Bản tin ngày 25-11-2021

Post date: 25/11/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

tt

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

 
 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

 

Thêm 30 ca mắc mới, các chùm ca bệnh phức tạp đã giảm lây nhiễm.. 4

Suckhoedoisong.vn 25/11, Hùng Trần

 

Hơn 80% người từ 50 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19. 5

Nhandan.vn 25/11, Hương Giang

 

Thiết lập cách ly y tế vùng có dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Tuyên Hóa. 6

Baoquangbinh.vn 24/11, D.H

 

Tuyên Hóa: Nhiều tiểu thương bị nhiễm Covid-19. 6

Baoquangbinh.vn 24/11, Dương Công Hợp

 

KINH TẾ

 

Gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I. 7

Vov.vn 25/11, Thanh Hiếu

 

“Kề sông cận thủy"- Vị thế vượng khí hiếm có tại Sunora Quảng Bình. 9

Baodautu.vn 25/11, N.L

 

Nuôi lươn không bùn, khi cầm chắc "cục lãi" 200 triệu thì nhiều người kéo đến xem.. 11

Hoinongdan.org.vn 24/11

 

Nhiên liệu tăng, ngư dân "lao đao" bám biển mưu sinh. 12

Lao động 25/11, tr8, Lê Phi Long

 

Nông sản địa phương gập ghềnh đường vào siêu thị 14

Baoquangbinh.vn 25/11, Thanh Hoa

 

XÃ HỘI

 

Lãnh đạo Hội NCT Việt Nam thăm tặng quà hội viên có hoàn cảnh khó khăn ở Quảng Bình. 16

Ngaymoionline.com.vn 25/11, Phan Chi

 

Lệ Thủy: Chi trả trên 2,2 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. 17

Baoquangbinh.vn 25/11, X.V

 

Thùng ve chai nâng bước trò nghèo. 18

Giaoducthoidai.vn 25/11, Tiến Việt

 

Những ngôi nhà nặng nghĩa tình với bà con dân tộc Bru-Vân Kiều. 20

Cand.com.vn 25/11, Dương Sông Lam; Công an nhân dân 25/11, tr7

 

30 năm tận tụy với đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều. 21

Baophapluat.vn 25/11, Bảo Thiên

 

Một địa phương đã thống kê xong toàn bộ nội dung liên quan đến hoạt động từ thiện của ca sĩ Thuỷ Tiên gửi Bộ Công an. 23

Giadinh.net.vn 25/11; Laodong.vn 25/11; Tienphong.vn 25/11; Dantri.com.vn 24/11; Baophapluat.vn 25/11; Giaoducthoidai.vn 25/11

 

Đội 589 phát hiện thêm một hài cốt liệt sỹ. 24

Baoquangbinh.vn 25/11, Lan Anh

 

AN NINH – QUỐC PHÒNG

 

Lâm tặc rình rập “viên ngọc quý của Việt Nam”. 25

Tienphong.vn 25/11, Hoàng Nam; Tiền phong 25/11, tr10

 

3 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị phát hiện tại quán cơm.. 26

Vietnamnet.vn 24/11, Hải Sâm; Thanhnien.vn 24/11; Daidoanket.vn 24/11; Danviet.vn 24/11; Tamnhin.trithuccuocsong.vn 24/11; Danviet.vn 24/11; Baophapluat.vn 24/11; Đại đoàn kết 25/11, tr14

 

Kiểm sát trực tiếp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bố Trạch. 27

Baovephapluat.vn 24/11

 

I. Thông tin liên quan đến dịch COVID-19

1. Thêm 30 ca mắc mới, các chùm ca bệnh phức tạp đã giảm lây nhiễm

(Suckhoedoisong.vn 25/11, Hùng Trần)

Ngày 25/11, thông tin từ Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình được biết, địa phương này vừa ghi nhận thêm 30 ca mắc mới. Tín hiệu vui là những chùm ca bệnh phức tạp trước đó cơ bản có dấu hiệu giảm số trường hợp lây nhiễm.

Cụ thể, tính từ 6h ngày 24/11 đến cùng giờ ngày 25/11, có thêm 6 trường hợp dương tính mới được ghi nhận tại huyện Tuyên Hóa, liên quan đến các chùm ca bệnh tại thị trấn Đồng Lê.

Thêm 2 ca mắc mới liên quan đến chùm ca bệnh ở xã Quảng Phương (huyện Quảng Trạch). 5 trường hợp là F1 trở thành F0 do tiếp xúc với người trở về từ vùng dịch.

Tại xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới) có thêm 4 ca bệnh, nâng tổng số ca bệnh trong chùm lây nhiễm lên 19 ca.

Có thêm 3 người về Quảng Bình từ vùng dịch được xác định dương tính với SARS-CoV-2. 8 ca dương tính mới hiện đang cách ly tập trung và 2 ca nhập cảnh. Với 30 ca mắc mới, Quảng Bình hiện đã ghi nhận tổng 2. 517 người dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có hơn 86% trường hợp khỏi bệnh.

Được biết, hai chùm ca bệnh phức tạp tại xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch và huyện Tuyên Hóa đã có dấu hiệu giảm số lượng ca mắc. Trước đó, huyện Tuyên Hóa đã kích hoạt khu điều trị dã chiến ở Trường mầm non Sơn Hóa để tiếp nhận các trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Bình cũng thiết lập cách ly y tế (phong tỏa) vùng có dịch tại huyện Tuyên Hóa. Liên quan đến việc phân loại cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn Quảng Bình, hầu hết các địa phương của tỉnh này được xếp vào nguy cơ trung bình (vùng vàng), riêng xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) có nguy cơ rất cao và thị trấn Đồng Lê (huyện Tuyên Hóa), xã Quảng Phương (huyện Quảng Trạch) và vùng có nguy cơ cao. Về đầu trang

https://suckhoedoisong.vn//quang-binh-them-30-ca-mac-moi-cac-chum-ca-benh-phuc-tap-da-giam-lay-nhiem-169211125094402296.htm

2. Hơn 80% người từ 50 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19

(Nhandan.vn 25/11, Hương Giang)

Ngày 25/11, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình cho biết, từ giữa tháng 11 đến nay, các ca bệnh trong cộng đồng liên quan đến người về từ vùng dịch liên tục tăng. Do vậy, địa phương tăng cường tiêm vaccine phòng Covid-19 để tăng tỷ lệ bao phủ vaccine, chủ động phòng dịch hiệu quả.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Bình, tính đến thời điểm này, Quảng Bình được Bộ Y tế phân bổ 759.738 liều vaccine các loại. Ngay sau mỗi đợt tiếp nhận, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch chi tiết và phân bổ vaccine cho các địa phương để tiến hành tiêm kịp thời. Đến nay, Quảng Bình đã sử dụng hơn 673 nghìn liều, đạt tỷ lệ hơn 84%.

Đến cuối tháng 11, tỉnh Quảng Bình có hơn 543 nghìn đối tượng được tiêm vaccine mũi 1 (đạt tỷ lệ 88% dân số từ 18 tuổi trở lên), có 172.059 người đã hoàn thành mũi tiêm thứ 2. Riêng đối tượng từ 50 tuổi trở lên có 188.849/232.523 người được tiêm mũi 1, đạt tỷ lệ 81,22%, trong đó có 53.026 người đã được tiêm mũi 2.

Sở Y tế Quảng Bình chỉ đạo lập 17 điểm tiêm cố định hoạt động thường xuyên; các huyện, thị xã, thành phố cũng tổ chức thêm các điểm tiêm tại các trạm y tế, nhà văn hóa nhằm nâng tối đa hiệu suất tiêm chủng vaccine. Trung bình mỗi điểm tiêm chủng đạt công suất 500-600 đối tượng/ngày, toàn tỉnh mỗi ngày có 16.000-20.000 đối tượng được tiêm vaccine phòng Covid-19.

Theo đánh giá của ngành y tế Quảng Bình, công tác triển khai tiêm chủng vẫn còn những khó khăn, hạn chế, như: việc lập danh sách đối tượng ở một số địa phương tiêm thiếu chặt chẽ, còn có sự trùng chéo đối tượng; tình trạng người dân chờ đợi, tập trung đông người vẫn xảy ra; một số người còn e dè, có biểu hiện lựa chọn vaccine nên đến khám nhưng chưa đồng ý tham gia tiêm chủng…

Trước diễn biến phức tạp của các ổ dịch mới trong tỉnh làm tăng nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình chỉ đạo ngành y tế, các địa phương nhanh chóng tăng tỷ lệ tiêm phòng cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong đó, ưu tiên tiêm vaccine cho người cao tuổi. Tỉnh phấn đấu trong tháng 11 có hơn 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19. Các địa phương rà soát toàn bộ đối tượng người dân từ 18 tuổi trở lên để tiêm mũi 1 và trả mũi 2; chuẩn bị thực hiện tiêm cho trẻ 12-17 tuổi, theo thứ tự giảm dần độ tuổi tiêm. Về đầu trang

https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/quang-binh-hon-80-nguoi-tu-50-tuoi-tro-len-tiem-du-2-mui-vaccine-phong-covid-19-675433/

3. Thiết lập cách ly y tế vùng có dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Tuyên Hóa

(Baoquangbinh.vn 24/11, D.H)

Ngày 24-11, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3816/QĐ-UBND về việc  thiết lập cách ly y tế vùng có dịch COVID-19.

Theo đó, UBND tỉnh quyết định thiết lập cách ly y tế (phong tỏa) vùng có dịch để phòng, chống dịch COVID-19 tại: Toàn bộ địa bàn tiểu khu Đồng Văn và một phần xóm 3 (từ bãi chiếu bóng đường Trần Hưng Đạo vòng qua đường Quang Trung đến giáp với tiểu khu Đồng Văn), tiểu khu I, thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa (có sơ đồ kèm theo)

 

Thời gian thực hiện cách ly y tế 14 ngày kể từ 19h ngày 24-11. Tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh để điều chỉnh thời gian cách ly đảm bảo an toàn, hiệu quả.

