Bản tin ngày 01-12-2021

Post date: 01/12/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

tt

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

 
 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

 

Ghi nhận thêm 16 F0, trong đó có 11 ca cộng đồng. 4

Baoquangbinh.vn 01/12

 

Ngày 30/11, Việt Nam ghi nhận 13.972 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, tiếp tục tăng so với ngày trước đó. 5

TTXVN/Baotintuc.vn 30/11; Tienphong.vn 30/11; Plo.vn 30/11; VTC.vn 30/11; Suckhoedoisong.vn 30/11

 

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

 

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV.. 5

Quochoi.vn 30/11

 

Đại biểu Quốc hội hiến kế thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch. 7

Dangcongsan.vn 30/11, Linh Phương

 

Ngành Thanh tra tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các Đoàn thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 10

Noichinh.vn 01/12, Lê Hà Anh Tâm

 

KINH TẾ

 

Lệ Thủy - Quảng Bình: Đừng "bỏ quên" một tuyến đường. 12

Nguoilambao.vn 30/11, Mạnh Tùng

 

Nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản tại Quảng Bình. 13

Nongnghiep.vn 01/12, Trung Du

 

Địa ốc Quảng Bình đón chờ điểm đầu tư mới 15

Cafef.vn 01/12, Ánh Dương

 

FLC Quảng Bình: Thành phố không ngủ tiên phong ở Vương quốc Hang động. 16

Kinhtedothi.vn 30/11, Thu Nhung; Baophapluat.vn 30/11; Vnmedia.vn 30/11

 

Người trồng hoa Tết “chùng tay” đầu tư nhỏ giọt 18

Baodantoc.vn 30/11, Khánh Ngân

 

Hiệu quả từ mô hình nuôi cá "vụ ba". 19

Kênh VTV1 – Bản tin Chào buổi sáng 01/12 lúc 05h55

 

Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Quảng Bình: Hỗ trợ HTX đầu tư máy móc, mở rộng quy mô. 19

Đại biểu nhân dân 01/12, tr6, Thảo Anh; Daibieunhandan.vn 01/12

 

Hỗ trợ bò giống sinh sản cho hộ nghèo. 22

Nhân dân 01/12, tr4

 

XÃ HỘI

 

Khốn khổ vì sổ đỏ bị "ngâm" nhiều năm.. 22

Nld.com.vn 01/12, Hoàng Phúc; Người lao động 01/12, tr15

 

Nỗi lo sạt lở bờ sông Phú Hòa. 23

Baoquangbinh.vn 01/12, Việt Hà

 

Bắc Trung bộ: Lo tránh rét cho trẻ em vùng cao. 25

Sggp.org.vn 01/12, M.Phong - D.Quang - D.Cường

 

Vì sao nên để các trường được tự lựa chọn bộ sách giáo khoa cho mình?. 25

Tienphong.vn 30/11

 

Ngọn măng cô độc vẫn vươn lên. 29

Tuoitre.vn 01/12, Quốc Nam; Tuổi trẻ 01/12, tr10

 

PC Quảng Bình: Đạt nhiều giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IX.. 31

Cpc.vn 30/11, Hương Nguyên-Mạnh Duy

 

Huda bền bỉ mang nước sạch đến người dân miền Trung. 32

Vietnamnet.vn 30/11, Doãn Phong

 

Không bấm còi hơi, rú ga trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng để bảo vệ di sản. 33

Dulich.tuoitre.vn 30/11, Lam Giang

 

AN NINH – QUỐC PHÒNG

 

“Ăn cám trả vàng”. 34

Cadn.com.vn 30/11, Duy Ngọc

 

I. Thông tin liên quan đến dịch COVID-19

1. Ghi nhận thêm 16 F0, trong đó có 11 ca cộng đồng

(Baoquangbinh.vn 01/12)

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 30-11 đến 6 giờ ngày 01-12), Quảng Bình ghi nhận thêm 16 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 11 ca tại cộng đồng.

Mời xem nội dung chi tiết trong đường link dưới đây:

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/ghi-nhan-them-16-f0-trong-do-co-11-ca-cong-dong-2195859/

Về đầu trang

2. Ngày 30/11, Việt Nam ghi nhận 13.972 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, tiếp tục tăng so với ngày trước đó

(TTXVN/Baotintuc.vn 30/11; Tienphong.vn 30/11; Plo.vn 30/11; VTC.vn 30/11; Suckhoedoisong.vn 30/11)

Tính từ 16 giờ ngày 29/11 đến 16 giờ ngày 30/11, Việt Nam ghi nhận 13.972 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, trong ngày có 14.624 bệnh nhân khỏi bệnh.

Trong số đó có 6 ca nhập cảnh và 13.966 ca ghi nhận trong nước (tăng 208 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 7.549 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: TP Hồ Chí Minh (1.497), Cần Thơ (981), Bà Rịa - Vũng Tàu (860), Tây Ninh (727), Sóc Trăng (714), Bình Dương (626), Đồng Tháp (602), Bình Thuận (592), Vĩnh Long (571), Bạc Liêu (537), Đồng Nai (514), Bình Phước (459), Bến Tre (439), Kiên Giang (426), Cà Mau (377), Hà Nội (367), Khánh Hòa (350), An Giang (294), Hậu Giang (286), Lâm Đồng (219), Tiền Giang (200), Bình Định (186), Trà Vinh (165), Hải Phòng (154), Đắk Lắk (140), Đắk Nông (124), Thừa Thiên Huế (119), Gia Lai (101), Nghệ An (90), Thanh Hóa (89), Bắc Ninh (85), Long An (80), Hà Tĩnh (78), Đà Nẵng (75), Quảng Ngãi (71), Hà Giang (65), Nam Định (64), Hải Dương (62), Ninh Thuận (61), Thái Nguyên (57), Quảng Nam (47), Phú Yên (44), Phú Thọ (39), Hòa Bình (37), Quảng Trị (36), Vĩnh Phúc (35), Quảng Ninh (33), Tuyên Quang (29), Thái Bình (27), Yên Bái (23), Lạng Sơn (20), Hưng Yên (18), Cao Bằng (17), Quảng Bình (17), Hà Nam (16), Kon Tum (8 ), Bắc Giang (7), Điện Biên (3), Lào Cai (2), Bắc Kạn (2), Ninh Bình (1), Sơn La (1). Về đầu trang

https://baotintuc.vn/y-te/ngay-3011-viet-nam-ghi-nhan-13972-ca-nhiem-moi-sarscov2-tiep-tuc-tang-so-voi-ngay-truoc-do-20211130182520281.htm

II. Thời sự - Chính trị

1. Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV

(Quochoi.vn 30/11)

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tiếp xúc cử tri tại điểm cầu Tỉnh ủy Quảng Bình

Sáng 30/11, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình do đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cùng các đại biểu: Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Tiến Nam, Trần Quang Minh đã có buổi tiếp xúc cử tri (TXCT) theo hình thức trực tuyến với cử tri 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Dịp này, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình Vũ Đại Thắng cũng tiếp xúc trực tiếp với cử tri nơi công tác.

Tham dự buổi TXCT tại điểm cầu Tỉnh ủy Quảng Bình có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành... Tại điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố có đại diện thường trực các huyện, thị, thành ủy, thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Báo cáo với cử tri tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho biết: Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV diễn ra trong 16 ngày và được chia thành 2 đợt, kết hợp giữa họp trực tuyến và trực tiếp.

Với phương châm linh hoạt, sáng tạo, đổi mới, hiệu quả và thích ứng với mọi điều kiện hoàn cảnh, kỳ họp đã hoàn thành tốt toàn bộ nội dung chương trình. Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ, góp phần quan trọng vào thành công chung của kỳ họp.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã đóng góp tích cực tại kỳ họp với 40 lượt phát biểu thảo luận tại tổ, 11 lượt phát biểu thảo luận tại các phiên họp trực tuyến, 1 lượt phát biểu thảo luận trực tiếp tại hội trường, 5 lượt chất vấn và 1 lượt tranh luận trực tiếp tại hội trường.

Các ý kiến đã được nghiên cứu, chắt lọc, đúng trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, được nhiều ĐBQH các đoàn khác đồng tình ủng hộ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận. Nhiều cơ quan báo chí, truyền thông của địa phương và Trung ương chú ý theo dõi, cập nhật đưa tin.

Sau khi nghe đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình báo cáo, đã có 16 lượt ý kiến của cử tri tại các điểm cầu kiến nghị 55 nội dung. Cử tri đã bày tỏ sự đồng tình, phấn khởi trước những kết quả của kỳ họp, đặc biệt là những đóng góp nổi bật của Đoàn ĐBQH tỉnh tại diễn đàn Quốc hội.

Đánh giá cao những kết quả của đất nước, của tỉnh Quảng Bình trong phát triển kinh tế-xã hội, cử tri đặc biệt ghi nhận những thành tựu trong phòng, chống dịch Covid-19 và gửi lời tri ân các lực lượng tuyến đầu, các tập thể, cá nhân đã nỗ lực phòng, chống dịch, bảo vệ an toàn sức khỏe nhân dân, đồng hành cùng nhân dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri tỉnh Quảng Bình đã có các kiến nghị về tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19; quan tâm kiểm soát giá cả các loại vật tư nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đã và đang gây ra nhiều khó khăn; quan tâm chế độ, chính sách cho cán bộ y tế cơ sở, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong bối cảnh dịch bệnh…

Cử tri Quảng Bình cũng đề nghị Chính phủ, bộ ngành và tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả những chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 kịp thời, đúng đối tượng. Bên cạnh đó, quan tâm đầu tư các công trình phòng chống thiên tai như đường chống lũ, hệ thống đê, kè sông, biển; đồng hành, hỗ trợ các địa phương trong xây dựng nông thôn mới; quản lý, sử dụng hiệu quả đất rừng, góp phần giải quyết việc làm cho người dân; quan tâm đầu tư xây dựng nhà ở cho hộ nghèo; một số vấn đề về khiếu nại, tố cáo, giải quyết đơn thư…

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, đồng chí Vũ Đại Thắng đã tiếp thu, chia sẻ và trao đổi về các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đồng chí cũng thông báo khái quát về sự kịp thời, khẩn trương, đồng hành của Quốc hội khóa XV đối với những vấn đề trọng đại của đất nước và cử tri quan tâm, kiến nghị thể hiện qua việc ban hành Nghị quyết 30 của Quốc hội, Nghị quyết 128 của Chính phủ cùng nhiều chủ trương, nghị quyết quan trọng khác.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cũng đã luôn lắng nghe ý kiến của cử tri và nhân dân, chuyển các nội dung kiến nghị của cử tri đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và của tỉnh; tích cực tham gia thảo luận, chất vấn tại diễn đàn Quốc hội… tham gia quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, giải quyết hiệu quả các kiến nghị của cử tri.

Chia sẻ với những khó khăn của cử tri trong sản xuất, đời sống, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, đồng chí Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh, những nội dung cử tri kiến nghị, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành đã xem xét, trên cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch trong năm 2022 và những năm tiếp theo, bảo đảm phát triển KT-XH, ổn định đời sống, sản xuất cho Nhân dân.

Đối với các kiến nghị liên quan đến thẩm quyền của tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tổng hợp và chuyển các sở, ngành, địa phương, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ, hỗ trợ Đoàn ĐBQH tỉnh trả lời cụ thể trong thời gian tới.

