Bản tin ngày 26-11-2021

Post date: 26/11/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

tt

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

 
 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

 

Quảng Bình ghi nhận thêm 26 ca mới, tăng tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. 4

Suckhoedoisong.vn 26/11, Hùng Trần

 

Ngày 25/11, ghi nhận 12.450 ca nhiễm, 164 bệnh nhân COVID-19 tử vong. 5

Vtc.vn 25/11; Plo.vn 25/11; Baochinhphu.vn 25/11; Suckhoedoisong.vn 25/11; Zingnews.vn 25/11; An ninh Thủ đô 26/11, tr4

 

Thay đổi thời gian tiêm trả mũi 2 vaccine do dịch bệnh phức tạp. 6

Laodong.vn 25/11, Lê Phi Long

 

Đồng chí Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện Tuyên Hóa. 7

Baoquangbinh.vn 25/11, Văn Tư

 

Quảng Ninh: Thích ứng linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19. 8

Baoquangbinh.vn 26/11, Thanh Hải

 

Tuyên Hóa: Triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trên 3200 học sinh THPT. 10

Baoquangbinh.vn 26/11, Thương Tuyền

 

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

 

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 26. 11

Baoquangbinh.vn 26/11, Ngọc Mai

 

Điều chuyển “Giám đốc bệnh viện được xem xét bổ nhiệm nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp”. 13

Thanhnien.vn 26/11, Trương Quang Nam

 

KINH TẾ

 

Tuyến đường từng là “cửa ngõ” của huyện Lệ Thủy có bị bỏ quên việc tu sửa?. 14

Baophapluat.vn 25/11, Bảo Thiên

 

Tập trung xử lý nợ tại Quỹ đầu tư địa phương. 15

Baoxaydung.com.vn 26/11, Nhất Linh

 

“Kế sông cận thủy” – vị thế vượng khí hiếm có tại Sunora Quảng Bình. 17

Cafeland.vn 26/11

 

Một nông dân tỉnh Quảng Bình nuôi lợn theo kiểu "chẳng giống ai", ấy thế mà không dịch bệnh còn thu tiền tỷ. 19

Danviet.vn 26/11, Trần Anh - Nguyễn Phương

 

Độc đáo mô hình phát triển du lịch kết hợp bảo vệ môi trường. 20

Tuoitrethudo.com.vn 26/11, Ngọc Trang

 

Cho đất đồi "đơm hoa". 22

Baoquangbinh.vn 26/11, Anh Tuấn

 

Mùa vàng trên rẫy. 24

Tiền phong 26/11, tr10, Hoàng Nam

 

XÃ HỘI

 

Chính quyền xã "ngâm" hồ sơ cấp "sổ đỏ" của dân?. 25

Baoquangbinh.vn 26/11, X. Phú

 

Có nên đương đầu với biển?. 28

Baoquangbinh.vn 26/11, Phạm Thanh Chúc

 

Xử phạt 17 trường hợp vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên, môi trường. 29

Baoquangbinh.vn 26/11, A.T

 

Giải quyết trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ tư vấn việc làm cho người lao động. 30

Baodansinh.vn 25/11, Thu Hương

 

Nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường. 33

Laodong.vn 26/11, Lê Phi Long

 

Trao 280 suất quà cho người dân vùng lũ huyện Bố Trạch. 34

Baoquangbinh.vn 26/11, Tiến Thành

 

Giải quần vợt hỗ trợ gia đình khó khăn do đại dịch ở Quảng Bình. 34

Plo.vn 26/11, An Nhiên

 

Phấn đấu đưa chỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên. 35

Giadinh.net.vn 26/11, TH

 

Hội NCT tỉnh Quảng Bình phát huy tốt truyền thống quê hương “Hai giỏi”. 37

Ngaymoionline.com.vn 26/11, Phan Chi

 

Nỗi niềm xóm nhà tạm.. 39

Baoquangbinh.vn 26/11, X. Phú

 

 

 

I. Thông tin liên quan đến dịch COVID-19

1. Quảng Bình ghi nhận thêm 26 ca mới, tăng tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

(Suckhoedoisong.vn 26/11, Hùng Trần)

Ngày 26/11, thông tin từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống COVID-19 tỉnh Quảng Bình cho biết, tính từ 6h ngày 25/11 đến 6h ngày 26/11 địa phương này ghi nhận thêm 26 ca nhiễm mới.

Trong đó, có 8 ca mắc mới là người trở về từ vùng dịch, 1 trường hợp là F1 của ca mắc về từ vùng dịch trở thành F0.

Những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 khác mới được ghi nhận liên quan đến chùm ca bệnh tại huyện Minh Hóa, huyện Tuyên Hóa và thị xã Ba Đồn. 

Hiện tỉnh Quảng Bình đã triển khai tiêm được 697.606 mũi vaccine phòng COVID-19 với 185.214 người đủ 2 mũi. Nhằm triển khai kịp thời chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đảm bảo tỷ lệ bao phủ, UBND tỉnh Quảng Bình đã có Công văn về việc thay đổi, rút ngắn thời gian tiêm vaccine AstraZeneca.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bình đồng ý thay đổi thời gian tiêm vaccine AstraZeneca, rút ngắn thời gian, tiến hành tiêm trả mũi 2 sau mũi 1 từ 4 tuần trở lên.

UBND tỉnh Quảng Bình giao Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở tiêm triển khai thực hiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đúng quy định; đồng thời khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm để đáp ứng vaccine phân bổ đến đâu triển khai tiêm kịp thời đến đấy. Về đầu trang

https://suckhoedoisong.vn//quang-binh-ghi-nhan-them-26-ca-moi-tang-toc-do-tiem-chung-vaccine-phong-covid-19-169211126101652683.htm

2. Ngày 25/11, ghi nhận 12.450 ca nhiễm, 164 bệnh nhân COVID-19 tử vong

(Vtc.vn 25/11; Plo.vn 25/11; Baochinhphu.vn 25/11; Suckhoedoisong.vn 25/11; Zingnews.vn 25/11; An ninh Thủ đô 26/11, tr4)

Ngày 25/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.450 ca nhiễm mới với 21 ca nhập cảnh và 12.429 trường hợp trong nước (tăng 640 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành. Trong số các ca mắc mới có 6.842 ca trong cộng đồng.

Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (1.582), Cần Thơ (741), Tây Ninh (683), Bình Dương (678), Bà Rịa - Vũng Tàu (658), Bạc Liêu (617), Đồng Tháp (609), Đồng Nai (543), Vĩnh Long (491), Sóc Trăng (486), Bình Thuận (402), Bến Tre (401), Kiên Giang (397), Bình Phước (342), Trà Vinh (294), Cà Mau (287), Hà Nội (264), An Giang (248), Hậu Giang (239), Lâm Đồng (235), Khánh Hòa (191), Bình Định (159), Hà Giang (135), Gia Lai (128), Tiền Giang (123), Bắc Ninh (122), Nghệ An (118), Long An (110), Thừa Thiên Huế (96), Đắk Lắk (93), Quảng Nam (92), Quảng Bình (91), Đắk Nông (69), Thanh Hóa (69), Đà Nẵng (66), Hòa Bình (64), Thái Bình (60), Vĩnh Phúc (54), Nam Định (42), Quảng Ngãi (39), Phú Thọ (34), Ninh Thuận (32), Tuyên Quang (28), Quảng Trị (26), Hà Tĩnh (26), Phú Yên (24), Bắc Giang (20), Quảng Ninh (19), Hà Nam (18), Điện Biên (17), Lạng Sơn (13), Hưng Yên (13), Thái Nguyên (10), Sơn La (9), Cao Bằng (8 ), Ninh Bình (5), Hải Dương (5), Lào Cai (2), Hải Phòng (2). Về đầu trang

http://tienphong.vn/ngay-25-11-ghi-nhan-12-450-ca-nhiem-164-benh-nhan-covid-19-tu-vong-post1395980.tpo

3. Thay đổi thời gian tiêm trả mũi 2 vaccine do dịch bệnh phức tạp

(Laodong.vn 25/11, Lê Phi Long)

Nhằm triển khai kịp thời chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đảm bảo tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19, tỉnh Quảng Bình thay đổi, rút ngắn thời gian tiêm vaccine AstraZeneca.

Ngày 25.11 UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa có công văn về việc thay đổi thời gian tiêm trả mũi 2 vaccine AstraZeneca trên địa bàn.

Theo đó, trước tình hình diễn biến dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp, nhằm triển khai kịp thời chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, đảm bảo tỷ lệ bao phủ vaccine để triển khai phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Bình đồng ý thay đổi thời gian tiêm vaccine AstraZeneca.

Cụ thể, rút ngắn thời gian, tiến hành tiêm trả mũi 2 sau mũi 1 từ 4 tuần trở lên. UBND tỉnh Quảng Bình giao Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở tiêm triển khai thực hiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đúng quy định; đồng thời khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm để đáp ứng vắc xin phân bổ đến đâu triển khai tiêm kịp thời đến đấy.

Trung tâm Chỉ huy Phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Quảng Bình cho biết, tình hình diễn biến vẫn đang phức tạp.

Tính từ 6h ngày 24.11 đến 6h00 ngày 25.11, tỉnh Quảng Bình đã phát hiện 30 ca dương tính với COVID-19. Tổng số ca toàn tỉnh từ trước đến nay là 2.517 ca, hiện có 2.168 ca đã điều trị khỏi.

Trong số các ca mới phát hiện, có 2 ca nhập cảnh từ nước ngoài; 3 ca trở về từ vùng dịch; 8 ca trong các khu cách ly tập trung; 5 ca là F1 của F0 về từ vùng dịch; 4 ca là F1 của chùm ca bệnh ở xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới); 2 ca liên quan đến chùm ca bệnh Quảng Phương; 6 ca liên quan đến các chùm ca bệnh tiểu khu 1 và tiểu khu Đồng Văn (thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa).

Như báo Lao Động đã thông tin, Bộ Y  tế vừa đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về  khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Để kịp thời triển khai tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố căn cứ theo nội dung Công văn số 7820/BYT-DP ngày 20/9/2021 của Bộ Y tế khẩn trương báo cáo Ủy ban nhân nhân tỉnh, thành xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện. "Nếu đơn vị, địa phương nào không thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng phải chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố". Về đầu trang

https://laodong.vn/xa-hoi/thay-doi-thoi-gian-tiem-tra-mui-2-vaccine-do-dich-benh-phuc-tap-977678.ldo

4. Đồng chí Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện Tuyên Hóa

(Baoquangbinh.vn 25/11, Văn Tư)

Ngày 25-11, đồng chí Trần Vũ Khiêm, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện Tuyên Hóa.

Tính đến ngày 24-11, huyện Tuyên Hóa có 166 ca mắc Covid-19. Trong đó có 93 ca trong cộng đồng. Riêng từ ngày 14-11 đến nay đã xuất hiện 2 ổ dịch tại thị trấn Đồng Lê với số ca bệnh liên quan lên tới 51 ca, số lượng F1, F2 tương đối lớn. Bệnh viện đa khoa huyện Tuyên Hóa đã tiếp nhận điều trị 95 ca F0, đã điều trị khỏi bệnh 30 ca, đang điều trị 65 ca.

 

Trên địa bàn huyện hiện có 76 người đang cách ly tập trung, 699 người cách ly tại nhà. Huyện Tuyên Hóa cũng đã triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho hơn 40.000 người, trong đó có 19.522 người đã tiêm đủ 2 mũi. Các biện pháp phòng, chống dịch đang được toàn huyện triển khai quyết liệt nhằm sớm sàng lọc F0 ra khỏi cộng đồng, tiến tới khống chế, đẩy lùi và dập tắt dịch.

Phát biểu tại buổi làm việc với Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 huyện Tuyên Hóa, đồng chí Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Vũ Khiêm ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua. Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca mắc mới tăng nhanh trong thời gian gần đây nhưng cơ bản huyện Tuyên Hóa vẫn kiểm soát được tình hình.

 

Đặc biệt, huyện đã có những mô hình, cách làm hay, như: tổ chức dạy học trong khu cách ly, thành lập trạm y tế lưu động tại xã Văn Hóa, tiêm vắc-xin lưu động tại các địa bàn khó khăn…

 

Đồng chí Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cũng đề nghị trong thời gian tới, huyện Tuyên Hóa cần tiếp tục quán triệt phương châm “Thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Đối với những khu vực có ca nhiễm mới cần khoanh vùng để tập trung truy vết, sàng lọc F0 ra khỏi cộng đồng.

Đối với khu vực cần phong tỏa, phải xem xét tình hình thực tế để triển khai với phương châm “phong tỏa hẹp, xét nghiệm nhanh”, kịp thời sàng lọc F0 ra khỏi cộng đồng, ngăn chặn dịch lây lan. Huyện Tuyên Hóa cũng cần chỉ đạo các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ biến động dân cư, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện 5K và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế.

 

Dịp này, đồng chí Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trần Vũ Khiêm cùng đoàn đã đến thăm, động viên lực lượng làm nhiệm vụ tại Đơn nguyên điều trị Covid-19 của Bệnh viên đa khoa huyện Tuyên Hóa mới được thành lập và đưa vào sử dụng ở Trường mầm non xã Sơn Hóa; thăm, kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa.

 

Đồng chí Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy đã trao tặng lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch của huyện 2.000 khẩu trang và đồ bảo hộ y tế. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202111/dong-chi-truong-ban-to-chuc-tinh-uy-kiem-tra-cong-tac-phong-chong-dich-covid-19-tai-huyen-tuyen-hoa-2195688/

5. Quảng Ninh: Thích ứng linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19

(Baoquangbinh.vn 26/11, Thanh Hải)

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, huyện Quảng Ninh đã triển khai các giải pháp mạnh hơn một bước, sớm hơn một bước nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

 

Sau khoảng thời gian khá dài không ghi nhận các ca nhiễm mới, ngày 17-11, thị trấn Quán Hàu ghi nhận 2 trường hợp F0 liên quan đến người về từ vùng dịch. Ông Lê Bá Trưng, Chủ tịch UBND thị trấn Quán Hàu chia sẻ: Ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 đối với trường hợp trên địa bàn, UBND thị trấn đã tiến hành phong tỏa, cách ly, khử khuẩn các trường hợp theo quy định.

