Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 27-8-2020

14:56, Thứ Năm, 27-8-2020

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.                Vụ đại biểu Quốc hội có quốc tịch Síp: Sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội 1

2.                Đại biểu Phạm Phú Quốc chưa báo cáo về việc có 2 quốc tịch. 2

CHÍNH SÁCH MỚI 3

3.                Vi phạm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng. 3

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY.. 4

4.                Đồng Tháp: UBND Phường 3 thực hiện mô hình ngày không viết 4

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 4

5.                Bloomberg: Dù đà tăng trưởng kinh tế đột ngột chững lại do Covid-19, Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế. 4

6.                Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi từ quý II/2021. 6

7.                Việt Nam tìm cách thu hút và giữ chân các tập đoàn lớn. 7

8.                Giữa Covid-19, doanh nghiệp nhỏ vẫn “mỏi cổ” ngóng hỗ trợ. 8

9.                Sao doanh nghiệp cứ phải “kêu cứu”?. 10

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 12

10.             Cân bằng giữa hai mong muốn. 12

QUẢN LÝ.. 14

11.             Nên xem xét lại đề xuất rút ngắn thời hạn giấy phép lái xe xuống còn 5 năm.. 14

12.             Sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. 15

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 16

13.             Văn phòng Chính phủ phấn đấu là hình mẫu về thực hiện Chính phủ điện tử. 16

14.             83% Bộ, ngành, địa phương đã có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu. 16

15.             TPHCM nỗ lực cải cách hành chính. 17

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 19

16.             Khai trương Cổng Công khai ngân sách nhà nước. 19

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 20

17.             Xe công lại có mặt ở đám giỗ nhà mẹ Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng. 20

18.             Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cùng loạt lãnh đạo bị kiểm điểm vì sai phạm đất đai 21

THẾ GIỚI 22

19.             Arab Saudi: Sa thải nhiều quan chức vì tham nhũng tại các dự án du lịch. 22

 TIÊU ĐIỂM

Vụ đại biểu Quốc hội có quốc tịch Síp: Sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội

"Chúng tôi sẽ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định" - ông Trần Văn Tuý, Trưởng Ban Công tác Đại biểu trao đổi với PV Lao Động trước thông tin một đại biểu Quốc hội có quốc tịch Síp.

 Mới đây, báo chí nước ngoài phản ánh, một vụ rò rỉ các tài liệu mật của Chính phủ Cộng hòa Síp cho thấy hàng chục quan chức cấp cao và gia đình của họ tại một số nước đã có "hộ chiếu vàng" của Síp trong giai đoạn từ cuối năm 2017 đến cuối năm 2019.

 Đáng chú ý, tờ Al Jazeera phản ánh một người tên Phạm Phú Quốc - là đại biểu Quốc hội ở Việt Nam có hộ chiếu Síp. Ông Phạm Phú Quốc là đại biểu Quốc hội Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.

 Chiều 25.8, thông tin trên báo chí cho hay, ông Phạm Phú Quốc thừa nhận mình có 2 quốc tịch, trong đó quốc tịch thứ hai tại Síp. Quốc tịch thứ hai tại Síp của ông Quốc do gia đình bảo lãnh vào năm 2018.

 Liên quan tới thông tin này, tối 25.8, trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Tuý - Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Theo thông tin phản ánh, ông Phạm Phú Quốc có quốc tịch thứ hai tại Síp từ năm 2018 nhưng cho tới nay cũng chưa có báo cáo cơ quan này. Do đó, sự việc này sẽ được báo cáo lên các cấp có thẩm quyền để xem xét, quyết định.

 "Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh cùng các cơ quan có liên quan cũng sẽ phải có báo cáo về việc này. Sau đó theo quy trình, chúng tôi sẽ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định" - ông Tuý thông tin.

 Theo Trưởng Ban Công tác Đại biểu Trần Văn Tuý, trong Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) cũng đã có quy định rõ về việc là đại biểu Quốc hội thì không được có 2 quốc tịch. Điều này được quy định rõ trong Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) áp dụng cho nhiệm kỳ mới.

 "Trước đó, tuy không có quy định trong Luật này nhưng theo thông lệ, một đại biểu Quốc hội là chỉ có 1 quốc tịch" - ông Tuý lưu ý. (Laodong.vn 25/8, Vương Trần)Về đầu trang

Đại biểu Phạm Phú Quốc chưa báo cáo về việc có 2 quốc tịch

Ngày 26-8, Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy cho hay đến thời điểm này, cá nhân ông cũng như Ban Công tác đại biểu chưa nhận được bất kỳ báo cáo chính thức nào về việc đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Phú Quốc có 2 quốc tịch. Những thông tin ông nắm được đến thời điểm này đều qua báo chí và mạng xã hội.

 Cũng theo ông Tuý, ngày 25-8, ngay sau khi báo chí và mạng xã hội đưa nghi vấn ĐB Phạm Phú Quốc "mua" quốc tịch Cộng hoà Síp, ông đã chỉ đạo cơ quan giúp việc của Ban Công tác đại biểu xác minh thông tin.

 Ngay cả khi đại biểu Phạm Phú Quốc xác nhận có hai quốc tịch thì để xử lý việc này vẫn cần sự xác minh của cơ quan có thẩm quyền.

 Theo ông Tuý, trước hết, cơ quan quản lý hộ chiếu phải có thông tin chính thức để xác định đại biểu Phạm Phú Quốc có 2 hộ chiếu hay không? Trên cơ sở đó, Ban Công tác đại biểu mới đề nghị Đoàn ĐBQH TP.HCM đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM nêu  quan điểm bởi đây là cơ quan tổ chức hiệp thương để giới thiệu ông Quốc tại cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, năm 2016.

 Sau quy trình xác minh, lấy ý kiến các cơ quan liên quan, toàn bộ hồ sơ sẽ được trình lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét.

 Chỉ Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới có thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng về trường hợp của ông Phạm Phú Quốc có vi phạm luật hay không.

 Ông Túy lưu ý ĐBQH có quyền miễn trừ, do vậy quy trình, thủ tục xem xét các thông tin liên quan đến đại biểu phải được tiến hành chặt chẽ, cẩn trọng.

 Trưởng ban Công tác đại biểu cũng cho rằng trong nhiệm kỳ hoạt động, nếu ĐBQH có thay đổi về lý lịch đều phải báo cáo cơ quan quản lý. Tuy nhiên, đến thời điểm này, cơ quan có thẩm quyền chưa hề nhận được báo cáo của đại biểu Quốc về việc có hai quốc tịch.

 Ngày 25-8, trả lời trên TTO, ông Phạm Phú Quốc thừa nhận có quốc tịch Síp. Tuy nhiên, ông Quốc khẳng định việc ông có quốc tịch Síp là do gia đình bảo lãnh, hoàn toàn không có việc "mua” quốc tịch với giá 2,5 triệu USD.

 Ông Quốc lý giải vợ và con trai ông đều là doanh nhân. Con trai ông học tập, làm việc tại Anh từ năm 2013, có sự nghiệp ổn định và quyết định gắn bó lâu dài. Năm 2017, vợ và con gái ông có mong muốn ra nước ngoài học tập và sinh sống nên đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch tại đảo Síp.  Tới giữa năm 2018, gia đình ông Quốc đã làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch cho ông tại quốc đảo này. 

 Ông Quốc cũng cho hay ông đang thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo theo đúng quy định về việc này cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền. (Plo.vn 26/8, Đức Minh)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Vi phạm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

 Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là 50 triệu đồng. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

 Trong đó, phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Làm hư hại mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, điểm cơ sở, bia chủ quyền trên các đảo; Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới hoặc làm ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia; Xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam – Campuchia; Xây dựng trái phép công trình trên sông, suối biên giới.

 Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản theo giấy phép làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, cọc dấu, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở; công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới; đổ đất đá, chất thải xuống sông, suối biên giới.

 Nghị định cũng quy định cụ thể mức phạt đối với hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền, trong đó, phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi bắn, phóng, thả, điều khiển các phương tiện bay trong khu vực biên giới hoặc qua biên giới. Nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng.

 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000-500.000 đồng đối với một trong các hành vi: Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền, vành đai biên giới không mang theo Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; không thông báo, khai báo đăng ký hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền.

 Phạt tiền từ 500.000-1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cư dân biên giới sử dụng giấy tờ xuất, nhập cảnh biên giới hết giá trị để qua lại biên giới; cư dân biên giới đi quá phạm vi quy định khi được phép qua lại biên giới; người nước ngoài vào vành đai biên giới không trình báo với đồn biên phòng; cư dân biên giới chăn thả gia súc, gia cầm qua biên giới;...

 Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Cư dân biên giới cho người khác sử dụng giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh biên giới để qua lại biên giới; không khai báo với đồn Biên phòng hoặc Công an cấp xã sở tại về mục đích, thời gian, danh sách người, số lượng phương tiện, nội dung và phạm vi hoạt động ở vành đai biên giới; ra, vào, đi lại, điều khiển phương tiện, tiến hành các hoạt động không đúng quy định trong vùng cấm;... (Baochinhphu.vn 25/8)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

Đồng Tháp: UBND Phường 3 thực hiện mô hình ngày không viết

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, chất lượng của cơ chế một cửa - một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, đồng thời tạo điều kiện cho tổ chức công dân liên hệ công tác được dễ dàng, nhanh chóng, UBND Phường 3, TP.Cao Lãnh đã triển khai thực hiện mô hình ngày không viết và hướng dẫn  người dân nộp hồ sơ trực tuyến.

 Theo đó, UBND Phường 3 thực hiện thí điểm vào ngày thứ Ba hàng tuần. Tại đây, công chức bộ phận Một cửa và trả kết quả của phường hướng dẫn các thủ tục hành chính, nếu đầy đủ hồ sơ theo quy định thì sẽ được công chức tiếp nhận và giải quyết ngay, còn chưa đủ hồ sơ thì bộ phận một cửa sẽ hỗ trợ ghi chép hoặc đánh máy các loại hồ sơ theo yêu cầu của công dân. Việc ghi chép hồ sơ cho tổ chức, công dân không thu phí. Mô hình còn nhằm khuyến khích người dân nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3 tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của phường. (Baodongthap.vn 26/8, Phương Nga)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Bloomberg: Dù đà tăng trưởng kinh tế đột ngột chững lại do Covid-19, Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một bánh răng then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút Intel, Samsung và LG, cũng như các nhà sản xuất bảng điều khiển năng lượng mặt trời và nhà sản xuất hàng may mặc. 

Trong 3 thập kỷ qua, Việt Nam luôn được biết tới là một nền kinh tế có triển vọng tốt, thậm chí là tuyệt vời. Sự tăng trưởng ổn định của một nước xuất khẩu đã đưa nhiều người vào tầng lớp trung lưu.

 Đại dịch Covid-19 là một biến cố lớn. Các công ty may mặc bị cắt giảm đơn hàng, các lĩnh vực khác bị sụt giảm xuất khẩu đột ngột, người lao động Việt Nam đang phải chịu đựng những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế toàn cầu. Suy thoái ở Mỹ và các thị trường lớn khác của Việt Nam đang tác động đến mọi ngõ ngách của nền kinh tế.

 Chị Lê Thị Hoa, người bán hoa quả bên ngoài chợ Bến Thành, ngay trung tâm thương mại của Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong số những người đang gặp khó.

 "Bây giờ mọi người hạn chế ra ngoài đường", chị Hoa, 55 tuổi, đeo khẩu trang và ngồi trên chiếc ghế nhựa cạnh mấy giỏ trái cây trước một nhà hàng hải sản đã đóng cửa nói. "Tôi chỉ có thể bán được khoảng một phần ba so với trước khi có dịch".

 Ông Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành Infocus Mekong Research, người đã sống tại Việt Nam từ năm 1994, cho biết: "Việt Nam đã trải qua một "trận sóng thần" chưa từng có trong 30 năm qua. Đây là lần đầu tiên kể từ khi gia nhập cộng đồng kinh tế toàn cầu cách đây hai thập kỷ, Việt Nam mới gặp phải sự đi xuống đáng kể của đà tăng trưởng kinh tế".

 Sự sụt giảm đột ngột của tăng trưởng Việt Nam cho thấy tác động kinh tế của dịch bệnh không chừa một ai, ngay cả những quốc gia đã tương đối thành công trong việc ngăn chặn virus. Những nền kinh tế như vậy sẽ không thể trở lại kinh doanh như bình thường chừng nào các nền kinh tế khác cũng có thể bình thường hóa.

 Bà Sian Fenner, nhà kinh tế học tại Oxford Economics, người Singapore, dự báo thương mại toàn cầu sẽ giảm 8% vào năm 2020. "Các nước định hướng xuất khẩu sẽ vẫn dễ bị tổn thương".

 Vào tháng 4, xuất khẩu của Việt Nam đã giảm mạnh 14% so với một năm trước đó, tiếp theo là giảm 12,4% trong tháng 5 do thương mại toàn cầu chựng lại, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu chỉ tăng 1,5% so với mức tăng 8% của cùng kỳ năm ngoái.

 Mặc dù vậy, các nhà lãnh đạo Việt Nam không có dấu hiệu bỏ cuộc với việc thúc đẩy kinh tế. Việt Nam đã ký kết hơn một chục hiệp định thương mại trong những năm gần đây và biến quốc gia này trở thành thỏi nam châm thu hút đầu tư nước ngoài.

 Chính phủ hiện đang vật lộn với dịch bệnh bùng phát ở Đà Nẵng - đã lan 14 tỉnh và thành phố. Trước đó, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp tử vong do Covid-19 nào cho đến tận ngày 31/7, và điều đó đã nhận được sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế. Việt Nam xác nhận 1.029 trường hợp nhiễm Covid-19 và 27 trường hợp tử vong tính đến ngày 25/8 trong bối cảnh vẫn cho phép các doanh nghiệp sản xuất tiếp tục hoạt động. 

Mặc dù Việt Nam có tình hình khả quan hơn so với các nền kinh tế khác ở châu Á- nơi mà dịch bệnh vẫn đang hoành hành, việc phụ thuộc vào thị trường nước ngoài và ngành du lịch đang phát triển cũng khiến người dân, doanh nghiệp bị tác động bởi diễn biến toàn cầu. (Cafef.vn 26/8)Về đầu trang

Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi từ quý II/2021

TS. Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam nhận định về khả năng phục hồi của nền kinh tế sẽ từ quý II/2021 với điều kiện vắc xin có ở Việt Nam vào giữa năm sau và hệ thống ngân hàng đứng vững.

 Nhận định nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2020, TS. Nguyễn Xuân Thành cho rằng như nhiều nền kinh tế khác, cho dù Việt Nam kiểm soát tốt dịch Covid-19 ở mức độ nhất định nhưng năm nay kinh tế là xấu, có thể được gọi là xấu nhất kể từ thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế.

 Với tác động dịch bùng phát lây nhiễm trong cộng đồng từ cuối tháng 7, dựa trên tính toán cả phía cung và cầu, đánh giá của ông Thành trong năm 2020 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lạc quan nhất sẽ là 2%.

 Chuyên gia này nêu, cho tới trước thời điểm bùng phát đợt Covid-19 tháng 7, Chính phủ tự tin cố gắng đảm bảo tăng trưởng khoảng 3- 4%. Nhưng với khó khăn do đợt bùng phát dịch này, tăng trưởng quý III có thể tiếp tục xấu, nỗ lực phụ thuộc vào "cú huých" từ giải ngân vốn đầu tư công, tăng trưởng kinh tế sẽ vào khoảng 2%.

 6 tháng đầu năm, nhìn vào phía cung thì hoạt động dịch vụ đang suy giảm, thể hiện rõ tác động từ Covid-19 mạnh nhất vào các lĩnh vực dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, vận tải. Với bất động sản có suy giảm nhưng không bằng các lĩnh vực trên.

 Về phía cầu của nền kinh tế trong năm 2020, mặc dù chúng ta có kiểm soát tốt Covid-19, hoạt động kinh tế nội địa không bị gián đoạn nhưng sức mua yếu.

 Ông Thành cho rằng, đến thời điểm này mới bị tác động vòng 1 của sức mua trên thị trường, đó là vì phải giãn cách xã hội nên người dân không có cơ hội mua sắm từ khoảng tháng 3, 4, 5 đến tháng 6 mới trở lại bình thường nhưng đến tháng 7 dịch trở lại. Quý III sẽ đến vòng 2 của tác động đối với sức mua thị trường, sẽ kéo sức mua xuống.

 Đặc biệt, từ quý III, thị trường còn bị tác động của giảm thu nhập. Thời gian qua, người lao động có thể thất nghiệp nhưng vẫn còn tiết kiệm, nhưng đến tháng 9 trở đi tác động của giảm thu nhập sẽ thực sự đến. 

 "Nếu như vòng 1 túi tiền có nhưng người dân không có cơ hội mua sắm được vì giãn cách xã hội thì vòng 2 là có cơ hội mua sắm nhưng túi tiền vơi đi", TS. Nguyễn Xuân Thành đánh giá.

 Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế vẫn duy trì được hoạt động xuất khẩu. Hoạt động sản xuất, chế biến chế tạo không bị gián đoạn nhiều. Có gián đoạn trong chuỗi cung ứng nhưng vì phục hồi kinh tế ở Trung Quốc, nối lại các chuỗi cung ứng nên sản xuất công nghiệp vẫn có tăng trưởng khoảng 5% nhờ xuất khẩu.

