Tuyên truyền phòng, chống bệnh Dại

17:4, Thứ Năm, 21-3-2024

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tài liệu tuyên truyền kèm theo Công văn số ......./STTTT-TTBCXB ngày ....../03/2024 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc tuyên truyền phòng, chống bệnh Dại

TÌNH HÌNH BỆNH DẠI, ĐẶC ĐIẾM, TÍNH CHẤT NGUY HIẺM, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH 

                                                    

Từ năm 2022 đên nay, trên địa bàn tỉnh ta đã ghi nhận 07 trường hợp người tử vong do bệnh Dại tại các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa và thành phố Đồng Hới chủ yếu là do chó, mèo cắn. Đặc biệt, đầu năm 2024 đã có 01 người tử vong do bệnh Dại ở xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch. Nguyên nhân, sau khi chó cắn người đa số bị đánh chêt, người dân không thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y biết để theo dõi, giám sát. Người bị chó mèo tấn công không đến cơ sở y tế đế được tư vấn, tiêm vắc xin phòng Dại.

Sau đây là một số thông tin về tình hình bệnh Dại:

  1. Bệnh Dại trên động vật

Bệnh Dại là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Vi rút gây nên những kích động điên dại và gây tử vong. Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn, nhưng trước 10 ngày phát bệnh, vi rút có thể gây nhiễm cho người và động vật khác.

Nguồn mang mầm bệnh chủ yếu là chó (trên 90%), mèo nuôi và động vật hoang dã như chó sói, chó rừng, ngoài ra còn ở mèo, chồn, cầy, cáo và một số loài động vật có vú khác như gấu trúc, các loài dơi hút máu, dơi ăn sâu bọ. Vi rút Dại xâm nhập qua các vết cắn, vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở.

Triệu chứng lâm sàng

  • Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh dại có thể thay đổi từ vài ngày đến vài tháng tùy thuộc vào vị trí của vết cắn. Đa số bệnh phát ra trong vòng từ 21 đến 30 ngày sau khi con vật nhiễm vi rút, thậm chí kéo dài đến 3 tháng.
  • Các biểu hiện lâm sàng:

+ Thời kỳ đầu: Chó bị dại có dấu hiệu khác thường như trốn vào góc tối, kín đáo, đến gần chủ miễn cưỡng hoặc trái lại, tỏ ra vồn vã thái quá, thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru lên từng hồi; hoặc bồn chồn, nhảy lên đớp không khí.

+ Thời kỳ điên cuồng: Chó bỏ ăn, nuốt khó, sốt, dãn đồng tử, con vật có biểu hiện khát nước, muốn uống nhưng không nuốt được; chó bắt đầu chảy nước dãi, sùi bọt mép, tỏ vẻ bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt, cắn vu vơ, hay giật mình, đi lại không có chủ định, trở nên dữ tợn, điên cuồng (2-3 ngày sau khi phát bệnh).

+ Thời kỳ bại liệt: Chó bị liệt, không nuốt được thức ăn, nước uống, liệt hàm dưới và lưỡi nên trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, nước dãi chảy ra, chân sau liệt ngày càng rõ; chó chết trong khoảng từ 3 - 7 ngày.

  1. Phòng bệnh Dại cho chó mèo, hạn chế lây bệnh sang ngưòi
  • Hộ gia đình thực hiện việc đăng ký nuôi chó, mèo tại các đồng chí trưởng thôn.
  • Cam kết nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình, phải xích, rọ mõm và có người dắt khi đưa ra chó,mèo ra khỏi nhà.
  • Chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại hàng năm và quản lý chó, mèo nuôi của gai đình.
  • Khi phát hiện chó mèo có triệu chứng nghi mắc bệnh Dại phải nhốt con vật để theo dõi và thông báo cho cán bộ thú y, chính quyền địa phương nơi gần nhất.
  1. Bệnh Dại và Phòng bệnh Dại trên người
  • Người mắc bệnh Dại chủ yếu do bị chó, mèo mắc bệnh Dại cắn hoặc lây từ nước dãi của chó mèo mắc bệnh Dại thông qua vết thương hở. 100% bệnh nhân mắc bệnh Dại, khi đã lên cơn dại đều tử vong.
  • Bệnh Dại ở người diễn biến bệnh theo 2 thời kỳ là ủ bệnh, phát bệnh. Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 30 - 90 ngày, vết thương càng nặng thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Thời kỳ phát bệnh thường từ 2 - 4 ngày.
  • Cân rửa ngay vêt thương do chó, mèo cào, cắn bằng nước phòng hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70° hoặc cồn lốt để giảm lượng vi rút Dại tại vết thương; không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương.
  • Căn cứ vị trí, tình trạng của vết thương, tình trạng động vật, hoàn cảnh bị cắn hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh, người bị chó mèo cắn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất đế được cán bộ y tế tư vấn và điều trị dự phòng phù hợp.

Đe chủ động phòng, chống bệnh dại, nguôi dân cần thực hiện tốt một số
biện pháp chủ yếu sau đây:

  • Hàng năm phải tiêm phòng đầy đủ vắc xin Dại “Tiêm phòng vac xin Dại cho chó mèo chính là bảo vệ sức khỏe cho con người', không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm; không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
  • Khi bị chó mèo cắn cần phải:

+ Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

+ Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

4- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

+ Đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn kịp thời. Chỉ có tiêm phòng vắc xin mới ngàn ngừa không bị bệnh Dại.

+ Không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.

Tải xuống Nội dung tại đây!

Hồ Quang (Tổng hợp)

Các tin khác