Gửi lời cảm ơn đến toàn thể cử tri, các cơ quan trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác TXCT, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình mong muốn tiếp tục nhận được các kiến nghị, đề xuất và trao đổi của cử tri, tăng cường sự kết nối gần gũi, chặt chẽ giữa ĐBQH và cử tri trong tỉnh. Về đầu trang

https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=60975

2. Đại biểu Quốc hội hiến kế thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch

(Dangcongsan.vn 30/11, Linh Phương)

Để phục hồi và phát triển du lịch, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần quan tâm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp du lịch về phát triển bền vững; đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số trong quản lý và thông tin du lịch…

Thảo luận tại hội trường Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch COVID-19, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm là làm thế nào để phục hồi và phát triển du lịch trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã khẳng định vị trí mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội với tỷ lệ đóng góp vào GDP đến 9,2%, tạo việc làm cho gần 4 triệu lao động. Sự phát triển du lịch thực sự thúc đẩy tăng trưởng phát triển của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước những thách thức, khó khăn chưa từng có. Hàng loạt doanh nghiệp du lịch Việt Nam tạm dừng hoạt động, đóng cửa hoặc phá sản. Đa số lực lượng lao động du lịch mất việc làm, không có thu nhập. Ngành du lịch là ngành bị thiệt hại nghiêm trọng nhất. Năm 2020 với hai đợt dịch bùng phát du lịch thiệt hại khoảng 530.000 tỷ đồng, trong đó 8 tháng đầu năm, 2021 tổng thu du lịch giảm 36,5% so với cùng kỳ năm 2020. Từ tháng 7 đến nay khi đợt dịch thứ tư bùng phát mạnh thì hoạt động du lịch gần như đình trệ toàn bộ.

Theo ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh (Đoàn Ninh Bình), thực hiện phương châm của Chính phủ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả, phục hồi và phát triển kinh tế các địa phương, trong đó có tỉnh Ninh Bình đã chủ động chuẩn bị các điều kiện cho phục hồi và sẵn sàng phát triển du lịch khi dịch được kiểm soát.

Tuy nhiên, với đặc thù của hoạt động du lịch, khách thường đi theo tour tuyến, vì vậy không thể khép kín hoạt động trong một tỉnh mà tính liên kết vùng và cả nước là rất lớn.

Trên cơ sở đó, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đề nghị Chính phủ cần có kịch bản căn cơ, phương án phù hợp cho phục hồi và phát triển ngành du lịch phù hợp với tình hình kiểm soát dịch.

“Việc mở cửa du lịch phải thực hiện một cách thận trọng, có sự thống nhất từ chủ trương, đường lối đến hành động cụ thể. Các giải pháp phục hồi du lịch phải thấu đáo, phù hợp, trong đó yếu tố an toàn phải đặt lên hàng đầu”, đại biểu nói.

Trước hết, theo đại biểu phải đẩy nhanh việc tiêm vaccine toàn dân để tạo miễn dịch cộng đồng. Bên cạnh đó các địa phương cần đảm bảo các điều kiện về hạ tầng y tế, nhân lực phục vụ khách du lịch. Có quy trình thống nhất toàn quốc về chứng nhận tiêm chủng và tiêu chí về an toàn du lịch.

“Cần lập bản đồ vùng an toàn du lịch thông tin công khai và thường xuyên để các đơn vị thuận tiện cho việc đưa khách. Xây dựng tour khép kín và có chính sách kiểm soát tour phù hợp. Với tình hình diễn biến dịch mở cửa du lịch quốc tế trở lại. Thiết lập hộ chiếu vaccine để đón khách quốc tế. Chính phủ có hướng dẫn thực hiện quy trình đón khách quốc tế an toàn, chặt chẽ nhưng thuận lợi cho du khách trong điều kiện phòng chống dịch cho từng địa phương”, đại biểu đề xuất.

Trên cơ sở rà soát, đánh giá nhu cầu về nhân lực xác định rõ số lượng cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Yêu cầu đào tạo, đánh giá năng lực đào tạo để xây dựng kế hoạch và lộ trình cụ thể để đào tạo chuyên môn, kỹ năng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng cho phục hồi và phát triển du lịch.

Tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, miễn, giảm các khoản đóng góp bảo hiểm y tế và xã hội, giảm lãi suất vay ngân hàng cho các doanh nghiệp, miễn, giảm thuế giá trị gia tăng cho tiêu dùng du lịch và các doanh nghiệp du lịch. Đồng thời, Chính phủ cho phép các doanh nghiệp du lịch được khoanh nợ, tái cấu trúc các khoản vay đến hết năm 2021 để các doanh nghiệp phục hồi và tái hoạt động sau dịch, xây dựng quỹ tài chính hỗ trợ cho ngành du lịch, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ ban đầu cho quỹ.

Đi cùng với đó, theo đại biểu cần hỗ trợ ngành du lịch đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong phát triển du lịch, xây dựng nền tảng số dùng chung cho toàn ngành và toàn xã hội. Trong đó, nghiên cứu triển khai mô hình sàn giao dịch du lịch trực tuyến.

Đồng quan điểm, đại biểu Dương Tấn Quân  (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng cần quan tâm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp du lịch về phát triển bền vững. Cơ cấu lại từ hoạt động xúc tiến quảng bá, định vị thị trường, mục tiêu. Xây dựng sản phẩm phù hợp, ưu tiên xây dựng các gói kích cầu. Đẩy mạnh liên kết vùng giữa các địa phương. Hợp tác chặt chẽ giữa ngành du lịch và các bên cung ứng dịch vụ liên quan như hàng không, các lĩnh vực sản xuất hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch gắn với ứng dụng công nghệ thông tin.

Đi cùng với đó là  triển khai hiệu quả các chính sách, giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch. Ưu tiên thúc đẩy nhanh hiệu quả chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân, người lao động ở các trung tâm du lịch. Đẩy  nhanh tốc độ chuyển đổi số trong quản lý và thông tin du lịch, thông tin các điểm đến, các sản phẩm du lịch của các địa phương. Hình thành được hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử liên thông giữa trung ương và địa phương.

Để phục hồi và phát triển du lịch, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn Quảng Bình) đề nghị Chính phủ hỗ  trợ tài chính và đào tạo lại, đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp và người lao động du lịch. Cụ thể, cần hỗ trợ tài chính trực tiếp và linh hoạt cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, lực lượng lao động du lịch và người dân kinh doanh dịch vụ công cộng, cộng đồng, tăng cường thanh khoản và khả năng tiếp cận các quỹ, nguồn vốn đầu tư, các khoản tín dụng gia hạn trả nợ.

Đồng thời, tạo cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin hiệu quả giữa chính quyền các doanh nghiệp và tổ chức xã hội để nhanh chóng đưa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn và tận dụng các cơ hội cho phục hồi và phát triển du lịch trong giai đoạn bình thường mới.

Theo đại biểu Nguyễn Minh Tâm, để xây dựng môi trường du lịch an toàn để kích thích nhu cầu du lịch vốn dĩ đang bị nén trong mấy tháng qua, giải pháp ưu tiên là ban hành chính sách và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch tại các điểm đến để tạo được sự tin tưởng của khách du lịch.

Đại biểu Tâm cho hay, hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có Quảng Bình cũng đang khởi động lại hoạt động du lịch với các quy định, lộ trình để du khách không phải cách ly khi đến. Do đó, cần có quy trình xử lý sự cố xảy ra liên quan đến dịch bệnh, đồng thời đánh giá mức độ an toàn. Qua đó quy trình này cần được chuẩn hóa trong phạm vi toàn quốc và cần có sự kết nối với các nước để làm ấm lại thị trường du lịch thế giới. Về đầu trang

https://dangcongsan.vn/phong-chong-dich-covid-19/dai-bieu-quoc-hoi-hien-ke-thuc-day-phuc-hoi-va-phat-trien-du-lich-598521.html

3. Ngành Thanh tra tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các Đoàn thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

(Noichinh.vn 01/12, Lê Hà Anh Tâm)

Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, tỉnh Quảng Bình tiến hành phòng, chống dịch Covid-19 trong giai đoạn mới với phương châm: “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả”, để đảm bảo đúng mục tiêu theo kế hoạch đề ra trong công tác thanh tra trên phạm vi toàn địa bàn tỉnh, Quý IV/2021 Ngành Thanh tra Quảng Bình đã chủ động, tích cực đốc thúc, rà soát nội dung, tiến độ thực hiện.

 

Trong tháng 10/2021, toàn Ngành Thanh tra đã thực hiện 42 cuộc thanh tra, kiểm tra; tháng 11/2021 đã thực hiện 52 cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào việc quản lý, sử dụng vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản; thanh tra công tác quản lý tài chính và huy động tài trợ; thu-chi các khoản thu khác tại các trường học; thanh tra ngân sách và công tác chi trả một số chế độ, chính sách;

Thanh tra chuyên ngành về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu; kiểm tra việc chấp hành các quy định về đường bộ, đường thủy nội địa; kiểm tra hành lang an toàn giao thông đường bộ; giám sát kỳ sát hạch cấp giấy phép lái xe; thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về hoạt động hành nghề thú y, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thủy sản trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đối với một số đơn vị chủ rừng, cơ sở cưa xẻ, chế biến, kinh doanh lâm sản; kiểm tra, rà soát thông tin nhạy cảm trên báo chí và thông tin xấu độc trên mạng xã hội, chấn chỉnh một số tài khoản facebook đăng tải thông tin chưa đúng quy định; kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ, việc mua sắm trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh Covid-19....

Qua thanh tra, kiểm tra,  trong tháng 10/2021, đã phát hiện sai phạm hơn 422 triệu đồng, kiến nghị thu hồi gần 25 triệu đồng, xử lý tài sản vi phạm hơn 100 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành chính gần 300 triệu đồng; tháng 11/2021, đã phát hiện sai phạm hơn 1 tỷ 400 triệu đồng, kiến nghị thu hồi hơn 600 triệu đồng, xử lý tài sản vi phạm hơn 165 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành chính gần 250 triệu đồng, kiến nghị khác hơn 400 triệu đồng.

 

Đạt được những kết quả trên là nhờ các cuộc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; kết luận thanh tra đảm bảo sự chính xác, đúng quy định của pháp luật; các cuộc thanh tra được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với điều kiện tình hình dịch bệnh đang xảy ra.

Đồng thời, Thanh tra tỉnh tích cực, chủ động tham mưu, giúp UBND tỉnh xây dựng dự thảo văn bản chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2020 - 2021 và các năm tiếp theo; tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng” theo Quyết định số 450/QĐ-TTCP, ngày 20/8/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ trong phạm vi cơ quan thanh tra tỉnh nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện nhiệm vụ công vụ,... T

hời gian còn lại của năm 2021, toàn ngành Thanh tra tỉnh tiếp tục tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các Đoàn thanh tra, đảm bảo triển khai, kết thúc đúng tiến độ, thanh tra đúng nội dung, phạm vi theo quy định, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Về đầu trang

https://noichinh.vn/tin-tuc-su-kien/tin-dia-phuong/202112/quang-binh-nganh-thanh-tra-tang-cuong-chi-dao-kiem-tra-don-doc-hoat-dong-cua-cac-doan-thanh-tra-gop-phan-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-310380/

III. Kinh tế   

1. Lệ Thủy - Quảng Bình: Đừng "bỏ quên" một tuyến đường

(Nguoilambao.vn 30/11, Mạnh Tùng)

Đoạn đường thuộc thôn Đông Thành bị xuống cấp trầm trọng.

Một số đoạn đường Trần Hưng Đạo (tỉnh lộ 565 cũ), huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) bị xuống cấp, hư hỏng nặng, xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà gây nguy hiểm cho người dân đi đường, nhất là sau những trận mưa vừa qua.