 

UBND tỉnh cũng giao UBND huyện Tuyên Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Công thương, Sở Giao thông Vận tải và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định số 3986/QĐ-BYT ngày 16-9-2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID-19” triển khai thực hiện cách ly y tế bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự và an sinh xã hội. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/suc-khoe/202111/thiet-lap-cach-ly-y-te-vung-co-dich-covid-19-tren-dia-ban-huyen-tuyen-hoa-2195655/

4. Tuyên Hóa: Nhiều tiểu thương bị nhiễm Covid-19

(Baoquangbinh.vn 24/11, Dương Công Hợp)

Sáng 24-11, Tuyên Hóa ghi nhận thêm 13 trường hợp (TH) dương tính với SARS-CoV-2 gồm: xã Đồng Hóa 4 TH, Kim Hóa 4, Đồng Lê 3, Đức Hóa 1 và  Sơn Hóa 1TH. Trong đó có 11 TH trong cộng đồng.

Đáng chú ý, nhiều TH F0 trong cộng đồng đều có liên quan đến ổ dịch ở tiểu khu (TK) Đồng Văn (TT. Đồng Lê) và là người buôn bán ở các chợ, di chuyển nhiều địa điểm, tiếp xúc với nhiều người.

 

Tại chợ Kim Lũ (Kim Hóa) có 3 F0, gồm: N.T.T. (SN 1981, ở TK Đồng Văn, Đồng Lê) buôn bán thịt, đã lây nhiễm cho con L.M.Q. (SN 2012); N.T.L (SN 1975, ở Kim Lũ 1, Kim Hóa) bán cá; Đ.T.H. (SN 1968, ở Kim Lũ 2, Kim Hóa) bán thịt gà (chồng V.V.S cũng bị mắc Covid-19).

 

Tại chợ Còi (Đồng Hóa) có TH F0 P.T.B.H (SN 1969, ở thôn Đồng Giang, Đồng Hóa) buôn bán thịt bò (lấy thịt tại lò mổ bò ở TK Đồng Văn). TH này có tiếp xúc với các F0, gồm: em chồng M.T.V (SN 1971) bán xôi, bánh mì tại chợ Còi; em rể T.Q.T (SN 1967), em dâu H.T.D (SN 1980). Trước đó, tất cả các trường hợp nói trên đều đã được tiêm 1 đến 2 mũi vắc xin phòng Covid-19.   Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/suc-khoe/202111/tuyen-hoa-nhieu-tieu-thuong-bi-nhiem-covid-19-2195646/

II. Kinh tế   

1. Gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I

(Vov.vn 25/11, Thanh Hiếu)

Tỉnh Quảng Bình cùng các đơn vị thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I đang tập trung giải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công.

Là dự án trọng điểm quốc gia về năng lượng, Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I được kỳ vọng tạo bước đột phá cho sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp năng lượng tỉnh Quảng Bình.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao Ban Quản lý dự án Điện 2 làm đại diện chủ đầu tư. Dự án được triển khai tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình trên diện tích hơn 48 ha; gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200MW, tổng mức đầu tư 1 tỷ 860 triệu USD. Từ tháng 7/2020, nhà thầu triển khai xây dựng cảng nhập than và đê chắn sóng của Dự án Đầu tư hạ tầng thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch (Khu kinh tế Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Tuy nhiên, khi triển khai các hạng mục hạ tầng, đơn vị thi công gặp vướng mắc về bồi thường giải phóng mặt bằng.

Ông Nguyễn Văn Quế (thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) cho biết, gia đình ông không chấp nhận tiền bồi thường mặt bằng vì mức giá thấp. “Tôi không hài lòng vì đất đi qua nhà dân ảnh hưởng rất lớn, nhưng đền bù lại rẻ. Những công trình tôi làm đền rẻ hơn số tiền tôi bỏ ra xây dựng. Có một số tôi làm không có giấy tờ nhưng đã làm 20-30 năm rồi. Tôi làm nhà đây ở cấp trên không cho cấp giấy nhưng tôi làm vào thời gian nhà nước cho giãn dân, phủ xanh đất trống đồi trọc nên tôi làm hợp lệ”, ông Quế lý giải thêm.

Trong quá trình thi công cảng nhập than và đê chắn sóng của dự án, nhiều hộ dân ngăn cản đơn vị thi công với lý do không có chỗ để neo đậu tàu thuyền. Đến thời điểm này, huyện Quảng Trạch phối hợp Ban Quản lý dự án Điện 2 đã chi trả đền bù 696 hộ dân tại các khu vực thi công dự án, chỉ còn 8 hộ chưa nhận tiền đền bù.

Ông Đinh Văn Trung, Bí thư Chi bộ thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, phần lớn các hộ tái định cư đầu tiên của địa phương đã ổn định cuộc sống tại nơi ở mới.

“Từ khi dự án Nhiệt điện khởi công, cơ bản bà con ở thôn Vĩnh Sơn đồng thuận với chủ trương của nhà nước để di dời, nhận đền bù các hạng mục. Hiện nay, còn một số hộ đang vướng mắc chưa giải quyết được, sắp tới chính quyền xã cùng với cấp ủy ban cán sự thôn sẽ tập trung tuyên truyền vận động người dân thực hiện đúng theo chủ trương”, ông Trung thông tin thêm.

Đến nay, Ban Quản lý dự án Điện 2 đã cơ bản hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại các khu vực, bao gồm: Khu vực nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I, Khu Nhà điều hành, khu phụ trợ, băng tải than. Các khu vực này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã tiến hành san gạt mặt bằng. Các hạng mục khác như phục vụ thi công bãi thải xỉ, kênh nhận nước làm mát… cơ bản hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Riêng hạng mục cảng nhập than và đê chắn sóng, Ban Quản lý Dự án Điện 2 dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 8/2023, theo kế hoạch, tháng 6/2024, Tổ máy số I của Nhà máy sẽ đi vào hoạt động.

Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I sử dụng công nghệ trên siêu tới hạn USC với lò hơi kiểu trực lưu, đốt than phun trực tiếp, tuabin kiểu ngưng hơi truyền thống. Hệ thống băng tải than, hệ thống khử lưu huỳnh, khử bụi… của nhà máy áp dụng theo các tiêu chuẩn châu Âu về bảo vệ môi trường theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Nhà nước và bộ tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới.

Ông Lê Anh Đức, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Điện 2 kiêm Giám đốc Ban điều hành Trung tâm Điện lực Quảng Trạch cho biết: “Với quy mô đầu tư lớn, dự án sẽ là cơ sở thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, dịch vụ trong vùng, góp phần đáng kể cho sự phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh. Trong quá trình thực hiện dự án, nhà máy vận hành, chủ đầu tư đã cam kết tuân thủ các quy hoạch, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt”.

UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo huyện Quảng Trạch đẩy nhanh tiến độ thi công khu tái định cư cho người dân; thực hiện kiểm đếm, phê duyệt giá đất cụ thể, xác nhận nguồn gốc đất của các xã trong vùng dự án. Đồng thời, yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp chây ỳ, không chấp hành chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, các trường hợp tự ý tái lấn chiếm đất, xây dựng trái phép, có phương án bảo vệ thi công đảm bảo an ninh trật tự để triển khai các dự án đảm bảo tiến độ.

Ông Trần Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, huyện phối hợp với nhà đầu tư dự án Nhiệt điện Quảng Trạch tập trung tháo gỡ các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị thi công; đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.

“Đối với các công trình, dự án trọng điểm, các cơ quan của huyện Quảng Trạch mong muốn sớm triển khai xây dựng dự án, mong muốn người dân đồng thuận để hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra. Quan điểm chỉ đạo của huyện là đơn vị làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng rà soát lại, xem xét kỹ phương án bồi thường đảm bảo quyền lợi cho người dân bị ảnh hưởng”, ông Trung nhấn mạnh.

Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I sau khi hoàn thành sẽ bổ sung nguồn cung cấp điện, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nâng cao độ an toàn và ổn định cho hệ thống lưới điện; khắc phục sự phụ thuộc của hệ thống vào nguồn thủy điện. Ông Nguyễn Việt Hà, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình khẳng định, dự án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, vật liệu xây dựng, dịch vụ của tỉnh.

"Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch được triển khai quyết liệt, khẩn trương và có hiệu quả. Trong thời gian tới, dự án này sẽ khắc phục những khó khăn để triển khai đảm bảo tiến độ, mặc dù có những khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 bởi dự án liên quan nhiều chuyên gia nước ngoài và nhập máy móc thiết bị", Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình khẳng định. Về đầu trang

https://vov.vn/kinh-te/go-nut-that-giai-phong-mat-bang-du-an-nha-may-nhiet-dien-quang-trach-i-907400.vov

2. “Kề sông cận thủy"- Vị thế vượng khí hiếm có tại Sunora Quảng Bình

(Baodautu.vn 25/11, N.L)

Sở hữu vị trí kết nối “vàng”“ giữa trung tâm TP. Đồng Hới, Sunora Quảng Bình là tâm điểm đầu tư tiềm năng, chốn an cư hoàn hảo, có phong thủy đắt giá, giúp tăng tài lộc, thịnh vượng.

Trong phong thuỷ thì địa lý -  hướng gió - hướng khí - mạch nước là bốn yếu tố quyết định đến chất lượng của một dự án bất động sản. Đặc biệt tính nước được xếp vào thành tố quan trọng hàng đầu, bởi nước là nguồn cội của sự sống và thịnh vượng. Từ các nền văn minh rực rỡ hay các thành phố sầm uất đều gắn liền với các con sông lớn như Ai Cập với sông Nil huyền thoại, Kinh đô ánh sáng Paris cùng bờ sông Seine thơ mộng…

Vì thế không khó hiểu khi những dự án nằm ở các khu đô thị ven sông, có nhiều kênh rạch trong bất kỳ giai đoạn nào cũng luôn được “săn đón” vì sẽ mang đến khả năng gia tăng sự trù phú và phồn vinh cho người sở hữu. Tiêu biểu cho loại hình BĐS “kề sông cận thủy” hiếm hoi này phải kể đến dự án Sunora Quảng Bình khi dự án không những chiếm trọn vị trí đắc địa tại Đồng Hới, mà còn hứa hẹn trở thành một biểu tượng thịnh vượng mới cho đầu tư và an cư tại vùng đất miền Trung Quảng Bình.