 Ông Thành nhận định: "Đánh giá của tôi mang tính lạc quan đó là khả năng phục hồi nền kinh tế ở Việt Nam trong 2021 rất là cao, từ quý II/2021 thì kinh tế phục hồi. Đương nhiên với 2 điều kiện, 2 rủi ro kiểm soát tốt, thứ nhất là đại dịch Covid-19 được kiểm soát, vắc xin có được ở Việt Nam từ giữa 2021; thứ hai cho dù tỷ lệ thất nghiệp cao, phá sản doanh nghiệp tăng cao dẫn đến tăng nợ xấu, nhưng hệ thống ngân hàng vẫn đứng vững". (Bizlive.vn 26/8, Huyền Trâm)Về đầu trang

Việt Nam tìm cách thu hút và giữ chân các tập đoàn lớn

Các chuyên gia cho rằng để có thể vượt qua Ấn Độ trong việc thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài (FDI), Việt Nam (VN) cần thiết kế các nhân tố khác biệt để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh quốc gia.

 Hãng tin Economic Times (Ấn Độ) vừa cho biết Samsung có thể chuyển dịch một phần lớn nhà máy sản xuất điện thoại di động thông minh từ VN và nhiều nước khác sang Ấn Độ để thiết lập trung tâm sản xuất tại nước này. “Samsung đã đệ trình lên chính phủ Ấn Độ kế hoạch sản xuất điện thoại thông minh trị giá hơn 40 tỉ USD trong vòng năm năm tới” - Economic Times cho hay.

 Hãng tin này còn tiết lộ rằng Samsung đa dạng hóa dây chuyền sản xuất điện thoại tại Ấn Độ theo kế hoạch PLI (khuyến khích liên kết sản xuất). Thực tế, đây là một phần trong chính sách quốc gia của Ấn Độ về điện tử với mục tiêu tập trung ưu đãi cho các nhà sản xuất điện thoại, linh kiện điện tử nhằm thu hút các doanh nghiệp FDI lớn.

 Ngay sau đó, đại diện Samsung đã bác bỏ các thông tin này và khẳng định các nhà máy sản xuất điện thoại đặt tại VN vẫn hoạt động bình thường, không có bất kỳ kế hoạch điều chỉnh nào. Tập đoàn này cũng nhấn mạnh VN tiếp tục là cứ điểm quan trọng để sản xuất và xuất khẩu điện thoại trên toàn cầu cho Samsung.

 Trong khi đó, ông Tang Due Bang, Giám đốc đối ngoại của Luxshare, mới đây xác nhận với báo chí: Đại diện của Apple đã đến thăm nhà máy của Luxshare, một trong những đối tác lắp ráp iPhone của hãng này đặt tại Khu công nghiệp Vân Trung ở tỉnh Bắc Giang. Quá trình kiểm tra của Apple nhằm đảm bảo quy mô, cũng như đánh giá nhà máy đặt tại VN có đáp ứng đúng quy mô và cơ sở vật chất để bắt đầu lắp ráp iPhone hay không.

 Tuy nhiên, một phần của cơ sở sản xuất trên vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của Apple, đặc biệt là những yêu cầu liên quan đến điều kiện sống và ký túc xá dành cho công nhân. Đây được cho là một trong những nguyên nhân khiến Apple tạm ngừng kế hoạch sản xuất iPhone tại VN. Điều này có nghĩa là nếu Nhà máy Luxshare đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thì Apple có thể sẽ chấp thuận để bắt đầu quá trình lắp ráp iPhone.

 Giới chuyên gia cho rằng qua hai vụ việc trên cho thấy VN cần nhìn ra mình đang ở đâu và cần làm gì để thu hút các ông lớn nước ngoài. Bởi thực tế cho đến nay, tỉ lệ vốn FDI của Mỹ, châu Âu vào VN khá thấp. Các ông lớn châu Âu, Mỹ thường nhìn vào kết quả kinh doanh của những người đi trước, người bạn mình rồi họ mới vào đầu tư. Trong khi đó, nhiều nước thực sự đã và đang đạt được những bước tiến dài trong thời gian qua. Đáng chú ý là Ấn Độ đã có chiến lược rất bài bản để thu hút dòng vốn đầu tư từ cơ sở hạ tầng, nhận diện nhà đầu tư để tiếp cận cho đến công bố kế hoạch giảm thuế, điều chỉnh môi trường lao động…

 Trả lời báo chí, ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền VN tại Ấn Độ, thông tin: Để thu hút dòng vốn đầu tư, Ấn Độ xây dựng một quỹ đất rất lớn khoảng 461.000 ha, bằng sáu lần diện tích đất nước Singapore. Đây là vùng đất sạch cho bất kỳ nhà đầu tư nào muốn vào đầu tư.

 “Ấn Độ đã chọn 100 khu công nghiệp nổi tiếng giới thiệu cho khoảng 600 công ty hàng đầu trên thế giới. Thủ tướng Ấn mới đây công bố dự án đầu tư cơ sở hạ tầng với con số lên đến 1.500 tỉ USD” - ông Châu cho hay. 

Thực tế VN dành khá nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI từ hạ tầng, thuế cho đến chính sách. Nhưng vẫn còn nhiều điểm nghẽn khiến nhà đầu tư chưa hài lòng, nhất là thủ tục hành chính. Đơn cử, tại hội thảo đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư vào cuối năm ngoái, luật sư Nguyễn Xuân Thủy, Công ty Luật LNT&Partner - một đối tác dịch vụ pháp lý cho Samsung, kể: Khi Samsung thực hiện các văn bản, thủ tục hành chính và nộp lên cơ quan nhà nước thì không được đồng ý vì văn bản không có dấu giáp lai.

 “Vấn đề là không phải Samsung không làm, mà vì việc thực hiện thủ tục hành chính quá nhiều, qua nhiều công đoạn và tốn nhiều thời gian” - ông Thủy nói. Ví dụ, khi Samsung muốn khuyến mãi thì có nghĩa vụ phải làm văn bản thông báo đến Sở Công Thương của 63 tỉnh, thành. Có nghĩa là mỗi chương trình khuyến mãi phải nộp đủ giấy tờ cho 63 tỉnh, thành. Trong khi Samsung đâu chỉ làm một chương trình, mà là hàng trăm chương trình.

 “Lấy ví dụ, Samsung làm 100 chương trình và nộp cho 63 tỉnh, thành thì cần một khối lượng văn bản rất lớn, mỗi văn bản này đều đòi hỏi phải đóng dấu giáp lai. Một văn bản đóng dấu thì đơn giản nhưng lên đến cả ngàn cái tốn nhiều thời gian và công sức” - ông Thủy nói.

 Ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital, nói vẫn lạc quan VN là nơi có khá nhiều lợi thế thu hút dòng chảy FDI. Bằng chứng là một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới chỉ ra VN đang có những nỗ lực cải thiện chỉ số thuận tiện kinh doanh tương đương với Ấn Độ. Ngoài ra, gần đây Chính phủ đã đưa ra sáng kiến cập nhật nhanh trong việc theo dõi cấp phép các dự án FDI nhằm ngăn chặn tình trạng quan liêu mà các công ty phải đối mặt trong quá trình khởi sự kinh doanh tại VN. 

“Nhưng điều quan trọng nhất là cơ sở hạ tầng cần phải nâng cấp mạnh mẽ để tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Chẳng hạn các cảng biển Cái Mép, Cát Lái, sân bay Long Thành… cần được hoàn thiện nhanh. Đặc biệt, vấn đề đào tạo nghề cần được cải thiện đáng kể để đảm bảo rằng lực lượng lao động có thể thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu trình độ kỹ năng cao hơn” - ông Michael Kokalari nói. (Plo.vn 26/8)Về đầu trang

Giữa Covid-19, doanh nghiệp nhỏ vẫn “mỏi cổ” ngóng hỗ trợ  

Bị ảnh hưởng nặng nề, kéo dài từ đại dịch Covid-19 và có nhiều thông tin về các chính sách hỗ trợ, nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phản ánh đến nay vẫn đang “mỏi cổ” ngóng hỗ trợ. Vì sao lại như vậy?

 Cụ thể, do không có tài sản thế chấp nên các doanh nghiệp (DN) này khó tiếp cận gói vay tín chấp của các ngân hàng. Bởi lẽ, theo đánh giá của phía ngân hàng thì ngành du lịch là nhóm ngành rủi ro cao, không có khả năng trả nợ do khách du lịch chưa nhiều, nhưng vẫn trả các chi phí cho việc duy trì hoạt động như tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên, điện, nước…

 Cũng theo Sở Du lịch Tp.HCM, hầu hết người lao động, DN lữ hành (đặc biệt là các DN nhỏ và vừa) vẫn chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ theo quy định tại Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

 Theo thống kê, tính đến ngày 19/8/2020, khoảng 90 - 95% các DN lữ hành ở Tp.HCM đã tạm ngưng hoạt động khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại trong nước từ ngày 25/7, chỉ một số ít DN còn hoạt động để xử lý công nợ với đối tác, khách hàng. Đối với cơ sở lưu trú, công suất phòng hiện nay đã giảm 91,5% so cùng kỳ năm trước, số lượng lao động cũng giảm 61% so với cùng kỳ.

 Không chỉ với ngành du lịch, việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của các DN nhỏ và vừa ở các lĩnh vực khác giữa đại dịch được phản ánh là vẫn hết sức nan giải và bị phía ngân hàng "làm khó".