Theo phản ánh một số người dân sinh sống dọc tuyến đường Trần Hưng Đạo (trước là tỉnh lộ 565 cũ) tại thôn Đông Thành, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, từng được xem là tuyến đường “cửa ngõ” nối nhiều xã như Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy, Ngư Thủy... vào chợ Tréo, trung tâm trao đổi, mua bán lớn nhất huyện và bến xe huyện Lệ Thủy mà còn là tuyến đường nối từ Quốc lộ 1A vào Trung tâm huyện xuống nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tuy nhiên, sau khi Quốc lộ 9C được đầu tư xây dựng các công trình thoát nước, phòng hộ, hệ thống an toàn giao thông trên toàn tuyến được đầu tư hoàn chỉnh và dần trở thành con đường huyết mạch nối sang Trung tâm huyện thì tuyến đường Trần Hưng Đạo đi qua địa phận thôn Đông Thành dường như bị bỏ quên, không duy tu, sửa chữa, không đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông

Tuyến đường không chỉ trở thành nỗi khiếp sợ của người dân thôn Đông Thành mà của tất cả người tham gia giao thông trong huyện vẫn đi đường này về chợ Tréo, nơi trao đổi, mua bán hang hóa sầm uất nhất huyện Lệ Thủy.

Sau nhiều năm sử dụng tuyến đường qua thôn Đông Thành đã có dấu hiệu xuống cấp, xuất hiện nhiều ổ gà, gây khó khăn cho người tham gia giao thông, nhưng không được các cơ quan chức năng quan tâm tu sửa, trong khi nhiều tuyến đường có mật độ giao thông thấp ở thôn khác trong xã lại được ưu tiên làm mới. Những năm gần đây, mật độ xe tải, xe chở đất quá khổ di chuyển trên tuyến đường ngày một cao, khiến tuyến đường càng xuống cấp nhanh hơn. Đã có không ít người đi xe máy qua đây bị trượt ngã, trầy xước tay chân. Đi đoạn đường này vào buổi tối lại càng nguy hiểm hơn. Anh Nguyễn Xuân Thắng - người dân sống cạnh con đường bức xúc.

Theo ghi nhận PV, phản ánh của người dân sinh sống dọc tuyến đường Trần Hưng Đạo này là có cơ sở. Tuyến đường này không chỉ xảy ra tình trạng sình lầy, trơn trượt vào mùa mưa mà còn thiếu hệ thống cống thoát nước dẫn đến tình trạng ứ đọng và ách tắc do vậy tuyến đường cần có hệ thống thoát nước.

Anh Hoàng Tiệp - Người dân sinh sống dọc tuyến đường Trần Hưng Đạo cho biết: “Cách đây hơn 5 năm, tuyến đường này được đại tu làm lại. Đoạn đường thuộc thị trấn Kiến Giang làm lại có đầy đủ hệ thống cống thoát nước, vỉa hè, còn đoạn đường đi qua khu vực thôn Đông Thành lại không có hệ thống thoát nước cũng như lề đường, vỉa hè. Trước đây, phía bên ngoài là ruộng chưa có nhà, nước từ mọi phía đổ ra đó, bây giờ người dân làm nhà hết sát hai bên đường, không có cống thoát nước nên đường bị đọng nước càng hư hỏng nhanh hơn.”

Được biết, trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, 9 tháng đầu năm 2021, các cấp ủy, chính quyền huyện Lệ Thủy đã huy động được gần 270 tỷ đồng đầu tư nâng cấp, xây mới đạt chuẩn hơn 21 km đường ngõ xóm; 6,7km đường liên thôn và nhiều công trình khác, nhưng đoạn đường với mật độ giao thông nhiều chưa đến 1km này lại bị bỏ quên.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Khánh - Trưởng thôn Đông Thành, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy cho biết: “Trong các cuộc tiếp xúc cử tri bà con cũng đã phản ánh rất nhiều lần, vì cứ mỗi mùa mưa tới, đường lại xuống cấp nhiều hơn. Vừa qua Thôn đã có ý kiến với xã, huyện và làm tờ trình xin làm đường.”

Huyện Lệ Thủy đang tập trung thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn toàn huyện. Người dân tha thiết mong lãnh đạo huyện, xã không nên để xã nông thôn mới xã Liên Thủy có một tuyến đường đã từng là trọng yếu, ngay sát trung tâm huyện nhưng “đường không ra đường, ruộng không ra ruộng” như thế này! Về đầu trang

http://nguoilambao.vn/dung-quot-bo-quenquot-mot-tuyen-duong-n53040.html

2. Nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản tại Quảng Bình

(Nongnghiep.vn 01/12, Trung Du)

Bắc Lý thu hút nhiều nhà đầu tư đến phát triển các khu đô thị kiểu mẫu, hình thành chuỗi đô thị giáo dục và du lịch đẳng cấp nhất duyên hải miền Trung.

Trong xu hướng dịch chuyển dòng tiền đầu tư về các địa phương, Quảng Bình là một trong những tỉnh thành được nhiều chuyên gia nhận định là điểm đến mới hấp dẫn, giàu tiềm năng về cảnh quan, tài nguyên. Đặc biệt, sự đổi thay của hạ tầng giao thông với loạt công trình nghìn tỷ giúp Quảng Bình thu hút nhiều “ông lớn” bất động sản cùng các dự án quy mô bài bản.

Chỉ tính riêng trong năm 2020, nhiều dự án giao thông được tỉnh xây dựng, nâng cấp như dự án cải tạo Quốc lộ 12A; dự án xây dựng nâng cấp quốc lộ 9B, đường cao tốc Bắc Nam đoạn từ Ninh Bình đến Quảng Bình dự kiến hoàn thành cuối năm 2022…

Nhờ sự đổi thay đáng kể trong hạ tầng giao thông và đô thị đã giúp Quảng Bình trở thành một trong những tỉnh miền Trung thu hút lượng lớn dòng vốn đầu tư. Đến tháng 3/2021, toàn tỉnh có 494 dự án với tổng vốn đăng ký 48.000 tỷ đồng đã được phê duyệt chủ trương đầu tư. Trước đó, năm 2020, UBND tỉnh cũng chấp thuận đầu tư 85 dự án với tổng mức đầu tư 9.000 tỷ đồng.

Mới đây, tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 3158 xác định các mục tiêu phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, cụ thể, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 đạt 8-8.5%. Để đạt được con số này, Quảng Bình tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay cả trong điều kiện dịch bệnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tỉnh phấn đấu đến ngày 31/12/2021 đạt tỷ lệ giải ngân 100% kế hoạch vốn, đồng thời, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh.

Mật độ các công trình giao thông đày đặc, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công nhanh, sự phục hồi và phát triển kinh tế cộng hưởng với chính sách thu hút đầu tư, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi… đã khiến các nhà đầu tư, nhà phát triển bất động sản đặt nhiều kỳ vọng về hiệu suất đầu tư trong tương lai tại thị trường bất động sản Quảng Bình.

Với lợi thế nằm ngay trung tâm thành phố, Bắc Lý được thừa hưởng mạng lưới giao thông đồng bộ và là “bến đỗ” của nhiều “ông lớn” bất động sản khi đến với Quảng Bình. Các chuyên gia nhận định, sự sôi động của thị trường bất động sản Bắc Lý không chỉ ở giai đoạn hiện tại mà còn liên tục trong thời gian tới khi hàng loạt dự án nghìn tỷ sắp được triển khai. Cụ thể, cầu Nhật Lệ 2 nối liền trung tâm thành phố Đồng Hới và bán đảo Bảo Ninh; đại lộ ven biển đường Võ Nguyên Giáp; tuyến đường Quang Trung kéo dài kết nối trung tâm thành phố Đồng Hới với huyện Lệ Thủy – trung tâm phát triển công nghiệp năng lượng gió và năng lượng mặt trời… Tất cả đã tạo thành mạng lưới giao thông đồng bộ kết nối Bắc Lý và thành phố Đồng Hới đến các vùng kinh tế trong khu vực cũng như nhiều tỉnh thành khác.

Đặc biệt, dự án giao thông đường ven biển - cầu Nhật Lệ 3 với tổng vốn đầu tư 2.200 tỉ đồng triển khai trong giai đoạn 2021 – 2026 và dự án nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Đồng Hới sẽ là nhân tố quan trọng mang đến sự sôi động cho thị trường bất động sản Bắc Lý.

Theo đánh giá của các nhà đầu tư, mặt bằng giá đất thị trường Bắc Lý còn khá thấp so với nội lực sẵn có, giới đầu tư cũng đang dần cảm nhận được sức nóng của thị trường bất động sản nơi đây khi hàng loạt dự án quy mô lớn, đầu tư quy hoạch bài bản đang rục rịch được triển khai, đây chính là minh chứng rõ nét nhất cho tiềm năng và cơ hội sinh lời của vùng đất này.

Trong tương lai không xa, Bắc Lý và thị trường bất động sản Đồng Hới chắc chắn sẽ trở thành điểm trũng hút dòng tiền của các nhà đầu tư và nhà phát triển bất động sản. Về đầu trang

https://nongnghiep.vn/nhieu-co-hoi-cho-cac-nha-dau-tu-bat-dong-san-tai-quang-binh-d309350.html

3. Địa ốc Quảng Bình đón chờ điểm đầu tư mới

(Cafef.vn 01/12, Ánh Dương)

Sở hữu lợi thế đắt giá khi nằm kề sông Nhật Lệ, cạnh sân golf và tầm nhìn bao trọn bãi biển Bảo Ninh, dự án La Celia city do Nam Mekong Group làm chủ đầu tư được đánh giá là siêu phẩm BĐS được chờ đợi bậc nhất của thị trường BĐS Quảng Bình trong thời gian tới.

Sau 6 năm tách ra từ Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 (Vinaconex 3), Nam Mekong Group đã có những bước phát triển mạnh mẽ để trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu với 3 lĩnh vực chính: Bất động sản (BĐS); Năng lượng tái tạo; Cảng biển – Logistics.

Trong lĩnh vực BĐS, đơn vị này mang đến tư duy độc đáo, đã và đang ghi dấu ấn đậm nét với chiến lược phát triển, khai phá những vùng đất mới, giàu tiềm năng kết hợp các giải pháp xanh nhằm tạo nên giá trị bền vững; "chắp cánh" cho kinh tế - văn hóa – xã hội của khu vực phát triển.

Thay vì chỉ tập trung vào các thị trường BĐS lớn như tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, chiến lược phát triển của Nam Mekong Group là tập trung vào các thị trường ngách, những vị trí có tiềm năng và dư địa tăng trưởng tốt, với cách đi vừa triển khai dự án từ ban đầu kết hợp với M&A.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, BLĐ của Nam Mekong Group cho biết, năm 2021 sẽ là năm bản lề, đánh dấu sự phát triển của Công ty dưới mô hình Tập đoàn phát triển đa ngành bằng việc cụ thể hóa, triển khai thực hiện các dự án BĐS lớn tại các thị trường giàu tiềm năng như: Quảng Bình, Hải Dương, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc,… Đặc biệt, trong giai đoạn từ 2022 – 2026, đơn vị này sẽ tập trung nguồn lực để phát triển tại Quảng Bình với dự án Khu đô thị Bảo Ninh 2 (tên thương mại: La Celia city) tại thành phố Đồng Hới. La Celia city có tổng mức đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng, dự kiến bàn giao vào năm 2023.