“Sơn thủy nhân đinh, thủy quản tài” – sống tại nơi có chất nước tốt sẽ gặp nhiều tài lộc, may mắn. Những nơi có dòng sông đi qua thì đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, thời tiết ôn hòa, cây cỏ luôn xanh tươi quanh năm. Nguồn thủy khí tự nhiên luôn luân chuyển hài hoà, quy tụ vận khí tốt mang lại sức khỏe, tài lộc và khơi thông vượng khí cho gia chủ. 

Tọa lạc tại điểm giao thoa của hai dòng chảy Lệ Kỳ và Nhật Lệ, dự án Sunora Quảng Bình sở hữu vị trí hội tụ “vượng khí tài lộc”. Với địa hình “Kề Sông Cận Thủy” được đánh giá là vô cùng hiếm có, Sunora Quảng Bình được kỳ vọng là khu vực kiến tạo không gian sống hoàn hảo bậc nhất tại Đồng Hới bởi địa thế phú quý, mang lại nguồn sinh khí dồi dào và hưng thịnh cho từng căn hộ nơi đây.

Theo các chuyên gia bất động sản, dự án không chỉ đón trọn nguồn sinh khí dồi dào từ điểm hội tụ mọi dòng chảy tài khí mà còn có sự hài hòa về cả chất đất và chất nước. Sở hữu thế đất “thủy bao” – tức có dòng sông uốn lượn bao bọc, Sunora Quảng Bình vừa ôm trọn phúc khí, tài lộc của trời đất, vừa hóa giải tai ách, mang lại sự thư thái và an yên.

Dưới góc độ khoa học, nhà “cận thuỷ” sẽ được hưởng nhiều loại ion có khả năng thanh lọc không khí cao, tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, dòng nước còn giúp giảm tiếng ồn, bụi bẩn, giảm những xung sát từ xe cộ qua lại, hài hòa giữa cảnh quan nhà cửa lẫn cảnh quan du lịch trong tầm nhìn về sông nước hiền hòa uốn lượn.

Bên cạnh yếu tố phong thuỷ vượng khí hiếm có, những dòng chảy đi qua Sunora Quảng Bình còn “nuôi dưỡng” tiềm năng đầu tư của dự án này trong tương lai. Với hệ thống tiện ích nội khu hiện đại đáp ứng nhu cầu của một khu đô thị hạt nhân tích hợp, đạt tiêu chuẩn từ chăm sóc y tế, giáo dục, thể thao, giải trí, mua sắm…; Sunora Quảng Bình được ví như một hừng đông mới, mở ra cánh cửa thiên đường cho giới thượng lưu chạm đến một lối sống thịnh vượng chưa từng có tại Đồng Hới (Quảng Bình).

Đặc biệt với khả năng liên kết vùng cực kỳ ấn tượng, Sunora Quảng Bình đem đến không gian thông thoáng thuận tiện cho mọi hoạt động kinh doanh của các dãy shophouse hay tính riêng tư cần thiết cho các căn liền kề trong dự án khi được bao quanh bởi các tuyến đường nội khu rộng 15m -22,5m.

Theo chủ trương mở rộng quy hoạch, từ khu vực phường Phú Hải, phường Đức Ninh Đông kéo dài qua khu vực cầu Nhật Lệ 3 dự kiến triển khai tại điạ phận xã Lương Ninh (huyện Quảng Ninh) và khu vực lân cận… thì Sunora Quảng Bình được coi là điểm khởi đầu trong trục kinh tế hướng Nam - khu vực ưu tiên phát triển tại TP Đồng Hới. Tiếp giáp quốc lộ 1A, cầu Nhật Lệ 2 - biểu tượng cho thời kỳ đổi mới tại Quảng Bình, từ dự án chỉ 5 - 10 phút di chuyển đến các khu vực trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa xã hội tại Đồng Hới như Bãi Biển Bảo Ninh, Quảng trường biển, Thành cổ, Vincom Đồng Hới…

Hội tụ đầy đủ linh khí đất trời, tại nơi thiên nhiên đất trời hoà quyện, Sunora Quảng Bình đáp ứng kỳ vọng về một kênh đầu tư mang lại lợi nhuận hấp dẫn không chỉ với các nhà đầu tư ngắn hạn mà cả với những nhà đầu tư dài hạn có ý định tìm kiếm cơ hội kinh doanh hay chốn an cư cho cư dân. Về đầu trang

https://baodautu.vn/batdongsan/ke-song-can-thuy--vi-the-vuong-khi-hiem-co-tai-sunora-quang-binh-d156224.html

3. Nuôi lươn không bùn, khi cầm chắc "cục lãi" 200 triệu thì nhiều người kéo đến xem

(Hoinongdan.org.vn 24/11)

Chị Lê Thị Bảy (SN 1993, ở thôn Phú Lộc 2, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đánh liều thế chấp sổ đỏ, vay tiền về nuôi lươn không bùn trong bể xi măng, trong vụ đầu tiên, chị đã thu về gần 200 triệu đồng.

Trò chuyện với PV Dân Việt, chị Lê Thị Bảy (SN 1993, ở thôn Phú Lộc 2, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) khoe: "Vào đầu năm 2019, tôi đọc báo thấy người dân phía Nam nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao, sẵn không có việc làm, tôi liền nghĩ đến việc nuôi lươn để phát triển kinh tế".

"Nghĩ làm làm, tôi bàn với chồng tôi (anh Phạm Ngọc Tú, cùng tuổi) thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng để nuôi lươn. Sau đó, hai vợ chồng vay ngân hàng 200 triệu đồng rồi xây dựng 8 hồ nuôi lươn trong bể nổi xi măng và lắp đặt hệ thống nước sạch.

Cầm sổ đỏ đi vay ngân hàng người thân của tôi phản đối lắm, nhưng vợ chồng tôi nghĩ, liều ăn nhiều, nên quyết tâm làm. Để có kinh nghiệm nuôi lươn, tôi lên mạng tìm kiếm kĩ thuật nuôi và vào các trang nhóm mạng xã hội để đọc kinh nghiệm người nuôi lươn họ chia sẻ", chị Bảy nói.

Để có giống lươn chất lượng, chị Bảy cất công liên lạc vào tỉnh Đồng Nai để mua 10.000 con và thả nuôi vụ đầu tiên vào tháng 6/2020.

Theo chị Lê Thị Bảy, ngày đầu nuôi lươn, chị phải túc trực bên hồ nuôi, quan sát đàn lươn để phát hiện sớm những bất thường còn xử lý. Bằng kinh nghiệm học hỏi cùng với công sức dành cho đàn lươn, lươn của chị Bảy khỏe mạnh, phát triển nhanh, có cá thể lươn đạt đến 0,5 kg.

Sau một năm nuôi lươn, chị Bảy xuất bán trên một tấn lươn thương phẩm, toàn bộ số lươn được thương lái mua tận nơi, thu về gần 200 triệu đồng. Thành công từ vụ đầu tiên, lại có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi lươn, chị Bảy nhập thêm 15.000 con giống mới.

Chị Lê Thị Bảy chia sẻ: "Nuôi lươn không mất nhiều công sức nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ. Việc nuôi trong bể xi măng có nhiều thuận lợi, như dễ dàng kiểm soát như thay nước, hạn chế bệnh và kiểm soát tốt sự phát triển của đàn lươn".

"Với các bể nuôi lươn hiện tại, mỗi ngày tôi thay nước 4 lần, cho lươn ăn 2 lần/ngày, mùa lạnh dùng bóng sưởi để đảm bảo độ ấm cho lươn, nếu không lươn sẽ chết. Ngoài ra, trong quá trình nuôi cần phải tách đàn, phân loại để lươn sinh trưởng đều", chị Bảy nói.

Chị Bảy cũng cho biết, thời gian tới, chị sẽ mở rộng hồ nuôi, gây giống lươn để cung cấp cho người dân. Bên cạnh đó, chị Bảy cũng mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, mở hợp tác xã để phối hợp với bà con nông dân trong vùng nuôi lươn cùng phát triển kinh tế.

"Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng của chị Lê Thị Bảy bước đầu có những thành công nhất định, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa tạo công ăn việc làm. Xã luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để gia đình chị Bảy mở rộng mô hình" - ông Nguyễn Ngọc Minh – Chủ tịch UBND xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Về đầu trang

http://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1079/120108/quang-binh-nuoi-luon-khong-bun-khi-cam-chac-cuc-lai-200-trieu-thi-nhieu-nguoi-keo-den-xem

4. Nhiên liệu tăng, ngư dân "lao đao" bám biển mưu sinh

(Lao động 25/11, tr8, Lê Phi Long)

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp vốn đã khiến cho ngư dân lao đao, nay giá xăng dầu lại tăng nhanh chóng mặt khiến cho cuộc sống của ngư dân càng thêm khốn khó. Nhiều tàu cá phải đánh liều ra khơi bám biển, bất chấp rủi ro thua lỗ để mưu sinh.

Sau quãng thời gian dài gần 2 tháng không thể ra khơi vì dịch bệnh COVID-19, ngư dân xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đang tâm trạng hứng khởi để ra khơi bám biển sản xuất, mưu sinh, phục vụ cuộc sống thì gặp phải đợt xăng dầu tăng giá mạnh.

Từ đầu tháng 9.2021 đến nay đã trải qua tới 5 lần tăng giá liên tiếp, khiến cho nhiều ngư dân phải đắn đo mỗi khi ra khơi bám biển sản xuất. PV Báo Lao Động có mặt tại xã Bảo Ninh khi các ngư dân đang “đóng tổn”, chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày.

