Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 28-02-2020

15:36, Thứ Sáu, 28-2-2020

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1. Thủ tướng: Kiên quyết cách ly người từ vùng dịch vào Việt Nam.. 1

2.   Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT thảo luận với các địa phương về thời gian học sinh đi học trở lại 3

3.Bí thư Hà Nội: “Nghiên cứu phương án cách ly cả khu phố”. 4

CHÍNH SÁCH MỚI 5

4.  Những chính sách mới về Thuế - phí - lệ phí có hiệu lực từ tháng 3/2020. 5

5.Bổ sung quy định điều kiện công bố hết dịch. 7

TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY.. 8

6.Hà Nội: Chính quyền thân thiện ở Minh Cường. 8

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 9

7.  Fitch hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam xuống 6,3% vì Covid-19. 9

8.     “Dự báo ảnh hưởng của Covid-19 với kinh tế vẫn quá lạc quan”. 10

9.  Đề xuất lập tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19. 11

10. Thực hư cổ đông lập “siêu doanh nghiệp” 144.000 tỷ đồng. 12

11.  “Bill Gates mà ở Việt Nam sẽ không thành công!”. 13

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 14

12.Mô hình kiến tạo. 14

QUẢN LÝ.. 16

13. Đề xuất giảm số lượng các Bộ: Phải nghiên cứu thấu đáo, kỹ lưỡng. 16

14. Đề xuất kỷ luật cán bộ nghỉ hưu có vi phạm trong thời gian công tác. 17

15.Giảm hơn 2.000 vị trí chức vụ lãnh đạo các cấp ngành tài chính. 18

16.Bắc Giang tăng cường thanh tra, kiểm tra phòng, chống tham nhũng. 19

17.Cải cách không nên thiên về trình diễn, đưa ra con số, khẩu hiệu hay ​ 19

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 20

18. Chính phủ điện tử nâng cao tính công khai, minh bạch. 20

19.Đà Nẵng đề xuất chính sách ưu tiên xử lý hồ sơ khi người dân dùng dịch vụ công. 21

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 21

20. Khánh Hòa: Phó Chủ tịch TP Nha Trang hầu tòa. 21

 TIÊU ĐIỂM

Thủ tướng: Kiên quyết cách ly người từ vùng dịch vào Việt Nam

Sáng 27/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

 Đối với việc trở lại đi học của học sinh, Thủ tướng nêu rõ, việc này sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND các tỉnh, Thành phố xem xét theo khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 mà Bộ đã công bố. Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng khung một cách hiệu quả, tốt nhất.

 Sau khi các bộ, ngành phát biểu, kết luận cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đã có những thành công quan trọng ban đầu, 16 ca dương tính đều khỏi bệnh và ra viện.

 Chính phủ đã làm tất cả với tinh thần cao nhất trong bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân, đã có đối sách đúng, kiên quyết cách ly đối với cộng đồng với các ca dương tính. Các giải pháp có sự đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Các giải pháp của Việt Nam được thế giới đánh giá cao.

 Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu kiên quyết cách ly những người từ vùng dịch vào Việt Nam. Các lực lượng phải tiếp tục các phương án chuẩn bị, đề phòng các tình huống xấu xảy ra. Bởi nếu chúng ta để cả người Việt Nam và nước ngoài trong vùng dịch vào Việt Nam thì dịch sẽ lan tràn ra cộng đồng. Đó là điều rất tối kị, và bài học kinh nghiệm rút ra là giải pháp ngăn chặn lây lan trong cộng đồng.

 "Chúng ta đã làm tốt sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, quân đội đối với người cách ly. Chúng ta tiếp tục tạo điều kiện cho người cách ly có sinh hoạt bình thường. Nếu không cách ly dẫn đến tâm lý anh cứ về Việt Nam thì được về cộng đồng, được về nhà nghỉ ngơi thì lây truyền này sẽ rất phổ cập ở nhiều tỉnh, thành. Lây lan sẽ rất nghiêm trọng không kiểm soát được" - Thủ tướng nhấn mạnh.

 Do đó, Thủ tướng yêu cầu, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan phải giải thích cho người từ vùng dịch phải cách ly và cần có thái độ kiên quyết; khuyến cáo công dân ở đâu thì thực hiện tốt hướng dẫn của nước sở tại. Những người tiếp xúc với người dương tính đều phải kiểm tra.

 Thủ tướng cũng chỉ đạo tiếp tục không tập trung đông người, không tổ chức các cuộc họp, hội nghị nếu không cần thiết. Trong đó, Thủ tướng lưu ý có thông tin về việc có gần 1.000 người họp về sách giáo khoa tại khách sạn Mường Thanh ở Thanh Hóa và nêu rõ, nếu đúng thì đây là việc cần phải nhắc nhở đối với Thanh Hóa.

 Nhắc lại bài học chống dịch của Vĩnh Phúc, Thủ tướng cho biết, tỉnh vừa chống dịch vừa thúc đẩy hoạt động kinh tế hiệu quả, tăng trưởng kinh tế 2 tháng đầu năm không những không giảm mà còn tăng trưởng trên 10% so với cùng kỳ.

 Về tình hình dịch thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định tình hình diễn biến của Covid-19 phức tạp, một số nước xuất hiện ổ dịch mới, nhưng chúng ta có niềm tin tình hình dịch sẽ được kiểm soát cơ bản và tiến triển tốt vào quý 2 sắp tới. Kinh tế thế giới sẽ có diễn biến tích cực. Kinh tế Mỹ đang lạc quan, một số kinh tế chủ chốt thế giới kể cả có dịch sẽ khởi sắc, lấy lại đà tăng trưởng.

 "Tôi nói điều này để các bộ, ngành có tính toán phương án, bố trí lực lượng, kể cả lực lượng lao động và vật tư, vật liệu sản xuất. Cho nên các bộ, ngành, địa phương ngay từ thời điểm này, bên cạnh kiên quyết ngăn chặn Covid-19 có hiệu quả thì cần có tư duy đột phá chính sách và hành động để năm 2020 tiếp tục là thành công về kinh tế, ổn định về xã hội, hoàn thành đầy đủ mục tiêu Đảng, Nhà nước và nhân dân giao” - Thủ tướng nói. 

Do đó, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục công bố rõ hơn chính sách tiền tệ mang tính hỗ trợ nền kinh tế, như giảm lãi suất, giãn nợ. Hơn lúc nào hết, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giải pháp giãn, hoãn, chậm nộp thuế, thậm chí giảm lệ phí logistics, giãn thời gian nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội để tạo đà cho các đơn vị sản xuất kinh doanh. Những quy định nào thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì báo cáo Quốc hội và Thường vụ Quốc hội. Trong đó, cần tăng chi tiêu cho an sinh xã hội, nhất là hỗ trợ đối với người dân vùng dịch bệnh.

 Cho biết, sắp tới sẽ có một Chỉ thị của Thủ tướng để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, có sự chuẩn bị để tăng tốc thời gian tới, đồng thời biểu dương Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã cử thứ trưởng sang Anh để tìm thị trường du lịch. Bộ Công thương cũng đã họp để có giải pháp không để đứt gãy các chuỗi sản xuất, tìm nguyên liệu cho sản xuất ngay trong tháng 3 tới.... (VOV.vn 27/02, Vũ Dũng)Về đầu trang

Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT thảo luận với các địa phương về thời gian học sinh đi học trở lại

Ngày 27-2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ để nghe Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 báo cáo tình hình và đưa ra các quyết sách phòng chống dịch.

 Tại cuộc họp, đại diện Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 cho biết, thời điểm này, số ca nhiễm mới bên ngoài Trung Quốc lần đầu tiên lớn hơn số nhiễm của Trung Quốc, đánh dấu bước ngoặt lây lan dịch trên phạm vi toàn cầu.

 Hiện tại, tất cả các châu lục, trừ châu Nam Cực, đều ghi nhận ca nhiễm Covid-19 với 49 quốc gia, vùng lãnh thổ công bố có người mắc. Trong đó, những nước có nhiều người mắc nhất là Trung Quốc (78.473 mắc, 2.741 tử vong), Hàn Quốc (1.595 mắc, 13 tử vong), Nhật Bản (877 mắc, 7 tử vong, trong đó tàu Diamond Princess: 705 mắc, 4 tử vong), Italy (453 mắc, 12 tử vong), Iran (139 mắc, 19 tử vong). Đáng chú ý, số mắc mới tại Trung Quốc đang có xu hướng chững lại, tuy nhiên, tại một số nước, dịch đang phát triển mạnh như Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy, Iran... Riêng tại Việt Nam, từ ngày 13-2 đến nay không ghi nhận các trường hợp mắc mới. Ban chỉ đạo đánh giá, tình hình dịch ở nước ta đang được kiểm soát.