Suốt thời gian qua, thị trường BĐS miền Trung đều hướng sự chú ý về dự án bất động sản cao cấp, mang tính biểu tượng của tỉnh Quảng Bình do Nam Mekong Group kến tạo. Cận biển, kề sông, cạnh sân golf, dự án La Celia city tạo lạc trên bán đảo Bảo Ninh, đường Võ Nguyên Giáp, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Cư dân tại La Celia city còn được thừa hưởng giá trị từ hạ tầng hiện hữu, đồng bộ như tuyến đường Võ Nguyên Giáp có lộ giới 60m dọc khu đất dự án, hệ thống đường điện 22 KV qua khu vực của dự án và hệ thống cấp thoát nước hoàn chỉnh; hệ thống giao thông kết nối thuận tiện khi sát bãi biển Bảo Ninh, cách sân bay Đồng Hới 9,5km, và chỉ di chuyển từ 10 – 45 phút để đến các địa điểm du lịch nổi tiếng như: bãi Đá Nhảy, động Phong Nha, hang Sơn Đoòng,…

Với tổng diện tích 18,19ha, mật độ xây dựng chỉ từ 45%, La Celia city với quần thể Biệt thự, Boutique Hotel, nhà phố liền kề và căn hộ chung cư cao cấp sẽ tạo ra khu phức hợp thương mại, dịch vụ, tài chính, văn hóa, giải trí độc đáo.

Theo đuổi phong cách: Tinh tế, phóng khoáng và hoàn hảo, La Celia city được các kiến trúc sư của Contech, DK.Laud Architects&Consultants thể hiện ngôn ngữ thiết kế với sự chỉn chu, cân bằng hài hòa giữa: đơn giản tinh tế - sang trọng hiện đại. Các nhà thiết kế đã tận dụng tối đa vật liệu kính cao cấp để tạo ra một tổ hợp cao tầng tỏa sáng bên bờ sông Nhật Lệ, ôm trọn view bãi biển Bảo Ninh.

La Celia city cũng là dự án tiên phong đem đến những tiện ích đẳng cấp đến với vùng đất Quảng Bình như: Cầu kính, Đài quan sát, Sky Bar, Quảng trường nhạc nước, hồ cảnh quan và công viên cây xanh,.. hứa hẹn sẽ tạo nên một cuộc sống đích thực với những trải nghiệm tuyệt vời tại đây.

Với vị trí tiềm năng và giá trị biểu tương của La Celia city, Nam Mekong Group ước tính thu về 6.288 tỷ đồng doanh thu, 1.107 tỷ đồng lợi nhuận (tỷ suất lợi nhuận 17,6%) với lãi suất chiết khấu hiện tại 11%, IRR dự án được đánh giá 53%. Dự án được đánh giá có doanh thu và lợi nhuận đột biến của Mekong Group trong giai đoạn 2021 – 2023, đồng thời là bước ngoặt dấu ấn cho sự chuyển hướng tập trung trong lĩnh vực bất động sản của Tập đoàn.

Giới chyên gia đánh giá sự xuất hiện của La Celia city sẽ là sản phẩm độc đáo trong thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2022. Đội ngũ này cũng đánh giá cao về định hướng phát triển bất động sản của Nam Mekong Group sẽ giúp cho thị trường có thêm sự cạnh tranh, chuyên nghiệp và bổ sung vào nguồn cung sản phẩm độc đáo, ấn tượng, góp phần bùng nổ thị trường địa ốc trong thời gian tới. Về đầu trang

https://cafef.vn/dia-oc-quang-binh-don-cho-diem-dau-tu-moi-20211130170459828.chn

4. FLC Quảng Bình: Thành phố không ngủ tiên phong ở Vương quốc Hang động

(Kinhtedothi.vn 30/11, Thu Nhung; Baophapluat.vn 30/11; Vnmedia.vn 30/11)

Mô hình “thành phố không ngủ” với đa dạng các sản phẩm du lịch hấp dẫn được xem là giải pháp hiệu quả để kích cầu du lịch Quảng Bình trở thành điểm đến nổi bật tại miền Trung.

Những thành phố không ngủ - hay nói cách khác là nền kinh tế phát triển về đêm đang dần được coi là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế mới thông qua thúc đẩy phát triển nhiều ngành kinh doanh đa dạng, tập trung ở các dịch vụ: văn hóa, vui chơi giải trí, ăn uống, mua sắm và du lịch diễn ra trong khung thời gian ban đêm (thường từ 06 giờ tối hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau).

Từ Đề án Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt, theo Tổng cục Du lịch, phát triển sản phẩm du lịch đêm là một giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thúc đẩy khả năng chi tiêu, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, góp phần “cứu cánh”“ cho ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay.

Dải đất miền Trung Việt Nam được xem là có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế đêm, một mũi nhọn để thúc đẩy du lịch phát triển. Đầu tiên, nơi đây hội tụ những tiềm năng du lịch đắt giá bậc nhất với tài nguyên du lịch phong phú (dải bờ biển dài, nhiều di sản thế giới, di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống, văn hóa nghệ thuật và ẩm thực đặc sắc).

Thứ hai, số lượng khách du lịch quốc tế có xu hướng gia tăng tại miền Trung hàng năm. Theo số liệu thống kê, nhiều năm qua, ngành Du lịch của miền Trung ước tính đóng góp gần 20% vào doanh thu du lịch của cả nước. Hơn 80% số du khách quốc tế đến Việt Nam đều ghé chân tại khu vực này.

Trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, chỉ tính riêng trong năm 2019, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng đã đón hơn 10 triệu lượt khách nội địa và hơn 9 triệu lượt khách quốc tế. Sở Du lịch Quảng Bình cũng cho biết, tổng lượng khách đến Quảng Bình năm 2019 ước đạt 5 triệu lượt, tăng 28% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế tăng 50% so với năm 2018.

Khách quốc tế từ các nước như châu u, Mỹ, Úc, Đài Loan,… đã quen với việc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ban đêm, do vậy, họ cũng kỳ vọng sẽ được khám phá những nét đặc sắc ở sản phẩm du lịch đêm tại những điểm đến ở Việt Nam. Nhằm thúc đẩy tiêu dùng du lịch của nhóm khách tiềm năng này, các mô hình thành phố không ngủ xuất hiện ngày một nhiều tại điểm đến quen thuộc như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang… Và Quảng Bình – thị trường du lịch mới nổi của miền Trung với kết nối giao thông thuận lợi, sở hữu nhiều địa danh di sản kỳ thú hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế được kỳ vọng trở thành thành phố không ngủ tiếp theo.

FLC Quảng Bình – Thành phố không ngủ tiên phong

Là dự án hạ tầng du lịch quy mô lớn bậc nhất tại vương quốc hang động, FLC Quảng Bình đáp ứng trọn vẹn những yêu cầu để phát triển nền kinh tế về đêm nhờ quy hoạch hạ tầng đồng bộ trên gần 2.000 ha, đa dạng hệ thống sản phẩm lưu trú cũng như tiện ích.

Lần đầu tiên tại“vương quốc hang động” hình thành một đại đô thị ven biển với nhiều hạng mục lưu trú nghỉ dưỡng 5 sao và hơn 70 tiện ích giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế như: tổ hợp sân golf dạng links, quảng trường biển, bể bơi vô cực, vườn thú đêm bán hoang dã…

Không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan đẳng cấp, FLC Quảng Bình được định hướng trở thành thành phố không ngủ đầu tiên của Quảng Bình, nơi đem lại những trải nghiệm độc đáo tất cả trong một từ chuỗi dịch vụ thương mại, giải trí 24/7 hiện đại được kết nối xuyên suốt.

Đến FLC Quảng Bình, du khách sẽ phải dừng chân hàng tuần mới có thể trọn vẹn tận hưởng và đắm mình vào những con phố lễ hội rực rỡ trải dài hơn 5km xuyên suốt đại quần thể, những festival tôn vinh văn hóa và ẩm thực thế giới, tham gia hàng trăm trò chơi ban đêm phong phú. Hay, ghé chuỗi quán bar, pub nhộn nhịp bên bờ biển để tận hưởng đời sống về đêm phong phú, nhâm nhi ly rượu tại những hầm rượu vang thượng hạng, tận hưởng không gian spa trị liệu đẳng cấp…

Chuỗi dịch vụ kinh tế đêm được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao hiệu suất sử dụng cơ sở hạ tầng và vật chất tại FLC Quảng Bình, đồng thời phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên di sản quý giá, văn hóa vốn có của địa phương để thúc đẩy và nâng tầm thương hiệu Quảng Bình trên bản đồ du lịch. Về đầu trang

https://kinhtedothi.vn/flc-quang-binh-thanh-pho-khong-ngu-tien-phong-o-vuong-quoc-hang-dong-442345.html

5. Người trồng hoa Tết “chùng tay” đầu tư nhỏ giọt

(Baodantoc.vn 30/11, Khánh Ngân)

Vào thời điểm này các năm trước, người trồng hoa phục vụ cho Tết Nguyên đán ở Bắc Trung bộ bắt đầu xuống giống. Năm nay do diễn biến của dịch Covid- 19 và thời tiết bất thường, người trồng hoa và các làng nghề trồng hoa “chùng tay” không dám đầu tư lớn.

Tại xã Lý Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), người trồng hoa ở đây cũng bắt đầu xuống giống hoa phục vụ vụ tết. Nhưng năm nay, không khí xuống giống khác hẳn những năm trước. Chủng loại giống hoa, diện tích và cả số người trồng hoa đều giảm mạnh.

Có 5ha đất chuyên trồng hoa, nhưng không như các năm trước, vụ hoa tết năm nay gia đình anh Nguyễn Quang Huyên, ở thôn 6, xã Lý Trạch chỉ xuống giống hơn 4 sào (2.000m2-PV), chủ yếu là giống hoa cúc, phụ thêm là một số loại hoa cắm tết khác. Còn hoa cao cấp đòi hỏi số vốn đầu tư lớn như hoa ly, lay ơn thì gia đình anh không xuống giống.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, anh Huyên, người sở hữu diện tích trồng hoa lớn nhất, nhì xã trầm ngâm: Thời gian gần đây, do dịch bệnh Covid-19 và thời tiết bất thường khiến gia đình tôi không dám “bung sức” đầu tư và mở rộng diện tích trồng hoa. Vụ hoa phục vụ tết năm nay, gia đình tôi chỉ xuống giống các loại hoa cúc là chủ yếu, diện tích trồng hoa cũng được thu hẹp rất nhiều so với các năm trước.

Trong điều kiện nền kinh tế chưa phục hồi, dịch bệnh còn diễn biến khó lường, thời tiết bất thường đã làm cho người trồng hoa phục vụ Tết Nguyên đán phải “chùng tay”, không dám đầu tư lớn.

Ông Lê Đình San, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, toàn xã duy trì thường xuyên diện tích 50ha trồng hoa, với 100 hộ dân trồng thường xuyên và hơn 700 hộ dân trồng thời vụ, chủ yếu trong vườn nhà. Vụ hoa Tết năm nay, diện tích trồng hoa của xã thu hẹp chỉ còn khoảng hơn 15ha, giảm mạnh so với mọi năm.

Lý giải cho việc diện tích trồng hoa trên địa bàn xã bị thu hẹp so với các năm trước, ông San cho hay, năm nay, thời tiết biến đổi thất thường khiến nhiều giống hoa ở phía Bắc vốn đã khó thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của miền Trung lại càng “gây khó” cho người trồng, chăm sóc. Từ việc tốn công chăm sóc, lại thêm chi phí để nhân tạo môi trường phù hợp cho cây hoa sinh trưởng, cho hoa đúng dịp làm cho người trồng hoa không có lãi nên họ không còn mặn mà.

Một nguyên nhân khác, được cho là tác động trực tiếp đến tâm người trồng hoa, đó là đại dịch Covid-19. Trong điều kiện kinh tế chưa thực sự phục hồi, dịch Covid -19 còn diễn biến phức tạp, người trồng hoa đầu tư cầm chừng, thu hẹp diện tích cũng là điều dễ hiểu.

