Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 24-8-2020

14:20, Thứ Hai, 24-8-2020

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Tải file tại đây

CHỈ THỊ MỚI 1

1.                Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 17-21/8. 1

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 3

2.                The Economist: Việt Nam duy trì tăng trưởng trong năm 2020. 3

3.                Việt Nam và Ấn Độ trong cuộc đua đón sóng FDI 4

4.                TP.HCM kiến nghị Chính phủ về phát triển trung tâm tài chính. 5

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 6

5.                Ngân sách không phải là... “lá mít"! 6

QUẢN LÝ.. 7

6.                Bộ Chính trị làm việc với 15/67 đảng bộ, cho ý kiến về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng  7

7.                Chính phủ dự kiến tung gói hỗ trợ 90.000 tỷ đồng cho người dân. 8

8.                Gia Lai: Một Phó Chủ tịch UBND tỉnh đột ngột viết đơn xin thôi chức. 9

9.                Tìm ra nguyên nhân Phó Giám đốc Sở Tài chính Bạc Liêu chết tại nhà riêng. 9

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 10

10.             Quảng Ninh hướng tới nền hành chính không giấy tờ. 10

11.             Sóc Trăng tập trung cải cách thủ tục hành chính. 11

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 11

12.             Thủ tướng: Nếu không giải ngân thì cương quyết có chế tài, xử lý đến nơi đến chốn. 11

13.             Hà Nam là 1 trong 10 tỉnh, thành trên cả nước có tỷ lệ giải ngân cao. 13

14.             Nợ thuế ở TP HCM lên tới 30.172 tỉ đồng. 13

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 14

15.             Quảng Nam: Tổ chức ăn nhậu giữa mùa dịch, 3 cán bộ huyện bị đình chỉ công tác. 14

16.             Đồng Nai: Tạm đình chỉ Phó giám đốc Trung tâm tổ chức sự kiện. 15

17.             Khánh Hòa: Thay đổi cán bộ bị dân tố cáo "lọt" vào đoàn kiểm tra. 15

THẾ GIỚI 17

18.             Myanmar ra mắt cẩm nang giúp doanh nghiệp chống tham nhũng. 17

19.             Lương hưu người cao tuổi Trung Quốc chỉ đủ mua... dầu và muối 18

 CHỈ THỊ MỚI

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 17-21/8

Xử lý triệt để các ổ dịch COVID-19; tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý, giảm thiểu chất thải nhựa; điều kiện công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác; xử lý nghiêm việc sản xuất khẩu trang, găng tay không đảm bảo chất lượng;...là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 17-21/8/2020.

 Xử lý triệt để các ổ dịch COVID-19: Về phòng, chống dịch COVID-19, tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo tinh thần “chống dịch như chống giặc”, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân, doanh nghiệp, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, theo dõi sát tình hình, bình tĩnh, chủ động ứng phó, bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của người dân. Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19, trước hết tập trung mọi nguồn lực khoanh vùng, dập dịch, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch, nhất là ổ dịch ở Thành phố Đà Nẵng, không để dịch bệnh lây lan.

 Tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý, giảm thiểu chất thải nhựa: Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng mức thuế đối với túi nylon, bao bì và sản phẩm nhựa khác; nghiên cứu đề xuất đánh thuế vật liệu nhựa gốc (virgin plastics); chỉ đạo thanh tra, kiểm tra ngăn chặn các hành vi trốn thuế bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với túi nylon.

 Điều kiện công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới: Theo Quyết định 1274/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020, tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo các điều kiện như: Có 100% số huyện trên địa bàn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và sau khi rà soát đảm bảo đáp ứng được tất cả các tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Có 100% số thị xã, thành phố trên địa bàn được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và sau khi rà soát đảm bảo đáp ứng được yêu cầu theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ…

 Quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác: Theo Nghị định số 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, có 8 biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác: 1- Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; 2- Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; 3- Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; 4- Tiếp nhận, xử lý phản ánh về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; 5- Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại; 6- Ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác, thư điện tử, cuộc gọi rác; 7- Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; 8- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.

 Quy định về cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh: Chính phủ ban hành Nghị định 92/2020/NĐ-CP quy định về cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh. Nghị định này quy định về cải tạo, đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện dự bị động viên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh). Về nguyên tắc cải tạo, đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện, mỗi tỉnh cải tạo, đầu tư xây dựng 1 cơ sở huấn luyện.

 Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 với mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế-xã hội.

 Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 với 7 giải pháp thực hiện gồm: 1- Hoàn thiện thể chế, chính sách; 2- Khai thác tài nguyên khoáng sản hiệu quả, tiết kiệm; 3- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; 4- Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng trong nước và xuất khẩu; 5- Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 6- Nâng cao năng lực chế tạo thiết bị; 7- Bảo vệ môi trường trong sản xuất.

 Xử lý nghiêm việc sản xuất khẩu trang, găng tay không đảm bảo chất lượng: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công Thương, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sản xuất, vận chuyển khẩu trang, găng tay không bảo đảm chất lượng, nguồn gốc. (Chinhphu.vn 22/8, Chí Kiên)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

The Economist: Việt Nam duy trì tăng trưởng trong năm 2020

Trong một bài viết mới đây, Tạp chí The Economist của Anh đã có những nhận định rất tích cực về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm nay.

 Tạp chí The Economist đã đưa nhận định trên trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

 Theo tạp chí Economist (Anh), năm 2020 là thời điểm tốt mà các nhà kinh tế học gọi là "hội tụ tiến hóa", mô tả việc các nền kinh tế nghèo phát triển nhanh hơn các nền kinh tế giàu, do đó khoảng cách thu nhập được thu hẹp.

 Tuy nhiên, năm nay sẽ có chút khác biệt do tác động của đại dịch COVID-19. Rất ít nền kinh tế mới nổi phát triển, nhưng vì các nền kinh tế phát triển sẽ suy thoái nhanh hơn nên khoảng cách giữa các nền kinh tế đang phát triển với các nền kinh tế phát triển vẫn được thu hẹp. Bài viết nhận định một số nền kinh tế mới nổi sẽ vẫn tăng trưởng, đó có thể là Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.

 Căn cứ vào nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, bài viết nêu rõ Việt Nam có vị trí thuận lợi để thoát khỏi bẫy kinh tế COVID-19.

 Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đã tạo đủ không gian tài khóa để thực hiện biện pháp kích thích tài khóa đầy tham vọng. Do đó, Chính phủ có thể nâng cao cả tổng cầu trong ngắn hạn và tổng cung trong dài hạn bằng cách chi tiêu nhiều hơn và tốt hơn.

 Thứ hai, bằng cách đi đầu trong cuộc chiến chống lại COVID-19, Việt Nam đã gia tăng dấu ấn của mình đối với nền kinh tế thế giới, từ đó thu hút các doanh nghiệp nước ngoài hiện đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động và giảm thiểu rủi ro liên quan đến các cú sốc khác trong tương lai. (VTV.vn 23/8)Về đầu trang

Việt Nam và Ấn Độ trong cuộc đua đón sóng FDI

Tuần qua, giới truyền thông đã dành nhiều sự chú ý về thông tin Samsung dự định chuyển một phần các hoạt động sản xuất của mình tại Việt Nam sang các nhà máy tại Ấn Độ.

 Samsung Việt Nam sau đó đã lên tiếng khẳng định, việc điều chỉnh sản lượng sản xuất tại Ấn Độ, không liên quan đến các nhà máy của hãng tại Việt Nam.

 Tuy nhiên, có thể thấy, trong cuộc đua nhằm thu hút luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Ấn Độ thực sự đang đạt được những bước tiến dài trong thời gian qua, khi hàng loạt tập đoàn lớn đang nối nhau dịch chuyển hoạt động sản xuất tới quốc gia này.

