Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 01-11-2019

Post date: 04/11/2019

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

TIN QUỐC HỘI 1

1.Việt Nam đang dùng khung giờ làm việc ở thời kỳ còn là nước nông nghiệp?. 1

2. Đề xuất Giám đốc viện có quyền tự chủ trả lương, giữ chân bác sĩ giỏi 2

3. Sự sụp đổ của giáo dục đồng nghĩa với sự sụp đổ của một quốc gia. 3

4.Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là nguyên tắc bất di bất dịch. 4

5. Bộ trưởng Tài chính: Nợ công đã giảm một nửa. 5

6. Đại biểu Quốc hội đề nghị giờ làm việc không sớm hơn 8h sáng, nghỉ trưa 1 tiếng. 7

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 8

7.Thủ tục vẫn cản trở doanh nghiệp. 8

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 9

8.  Không đơn thuần là chuyện “Lớn lên thì phải chi nhiều hơn”. 9

QUẢN LÝ.. 10

9.  “Đừng đánh giá lãnh đạo tỉnh bằng chỉ số tăng GDP”. 10

10.Reuters: Vì sao có những người Việt bán nhà, bán đất để "đi Tây"?. 11

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 13

11. Từ 1/11, thực hiện trực tuyến cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ôtô. 13

12. TPHCM: Ra mắt ứng dụng “Quận 2 trực tuyến”. 13

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 14

13. Nghị quyết 94 gỡ nút thắt chậm giải ngân vốn đầu tư công. 14

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 15

14.Tổng cục Hậu cần: Thi hành kỷ luật 14 tổ chức đảng và 85 đảng viên. 15

15. Kỷ luật cảnh cáo Trung tướng công an Trình Văn Thống. 16

16. Giám đốc Sở Y tế Hoà Bình bị kiểm điểm.. 16

17. Cho vay nặng lãi: Nguyên Phó phòng Cảnh sát thi hành án bị khởi tố. 17

18. Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.. 17

19.Để xảy ra sai phạm tiền tỷ ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, 2 cán bộ bị cách chức, cảnh cáo. 18

THẾ GIỚI 19

20. Bộ trưởng thứ hai của Nhật từ chức trong vòng 1 tuần. 19

 TIN QUỐC HỘI

Việt Nam đang dùng khung giờ làm việc ở thời kỳ còn là nước nông nghiệp?

Theo đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định), hiện chúng ta đang bắt đầu giờ làm việc quá sớm, trong khi thời gian nghỉ trưa quá dài.

 Trong phần phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế, xã hội vào chiều nay (31/10), ông Cảnh cho biết hiện trên thế giới cũng như nhiều nước ở châu Á, thời gian bắt đầu giờ học, giờ làm thông thường là 8h30 - 9h, nghỉ trưa một tiếng. Thời gian này được áp dụng đồng bộ với các cơ quan hành chính, cơ sở giáo dục.

 "Trong khi đó, Việt Nam đang dùng khung giờ làm việc của thời kỳ còn là nước nông nghiệp áp vào các đô thị phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch không phù hợp", ông Cảnh nhấn mạnh.

 Theo ông Cảnh, hiện nhiều phụ huynh đang lo lắng cho sức khỏe con em vì phải dậy sớm đến trường với ổ bánh mỳ, trong khi ở nhà thì đồ ăn đầy đủ nhưng có thời gian để nấu cho trẻ em ăn đủ chất.

 Đại biểu đoàn Bình Định cũng cho biết, khoa học đã chỉ ra thời gian từ 7h - 9h sáng là thời gian hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất. Đây cũng là thời gian để não hoạt đông thiên về cảm xúc, nên ăn sáng vào thời gian này là phù hợp về tâm sinh lý và cũng nên là bữa ăn chính của gia đình. Ngoài ra, nghỉ trưa 20 - 30 phút là đủ phục hồi năng lượng, tỉnh táo, cải thiện trí nhớ nâng cao hiệu quả làm việc.

 "Tại sao phải đi làm sớm để không lo được bữa ăn cho bản thân, gia đình đúng khoa học? Tại sao chúng ta lãng phí thời gian nghỉ trưa dài, thời gian đi lại mà không thời gian để chăm sóc tốt hơn cho gia đình, quan tâm đến việc học suy nghĩ của trẻ. Ngoài ra, xu hướng thức khuya ở đô thị cũng phù hợp việc đi làm muộn, phát triển nền kinh tế ban đêm", đại biểu Cảnh phát biểu.

 Ông Cảnh cũng nhấn mạnh việc đổi giờ học, giờ làm không phải chỉ giải quyết vấn đề giao thông ở các đô thị lớn mà cái lớn hơn nhiều là nâng cao hiệu quả làm việc. Đó là xây dựng tác phong làm việc công nghiệp, giúp cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm sức khỏe tinh thần, thể chất cho trẻ em, nâng cao chất lượng cuộc sống, gia đình góp phần phát triển kinh tế xã hội theo hướng văn minh hiện đại.

 Cuối cùng, ông Cảnh đề xuất các cơ quan hành chính Trung ương, cơ quan hành chính cấp tỉnh làm việc không sớm hơn 8h sáng, nghỉ trưa 1 tiếng. Cùng với đó, ngành giáo dục có kế hoạch điều chỉnh giờ học đồng bộ với đổi giờ làm. (VTV.vn 31/10)Về đầu trang

Đề xuất Giám đốc viện có quyền tự chủ trả lương, giữ chân bác sĩ giỏi

Đại biểu Bùi Thu Hằng – đoàn đại biểu Quốc hội Hòa Bình đã nêu ra một số đề xuất trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.

 Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Bùi Thu Hằng (đoàn Hòa Bình) cho hay, hiện nay còn nhiều vướng mắc, bất cập trong vấn đề tự chủ tại các bệnh viện công lập. Các bệnh viện tự chủ 100% kinh phí chi thường xuyên, chưa được phân quyền tự chủ trong việc chi trả tiền lương dẫn đến khó khăn trong việc giữ các bác sĩ giỏi và có năng lực.

 "Việc thực hiện tự chủ đối với bệnh viện tuyến huyện, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn, do người dân có mức sống chưa cao và khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế còn hạn chế. Nhiều bệnh viện khi thực hiện tự chủ có số thu không đủ chi lương và các chế độ cho cán bộ, viên chức. Mặt khác, chưa có chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý, chính sách thu hút đối với cán bộ y tế, nhất là cán bộ giỏi về công tác tại các bệnh viện vùng núi, vùng khó khăn. Tại các vùng này, viên chức thu nhập thấp dẫn đến tình trạng chuyển dịch cán bộ y tế từ bệnh viện công lập sang bệnh viện tư nhân hoặc lên các bệnh viện tuyến trên", đại biểu Hằng nêu.

 Hiện nay, giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế chưa tính đúng, tính đủ chi phí các yếu tố như khấu hao tài sản, trang thiết bị, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, chi phí quản lý để bù đắp các khoản chi thường xuyên, trong đó chi các yếu tố chưa cấu thành trong giá dịch vụ khám, chữa bệnh. Các bệnh viện đã tăng cường triển khai các dịch vụ xã hội hóa khám, chữa bệnh theo yêu cầu đáp ứng nhu cầu của người bệnh và tăng nguồn thu cho bệnh viện và có xu hướng lựa chọn các kỹ thuật có chênh lệch thu chi nhiều để sử dụng, tỷ lệ chi từ tiền túi của người dân cho chăm sóc sức khỏe còn ở mức cao.

