Bản tin ngày 30-11-2021

Post date: 30/11/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

tt

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

 
 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

 

Thêm 29 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 23 cộng đồng. 4

Baoquangbinh.vn 30/11

 

Ngày 29/11, Việt Nam ghi nhận 13.770 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, thêm 173 ca tử vong. 5

TTXVN/Baotintuc.vn 29/11; Baochinhphu.vn 29/11; Suckhoedoisong.vn 29/11; VTC.vn 29/11; Hà Nội mới 30/11, tr7

 

Quảng Bình có 2.325 bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị khỏi bệnh. 5

Baodansinh.vn 29/11, Nguyễn Ngọc Vượng

 

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

 

Quảng Bình-Khammouan: Điển hình tình hữu nghị Việt Nam-Lào. 6

Baoquocte.vn 29/11, Nguyễn Hương

 

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam.. 9

Baoquangbinh.vn 29/11, Ngọc Mai

 

Hội NCT tỉnh Quảng Bình: Phát huy tốt truyền thống quê hương. 10

Hoinguoicaotuoi.vn 29/11, Phan Chi

 

KINH TẾ

 

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Hiệu quả từ thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư. 11

Ngaymoionline.com.vn 30/11, Phan Chi - Thanh Sang

 

Khơi dậy ý chí thoát nghèo cho đồng bào thiểu số. 13

Nongnghiep.vn 30/11, Thùy Trang

 

Bố Trạch: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất 16

Baoquangbinh.vn 29/11, Hương Trà

 

Trồng rừng cho đời sau 

Nongnghiep.vn 28/11, Tâm Phùng - Công Điền

 

XÃ HỘI

 

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường, khoáng sản. 18

Baoxaydung.com.vn 29/11, Nhất Linh

 

Vai trò của Báo chí với phục hồi Du lịch Quảng Bình sau Covid-19. 19

Nguoilambao.vn 30/11, Đặng Đông Hà - Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình

 

Lực lượng tại chỗ cứu dân. 21

Nongnghiep.vn 29/11, Tâm Phùng - Công Điền

 

“Một giờ sạch đẹp” ở khu dân cư. 23

Daidoanket.vn 30/11, Quảng Nghĩa; Đại đoàn kết 30/11, tr5

 

Đưa ánh sáng về vùng biên. 25

Toquoc.vn 30/11, Vĩnh Qúy

 

Mái ấm càng thêm ấm.. 27

Quân đội nhân dân 30/11, tr2; Qdnd.vn 30/11

 

Thêm 1 xã ở Quảng Bình được yêu cầu rà soát hoạt động cứu trợ của Thủy Tiên. 28

Laodong.vn 29/11, Phi Long – Hữu Liều; Thanhnien.vn 30/11

 

Quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Bình: Tập trung các thị trường trọng điểm.. 29

Bvhttdl.gov.vn 29/11

 

AN NINH – QUỐC PHÒNG

 

Tiếp tục thực hiện tốt công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. 31

Csgt.vn 29/11, B. Minh - N. Tuân

 

Cụm thi đua VKSND các tỉnh Bắc Trung Bộ tổng kết công tác thi đua năm 2021. 32

Baovephapluat.vn 29/11,  Bùi Tiến

 

I. Thông tin liên quan đến dịch COVID-19

1. Thêm 29 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 23 cộng đồng

(Baoquangbinh.vn 30/11)

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 29-11 đến 6 giờ ngày 30-11), Quảng Bình ghi nhận thêm 29 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 23 ca tại cộng đồng.

Mời xem nội dung chi tiết trong đường link dưới đây:

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202111/them-29-ca-nhiem-covid-19-trong-do-co-23-cong-dong-2195828/

Về đầu trang

2. Ngày 29/11, Việt Nam ghi nhận 13.770 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, thêm 173 ca tử vong

(TTXVN/Baotintuc.vn 29/11; Baochinhphu.vn 29/11; Suckhoedoisong.vn 29/11; VTC.vn 29/11; Hà Nội mới 30/11, tr7)

Tính từ 16 giờ ngày 28/11 đến 16 giờ ngày 29/11, Việt Nam ghi nhận 13.770 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, trong ngày có 173 ca tử vong. Trong số các ca nhiễm mới có 12 ca nhập cảnh và 13.758 ca ghi nhận trong nước (tăng 830 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 7.601 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số ca mắc như sau: TP Hồ Chí Minh (1.554), Cần Thơ (913), Tây Ninh (719), Bình Dương (697), Bà Rịa - Vũng Tàu (648), Đồng Tháp (608), Sóc Trăng (588), Bình Thuận (576), Trà Vinh (560), Vĩnh Long (559), Đồng Nai (548), Bạc Liêu (544), Bình Phước (516), Kiên Giang (443), Hà Nội (429), Cà Mau (396), An Giang (375), Bến Tre (335), Khánh Hòa (308), Hậu Giang (294), Bình Định (195), Lâm Đồng (174), Hà Giang (163), Bắc Ninh (145), Nghệ An (143), Long An (122), Thừa Thiên Huế (119), Đắk Nông (88), Thanh Hóa (87), Quảng Nam (84), Hải Dương (69), Đà Nẵng (65), Ninh Thuận (56), Nam Định (55), Phú Thọ (54), Vĩnh Phúc (50), Tiền Giang (50), Quảng Ngãi (47), Hòa Bình (46), Thái Nguyên (39), Hải Phòng (36), Phú Yên (35), Tuyên Quang (30), Gia Lai (26), Hưng Yên (22), Lạng Sơn (20), Quảng Bình (18), Quảng Trị (18), Yên Bái (17), Cao Bằng (13), Hà Nam (11), Bắc Giang (11), Quảng Ninh (9), Ninh Bình (9), Kon Tum (7), Thái Bình (7), Điện Biên (4), Lào Cai (3), Sơn La (1). Về đầu trang

https://baotintuc.vn/y-te/ngay-2911-viet-nam-ghi-nhan-13770-ca-nhiem-moi-sarscov2-them-173-ca-tu-vong-20211129181920516.htm

3. Quảng Bình có 2.325 bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị khỏi bệnh

(Baodansinh.vn 29/11, Nguyễn Ngọc Vượng)

Chiều 29/11, Sở Y tế Quảng Bình cho biết, các cơ sở y tế trên địa bàn vừa làm thủ tục xuất viện cho 22 bệnh nhân mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh lên 2.325 người.

Theo đó tính đến sáng ngày 29/11, tỉnh Quảng Bình phát hiện được 6.201 bị nhiễm COVID-19, trong đó đã điều trị khỏi bệnh cho 2.325 người; có 6 người bị tử vong.

Hiện các cơ sở y tế trên địa bàn đang điều trị cho 323 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 1 ca chuyển biến nặng; có 753.793 người đã được tiêm vaccine phòng chống COVID-19, trong đó có 231.434 người đã tiêm đủ liều 2.

Trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 28/11 đến 6 giờ ngày 29/11), Quảng Bình ghi nhận thêm 16 ca nhiễm COVID-19 mới, các trường hợp này đều bị lây nhiễm trong cộng đồng.

Hiện trên địa bàn toàn tỉnh đang cách ly tập trung đối với 661 trường hợp và cách ly tại nhà đối với 4.661 trường hợp. Về đầu trang

https://baodansinh.vn/quang-binh-co-2325-benh-nhan-mac-covid-19-duoc-dieu-tri-khoi-benh-20211129184912.htm

II. Thời sự - Chính trị

1. Quảng Bình-Khammouan: Điển hình tình hữu nghị Việt Nam-Lào

(Baoquocte.vn 29/11, Nguyễn Hương)_

Tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khammouan (Lào) có mối quan hệ láng giềng thân thiết. Thời gian qua, trong bối cảnh khó khăn của dịch Covid-19, hai tỉnh đã nỗ lực đồng hành, cùng nhau chống dịch, phát triển kinh tế.

Trong công cuộc đổi mới ngày nay, hai nước Việt Nam và Lào đã luôn kề vai sát cánh, cùng giành được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về kinh tế-xã hội. Quan hệ hợp tác gắn bó giữa hai nước nói chung và giữa tỉnh Quảng Bình với các tỉnh của Lào nói riêng ngày càng được đẩy mạnh và mở rộng trên nhiều lĩnh vực.

Tỉnh Quảng Bình có chung đường biên giới với hai tỉnh Khammouan, Savannakhet của Lào nên có mối quan hệ truyền thống gắn bó từ lâu. Trong những năm qua, thông qua nhiều hoạt động hợp tác, các cơ quan đảng, chính quyền, các cấp hai bên thường xuyên duy trì liên lạc, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hôi, quốc phòng-an ninh.

Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên khắp thế giới, trong đó có cả hai nước, Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân tỉnh Quảng Bình đã luôn dành sự quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ đặc biệt cho các tỉnh bạn Lào trong công tác phòng chống dịch.

Trong 2 năm 2020 và 2021, Quảng Bình đã chủ động hỗ trợ các tỉnh Khammouan, Savannakhet, Champasak các trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19 với tổng giá trị gần 12 tỷ đồng.

Trong đó, riêng năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát tại Lào, Quảng Bình đã kịp thời hỗ trợ các tỉnh Khammouan, Savannakhet trang thiết bị y tế phòng chống dịch trị giá 2 tỷ đồng.

Năm 2021, tình hình dịch bệnh tại các tỉnh nước bạn Lào diễn ra khá phức tạp, Quảng Bình tiếp tục hỗ trợ Khammouan, Savannakhet, Champasak trang thiết bị y tế phòng chống dịch trị giá hơn 4 tỷ đồng.

Ngoài ra, các ngành, đơn vị, địa phương Quảng Bình cũng đã hỗ trợ tích cực cho các đơn vị, địa phương của tỉnh Khammouan.

Cụ thể, Ban chỉ huy Quân sự Tỉnh hỗ trợ Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Khammouan các trang thiết bị y tế trị giá 263 triệu đồng; Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh hỗ trợ Bộ Chỉ huy quân sự và An ninh của các tỉnh Khammouan, Savannakhet các trang thiết bị trị giá 2 tỷ đồng; Công an tỉnh hỗ trợ cho An ninh các tỉnh Khammouan, Savannakhet các gói vật tư trị giá khoảng 400 triệu đồng; Tỉnh Đoàn Quảng Bình hỗ trợ Tỉnh Đoàn Khammouan trang thiết bị trị giá 300 triệu đồng; huyện Bố Trạch hỗ trợ chính quyền, nhân dân cụm bản Noọng Ma và lực lượng bảo vệ biên giới tỉnh Khammouan gói vật tư trị giá 235 triệu đồng.