Gặp chúng tôi, ngư dân Nguyễn Phước Vinh (ở thôn Hà Thôn, xã Bảo Ninh) tâm sự, hôm qua anh vừa bơm dầu cho thuyền để chuẩn bị cho chuyến đánh bắt xa bờ, tuy nhiên giá xăng dầu quá cao, khiến cho anh khá áp lực trong lần ra khơi này.

“Tàu cá của tôi để đổ đầy nhiên liệu thì cần khoảng gần 3.000 lít dầu, nếu tính với giá bình thường trước kia thì khoảng 50 triệu đồng. Tuy nhiên do giá xăng dầu tăng cao gần đây, lần này đổ 3.000 lít dầu đã tốn gần 70 triệu đồng. Chưa gì trước mắt đã phải chi thêm 20 triệu đồng nữa. Vậy nên ra khơi lần này mong trúng lớn, chứ không là lỗ nhiều lắm”.

UBND xã Bảo Ninh cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá xăng dầu lại tăng cao, nhiều ngư dân vì lo sợ thua lỗ nên vẫn đang phải cho tàu nằm bờ nhiều tháng nay. Thậm chí, nhiều thuyền được đưa lên bờ tránh bão từ tháng 9.2021 đến nay vẫn đang nằm im trong các tấm bạt che chắn.

Giá xăng dầu tăng, nên là tiền chia cho thuyền viên cũng giảm, nếu lúc trước mỗi người sẽ được khoảng 7 đến 8 triệu đồng, thậm chí là 10 triệu đồng sau mỗi chuyến ra khơi thì nay ít lắm vì chi phí lớn. Nhiều người cảm thấy số tiền này là không đủ trang trải cuộc sống nên cũng xin nghỉ nhiều lắm. Thuyền bè nằm bờ cả tháng là chuyện bình thường” - ngư dân Vinh cho biết thêm.

Tại cảng cá sông Gianh (huyện Bố Trạch) và khu neo đậu tránh trú bão của Gianh, tàu thuyền neo đậu chật kín, nguyên nhân là do rất nhiều ngư dân không dám ra khơi vì sợ lỗ.

Theo Ban quản lý Cảng cá Quảng Bình, khoảng 30% số tàu tại khu neo đậu đang trong tình trạng nằm bờ nhiều tháng nay với gần 150 tàu đang trong tình trạng nằm bờ. Nguyên nhân là do lao động không có, dịch COVID-19 ở một số tỉnh, thành diễn biến phức tạp, giá nhiên liệu tăng, ngư dân nhiều tháng liền đi biển thua lỗ nên không chịu ra khơi.

Ông Nguyễn Thanh Điệu - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bảo Ninh - cho biết, tình hình bà con ngư dân hiện tại vô cùng khó khăn, nghiệp đoàn mong muốn Nhà nước sớm bình ổn giá xăng dầu, cũng như có những chính sách giúp hỗ trợ ngư dân, để ngư dân có thể an tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền.

Theo lãnh đạo xã Bảo Ninh, do phát sinh nhiều chi phí, giá bán hải sản lại đang thấp khiến cho ngư dân thua lỗ, nhiều người chỉ dám ra khơi đánh bắt vào thời điểm kinh tế cao hoặc rẽ hướng tìm nghề khác để kiếm sống.

“Nghiệp đoàn nghề cá xã Bảo Ninh có 250 đoàn viên, với 180 tàu cá, trong đó có 150 tàu đánh bắt xa bờ. Thời gian vừa rồi, do tình hình dịch bệnh COVID-19 trong tỉnh phức tạp, lại thêm nhiều thiên tai nên người dân mất gần 2 tháng không được ra khơi. Đến lúc được khai thác thì giá xăng dầu lại tăng cao, hải sản lại không được giá, ngư dân không đủ chi phí bám biển nên rất nhiều người đã chuyển hướng làm nghề khác. Các tàu cá hiện tại thiếu lao động, đa số chỉ có thể ra khơi đánh bắt vào các mùa vụ có kinh tế cao chứ không thể đắt bánh quanh năm như trước nữa” - ông Nguyễn Thanh Điệu nói.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình, toàn tỉnh hiện có hơn 6.790 tàu thuyền tham gia đánh bắt thủy hải sản, trong đó có hơn 1.200 tàu có chiều dài từ 15m trở lên. Thời gian gần đây, do giá xăng dầu liên tục tăng cao, thiếu bạn thuyền, nguồn lợi thủy sản suy giảm, giá bán thủy sản sau khai thác còn thấp, thời tiết bất lợi nên lượng tàu thuyền của ngư dân trong toàn tỉnh tạm thời nằm bờ là rất lớn.

Trước thực trạng trên, mong muốn của các ngư dân là các cơ quan chức năng cần có chính sách bình ổn giá xăng dầu; quan tâm, hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa; tạo điều kiện vay vốn ưu đãi mua sắm phương tiện, ngư lưới cụ... để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển.

“Một số ngư dân thì tìm hướng khác kiếm sống, nhưng tui nghĩ đó chỉ là tức thời trong thời điểm khó khăn, còn mong muốn ai cũng mong bám biển kiếm sống. Dù đi biển dịp này lỗ nhưng tôi vẫn gắng bám tàu, bám biển ra khơi, chấp nhận rủi ro thua lỗ. Nhưng cứ như vậy kéo dài, tội ngư dân lắm, mong các ngành quan tâm hỗ trợ giúp ngư dân giảm bớt khó khăn trong giai đoạn này” - ngư dân Nguyễn Văn Hiệp (ở phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn) tâm sự. Về đầu trang

5. Nông sản địa phương gập ghềnh đường vào siêu thị

(Baoquangbinh.vn 25/11, Thanh Hoa)

Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đang từng bước trở thành những kênh phân phối mới, hiện đại và hiệu quả giúp bà con nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp hướng tới chủ động sử dụng công nghệ, chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên, để nông sản và đặc sản Quảng Bình vào các siêu thị, vẫn còn đó nhiều khó khăn!

 

Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa và giống mới vào trồng trọt, chăn nuôi nên năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh không ngừng được nâng cao. Nguồn cung dồi dào cùng sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, xây dựng được nhiều sản phẩm đặc trưng đã đem đến sự ưa chuộng của người tiêu dùng. Đến nay, toàn tỉnh có 57 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt từ 3 sao trở lên và có nhiều sản phẩm khẳng định được thương hiệu, tiêu thụ trên nhiều kênh phân phối tiềm năng. Tuy nhiên, đầu ra của nhiều nông sản vẫn gặp khó khăn, chưa tiếp cận các thị trường tiềm năng, như: Cửa hàng nông sản sạch, siêu thị, trung tâm thương mại…

 

Tổ hợp tác (THT) rau an toàn xã Võ Ninh (Quảng Ninh) hiện có 4,8ha rau an toàn theo chuẩn VietGAP. Nhưng khi hỏi về đầu ra của sản phẩm, chị Nguyễn Thị Nhàn, Tổ trưởng THT rau an toàn Võ Ninh cho biết: Hiện nay, lượng rau của THT chỉ mới cung cấp cho các trường học, quán ăn và một vài cửa hàng nông sản sạch, số còn lại là thông qua thương lái để tiêu thụ tại các chợ truyền thống.

Năm 2020, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Ninh đã hỗ trợ, kết nối tiêu thụ với siêu thị trên địa bàn tỉnh nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Nguyên nhân chủ yếu là do việc sản xuất rau ở địa phương phải phụ thuộc vào thời tiết, về mùa mưa lũ, THT không thể cung ứng đủ lượng rau theo hợp đồng cho siêu thị. Bên cạnh đó, hợp đồng vào siêu thị còn nhiều thủ tục rườm rà, khắt khe và việc kéo dài thời gian thanh toán tiền sau khi bán hàng nhiều hộ dân không đồng ý nên chưa kết nối được với siêu thị.

 

Không chỉ các sản phẩm về rau an toàn mà nhiều sản phẩm OCOP cấp tỉnh cũng khó khăn khi tham gia kênh phân phối siêu thị mặc dù đã có đầy đủ thủ tục cần thiết. Đơn cử như ớt bột Hồng Thủy của cơ sở thu mua và chế biến nông sản Thánh Gái, xã Hồng Thủy (Lệ Thủy). Đây là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, nhưng khi chủ cơ sở kết nối sản phẩm với siêu thị trong tỉnh thì không được chấp nhận do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ớt của người tiêu dùng thấp. Hay tương tự như sản phẩm mật ong Tuyên Hóa do Công ty TNHH Sinh thái miền Tây Quảng Bình sản xuất, sản phẩm nhiều năm được siêu thị Co.opmart Quảng Bình tiếp nhận phân phối nhưng do không cạnh tranh được với giá cả thị trường, hàng tiêu thụ kém nên hai bên phải chấm dứt hợp đồng.

Qua trao đổi, ông Dương Thảo, Phó Giám đốc siêu thị Co.opmart Quảng Bình cho hay: "Thời gian qua, siêu thị đã tiếp nhận và phân phối hơn 20 sản phẩm của 10 nhà cung ứng trong tỉnh Quảng Bình, như: Dầu lạc Trường Thủy, các sản phẩm về nấm và trà Tuấn Linh, khoai deo Như Mận… Siêu thị cũng rất mong muốn được tiếp cận với nhiều nguồn hàng hơn nữa của địa phương, nhằm giảm chi phí vận chuyển, tạo điều kiện cho người nông dân và doanh nghiệp địa phương phát triển.

 

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX, THT tại địa phương có sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặc dù sản phẩm chất lượng tốt, nhưng số lượng sản phẩm chưa tập trung, sản xuất nhỏ lẻ theo mùa vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu bao bì, nhãn mác, các giấy chứng nhận theo quy định… Co.opmart sẵn sàng nhập hàng nông sản của địa phương để làm phong phú danh mục hàng hóa, đổi mới sản phẩm, thế nhưng người sản xuất cần phải đáp ứng được những yêu cầu theo quy chuẩn mà Co.opmart đề ra".