 Đại biểu Bùi Thu Hằng nhận định, việc phát triển các dịch vụ kỹ thuật mới, kỹ thuật cao ngày càng cần thiết. Do đó, để hạn chế vượt dự toán chi trả bảo hiểm y tế được giao, các bệnh viện sẽ lựa chọn những ca bệnh dễ, chi phí thấp để điều trị, những ca bệnh khó, chi phí cao được chuyển lên tuyến trên sẽ gây ra tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương, đồng thời không khuyến khích việc nâng cao trình độ chuyên môn của các bệnh viện tuyến huyện.

 Do đó, đại biểu Hằng đề nghị, ngoài tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về xã hội hóa, trong đó có nội dung về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập, cần đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình chuyển từ ngân sách cho bệnh viện sang cấp ngân sách để hỗ trợ cho người dân tham gia bảo hiểm y tế, cùng với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, giảm tỷ lệ chi từ tiền túi của người dân cho chăm sóc sức khỏe.

 "Chính phủ cần ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước, bảo đảm chi thường xuyên đối với các bệnh viện tuyến huyện ở vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Có chính sách đủ mạnh để khuyến khích thu hút người có trình độ chuyên môn giỏi làm việc tại các bệnh viện ở những vùng này", đại biểu Hằng đề xuất.

 Để bảo đảm cho các bệnh viện tự chủ, đại biểu này cũng đề nghị Bộ Y tế và các bộ có liên quan cần sửa đổi Thông tư liên tịch số 08 về hướng dẫn định mức biên chế trong các cơ sở y tế nhà nước đến nay không còn phù hợp.

 "Cần nghiên cứu cơ chế chi trả tiền lương đối với các bệnh viện tự chủ 100% kinh phí hoạt động. Tôi đề xuất giao quyền tự chủ cho các Giám đốc bệnh viện trong việc chi trả tiền lương, thu nhập để có thể khuyến khích và giữ được các bác sĩ giỏi và các cán bộ có năng lực", đại biểu Hằng kết lại. (VTV.vn 31/10)Về đầu trang

Sự sụp đổ của giáo dục đồng nghĩa với sự sụp đổ của một quốc gia

 Học sinh bị bạo hành đến mức cha mẹ lắp camera, cô giáo chấm bài vứt vở học sinh xuống đất... cho thấy sự xuống cấp của một bộ phận giáo viên.

 "Chúng ta không phủ nhận các thành tựu giáo dục trong thời gian qua", đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu (đoàn Khánh Hòa) mở đầu phát biểu về nội dung giáo dục của mình trong phiên thảo luận tại Quốc hội vào sáng 31/10.

 Theo bà Thu, thời gian qua hệ thống trường lớp và quy mô phát triển nhanh của một nền giáo dục toàn dân, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân, nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp cho người lao động, cùng với đó là công bằng trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ với người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn... Giáo dục đào tạo và hợp tác quốc tế đạt được nhiều thành tựu, như lần đầu tiên nước ta có 2 trường ĐH có tên trong danh sách những trường đại học hàng đầu trên thế giới.

 Bên cạnh những thành tựu, đại biểu đoàn Khánh Hòa cho biết, hiện cử tri vẫn còn rất nhiều băn khoăn về chất lượng giáo dục và quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học.

 "Tại mầm non, học sinh bị bạo hành bởi chính những cô nuôi dạy trẻ, quản lý giáo dục ở cấp cơ sở gọi là chất lượng cao nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng khiến cho cha mẹ hết sức bất an. Cô giáo chấm bài vứt vở xuống đất để các em học sinh lên nhặt, đánh học sinh thường xuyên đến mức cha mẹ các em phải đặt camera cho thấy sự xuống cấp của một bộ phận giáo viên. Vấn nạn học thêm dạy thêm, mua điểm gian lận thi cử hết sức nhức nhối như tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La...", bà Thu cho biết.

 Theo nữ đại biểu này, đây là hệ quả một nền giáo dục được quản lý lỏng lẻo, cải tiến giáo dục không đi đôi với đổi mới cơ chế.

 "Dù vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục, cơ sở vật chất đầu tư cho giáo dục tăng, phương tiện cho giáo dục hiện đại nhưng học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức. Học giả, - thi giả vẫn được thừa nhận, thậm chí được cấp bằng xuất sắc, tìm được chỗ làm tốt nhờ cơ chế mua bán, xin cho. Điều này tác động lớn đến tâm lý học sinh, sinh viên gia đình, làm mất động lực phấn đâu của những em học sinh nghèo học giỏi", bà Thu nhấn mạnh.

 Chính vì điều này theo đại biểu đoàn Khánh Hòa khiến cho cơ hội tìm kiếm nhân tài của quốc gia vì thế mà mất dần. Chảy máu chất xám không có dấu hiệu giảm xuống dù Chính phủ có rất nhiều chính sách thu hút nhân tài.

 Để cảnh báo cho việc cần đẩy nhanh nâng cao chất lượng giáo dục, bà Thu đã trích dẫn phát biểu rất nổi tiếng của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.

 "Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên. Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy. Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy. Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy. Nhân loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đấy. Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy. Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia", đại biểu Thu trích dẫn. (VTV.vn 31/10)Về đầu trang

Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là nguyên tắc bất di bất dịch

 Không né tránh, trực tiếp đối diện hiện thực cũng như cần cung cấp thêm thông tin cho người dân là quan điểm của nhiều đại biểu Quốc hội về vấn đề chủ quyền, lãnh thổ. Đây là vấn đề mà đại biểu Dương Trung Quốc đặt ra trong phiên thảo luận về kinh tế, xã hội tại Quốc hội vào sáng 31/10.

 "Ngay trên diễn đàn Quốc hội, vẫn có sự né tránh. Thay thế chỉ đích danh Trung Quốc bằng khái niệm rất mơ hồ là nước ngoài. Người dân chúng ta thấy thế nào và người Trung Quốc thấy thế nào về cái tâm thế khó hiểu ấy. Sau này, con cháu chúng ta những người đọc sử hậu duệ của chúng tôi đọc những văn bản nghĩ gì về thời đại chúng ta đang sống?", đại biểu Dương Trung Quốc đặt câu hỏi.

 Theo ông Quốc, dân tộc chúng ta có cả một chiều dài lịch sử, không chỉ có chiến tranh bảo vệ tổ quốc mà có thời kỳ rất dài hòa hiếu quan hệ ngoại giao Trung Quốc. "Chúng ta có đầy đủ kinh nghiệm của ông cha chúng ta để giữ ưu thế trong mối quan hệ ấy, bảo đảm môi trường hòa bình phát triển", ông Quốc khẳng định.

 Cùng liên quan đến vấn đề chủ quyền, lãnh thổ, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) cho biết việc bảo vệ chủ quền, chúng ta đều thấu hiểu Đảng, Nhà nước, tất cả mọi người dân Việt Nam đều muốn bảo vệ chủ quyền, không bất kỳ có sự nhân nhượng nào về việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ các quyền liêng thiêng của dân tộc chúng ta.

 "Theo tôi, thông qua hệ thống chính trị, chúng ta cần thông tin đầy đủ hơn kịp thời hơn đến người dân về vấn đề, để người dân yên tâm về tương lai và kết quả bảo vệ chủ quyền của đất nước chúng ta", ông Nghĩa cho biết.

 Trước đó, vào chiều 30/10, phát biểu tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) cho rằng, ở Biển Đông, Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn bồi đắp sang giai đoạn quân sự hóa và khai thác, sử dụng. 

"Chúng ta cần công khai, cập nhật chi tiết các hoạt động lấn chiếm biển đảo, vi phạm luật pháp quốc tế của họ để dư luận tiến bộ Việt Nam, dư luận thế giới, bao gồm cả nhân dân Trung Quốc được biết", ông Hiếu nhấn mạnh.

