Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 21-9-2020

15:13, Thứ Hai, 21-9-2020

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tải file tại đây

CHỈ THỊ MỚI 1

1.                Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 14-18/9. 1

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 3

2.                Quảng Ninh cấp phép đầu tư tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô cho Thành Công chỉ trong 24h. 3

3.                Quan ngại nguy cơ doanh nghiệp giải thể số lượng lớn. 4

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN.. 5

4.                Quan chức hư hỏng thì không thể đổ cho ai tác động. 5

QUẢN LÝ.. 6

5.                Bộ Chính trị cho ý kiến về chuẩn bị đại hội đối với 20 đảng bộ trực thuộc Trung ương. 6

6.                Từ vụ ông Nguyễn Đức Chung xin tại ngoại: Quy định bảo lãnh tại ngoại khi đang bị tạm giam ra sao?. 7

7.                "Yêu cầu với Hà Nội cao hơn các địa phương khác". 8

8.                Tổ chức chính quyền của TP Thủ Đức sẽ như thế nào?. 9

9.                Có nên thành lập lực lượng "công an xung phong"?. 11

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 12

10.             Cải cách kiểm tra chuyên ngành: Tiết giảm 399 triệu USD mỗi năm cho nền kinh tế. 12

11.             Khai trương Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Kon Tum.. 13

12.             Còn nhiều "dư địa" để cải cách. 13

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 14

13.             Đà Nẵng khai trừ 5 đảng viên là cựu cán bộ liên quan đến Vũ “nhôm”. 14

14.             Vĩnh Phúc: Khởi tố Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Tam Đảo về tội vu khống. 14

15.             Ông Nguyễn Thành Tài lãnh 8 năm tù sau vụ giao "đất vàng" nghìn tỷ. 15

16.             TPHCM: Phong tỏa tài khoản cựu Giám đốc Sở Tài chính vụ đại gia Bạch Diệp lừa đảo  16

17.             Nhiều đảng viên của Trường Đại học Tôn Đức Thắng bị kỷ luật 17

THẾ GIỚI 18

18.             Chính phủ Đức nới lỏng quy định về phá sản doanh nghiệp. 18

 CHỈ THỊ MỚI

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 14-18/9

Chính phủ yêu cầu tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”; vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch COVID-19; Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế từ 15/9; thu phí cách ly y tế tập trung với người nhập cảnh từ 1/9... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 14-18/9/2020.

 Tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”: Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2020, Chính phủ yêu cầu thời gian tới, các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tuyệt đối không được lơ là, chủ quan với dịch bệnh, kiên quyết ngăn chặn các nguồn lây, khoanh vùng dập dịch; tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng ở mức cao nhất; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.

 Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công: Tại văn bản 1259/TTg-KTTH, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các địa phương và các Bộ, cơ quan Trung ương phải đi sâu, đi sát, bám sát yêu cầu thực tiễn để tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; theo dõi sát, nắm bắt kịp thời tình hình, xác định rõ những vướng mắc, khó khăn cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực, từng doanh nghiệp và trên từng địa bàn để có biện pháp, đối sách cụ thể sớm khắc phục, đồng thời tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

 Nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế từ 15/9: Tại Thông báo 330/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh tại cuộc họp về việc cho phép các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ giữa Việt Nam và một số đối tác, Phó Thủ tướng đồng ý phương án nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ có chở khách giữa Việt Nam và một số đối tác theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải.

 Thu phí cách ly y tế tập trung với người nhập cảnh từ 1/9: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính thực hiện thu phí cách ly y tế tập trung đối với các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam. Theo đó, trường hợp người nhập cảnh vào Việt Nam có nhu cầu thực hiện cách ly tại khách sạn, resort, cơ sở khác được chọn làm nơi cách ly tập trung và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì cá nhân tự chi trả các chi phí về ăn, ở, sinh hoạt trong thời gian cách ly cho khách sạn, resort, cơ sở khác theo mức giá do khách sạn, resort, cơ sở khác quy định.

 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 5: Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 1258/CĐ-TTg yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 5 năm 2020. Để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ, hạn chế thiệt hại về tính mạng và tài sản của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương chủ động chỉ đạo và triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” phù hợp với diễn biến của bão và tình hình cụ thể tại địa phương.

 Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm: Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 1244/CĐ-TTg yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 và các dự án công trình trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

 Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô lắp ráp trong nước: Chính phủ ban hành Nghị định 109/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Cụ thể, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 10/2020 với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

 Học sinh, sinh viên đoạt giải quốc tế được thưởng đến 55 triệu đồng: Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2020/NĐ-CP quy định chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Theo Nghị định quy định học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong kỳ thi Olympic quốc tế các môn học, thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc tế, thi kỹ năng nghề thế giới được thưởng theo mức sau: Huy chương Vàng hoặc giải nhất 55 triệu đồng; huy chương Bạc hoặc giải nhì 35 triệu đồng; huy chương Đồng hoặc giải ba 25 triệu đồng; khuyến khích 10 triệu đồng...

 Sửa quy định số lượng Phó Giám đốc sở, Phó Trưởng phòng: Chính phủ ban hành Nghị định 107/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo Nghị định quy định bình quân mỗi sở có 3 Phó Giám đốc. Căn cứ số lượng sở được thành lập và tổng số lượng Phó Giám đốc, UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng Phó Giám đốc của từng sở cho phù hợp. Riêng thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài tổng số lượng Phó Giám đốc theo quy định tính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không quá 10 Phó Giám đốc.

 Giảm 1 Phó phòng của cơ quan chuyên môn cấp huyện từ 25/11: Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện). Nghị định số 108/2020/NĐ-CP quy định bình quân mỗi phòng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có 02 Phó Trưởng phòng.

 Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 8/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025. (Baochinhphu.vn 19/9, Minh Hiển)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Quảng Ninh cấp phép đầu tư tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô cho Thành Công chỉ trong 24h

Quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư cho những dự án đầu tiên thuộc tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công - Việt Hưng triển khai chưa đầy 24h. Đây là kỷ lục mới về thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Quảng Ninh. 

Quảng Ninh vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư những dự án đầu tiên thuộc tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công - Việt Hưng cho Tập đoàn Thành Công. Tổ hợp được đầu tư tại khu công nghiệp Việt Hưng (TP. Hạ Long) có quy mô 300ha.

