Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 05-03-2020

16:10, Thứ Năm, 5-3-2020

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.   Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Không được để dù một học sinh bị lây nhiễm từ trường học. 1

2.   Đừng ngủ quên trước dịch COVID-19. 2

3.  Thanh Hóa: Gần 1.000 học sinh cả trường nghỉ học sau khi có nam sinh lớp 11 ho, tức ngực. 3

CHÍNH SÁCH MỚI 4

4. Công chức, viên chức nhiều địa phương sắp được tăng thêm thu nhập. 4

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 5

5.Sẽ giãn, hoãn thời hạn nộp thuế, phí cho doanh nghiệp. 5

6.   Tăng cường hậu kiểm các doanh nghiệp thành lập mới 5

7.   “Doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng đăng ký kinh doanh đúng quy định”. 6

8. Cổng thông tin doanh nghiệp SME Hà Nội chính thức hoạt động. 6

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 6

9.  Không thể “hạ cánh” an toàn! 6

QUẢN LÝ.. 8

10. Xây dựng đề án cải cách tiền lương. 8

11.  Bộ Tài chính: Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng là phù hợp với biến động giá cả! 9

12. Bộ Công Thương đề xuất biểu giá điện 5 bậc: Ai được lợi?. 10

13.  An Giang: Yêu cầu trình độ với Trưởng, Phó Phòng thuộc Sở GD&ĐT. 11

14.   “Hải Phòng nên cân nhắc việc chi 269 tỷ đồng để tặng quà”. 12

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 13

15. Thủ tướng phê duyệt nhân sự cho Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính và cơ sở dữ liệu  13

16. Đà Nẵng sắp cho người vi phạm giao thông nộp phạt qua mạng. 15

17. Hà Nội thí điểm đặt lịch nộp hồ sơ thuế thu nhập cá nhân trực tuyến. 16

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 16

18.  Hà Tĩnh: Để người đang cách ly đi mừng đám cưới, Chủ tịch phường bị phê bình. 16

THẾ GIỚI 17

19. Doanh nghiệp Trung Quốc tung biện pháp kích cầu tiêu dùng. 17

20.Hàn Quốc đề xuất chi gần 10 tỷ USD để chống dịch COVID-19. 17

21. Singapore duy trì học tập trong dịch COVID-19. 18

 TIÊU ĐIỂM

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Không được để dù một học sinh bị lây nhiễm từ trường học

Trong chuyến kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh Phú Thọ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định trường học phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối và tạo được sự tin tưởng của phụ huynh, học sinh. 

Ông Nguyễn Hữu Độ yêu cầu ngành Giáo dục phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn bởi dù thời gian Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng nguy cơ lây nhiễm vẫn tiềm ẩn cao khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Thứ trưởng khẳng định: "Không được để dù một học sinh bị lây nhiễm từ trường học".

 Ngày 3/3, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và triển khai Nghị quyết số 88 của ngành giáo dục tại tỉnh Phú Thọ.

 Khi đi đến nhiều trường THPT, Bộ đã chỉ đạo và hướng dẫn ngành giáo dục các địa phương phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học.Thứ trưởng cũng yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ đề trường học phải an toàn tuyệt đối, đảm bảo sự tin tưởng của học sinh khi đến trường. "Trường học phải được đảm bảojan toàn tuyệt đối. Để làm được điều này, ngoài trách nhiệm và sự lãnh đạo, cán bộ ngành Giáo dục, các nhà trường, bản thân các em cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm và thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch", Thứ trưởng nhấn mạnh.

 Báo cáo về tình hình đi học của địa phương, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Phú Thọ Trịnh Thế Truyền cho biết, theo kế hoạch từ ngày 2/3 học sinh khối THPT, học viên hệ THPT của trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh đã trở lại trường học tập. Trong ngày đầu có 42.705 học sinh trên tổng số 43.399 em (đạt tỷ lệ 98,5%) đã đến đi học trở lại. Ngành Giáo dục tỉnh tiếp tục tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, Bộ Y tế, để phụ huynh, học sinh yên tâm trở lại trường.

 Thực hiện theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT Phú Thọ, 100% trường học trên địa bàn đã tiến hành tiêu độc, khử trùng trường lớp, thiết bị dạy học, nhà bếp, nhà ăn tập thể. Sở GD-ĐT chỉ đạo các đơn vị phối hợp với phụ huynh trong việc quản lý và hướng dẫn học sinh thực hiện biện pháp chống dịch bệnh tại nhà.

 4 đoàn công tác của Sở GD-ĐT Phú Thọ đã và sẽ tiếp tục tới kiểm tra việc thực hiện phòng chống Covid-19 của các cơ sở giáo dục trên tất cả địa bàn tỉnh. Sở GDĐT đang tích cực triển khai kế hoạch dạy ôn tập cho học sinh lớp 9, 12 trên sóng truyền hình địa phương.Bên cạnh đó, các nhà trường xây dựng kế hoạch đón - trả học sinh từng khối lớp theo các khung giờ khác nhau, tổ chức cho học sinh chơi vào thời gian khác biệt, hướng dẫn phụ huynh đón trẻ ở trường để đảm bảo tránh tụ tập nơi đông người cùng một lúc. (Cafef.vn 04/3, Vân Trang)Về đầu trang

Đừng ngủ quên trước dịch COVID-19

Sau 21 ngày thực hiện nghiêm túc lệnh phong tỏa cách ly, không để xuất hiện thêm ca nhiễm COVID-19 mới, 0h ngày 4.3, lệnh cách ly ở xã Sơn Lôi sẽ được gỡ bỏ, cuộc sống người dân sẽ được trở lại bình thường. Thêm một điểm phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả tại Việt Nam.

 Từ khi phát dịch COVID-19 đến nay, Việt Nam đã kiểm soát rất tốt, 16 bệnh nhân nhiễm virus đã khỏi hoàn toàn. Nhưng Việt Nam tuyệt đối không được chủ quan, nhất là khi dịch COVID-19 đang lan rộng ở nhiều quốc gia. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: “Tinh thần lớn là không được lơ là, không để sợ hãi ảnh hưởng đến tâm lý người dân, xã hội nhưng thái độ không được chần chừ hoặc thỏa mãn mà phải quyết liệt, đặc biệt không được chủ quan”.