 Theo Economic Times, Samsung đã đệ trình lên chính phủ Ấn Độ kế hoạch sản xuất điện thoại thông minh trị giá hơn 40 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Trong đó, các thiết bị có giá xuất xưởng 200 USD có thể chiếm hơn 25 tỉ USD. Một quan chức cấp cao của New Delhi cho biết, hầu hết điện thoại thông minh được sản xuất trong phân khúc 200 USD nói trên sẽ được xuất khẩu sang các thị trường khác. Ngoài điện thoại, Samsung cũng sản xuất TV ở Ấn Độ cho thị trường nội địa và có kế hoạch xây dựng một nhà máy màn hình điện thoại thông minh tại nước này.

 Theo truyền thông Ấn Độ, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu có nhiều dịch chuyển, quốc gia Nam Á này đang thu hút mạnh nguồn vốn FDI, mỗi năm cao hơn đáng kể so với năm trước đó. Trong tài khóa 2019 - 2020, Ấn Độ đã thu hút 74 tỷ USD vốn FDI, tăng 20% với tài khóa trước đó. Còn theo Theo Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi Ấn Độ, ngay cả trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, vẫn có hơn 22 tỷ USD vốn FDI chảy vào quốc gia này. 

Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến những thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Ấn Độ thời gian qua được cho là các chính sách ưu đãi doanh nghiệp rất hấp dẫn của New Delhi.

 Theo Đại sứ Phạm Sanh Châu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Ấn Độ, Bhutan và Nepal, biện pháp thứ nhất mà Ấn Độ thực hiện để hút dòng vốn FDI, đó là xây dựng 1 quỹ đất "sạch" rất lớn khoảng 461.000 ha cho bất kỳ nhà đầu tư nào có nhu cầu. Diện tích này bằng 6 lần diện tích Singapore, cũng như gấp đôi diện tích của Luxembourg.

 Ngoài ra, Ấn Độ chọn 10 vùng trung tâm công nghiệp sản xuất tại 9 bang, với 100 khu công nghiệp nổi tiếng để giới thiệu cho 600 công ty nổi tiếng trên thế giới.

 Cũng theo ông Châu, Ấn Độ đã tạo ra 1 bộ máy để thu hút vốn đầu tư ở chính quyền liên bang và tiểu bang. Mỗi tiểu bang, căn cứ vào từng đặc điểm vùng miền, thế mạnh của mình, để xây dựng một mô hình lôi kéo các quốc gia khác.

 Thứ 3, theo ông Châu, Ấn Độ đã xây dựng một loạt các đề án, trong đó có những chính sách thuế, ưu đãi, hỗ trợ khác. Ấn Độ quyết định đầu khoảng 6,62 tỷ USD để thúc đẩy sản xuất điện tử trong nước, củng cố hệ sinh thái, và ngành nghề, hạ tầng cơ sở hạ tầng khác.

 Với chính sách này, Ấn Độ dự kiến, riêng trong lĩnh vực điện tử và chất bán dẫn... sẽ đạt được quy mô đầu tư 132 tỷ USD vào năm 2025, tạo 500.000 việc làm trực tiếp, 1,5 triệu việc làm gián tiếp…

 Cùng với đó là nhiều lợi thế khác như: Lực lượng lao động trẻ, có kỹ năng công nghệ thông tin tốt, và nói tiếng Anh phổ cập...

 Ấn Độ đang sở hữu khá nhiều lợi thế trong cuộc chạy đua thu hút vốn FDI. Thế nhưng các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam chúng ta cũng có những lợi thế riêng.

 Về quy mô thị trường, dân số Ấn Độ cao gấp 13 lần Việt Nam, nên thị trường nội địa của Ấn Độ rất lớn so với Việt Nam. Tuy nhiên, bù lại Việt Nam lại có thị trường ASEAN, với 600 triệu dân, và 13 hiệp định thương mại tự do đang thực hiện, mới nhất là EVFTA. Các hiệp định này sẽ giúp hàng hóa Việt Nam có thể tiếp cận nhiều thị trường, với hàng trăm triệu người tiêu dùng và có nhu cầu chi trả cao.

 Ở chiều ngược lại, New Delhi lại đang có thái độ tương đối thận trọng đối với các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện (RCEP) hay FTA với Liên minh châu Âu (EU). Sự thận trọng này có thể ảnh hưởng đáng kể đến luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ.

 Bên cạnh đó cũng cần kể đến vị trí địa lý, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế ở gần các điểm cung cấp đầu vào như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc) - nơi có nguồn cung linh kiện dồi dào cho hoạt động sản xuất lắp ráp.

 Ngoài ra, sự tương đồng với Trung Quốc về văn hóa, chính trị, vị trí địa lý, cũng giúp các doanh nghiệp dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc tới Việt Nam có thể tiết giảm tối đa chi phí và vẫn duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất hiện có tại Trung Quốc. (VTV.vn 22/8)Về đầu trang

TP.HCM kiến nghị Chính phủ về phát triển trung tâm tài chính

UBND TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ ủng hộ chủ trương xem mục tiêu phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP.HCM là nhiệm vụ trọng điểm, chiến lược quan trọng của quốc gia.

 TP.HCM cũng kiến nghị Trung ương đưa chủ trương này vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2045.

 Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thành phố sẽ xây dựng đề án cụ thể và huy động các nguồn lực xã hội để hiện thực hóa chủ trương này.

 Theo UBND TP.HCM, môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định là điều kiện để các trung tâm tài chính hình thành và phát triển.

 Hiện, thành phố là đầu tàu kinh tế của cả nước, đóng góp tới 22,3% GDP. Thành phố cũng là nơi ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam. Hạ tầng tài chính của thành phố vẫn còn tiềm năng rất lớn.

 Trong ngắn hạn, trung tâm tài chính tại TP.HCM sẽ hoàn chỉnh ở cấp độ quốc gia; trong trung hạn sẽ định hướng tầm cỡ khu vực. Bước đầu, trung tâm tài chính tại TP.HCM đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ tài chính cho các quốc gia lân cận như: Lào, Campuchia, Myanmar hay Brunei; tiếp đó sẽ hướng đến mục tiêu gia nhập mạng lưới trung tâm tài chính khu vực.

 Trong dài hạn, trung tâm tài chính tại TP.HCM sẽ thu hút những nguồn cung, cầu về sản phẩm tài chính phục vụ phát triển hoạt động thương mại, đầu tư vào kinh doanh, thu hút các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế hàng đầu toàn cầu.

 UBND thành phố cho rằng ý tưởng xây dựng một trung tâm tài chính của Việt Nam đã có từ nhiều năm trước, nhưng do điều kiện chưa chín muồi nên chưa trở thành hiện thực. Việc hình thành trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là xu thế tất yếu của kinh tế hiện đại, mà còn thể hiện hình ảnh của một quốc gia năng động, phát triển và hội nhập, góp phần quan trọng trong việc nâng vị thế quốc gia. (VTV.vn 23/8)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Ngân sách không phải là... “lá mít"!

Hàng chục tỉ đồng ra khỏi Kho bạc Nhà nước cho một doanh nghiệp ứng trước khi thi công dự án, nhưng ứng tiền xong thì "bỏ túi", dự án vẫn nằm im. Gần cả trăm tỉ ngân sách đầu tư cho một dự án thủy lợi, nhưng làm xong thì hư hỏng ngay, không sử dụng được...

 Những câu chuyện như vậy lẽ ra không còn thời sự nữa trong bối cảnh lò chống tham nhũng đã khởi động khá lâu và "đỏ lửa" liên tục với cường độ ngày càng quyết liệt. Và còn thời sự hơn cả chuyện làm sai trái, gây hậu quả thiệt hại cho ngân sách nhà nước, làm mất lòng tin của nhân dân về bộ máy lãnh đạo, công quyền, là chuyện những cán bộ gây ra hậu quả đó hoặc là không bị xử lý theo quy định hoặc là chuyển đi làm ở những vị trí khác, có thể cao hơn vị trí cũ.