 Theo báo cáo thẩm định của Ban quản lý khu Kinh tế tỉnh, quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư cho những dự án đầu tiên của tổ hợp triển khai chưa đầy 24h kể từ khi Ban tiếp nhận hồ sơ đầu tư đầy đủ của 2 dự án thành phần. Đây là kỷ lục mới về thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Quảng Ninh.

 Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công - Việt Hưng có ý nghĩa trong việc thực hiện chủ trương thu hút các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao...

 Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh giai đoạn 2020-2025, Quảng Ninh định hướng tập trung phát triển công nghiệp xanh, sạch, thân thiện môi trường, tăng tỷ trọng của ngành chế biến, chế tạo, công nghệ cao, thông minh. Do đó, việc đầu tư tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô của Tập đoàn Thành Công là phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới. (Vietnamfinance.vn 19/9, Lệ Chi)Về đầu trang

Quan ngại nguy cơ doanh nghiệp giải thể số lượng lớn

Trước những mối lo do dịch COVID-19 gây ra, nền kinh tế trong nước và trên toàn cầu vẫn đang phải đối diện với những hậu quả và thiệt hại to lớn do tác động tiêu cực của dịch bệnh.

 Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả những “ông lớn” trên thị trường cũng đang bị “ngấm đòn” do tác động của COVID-19.

 Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, có tới 60% doanh nghiệp cho biết doanh thu trong nửa đầu năm 2020 đã giảm so với cùng kỳ năm 2019. Trong số đó, gần 15% doanh nghiệp có doanh thu bị sụt giảm mạnh.

 Song song đó, có 54% doanh nghiệp cho biết lợi nhuận trước thuế trong nửa đầu năm 2020 giảm so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, có 31% doanh nghiệp bị sụt giảm mạnh về lợi nhuận, thậm chí thua lỗ nghiêm trọng. 

Tổng cục Thống kê cũng vừa công bố số liệu, 8 tháng năm 2020. Theo đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là gần 34,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 70,8% so với cùng kỳ năm 2019; có 24,2 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và 10,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

 Trong số các doanh nghiệp giải thể, có 9,2 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng và 168 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng.

 Các doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy với gần 3,8 nghìn doanh nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.175 doanh nghiệp; xây dựng có 897 doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản có 620 doanh nghiệp; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 589 doanh nghiệp…

 Nhận thức rõ được những khó khăn từ tác động của đại dịch ũng như sự bất ổn tình hình kinh tế-chính trị thế giới, Một số doanh nghiệp đã tiến hành điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 để phù hợp và sát với thực tế hơn.

 Cụ thể, có 77,1% doanh nghiệp trả lời khảo sát cho biết đã hoàn thành trên 50% kế hoạch doanh thu năm 2020; trong đó, 36,1% doanh nghiệp đã hoàn thành trên 80% kế hoạch cả năm.

 Về mức độ hoàn thành lợi nhuận năm 2020, có 68,9% doanh nghiệp cho biết đã hoàn thành trên 50% kế hoạch, 31,1% trong số đó đã hoàn thành trên 80% kế hoạch của cả năm 2020. Tuy nhiên, đó chưa phải là những vùng sáng chủ đạo trên bức tranh tổng thể của nền kinh tế quốc gia.

 Là một trong những hiệp hội có nhiều doanh nghiệp đăng ký giải thể, ngừng hoạt động, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam (VATA) cho hay, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ôtô và bến xe đều đang gặp rất nhiều khó khăn. Vận tải hành khách, hàng hóa giảm đến 90%, số còn lại hoạt động không hiệu quả, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng.

 Ở thời điểm đỉnh dịch, các doanh nghiệp vận tải gần như phải dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng và không có doanh thu. Nhưng để giữ chân người lao động, các doanh nghiệp vẫn duy trì việc trả tiền lương, lại cộng thêm các chi phí khác cho việc phòng chống dịch, dẫn tới việc cạn kiệt các nguồn lực. Doanh nghiệp khó trụ nổi buộc phải tính chuyện giải thể là lẽ đương nhiên.

 Ông Quyền cũng phản ánh một thực tế, mặc dù một số doanh nghiệp đã tiếp cận được các chính sách trợ giúp của Chính phủ, các địa phương như hỗ trợ lãi vay ngân hàng, giãn nợ, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc cho bổ sung vốn lưu động với lãi suất thấp để khôi phục sản xuất kinh doanh... Tuy nhiên không quyết định được việc doanh nghiệp có thể duy trì và ổn định lâu dài được hay không. Đó là điều thực sự quan ngại. (Sggp.org.vn 20/9)Về đầu trang

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

Quan chức hư hỏng thì không thể đổ cho ai tác động

"Một người phụ nữ như tôi làm sao tác động được một ông phó chủ tịch thường trực. Mà nếu như cáo trạng thì tôi phải tác động cả một hệ thống" - bà Lê Thị Thanh Thúy nói tại phiên tòa sáng 19.9.

 Bà Lê Thị Thanh Thúy nói có lý, bà là một công dân bình thường, đại diện một doanh nghiệp. Còn ông Nguyễn Thành Tài là Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, thì xin hỏi ai có khả năng tác động ai. Một cán bộ lãnh đạo cấp cao của chính quyền thành phố, có trách nhiệm với công việc của mình, hiểu biết pháp luật, ai tác động được.

 Và để đi đến quyết định liên quan đến vụ cho thuê đất ‘vàng’ 8-12 Lê Duẩn, thì không chỉ một mình ông Nguyễn Thành Tài quyết, mà còn liên quan đến trách nhiệm của nhiều cá nhân, cơ quan khác. Một mình bà Lê Thị Thanh Thúy tác động được cả hệ thống hay sao?

 Tương tự, liên quan đến hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của bà Dương Thị Bạch Diệp, 9 người gồm cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài; Phó Chánh Văn phòng UBND TP.HCM; Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch... "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Cơ quan điều tra còn xác định, ông Lê Hoàng Quân (cựu Chủ tịch UBND TP.HCM) có "một phần trách nhiệm" liên quan đến nhà đất số 185 Hai Bà Trưng bị bà Dương Thị Bạch Diệp chiếm đoạt, cầm cố.

 Vậy thì xin hỏi, một mình bà Dướng Thị Bạch Diệp lại có thể "tác động" làm cho chừng đó cán bộ phải làm sai, thậm chí vi phạm pháp luật. Xin thưa không, bà Dương Thị Bạch Diệp không thể tác động hay qua mặt được chừng đó cán bộ, mà do bản thân những cán bộ đó làm sai. Còn vì sao họ làm sai, động cơ nào, các cơ quan tố tụng sẽ làm sáng tỏ câu hỏi này.