 Và một trong những việc phải làm quyết liệt là tiếp tục cách ly tất cả các trường hợp về từ vùng dịch. Cách ly để phòng dịch không chỉ cho Việt Nam, mỗi một quốc gia làm tốt phòng dịch không để lây lan là góp phần giải quyết dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu. Cho nên, đối với những trường hợp đến từ vùng dịch thì bắt buộc phải cách ly, ai không chấp hành thì cưỡng chế. Không thể để bất cứ ai lọt ra cộng đồng, vì chỉ cần sơ sẩy, dịch bệnh sẽ lây lan rất nhanh.

 Việc quan trọng khác là phải kiểm soát chặt chẽ công dân đến từ các nước, tạm ngừng chế độ miễn thị thực đối với công dân một số nước nhằm phòng, chống dịch COVID-19. Đây là biện pháp tạm thời trong tình hình dịch bệnh, quốc gia nào cũng phải thực hiện, không phải chỉ vì bảo vệ an toàn cho đất nước mình, mà tham gia vào hoạt động phòng chống dịch cho toàn thế giới.

 Khi mà dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng ở nhiều quốc gia, thì Việt Nam càng tăng cường các biện pháp phòng dịch, phải làm nghiêm ngặt hơn, dứt khoát không lơi lỏng.

 Việt Nam đã cắt đứt được các nguồn lây nhiễm bên trong, thì phải lập phòng tuyến y tế cũng như kiểm soát nhập cảnh chặt chẽ để không có sự xâm nhập từ bên ngoài. Không thể sốt ruột chuyện làm ăn mà tạo cơ hội để “con virus” nguy hiểm này lọt vào 

Câu nói “đừng ngủ quên trên chiến thắng” áp dụng vào trường hợp chiến thắng ban đầu đối với dịch COVID-19 rất phù hợp. Ở đây không phải là chuyện thi đua thành tích, mà sự an nguy của trăm họ.

Xin nhắc lại lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Kinh tế có khó khăn, có thể tìm giải pháp hỗ trợ nhưng tính mạng của người dân thì không thể thay thế. Chúng ta chấp nhận tiếp tục hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để bảo đảm an toàn cho người dân”. (Laodong.vn 04/3, Lê Thanh Phong)Về đầu trang

Thanh Hóa: Gần 1.000 học sinh cả trường nghỉ học sau khi có nam sinh lớp 11 ho, tức ngực

Sáng sớm tới trường, một nam sinh lớp 11 ở Thanh Hóa bất ngờ có biểu hiện ho, hơi tức ngực, đau đầu nhẹ nên đã nhanh chóng được đưa tới khu cách ly để theo dõi y tế. Gần 1.000 học sinh của trường cũng được cho nghỉ học để tiến hành phun khử khuẩn cả trường.

 Chiều ngày 4-3, trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa xác nhận có 1 nam sinh lớp 11 đang được cách ly, theo dõi y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Bá Thước sau khi có biểu hiện ho, tức ngực khi tới trường đi học vào buổi sáng cùng ngày.

 Theo đó, vào khoảng 8 giờ 15 phút ngày 4-3, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra (Covid-19) huyện Bá Thước đã nhận được tin báo tại Trường THPT Hà Văn Mao (xã Điền Trung, huyện Bá Thước) có 1 nam sinh 17 tuổi tên là H.V.Đ. (ngụ ở thôn Un, xã Điền Quang, huyện Bá Thước) có triệu chứng sốt, ho, đau họng, tức ngực.

 Ngay sau đó, Trung tâm Kiêm soát Bệnh tật huyện Bá Thước phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện Bá Thước nhanh chóng đưa nam sinh này lên bệnh viện để cách lý, điều trị theo quy định. "Sau khi chúng tôi kiểm tra sức khỏe, bệnh nhân không sốt, chỉ ho, hơn đau họng, hơi tức ngực, chụp ảnh XQ hình ảnh phổi viêm nhẹ. Hiện chúng tôi đang cách ly theo dõi, nếu bệnh tiến triển tốt sẽ không lấy mẫu sinh phẩm để xét nghiệm xem có nhiễm Covid-19 hay không"- ông Hà Văn Thức, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bá Thước nói.

 Cũng theo ông Thức, nam sinh này có yếu tố tiếp xúc với người nhà là anh H.V.D. (xã Điền Quang) đi lao động ở Kyoto (Nhật Bản) về từ hôm 24-2. Trường hợp này cũng đã được chính quyền địa phương đưa vào diện cách ly tại nhà để theo dõi. Hiện sức khỏe anh D. và cả nhà bình thường, không ho, không sốt.

 Được biết, ngay trong sáng nay 4-3, gần 1.000 học sinh tại Trường THPT Hà Văn Mao đã được cho nghỉ học để nhà trường tiến hành phun khử khuẩn tất cả các phòng học, khu hiệu bộ, nhà vệ sinh và khuôn viên của trường. Đồng thời Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật huyện Bá Thước cũng đã phối hợp với Trạm Y tế xã Điền Quang tổ chức phun tiêu độc, khử trùng 9 nhà dân gần nhà anh H.V.D. và nhà nam sinh H.V.Đ. theo quy định. (Nld.com.vn 04/3, Minh Tuấn)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Công chức, viên chức nhiều địa phương sắp được tăng thêm thu nhập

Việc áp dụng cơ chế thí điểm chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ được mở rộng ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội.

 Đây là một trong những nội dung về cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức tại Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21-5-2018. Cụ thể, về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức: 

- Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.

 Việc áp dụng cơ chế thí điểm chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ được mở rộng ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

 - Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp. 

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức. Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định...

 Như vậy, trong thời gian sắp tới, việc áp dụng cơ chế thí điểm chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ được mở rộng ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội. Cán bộ, công chức, viên chức của những địa phương này sẽ được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản. (Nld.com.vn 4/3, A.Chi) Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Sẽ giãn, hoãn thời hạn nộp thuế, phí cho doanh nghiệp

Trong khi chờ Quốc hội thông qua việc miễn giảm thuế, phí... giải pháp trước mắt được nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đề xuất là giãn và hoãn thời gian nộp thuế phí.

 Hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, chưa khi nào chị Hằng phải chứng kiến lượng khách thuê phòng giảm mạnh như lúc này. Công suất sử dụng phòng khách sạn hiện chỉ bằng khoảng 10% so với trước. Phương án trích lập quỹ dự phòng rủi ro cũng đã được doanh nghiệp tính đến từ trước, nhưng chỉ hỗ trợ được phần nào khó khăn.

 Theo các chuyên gia tài chính, nếu chờ Quốc hội xem xét cho miễn giảm thuế phí thì sẽ không kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Do vậy, trước mắt có thể giãn và hoãn thời gian nộp những khoản thuế doanh nghiệp phải nộp trong kỳ quyết toán thuế của năm nay, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng.