 

Trên tinh thần bám sát chỉ đạo của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 huyện và các cơ quan chức năng, thị trấn Quán Hàu đã chủ động tầm soát, phong tỏa trên diện hẹp. Hiện, khu vực ít nhất phong tỏa 4 hộ, khu vực nhiều nhất phong tỏa 9 hộ.

 

Theo số liệu báo cáo từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 huyện Quảng Ninh, tính riêng từ ngày 17 đến ngày 24-11, trên địa bàn huyện Quảng Ninh ghi nhận 13 ca dương tính với SARS-CoV-2, chủ yếu ở thị trấn Quán Hàu và xã Lương Ninh, Tân Ninh.

Trong điều kiện dịch Covid-19 còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, nhiều ổ dịch mới phát sinh tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, huyện Quảng Ninh tiếp tục triển khai quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nhằm chủ động kiểm soát dịch bệnh.

Căn cứ phân loại cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn theo Quyết định số 3781/QĐ-UBND của UBND tỉnh, huyện tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng, địa phương kịp thời nắm thông tin, chủ động tầm soát, truy vết các trường hợp nghi liên quan đến F0, F1; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân trong thực hiện khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế; tăng cường rà soát, kiểm tra và xử lý nghiêm những đối tượng cố tình không chấp hành quy định về phòng, chống dịch.

 

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Ngọc Huân, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho biết: Nhằm tăng cường kiểm soát người về từ vùng dịch, huyện Quảng Ninh đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức tiếp nhận, quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát những người thực hiện cách ly, tự theo dõi sức khỏe tại nhà theo đúng quy định.

 

Đối với người về từ khu vực có nguy cơ cao và rất cao, yêu cầu xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên trước khi di chuyển. Hiện, huyện đang theo dõi, hướng dẫn cách ly tại nhà theo quy định cho 389 trường hợp; trong đó có 212 trường hợp là F1 đang cách ly tại nhà.

 

Theo bác sỹ Nguyễn Kim Thành, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quảng Ninh, về cơ bản, huyện Quảng Ninh đã kịp thời kiểm soát, khoanh vùng được các điểm dịch phát sinh. Cùng với các yếu tố như chủ động tầm soát, khoanh vùng, truy vết kịp thời, quyết tâm không để phát sinh các điểm dịch mới, huyện chú trọng đẩy nhanh tỷ lệ bao phủ vắc-xin trên địa bàn bảo đảm theo kế hoạch. Đến nay, huyện đã hoàn thành tiêm vắc-xin cho 61.910 người; trong đó có 50.455 người đã tiêm mũi 1 và 11.455 người đã tiêm cả hai mũi.

Song song với việc thực hiện linh hoạt các các biện pháp phòng dịch, huyện Quảng Ninh tiếp tục phát huy vai trò của cấp ủy cơ sở, các tổ Covid-19 cộng đồng. Theo ông Lê Hà Châu, Bí thư Đảng bộ bộ phận thôn Hà Thiệp, xã Võ Ninh, thôn đã duy trì hiệu quả hoạt động của các tổ Covid-19 cộng đồng trong kiểm soát dịch bệnh. Các thành viên được huy động tham gia các tổ Covid-19 cộng đồng chủ yếu là ở các đoàn thể tại địa phương nên nắm rất sát tình hình thực tế và số người ra vào tại địa bàn

 

Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, các tổ Covid-19 cộng đồng đã giúp cơ quan chức năng truy vết nhanh, triệt để các trường hợp F1, F2 trên địa bàn, giúp công tác khoanh vùng chống dịch đúng hướng. Hiện, huyện Quảng Ninh đang phát huy hiệu quả hoạt động của 113 tổ Covid-19 cộng đồng với trên 900 thành viên tham gia.                                            

 

Ông Trần Tiến Dũng, Tổ trưởng tổ Covid-19 cộng đồng tổ dân phố Hùng Phú, thị trấn Quán Hàu cho biết: Ngay khi phát hiện các trường hợp F0 trên địa bàn thị trấn, các thành viên của tổ đã nhanh chóng yêu cầu người dân báo cáo khi gia đình có người liên quan đến ca bệnh.

 

Qua nắm bắt, tổ Covid-19 cộng đồng của tổ dân phố Hùng Phú đã rà soát, sàng lọc được 17 trường hợp là F1 để tổ chức cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Đến thời điểm này, các thành viên của tổ vẫn đang tiếp tục giám sát, động viên các trường hợp cách ly theo đúng quy định, tránh lây lan dịch ra cộng đồng.

 

Thực tế kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua trên địa bàn huyện Quảng Ninh cho thấy, sự nêu gương, tiên phong đi đầu của mỗi một cán bộ, đảng viên, cùng với việc thường xuyên bám sát địa bàn, đến từng nhà để tuyên truyền, vận động kết hợp truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống dịch.

 

“Trên tinh thần phát huy vai trò “4 tại chỗ”, hiệu quả của các tổ Covid-19 cộng đồng, nhất là ở các khu phố, thôn, bản, huyện Quảng Ninh tiếp tục phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong việc kiểm soát dịch bệnh; tiếp tục nắm bắt tình hình, đẩy mạnh tuyên truyền, chú trọng việc giám sát người đi về từ vùng dịch, thực hiện cách ly tập trung, cách ly tại nhà theo quy định của Bộ Y tế”, Bí thư Huyện ủy Quảng Ninh Trần Quốc Tuấn chia sẻ thêm. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/suc-khoe/202111/quang-ninh-thich-ung-linh-hoat-kiem-soat-dich-covid-19-2195706/

6. Tuyên Hóa: Triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trên 3200 học sinh THPT

(Baoquangbinh.vn 26/11, Thương Tuyền)

Thực hiện kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ 12 đến 18 tuổi, từ ngày 25 đến 28-11, Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa đã tổ chức tiêm phòng vắc-xin Covid 19 cho các em học sinh trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện.

Trong đợt này, huyện Tuyên Hóa tổ chức triển khai tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi. Theo đó, toàn huyện có 3.233 em học sinh của 4 trường THPT được tiêm phòng vắc-xin Covid-19, trong đó: Trường THPT Bắc Sơn (495 em), Trường THPT Tuyên Hóa (884 em), Trường THPT Phan Bội Châu (854 em) và Trường THPT Lê Trực (1000 em). Vắc-xin được tiêm đợt này là loại vắc-xin Pfizer của Bỉ.

 

Để tiêm chủng diễn ra an toàn, đúng quy định, Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa đã bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác tiêm phòng. Học sinh Trường THPT Tuyên Hóa tiêm tại trụ sở Trung tâm Y tế huyện, còn các em học sinh 3 đơn vị trường học còn lại tiêm ngay tại trường. Cán bộ Trung tâm Y tế huyện trực tiếp về hỗ trợ lực lượng trạm y tế địa phương tổ chức tiêm chủng.

 

Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa cũng đã xây dựng phương án sẵn sàng xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu, phản ứng sau tiêm (nếu có). Quy trình tiêm vắc-xin được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, người đến tiêm phòng được khám sàng lọc, hướng dẫn chi tiết các biểu hiện bất thường có thể xảy ra sau khi tiêm và cách xử lý…

 

Theo ghi nhận, trong số các em đã tiêm không có các phản ứng bất thường. Sau tiêm, các em đều được theo dõi sức khỏe trong vòng 30 phút và được cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/suc-khoe/202111/tuyen-hoa-trien-khai-tiem-vac-xin-covid-19-cho-tren-3200-hoc-sinh-thpt-2195711/

II. Thời sự - Chính trị

1. Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 26

(Baoquangbinh.vn 26/11, Ngọc Mai)

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng phát biểu tại hội nghị.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng

phát biểu tại hội nghị.

Sáng 26-11, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 26 để cho ý kiến về các báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm 2021, kế hoạch năm 2022 và một số nội dung quan trọng khác.

Dự hội nghị có đồng chí Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Hội nghị đã nghe, xem xét và cho ý kiến về các báo cáo, gồm: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội (KT-XH) năm 2021, kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; Báo cáo thực hiện biên chế năm 2021 và kế hoạch biên chế năm 2022; Báo cáo tình hình phân bổ vốn đầu tư phát triển năm 2021 và kế hoạch năm 2022; Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách tỉnh quản lý 5 năm 2021-2025; Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2021 và nhiệm vụ năm 2022; Dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ KT-XH, quốc phòng-an ninh và xây dựng Đảng năm 2022; Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2021 và nhiệm vụ năm 2022; ý kiến sửa đổi (lần 1) Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

Báo cáo KT-XH năm 2021, phương hướng nhiệm vụ năm 2022 nêu rõ, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, sự ủng hộ, đồng thuận của chính quyền các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân nên tình hình KT-XH đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt như tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 6.456 tỷ đồng, bằng 146,9% dự toán Trung ương và 118,9% dự toán địa phương giao; tỷ lệ lao động qua đào tạo 66,4% (kế hoạch 66,0%); tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,6% so với năm 2020 (kế hoạch 0,6%)… Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn 8 chỉ tiêu chưa đạt, cần tiếp tục đề ra các giải pháp để tăng cường thực hiện.

Về công tác xây dựng Đảng, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, giải pháp về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và hoàn thành tốt chương trình công tác năm 2021. Công tác chính trị, tư tưởng được chú trọng; tình hình tư tưởng trong Đảng bộ và nhân dân ổn dịnh, đoàn kết, thống nhất. Công tác tổ chức xây dựng Đảng được triển khai toàn diện. Các mặt công tác kiểm tra, giám sát, nội chính, dân vận có nhiều chuyển biến tích cực; hoạt động của mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội được đẩy mạnh.

Hội nghị đã tập trung thảo luận với nhiều ý kiến đóng góp vào các báo cáo KT-XH, ngân sách, đầu tư công trung hạn… phân tích, đánh giá các chỉ tiêu đạt và chưa đạt, từ đó tìm nguyên nhân, đề xuất giải pháp. Các ý kiến đã chú trọng những giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi sản xuất kinh doanh, đặt ra các mục tiêu phù hợp với bối cảnh tình hình mới…, tạo tiền đề quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022.

Phát biểu kết luận nội dung này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng yêu cầu cơ quan tham mưu tiếp thu tối đa các ý kiến thảo luận, hoàn thiện báo cáo. Trên cơ sở nội dung các ý kiến, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã yêu cầu báo cáo KT-XH cần tách nội dung phòng, chống dịch Covid-19 để khẳng định những nỗ lực, thành quả chống dịch của tỉnh, đồng thời tiếp tục có các giải pháp quyết liệt, hiệu quả hơn nữa trong năm 2022. Đồng chí đã cho ý kiến và đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy có sự nghiên cứu, cân nhắc đối với một số chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2022 bảo đảm phù hợp với bối cảnh tình hình; đồng thời nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm cần ưu tiên thực hiện trong lĩnh vực đầu tư công, các kế hoạch đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế… trong năm 2022.

Về một số nội dung khác, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng để thảo luận tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 7.

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã cho ý kiến về kết quả đánh giá, xếp hạng cuối cùng của các phương án dự thi thiết kế kiến trúc cầu Nhật Lệ 3.

Theo đó, từ 22 phương án dự thi của 7 đơn vị tư vấn, trên cơ sở tiêu chí đánh giá được phê duyệt, Hội đồng thi tuyển kiến trúc cầu Nhật Lệ 3 đã đánh giá, xếp hạng, lựa chọn 4 phương án tham gia thi vòng 2. Kết quả, phương án N01-ACPA03 “Thiên nhiên hùng vĩ” do Liên danh Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Cầu Lớn-Hầm và Công ty cổ phần tư vấn thiết kế ADA và cộng sự (Liên danh BRITEC-ADA) xếp thứ nhất với tổng điểm 94,45.

Tại hội nghị, sau khi nghe giới thiệu về phương án, các đại biểu đã tập trung thảo luận và thống nhất lựa chọn phương án N01-ACPA03 “Thiên nhiên hùng vĩ” bởi sự phù hợp về tiêu chí kiến trúc, giải pháp kỹ thuật, dự kiến chi phí đầu tư… Công trình cầu Nhật Lệ 3 được đầu tư xây dựng sẽ tiếp tục tạo điểm nhấn cho TP. Đồng Hới, góp phần phát triển du lịch, kết nối giao thông đồng bộ, tiền đề quan trọng để TP. Đồng Hới nói riêng, Quảng Bình nói chung, ngày càng phát triển. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202111/hoi-nghi-ban-thuong-vu-tinh-uy-lan-thu-26-2195723/

2. Điều chuyển “Giám đốc bệnh viện được xem xét bổ nhiệm nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp”

(Thanhnien.vn 26/11, Trương Quang Nam)

Điều chuyển 'Giám đốc bệnh viện được xem xét bổ nhiệm nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp' - ảnh 1

Bác sĩ Dương Thanh Bình tại

buổi lễ chia tay của bệnh viện

Bác sĩ Dương Thanh Bình, người mới đây được Bộ Y tế làm quy trình bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp, nay đã được chuyển công tác.

Ngày 26.11, ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, đã ký quyết định về việc tiếp nhận và bổ nhiệm Giám đốc Sở Y tế đối với ông Dương Thanh Bình, Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (trực thuộc Bộ Y tế) kể từ ngày 26.11. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.