 Mới đây, liên quan đến vụ án đánh bạc, đại diện Viện kiểm sát luận tội Nguyễn Văn Dương là tha hóa một số cán bộ, công chức. Và, ở vụ án khác, Phan Văn Anh Vũ làm tha hóa một loạt quan chức là 2 cựu Chủ tịch TP.Đà Nẵng là Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến, cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín và nhiều cán bộ cấp giám đốc sở, ngành.

 Không bao giờ những cá nhân như Nguyễn Văn Dương, Phan Văn Anh Vũ lại có thể làm tha hóa được cán bộ, xét về tuổi đời cũng như vai trò, vị trí của hai bên. Chỉ có cán bộ tự tha hóa, tự biến chất.

 Cho nên, đối với những cán bộ sai phạm khi ra trước tòa, phải tự chịu trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho ai, không đổ lỗi cho cơ chế, đó là chút danh dự và lòng tự trọng giữ lại cho chính mình khi đã mất hết. (Laodong.vn 20/9, Lê Thanh Phong)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Bộ Chính trị cho ý kiến về chuẩn bị đại hội đối với 20 đảng bộ trực thuộc Trung ương

Trong tuần đầu, đợt 3, từ ngày 14/9 - 19/9/2020, Bộ Chính trị đã làm việc tập thể và tiếp tục làm việc theo nhóm với 20 đảng bộ trực thuộc Trung ương.

 Các buổi làm việc trên nhằm thực hiện Kết luận số 79 của Bộ Chính trị để cho ý kiến vào dự thảo các văn kiện và phương án nhân sự cấp ủy trước khi tiến hành đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo tinh thần Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị. Dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tập thể Bộ Chính trị đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

 Nhóm 1 do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì đã làm việc với đảng bộ các tỉnh Hà Giang, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương.

 Nhóm 2 do đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chủ trì đã làm việc với đảng bộ các tỉnh Bình Định, Hậu Giang, Phú Yên, Ninh Thuận, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Điện Biên.

 Nhóm 3 do đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư chủ trì đã làm việc với đảng bộ các tỉnh Bắc Giang, Quảng Bình, Cà Mau, Đắk Lắk, Tây Ninh và Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương. 

Tại các buổi làm việc, sau khi nghe đại diện lãnh đạo các đảng bộ trình bày dự thảo những văn kiện và phương án công tác nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025, ý kiến đóng góp của các ban, Bộ, ngành Trung ương, các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cho ý kiến vào 3 nhóm nội dung:

 - Đối với dự thảo báo cáo chính trị của cấp ủy và dự thảo nghị quyết trình đại hội đảng bộ: Cho ý kiến về những vấn đề quan trọng như chủ đề, kết cấu; đánh giá, nhận định chủ yếu; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn; những nội dung cơ bản của báo cáo chính trị đưa vào dự thảo nghị quyết, các định hướng lớn nêu trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng có liên quan trực tiếp đến các đảng bộ.

 - Đối với dự thảo báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban chấp hành đảng bộ: Cho ý kiến chủ yếu về tính nghiêm túc, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình của cấp ủy; về nội dung và phương thức lãnh đạo; những kinh nghiệm tốt, cách làm mới trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và nhất là việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

 - Đối với phương án nhân sự của cấp ủy: Cho ý kiến về quá trình chuẩn bị nhân sự, số lượng ban chấp hành, ban thường vụ và tiêu chuẩn, nhất là cơ cấu về độ tuổi, tỉ lệ tuổi trẻ, tỉ lệ nữ, tỉ lệ tái cử. (VTV.vn 19/9)Về đầu trang

Từ vụ ông Nguyễn Đức Chung xin tại ngoại: Quy định bảo lãnh tại ngoại khi đang bị tạm giam ra sao?

Ngày 18/9, theo thông tin trên báo chí cho biết, gia đình ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã bị tạm đình chỉ công tác) đang làm thủ tục xin cho ông được tại ngoại để điều trị bệnh ung thư.

 Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết, theo quy định khi bị khởi tố bị can, cơ quan tố tụng sẽ áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giam hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú.

 Việc cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an áp dụng biện pháp tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Chung sau khi khởi tố về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, theo luật sư Cường là có cơ sở.

 Ngoài tội danh đã bị khởi tố, Bộ Công cho biết, ông Chung còn liên quan đến 2 vụ án khác cần phải điều tra làm rõ trách nhiệm.

 Cụ thể là vụ án tại Công ty Nhật Cường (Vụ án “Buôn lậu -  Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng - Rửa tiền - Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”) và vụ “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại UBND TP Hà Nội và các đơn vị khác.

 Nam luật sư nêu rõ, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam chuyển sang cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can. Việc thay đổi biện pháp ngăn chặn phải trên cơ sở các quy định của pháp luật.

 Trong đó, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án.

 Đối với trường hợp nào bị tạm giam, trường hợp nào cấm đi khỏi nơi cư trú, thẩm quyền, thủ tục, điều kiện thay đổi đã được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rất rõ ràng.

 Cụ thể, bị can, bị cáo có quyền đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác với biện pháp tạm giam.

 Tuy nhiên yêu cầu đó có được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận hay không, phải căn cứ vào quy định pháp luật và phải dựa trên tính chất của vụ án.

 Đối với vụ án Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước và 2 vụ án khác đang bị điều tra trách nhiệm đều là những vụ án đặc biệt nghiêm trọng và thuộc diện vụ án cơ quan trung ương theo dõi giám sát.

 Do đó, trong trường hợp cơ quan chức năng nhận được đơn xin tại ngoại của ông Nguyễn Đức Chung, Cơ quan cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp sẽ xem xét cân nhắc trên cơ sở đảm bảo quyền con người, quyền hợp pháp của bị can bị cáo và đảm bảo vụ án được giải quyết khách quan công bằng, đúng pháp luật.

 Để có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn, theo luật sư Cường, gia đình ông Nguyễn Đức Chung cần có đơn bảo lãnh tại ngoại. Đơn này phải có chữ ký của hai người thân thích và phải có xác nhận của chính quyền địa phương.