 Về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 hiện nay, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 cho biết, Bộ Ngoại giao, các hãng hàng không đã thông báo rộng rãi về việc cách ly bắt buộc 14 ngày đối với người từ vùng dịch Hàn Quốc vào Việt Nam. Đối với người Hàn Quốc và người đã qua Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 11-2, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị cập nhật ngay danh sách và nơi cư trú, lưu trú, gửi các tỉnh thành phố để rà soát, thực hiện giám sát y tế và tổ chức cách ly các trường hợp được phát hiện đến từ vùng có dịch của Hàn Quốc, hoặc tiếp xúc gần với người từ vùng dịch. Về các tuyến bay giữa Việt Nam-Hàn Quốc, hiện nay không còn chuyến bay tới vùng có dịch, tần suất các chuyến bay tới các cảng hàng không khác của Hàn Quốc đã giảm 60-70%.

 Sau khi nghe Ban chỉ đạo báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá kết quả phòng chống dịch của chúng ta như vậy là tốt, tuy nhiên, nguy cơ dịch còn cao, tình hình dịch ở nhiều nước diễn biến phức tạp. “Chúng ta đã ngăn chặn hiệu quả, đến nay, không có ca nhiễm mới, tất cả trường hợp mắc đều khỏi bệnh, xuất viện. Nhưng chúng ta không được chủ quan, phải tiếp tục thực hiện tốt các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ”, Thủ tướng yêu cầu.

 Thủ tướng yêu cầu, việc thực hiện cách ly phải kiên quyết, bắt buộc đối với mọi người từ vùng dịch vào Việt Nam. Ngăn chặn lây lan là giải pháp y tế tốt nhất lúc này. Tiếp tục tạo điều kiện cho người cách ly sinh hoạt bình thường. Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam ở nước ngoài thực hiện tốt hướng dẫn của nước sở tại để ổn định.

 Tuy tình hình dịch Covid-19 thế giới diễn biến phức tạp, một số nơi xuất hiện ổ dịch mới nhưng Thủ tướng bày tỏ tin tưởng tình hình dịch bệnh trên toàn cầu được kiểm soát cơ bản và tiến triển tốt vào quý II. Kinh tế thế giới sẽ có chuyển biến tích cực. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương ngay từ thời điểm này, bên cạnh kiên quyết ngăn chặn dịch có hiệu quả thì cần phải có tư duy đột phá chính sách và hành động để năm 2020 tiếp tục là năm thành công về kinh tế, ổn định về xã hội, hoàn thành đầy đủ, toàn diện các mục tiêu mà Đảng, Quốc hội đã giao.

 Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phương án về giảm thuế, giãn thuế, hoãn thuế, chậm nộp thuế, giảm phí logistics và một số vấn đề khác về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội để tạo cho các cơ sở sản xuất có sức, có đà vươn lên, nhất là tăng chi tiêu cho an sinh xã hội, đặc biệt là hỗ trợ trực tiếp cho những đối tượng bị tổn thương của dịch bệnh; báo cáo Thủ tướng những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 Về vấn đề đi học của học sinh, Thủ tướng nêu rõ, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và UBND các tỉnh, thành phố xem xét trong khung chương trình mà Bộ GD-ĐT đã công bố. Bộ GD-ĐT thảo luận với các địa phương để xử lý vấn đề này một cách tốt nhất.

 Liên quan đến vấn đề đi học trở lại, ngày 26-2, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản hỏa tốc gửi các sở, ngành có liên quan về việc tổ chức cho học sinh, sinh viên học viên các cơ sở GD-ĐT trên địa bàn tỉnh đi học trở lại từ ngày 2-3. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng đã thống nhất cho tất cả trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên của tỉnh trở lại trường học vào 2-3. Ngoài ra, 2 tỉnh Thanh Hóa và Đắk Lắk cho biết đã gửi tờ trình cho UBND tỉnh về việc cho học sinh các cấp đi học trở lại từ ngày 2-3...

 Để chuẩn bị đón học sinh, sinh viên quay trở lại trường, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi các sở GD-ĐT; các đại học, học viện; trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm; các đơn vị trực thuộc Bộ hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục. (Sài gòn giải phóng 27/02, Phan Thảo)Về đầu trang

Bí thư Hà Nội: “Nghiên cứu phương án cách ly cả khu phố”

Sáng 27/2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đi kiểm tra công tác chống dịch bệnh tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Đây là một trong 5 bệnh viện của thành phố được chỉ định là nơi tiếp nhận, cách ly và điều trị các ca nhiễm nCoV.

 Bên cạnh ghi nhận nỗ lực của ngành y tế thời gian qua, ông Huệ cho rằng Hà Nội với hơn 10 triệu dân, nhiều tổ chức quốc tế đặt trụ sở, điểm đến của du khách khắp nơi, vì vậy thành phố cần sẵn sàng ứng phó dịch ở mức cao nhất.

 Theo ông, hiện có rất đông người Hàn Quốc ở Hà Nội, tập trung chủ yếu khu vực quận Thanh Xuân, Cầu Giấy. "Nếu xảy ra trường hợp nào đó thì cơ sở nào để cách ly? Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc cách ly một xã (Sơn Lôi) rất tốt. Nhưng nông thôn cách ly còn dễ, chứ thủ đô nhà liền nhà, phố liền phố thì cách ly như thế nào?", ông nói và yêu cầu cơ quan chức năng tính toán phương án cách ly cả khu phố.

 Ông Vương Đình Huệ cũng đề nghị bệnh viện đa khoa Đức Giang chủ động học hỏi kinh nghiệm từ các cơ sở y tế đã chữa trị khỏi cho những trường hợp mắc bệnh; chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc cách ly, chữa trị người nhiễm nCoV. "Chiều mai tôi làm việc với Bộ Tư lệnh thủ đô, trong đó sẽ bàn cụ thể việc chuẩn bị xây dựng bệnh viện dã chiến để cách ly những trường hợp từ vùng dịch trở về", ông cho hay.

 Theo Giám đốc bệnh viện đa khoa Đức Giang Nguyễn Văn Thường, cơ sở này đã chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly với khoảng 70 giường bệnh. Thời gian qua, bệnh viện Đức Giang đã khám cho hơn 1.000 bệnh nhân có biểu hiện sốt, trong đó hơn 300 người nghi nhiễm nCoV.

Giám đốc Sở y tế Nguyễn Khắc Hiền thông tin, tính đến hết ngày 26/2 đã có 650 người đến từ vùng dịch đang cách ly tại các đơn vị của Bộ Tư lệnh Thủ đô; dự kiến ngày 27/2, các đơn vị này đón thêm khoảng 800 người.

 Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, trước diễn biến phức tạp của Covid-19, thành phố ứng phó với tinh thần không để xảy ra các trường hợp nào nào nhiễm bệnh, đồng thời sẵn sàng đối phó kịp thời và hiệu quả những tình huống xấu nhất.

 Ông Huệ nói thêm, sau khi làm việc với Bộ tư lệnh thủ đô, ông sẽ cùng Chủ tịch UBND TP chủ trì cuộc họp định kỳ của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 để đưa ra những chỉ đạo cụ thể nhằm ứng phó với dịch bệnh. 

Hiện khu cách ly của Bộ Tư lệnh Thủ đô tiếp nhận khoảng 650 người trở về từ vùng dịch ở Hàn Quốc. Những công dân này nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay Nội Bài, sau đó được đưa về khu cách ly ở thị xã Sơn Tây. 

Trong 650 người này, không ai có triệu chứng liên quan đến bệnh viêm đường hô hấp cấp. Tuy nhiên, theo quy định, người từ vùng dịch về phải cách ly theo dõi trong vòng 14 ngày mới được về với gia đình. (Vnexpress.net 27/02, Võ Hải)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Những chính sách mới về Thuế - phí - lệ phí có hiệu lực từ tháng 3/2020

Điều kiện với ô tô đã qua sử dụng theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu, thay đổi khung giá tính thuế tài nguyên một số loại khoáng sản....là những chính sách nổi bật về thuế - phí - lệ phí có hiệu lực từ tháng 3/2020.

 Sửa đổi quy định về thanh toán phí, lệ phí hàng hải: Thông tư 90/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 261/2016/TT-BTC quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải và Thông tư 17/2017/TT-BTC hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí hàng hải có hiệu lực từ ngày 01/3/2020.

 Cụ thể, sửa đổi, bổ sung quy định về thanh toán phí, lệ phí hàng hải:

 - Người nộp phí, lệ phí hàng hải phải nộp và thanh toán xong các khoản phí, lệ phí hàng hải trước khi tàu thuyền được cảng vụ hàng hải cấp phép rời khu vực hàng hải. Người nộp phí, lệ phí hàng hải được chậm nộp các khoản phí, lệ phí trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc kể từ ngày tàu thuyền được cấp phép rời cảng trong trường hợp:

 Người nộp phí, lệ phí có ký quỹ tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật dân sự để nộp phí, lệ phí cho tàu thuyền quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 90/2019.

  Người nộp phí, lệ phí có cam kết hoặc ký quỹ tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật dân sự để nộp phí, lệ phí tàu thuyền quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 90/2019.