 Cũng theo quy định của pháp luật hiện hành thì phí và lệ phí nằm trong giá nên Chính phủ không thể cắt giảm giá được. Trong khi đó, nhiều khoản phí và lệ phí đang là gánh nặng với các doanh nghiệp vào lúc này nên rất cần giãn, hoãn cả thời gian nộp phí.

 Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính: cần nhanh chóng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hỗ trợ thuế phí..để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID 19. Bộ Tài chính đang khẩn thương hoàn thiện đề án hỗ trợ doanh nghiệp về thuế và phí để trình Chính phủ thông qua theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp nhưng trên cơ sở đảm bảo tính bền vững của nền tài chính quốc gia. (VTV.vn 03/03)Về đầu trang

Tăng cường hậu kiểm các doanh nghiệp thành lập mới

Để tránh tình trạng doanh nghiệp khai báo vốn điều lệ không đúng, trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phải tăng cường hậu kiểm.

 Gần đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội có cấp giấy chứng nhận đăng ký cho một doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng có số vốn điều lệ là 144.000 tỷ đồng, tương đương 6,3 tỷ USD. Việc này đã khiến dư luận không khỏi xôn xao, bởi với số vốn điều lệ "khủng" như trên thì doanh nghiệp này còn vượt qua cả số vốn điều lệ của các Tập đoàn lớn.

 Tuy nhiên, ngay sau đó 1 trong 3 cổ đông của doanh nghiệp đã tới Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội để hủy bỏ việc thành lập công ty, do không có đủ số tiền như trên để góp vốn. Điều này đã đặt ra một nghi vấn về việc có hay không lỗ hổng trong quản lý doanh nghiệp mới, khi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính. Đây cũng là câu hỏi mà không ít phóng viên đã đặt ra cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp báo Chính phủ diễn ra vào chiều tối 3/3. (VTV.vn 04/3)Về đầu trang

“Doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng đăng ký kinh doanh đúng quy định”

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã đưa ra khẳng định trên tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 3/3.

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư phản hồi như thế nào về "siêu" doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng là một trong những nội dung đáng chú ý tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 3/3.

 Theo Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng là đúng quy định nên không có lý do gì để cơ quan chức năng không cấp phép.

 Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT đánh giá quy mô vốn này là bất thường. Cơ quan chức năng sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát doanh nghiệp. Nếu có việc sửa đổi hồ sơ hay đăng ký lại thì sẽ tiếp nhận và xử lý theo pháp luật. 

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cũng cho biết, vụ việc là bài học quý giá để quản lý đăng ký kinh doanh theo cơ chế hậu kiểm, song song là nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp.

 Theo quy định hiện nay, nếu doanh nghiệp không góp đủ vốn và không đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải khắc phục hậu quả bằng cách đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn góp đối với hành vi vi phạm. (VTV.vn 04/3)Về đầu trang

Cổng thông tin doanh nghiệp SME Hà Nội chính thức hoạt động

Hà Nội vừa chính thức đưa vào vận hành Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa chỉ hotrodoanhnghiep.hanoi.gov.vn.

 Đây là một địa chỉ để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tìm kiếm thông tin hữu ích cho hoạt động kinh doanh cũng như kết nối hợp tác, quảng bá miễn phí các sản phẩm tới khách hàng, đối tác.

 Đồng thời, đây cũng sẽ nơi tổng hợp tiếp nhận các nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội về các vấn đề cần tháo gỡ liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp; nơi chia sẻ các nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp như chuyên gia, tín dụng từ các nhà đầu tư, quỹ, kết nối thị trường trong và ngoài nước; chia sẻ các tài liệu kiến thức, kinh nghiệm, mô hình quản trị doanh nghiệp tiêu biểu làm bài học cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham khảo. (VTV.vn 04/3)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Không thể “hạ cánh” an toàn!

Nhằm hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, dự thảo nghị định bổ sung nội dung xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác. Đây được xem là biện pháp răn đe đối với cán bộ công chức, viên chức khi còn tại vị.

 Thời gian qua, không ít cán bộ, công chức, lãnh đạo khi về hưu nhưng những vi phạm của họ vẫn bị đưa ra ánh sáng. Hàng loạt lãnh đạo của nhiều tỉnh thành như: Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh đã vướng vòng lao lý vì liên quan đến sai phạm trong đất đai. Hay như trường hợp ông Vũ Văn Ninh, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 do có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác, làm thiệt hại rất lớn tiền của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, do đó phải chịu hình thức kỷ luật: Cảnh cáo. Còn nhiều trường hợp tương tự đáng buồn về vi phạm của cán bộ đã xảy ra thời gian qua.

 Để tạo hành lang pháp lý trong việc xử lý vi phạm, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức quy định: Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật. Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật. Để hướng dẫn quy định Luật này, dự thảo nghị định đã bổ sung quy định áp dụng xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác; bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật hành chính đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của người đã nghỉ việc, nghỉ hưu được thực hiện sau khi có quyết định xử lý kỷ luật về đảng. Việc xử lý kỷ luật hành chính đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của người đã nghỉ việc, nghỉ hưu được thực hiện sau khi có quyết định xử lý kỷ luật về mặt đảng…

 Bộ Nội vụ cho rằng, quy định như dự thảo nghị định bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và bảo đảm thực hiện đúng quy định được giao. Để bảo đảm nguyên tắc công tác cán bộ là công tác của đảng thì hầu hết các vị trí lãnh đạo trong hệ thống đảng, đoàn thể, chính quyền các cấp hiện nay đều là đảng viên, cũng có một số ít chưa là đảng viên giữ vị trí lãnh đạo trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong khi đó, những sai phạm nghiêm trọng hầu hết đều ở những người đã từng giữ vị trí lãnh đạo, vì vậy, việc giới hạn kỷ luật hành chính sau khi kỷ luật đảng đối với đối tượng này là cần thiết, bảo đảm tính răn đe và phù hợp với quy định của Đảng. 

Thực tế cho thấy, dù không nhiều nhưng vẫn có trường hợp giữ vị trí lãnh đạo trong các đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là đảng viên. Vậy, những trường hợp này nếu sau khi nghỉ hưu mới phát hiện có vi phạm khi còn công tác thì sẽ xử lý thế nào? Có ý kiến cho rằng, dự thảo nghị định chỉ quy định kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thực hiện sau khi xử lý kỷ luật đảng là giới hạn đối tượng bị xử lý kỷ luật so với Luật. Quy định này dễ dẫn đến cách hiểu, cán bộ, công chức, viên chức nhưng không phải là đảng viên nay đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác sẽ không xử lý kỷ luật hành chính. Câu hỏi đặt ra là, quy định như nghị định liệu có để “lọt” những trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm khi còn công tác nhưng không phải là đảng viên hay không?