Như để lý giải cho việc “chùng tay” đầu tư, giảm diện tích trồng hoa là một giải pháp, anh Nguyễn Quang Huyên, ở thôn 6, xã Lý Trạch (huyện Bố Trạch) cho biết: Dịch Covid-19 ập đến, cả mấy dịp rằm, gia đình anh phải vứt bỏ một số lượng hoa lớn vì không có mối tiêu thụ. Gia đình anh cũng đã chủ động đưa sản phẩm bán trực tuyến trên mạng xã hội, nhưng kết quả cũng không khả quan, lượng người mua vẫn rất ít. “Diễn biến dịch bệnh chưa biết thế nào nên gia đình tôi cũng chỉ trồng ít phục vụ tết, chứ không giám đầu tư nhiều”, anh Huyên buồn rầu. Về đầu trang

https://baodantoc.vn/nguoi-trong-hoa-tet-chung-tay-dau-tu-nho-giot-1637828229343.htm

6. Hiệu quả từ mô hình nuôi cá "vụ ba"

(Kênh VTV1 – Bản tin Chào buổi sáng 01/12 lúc 05h55)

Quảng Bình là vùng đất chịu nhiều thiên tai, lũ lụt hàng năm. Tại đây, người dân huyện Lệ Thủy đã tìm tòi và áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với mưa lũ và biến đổi khí hậu mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, đó là nuôi cá "vụ ba".

Mời xem nội dung chi tiết trong đường link dưới đây:

https://vtv.vn/video/chao-buoi-sang-01-12-2021-533437.htm

Về đầu trang

7. Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Quảng Bình: Hỗ trợ HTX đầu tư máy móc, mở rộng quy mô

(Đại biểu nhân dân 01/12, tr6, Thảo Anh; Daibieunhandan.vn 01/12)

Để giúp các hợp tác xã (HTX) vượt qua khó khăn và phát triển sản xuất, Liên minh HTX tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, đặc biệt là vốn vay lãi suất thấp từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các HTX.

Hiện Quảng Bình có 366 HTX đang hoạt động trên các lĩnh vực, như chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh dịch vụ, dịch vụ nông nghiệp, nuôi trồng, chế biến thủy sản, tưới tiêu, thủy lợi, vận tải, tín dụng…

Nhìn chung, các HTX đã phát huy được vai trò sứ mệnh của mình trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh. Hàng năm, kinh tế tập thể mà nòng cốt là kinh tế HTX đã đóng góp khoảng 4% vào GDP của tỉnh. Ngoài ra, kinh tế HTX còn đóng góp rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng tại địa phương.

Để đạt được kết quả đó, Liên minh HTX tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho các HTX, trong đó, phải kể đến vốn vay lãi suất thấp từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX. Đến nay, Liên minh HTX tỉnh có 29 dự án vay vốn cho các HTX với số tiền 1.550 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX.

Mong muốn thành lập một cơ sở mây xiên làm ra những sản phẩm tinh xảo, năm 2008, HTX Sản xuất dịch vụ mây xiên Quảng Phương (huyện Quảng Trạch) ra đời. Những năm đầu hoạt động, HTX gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn để đầu tư máy móc, mua nguyên liệu, phát triển thành viên, tìm đầu ra cho sản phẩm… Năm 2012, HTX được Liên minh HTX tỉnh tạo điều kiện cho vay 50 triệu đồng với lãi suất thấp nhằm phát triển sản xuất.

Giám đốc HTX Sản xuất dịch vụ mây xiên Quảng Phương Phan Thị Thủy cho biết, “thời điểm đó, nếu không vay được vốn thì HTX rất khó phát triển được thành viên, nhập nguyên liệu và có nguy cơ phải ngừng hoạt động. Nguồn vốn vay ưu đãi từ Liên minh HTX tỉnh thực sự là "cứu cánh" cho HTX chúng tôi duy trì và phát triển sản xuất đến bây giờ”.

Năm 2017, HTX trả xong nợ và được vay tiếp 100 triệu đồng. Từ nguồn vốn được vay, HTX đầu tư mua sắm thêm máy móc, trang thiết bị sản xuất, tìm được thị trường mua nguyên liệu và thị trường đầu ra ổn định. HTX cũng đã kết nối với các địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề mây xiên cho người dân nông thôn. Từ những lớp đào tạo này, HTX đã thu nạp thêm các thành viên và số lượng sản phẩm làm ra hàng năm tăng lên.

Hiện HTX có 15 thành viên và 150 lao động vệ tinh, mức thu nhập bình quân đầu người đạt từ 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. Trung bình mỗi năm, HTX sản xuất trên 20.000 sản phẩm các loại từ mây xiên, đạt doanh thu khoảng 2,5 tỷ đồng. Riêng năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai và dịch bệnh nhưng HTX vẫn đạt doanh thu 2,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 300 triệu đồng.

Để phát triển làng nghề truyền thống, nâng cao giá trị sản phẩm, năm 2010, HTX làng nghề bánh mè xát Tân An (thôn Tân An, xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch) được thành lập với 7 thành viên, vốn điều lệ chỉ có 70 triệu đồng. Từ khi đi vào hoạt động, HTX chuyên chế biến các loại bánh từ gạo, như bánh mè xát, bánh mè đen, bánh đa nem, bánh cuốn ram; mua nguyên liệu và làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho thành viên… Tuy nhiên, các khâu sản xuất của HTX chủ yếu thủ công, máy móc hạn chế nên hiệu quả kinh tế thấp.

Liên minh HTX tỉnh đã tạo điều kiện cho 3 thành viên HTX làng nghề bánh mè xát Tân An vay vốn với tổng số tiền 150 triệu đồng (mỗi thành viên 50 triệu đồng) với lãi suất 0,5%/tháng. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX làng nghề bánh mè xát Tân An Phan Thị Cẩm Tú thông tin, “từ khi có vốn, các thành viên bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm máy móc, thiết bị, kết nạp thành viên, thu hút thêm lao động. Ngoài ra, Liên minh HTX tỉnh và nhiều cơ quan liên quan hỗ trợ cho HTX tham gia hội chợ triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu và phát triển thị trường để từng bước vượt qua khó khăn, xây dựng thành công nhãn hiệu sản phẩm bánh mè xát Tân An”.

Trước thời điểm vay vốn, HTX chỉ có 6 cơ sở sản xuất được đầu tư máy móc thì đến nay đã có 17 cơ sở sản xuất bánh tráng được đầu tư máy móc, trang thiết bị sản xuất hiện đại. Trung bình mỗi ngày, HTX sản xuất 3.000 bánh mè xát và 20.000 bánh ram. Ngoài ra, HTX còn đứng ra bao tiêu sản phẩm cho hàng trăm hộ dân sản xuất bánh tráng trong thôn và nhiều mặt hàng nông sản nguyên liệu cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh. Từ khi đầu tư mua máy móc, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, mỗi năm, HTX đạt doanh thu khoảng 2,6 tỷ đồng, lãi gần 250 triệu đồng, giải quyết việc làm cho gần 100 lao động với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Có thể nói, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX đang trở thành một kênh vốn hiệu quả góp phần hiện thực hóa các chủ trương, chính sách hỗ trợ tín dụng của Đảng và Nhà nước đối với HTX. Theo Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Ngô Gia Thởi, những năm qua, Liên minh HTX tỉnh đã có nhiều việc làm hỗ trợ cho các HTX phát triển sản xuất, kinh doanh, như hỗ trợ thành lập HTX mới, đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho thành viên HTX, máy móc, thiết bị sản xuất, xúc tiến thương mại và vốn vay... Sắp tới, Liên minh HTX tỉnh sẽ kiểm tra, thu hồi nợ tại một số HTX đã đến kỳ hạn trả nợ để cho các HTX khó khăn khác vay; gia hạn thời gian trả nợ cho một số HTX đang vay vốn nhưng gặp khó khăn do thiên tai và dịch bệnh; đồng thời, đề xuất Liên minh HTX Việt Nam, UBND tỉnh cấp thêm nguồn vốn để mở rộng đối tượng vay. Về đầu trang

https://daibieunhandan.vn/ho-tro-htx-dau-tu-may-moc-mo-rong-quy-mo-62mhv0gszg-66980

8. Hỗ trợ bò giống sinh sản cho hộ nghèo

(Nhân dân 01/12, tr4)

Thực hiện đề án “Hỗ trợ bò giống sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo bị thiệt hại do lũ lụt năm 2020 và vùng thường xuyên bị thiên tai để phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2023”, của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình, huyện miền núi Minh Hóa vừa trao hỗ trợ 129 con bò cái giống cho các hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Các hộ dân đã được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, làm chuồng trại, hỗ trợ vắc-xin tiêm phòng một số loại dịch bệnh như lở mồm, long móng, tụ huyết trùng. Ủy ban MTTQ huyện phối hợp chính quyền địa phương thường xuyên kiếm tra việc chăm sóc bò đúng kỹ thuật để bảo đảm sinh trưởng hiệu quả.

Trước đó, huyện Minh Hóa đã có 210 hộ nghèo được hỗ trợ 210 con bò cái giống theo đề án này. Hiện, đàn bò giống phát triển tốt và sinh sản được 109 con bê, giúp người dân phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Về đầu trang

IV. Xã hội   

1. Khốn khổ vì sổ đỏ bị "ngâm" nhiều năm

(Nld.com.vn 01/12, Hoàng Phúc; Người lao động 01/12, tr15)

Khốn khổ vì sổ đỏ bị ngâm nhiều năm - Ảnh 1.

Anh Phan Hồng Chỉnh trên thửa đất mình mua mà bị UBND xã Liên Trường “ngâm” sổ đỏ nhiều năm

Dù khu vực đất được chính xã quy hoạch bán đấu giá nhưng nhiều hộ dân ở Quảng Bình rất khốn khổ vì bỏ tiền mua đất hằng năm ròng vẫn chưa thể được sang tên, đổi chủ… bởi lý do là "lệch bản đồ" so với hồ sơ địa chính.

Theo phản ánh của hàng chục hộ dân mua đất quy hoạch tại khu vực Động Nghè thuộc thôn Thu Trường (xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), dù người dân đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, có chứng thực của UBND xã nhưng nhiều năm nay họ vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ - sổ đỏ).

Anh Phan Hồng Chỉnh (SN 1980; thôn Hướng Phương, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch) mua lại 5 lô đất liền kề ở Động Nghè từ chủ sở hữu trước, dự định để làm xưởng cơ khí. Sau khi hoàn thành các thủ tục chuyển nhượng, anh lên UBND xã Liên Trường để làm thủ tục sang tên GCNQSDĐ nhưng được trả lời là "vướng thủ tục".

Nhiều lần gõ cửa UBND xã Liên Trường, anh Chỉnh được cán bộ địa chính nói là vị trí đất mà anh mua bị vướng thủ tục do tọa độ bản đồ bị "lệch" nên UBND xã Liên Trường bảo đợi. Bởi vậy, ý định làm xưởng cơ khí bị gác lại. Cũng từ đó, gia đình anh hằng ngày phải gồng mình trả khoản lãi từ số tiền vay để mua đất. Nhưng 2 năm nay, dịch Covid-19 khiến mọi thứ trì trệ, công việc khó khăn anh tính bán bớt đất trả nợ nhưng chưa có GCNQSDĐ nên "bó tay".

Trường hợp của hộ anh Phạm Đình Nam (SN 1988) và chị Lê Thị Hằng (SN 1988; thôn Phù Ninh, xã Quảng Thanh) cũng gặp cảnh ngộ như anh Chỉnh. Thời điểm mua, thửa đất lúc đó có giá 340 triệu đồng, một số tiền không hề nhỏ với đôi vợ chồng trẻ mới lập nghiệp.

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Văn Tiến - Chủ tịch UBND xã Liên Trường - xác nhận đến nay nhiều hộ cá nhân mua lại 17 lô đất ở khu vực Động Nghè, thôn Thu Trường từ các chủ sở hữu trước vẫn chưa thể sang tên, đổi chủ là do vướng hành lang giao thông đường Quốc lộ 12A; bởi hiện trạng có thay đổi so với thời điểm quy hoạch trước đó.