Trước đó, ngày 25.11, Bộ Y tế có quyết định điều động bác sĩ Bình và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình có thông báo tiếp nhận, bổ nhiệm đối với bác sĩ Bình.

Cùng ngày 26.11, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cũng có quyết định thuyên chuyển công tác cán bộ đối với bác sĩ Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình đến nhận công tác tại Bộ Y tế, kể từ ngày 26.11.

Trước đó, như Thanh Niên đã phản ánh, dư luận tại Quảng Bình có nhiều thắc mắc, không đồng tình trước việc ngày 15.9, Bộ Y tế có văn bản thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại đối với bác sĩ Dương Thanh Bình, để giữ chức Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp. Về đầu trang

https://thanhnien.vn/dieu-chuyen-giam-doc-benh-vien-duoc-xem-xet-bo-nhiem-nhiem-ky-thu-4-lien-tiep-post1405118.html

III. Kinh tế   

1. Tuyến đường từng là “cửa ngõ” của huyện Lệ Thủy có bị bỏ quên việc tu sửa?

(Baophapluat.vn 25/11, Bảo Thiên)

Nhiều đoạn của tuyến đường Trần Hưng Đạo, huyện Lệ Thủy xuống cấp nghiêm trọng cần được tu sửa.

Nhiều đoạn của tuyến đường Trần Hưng Đạo, huyện Lệ Thủy xuống cấp nghiêm trọng cần được tu sửa.

Vào mùa mưa, một số đoạn đường Trần Hưng Đạo (tỉnh lộ 565 củ), huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) xảy ra tình trạng đất đá sình lầy gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, nhất là các phương tiện xe máy, xe đạp. Theo người dân sinh sống dọc tuyến đường Trần Hưng Đạo, con đường này có lẽ đã bị bỏ quên việc tu sửa cũng như đầu tư xây dựng...

Vừa qua, PV Báo PLVN liên tục nhận được phản ánh của người dân sinh sống tại Đội 1 thôn Đông Thành, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Theo người dân địa phương, tuyến đường Trần Hưng Đạo (trước là tỉnh lộ 565 củ) từng được xem là tuyến đường “cửa ngõ” nối nhiều xã như Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy... vào khu vực Trung tâm huyện cũng như bến xe huyện Lệ Thủy.

Tuy nhiên, sau khi Quốc lộ 9C được đầu tư xây dựng và dần trở thành con đường huyết mạch nối sang Trung tâm huyện thì dường như tuyến đường Trần Hưng Đạo đi qua địa phận thôn Đông Thành dường như bị bỏ quên việc tu sữa, cải tạo, không đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

“Tuyến đường này trước khi chưa có đường tê (Quốc lộ 9C – PV) thì hay được gọi là “đường quan” nối các xã Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy qua huyện. Sau nhiều năm sử dụng, tuyến đường cửa ngõ này giờ đã xuống cấp, không được sửa chữa, nhiều đoạn bị sình lầy, vào mùa mưa, khi xe tải to đi qua để lại những vệt bánh lớn tạo ra những vũng nước như giăng bẫy người đi đường. Đã có không ít người đi xe máy qua đây bị trượt bổ, trầy hết tay chân. Đi đoạn đường này vào buổi tối thực sự rất nguy hiểm.” anh Hoàng Văn Tiệp – Người dân đội 1 thôn Đông Thành, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy chia sẻ.

Theo ghi nhận PV, phản ánh của người dân sinh sống dọc tuyến đường Trần Hưng Đạo này là có cơ sở. Tuyến đường này không chỉ xảy ra tình trạng sình lầy, trơn trượt vào mùa mưa mà còn thiếu hệ thống cống thoát nước dẫn đến tình trạng ứ đọng và ách tắc. Một số ít hộ dân sinh sống đầu tuyến đường Trần Hưng Đạo thiếu ý thức, xả thải trực tiếp ra đường càng khiến tuyến đường này càng trở nên nhếch nhác.

“Đường bình thường mùa nắng đã khó đi rồi, giờ vào mùa mưa thì một số đoạn dài không khác chi ruộng, nước ứ đọng, lầy lội, rồi thì không có hệ thống thoát nước quá cực... Mong muốn của bà con sinh sống dọc con đường này là các cơ quan ban ngành có liên quan, quản lý con đường này sớm lên phương án đầu tư xây dựng lại con đường này vì con đường cũng không quá dài. Chứ cứ để đường sá như thế này thì hàng trăm hộ dân sống dọc con đường này sao chịu nổi.” anh Châu Bá Diệp, người dân sống cạnh con đường này bức xúc.

Được biết, tuyến đường này trước đây được Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình quản lý, sau đó được bàn giao lại cho huyện Lệ Thủy quản lý. Trước phản ánh của người dân, PV Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Đại Tình – Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy.

Theo ông Tình, chính quyền địa phương đã nắm bắt được thông tin về tình trạng của tuyến đường này và sẽ sớm lên phương án, cân đối các nguồn cũng như vận động để tu sửa.

“Về phản ánh của bà con, chính quyền địa phương cũng đã nắm bắt nhưng thực tế nguồn ngân sách của huyện cũng có hạn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, phía huyện sẽ lên phương án, cân đối nguồn vốn và kết hợp vận động cùng với xã Liên Thủy để sớm triển khai tu sửa, xây dựng lại con đường này cho bà con.” ông Đặng Đại Tình cho biết. Về đầu trang

https://baophapluat.vn/tuyen-duong-tung-la-cua-ngo-cua-huyen-le-thuy-co-bi-bo-quen-viec-tu-sua-post423518.html

2. Tập trung xử lý nợ tại Quỹ đầu tư địa phương

(Baoxaydung.com.vn 26/11, Nhất Linh)

Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn tổng nợ vay từ Quỹ đầu tư địa phương tại các đơn vị, doanh nghiệp lên hơn 76 tỷ đồng. Ngày 25/11, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc thành lập Tổ xử lý nợ Quỹ đầu tư địa phương để thu hồi khoản tiền trên.

Hàng năm, từ nguồn vốn vay từ Quỹ đầu tư địa phương, các ngành, địa phương, đơn vị đóng vai trò là chủ đầu tư đã phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ quy hoạch, tổ chức giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng phát triển quỹ đất, thành lập mới doanh nghiệp…

Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số chủ đầu tư các dự án và doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc việc hoàn trả vốn vay; chậm hoàn trả, hoặc hoàn trả không hết nợ, thời gian chiếm dụng vốn khá dài... làm cho hoạt động của Quỹ đầu tư địa phương tỉnh này gặp nhiều khó khăn, bị động, hiệu quả sử dụng nguồn vốn này chưa cao.

Qua số liệu thống kê, việc thu hồi hết nợ gốc trong quý I/2019 và nợ lãi vay trong quý II/2019 cho Quỹ đầu tư địa phương thực hiện chưa dứt điểm: Tính đến ngày 31/7/2021, tổng nợ vay Quỹ đầu tư địa phương tại các doanh nghiệp là 76,034 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 21,749 tỷ đồng và nợ lãi 54,285 tỷ đồng.

Để khắc phục tình trạng chậm hoàn trả vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn từ Quỹ đầu tư địa phương, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Quỹ phát triển đất tỉnh theo dõi quy trình vay vốn chặt chẽ, hoàn thiện quy định về quy trình thỏa thuận nguồn vốn, quy trình vay vốn, quy trình hoàn trả vốn vay và giải ngân vốn vay.

Báo cáo các trường hợp hoàn trả vốn vay chậm để thực hiện dừng bố trí và giải ngân vốn đối với dự án mà địa phương, đơn vị cố tình kéo dài thời gian hoàn trả vốn vay, không thực hiện theo đúng quy định về hoàn trả vốn vay; tham mưu quy định chế tài xử lý khi hoàn trả vốn vay chậm để thực hiện trong toàn tỉnh.

Liên quan đến nội dung này, Sở Tài chính Quảng Bình cho biết: Ngoài các khoản vay đã được xử lý dứt điểm thì những khoản vay quá hạn còn lại mà Quỹ đầu tư phát triển địa phương chuyển qua cho đơn vị quản lý, thu hồi đều thuộc diện khó đòi, khó thu.

Hiện, đơn vị đang tiếp tục rà soát, theo dõi để xây dựng phương án thu hồi cho từng khoản vay cụ thể để xử lý nợ đạt hiệu quả. Cùng với việc đôn đốc các cá nhân, địa phương, đơn vị trả nợ thì cũng đã báo cáo tình hình cụ thể với UBND tỉnh và các ngành chức năng để có sự chỉ đạo xử lý.

Ngày 25/11, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định về việc thành lập Tổ xử lý nợ Quỹ đầu tư địa phương. Theo đó, Tổ xử lý nợ Quỹ đầu tư địa phương có 07 thành viên do ông Phan Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình làm Tổ trưởng; ông Trương Tùng Giang - Phó Giám đốc Sở Tài chính làm Tổ phó và các thành viên là đại điện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Bình, Quỹ phát triển đất tỉnh.

Tổ xử lý nợ Quỹ Đầu tư địa phương căn cứ, vận dụng quy định của pháp luật có liên quan, nhất là quy định xử lý rủi ro của tín dụng đầu tư Nhà nước và Quỹ Tài chính Nhà nước ngoài ngân sách để tham mưu UBND tỉnh xem xét xử lý các khoản nợ của Quỹ đầu tư địa phương.

Việc xử lý nợ đảm bảo nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật, giảm thiệt hại tối đa cho Nhà nước, đồng thời phù hợp với tình hình thực tế của Quỹ Đầu tư địa phương. Trong quá trình triển khai hệ thống Quỹ đầu tư phát triển địa phương chưa có sự phát triển đồng đều, một số quỹ hoạt động chưa hiệu quả, quy mô nhỏ, không huy động được vốn và không triển khai được các hoạt động cho vay, đầu tư.

Ngoài ra, trong thời gian vừa qua Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư và Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp mới được ban hành dẫn đến cần thiết rà soát lại các quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển để phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Về đầu trang

https://baoxaydung.com.vn/quang-binh-tap-trung-xu-ly-no-tai-quy-dau-tu-dia-phuong-320585.html

3. “Kế sông cận thủy” – vị thế vượng khí hiếm có tại Sunora Quảng Bình

(Cafeland.vn 26/11)

Sở hữu vị trí kết nối “vàng” giữa trung tâm thành phố Đồng Hới, Sunora Quảng Bình không những là tâm điểm đầu tư đầy tiềm năng, mà còn là chốn an cư hoàn hảo bởi địa thế phong thủy vô cùng đắt giá, giúp gia tăng tài lộc và sự thịnh vượng bền lâu cho gia chủ.

Trong phong thủy thì địa lý - hướng gió - hướng khí - mạch nước là bốn yếu tố quyết định đến chất lượng của một dự án bất động sản. Đặc biệt tính nước được xếp vào thành tố quan trọng hàng đầu, bởi nước là nguồn cội của sự sống và thịnh vượng.

Từ các nền văn minh rực rỡ hay các thành phố sầm uất đều gắn liền với các con sông lớn như Ai Cập với sông Nil huyền thoại, Kinh đô ánh sáng Paris cùng bờ sông Seine thơ mộng…

Vì thế không khó hiểu khi những dự án nằm ở các khu đô thị ven sông, có nhiều kênh rạch trong bất kỳ giai đoạn nào cũng luôn được “săn đón” vì sẽ mang đến khả năng gia tăng sự trù phú và phồn vinh cho người sở hữu.

Tiêu biểu cho loại hình BĐS “kề sông cận thủy” hiếm hoi này phải kể đến dự án Sunora Quảng Bình khi dự án không những chiếm trọn vị trí đắc địa tại Đồng Hới, mà còn hứa hẹn trở thành một biểu tượng thịnh vượng mới cho đầu tư và an cư tại vùng đất miền Trung Quảng Bình.

“Sơn thủy nhân đinh, thủy quản tài” – sống tại nơi có chất nước tốt sẽ gặp nhiều tài lộc, may mắn. Những nơi có dòng sông đi qua thì đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, thời tiết ôn hòa, cây cỏ luôn xanh tươi quanh năm. Nguồn thủy khí tự nhiên luôn luân chuyển hài hoà, quy tụ vận khí tốt mang lại sức khỏe, tài lộc và khơi thông vượng khí cho gia chủ.

Tọa lạc tại điểm giao thoa của hai dòng chảy Lệ Kỳ và Nhật Lệ, dự án Sunora Quảng Bình sở hữu vị trí hội tụ “vượng khí tài lộc”. Với địa hình “Kề Sông Cận Thủy” được đánh giá là vô cùng hiếm có, Sunora Quảng Bình được kỳ vọng là khu vực kiến tạo không gian sống hoàn hảo bậc nhất tại Đồng Hới bởi địa thế phú quý, mang lại nguồn sinh khí dồi dào và hưng thịnh cho từng căn hộ nơi đây.

Theo các chuyên gia bất động sản, dự án không chỉ đón trọn nguồn sinh khí dồi dào từ điểm hội tụ mọi dòng chảy tài khí mà còn có sự hài hòa về cả chất đất và chất nước. Sở hữu thế đất “thủy bao” – tức có dòng sông uốn lượn bao bọc, Sunora Quảng Bình vừa ôm trọn phúc khí, tài lộc của trời đất, vừa hóa giải tai ách, mang lại sự thư thái và an yên.

Dưới góc độ khoa học, nhà “cận thuỷ” sẽ được hưởng nhiều loại ion có khả năng thanh lọc không khí cao, tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, dòng nước còn giúp giảm tiếng ồn, bụi bẩn, giảm những xung sát từ xe cộ qua lại, hài hòa giữa cảnh quan nhà cửa lẫn cảnh quan du lịch trong tầm nhìn về sông nước hiền hòa uốn lượn.