 Trong đơn phải nêu rõ lý do đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn, các tài liệu chứng cứ để chứng minh và cam kết sẽ có trách nhiệm giám sát bị can trong quá trình thay đổi biện pháp ngăn chặn

 Sau khi nhận được đơn xin bảo lãnh tại ngoại, cơ quan điều tra sẽ thông báo cho Viện kiểm sát để cùng xem xét, quyết định. Trong trường hợp không đủ điều kiện để thay đổi biện pháp ngăn chặn thì sẽ có văn bản thông báo cho gia đình được biết.

 Luật sư Nguyễn Đức Long (Hà Nội) cho hay, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án sẽ hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị can khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. (Toquoc.vn 20/9)Về đầu trang

"Yêu cầu với Hà Nội cao hơn các địa phương khác"

Sáng 19/9, Bộ Chính trị làm việc với Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác chuẩn bị đại hội XVII Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2020-2025.

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh, đánh giá cao công tác chuẩn bị đại hội của Thành ủy Hà Nội; đồng thời lưu ý một vấn đề lớn cần chú trọng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ sắp tới. 

Ông mong muốn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Hà Nội cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn nữa vị trí, vai trò, vị thế và trách nhiệm của Thủ đô và Đảng bộ Thủ đô. Vị thế Hà Nội bây giờ khác xưa nhiều, quy mô lớn, không chỉ có 36 phố phường, không chỉ có Cổ Loa, mà bây giờ mở rộng ra rất nhiều.

 "Nếu nói đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ như ngày nay, thì Hà Nội chưa bao giờ có được quy mô, vị thế, tầm vóc và yêu cầu cao như bây giờ", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.

 Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, yêu cầu đặt ra đối với Hà Nội không thể như các địa phương khác mà phải cao hơn. Hà Nội phải đi đầu, mẫu mực, làm gương về tất cả mọi phương diện, "lâu nay đã quyết tâm rồi, đại hội này cần có bước chuyển biến mới - đây là yêu cầu khách quan".

 Ông nêu rõ phát triển kinh tế là quan trọng, nhưng phải chú trọng văn hóa, "Hà Nội phải văn minh, thanh lịch, cụ thể hóa tiêu chí xây dựng người Hà Nội, xây dựng Thủ đô, đặc biệt là vấn đề quản lý đô thị, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm tuyệt đối an toàn các cơ quan đầu não Trung ương"... Muốn vậy phải xây dựng Đảng, xây dựng con người, xây dựng tổ chức, kỷ cương kỷ luật, làm ăn bài bản, có kiểm tra, phân công trách nhiệm rõ ràng. 

"Làm được thì thưởng không làm được thì phạt, vi phạm thì xử lý. Tổ chức Đảng phải tốt, lãnh đạo phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng, nhạy bén, chủ trương đúng, hành động quyết liệt, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, xử lý cho nghiêm, tuyệt đối không được tự mãn... ", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.

 Tại cuộc làm việc, Bộ Chính trị cho rằng trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, có nhiều cách làm sáng tạo, quyết tâm đưa các nghị quyết của Đảng, của Đảng bộ thành phố đi vào thực tiễn cuộc sống. Kết quả đạt được khá toàn diện, thành phố hoàn thành và hoàn thành vượt mức 16/16 chỉ tiêu nghị quyết đại hội XVI.

 Bộ Chính trị phân tích, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần khắc phục; đồng thời gợi mở một số nội dung cần nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung trong nhiệm kỳ tới.

 Trước hết, Hà Nội cần rà soát, điều chỉnh các chỉ tiêu về phát triển kinh tế cho phù tình hình thực tế, nhất là dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Với GRDP bình quân đầu người đạt 5.420 USD, Hà Nội bước sang giai đoạn phát triển mới, khác về chất, cần nghiên cứu, bổ sung một số chỉ tiêu phát triển bền vững như chỉ số phát triển con người, tuổi thọ, chỉ số bền vững môi trường...

 Bộ Chính trị lưu ý, Hà Nội cần hướng tới trình độ phát triển ngang tầm khu vực và quốc tế; phân tích sâu hơn nguyên nhân của việc thành phố chưa tạo được các "đột phá lớn" cho phát triển kinh tế; làm rõ hơn việc thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển Thủ đô (Luật Thủ đô, Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quốc hội...). (Vnexpress.net 20/9, Xuân Hoa)Về đầu trang

Tổ chức chính quyền của TP Thủ Đức sẽ như thế nào?

Sáng 19-9, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong và Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã chủ trì hội nghị các Bộ, ngành cơ quan Trung ương góp ý các Đề án mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM.

 Tại đây, ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, xu hướng thế giới là chỉ tổ chức một cấp chính quyền đối với đô thị và hai cấp chính quyền đối với nông thôn.

 Hiện nay, Luật tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2019 đã có cơ sở pháp lý thuận lợi để xây đựng đề án không tổ chức HĐND quận, phường theo hướng chính quyền đô thị.

 “Đề án thành lập TP Thủ Đức đưa ra quan điểm vẫn coi là một cấp chính quyền gồm UBND và HĐND. Nhưng quay lại đề án không tổ chức HĐND quận, phường, thì quận hay TP trực thuộc TP thì bản chất nó cũng là đơn vị hành chính cấp huyện, có điều về tích tụ, mức độ đô thị hóa cao hơn rất nhiều. Có nên tổ chức một cấp chính quyền ở đó hay đưa vào diện không tổ chức HĐND quận, phường ?” – ông Tuấn băn khoăn.

 Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng cần phải nghiên cứu làm sao để khi đưa vào thực hiện đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất giữa các cấp đơn vị hành chính với nhau.

 “Không tổ chức HĐND quận, phường thì chủ tịch UBND TP sẽ bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận. Còn đối với cấp phường thì hoặc là vẫn Chủ tịch UBND TP, hoặc phân quyền cho Chủ tịch UBND quận bổ nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND phường” – ông Tuấn nói.

 Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, khi không tổ chức HĐND quận, phường thì công chức làm việc UBND hai cấp này cũng phải đảm bảo một khối thống nhất. “Tôi rất ủng hộ phương án là một khối công chức thống nhất. Đây sẽ là căn cứ sửa Luật cán bộ công chức trong thời gian tới, đảm bảo chế độ công vụ thống nhất, đảm bảo cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ thống nhất. Đây là cải cách mạnh mẽ trong xây dựng chế độ công vụ công chức” – ông Tuấn nhìn nhận.