Theo ông Tiến, công tác đo đạc trước kia do thực hiện thủ công nên có sai lệch các vị trí tọa độ trên bản đồ địa giới hành chính, vì thế mới có sự chậm trễ và ông khẳng định không có chuyện UBND xã gây khó dễ cho người dân.

Tuy nhiên, nhiều hộ dân mua lại đất ở khu vực Động Nghè cho hay sự chậm trễ, "chây ì" của chính quyền địa phương dẫn đến thủ tục kéo dài, gây khó khăn cho người dân. Bởi thực tế, khi những hộ này tiến hành chuyển nhượng đất, nộp hồ sơ xin cấp "sổ đỏ" sớm nhất là giữa năm 2018, muộn nhất là đầu năm 2019 thì phải hơn 1 năm sau mới sáp nhập địa giới hành chính.

Trong khi đó, ông Phan Trung Nam, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Quảng Trạch, cho rằng trách nhiệm chính của việc này thuộc UBND xã Liên Trường. Bởi ngay khi phát hiện bản đồ bị sai lệch, địa phương này phải sớm có báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Trạch để phòng này tham mưu, xin ý kiến UBND huyện Quảng Trạch mở cuộc họp với Phòng Kinh tế Hạ tầng xem hồ sơ lưu, nhằm có hướng xử lý, điều chỉnh; sớm giải quyết những vướng mắc thủ tục cho người dân. Về đầu trang

https://nld.com.vn/thoi-su/khon-kho-vi-so-do-bi-ngam-nhieu-nam-20211130203303659.htm

2. Nỗi lo sạt lở bờ sông Phú Hòa

(Baoquangbinh.vn 01/12, Việt Hà)

Sau những đợt mưa lũ vừa qua, một số vị trí hai bên bờ sông Phú Hòa, xã Phú Thủy (Lệ Thủy) bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa đến nhà cửa, đường giao thông, vườn tược khiến người dân rất lo lắng.

 

Trước đây, dòng sông Phú Hòa chảy qua xã Phú Thủy vốn yên bình, mang phù sa, tôm cá, nguồn nước ngọt phục vụ cho người dân sản xuất. Nhưng khoảng vài năm trở lại đây, hai bên bờ sông này đã xuất hiện tình trạng sạt lở, nhất là trong những trận mưa lũ tháng 9 và tháng 10 vừa qua. Nhà ông Đoàn Văn Túy, ở xóm 1, thôn Phú Hòa là một trong số hộ bị sạt lở nặng nhất. Nhà ông Túy ở gần bờ sông, sát chân cầu Phú Hòa đã hơn 30 năm.

 

Ông Túy kể: “Trận lũ vừa rồi làm vườn, sân nhà bị sạt lở nghiêm trọng, nhà cũng bị nứt dưới phần nền. Sạt lở đã “nuốt” đất vườn nhà dài gần 20m, có chỗ rộng gần 4m, độ cao từ mặt nước đến mặt đất khoảng 2,5m; làm sập 1 trụ cổng, ăn sâu vào mặt sân, tạo nên những “hàm ếch” có chỗ hơn 1m. Nhiều cây cối trong vườn cũng bị sạt lở cuốn xuống lòng sông. Trên mặt sân và nền nhà xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài khiến gia đình vô cùng lo lắng. Thời gian tới, nếu trời tiếp tục mưa, lũ thì đất vườn của gia đình sẽ có nguy cơ sạt lở tiếp, nhà cửa cũng có thể sụp đổ".

 

Để bảo vệ đất đai và nhà cửa, năm 2008, ông Túy đã xây dựng 1 bờ kè dài khoảng 50m. Bên dưới chân kè ông còn cho đóng cọc tre, làm móng và xây đá chắc chắn nhưng vẫn bị sạt lở. Hộ gia đình ông Túy hiện chỉ có 2 vợ chồng sinh sống. Trong đó, hơn 10 năm nay, vợ ông thường xuyên đau ốm, không tự chăm sóc được bản thân; các con đều sinh sống và làm việc ở xa.

 

“Bây giờ, nếu chúng tôi chuyển đi nơi khác cũng không có đất lại không đủ tiền để làm lại nhà mới. Vì vậy, tôi rất mong các cấp chính quyền quan tâm, xây dựng lại bờ kè bên cạnh nhà để vợ chồng tôi yên tâm mỗi mùa mưa lũ, chăm sóc nhau những tháng năm tuổi già”, ông Đoàn Văn Túy chia sẻ.

Ngoài ra, tại xóm 3, thôn Phú Hòa, bờ sông Phú Hòa phía Tây cũng có điểm sạt lở dài trên 100m, ảnh hưởng đến đường dân sinh và các hộ dân sống cạnh bờ sông. Theo quan sát của phóng viên, đoạn bờ sông này trước đây được bà con trồng tre và các loại cây khác để chống sạt lở. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, tình trạng sạt lở xuất hiện liên tục khiến cây cối sụp đổ xuống lòng sông, “ăn” sát vào tuyến đường bê tông liên xóm.

 

Ông Phan Văn Nam, một người dân ở xóm 3, thôn Phú Hòa, có nhà ở sát khu vực sạt lở lo lắng: “Khoảng 3 năm trở lại đây, bờ sông Phú Hòa gần nhà tôi thường xuyên bị sạt lở trong mùa mưa lũ, cuốn trôi từ 2-3m đất bề ngang và kéo dài trên cả 100m vào tới mép đường. Nếu các cấp chính quyền chưa khắc phục thì con đường và vườn tược của chúng tôi có thể bị sạt lở trong mùa mưa lũ tới”.

 

Ngoài những vị trí nêu trên, hai bên bờ sông Phú Hòa còn nhiều vị trí sạt lở làm mất đất sản xuất, đất vườn của bà con. Trong đó, bờ kè gần chân cầu Phú Hòa cũng đã rạn nứt hàng chục mét khiến bà con rất lo lắng. Hiện đoạn sông chảy qua thôn Phú Hòa có gần 10 hộ dân nguy cơ mất hàng trăm m2 đất sản xuất, đất vườn và cả nhà ở.

 

Ông Lê Thanh Hạnh, Chủ tịch UBND xã Phú Thủy cho biết: “Trước tình trạng sạt lở hai bên bờ sông Phú Hòa, UBND xã đã tuyên truyền, vận động hộ gia đình ông Đoàn Văn Túy tạm thời di dời trong thời gian mưa lũ để bảo đảm an toàn. Đồng thời, UBND xã cử cán bộ xã thường xuyên theo dõi để hỗ trợ gia đình ông mỗi khi bão lũ. Đối với vị trí sạt lở phía Bắc sông Phú Hòa, chúng tôi cũng đã đặt biển cảnh báo nguy hiểm, cử cán bộ trực tại đoạn sạt lở trong thời gian mưa lũ để theo dõi tình hình, ngăn người dân không qua lại”.

 

Để đối phó với tình trạng sạt lở hai bên bờ sông Phú Hòa, UBND huyện Lệ Thủy đã kiểm tra, khảo sát để nắm tình hình. Ông Nguyễn Hữu Hán, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho hay: “Việc khắc phục tình trạng sạt lở hai bên bờ sông Phú Hòa cần có nguồn kinh phí lớn. Hiện UBND huyện đã báo cáo tình hình lên UBND tỉnh và xin cấp kinh phí khắc phục. Nếu được UBND tỉnh bố trí vốn, huyện sẽ triển khai xây kè tại những khu vực sạt lở để người dân được yên tâm”. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202112/noi-lo-sat-lo-bo-song-phu-hoa-2195853/

3. Bắc Trung bộ: Lo tránh rét cho trẻ em vùng cao

(Sggp.org.vn 01/12, M.Phong - D.Quang - D.Cường)

Vùng miền núi các tỉnh Bắc Trung bộ đang bước vào đợt rét mới với nền nhiệt xuống thấp. Đây là khu vực có hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, do đó thầy cô giáo phải vận động từ các nguồn để xin từng chiếc áo ấm, tấm chăn, che chắn lại trường lớp, tránh gió lùa nhiễm lạnh cho các em trong mùa đông giá rét.

Tít trên xã rẻo cao Lâm Hóa (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) mưa rét phủ khắp nơi. Trường Mầm non Lâm Hóa đóng ở 5 điểm rải rác ở từng cụm bản với hơn 130 cháu. Cô giáo Đinh Thị Kim Xoan, phụ trách bản Chuối kể: “Ở đây, con em đồng bào Mã Liềng lo cái ăn còn khó, lo áo ấm càng khó hơn. Vì thế, năm nào từ hiệu trưởng đến giáo viên cũng vận động các mối quan hệ xin áo ấm, giày dép cho các em đi học để bớt phần nào cái lạnh cắt da cắt thịt”.

Trên địa bàn xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình, nhiều con em đồng bào Rục ở 3 bản Ón, Yên Hợp, Mò O Ồ Ồ cũng co ro trong giá lạnh khi mùa đông đang đến. Các chiến sĩ Đồn biên phòng Cà Xèng (đóng trên địa bàn xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa) cũng đang vận động áo ấm cho các em vì hầu như gia đình nào nơi đây cũng khó khăn bộn bề. Về đầu trang

https://www.sggp.org.vn/bac-trung-bo-lo-tranh-ret-cho-tre-em-vung-cao-778902.html

4. Vì sao nên để các trường được tự lựa chọn bộ sách giáo khoa cho mình?

(Tienphong.vn 30/11)

Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, đã áp dụng được 2 năm thế nhưng câu chuyện về sách giáo khoa (SGK) vẫn luôn là vấn đề được các chuyên gia giáo dục quan tâm. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng nên thay đổi thông tư 25, đồng thời việc chọn SGK giảng dạy nên để cho các nhà trường.

Theo thầy giáo Ngô Mậu Tình - Phó Hiệu trưởng PTDT bán trú TH và THCS Lâm Thủy (Lệ Thủy – Quảng Bình) cho rằng: Lựa chọn bộ SGK trước hết phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Theo đó khi lựa chọn SGK, nên để trường có quyền quyết định việc này.

Lý giải về điều đó, thầy Tình cho rằng, các thầy cô trong trường là người hiểu nội dung, phương pháp, điều kiện của nhà trường và địa phương. Sự lựa chọn của các trường học là bước đầu tiên để có cơ sở thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông một cách có khả thi và thành công.

Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 thì SGK chỉ là học liệu, việc xã hội hóa có nhiều bộ SGK cũng xuất phát từ quan điểm đó. Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều địa phương phần lớn sử dụng chủ yếu một bộ sách.

Ví dụ bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” được lựa chọn khá nhiều dẫu được các chuyên gia giáo dục nhặt ra khá nhiều “sạn”

Theo ý kiến của thầy Tình, việc đồng loạt học bộ sách thể hiện sự thiếu khoa học của quá trình lựa chọn, hoặc dựa vào tâm lý cùng một bộ sách cho dễ chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá.

“Nhà trường có quyền quyết định chọn bộ sách mình giảng dạy”, đó là ý kiến mà ông Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết.

Về quyền quyết định lựa chọn SGK, ông Hạc cho rằng việc thực hiện theo Thông tư 25 như hiện nay tỏ rõ những bất cập. Khi mà, những người lựa chọn SGK không nắm sâu về chuyên môn.

"Chúng ta phải thay đổi quan điểm, quyết định chọn sách nào là phụ thuộc vào thầy cô giáo giảng dạy và nhà trường. Theo tôi, trường nên có quyền quyết định việc này, bởi họ là người hiểu nội dung, hiểu phương pháp, điều kiện của nhà trường. Những người thực hành sử dụng sách được chọn sách sẽ phù hợp hơn là chính quyền địa phương", ông Phạm Minh Hạc khẳng định.