Đặc biệt, ngày 11/10, tỉnh Quảng Bình đã cử Đoàn công tác gồm 11 cán bộ mang theo máy xét nghiệm Covid-19 PCR, tủ an toàn sinh học cấp 2, sinh phẩm, vật tư y tế sang giúp tỉnh Khammouan xét nghiệm Covid-19 nhằm nhanh chóng phát hiện và bóc tách các F0 ra khỏi cộng đồng, góp phần hạn chế lây lan và tiến tới kiểm soát dịch bệnh.

Tỉnh Khammouan có diện tích 16.315 km², dân số khoảng 439.634 người; 10 huyện và 569 bản.

Từ đầu năm nay đến ngày 11/10, tại tỉnh Khammouan có 2.618 người bị nhiễm Covid-19. Địa phương hiện có 7 trung tâm điều trị, 4 trung tâm cách ly của tỉnh và 9 trung tâm cách ly của huyện.

Tỉnh Khammouan đã triển khai tiêm vaccine cho cán bộ, quân đội, công an, y bác sỹ, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và bà con nhân dân (mũi 1) được 186.382 người và mũi 2 được 125.551 người. Như vậy, có khoảng 42,4% người dân được tiêm 1 mũi vaccine, tỷ lệ được tiêm 2 mũi vaccine là 28,6%.

Giá trị đợt hỗ trợ lần này của tỉnh Quảng Bình là 2,7 tỷ đồng. Trong thời gian 15 ngày làm việc tích cực, Đoàn công tác đã xét nghiệm tổng số 6.701 mẫu đơn, phát hiện 738 ca dương tính.

Cùng với việc hỗ trợ phía bạn xét nghiệm, Đoàn còn chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác lấy mẫu, xét nghiệm, truy vết mà tỉnh đã triển khai hết sức hiệu quả trong phòng chống dịch Covid-19.

Lịch sử quan hệ vĩ đại giữa hai nước Việt Nam-Lào đã luôn chứng tỏ rằng, càng gặp nhiều nghịch cảnh, khó khăn, tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân hai nước càng bền chặt.

Sự đồng hành, chia sẻ, cùng nhau vượt qua khó khăn để đẩy lùi dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay một lần nữa khẳng định tình đoàn kết hữu nghị, gắn bó thủy chung giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào nói chung và Quảng Bình với các tỉnh của nước bạn Lào nói riêng mãi trường tồn.

Về mặt tự nhiên, địa bàn hai tỉnh Quảng Bình-Khammouan nằm trong vùng kiến tạo Bắc Trường Sơn, là nơi hội tụ các đặc điểm địa hình chứa đựng yếu tố đa dạng địa hình và sinh học Bắc-Nam.

Quảng Bình và Khammouan đều nằm ở vùng có vị trí hẹp nhất hai nước. Bề ngang của Quảng Bình khoảng 50km, bề ngang của Khammouan cũng hơn 50km.

Tuy cách nhau dãy núi Trường Sơn nhưng do có những đoạn có đồi núi thấp, đèo dốc không cao nên việc đi lại của nhân dân hai tỉnh khá dễ dàng, gần gũi.

Cả hai tỉnh Quảng Bình-Khammouan đều có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, trong đó tài nguyên rừng được xếp vào loại phong phú bậc nhất ở hai nước Việt Nam và Lào. Đây cũng là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản.

Cùng với sự tương đồng về đặc điểm tự nhiên, giữa nhân dân Quảng Bình và Khammouan còn có sự tương đồng về mặt văn hóa-xã hội. Bên cạnh những sắc thái văn hóa riêng mỗi tộc người, cư dân hai tỉnh cũng có những truyền thống và tập quán văn hóa tương đồng như: Đề cao tính cộng đồng, cởi mở gần gũi, thật thà, hiếu khách trong sinh hoạt, giàu lòng nhân ái, bao dung.

Sự hài hòa giữa lòng nhân ái và tinh thần cộng đồng là nét đặc sắc trong triết lý nhân sinh của người Việt và người Lào. Người Việt và người Lào đều quý trọng tình nghĩa láng giềng.

Với quan niệm láng giềng là quan hệ gần gũi “tối lửa, tắt đèn có nhau”, từ xa xưa, người Quảng Bình đã có quan hệ tốt đẹp với người Khammouan.

Cũng từ sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa nên trong suốt tiến trình lịch sử, cộng đồng cư dân Quảng Bình-Khammouan luôn có sự tương đồng về phát triển kinh tế-xã hội dựa trên hai lĩnh vực chính là nông nghiệp, lâm nghiệp.

Trong quá khứ, cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn Quảng Bình, Khammouan đa phần đều dựa vào tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là tài nguyên rừng, để sinh tồn và phát triển. Dần dần, cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu bảo vệ môi trường thiên nhiên, đại đa số cư dân đã chuyển dần sang kinh tế nông nghiệp.

Trong quá trình đó, nhân dân hai tỉnh đều chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất và đã tìm được những mô hình gần gũi trong phát triển nông, lâm nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ nhau trước những khó khăn của mỗi bên để cùng phát triển.

Sự tương đồng về các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử và văn hóa là những nhân tố hình thành nên mối quan hệ láng giềng gần gũi giữa hai tỉnh Quảng Bình và Khammouan. Về đầu trang

https://baoquocte.vn/quang-binh-khammouan-dien-hinh-tinh-huu-nghi-viet-nam-lao-166136.html

2. Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam

(Baoquangbinh.vn 29/11, Ngọc Mai)

Toàn cảnh buổi làm việc.Ngày 29-11, tại Hà Nội, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về tiến độ triển khai các dự án tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch.

Dự buổi làm việc về phía tỉnh Quảng Bình có các đồng chí: Cao Văn Định, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Hồ An Phong, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Về phía EVN có đồng chí Dương Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN; Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc EVN; đại diện các ban chuyên môn, Ban QLDA điện 2.

EVN được Thủ tướng Chính phủ giao làm chủ đầu tư các dự án tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, bao gồm: Dự án Cơ sở hạ tầng Trung tâm Điện lực Quảng Trạch; dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Quảng Trạch I; dự án NMNĐ Quảng Trạch II.

Thời gian qua, EVN luôn nhận được sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Bình trong quá trình triển khai dự án trọng điểm về an ninh năng lượng quốc gia này. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn một số vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ một số hạng mục. 

Tại buổi làm việc, lãnh đạo EVN đề nghị tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ xử lý những vấn đề còn tồn tại, để bảo đảm tiến độ các dự án.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng cam kết sẽ chỉ đạo các sở, ban ngành, huyện Quảng Trạch phối hợp, tạo mọi điều kiện để dự án triển khai thuận lợi, an toàn.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cũng đề nghị chủ đầu tư, các đơn vị thi công tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đối với những khu vực đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, tránh phát sinh vấn đề về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Về việc bố trí các khu tái định cư của dự án, tỉnh Quảng Bình sẽ yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành để di dời các hộ dân còn lại trong khu vực tới nơi ở mới, ổn định đời sống cho bà con và việc thi công dự án thuận lợi. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202111/lanh-dao-tinh-quang-binh-lam-viec-voi-lanh-dao-tap-doan-dien-luc-viet-nam-2195808/

3. Hội NCT tỉnh Quảng Bình: Phát huy tốt truyền thống quê hương

(Hoinguoicaotuoi.vn 29/11, Phan Chi)

Ngày 25/11, Hội NCT tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội NCT nhiệm kì 2016 - 2021; triển khai phương hướng, nhiệm vụ, ra mắt Ban Đại diện Hội NCT tỉnh nhiệm kì 2021 - 2026, với 17 thành viên. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Ngô Trọng Vịnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam; ông Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình. Dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và đại biểu Hội NCT các cấp của tỉnh.

Nhiệm kì qua, phát huy truyền thống quê hương “Hai giỏi”, Hội NCT tỉnh Quảng Bình đoàn kết, chủ động sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Công tác phát triển hội viên được chú trọng, kết nạp được 18.048 hội viên, nâng tổng số toàn tỉnh lên 113.592 hội viên, sinh hoạt tại 151 Hội cơ sở, 1.148 chi hội và 2.252 tổ hội.

NCT tỉnh tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo, trật tự an ninh thôn, xóm; cung cấp 8.456 nguồn tin, có 2.404 nguồn tin có giá trị phục vụ đấu tranh chống các loại tội phạm; củng cố 239 tổ hòa giải ở cơ sở, xử lí 891 vụ mâu thuẫn trong Nhân dân. Phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” được cán bộ, hội viên NCT tích cực tham gia, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện “ mục tiêu kép” trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Trong nhiệm kì, nhiều tập thể và cá nhân cán bộ, hội viên tiêu biểu được Chính phủ, Trung ương Hội, UBND tỉnh, Ban Đại diện Hội NCT tỉnh; Mặt trận, UBND cấp huyện khen thưởng. Trong đó, có 1 tập thể, 1 cá nhân được Chính phủ tặng Bằng khen; 689 lượt tập thể và cá nhân được Trung ương Hội và UBND tỉnh tặng Bằng khen. Hàng năm có trên 90% tập thể Hội, gần 92% hội viên đạt danh hiệu “Tuổi cao - Gương sáng”. Năm 2020 Hội NCT tỉnh được Trung ương Hội NCT Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc toàn quốc.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Ngô Trọng Vịnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Hội NCT tỉnh nhiệm kì qua. Đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm mà Hội cần cố gắng trong nhiệm kì tới. Đó là tăng cường tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Hội nghị Hội NCT tỉnh và Nghị quyết Hội NCT các cấp, gắn với xây dựng chương trình hành động cụ thể thiết thực. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng”. Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong công tác chăm sóc sức khỏe NCT. Hoàn thiện chương trình, quy chế phối hợp giữa Hội NCT và các cơ quan, đơn vị…

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Ngô Trọng Vịnh trao tặng Kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp chăm sóc và phát huy vai trò NCT Việt Nam” cho 46 cán bộ Hội; trao tặng Bằng khen của Hội NCT Việt Nam cho 8 hội viên xuất sắc; UBND tỉnh Quảng Bình trao tặng Bằng khen cho 4 hội viên có thành tích xuất sắc.