 Bà Trần Thị Kim Nhung, Giám đốc Công ty TNHH Kim Đồng Thuận (chuyên về ngành nông sản ở Đồng Nai), cho biết: “Rất nhiều DN đang bị phía ngân hàng đòi đóng lãi suất mà họ lại không có khả năng để đóng trong lúc này. Thực tế là ngân hàng đâu có kéo dài thời gian đóng lãi suất qua đại dịch”.

 “Các DN đã cầm cố bất động sản và các tài sản có thể để xoay xở…, nhưng lãi suất thì vẫn phải đóng. Với hiện tại, nhiều DN không xuất được hàng thì lấy đâu ra tiền để đóng lãi?”, bà Nhung than phiền.

 Với khó khăn của các DN nhỏ và vừa gặp phải giữa đại dịch hiện nay, nhiều ý kiến đề xuất là Chính phủ nên tiếp tục có giải pháp cụ thể, thiết thực để tạo điều kiện cho DN tiếp cận các gói hỗ trợ.

 Hoặc như với ngành thiệt hại nặng nề như du lịch thì chính sách hỗ trợ nên cho các DN kinh doanh dịch vụ du lịch chậm nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập DN trong năm 2020 trong khoảng thời gian 6 tháng đến 12 tháng. Nhất là có thể giảm 50% thuế thu nhập DN và thuế giá trị gia tăng trong năm nay và tiếp tục giảm tiền điện, nước, phí dịch vụ Internet…

 Bên cạnh đó, như đề xuất của Sở Du lịch Tp.HCM, các ngân hàng thương mại cổ phần cần hỗ trợ DN vay 50% tiền ký quỹ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành và phải hoàn lại trong một năm để có nguồn vốn tái khởi động, hoạt động kinh doanh, nhằm giúp các DN lữ hành duy trì hoạt động.

 Trong khi đó, thông tin mới đây từ một tổ chức tài chính quốc tế là IFC - thành viên Nhóm Ngân hàng Thế giới, đã cho thấy sự sốt sắng của họ trong việc hỗ trợ tài chính cho các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam để vượt qua khó khăn trước đại dịch. 

Theo đó, kể từ khi đại dịch bùng phát, IFC đã nỗ lực hỗ trợ các DN nhỏ ở Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương để ứng phó, với khoảng 554 triệu USD khi kết thúc năm tài chính ngày 30/6/2020. 

Thậm chí, ngay khi Covid-19 bắt đầu gây ảnh hưởng tại châu Á, IFC đã nâng hạn mức tài trợ thương mại cho 4 ngân hàng tại Việt Nam lên 294 triệu USD - một sáng kiến ứng phó nhanh để đón đầu những khó khăn về tài trợ thương mại mà các DN Việt Nam có thể gặp phải. Sáng kiến này đã tài trợ trên 330 giao dịch xuất nhập khẩu của DN nhỏ và vừa trong nước với tổng giá trị trên 200 triệu USD.

 Trao đổi với Thời báo Kinh Doanh, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng nhấn mạnh: qua tiếp xúc với nhiều DN nhỏ và vừa thấy rằng những khó khăn của DN khi tiếp cận với các chính hỗ trợ giữa đại dịch Covid-19 là điều có thật. Điều này làm cho việc duy trì hoạt động của họ trở nên hết sức “bi kịch”.

 Theo ông Dũng, ở góc độ Chính phủ và các cơ quan chức năng trong lúc này nên tiếp tục rà soát lại xem các chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa hiện nay đang gặp khó trước đại dịch Covid-19 đang có những điểm nào chưa đi tới được đối tượng hỗ trợ để nhanh chóng “gỡ nghẽn”.

 Thậm chí, dù nhiều năm nay đã chủ trương hỗ trợ cho DN nhỏ và vừa nhưng có được bao nhiêu tỷ lệ phần trăm trong số khoảng 800.000 DN của cả nước được hưởng lợi từ Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa?

 “Luật đã có rồi và rất phù hợp rồi, nhưng giữa dịch Covid-19 thì rất nhiều DN vẫn chưa được hưởng dù cho nằm trong đối tượng để được hưởng ở các gói hỗ trợ như gói 62.000 tỷ đồng, hay gói tín dụng 285.000 tỷ đồng. Thậm chí, họ than phiền những gói hỗ trợ quá xa vời và ví von là "chỉ có trên tivi" mà thôi”, ông Dũng thông tin. (Thời báo kinh doanh 26/8)Về đầu trang

Sao doanh nghiệp cứ phải “kêu cứu”?

Đương nhiên, có thể “cực chẳng đã” doanh nghiệp hay công dân mới kêu cứu lên Thủ tướng và các lãnh đạo cấp cao. Nhưng điều đó có nên?

 Mới đây nhất, một loạt báo, tạp chí đăng việc công ty Pung Kook Sài Gòn II có “Đơn xin cứu xét” gửi Thủ tướng vì bị Cục Hải quan Bình Dương truy thu 30 tỷ đồng. Theo phản ảnh trên báo chí, chưa rõ nội dung đơn là gì, mà chỉ biết được có đơn cứu xét ấy thông qua một công văn của chính công ty này gửi Cục Hải quan Bình Dương và Chi cục Hải quan KCN Sóng Thần hôm 10/8.

 Tuy vậy, xem xét các công văn qua lại giữa Pung Kook Sài Gòn II và Cục Hải quan Bình Dương, Tổng cục Hải quan, cũng như chỉ đạo chung của Bộ Tài chính thì có sự khác biệt. Cụ thể, trước năm 2017, Pung Kook Sài Gòn II được hoàn thuế nhập khẩu, nhưng đến tháng 8/2019, Cục Hải quan Bình Dương quyết định truy thu thuế và xử phạt công ty này với tổng số tiền hơn 31 tỷ đồng.

 Vì không đồng ý bị xử phạt và truy thu thuế nhập khẩu, nên Pung Kook đã làm nhiều văn bản ra Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và cuối cùng là gửi “Đơn xin cứu xét” tới Thủ tướng. Đương nhiên, việc gửi đơn đến các cấp có thẩm quyền không phải là điều bị cấm.

 Thật ra việc doanh nghiệp gửi đơn lên Thủ tướng kêu cứu, xin cứu xét về một vấn đề nào đó gần như đã trở thành thông lệ. Mới đây nhất, Hiệp hội Hàng không vừa gửi đơn kêu cứu Thủ tướng hỗ trợ vì dù đã cố gắng nhưng các doanh nghiệp hàng không đang rơi vào “kiệt quệ”. Mới hồi tháng 7, ông chủ xi măng Công Thanh ở Thanh Hóa do cho rằng mình bị “chèn ép” suốt hàng chục năm, không khởi công được khu đô thị Đông Hương cũng gửi đơn kêu cứu Thủ tướng. 

Xa hơn một chút thì có các doanh nghiệp xuất khẩu gạo khi bất ngờ bị tạm dừng thông quan cũng kêu cứu Thủ tướng. Cũng cùng thời điểm đó, các doanh nghiệp bia, rượu gửi công văn cho Thủ tướng vì… doanh số giảm chóng mặt. Hồi đầu năm nay, khi bị phá dỡ công viên nước Thanh Hà, Cienco 5 cũng gửi đơn kêu cứu tới Thủ tướng.

 Tất nhiên, đó có thể coi là một trong những biện pháp cuối cùng của doanh nghiệp đứng trước khó khăn do thương trường và bối cảnh kinh tế. Nhưng cũng không ít doanh nghiệp gửi đơn kêu cứu đến Thủ tướng là bởi những khó khăn trong thủ tục hành chính hay cách áp dụng pháp luật của các cơ quan hữu quan. Điển hình như đầu năm 2019, đích thân Tổ công tác của Thủ tướng phải vào cuộc để “giải cứu” cho các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu.

 Tháng 3/2020, công ty Kim Oanh cho rằng bị công ty Thiên Phú dùng “chiêu thức” để ngăn cản phát triển dự án Hòa Lân (Bình Dương) hàng nghìn tỷ, đứng trước bờ vực phá sản cũng gửi đơn kêu cứu tới Thủ tướng và các lãnh đạo liên quan. Vụ việc này trước đó một năm Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tư pháp báo cáo kết quả Thanh tra việc bán đấu giá tài sản đối với dự án Hòa Lân. Hồi tháng 6 vừa qua, công ty Thiên Phú đã rút đơn tố cáo tại TAND quận 7, TP.HCM. Tuy vậy, sự việc dường như vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.

 Có đôi khi, không chỉ các doanh nghiệp mới kêu cứu Thủ tướng. Năm 2017, ngay cả UBND tỉnh Bắc Ninh còn phải kêu cứu Thủ tướng sau khi một số lãnh đạo tỉnh này bị đe dọa khi kiến nghị về việc nạo vét, khơi thông luồng đường thủy tại sông Cầu. Dĩ nhiên, Chính phủ và Thủ tướng không thể “trăm tay nghìn mắt” để có thể giải quyết được tất cả các đơn kêu cứu.