 - Phí sử dụng vị trí neo, đậu đối với trường hợp phương tiện neo đậu từ 01 tháng trở lên tại khu vực hàng hải: Người nộp phí thực hiện nộp phí sử dụng vị trí neo, đậu theo tháng, thời hạn nộp trong ngày làm việc đầu tiên của tháng kể tiếp; tháng cuối cùng, thực hiện nộp phí theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 6 Thông tư 261/2016.

 - Trường hợp phương tiện thủy nội địa theo quy định của pháp luật được làm thủ tục vào, rời cảng biển một lần lúc rời cảng nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư 248/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa một lần theo chuyển khi làm thủ tục rời cảng bao gồm phí, lệ phí lượt vào và phí, lệ phí lượt rời.

 - Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí như sau: Nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt cho tổ chức thu hoặc nộp bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt vào tài khoản của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại".

 Thay đổi khung giá tính thuế tài nguyên một số loại khoáng sản: Theo Thông tư 05/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 44/2017/TT-BTC quy định về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau và có hiệu lực từ ngày 05/3/2020.

 Theo đó, thay đổi khung giá tính thuế tài nguyên đối với khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, đơn cử như:

 - Cát san lấp bao gồm cả cát nhiễm mặn: mức giá tối đa tính thuế tài nguyên từ 80.000 đồng/m3 tăng lên 200.000 đồng/m3;

 - Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình: mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên từ 49.000 đồng/m3 giảm còn 27.000 đồng/m3, giá tối đa vẫn giữ nguyên mức 70.000 đồng/m3;

 - Đá vôi sản xuất vôi công nghiệp (khoáng sản khai thác): mức giá tối thiểu tính thuế tài nguyên từ 161.000 đồng/m3 giảm còn 63.000 đồng/m3 và mức giá tối đa từ 230.000 đồng/m3 giảm còn 90.000 đồng/m3;...

 Điều kiện với ô tô đã qua sử dụng theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu: Bộ Công Thương ban hành Thông tư 04/2020/TT-BCT quy định về đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng theo Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ ngày 05/3/2020..

 Theo đó, ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan phải tuân thủ theo các quy định sau: Được đăng ký lưu hành tại nước xuất khẩu trước khi về đến cửa khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật; Đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP và phải có Giấy chứng nhận xuất xứ khi làm thủ tục nhập khẩu; Đáp ứng các quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô, các quy định về cửa khẩu nhập khẩu ô tô.

 Ngoài ra, chủng loại ô tô nhập khẩu phải phù hợp với nội dung của Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định của pháp luật.Về thủ tục nhập khẩu, thông tư nêu rõ: Thương nhân nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng là doanh nghiệp đã được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định của pháp luật.

 Trường hợp thương nhân tham gia đấu giá và trúng đấu giá nhưng không có Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô thì ủy thác cho doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô thực hiện nhập khẩu.

 Tăng mức thu phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam với người lớn: Thông tư 06/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 205/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có hiệu lực từ 18/3/2020.

 Mức thu phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam quy định như sau:

 - Đối với người lớn: 40.000 đồng/người/lượt  mức giá hiện nay là 30.000 đồng/người/lượt.

 - Đối với sinh viên, học sinh trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề; hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: 20.000 đồng/người/lượt mức giá hiện nay là 10.000 đồng/người/lượt.

 - Đối với trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông: 10.000 đồng/người/lượt.

 - Sinh viên, học sinh, học viên theo quy định nêu trên là người có thẻ sinh viên, học sinh, học viên do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.

 Trẻ em là người từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trường hợp khó xác định là người thuộc nhóm tuổi này thì phải xuất trình giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác chứng minh là người từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi. (Cafef.vn 27/02, Y Vân)Về đầu trang

Bổ sung quy định điều kiện công bố hết dịch

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 07/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm. 

Theo đó, bổ sung thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới đối với bệnh Covid-19 tại phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

 Cụ thể, bệnh Covid-19 thuộc nhóm A, thời gian ủ bệnh trung bình 14 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 28 ngày (thời gian được tính từ ngày trường hợp mắc bệnh gần nhất được cách ly tại cơ sở y tế). 

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19.

 Thủ tướng Chính phủ mong muốn nhân dân yên tâm, tin tưởng, ủng hộ và hợp tác với các cấp chính quyền trong công tác phòng chống dịch bệnh; các cấp, các ngành, địa phương phải coi việc chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm; tiếp tục quán triệt sâu sắc tinh thần “chống dịch như chống giặc”, không run sợ, không quá lo lắng, nhưng tuyệt đối không lơ là, chủ quan. (Sài gòn giải phóng 27/02, Phan Thảo)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY

Hà Nội: Chính quyền thân thiện ở Minh Cường

Với mục đích xây dựng một chính quyền thân thiện, công sở thân thiện, phục vụ Nhân dân một cách tốt hơn, từ năm 2017 đến nay, xã Minh Cường, huyện Thường Tín đã có nhiều bước đột phá trong cải cách hành chính. 

Sau 5 ngày đăng ký khai sinh cho con, gia đình anh Phạm Văn Hiệp, thôn Lam Sơn, xã Minh Cường khá bất ngờ khi có một đoàn cán bộ do Chủ tịch UBND xã làm trưởng đoàn, tới tận nhà trao giấy khai sinh, bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan cho con anh.

 Bên cạnh đó, gia đình anh Hiệp còn được nhận một món quà nhỏ kèm theo là thư chúc mừng với lời nhắn “Chúc con trở thành một công dân tốt, sống có ích cho gia đình và xã hội”. “Việc lãnh đạo xã trao giấy khai sinh tận nhà thể hiện sự quan tâm của chính quyền đến người dân. Bên cạnh đó, còn giúp người dân đỡ mất thời gian, bớt được các thủ tục rườm rà khi đăng ký khai sinh như trước đây” – anh Hiệp xúc động bày tỏ. 

Được biết, mô hình cấp giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế tại nhà được xã Minh Cường triển khai từ tháng 1/2017. Đây là một trong những mô hình chính quyền thân thiện, công sở thân thiện mà xã Minh Cường hướng tới. Phó Chủ tịch UBND xã Minh Cường Đào Văn Ta cho biết, việc trao giấy khai sinh tận nhà không chỉ là thực hiện cải cách hành chính mà còn để bày tỏ niềm vui với gia đình vừa có thêm thành viên mới, cũng như đón chào xã có thêm một công dân mới.

 Ngay khi chào đời, các em đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất từ chính quyền. Thông qua đó, giúp chính quyền và người dân thêm gắn kết. Ngoài ra, những chủ trương, chính sách cũng dễ dàng được tuyên truyền tới người dân. Mỗi cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền cũng nhận thức rõ hơn trách nhiệm, cách ứng xử để thực hiện tốt nhất chức trách của mình.

 Ngoài mô hình trao giấy khai sinh tại nhà, xã Minh Cường còn tổ chức lễ trao giấy đăng ký kết hôn tập thể cho các cặp đôi. Trong buổi lễ đó, Chủ tịch UBND xã là người trực tiếp trao hoa, giấy đăng ký kết hôn kèm thư chúc mừng. Đồng thời, cán bộ tư pháp xã yêu cầu gia đình cam kết thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; trang bị kiến thức, cẩm nang chuẩn bị kết hôn và cuộc sống gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, các luật bình đẳng giới… Nhờ vậy, tình trạng tổ chức đám cưới linh đình, tốn kém có chiều hướng giảm. Để giúp người dân tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, nâng cao tính phục vụ, xã Minh Cường còn triển khai mô hình khai tử trực tuyến tại gia đình. Mô hình này cũng được người dân đánh giá rất cao.

 Bên cạnh đó, chính quyền xã Minh Cường còn mong muốn người dân hài lòng, thuận tiện hơn khi thực hiện các dịch vụ công thông qua việc triển khai mô hình bộ phận một cửa, giải quyết thủ tục hành chính văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp.

 “Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính, nhằm đem đến sự hài lòng cho người dân, là một trong những mục tiêu xã đang hướng tới. Đồng thời qua đó 2 Quy tắc ứng xử do TP ban hành dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngày càng thấm sâu vào cuộc sống” – ông Ta cho biết. (Kinh tế & Đô thị 27/02, Phương Nga)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Fitch hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam xuống 6,3% vì Covid-19

Trong báo cáo vừa phát hành, hãng tín nhiệm Fitch cho rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ đạt 6,3% do những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19. Dự báo này của Fitch lạc quan hơn kịch bản tăng trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra hồi đầu tháng 2, khi đánh giá tác động của Covid-19 tới nền kinh tế.