Trước đó, Phó Chủ tịch Thường trực Ngô Trọng Vịnh đã thỉnh chuông, thắp hương tưởng niệm tại đền thờ Bác Hồ; đến thăm và tặng quà 10 hội viên Hội NCT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại TP Đồng Hới, mỗi suất quà trị giá 1,2 triệu đồng. Về đầu trang

http://hoinguoicaotuoi.vn/c/hoi-nct-tinh-quang-binh-phat-huy-tot-truyen-thong-que-huong-5592.htm

III. Kinh tế   

1. Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Hiệu quả từ thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư

(Ngaymoionline.com.vn 30/11, Phan Chi - Thanh Sang)

Sau 7 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40-CT/TW), Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả thiết thực, góp vào hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, giúp người dân giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ở huyện Bố Trạch đã tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị trong huy động mọi nguồn lực, tập trung các nguồn vốn giúp dân đầu tư phát triển sản xuất để giảm nghèo, cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Ngay từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, Huyện ủy Bố Trạch đã ban hành các văn bản, kế hoạch về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đến các phòng, ban, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, các xã trên địa bàn huyện. Đặc biệt, trong thời gian ảnh hưởng do dịch Covid-19 bùng phát, Huyện ủy Bố Trạch không ngừng chỉ đạo các ban ngành, các địa phương tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, trong đó ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Minh chứng cho hiệu quả thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, hàng năm ngân sách chuyển sang Ngân hàng CSXH để nâng cao nguồn vốn vay được đặc biệt quan tâm. Đến nay, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng CSXH đạt 4,9 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn tín dụng chính sách ở Bố Trạch lên 595 tỷ đồng, tăng 36,2 tỷ đồng so với cuối năm 2020. Nguồn vốn ưu đãi đã hỗ trợ kịp thời cho 15,712 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn đầu tư có hiệu quả thâm canh ruộng vườn, phát triển kinh tế đồi rừng, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

Ước tính năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, nhưng nguồn vốn ngân sách địa phương tăng 1,926 tỷ đồng so với năm 2020. Trong năm nay, Ngân hàng CSXH huyện Bố Trạch đã hỗ trợ kịp thời cho hộ gia đình vay vốn, tạo việc làm mới, khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cấp ủy, chính quyền các cấp ở Bố Trạch xác định công việc huy động tín dụng chính sách là nhiệm vụ chính trị quan trọng, phải tập trung các nguồn lực tài chính về một đầu mối là NHCSXH để hỗ trợ người dân tốt nhất. Theo đó, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn được cử làm thành viên chính thức của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH cấp huyện, tham gia trực tiếp quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên đã làm tốt công tác tuyên truyền nguồn vốn chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.

Bên cạnh đó, các Tổ tiết kiệm và vay vốn được kiện toàn, củng cố, 100% Tổ tiết kiệm và vay vốn trong toàn huyện hoạt động đảm bảo chất lượng, thực hiện công tác bình xét đối tượng vay vốn, hạn chế cho vay sai đối tượng góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn, nhờ đó, nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể so với tổng dư nợ. Đến thời điểm hiện tại, tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội huyện Bố Trạch đạt 590,9 tỷ đồng, chiếm 99,8% tổng dư nợ.

Dòng chảy vốn tín dụng chính sách luôn được khơi thông đến tận tay các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn. Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bố Trạch chung sức, quyết chí vượt khó, vừa tăng cường phòng, chống dịch Covid-19, vừa huy động vốn nhanh, chuyển vốn kịp thời xuống các điểm giao dịch các xã, thông qua mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn đã được trải khắp thôn, làng, bản, giúp người dân sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Nguồn vốn chính sách đã trở thành công cụ hữu hiệu, giúp huyện Bố Trạch thực hiện thành công nhiều tiêu chí trong thực chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, trong thời gian vừa qua, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống rất nhiều, số hộ giàu tăng lên đáng kể và nhanh chóng.

Từ nguồn vốn chính sách, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Bố Trạch đã được tiếp sức để đẩy mạnh trồng rừng, nâng độ che phủ rừng lên, xây dựng mô hình kinh tế đa dạng hóa sinh kế như trồng rau an toàn, cho thu nhập cao. Tiêu biểu như hộ ông: Lưu Văn Dụng thôn Phú Hữu – xã Liên Trạch vay vốn chương trình hộ cận nghèo với số tiền 100 triệu đồng để mua 5 con bò sinh sản hiện ông có đàn bò 12 con; Hộ Nguyễn Thị Thí, ở thôn Hòa Đồng, xã Hòa Trạch vay vốn chương trình GQVL KHB huyện số tiền 40 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi bò sinh sản; ông Hoàng Văn Giang thôn Phú Hữu – xã Liên Trạch vay vốn chương trình hộ mới thoát nghèo số tiền 80 triệu đồng để trồng cây keo lai 6ha đến nay trị giá trên 250 triệu đồng.

Ông Mai Ngọc Sơn, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bố Trạch cho biết, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã quán triệt sâu sắc, phổ biến sâu rộng nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW, đồng thời, quan tâm, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng chính sách trong cuộc hành trình vì an sinh và công bằng xã hội.

Trong thời gian tới, huyện Bố Trạch tập trung, tiếp tục đưa Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống thực tiễn, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, chú trọng đến việc huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách; tạo mọi điều kiện thuận lợi để tạo lập nguồn vốn, mở rộng đối tượng chính sách, nâng mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với mục tiêu các chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Về đầu trang

https://ngaymoionline.com.vn/hieu-qua-tu-thuc-hien-chi-thi-so-40-cttw-cua-ban-bi-thu-28791.html

2. Khơi dậy ý chí thoát nghèo cho đồng bào thiểu số

(Nongnghiep.vn 30/11, Thùy Trang)

Nhờ sự “cầm tay chỉ việc” của cán bộ khuyến nông, bà con dân bản đã biết trồng cỏ nuôi bò, trồng rừng kinh tế, xây dựng chuồng trại để nuôi ngan, dê sinh sản...

Thời gian qua, với mục tiêu đồng hành cùng xã miền núi Kim Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) xóa đói, giảm nghèo, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (KNKN) Quảng Bình đã hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số có việc làm, tăng thu nhập.

Bản An Bai là xã thuộc vùng đệm Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong, một trong những bản khó khăn nhất của xã miền núi Kim Thủy.

Vợ chồng anh Hồ Văn Sửu hồ hởi khoe: “Đàn dê của gia đình tôi đã đẻ thêm được 5 con dê con rồi. Được cán bộ khuyến nông hướng dẫn nên giờ tôi đã biết cách nuôi dê đúng kỹ thuật, làm gì để đàn dê phát triển, nhanh sinh sản. Tôi mừng lắm!”.

Gia đình anh Hồ Văn Sửu là một trong 3 hộ gia đình ở bản An Bai và bản Hà Lẹc của xã Kim Thủy được Trung tâm KNKN tỉnh hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi dê sinh sản. Mỗi hộ gia đình được hỗ trợ 8 con dê cái và 1 con dê đực.

Trước khi hỗ trợ con giống cho các hộ dân, Trung tâm KNKN tỉnh đã tổ chức tập huấn hướng dẫn các kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh…, đồng thời cử cán kỹ thuật bám sát, hỗ trợ các hộ trong quá trình chăm sóc đến lúc sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện tại, đàn dê của các hộ dân đều đã sinh thêm lứa dê mới.

Anh Hồ Văn Sửu chia sẻ: “Từ sự hỗ trợ của cán bộ nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, tôi đã có thêm kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi. Thời gian tới, tôi sẽ mua thêm giống để phát triển mô hình nuôi dê sinh sản, xem đây là hướng phát triển kinh tế bền vững của gia đình”.

Anh Mai Ngọc Thuận, Trưởng phòng Chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm KNKN Quảng Bình) cho biết: Để hướng dẫn bà con nuôi dê đúng kỹ thuật đã khó, hướng dẫn bà con đồng bào thiểu số còn khó hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, bằng các phương pháp khuyến nông, “bắt tay chỉ việc”, các hộ ở đây được hướng dẫn quy trình chăm sóc dê vừa đúng kỹ thuật, dễ hiểu để người dân dễ áp dụng. Trung tâm cử cán bộ về trực tiếp tại hộ hướng dẫn từ việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường, chăn thả dê cho ăn thức ăn tự nhiên, bổ sung thêm các loại lá cây để đàn dê có đủ dinh dưỡng. Hướng dẫn người dân phải bảo đảm chuồng trại được làm cao ráo, chắc chắn, đủ ấm trong mùa đông, phòng các loại bệnh cho dê…

Cũng như bản An Bai, người dân bản Chuôn (xã Kim Thủy) đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Thiếu đất sản xuất, người dân ở đây chỉ biết dựa vào rừng và các sản vật của rừng để kiếm sống qua ngày. Để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, Trung tâm KNKN tỉnh đã xây dựng các mô hình trồng mít ruột đỏ, khoai môn, nuôi ngan đen… tại bản Chuôn.

Chị Hồ Thị Lý, bản Chuôn chia sẻ: “Tham gia mô hình, tôi được hỗ trợ 35 con ngan giống, thức ăn, thuốc thú y… và được hướng dẫn kỹ thuật nuôi trong suốt quá trình nuôi. Nuôi ngan hiệu quả kinh tế hơn các con vật khác vì nuôi ngan vài tháng là có thể xuất bán.

Đặc biệt, giống ngan đen được nhiều người dân ưa chuộng, không phải lo về khâu tiêu thụ. Hiện tại, đàn ngan của gia đình tôi sinh trưởng và phát triển tốt, dự kiến gần một tháng nữa có thể xuất bán. Từ những kim nghiệm đã học được, tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi ngan đen để phát triển kinh tế gia đình”.

Ông Hồ Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Thủy cho biết: Thời gian qua, Trung tâm KNKN tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số xã Kim Thủy. Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình, “cầm tay chỉ việc” của cán bộ nông nghiệp, bà con dân bản đã biết trồng cỏ nuôi bò, trồng rừng kinh tế, xây dựng chuồng trại để nuôi ngan, dê…

Các mô hình không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân mà còn khơi dậy ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo của đồng bào, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Năm 2021, Trung tâm KNKN tỉnh đã thực hiện 6 mô hình sinh kế thuộc các lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn xã Kim Thủy, như: Mô hình trồng 1,5 ha khoai môn tại bản Cây Bông, Cồn Cùng và bản Chuôn; trồng 2,5 ha mít ruột đỏ tại bản Chuôn và bản Hà Lẹc; trồng 13,5 ha rừng gỗ lớn bằng giống keo nuôi cấy mô tại bản Cây Bông, Cồn Cùng, Khe Khế và bản Hà Lẹc; mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại bản Hà Lẹc và An Bai; chăn nuôi bò sinh sản tại bản Mít Cát; nuôi ngan đen tại bản Chuôn, Bang và Cây Bông.