 Vì như một chuyên gia nhận định: “Có hàng tỷ vụ việc kêu cứu lên Thủ tướng như thế này mỗi ngày”. Thủ tướng, có thể bắt đầu từ vụ “Cà phê Xin Chào” 2016 cho thấy một sự sát sao của ông với môi trường kinh doanh.

 Nhưng những năm qua chắc chắn không thể nào Thủ tướng có thể giải quyết được tất cả những khúc mắc, trắc trở. Bởi vì ngoài những sự vụ cụ thể được tiến hành như điển hình thì nhiệm vụ của người đứng đầu Chính phủ là bảo đảm cho môi trường kinh doanh một hành lang pháp lý an toàn, có thể tiên liệu được.

 Nhưng điều đó cũng có thể dẫn đến một hệ quả là: Có những vấn đề về thi hành, áp dụng pháp luật không nhất quán trong từng giai đoạn.

 Trở lại với câu chuyện Pung Kook Sài Gòn II, rất có thể sau khi luật Thuế xuất nhập khẩu có hiệu lực ngày 1/9/2016, có nhiều vấn đề không thể rà soát được ngay.

 Thành thử việc truy thu thuế theo quy định của pháp luật lẽ ra phải được tiến hành ngay đối với giai đoạn 2011-2016. Nhưng cũng có thể vì thế mà Hải quan nhiều địa phương chưa cập nhật được, đến 2018 Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan mới “nhắc nhở” phải truy thu. Như vậy, rất có thể giai đoạn cần truy thu cũng phải trải dài từ 2011 đến 2018.

 Điều ấy cũng đặt ra tính tin cậy và khả thi không chỉ của chính sách, mà của cả việc thực thi chính sách. Bởi rõ ràng, những rủi ro doanh nghiệp gặp phải không chỉ đến từ chính sách, mà còn đến từ việc thực thi chính sách theo cách khác nhau của các cơ quan hữu quan khác nhau.

 Đương nhiên, việc truy thu có thể sẽ gây ra các khó khăn hoặc lo ngại, nhất là đối với những công ty nhỏ. Bởi điều đó có thể sẽ khiến một doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nguồn lực bị truy thu làm cho doanh nghiệp yếu đi và có thể phá sản. Đặc biệt, trong khi đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề thì việc truy thu, dù có bảo đảm được tính nghiêm minh của pháp luật, nhưng cũng thật sự gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp.

 Bởi vậy, việc kêu cứu Thủ tướng có thể không phải là giải pháp tốt nhất, nhưng nó cũng có thể là một tiền đề để mở ra những chính sách khác, có lợi hơn cho cả nhà nước và thị trường.

 Cũng có thể những lá đơn kêu cứu sẽ mở ra một cơ chế giải quyết các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn, đúng pháp luật hơn, chẳng hạn như Pung Kook Sài Gòn II cho biết, họ có thể mang vụ việc ra tòa. Hành xử đó chẳng phải văn minh và thượng tôn pháp luật hơn hay sao! (Vietnamnet.vn 26/8, Chân Luận)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Cân bằng giữa hai mong muốn

 “Áp lực đối với các quận nội đô Hà Nội hiện nay đã rất bế tắc”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nói tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về việc xóa điều kiện đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc Trung ương trong dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) vài tháng trước.

 Phác thảo nhanh bức tranh “bế tắc” này từ quận Hoàn Kiếm, ông Huệ cho biết, là quận trung tâm của Hà Nội nhưng với diện tích chỉ có hơn 5km2, phải đến đại hội Đảng bộ quận vừa qua, Hoàn Kiếm mới đặt mục tiêu phấn đấu trường chuẩn quốc gia đến năm 2025 đạt khoảng 80%, hiện tại mới chỉ đạt 65%. Trong khi đó, một huyện ngoại thành như Đan Phượng hiện cũng đã đạt 100% trường chuẩn quốc gia với khoảng 90% đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1, còn lại là chuẩn quốc gia cấp độ 2.

 Lý do khiến một quận trung tâm thủ đô lại thua huyện ngoại thành như vậy, theo ông Huệ là bởi Hoàn Kiếm không có đất để xây trường. Muốn trường đạt chuẩn quốc gia thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn rất chặt chẽ nhưng nếu muốn tăng thêm chiều cao của trường thì lại “động” đến quy định của xây dựng. Trường mầm non không được quá 3 tầng, xây lên nữa là không được. Bộ Xây dựng yêu cầu phải thỏa thuận đối với từng dự án một hoặc mật độ xây dựng không được quá 40% bởi vì trường học còn liên quan đến vấn đề cứu hộ, cứu nạn và phòng cháy, chữa cháy rất nghiêm ngặt, ví dụ, đường nội bộ ít nhất phải 3,5m để các phương tiện cứu hỏa vào được...

 Không chỉ Hoàn Kiếm mà tình trạng bị quá tải về kết cấu hạ tầng, các thiết chế giáo dục, y tế, văn hóa… không theo kịp tốc độ tăng dân số cơ học còn xảy ra và sẽ ngày càng bức xúc tại các quận của Hà Nội cũng như các thành phố trực thuộc Trung ương khác. Nhưng liệu có thể xử lý bài toán nan giải này chỉ bằng các biện pháp hành chính như siết chặt điều kiện đăng ký thường trú?

 Để trả lời câu hỏi này, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã đi khảo sát, làm việc với các cơ quan trực tiếp đăng ký, quản lý cư trú ở các thành phố trực thuộc Trung ương. Câu trả lời được chính các cơ quan này đưa ra là, việc áp dụng các điều kiện riêng về đăng ký thường trú đối với các thành phố trực thuộc Trung ương thời gian qua chưa thực sự hiệu quả, chỉ giúp hạn chế được số lượng người đăng ký thường trú chứ không hạn chế được việc người dân chuyển đến lao động, học tập, sinh sống tại các đô thị lớn vì các đô thị này luôn có cơ hội tìm kiếm việc làm, thu nhập tốt hơn.

 Mặt khác, cùng với đề xuất bỏ quy định về điều kiện đăng ký thường trú riêng của các thành phố trực thuộc Trung ương, dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) cũng đã bổ sung điều kiện về diện tích bình quân tối thiểu của nơi ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ để được đăng ký thường trú. “Thực chất, đối với thành phố trực thuộc Trung ương chỉ là bỏ điều kiện về thời gian tạm trú để được đăng ký thường trú. Như vậy sẽ chỉ tăng số người dân có đăng ký thường trú chứ hầu như không dẫn đến tăng dân số cơ học”, Thường trực Ủy ban Pháp luật khẳng định.

 Nói cách khác, việc đặt ra các điều kiện riêng, áp dụng các biện pháp có tính chất hành chính, mệnh lệnh chỉ dễ hơn cho chính quyền các địa phương trong công tác quản lý - không có nghĩa là quản lý nhà nước về cư trú sẽ hiệu quả hơn - trong khi sẽ tạo ra những rào cản, ngăn trở thực hiện đầy đủ quyền tự do cư trú của công dân.

 Để giải quyết các vấn đề về tăng dân số cơ học quá nhanh tại các đô thị vượt quá khả năng đáp ứng của hạ tầng kỹ thuật đô thị và năng lực quản lý của chính quyền, gây áp lực cho hệ thống y tế, giáo dục đang diễn ra ở các đô thị lớn, nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, rõ ràng, phải tính đến các giải pháp tổng thể về quy hoạch, về chính sách đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Nếu địa phương nào cũng cứ chạy đua xây dựng các trung tâm thương mại, các khu đô thị, các khu nhà ở cao tầng, phát triển nóng, tận dụng nguồn lực "vàng", "kim cương" mà đất đai đô thị mang lại, sẵn sàng điều chỉnh, thậm chí "băm nát" quy hoạch thì dù có siết điều kiện đăng ký thường trú ngặt nghèo hơn nữa cũng không thể giải quyết được bài toán quá tải hạ tầng.

 Là luật "gốc" về quyền cư trú của công dân và công tác quản lý nhà nước về cư trú, Luật Cư trú trước hết phải bảo đảm tinh thần của Hiến pháp về quyền tự do cư trú của công dân. Dẫu vậy, đúng như nhận xét của nhiều đại biểu Quốc hội, có sự mâu thuẫn khi chúng ta vừa mong muốn thực hiện đầy đủ quyền tự do cư trú của công dân lại vừa mong muốn quản lý chặt chẽ hơn về cư trú, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động về mặt kinh tế - xã hội phát sinh khi công dân được thực hiện quyền tự do cư trú của mình. Nếu chỉ đạt được một trong hai mục tiêu này hoặc nghiêng về mục tiêu nào thì việc sửa đổi toàn diện Luật Cư trú cũng chưa thành công.