 

Còn theo ông Lê Mậu Khánh, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, hàng nông sản Quảng Bình vào phân phối ở siêu thị, trung tâm thương mại vẫn còn khó khăn là do việc sản xuất nông sản của một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX trên địa bàn vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có nguồn hàng ổn định, bảo đảm cung ứng trực tiếp cho siêu thị… Để những kênh tiêu thụ lớn như Co.opmart, Vinmart, các trung tâm thương mại thật sự “mặn mà” với hàng nông sản của địa phương, rất cần sự hướng dẫn, trợ giúp của các đơn vị, ngành chức năng có liên quan trong việc tư vấn, giúp đỡ nông dân xây dựng thương hiệu, thực hiện các thủ tục mua bán hiện đại.

 

Bên cạnh đó, tự bản thân doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất phải đầu tư thiết bị máy móc hiện đại nằm nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các địa phương cũng cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung, chuyên canh, hướng dẫn nông dân tập trung sản xuất những cây trồng có thị trường và năng suất cao… Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202111/nong-san-dia-phuong-gap-ghenh-duong-vao-sieu-thi-2195660/

III. Xã hội    

1. Lãnh đạo Hội NCT Việt Nam thăm tặng quà hội viên có hoàn cảnh khó khăn ở Quảng Bình

(Ngaymoionline.com.vn 25/11, Phan Chi)

Lãnh đạo Hội NCT Việt Nam thăm tặng quà hội viên có hoàn cảnh khó khăn ở Quảng Bình

Phó Chủ tịch Thường trực Ngô Trọng Vịnh thăm tặng quà cụ Nguyễn Thị Lõ, tổ dân phố 6, phường Hải Thành, TP Đồng Hới

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Quảng Bình, chiều 24/11/2021, ông Ngô Trọng Vịnh, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NCT Việt Nam đã đi thăm tặng quà cho các hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Hội NCT TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Theo đó, ông Ngô Trọng Vịnh, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NCT Việt Nam đã trực tiếp đến thăm và trao quà cho 3 hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gồm: cụ Trần Văn Diên (80 tuổi) ở thôn 2, xã Lộc Ninh; cụ Nguyễn Thị Lõ (94 tuổi) ở tổ dân phố 6, phường Hải Thành và cụ Nguyễn Thị Nguyên (91 tuổi) ở thôn Bắc Phú, xã Quang Phú. Đây là những hội viên hay bị đau ốm dài ngày, có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Tại các nơi đến thăm, ông Ngô Trọng Vịnh đã ân cần hỏi thăm sức khỏe, điều kiện sống, sinh hoạt của các cụ và gia đình; đồng thời động viên các cụ tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, chung tay xây dựng tổ chức Hội vững mạnh và luôn là chỗ dựa tinh thần, động viên con cháu tích cực lao động, sản xuất, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Được biết, trong dịp này, có 10 cụ là hội viên Hội NCT TP Đồng Hới có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận quà của Trung ương Hội NCT Việt Nam. Mỗi suất quà trị giá 1.200.000 đồng, trong đó một túi quà trị giá 200.000 đồng và một triệu tiền mặt. Về đầu trang

https://ngaymoionline.com.vn/lanh-dao-hoi-nct-viet-nam-tham-tang-qua-hoi-vien-co-hoan-canh-kho-khan-o-quang-binh-28612.html

2. Lệ Thủy: Chi trả trên 2,2 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

(Baoquangbinh.vn 25/11, X.V)

Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, huyện Lệ Thủy đã cơ bản chi trả xong số tiền trên 2,2 tỷ đồng cho gần 2.000 đối tượng.

Các nhóm đối tượng được hỗ trợ gồm: Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, hộ kinh doanh, trẻ em và người đang điều trị Covid-19 (F0), cách ly y tế (F1), lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

 

Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của các doanh nghiệp, cơ sở, huyện đã tiếp nhận, rà soát, kiểm tra, tổng hợp báo cáo ban chỉ đạo, UBND huyện trình UBND tỉnh phê duyệt bảo đảm quy trình. Công tác rà soát, chi trả được tiến hành chặt chẽ, kỹ lưỡng, đúng đối tượng và theo các quy định.

 

Đến nay, tổng số người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ 21 người với số tiền gần 88 triệu đồng; có 54 hộ kinh doanh đủ điều kiện hỗ trợ với kinh phí 162 triệu đồng; 632 đối tượng là trẻ em và người đang điều trị Covid-19 (F0), cách ly y tế (F1) được hỗ trợ với kinh phí 873 triệu đồng. Riêng số lao động tự do được chi trả 2 đợt; đợt 1 có 727 người với kinh phí 1,09 tỷ đồng, đợt 2 có 555 người với số tiền 832 triệu đồng.

 

Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động theo Nghị quyết 68, Quyết định 23 từ nguồn ngân sách Trung ương và tỉnh trên 1,7 tỷ đồng, ngân sách huyện trên 341 triệu đồng, ngân sách xã, thị trấn trên 98 triệu đồng. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202111/le-thuy-chi-tra-tren-22-ty-dong-ho-tro-cac-doi-tuong-gap-kho-khan-do-dai-dich-covid-19-2195682/

3. Thùng ve chai nâng bước trò nghèo

(Giaoducthoidai.vn 25/11, Tiến Việt)

Các đoàn viên các chi đoàn đều tích cực hưởng ứng việc làm ý nghĩa này.

Các đoàn viên các chi đoàn đều tích cực hưởng ứng việc làm ý nghĩa này.

Với mong muốn giúp đỡ, tiếp bước học sinh nghèo đến trường, Đoàn xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) đã lên ý tưởng và triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình “Thùng ve chai nghĩa tình”.

Hơn một năm qua, mô hình này đã thu gom khối lượng lớn rác thải nhựa, sách báo cũ bán lấy nguồn kinh phí, giúp đỡ nhiều học sinh khó khăn có thêm cơ hội đến trường.

Chia sẻ về việc xây dựng mô hình, anh Đỗ Mộng Lân – Bí thư Đoàn xã Cảnh Dương - cho biết: Đoàn xã xây dựng mô hình với mục đích giảm tải số lượng rác ảnh hưởng đến môi trường, cùng với đó, sử dụng nguồn kinh phí có được hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Theo anh Lân, mô hình Thùng ve chai nghĩa tình được hình thành từ giữa năm 2020. Thời điểm đó, khi nhận thấy số lượng rác sinh hoạt hàng năm của người dân trên địa bàn thải ra môi trường tương đối lớn. Bên cạnh đó, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa phương cần giúp đỡ nên Ban Chấp hành Đoàn xã đã nảy ra ý tưởng xây dựng mô hình này. Với ý nghĩa thiết thực, khi triển khai mô hình đã nhận được sự ủng hộ của người dân và sự đồng tình hưởng ứng của đoàn viên thanh niên.

Mô hình ban đầu được tập trung thực hiện ở 3 chi đoàn trường. Theo đó, hàng tuần, mỗi trường thực hiện thu gom từ 150 - 200 vỏ chai nhựa và hàng chục kg giấy, báo cũ.

“Tận dụng giấy báo cũ và ve chai đã qua sử dụng, chúng tôi thu gom lại đựng trong mỗi thùng rác riêng. Hàng tuần, Đoàn xã tập hợp và mang bán cho những nơi thu mua để lấy tiền gây quỹ, hỗ trợ, trao tặng bằng tiền và hiện vật cho nhiều em có hoàn cảnh khó khăn.

Mặc dù, số tiền hỗ trợ không lớn nhưng đã động viên tinh thần, phụ giúp gia đình các em có thêm một khoản nhỏ để trang trải việc học. Ngoài ra, sự hỗ trợ này còn tạo động lực cho các em cố gắng trong học tập”, cô Hồ Yến Nhi - Bí thư Chi đoàn Trường Mầm non Cảnh Dương cho hay.

Để tăng hiệu quả của mô hình, Đoàn xã Cảnh Dương mở rộng ra một số chi đoàn thôn, trong đó, Chi đoàn thôn Tân Cảnh là một trong những điểm sáng về phong trào này.

Hơn 6 tháng qua, Chi đoàn thôn Tân Cảnh đã thu gom khối lượng lớn rác thải từ chai, lọ, giấy báo, vừa thực hiện việc bảo vệ môi trường và tuyên truyền ý thức cho người dân, vừa giúp đỡ được nhiều trường hợp đặc biệt khó khăn.

Từ khi triển khai mô hình “Thùng ve chai nghĩa tình” đến nay, Đoàn xã Cảnh Dương đã hỗ trợ cho 30 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hình thức hỗ trợ bao gồm tiền mặt, cặp sách, bút vở… Đối với những trường hợp khó khăn hơn, ngoài nguồn kinh phí từ mô hình, Đoàn xã còn vận động, kêu gọi sự giúp đỡ từ các cá nhân, tập thể khác.

Vừa qua, Đoàn xã Cảnh Dương đã đến thăm, trích số tiền 7,5 triệu đồng từ mô hình và kêu gọi sự ủng hộ của các cá nhân, tập thể để trao cho gia đình em Phạm Hiếu Hiền, học sinh lớp 10, Trường THPT Quang Trung.

Gia đình em Hiền có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mẹ bị mất sức lao động, bố thì khuyết tật ở tay nhưng vẫn phải làm lao động chính trong gia đình. Bất hạnh hơn, khi bố em vừa được các bác sĩ chẩn đoán bị ung thư khiến kinh tế gia đình càng thêm khó khăn. Đón nhận số tiền hỗ trợ từ Đoàn xã, gia đình Hiền rất cảm kích. Bởi nhờ số tiền này, trong tháng qua, mẹ em đỡ chật vật hơn khi vừa lo tiền thuốc men và tiền học cho các con.