 Ông Hiếu cho biết, các phương pháp chúng ta sử dụng trong thời gian vừa qua với phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh kiên quyết, kiên trì xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền "không làm giảm đi lòng tham của họ".

 Theo đại biểu đoàn An Giang, chúng ta cần có các biện pháp mới theo nguyên tắc mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã khẳng định bất di bất dịch là "không bao giờ nhân nhượng chủ quyền và những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ". (VTV.vn 31/10)Về đầu trang

Bộ trưởng Tài chính: Nợ công đã giảm một nửa

Chiều 31/10, giải trình trước Quốc hội về cân đối thu - chi ngân sách Nhà nước, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, 2019 là năm thứ hai liên tiếp thu ngân sách trung ương vượt dự toán. Các chỉ tiêu tổng thu, huy động vào ngân sách, thu nội địa... đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm, trong đó thu nội địa năm 2020 dự kiến đạt 84% ngân sách.

 Bội chi kiểm soát cả số tuyệt đối và tương đối, khi năm 2020 ước 3,44% GDP, vượt mục tiêu dưới 3,5% GDP. "Nhờ kiểm soát tốt, nợ công đã giảm một nửa so với giai đoạn trước và tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP danh nghĩa", ông Dũng nhấn mạnh.

 Ông phân tích, nợ công giai đoạn 2011-2015 tăng khoảng 18% GDP một năm và GDP danh nghĩa là 14,5% thì nay đã giảm về lần lượt 8,2% và 9,7% một năm. Theo tính toán, nợ công năm 2020 khoảng 54,3% GDP, thấp hơn nhiều mức 63,7% GDP cách đó 4 năm.

 Dù vậy, người đứng đầu ngành tài chính cũng thừa nhận, điều hành ngân sách gặp khó khăn khi tỷ lệ huy động thuế, phí giảm dần và chưa đạt mục tiêu 21% GDP giai đoạn 2019-2020. Nguyên nhân là nguồn đóng góp từ dầu thô, xuất nhập khẩu giảm nhanh trong vài năm qua, từ mức 7,3% GDP năm 2015, xuống 4,5% năm 2016, dự kiến còn 4,2% 2019 và giảm tốc về 3,6% năm 2020.

 Thu từ một số lĩnh vực tăng trưởng cao trước đây đều giảm, trong đó thu từ nhà máy Lọc hoá dầu Dung Quất giảm tới 19%, còn thu từ ngành than chỉ 8,2%... Mặt khác, thu nội địa một số thành phố lớn có điều tiết về ngân sách trung ương đều giảm, như Hà Nội năm 2020 giảm gần 10% so với 2017; TP HCM giảm hơn 3%, Bình Dương gần 8%..., ông Dũng nói "là nguyên nhân cân đối thu ngân sách trung ương khó khăn".

 Tại phiên thảo luận, đại biểu Bùi Thanh Tùng - Phó đoàn chuyên trách TP Hải Phòng lo lắng khi cơ cấu thu ngân sách chưa bền vững.

 "Thu ngân sách từ nguồn thực lực nền kinh tế, cụ thể là khối sản xuất ở khu vực doanh nghiệp nhà nước, đầu tư nước ngoài còn thấp, không đạt kế hoạch", ông nhận xét và đề nghị Chính phủ cần phân tích, làm rõ thêm tác động từ đóng góp của nguồn lực này.

 Cụ thể, tăng thu nội địa vượt dự toán 1,9%, còn các khoản thu không có tính bền vững như thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết tăng mạnh. Trong khi đó, thu từ ba khối doanh nghiệp đều không đạt kế hoạch.

 Để cơ cấu thu ngân sách bền vững, ông kiến nghị, trung ương giao chỉ tiêu thu ngân sách khá cao cho một số địa phương có nguồn thu lớn, đặc biệt là các thành phố trực thuộc trung ương.

 Trong khi đó, ông Phạm Phú Quốc - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP HCM gợi ý, Bộ Tài chính cần có phân tích chứng minh hiệu quả về tỷ lệ phân chia ngân sách và tỷ lệ ngân sách địa phương được giữ lại. 

"Mối liên hệ giữa tỷ lệ này với dân số của mỗi tỉnh thành, chỉ số ICOR số đồng ngân sách tạo nên số đồng GDP, hiệu quả và thời gian thu hồi vốn, đòn bẩy tăng trưởng và tạo ngân sách mới, nhu cầu thực tiễn đầu tư phát triển của địa phương, của vùng và khu vực liên quan", ông nói.

 Vị này cũng kiến nghị cần tăng tỷ lệ ngân sách địa phương được giữ lại cho một số thành phố, vùng kinh tế trọng điểm. "Nguồn ngân sách động lực mới này sẽ góp phần cho đầu tư phát triển vùng, tạo tăng trưởng vùng và lan tỏa tăng trưởng cho nền kinh tế", ông nói thêm.

 Cho rằng nhận xét của các đại biểu là đúng, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói "đúng là thu ngân sách 4 năm qua luôn đạt dự toán, còn thu ở 3 khu vực kinh tế đều không đạt". Nhưng ông Dũng cũng cho rằng, thu từ sản xuất kinh doanh vẫn góp tỷ trọng lớn trong thu ngân sách khi đạt 45% ngân sách Nhà nước năm 2020, tăng khoảng 7% so với cách đây 3 năm.

 Một trong những nguyên nhân, theo trưởng ngành tài chính, do chủ quan khi giao dự toán chưa sát. Thực tế này đã được Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội năm 2018, và đang từng bước điều chỉnh giao dự toán sát thực tế hơn. (Vnexpress.net 31/10, Anh Minh)Về đầu trang

Đại biểu Quốc hội đề nghị giờ làm việc không sớm hơn 8h sáng, nghỉ trưa 1 tiếng

Phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Quốc hội chiều 31/10, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị đổi giờ học, giờ làm phù hợp đời sống ở các đô thị.

 Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho biết, trên thế giới cũng như châu Á hiện nay, thời gian bắt đầu giờ học, giờ làm thông thường là 8h30 hoặc 9h, nghỉ trưa một tiếng. Giờ học, giờ làm này được áp dụng đồng bộ với các cơ quan hành chính, cơ sở giáo dục. Hiện ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp cũng chọn thời gian làm việc như vậy.

 Đại biểu cũng nhận xét, nhiều cuộc khảo sát ý kiến rộng rãi về thời điểm bắt đầu giờ làm việc cũng cho kết quả 14% số người tham gia bình chọn giờ học, giờ làm bắt đầu từ 7h30, 33% chọn 8h và 53% chọn 8h30. Điều này cho thấy có nhiều sự ủng hộ với đề xuất đổi giờ, học giờ làm.

 Việt Nam đang dùng giờ làm việc của thời kỳ còn là nước nông nghiệp để áp vào các đô thị đang phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch là không phù hợp. Đi học, đi làm muộn hơn, nghỉ trưa ngắn sẽ đem lại lợi ích về giao thông, tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng giờ làm và kỷ cương làm việc của công chức.

 “Đổi giờ học giờ làm không phải chỉ để giải quyết giao thông ở đô thị lớn mà còn nâng cao hiệu quả giờ làm việc, xây dựng tác phong làm việc công nghiệp, giúp cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm sức khỏe, tinh thần cho trẻ em, nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình. Đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành quy định các cơ quan hành chính trung ương và cấp tỉnh làm việc không sớm hơn 8h sáng, nghỉ trưa 1 tiếng. Đồng thời ngành giáo dục cũng có kế hoạch đồng để đổi giờ học, giờ làm”, đại biểu đề nghị.

 Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho rằng hiện nay, do sự phát triển của mạng xã hội và các thông tin trên mạng, nhiều vấn đề liên quan đến trẻ em cũng là do xuống cấp của đạo đức, xã hội, thông tin thiếu kiểm soát, do đó cần có một Cổng thông tin với nội dung chọn lọc dành riêng cho trẻ em. để bổ sung kiến thức cho trẻ em vui chơi, học tập, rèn luyện kỹ năng sống, trau dồi đạo đức, hoàn thiện bản thân.

 Ngoài ra, liên quan đến chăm sóc trẻ em, phát triển gia đình Việt một số đại biểu nhận định do như cầu công việc, cuộc sống bận rộn, trên thực tế trẻ em và người chưa thành niên bị xao nhãng ngay trong gia đình, không có có cơ hội được sống chung với cha mẹ, sống trong gia đình có người thân vi phạm pháp luật, đặt ra vấn đề cần bảo đảm quyền của trẻ em và người chưa thành niên từ trong gia đình.

 Hiện nay, chưa có con số thống kê chính thức về tình trạng này, nhưng do bố mẹ đi làm ăn xa, xuất khẩu lao động, làm công nhân, làm nghề tự do tại các thành phố lớn, làm thêm giờ, v.v. không có điều kiện chăm sóc con đã gửi con sống cùng với ông bà hoặc người giúp việc gia đình. Do có sự cách biệt về tâm lý, quan điểm sống giữa các thế hệ và nhiều yếu tố khác đã tác động, ảnh hưởng xấu khiến một bộ phận trẻ em và người chưa thành niên không có cơ hội được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ một cách tốt nhất.

 Đây là một trong những nguyên nhân gia tăng số trẻ em tham gia tệ nạn xã hội, nghiện games và phát triển không lành mạnh hoặc phát triển không bình thường, trẻ em tự kỷ, rối loạn tâm thần, trẻ em vi phạm pháp luật do gia đình không giáo dục nghiêm khắc. Do đó, đề nghị Chính phủ trong các chính sách về kinh tế và xã hội của Nhà nước ta năm 2020 và các năm tiếp theo cần dành đầu tư hơn cho phát triển gia đình Việt. (Kinh Tế & Đô Thị 31/10, Công Thọ)Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Thủ tục vẫn cản trở doanh nghiệp

Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, điều kiện kinh doanh vẫn là trở ngại lớn với các doanh nghiệp (DN). Có tới 18% DN cho biết vẫn phải chờ mất hơn một tháng mới được giải quyết thủ tục liên quan đến sản xuất, kinh doanh.

 Chỉ tính riêng trong quý 3/2019, VCCI đã  tổng hợp được 333 kiến nghị của DN. Trong đó hầu hết liên quan đến giải thích luật, phần còn lại liên quan đến yêu cầu sửa đổi chính sách. Kết quả này cho thấy các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh còn mâu thuẫn, chồng chéo. Trong 333 kiến nghị nêu trên cho đến nay các bộ, ngành cũng mới chỉ giải quyết được 176 kiến nghị, cho thấy sự chậm trễ của các bộ, ban ngành trong việc tháo gỡ vướng mắc cho DN.

 “Thời gian qua, Chính phủ rất quyết liệt trong việc yêu cầu các bộ, ngành cắt giảm điều kiện kinh doanh, tuy nhiên, điều kiện kinh doanh vẫn là trở ngại lớn với các DN. Khảo sát cho thấy, 18% DN than phiền về thời gian giải quyết hành chính trong kinh doanh. Cụ thể, DN chờ mất hơn 1 tháng mới được giải quyết các thủ tục liên quan đến sản xuất, kinh doanh. Bất ngờ hơn, tình trạng này có xu hướng tăng trong những năm gần đây” - ông Nguyễn Văn Đức, Phó Phòng Pháp chế VCCI chia sẻ.

 Bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương nhận định, điều kiện kinh doanh còn nhiều trở ngại với DN. Trên thực tế có nhiều điều kiện kinh doanh vô nghĩa đã được cắt bỏ (khoảng 2.900/6.000 điều kiện kinh doanh đầu mục) bởi các bộ, ngành. Thế nhưng, thực tế lại đang có xu hướng gia tăng các văn bản phân chia quyền quản lý giữa các bộ ngành. Điều này gây khó khăn hơn cho DN.

 Bà Thảo dẫn chứng, hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trước đây chỉ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhưng từ năm 2016 đến nay lại phải chịu sự quản lý của 9 bộ ngành. Điển hình như việc kiểm định an toàn lao động đối với thiết bị nâng. Cùng với quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng nhưng đối với thiết bị nâng là cần trục tháp thì do Bộ Xây dựng quản lý; thiết bị nâng vận hành xếp dỡ tại cảng do Bộ Giao thông vận tải quản lý; thiết bị nâng cầu trục do Bộ Lao động – Thương Binh và  Xã hội quản lý. Đáng chú ý, dù các quy chuẩn, quy trình, biểu mẫu về kiểm định an toàn lao động giống nhau nhưng các Bộ lại không thừa nhận kết quả của nhau.

 Liên quan đến môi trường kinh doanh, đặc biệt là công tác kiểm tra chuyên ngành, Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh khẳng định, kiểm tra chuyên ngành chậm cải cách. Chưa kể tình trạng, văn bản mới được ban hành đi ngược lại chỉ  đạo của Chính phủ hoặc chỉ thế thiện cải cách hình thức, thiếu thực chất. Đơn cử, trước đây Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội không thực hiện kiểm tra chuyên ngành. Sau khi Chính phủ yêu cầu các Bộ rà soát, sửa đổi các quy định nhằm cắt giảm 50% danh mục hàng quản lý kiểm tra chuyên ngành và minh bạch quản lý đối với danh mục các mặt hàng phải quản lý kiểm tra chuyên ngành thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành quy định danh mục hàng hóa với nhiều mặt hàng nằm trong danh mục do Bộ này quản lý.

Một ví dụ khác, Bộ Công thương cắt giảm kiểm tra chuyên ngành với hàng trăm mặt hàng sắt thép và sản phẩm dệt may. Tuy nhiên, trên thực tế các mặt hàng này chỉ chuyển từ kiểm tra trong giai đoạn thông quan sang kiểm tra sau thông quan. Như vậy, về hình thức kiểm tra khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên tần suất kiểm tra.

 Ngoài các vấn đề nêu trên, nhiều ý kiến cho rằng, thanh tra, kiểm tra vẫn là nỗi lo của doanh nghiệp. Trong khi theo chỉ đạo của Chính phủ, mỗi năm các cơ quan chỉ thanh, kiểm tra DN một lần nhưng trên thực tế các cơ quan quản lý thường không kết hợp với nhau để thanh, kiểm tra dù các nội dung thanh, kiểm tra tương tự. (Daidoanket.vn 31/10, Thanh Giang) Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Không đơn thuần là chuyện “Lớn lên thì phải chi nhiều hơn”

Với mỗi 1% cắt giảm chi thường xuyên, chúng ta đã tiết kiệm được hơn 10.000 tỉ đồng - tính toán của Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính trước Quốc hội.

 Theo Trưởng ban Tổ chức Trung ương, với bộ máy cồng kềnh như hiện nay, năm 2017 chẳng hạn, chi thường xuyên chiếm 64% tổng chi ngân sách (tức là hơn 1 triệu tỉ đồng). Theo ông Chính, nếu năm nay giảm xuống trên 60% một chút thì giảm được chi tiêu thường xuyên, qua đó sẽ tăng chi tiêu cho đầu tư phát triển. Bởi “chỉ cần giảm 1% thôi chúng ta có hơn 10.000 tỉ đồng”.