 Đầu tháng 9 tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến với các đại biểu Quốc hội chuyên trách để tiếp tục thảo luận về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của 2 dự án Luật, trong đó có dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Với việc thảo luận sâu hơn, có thời gian để tranh luận, phản biện nhiều hơn giữa các đại biểu chuyên trách với các cơ quan liên quan, hy vọng rằng, dự luật này sẽ cân bằng được cả hai mong muốn đặt ra, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. (Đại biểu nhân dân 26/8, Hải Nam)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Nên xem xét lại đề xuất rút ngắn thời hạn giấy phép lái xe xuống còn 5 năm

Bộ Công an vừa trở thành tâm điểm của dư luận với đề xuất rút ngắn thời hạn giấy phép lái xe từ 10 năm xuống còn 5 năm. Đề xuất này nằm trong bản dự thảo Luật Đảm bảo Trật tự An toàn giao thông mới nhất vừa trình Chính phủ xem xét. Trong những lần dự thảo trước chưa có đề xuất này.

 Việc một cơ quan soạn thảo luật đưa ra những đề xuất gây tranh cãi, vốn không phải là điều hiếm gặp trong những năm qua. Với đề xuất rút ngắn thời hạn GPLX của Bộ Công an, nếu xét về mặt câu chữ sẽ dễ lầm tưởng “rút ngắn” sẽ đi đôi với giảm tải thủ tục hành chính, bớt phiền hà cho người dân.

 Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược hoàn toàn. Việc rút ngắn thời hạn GPLX từ 10 năm xuống còn 5 năm đồng nghĩa với việc người dân, mà cụ thể ở đây là những người được cấp GPLX sẽ tăng gấp đôi số lần đi làm thủ tục đổi bằng so với trước đây. Cùng với đó, họ cũng sẽ mất gấp đôi số tiền cho thủ tục này. Đó là chưa kể, sẽ còn những yêu cầu liên quan nào nữa kèm theo trong mỗi lần đổi bằng chưa được tính đến. Việc rút ngắn thời hạn GPLX, đương nhiên sẽ được lý giải nhằm mục đích nâng cao chất lượng, chuyên môn lái xe, từ đó tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT - như đúng tên gọi của bản dự thảo luật chứa đựng đề xuất này. Tuy nhiên, nếu cơ quan quản lý có mục đích rõ ràng trong đổi GPLX là cập nhật kiến thức cho người dân thì việc đổi mới có ý nghĩa. Trong khi GPLX 5 năm phải đổi nhằm mục đích gì thì chưa rõ.

 Một điều khá đặc biệt là cách đây không lâu, cũng chính Bộ Công an đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận với đề xuất cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp trong dự án xây dựng căn cước công dân mới. Sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu như nó không xuất hiện giữa lúc chương trình đổi từ chứng minh Nhân dân sang căn cước công dân có mã vạch, vừa được triển khai trước đó chưa được bao lâu. Trước đó, vào năm 2016, khi việc cấp thẻ căn cước công dân có gắn mã số định danh (mã số công dân) được triển khai rộng rãi cho người từ 14 tuổi trở lên, đã nhận được sự kỳ vọng rất lớn của dư luận về một loại giấy tờ tích hợp hiện đại. Chưa biết loại giấy tờ mới này hiện đại và tiện ích bao nhiêu nhưng nếu đề xuất này được triển khai, sẽ có 16 triệu thẻ căn cước công dân vừa cấp cho công dân ở 16 tỉnh, TP đã thành lạc hậu và đương nhiên sẽ phải đổi. 

Xây dựng các văn bản luật, phù hợp với điều kiện thực tiễn luôn luôn vận động là điều quan trọng với tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, dù quy định gì trong văn bản luật nào đi chăng nữa cũng đều phải đặt lợi ích của Nhà nước và người dân lên hàng đầu. Trong đó, tối giản thủ tục hành chính, bớt phiền hà tốn kém cho người dân trong xây dựng luật cũng là cách giúp cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Bởi xét cho cùng, luật pháp sinh ra cũng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn mà thôi. (Kinhtedothi.vn 26/8, Quý Nguyễn)Về đầu trang

Sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

 Việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động. Giảm đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức. Giảm tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho viên chức và người lao động.

 Giai đoạn đến năm 2021, Đề án phấn đấu giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập; giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015. Phấn đấu có 10% đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011 - 2015.

 Giai đoạn 2022-2025, tiếp tục giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021. Phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính. Tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016-2020.

 Giai đoạn 2026-2030, tiếp tục thực hiện việc giảm đầu mối, phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu. Giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025. Giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021-2025.

 Theo Đề án, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục đại học và các trường sư phạm theo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm.

 Giai đoạn 2021-2023, chuyển các trường: Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Nha Trang, Trường Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Hữu Nghị T78, Trường Hữu Nghị 80, Trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc về trực thuộc Ủy ban Dân tộc.

 Giai đoạn 2022-2025, giữ nguyên Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT; giữ nguyên Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; nghiên cứu chuyển Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học thành công ty cổ phần theo quy định của pháp luật… (Laodong.vn 26/8, Vương Trần)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Văn phòng Chính phủ phấn đấu là hình mẫu về thực hiện Chính phủ điện tử

Sáng 26/8, tại Hà Nội, Đảng bộ Văn phòng Chính phủ (VPCP) khai mạc phiên thứ hai Đại hội đại biểu Đảng bộ Văn phòng Chính phủ lần thứ 26, nhiệm kỳ 2020-2025.

 Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đánh giá cao Văn phòng Chính phủ thực hiện tốt công tác tham mưu tổng hợp, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các công việc thường xuyên đạt kết quả tích cực; thực hiện tốt vai trò điều hòa, phối hợp công tác giữa các bộ, ngành. Công tác hậu cần được thực hiện tốt, phục vụ chu đáo, hiệu quả và bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng và đưa vào vận hành Trục liên thông văn bản quốc gia; Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ; Cổng Dịch vụ công Quốc gia...

 Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo Văn phòng Chính phủ tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tham mưu tổng hợp, bám sát diễn biến tình hình thực tế kinh tế - xã hội để xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

 Trước mắt, với tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, cần tập trung tham mưu, đôn đốc triển khai hiệu quả các giải pháp đã đề ra nhằm thực hiện thành công “mục tiêu kép”, ứng phó, phòng chống, kiểm soát hiệu quả các làn sóng dịch bệnh, đồng thời phục hồi nền kinh tế, nhận diện và tranh thủ tốt các cơ hội để phát triển đất nước.

 Trong công tác tham mưu, cần nắm chắc tình hình, dự báo chính xác, tham mưu đồng bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội (về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại...).

 Tập trung xây dựng lực lượng cán bộ có đạo đức, năng lực, trình độ, quyết liệt đấu tranh phòng chống tham nhũng, lợi ích nhóm. Phải mạnh dạn đề xuất những cái mới, phản biện một cách tích cực với tinh thần xây dựng và với mục tiêu lợi ích của quốc gia và nhân dân là trên hết. 

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Văn phòng Chính phủ ngừng đổi mới công tác thông tin truyền thông theo hướng chuyên nghiệp, đa dạng, phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.  (VOV.vn 26/8, Vũ Dũng)Về đầu trang

83% Bộ, ngành, địa phương đã có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu

Mục tiêu của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử là hết năm 2020, 100% Bộ, ngành, địa phương phải có nền tảng này kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.

 Cuối tháng 7 vừa qua, Liên Hợp Quốc công bố Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử của 193 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu, ghi nhận kết quả trong giai đoạn từ tháng 8/2017 đến tháng 7/2020. 

Theo đó, Việt Nam tăng 2 bậc, xếp hạng 86/193 quốc gia, 24/47 châu Á và 6/11 Đông Nam Á. Chỉ số tổng hợp của Việt Nam là 0,6667, cao hơn chỉ số trung bình thế giới và khu vực, thuộc nhóm quốc gia ở mức Cao.

 Trong các chỉ số thành phần, Việt Nam có cải thiện vượt bậc ở Chỉ số Hạ tầng viễn thông (tăng 31 bậc), cải thiện ở Chỉ số Nhân lực (tăng 3 bậc) và tụt hạng đáng kể ở Chỉ số Dịch vụ trực tuyến (giảm 22 bậc).

 Về xếp hạng chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin của Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2019, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Thông tin và Truyền thông là ba đơn vị dẫn đầu với chỉ số trên dưới 0,9, xếp cuối cùng là Bộ Nội vụ và Bộ Xây dựng. Trong khối các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên Huế dẫn đầu và là tỉnh duy nhất có chỉ số vượt 0,9, đứng cuối lần lượt là Bạc Liệu, Kon Tum và Cao Bằng.

 Một trong những thành phần quan trọng của xây dựng, phát triển chính phủ điện tử là Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP, mục tiêu của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử là hết năm 2020, 100% Bộ, ngành, địa phương phải có nền tảng này và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Tính đến hết tháng 07/2020 đã có gần 83% đơn vị Bộ, ngành, địa phương hoàn tất triển khai nền tảng này, gấp hơn 3 lần so với năm 2019.

 Về hệ thống trao đổi văn bản điện tử, mục tiêu là 90% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử. Đến nay tỷ lệ này đã là 88,53%.