 Về đề án sắp xếp đơn vị hành chính, ông Trần Anh Tuấn đánh giá sau khi thành lập TP Thủ Đức, thì TP.HCM sẽ giảm được hai quận và 10 phường. Ông đề nghị phải có phương án bố trí, giải quyết đối với đội ngũ cán bộ công chức ở các đơn vị hành chính mới sau khi sắp xếp, kể cả những người hoạt động không chuyên trách ở cấp khu phố.

 Ông Trương Văn Lắm, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ TP, thành viên ban soạn thảo đề án cho biết, hôm nay TP.HCM chính thức trình Đề án không tổ chức HĐND tại quận, phường theo đúng quy định của luật, khác với lần trước là đề án Thí điểm mô hình chính quyền đô thị.

 Theo đề án, nếu được cho phép không tổ chức HĐND thì ở quận và phường không phải cấp chính quyền địa phương. Do đó, lãnh đạo UBND là được lãnh đạo hành chính cấp trên bổ nhiệm. “Đề nghị hình thức cấp trên bổ nhiệm đó sẽ là cơ chế bổ nhiệm cán bộ công chức cấp quận/huyện trở lên và với cấp phường cũng vậy” – ông Lắm nói.

 Ông cho rằng, như vậy, sẽ đảm bảo cơ chế hoạt động của UBND ở quận và phường, nơi không có HĐND là đơn vị hành chính hoạt động theo cơ chế thủ trưởng và những người bổ nhiệm đó là công chức cấp huyện trở lên. 

Theo ông Trương Văn Lắm, về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trên địa bàn TP, trong đó có việc thành lập TP Thủ Đức, TP căn cứ vào nhu cầu phát triển của TP và lợi thế về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực ở tại địa bàn của ba quận 2, 9 và Thủ Đức.

 “Đây là địa bàn đã được phê duyệt phát triển đô thị, bây giờ chỉ quy hoạch nâng lên một tầm cao hơn là Khu đô thị sáng tạo phía Đông. Để kết nối đồng bộ và phát huy hiệu quả với các lợi thế hiện có, vậy nên thành lập TP Thủ Đức” – ông Lắm đánh giá.

 Nói rõ hơn về lý do thành lập TP Thủ Đức, ông Lắm khẳng định, khu vực này có những lợi thế, về địa hình thì các khu  vực đó trước đây vốn dĩ là huyện Thủ Đức tương đối độc lập về hạ tầng so với khu vực trung tâm TP. Đây là một địa bàn có thể thành lập một đô thị có tính chất toàn vẹn chứ không phải như một bộ phận của đô thị tại các quận.

 “Chúng tôi tôi hiểu rằng địa bàn rộng quá cũng quản lý sẽ rất khó khăn, trong khi xu hướng là TP rộng quá thì phải tách ra. Vậy tại sao TP.HCM lại sáp nhập? Vì chúng tôi không phải quản lý theo cơ học do đây là Khu đô thị sáng tạo, phát triển trên nền tảng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin. Cái quan trọng của việc cần sáp nhập để phát triển nhanh hơn, tốt hơn với các lợi thế hiện có” – ông Lắm phân tích thêm. (Plo.vn 19/9, Lê Thoa – Thanh Tuyền)Về đầu trang

Có nên thành lập lực lượng "công an xung phong"?

Bộ Công an vừa đăng tải dự thảo cũng như nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

 Đây là một lực lượng tham gia bảo đảm an ninh trật tự mới, được thống nhất từ ba lực lượng cũ gồm bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên trách.

 Đáng chú ý, trong các ý kiến tham gia xây dựng dự án luật, có đề xuất cho rằng nên đổi tên lực lượng mới này thành “công an xung phong” thay vì gọi là lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

 Giải trình vấn đề trên, Bộ Công an cho rằng hiện nay ở địa bàn cấp xã đã bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện được tuyển chọn tham gia phối hợp, hỗ trợ Công an xã chính quy thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở.

 Do vậy, nếu thay đổi tên gọi thành “công an xung phong” sẽ dẫn đến cách hiểu đây là lực lượng công an chính quy và không phân biệt được giữa lực lượng Công an xã chính quy với lực lượng “công an xung phong”. Bộ Công an đề nghị giữ nguyên nội dung này. 

Cũng theo dự thảo luật, Bộ Công an quy định lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chịu sự quản lý, điều hành, chỉ đạo của UBND cấp xã; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự của cơ quan công an.

 Lực lượng này sẽ được bố trí thành Tổ an ninh, trật tự ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, đơn vị dân cư tương đương (gọi chung là thôn) trên địa bàn xã, phường, thị trấn; bao gồm các chức danh Tổ trưởng, Tổ phó, Tổ viên Tổ an ninh, trật tự. (Plo.vn 19/9, Tuyến Phan)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Cải cách kiểm tra chuyên ngành: Tiết giảm 399 triệu USD mỗi năm cho nền kinh tế

Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ tính toán, những cải cách về kiểm tra chuyên ngành, như đề án được Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt, có thể tiết kiệm 37,8 triệu USD chi phí hành chính cho doanh nghiệp; 399 triệu USD mỗi năm cho nền kinh tế.

 Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã hoàn thiện đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” nhằm cải cách thực chất công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm chi phí, giảm thời gian cho doanh nghiệp (DN, phát huy trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

 Theo phân tích của Tổng cục Hải quan, việc ứng dụng tối đa công nghệ thông tin sẽ giúp cơ quan quản lý xác định đối tượng phải kiểm tra, miễm, giảm kiểm tra; quyết định phương thức kiểm tra; cung cấp các chỉ dẫn cho DN để thực hiện các công đoạn trong KTCN kết hợp với kiểm tra hải quan.

 Theo mô hình mới, nhiều thủ tục kiểm tra được đơn giản hóa do nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu của người nhập khẩu được tập trung vào một đầu mối là cơ quan hải quan. Theo đó, khi hàng hóa đủ điều kiện được áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng hoặc kiểm tra giảm thì hệ thống điện tử hải quan tự động cập nhật, người nhập khẩu không phải làm thủ tục xin miễn giảm như hiện hành; giảm nhiều giấy tờ trùng lặp giữa hồ sơ hải quan và hồ sơ kiểm tra chất lượng. Cơ quan hải quan có thể đưa ra quyết định thông quan hàng hóa nhanh chóng cho DN.