 Theo Fitch, dịch Covid-19 đã tác động mạnh tới tăng trưởng Việt Nam nửa đầu năm 2020, khi hoạt động sản xuất đình trệ do chuỗi cung ứng khu vực bị gián đoạn. Trước mắt, việc thiếu nguyên liệu đầu vào và tạm đóng cửa biên giới khiến hoạt động xuất nhập khẩu ngưng trệ... đã ảnh hưởng đáng kể tới ngành sản xuất chế biến chế tạo (đóng góp 16% GDP). Đơn cử, gần 12.000 công nhân của một nhà máy ở Thanh Hóa đã phải tạm nghỉ do nhà máy thiếu nguyên liệu sản xuất.

 Một số công ty lớn như Samsung đã phải vận chuyển linh kiện từ Trung Quốc về Việt Nam bằng đường hàng không để tránh gián đoạn chuỗi cung ứng. "Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ gặp khó khăn tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế. Thực tế này có thể khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng thời gian tới", báo cáo của Fitch nêu.

 Không riêng chế biến chế tạo, ngành dịch vụ, du lịch cũng đang đứng trước áp lực lớn do nhu cầu sụt giảm khi các ổ dịch Covid-19 đã "vượt biên" ngoài Trung Quốc, lan tới Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây cũng là 3 thị trường khách du lịch quốc tế lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Đông Bắc Á. Dù du lịch chỉ chiếm 9,2% GDP Việt Nam, theo Fitch, cú sốc mà ngành này phải gánh chịu vì dịch bệnh sẽ không hề nhỏ, ảnh hưởng lớn tới triển vọng tăng trưởng kinh tế 2020.

 Trong lúc này, các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ sẽ giúp giảm "cơn địa chấn" do Covid-19 đem lại với nền kinh tế Việt Nam. "Các gói kích thích tài chính, tiền tệ sẽ là cần thiết, giúp nền kinh tế vượt qua cú sốc tác động từ dịch bệnh", Fitch nhận định. Các biện pháp cụ thể là hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, giãn, giảm thuế, tiền thuê đất cho các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp...

 Tuy nhiên, không phải bức tranh kinh tế Việt Nam hoàn toàn là màu xám. Fitch nhận định, kinh tế sẽ phục hồi vào nửa cuối năm nếu các chuỗi cung ứng trở lại hoạt động bình thường và nhu cầu du lịch bị dồn nén thời Covid-19 được giải tỏa. Cùng đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa được Nghị viện châu Âu phê chuẩn và có thể có hiệu lực ngay từ tháng 7, với hơn 90% dòng thuế về 0%, sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu hàng Việt vào thị trường 18.000 tỷ USD.

 Dù vậy, hãng tín nhiệm Fitch cũng lưu ý, sự phục hồi kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm "có thể thấp hơn dự báo" nếu tắc nghẽn hạ tầng tại các cảng biển không được giải quyết và kìm hãm sức bật của nền kinh tế.

 Trước đó, trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư nêu hai kịch bản về tăng trưởng trong bối cảnh dịch viêm phổi bùng phát. Ở kịch bản 1, nếu dịch khống chế được trong quý I mức tăng GDP năm nay ở 6,25%, giảm 0,55 điểm phần trăm so với mục tiêu Chính phủ đưa ra. Trong đó, GDP quý I tăng 4,25%, quý II là 6,08%, quý III 6,92% và quý IV 6,81%.

 Kịch bản 2, GDP năm 2020 dự báo chỉ đạt 5,96% nếu dịch được khống chế trong quý II. Mức tăng này khá thấp và giảm 0,84 điểm phần trăm so với mục tiêu 6,8% năm nay. Ở kịch bản này, tăng trưởng quý I tăng 4,52%, quý II 5,1%, quý III là 6,7% và quý IV 6,81%.

Hàng không, du lịch, dịch vụ, dệt may, da giày, điện tử... là những ngành được Bộ Kế hoạch & Đầu tư đánh giá, sẽ chịu tác động tiêu cực nhất từ dịch bệnh. Du lịch được dự báo thiệt hại tới hơn 116.000 tỷ đồng (khoảng 5 USD), trong khi con số này của ngành hàng không lên tới 10.000 tỷ. (Vnexpress.net 26/02)Về đầu trang

“Dự báo ảnh hưởng của Covid-19 với kinh tế vẫn quá lạc quan”

VinaCapital cho rằng tăng trưởng GDP năm nay giảm 1,5 điểm phần trăm, thậm chí sâu hơn nếu không có nhiều biện pháp bù đắp thiệt hại.

 Trong báo cáo mới công bố, VinaCapital cho biết đã có thể ước tính tác động của Covid-19 đến kinh tế Việt Nam sau một tháng tập hợp thông tin và dữ liệu về dịch bệnh. Quỹ đầu tư này nhắc lại việc Bộ Kế hoạch & Đầu tư dự báo tăng trưởng GDP năm nay có thể chỉ đạt 5,96%, giảm khoảng 0,8 điểm phần trăm nếu dịch bệnh được khống chế trong quý II. Trong khi đó, các nhóm phân tích khác dự đoán tăng trưởng GDP sẽ giảm từ 0,4 đến 1 điểm phần trăm. "Các số liệu này vẫn quá lạc quan", ông Michael Kokalaria, Kinh tế trưởng của VinaCapital nói.

 Nhóm nghiên cứu này cho rằng, tăng trưởng GDP năm nay phải giảm 1,5 điểm phần trăm và có thể hơn nữa nếu Chính phủ không mạnh tay để bù đắp một phần tổn thất cho nền kinh tế. Việc Thái Lan, quốc gia có ngành du lịch và sản xuất bị ảnh hưởng tương tự, thậm chí ít hơn Việt Nam đưa ra dự báo tăng trưởng GDP giảm đến 1,2 điểm phần trăm là cơ sở để nhóm nghiên cứu tin rằng tác động của dịch bệnh đến kinh tế tệ hơn các dự báo trước đó.

 Du lịch chiếm 7% GDP nhưng nếu tính cả đóng góp gián tiếp thì con số này khoảng 14%. Năm ngoái có hơn 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam và chi tiêu bình quân mỗi người khoảng 19 triệu đồng. Công ty Chứng khoán BSC dự đoán lượng khách này sẽ giảm 75% vì nhiều hãng hàng không đã tạm dừng đường bay đưa khách đến các điểm tham quan nổi tiếng. Tỷ lệ lấp đầy phòng tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cũng chỉ còn khoảng 20%.

 Đối với sản xuất, lĩnh vực này đang đóng góp 16% vào GDP. Công ty Chứng khoán VNDIRECT nhận định, con số sẽ biến động mạnh bởi nhiều nhà máy dệt may, điện tử, thép dẹt... có thể gián đoạn sản xuất vì chuỗi cung ứng nguyên liệu phụ thuộc vào đối tác Trung Quốc.

 Sự thu hẹp hoạt động kinh tế của Trung Quốc dẫn đến rủi ro nhu cầu xuất nhập khẩu chậm lại trên toàn châu Á và cả thế giới. Nhiều nhóm ngành đã chịu tác động gián tiếp như cảng biển, hàng không, dịch vụ hậu cần... khi các bên thắt chặt giao thương để kiểm soát dịch. BSC ước tính, nếu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đến Trung Quốc giảm 20% trong quý I thì GDP có thể giảm gần 0,6%. Thậm chí, thị trường chứng khoán cũng không tránh khỏi tác động khi các báo cáo mới về sự bùng phát của dịch bệnh tại Hàn Quốc, Italy khiến nhà đầu tư hoảng sợ.

 Tác động ngắn vì thế khá đáng kể. Việc các nhà hoạch định chính sách, doanh nhân và nhà đầu tư tập trung vào tác động ngay lập tức khi dịch bệnh bùng phát  cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu VinaCapital, nhìn dưới góc độ dài hạn với giả định dịch bệnh không tiếp tục leo thang, Việt Nam lại là quốc gia hưởng lợi nhiều. Theo đó, một số doanh nghiệp thuộc các ngành nằm ở phân khúc hạ nguồn và chịu áp lực cạnh tranh lớn từ sản phẩm từ Trung Quốc sẽ hưởng lợi khi đơn hàng dịch chuyển tạm thời.

 Khi lo ngại giảm dần trong giai đoạn nửa cuối năm nay thì Covid-19 có thể vô tình đóng vai trò chất xúc tác, thậm chí mạnh hơn cả chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, thúc đẩy sự dịch chuyển các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. Các doanh nghiệp trước đây tìm điểm đến mới nhằm tránh bị áp thuế cao. Đợt dịch này như giọt nước tràn ly, buộc họ phải hạn chế sự phụ thuộc vào hoạt động sản xuất tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

 "Covid-19 là một sự kiện thiên nga đen, gây tác động mạnh trong ngắn hạn nhưng khó có thể thay đổi cả một chu kỳ kinh tế", chuyên gia của VNDIRECT nhận định. (Vnexpress.net 26/02)Về đầu trang

Đề xuất lập tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) -ông Vũ Tiến Lộc đề xuất thành lập tổ công tác của Chính phủ, khoan nợ, giãn nợ, tăng hạn mức cho vay… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

 Ngày 25/2, trao đổi với báo chí liên quan đến tác động của dịch Covid-19, ông Lộc cho biết, dịch bệnh đang khiến các chuỗi giá trị bị đứt gãy, sự suy giảm sức khỏe của DN, nền kinh tế còn diễn biến phức tạp, khó lường và sẽ kéo dài. 