 Về dịch vụ công trực tuyến, hiện đã có Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn tất 100% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4. Có 9 bộ và 11 tỉnh, thành phố đạt chỉ tiêu 30% dịch vụ công mức độ 4. Mục tiêu đến hết năm 2020, tỷ lệ này trên cả nước sẽ đạt bình quân 50%.

 Năm 2020 là lần đầu tiên thuật ngữ Chính phủ số được Liên Hợp Quốc sử dụng làm chủ đề của Báo cáo. Chính phủ số không phải là một khái niệm thay thế Chính phủ điện tử, cũng không phải là một khái niệm tách rời không liên quan đến Chính phủ điện tử. Chính phủ số bao hàm Chính phủ điện tử, nhưng thể hiện một sự thay đổi về mặt nhận thức, một mức độ trưởng thành lớn hơn, phát triển cao hơn so với Chính phủ điện tử.

 Bộ Thông tin và truyền thông cũng chỉ ra 7 điểm khác biệt giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ số bao gồm: Chính phủ như một nền tảng; Tích hợp đa kênh trực tuyến và trực tiếp trong cung cấp dịch vụ; Khả năng linh hoạt; nhanh chóng cung cấp dịch vụ mới; Cho phép sự tham gia nhiều hơn của người dân, doanh nghiệp; Dữ liệu là trung tâm; Phát triển kỹ năng số và Ứng dụng các công nghệ mới. (VTV.vn 26/8)Về đầu trang

TPHCM nỗ lực cải cách hành chính

Năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu nằm trong tốp 10 địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI). Để đạt mục tiêu này, thành phố nỗ lực cải cách hành chính theo hướng nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, công khai quy trình và thời gian giải quyết thủ tục hành chính để người dân giám sát.

 Anh Bùi Thanh Toàn (trú tại phường 12, quận 4) vừa làm hồ sơ cấp giấy phép lái xe tại Sở Giao thông - Vận tải thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Để làm hồ sơ cấp giấy phép lái xe, tôi vẫn phải trực tiếp đến để chụp ảnh tại nơi tiếp nhận hồ sơ chứ không thể làm trực tuyến”. Liên quan vấn đề này, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải thành phố Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm lý giải, lĩnh vực giao thông vận tải có đặc thù là phần lớn dữ liệu cần liên thông cả nước. Mỗi ngày, đơn vị này tiếp nhận hơn 3.000 hồ sơ cấp giấy phép lái xe, nhưng chỉ giải quyết trực tuyến một phần nên người dân vẫn phải đến để làm các thủ tục...

 Trong khi đó, tình trạng nhũng nhiễu, gây khó cho người dân, doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính vẫn diễn biến phức tạp. Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Hồ Chí Minh Lê Minh Đức nêu thực tế, có những thủ tục đơn giản vẫn bị cán bộ, công chức làm khó, khiến người dân luôn cảm thấy phải “bôi trơn” mới giải quyết xong. “Thành phố cần có biện pháp mạnh nhằm giảm tham nhũng vặt, xóa bỏ tình trạng nhũng nhiễu để người dân thấy được tinh thần vì nhân dân phục vụ của các cơ quan hành chính”, ông Lê Minh Đức đề nghị.

 Thời gian qua, chính quyền các cấp tại thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến, tuy nhiên, tỷ lệ giải quyết hồ sơ trực tuyến vẫn còn thấp. Phó Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh Ngô Thị Hoàng Các cho biết, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn thành phố chỉ đạt hơn 10% do người dân vẫn còn thói quen nộp hồ sơ theo cách truyền thống. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu điện tử nhằm hỗ trợ tra cứu thông tin ở các lĩnh vực dân cư, đất đai, quy hoạch chưa được hoàn thiện và đồng bộ. Việc thanh toán điện tử chưa thuận lợi nên chưa khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

 Hiện các sở, ngành, quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực nâng cao hiệu quả công việc, trong đó chú trọng cải cách hành chính tại đơn vị. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, để nâng cao hiệu quả quản trị, Sở sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương, cũng như nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành tại đơn vị. Bên cạnh đó, Sở cũng tham mưu UBND thành phố phát huy vai trò của các hội đồng phát triển kinh tế ngành, nhất là các ngành kinh tế trọng yếu trong đề xuất giải pháp cải cách...

 Đối với cấp quận, Phó Chủ tịch UBND quận 7 Đào Gia Vượng cho biết, nhu cầu xây dựng nhà ở tại địa phương này rất lớn nên quận đã áp dụng nhiều cách làm linh động, qua đó rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng từ 15 ngày (theo quy định) xuống còn 12 ngày. Ngoài ra, tại những khu dân cư đã có quy hoạch chi tiết, quận đang thí điểm duyệt hồ sơ xây dựng nhà qua mạng cho người dân trong vòng 3 ngày. “Điều này giúp nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính của quận, giảm đáng kể hồ sơ trễ hẹn”, ông Đào Gia Vượng thông tin.

 Năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu vào nhóm 10 tỉnh, thành phố có Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) cao nhất. Trong đó, thành phố sẽ tập trung khắc phục các chỉ số thấp điểm như: Chỉ số về sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở, quản trị điện tử, quản trị môi trường, kiểm soát tham nhũng và trách nhiệm giải trình với người dân. Để đạt mục tiêu này, từ nay đến cuối năm, thành phố sẽ thực hiện nhiều giải pháp như: Tiến hành rà soát và phân loại hồ sơ, thủ tục hành chính theo từng lĩnh vực, dự án; đối với thủ tục hành chính liên quan đến nhiều sở, ngành phải xác định rõ sở, ngành nào chịu trách nhiệm chính để trình UBND thành phố cho ý kiến; xác định rõ quy trình, thời hạn xử lý hồ sơ hành chính và công bố công khai để người dân, doanh nghiệp giám sát...

 Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Ngô Minh Châu đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương quyết tâm làm hết sức mình để cải thiện chỉ số PAPI nói riêng và các chỉ số nền hành chính công nói chung. “Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải làm gương, tăng cường tiếp công dân, giải quyết thấu đáo nguyện vọng để người dân thêm niềm tin vào cơ quan công quyền”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Minh Châu nhấn mạnh. (Hanoimoi.com.vn 26/8, Nguyễn Lê)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Khai trương Cổng Công khai ngân sách nhà nước

Sáng 26/8, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Đại sứ Thụy Sĩ Ivo Sieber, Giám đốc điều hành Danh mục dự án của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Stefanie Stallmeister và Quyền trưởng ban Hợp tác phát triển thuộc Đại sứ quán Canada Nina Seahra bấm nút chính thức vận hành Cổng Công khai Ngân sách nhà nước (https://ckns.mof.gov.vn/).

 Cổng Công khai sau khi đi vào hoạt động và khai thác sẽ đem lại những ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động tài chính ngân sách nhà nước nói chung và công khai ngân sách nói riêng.

 Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Cổng Công khai Ngân sách nhà nước được xây dựng trên cơ sở tham khảo các mô hình tiên tiến trên thế giới và yêu cầu về công khai, minh bạch ngân sách của Việt Nam, từng bước hiện thực hóa mục tiêu của Chính phủ và Bộ Tài chính trong việc cam kết thực hiện công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình trong việc phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực công. Đối với Bộ Tài chính, Cổng sẽ giúp quá trình tổng hợp báo cáo công khai ngân sách được thực hiện nhanh và chính xác hơn. Đây còn là công cụ cho phép giám sát quá trình thực hiện công khai của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

 Đối với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, công tác báo cáo công khai ngân sách sẽ trở nên đơn giản và thuận tiện hơn. Còn đối với người dân, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và các tổ chức trong và ngoài nước, đây là một kênh truyền thông cung cấp dữ liệu, thông tin cần thiết để giúp họ nắm bắt các vấn đề liên quan đến tài chính ngân sách quốc gia, qua đó thể hiện sự quan tâm và tăng cường sự giám sát của xã hội. Nhờ đó, sẽ góp phần cải thiện điểm số công khai minh bạch ngân sách quốc gia, công khai ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương và công khai ngân sách địa phương.

 “Việc xây dựng và đưa vào sử dụng chính thức Cổng Công khai ngân sách Nhà nước (NSNN) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện công khai minh bạch, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài tra cứu, khai thác thông tin dữ liệu, giúp tăng cường hoạt động giám sát NSNN, nâng cao trách nhiệm giải trình về quản lý, sử dụng NSNN. Thông qua đó, góp phần tăng cường kỷ luật tài khóa, sử dụng có hiệu quả nguồn lực NSNN”, Bộ trường Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh. (VOV.vn 26/8, Cẩm Tú)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Xe công lại có mặt ở đám giỗ nhà mẹ Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng

Đây không phải là lần đầu tiên xe công biển xanh có mặt tại đám tiệc nhà cán bộ ở tỉnh Sóc Trăng.

 Hai ngày qua, người dân ở ấp Phú Giao, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) bàn tán xôn xao trước việc nhiều xe biển xanh chở cán bộ ghé nhà ông Trần Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng để dự đám giỗ.