 Đề cập đến tính khả thi của đề án, Tổng cục Hải quan cho hay, Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ đã thực hiện đánh giá tác động của đề án một cách độc lập, khác quan, phần nào thấy được hiệu quả mang lại cho cộng đồng DN và cả nền kinh tế.

 Cụ thể, về tác động trực tiếp đối với DN xuất nhập khẩu, theo Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tính toán, thời gian và chi phí tiết kiệm cho DN nhập khẩu hàng hóa thuộc diện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm khi triển khai thực hiện theo mô hình mới là rất rõ nét.

 Tỷ lệ số tờ khai kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong một năm cắt giảm được theo mô hình mới so với mô hình hiện tại khoảng 54,4% (chưa tính đến việc giảm số lô hàng kiểm tra do đề án đề xuất tăng đối tượng được miễn kiểm tra). Chi phí tiết kiệm được cho DN trong một năm nhờ số ngày cắt giảm là hơn 881 tỷ đồng (xấp xỉ 37,8 triệu USD). 

 Đối với lợi ích nền kinh tế, khi mô hình mới được triển khai sẽ giúp cắt giảm số lô hàng cần phải kiểm tra dẫn đến giảm thiểu chi phí thương mại do giảm yêu cầu về hàng tồn kho và vốn cho phép kinh doanh sản xuất hiệu quả hơn. Theo đó, sẽ khuyến khích tăng trưởng, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất và nhà phân phối, thúc đẩy xuất khẩu và tăng sản lượng cuối cùng, mang lại nhiều cơ hội hiệu quả hơn cho nền kinh tế.

 Căn cứ tỷ lệ KTCN năm 2019 do Tổng cục Hải quan cung cấp, Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ tính toán dựa trên dữ liệu trong Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), ước tính giá trị tiết kiệm cho nền kinh tế khi áp dụng mô hình mới lên đến 399 triệu USD mỗi năm. (Thoibaotaichinhvietnam.vn 20/9, Trịnh Hải)Về đầu trang

Khai trương Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Kon Tum

Chiều 18/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum phối hợp cùng Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam tổ chức Lễ khai trương Trung tâm điều hành thông minh tỉnh (IOC).

 Đặt tại tầng 3 Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Kon Tum là nơi tổng hợp, chỉ huy, điều hành toàn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội của tỉnh thông qua việc thu thập, chuẩn hóa dữ liệu.

 Việc khai trương Trung tâm điều hành thông minh nhằm thực hiện mục tiêu phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nền kinh tế số; nâng cao hơn nữa việc phục vụ của cơ quan nhà nước các cấp đối với người dân, doanh nghiệp; đồng thời hướng tới mục tiêu phát triển địa phương thông minh và xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp. (TTXVN/Vietnamplus.vn 19/9, Dư Toán)Về đầu trang

Còn nhiều "dư địa" để cải cách

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã khai trương Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời công bố dịch vụ công thứ 1.000 về đăng ký ô tô trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đây là sự kiện đánh dấu sự nỗ lực liên tục, có hiệu quả với mục tiêu vì người dân và doanh nghiệp. Minh chứng là Cổng dịch vụ công quốc gia giúp doanh nghiệp, người dân tiết kiệm hơn 6.700 tỷ đồng/năm.

 Thêm vào đó, từ đầu năm 2020 đến nay, các cơ quan chức năng đã cắt giảm 239 điều kiện kinh doanh. Lũy kế từ năm 2016 đến nay, 3.893 điều kiện kinh doanh và 6.766 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành được cắt giảm. Kết quả trên góp phần làm vơi bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Thực tế này cũng cho thấy sự quyết tâm và kiên trì của Chính phủ trong chủ động đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục, điều kiện kinh doanh bất hợp lý gây khó cho doanh nghiệp.

 Nhận xét về tác động của cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho rằng, các nguồn lực vật chất luôn có hạn, vì vậy mỗi điều kiện kinh doanh hay kiểm tra chuyên ngành cụ thể được cắt giảm đều mang lại hiệu ứng tích cực đối với doanh nghiệp. Nói cách khác, "dư địa" lớn nhất để hỗ trợ doanh nghiệp là thực hiện cắt giảm những điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành bất hợp lý. Đây là cách hỗ trợ bền vững, ít tốn kém, thậm chí “không cần vốn” đầu tư ban đầu mà chỉ cần nhiệt huyết, tinh thần cầu thị để cải cách.

 Nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19. Những khó khăn, bất lợi đang dồn tụ, gây khó cho cộng đồng doanh nghiệp. Do vậy, cần hơn nữa những hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực thông qua nỗ lực cải cách hành chính bởi "dư địa" lĩnh vực này vẫn còn nhiều... (Hanoimoi.com.vn 19/9, Anh Minh)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Đà Nẵng khai trừ 5 đảng viên là cựu cán bộ liên quan đến Vũ “nhôm”

Ngày 18/9, Ủy ban kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng thông tin quyết định trên của Ban Thường vụ Thành ủy.

 Cụ thể, 5 cựu cán bộ liên quan Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") vừa nhận quyết định khai trừ đảng gồm: ông Phan Xuân Ít - nguyên Phó chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng; ông Trần Văn Toán - nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP; ông Lê Cảnh Dương - nguyên Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư TP; ông Nguyễn Thanh Sang - nguyên Giám đốc Sở Tài chính; bà Nguyễn Thị Thu Hà - nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính.

 Cả 5 cựu cán bộ của Đà Nẵng này đều liên quan đến vụ Phan Văn Anh Vũ "thâu tóm" nhà, đất công sản ở Đà Nẵng. Trong 5 người này, ông Ít đã nhận tuyên án xử phạt tù của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai"; ông Toán và ông Dương nhận án tù về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai"; ông Sang và bà Hà nhận án tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí"

 Ngoài ra, Ủy ban kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng cũng đã ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Thành Quốc, Giám đốc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Thanh Khê (nguyên Giám đốc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Cẩm Lệ). Trong thời gian giữ chức vụ tại quận Cẩm Lệ, ông Quốc đã thiếu trách nhiệm trong quản lý và thực thi nhiệm vụ, công vụ không đúng quy trình, thủ tục dẫn đến vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai. (VTV.vn 19/9)Về đầu trang

Vĩnh Phúc: Khởi tố Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Tam Đảo về tội vu khống

Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Mạnh Toàn, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Tam Đảo về tội "Vu khống".