 Điển hình, mới đây nhất là tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Dự án "Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư nông thôn phục vụ phòng, chống ngập lụt xã Phương Mỹ" với số vốn đầu tư từ ngân sách 34,7 tỉ đồng; và dự án "Kè chống sạt lở sông Ngàn Sâu" với số vốn từ ngân sách 48 tỉ đồng.

 Tại 2 dự án này, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoàng Ngọc đều xác nhận đã được ứng tiền từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Hà Tĩnh. Theo KBNN tỉnh này thì số tiền ứng của 2 dự án lần lượt là 17,3 tỉ và 14 tỉ từ năm 2018 và 2019; KBNN cũng đã nhiều lần phát văn bản thu hồi do ứng tiền xong nhưng nhà thầu không thi công.

 Tại tỉnh Gia Lai, công trình thủy lợi Pleikeo có vốn ngân sách đầu tư 119 tỉ đồng, vừa hoàn thành năm 2019, chưa bàn giao thì đã hư hỏng, không sử dụng được. Hình ảnh từ Clip do Báo Lao Động thực hiện cho thấy, người dân dùng tay bóp vỡ bê tông trên các tuyến kênh dễ dàng như bóp... bánh tráng đã nói lên sự thật về chất lượng thi công công trình thủy lợi này.

 Vì sao tình trạng ngân sách nhà nước bị buông lỏng quản lý, để thất thoát, không hiệu quả, bị xà xẻo, lợi dụng, tham nhũng... vẫn tiếp tục xảy ra như vậy? Cho ứng ra khỏi két ngân sách hàng chục tỉ đồng khi phía thi công chưa có mặt bằng để thi công, kéo dài hàng năm trời; vậy mà không một cán bộ liên quan nào bị xử lý ngoài việc "liên tục phát công văn thu hồi".

 Trong các chế tài xử lý, cần thêm vào việc cùng với thu hồi vốn cho ứng, phải tính tiền lãi theo lãi suất vay thương mại cộng với phạt nộp chậm. Thử hỏi, còn ai trong ngành Kho bạc dám ký giải ngân cho ứng khi đơn vị thi công chưa có mặt bằng?

 Một mấu chốt nữa là việc truy, xử lý trách nhiệm người đứng đầu chưa tuân thủ nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước.  Theo kết luận của Thanh tra TPHCM, Sở Giáo dục và Đào tạo đã duyệt chi phí tổ chức khóa đào tạo giảng viên dạy Toán, Khoa học bằng tiếng Anh với số tiền 36 tỉ đồng "chưa phù hợp"; và nhiều khoản tiền vi phạm khác cũng từ hàng trăm triệu đến vài tỉ. Nhưng, người đứng đầu là Giám đốc sở Lê Hồng Sơn cũng chỉ bị... phê bình.

 Trong khi 2 dự án trọng điểm với hàng chục tỉ đồng của ngân sách đã ứng cho nhà thầu nhưng cũng nằm trây ra đó, không thực hiện được, thì Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Lê Ngọc Huấn vẫn được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tiến cử lên vị trí Bí thư Huyện ủy huyện này.

 Nếu người đứng đầu nơi có dự án thủy lợi "mềm như bánh tráng" tại Gia Lai vẫn tiếp tục... vô can, nếu các vụ ứng xử với tiền ngân sách mà như lá mít vẫn tiếp tục không bị xử lý bởi các chế tài đủ mạnh, nghiêm khắc thì quả thực không tiền thuế nào nuôi nổi bộ máy và trả nợ vay. (Laodong.vn 23/8, Lâm Chí Công)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Bộ Chính trị làm việc với 15/67 đảng bộ, cho ý kiến về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng

Từ ngày 17 - 22/8, Bộ Chính trị tiếp tục làm việc theo nhóm với 11 đảng bộ trực thuộc Trung ương.

 Các buổi làm việc với những đảng bộ trực thuộc Trung ương của Bộ Chính trị nhằm mục đích cho ý kiến vào dự thảo các văn kiện và phương án nhân sự cấp ủy trước khi tiến hành đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025.

 Nhóm 1 do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì, làm việc với đảng bộ các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước.

 Nhóm 2 do đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chủ trì, làm việc với đảng bộ tỉnh Quảng Ninh.

 Nhóm 3 do đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì, làm việc với đảng bộ các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai, Nam Định, Bình Thuận, Kon Tum và Gia Lai.

 Tại các buổi làm việc, sau khi nghe đại diện lãnh đạo Đảng bộ các tỉnh trình bày dự thảo văn kiện và phương án công tác nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025, ý kiến đóng góp của các ban, Bộ, ngành Trung ương, các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cho ý kiến về những văn kiện của các đảng bộ.

 Đối với dự thảo báo cáo chính trị của cấp ủy và dự thảo nghị quyết trình đại hội đảng bộ, cho ý kiến về những vấn đề quan trọng như chủ đề, kết cấu, đánh giá, nhận định chủ yếu, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn, những nội dung cơ bản của báo cáo chính trị đưa vào dự thảo nghị quyết, các định hướng lớn nêu trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng có liên quan trực tiếp đến các đảng bộ.

 Đối với dự thảo báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành đảng bộ, cho ý kiến chủ yếu về tính nghiêm túc, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình của cấp ủy; về nội dung và phương thức lãnh đạo; những kinh nghiệm tốt, cách làm mới trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và nhất là việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Đối với phương án nhân sự của cấp ủy, cho ý kiến về quá trình chuẩn bị nhân sự, số lượng Ban chấp hành, Ban thường vụ và về tiêu chuẩn, nhất là cơ cấu về độ tuổi, tỉ lệ tuổi trẻ, tỉ lệ nữ, tỉ lệ tái cử.

 Căn cứ vào ý kiến kết luận của đồng chí chủ trì hội nghị và ý kiến các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ban, Bộ, ngành Trung ương, các đảng bộ sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện những dự thảo văn kiện và phương án công tác nhân sự đại hội để tổ chức thành công đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025.

 Như vậy, tính đến ngày 22/8/2020, Bộ Chính trị đã làm việc với 15/67 đảng bộ trực thuộc Trung ương. Công tác tổ chức, làm việc được các đảng bộ và cơ quan liên quan chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo, trách nhiệm cao, quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị và những quy định, hướng dẫn của Trung ương. Những buổi làm việc của Bộ Chính trị với các đảng bộ trong tuần đầu, đợt 2 đã bảo đảm tốt những yêu cầu chung. (VTV.vn 22/8)Về đầu trang

Chính phủ dự kiến tung gói hỗ trợ 90.000 tỷ đồng cho người dân

Mới đây, Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản gửi Bộ KH&ĐT để tổng hợp đề xuất Chính phủ thực hiện gói hỗ trợ lần hai cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

 Đối tượng được hưởng chính sách lần này sẽ rộng hơn lần một. Ước tính sơ bộ, khả năng thực hiện sẽ vào khoảng 70.000 - 90.000 tỷ đồng, trong thời gian từ tháng 9 đến cuối năm nay.

 Doanh nghiệp vừa và nhỏ; hợp tác xã, tổ hợp tác; hộ kinh doanh; người lao động tại khu vực nông thôn sẽ được Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ lãi vay 3,96%, bằng một nửa lãi suất vay đối với hộ nghèo, trong vòng 12 tháng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh được vay mức tối đa 2 tỷ đồng và 100 triệu đồng đối với người lao động.

 Nếu chính sách này có hiệu lực, Bộ LĐ-TB&XH ước tính Nhà nước phải hỗ trợ khoảng 15.000 tỷ đồng. Dự kiến, 100.000 người và 10.000 cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng chính sách lần này.

 Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất hỗ trợ người lao động phải thuê nhà, hoặc nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi bị mất việc làm, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, ngừng việc mỗi người 1 triệu đồng. Thời gian áp dụng từ tháng 9 đến tháng 12/2020. Kinh phí Nhà nước bỏ ra ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng.

 Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất Thủ tướng xem xét giảm lãi suất vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội…

 Cuối tháng 4, trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, Chính phủ cũng đã ban hành quyết định hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Gói hỗ trợ này giá trị 62.000 tỷ đồng.

 Theo Bộ LĐ-TB&XH, tính đến ngày 10/8, có gần 16 triệu người được thụ hưởng chính sách trên, với tổng kinh phí trên 17,5 ngàn tỷ đồng. Kho bạc Nhà nước trung ương thực hiện giải ngân 11.982 tỷ đồng, để hỗ trợ cho trên 12 triệu người và 13.725 hộ kinh doanh. (VTV.vn 22/8)Về đầu trang

Gia Lai: Một Phó Chủ tịch UBND tỉnh đột ngột viết đơn xin thôi chức

Ông Nguyễn Đức Hoàng, Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa đột ngột làm đơn gửi tới cấp có thẩm quyền xin thôi các chức vụ.

 Cụ thể, trong đơn ông Nguyễn Đức Hoàng nêu vì lý do sức khoẻ, nên ông xin thôi Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thôi chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai. Hiện nay, tỉnh uỷ Gia Lai đã tiếp nhận đơn và đang xem xét đơn.

 Ông Nguyễn Đức Hoàng (SN 1963), quê quán Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Định; trình độ cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán tổng hợp, lý luận chính trị cao cấp.

 Trước khi giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, ông từng giữ chức Phó chánh văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Đăk Đoa, Bí thư huyện uỷ Đăk Đoa. (Vov.vn 22/8, Nguyễn Thảo)Về đầu trang

Tìm ra nguyên nhân Phó Giám đốc Sở Tài chính Bạc Liêu chết tại nhà riêng

Ngày 23/8, các ngành chức năng của tỉnh Bạc Liêu đã xác định được nguyên nhân dẫn đến cái chết đột ngột của ông Phan Chí Quang (41 tuổi; ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), Phó Giám đốc Sở Tài chính Bạc Liêu.

Theo đó, sau khi giải phẫu tử thi để khám nghiệm theo yêu cầu của vợ ông Quang, đồng thời qua kết quả điều tra, làm rõ, cơ quan chức năng xác định ông Quang tử vong là do uống quá nhiều bia rượu và trúng gió chứ không có lực tác động nào từ bên ngoài.

 Như đã thông tin, chiều 21/8, ông Quang có khách, ăn uống đến tối rồi về nhà ở khu vực gần khu Hồ Nam. Khi về nhà, ông Quang trong tình trạng rất say và nằm ngủ trên võng, bắt quạt gió để ngủ.

 Vợ ông Quang mặc dù đang mang thai nhưng vẫn nằm cạnh chồng để theo dõi sức khỏe. Tuy nhiên, do ngủ quên nên đến 4 giờ sáng 22/8, vợ ông Quang thức giấc thì phát hiện chồng nằm bất động nên gọi cấp cứu. Bác sĩ đến kiểm tra thì xác định ông Quang đã tử vong.

 Ông Quang trưởng thành trong ngành tài chính tỉnh Bạc Liêu, được lãnh đạo đánh giá năng nổ, nhiệt tình. Trước khi trở thành 1 trong 2 Phó Giám đốc Sở Tài chính Bạc Liêu, ông Quang là Trưởng Phòng Tài chính – Doanh nghiệp của Sở Tài chính tỉnh Bạc Liêu. (Nld.com.vn 22/8, Hoàng Kim – Tâm Quân)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Quảng Ninh hướng tới nền hành chính không giấy tờ

Những năm qua, Quảng Ninh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hướng tới nền hành chính không giấy tờ.

 Tại Phòng Văn thư của Sở NN&PTNT, giờ không còn những bộ hồ sơ xếp cao chờ xử lý như trước, thay vào đó, văn bản được truyền thông qua hệ thống mạng tới các phòng chức năng của Sở trong vòng từ 1-2 phút. Chị Đỗ Thị Kim Thanh, chuyên viên Văn phòng, Sở NN&PTTNT, chia sẻ: "Từ khi sử dụng hộp thư điện tử, tôi chỉ cần vài thao tác trên máy tính để xử lý các công văn. Tôi không còn phải in ấn giấy tờ, đi lại nhiều để báo cáo, không phải chờ lãnh đạo đi họp hay đi công tác rồi mới về ký và phát hành văn bản như trước. Với hệ thống quản lý văn bản điện tử, tôi có thể trình lãnh đạo ký bất cứ thời điểm nào, lãnh đạo ký qua chữ ký số rất thuận tiện, nhờ đó công việc không bị gián đoạn". 

Thời gian qua, các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh đẩy mạnh sử dụng hệ thống quản lý văn bản để chuyển công văn, giấy tờ qua mạng. Đến nay, phần mềm quản lý văn bản đã được triển khai tại 100% sở, ban, ngành, các địa phương cấp huyện, cấp xã trong tỉnh. Trên 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các đơn vị được trao đổi dưới dạng điện tử, trên môi trường mạng, trong đó trên 95% sử dụng chữ ký số. Đến hết năm 2019, Quảng Ninh đã có trên 7 triệu văn bản được trao đổi văn bản điện tử có chữ ký số qua mạng. Ước tính, sau hơn 5 năm áp dụng chính quyền điện tử, người dân và doanh nghiệp trong tỉnh đã giảm hơn 45% thời gian làm TTHC, tiết kiệm 70 tỷ đồng/năm.

 Bên cạnh trao đổi văn bản điện tử, thời gian qua Quảng Ninh đã đột phá trong cải cách TTHC. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc giải quyết các TTHC, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến tập trung của tỉnh đã được xây dựng và cung cấp cho người dân, doanh nghiệp chính thức từ ngày 1/7/2016. Đến nay, số TTHC cung cấp dịch công mức độ 3 và 4 đạt trên 80%. Qua đó giúp minh bạch hóa quá trình giải quyết TTHC của cơ quan quản lý nhà nước, cho phép người dân tham gia giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan nhà nước.

 Anh Đặng Quốc Cường, Trưởng Phòng Kỹ thuật, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Việt Long (TP Hạ Long), chia sẻ: "Từ khi tỉnh triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, chúng tôi ngồi bất cứ đâu có mạng internet là có thể gửi được hồ sơ qua mạng, hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, thuận lợi...".

 Đặc biệt, cuối năm 2019 Cổng dịch vụ công quốc gia chính thức khai trương, trong đó tỉnh Quảng Ninh vinh dự là một trong 3 địa phương toàn quốc được lựa chọn thí điểm tiếp nhận và giải quyết các TTHC cho các tổ chức, công dân thông qua cổng trực tuyến này. Cổng dịch vụ công quốc gia đi vào hoạt động sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và người dân có thể lựa chọn nộp hồ sơ trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Quảng Ninh.

 Đến nay 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã đã được cấp chứng thư số để sử dụng; 100% văn bản đều được chứng thực chữ ký số trước khi phát hành trên môi trường mạng. Quảng Ninh đang từng bước triển khai xây dựng chính quyền số, xây dựng thành phố thông minh, CNTT được ứng dụng để tăng cường minh bạch, chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cải thiện và nâng cao tiện lợi cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, chất lượng, hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội.