 Theo đó, khoảng 10 giờ 30 phú cùng ngày 25-8, chúng tôi có mặt ở khu vực nhà ông Tuấn thì thấy xe 4 chỗ ngồi mang biển số xanh 83D-0322 chạy đến cổng. Người bước xuống xe được xác định là một Phó Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị.

 Đến 10 giờ 54 phút cùng ngày, chiếc xe 7 chỗ biển số 80A-021.10 chạy tới, để vài người nữa bước vào nhà ông Tuấn dự đám giỗ. Sau khi những người đi trên xe công vào nhà ông Tuấn xong, tài xế xe này đã điều khiển xe về hướng Sóc Trăng, vào một quán cà phê võng cách nhà ông Tuấn vài trăm mét để chờ.

 Lúc 11 giờ 49 phút, xe 7 chỗ biển số 83A-004.50 đưa thêm 3 cán bộ tới đám giỗ. Trong đó có Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị là ông Trương Vũ Phương và một cán bộ là Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy huyện Thạnh Trị; người còn lại chúng tôi chưa xác định được.

 Ông Trần Ngọc Tuấn trước đây từng giữ chức Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị, Bí thư Huyện ủy huyện Thạnh Trị. Hiện nay, ông Tuấn là Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng. Ông Tuấn có con trai trước đây công tác tại Văn phòng UBND huyện Thạnh Trị, nay làm Phó Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Sóc Trăng.

 Đây không phải là lần đầu tiên xe công biển số xanh có mặt tại đám tiệc nhà cán bộ ở Sóc Trăng. Trước đó, vào cuối tháng 7-2019, nhiều xe biển xanh "nườm nượp" có mặt tại đám cưới con trai bà Hồ Thị Cẩm Đào - Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.

 Trả lời với báo chí lúc đó, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng Trần Ngọc Tuấn, cho rằng: "Trước đây, Sóc Trăng từng xử lý nghiêm nhiều vụ dùng xe công sai quy định, vậy mà vẫn còn tái diễn. Nếu ai sử dụng sai thì người đó phải chịu trách nhiệm và bị xử lý", lời Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc Trăng".

 Sau đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng kết luận bà Đào còn chủ quan, thiếu cân nhắc mời khách đến dự tiệc cưới khá đông dẫn đến gây thắc mắc, bàn tán trong dư luận và trên một số báo chí. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng thống nhất kết luận rằng bà Đào tổ chức lễ cưới cho con là việc làm bình thường theo phong tục, tập quán của người dân Nam bộ, không biểu hiện vụ lợi.

 Tuy nhiên, bà Đào còn chủ quan, thiếu cân nhắc mời khách đến dự tiệc cưới khá đông dẫn đến gây thắc mắc, bàn tán trong dư luận và trên một số báo chí. Việc làm này là chưa gương mẫu, ảnh hưởng tới uy tín cá nhân bà Đào và đảng bộ tỉnh. Vì thế, bà Đào cần rút kinh nghiệm sâu sắc. (Người lao động 26/8, Hoàng Kim)Về đầu trang

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cùng loạt lãnh đạo bị kiểm điểm vì sai phạm đất đai

Thanh tra tỉnh Kiên Giang vừa tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh này về việc xử lý những sai phạm đất đai theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Ngoài UBND tỉnh Kiên Giang, 22 đơn vị khác phải tổ chức kiểm điểm, xử lý cán bộ sai phạm. Đến nay, 9 đơn vị báo cáo kết quả, số còn lại đang thực hiện. 

Theo đó, hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang là các ông Phạm Vũ Hồng, Lê Văn Thi cùng 12 người nguyên là Phó Chủ tịch, thành viên UBND tỉnh giai đoạn 2011-2017 phải kiểm điểm rút kinh nghiệm.

 Trong 6 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh bị kiểm điểm có ông Nguyễn Thanh Nghị, hiện là Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang; ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc; bà Lê Thị Minh Phụng và các ông Mai Anh Nhịn, Lâm Hoàng Sa, Lê Khắc Ghi đã nghỉ hưu.40 cán bộ bị kiểm rút kinh nghiệm còn lại là công chức tại các sở, ngành, UBND huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành, Giồng Riềng.

 Riêng huyện Phú Quốc có 21 cán bộ bị kiểm điểm rút kinh nghiệm, 5 cá nhân kỷ luật cảnh cáo và 11 người nhận kỷ luật khiển trách.

 Về xử lý kinh tế, tỉnh Kiên Giang đã truy thu tiền thuế tài nguyên hơn 2,2 tỷ đồng. Đối với nợ đọng tiền sử dụng đất, tiền thuế đất, Cục Thuế tỉnh Kiên Giang thu hơn 822 tỷ đồng trong tổng số hơn 1.549 tỷ đồng.

 Số tiền không có khả năng thu hồi trên 39 tỷ đồng do doanh nghiệp phá sản hoặc không triển khai dự án.

 Được biết, cuối tháng 4/2020, Thanh tra Chính phủ kết luận về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2011-2017.

 Theo Thanh tra Chính phủ, trong giai đoạn 2011-2014, toàn bộ 145 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Kiên Giang không lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết do quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chậm được phê duyệt.

 Tỉnh này còn chậm triển khai thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng phân khu chức năng trong Khu kinh tế Phú Quốc, dẫn đến Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc giao đất, cho thuê đất đối với một số tổ chức để thực hiện dự án đầu tư chưa phù hợp hoặc vượt diện tích so với chỉ tiêu sử dụng đất đã được Thủ tướng phê duyệt.

 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Quốc và Vườn quốc gia Phú Quốc đã buông lỏng quản lý rừng, dẫn tới tình trạng các hộ dân lấn chiếm diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được ngăn chặn, xử lý. (Thoidai.com.vn 26/8)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Arab Saudi: Sa thải nhiều quan chức vì tham nhũng tại các dự án du lịch

Những người bị sa thải bao gồm thống đốc của 2 thành phố ven Biển Đỏ là Umluj và Al-Wajh, người đứng đầu bộ phận an ninh biên giới, một số sỹ quan chỉ huy địa phương và quan chức từ Bộ Nội vụ.

 Theo Hãng Thông tấn Arab Saudi (SPA), những người này đang bị điều tra vì đã tạo điều kiện cho việc lấn chiếm đất đai của Chính phủ nằm trong các dự án du lịch đang được phát triển dọc theo bờ Biển Đỏ ở AlUla (vùng đất đầu tiên của Ả Rập Xê Út có di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2008) và khu nghỉ dưỡng trên núi Abha.

 SPA cũng thông tin, các vi phạm đã có "tác động lớn đến việc hoàn thành các dự án" và gây ra "thiệt hại về môi trường".

 Đẩy mạnh du lịch là một trong những trọng tâm trong Chương trình Cải cách Tầm nhìn 2030 của Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman để chuẩn bị cho nền kinh tế nước này bước vào kỷ nguyên hậu dầu mỏ. Cuối tháng 9 năm ngoái, Arab Saudi thông báo lần đầu tiên cấp thị thực du lịch cho du khách nước ngoài, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường đầu tư vào lĩnh vực mà Chính phủ nước này kỳ vọng sẽ đóng góp 10% GDP vào năm 2030.

 Bên cạnh đó, Riyadh cũng đặt mục tiêu thu hút 100 triệu lượt du khách cả trong nước và quốc tế vào năm 2030. Tuy nhiên, trước tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng để tiếp đón lượng khách lớn nói trên, nước này ước tính cần tới 500.000 phòng khách sạn mới trên toàn quốc và khoản đầu tư 67 tỷ USD cho ngành Du lịch trong thập kỷ tới.

 Arab Saudi đã công bố một loạt dự án du lịch trị giá hàng tỷ USD trong nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của Vương quốc này. Và việc điều tra tham nhũng, sa thải các quan chức vi phạm là một phần trong chiến dịch trấn áp tham nhũng mới nhất của Chính phủ.

 Luật sư Dimah Talal Al-Sharif cho biết, pháp luật về tham nhũng ở Arab Saudi là rất rõ ràng, dù các vụ việc có thể mang tính chất phức tạp. “Các vụ án tham nhũng được coi là một trong những dạng án phức tạp nhất, do có sự chồng chéo của nhiều người và tính chất đặc biệt trong đó", bà Al-Sharif nói và cho rằng, yêu cầu quan trọng trong những trường hợp như vậy là các nhà chức trách phải thực hiện tất cả những bước cần thiết để bảo vệ nhân chứng một cách thích hợp. Điều này phù hợp với quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, "yêu cầu ban hành các quy định pháp luật cần thiết để bảo vệ nhân chứng trong tội phạm tham nhũng ở các quốc gia thành viên".

 Tuy nhiên, theo bà Al-Sharif, rất khó để bảo đảm danh tính của nhân chứng không bị tiết lộ, đặc biệt là khi số ít nhân chứng có kiến thức về tham nhũng. (Thanhtra.com.vn 25/8, Ngọc Anh)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

Các tin khác