 "Muốn nhận chức Bí thư kiêm chủ tịch xã thì phải chạy không dưới 500 triệu", "Dùng bằng đại học giả thăng chức"... "Rồi lập khống chứng từ giả để rút tiền ngân sách"... Đó là một trong số hàng loạt nội dung trong đơn nặc danh tố cáo lãnh đạo huyện Tam Đảo đã được gửi đi khắp nơi. Cơ quan điều tra xác định, chủ nhân của những đơn thư này là Nguyễn Mạnh Toàn, Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy Tam Đảo chứ không phải là cán bộ, nhân dân các xã thị trấn trên địa bàn.

 Tại cơ quan công an, đối tượng Nguyễn Mạnh Toàn, Phó Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc nói: "Những nội dung tố cáo không có căn cứ đầy đủ. Tôi không có tài liệu gì. Tại sao lại tố cáo? Qua làm việc cùng nhau thì tôi cũng suy diễn. Tự bịa ra chuyện này à? Vâng".

 Khám xét nơi ở và nơi làm việc, cơ quan công an thu giữ nhiều tang vật liên quan trong quá trình soạn thảo đơn thư nặc danh. Để tránh bị phát hiện, theo cơ quan điều tra, những lần đi gửi đơn thư tại bưu điện đều được thực hiện bí mật. Thậm chí, nhờ cả trẻ nhỏ đi bỏ thư.

 Đại tá Hà Văn Chí, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: "Đối tượng thừa nhận trước đây có làm Trưởng Ban Tài chính của huyện. Trong những năm gần đây cho rằng được bố trí vị trí không xứng đáng, cho rằng các cấp lãnh đạo sử dụng người không xứng đáng. Vì thế, tạo ra thông tin không đúng sự thật để hạ uy tín của lãnh đạo địa phương".

 Động cơ mục đích của những đơn thư nặc danh là vì mục đích cá nhân khi cho rằng lãnh đạo địa phương chưa sắp xếp vào vị trí có quyền lực xứng đáng. Nhưng quyền lực đâu chưa thấy, giờ vòng lao lý và tù tội đang treo lơ lửng trên đầu… khi đang phải đối mặt với tội danh vu khống người khác. (VTV.vn 19/9)Về đầu trang

Ông Nguyễn Thành Tài lãnh 8 năm tù sau vụ giao "đất vàng" nghìn tỷ

Sáng 20/9, sau 4 ngày xét xử và nghị án, TAND TP.HCM tuyên phạt ông Nguyễn Thành Tài (68 tuổi, cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM giai đoạn 2008-2011) mức án 8 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

 Liên quan vụ án, Lê Thị Thanh Thuý (Chủ tịch Công ty Hoa Tháng Năm, và Công ty Lavenue) lĩnh 5 năm tù. Đào Anh Kiệt (Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) và Trương Văn Út (cựu Trưởng và Phó phòng Quản lý đất, Sở Tài Nguyên và Môi trường) lần lượt bị tuyên 5 và 3 năm tù; tổng hợp với hình phạt trong vụ án khác là 11 năm 6 tháng tù và 8 năm tù. Nguyễn Hoài Nam lĩnh 4 năm tù.

 Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc các bị cáo liên đới nộp lại số tiền 4,7 tỷ đồng theo tỷ lệ bằng nhau. Khu đất 8-12 Lê Duẩn giao UBND TP.HCM thu hồi, quản lý theo quy định của pháp luật.

 Mức án được đưa ra sau khi HĐXX đánh giá, dù các bị cáo có nhận thức khác nhau, nhưng cơ bản đều thừa nhận đã ký các văn bản vi phạm pháp luật.

 Trong đó, lợi dụng việc sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước, ông Tài đã "ký nhanh, ký gấp" các quyết định chấp thuận cho Công ty Hoa Tháng Năm tham gia dự án, giao khu "đất vàng" cho Công ty Lavenue.

 "Mối quan hệ quen biết giữa bị cáo Tài và Thuý đã giúp nhiều trong việc cho Thuý tham gia dự án", HĐXX nhận định.

 Sai phạm của cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã gây thiệt hại 1.927 tỷ đồng. Song, do vụ án được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, khu đất được thu hồi trả lại cho Nhà nước nên chỉ còn thiệt hại hơn 4,7 tỷ đồng. (Cafef.vn 19/9, Kỳ Hoa)Về đầu trang

TPHCM: Phong tỏa tài khoản cựu Giám đốc Sở Tài chính vụ đại gia Bạch Diệp lừa đảo

Để đảm bảo khắc phục hậu quả khi vụ án được đưa ra xét xử và thi hành án, CQĐT đã ra lệnh phong tỏa tài khoản, phong tỏa số tiền hơn 50 ngàn USD của cựu Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM.

 Trong vụ án này, bà Đào Thị Hương Lan, cựu Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM, Thường trực Ban chỉ đạo 09 TP.HCM bị CQĐT cho rằng đã phạm vào tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

 Cụ thể, trong việc thực hiện chỉ đạo của ông Nguyễn Thành Tài (cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM) đối với việc hoán đổi tài sản, bà Lan đã không căn cứ vào quyết định của Thủ tướng, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Quốc hội, mà chỉ dựa trên sự chấp thuận chủ trương cho thực hiện hoán đổi của lãnh đạo TP và thực tế “sự đã rồi” để đề xuất, yêu cầu các bên liên quan cung cấp các thủ tục pháp lý cho đủ thủ tục. Việc này nhằm hợp thức hóa hồ sơ theo trình tự, thẩm quyền giải quyết.

 Kết luận điều tra cho rằng, bà Lan nhận thức được việc hoán đổi tài sản nhà nước giữa số 185 đường Hai Bà Trưng và nhà số 57 Cao Thắng là không đúng quy định, thẩm quyền, vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý tài sản.

 Bà Lan cũng nhận thức được quyền sở hữu hợp pháp, không có tranh chấp, thế chấp đối với nhà đất số 57 Cao Thắng của Công ty Diệp Bạch Dương là điều kiện tiên quyết, bắt buộc để có thể thực hiện việc hoán đổi.

 Nhưng cựu Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM đã không đề xuất chỉ đạo và thực hiện việc kiểm tra, xác minh điều kiện pháp lý của nhà đất số 57 Cao Thắng, tin tưởng một cách không có căn cứ vào Công ty Diệp Bạch Dương và Trung tâm Ca nhạc nhẹ, nên không phát hiện được nhà đất số 57 Cao Thắng đã bị thế chấp.