Các DN đang đối mặt với tình trạng ứ đọng hàng hóa, nhất là hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, tình trạng thiếu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ Trung Quốc…Thị trường vận tải, dịch vụ bị thu hẹp, khách du lịch thưa thớt, sản xuất kinh doanh đình đốn, người lao động phải nghỉ việc do thiếu việc làm.

  "Nhiều DN, nhất là DN nhỏ và vừa, rất khó khăn để cầm cự và duy trì sản xuất. Số DN thành lập mới giảm, DN ngừng sản xuất, đóng cửa giải thể tăng lên. Đó là những tác động trực tiếp trên diện rộng của dịch Covid-19”, ông Lộc nói.

 Chủ tịch VCCI cho rằng, con virus của căn bệnh kinh tế Việt Nam mang tên “phụ thuộc” - tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và các nền kinh tế ở Đông Bắc Á ở cả đầu ra lẫn đầu vào của nhiều ngành kinh tế và các chuỗi giá trị toàn cầu.

 Theo ông Lộc, hiện khách du lịch Trung Quốc chiếm tới 30 % tổng lượng khách nước ngoài tới Việt Nam, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 35 % kim ngạch suất khẩu nông sản của cả nước.

 Cùng đó, linh kiện phụ tùng cho các ngành dệt may, da giày, túi xách, điện tử… nhập từ Trung Quốc chiếm tới 50-60% tổng giá trị đầu vào cho sản xuất, nên khó có thể yên ổn trong lúc này.

 “Chuỗi giá trị toàn cầu mà Việt Nam là một mắt khâu đang trở nên mong manh và dễ bị tổn thương. Với tình trạng này, thì khi DN Trung Quốc “hắt hơi”, DN Việt Nam không “sổ mũi” mới là chuyện lạ và tác động của Covid-19 chỉ là một ví dụ”, ông Lộc phân tích.

Theo Chủ tịch VCCI,  hiện DN trong nước ở các ngành dệt may, giày dép, thời trang , điện tử... cho biết, nếu tình hình không sáng sủa hơn, họ sẽ khó có khả năng cầm cự đến cuối quý I, vì dự trữ nguyên liệu vật liệu cho sản xuất chỉ còn đủ dùng cho vài ba tuần tới.

 “Nguy cơ mất khách hàng, mất đơn hàng, không có thêm đơn hàng mới tăng lên, các DN khó có khả năng giữ những công đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu mà họ đã dày công xây dựng trong hàng thập kỷ”, ông Lộc nói.

 Trước tình trạng trên, Chủ tịch VCCI cho rằng, cần có biện pháp cấp bách trong ngắn hạn để hỗ trợ DN. Theo đó, VCCI đề nghị thành lập Tổ công tác của Chính phủ trợ giúp DN đối phó với dịch cúm Covid-19.  Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng các giải pháp và đôn đốc kiểm tra, phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ DN của các bộ ngành địa phương, các hiệp hội DN… (Tiền phong 27/02)Về đầu trang

Thực hư cổ đông lập “siêu doanh nghiệp” 144.000 tỷ đồng

Ngày 26/2, không ít người đọc báo đã không khỏi xôn xao về con số 144.000 tỷ đồng - số vốn đăng ký của một doanh nghiệp mới thành lập trong quý I/2020.

 Nguyên nhân là vì con số này quá lớn, cao hơn cả vốn điều lệ của nhiều doanh nghiệp lớn như Viettel hay Formosa. Thậm chí, số vốn này tương đương vốn của 4 ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank cộng lại.

 Ngay trong ngày, các tờ báo đã đồng loạt tìm tới trụ sở của doanh nghiệp đặc biệt này. Tờ Lao động có bài đăng loạt ảnh từ ngõ tới tận phòng khách của doanh nghiệp này và cho biết chính quyền xã đã hỗ trợ tiến hành xác minh.

 Báo Tuổi trẻ Online đã cụ thể hơn khi đăng bài trong mục "Tin giả" với tựa đề: Cổ đông lập "siêu doanh nghiệp" 144.000 tỉ: "Ai gọi nước khoáng, tôi ship cho họ", trích nguyên văn câu nói của cổ đông này: "Tôi nghĩ cứ nói mồm với nhau, lập công ty làm được làm mà không làm được thì thôi chứ có mất gì đâu. Tiền ăn, nuôi con còn chưa đủ lấy đâu ra nghìn tỷ để góp". Thậm chí, ngay chính căn nhà trong bức ảnh cũng đã được cắm sổ đỏ.

 Trang Bizlive giải thích rõ hơn: Hết 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như quy định, nếu vốn góp không đủ, công ty phải điều chỉnh vốn điều lệ trong thời hạn 30 ngày và nếu hết 30 ngày này không điều chỉnh thì mới bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

 Như vậy, rất có thể vẫn sẽ có những doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ trăm nghìn tỷ đồng, quy mô lớn nhất Việt Nam, 4 tháng sau lại điều chỉnh mà không vi phạm bất cứ quy định nào. (Kênh VTV1 – Bản tin Tài chính Kinh doanh lúc 7h sáng 27/02)Về đầu trang

“Bill Gates mà ở Việt Nam sẽ không thành công!”

“Với các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam thì ngay cả những người thành công bên Mỹ như Bill Gates cũng sẽ không làm được gì trong ngành công nghệ thông tin”, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương nói (CIEM).

 Hội thảo về chất lượng kinh doanh do CIEM tổ chức sáng nay, 27-2 có thể là lần đầu tiên bà Thảo đề cập đến giả định này. Nhưng về chất lượng và thực chất cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD) thì không chỉ CIEM, mà rất nhiều chuyên gia đã rất nhiều lần nói đến.

 Bà Thảo giải thích: nếu Bill Gates mà thành lập và điều hành Microsoft ở Việt Nam, thì chắc chắn sẽ không thể được. Đơn giản là vì ông ta không có chứng chỉ, bằng cấp về công nghệ thông tin, không có bằng đại học. Bà Thảo nói rằng: với những người như Bill Gates thì chỉ có thể thành công ở Mỹ...

 Khái quát về việc cắt giảm, cải cách ĐKKD, bà Thảo nói trong giai đoạn 2017-2019, Chính phủ đã có tới 40 chỉ đạo về việc cắt giảm ĐKKD. “Có lẽ khó có nội dung cải cách nào được Chính phủ quan tâm và chỉ đạo sát sao, liên tục như vậy”, bà Thảo nói.

 Chính phủ năm 2018 đã yêu cầu cắt giảm 50% ĐKKD. Về vơ bản các ĐKKD quy định chung chung, thiếu rõ ràng, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dễ tạo sự tùy ý trong thực thi đã được cắt bỏ. Nhiều ĐKKD trùng lặp được cắt bỏ, một số ĐKKD được sửa đổi theo hướng giảm bớt yêu cầu, tạo thuận lợi hơn cho DN. Tuy vậy, bà Thảo nói, theo các rà soát độc lập thì kết quả thực chất cắt giảm ĐKKD chỉ đạt khoảng hơn 30% chứ không phải là trên 50% như nhiều báo cáo.

 Hiện nay, theo bà Thảo, vẫn còn các ĐKKD không cần thiết, bất hợp lý và không đạt hiệu quả quản lý. Thậm chí vẫn còn có những ĐKKD thiếu rõ ràng, có thể dẫn tới sự tùy tiện của cơ quan quản lý nhà nước.

 Bà Thảo còn nói: mặc dù các bộ báo cáo đã hoàn thành chỉ tiêu cắt giảm ĐKKD, nhưng chưa có báo cáo đánh giá nào của các bộ về hiệu quả và tác động của cách ĐKKD và thiếu giám sát việc tổ chức thực hiện.

 Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: “Cải cách ĐKKD có thể coi là “thương hiệu” của Chính phủ nhiệm kỳ này. Từ 2016, Chính phủ đã bãi bỏ được hàng nghìn ĐKKD”.

 Cũng như bà Thảo, ông Tuấn nói hiện nay việc cắt giảm ĐKKD có thể hoàn thành về mặt số lượng, nhưng chất lượng là vấn đề cần bàn. Năm 2019, theo điều tra của VCCI, DN đánh giá cao hơn sự chuyển động về cắt giảm ĐKKD, tỷ lệ khó khăn trong kinh doanh có giảm đi. Nhưng nếu nhìn lại thì khái niệm ĐKKD chưa rõ, vẫn còn lẫn lộn giữa ĐKKD và tiêu chuẩn kỹ thuật. “Nhiều cái chưa rõ nên còn lúng túng trong thực hiện”, ông Tuấn nói. 