 Mỗi năm, tỉnh Quảng Ninh tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng chi phí hành chính nhờ áp dụng chữ ký số, trao đổi văn bản điện tử. Sự chuyển động tích cực từ các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh là tiền đề để Quảng Ninh thực hiện thành công chính quyền không giấy tờ, chính quyền số thời gian tới. (Baoquangninh.com.vn 22/8, Ngọc Trâm)Về đầu trang

Sóc Trăng tập trung cải cách thủ tục hành chính

Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ, trọng tâm là rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, đến nay, tỉnh Sóc Trăng có 100% thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa và được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2. 

Số lượng thủ tục hành chính áp dụng trên địa bàn tỉnh là 1.845, trong đó có 107 thủ tục được giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông. Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2019, đã tiến hành tiếp nhận và trả kết quả giải quyết 1.334 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh. Kết quả khảo sát của đơn vị chức năng cho thấy hơn 99% tổ chức, cá nhân hài lòng với dịch vụ và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại trung tâm. Công tác cải cách thủ tục hành chính của tỉnh chuyển biến tích cực; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên. Năm 2019 chỉ số cải cách thủ tục hành chính của tỉnh đã tăng thêm 5 bậc, đứng ở thứ hạng 19/63 tỉnh, thành phố của cả nước và tăng 42 bậc so với năm 2015.

 Ðịnh hướng cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu tiếp tục cải cách mạnh mẽ về thể chế, kiểm soát chặt chẽ quy trình xây dựng văn bản pháp luật và việc ban hành mới thủ tục hành chính. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ công; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước... (Nhandan.com.vn 23/8)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Thủ tướng: Nếu không giải ngân thì cương quyết có chế tài, xử lý đến nơi đến chốn

Sáng 21/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến với các Bộ, ngành, địa phương trên toàn quốc đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2020.

 Đây là hội nghị giao ban lần thứ 2 kể từ Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc ngày 16/7/2020. Sau Hội nghị đó, Chính phủ đã tổ chức 7 Đoàn công tác do Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính làm trưởng đoàn kiểm tra tại các bộ, địa phương nhằm đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giải ngân vốn đầu tư công.

 Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại kết luận tại hội nghị tháng trước là quyết tâm giải ngân hết số vốn 630.000 tỷ đồng và hằng tháng sẽ họp để kiểm điểm công việc này. Giải ngân vốn đầu tư công là chủ trương quan trọng mà các Bộ, ngành, địa phương cần quán triệt. Cả hệ thống chính trị vào cuộc để thúc đẩy mạnh mẽ ngải ngân vốn đầu tư công. "Chúng ta làm việc đó đến đâu để tháo gỡ những khó khăn, ách tắc mà từ trước đến nay thường mắc phải", Thủ tướng nêu rõ. "Nói trên giấy tờ thì dễ, cứ bàn mà không xúc tiến thì không được". Ví dụ như khâu giải phóng mặt bằng là một ách tắc, nếu không vào cuộc tích cực, vận động nhân dân ủng hộ thì sẽ khó khăn.

 Chính phủ đã đề ra một số biện pháp cần thiết như phân bổ vốn nhanh, "vậy chúng ta đã phân bổ vốn hết chưa, vì sao chưa phân bổ hết", nhất là đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới. Một số dự án công trình quan trọng được giải quyết đến đâu, Thủ tướng nêu ví dụ cụ thể về dự án đường cao tốc Bắc-Nam, cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ…

 Đánh giá cao tiến bộ trong công tác giải ngân so với cùng kỳ, tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, vẫn còn có một số Bộ, ngành, địa phương chậm trễ. "Hôm nay, chúng ta rà lại những việc chúng ta đã nói, có kinh nghiệm gì, có vướng mắc nào để tháo gỡ". 

Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần hội nghị hôm nay "rất thẳng thắn, chân tình chứ không phải xuê xoa, dễ dãi, tinh thần là phải giải ngân hết số vốn còn lại ở các Bộ, các ngành, địa phương mà nếu không làm việc đó thì cương quyết có chế tài kèm theo để xử lý vấn đề đến nơi đến chốn". Không thể nói mà không làm, không thể có tiền mà không tiêu được do sự chủ quan, việc tổ chức thực hiện kém.

 Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay đã có 52/53 bộ, cơ quan Trung ương và 63/63 địa phương có phương án phân bổ vốn NSNN năm 2020 tuân thủ nguyện tắc, tiêu chí, phân bổ vốn đầu tư công quy định tại Luật Đầu tư công và các Nghị quyết của Quốc hội về NSNN năm 2020. Tuy vậy, chỉ có 38 bộ, cơ quan Trung ương và 43 địa phương giao chi tiết hết 100% kế hoạch vốn cho các dự án; 5 bộ, cơ quan Trung ương và 15 địa phương giao chi tiết trên 90% cho các dự án; còn lại 9 Bộ, cơ quan Trung ương và 5 địa phương giao chi tiết dưới 90% cho các dự án.

 Tổng số vốn NSNN các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã có quyết định/văn bản giao chi tiết cho các dự án đủ điều kiện giải ngân vốn là 455.491 tỷ đồng, đạt 95,4% kế hoạch đầu tư vốn được Thủ tướng Chính phủ giao (477.573 tỷ đồng).

 Hiện nay, có 9 bộ, cơ quan Trung ương và 9 địa phương có văn bản đề nghị chuyển trả lại kế hoạch vốn để điều chỉnh cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khác với tổng số vốn là 6.338 tỷ đồng. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được đề xuất bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2020 của 7 bộ, cơ quan Trung ương và 31 địa phương với tổng số vốn là 13.509 tỷ đồng.

 Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế giải ngân từ đầu năm đến 31/7/2020 là 193.040 tỷ đồng, đạt 40,98% kế hoạch Thủ tướng giao (không bao gồm vốn kéo dài từ các năm trước sang). Ước giải ngân đến 31/8 là 221.768 tỷ đồng, đạt 47% so với kế hoạch (cùng kỳ năm 2019 đạt 41,39%).

 Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Thủ tướng tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc ngày 16/7, sự đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giải ngân vốn của các Đoàn công tác nêu trên, tiến độ giải ngân từ cuối tháng 7 đến nay đã có sự chuyển biến và đạt kết quả tích cực. Có 5 bộ, cơ quan Trung ương và 19 địa phương có tỉ lệ giải ngân trên 60%. Tuy nhiên có 29 bộ, cơ quan Trung ương và 6 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 35%, trong đó, có 15 bộ, cơ quan Trung ương và một địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt dưới 15%. (VTV.vn 22/8)Về đầu trang

Hà Nam là 1 trong 10 tỉnh, thành trên cả nước có tỷ lệ giải ngân cao

Đồng chí Trương Hòa Bình đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Nam về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

 Buổi làm việc diễn ra trong chiều 22/8. Báo cáo với Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Xuân Đông cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng sản phẩm trong tỉnh ước đạt trên 17.480 tỷ đồng, tăng 6,43% so với cùng kỳ năm 2019; thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt 6.444 tỷ đồng, bằng 70% dự toán Trung ương và 69% dự toán địa phương.

 Trong thời gian qua, Chương trình phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh: 6/6 huyện, thành phố, thị xã và 83/83 xã trên địa bàn tỉnh đã đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; hạ tầng các khu công nghiệp được đầu tư đồng bộ, 7/8 khu công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên 75%.

 Từ đầu năm đến nay, tỉnh thu hút thêm 52 dự án mới, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả quan trọng. Tỉnh cũng đã lãnh đạo hoàn thành các Đại hội Đảng cấp cơ sở và trên cơ sở; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

 Làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Nam về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã ghi nhận kết quả tính đến ngày 15/8 vừa qua. Cụ thể, tỉnh Hà Nam đã giải ngân hơn 2.000 tỷ đồng, là 1 trong 10 tỉnh, thành trên cả nước có tỷ lệ giải ngân cao.

 hó Thủ tướng đề nghị tỉnh cần khắc phục tồn tại về giải phóng mặt bằng. Người đứng đầu các cấp cần tích cực chủ động rà soát, tháo gỡ hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc cho các dự án. 