Bên cạnh yếu tố phong thuỷ vượng khí hiếm có, những dòng chảy đi qua Sunora Quảng Bình còn “nuôi dưỡng” tiềm năng đầu tư của dự án này trong tương lai. Với hệ thống tiện ích nội khu hiện đại đáp ứng nhu cầu của một khu đô thị hạt nhân tích hợp, đạt tiêu chuẩn từ chăm sóc y tế, giáo dục, thể thao, giải trí, mua sắm…; Sunora Quảng Bình được ví như một hừng đông mới, mở ra cánh cửa thiên đường cho giới thượng lưu chạm đến một lối sống thịnh vượng chưa từng có tại Đồng Hới (Quảng Bình).

Đặc biệt với khả năng liên kết vùng cực kỳ ấn tượng, Sunora Quảng Bình đem đến không gian thông thoáng thuận tiện cho mọi hoạt động kinh doanh của các dãy shophouse hay tính riêng tư cần thiết cho các căn liền kề trong dự án khi được bao quanh bởi các tuyến đường nội khu rộng 15m - 22,5m.

Theo chủ trương mở rộng quy hoạch, từ khu vực phường Phú Hải, phường Đức Ninh Đông kéo dài qua khu vực cầu Nhật Lệ 3 dự kiến triển khai tại điạ phận xã Lương Ninh (huyện Quảng Ninh) và khu vực lân cận… thì Sunora Quảng Bình được coi là điểm khởi đầu trong trục kinh tế hướng Nam - khu vực ưu tiên phát triển tại TP Đồng Hới.

Tiếp giáp quốc lộ 1A, cầu Nhật Lệ 2 - biểu tượng cho thời kỳ đổi mới tại Quảng Bình, từ dự án chỉ 5 - 10 phút di chuyển đến các khu vực trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa xã hội tại Đồng Hới như bãi biển Bảo Ninh, quảng trường biển, Thành cổ, Vincom Đồng Hới…

Hội tụ đầy đủ linh khí đất trời, tại nơi thiên nhiên đất trời hoà quyện, Sunora Quảng Bình đáp ứng kỳ vọng về một kênh đầu tư mang lại lợi nhuận hấp dẫn không chỉ với các nhà đầu tư ngắn hạn mà cả với những nhà đầu tư dài hạn có ý định tìm kiếm cơ hội kinh doanh hay chốn an cư cho cư dân. Về đầu trang

https://cafeland.vn/tin-tuc/ke-song-can-thuy-vi-the-vuong-khi-hiem-co-tai-sunora-quang-binh-104561.html

4. Một nông dân tỉnh Quảng Bình nuôi lợn theo kiểu "chẳng giống ai", ấy thế mà không dịch bệnh còn thu tiền tỷ

(Danviet.vn 26/11, Trần Anh - Nguyễn Phương)

Quảng Bình: Nông dân chăn nuôi lợn theo hướng này, không sợ lợn nhiễm dịch bệnh còn thu tiền tỷ mỗi năm - Ảnh 3.

Từ việc chăn nuôi lợn theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, anh Ngô Hải Trường thu lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.

Anh Ngô Hải Trường (SN 1971, ở xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) chăn nuôi lợn theo hướng công nghệ cao, không sợ lợn nhiễm dịch bệnh, còn thu lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.

Trò chuyện với PV Dân Việt, anh Ngô Hải Trường (SN 1971, ở xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Là con nhà nông, nên từ nhỏ tôi rất thích trồng cây và chăn nuôi lợn. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi hưởng ứng Chương trình "phủ xanh đất trống vùng đồi trọc" của Nhà nước và cùng bố vào vùng đồi Áng Sơn, xã Vạn Ninh để khai hoang lập nghiệp".

Sau đó, anh Trường nhận 13 ha đất đồi để phát triển kinh tế theo hướng trang trại tổng hợp. Năm 1997, anh trồng 3 ha bạch đàn, 8 ha tràm và làm chuồng trại chăn nuôi lợn, gồm: 2 con lợn nái, 15 con lợn thịt.

Tuy nhiên, do không có vốn đầu tư và thiếu kinh nghiệm chăn nuôi lợn nên anh Trường gặp rất nhiều khó khăn.

Anh Trường cho biết: "Lúc mới bắt tay vào chăn nuôi lợn, tôi còn trẻ quá. Kiến thức về chăn nuôi lợn rất mơ hồ. Sau đó, tôi học thêm nghề thú ý, tham gia các lớp tập huấn và tìm đến các mô hình chăn nuôi lợn lớn để học hỏi kinh nghiệm".

Năm 2011, sau nhiều năm tích lũy được kinh nghiệm, anh Ngô Hải Trường vay 50 triệu đồng của Ngân hàng chính sách huyện Quảng Ninh để xây dựng thêm chuồng trại, mở rộng chăn nuôi lợn.

"Chăn nuôi lợn nhỏ lẻ nhiều năm tôi nhận thấy không mang lại hiệu quả cao. Nhiều đêm tôi trăn trở tìm cách đột phá trong chăn nuôi, làm giàu trên quê hương. Một hôm thấy trên truyền hình phát hình ảnh mô hình chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao, lợn ít dịch bệnh, thu lãi lớn nên tôi quyết định làm vụ lớn, đầu tư công nghệ vào chăn nuôi lợn", anh Trường nói.

Với suy nghĩ đó, năm 2016, anh Trường xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín với đèn sưởi, máng ăn tự động, hệ thống mái áp chống nóng, hệ thống quạt làm mát,… để chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.

Bên cạnh đó, anh Trường còn sử dụng chế phẩm sinh học, công nghệ xử lý chất thải (hầm biogas, đào ao xử lý chất thải), làm giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, giảm dịch bệnh cho đàn lợn.

Anh Trường cho hay: "Từ khi đầu tư công nghệ vào chăn nuôi lợn, tôi giảm công lao động, giảm chi phí, lợn ít bị bệnh và năng suất cùng chất lượng được nâng cao".  

Đến nay, hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn của anh Trường đã được đồng bộ hóa công nghệ, hiện anh Trường chăn nuôi lợn nái và nái hậu khoảng 100 con, 450-500 lợn thịt/lứa. anh Trường cho biết, từ việc chăn nuôi lợn, anh cho thu lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.

Nói về kinh nghiệm chăn nuôi, anh Ngô Hải Trường, chia sẻ: "Trong chăn nuôi lợn, điều đầu tiên mình phải trau dồi vốn kinh nghiệm. Khi bản thân có kinh nghiệm thì phải đột phá, đầu tư công nghệ cao vào chăn nuôi. Đặc biệt, chăn nuôi lợn phải làm quy mô lớn chứ nuôi nhỏ lẻ không mang lại hiệu quả cao, lợn dễ nhiễm dịch bệnh".

"Chuồng trại của tôi khép kín với nhiều công nghệ hiện đại nên dịch tả lợn châu phi không ảnh hưởng gì đến đàn lợn của tôi. Tuy nhiên, trong mấy tháng qua, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong khi giá lợn bán ra có xu hướng giảm nên tôi gặp nhiều khó khăn", anh Trường nói.

Với những thành công trong việc chăn nuôi lợn, năm 2020, anh Ngô Hải Trường vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về việc sản xuất kinh doanh giỏi. Về đầu trang

https://danviet.vn/mot-nong-dan-tinh-quang-binh-nuoi-lon-theo-kieu-chang-giong-ai-ay-the-ma-khong-dich-benh-con-thu-tien-ty-20211124105754811.htm

5. Độc đáo mô hình phát triển du lịch kết hợp bảo vệ môi trường

(Tuoitrethudo.com.vn 26/11, Ngọc Trang)

Với mong muốn phát triển kinh tế từ tiềm năng du lịch của quê hương, anh Trần Văn Khanh đã cùng anh em của mình thành lập Đồng Soi Farm. Bằng sự sáng tạo, 4 chàng trai đã gây dựng nên mô hình du lịch đầy độc đáo, hấp dẫn du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Sau một thời gian đi làm tại TP Hồ Chí Minh, anh Trần Văn Khanh cảm thấy cuộc sống xa quê quá nhiều khó khăn nên quyết định về quê lập nghiệp. Về Quảng Bình, anh đã gặp những người bạn cùng chí hướng trong việc phát triển du lịch quê hương và cùng nhau xây dựng các mô hình du lịch.

“Mọi người hỗ trợ mình rất nhiều. Có mọi người cùng làm thì mình mới xây dựng được trang trại như bây giờ”, anh Khanh nói. 4 chàng trai quyết tâm chuyển qua hướng qua mô hình du lịch mới mà chưa ai làm trong khu vực: Du lịch nông nghiệp. Thời gian về sau, mỗi người đã phát triển một cơ sở của riêng mình, tạo thành một chuỗi du lịch thu hút du khách tại xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Để làm trang trại thì phải có diện tích đất lớn. Nhận thấy bà con ở quê có nhiều đất nông nghiệp khó canh tác và bị bỏ hoang nên anh Khanh quyết định thuê lại. Khi chia sẻ ý tưởng với gia đình thì mọi người cũng lo lắng vì đất thì hoang sơ, lại dễ bị ngập úng, khó canh tác. “Mình đã tìm hiểu để biết đất quê mình trồng được cây gì, nuôi được con gì nên mới quyết tâm làm”, anh Khanh chia sẻ.

Khi nhìn thấy những thành quả bước đầu thì gia đình rất nhiệt tình ủng hộ. “Không những ủng hộ mà mọi người còn làm cùng mình. Bây giờ, nhân viên của trang trại đều là người của gia đình cả đấy”, anh Khanh vui vẻ kể.

Không chỉ cung cấp trải nghiệm về trang trại, anh Khanh cũng mở luôn nhà hàng phục vụ ăn uống trong Đồng Soi Farm để du khách có những trải nghiệm trọn vẹn nhất. Với diện tích rộng lớn, Đồng Soi Farm cũng là nơi được nhiều người lựa chọn để chức tiệc tùng.

Tận dụng những món quà của thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất Quảng Bình đầy nắng gió, anh Khanh lựa chọn làm trang trại hữu cơ với nông nghiệp sạch, không hóa chất. Trang trại được thiết kế với tiêu chí càng đơn giản thì càng thu hút với không gian vườn hoa, chuồng cừu kết hợp với những lán chòi, nhà gỗ…

Trong thời gian bắt đầu xây dựng trang trại thì khó khăn muôn bề, khó từ vật liệu đến nhân công. “Tất cả công trình của trang trại không xây dựng bằng xi măng mà đều làm bằng gỗ nên để kiếm đủ vật liệu cũng phải chạy xuôi, chạy ngược một thời gian”, anh Khanh kể về hành trình khởi nghiệp của mình.

Đồng Soi Farm do anh Khanh và 3 anh em tự làm, tự thiết kế, không thuê người ngoài. Trang trại không tốn công xây dựng nhiều nên các cộng sự tự tay làm hết việc. Mỗi người một ý tưởng, góp ý cho nhau rồi làm dần dần. Chỉ có 4 người làm với nhau nhưng ngay từ giai đoạn mới khởi công đã gặp trắc trở: 1 người bị té xe, gãy chân. “Nhân lực đã ít nay càng thiếu thốn nhưng anh em động viên nhau lạc quan, cùng cố gắng”, anh Khanh chia sẻ.

Khi xây dựng ngôi nhà đầu tiên gần hoàn thiện thì lại có sự cố đáng tiếc xảy ra. Nhà dựng bằng gỗ nhưng mọi người chủ quan, tháo hết giàn giáo xuống khi chưa ổn định nên bị sập. Vậy là anh Khanh và cả đội lại mất thêm một khoảng thời gian nữa dựng lại nhà. Vất vả là vậy nhưng với sự cố gắng, quyết tâm của mọi người nên tất cả đều đã vượt qua được hết. Đến cuối năm 2019, trang trại bắt đầu mở cửa hoạt động.

Trang trại của anh Khanh hiện tại đang nuôi cừu để du khách thể tham quan, trải nghiệm. “Ở đây thì cừu khác lạ hơn so với những động vật khác và nó cũng rất thân thiện với con người nên rất được khách ưa chuộng”. Nuôi cừu thì khó khăn nhất là vào mùa đông, do thay đổi thời tiết nên cừu dễ bị sinh bệnh, việc chăm sóc cũng gặp nhiều khó khăn. “Lắm lúc chăm cừu còn hơn chăm mình ấy chứ, phải lo lắng cho sức khỏe của cừu, nhỡ nó ốm chết thì bao nhiêu công sức uổng phí”, anh Khanh đùa vui.

Vườn hoa của anh thay đổi theo theo mùa, thường là những hoa màu sắc rực rỡ để có một khu vườn hút mắt du khách, đặc biệt là hoa của mùa xuân. Để lựa chọn loài hoa phù hợp, anh Khanh cũng đã nghiên cứu kĩ càng. “Mình chọn những loài hoa dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chăm hoa từng ngày, chú ý tới từng bước phát triển của hoa…”.

Quỹ đất của trang trại khá rộng nên ngoài trồng hoa, anh Khanh còn trồng rau để phục vụ các đoàn khách nước ngoài, các đoàn tham quan của trường học với trải nghiệm trồng, thu hoạch rau và có thể thưởng thức chúng luôn tại nhà ăn của nông trại.