 Với ngót 11 triệu người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, theo tính toán của Ủy ban Kinh tế, riêng với đề xuất tăng lương vào năm sau, sẽ phải dùng đến 40% khoản tăng thu của ngân sách địa phương, 50% khoản tăng thu của ngân sách Trung ương. Một khoản chi lớn mà dù khẳng định “vẫn là khoản đầu tư cho phát triển”, nhưng đại biểu Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cũng nhấn mạnh: “Chắc chắn sẽ đe dọa đến vấn đề đầu tư cho xây dựng cơ bản và hạ tầng cơ sở”. Logic rất đơn giản: Bộ máy quá cồng kềnh thì ngân sách không chịu nổi. Bởi chi thường xuyên nhiều có nghĩa phải giảm chi đầu tư phát triển.

 Nhiệm vụ cắt giảm bộ máy, tinh giản biên chế, thật ra đã có Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, đã có chủ trương sáp nhập các khối cơ quan giữa Đảng, Hội đồng nhân dân và chính quyền và đã có các chỉ tiêu tinh giản cụ thể.

 Nền tảng pháp lý và cả chủ trương không thiếu, cái thiếu, chỉ là sự quyết liệt, là tư tưởng giữ ghế. Chẳng phải ngay tại Quốc hội, trước câu chuyện giảm số cấp phó HĐND đã có đại biểu lo cả đến chuyện “không đủ người đi họp” 

Trong báo cáo tình hình nợ công gửi Quốc hội năm 2020, Chính phủ cho biết sẽ cần huy động khoảng 459.400 tỉ đồng, tức là gần nửa triệu tỉ đồng để cân đối ngân sách, trong đó, tới 217.000 tỉ đồng vay bù đắp bội chi ngân sách Trung ương.

 Nói như ĐBQH ông Trần Hoàng Ngân: Vay nợ là chuyện bình thường. Bởi khi “Cơ thể mình lớn lên thì mình phải chi nhiều hơn”. Nhưng không ngẫu nhiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM cũng nói: “Vấn đề là vay để làm gì!”. 

Vay là bình thường nếu đó là vay để phát triển, là vay “đồng tiền cái”, để tiền đẻ ra tiền, nhưng sẽ rất thiếu hiệu quả nếu vay cho chi tiêu, với một trong những nguyên do là vì bộ máy quá cồng kềnh, thiếu hiệu quả. Bởi dù “bình thường”, nhưng vay vẫn là vay, nợ vẫn là nợ mà con cháu chúng ta sẽ phải trả.

 Chính vì thế, việc cắt giảm chi thường xuyên, bằng cách tinh giản bộ máy cồng kềnh, thật ra mới là cách “để lại” hiệu quả và bền vững nhất cho con cháu. (Lao Động 31/10, Anh Đào) Về đầu trang

QUẢN LÝ

“Đừng đánh giá lãnh đạo tỉnh bằng chỉ số tăng GDP”

Ông Trương Trọng Nghĩa cho rằng, chỉ số tăng trưởng kinh tế của địa phương - không nên là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá năng lực lãnh đạo.

 Bàn về kinh tế xã hội tại phiên thảo luận trực tiếp sáng 31/10, ông Trương Trọng Nghĩa cho rằng, Chính phủ cần đánh giá đúng về chỉ số tăng trưởng GDP.

 Ông Nghĩa ví dụ, ở các địa phương, vùng phên dậu cả nước cần bảo vệ môi trường thì chỉ số đánh giá năng lực lãnh đạo không thể bằng con số tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) bao nhiêu phần trăm.

 "Nếu không sẽ dẫn tới chuyện chạy theo con số đo đếm bằng tiền, tăng trưởng bằng mọi cách như đổ vốn vào làm các dự án lớn, không quan tâm tới nhiệm vụ chính. GDP tăng 5-7% mà người dân phải bỏ địa phương để đi, không sinh sống được thì lãnh dạo địa phương là không hoàn thành nhiệm vụ", ông Nghĩa nói.

 Đại biểu TP HCM cho rằng, Việt Nam đã có hệ thống phân bổ nguồn lực, những địa phương phát triển thuận lợi kinh tế thì phải san sẻ cho nơi khác. Do đó, để phát triển bền vững, ông cho rằng, Việt Nam cần xoay lại trục hướng vào 3 trụ cột là văn hoá, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản. Cùng đó, định hướng lại phương pháp luận đánh giá GDP, nếu không sẽ dẫn tới những "cuộc chạy đua chệch hướng".

 Ấn tượng với mức tăng trưởng cao – GDP 6,8% song ông Trần Hoàng Ngân (TP HCM) – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM lưu ý sự phụ thuộc vào khối doanh nghiệp ngoại.

 Theo ông, khu vực này đang chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này phần nào lý giải nguyên nhân do dự báo của các cơ quan quản lý "luôn là nhập siêu, nhưng thực tế lại xuất siêu".

 Trước diễn biến này, ông đề nghị, Chính phủ cần quan tâm hơn tới thị trường trong nước, với 96 triệu dân. Và việc thu hút vốn FDI tới đây phải ưu tiên yếu tố an ninh quốc phòng, công nghệ... như Nghị quyết của Bộ Chính trị đã nêu. 

Phát biểu tại phiên thảo luận ngày 30/10, ông Hoàng Quang Hàm - Uỷ viên Uỷ ban Tài chính ngân sách cũng cho rằng, việc thu hút FDI một cách chọn lọc là cần thiết. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm chỉ tiêu đánh giá để nhìn nhận sát đúng hơn tình hình và có giải pháp phù hợp.

 Ông Hàm đề nghị Quốc hội, ngoài giao chỉ tiêu GDP như trước đây cần giao thêm chỉ tiêu GNI - thu nhập quốc dân, để phản ánh nội lực thực sự của nền kinh tế, thu nhập của người dân.

 Cũng tại phiên thảo luận sáng nay, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cũng chỉ ra "khoảng tối trên nền bức tranh kinh tế xã hội toàn cảnh có phần sáng sủa" trong báo cáo của Chính phủ.

 Ông chỉ ra loạt tồn tại, như việc trầy trật triển khai thu phí tự động tại các trạm BOT giao thông; vụ Công ty Alibaba lừa đảo với số nạn nhân lên tới hàng nghìn người mà bộ máy chính quyền theo ông là "vẫn ngơ ngác, thất thủ"; hay vụ cháy cơ sở Rạng Đông, hàng triệu người Hà Nội lao đao vì nước sạch...

 "Những điểm tối tuy không che lấp được nhưng làm xấu bức tranh sáng sủa những thành tựu tích cực Chính phủ, người dân phấn đấu, khoét sâu hơn nữa sự mất mát, lòng tin của vốn chưa phục hồi của người dân với năng lực Nhà nước ‘của dân, vì dân’", ông Quốc nhấn mạnh. (Vnexpress.net 31/10)Về đầu trang

Reuters: Vì sao có những người Việt bán nhà, bán đất để "đi Tây"?

Người Việt ở nước ngoài đã gửi gần 16 tỷ USD kiều hối về Việt Nam trong năm 2018, cao gấp đôi gấp đôi thặng dư thương mại. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, kiều hối đã tăng 130% trong thập kỷ qua.

 Một người tìm cách đi Tây trước, sau đó tìm cách đón người thân, gia đình theo sau. Dân từ nhiều làng quê nghèo kéo nhau di cư ra nước ngoài lập nghiệp, có những gia đình ba, bốn đứa con cùng đi. Tiền từ nước ngoài gửi về, người ở nhà sắm xe, xây cả biệt thự. Có thể nói là "Một người đi Tây, cả họ được nhờ".

 Ông Nguyễn Văn Hà, một người dân ở làng "đại gia" Đô Thành, Nghệ An tâm sự: "Ở Việt Nam làm công, kiếm tiền đồng, bao giờ mới xây được nhà to thế? Biệt thự ở đây toàn xây bằng tiền Tây gửi về".

 Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa, trong tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Từ khi cơ chế thay đổi năm 1991, hoạt động này phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Bước sang thế kỷ XXI, có sự tăng đột biến lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài, nhiều nhất tại ba thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và Hàn Quốc.

 Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, nếu tính cả xuất khẩu lao động không chính thức, con số tổng lao động của người Việt Nam xuất cảnh (và nhập cảnh) sang các quốc gia hàng năm có thể đạt hơn 9 triệu người - tương đương với khoảng 10% dân số. Những người rời đi thường ở trong độ tuổi lao động, từ 20-40 tuổi, với phụ nữ có tỷ lệ thấp hơn nam giới một chút.

 Nhiều người cũng tìm được công việc hợp pháp, bao gồm ở châu Âu, Hoa Kỳ và gần nhà hơn ở Nhật Bản, Đài Loan và nước láng giềng Lào. Người dân từ vùng Bắc Trung bộ như Nghệ An và các tỉnh phía Bắc chiếm đa số lao động nhập cư theo hợp đồng có thời hạn.

 Các điểm đến hàng đầu là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Ả Rập Saudi. Nhìn chung, người di cư làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hưởng mức lương cao hơn so với các việc làm tương tự trong nước. Chỉ riêng tỉnh Nghệ An thu về khoảng 255 triệu USD hàng năm từ Việt kiều.

 Nhưng cũng có những lao động di cư không chính thức, họ thường làm những công việc mang lại nguồn tiền lớn hơn, nhưng cũng nhiều rủi ro hơn. Khoảng 70% các vụ buôn người Việt ở Anh trong giai đoạn 2009-2016 bị bóc lột sức lao động, bị dụ dỗ trồng cần sa trái phép và làm việc trong các tiệm làm móng, truyền thông Anh cho biết vào năm ngoái.

 Tại Nghệ An, giáp biên giới với Lào, GDP bình quân đầu người ở mức 1.636 USD, thấp hơn mức trung bình quốc gia của Việt Nam là 2.540 USD, nên họ dễ bị dụ dỗ bởi những lời mời gọi và hứa hẹn về tương lai ở nước ngoài. 

"Tôi không có đủ tiền để ra nước ngoài, nên tôi vào Sài Gòn (TP.HCM)", anh Bùi Văn Diệp, một thợ hàn nói. Anh từng sống trong một cái lán nhỏ ở Đô Thành. Anh họ của Diệp, Bùi Chung, sống trong một biệt thự rộng lớn, xa hoa bên cạnh - có đủ chỗ còn lại để đỗ chiếc BMW của anh ấy.

 Bùi Chung rời Đô Thành sang Anh năm 2007, và khi về nước, anh xây nhà và bắt đầu kinh doanh buôn thép.

 "Tôi đã rời Việt Nam sang Pháp một cách hợp pháp, nhưng từ Pháp sang Anh thì lại đi phi pháp, thông qua chiếc xe container", Chung nói. "Tôi đã chọn đến Anh vì mức thu nhập rất hấp dẫn và rất nhiều người từ Đô Thành đã sống ở đó".

 Chung trồng cần sa ở Anh, và tại một tiệm làm móng do người Việt điều hành, nơi anh nói rằng anh kiếm được khoảng 500 GBP (640 USD) mỗi tuần. "Cộng đồng người Việt sống ở đó giúp đỡ những người mới tìm việc làm", Chung nói. "Đó là lý do tại sao nhiều người ở đây sẵn sàng bán nhà bán đất của họ, để kiếm đủ tiền đi".

 Người Việt ở nước ngoài đã gửi gần 16 tỷ USD kiều hối về Việt Nam trong năm 2018, cao gấp đôi gấp đôi thặng dư thương mại. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, kiều hối đã tăng 130% trong thập kỷ qua. Theo thống kê từ Bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) khoảng 7% đến 8% hộ gia đình ở Việt Nam nhận kiều hối từ nước ngoài. Trên thực tế, dòng chuyển tiền quốc tế cao hơn so với hỗ trợ phát triển từ nước ngoài, trong đó Việt Nam cũng nằm trong top 10 nước nhận hàng đầu.

 "Con số thực tế về kiều hối có thể cao hơn so với báo cáo, nếu tính cả tiền được chuyển qua các phương thức không chính thức, chẳng hạn như tiền mặt hoặc hàng tiêu dùng, thì không được tính", ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng nói với Reuters. (Trí Thức Trẻ 31/10, Hoàng An)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Từ 1/11, thực hiện trực tuyến cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ôtô

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, từ ngày 1/11/2019, cơ quan này sẽ không tiếp nhận hồ sơ giấy và thực hiện qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ http://online.moit.gov.vn.

 Cụ thể, các thủ tục liên quan đến nhập nhẩu ôtô gồm: Giấy phép kinh doanh; đổi giấy phép kinh doanh; cấp lại giấy phép kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam sẽ được thực hiện trực tuyến ở mức độ 3.

 Ngoài ra, thủ tục cấp lại và sửa đổi bổ sung giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cũng như gia hạn giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cũng được thực hiện trực tuyến.

 “Những vướng mắc hoặc khó khăn phát sinh liên quan đến việc áp dụng thực hiện dịch vụ công trực tuyến đề nghị liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn, giải đáp tại địa chỉ 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội, điện thoại 024.2220 5445, hoặc email: huongnth@moit.gov.vn,” đại diện Cục Xuất nhập khẩu thông tin thêm. (VietnamPlus.vn 31/10)Về đầu trang

TPHCM: Ra mắt ứng dụng “Quận 2 trực tuyến”

UBND quận 2 vừa công bố triển khai thực hiện Hệ thống ứng dụng di động trong việc xử lý các phản ánh về vi phạm trật tự đô thị và lĩnh vực khác trên địa bàn quận (còn gọi là “Quận 2 trực tuyến”).

 Đây là ứng dụng có sẵn trên AppStore, CH Play và dễ dàng cài đặt trên điện thoại thông minh. Thông qua “Quận 2 trực tuyến”, người dân có thể phản ánh 10 nhóm nội dung: Mỹ quan đô thị, trật tự lòng lề đường; trật tự xây dựng đô thị; an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; lĩnh vực giáo dục; lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực lao động; lĩnh vực văn hóa; về giải quyết hồ sơ hành chính; phản ánh khác.

 Sau khi tiếp nhận phản ánh, trong 8 giờ làm việc, các cơ quan chức năng và UBND phường liên quan sẽ tiến hành các bước xử lý. Các trường hợp phức tạp và có quy định trình tự, thủ tục thì được giải quyết theo quy định pháp luật. Nếu kết quả giải quyết chưa đạt yêu cầu, người dân tiếp tục có ý kiến tại nội dung phản ánh để các cơ quan kiểm tra, xử lý dứt điểm.

 Theo lãnh đạo UBND quận 2, “Quận 2 trực tuyến” là một trong các giải pháp trọng tâm để thực hiện công tác quản lý, giám sát việc thực thi công vụ, tạo môi trường tương tác giữa chính quyền và người dân. Qua đó phát huy nguồn lực nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý của chính quyền. (Sggp.org.vn 31/10, Thanh Tâm) Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Nghị quyết 94 gỡ nút thắt chậm giải ngân vốn đầu tư công

Hết 10 tháng đầu năm 2019, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn bị chậm khoảng một nửa kế hoạch được giao. Nghị quyết 94 liệu có thể gỡ những nút thắt về đầu tư công?

 Để khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 94 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn của những tháng cuối năm 2019 và năm 2020. Câu chuyện chậm giải ngân vốn đầu tư công không phải năm nay mới xảy ra, đây là thực trạng của khoảng 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên những giải pháp thúc tiến độ giải ngân đã được Chính phủ đưa thành một nghị quyết sau những yêu cầu, chỉ đạo hay công điện. Điều này đã phần nào cho thấy tính cấp thiết của vấn đề.