Khái quát những tồn tại, ông Tuấn nói rằng, tư duy cách thức quản lý chưa bảo đảm quyền tự do kinh doanh. Bởi đơn giản ĐKKD là giới hạn quyền tự do kinh doanh hiến định. Có đôi khi, trong các tờ trình của các bộ vẫn đặt là mục tiêu ban hành các ĐKKD là để bảo đảm “quản lý nhà nước”. Điều này không đúng là vì quản lý nhà nước không phải là mục tiêu của chính sách.

 Các cơ quan quản lý nhà nước vẫn sử dụng các giải pháp hành chính để can thiệp vào thị trường. Rồi việc sửa đổi danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện vẫn không được các bộ đồng thuận. Thậm chí, xu hướng hiện nay là cơ quan nhà nước muốn thêm các ngành nghề kinh doanh có điều kiện chứ không phải là bớt đi. “Rất đáng lo ngại”, ông Tuấn nhận định. (Plo.vn 27/02)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Mô hình kiến tạo

Trong bối cảnh Đại hội XIII, Trung ương đã có Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy của Hệ thống chính trị. Mô hình giả định về cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 không nằm ngoài những vấn đề lớn chuẩn bị phục vụ Đại hội XIII. 

Các bộ và cơ quan ngang bộ (sau đây viết tắt là bộ) đều được thiết kế là những cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành (trước Đổi mới), rồi đa ngành (từ Đổi mới đến nay). Với thiết kế đó, cơ cấu Chính phủ có thời kỳ đã gồm trên dưới 40 bộ chuyên ngành, và cách đây 15 năm, còn 20 bộ đa ngành. Đây là một thành tựu lớn của cải cách.

 Tuy nhiên, xã hội đang kỳ vọng những thành tựu lớn hơn. Kỳ vọng này phù hợp với Nghị quyết trung ương 18, phù hợp với nhiều ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng gần đây về Chính phủ kiến tạo, về đổi tên Bộ Kế hoạch-Đầu tư thành Bộ Kinh tế và Chiến lược, hoặc Ủy ban Cải cách và Đổi mới, về đổi tên Bộ Thông tin-Truyền thông thành Bộ Thông tin và Kinh tế số.

 Ý Đảng, lòng dân và gợi mở của Thủ tướng đều có chung một mẫu số, đó là Chính phủ và các bộ không chỉ là những cơ quan quản lý ngành hoặc đa ngành như đã có từ trước đến nay mà phải là những cơ quan kiến tạo, chiến lược, cải cách, đổi mới, kinh tế, kinh tế số…

 Mẫu số này có nguồn gốc sâu xa từ năm 1986 khi công cuộc Đổi mới được khởi xướng với chủ trương chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và sau đó là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

 Từ 40 bộ chuyên ngành, nay còn 20 bộ đa ngành. Kết quả cải cách bộ máy Chính phủ trong vài ba thập kỷ qua tuy có nhiều thành tựu nhưng không vượt qua được tính chất của những cuộc lồng ghép, sáp nhập. Thậm chí tên của bộ mới thường phải mang tên vài ba bộ ngành cũ (như: Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Công-Thương, Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch…), chỉ vài ba bộ bị bỏ tên (như: Lâm nghiệp, Thủy lợi, Vật giá…).

 Số bộ cũ tuy được giảm, nhưng phần lớn lại được duy trì dưới hình thức tổng cục tại bộ mới mà người đứng đầu thường là thứ trưởng hoặc hàm thứ trưởng. Chưa bao giờ trong Chính phủ, cấp phó (từ phó phòng trở lên) lại đông đảo như hiện nay, tổng biên chế đã phình ra không ngăn lại được.

 Cải cách bộ máy của Chính phủ đã ảnh hưởng quyết định đến cải cách bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương. Trung ương có bộ ban ngành nào thì cấp tỉnh đều có sở ban ngành làm chân rết cho cơ quan trung; cấp huyện đều có phòng ban ngành làm chân rết cho cơ quan tỉnh; cấp xã đều có ban ngành làm chân rết cho cơ quan huyện với biên chế mà đông đảo là những người không chuyên trách, chỉ hưởng phụ cấp, thiếu chuyên nghiệp.

 Bộ máy hành chính với cơ quan cao nhất là Chính phủ được tổ chức theo mô hình chân rết như vậy nhưng vẫn "trên nóng, dưới lạnh", "trên bảo dưới không nghe". Hiệu quả, hiệu lực hoạt động của toàn hệ thống luôn ở mức thấp hơn kỳ vọng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nhân dân.

 Nếu chỉ là sáp nhập một số bộ chuyển một số ngành từ bộ này sang bộ khác,…thì  cơ cấu đó không đủ sức để cải cách hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương tới cấp xã.

 Bộ quản lý ngành, tỉnh quản lý ngành, huyện quản lý ngành, xã quản lý ngành, đó là mô hình của hệ thống hành chính đã có từ thập niên 70 thế kỷ trước. Mô hình hành chính này không chỉ cũ mà còn đẻ ra những phái sinh đứng trên cả thể chế, đó là làm cấp trên trực tiếp và nhiều tầng cấp trên gián tiếp đối với doanh nghiệp, mà hệ thống lập pháp, tư pháp dẹp mãi vẫn chưa xong cho tới nay.

 Khung độ cải cách cơ cấu Chính phủ trong nhiệm kỳ tới đây không phải là một cải cách ở hạn độ 5 năm, mà phải là 20 năm để đáp ứng được sự vận hành của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. (Vietnamnet.vn 27/02, TS. Đinh Đức Sinh)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Đề xuất giảm số lượng các Bộ: Phải nghiên cứu thấu đáo, kỹ lưỡng

Theo nguyên Thứ trưởng Nội vụ, cần nghiên cứu thấu đáo, kỹ lưỡng, có bước đi thận trọng trong việc giảm số lượng các Bộ trong cơ cấu tổ chức Chính phủ.

 Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy gọn hơn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn là yêu cầu rất cấp thiết. Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", nhiều địa phương, đơn vị đã tinh giản biên chế, tổ chức sắp xếp lại bộ máy và đạt được những kết quả tích cực, quan trọng bước đầu, như tiến hành sắp xếp lại đơn vị hành chính ở thôn, tổ dân phố, ở cấp xã, cấp huyện hay thí điểm hợp nhất một số Sở ngành.

 Trong tương quan đó, có quan điểm cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu tiến tới rút gọn số Bộ, cơ quan ngang Bộ từ 22 xuống còn 20, đúng theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

 Trao đổi về vấn đề này, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, việc giảm số lượng các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã được đặt ra từ lâu, nhưng hiện nay trở nên ráo riết hơn vì nhu cầu cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu Chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ phát triển.

 Nếu như trước khóa XII, cơ cấu Chính phủ gồm 48 Bộ và cơ quan ngang Bộ, thì qua quá trình cải cách, dần dần đã sắp xếp lại các Bộ thành Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Cụ thể, từ khóa XII (2006-2011), khóa XIII (2011-2016) cho đến khóa XIV (2016-2021), cơ cấu tổ chức Chính phủ được giữ nguyên gồm 22 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ.

 “Trước kia, các cơ quan thuộc Chính phủ làm quản lý Nhà nước, nhưng lại không được phép xây dựng cũng như ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên phải đưa về các Bộ chuyên ngành, trở thành các Bộ đa ngành, đa lĩnh vực và giảm bớt cơ quan thuộc Chính phủ. Kết quả bước đầu đã gọn được một bước nhưng yêu cầu cần phải gọn hơn nữa” – ông Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết.

 So sánh cơ cấu Chính phủ tại nhiều quốc gia trên thế giới có quy mô dân số, quy mô nền kinh tế lớn hơn Việt Nam nhiều lần nhưng số lượng các Bộ, cơ quan ngang Bộ thường dao động ở con số dưới 20. Như ở Pháp chỉ có 8 Bộ, Nhật 11 Bộ, các nước lớn như Hoa Kỳ có 14 Bộ; Nga, Đức có 15 Bộ... Có nghĩa, không phải nước phát triển thì có nhiều Bộ quản lý, nước chậm phát triển sẽ ít Bộ hơn.

 Ghi nhận việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức Chính phủ từ các khóa trước là một cuộc cách mạng lớn, song ông Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng các bước đi chưa thực sự căn cơ. Bởi sắp xếp, tổ chức lại nhưng chưa đi liền với việc điều chỉnh sâu về chức năng, cấu trúc bên trong nên bộ máy vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, số đầu mối đơn vị hành chính còn cao.

 Cụ thể, cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ vẫn phổ biến theo mô hình truyền thống, gồm Tổng cục, Cục, Vụ, văn phòng, thanh tra. Trong Tổng cục cũng tổ chức Cục, Vụ, văn phòng, thanh tra.... tạo nên mô hình “Bộ trong Bộ”, làm giảm hiệu quả, hiệu lực của cơ quan quản lý.