“Du khách tới tham quan vui vẻ, hài lòng và quay lại những lần sau đó là động lực để 4 anh em phát triển nhiều ý tưởng mới. Khi dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng, đã có một thời gian dài trang trại phải đóng cửa nhưng anh Khanh không hề dừng lại. Anh đã cải tạo lại khuôn viên trang trại, tu sửa một số chòi lá, kiếm cây xanh ở trong rừng tự nhiên về trồng để tạo không gian sinh động, mới lạ chuẩn bị đón khách du lịch trở lại. Về đầu trang

https://tuoitrethudo.com.vn/doc-dao-mo-hinh-phat-trien-du-lich-ket-hop-bao-ve-moi-truong-183941.html

6. Cho đất đồi "đơm hoa"

(Baoquangbinh.vn 26/11, Anh Tuấn)

Đưa mắt nhìn quanh mảnh vườn xanh tốt với nhiều loại cây ăn trái đang cho những mùa quả ngọt, mang lại nguồn thu nhập đáng kể, người cựu binh Phạm Duy Bốn phấn khởi nói: “Không ai ngờ những vùng đất đồi xã Hoa Thủy lại có thể thích nghi với các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

  

Sau hơn 5 năm nhập ngũ, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, năm 1982, ông Phạm Duy Bốn xuất ngũ trở về địa phương. Từng bị thương trong chiến đấu, xếp hạng thương binh ¾ nhưng khi trở về địa phương ở thôn Thượng Xá (xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy), ông Bốn vẫn tích cực tham gia làm cán bộ Hội Nông dân ở cơ sở rồi làm trưởng thôn, Bí thư Chi bộ thôn Thượng Xá.

 

Ông Võ Minh Hải, Bí thư Đảng ủy xã Hoa Thủy cho biết: Tâm huyết với việc làng, việc xóm, ông Bốn là một cán bộ cơ sở có uy tín. Hiện tại, ông vẫn đang tiếp tục được tín nhiệm trên cương vị Bí thư Chi bộ, gương mẫu và năng động trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.

 

Là một người lính Cụ Hồ, lại là cán bộ thôn, chưa lúc nào ông Bốn thôi trằn trọc suy nghĩ phải làm gì để có thu nhập, nuôi các con đang tuổi ăn học trong điều kiện đặc thù của địa phương. Ông Bốn mạnh dạn vay mượn mua một chiếc máy xúc với số tiền 560 triệu đồng để làm kế sinh nhai. Không dừng lại ở đó, lúc bấy giờ nhận thấy trong xã chưa có cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, ông cùng gia đình bàn bạc, thống nhất thuê 1.500m2 đất để mở xưởng sản xuất. Các nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội Cựu chiến binh (CCB) được ông sử dụng rất hiệu quả. Mặt khác, bạn bè, đồng đội giúp đỡ, ủng hộ đã tạo động lực tinh thần giúp ông Bốn càng thêm quyết tâm hơn trong phát triển kinh tế gia đình.

 

HTX sản xuất vật liệu xây dựng của ông ra đời và đi vào hoạt động đã tạo việc làm thường xuyên cho từ 5-7 lao động, thu nhập bình quân của lao động đạt 6 triệu đồng/người/tháng, lợi nhuận hàng năm đạt 200-300 triệu đồng. Với nguồn thu nhập từ phát triển kinh tế, ông Bốn bảo đảm cho cuộc sống gia đình ổn định, nuôi dạy các con ăn học đến nơi, đến chốn. Mô hình sản xuất của ông được mọi người biết đến.

Năm 2016, quê hương Hoa Thủy rộ lên mạnh mẽ phong trào xây dựng nông thôn mới, là một Bí thư Chi bộ, một trưởng thôn, bên cạnh việc vận động cán bộ, đảng viên trong thôn tích cực góp công, góp của hưởng ứng thực hiện chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương, ông Bốn đã đề ra quyết tâm riêng cho mình, đó là xây dựng một vườn mẫu nông thôn mới.

 

Ông Phạm Duy Bốn tâm sự: "Nghị quyết của cấp ủy đảng, chủ trương của chính quyền về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đã ban hành. Để thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới và để người dân noi theo, mình phải gương mẫu, có tư duy từ chủ trương đến hành động. Quan trọng nữa là, phải làm gì để đem lại thu nhập cho gia đình và xã hội. Trên thực tế, mảnh đất của gia đình tôi không thuận lợi để làm kinh tế, sức khỏe của tôi không được như xưa, vết thương khi trở trời hơi gió lại đau đớn, nhưng bản thân cố chịu đựng, chịu khó, thực hiện cho bằng được lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”.

“Từ quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, quyết tâm chuyển đổi cây trồng, tôi đã tìm hiểu, học hỏi qua nhiều kênh khác nhau để lựa chọn những loại cây trồng cho năng suất cao, lại phù hợp với thị trường và đặc biệt với thổ nhưỡng của vùng gò đồi Hoa Thủy và chống chịu được với bão lụt”, ông Bốn nói.

 

Quyết tâm xây dựng vườn mẫu nông thôn mới, ông Bốn mạnh dạn quy hoạch chuyển đổi cây trồng, cây ăn quả trên diện tích đất vườn đồi 10.500m2. Các loại cây ăn quả, như: Thanh long, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, na Thái, cam, quýt, mít Thái được ông đưa về trồng. Xen giữa các hàng cây ăn quả, ông Bốn tận dụng trồng nhiều loại cây ngắn ngày, như: Nén, ngô, đậu và nhiều loại khác nữa tùy theo mùa. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của vùng gò đồi khô cằn, để đủ nước tưới cho cây thường xuyên, ông Bốn lắp đặt hệ thống tưới hiện đại nhỏ giọt, bảo đảm cho cây trồng sinh trưởng.

  

Đưa phóng viên đi dạo quanh một vòng khu vườn đồi với nhiều loại cây trái, ông Bốn nói: “Để làm được vườn mẫu nông thôn mới thì phải có quyết tâm và kiến thức về trồng trọt, không thì cũng chỉ là quy hoạch trên giấy thôi. Cái vườn mẫu, nói gì thì nói cũng phải đặt hiệu quả kinh tế lên trước, quy hoạch đâu ra đấy, đẹp nhìn sướng con mắt nhưng phải có nguồn thu, người làm vườn phải sống khỏe thì mới gọi là vườn mẫu”.

Hiện tại, trong khu vườn mẫu nông thôn mới, ông Bốn đã trồng được 100 gốc thanh long, 100 gốc bưởi da xanh, 70 gốc bưởi Năm Roi cùng hàng trăm gốc mãng cầu, mít, cam, quýt… Với sự chăm bón của ông, vườn cây đến nay đã cho thu hoạch được 3 vụ.

 

Theo ông Bốn, thổ nhưỡng vùng đất đồi Hoa Thủy phù hợp với các loại cây ăn quả, nhất là giống bưởi Năm Roi và bưởi da xanh. Cây trồng cho quả to, ngọt, vị thanh và thơm lại không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nên thương lái rất ưa chuộng, đến mua ngay tại vườn. Hầu như các loại trái cây của vườn ông đều được thu hoạch và bán tại vườn, không phải đưa ra chợ. Đặc biệt, với việc trồng xen cây nén lấy lá và lấy củ giữa các hàng cây ăn trái, ông Bốn đã thường xuyên tạo cho đất có độ tơi xốp và mùn để cây trái tốt tươi.

 

Ông Võ Xuân Hòa, Chủ tịch UBND xã Hoa Thủy cho biết: Tiêu chí vườn mẫu được xem là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất trong 15 tiêu chí của xây dựng nông thôn mới nâng cao. Khu vườn mẫu bước đầu đã mang lại cho gia đình ông Bốn khoản thu nhập 300 triệu đồng/năm. Từ thành công của mình, để làm gương cho người dân noi theo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương mình, ông Bốn đã vận động được 6 hộ dân tham gia vào hội làm vườn, hỗ trợ cung cấp giống cây trồng quy hoạch theo kiểu vườn mẫu cho họ. Hiện tại, các hộ này đang duy trì và phát triển tốt khu vườn của mình, đồng thời tiếp tục đầu tư thêm để vườn mẫu đạt hiệu quả xanh, sạch, đẹp và cho thu nhập cao. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202111/cho-dat-doi-dom-hoa-2195703/

7. Mùa vàng trên rẫy

(Tiền phong 26/11, tr10, Hoàng Nam)

Những ngày này, đồng bào người Khùa, người Mày ở các xã biên giới Dân Hóa, Trọng Hóa, huyện Minh Hoá (Quảng Bình) bắt đầu Cúng rẫy để bước vào vụ thu hoạch lúa mới.

Hằng năm, cứ đến độ đầu động, bên mái Giăng Màn, giữa màu xanh trùng điệp của núi rừng, màu tím của những bông lau đầu mùa là màu vàng óng ả của những rẫy lúa trải dài đang chín rộ. Theo thống kê của UBND xã Trọng Hóa, mùa rẫy năm nay toàn xã trồng gần 100 ha lúa, nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa được mùa, đạt năng suất từ 30 - 35 tạ/ha.

Vượt qua chặng đường dài quanh co, gồ ghề, chúng tôi đặt chân đến rẫy lúa của gia đình chị Hồ Thị Hạnh ở bản La Trọng 2. xã Trọng Hóa. Vạt lúa cao tới vai người, hạt lúa chắc, vàng óng, tỏa hương dịu nhẹ. Tay thoăn thoắt tuốt từng bông lúa, chị Hạnh cho biết: “Mừng lắm! Năm nay được mùa, Tết về sẽ vui vì không sợ đói khi đến mùa giáp hạt nữa rồi”.

Từ Bản La Trọng, chúng tôi ngược lên các bản vùng trong như Lòm, Ra Mai, Cha Cáp và dừng chân tại bản Sy của xã Trọng Hóa. Dù trời đã trưa, nhưng bà con vẫn hăng say thu hoạch lúa. Xen lẫn những rây lúa chín vàng, vẫn còn những cây tỷ lệ lúa chín mới đạt 70 - 80%. Bà con dựng chòi ngay cạnh rẫy lúa để canh, xua đuổi chim, chuột phá lúa.

Trong lúc thu hoạch, bà con sẽ chọn những bông lúa to, hạt căng tròn phơi khô cất giữ để làm giống cho vụ sau. Với đồng bào, trồng lúa rẫy không đơn thuần để lấy gạo mà là gìn giữ truyền thống dân tộc. Cây lúa là hiện thân cho nền “văn minh nương rẫy” nuôi sống con người qua bao thế hệ. Sau khi thu hoạch lúa về, người Khùa, người Mày sẽ tổ chức lễ cúng mừng cơm mới nhằm cảm ơn những vị thần linh đã mang tới cho đồng bào mùa màng tốt tươi, có bát cơm đây.

“Năm nay thời tiết thuận lợi, lúa rẫy của bà con phát triển rất tốt, năng suất đạt cao hơn các năm trước. Ở đây đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, được mùa lúa rẫy, sẽ giảm bớt gánh nặng đối với đồng bào về mặt lương thực trong năm tới” - ông Hồ Mi - Phó chủ tịch UBND xã Trọng Hóa nói. Về đầu trang

IV. Xã hội    

1. Chính quyền xã "ngâm" hồ sơ cấp "sổ đỏ" của dân?

(Baoquangbinh.vn 26/11, X. Phú)

Lô đất của chị Ngô Thị Hân (xã Quảng Thanh) mua ở khu vực Động Nghè, thôn Thu Trường, xã Liên Trường bị

Lô đất của chị Ngô Thị Hân (xã Quảng Thanh) mua ở khu vực Động Nghè, thôn Thu Trường, xã Liên Trường bị "vướng" chưa được cấp GCNQSDĐ gần 3 năm nay.

Mặc dù đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, có chứng thực của UBND xã nhưng hơn 3 năm nay, nhiều hộ dân mua lại đất quy hoạch của UBND xã Liên Trường (Quảng Trạch) vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) do xã cố ý gây khó dễ, dẫn đến kéo dài thủ tục... Đó là phản ánh của người dân đến Báo Quảng Bình.

  

Qua tìm hiểu, khu đất ở thôn Thu Trường (người dân địa phương gọi là Động Nghè), xã Quảng Trường (nay là xã Liên Trường) giáp Quốc lộ 12A được quy hoạch và đấu giá rộng rãi cho người dân có nhu cầu. Sau khi đấu giá xong, 17 lô đất ở khu vực trên được UBND huyện Quảng Trạch cấp GCNQSDĐ cho chủ sở hữu. Những chủ sở hữu này sau đó chuyển nhượng lại cho người khác và những vướng mắc phát sinh từ đây.

 

Đầu năm 2019, vợ chồng anh Phạm Đình Nam (SN 1988) và chị Lê Thị Hằng (SN 1988), trú tại thôn Phù Ninh, xã Quảng Thanh (Quảng Trạch) làm thủ tục mua lại thửa đất số 160, tờ bản đồ số 08, diện tích 250m2; GCNQSDĐ được cấp bởi UBND huyện Quảng Trạch ngày 22-6-2012. Thời điểm mua, thửa đất lúc đó có giá 340 triệu đồng, một số tiền không hề nhỏ đối với vợ chồng trẻ mới lập nghiệp.

 

Anh Nam cho hay, qua tìm hiểu được biết nguồn gốc đất được UBND xã Quảng Trường (nay là xã Liên Trường) quy hoạch, đấu giá. Chủ đất lại là người địa phương nên khi có ý định mua, hai bên làm hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng ngay và có chứng thực tại UBND xã Liên Trường. Bản chứng thực số 06-2019, quyển số 01 do ông Phạm Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Trường ký ngày 4-3-2019.

Các thủ tục để hoàn thiện hồ sơ chuyển nhượng và cấp GCNQSDĐ mới được anh Nam hoàn thành ngay sau đó, nhưng không hiểu vì lý do gì kéo dài mấy tháng trời vẫn chưa xong. Qua năm 2020, xã Quảng Trường và Quảng Liên nhập địa giới hành chính thành xã Liên Trường và hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ của vợ chồng anh Nam vẫn bị "ngâm" tại UBND xã đến nay.

 

"Gần 3 năm nay, lên xuống xã nhiều lần, xuống cả huyện để hỏi nhưng vẫn chưa được giải quyết. Cũng vì chuyện GCNQSDĐ  mà hai vợ chồng nhiều lần cãi nhau, bởi khi mua đất phải vay mượn nhiều nơi", anh Nam cho hay.