 Vi phạm thì phải xử lý nghiêm để răn đe. Do đó, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu thấu đáo để quy định chặt chẽ, không để lọt đối tượng vi phạm. Phải bảo đảm nghị định được ban hành có chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với cán bộ, công chức, viên chức ngay cả khi còn công tác, xóa bỏ hoàn toàn tâm lý “hạ cánh” là an toàn vốn tồn tại lâu nay. (Daibieunhandan.vn 04/3, Hà An)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Xây dựng đề án cải cách tiền lương

Chiều 4/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công để cho ý kiến vào một số đề án. Đây là phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giữ trọng trách Trưởng Ban.

 Thực hiện Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động và thành lập Ban chỉ đạo để xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp. 

Sau gần 1 năm triển khai, đến nay, bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo được bầu cử và bổ nhiệm trong hệ thống chính trị và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo đang được tích cực xây dựng. Đây được là cuộc cách mạng với quyết tâm chính trị rất lớn sau nhiều nhiệm kỳ gần đây.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, bảng lương của công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đoàn thể chính trị và các tổ chức xã hội, người nghỉ hưu và có công với nước là một vấn đề rất quan trọng, có ảnh hướng rất lớn tới xã hội. Vì thế, các thành viên của Ban chỉ đạo phải bám sát Nghị quyết của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ để cho ý kiến cụ thể vào dự thảo các bảng lương mới, bảo đảm mức lương mới phải cao hơn mức lương cũ và tương đối công bằng, nhằm tạo thêm động lực và sức mạnh xây dựng và phát triển đất nước.

 Trên tinh thần đó, Thủ tướng giao các bộ liên quan tổ chức các cuộc hội thảo để lắng nghe ý kiến góp ý của giới chuyên gia vào các bảng lương mới, trước khi hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Nếu được thông qua, việc cải cách chính sách tiền lương sẽ được thực hiện vào khoảng giữa năm 2021, đúng mục tiêu của Nghị quyết 27. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị sẽ được áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng giao Ban chỉ đạo xây dựng chương trình truyền thông nhằm tạo đồng thuận cao trong xã hội về các bảng lương mới, đồng thời nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách tiền lương hưu, nhất là đối với công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nghỉ hưu trước năm 1995, cùng với tiếp tục nghiên cứu cải cách chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, để có điều chỉnh phù hợp. Việc này cũng hết sức quan trọng, thể hiện sự tri ân của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với những người đã đã hi sinh xương, máu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài chính và chính quyền các địa phương chuẩn bị nguồn ngân sách để thực hiện cải cách tiền lương theo hướng hàng năm, dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương cùng với khoảng 40% tăng thu ngân sách Trung ương. Tuy nhiên, để bảo đảm bảo bền vững các địa phương phải nhất quán thực hiện tinh gọn bộ máy, giảm biên chế theo phương châm lộ trình tăng lương phải đi cùng với lộ trình giảm biên chế, nhất là ở các đơn vị sự nghiệp công lập. (VTV.vn 04/3)Về đầu trang

Bộ Tài chính: Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng là phù hợp với biến động giá cả!

Việc tăng mức giảm trừ gia cảnh từ theo Bộ Tài chính là đúng luật, phù hợp với biến động giá cả qua các năm.

 Tại buổi họp báo Chính phủ chiều tối ngày 3/3, phóng viên đã đặt câu hỏi về đề xuất mới về mức chịu thuế TNCN và ngưỡng giảm trừ gia cảnh. Theo đó, mức chịu thuế mới là 11 triệu đồng, mức giảm trừ gia cảnh tăng lên 4,4 triệu đồng/tháng/người.

 "Nhiều ý kiến người dân và chuyên gia cho rằng đây là đề xuất lạc hậu, vô cảm với thực tiễn cuộc sống hiện tại của người dân. Quan điểm của Bộ Tài chính như thế nào về vấn đề này?".

 Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết Bộ Tài chính đã có văn bản số 2137 ngày 28/2 gửi xin ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và mức thu nhập cá nhân.

 Việc điều chỉnh này được căn cứ vào Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013 – bà Mai cho biết.

 Theo bà, tất cả các cơ quan cũng như mọi cá nhân đều phải thực hiện nộp thuế, theo Khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13 quy định như sau:

 Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm), mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng, trường hợp chỉ số giá tiêu dùng CPI biến động trên 20% tại thời điểm luật có hiệu lực thi hành, hoặc thời điểm mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

 Việc giảm trừ gia cảnh phải tuân thủ theo Khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13. Trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý thuế, Bộ Tài chính luôn chỉ đạo các đơn vị chức năng cập nhật chỉ số giá tiêu dùng theo số liệu Tổng cục Thống kê cung cấp, hết tháng 6/2019 tăng 18,17%, và đến hết tháng 12/2019 đã tăng 23,2%.

 Theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13, Bộ Tài chính thấy cần thiết phải dự thảo, nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định là căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng và mức điều chỉnh phù hợp với biến động giá cả - Thứ trưởng Mai cho biết. (Cafef.vn 03/03)Về đầu trang

Bộ Công Thương đề xuất biểu giá điện 5 bậc: Ai được lợi?

Bộ Công Thương vừa đưa ra lấy ý kiến sửa đổi, sắp xếp lại biểu giá điện bậc thang mới với kiến nghị rút từ 6 xuống còn 5 bậc.

 Theo tính toán, đây là phương án tối ưu trong bối cảnh hiện nay và sẽ có khoảng 500.000 hộ dân (tương ứng 2% các hộ sử dụng) dùng trên 700 số điện/tháng sẽ chịu mức giá điện tăng cao, hơn 98% hộ còn lại cả nước sẽ không bị ảnh hưởng, thậm chí được giảm tiền điện .

 Bộ Công Thương vừa có văn bản xin ý kiến rộng rãi tới 155 đơn vị bao gồm các UBND tỉnh, các bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng lấy ý kiến về phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt với 5 bậc giá nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hướng tới sự công bằng trong xã hội theo cơ chế càng dùng nhiều điện sẽ phải trả càng nhiều tiền.

 Theo đó, Bộ Công Thương đưa 5 phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 1, 3, 4 và 5 bậc. Với phương án chỉ có một bậc giá điện 1.897 đồng/kWh, có khoảng 6,7 triệu hộ sử dụng điện từ 201 kWh/tháng trở lên được giảm tiền điện từ 8.000 đồng đến 330.000 đồng/hộ/tháng.

