Quảng Bình tăng cường xử lý rác thải nhựa từ các hoạt động ở khu vực ven biển và trên biển

Post date: 19/12/2023

Font size : A- A A+

Nhằm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải ở khu vực ven biển và trên biển, UBND tỉnh Quảng Bình đã đề ra các giải pháp cụ thể từ năm 2022 đến năm 2030 nhằm bảo vệ môi trường biển, ngăn ngừa, giảm thiểu rác thải nhựa đổ ra biển và đại dương.

Theo đó, giải pháp quan trọng nhất UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện là  tập trung thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa từ các hoạt động ở khu vực ven biển và trên biển
Trước mặt, tỉnh chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân thực hiện có hiệu quả các phong trào, chiến dịch thu gom, làm sạch bãi biển tại các địa phương ven biển tối thiểu một năm hai lần; bố trí lắp đặt các thiết bị lưu chứa và các điểm tập kết chất thải, rác thải nhựa phù hợp, an toàn, thuận lợi, bảo đảm mỹ quan và vệ sinh môi trường tại các khu vực ven biển. Tăng cường vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa ở các lưu vực sông, cửa sông, khu vực các hệ sinh thái ven biển, bến cá, chợ cá, khu neo đậu tàu thuyền, các bãi tắm, công viên, khách sạn, khu resort ven biển; Khuyến khích các cửa hàng, chợ, siêu thị, hộ dân, trường học, doanh nghiệp, công sở và các đơn vị khác thuộc các địa phương ven biển tham gia thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (bao gồm chất thải nhựa).
Giải pháp thứ hai là kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn. Giải pháp này được thực hiện với các nhiệm vụ điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải nhựa phát sinh từ đất liền và từ các hoạt động trên biển, hải đảo để xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa tại các khu công nghiệp, đô thị, khu du lịch, khu dân cư tập trung ven biển, ven sông, cảng biển, cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá,… theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo tăng cường kiểm soát, quản lý việc xả thải vào nguồn nước và có biện pháp xử lý vi nhựa từ nước thải khu đô thị và khu công nghiệp, nhất là tại vùng ven biển, cửa sông, vùng biển ven bờ; các hoạt động kinh tế thuần biển, bao gồm: du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, nuôi trồng và khai thác thủy sản, năng lượng biển, đặc biệt tại các đảo có tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ biển và đa dạng sinh học cao.
Giải pháp thứ ba là tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương.
Để thực hiện nhiệm vụ này, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo huy động các nguồn lực quốc gia và quốc tế trong hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư kiểm soát rác thải nhựa đại dương; tiếp nhận các mô hình quản lý, công nghệ sản xuất các sản phẩm thay thế, tái chế chất thải nhựa và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh.
Khuyến khích, hỗ trợ mọi mặt cho công tác nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trong xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa đại dương; khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa đại dương trên cơ sở có điều chỉnh, thích ứng với điều kiện thực tiễn của địa phương. Đặc biệt là các đề tài, dự án nghiên cứu về rác thải nhựa đại dương nhằm đánh giá nguy cơ, rủi ro ô nhiễm và các tác động của rác thải nhựa, đặc biệt là vi nhựa đối với biển, các hệ sinh thái biển, môi trường và sức khỏe con người trên địa bàn tỉnh.

QH
 

More