Bên cạnh đó, tỉnh Hà Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thu hút đầu tư các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, chủ động đón dòng dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân các dự án trọng điểm, dự án có vốn đầu tư lớn, dự án hoàn thành trong năm 2020, đảm bảo giải ngân 100% nguồn vốn trong năm 2020.

 Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng yêu cầu tỉnh Hà Nam phải đạt cao hơn về thu ngân sách Nhà nước, phần đấu vào top các tỉnh, thành có số thu ngân sách Nhà nước trên 10.000 tỷ đồng/năm. (VTV.vn 22/8)Về đầu trang

Nợ thuế ở TP HCM lên tới 30.172 tỉ đồng

Thông tin từ Cục Thuế TP HCM cho biết tổng số tiền nợ thuế trên địa bàn TP tính đến đầu tháng 7-2020 đã lên tới 30.172 tỉ đồng, trong đó nợ khó thu 13.779 tỉ đồng, chiếm 45,67%. Đáng chú ý trong số này có 4 doanh nghiệp nợ thuế liên quan đến các khoản thu từ đất và không còn khả năng trả nợ. 

Theo ông Lê Duy Minh – Cục trưởng Cục Thuế TP HCM, thời gian qua, cục đã chủ động rà soát, điều chỉnh, phân loại nợ, tiến hành đôn đốc thu và áp dụng đầy đủ các thủ tục cưỡng chế đúng quy trình đối với những khoản nợ chuyển từ năm 2019 sang, khoản nợ của các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và không được gia hạn thuế. Tính đến cuối tháng 6, tổng số nợ thuế năm 2019 chuyển sang đã thu hồi được hơn 2.700 tỉ đồng.

 "Đối với các khoản thu từ đất, Cục Thuế TP sẽ tiếp tục rà soát, trong đó tập trung vào những nguồn thu từ kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, các khoản nợ tiền thuê đất, tiền sử dụng đất... Trong số những trường hợp nợ tiền thuê đất nhưng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính, Cục Thuế TP đã kiến nghị UBND TP thu hồi các dự án của 2 doanh nghiệp đang nợ số tiền lớn" – ông Minh cho biết thêm

 Cục Thuế TP HCM dự báo thu ngân sách năm 2020 sẽ bị ảnh hưởng bởi diễn biến dịch COVID-19 phức tạp và kéo dài, làm nguồn cung nguyên liệu bị gián đoạn do chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy. Ngoài ra, việc thông thương hàng hóa cũng bị hạn chế do các nước đóng cửa biên giới, ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư, phát triển kinh doanh trên địa bàn, từ đó tác động đến số thu ngân sách. (Nld.com.vn 22/8, Thy Thơ)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Quảng Nam: Tổ chức ăn nhậu giữa mùa dịch, 3 cán bộ huyện bị đình chỉ công tác

Ngày 23/8, trao đổi với PV, lãnh đạo UBND huyện Nông Sơn cho biết đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Đỗ Đình L. - Phó trưởng Phòng NN&PTNT và ông Trần Mạnh S. - Phó trưởng Phòng Tài chính - kế hoạch của huyện vì có hành vi vi phạm kỷ luật kỷ cương hành chính.

 Theo thông tin trước đó, ngày 6/8, ông L., ông S. về xã Quế Lâm (huyện Nông Sơn) làm việc; sau đó cùng ông Nguyễn Thanh S. (cán bộ Tài chính - kế toán xã Quế Lâm) và một số người tổ chức ăn nhậu vào buổi trưa.

 Buổi chiều cùng ngày, những người này trở về cơ quan làm việc với những cử chỉ không chuẩn mực khiến nhiều người bức xúc, nhất là đang trong thời điểm phòng, chống dịch bệnh.

 Trước sự việc trên, sau khi họp kiểm điểm, lãnh đạo huyện Nông Sơn đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với 3 cán bộ này; đồng thời thành lập hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý theo quy định.

 Theo lãnh đạo huyện Nông Sơn, trong tuần tới, hội đồng kỷ luật của huyện sẽ họp và ra quyết định xử lý các cá nhân cũng như người đứng đầu đơn vị theo quy định.

 Quảng Nam là địa phương thứ 2 sau Đà Nẵng trở thành tâm dịch với 96 ca bệnh COVID-19 được ghi nhận. Hiện nay, nhiều địa phương đang phải cách ly, giãn cách xã hội để chống dịch. (VTV.vn 23/8)Về đầu trang

Đồng Nai: Tạm đình chỉ Phó giám đốc Trung tâm tổ chức sự kiện

Ngày 22-8, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết vừa ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Bùi Mạnh Hùng (43 tuổi, Phó giám đốc Trung tâm hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh), đồng thời chuyển đơn tố cáo ông Hùng sang Công an tỉnh để điều tra, xác minh.

 Lý do tạm đình chỉ đối với ông Hùng vì trước đó cơ quan chức năng nhận được 8 đơn của công dân tố cáo ông Bùi Mạnh Hùng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 Theo phản ánh của một số người, do quen biết nên gần hai năm trước ông Bùi Mạnh Hùng (thời điểm đó đang công tác tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai) hứa sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý để chuyển giao chủ trương và quyết định giao đất tại xã Long Phước (huyện Long Thành, Đồng Nai). Đổi lại những người này phải đưa cho ông Bùi Mạnh Hùng số tiền là 2 tỉ đồng để lo thủ tục.

 Do tin tưởng nên người dân đã giao số tiền trên cho ông Hùng. Tuy nhiên, ông Hùng không thực hiện việc đã hứa và cũng không hoàn trả lại tiền.

 Ông Bùi Mạnh Hùng được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Hội nghị và Tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai từ tháng 12-2019. (Plo.vn 22/8, Vũ Hội)Về đầu trang

Khánh Hòa: Thay đổi cán bộ bị dân tố cáo "lọt" vào đoàn kiểm tra

Ngày 23-8, một lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa xác nhận UBND tỉnh này đã có công văn gửi Thanh tra Chính phủ cử ông Nguyễn Hữu Hòa, Phó chánh Thanh tra tỉnh Khánh Hòa, tham gia đoàn kiểm tra do Thanh tra Chính phủ chủ trì kiểm tra, rà soát những nội dung phản ánh, kiến nghị của một số hộ dân liên quan đến dự án khu du lịch - giải trí Sông Lô tại TP Nha Trang (Khánh Hòa).

 Theo công văn trên, ông Nguyễn Hữu Hòa được UBND tỉnh Khánh Hòa cử tham gia đoàn kiểm tra, thay thế ông Mai Xuân Hưng, Phó giám đốc Sở TN&MT Khánh Hòa. Lý do thay thế là “theo đề nghị của Thanh tra Chính phủ và nhu cầu công tác”.

 Trước đó, tháng 7-2020, UBND tỉnh Khánh Hòa có công văn cử ông Mai Xuân Hưng tham gia đoàn kiểm tra do Thanh tra Chính phủ chủ trì. Ngày 17-8, Thanh tra Chính phủ ban hành quyết định kiểm tra, rà soát đối với những nội dung phản ánh, kiến nghị của một số hộ dân liên quan đến dự án Sông Lô. Theo quyết định này, Thanh tra Chính phủ thành lập đoàn kiểm tra với bảy người, trong đó có ông Mai Xuân Hưng. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát đối với những nội dung phản ánh, kiến nghị của một số hộ dân liên quan đến dự án Sông Lô; đề xuất biện pháp giải quyết theo đúng quy định pháp luật, báo cáo tổng Thanh tra Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ.

 Ngay sau đó, đại diện các hộ dân có đơn đề nghị loại bỏ ông Mai Xuân Hưng, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Nha Trang, nguyên Chủ tịch Hội đồng đền bù, hỗ trợ tái định cư dự án Sông Lô, hiện là Phó giám đốc Sở TN&MT Khánh Hòa, ra khỏi đoàn kiểm tra.