 Với hộ sử dụng từ 0 - 200 kWh/tháng, khoảng 18,6 triệu hộ và được coi là những hộ có mức thu nhập thấp, tiền điện trả tăng từ 17.000 đến 36.000 đồng/hộ/tháng. Trường hợp nếu chọn phương án này, số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội sẽ tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.

 Với phương án 2, cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt gồm 3 bậc (thay vì 6 bậc như hiện hành). Cụ thể, giá điện bậc 1 chia từ 0 - 100 kWh; bậc 2 từ 101 - 400 kWh; bậc 3 từ 401 kWh trở lên. Theo phương án này, khoảng 3,1 triệu hộ có mức sử dụng điện từ 301 kWh/tháng trở lên, tiền điện sẽ phải trả giảm từ 45.000 đến 62.000 đồng/hộ/tháng. Khoảng 22,3 triệu hộ sử dụng từ 0 - 300 kWh/tháng, tiền điện phải trả tăng từ 4.000 đến 30.000 đồng/hộ/tháng. Tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội cũng tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.

 Với phương án 3, cơ cấu biểu giá điện sinh hoạt sẽ rút gọn xuống còn 4 bậc thang. Cụ thể, giá điện bậc 1 từ 0 - 100 kWh; bậc 2 từ 101 - 300 kWh; bậc 3 từ 301 - 600 kWh; bậc 4 từ 601 kWh trở lên.

 Theo phương án này, khoảng 10,3 triệu hộ có mức sử dụng điện từ 51-100, 201-300 và 301-400 kWh/tháng, tiền điện phải trả được giảm từ 267 đồng đến 32.000 đồng/hộ/tháng. Trong khi đó, khoảng 15,3 triệu hộ sử dụng từ 401 kWh/tháng trở lên sẽ phải trả tiền điện tăng từ 1.000 đồng đến 105.000 đồng/hộ/tháng. Phương án này, số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng lên do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.

 Phương án 4 bao gồm 5 bậc giá. Với phương án này, cơ quan soạn thảo đưa ra hai kịch bản. Kịch bản 1, giá điện sinh hoạt bao gồm 5 bậc thang. Trong đó giá điện bậc 1 từ 0-100 kWh được giữ như mức giá bậc 1 theo biểu giá hiện hành. Bậc 2 từ 101 - 200 kWh; bậc 3 từ 201 - 400 kWh; bậc 4 từ 401 - 700 kWh; bậc 5 từ 701 kWh trở lên. Theo tính toán, với phương án này, có khoảng 0,5 triệu hộ (chiếm 1,8% tống số hộ) có mức sử dụng điện từ 701 kWh/tháng trở lên sẽ phải trả tăng thêm 29.000 đồng/hộ/tháng.

 Còn theo kịch bản 2 của phương án này, giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt không đổi. Tuy nhiên, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 200 - 300 kWh/tháng và từ 701 kWh/tháng trở lên phải trả tăng thêm khoảng từ 6.000 - 14.000 đồng/hộ/tháng.

 Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho rằng, trên thế giới áp dụng giá điện theo bậc để phù hợp với các mức sử dụng điện khác nhau của các hộ dân. Theo đó, hộ sử dụng điện càng nhiều, sử dụng các thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng thì sẽ phải chịu mức giá điện cao hơn khi đạt đến ngưỡng nào đó. Cụ thể, theo bảng giá điện sinh hoạt các nước Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan và Lào, tỉ lệ giá điện sinh hoạt ở bậc cao nhất so với bậc thấp nhất tăng khoảng từ 1,65 - 3 lần.

 Theo ông Tuấn, Bộ Công Thương kiến nghị lựa chọn phương án 5 bậc, kịch bản 1 do có mức tăng giá điện giữa các bậc ở mức hợp lý, đảm bảo toàn bộ số hộ sử dụng điện dưới 700 kWh (chiếm 98,2% tổng số hộ) có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới. Trong khi, nếu lựa chọn các phương án 1 bậc, 3 bậc hay 4 bậc thì chi phí sử dụng điện của khách hàng dùng dưới 300 kWh phải trả cao hơn. Điều này tạo gánh nặng cho khoảng 21 triệu hộ khách hàng sử dụng điện dưới 300 kWh sẽ phải trả tiền điện cao hơn.

 Cũng theo Cục trưởng Điều tiết điện lực, việc giảm từ 6 bậc như hiện nay xuống còn 5 bậc cũng hạn chế được một phần việc tiền điện phải trả tăng cao trong những tháng đổi mùa. (Cafef.vn 04/03)Về đầu trang

An Giang: Yêu cầu trình độ với Trưởng, Phó Phòng thuộc Sở GD&ĐT

Tỉnh An Giang yêu cầu trình độ, chức danh Trưởng Phòng, Phó Trưởng Phòng và tương đương thuộc Sở GD&ĐT phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh, vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 Có trình độ Trung cấp lý luận chính trị hoặc Trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công và đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên;

 Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Riêng đối với công chức, viên chức người dân tộc thiểu số hoặc công tác ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì có thể thay thế bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số;

 Có chứng chỉ tin học trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin hoặc tương đương. Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định.

 Ngoài ra, đối với chức danh Trưởng Phòng và tương đương, phải có thời gian công tác từ đủ 3 năm (36 tháng) trở lên trong ngành Giáo dục. Chức danh Phó Trưởng Phòng và tương đương, phải có thời gian công tác từ đủ 2 năm (24 tháng) trở lên trong ngành Giáo dục.

 Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại: Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; đạt điều kiện, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý quy định tại thời điểm xem xét, bổ nhiệm lại, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tiếp theo; cơ quan, đơn vị có nhu cầu; đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao; không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

 Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, phải tiến hành quy trình bổ nhiệm lại để quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. (Giaoducthoidai.vn 3/3, Hải Bình) Về đầu trang

“Hải Phòng nên cân nhắc việc chi 269 tỷ đồng để tặng quà”

Trước thông tin thành phố sẽ chi 269 tỷ đồng tặng quà cho hơn 587.000 hộ dân trên địa bàn, mỗi hộ một bộ ấm chén và cờ Tổ quốc, ông Ngô Đăng Lợi - Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Hải Phòng, nói "đây là món quà nhỏ song rất ý nghĩa".

 Theo ông, cờ Tổ quốc sẽ là tặng phẩm thiêng liêng với mỗi gia đình dịp kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng thành phố; còn bộ ấm chén là vật dụng thiết thực hàng ngày.