Ngoài ra, từ nguồn kinh phí của mô hình, Đoàn xã Cảnh Dương đã huy động thêm để trao số tiền 14 triệu đồng ủng một em học sinh bị bệnh thiếu máu đang điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế.

Đánh giá về mô hình “Thùng ve chai nghĩa tình”, anh Trương Minh Tuấn - Bí thư Huyện đoàn Quảng Trạch - cho biết: Đây là mô hình thực sự hiệu quả của Đoàn xã Cảnh Dương, giúp các bạn trẻ nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và động viên tinh thần đối với những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trong thời gian tới, Huyện đoàn sẽ nhân rộng mô hình này đến các đơn vị đoàn trực thuộc, cùng với đó sẽ triển khai nhiều mô hình khác có tính thiết thực để mang lại hiệu quả, giúp đỡ, hỗ trợ nhiều học sinh khó khăn trên địa bàn. Về đầu trang

https://giaoducthoidai.vn/nhan-ai/thung-ve-chai-nang-buoc-tro-ngheo-JETqiNt7R.html

4. Những ngôi nhà nặng nghĩa tình với bà con dân tộc Bru-Vân Kiều

(Cand.com.vn 25/11, Dương Sông Lam; Công an nhân dân 25/11, tr7)

Trận lũ lịch sử kinh hoàng tháng 10/2020 đã làm hàng chục hộ gia đình bà con Bru-Vân Kiều ở bản Sắt, xã Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình mất nhà cửa. Bà con đành phải sinh sống tạm bợ giữa núi rừng. Sau một năm lũ đi qua, giờ đây bà con dân tộc Bru-Vân Kiều đang vui mừng khôn tả khi được vào nhà mới khang trang. Những ngôi nhà mang nặng nghĩa cử cao đẹp của tình đồng bào và sự nỗ lực hết mình của chính quyền địa phương.

Sau trận lũ lịch sử, đoàn công tác của Báo CAND cùng các mạnh thường quân đã về xã Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình để hỗ trợ bà con. Còn nhớ, con đường rừng trơn trượt làm những người đi trong đoàn luôn cảm thấy ớn lạnh vì sạt lở núi bất cứ lúc nào, còn một bên thì suối sâu, vực thẳm.

Thiếu tá Trần Anh Tuấn-Phó Trưởng Ban Thư ký tòa soạn Báo CAND luôn nhắc mọi người ngồi trong xe im lặng, vì anh sợ mọi người nói chuyện làm bác tài xế mất tập trung điều khiển xe, rất nguy hiểm. Ai cũng thở phào nhẹ nhõm khi có mặt ở các bản Sắt, bản Dốc Mây, bản Hôi Rấy, bản Nước Đắng… của xã Trường Sơn để ủng hộ giúp đỡ đồng bào Bru-Vân Kiều nơi đây.

Nhận những phần quà từ đoàn công tác của Báo CAND và các nhà hảo tâm, bà con rất vui mừng. Món quà tuy chưa thể giúp bà con một sớm một chiều qua được khó khăn, vất vả nhưng cũng góp thêm ngọn lửa sưởi ấm cho mỗi gia đình trong giá lạnh sau mưa lũ.

Bản Sắt, xã Trường Sơn, Quảng Ninh có 34 hộ và 152 nhân khẩu. Cuộc sống của bà con dân bản nơi đây chủ yếu dựa vào hơn 7,5 ha lúa nước và khoảng 4 ha đất gò đồi để trồng hoa màu. Nhưng sau lũ, những quả đồi ở bản Sắt nứt toác đe dọa nguy cơ sạt lở đất vùi lấp cả bản. Vì vậy, toàn bộ bà con nơi đây phải di chuyển ra giữa rừng ăn ở tạm bợ trong những ngôi nhà bạt. Nhiều lần lên với bà con, lãnh đạo chính quyền địa phương cũng như những nhà hảo tâm ra về đều canh cánh nỗi buồn. Và rồi, với sự chung tay của cộng đồng, sự quyết tâm của chính quyền địa phương, những ngôi nhà mới của bà con dân bản được xây dựng.

Trưởng bản Nguyễn Văn Muôn tự hào cho biết, hơn một năm bà con dân bản mất nhà phải ở tạm trong những căn lều bạt tạm bợ, khó khăn vất vả trăm bề nhưng bà con dân bản vẫn luôn quyết tâm bám ruộng bám nương để trang trải cuộc sống. Con em trong bản vẫn vượt suối, leo đèo để tới trường học cái chữ. Những con trâu, con bà của bà con là tài sản lớn nhất được chăm sóc cẩn thận không để chết vì rét lạnh băng giá ở núi rừng… Bà con đều một mực tin tưởng và vui mừng chờ đợi khi biết chính quyền đang triển khai xây dựng nhà cho các hộ gia đình.

Những ngày này, bà con dân tộc Bru-Vân Kiều ở bản Sắt, xã Trường Sơn, Quảng Bình vui mừng khôn tả. Khi 34 hộ gia đình được nhận nhà mới kiên cố và một khu nhà 2 tầng làm điểm trường học kết hợp nhà tránh lũ cộng đồng cho bà con. Chủ tịch UBND xã Trường Sơn, ông Nguyễn Văn Nhì phấn khởi trong niềm vui chung với bà con: “Với bà con dân bản, những ngôi nhà mới là hiện thực hóa giấc mơ của mỗi người. Đến mỗi gia đình, nghe tiếng cười rạng rỡ của người già, ánh mắt vui mừng của trẻ con mới thấy được niềm hạnh phúc mà tình cảm của cộng đồng, chính quyền địa phương đưa đến cho bà con. Với mong muốn để người dân sớm được ổn định trong những căn nhà mới, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo địa phương và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi công, nhưng đảm bảo việc xây dựng đúng thiết kế, hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhà cho bà con…”. Trong căn nhà mới của mình, anh Hồ Biên chia sẻ, bà con dân bản sợ nhất mùa mưa lũ, mà năm nào nơi đây cũng có lũ và sạt lở. Nay được về nhà mới, ai cũng vui cái bụng.

Được biết, 34 căn nhà mới ở bản Sắt, mỗi ngôi nhà được hỗ trợ để xây dựng là 90 triệu đồng. Nhà được xây dựng theo mẫu nhà sàn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bà con. Móng, cột, dầm bằng bê tông cốt thép kiên cố, sàn nhà và tường bao quanh làm bằng ván phủ phim chắc chắn, chống thấm nước, mái lợp tôn chống nóng. Ban Cứu trợ thành phố Hà Nội cũng hỗ trợ bà con ở bản Sắt công trình nhà cộng đồng tránh lũ kết hợp trường học có tổng mức đầu tư 3,5 tỷ đồng. Nhà có quy mô 2 tầng, với tổng diện tích sàn 505m². Trong đó, có 2 phòng học cho học sinh tiểu học, 1 phòng học cho trẻ mầm non, 2 phòng nghỉ cho giáo viên, 2 phòng vệ sinh và hệ thống hàng rào, sân nền lát đá.

Dịp này, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình cũng đã kêu gọi hỗ trợ 150 triệu đồng cho điểm trường tiểu học bản Sắt để mua sắm trang thiết bị sân chơi ngoài trời cho các cháu. Đồng thời, phối hợp với Ban Quản lý Dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo tỉnh kêu gọi tài trợ từ tổ chức nước ngoài để xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt và xử lý vệ sinh môi trường tại khu tái định cư bản Sắt với trị giá 1,1 tỷ đồng. Về đầu trang

https://cand.com.vn/nhip-cau-nhan-ai/nhung-ngoi-nha-nang-nghia-tinh-voi-ba-con-dan-toc-bru-van-kieu-i635892/

5. 30 năm tận tụy với đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều

(Baophapluat.vn 25/11, Bảo Thiên)

Ông Hồ Hơn, Trưởng bản Lâm Ninh, tự hào bên những bằng khen, giấy khen từ Trung ương đến địa phương trao tặng.

Ông Hồ Hơn, Trưởng bản Lâm Ninh, tự hào bên những bằng khen, giấy khen từ Trung ương đến địa phương trao tặng.

Trong căn nhà nhỏ của người tròn 30 năm làm Trưởng bản Lâm Ninh nay đã treo đầy bằng khen, giấy khen từ Trung ương đến địa phương; ghi nhận những đóng góp của ông trong phong trào thi đua yêu nước qua nhiều giai đoạn, các chương trình hành động vì đồng bào dân tộc thiểu số...

Những ngày cuối tháng 11, chúng tôi có dịp đến bản Lâm Ninh, một trong bốn bản của đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều thuộc xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình để trò chuyện với một người trưởng bản đặc biệt. Ông là Hồ Hơn (SN 1954), người đến nay đã tròn 30 năm gắn bó với bà con dân tộc Bru - Vân Kiều và giữ chức Trưởng bản Lâm Ninh.

Sau những ngày cầm súng làm nhiệm vụ cách mạng, năm 1984, xã Trường Xuân được thành lập, ông Hồ Hơn được giao làm thôn đội trưởng bản Lâm Ninh. Đến 1991, ông được bà con dân bản tin tưởng bầu giữ chức Trưởng bản.

Với một vùng đất còn nhiều khó khăn và lạc hậu vào thời điểm ấy, Trưởng bản Hồ Hơn luôn trăn trở việc làm thế nào để cùng bà con sản xuất, thoát nghèo. “Hồi năm 1981, lúc tôi về thì ở bản mới chỉ có 7 hộ rồi được bà con tin tưởng giao nhiệm vụ làm Trưởng bản. Ở đây vất vả nhưng được cái có đất màu, trồng được rừng, làm được lúa nước nên tôi cố gắng học hỏi, động viên bà con tăng gia sản xuất, chăn nuôi vươn lên thoát cảnh đói nghèo”, ông nhớ lại.