Thực hiện chủ trương giúp đỡ các xã miền núi phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, đơn vị đã tích cực triển khai xây dựng các mô hình sinh kế giúp người dân xã Kim Thủy phát triển sản xuất. Việc triển khai ở Kim Thủy gặp nhiều khó khăn so với vùng đồng bằng vì khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng cũng như dân trí của người dân còn thấp. Chính vì vậy, bên cạnh việc lựa chọn các mô hình phù hợp với người dân, đơn vị còn chú trọng đến vấn đề tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn để bà con tiếp cận, thực hiện tốt các mô hình.

Đến thời điểm hiện tại, các mô hình sinh kế đều phát triển tốt, bước đầu đem lại hiệu quả, tạo công ăn việc làm người dân. Thành công của những mô hình này sẽ là tiền đề bà con dân tộc thiểu số trong vùng và các địa phương lân cận học hỏi, áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Về đầu trang

https://nongnghiep.vn/khoi-day-y-chi-thoat-ngheo-cho-dong-bao-thieu-so-d309233.html

3. Bố Trạch: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

(Baoquangbinh.vn 29/11, Hương Trà)

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, thời gian qua, huyện Bố Trạch đã chú trọng công tác khuyến nông, hỗ trợ kinh phí, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất. 

Năm 2021, huyện đã triển khai thực hiện và có nhiều mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được nhân rộng, như: mô hình trình diễn giống lúa mới HĐ34 thực hiện tại xã Hải Phú; mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại TT. Phong Nha; mô hình sản xuất măng tây thương phẩm tại xã Hải Phú; nhân rộng mô hình các giống lúa mới vào sản xuất như VNR20, Hà Phát 3, ADI28, DT80, Dự Hương 8, LTH31…

Hiện nay, toàn huyện có 10 cơ sở triển khai ứng dụng công nghệ cao trên lĩnh vực trồng trọt: 1 cơ sở nhân giống và trồng nấm (HTX sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh, xã Sơn Lộc), 6 cơ sở ứng dụng công nghệ nhà màng và tưới tiêu nhỏ giọt (HTX nông nghiệp An Nông, HTX sản xuất rau an toàn và dịch vụ nông nghiệp Dũng Na, Công ty TNHH phát triển dự án Việt Nam…), 3 cơ sở ứng dụng tưới tiêu nhỏ giọt và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (hộ ông Bế Văn Mai, chuyên trồng cam ở TT. Nông trường Việt Trung; HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tâm An, chuyên trồng ổi sạch ở xã Lý Trạch...).

 

Nhờ đó, Bố Trạch đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nâng mức thu nhập của người dân từ 48,1 triệu đồng/người/năm 2020 lên 51,5 triệu đồng/người/năm 2021, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn. Về đầu trang

 https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202111/bo-trach-day-manh-ung-dung-cong-nghe-cao-vao-san-xuat-2195805/

4. Trồng rừng cho đời sau

(Nongnghiep.vn 28/11, Tâm Phùng - Công Điền)

Cánh rừng trồng cây bản địa quý rộng hơn 35 ha nằm bên đường Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của ông Thiết để lại cho con cháu…

Ông Nguyễn Xuân Thiết (xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa - Quảng Bình), nói với chúng tôi: “Đã hơn 20 năm lăn lộn trồng và bảo vệ rừng. Bây giờ thì rừng đã thành rừng thực sự. Nhiều người cũng đã đến để xin được thăm rừng”.

Nhớ lại hơn 20 năm trước, xã Hương Hóa vùng biên lại giáp ranh với tỉnh Hà Tĩnh nên người dân khai thác gỗ lậu tập trung về đây. Rừng bị khai thác và đất rừng cũng trở nên hoang hóa cho lau lách, cây dại mọc.

Khi có chủ trương giao đất rừng của nhà nước, ông Nguyễn Xuân Thiết nắm cơm, vác rựa lên đồi sim, mưa úp xúp nằm mé con đường mòn. Vừa dùng rựa phát cây làm dấu, ông đi chéo lên vùng đồi, lại quoành xuống réc nước.

“Hồi đó, chẳng cần biết được bao nhiêu diện tích. Chỉ lượng sức mình trồng cây được khoảng 3 quả đồi là được rồi. Để còn sức mà chăm giữ cây”- ông Thiết kể lại.

Những khi phát lùm cây dại, phát hiện còn gốc cây gỗ quý như cây lim, cây huỵnh, cây sến, táu… là ông mừng sướng lắm. Ông phát luỗng hết cây dại quanh đó, lấy lá khô ủ gốc để hy vọng cây lên mầm tốt.

Khi thấy gốc bật lên chồi non, ông Thiết kiếm cây rào chắn để trâu bò khỏi đạp phá. Vào mùa mưa, là khi cây rừng dễ trồng, ông Thiết lại lặn lội đội mưa lên những vùng đồi khác tìm kiếm cây giống bản địa có giá trị đánh gốc đưa về trồng trên vùng đồi của mình. Nhiều người thấy cảnh khổ cứ chép miệng “Ôi dào, không biết ông này có sống được đến ngày thu hoạch cây rừng không mà khổ thân đến vậy”.

Nghe được, ông chỉ thầm cảm ơn họ vì kiểu nói này như cho thêm trong lòng ông một nghị lực lớn phải làm cho người ta thấy sau vài chục năm nữa.

Không chỉ đi kiếm cây rừng, chỉ nghe tin ở đâu có bán cây giống lim, huỵnh… là ông tìm đến để mua giống về trồng. Chưa đâu có mô hình rừng trồng cây bản địa gỗ quý vào thời đó để ông học hỏi kinh nghiệm và tận mắt thấy kết quả vài chục năm sau.

Nhưng trong đầu ông vẫn nghĩ đến những cánh rừng gỗ quý được lớn dần, được khép tán trên vùng đất lau lách, bụi bờ này. Hết tiền cho việc trồng rừng. Ông lại tìm kiếm công việc ở xa nhưng lại có thu nhập để có được khoản tiền cho mua cây giống. Khi có được chút tiền dằn túi, ông lại nhảy xe về quê, lại tất tả lên với rừng.

Chẳng phụ lòng người, rừng của ông bén rễ, lên chồi. Vùng đồi hoang hóa với cỏ tranh, với nham nhở rẫy thừa thẹo đã dần phủ một màu xanh nhạt. Màu xanh theo năm tháng đậm dần lên. Khi đó, trên đầu ông, tóc cũng đã nhuốm thành màu sương.

Bây giờ, cánh rừng bạt ngàn của ông nằm bên đường Hồ Chí Minh rộng gần 35 ha. Mấy quả đồi này, ông chia lô trồng những cây gỗ quý.

Vạt rừng lim với vài ngàn cây cao hơn chục mét đang thi nhau vươn lên. Mé đồi bên kia là nơi gần chục ngàn cây huỵnh. Huỵnh nhanh lớn hơn, có đường kính đến 0,25m và cao vượt tầm cây lim. Còn nữa là bời lời, vàng tâm… cũng hơn chục ngàn cây đang lên bời bời.

Khi hỏi về giá trị kinh tế cây rừng, ông Thiết cười bảo nếu trồng rừng cây bản địa gỗ quý thì chưa mong đến có giá trị kinh tế được. Người ta trồng keo tràm thì 5 năm, 10 năm là tính đến chuyện thu hoạch, biết được tiền thu về.

Còn trồng rừng bản địa thì phải đợi đến năm, bảy mươi năm sau mới nói được chuyện này. Ông làm phép tình đơn giản: “Tui năm nay trên 60 tuổi, trồng rồng rừng ngót 20 năm. Cháu nội, ngoại tui năm nay lên 10 tuổi. Nếu tui để rừng lại cho cháu thì vào đến tuổi thành ông bà như vầy mới khai thác”

Lúc đó, chỉ tính riêng rừng huỵnh đã có được độ tuổi 70 năm. Khi đó, trung bình mỗi cây cũng được vài khối gỗ. “Bây giờ giá gỗ huỵnh lớn dùng đóng tàu biển được là 35 triệu/m3. Lúc đó chắc còn có giá hơn. Mỗi cây cũng được năm, bảy chục triệu đồng. Cả mấy ngàn cây như vậy thì chắc chẳng phải là núi vàng đó sao”- ông Thiết  lý giải thêm.

Rừng không chỉ là “của để dành” như người ta nói. Những khi công việc bộn bề cần chút thư giản là ông lại lên rừng. Ông Thiết bảo: “Cứ đi một vòng thăm rừng rồi chọn một vạt rừng nào đó có gió thổi lồng lộng đứng lại mà hít thở, mà nhắm mắt lại nghe rừng rì rào nói chuyện.

Khi đó, mọi mệt mỏi, lo âu trong lòng cứ như tan, như biến hết. Lại thấy khỏe hẳn ra, thấy lòng thư thái để về nhà vui vầy cùng con cháu”. Về đầu trang

https://nongnghiep.vn/trong-rung-cho-doi-sau-d309071.html

IV. Xã hội    

1. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường, khoáng sản

(Baoxaydung.com.vn 29/11, Nhất Linh)

Trong năm 2021, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình đã tiến hành 3 cuộc thanh tra, 35 kiểm tra chuyên ngành. Qua đó, đã phát hiện 17 tổ chức, cá nhân vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 871 triệu đồng.

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Từ đầu năm đến nay, mặc dù trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song công tác thanh tra lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường vẫn được tăng cường, đạt kết quả tích cực. Tăng cường triển khai các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường. Trong đó, đã tiến hành 3 cuộc thanh tra, 35 cuộc kiểm tra chuyên ngành.

Kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của UBND tỉnh 35 cuộc thuộc các lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường, hoạt động lĩnh vực khoáng sản và hỗn hợp, theo kiến nghị của cử tri và phản ánh từ cơ quan báo chí. Qua đó, đã phát hiện 17 tổ chức, cá nhân vi phạm và thực hiện xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 871 triệu đồng. Đến nay, số tiền đã nộp Kho bạc Nhà nước là 456 triệu đồng.

Trong đó, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành 8 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với 8 tổ chức, số tiền hơn 353 triệu đồng; kiến nghị UBND tỉnh ban hành 9 quyết định xử phạt vi phạm hành chính 9 tổ chức với số tiền hơn 518 triệu đồng.

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã giải quyết 2 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở; tham gia đoàn giải quyết một số vụ việc khiếu nại. Tiếp nhận 214 đơn thư và đã tập trung giải quyết kịp thời theo quy định. Duy trì việc tiếp công dân tại sở, tiếp dân thường kỳ tại trụ sở tiếp dân của UBND tỉnh và các cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh.