 Theo người dân, từ năm 2003 đến nay, ông Hưng liên tục bị nhiều người dân tố cáo, đề nghị thanh tra, điều tra về các dấu hiệu sai phạm trong việc thu hồi đất thực hiện dự án Sông Lô. Nhiều người dân khiếu nại, tố cáo đích danh ông Mai Xuân Hưng, cho rằng ông này đã có hành vi vi phạm pháp luật, ra quyết định thu hồi đất trái luật đối với 198 hộ dân, ba tổ chức.

 Người dân cũng đang tố cáo ông Mai Xuân Hưng ra các quyết định cưỡng chế thu hồi đất trái luật để giao cho Công ty TNHH Thương mại, xây dựng Hoàn Cầu làm dự án Sông Lô. Người dân từng đề Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các sai phạm của ông Mai Xuân Hưng và nhiều cán bộ tỉnh Khánh Hòa. Do đó, người dân cho rằng việc cử ông Mai Xuân Hưng tham gia đoàn kiểm tra của Thanh tra Chính phủ là không phù hợp, khó khách quan.

 Người dân bày tỏ mong muốn được gặp đoàn kiểm tra để cung cấp tài liệu, trình bày các sai phạm xảy ra tại dự án Sông Lô. Người dân cũng đề nghị được phản biện nếu nhận thấy trình bày của UBND tỉnh Khánh Hòa có dấu hiệu bao che cho các sai phạm. Hiện việc cử người thay thế của tỉnh Khánh Hòa đang được Thanh tra Chính phủ xem xét, quyết định.

 Như PLO đã thông tin, giữa tháng 6-2020, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp Bộ TN&MT, UBND tỉnh Khánh Hòa kiểm tra, rà soát những nội dung phản ánh, kiến nghị của các hộ dân liên quan đến dự án Sông Lô. Việc kiểm tra, rà soát này để có biện pháp giải quyết theo đúng quy định pháp luật và có văn bản thông báo đến Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội kết quả giải quyết. 

Trước đó, vào đầu tháng 6-2020, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo giải quyết các kiến nghị của dân bị thu hồi đất tại dự án Sông Lô. Ông Nhưỡng cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét xử lý trách nhiệm các cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan.

 Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội dẫn đơn kiến nghị của người dân cho rằng UBND tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều sai phạm trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong quá trình triển khai thực hiện thu hồi đất, tái định cư, giải phóng mặt bằng… liên quan đến dự án Sông Lô.

 Ông Lưu Bình Nhưỡng dẫn phản ánh cùng tài liệu của người dân cho rằng diện tích đất thu hồi theo quyết định của Thủ tướng ban hành hồi năm 2001 dựa trên bảy bản đồ trích đo từ số 24 đến 30 do Sở Địa chính tỉnh Khánh Hòa xác lập năm 2001. Tuy nhiên, đa số diện tích đất của người dân bị thu hồi đất lại nằm ở các tờ bản đồ số 22, 23 lập năm 1996.

 Ông Nhưỡng nêu quá trình thu hồi đất của rất nhiều hộ dân đã không đảm bảo các căn cứ, cơ sở pháp lý căn bản. Cụ thể là không công khai bản đồ quy hoạch dự án, từ đó dẫn đến sự tùy tiện, vi phạm nguyên tắc dân chủ. Một số tài liệu có liên quan đến khu đất dự án có dấu hiệu bị giả mạo, trong đó có bảy tờ bản đồ đã bị sửa chữa tên, ngày xác lập. (Plo.vn 22/8, Tấn Lộc)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Myanmar ra mắt cẩm nang giúp doanh nghiệp chống tham nhũng

Trong bối cảnh tham nhũng mang tính hệ thống trong nước, các doanh nghiệp lại thêm khó khăn vì dịch bệnh, suy thoái kinh tế, cẩm nang liêm chính là một cuốn sách được đông đảo nhà đầu tư đón nhận.

 Cuốn sách mang tên "Cẩm nang liêm chính trong kinh doanh" (Business Integrity Handbook) cung cấp hướng dẫn cho doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các chương trình chống tham nhũng của họ, với các kinh nghiệm, hiểu biết được đúc rút từ Myanmar và các quốc gia khác.

 Cẩm nang được viết bằng 2 thứ tiếng: tiếng Anh và tiếng Myanmar, được xuất bản bởi Trung tâm Kinh doanh có trách nhiệm của Myanmar (MCRB) với sự hợp tác của Ủy ban Chống tham nhũng Myanmar (ACC), Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar (UMFCCI) và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP).

 Theo nhóm soạn thảo, kinh doanh có trách nhiệm là hành vi kinh doanh vì lợi ích lâu dài của đất nước và người dân, dựa trên kết quả hoạt động xã hội và môi trường có trách nhiệm trong sự đáp ứng với các tiêu chuẩn quốc tế.

 Cẩm nang cũng là kết quả của nhiều nghiên cứu điển hình về Myanmar đã được thực hiện từ các cuộc trò chuyện với các doanh nghiệp ở Myanmar trong những năm qua. Cuốn sách được kỳ vọng là góp phần giúp các chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp ở Myanmar trong việc chống lại những hành vi tham nhũng và giảm thiểu rủi ro mà tham nhũng gây ra. Nó dành cho tất cả loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

 Tất nhiên, không phải mọi ý tưởng và đề xuất của cẩm nang đều phù hợp với mọi doanh nghiệp. Khi nói đến chống tham nhũng, bước đầu tiên đối với các nhà quản lý và chủ sở hữu công ty là đánh giá rủi ro của mình và quyết định cách tiếp cận nào là phù hợp với mình.

 

 Theo ông U Aung Kyi, Chủ tịch ACC, giải quyết tham nhũng là trách nhiệm mang tính quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi của đất nước. Tính đến tháng 12/2019, ACC đã nhận được 20.141 khiếu nại, với 122 vụ đã được xử lý. 

Kế hoạch chiến lược mà ACC đề ra trong giai đoạn 2018-2021 bao gồm các mục tiêu như:

 - Giảm thất thoát công quỹ do tham nhũng gây ra trong các dự án xây dựng của Chính phủ, dịch vụ của Chính phủ, mua sắm hàng hóa, cho thuê và bán hàng hóa thông qua tính minh bạch, trách nhiệm và thẩm định.

 - Chống tham nhũng nhằm giảm đáng kể tình trạng tham nhũng mang tính hệ thống trong các cơ quan công quyền.

 - Cải thiện đáng kể xếp hạng của Myanmar về Chỉ số Kiểm soát tham nhũng trong Chỉ số Quản trị Toàn cầu (Worldwide Governance Indicators) của Ngân hàng Thế giới (WB).

 Trong khi, Chính phủ có vai trò hàng đầu trong cuộc chiến chống tham nhũng, bằng cách tăng cường minh bạch, cắt giảm các cơ hội tham nhũng, thực thi pháp luật và truy tố kẻ tham nhũng, thì doanh nghiệp cũng có vai trò rất quan trọng.

 Các công ty có thể là một phần của giải pháp chống tham nhũng, bằng cách thúc đẩy văn hóa kinh doanh tốt, minh bạch và ủng hộ cải cách. Họ có thể làm điều này trong vai trò cá nhân và tập thể, cũng có thể hành động cùng với Chính phủ và xã hội dân sự. 