 Tuy nhiên, ông Vũ Trọng Kim - đại biểu Quốc hội, Uỷ viên đoàn chủ tịch MTTQ VN, cho rằng "tặng quà là việc làm mang tính hình thức nhân ngày kỷ niệm giải phóng thành phố, không có ý nghĩa phúc lợi cho người dân".

 Ông Kim phân tích, bộ ấm chén đúng là vật dụng thường ngày của các gia đình, nhưng nằm trong khả năng mua sắm nên rất ít hộ không có hoặc còn thiếu. Vì thế, với những hộ đã có đồ dùng này rồi, món quà của thành phố sẽ lãng phí. 

"Mỗi suất quà có giá trị không lớn, nhưng tổng số tiền thành phố Hải Phòng chi không phải nhỏ, trong khi cả nước đang phải thắt lưng, buộc bụng để dành ngân sách cho an sinh xã hội như xây trường học, bệnh viện", ông Vũ Trọng Kim nhận xét.

 Theo ông, "món quà" có ý nghĩa nhất với người dân là các địa phương xây dựng nhiều công trình phúc lợi xã hội, nhà tình nghĩa; lập thêm sổ tiết kiệm cho người nghèo, người có công.

 Đồng tình với quan điểm trên, ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó ban Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cho rằng Hải Phòng nên dành ngân sách cho các công trình mang tính an sinh xã hội hoặc hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, kinh doanh.

 "Trong khi cả nước đang gặp khó khăn vì Covid-19, việc làm của Hải Phòng sẽ khiến nhiều người băn khoăn", ông Nhưỡng nói.

 Theo ông Nhưỡng, Hải Phòng là một trong số ít địa phương thu ngân sách cao, nhưng nhiều nơi đang khó khăn, phụ thuộc vào ngân sách Trung ương do vậy việc chi tiêu cần phù hợp với tình hình chung của đất nước.

 Ông cũng đề xuất Quốc hội giám sát việc các địa phương tặng quà người dân, để không gây lãng phí.

 Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Phó chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, cho hay, trong lịch sử Việt Nam không có truyền thống nhà nước tặng quà người dân. Thời phong kiến, vua chỉ tặng thưởng những người có tài, có công với nước, với triều đình.

 Vì vậy, ông không đồng tình việc địa phương nào đó trích ngân sách để tặng quà người dân mỗi dịp kỷ niệm, bởi không cần thiết. "Trước đây tỉnh Vĩnh Phúc cũng tặng mỗi gia đình một bộ ấm chén, nhưng tôi được biết nhiều người không đồng tình, vì đó không phải món quà thiết thực", ông Sơn nói.

 Ngày 3/3, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng giải thích, quyết định tặng quà nêu trên đã nghiên cứu kỹ lưỡng, được sự đồng thuận của đông đảo nhân dân.

 Lãnh đạo Hải Phòng nói đây là món quà có ý nghĩa về mặt tinh thần, là vật kỷ niệm mà thành phố muốn tri ân tới toàn thể nhân dân đã cùng các cấp chính quyền xây dựng, phát triển Hải Phòng trong suốt thời gian qua. (Vnexpress.net 04/3, Viết Tuân - Giang Chinh)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Thủ tướng phê duyệt nhân sự cho Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính và cơ sở dữ liệu

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng vừa được Thủ tướng phê duyệt nằm trong Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu. Cở sở dữ liệu được xem là bộ phận rất quan trọng đẻ xây dựng Chính phủ điện tử.

 Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu có liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 (Ban Chỉ đạo 896).

 Cụ thể, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng ban. Các Phó Trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm (Phó Trưởng ban Thường trực); Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng,

 Các thành viên Ban Chỉ đạo gồm: Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh; Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Quân; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng; Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Xuân Tuyên; Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh.

 Thủ tướng cũng phê duyệt danh sách Lãnh đạo Văn phòng Ban Chỉ đạo 896. Cụ thể, Chánh Văn phòng là Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an.

 Phó Chánh Văn phòng gồm: Đại tá Trần Hồng Phú, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an (Phó Chánh Văn phòng Thường trực); Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ Ngô Hải Phan; Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng; Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp Nguyễn Công Khanh; Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan; Phó Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ Hoàng Ngọc Anh.

 Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ điện tử phải gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. 

"Nhận thức xu hướng và dư địa để phát triển kinh tế, nền tảng cơ bản để thực hiện khát vọng hội nhập quốc tế của Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn cách tiếp cận này. Thống nhất quan điểm xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, đổi mới phương thức phục vụ; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

 Chuyên gia Nguyễn Thế Trung, thành viên Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử cho rằng, công thức để xây dựng thành công Chính phủ điện tử là phép nhân giữa cải cách quản trị công với chuyển đổi số.

 Lý giải rõ hơn đề xuất trên, chuyên gia Nguyễn Thế Trung cho biết, theo tổng kết về quá trình của những nước có khoảng 20 năm triển khai Chính phủ điện tử, các rào cản đối với việc người dân tham gia sử dụng Chính phủ điện tử ban đầu có thể gắn với vấn đề công nghệ nhưng sau đó đa phần sẽ là các vấn đề quản trị công.

 “Giai đoạn bắt đầu triển khai Chính phủ điện tử, người ta nói đến triển khai dịch vụ công trực tuyến thế nào, văn bản số ra sao? Nhưng sau đó, khi thấy rằng người dân không vào sử dụng dịch vụ, người ta nhận thấy rằng vai trò của quản trị công rất quan trọng. Khi người dân tin tưởng rằng các giải pháp công nghệ có thể mang lại những lợi ích cho họ thì lúc đó tính sử dụng trong Chính phủ điện tử sẽ tăng lên một cách đột biến. Vì thế, việc người dân có dùng hay không các dịch vụ Chính phủ điện tử là vấn đề của quản trị công”, ông Trung phân tích.

 Cũng theo phân tích của chuyên gia Nguyễn Thế Trung, ngược lại, tổng kết kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, xét về hiệu quả đầu tư cho Chính phủ điện tử, nếu như bước đầu vấn đề quản trị công rất quan trọng, thì về lâu dài vấn đề công nghệ lại là yếu tố quyết định.