Ông Phạm Tiến Cảm - Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường từng chia sẻ: Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình dịch bệnh Covid-19, lực lượng thanh tra đã bám sát sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Giám đốc Sở để triển khai thực hiện nhiệm vụ và đạt nhiều kết quả tích cực. Thời gian tới, tiếp tục xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tổ chức, đơn vị trong năm 2022. Về đầu trang

https://baoxaydung.com.vn/quang-binh-tang-cuong-kiem-tra-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-linh-vuc-moi-truong-khoang-san-320797.html

2. Vai trò của Báo chí với phục hồi Du lịch Quảng Bình sau Covid-19

(Nguoilambao.vn 30/11, Đặng Đông Hà - Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình)

Thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn 2020 -2021 khi du lịch chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cơ quan, phóng viên báo chí đã luôn đồng hành và hỗ trợ tích cực trong công tác quảng bá, duy trì kết nối thường xuyên liên tục của du lịch Quảng Bình với các thị trường khách du lịch thông qua báo điện tử, truyền hình và các nền tảng số.

Các phóng viên thường trú, cộng tác viên, cơ quan báo chí thường trú tại Quảng Bình và trên cả nước đã liên tục cập nhật tin tức kịp thời về tiềm năng, lợi thế, sản phẩm, dịch vụ du lịch Quảng Bình đến khách du lịch bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú. Các bài viết, video clip của du lịch Quảng Bình trên các báo điện tử, báo in, emagazine, chuyên trang, tạp chí với các thông tin mới, hình ảnh đẹp về thiên nhiên hùng vĩ, các giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo đã góp phần tạo nên nhận diện thương hiệu về điểm đến du lịch Quảng Bình - điểm đến an toàn và khác biệt.

Trong năm 2021, báo chí đã luôn đồng hành, hỗ trợ truyền thông du lịch Quảng Bình qua các hoạt động, sự kiện, góp phần thúc đẩy sự phục hồi của du lịch Quảng Bình, một trong những điểm đến nổi bật và đón khách đầu tiên hậu Covid-19, cụ thể như sau:

Sở Du lịch Quảng Bình là đối tác chính hợp tác với Google tại châu Á - Thái Bình Dương và Tổng cục Du lịch tổ chức chương trình Kỳ quan Việt Nam trên thư viện Văn hóa Google (Google Art and Culture) vào ngày 22/01/2021 với 35 bộ, 1.369 bức ảnh; các bức ảnh về hang Sơn Đoòng, hang Én, hang Va của tác giả Trần Tuấn Việt đăng tải ở fanpage của tạp chí National Geographic trên mạng xã hội Twitter và Earthpix đã có gần 200.000 lượt tương tác; phối hợp với Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Công ty TNHH MTV Chua Me Đất tổ chức chương trình Chinh phục Sơn Đoòng – hang động lớn nhất thế giới cho các travel blogger và phóng viên báo chí quốc tế; bộ ảnh áo dài truyền thống “Vàng son đất Việt” của nhà thiết kế Nhật Dùng và Á hậu Lý Kim Thảo; hội thảo trực tuyến với thị trường các nước Đông Nam Á, Pháp. Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức Chào xã giao Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam và Tham tán Đại sứ quán Canada tại Việt Nam hoàn thành chuyến tham quan Quảng Bình và Chinh phục Sơn Đoòng – hang động lớn nhất thế giới. 

Thực hiện chương trình quảng bá du lịch Quảng Bình điểm đến thiên nhiên, an toàn và khác biệt và các sản phẩm du lịch thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết qua người viết nhật ký du lịch (travel blogger) với khoảng 1 triệu lượt tương tác trên mạng xã hội. Tổ chức tọa đàm trực tuyến Khám phá du lịch Quảng Bình trong trạng thái bình thường mới. Triển khai chiến dịch truyền thông du lịch Quảng Bình trong điều kiện mới với nội dung phong phú, phương thức đa dạng và chuyên biệt cho các nhóm thị trường khách du lịch tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, khách các tỉnh lân cận, khách nội tỉnh.

Tổ chức tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Bình qua các sự kiện: tổ chức Chương trình chào đón năm mới 2021 tại thị trấn Phong Nha thu hút khoảng 5.000 lượt xem trực tiếp và gần 80.000 lượt xem trên internet; Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng Hới, Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Bố Trạch lần thứ IV và Hội thi Cá trắm sông Son năm 2021; Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Lễ hội rằm tháng Ba Minh Hóa; Chương trình Chào đón năm mới 2022. Đã cung cấp thông tin, xây dựng video clip giới thiệu du lịch Quảng Bình và các ấn phẩm, tài liệu phục vụ Hội nghị xúc tiến đầu tư Quảng Bình năm 2021. Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình trong nước, quốc tế xây dựng triển khai các chương trình hợp tác về quảng bá, truyền thông du lịch năm 2021. Thiết kế các ấn phẩm du lịch Quảng Bình có ứng dụng các công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu về thông tin của khách du lịch. Đẩy mạnh chuyển đổi số, hoàn thiện website và các nền tảng mạng xã hội phục vụ hoạt động quảng bá du lịch Quảng Bình.

Liên kết, hợp tác phát triển du lịch: Phối hợp với Sở Du lịch/Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)… xây dựng chương trình hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2021.

Ngoài vai trò quảng bá, giới thiệu truyên truyền trong phát triển du lịch ở địa phương, Báo chi còn có vai trò cung cấp thông tin trong quản lý nhà nước đối với sự phát triển du lịch; vai trò trao đổi, hiến kế, gợi ý …trong xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch mới… Có thể khẳng định, Báo chí đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Về đầu trang

http://nguoilambao.vn/vai-tro-cua-bao-chi-voi-phuc-hoi-du-lich-quang-binh-sau-covid-19-n53030.html

3. Lực lượng tại chỗ cứu dân

(Nongnghiep.vn 29/11, Tâm Phùng - Công Điền)

Trong cơn lũ lớn tháng 10/2020, lực lượng xung kích tại chỗ của các địa phương ở Quảng Bình đã kịp thời ứng cứu và đưa hàng ngàn người dân bị ngập lụt…

Nhiều người dân ở tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhớ như in về cơn lũ lịch sử vào tháng 10 năm 2020. Đây được xem là trận lũ lớn nhất trong vòng 50 năm trở lại đây.

Ở vùng “rốn lũ” huyện Quảng Ninh, nhiều vùng dân cư nông thôn bị ngập chìm sâu trong lũ từ 3-5m. Ngay trong đêm lũ dâng lập đỉnh, lực lượng xung kích “4 tại chỗ” của các xã Tân Ninh, Hàm Ninh, Hiền Ninh, Xuân Ninh…đã đè lũ kịp thời ứng cứu và đưa hàng trăm người dân thoát ra khỏi vùng lũ dữ.

Những ngày lũ lớn, chúng tôi cũng đã có mặt tại vùng lũ huyện Quảng Ninh. Ông Nguyễn Công Hoan, Chủ tịch UBND xã Tân Ninh đón chúng tôi ở tầng hai trụ sở. Nước lũ đã mấp mé gần ngập sàn tầng một.

Vuốt nước mưa trên mặt, ông bảo: “Suốt đêm qua, lực lượng xung kích chia thành 3 nhóm, sử dụng ba đò máy có công suất lớn để vượt lũ cứu bà con. Chúng tôi đã đưa được gần 200 người đến những ngôi nhà hai tầng ở các địa bàn, đưa về trạm y tế xã và trụ sở ủy ban để bà con được ăn uống chu đáo”.

Tại xã Tân Ninh, lãnh đạo địa phương trực tiếp chỉ đạo cả ngày đêm để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân. Lực lượng xung kích các thôn được kiện toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể. Ông Nguyễn Công Hoan cho hay: “Mỗi thôn được bố trí lực lượng và thuyền máy để hỗ trợ đưa người dân đến nơi an toàn”.

Tại trụ sở UBND xã đã có hơn bốn chục người già, trẻ em được đưa về và bố trí ở tầng 2 tòa nhà. Được biết, xã chuẩn bị đủ lương thực, thực phẩm, mì tôm, thịt cá, trứng.. đủ để nuôi khoảng 100 người ăn trong vòng tuần lễ. Phòng họp rộng được sắp xếp gọn gàng làm nơi bố trí bếp nấu và phòng ăn cho mọi người. Tại đó, xoong nồi, bát đũa, bếp ga, bình ga… và người phục vụ đã khá chu tất.

Nghe tin ở thôn Quảng Xá có ông cụ sống một mình, nhà bị lũ ngập quá mái ngói nhưng vẫn không chịu di dời. Ông Hoan cùng tổ xung kích tức tốc xuống đò máy xuyên qua dòng lũ xiết.

Đến nơi, sau khi thuyết phục không nghe, ông Hoan ra lệnh “cưỡng chế”. Hai thanh niên xung kích luồn vào nhà, xốc nách ông cụ đưa xuống đò cùng với mớ áo quần lấy vội. Chỉ khoảng 2 giờ đồng hồ sau, lũ đã lên chạm nóc mái ngói nhà ông cụ.

Thôn Tân Thành được ví như là ốc đảo của xã Tân Ninh. Vùng này nằm ở đầu sóng ngọn gió nên  vừa bị ngập sâu, vừa bị lũ quấn xiết, gió thổi mạnh gây sóng lớn đến 2-3 mét. Cả thôn có hơn 200 nóc nhà chìm trong biển nước đục ngầu.

Khi đò máy của chúng tôi xé lũ lớn, tiếp cận được vào thôn thì tình hình cũng đã được “giải quyết” gọn nhờ lực lượng xung kích của thôn này.

Ông Nguyễn Thành, một chủ đò máy cũng là lực lượng xung kích nói lớn: “Suốt đêm, bà con bị kẹt trong lũ được ba đò máy đến ứng cứu đưa hết lên ở nhờ nhà cao tầng rồi. Hiện không có ai bị nguy hiểm nữa đâu. Các anh yên tâm đi hỗ trợ vùng khác. Ở đây anh em lo được”.

Lúc này, tại trụ sở UBND xã  Hàm Ninh (huyện Quảng Ninh), nước lũ cũng đã mấp mé chạm đến sàn tầng một. Trên tầng hai, phòng làm việc được xếp gọn để nhường lại làm chỗ lưu trú cho bà con có nhà bị ngập sâu. Bữa ăn trưa của bà con có cơm nóng, có canh rau, cá, trứng…

Ông Nguyễn Văn Trọng, Bí thư Đảng ủy và ông Hà Xuân Hưng, Chủ tịch UBND xã suốt ngày, đêm trực lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống lũ, cứu bà con.