 

Cũng vì chuyện GCNQSDĐ mà hơn 3 năm nay, anh Phan Hồng Chỉnh (SN 1980), thôn Hướng Phương, xã Quảng Phương (Quảng Trạch) chạy đôn chạy đáo khắp nơi.

 

Anh Chỉnh cho biết, năm 2018, gia đình mua lại 5 lô đất liền kề ở khu vực thôn Thu Trường, xã Quảng Trường để dự tính chuyển xưởng cơ khí về đây. Thế nhưng, sau khi hoàn thành các thủ tục chuyển nhượng, để làm GCNQSDĐ, anh đã đi gõ cửa nhiều cơ quan chức năng nhưng đều được hướng dẫn về xã. Vậy mà sau nhiều lần hỏi xã, anh đều nhận được những câu trả lời vòng vo và mòn mỏi chờ năm này qua năm khác. Kế hoạch chuyển và mở rộng quy mô sản xuất của xưởng gác lại đã đành, cũng từ đó anh Chỉnh phải gồng mình trả lãi số tiền hơn 1,3 tỷ đồng mua đất. Hai năm nay, dịch Covid-19 hoành hành, công việc càng khó khăn hơn, nhiều lúc tính bán đất để trả bớt nợ nhưng chưa có GCNQSDĐ nên đành chịu.

 

Được biết, khu vực Động Nghè, thôn Thu Trường, xã Liên Trường có khoảng 10 hộ dân đang chờ đợi để được cấp đổi, sang tên GCNQSDĐ dù nguồn gốc đất tại đây do chính quyền quy hoạch, đấu giá cho người dân.

Ông Trần Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Liên Trường cho hay, việc chậm cấp GCNQSDĐ cho người dân ở khu vực Động Nghè, thôn Thu Trường là do hành lang giao thông đường 12A thay đổi so với thời điểm quy hoạch đất trước đó. Công tác đo đạc trước kia do thực hiện thủ công nên có sai lệch các vị trí tọa độ. Vì vậy, hoàn toàn không có chuyện UBND xã gây khó dễ cho người dân.

 

Cũng theo ông Tiến, sau khi sáp nhập địa giới hành chính, địa phương đang thuê đơn vị đo đạc để tiến hành biên tập, kết nối bản đồ và khi hoàn thành sẽ tiến hành cấp đổi GCNQSDĐ cho người dân có nhu cầu.

 

Tuy nhiên, nhiều hộ dân mua lại đất ở khu vực Động Nghè, thôn Thu Trường, xã Liên Trường bức xúc cho rằng, sự chậm trễ, chây ỳ của chính quyền địa phương dẫn đến thủ tục kéo dài, gây khó khăn cho người dân. Bởi thực tế, khi những hộ này tiến hành chuyển nhượng đất, nộp hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ sớm nhất là giữa năm 2018, muộn nhất là đầu năm 2019 và phải hơn 1 năm sau mới sát nhập địa giới hành chính và ông Trần Văn Tiến khi đó vẫn là Chủ tịch UBND xã Quảng Trường (cũ).

 

Trong khi đó, ông Phan Trung Nam, Giám đốc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Quảng Trạch cho biết, đơn vị có trách nhiệm thẩm định và tham mưu để cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ khi đầy đủ hồ sơ trong thời gian quy định. Việc vướng mắc quy hoạch, sai lệch bản đồ ở thực địa... thì địa phương cần phối hợp với các cơ quan liên quan để điều chỉnh phù hợp.

 

Được biết, hiện xã Liên Trường đang tồn đọng gần 600 hồ sơ đất đang chờ cấp, đổi sau sáp nhập hành chính. Nhiều hộ dân vì "vướng" GCNQSDĐ chưa được cấp đổi nên khó khăn trong các giao dịch, vay vốn phát triển kinh tế. Rõ ràng, công tác quản lý đất đai tại địa phương này "đang có vấn đề". Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/toa-soan-ban-doc/202111/chinh-quyen-xa-ngam-ho-so-cap-so-do-cua-dan-2195696/

2. Có nên đương đầu với biển?

(Baoquangbinh.vn 26/11, Phạm Thanh Chúc)_

Vùng cát ven biển Quảng Bình có tiềm năng phát triển kinh tế lớn, chính vì vậy, tình trạng sạt lở, đổ vỡ kè biển Hải Thành-Quang Phú (TP. Đồng Hới) thời gian qua là một vấn đề không nhỏ và nếu không rút kinh nghiệm nghiêm túc thì sẽ gây hệ lụy lâu dài, không chỉ ảnh hưởng đến một bãi tắm và khu du lịch dịch vụ quan trọng.

 

Không rõ vì sao mấy năm vừa qua, đoạn bãi tắm Hải Thành-Quang Phú phía Bắc tượng đài Trương Pháp lại có nhiều nhà hàng được xây dựng kiên cố, đồng loạt lấn ra bãi tắm nhiều như vậy, ở một độ chênh cao 5-7m so mặt nước biển?! Nước mưa từ các đồi cát và nước sinh hoạt của cả dãy nhà hàng lớn cứ thế tự do chảy tràn xuống bãi tắm.

 

Gặp khi sóng biển dâng cao, dòng hải lưu, dòng nước cửa sông quyện vào nhau chảy xoáy, gây nên sự tác động tứ phía đối với dãy kè nằm chênh vênh thì có lẽ sự vỡ kè là khó tránh khỏi; và nếu cộng hưởng thêm sự thiếu sót trong thiết kế thi công nữa thì càng đẩy nhanh tốc độ sạt đổ bờ kè.

Như chúng ta đã biết, một công trình nằm trên nền cát sạch chỉ có thể ổn định khi chân móng của nó nằm sâu dưới mặt nước thấp nhất,hoặc chân móng được bảo vệ bởi một bãi đất, cát ổn định,không bị xâm thực qua thời gian. Bản thân nó không bị lật, sau lưng đất cát không bị chảy trôi. Ở đây, đất cát làm tựa cho kè đã bị rỗng dần, tạo những chỗ hỗng lớn; từ đó, các mảng bê tông sập xuống là tất yếu.

 

Về giải pháp công trình, chắc các cơ quan chức năng đang xem xét, phân tích nguyên nhân sự cố. Tôi chỉ nêu suy nghĩ của bản thân qua kinh nghiệm rất nhiều năm làm quy hoạch, thiết kế, quản lý khai thác, thẩm định, phê duyệt các loại công trình xây dựng. Thành công cũng nhiều và thất bại cũng có.

 

Nhiều người chúng ta đã đọc tài liệu hoặc đã đi đến các địa phương khác, các nước trên thế giới, như: Kè biển Hà Lan, kè bờ sông Volga ở Nga, Phố Đông ở Thượng Hải…, thấy các kè đủ loại và rất ổn định. Chúng tôi đã đi tàu trên sông Seine, đoạn qua Thủ đô Paris (Pháp), nó không rộng,chỉ như sông Kiến Giang (Lệ Thủy). Tàu chạy trên sông cuộn sóng nhưng kè vẫn ổn định hàng trăm năm nay, thật tuyệt vời! Ở mỗi nơi, tùy từng địa hình, địa chất và tác động của môi trường mà có giải pháp thích hợp, nhưng ít có chuyện làm khơi khơi. Nếu có ít kinh phí thì không nên làm dài. Việc này nhiều người thấy rõ!

 

Tôi cho rằng thực hiện quy hoạch có vấn đề chưa ổn. Cách đây hơn hai mươi lăm năm, tỉnh chủ trương để Sở Xây dựng và thị xã làm quy hoạch điều chỉnh chung và một số quy hoạch chi tiết. Nâng cấp đường Hương Giang, Nguyễn Du, Trương Pháp thì quy hoạch chi tiết được duyệt là phía Đông các tuyến đường này (phía sông, biển) không được xây dựng các nhà cao tầng, nhà một tầng kiên cố, trừ chợ cá Đồng Hới phải làm và bảo tồn chứng tích chiến tranh Tháp chuông Nhà thờ Tam Tòa. Toàn bộ dải đất ven sông, ven biển từ Cầu Dài đến Quang Phú là công viên, vườn hoa, sân chơi, bãi tắm và dịch vụ du lịch mềm, không quyết định giao đất lâu dài cho cá nhân.

 

Các tài tiệu quy hoạch đã được trưng bày, lấy ý kiến nhân dân trong 10 ngày ở Nhà văn hóa tỉnh, sau đó tiếp thu, chỉnh sửa và bộ, tỉnh phê duyệt, từng bước được thực hiện. Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các địa phương thường xuyên kiểm tra, đã đình chỉ, xử lý các vi phạm. Cứ định kỳ năm hoặc mười năm theo pháp luật cho phép thì lập quy hoạch điều chỉnh nếu thấy cần.

Tuy nhiên, vừa qua, các dãy nhà hàng ở đoạn Hải Thành-Quang Phú, phía Đông đường ven biển lại làm khác quy hoạch đó: mở rộng, lấn bãi tắm (tuy phía Tây, ven đường còn rộng); lấn biển đến cả gần mép nước, xây dựng chênh vênh, coi biển như một cái hồ nhỏ vậy.

 

Đáng ra, nhà và kè phải xa bãi tắm; nếu địa hình cao cần phải có phân cấp lớn, có khi cấp dưới là một con đường được gia cố và có chân kè. Đoạn bờ biển không có các đảo giảm sóng mà lại quan trọng như đoạn gần cửa biển này thì cần có biện pháp chỉnh trị trước khi xây dựng trên bờ cao. Hiện tại, có nhiều vấn đề liên quan, tạo sự uy hiếp cho kè biển, chứ không chỉ do trời, biển khó tính gây khó dễ và rồi năm khác ta lại trách cứ tiếp. Khoa học công nghệ, khoa học quản lý phát triển rất nhanh, nhưng tôi thấy ở đây chưa có gì mới. 

 

Chúng ta thấy thực tế quy hoạch ven biển ở tuyến đường Trương Pháp khác với đường ven biển ở Nha Trang (Khánh Hòa), Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu). Chính việc phá vỡ quy hoạch, tùy tiện đương đầu với biển cả đã, đang và sẽ gây ra nhiều tổn thất không đáng có. Các nhà khoa học và nhà quản trị cần phải soát xét lại để thực hiện tốt chủ trương phát triển bền vững vùng ven biển của tỉnh Quảng Bình. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/toa-soan-ban-doc/202111/co-nen-duong-dau-voi-bien-2195713/

3. Xử phạt 17 trường hợp vi phạm hành chính lĩnh vực tài nguyên, môi trường

(Baoquangbinh.vn 26/11, A.T)

Thông tin từ Thanh tra Sở Tài Nguyên và Môi trường (TNMT) cho biết, trong năm 2021, đơn vị đã khắc phục khó khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, triển khai tốt nhiệm vụ được giao.

Cụ thể, Thanh tra Sở TNMT đã thực hiện 3 cuộc thanh tra chuyên ngành về đất đai tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, việc chấp hành pháp luật trong hoạt động đo đạc bản đồ và việc chấp hành pháp luật về môi trường, đất đai, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản tại các cơ sở sản xuất gạch Tuynel.

 

Mặt khác, tiến hành 35 cuộc kiểm tra đột xuất về công tác quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường và hoạt động lĩnh vực khoáng sản của các tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh theo kiến nghị phản ánh của cử tri và báo chí.

 

Qua thanh tra, kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính 17 trường hợp (15 tổ chức, 2 cá nhân) với tổng số tiền xử phạt hơn 871 triệu đồng. Đến nay, số tiền đã nộp là 456 triệu đồng, số tiền còn lại 415,5 triệu đồng.

 

Bên cạnh đó, Thanh tra Sở TNMT đã giải quyết 2 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở; tham gia đoàn giải quyết một số vụ việc khiếu nại.

Đồng thời, tiếp nhận 214 đơn (số đơn đủ điều kiện xử lý 192 đơn) và đã tập trung giải quyết kịp thời theo quy định; thường xuyên duy trì việc tiếp công dân tại sở, tiếp dân thường kỳ tại Trụ sở tiếp dân của UBND tỉnh và các cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh. Qua tiếp dân, đã hướng dẫn, giải thích trực tiếp; không có vụ việc nào phải thụ lý và không có đơn của công dân để lại.

 

Ông Phạm Tiến Cảm, Chánh Thanh tra Sở TNMT cho biết, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để bảo đảm hoàn thành nhiêm vụ được giao, đơn vị đã chủ động điều chỉnh kế hoạch thanh tra chuyên ngành, tăng cường đánh giá, nghiên cứu hồ sơ, giải trình của tổ chức, cá nhân.

 

Những trường hợp cần thiết, hồ sơ, giải trình chưa rõ mới trực tiếp đến kiểm tra trực tiếp, nhờ vậy, đã vừa bảo đảm hoạt động, vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202111/xu-phat-17-truong-hop-vi-pham-hanh-chinh-linh-vuc-tai-nguyen-moi-truong-2195718/

4. Giải quyết trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ tư vấn việc làm cho người lao động

(Baodansinh.vn 25/11, Thu Hương)

Để kịp thời hỗ trợ người lao động trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, ngành LĐ-TB&XH Quảng Bình đã thành lập nhiều trung tâm bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) để nhanh chóng tiếp nhận thông tin, giải đáp cho người dân về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyền lợi khi tham gia BHTN, đồng thời tư vấn giới thiệu việc làm phù hợp cho người lao động.

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Quảng Bình, từ đầu năm đến nay, đã tổ chức 39 phiên giao dịch việc làm; có 23.381 lượt người được tư vấn; 4.470 lượt người được giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển lao động; 203 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng; giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho 3.407 người; hỗ trợ học nghề cho 186 người.