Myanmar đang trong quá trình chuyển đổi. Nhiều công ty quốc tế vào Myanmar đặt ưu tiên liên kết, hợp tác với các đối tác kinh doanh tại địa phương là những người không tham gia vào các hành vi tham nhũng. Đây cũng là trách nhiệm pháp lý đối với nhà đầu tư quốc tế. (Thanhtra.com.vn 22/8, Hoài Phương)Về đầu trang

Lương hưu người cao tuổi Trung Quốc chỉ đủ mua... dầu và muối

Việc thiếu hỗ trợ cho người cao tuổi ở nông thôn đã trở thành một vấn đề kinh tế xã hội tồi tệ đối với Trung Quốc trong bối cảnh đô thị hóa đang thúc đẩy nhanh chóng. Nhiều thập kỷ áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình tích cực có nghĩa là cứ bốn người dân ở nông thôn sẽ có một người già hơn 60 tuổi vào năm 2025.

 Chen Yunfeng, trưởng làng Yancang, tỉnh Hà Nam, đã trở nên thất vọng trước những bất lợi mà nông dân nông thôn già phải đối mặt trong xã hội Trung Quốc. Ông chia sẻ: “Chúng tôi trồng ngũ cốc, nhưng ngũ cốc rất rẻ. Và chúng tôi đang già đi, nhưng phúc lợi còn lại rất ít."

 Theo Chen, người đã ngoài 50 tuổi, một nông dân trong làng có thể nhận lương hưu hàng tháng chỉ 112 nhân dân tệ (16 USD) sau khi về hưu ở tuổi 60 - một số tiền nhỏ thấp hơn nhiều so với mức lương trung bình hàng ngày ở các thành phố Trung Quốc và có thể không đủ để hỗ trợ ngay cả một lối sống nông thôn thanh đạm. Nó cũng thấp hơn nhiều so với mức chi trả lương hưu trung bình trên toàn quốc là 2.000 nhân dân tệ (tương đương 290 USD) mỗi tháng cho những người nghỉ hưu từ các công việc thành thị.

 Việc thiếu lương hưu cho cư dân nông thôn của Trung Quốc không phải là một vấn đề mới. Lương hưu an toàn vẫn là đặc quyền chỉ dành riêng cho cư dân thành thị trên khắp đất nước cho đến năm 2009, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo khi đó bắt đầu xây dựng hệ thống lương hưu quốc gia cho cư dân nông thôn.

 Hệ thống hưu trí nông thôn đã được hợp nhất thành một chương trình toàn quốc bao gồm cư dân nông thôn và cư dân thành thị đang làm việc tự do hoặc thất nghiệp. Mức lương hưu khác nhau ở các vùng khác nhau nhưng nhìn chung thấp hơn nhiều so với mức lương hưu của người dân thành thị. Ví dụ, ở Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, lương hưu trung bình cho những người tham gia chương trình lương hưu cho cư dân thành thị và nông thôn chỉ là 243 nhân dân tệ mỗi tháng vào năm 2019, hay chưa đến 1/10 so với 2.928 nhân dân tệ cho những người ở thành thị.

 Ở hầu hết các vùng nông thôn Trung Quốc, người cao tuổi phải tiếp tục dựa vào sức lao động của chính họ, con cái hoặc tiền tiết kiệm của họ trong những năm tuổi xế chiều. Việc thiếu hỗ trợ tài chính và các hỗ trợ khác cho nông dân cao tuổi của đất nước đã trở thành một vấn đề kinh tế xã hội ngày càng nghiêm trọng trong bối cảnh quá trình đô thị hóa nhanh chóng và sự già hóa nhanh chóng của dân số nói chung.

 Một vụ việc kinh hoàng đã làm nổi bật vấn đề vào tháng 5, khi một người đàn ông ở tỉnh Thiểm Tây cố gắng chôn sống người mẹ nằm liệt giường của mình vì bà trở nên mất kiểm soát và là gánh nặng phải chăm sóc. Người phụ nữ 79 tuổi cuối cùng đã được cứu, còn người đàn ông bị bắt, nhưng vụ án đã gây ra một cuộc tranh luận trên toàn quốc về việc ai sẽ chăm sóc số lượng người già ngày càng tăng ở các vùng nông thôn của Trung Quốc.

 Sự di cư ồ ạt của những người trẻ tuổi từ các ngôi làng nông thôn đến thành phố để tìm kiếm cơ hội tốt hơn - như đã xảy ra ở làng Yancang - nghĩa là thế hệ trẻ thường không ở bên cạnh để chăm sóc thế hệ cũ. Tình hình cũng trở nên trầm trọng hơn do kế hoạch hóa gia đình tàn nhẫn trong nhiều thập kỷ - số người già ở nông thôn nhiều hơn người trẻ, và khoảng cách ngày càng gia tăng khi chính phủ tiếp tục đẩy mạnh chương trình tăng cường đô thị hóa.

 Trên phạm vi cả nước, một báo cáo gần đây của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc dự đoán rằng cứ bốn người ở nông thôn thì có một người già hơn 60 tuổi vào năm 2025, tổng cộng khoảng 124 triệu người - xấp xỉ dân số Nhật Bản.

 Tình hình cũng phủ bóng đen lên chiến lược kinh tế mới của Bắc Kinh là “lưu thông kép”, một nỗ lực biến 1,4 tỷ dân của đất nước này thành một cường quốc tiêu dùng để duy trì tăng trưởng trong nước trong bối cảnh môi trường bên ngoài ngày càng thù địch và không chắc chắn, đặc biệt là do Trung Quốc leo thang kình địch với Hoa Kỳ.

 Ma Wenfeng, nhà phân tích cấp cao của Công ty Tư vấn Kinh doanh Nông nghiệp Phương Đông Bắc Kinh, cho biết việc thiếu lương hưu thích hợp cho nông dân Trung Quốc đang hạn chế nghiêm trọng nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tạo ra một thị trường tiêu dùng thống nhất, phần lớn là do hơn 40% hộ gia đình của nước này buộc phải tiết kiệm đủ để tài trợ cho tuổi già của họ.

 Ma cho biết: “Một khoản tiền mặt 100 nhân dân tệ hàng tháng chắc chắn không đủ, có nghĩa là nông dân phải tiếp tục canh tác những mảnh đất nhỏ để tồn tại ngay cả khi họ đã thực sự già”. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến năng suất nông nghiệp ở Trung Quốc.

 Với việc Bắc Kinh chuẩn bị tuyên bố chiến thắng trong việc xây dựng một “xã hội khá giả toàn diện” vào cuối năm nay đồng thời vạch ra các kế hoạch mới cho tương lai của đất nước, cải cách lương hưu ở nông thôn đã trở thành một trong những chủ đề được công chúng quan tâm nhất, theo Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhân dân nhật báo khi chính phủ xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của đất nước.

 Một người dân ở Hồ Nam đã nói: “Nhà nước chỉ cho nông dân 1.000 nhân dân tệ mỗi năm như một khoản lương hưu, số tiền này chỉ đủ chi trả cho dầu và muối. Nông dân cũng đã có nhiều đóng góp cho đất nước, nhưng cách đối xử với họ rất khác so với các quan chức nhà nước và công nhân thành thị đã nghỉ hưu”.

 Việc tăng chi trả lương hưu ở nông thôn sẽ đòi hỏi một nguồn lực tài chính đáng kể, nhưng tình hình tài chính ở nhiều vùng của Trung Quốc đang bị căng thẳng nghiêm trọng do đại dịch covid-19 và suy thoái kinh tế trên diện rộng. 

Theo một bài báo học thuật được xuất bản tháng trước bởi các nhà nghiên cứu do Xu Qing dẫn đầu, giáo sư Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải, cho thấy một rủi ro đối với lương hưu nông thôn của Trung Quốc là hệ thống tuân thủ quá mức các khoản trợ cấp tài chính, khiến cho mức trợ cấp hiện tại thậm chí còn thấp đến mức “không bền vững ”.

 “Kỳ vọng của mọi người về việc tăng trợ cấp tài chính trái ngược với sự suy giảm doanh thu tài khóa” – trích từ bài báo học thuật. (Sggp.org.vn 22/8, Nhã Trúc)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

Các tin khác