Suốt cả ngày lẫn đêm, lực lượng xung kích các thôn trong xã quần quật vượt mưa, lũ lớn để tiếp cận những ngôi nhà bị lũ ngập chạm đến mái ngói, cứu người đưa đến nơi an toàn. Trong đêm tối mịt mù và mưa lũ vẫn tuôn như đổ nước, chiếc thuyền máy cứu hộ vẫn ngược lũ, xuyên vào các thôn để cứu người.

Anh Võ Hữu Cương, Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Ninh trực tiếp chỉ huy một thuyền máy cùng 3 người trong lực lượng xung kích cứ nhìn thấy ánh sáng mà bà con dùng để gọi cứu trong đêm là xé màn đêm tìm đến. Khi đồng hồ chỉ đúng 4 giờ sáng của ngày hôm sau thì lực lượng cứu hộ mới tạm nghỉ ngơi cho anh em lấy lại sức khỏe.

Nhờ vậy, ngay trên địa bàn các xã Tân Ninh, Hàm Ninh, Duy Ninh…hàng ngàn người dân đã được lực lượng cứu hộ di dời đến nơi an toàn. Không để xảy ra tình trạng đáng tiếc nào.

Ông Nguyễn Công Hoan, Chủ tịch UBND xã Tân Ninh cho hay, phương án của các địa phương là mỗi thôn có một đò máy để cứu dân với tổ chức lực lượng xung kích đó. Những người có phương tiện, có kinh nghiệm trong lũ lụt được bố trí làm mũi nhọn của lực lượng tại khu dân cư.

“Ngoài ra, trong diễn biến của những ngày lũ lụt, có những người không nằm trong lực lượng được phân công nhiệm vụ nhưng tự nguyện tham gia cứu dân, hỗ trợ dân. Đây cũng là lực lượng tại chỗ tạo nên sức mạnh trong việc phòng chống thiên tai tại địa phương”- ông Hoan nói thêm. Về đầu trang

https://nongnghiep.vn/luc-luong-tai-cho-cuu-dan-d309140.html

4. “Một giờ sạch đẹp” ở khu dân cư

(Daidoanket.vn 30/11, Quảng Nghĩa; Đại đoàn kết 30/11, tr5)

Cùng góp sức xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, Ban công tác Mặt trận thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã phát động phong trào gìn giữ vệ sinh môi trường trên địa bàn thôn với khẩu hiệu “Một giờ sạch đẹp”.

Cứ đều đặn vào mỗi buổi chiều Chủ nhật hàng tuần, cán bộ, đoàn viên, hội viên các hội đoàn thể và người dân thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch (Bố Trạch) lại cùng nhau tổng dọn vệ sinh môi trường trên địa bàn khu dân cư. Mọi người bắt đầu dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà mình, rồi tiếp tục dọn sạch ngõ đến các tuyến đường; cắt tỉa cây xanh, chăm sóc các loại hoa trồng hai bên đường…

Cùng dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm với mọi người, bà Phan Thị Quế (thôn Phúc Tự Đông) cho biết: “Kể từ năm 2018 đến nay, bà con trong thôn đã hình thành thói quen, cứ vào ngày Chủ nhật hàng tuần đều tham gia dọn vệ sinh thôn, xóm. Nhà nào đông thì 2, 3 người, nhà nào ít thì 1 người tham gia... tất cả đều nhiệt tình, trách nhiệm. Sau một khoảng hơn 1 giờ chung tay vệ sinh thôn xóm, đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch đẹp, tạo sự phấn chấn cho 1 tuần mới làm việc, học tập đạt hiệu quả cao hơn”.

Bà Quế cho biết thêm, những ngày dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch, bà con trong thôn chia thành từng nhóm nhỏ từ 3-5 thành viên, cùng nhau quét dọn, thu gom các loại rác thải theo từng địa điểm phân công trước.

Đến nay, sau gần 3 năm triển khai thực hiện, mô hình “Một giờ sạch đẹp” đã được nhân dân thôn Phúc Tự Đông (xã Đại Trạch) đồng tình, ủng hộ với ý thức, trách nhiệm nâng lên rõ rệt qua những buổi lao động tập thể. Dọc các đường ngang, lối rẽ ở trên địa bàn thôn đều được cứng hóa hay đổ bê tông sạch sẽ. Dọc hai bên đường là tuyến đường hoa cây cảnh xanh mướt, cắt tỉa gọn gàng.

Ông Phan Công Xã, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh (thôn Phúc Tự Đông) cho biết: “Vào chiều Chủ nhật, khi nghe loa truyền thanh là bà con lại tập trung, mỗi người cầm mỗi dụng cụ, nhiệt tình dọn dẹp. Mỗi lần tổng dọn vệ sinh, toàn thôn có trên 400 người tham gia, với nhiều thành phần, từ thanh niên, thiếu niên, phụ nữ, cựu chiến binh... Không chỉ làm xóm, thôn sạch đẹp, khang trang, điều giá trị hơn là qua một giờ cùng nhau dọn dẹp vệ sinh xóm, thôn, tình làng nghĩa xóm được vun đắp thêm từng ngày”.

Nói về phong trào “Một giờ sạch đẹp”, bà Lê Thị Sanh, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Phúc Tự Đông cho biết: “Để xây dựng thôn Phúc Tự Đông xứng đáng là khu dân cư nông thôn kiểu mẫu, ngay từ cuối năm 2018, Ban công tác Mặt trận thôn đã phát động phong trào gìn giữ vệ sinh môi trường trong toàn thôn với khẩu hiệu “Một giờ sạch đẹp”. Đồng thời thành lập tổ tự quản ở các ngõ, xóm và giao trách nhiệm cho các đảng viên cư trú trên địa bàn, thành viên Ban công tác Mặt trận thôn phụ trách, tuyên truyền, vận động bà con trong thôn cùng chung tay thực hiện.

Theo bà Sanh, thời gian đầu để thực hiện phong trào cũng gặp phải một số khó khăn, nhưng Ban công tác Mặt trận thôn đã kiên trì vận động, tuyên truyền và gương mẫu đi đầu thực hiện, dần dần bà con hiểu được ý nghĩa và đồng lòng hưởng ứng.

Thôn Phúc Tự Đông hiện có 467 hộ với 1.792 nhân khẩu; 100% hộ dân có nhà ở kiên cố, khang trang; cơ sở hạ tầng nông thôn đã được xây dựng đồng bộ, an ninh trật tự được giữ vững. Bắt đầu xây dựng từ năm 2017, Phúc Tự Đông đã về đích nông thôn mới kiểu mẫu vào cuối năm 2020.

Ông Phan Văn Ngọ, Chủ tịch UBND xã Đại Trạch, cho biết: Thôn Phúc Tự Đông được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bố Trạch chọn để xây dựng mô hình điểm “Khu dân cư chung tay bảo vệ môi trường” từ năm 2018. Qua thời gian triển khai thực hiện, hơn 400 hộ dân trong thôn đã ký cam kết luôn tích cực vệ sinh đường làng ngõ xóm, bỏ rác đúng nơi quy định, không xả nước thải, rác thải bừa bãi…và 100% hội viên tham gia trồng, chăm sóc cây cảnh ở các trục đường làng, ngõ xóm. Có thể nói, mô hình “Một giờ sạch đẹp” do Ban công tác Mặt trận thôn Phúc Tự Đông phát động thực sự là mô hình rất hiệu quả, từ ý thức trách nhiệm của mọi người dân đã tạo nên sự đoàn kết, đồng thuận của bà con trong thôn.

Ông Lê Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bố Trạch khẳng định, việc xây dựng mô hình điểm “Khu dân cư tham gia bảo vệ môi trường” và xây dựng mô hình “Đường hoa, đường cây” ở thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân địa phương đối với công tác bảo vệ môi trường. Từ sự lan tỏa của mô hình “Một giờ sạch đẹp” ở thôn Phúc Tự Đông, hiện nay, nhiều thôn, xóm ở địa bàn các xã đã hình thành thói quen làm vệ sinh tập thể, như: Cự Nẫm, Thanh Trạch, Trung Trạch..., góp phần xây dựng nên những làng quê đáng sống trên quê hương Bố Trạch”. Về đầu trang

http://daidoanket.vn/mot-gio-sach-dep-o-khu-dan-cu-5673870.html

5. Đưa ánh sáng về vùng biên

(Toquoc.vn 30/11, Vĩnh Qúy)

Mô hình “Ánh sáng vùng biên” do Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình triển khai đã góp phần quan trọng bảo đảm an ninh trật tự, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân trên hai tuyến biên giới, tăng cường sự gắn bó giữa bộ đội và đồng bào để cùng chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Bản Hôi Rấy và Nước Đắng thuộc xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) với 100% là người đồng bào Bru - Vân Kiều nằm cách trung tâm xã 15 km, chỉ có một con đường độc đạo đến với bản là đi bằng đường sông, đời sống bà con còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là không có điện lưới mà chỉ dùng điện năng lượng mặt trời để phục vụ sinh hoạt, học tập, chủ yếu là dùng để thắp sáng vào ban đêm.

Trước những khó khăn đó, Đồn Biên phòng Làng Mô (BCH Bộ đội Biên phòng Quảng Bình) đã phối hợp và kêu gọi các nhà hảo tâm chia sẻ cùng chương trình "Ánh sáng vùng biên". Từ đó, những mạnh thường quân và hội thiện nguyện "Từ bi hỷ xã" đã quyên góp và xây dựng 2 công trình đường điện thắp sáng với 40 cột bóng đèn điện năng lượng mặt trời cho hai bản khó khăn này với tổng giá trị hơn 100 triệu đồng. Ngoài ra còn có những bóng đèn đặt trong các điểm trường học để phục vụ học sinh học tập trong điều kiện thời tiết có ánh sáng yếu vào mùa đông…

Bà Nguyễn Thị Phương Trà, đại diện cho nhóm mạnh thường quân hỗ trợ chương trình chia sẻ: Đây là công trình "Ánh sáng vùng biên" thứ 3 tại các bản làng vùng khó khăn được chúng tôi hỗ trợ, ở đây quá đặc biệt khi việc thi công công trình gặp quá nhiều khó khăn do điều kiện đi lại. Chúng tôi phải làm trước các cột đèn rồi vận chuyển vật liệu, cột đèn bằng đường sông đến bản mới thực hiện được công trình này.

"Sự chung tay của mạnh thường quân để giúp đỡ chương trình "Ánh sáng vùng biên" là quá thiết thực, chúng tôi mong rằng sẽ tiếp tục nhận được nguồn kinh phí để cùng Bộ đội Biên phòng xây dựng nhiều hơn nữa các công trình ý nghĩa này giúp bà con đồng bào người dân tộc có điều kiện sống được tốt hơn trong thời gian tới", bà Phương Trà chia sẻ.