 Từ những phân tích trên, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, đề xuất giảm số lượng các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong bối cảnh hiện nay là cần thiết, song phải nghiên cứu một cách thấu đáo, kỹ lưỡng, phải có bước đi thận trọng, tránh tình trạng bị động, lúng túng sau này.

 Theo ông Dĩnh, cần tiếp tục rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các Bộ ngành, đồng thời nghiên cứu hợp nhất một số Bộ có chức năng gần nhau, đối tượng và phạm vi quản lý liên quan đến nhau để đảm bảo đúng nguyên tắc việc chỉ do 1 Bộ chủ trì và không có việc nào không có Bộ phụ trách.

 Cùng với đó nghiên cứu các giải pháp quyết liệt để đổi mới việc sắp xếp, tái cấu trúc tổ chức bên trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo hướng tinh gọn, giảm cấp trung gian. Tập trung xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, phục vụ nhân dân,  bằng các hành động cụ thể như xây dựng thể chế, chính sách pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho người dân và doanh nghiệp phát triển ngày một tốt hơn, đồng thời tăng cường phân cấp xuống các địa phương.

 “Sáp nhập các Bộ để tránh sự chồng chéo, không chồng lấn về chức năng, nhiệm vụ. Song điều quan trọng hơn của Chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ là phải rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước, cơ quan quản lý. Cái gì của thị trường thì phải để thị trường điều tiết theo quy luật, còn Nhà nước chỉ điều tiết bằng chính sách về an sinh xã hội, công bằng xã hội trong các đối tượng, các khu vực chứ không can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính” – ông Nguyễn Tiến Dĩnh nói.

 Việc sắp xếp tổ chức để tinh gọn bộ máy, giảm biên chế là việc làm khó, dễ nảy sinh tư tưởng, tâm tư trong nội bộ và cũng khó tránh khỏi sự đụng chạm. Theo ông Dĩnh, cán bộ, đảng viên cần thiết nêu cao tinh thần tự giác, tự nguyện, đặt lợi ích tập thể, tổ chức lên trên lợi ích cá nhân, nhất là những người chịu tác động bởi việc sắp xếp, thậm chí “cán bộ phải chấp nhận hy sinh trong tổ chức, sắp xếp lại bộ máy”. (VOV.vn 27/02, Kim Anh)Về đầu trang

Đề xuất kỷ luật cán bộ nghỉ hưu có vi phạm trong thời gian công tác

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, trong đó bổ sung nội dung xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác.

 Theo đó, dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định áp dụng xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại Điểm c, Khoản 2, Điều 1 (đối tượng áp dụng); bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật hành chính đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của người đã nghỉ việc, nghỉ hưu được thực hiện sau khi có quyết định xử lý kỷ luật về đảng (Khoản 10, Điều 2 - Nguyên tắc xử lý kỷ luật); quy định đối với trường hợp này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại; đồng thời, bổ sung quy định về thẩm quyền tại Khoản 5, Điều 20.

 Thực tế cho thấy, để bảo đảm nguyên tắc công tác cán bộ là công tác của đảng thì hầu hết các vị trí lãnh đạo trong hệ thống đảng, đoàn thể, chính quyền các cấp hiện nay đều là đảng viên. Những sai phạm nghiêm trọng hầu hết đều ở những người đã từng giữ vị trí lãnh đạo và vì vậy, việc giới hạn kỷ luật hành chính sau khi kỷ luật đảng đối với đối tượng này là cần thiết, bảo đảm tính răn đe và phù hợp với quy định của Đảng. Hơn nữa, quy định như dự thảo sẽ tránh phức tạp về trình tự, thủ tục, thẩm quyền do đã có kết luận về sai phạm, hình thức xử lý kỷ luật cũng đã được xác định rõ và do đó không phải thực hiện các quy định về thành lập Hội đồng kỷ luật, triệu tập họp… rất khó khả thi.

 Ngoài ra, có ý kiến cho rằng quy định xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thực hiện sau khi xử lý kỷ luật đảng là giới hạn đối tượng bị xử lý kỷ luật so với Luật, theo đó những người là cán bộ, công chức, viên chức nhưng không phải là đảng viên nay đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác sẽ không xử lý kỷ luật hành chính. (Đại biểu nhân dân 27/02, Ng.Ngân)Về đầu trang

Giảm hơn 2.000 vị trí chức vụ lãnh đạo các cấp ngành tài chính

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, qua rà soát, sắp xếp tinh gọn bộ máy hành chính từ ngày 1/1/2018 đến nay, ngành tài chính đã cắt giảm được 2.985 đầu mối đơn vị hành chính, qua đó giảm trên 2.044 vị trí chức vụ lãnh đạo các cấp.

 Trong đó, Tổng cục Thuế giảm được 2.485 đầu mối (27 phòng thuộc Tổng cục Thuế; 62 phòng của cục thuế tỉnh, thành phố; giảm 296 chi cục thuế tại các cục thuế tỉnh, thành phố; giảm 2.100 đội thuế thuộc chi cục thuế). 

Kho bạc Nhà nước (KBNN) giảm được 234 đầu mối (186 phòng và tương đương thuộc KBNN cấp tỉnh, 48 phòng giao dịch thuộc KBNN quận, huyện tương đương cấp chi cục); Tổng cục Hải quan giảm được 253 đầu mối (14 chi cục; 239 tổ, đội); Tổng cục Dự trữ Nhà nước giảm được 13 đầu mối (4 chi cục; 9 bộ phận tương đương cấp tổ, đội).

 Ngoài ra, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đã giảm 9 đơn vị (từ 36 đơn vị xuống còn 27 đơn vị) do sáp nhập, giải thể để giảm 2 đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính; giải thể 6 đơn vị sự nghiệp cấp cục thuộc bộ; giải thể 1 đơn vị sự nghiệp thuộc cục thuộc tổng cục, trực thuộc Bộ Tài chính.

 “Kết quả sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính đã cho thấy hiệu quả bước đầu trong việc giảm bớt khâu trung gian, giảm các bộ phận quản lý nội ngành, tập trung nguồn lực cho bộ phận tác nghiệp trực tiếp. Qua đó, giảm số vị trí chức vụ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là cấp chi cục và cấp đội; thanh lọc bộ máy, góp phần cơ cấu lại đội ngũ công chức của ngành”,  Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

 Cũng theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, cùng với việc tinh gọn bộ máy, cải cách và hiện đại hóa ngành, công tác quản lý biên chế và tinh gọn đội ngũ công chức của Bộ Tài chính cũng được rà soát và tổ chức thực hiện đồng bộ. 

Trong đó để đảm bảo đến năm 2021 giảm 10% biên chế được giao so với năm 2015, năm 2019, biên chế công chức tại các tổ chức hành chính của Bộ Tài chính là 69.288 biên chế (giảm 4.974 chỉ tiêu tương đương 6,7% so với số đã được giao năm 2015 là 74.262 biên chế), năm 2020, Bộ Tài chính đã thực hiện giao 67.802 chỉ tiêu (giảm 1.486 chỉ tiêu tương đương 2,14% so với năm 2019 và giảm 6.460 chỉ tiêu tương đương 8,70% so với năm 2015). (Baotintuc.vn 26/2, Minh Phương) Về đầu trang

Bắc Giang tăng cường thanh tra, kiểm tra phòng, chống tham nhũng

Năm 2019, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, các cơ quan, đơn vị tỉnh Bắc Giang đã thực hiện nghiêm việc xây dựng, ban hành chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát chế độ định mức tiêu chuẩn thực hiện thường xuyên.

 Các đơn vị, địa phương chuyển đổi vị trí công tác đối với 535 công chức, viên chức trong ngành, lĩnh vực nhạy cảm. Ngành thanh tra tỉnh tiến hành 141 cuộc thanh tra hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước; thực hiện 298 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra, phát hiện sai phạm với tổng số tiền hơn 27 tỷ đồng và 30.307 m2 đất các loại; trong đó yêu cầu thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 14,6 tỷ đồng, xử lý hành chính đối với sáu tập thể và 214 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra ba vụ việc có sai phạm.

 Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trọng tâm là thực hiện Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền rà soát, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nhất là các quy trình, trình tự giải quyết công việc trên các lĩnh vực nhằm khắc phục những lỗ hổng trong quản lý kinh tế - xã hội. Tỉnh yêu cầu người đứng đầu các cơ quan, đơn vị quyết liệt trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống tham nhũng; nâng cao chất lượng phát hiện, xử lý tham nhũng... (Nhandan.com.vn 27/2) Về đầu trang

Cải cách không nên thiên về trình diễn, đưa ra con số, khẩu hiệu hay ​

Ngày 27-2, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo "Chất lượng điều kiện kinh doanh: Vấn đề và kiến nghị", trong khuôn khổ Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform).

 Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết, trong giai đoạn 2017-2019, các Bộ, ngành đã nỗ lực rà soát, đề xuất cắt bỏ, đơn giản hóa khoảng 50% số điều kiện kinh doanh để giảm gánh nặng quy định, thủ tục; nhờ đó giảm được thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong các quy định hiện hành, vẫn còn rất nhiều điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý hoặc không có ý nghĩa về hiệu quả quản lý nhà nước.