Tính riêng trong quý III/2021, Quảng Bình có khoảng 7.750 người lao động tạm ngừng việc làm hoặc mất việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Cũng trong quý III/2021, Trung tâm DVVL tỉnh Quảng Bình đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp hàng tháng cho 1.055 người lao động; hỗ trợ học nghề cho 58 người; tổ chức 01 lớp học tiếng Hàn, 01 lớp pha chế đồ uống với 51 học viên tham gia…

Có được kết quả này, ngành LĐ-TB&XH Quảng Bình đã chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động giới thiệu việc làm bằng nhiều hình thức, xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao dịch thị trường lao động thông qua các hình thức tuyên truyền, mở sàn giao dịch việc làm; đẩy mạnh công tác thu thập thông tin thị trường lao động trong tỉnh để giới thiệu việc làm cho người lao động.

Để chính sách BHTN thực sự là điểm tựa cho người lao động, bảo đảm phần nào đời sống của một bộ phận người lao động và gia đình của họ trong đại dịch COVID-19, góp phần ổn định kinh tế - xã hội của đất nước, Trung tâm DVVL đã tích cực tư vấn, giải quyết chế độ chính sách, bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Theo Trung tâm DVVL, mỗi ngày bộ phận hỗ trợ BHTN tiếp nhận và giải quyết rất nhiều cuộc gọi từ người dân về hồ sơ hưởng BHTN, trung tâm DVVL Quảng Bình, địa chỉ BHTN Quảng Bình, mức hưởng BHTN, điểu kiện hưởng BHTN…

Để bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ cho người lao động trên địa bàn, trung tâm DVVL đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, tìm kiếm việc làm, như: tiếp nhận hồ sơ, nhận kết quả giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng, tư vấn học nghề… qua dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích, qua online (Zalo, Email); thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, website (vieclamquangbinh.gov.vn), fanpage (sàn giao dịch việc làm), qua số máy tổng đài của trung tâm...

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Trường Sơn cho biết: “Bên cạnh đó, ngành LĐ-TB&XH Quảng Bình đã linh hoạt, chủ động thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh hướng dẫn, đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; giảm mức đóng vào bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giảm mức đóng BHTN và hỗ trợ người lao động đang tham gia BHTN”.

Theo Báo cáo của BHXH tỉnh, tính đến 31/10/2021, đã có 100.095 đối tượng được hỗ trợ theo các chính sách nêu trên với tổng kinh phí 100,796 tỷ đồng. Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh khiến số lượng người lao động nghỉ việc tăng lên nhưng số người tham gia BHXH vẫn đạt chỉ tiêu kế hoạch, dự ước đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 97.000 người lao động tham gia BHXH, trong đó: 69.000 lao động tham gia BHXH bắt buộc và 28.000 lao động tham gia BHXH tự nguyện. Số nợ đọng BHXH còn lại 46 tỷ đồng. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương hỗ trợ cho 125.491 đối tượng là người lao động, người đang điều trị, cách ly y tế, hộ kinh doanh, cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất… với tổng số tiền 148,337 tỷ đồng.

“Thực hiện văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở đã phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương hỗ trợ 21.942 người với 21,942 tỷ đồng cho người dân Quảng Bình đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam; tổ chức đón 02 đợt với 2.732 người Quảng Bình đang lưu trú tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam gặp khó khăn trở về quê do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia khiến hoạt động xuất khẩu lao động không thể thực hiện được theo kế hoạch. Trước tình hình đó, Sở LĐ-TB&XH Quảng Bình đã phối hợp với Sở Ngoại vụ, chính quyền thành phố Yeongju (Hàn Quốc) hoàn thiện Dự thảo Thỏa thuận đưa người lao động tỉnh Quảng Bình đi làm việc có thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại thành phố Yeongju, tham mưu UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt và triển khai ký kết. Bên cạnh đó, Sở LĐ-TB&XH cũng đã chủ động tham mưu UBND tỉnh Quảng Bình cấp kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn việc làm và hỗ trợ đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho 02 trung tâm dịch vụ việc làm…” - ông Nguyễn Trường Sơn thông tin thêm.

Để kịp thời hỗ trợ người lao động trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, ngành LĐ-TB&XH Quảng Bình đã thành lập nhiều trung tâm bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) để nhanh chóng tiếp nhận thông tin, giải đáp cho người dân về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyền lợi khi tham gia BHTN, đồng thời tư vấn giới thiệu việc làm phù hợp cho người lao động.

Dự ước đến cuối năm 2021, toàn tỉnh Quảng Bình tạo việc làm cho 15.500 lao động (đạt 86,1% kế hoạch năm). Có khoảng 2.000 lao động được xuất cảnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng (đạt 55,5% kế hoạch năm). Dự ước đến hết năm 2021, toàn tỉnh có khoảng 3.600 lượt khách hàng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, quỹ giải quyết việc làm địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội và nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huy động với doanh số trên 140 tỷ đồng, góp phần hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 4.000 người.  Về đầu trang

https://baodansinh.vn/quang-binh-giai-quyet-tro-cap-that-nghiep-va-ho-tro-tu-van-viec-lam-cho-nguoi-lao-dong-20211125173403.htm

5. Nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường

(Laodong.vn 26/11, Lê Phi Long)_

Cán bộ phòng CSGT - Công an tỉnh Quảng Bình hướng dẫn các quy định về trật tự ATGT. Ảnh: LPL

Cán bộ phòng CSGT - Công an tỉnh Quảng Bình hướng dẫn các quy định về trật tự ATGT.

Hàng trăm công nhân tại Quảng Bình vừa được tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, ý thức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Ngày 26.11, LĐLĐ tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa tổ chức tập huấn tuyên truyền kiến thức pháp luật về an toàn giao thông và bảo vệ môi trường cho công nhân lao động.

Theo đó, buổi tập huấn có sự tham gia của 750 công nhân tại Công ty TNHH Thương mại Thăng Long (phường Bắc Nghĩa, TP.Đồng Hới).

Do tình hình dịch bệnh COVID - 19 vẫn còn diễn biến phức tạp nên hội nghị tập huấn được tổ chức theo hình thức trên hệ thống loa phát thanh của Công ty TNHH Thương mại Thăng Long.

Theo đó, toàn bộ người lao động trong công ty đã được cán bộ Phòng CSGT - Công an tỉnh Quảng Bình hướng dẫn một số quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; quy tắc và cách ứng xử khi tham gia giao thông; các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông; ý thức chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông, trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông đường bộ; tập huấn kỹ năng lái xe an toàn; xử phạt vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và xử phạt các vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ...

Cũng tại hội nghị, người lao động được nghe cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình cung cấp các nội dung về thực trạng môi trường tại đô thị và trong các khu công nghiệp, trong phân xưởng; tác hại do ô nhiễm môi trường; những nguyên nhân và giải pháp để thực hiện đạt tiêu chí môi trường trong việc xây dựng đô thị văn minh...

Ông Nguyễn Xuân Toàn - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Bình cho biết, buổi tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, ý thức của người lao động trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong đô thị tại, các khu dân cư, tại nơi làm việc, góp phần cùng cộng đồng xây dựng môi trường xanh - xạch - đẹp. Về đầu trang

https://laodong.vn/cong-doan/nang-cao-kien-thuc-phap-luat-ve-an-toan-giao-thong-bao-ve-moi-truong-977966.ldo

6. Trao 280 suất quà cho người dân vùng lũ huyện Bố Trạch

(Baoquangbinh.vn 26/11, Tiến Thành)

Những phần quà thiết thực góp phần sẻ chia, động viên người dân vùng lũ sớm vượt qua khó khăn.

Những phần quà thiết thực góp phần sẻ chia, động viên người dân vùng lũ sớm

vượt qua khó khăn.

Ngày 26-11, Công ty TNHH Prudential Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã đến thăm và trao quà cứu trợ cho người dân vùng lũ huyện Bố Trạch.

 

Đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn huyện Bố Trạch bị ngập, trong đó xã Liên Trạch và thị trấn Phong Nha là hai địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Đồng cảm với khó khăn của người dân, dịp này, Công ty TNHH Prudential Việt Nam đã trao tổng cộng 280 suất quà cho 140 hộ dân ở xã Liên Trạch và 140 hộ dân ở thị trấn Phong Nha. Mỗi suất trị giá hơn 500 ngàn đồng, bao gồm: gạo, mỳ tôm, dầu ăn, đường, nước mắm và một số nhu yếu phẩm thiết yếu khác.

 

Những phần quà thiết thực và ý nghĩa được trao đến tận tay người dân không chỉ thể hiện sự sẻ chia, động viên kịp thời mà còn là động lực để những người dân nghèo vùng lũ huyện Bố Trạch vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202111/trao-280-suat-qua-cho-nguoi-dan-vung-lu-huyen-bo-trach-2195722/

7. Giải quần vợt hỗ trợ gia đình khó khăn do đại dịch ở Quảng Bình

(Plo.vn 26/11, An Nhiên)

Giải quần vợt quyên góp quỹ để trao cho các gia đình đồng hương Quảng Bình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do đại dịch COVID-19.

Hội đồng hương Quảng Bình tại TP.HCM sẽ tổ chức Giải quần vợt Hội đồng hương Quảng Bình tranh Cúp Đoàn Gia năm 2021, ngày 28-11 tới.

Thông tin về giải đấu, ông Nguyễn Văn Dưỡng, Phó Chủ tịch Hội đồng hương Quảng Bình tại TP.HCM, Trưởng Ban tổ chức Giải quần vợt chia sẻ giải được tổ chức để chào mừng Đại hội Hội đồng hương tỉnh Quảng Bình tại TP.HCM lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021-2026, đồng thời quyên góp quỹ để trao cho các gia đình đồng hương có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do đại dịch COVID-19.

Dịp này, Hội đồng hương Quảng Bình tại TP.HCM ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Tennis Quảng Bình tại TP.HCM. Đây là sân chơi để con em Quảng Bình tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam giao lưu, học hỏi, gắn bó đoàn kết, rèn luyện thân thể, nâng cao cao sức khỏe và thư giãn. Qua đó, tăng cường mối quan hệ, đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, cuộc sống để cùng phát triển.

Ông Đoàn Xuân Tiến, Phó Ban tổ chức giải thông tin thêm, có 20 đôi nam tham dự giải lần này là con em quê hương Quảng Bình và một số khách mời là tướng lĩnh, sĩ quan cấp cao đã và đang công tác ở các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng, Quân khu 7, Trường Sĩ quan Lục quân 2 và Quân đoàn 4 có mối quan hệ thân thiết với đồng hương Quảng Bình trong phổi hợp các hoạt động thời gian qua.

Giải diễn ra lúc 7 giờ 30 Chủ nhật, ngày 28-11-2021 tại CLB Tennis Khang An, số 18A Phan Văn Trị, phường 10, quận Gò Vấp. TP.HCM. Về đầu trang

https://plo.vn/the-thao/cac-mon-khac/giai-quan-vot-ho-tro-gia-dinh-kho-khan-do-dai-dich-o-quang-binh-1030183.html

8. Phấn đấu đưa chỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên

(Giadinh.net.vn 26/11, TH)

Quảng Bình đang đẩy mạnh vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và phát triển; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp, các ngành trong tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu toàn diện về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số, phát huy lợi thế, thích ứng với công tác dân số trong tình hình mới để góp phần vào sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh.

UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 1484/KH-UBND về "Chương trình điều chỉnh mức sinh đến năm 2030 tỉnh Quảng Bình". Các chỉ tiêu đặt ra là tiếp tục nỗ lực giảm mức sinh, tiến tới đạt mức sinh thay thế, ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý; giảm tỷ suất sinh thô bình quân 0,1- 0,2‰/năm; giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên bình quân 0,5 - 1%/năm; tốc độ tăng dân số 0,65%/năm; giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các địa phương có mức sinh cao.

Cụ thể, đối tượng Kế hoạch hướng tới là nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ; lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị; doanh nghiệp, tổ chức; người có uy tín, người đứng đầu tổ chức tại cộng đồng, tôn giáo, dòng họ, cá nhân liên quan trên địa bàn toàn tỉnh. Thời gian thực hiện: Từ năm 2020 đến năm 2030, trong đó giai đoạn 2020 - 2025: Triển khai các hoạt động của Kế hoạch; giai đoạn 2026 - 2030: Đánh giá, điều chỉnh, mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động; hoàn thiện biện pháp điều chỉnh mức sinh.

UBND tỉnh yêu cầu các cấp ủy, chính quyền thống nhất nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo cuộc vận động thực hiện mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con, không sinh con thứ ba trở lên, nuôi dạy con tốt, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên; trên cơ sở xác định hiện trạng, xu hướng mức sinh của địa phương để xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch với chỉ tiêu cụ thể về việc điều chỉnh mức sinh của địa phương cho từng giai đoạn cụ thể hướng đến mục tiêu đạt mức sinh thay thế; đẩy mạnh phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con, không sinh con thứ 3 trở lên, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe và đời sống vật chất lẫn tinh thần cho Nhân dân.

Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng nội dung của Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, đặc biệt triển khai đồng bộ hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số trên tất cả các lĩnh vực về quy mô dân số; nâng cao chất lượng dân số; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động với hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn và thuyết phục phù hợp với văn hóa, tập quán, từng nhóm đối tượng và đặc thù từng địa phương; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong, ngoài nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi trong hệ thống giáo dục; thí điểm triển khai, mở rộng thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn...

Mặt khác, các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ, khuyến khích khi sinh con đúng chính sách dân số, biện pháp vận động, khuyến khích cặp vợ chồng chỉ nên sinh 02 con; phổ cập dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản tới mọi người dân đảm bảo công bằng, bình đẳng trong tiếp cận, sử dụng dịch vụ, không phân biệt giới, người đã kết hôn, người chưa kết hôn; lồng ghép hoạt động phổ cập dịch vụ KHHGĐ/SKSS với Chương trình Củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030; xây dựng, triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên tại cộng đồng...