Cũng đồng quan điểm với ông Hạc, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) bày tỏ nhiều băn khoăn về Thông tư 25 đang thực hiện: “Chúng ta nên tôn trọng lựa chọn SGK của từng trường. Còn hiện nay việc sử dụng loại sách nào phụ thuộc vào ý kiến từ hội đồng của các tỉnh thành lập (theo Thông tư 25 - PV) là không hợp lý về mặt khoa học và thực tiễn. Bởi người không sử dụng không thể chọn cho người sử dụng, hoặc một vài người lại chọn cho số đông”.

Theo ông Lâm, SGK chỉ là tài liệu tham khảo, các giáo viên thấy bộ sách nào hợp với người dạy và người học thì chọn. Hiện nay chúng ta vẫn quan niệm SGK là pháp lệnh là không đúng, sách chỉ mang tính tham khảo còn chương trình giáo dục mới là pháp lệnh. Không nên áp dụng theo kiểu cũ, coi SGK là chính.

“Việc lựa chọn của các hội đồng này phải căn cứ trên cơ sở biên bản của tổ chuyên môn của các trường học. Các trường lựa chọn như thế nào thì phải tôn trọng ý kiến đó. Ngay cả việc lựa chọn những người tham gia hội đồng là các thầy cô giáo thì việc lựa chọn vẫn chỉ phản ánh ý kiến của nhóm nhỏ chứ không phải của tất cả giáo viên. Trách nhiệm của họ là xem xét, đánh giá lại những trường học nào lựa chọn thiếu trách nhiệm, lựa chọn không phù hợp với điều kiện của địa phương”, ông Lâm nói.

Cũng liên quan đến vấn đề SGK, dư luận cũng như các chuyên gia giáo dục đã nêu lên những hiện tượng bất thường trong việc thực hiện Thông tư số 25 ngày 26/8/2020 của Bộ GD&ĐT về việc lựa chọn SGK.

Thông tư 25 trao toàn quyền bỏ phiếu lựa chọn SGK cho hội đồng (HĐ) lựa chọn SGK có thể bị lợi dụng để thực hiện “lợi ích nhóm”. Cụ thể, điểm b khoản 4 Điều 8 quy định: “Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số SGK cho mỗi môn học”. Trước việc trao quyền bỏ phiếu cho HĐ trong thông tư 25, nhiều người lo ngại sẽ có lợi ích nhóm trong đó.

Ông Nguyễn Hoàng Long - Nguyên GĐ Sở GD&ĐT, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã chỉ ra mâu thuẫn giữa các quy định trong Thông tư như theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 cũng thuộc Điều 8, cơ sở GDPT phải tổ chức xét chọn rất công phu: tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên (GV) nghiên cứu, đánh giá và bỏ phiếu kín lựa chọn SGK;

Cơ sở GDPT “tổ chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh (HS) để thảo luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục SGK do các tổ chuyên môn đề xuất; lựa chọn 01 SGK cho mỗi môn học”.

“Tuy vậy, toàn bộ kết quả lựa chọn hết sức công phu của các tập thể và cá nhân trực tiếp sử dụng SGK rất có thể bị một HĐ chỉ gồm 15 người bác bỏ. Lý do bác bỏ có thể chỉ đơn giản là nếu toàn tỉnh (toàn thành phố) sử dụng một quyển SGK, một bộ SGK thì thuận tiện hơn cho cơ quan chỉ đạo. Như vậy có nghĩa là toàn bộ các quy định ở khoản 1, khoản 2 và khoản 3 bị vô hiệu hóa bằng khoản 4”, ông Long nhấn mạnh.

Ông Long cũng phân tích thêm: Hiện nay, có nhiều NXB tham gia biên soạn và phát hành SGK. Bởi vậy, xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với nhiều thủ đoạn tinh vi. Ví dụ: NXB đầu tư cho Sở GD&ĐT để có lợi cho việc phát hành sách của mình; cạnh tranh về tỷ lệ chiết khấu phát hành; vận động không lành mạnh một số địa phương và cán bộ quản lý giáo dục trong việc chỉ định mua SGK; chỉ đạo các Công ty phát hành SGK ở địa phương không được phát hành SGK các NXB khác,….

“Điều này lẽ ra Bộ GD&ĐT cần lường trước vì không hề khó đoán”, ông Long nói.

Trong quy định tại khoản 4 Điều 8 trao toàn quyền cho HĐ lựa chọn SGK đã tạo điều kiện cho thành viên HĐ chỉ thực hiện quyền mà không phải chịu trách nhiệm do cơ chế bỏ phiếu kín.

Kẽ hở pháp luật này rất dễ bị lợi dụng, phục vụ cho lợi ích nhóm, vô hiệu hóa quyền dân chủ của cơ sở, làm thiệt hại cho quyền lợi của giáo viên và học sinh.

Để khắc phục và hạn chế việc lợi dụng Thông tư 25 nhằm thực hiện lợi ích nhóm tiêu cực và ngăn chặn tình trạng đi ngược lại chủ trương “một Chương trình – nhiều SGK”, ông Long cho rằng Bộ GD&ĐT sớm sửa đổi Điều 8 Thông tư 25 theo hướng tôn trọng quyền lựa chọn SGK của tập thể, cá nhân trực tiếp sử dụng SGK.

HĐ lựa chọn SGK chỉ kiểm tra để xác nhận SGK được cơ sở GDPT lựa chọn là SGK đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt cho sử dụng, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Trong trường hợp SGK được dưới 10% cơ sở GDPT lựa chọn, HĐ khuyến nghị Sở GD&ĐT thông báo cho các cơ sở GDPT đó biết tỉ lệ lựa chọn SGK của các cơ sở GDPT khác trong toàn tỉnh (thành phố) để cơ sở nghiên cứu, lựa chọn lại, nếu cần.

Việc lựa chọn lại thực hiện theo đúng quy trình từ tổ chuyên môn lên, như quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 8.

Trong trường hợp cơ sở GDPT vẫn giữ ý kiến đề xuất của mình thì HĐ lựa chọn SGK báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở bảo đảm quyền dân chủ của tập thể, cá nhân trực tiếp sử dụng SGK.

Bộ GD&ĐT cũng cần bổ sung vào Thông tư 25 các quy định về yêu cầu dân chủ, công khai, minh bạch trong việc lựa chọn SGK; cách xử lý ý kiến khác nhau giữa đề xuất của cơ sở GDPT và HĐ lựa chọn SGK địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần quan tâm chỉ đạo để việc lựa chọn SGK ở địa phương có định hướng và cơ chế lựa chọn đúng đắn, đặc biệt, cần chỉ đạo chặt chẽ việc lựa chọn thành viên HĐ lựa chọn SGK (về năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức) và quy chế hoạt động của HĐ; xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực.

Còn theo ý kiến của Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên Phạm Việt Đức cho biết, Thông tư 25 đã thể hiện rõ những bất cập.

Theo ông Đức, nếu như Thông tư 01/2020 giao cho các trường chọn SGK và quyết định, mọi việc triển khai rất tốt, thì Thông tư 25 ban hành sau Thông tư 01 hơn nửa năm xác định quy trình lựa chọn sách bắt đầu từ các trường, sau đó Hội đồng của tỉnh sẽ dựa vào dữ liệu của các trường để lựa chọn.

Năm vừa qua, khi bắt đầu triển khai Thông tư 25, một số tỉnh dựa theo kết quả lựa chọn của đa số các trường, chỉ chọn 1 bộ sách để dễ quản lý về mặt chuyên môn. Nhưng điều này lại dẫn đến bất cập là các bộ sách khác không được chọn, SGK thiếu đa dạng.

“Quy định của Bộ GD&ĐT là mở, các tỉnh có thể chọn nhiều bộ SGK. Nếu các tỉnh tôn trọng ý kiến của cơ sở một cách tuyệt đối, chọn tất cả các bộ sách thì Thông tư 25 không để làm gì”, ông Đức nêu bất cập.

Về mặt lý thuyết, Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho rằng, các bộ sách đã được Hội đồng thẩm định của Bộ GD&ĐT xem xét và được Bộ trưởng phê duyệt để sử dụng đều đạt yêu cầu về các tiêu chí cho các cơ sở giáo dục địa phương sử dụng trong năm học. Tiêu chí chủ yếu để chọn là đánh giá xem sách có phù hợp với địa phương không. Để biết có phù hợp không, phù hợp đến mức nào thì trường lựa chọn là phù hợp nhất. Nên để tỉnh lựa chọn cũng không hợp lý.

“Một là giao cho trường, hoặc là giao cho tỉnh chọn sách. Chứ Hội đồng tỉnh đi hợp pháp hóa lựa chọn các trường là không có ý nghĩa”, ông Đức nhấn mạnh.

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, các địa phương nên lựa chọn nhiều bộ sách giáo khoa để đưa vào sử dụng chứ không nên cứng nhắc sử dụng một bộ duy nhất. Đồng thời, hãy để nhà trường và giáo viên trực tiếp giảng dạy được lựa chọn sách để họ biết được đâu là bộ sách phù hợp với điều kiện của học sinh và địa phương đó. Về đầu trang

http://tienphong.vn/vi-sao-nen-de-cac-truong-duoc-tu-lua-chon-bo-sach-giao-khoa-cho-minh-post1397172.tpo

5. Ngọn măng cô độc vẫn vươn lên

(Tuoitre.vn 01/12, Quốc Nam; Tuổi trẻ 01/12, tr10)

Ngọn măng cô độc vẫn vươn lên - Ảnh 1.

Những bữa cơm của Trang chỉ có một mình suốt 6 năm qua, nhưng Trang vẫn kiên cường vượt qua để vào đại học

Sinh ra đã không biết cha mình là ai, một tay người mẹ tảo tần nuôi nấng đến năm học lớp 7 thì mẹ cũng mất, Nguyễn Thị Thùy Trang (thôn Tây, xã Hiền Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình) phải vất vả một mình bươn chải lo cuộc sống, vừa lo đến trường.

Nhưng số phận nghiệt ngã đã không thể đánh gục Trang. Cô gái mảnh khảnh ấy vừa đậu vào Trường ĐH Quảng Bình để biến giấc mơ làm giáo viên thành hiện thực.

Nhà của Trang đang ở nằm sâu trong một con ngõ của thôn Tây. Ngay phía tường trước mặt đã có gắn tấm bảng "Nhà khăn quàng đỏ".

Trang vừa kết thúc buổi học trực tuyến trên điện thoại thì lủi thủi sau góc bếp chuẩn bị bữa cơm chiều. Ngôi nhà nhỏ chỉ hơn 50m2 nhưng dáng mảnh khảnh của cô tân sinh viên này vẫn lọt thỏm vì ngôi nhà quá trống trải.

Chuẩn bị bữa ăn đạm bạc xong, Trang bưng đĩa rau muống luộc và chén mắm cà ra chiếc bàn nhỏ ngay trước bàn thờ.

"Từ ngày mẹ mất đến nay đã gần 6 năm, bữa ăn nào em cũng mang ra đây ăn. Nhà chỉ còn một mình, ra đây ngồi ăn để có cảm giác như có mẹ ăn cùng", Trang lí nhí kể.

Cuộc đời của Trang từ khi ra đời đã đầy sóng gió. Trang mang phận con rơi và cho đến hiện tại Trang cũng chẳng biết cha mình là ai. Thiếu bờ vai ấm của người cha, Trang lớn lên lầm lũi như ngọn măng giữa bụi tre sau nhà. May mắn nhất của Trang là có một người mẹ tảo tần.