Phần nào nhờ vào tính cách quyết liệt, dám nghĩ, dám làm của người Trưởng bản tận tụy với đồng bào này mà đến nay dân bản Lâm Ninh đã có thể hoàn toàn chủ động canh tác lúa nước hai vụ với năng suất lúa bình quân trên 50 tạ/ha (ngang với nhiều xã trồng lúa nước ở khu vực đồng bằng). Đặc biệt, với nỗ lực thay đổi tư duy rập khuôn của người dân trong sản xuất của Trưởng bản Hồ Hơn, nên đến nay bà con dân bản ngoài trồng lúa nước còn tích cực trồng rừng kinh tế kết hợp chăn nuôi, từng bước phát triển kinh tế hộ gia đình...

“Ở đây mà nhắc đến Trưởng bản Hồ Hơn thì ai cũng biết, cũng yêu quý. Ông làm trưởng bản lâu lắm rồi và giỏi lắm, hướng dẫn bà con thay đổi phương thức sản xuất, chăn nuôi, trồng lúa, trồng rừng. Khi trồng lúa bị bệnh chi lạ là cũng có ông Hồ Hơn đến để chỉ mua thuốc diệt trừ sâu bệnh”, ông Hồ Đều, người dân bản Lâm Ninh, chia sẻ.

“Tôi suy nghĩ mình làm lãnh đạo bản có tốt thì mới góp phần giúp xã tốt, huyện tốt”, ông Hồ Hơn nói. “Trưởng bản Hồ Hơn luôn tâm niệm sống và học tập theo tấm gương của Bác Hồ và nói đi đôi với làm”, chị Hồ Thị Quyết, người dân bản nhận xét.

Không ít lần ông Hồ Hơn hiến đất để thực hiện những công trình cộng đồng. Cụ thể, ông có 4 lần hiến đất với tổng diện tích ước tính hơn 2.500m2 để làm đường tránh lũ, đường nội đồng; mới đây là hiến 1.500m2 đất xây trường học cho cấp mầm non và tiểu học.

“Hiện toàn bản Lâm Ninh có 55 hộ với 189 nhân khẩu, khoảng 60 em tuổi mầm non và tiểu học. Năm ngoái lũ (tháng 10/2020 – PV) làm ngập điểm trường bản Lâm Ninh gần 1,5m, việc học của con em dân bản khó khăn. Sau khi huyện, xã lên phương án tìm nơi để xây dựng điểm trường mới cao ráo hơn, tôi bàn với vợ hiến thêm 1.500m2 đất để xây dựng mới lại điểm trường bán trú xã Trường Xuân cho con em mầm non, tiểu học có điều kiện học tập tốt hơn. Hiến đất để xây trường mới ở nơi cao ráo, khang trang là góp phần tô đẹp cho địa phương”, ông Hồ Hơn cười.

Với uy tín của bản thân, sự trách nhiệm, sự am hiểu tâm lý dân bản, Trưởng bản Hồ Hơn còn góp công trong chuyển tải kịp thời, chính xác dễ hiểu các đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con nơi đây. Trong căn nhà nhỏ mái tôn đơn sơ, Trưởng bản 67 tuổi rạng rỡ cười bên bức tường treo những bằng khen, giấy khen từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã trao tặng. “Mong muốn lớn nhất của tôi là bản ngày càng phát triển, cuộc sống người dân ngày càng ấm no, vui vẻ”, ông nói. Về đầu trang

https://baophapluat.vn/30-nam-tan-tuy-voi-dong-bao-dan-toc-bru-van-kieu-post423406.html

6. Một địa phương đã thống kê xong toàn bộ nội dung liên quan đến hoạt động từ thiện của ca sĩ Thuỷ Tiên gửi Bộ Công an

(Giadinh.net.vn 25/11; Laodong.vn 25/11; Tienphong.vn 25/11; Dantri.com.vn 24/11; Baophapluat.vn 25/11; Giaoducthoidai.vn 25/11)

Xã Cảnh Hóa đã hoàn thành công tác rà soát, thống kê danh sách cũng như tổng số tiền mà đoàn của ca sĩ Thủy Tiên đã hỗ trợ trên địa bàn gửi Bộ Công an.

Ngày 25/11, bà Nguyễn Thị Tĩnh - Chủ tịch UBND xã Cảnh Hóa (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, địa phương đã hoàn thành công tác rà soát, xác nhận cũng như gửi toàn bộ nội dung mà Bộ Công an yêu cầu liên quan đến hoạt động từ thiện của ca sĩ Thuỷ Tiên.

Trước đó, ngày 28/10/2020 đoàn của ca sĩ thuỷ tiên đến xã Cảnh Hóa hỗ trợ lũ lụt cho người dân chịu thiệt hại do mưa lũ. Dù không trực tiếp phát tiền cho người dân nhưng xã có hỗ trợ việc lập danh sách các hộ chịu thiệt hại và triển khai giám sát nên nắm rõ hoạt động từ thiện trên địa bàn của nữ ca sĩ này.

Bà Hoàng Thúy Ngàn - Chủ tịch Ủy ban MTTQVN xã Cảnh Hóa cho biết, sau khi nhận được công văn từ Bộ Công an, đơn vị đã lập danh sách đầy đủ của các hộ dân đã nhận tiền hỗ trợ và gửi cho cơ quan điều tra theo yêu cầu.

Xã Cảnh Hóa có 699 hộ dân tại 6 thôn đã nhận hỗ trợ từ đoàn của ca sĩ Thủy Tiên, mỗi hộ 6 triệu đồng, tổng số tiền hỗ trợ là hơn 4,1 tỷ đồng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) xã Cảnh Hóa cũng đã xác nhận bằng văn bản.

Liên quan đến việc rà soát hoạt động từ thiện của ca sĩ Thuỷ Tiên tại huyện Lệ Thuỷ (tỉnh Quảng Bình), ông Đặng Đại Tình - Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho biết, vào tháng 10/2020, đoàn của ca sĩ Thủy Tiên trực tiếp về 7 xã chịu ảnh hưởng nặng nề của trận lũ lụt lịch sử, gồm: Sơn Thủy, Hồng Thủy, An Thủy, Thanh Thủy, Lộc Thủy, Hồng Thủy và Liên Thủy. Tuy nhiên đoàn về không thông qua UBND huyện Lệ Thủy. Huyện chỉ cử cán bộ dẫn đường, hỗ trợ chứ không nắm hay thống kê chính xác về số lượng người được hỗ trợ cũng như số tiền cụ thể. Về đầu trang

https://giadinh.net.vn/mot-dia-phuong-da-thong-ke-xong-toan-bo-noi-dung-lien-quan-den-hoat-dong-tu-thien-cua-ca-si-thuy-tien-gui-bo-cong-an-172211125104747415.htm

7. Đội 589 phát hiện thêm một hài cốt liệt sỹ

(Baoquangbinh.vn 25/11, Lan Anh)

Cán bộ, nhân viên đơn vị thực hiện các bước xác lập hồ sơ.

Cán bộ, nhân viên đơn vị

thực hiện các bước xác lập hồ sơ.

Ngày 24-11, tại địa bàn thôn Yên Vân, xã Hóa Tiến, huyện Minh Hóa, cán bộ, nhân viên Đội 589, BCH Quân sự tỉnh đã phát hiện thêm 1 hài cốt liệt sỹ.

 

Hài cốt được tìm thấy gần như còn nguyên hiện trạng cùng nhiều di vật như: 22 cúc áo bộ đội, 1 đầu dây thắt lưng, 1 mảnh bom, 6 chiếc đinh. Địa bàn đơn vị tìm thấy hài cốt liệt sỹ trước đây là khu nghĩa trang dã chiến an táng các liệt sỹ là bộ đội và thanh niên xung phong hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.

Sau hòa bình, phần lớn các liệt sỹ đã được đơn vị quy tập nhưng do khu vực này trước đây đã từng bị bom Mỹ đánh phá ác liệt nên mộ chí có thể bị sai lệch so với sơ đồ, chính vì vậy mà quá trình quy tập vẫn tồn sót.

 

Trước đó, Đội 589 cũng đã tìm thấy một hài cốt liệt sỹ cùng nhiều di vật ngay tại địa bàn thôn Yên Vân, xã Hóa Tiến.

 

Sau khi hoàn tất các bước tìm kiếm, quy tập, hài cốt liệt sỹ đã được di chuyển về đơn vị chờ ngày bàn giao, an táng theo đúng quy định.

 

Từ đầu mùa quy tập (tháng 5-2021) đến nay, Đội 589 trong nước đã tìm kiếm, quy tập được 6 hài cốt liệt sỹ tại các địa bàn các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa và Bố Trạch. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202111/doi-589-phat-hien-them-mot-hai-cot-liet-sy-2195672/

IV. Pháp luật - An ninh quốc phòng  

1. Lâm tặc rình rập “viên ngọc quý của Việt Nam”

(Tienphong.vn 25/11, Hoàng Nam; Tiền phong 25/11, tr10)

Gần 20.000ha rừng Động Châu - Khe Nước Trong ở vùng Tây Nam tỉnh Quảng Bình thuộc hai huyện Quảng Ninh, Lệ Thuỷ được ví như “viên ngọc quý của Việt Nam”, vì tính đa dạng sinh học và nhiều loài đặc hữu nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, việc bảo vệ viên ngọc quý này đang gặp rất nhiều khó khăn do nạn phá rừng và săn bắt trộm.

Một ngày đầu Đông, cùng với một người dân bản địa, chúng tôi tiến vào khu rừng Khe Nước Trong. Trong ánh nắng ban mai hiếm hoi xuyên qua kẽ lá, chim hót líu lo, vượn hú gọi bầy, từng đàn khỉ chuyền cành như cách báo hiệu cho đồng loại có người lạ xâm nhập.

Người dẫn đường (người Vân Kiều, sống trong khu vực Khe Nước Trong) cho biết, thỉnh thoảng bò tót lởn vởn quanh bản để làm bạn với bò nhà. Những thế hệ trước đây vẫn thường xuyên chạm trán hổ, voi, báo, mèo rừng, sói lửa... Gỗ quý hiếm như lim, gõ, trầm hương… hiện diện khá dày đặc ở khu vực này. Đặc biệt, nơi đây còn có một số loài sâm bản địa có tác dụng trị bệnh rất tốt mà các nhà khoa học đang nghiên cứu vi lượng bên trong đó nhằm nhân giống.