Được biết, từ năm 2018 đến nay, bằng nguồn kinh phí của đơn vị và kết nối các tổ chức, cá nhân, Đồn Biên phòng Làng Mô đã phối hợp triển khai xây dựng 5 công trình đường điện thắp sáng tại các thôn, bản thuộc xã Trường Sơn với tổng chiều dài 6,7 km đã làm thay đổi rất nhiều về điều kiện sống và sinh hoạt của bà con dân tộc ở các bản biên giới thuộc xã Trường Sơn.

Đại úy Trần Thanh Nam, Chính trị viên phó đồn Biên phòng Làng Mô cho biết: Các công trình "Ánh sáng vùng biên" đi vào hoạt động hiệu quả giúp cho tình hình an ninh trật tự được bảo đảm, các hoạt động văn hóa tinh thần, việc sinh hoạt, đi lại vào ban đêm được thuận lợi, qua đó thể hiện được tính văn minh và phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản biên giới.

"Thông qua công trình tiếp tục khẳng định tình cảm quân - dân  gắn bó tại địa bàn khu vực biên giới, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh. Thời gian tới đơn vị sẽ tiếp tục kết nối và triển khai xây dựng các công trình Ánh sáng vùng biên tại xã biên giới Trường Sơn", Đại úy Trần Thanh Nam nói.

Ông Trần Quốc Tuấn, Bí thư Huyện ủy huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho hay, bà con nhân dân của xã Trường Sơn và đặc biệt là ở các bản vùng khó khăn đã hưởng lợi từ chương trình "Ánh sáng vùng biên" do Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình thực hiện. Những thay đổi về đời sống văn hóa của bà con của bản làng trong thời gian qua là minh chứng cho việc làm ý nghĩa này.

"Chúng tôi mong rằng, trong thời gian tới được sự chia sẻ của những tổ chức cá nhân với chính quyền địa phương, với lực lượng biên phòng để có những công trình ý nghĩa hơn nữa giúp bà con", ông Tuấn nói.

Bộ Chỉ huy BÐBP tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các đồn biên phòng đứng chân trên hai tuyến biên giới chủ động phối hợp các xã khảo sát, vận động cán bộ, chiến sĩ đơn vị quyên góp, ủng hộ kinh phí, tham gia ngày công lao động, đồng thời kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tài trợ để triển khai xây dựng các công trình "Ánh sáng vùng biên".

Đại tá Trịnh Thanh Bình, Chỉ huy trưởng BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình chia sẻ: Sau gần 2 năm thực hiện, đến nay, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh và các đơn vị đã huy động được 1,6 tỷ đồng và đóng góp hơn 2.000 ngày công để khảo sát, thiết kế, thi công 39 công trình "Ánh sáng vùng biên" với tổng chiều dài hơn 43km được hoàn thành, mang ánh điện về với 41 thôn, bản, tổ dân phố thuộc 15 xã, phường khu vực biên giới và vùng biển.

Tuy nhiên, quá trình triển khai đã có những khó khăn nhất định khi những công trình ở các bản xa trung tâm, chưa có điện lưới dẫn đến việc tổ chức xây dựng công trình đòi hỏi phải mất thời gian, tốn công sức hơn.

"Dù giá trị đầu tư của mô hình này so với các chương trình, dự án khác đã và đang được đầu tư tại khu vực biên giới còn khiêm tốn, nhưng mô hình đã mang lại hiệu quả rất thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống, sinh hoạt thường ngày của đồng bào nơi biên giới, nhất là trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn", Đại tá Trịnh Thanh Bình nói.

Có thể khẳng định, mô hình "Ánh sáng vùng biên" do Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình triển khai đã góp phần quan trọng bảo đảm an ninh trật tự, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân trên hai tuyến biên giới, tăng cường sự gắn bó giữa bộ đội và đồng bào để cùng chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia. Về đầu trang

https://toquoc.vn/dua-anh-sang-ve-vung-bien-20211130104820268.htm

6. Mái ấm càng thêm ấm

(Quân đội nhân dân 30/11, tr2; Qdnd.vn 30/11)

Chúng tôi cùng cán bộ, nhân viên Ban CHQS thị xã Ba Đồn (Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình) đến Trung tâm Mái ấm Hy Vọng, thuộc Cộng đoàn Mến thánh giá Hướng Phương (xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) để thăm, tặng quà c

Sơ Trần Thị Hường, phụ trách trung tâm, cho biết: "Năm nay, dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống của sơ và các cháu, song nhờ sự chung tay chăm lo của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, trong đó có bộ đội thị xã Ba Đồn, sơ và các cháu đã phần nào vơi bớt khó khăn".

Đón nhận những thùng quà, bánh, kẹo, sữa... từ lãnh đạo Ban CHQS thị xã trao tặng, sơ Trần Thị Hường không giấu được niềm vui, xúc động nói: "Những năm qua, hình ảnh màu áo xanh bộ đội đã trở nên gần gũi, thân quen với các cháu và sơ ở trung tâm. Các chú bộ đội thường xuyên ủng hộ kinh phí và nhu yếu phẩm hỗ trợ nuôi dưỡng các cháu; giúp trung tâm vệ sinh, củng cố khuôn viên; chằng chống nhà cửa phòng, chống, khắc phục hậu quả mưa lũ... Đó là điểm tựa tinh thần vững chắc để chúng tôi yên tâm, có thêm động lực chăm sóc, nuôi dạy các cháu tốt hơn".

Trung tâm Mái ấm Hy Vọng được thành lập năm 2008, đang nuôi dưỡng 93 thành viên, trong đó chủ yếu là trẻ em khuyết tật, mồ côi vùng giáo. Cuộc sống của sơ và các cháu dựa vào thu nhập làm hương của các sơ, cùng sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm. Thượng tá Đinh Quốc Việt, Chính trị viên Ban CHQS thị xã Ba Đồn cho biết: "Chứng kiến hoàn cảnh chịu nhiều thiệt thòi, đáng thương của các em, đơn vị quyết định nhận đỡ đầu trung tâm. Dịp lễ, tết, ngày Quốc tế Thiếu nhi, Trung thu, Noel... ban CHQS thị xã đều đến thăm, tặng quà và tổ chức cho các cháu vui chơi".

Theo nội dung đã đăng ký, mỗi quý một lần, Ban CHQS thị xã Ba Đồn phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể huyện Quảng Trạch thực hiện mô hình "Chung tay vì trẻ em khuyết tật, khó khăn vùng giáo"; giúp trung tâm vệ sinh, củng cố khuôn viên, nhà cửa, điện nước...; cán bộ, nhân viên cơ quan tiết kiệm chi tiêu để mua vật chất, nhu yếu phẩm hỗ trợ nuôi dưỡng các cháu; vận động doanh nghiệp trên địa bàn giúp trung tâm thu gom rác thải sinh hoạt.

Bên cạnh mục tiêu hỗ trợ, giúp đỡ Trung tâm Mái ấm Hy Vọng chăm sóc các cháu tốt hơn, kịp thời chia sẻ, động viên, nuôi dưỡng niềm tin, giúp các cháu quên đi thiệt thòi của bản thân, mô hình "Chung tay vì trẻ em khuyết tật, khó khăn vùng giáo" của Ban CHQS thị xã Ba Đồn còn mang đến cho các sơ và nhân dân vùng giáo nơi đây những cảm nhận sâu đậm về nghĩa tình quân dân, góp phần tỏa sáng hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới. Về đầu trang

https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/quoc-phong-toan-dan/mai-am-cang-them-am-679046

7. Thêm 1 xã ở Quảng Bình được yêu cầu rà soát hoạt động cứu trợ của Thủy Tiên

(Laodong.vn 29/11, Phi Long – Hữu Liều; Thanhnien.vn 30/11)

Thêm 1 xã tại huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) vừa nhận được công văn của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an về việc cung cấp các nội dung liên quan đến hoạt động từ thiện của ca sĩ Thủy Tiên, công văn yêu cầu báo cáo trước ngày 30.11.2021.

Ngày 29.11, UBND xã Liên Thủy (huyện Lệ Thủy) cho biết, ngày 25.11 có nhận được công văn của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an về việc yêu cầu cung cấp chứng cứ, đồ vật, tài liệu, dữ liệu điện tử.

Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đang tiến hành kiểm tra, xác minh giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với nguồn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và đơn một số cá nhân phản ánh về việc một số nghệ sĩ, ca sĩ đứng ra tự quyên góp tiền từ thiện, cứu trợ trong đợt bão, mưa lũ xảy ra tại khu vực miền Trung năm 2020, thiếu minh bạch trong quá trình giải ngân.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu UBND xã Liên Thủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Liên Thủy cung cấp thông tin về việc đoàn cứu trợ của bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) có thực hiện từ thiện, cứu trợ trong đợt bão, mưa lũ xảy ra tại khu vực miền Trung năm 2020 trên địa bàn xã Liên Thủy không? Vào thời gian nào?

Đồng thời, cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an yêu cầu trả lời việc chính quyền, các đoàn thể của xã đã hỗ trợ, phối hợp thực hiện những nội dung, công việc gì khi đoàn đến? Việc rà soát các hộ gia đình trong diện được hỗ trợ và in ấn, cấp phát, kiểm soát phiếu nhận tiền hỗ trợ như thế nào?

Ngoài ra, còn yêu cầu thống kê có bao nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã được nhận tiền hàng cứu trợ từ đoàn (kể cả những bộ không nằm trong danh sách)? Mỗi hộ nhận được bao nhiêu tiền?

Theo UBND xã Liên Thủy, sau khi nhận được công văn, xã đã chỉ đạo các thôn trên địa bàn tiến hành thống kê, xác minh tới tận từng hộ gia đình nhằm có được con số chính xác nhất để tiến hành báo cáo Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an theo yêu cầu.

Ngày 29.11, trao đổi với PV Báo Lao Động, lãnh đạo UBND xã Liên Thủy cho biết, UBND xã đã gặp trực tiếp và làm việc với các trưởng thôn, yêu cầu các trưởng thôn tiến hành rà soát, thống kê khẩn trương. Cụ thể, các trưởng thôn đã bắt đầu rà soát từ ngày 27.11.2021 và hiện việc rà soát, thống kê đang được triển khai. Về đầu trang

https://laodong.vn/xa-hoi/them-1-xa-o-quang-binh-duoc-yeu-cau-ra-soat-hoat-dong-cuu-tro-cua-thuy-tien-978927.ldo

8. Quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Bình: Tập trung các thị trường trọng điểm

(Bvhttdl.gov.vn 29/11)

Quảng Bình là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước đón khách du lịch trở lại sau thời gian phải dừng hoạt động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đây là minh chứng cho thấy, các chiến dịch quảng bá, xúc tiến du lịch đã được tỉnh triển khai bài bản, khoa học...