Kế hoạch nhằm tiếp tục giảm mức sinh, phấn đấu đạt mức sinh thay thế trên phạm vi toàn tỉnh, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch hành động giai đoạn 2020 - 2025 của tỉnh thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

Ngày 25/01/2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 139/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngành Dân số Việt Nam 26/12/1961- 26/12/2021.

Theo đó, Kế hoạch bao gồm các hoạt động, cụ thể: Triển khai các đợt cao điểm chiến dịch truyền thông vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số tại vùng đặc thù, vùng có mức sinh cao, vùng biển, vùng có đông đồng bào giáo dân...; đẩy mạnh truyền thông, nói chuyện chuyên đề, tư vấn trực tiếp nội dung về quy mô, cơ cấu, nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn toàn tỉnh; cập nhật kiến thức mới, tập huấn, tập huấn lại cho đội ngũ viên chức, công tác viên dân số về công tác dân số trong tình hình mới; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác dân số các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội về công tác dân số trong tình hình mới; phối hợp với cơ quan truyền thông đại chúng trong việc truyền thông về công tác dân số thông qua các chuyên trang, chuyên mục, chương trình, phóng sự, tin bài, sách, ảnh hoặc sự kiện truyền thông...; đẩy mạnh truyền thông về công tác dân số trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo...; sản xuất, nhân bản sản phẩm truyền thông về dân số, phát triển để phục vụ truyền thông trực tiếp, cung cấp cho các nhóm đối tượng đích; chú trọng hình thức, nội dung, cách thể hiện trong sản phẩm truyền thông dành cho nhóm dân số đặc thù, khó tiếp cận và các vùng khó khăn.

Bên cạnh đó, nội dung Kế hoạch cũng bao gồm một số hoạt động, đó là: Tổ chức Hội thi tuyên truyền viên dân số; tổ chức lễ diễu hành, cổ động hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia về Dân số (tháng 12) và Kỷ niệm 60 ngành Dân số Việt Nam 26/12/1961 - 26/12/2021; tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngành Dân số Việt Nam 26/12/1961 - 26/12/2021 và biểu dương cán bộ dân số ở cơ sở.

UBND tỉnh yêu cầu các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngành Dân số Việt Nam 26/12/1961 - 26/12/2021 được tổ chức đồng bộ, thống nhất về nội dung, chủ đề, thông điệp truyền thông, khẩu hiệu hành động; lồng ghép hiệu quả với hoạt động truyền thông thường xuyên tại mỗi cấp hiệu quả, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương, đơn vị, đặc biệt là tập trung tuyên truyền những vấn đề đổi mới về công tác dân số và phát triển…

Kế hoạch nhằm tổ chức hoạt động kỷ niệm 60 năm ngành Dân số Việt Nam 26/12/1961- 26/12/2021 với mục đích nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở để huy động sự tham gia, cam kết với công tác dân số thông qua việc chỉ đạo, đầu tư nguồn lực, lồng ghép các vấn đề dân số trong chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; nâng cao chất lượng dân số; phấn đấu đạt mức sinh thay thế; phân bố dân cư hợp lý; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên góp phần phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Thông qua đó giúp đẩy mạnh vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số và phát triển; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các cấp, các ngành trong tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu toàn diện về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số, phát huy lợi thế, thích ứng với công tác dân số trong tình hình mới để góp phần vào sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh. Về đầu trang

https://giadinh.net.vn/quang-binh-phan-dau-dua-chi-so-gioi-tinh-khi-sinh-ve-muc-can-bang-tu-nhien-172211122162106344.htm

9. Hội NCT tỉnh Quảng Bình phát huy tốt truyền thống quê hương “Hai giỏi”

(Ngaymoionline.com.vn 26/11, Phan Chi)

Ngày 25/11, Hội NCT tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội NCT nhiệm kì 2016 - 2021; triển khai nhiệm vụ, ra mắt Ban Đại diện Hội NCT tỉnh nhiệm kì 2021 - 2026, với 17 thành viên.

Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Ngô Trọng Vịnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam; ông Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình. Dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và đại biểu Hội NCT các cấp của tỉnh.

Nhiệm kì qua, phát huy truyền thống quê hương “Hai giỏi”, Hội NCT tỉnh Quảng Bình đoàn kết, chủ động sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Công tác phát triển hội viên được chú trọng, kết nạp được 18.048 hội viên, nâng tổng số toàn tỉnh lên 113.592 hội viên, sinh hoạt tại 151 Hội cơ sở, 1.148 chi hội và 2.252 tổ hội.

Các cấp Hội bám sát nhiệm vụ, quán triệt kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Hội NCT Việt Nam, đồng thời vận dụng sáng tạo vào thực tiễn địa phương, nhất là thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19 và thiên tai, lũ lụt nghiêm trọng.

NCT tỉnh tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo, trật tự an ninh thôn, xóm; cung cấp 8.456 nguồn tin, có 2.404 nguồn tin có giá trị phục vụ đấu tranh chống các loại tội phạm; củng cố 239 tổ hòa giải ở cơ sở, xử lí 891 vụ mâu thuẫn trong Nhân dân. Phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” được cán bộ, hội viên NCT tích cực tham gia, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện “mục tiêu kép” trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Trong nhiệm kì, nhiều tập thể và cá nhân cán bộ, hội viên tiêu biểu được Chính phủ, Trung ương Hội, UBND tỉnh, Ban Đại diện Hội NCT tỉnh; Mặt trận, UBND cấp huyện khen thưởng. Trong đó, có 1 tập thể, 1 cá nhân được Chính phủ tặng Bằng khen; 689 lượt tập thể và cá nhân được Trung ương Hội và UBND tỉnh tặng Bằng khen. Hàng năm có trên 90% tập thể Hội, gần 92% hội viên đạt danh hiệu “Tuổi cao - Gương sáng”. Năm 2020 Hội NCT tỉnh được TƯ Hội tặng Cờ thi đua xuất sắc toàn quốc.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Ngô Trọng Vịnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Hội NCT tỉnh nhiệm kì qua. Đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm mà Hội cần cố gắng trong nhiệm kì tới. Đó là tăng cường tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Hội nghị Hội NCT tỉnh và Nghị quyết Hội NCT các cấp, gắn với xây dựng chương trình hành động cụ thể thiết thực. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng”. Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong công tác chăm sóc sức khỏe NCT. Hoàn thiện chương trình, quy chế phối hợp giữa Hội NCT và các cơ quan, đơn vị…

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Ngô Trọng Vịnh trao tặng Kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp chăm sóc và phát huy vai trò NCT Việt Nam” cho 46 cán bộ Hội; trao tặng Bằng khen của Hội NCT Việt Nam cho 8 hội viên xuất sắc; UBND tỉnh Quảng Bình trao tặng Bằng khen cho 4 hội viên có thành tích xuất sắc.

Trước đó, Phó Chủ tịch Thường trực Ngô Trọng Vịnh đã thỉnh chuông, thắp hương tưởng niệm tại đền thờ Bác Hồ; đến thăm và tặng quà 10 NCT có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại TP Đồng Hới, mỗi suất quà trị giá 1,2 triệu đồng. Về đầu trang

https://ngaymoionline.com.vn/hoi-nct-tinh-quang-binh-phat-huy-tot-truyen-thong-que-huong-hai-gioi-28651.html

10. Nỗi niềm xóm nhà tạm

(Baoquangbinh.vn 26/11, X. Phú)

Thôn cồn bãi Tiên Xuân, xã Quảng Tiên (TX. Ba Đồn) có một xóm cư dân ngày ngày vật lộn mưu sinh trên các con đò nhỏ. Họ hầu hết đều là "hậu duệ" của các thế hệ dân vạn đò ven sông Gianh, lấy đò làm nhà, cuộc sống lênh đênh theo từng con nước lên xuống.

 

Mấy năm trước, người dân tận dụng bãi đất hoang ven cồn Cưỡi (tên địa phương của thôn Tiên Xuân) làm nhà để che mưa, che nắng. Gọi là nhà nhưng đơn giản chỉ là những chiếc cọc gỗ cắm trên đất, được bao quanh bằng tấm bạt nilon. Giấc mơ sớm lên bờ định cư của những cư dân nơi đây lúc gần, lúc xa...

  

Ngược dòng sông Gianh lên mạn phía Tây, cồn Cưỡi như một ốc đảo rộng chừng 10ha nổi lên giữa sông. Đi qua đây, không khó để nhận ra xóm nhà tạm, xung quanh là hàng chục chiếc đò dựng san sát. Cư dân xóm nhỏ này tận dụng bãi đất bỏ hoang ven bãi bồi để “cắm dùi”, cuộc sống chủ yếu dựa vào khai thác nguồn lợi thủy sản giữa dòng Gianh.

 

Chị Hoàng Thị Huề, một cư dân xóm nhà tạm ở cồn Cưỡi cho biết, dù có hộ khẩu tại xã Quảng Tiên nhưng gia đình không có một mảnh đất để an cư. Quanh năm, cả nhà phải lênh đênh theo dòng nước, lấy ghe đò làm nhà, sống cảnh tạm bợ qua ngày.

“Nghề nghiệp gắn với chúng tôi từ nhỏ đến nay là đánh cá, tôm trên sông Gianh. Ở trên đò, đêm đi đánh cá, sáng ra chợ bán kiếm 100-200 nghìn đồng sinh hoạt trong gia đình. Bây giờ, cá tôm cũng ngày một khan hiếm, việc kiếm đủ miếng ăn cho gia đình lại thêm khó khăn”, chị Huề tâm sự.

 

Ở xóm nhỏ này, con cái họ sinh ra, lớn lên quẩn quanh trên những chiếc đò chồng chềnh. Với họ, sông Gianh là bạn, thuyền là ngôi nhà để che nắng mưa, mọi sinh hoạt từ ăn uống, tắm giặt... đều trên đò. Bởi vậy, họ luôn phải đối mặt với hiểm nguy bất cứ lúc nào, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Mấy năm trước, đứa con trai của vợ chồng chị Huề nửa đêm nằm ngủ không may rơi từ đò xuống sông tử vong khiến ai cũng thương xót. “Không những con trai tui mà có khoảng 5 hộ dân trong xóm cũng bị mất con cái khi sống ở trên đò. Cũng vì cái nghèo của bố mẹ khiến các cháu phải…”, chị Huề ngậm ngùi bỏ lửng câu nói.

 

Ngồi trong khoang đò cũ rộng chừng 5m2, một người đàn ông trong xóm tâm sự rằng cuộc sống của những cư dân trong xóm hết sức lam lũ, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” cứ đè nặng. Vào mùa mưa lũ, khó khăn càng chồng chất, nhưng vì hoàn cảnh cứ bám riết nên họ phải nương tựa vào nhau để sống qua ngày. Theo những người dân địa phương, lúc đầu, xóm chỉ có chừng 5 hộ, nhưng nhiều năm trôi qua, số hộ cứ tăng dần, đến nay đã có 17 hộ với gần 80 nhân khẩu. Ở đây, đa số là các đôi vợ chồng trẻ, có từ 2 con trở lên.

  

Mỗi căn nhà tạm chừng 30m2, được dựng từ khung gỗ, mái che tôn, bao quanh nhà là ván gỗ hoặc bạt nilon chắn nắng, che mưa, quanh năm thấm dột, gió lùa. Cứ mỗi mùa mưa lũ, cư dân trong xóm lại thấp thỏm.

Chị Đinh Thị Hoa, một cư dân ở xóm vạn đò cho biết, dù sống trên sông nước đã quen, nhưng khi có con nhỏ mà sống vậy thì quá bất tiện và nguy hiểm. Các hộ dân trên đò đã đánh liều “mượn” vùng đất bãi bồi ở cồn Cưỡi để sống tạm, dù sao cũng an toàn hơn trên đò và dễ bề chăm sóc con cái.

 

“Chúng tôi cũng đánh liều lên đây ở tạm chứ không biết làm sao nữa. Dựng cái lều để cho con cái sinh hoạt, đi lại tiện hơn chứ ở trên đò phức tạp lắm. Nếu mai mốt người ta không cho ở thì đành phải trở lại đò ở chứ không biết ở đâu, bố mẹ 2 bên gia đình đều nghèo cả, đất đai không có”, chị Hoa tâm sự.

Nhiều năm đặt chân lên bờ dựng lều bạt sống tạm, cư dân trong xóm vẫn mang tiếng sống “xâm lấn” bất hợp pháp trên chính quê hương của mình khi chưa thể có nổi mảnh đất để an cư. Ông Hoàng Văn Ngừng, Chủ tịch UBND xã Quảng Tiên cho biết, hiện có 17 hộ dân trong xóm vạn đò đều có hộ khẩu tại địa phương, bấy lâu sinh sống trên đò, mới đây, họ đã lên bờ dựng nhà tạm tại khu đất thuộc Nghị định số 64/CP của Chính phủ ở thôn cồn Cưỡi chừng 2ha.

Theo ông Ngừng, hiện vùng đất này người dân địa phương vẫn đang bỏ hoang, chưa canh tác gì. Sắp tới, xã sẽ tiếp tục tổ chức họp dân khu vực cồn Cưỡi để xin ý kiến, vận động trả đất cho địa phương làm công tác quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rồi đấu giá theo quy định.

 

Ông Nguyễn Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND TX. Ba Đồn cho hay, hiện thị xã đang chỉ đạo các phòng, ban liên quan khẩn trương thực hiện công tác quy hoạch, hoàn thiện các thủ tục đầu tư khu dân cư ở cồn Cưỡi. Dự kiến, trong năm 2022 sẽ tổ chức đấu giá để sớm tạo điều kiện cho bà con có đất ở. Về đầu trang https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202111/noi-niem-xom-nha-tam-2195721/ 

 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More