Chuyên gia bảo tồn Lê Trọng Trãi, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam cho biết: “Chúng tôi dùng bẫy ảnh và thu nhận hình ảnh mới nhất cá thể bò tót trưởng thành. Điều tra theo dấu chân thì phát hiện có thêm con non vì có dấu chân nhỏ hơn. Người dân bản địa nói, họ thấy chúng về gần nguồn khe Bang”.

Bà Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt, hào hứng nói: “Về đa dạng sinh học khu vực Khe Nước Trong, tôi nói cả ngày không chán. Không chỉ một loài, hai loài mà theo khảo sát những năm gần đây của Thiên nhiên Việt và Bird Life (Tổ chức bảo tồn chim quốc tế) thì khu này cực kỳ quan trọng cho ba nhóm loài: Móng guốc, tiêu biểu là sao la, linh trưởng, khu hệ chim. Loài tiêu biểu thứ 2 là loài mang lớn, tình trạng bảo tồn của nó rất nguy cấp theo Sách Đỏ của IUCN, tương đương với sao la. Mang lớn đã ghi nhận gần 10 cảnh ảnh với nhiều cá thể, đây là quần thể bền vững, có thể phát triển được. Ngoài ra, còn những loài khác như mang Trường Sơn mới được phát hiện trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Khe Nước Trong có đến 9 loài linh trưởng với 8 loài trong Sách Đỏ thế giới, trong đó có 3 loài ở mức bảo tồn nguy cấp gồm vượn đen má trắng, chà vá chân nâu, vọoc gáy trắng. Chúng có quần thể đông đúc đáng ngạc nhiên với giới bảo tồn. Phải nói Khe Nước Trong là viên ngọc quý của Việt Nam, có một không hai, nên cần phải gìn giữ cho con cháu mai sau”.

Qua điều tra khu hệ thực vật tại Động Châu, nhóm chuyên gia thực vật của Viện Điều tra quy hoạch rừng ghi nhận 54 loài thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới. Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam phối hợp với các đơn vị chức năng ở tỉnh Quảng Bình thực hiện 30 đợt đặt bẫy ảnh ở khu rừng Động Châu ​- Khe Nước Trong trên phạm vi hơn 130 km2. Với 33.500 ngày đêm hoạt động của máy bẫy ảnh, thu được trên 36.000 ảnh động vật và ghi nhận 71 loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có 32 loài thú, 37 loài chim và 2 loài bò sát.

Các nhà khoa học đánh giá, Động Châu - Khe Nước Trong là một trong số rất ít nơi ở miền Trung còn rừng ẩm thường xanh trên đất thấp ít bị tác động. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế xác định là vùng đa dạng sinh học trọng điểm nối Việt Nam và Lào.

Quý hiếm là vậy, nhưng Khe Nước Trong đang bị nạn săn trộm tấn công khiến cho các loài động thực vật, linh trưởng, chim chóc bị áp lực rất lớn. Dọc đường Hồ Chí Minh nhánh tây ở hai xã Ngân Thủy, Kim Thủy, thỉnh thoảng người ta bán thịt các loài thú săn trộm được trong rừng Động Châu - Khe Nước Trong. Nhiều nhất là loài mang, một loài quý hiếm, bị cấm săn bắt nhưng người dân không hay biết. Mang đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng ở khu vực này.

Bà Tuấn Anh xót xa kể: “Năm 2002, Bird Life ghi nhận sao la ở Khe Nước Trong, đáng tiếc là ghi nhận hộp sọ một con sao la bị bẫy trước đấy 2 tuần. Khi bọn mình đến thì sọ ấy còn máu đỏ”.

Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Bình, cho biết, khu vực rừng Động Châu - Khe Nước Trong đã được công nhận là Khu dự trữ thiên nhiên vào năm 2020. Tuy nhiên, công tác bảo vệ đang gặp rất nhiều khó khăn, do diện tích rừng lớn mà lực lượng lại mỏng. Ngoài ra, người dân bản địa, đa số là đồng bào dân tộc Vân Kiều, sống chủ yếu dựa vào rừng. Đây cũng là một trở ngại lớn trong công tác bảo vệ khu vực rừng quý hiếm này. Về đầu trang

http://tienphong.vn/lam-tac-rinh-rap-vien-ngoc-quy-cua-viet-nam-post1395749.tpo

2. 3 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị phát hiện tại quán cơm

(Vietnamnet.vn 24/11, Hải Sâm; Thanhnien.vn 24/11; Daidoanket.vn 24/11; Danviet.vn 24/11; Tamnhin.trithuccuocsong.vn 24/11; Danviet.vn 24/11; Baophapluat.vn 24/11; Đại đoàn kết 25/11, tr14)

3 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị phát hiện tại quán cơm

3 người Trung Quốc tại cơ quan điều tra

Tại cơ quan điều tra, 3 người mang quốc tịch Trung Quốc khai đã vượt biên đường rừng qua biên giới, sau đó được 1 người Việt Nam đón và đưa vào miền Nam bằng ô tô.

Công an huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) hôm 24/11 cho biết, cơ quan này đang phối hợp với Phòng PA08, Công an tỉnh xác minh và củng cố hồ sơ xử lý các đối tượng nhập cảnh trái phép.

Trước đó, vào khoảng 23h, ngày 22/11, tại quán ăn Thu Trang (thôn Tân Phú, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch), anh Lê Anh Tuấn và Nguyễn Việt Hùng (cùng trú tại xã Quảng Phú) đã phát hiện xe ô tô BKS 36A-65729 chở theo 3 người Trung Quốc xuống ăn tối có một số biểu hiện nghi vấn.

Anh Tuấn và anh Hùng đã báo cho lực lượng công an và giữ 3 người Trung Quốc để làm rõ, còn đối tượng điều khiển xe ô tô đã lái xe bỏ chạy (đối tượng này sau đó đã bị bắt tại huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).

Sau khi nhận tin báo, Công an xã Quảng Phú đã kịp thời có mặt, tiến hành tạm giữ 3 người Trung Quốc gồm: Song Guang (SN 1993), Zeng Xian Kui (SN 1998), đều trú tại tỉnh Hà Nam và Zhou Liang Bin (SN 1990, trú tỉnh Hồ Nam), Trung Quốc và lấy mẫu test nhanh Covid-19 (đã cho kết qủa âm tính).

 

Khai thác thông tin ban đầu, 3 người mang quốc tịch Trung Quốc này khai nhận đã di chuyển từ tỉnh Quảng Tây, vượt biên đường rừng qua biên giới. Sau đó được 1 người Việt Nam đón và đưa vào miền Nam bằng phương tiện ô tô BKS 36A-65729, khi dừng ăn tối tại Quảng Bình thì bị phát hiện, bắt giữ.

Đại tá Nguyễn Tiến Nam, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Công an huyện Quảng Trạch kịp thời động viên, khen thưởng 2 công dân đã phát hiện nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép tại địa bàn và yêu cầu tiếp tục điều tra, xử lý sự việc. Về đầu trang

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/3-nguoi-trung-quoc-nhap-canh-trai-phep-bi-phat-hien-tai-quan-com-795933.html

3. Kiểm sát trực tiếp tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bố Trạch

(Baovephapluat.vn 24/11)

VKSND huyện Bộ Trạch (Quảng Bình) đã hoàn thành kiểm sát trực tiếp công tác thi hành án dân sự tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bố Trạch năm 2021.

VKSND huyện Bố Trạch đã thành lập đoàn “Trực tiếp kiểm sát công tác thi hành án dân sự” tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Bố Trạch, thời gian tiến hành từ ngày 09/11/2021 đến ngày 12/11/2021.

Trong thời gian tiến hành trực tiếp kiểm sát, Đoàn đã nghiên cứu báo cáo của Chi cục Thi hành án dân sự, trực tiếp kiểm sát hồ sơ, sổ sách về công tác thi hành án dân sự, thu chi, thanh toán tiền thi hành án.

Kết thúc kiểm sát trực tiếp, Đoàn kiểm sát đã tiến hành công bố kết luận. Kết quả trực tiếp kiểm sát cho thấy Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bố Trạch cơ bản đã thực hiện đúng trình tự thủ tục việc tiếp nhận, vào sổ quản lý theo dõi đối với các Bản án, Quyết định do Tòa án chuyển đến. Việc ra quyết định thi hành án, tổ chức thi hành các Bản án, Quyết định cơ bản đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan; đã chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác thi hành án dân sự qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

Bên cạnh những mặt đã đạt được, Chi cục thi hành án dân sự huyện Bố Trạch vẫn còn một số tồn tại, vi phạm về thời hạn thông báo trong việc sung công tài sản, vi phạm trong công tác xác minh điều kiện thi hành án, vi phạm trong việc chi trả tiền cho người được thi hành án…

Để bảo đảm các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành kịp thời, đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân. VKSND huyện Bố Trạch đã ban hành kết luận, kiến nghị Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bố Trạch tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, chủ động kiểm tra khắc phục những khó khăn, vướng mắc của từng vụ việc, kịp thời khắc phục những vi phạm đã được nêu trong kết luận trực tiếp kiểm sát.

Đại diện Chi cục Thi hành án dân sự đã tiếp thu những khuyết điểm Đoàn trực tiếp kiểm sát đã chỉ ra trong quá trình công tác, tổ chức thi hành án. Đơn vị sẽ tổ chức kiểm tra, khắc phục các kiến nghị của Đoàn và thông báo kết quả thực hiện cho Đoàn kiểm sát biết. Về đầu trang https://baovephapluat.vn/kiem-sat-24h/ban-tin-kiem-sat/kiem-sat-truc-tiep-tai-chi-cuc-thi-hanh-an-dan-su-huyen-bo-trach-115360.html

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More