 Nghị quyết 94 vừa được Chính phủ ban hành với 6 nhóm giải pháp chính có tinh thần chung là rà soát kịp thời những vướng mắc về thủ tục pháp lý làm cơ sở để Chính phủ có thể ban hành các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư công. Và đặc biệt là việc giao trách nhiệm cho người đứng đầu các Bộ, ngành địa phương trong công tác đốc thúc, tháo gỡ khó khăn cho từng dự án, tiến hành điều chỉnh ngay vốn từ dự án chậm chạp sang dự án giải ngân tốt.

 Theo thông tin cập nhật từ Kho bạc Nhà nước, đến ngày 15/10, vốn đầu tư công thuộc kế hoạch năm 2019 qua kiểm soát chi của đơn vị này là hơn 198.500 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 52%. Theo đó, trong 2 tháng cuối năm phải giải ngân gần một nửa kế hoạch vốn của cả năm, một nhiệm vụ không dễ dàng.

 Nguyên nhân làm chậm giải ngân vốn đầu tư công là do trong cả quá trình từ phân bổ vốn đến triển khai dự án hầu như khâu nào cũng có vướng mắc. Bên cạnh đó, còn có tâm lý chuẩn bị sơ sài dự án sao cho thật nhanh để kịp xin vốn, hay việc báo cáo nhiều dự án để dành được vốn mà không lường được khó khăn đang gây nghẽn cho tiến độ và hiệu quả vốn đầu tư công. Ngoài ra, năng lực và trách nhiệm người lập kế hoạch cũng góp phần gây nghẽn.

 Ngày 30/10, khi trao đổi với các đại biểu bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu đánh giá, Nghị quyết 94 được coi là một công cụ mạnh tay để buộc các đơn vị phía dưới không thể tiếp tục "ì ạch" được nữa. Có đại biểu cho rằng, Chính phủ đôn đốc có thể không phải vì mục tiêu 2 tháng cuối năm phải giải ngân hết, điều quan trọng hơn là giải ngân có chất lượng, vướng ở đâu các đơn vị thẩm quyền phải giải quyết đến đó. Có như vậy Nghị quyết mới có thể phát huy được hiệu quả cho năm 2019 và cả năm 2020.

 Một trong những điểm mới của Nghị quyết 94 được các đại biểu Quốc hội cũng như chuyên gia đánh giá cao là có những mốc thời hạn cụ thể, tạo áp lực cho các đơn vị thực hiện, qua đó hạn chế tình trạng thời gian làm thủ tục kéo dài. Nghị quyết 94 cũng được đánh giá sẽ tạo áp lực hai chiều. Việc thực thi giải ngân vốn đầu tư công phải được quán triệt từ Trung ương - Bộ, ngành, địa phương - ban quản lý dự án. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại từ dưới lên, áp lực sẽ đến từ sự công khai, minh bạch về tiến độ giải ngân của các dự án để người dân và cơ quan dân cử đều có thể giám sát, khiến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải đẩy nhanh tiến độ, nếu không vướng mắc ở khâu nào cũng sẽ bộc lộ ra. (Kênh VTV1 – Bản tin Tài chính Kinh doanh lúc 21h48 ngày 30/10)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Tổng cục Hậu cần: Thi hành kỷ luật 14 tổ chức đảng và 85 đảng viên

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ Tổng cục Hậu cần Quân đội thi hành kỷ luật 14 tổ chức đảng và 85 đảng viên.

 Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cấp ủy các cấp trong Đảng bộ Tổng cục Hậu cần Quân đội đã kiểm tra 302 tổ chức đảng và 4.801 đảng viên; giám sát chuyên đề 233 tổ chức đảng và 3.521 đảng viên.

 Uỷ ban Kiểm tra các cấp đã kiểm tra 95 tổ chức đảng trong việc thực hiện 3 nội dung: Thu, chi, quản lý và sử dụng đảng phí; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; thi hành kỷ luật đảng. Giám sát chuyên đề 67 tổ chức đảng và 202 đảng viên.

 Cấp ủy, tổ chức đảng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp đã tiếp nhận và xử lý 3 đơn thư tố cáo đối với 4 đảng viên. Kết luận, 4 đảng viên bị tố cáo có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật.

 Cùng với đó, các cấp có thẩm quyền đã thi hành kỷ luật đối với 14 tổ chức đảng bằng các hình thức: Khiển trách 11; cảnh cáo 3 trường hợp; thi hành kỷ luật đối với 85 đảng viên (trong đó có 38 đồng chí là cấp ủy viên) bằng các hình thức: Khiển trách 61; cảnh cáo 15; cách chức 8; khai trừ ra khỏi Đảng 1 trường hợp.

 Nội dung kiểm tra, giám sát đối với đảng viên tập trung vào việc chỉ thị, nghị quyết của Đảng; thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước; giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống; việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm sau tự phê bình và phê bình theo Nghị qyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 87 của Thường vụ Quân ủy Trung ương “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. 

 Chú trọng thực hiện nhiệm vụ theo Điều 32, Điều lệ Đảng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ Tổng cục đã chủ động nắm tình hình và phát hiện dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên thông qua nhiều kênh thông tin, tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 3 tổ chức đảng và 12  đảng viên; qua kiểm tra kết luận 3 tổ chức đảng và 13 đảng viên có vi phạm đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật. (Lao Động 31/10, Trần Vương – Huyên Nguyên)Về đầu trang

Kỷ luật cảnh cáo Trung tướng công an Trình Văn Thống

Từ ngày 28 đến 30/10 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 40.

 Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Trung tướng Trình Văn Thống bằng hình thức cảnh cáo do trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, ông Thống đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an ban hành văn bản về đơn vị nghiệp vụ không đúng quy định, vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

 Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cũng đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Petrolimex; đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nhiệm kỳ 2010 - 2015. 

Uỷ ban Kiểm tra Trung ương còn quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Petrolimex Singapore; cảnh cáo đối với ông Trần Văn Thịnh, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Ủy viên hội đồng quản trị, nguyên Tổng giám đốc.

 Ông Trần Minh Hải, Phó bí thư Thường trực Đảng ủy và ông Nguyễn Thanh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nhận kỷ luật khiển trách. (Vneconomy.vn 31/10, Hà Minh)Về đầu trang

Giám đốc Sở Y tế Hoà Bình bị kiểm điểm

Chiều 31/10, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Hoà Bình ra thông báo, trên cương vị Giám đốc Sở Y tế, ông Trần Quang Khánh "chưa thật sự sâu sát trong lãnh đạo" với Đảng bộ khối Bệnh viện đa khoa tỉnh, khiến một số cán bộ, đảng viên vi phạm, bị xử lý hình sự.

 Cụ thể, đối với sự cố tại khoa thận nhân tạo khiến 9 người chết ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, ông Khánh "chưa chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát, thanh tra thường xuyên, chuyên sâu để kịp thời ngăn chặn sơ hở trong quá trình chạy lọc thận, đã dẫn đến sự cố y khoa".

 Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy cũng nêu, ông Khánh cũng không kịp thời phát hiện để ngăn chặn các bác sĩ, điều dưỡng khoa Sơ sinh và Khoa Nội tổng hợp lập khống bệnh án, gây thiệt hại quỹ Bảo hiểm xã hội tỉnh hơn 273 triệu đồng. Giám đốc Sở Y tế Hoà Bình không rút kinh nghiệm từ sự cố đã xảy ra để hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm quy định về vận hành, bảo quản, sử dụng máy móc, trang thiết bị y tế an toàn. 

Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ nhận định, ông Trần Quang Khánh là người "chịu trách nhiệm cao nhất" về những sai phạm trên nên yêu cầu ông kiểm điểm sâu sắc và nghiêm túc rút kinh nghiệm.

 Đồng thời, Uỷ ban Kiểm tra tỉnh cũng yêu cầu bà Bùi Thu Hằng, Phó giám đốc Sở Y tế Hoà Bình phải kiểm điểm và rút kinh nghiệm.

 Bà Hằng chưa làm tròn trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc sở phát hiện những bất cập, sơ hở trong quá trình chạy lọc thận dẫn đến sự cố y khoa làm 9 người tử vong; chưa ngăn chặn được việc bác sĩ, y tá lập khống hồ sơ trục lợi từ Bảo hiểm xã hội tỉnh.

 Đảng uỷ Sở Y tế Hoà Bình cũng được yêu cầu kiểm điểm và rút kinh nghiệm về hai vụ việc trên. (Vnexpress.net 31/10, Viết Tuân)Về đầu trang

Cho vay nặng lãi: Nguyên Phó phòng Cảnh sát thi hành án bị khởi tố

Nguyên thượng tá, Phó Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp vừa bị khởi tố tội: "Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự".

 Chiều 31.10, trao đổi với Lao Động, đại tá Dương Văn Tính - Giám đốc Công an tỉnh Bắc Kạn - đơn vị đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với ông Nông Minh Tuân (sinh năm 1972, trú tại tổ 15 phường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Bắc Kạn) về tội "Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự".

 Ông Nông Minh Tuân là nguyên là thượng tá công an, từng giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (PC10), Công an tỉnh Bắc Kạn. Ông Tuân bị khởi tố sau khi nghỉ hưu được vài tháng.

 Được biết, hiện Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đã phê chuẩn quyết định nêu trên.

 Ông Nông Văn Tuân cũng được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang cấm đi khỏi nơi cư trú.

 Theo tài liệu điều tra, Nông Minh Tuân đã cho ông Cà Xuân T (sinh năm  1966, trú tại tổ 16, phường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Bắc Kạn vay số tiền 250 triệu đồng; lãi suất cho vay ban đầu là 3.000 đồng/triệu/ngày, sau đó nâng lên 5.000 đồng/triệu/ngày. (Lao Động 31/10, Cường Ngô) Về đầu trang

Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Hàng loạt cán bộ, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam bị kỷ luật do đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát.

 Từ ngày 28 đến 30.10, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 40. Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.

 Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

 Thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam về các vi phạm đã được kết luận tại kỳ họp 39 của UBKT Trung ương. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên:

 UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn; đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nhiệm kỳ 2010 – 2015.

 UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Petrolimex Singapore; cảnh cáo đối với ông Trần Văn Thịnh, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Ủy viên HĐQT, nguyên Tổng giám đốc; khiển trách đối với ông Trần Minh Hải, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy và ông Nguyễn Thanh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Lao Động 31/10, Vương Trần)Về đầu trang

Để xảy ra sai phạm tiền tỷ ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, 2 cán bộ bị cách chức, cảnh cáo

Ngày 31/10, theo nguồn tin của Dân Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký quyết định kỷ luật cách chức và cảnh cáo hai cán bộ mắc sai phạm trong quá trình giữ chức vụ lãnh đạo Vườn quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau.

 Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định cách chức Phó trưởng ban chuyên trách Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đối với ông Phan Quốc Khải (nguyên Giám đốc VQG Mũi Cà Mau).

 Ông Khải bị kỷ luật vì trong thời gian giữ chức vụ Giám đốc VQG Mũi Cà Mau đã thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý để xảy ra nhiều thiếu sót, vi phạm trong công tác thu, chi tài chính và phòng, chống tham nhũng; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ có nhiều nội dung quy định chưa rõ ràng; chưa quy định công khai theo Luật phòng, chống tham nhũng hoặc theo lĩnh vực có liên quan; trong quản lý tài chính, tài sản còn tùy tiện, chỉ đạo thực hiện cho thuê tài sản nhà nước không đúng quy định.

 Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng ký quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Lý Hồng Thao, hiện là Phó trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau (nguyên Phó Giám đốc VQG Mũi Cà Mau).

 Ông Thao bị kỷ luật vì trong quá trình giữ chức vụ, được Giám đốc đơn vị giao quản lý, điều hành, thực hiện các công việc liên quan đến phương án nuôi sò huyết và các chứng từ liên quan khác, ông Thao đã thiếu tinh thần trách nhiệm, quản lý lỏng lẻo, không lập hồ sơ chứng từ trong quá trình quan lý phương án nuôi sò, không thanh lý từng vụ nuôi...

 Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, Thanh tra tỉnh Cà Mau có kết luận nhiều sai phạm xảy ra tại VQG Mũi Cà Mau. Sau đó, Thanh tra tỉnh chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cà Mau để xử lý theo quy định của pháp luật, gồm 3 nội dung: Lập quỹ trái phép 436 triệu đồng; Thanh toán tiền nhiên liệu khống từ nguồn kinh phí bảo vệ rừng trên 2,8 tỷ đồng; Thanh toán tiền nhiên liệu khống từ nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính 241 triệu đồng.

 Hiện Công an tỉnh Cà Mau đã khởi tố vụ án tham ô tài sản xảy ra tại VQG Mũi Cà Mau và đang tiếp tục điều tra làm rõ,cũng như củng cố hồ sơ chứng cứ để khởi tố bị can trong vụ án. (Danviet.vn 31/10, Ngọc Quyên) Về đầu trang

THẾ GIỚI

Bộ trưởng thứ hai của Nhật từ chức trong vòng 1 tuần

Bộ trưởng Tư Pháp Nhật Katsuyuki Kawai vừa trở thành thành viên thứ hai trong nội các mới của Thủ tướng Shinzo Abe từ chức chỉ trong 1 tuần sau khi một bài báo cáo buộc ông có liên quan tới việc vợ ông chi trả bất hợp pháp cho nhân viên trong chiến dịch tranh cử, theo tờ Kyodo News.

 Cụ thể, vợ của ông Kawai - bà Anri Kawai được cho là đã vi phạm luật bầu cử của Nhật khi giành được ghế ở Thượng viện hồi tháng 7, thông tin từ nhà chức trách cho biết. Bà Anri Kawai bị nghi đã trả cho các nhân viên tham gia chiến dịch tranh cử khoản tiền trợ cấp hàng ngày vượt quá mức quy định, tạp chí tuần san Shukan Bunshun cho biết trong một bài viết ngày 30/10.

 Theo đài truyền hình NHK, cựu Bộ trưởng Bình đẳng giới Masako Mori sẽ thay thế vị trí của ông Kawai. Trước ông Kawai, người được bổ nhiệm vào hồi tháng 9, Bộ trưởng Thương mại Nhật Isshu Sugawara cũng từ chức vào thứ Sáu tuần trước. Tạp chí Shukan Bunshun cũng cáo buộc văn phòng của ông Sugawara đã viếng tiền mặt và tặng quà cho người ủng hộ - điều vi phạm luật bầu cử Nhật.

 "Tôi sẽ chịu trách nhiệm và nộp đơn từ chức", ông Kawai nói với phóng viên ngày 31/10.

 Theo các nhà phân tích, hai vụ từ chức liên tiếp trong một được xem là một điều xấu hổ đối với ông Abe, người sắp trở thành thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật. Hai bộ trưởng trên cũng được bổ nhiệm trong bối cảnh ông Abe đang cố gắng trình lên quốc hội một thỏa thuận với Mỹ về việc cắt giảm thuế đối với một số mặt hàng nông nghiệp Mỹ. (Vneconomy.vn 31/10, Minh Nhật)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More