 Báo cáo cụ thể về kết quả cải cách điều kiện kinh doanh giai đoạn 2017-2019, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu Môi trường Kinh doanh và Năng lực Cạnh tranh (CIEM) cho biết, trong giai đoạn này, có tới gần 40 văn bản của Chính phủ chỉ đạo về nội dung cải cách, đặc biệt là trong năm 2018. Về cơ bản, đến hết năm 2019, đã có hơn 50% số điều kiện kinh doanh được cắt giảm, đặc biệt là các điều kiện kinh doanh quy định chung chung, thiếu rõ ràng, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dễ tạo sự tùy ý trong thực thi.

 Nhiều điều kiện kinh doanh trùng lặp cũng đã được cắt bỏ và chuyển sang quản lý theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) và Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); một số được sửa đổi theo hướng giảm bớt yêu cầu, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. “Dù đã đạt được một số hiệu quả nhất định như thế, song những vướng mắc về rào cản về điều kiện kinh doanh vẫn còn phổ biến. Đặc biệt, cảm nhận của doanh nghiệp về hiệu quả cải cách điều kiện kinh doanh vẫn còn hạn chế”, bà Nguyễn Minh Thảo bình luận.

 Đáng lưu ý, mặc dù các Bộ báo cáo đã hoàn thành chỉ tiêu cắt giảm điều kiện kinh doanh, nhưng chưa có báo cáo đánh giá nào về hiệu quả và tác động của cải cách điều kiện kinh doanh; thiếu giám sát việc tổ chức thực hiện.

 Đồng quan điểm, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn cho rằng, với việc bãi bỏ được hàng nghìn điều kiện kinh doanh, cải cách điều kiện kinh doanh có thể coi là "thương hiệu" của Chính phủ nhiệm kỳ này. Năm 2019, theo điều tra của VCCI, doanh nghiệp đánh giá tích cực về sự chuyển động trong cắt giảm điều kiện kinh doanh, tỷ lệ khó khăn trong kinh doanh có giảm đi. Nhưng nếu nhìn lại thì khái niệm điều kiện kinh doanh chưa rõ, vẫn còn lẫn lộn giữa điều kiện kinh doanh và tiêu chuẩn kỹ thuật - ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

 Ông Tuấn quan ngại về “những dấu hiệu cho thấy một số doanh nghiệp lớn, do muốn bảo hộ đã vận động đưa ra những rào cản thị trường để hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp khác. Đây là điều có hại cho người tiêu dùng, gây méo mó thị trường”. Theo ông Đậu Anh Tuấn, cải cách không nên thiên về trình diễn, đưa ra con số, khẩu hiệu hay. Suy cho cùng, khi cải cách thì hiệu quả cho nền kinh tế, lợi ích cho người dân mới là quan trọng nhất. (Sài Gòn Giải Phóng 27/02, Anh Phương)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Chính phủ điện tử nâng cao tính công khai, minh bạch

Sáng 27-2, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì hội thảo “Thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương”. 

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, là xu hướng tất yếu và đang diễn ra sôi động tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ.

 “Việt Nam đang quyết tâm xây dựng thành công chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số với quan điểm, phương châm: Hành động nhanh, kết quả lớn; nghĩ lớn, nhìn tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc cụ thể” - ông nhấn mạnh.

 Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã thống nhất quan điểm xây dựng, phát triển chính phủ điện tử phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính.

 Đồng thời nâng cao tính công khai, minh bạch, đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển chính phủ điện tử. 

“Ngày 12-3-2019 là một dấu mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký bằng chữ ký số, ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Cổng dịch vụ công quốc gia trên Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành và gửi văn bản điện tử này thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia” - ông Dũng nói.

 Cũng theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, đây chính là thông điệp mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quyết tâm cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý. Từ đó hướng tới xây dựng chính phủ điện tử, loại bỏ dần việc xử lý công việc bằng hệ thống văn bản giấy. (Plo.vn 27/02, Viết Thịnh)Về đầu trang

Đà Nẵng đề xuất chính sách ưu tiên xử lý hồ sơ khi người dân dùng dịch vụ công

Để khuyến khích các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 đã được các bộ, ngành, địa phương cung cấp, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân Đà Nẵng đề xuất cần có chính sách ưu tiên trong việc xử lý với các hồ sơ giao dịch trực tuyến.

 Trong hơn chục năm vừa qua, Đà Nẵng luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về xếp hạng Chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (Vietnam ICT Index). Với hai lần Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Tin học hóa thực hiện đánh giá, xếp hạng ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử của các bộ, ngành, địa phương trong các năm 2018 và 2019, Đà Nẵng đều có tên trong nhóm 2 địa phương được đánh giá cao nhất, với vị trí thứ hai trong lần đánh giá đầu tiên và vươn lên dẫn đầu trong lần đánh giá thứ hai.

 Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho biết, đến nay Đà Nẵng đã thực hiện kết nối mạng từ xã, phường, quận, huyện đến Ủy ban nhân dân thành phố thông qua hệ thống cáp quang. Bên cạnh đó, nền tảng CNTT đã được xây dựng từ năm 2009 giúp Đà Nẵng bảo đảm duy trì và phát triển theo Kiến trúc Chính quyền điện tử và cập nhật, thay đổi khi có sự cập nhật Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

 Đà Nẵng cũng đã xây dựng được các cơ sở dữ liệu nền tảng như cơ sở dữ liệu dân cư; cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức; cơ sở dữ liệu doanh nghiệp; và cơ sở dữ liệu GIS (hệ thống thông tin địa lý). Các cơ sở dữ liệu này đã được thành phố đưa lên Cổng dữ liệu để chia sẻ, dùng chung và có quy chế để khai thác. (Ictnews.vietnamnet.vn 26/2, MT) Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Khánh Hòa: Phó Chủ tịch TP Nha Trang hầu tòa

Ông Lê Huy Toàn, 56 tuổi, Phó Chủ tịch TP Nha Trang, cùng bốn người khác bị cáo buộc lập hồ sơ giả nhận đất tái định cư, ngày 27/2.

 Ông Lê Huy Toàn, Võ Mỹ (58 tuổi, chuyên viên Phòng đô thị Nha Trang) và Lương Văn Giáp (35 tuổi, chuyên viên Phòng tài chính kế hoạch Nha Trang) bị TAND Khánh Hòa xét xử về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

 Bà Vũ Thị Mai Hương (51 tuổi, cựu Chủ tịch phường Phước Long) và Nguyễn Đức Cường (41 tuổi, cựu cán bộ địa chính phường Phước Long) bị xét xử về tội Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

 Ông Toàn mặc áo sơ mi, quần tây chạy xe máy đến tòa khá sớm. Phó Chủ tịch TP Nha Trang vào phòng xử án, điềm tĩnh trả lời các câu hỏi của HĐXX.

 Theo cáo trạng, Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng và địa chất UPGC thực hiện dự án khu đô thị Hoàng Long rộng hơn 25 hecta tại phường Phước Long. Ông Toàn khi được phân công làm Chủ tịch Hội đồng hỗ trợ tái định cư đã cùng các đồng phạm cố ý lập, làm giả gần 50 hồ sơ để được hưởng bồi thường, hỗ trợ đất tái định cư gây thất thoát khoảng 300 triệu đồng.

 Hương và Cường bị cáo buộc đã không thẩm tra, xác minh nguồn gốc đất, kiểm kê hiện trạng khối lượng giải tỏa, đền bù cũng như loại đất thu hồi thực tế. Việc họp xét duyệt nguồn gốc đất, hai bị cáo chỉ căn cứ trên giấy tờ, tài liệu chủ đầu tư cung cấp mà không đối chứng thông tin do UBND phường quản lý.

 Tương tự, Võ Mỹ và Lương Như Giáp (hai chuyên viên phòng đô thị và tài chính kế hoạch) đã không kiểm kê hiện trạng nhà đất thực tế của các hộ dân tại dự án, song cả hai vẫn ký xác nhận vào tất cả biên bản, gây sai lệch hồ sơ.

 Cuối năm 2018, ông Toàn và các đồng phạm bị khởi tố, được cho tại ngoại. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong hai ngày.

 Liên quan đến vụ án, hai nhân viên của chủ đầu tư là Đỗ Thế Vinh và Nguyễn Ngọc Khánh - thành viên trong tổ công tác Hội đồng bồi thường - cũng bị truy tố về tội Giả mạo trong công tác, được tách ra xét xử riêng.

 Theo HĐND TP Nha Trang, ông Lê Huy Toàn bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, đại biểu HĐND của thành phố. Do tòa chưa tuyên án nên ông Toàn vẫn giữ chức Phó Chủ tịch TP Nha Trang, song không được phân công công tác. (Vnexpress.net 27/02, Xuân Ngọc)Về đầu trang./. 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Các tin khác