 “Bởi lẽ, nếu chúng ta không có sự định hình về công nghệ nền tảng ngay từ ban đầu, để tình trạng “trăm hoa đua nở”, sử dụng các công nghệ hoặc bị khóa bởi nhà cung cấp hoặc những công nghệ không cập nhật, không thể liên thông với nhau thì sau này chính vấn đề chi phí cho Chính phủ điện tử sẽ làm cho chúng ta không phát triển được Chính phủ điện tử như chúng ta mong muốn. Cho nên, nếu như một trong hai vế - quản trị công hay chuyển đổi số, càng thấp thì Chính phủ điện tử sẽ càng thấp. Và nếu một trong hai vế này bằng 0 thì đương nhiên kết quả cũng sẽ bằng 0”, ông Trung giải thích thêm.

 Mặt khác, các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc cũng dựa trên 3 yếu tố gồm dịch vụ công trực tuyến; hạ tầng CNTT-TT và chỉ số nguồn nhân lực. Phân tích kỹ hơn, có thể thấy rằng trong mỗi chỉ số này đều hàm chứa chất lượng quản trị công và ứng dụng CNTT, chuyển đổi số.

 Minh chứng cho quan điểm của mình, chuyên gia Nguyễn Thế Trung viện dẫn, kết quả nghiên cứu 20 năm về Chính phủ điện tử tại các nước cho thấy mô hình trưởng thành của Chính phủ điện tử có sự đồng hành từ phía quản trị công và phía CNTT. (Ictnews.vietnamnet.vn 4/3, PV) Về đầu trang

Đà Nẵng sắp cho người vi phạm giao thông nộp phạt qua mạng

Ngày 3-3, Thượng tá Hoàng Tiến Sỹ (Phó phòng CSGT, Công an TP Đà Nẵng) cho biết đơn vị này vừa được các cán bộ của Cục CSGT (Bộ Công an) cài đặt và tập huấn sử dụng phần mềm nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Việc tập huấn và phần mềm này sẽ hoàn tất trước ngày 10-3.

 Theo đó, thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân có thể tra cứu vi phạm, số tiền phải nộp và đóng phạt online qua tài khoản ngân hàng điện tử. Sau khi đóng phạt, người dân sẽ có một biên lai đã nộp phạt điện tử.

 Trước đây, mọi người phải trực tiếp đến nhận quyết định xử phạt, mới biết số tiền phải đóng phạt, đến kho bạc nộp, sau đó quay về trình giấy đã đóng tiền từ kho bạc mới được giải quyết.

 “Nếu người dân đã đóng phạt qua mạng thì chỉ cần đến nhận quyết định xử phạt. Nếu đúng thời hạn trả đăng ký, giấy phép lái xe hoặc phương tiện thì cán bộ sẽ giải quyết ngay. Tức là đóng phạt qua mạng sẽ giảm bớt được một bước đến kho bạc đóng phạt” - thượng tá Sỹ nói.

 Trước đó, Cục Cảnh sát giao thông được giao phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành cung cấp dịch vụ thu tiền nộp phạt nói trên trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đề án này nhằm cải cách và cắt giảm thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.

 Theo Thượng tá Sỹ, hiện tại Phòng CSGT Đà Nẵng đã có liên kết với bưu điện để người dân không phải đến kho bạc nộp phạt. Người bên bưu điện có một bàn làm việc gần khuôn viên của đơn vị xử lý vi phạm thu phí và chịu trách nhiệm đóng thay. Tuy nhiên, nhiều địa phương khác trên cả nước chưa có liên kết với bưu điện làm việc này.

 Được biết bắt đầu từ ngày 12-3 thì Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng và tỉnh Bình Thuận sẽ triển khai thí điểm đề án này.

 Dự kiến đến quý III năm 2020, việc nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông qua mạng sẽ được triển khai toàn quốc. (Plo.vn 3/3, Hải Hiếu) Về đầu trang

Hà Nội thí điểm đặt lịch nộp hồ sơ thuế thu nhập cá nhân trực tuyến

Cục Thuế thành phố Hà Nội ra thông báo, từ ngày 1/3 đến ngày 30/3, Cục Thuế thành phố sẽ triển khai thí điểm Hệ thống Tax Booking để nộp hồ sơ Quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân trong “Tháng đồng hành cùng người nội thuế,” nhằm thực thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân-năm 2019 tại Bộ phận một cửa của Cục Thuế thành phố Hà Nội.

 Đại diện Cục thuế thành phố Hà nội cho biết Hệ thống Tax Booking được xây dựng với mục tiêu đơn giản hóa thủ tục, cho phép người nộp thuế đặt trước lịch làm việc với cơ quan thuế. Theo đó, người  nộp thuế sẽ giảm thời gian chờ mỗi khi thực hiện thủ tục hành chính và được phục vụ tốt nhất.

 Cụ thể, Hệ thống  này cho phép người nộp thuế lựa chọn thời gian thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan thuế qua ứng dụng Tax Booking (cài đặt trên điện thoại di động smartphone) và có thể khai báo số lượng hồ sơ để cơ quan thuế có thể phục vụ yêu cầu của người nộp thuế cũng như dễ dàng lấy số phục vụ bằng cách quét mã QRcode được cấp qua App Tax Booking.

 Cách thức đặt lịch thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến: Người nộp thuế truy cập vào trang thông tin Cục thuế Hà Nội: hanoi.gdt.gov.vn để tải và cài đặt ứng dụng Tax Booking trên điện thoại di động, sau đó bấm vào đường link sau để cài App Tax Booking vào điện thoại: https://iqms.vnptit.vn/appstore./. (VietnamPlus.vn 3/3, Hạnh Nguyễn) Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Hà Tĩnh: Để người đang cách ly đi mừng đám cưới, Chủ tịch phường bị phê bình

Ngày 3.3, UBND thành phố Hà Tĩnh đã ra văn bản phê bình ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch UBND phường Hà Huy Tập vì không thực hiện nghiêm túc việc quản lý, giám sát người cách ly y tế tại nơi cư trú.

 Theo văn bản phê bình nêu, ngày 29.2, UBND phường Hà Huy Tập (thành phố Hà Tĩnh) ra quyết định cách ly y tế tại nơi cư trú đối với chị N.T.H.D (19 tuổi, trú tại khối phố 1, phường Hà Huy Tập) là du học sinh vừa trở về từ thành phố Ulsan (Hàn Quốc). 

Tuy nhiên, trong quá trình đang cách ly y tế,  UBND phường Hà Huy Tập đã để chị D. không chấp hành, tự ý đi dự đám cưới của người quen tại một khách sạn ở thành phố Hà Tĩnh vào trưa ngày 1.3.

 Sự việc trên đã vi phạm quy định của nhà nước đối với áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch. Việc này cũng vi phạm đến công tác chỉ đạo của Trung ương, tỉnh và của thành phố Hà Tĩnh đối với tình hình phòng, chống dịch COVID- 19.