Bà Bùi Thị Thanh Thúy, Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Quảng Bình cho biết: “Năm 2021, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Bình nói riêng tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, ngành Du lịch vẫn thực hiện tốt các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm thúc đẩy sự phục hồi hoạt động du lịch…”.

Cũng theo bà Thúy, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch vẫn được duy trì thường xuyên, liên tục với các thị trường khách du lịch trọng điểm trong nước và quốc tế, như: Tổ chức chương trình Kỳ quan Việt Nam trên thư viện Văn hóa Google (Google Art and Culture) vào ngày 22/01/2021 với 35 triển lãm và 1.369 bức ảnh; phối hợp với Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Công ty TNHH MTV Chua Me Đất tổ chức chương trình "Chinh phục Sơn Đoòng-hang động lớn nhất thế giới" cho các travel blogger và phóng viên báo chí quốc tế; tổ chức hội thảo trực tuyến với thị trường các nước Đông Nam Á, Pháp...

Bên cạnh đó, trong điều kiện khó khăn do dịch Covid-19, ngành Du lịch vẫn thực hiện chương trình quảng bá "Quảng Bình điểm đến thiên nhiên, an toàn và khác biệt" và các sản phẩm du lịch thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết qua người viết nhật ký du lịch (travel blogger); tổ chức tọa đàm trực tuyến khám phá du lịch Quảng Bình trong trạng thái bình thường mới; triển khai chiến dịch truyền thông du lịch Quảng Bình trong điều kiện mới với nội dung phong phú, phương thức đa dạng và chuyên biệt cho các nhóm thị trường khách du lịch tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam, khách các tỉnh lân cận, khách nội tỉnh; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Bình qua các sự kiện.

Mặt khác, ngành Du lịch đã chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình trong nước, quốc tế xây dựng triển khai các chương trình hợp tác về quảng bá, truyền thông du lịch năm 2021; thiết kế các ấn phẩm du lịch Quảng Bình có ứng dụng các công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu về thông tin của khách du lịch; đẩy mạnh chuyển đổi số, hoàn thiện website và các nền tảng mạng xã hội phục vụ hoạt động quảng bá du lịch Quảng Bình; phối hợp với Sở Du lịch một số tỉnh, thành phố, công ty, câu lạc bộ, doanh nghiệp xây dựng chương trình hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2021; quảng bá du lịch ẩm thực thông qua việc xuất bản sách “Khám phá ẩm thực du lịch Quảng Bình”...

Năm 2022, ngành Du lịch Quảng Bình phấn đấu đạt 2 triệu lượt khách tham quan, trong đó, khách nội địa 1,9 triệu lượt khách; khách quốc tế 10 nghìn lượt khách; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 2.250 tỷ đồng. Với những chỉ tiêu đầy thách thức đó, các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch sẽ được đổi mới dưới nhiều hình thức và nội dung.

Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch vẫn sẽ được tập trung triển khai tại các thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế, như: Tổ chức chương trình kết nối điểm đến, phát động thị trường, các chương trình Road show (chương trình biểu diễn ngoài trời) du lịch bằng các hình thức đa dạng (trực tuyến, trực tiếp, thực tế ảo) với nội dung phong phú, độc đáo phù hợp với điều kiện, tình hình dịch Covid-19.

Ngành sẽ xây dựng, thực hiện các hoạt động quảng bá du lịch liên quan đến các sự kiện lớn, farmtrip, presstrip, các chương trình quảng bá trên các kênh thông tin, truyền hình quốc tế.

Ngoài ra, ngành Du lịch sẽ đổi mới hình thức, nội dung trong việc tham gia các hội chợ du lịch thường kỳ trong nước; mở rộng thị trường khách du lịch, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ du lịch; thực hiện các giải pháp khắc phục tính thời vụ; tăng cường thu hút khách du lịch đến và lưu trú dài hơn, chi tiêu nhiều hơn…

Đặc biệt, ngành Du lịch sẽ phối hợp với các đơn vị của Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ xây dựng và triển khai Đề án phối hợp quảng bá, xúc tiến du lịch Quảng Bình thông qua chương trình ngoại giao văn hóa, các hoạt động của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các quốc gia trên thế giới; phối hợp với cộng đồng người Việt Nam tại các nước để quảng bá, giới thiệu du lịch Quảng Bình; liên kết hợp tác với các tỉnh trong khối liên kết Hà Nội-Quảng Bình-Quảng Nam-Đà Nẵng-Thừa Thiên-Huế để phát triển các sản phẩm du lịch...

“Năm 2022, du lịch Quảng Bình vẫn đối mặt với nhiều thách thức, do vậy, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch sẽ tập trung sử dụng hệ thống du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý du lịch; xây dựng các chương trình trực tuyến, như: Party Countdown giới thiệu và bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống của Quảng Bình; xuất bản thêm các ấn phẩm du lịch dưới nhiều hình thức để phục vụ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đến với du khách trong nước và quốc tế…”, bà Bùi Thị Thanh Thúy, Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Quảng Bình cho biết.

Năm 2021, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Bình dự ước đạt khoảng 560.000 lượt khách, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt 11% so với kế hoạch. Trong đó, khách nội địa ước đạt 545.500 lượt khách, giảm 69% so với cùng kỳ; khách quốc tế ước đạt 5.500 lượt khách, giảm 90% so với cùng kỳ. Về đầu trang

https://bvhttdl.gov.vn/quang-ba-xuc-tien-du-lich-quang-binh-tap-trung-cac-thi-truong-trong-diem-20211129142255265.htm

V. Pháp luật - An ninh quốc phòng  

1. Tiếp tục thực hiện tốt công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

(Csgt.vn 29/11, B. Minh - N. Tuân)

Ngay sau khi hết thực hiện giãn cách xã hội, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Bình đã tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là các tuyến địa bàn phụ trách, thực hiện công tác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nhằm góp phần bảo đảm tốt an ninh, trật tự trên địa bàn.

Đến chiều ngày 23/11, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ TTKS-XLVP, Tổ công tác thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình, đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông tại km 677 QL1A thuộc địa phận thôn Dinh Mười, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, đã vận động anh Bùi Quang Sáu, sinh năm 1989, trú tại: Thôn Bắc, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình tự nguyện giao nộp 03 bịch thuốc nổ loại (TNT) có  tổng trọng lượng 5,5 kg.

Theo như anh Bùi Quang Sáu trình bày, anh là người địa phương hay lưu thông qua lại trên tuyến đường này và thường xuyên tiếp xúc với lực lượng CSGT, được tuyên truyền về việc cấm tàng trữ  sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ, nên khi nhặt được số thuốc nổ trên bên lề đường, anh đã tự nguyện giao nộp. Tổ công tác đã tổ chức tiếp nhận và bàn giao cho cơ quan chức năng để tiêu hủy số thuốc nổ trên.

Đây là những kết quả đạt được trong việc thực hiện tổng kiểm tra, vận động nhân dân giao nộp và đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Qua đó, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn, đảm bảo sự bình yên cho nhân dân. Về đầu trang

http://www.csgt.vn/tintuc/14131/Tiep-tuc-thuc-hien-tot-cong-tac-thu-h%C3%B4i-vu-khi,-vat-lieu-no,-cong-cu-ho-tro.html

2. Cụm thi đua VKSND các tỉnh Bắc Trung Bộ tổng kết công tác thi đua năm 2021

(Baovephapluat.vn 29/11,  Bùi Tiến)

Cụm thi đua VKSND các tỉnh Bắc Trung Bộ (Cụm 6) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động thi đua năm 2021; phát động và ký kết giao ước thi đua năm 2022 bằng hình thức trực tuyến.

Mới đây, Cụm thi đua số 6 gồm: VKSND các tỉnh: Nghệ An (đơn vị Cụm trưởng), Quảng Trị (đơn vị Cụm phó), Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động thi đua Cụm năm 2021; phát động và ký kết giao ước thi đua năm 2022 bằng hình thức trực tuyến.

Tham dự hội nghị tại các điểm cầu có các đồng chí lãnh đạo và Thường trực Hội đồng thi đua, Thư ký Hội đồng thi đua khen thưởng, công chức thuộc Văn phòng tổng hợp làm công tác thi đua, khen thưởng các đơn vị thuộc Cụm thi đua số 6.

Theo báo cáo, năm 2021, các đơn vị Cụm thi đua số 6 đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngành và các Chỉ thị Viện trưởng VKSND tối cao. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch  bệnh COVID-19, nhưng các đơn vị trong Cụm đều đã nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kết quả hoạt động công tác của các đơn vị đã góp phần tích cực vào việc giữ vững an ninh trật tự, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng, chống  vi phạm và tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Phong trào thi đua được thực hiện sôi nổi, đều khắp và đạt được nhiều thành tích; các đơn vị đã có những sáng kiến, phát động thi đua theo đợt, chuyên đề, gắn với các sự kiện chính trị, ngày lễ kỷ niệm của đất nước, của từng địa phương.

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của các đơn vị trong Cụm có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực hoạt động kiểm sát được nâng lên; các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội và của Ngành đều đạt yêu cầu, nhiều chỉ tiêu vượt yêu cầu đề ra. Trong đó, số chỉ tiêu chuyên môn đạt chung của cả Cụm là 121/122 chỉ tiêu phát sinh - đạt tỷ lệ 99,2%; số chỉ tiêu vượt chung của cả Cụm là 52/52 chỉ tiêu có thể tính vượt - đạt tỷ lệ 100%.Công tác phối hợp giữa VKSND và các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan hữu quan ở các tỉnh đều được tăng cường.

Với kết quả đạt được như trên, Cụm thi đua số 6 đã bình bầu suy tôn với kết quả như sau: 6 đơn vị Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đề nghị Hội đồng thi đua - Khen thưởng VKSND tối cao xét, tặng Cờ thi đua ngành KSND, suy tôn đề nghị tặng Cờ thi đua của Chính phủ các đơn vị hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao.

Cũng tại Hội nghị, các đơn vị trong Cụm thi đua số 6 đã bầu đơn vị Cụm trưởng, Cụm phó năm 2022 và ký kết giao ước thi đua năm 2022. Về đầu trang

https://baovephapluat.vn/kiem-sat-24h/ban-tin-kiem-sat/cum-thi-dua-vksnd-cac-tinh-bac-trung-bo-tong-ket-cong-tac-thi-dua-nam-2021-115633.html

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More