Một mình bà đã dãi nắng dầm mưa nuôi Trang ăn học. Được vài năm, một người em của mẹ Trang mất sớm, mẹ Trang phải gồng gánh nuôi luôn con của em gái, không một lời than vãn.

Tưởng như sự đời vá víu đã buông tha cho cô học trò nhỏ, nhưng tai ương lại tiếp tục đổ xuống. Một ngày Trang đi học về năm lớp 7, mẹ đột ngột ngã gục.

Hai ngày sau, mẹ Trang qua đời. Trang chính thức cô độc. Những ngày đầu khi mẹ mất, Trang hoang mang tột cùng. Một cô học trò mới 13 tuổi đầu đã phải một mình chơi vơi giữa đời. Tự lo cái ăn. Tự lo học hành.

Khoảng thời gian đầu sau khi mẹ mất là lúc Trang thấy mình yếu đuối nhất. Đã có lúc Trang nghĩ đến chuyện nghỉ học đi học nghề để nhanh kiếm được tiền lo cuộc sống. Nhưng nghĩ đến những năm tháng mẹ vất vả làm thuê làm mướn, dãi nắng dầm mưa kiếm từng đồng cho con đến lớp, Trang không cho phép mình bỏ học.

Biết hoàn cảnh của Trang, cô giáo tổng phụ trách Đội của trường đã lên mạng xã hội kêu gọi hỗ trợ.

Một tổ chức ở khu du lịch Phong Nha đã đồng ý hỗ trợ em mỗi tháng 500.000 đồng đến hết cấp III. Số tiền này Trang phải đắp đổi để lo chi phí học hành và sinh hoạt qua ngày. Để có thêm chút tiền lo việc học, hè năm lớp 9 Trang đã biết đi làm thuê.

Thời điểm đó Trang đi phụ việc cho một trại trồng nấm ở trong làng. Đến năm lớp 11, Trang lại "đầu quân" cho một tiệm làm bánh mì ở gần trung tâm xã để vừa học vừa làm.

Ngồi trong ngôi nhà trống hoác thi thoảng chỉ phảng phất mùi khói nhang trên bàn thờ, điều chúng tôi ngạc nhiên là Trang rất lạc quan. Không phải Trang mạnh mẽ đến mức có thể vượt qua được nỗi đau mất mẹ nhanh đến thế.

Cũng không phải Trang cứng cáp đến mức có thể tự lo cho cuộc sống của mình, nhưng Trang nói rằng phải gồng mình lên mà chấp nhận thực tế. Trang đã vượt qua số phận nghiệt ngã để đứng vững suốt 6 năm qua. Bà Lê Thị Thẻ, hàng xóm sát nhà nói cô phải kiên cường lắm mới vượt qua được những chông gai phủ kín đời mình.

Suốt 6 năm từ khi mẹ mất đến khi học xong cấp III, Trang đều đạt học sinh giỏi và tiên tiến. Và điều kỳ diệu là giờ Trang vào được đại học.

"Mẹ cũng mất rồi. Mình không thể gục ngã. Mình mà gục ngã thì sẽ không còn ai đỡ mình dậy nữa. Phải tự đứng dậy. Phải kiên cường để đứng lên. Không còn cách mô khác. Mình cũng phải sống, phải học để mở ra cánh cửa tương lai cho chính mình", Trang quyết tâm. Về đầu trang

https://tuoitre.vn/ngon-mang-co-doc-van-vuon-len-2021120108462618.htm

6. PC Quảng Bình: Đạt nhiều giải thưởng tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình lần thứ IX

(Cpc.vn 30/11, Hương Nguyên-Mạnh Duy)

Chiều nay, 25-11, Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ IX năm 2021. Dự lễ có đồng chí Hồ An Phong - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội thi cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Mặc dù phải chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng kế thừa kết quả của 8 lần tổ chức trước đây, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ IX vẫn thu hút được đông đảo các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh tham gia. Có 23 giải pháp dự thi của các tác giả/nhóm tác giả được công nhận tại Hội thi lần này đáp ứng yêu cầu về tính mới mẻ, sáng tạo và khả năng áp dụng đạt hiệu quả kinh tế-xã hội.

Tại Hội thi lần này, Công ty Điện lực Quảng Bình tham gia với 05 giải pháp. Trong đó, giải pháp “Xây dựng giải pháp giám sát hoạt động và phát hiện bất thường của hệ SCADA network” của nhóm tác giả Nguyễn Viết Tùng, Nguyễn Tất Thành, Dương Tuấn Anh được Ban tổ chức trao giải Nhì. Đây là giải pháp có khả năng giám sát kết nối của các thiết bị trên hệ thống Network SCADA hiện hữu, không cần phải đầu tư hệ thống giám sát Network của bên hãng thứ 3 nhằm đảm bảo độ tin cậy trong quá trình vận hành đồng thời tạo thuận lợi cho cán bộ trung tâm điều khiển có thể theo dõi chỉ trên một phần mềm duy nhất. Đặc biệt, giải pháp có thể giám sát được các sự cố bất thường trên hệ thống bao gồm: Lưu lượng trao đổi dữ liệu In/Out trên Interface; truy cập từ một user lạ; hiệu suất dung lượng hoạt động của các thiết bị; số lượng ứng dụng đang hoạt động…

Khi phát hiện bất thường, hệ thống đưa ra cảnh báo trên hệ thống SCADA và lưu lại sự kiện cho quá trình đánh giá hiệu năng, phân tích phòng ngừa các nguy cơ mất an toàn thông tin của hệ thống. Ban giám khảo đã đánh giá cao tính sáng tạo của giải pháp, giúp kỹ sư vận hành có thể giám sát tổng quát mô hình kết nối, tình trạng hoạt động của các thiết bị sớm phát hiện những bất thường trong hệ thống và có phương án xử lý tối ưu, đảm bảo hệ thống thông tin SCADA/DMS hoạt động liên tục, tin cậy, phục vụ tốt nhất cho công tác điều độ vận hành hệ thống lưới điện tỉnh Quảng Bình.

Ngoài ra, Công ty Điện lực Quảng Bình còn đạt 01 giải Ba và 02 giải Khuyến khích tại Hội thi lần này.

Hội thi thực sự là một trong những môi trường hoạt động sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trong tỉnh, là nơi thể hiện được tài năng và trí tuệ của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Trong thời gian tới, Công ty Điện lực Quảng Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh phong trào nghiên cứu sáng tạo, khẳng định tính sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vươn lên làm chủ khoa học công nghệ, áp dụng sáng kiến trong công tác sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của Công ty. Về đầu trang

https://cpc.vn/vi-vn/Tin-tuc-su-kien/Tin-tuc-chi-tiet/articleId/49682

7. Huda bền bỉ mang nước sạch đến người dân miền Trung

(Vietnamnet.vn 30/11, Doãn Phong)

Nước sạch không chỉ giúp đời sống của bà con miền Trung ngày một ổn định mà còn thắp lên niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn.

Tình trạng thiếu thốn, khan hiếm nước sạch thường xuyên xảy ra tại các địa phương của miền Trung, đặc biệt vào mỗi mùa khô hạn. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt gây ra do biến đổi khí hậu, cộng thêm tình trạng xuống cấp của các hệ thống cung cấp nước tại nhiều địa phương đã khiến nhiều hộ gia đình phải sử dụng nước giếng khoan nhiễm phèn, hoặc nước sông, hồ để tích trữ cho sinh hoạt hàng ngày, dù có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Thấu hiểu nỗi lo lắng, vất vả của người dân miền Trung, năm 2021, nhãn hàng bia Huda đã thực hiện 5 dự án nước sạch tại 5 tỉnh miền Trung gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đến nay, 4 dự án tại Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An và Hà Tĩnh đã được hoàn thiện, dự án thứ 5 tại Thừa Thiên Huế đang trong giai đoạn thi công và dự kiến hoàn thiện trong tháng 12/2021. Chương trình năm nay ước tính cung cấp nước sạch cho gần 1.200 hộ dân, tương đương hơn 5.000 người dân, góp phần cải thiện đời sống sinh hoạt, sức khoẻ của các hộ gia đình nơi đây.

Chia sẻ về cảm xúc khi đón công trình nước sạch mới đi vào hoạt động tại Quảng Bình, ông Đặng Văn Sưởi, người dân xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch không giấu được niềm vui: “Nhờ có nước sạch mà cuộc sống của gia đình vui vẻ hơn. Gia đình tôi được ăn uống ngon lành, uống nước tắm rửa sạch sẽ.” Về đầu trang

https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/huda-ben-bi-mang-nuoc-sach-den-nguoi-dan-mien-trung-797349.html

8. Không bấm còi hơi, rú ga trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng để bảo vệ di sản

(Dulich.tuoitre.vn 30/11, Lam Giang)

Một quy chế cụ thể về quản lý và bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vừa được UBND tỉnh Quảng Bình ban hành, có hiệu lực từ ngày 15-12-2021.

Ngày 30-11, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết phạm vi áp dụng là toàn bộ khu vực di sản và vùng đệm đã được Tổ chức Giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 100,296ha, khu phục hồi sinh thái 19.119ha, 220.000ha vùng đệm.

Trong nội quy này, phần quan trọng là 17 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Cụ thể như bấm còi hơi khi không cần thết, sử dụng còi hơi không đúng thiết kế với loại phương tiện hay rú ga liên tục khi chạy, sử dụng các loại thuốc diệt cỏ hoặc hóa chất, tự ý nuôi trồng các sinh vật và cây ngoại lai…

Nghiêm cấm viết, vẽ lên thạch nhũ trong các hang động và trong diện tích của di sản, khắc tên hay đánh dấu lên cây rừng và các hành động có thể làm mòn và gãy đổ thạch nhũ.

Trong quản lý và bảo vệ di sản, hằng năm ban quản lý vườn phải thực hiện kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, nghiên cứu trồng cây bản địa và dược liệu phù hợp để phát triển sự đa dạng của rừng. Định kỳ ba năm một lần vườn báo cáo diễn biến đa dạng sinh học lên UBND tỉnh.

Các đơn vị và cá nhân khai thác du lịch hoặc thuê rừng trong di sản phải thực hiện giao tiếp văn minh, tôn trọng văn hóa và tín ngưỡng của cư dân bản địa… Về đầu trang

https://dulich.tuoitre.vn/khong-bam-coi-hoi-ru-ga-trong-vuon-quoc-gia-phong-nha-ke-bang-de-bao-ve-di-san-20211130153146758.htm

V. Pháp luật - An ninh quốc phòng  

1. “Ăn cám trả vàng”

(Cadn.com.vn 30/11, Duy Ngọc)

Đối tượng Hiếu tại cơ quan điều tra.

Ngày 29-11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Phạm Xuân Hoàng Hiếu (2005, trú P. Nam Lý, TP Đồng Hới) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.

Tối 26-11, chị Nguyễn Thị Nga (trú P. Bắc Nghĩa, TP Đồng Hới) đi xe máy đến đoạn cầu Phú Vinh (TP Đồng Hới) thì bị 1 nam thanh niên chặn xe “xin đểu”. Đối tượng đe dọa, lục ví tiền của chị Nga nhưng chỉ có 10.000 đồng song đối tượng vẫn lấy đi. Từ tin báo của người bị hại, đến ngày 28-11, Công an TP Đồng Hới điều tra làm rõ thủ phạm là Phạm Xuân Hoàng Hiếu. Qua đấu tranh, đối tượng Hiếu còn khai nhận đã gây ra 3 vụ cướp khác với thủ đoạn tương tự tại địa bàn TP Đồng Hới, tổng số tiền chiếm đoạt là 110.000 đồng. Về đầu trang http://cadn.com.vn/news/121_253455_-an-cam-tra-vang-.aspx

                                                              SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG    

More