 Sự việc, UBND thành phố Hà Tĩnh nghiêm túc phê bình Chủ tịch UBND phường Hà Huy Tập trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID - 19 và chưa có các biện pháp, phương án cụ thể để thực hiện đảm bảo hiệu quả đối với trường hợp có quyết định cách ly.

 UBND thành phố Hà Tĩnh yêu cầu Chủ tịch UBND phường Hà Huy Tập và các tập thể, cá nhân có liên quan kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm, phải chịu các chế tài theo quy định. Đồng thời, phải kịp thời có các biện pháp cụ thể thực hiện cách ly đối với chị D. trong thời gian này.

 Về sự cố trên, ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ tịch UBND phường Hà Huy Tập cho biết, sau khi phát hiện ra sự việc, các cán bộ y tế của phường cũng đã làm việc với chị D. và ra quyết định cảnh cáo chị này vì tự ý rời khỏi nhà khi đang bị cách ly. 

Theo ông Lộc, qua trao đổi, chị D. cho biết, do bố mẹ được mời dự đám cưới người quen vào trưa ngày 1.3 nhưng bố mẹ bận công việc đi từ sáng sớm nên nhờ chị D. tìm người gửi quà mừng cưới hộ. Vì không nhờ được ai nên chị D. đã đeo khẩu trang, lần theo địa chỉ ghi trên giấy mời đến địa điểm tổ chức đám cưới để gửi quà cưới thay cho bố mẹ. Khi đến nơi, chị D. gửi quà ở bàn tiếp đón khách rồi trở về nhà mà không ở lại dự tiệc. (Lao Động 04/3, Trần Tuấn)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Doanh nghiệp Trung Quốc tung biện pháp kích cầu tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc đang triển khai các biện pháp mới nhằm kích thích người tiêu dùng mua hàng, trong bối cảnh các biện pháp cách ly, hạn chế đi lại do dịch COVID-19.

 Hãng dầu khí Sinopec mới đây đã triển khai tổ chức bán rau và thanh toán ngay trên ứng dụng điện thoại, tại 6.000 trạm xăng dầu của tập đoàn trên toàn Trung Quốc.

 Mengniu Dairy - hãng sản xuất sữa lớn thứ hai nước này - đang chạy đua tăng cường máy bán sữa tự động, bổ sung vào hệ thống 10.000 máy hiện có. Với hệ thống này, khách hàng của Mengniu sẽ đến các máy bán tự động để lấy sản phẩm họ đặt hàng trực tuyến trước đó. (VTV.vn 04/3)Về đầu trang

Hàn Quốc đề xuất chi gần 10 tỷ USD để chống dịch COVID-19

Khoản ngân sách lên tới 11,7 nghìn tỷ Won (tương đường 9,8 tỷ USD) để chống dịch COVID-19 và bù đắp các tác động của dịch bệnh đến kinh tế nước này.

 Đây là gói ngân sách bổ sung ứng phó dịch bệnh lớn nhất từ trước đến nay của Hàn Quốc, vượt gói ngân sách bổ sung ứng phó với dịch Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2015. Gói ngân sách bổ sung trên cần được Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn trước khi được giải ngân.

 Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki, 2.300 tỷ Won trong gói ngân sách 11.700 tỷ Won sẽ được phân bổ cho các cơ sở y tế đầu tư cho thiết bị y tế, giường bệnh và các phương tiện chữa trị cho người bệnh.

 Phủ Tổng thống Hàn Quốc ngày 4/3 thông báo Tổng thống Moon Jae-in đã hủy chuyến công du Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 3 này để tập trung vào cuộc chiến chống dịch COVID-19 trong nước. 

Do số ca nhiễm mới tăng đột biến tại Hàn Quốc trong tuần qua, tính đến ngày 4/3, tổng cộng 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp đặt biện pháp hạn chế nhập cảnh hoặc thủ tục cách ly nghiêm ngặt hơn đối với những người đến từ Hàn Quốc nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

 Truyền thông Ấn Độ ngày 4/3 cho hay trong số 23 du khách Italy bị cách ly, 17 người đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, những người khác đang chờ kết quả. Điều đáng lo ngại, một trong hai bệnh nhân ban đầu xét nghiệm âm tính với COVID-19 nhưng xét nghiệm lần thứ hai cho kết quả dương tính. Bệnh nhân sau đó được chuyển tới một khu cách ly và đã phải tiếp tục thực hiện xét nghiệm lần thứ ba, để kết luận mắc COVID-19. (VTV.vn 04/3)Về đầu trang

Singapore duy trì học tập trong dịch COVID-19

 Tại Singapore, mặc dù mức cảnh báo dịch đang ở mức cao - màu da cam, tất cả các trường học vẫn mở cửa bình thường, học sinh chưa phải nghỉ học một buổi nào.

 Cặp nhiệt độ là vật không thể thiếu trong đồ dùng của học sinh tại Singapore trong những ngày này. Các em được hướng dẫn đo thân nhiệt ngày 2 lần. Công tác vệ sinh như rửa tay được nhắc nhở thường xuyên hơn.

 Ngay từ khi dịch COVID-19 mới bùng phát, Bộ Giáo dục Singapore cùng với chính phủ đã theo dõi sát tình hình và có sự chỉ đạo liên tục, kịp thời để tăng cường an toàn bảo vệ sức khỏe cho học sinh. Các biện pháp đưa ra đều có sự tư vấn chuyên môn. 

Trong khi đó, không chỉ trong trường học mà tất cả các nơi từ trạm xe bus, tàu điện ngầm cho đến các khu ăn uống, khách sạn, công sở đều tăng cường công tác vệ sinh, lau chùi khử trùng, kiểm soát thân nhiệt, qua đó tạo nên tổng thể một xã hội có mức phòng ngừa cao về dịch bệnh, các phụ huynh đều an tâm đưa con đến trường.

 Đến nay, Singapore ghi nhận có trên 110 ca nhiễm COVID-19, chưa có ca nào tử vong. Dịch COVID-19 vẫn đang trong tầm kiểm soát.

 Thực tế cho thấy, để trẻ em đi học bình thường, không chỉ có nỗ lực riêng của ngành giáo dục mà có sự tham gia của cả hệ thống chính trị xã hội Singapore khi mà mỗi người dân đều thực hiện đúng theo khuyển cáo của chính phủ và công tác phòng ngừa dịch được tiến hành chặt chẽ ở tất cả các cấp từ chính phủ, doanh nghiệp đến người dân. (VTV.vn 04/3)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

Các tin khác