhưng lúc đó kêu oan nào ai có tin tôi nữa"... Về đầu trang

https://danviet.vn/34-nam-an-oan-cua-4-nong-dan-o-quang-binh-nhung-ngay-thang-song-nhu-dia-nguc-20211207224143154.htm

3. Nhân viên Ban Quản lý dự án "mất tích" bí ẩn, nghi vướng nợ nần

(Nld.com.vn 07/12, Hoàng Phúc; Baophapluat.vn 08/12; Dantri.com.vn 08/12)

Một nhân viên Ban Quản lý dự án ở thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) - tự ý bỏ nhiệm sở làm việc trong 2 ngày qua nhưng không có lý do chính đáng; nhiều người cho rằng sở dĩ có sự việc "mất tích bí ẩn" nói trên là do ông này vướng nợ nần với số tiền lớn.

Tối 7-12, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất (ĐTXD-PTQĐ) thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình - đã có báo cáo gửi UBND thị xã về trường hợp 1 nhân viên của cơ quan này tự ý bỏ nhiệm sở, không có lý do chính đáng.

Trường hợp này là ông Nguyễn Quốc Thịnh (SN 1994; quê phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn) - nhân viên hợp đồng của Ban Quản lý Dự án ĐTXD-PTQĐ thị xã.

Theo đó, sáng hôm qua (6-12), ông Thịnh có đi làm việc bình thường tại của Ban Quản lý Dự án ĐTXD-PTQĐ thị xã Ba Đồn. Từ 13 giờ chiều cùng ngày đến 17 giờ ngày hôm nay (7-12), ông Thịnh bất ngờ vắng mặt, nghỉ làm nhưng không có lý do chính đáng.

Việc ông Thịnh tự ý bỏ nhiệm sở nhưng không có lý do chính đáng đã vi phạm quy định về quy chế làm việc do Ban Quản lý Dự án ĐTXD-PTQĐ thị xã Ba Đồn và UBND thị xã quy định.

Hiện ông Nguyễn Quốc Thịnh đang là nhân viên thuộc lĩnh vực đấu giá và định giá - bộ phận trích đo, đấu giá và giải phóng mặt bằng thuộc Ban Quản lý Dự án ĐTXD-PTQĐ thị xã.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Ninh - Phó Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn kiêm phụ trách Ban Quản lý Dự án ĐTXD-PTQĐ - xác nhận thông tin trên và cho biết ban cũng đã phát đi thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng đối với ông Nguyễn Quốc Thịnh.

Theo ông Ninh, thời hạn đến 13 giờ ngày 13-12, nếu ông Nguyễn Quốc Thịnh không đi làm trở lại và không có lý do chính đáng, Ban Quản lý Dự án ĐTXD-PTQ sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật.

Trong khi đó, theo nguồn tin riêng của phóng viên Báo Người Lao Đông, sở dĩ ông Nguyễn Quốc Thịnh mất tích bí ẩn do nghi vướng nợ nần với số tiền lớn, do liên quan đến việc "nhận làm hồ sơ" Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhiều người dân trên địa bàn, rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; với số tiền có thể lên đến hàng tỉ đồng.

Trong sáng 7-12, nhiều nạn nhân đến nhà riêng ông Nguyễn Quốc Thịnh để tìm gặp và nói chuyện giải quyết, nhưng ông này đã "cao chạy xa bay". Nhiều người trong số họ đã làm đơn trình báo, tố giác hành vi của ông Thịnh lên cơ quan chức năng. Về đầu trang

https://nld.com.vn/thoi-su/quang-binh-nhan-vien-ban-quan-ly-du-an-mat-tich-bi-an-nghi-vuong-no-nan-20211207182206544.htm

4. Xử lý các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép

(Cand.com.vn 08/12, Sông Lam; Vietq.vn 08/12; Baovanhoa.vn 07/12; Moitruong.net.vn 07/12; Công an nhân dân 08/12, tr8)

Chiều 7/12, Công an tỉnh Quảng Bình đang hoàn thiện hồ sơ để truy tố theo pháp luật các đối tượng khai thác trái phép hàng trăm tấn quặng sắt trên địa bàn.

Trước đó, vào lúc 0h ngày 5/12, tổ công tác Ban chuyên án do Phòng An ninh Kinh tế Công an tỉnh Quảng Bình chủ trì phối hợp với các lực lượng An ninh điều tra, Cảnh sát Cơ động, Phòng Cảnh sát giao thông và Công an huyện Tuyên Hóa, cùng một số đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh đã triển khai kế hoạch đấu tranh thành công chuyên án với các đối tượng có hành vi khai thác khoáng sản trái phép tại địa bàn huyện Tuyên Hóa.

Theo đó, lực lượng chức năng đã tạm giữ 2 đối tượng gồm Cao Minh Tuất (SN 1984), trú tại xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa và Trần Văn Đồng (SN 1973), trú tại xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình có hành vi điều khiển 2 phương tiện xe ôtô tải nhãn hiệu Howo, mỗi xe chở từ 35-40 tấn quặng đang đi tiêu thụ.

Mở rộng điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình đã bắt giữ 6 đối tượng đang thực hiện hành vi khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép tại mỏ quặng sắt thuộc địa phận giáp ranh giữa xã Kim Hóa và xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình gồm: Trần Minh Tuấn, Nguyễn Văn Đàn, Đinh Xuân Hiếu, Phan Thanh Hùng, Đoàn Xuân Phúc, cùng trú tại huyện Tuyên Hóa và Phan Văn Toàn, trú tại xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch.

Ngay trong đêm, Công an tỉnh Quảng Bình đã thu giữ 1 máy xúc nhãn hiệu Doosan và 7 xe tải cỡ lớn loại 25-30 tấn nhãn hiệu Howo, Dongfeng. Trong đó, có 1 xe tải đã đổ đầy quặng và chuẩn bị rời mỏ, 6 xe tải đang đợi đến lượt để vào bãi xúc, thu giữ nhiều điện thoại liên lạc của các đối tượng.

Tại hiện trường, cơ quan chức năng xác định các đối tượng đã khai thác trái phép trên diện tích mỏ quặng sắt (khoảng 2-3ha), tàn phá với độ sâu từ 5-7 mét... Về đầu trang

https://cand.com.vn/ban-doc-cand/xu-ly-cac-doi-tuong-khai-thac-khoang-san-trai-phep-i637250/

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More