 Tài liệu điều tra không xác định được bà Lan có vụ lợi hay động cơ cá nhân khác trong việc giải quyết hoán đổi tài sản này. Bà Đào Thị Hương Lan đã bỏ đi khỏi địa phương từ ngày 11/12/2018, trước khi bị khởi tố bị can.

 Tuy nhiên, trước khi ra quyết định khởi tố bà Lan, CQĐT đã ghi lời khai. Nội dung lời khai của bà Lan phù hợp với kết luận điều tra vụ án.

 Do bị can đã bỏ trốn, CQĐT đã ra quyết định truy nã, đến nay thời hạn điều tra vụ án đã hết, do chưa bắt được bà Lan nên CQĐT Bộ Công an đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bà Lan, khi nào bắt được sẽ phục hồi điều tra để xử lý theo quy định.

 Để đảm bảo khắc phục hậu quả khi vụ án được đưa ra xét xử và thi hành án, CQĐT đã áp dụng các biện pháp xử lý tài sản. Trong đó, ra lệnh phong tỏa tài khoản của bà Lan mở tại Ngân hàng HSBC, phong tỏa số tiền hơn 50 ngàn USD trong tài khoản của cựu Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM. (Vietnamnet.vn 20/9, T.Nhung)Về đầu trang

Nhiều đảng viên của Trường Đại học Tôn Đức Thắng bị kỷ luật

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM vừa có thông báo kết quả kiểm điểm, xem xét thi hành kỷ luật đối với Đảng ủy trường Đại học Tôn Đức Thắng và đảng viên liên quan.

 Theo đó, thời gian qua, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tập thể Đảng ủy trường Đại học Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Lê Vinh Danh, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường.

 Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã yêu cầu Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng TP chỉ đạo kiểm điểm, xem xét, thi hành kỷ luật đối với tập thể Đảng ủy và các đảng viên của trường Đại học Tôn Đức Thắng.

 Cụ thể, thi hành kỷ luật bằng hình thức “cảnh cáo” đối với tập thể Đảng ủy trường Đại học Tôn Đức Thắng, nhiệm kỳ 2015-2020.

 Đối với đảng viên có liên quan, kỷ luật ông Lê Vinh Danh, Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Hiệu trưởng của trường bằng hình thức “Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng”.

 Đồng thời, kỷ luật bằng hình thức “khiển trách” đối với các Đảng ủy viên, gồm: ông Võ Hoàng Duy, Phó Bí thư Đảng ủy; bà Phạm Thị Minh Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy; ông Nguyễn Văn Bắc, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy giai đoạn 2015-2018; ông Nguyễn Minh Quang, Đảng ủy viên.

 Riêng trường hợp bà Trần Thị Nguyệt Sương, Đảng ủy viên, có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách nhưng do tại thời điểm vi phạm, bà đã bị chi bộ thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách do một vi phạm khác. Vì vậy, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng TP không ban hành quyết định kỷ luật mà chỉ thông báo phê bình nghiêm khắc.

 Ngoài ra, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng TP cũng phê bình nghiêm khắc, yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc về những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm được nêu trong thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đối với các Đảng ủy viên còn lại của Đảng ủy trường nhiệm kỳ 2015-2020.

 Trước đó, kết quả kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP cho thấy Đảng ủy Trường Tôn Đức Thắng nhiệm kỳ 2015-2020 có những khuyết điểm, vi phạm: không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo Quy định số 97 ngày 22-3-2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp (trường học, bệnh viện,…) và quy chế làm việc của Đảng ủy trường nhiệm kỳ 2015-2020; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhất là những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng lớn đến định hướng phát triển, hoạt động của trường và công tác cán bộ, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.

 Đảng ủy trường cũng để một số đảng viên, cán bộ chủ chốt của trường có những phát biểu không đúng, thiếu chuẩn mực, phản đối, làm ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; không thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình, còn nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh dẫn đến các khuyết điểm, vi phạm kéo dài.

 Riêng sai phạm của ông Lê Vinh Danh, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP khẳng định ông Lê Vinh Danh với vai trò là Bí thư Đảng ủy, phụ trách công tác tổ chức cán bộ là người chịu trách nhiệm cao nhất và trực tiếp. Ông Danh cũng có những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm như: Trực tiếp ký các văn bản thể hiện việc không chấp hành các chỉ đạo của Đảng Đoàn, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam liên quan đến thực hiện công tác tổ chức, cán bộ của trường.

 Ông Danh cũng trực tiếp biên tập nội dung biên bản cuộc họp phản ánh không đúng ý kiến của các đồng chí trong cuộc họp, nội dung chỉnh sửa theo hướng thêm những phát biểu phản đối nhằm làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của Tổng Liên đoàn; trong công tác quản lý tài chính, tài sản, duyệt chi nhiều khoản tiền lớn không đúng quy định,…. và hàng loạt vi phạm khác.

 Ông Lê Vinh Danh cũng ký ban hành Nghị quyết kết thúc nhiệm kỳ Hội đồng trường và các Phó Hiệu trưởng, tự gia hạn nhiệm kỳ cho Hiệu trưởng trái quy định cả về nội dung, trình tự, thẩm quyền. (Plo.vn 19/9, Tá Lâm – Lê Thoa)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Chính phủ Đức nới lỏng quy định về phá sản doanh nghiệp

Chính phủ Đức sẽ nới lỏng các quy định về phá sản theo các đề xuất được đưa ra vào ngày 18/9 để giúp ngăn chặn làn sóng phá sản taị nền kinh tế lớn nhất châu Âu, với điều kiện các công ty bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng COVID-19 phải đưa ra được một mô hình kinh doanh vững chắc.

 Với mong muốn tránh kịch bản các doanh nghiệp phá sản và sa thải lao động hàng loạt, Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel đã đưa ra một loạt biện pháp kích thích và cứu trợ cần thiết, giữa bối cảnh nền kinh tế Đức đang phải đối mặt với đợt suy giảm mạnh nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, với mức giảm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chưa từng có 9,7% trong quý II/2020.

 Bộ trưởng Tư pháp Đức Christine Lambrecht cho biết, các doanh nghiệp cần cho các chủ nợ thấy triển vọng tái cơ cấu thực tế bên cạnh các thủ tục phá sản.

 Theo dự thảo cải cách có hiệu lực vào đầu năm 2021, thời hạn để các công ty nộp đơn xin phá sản sẽ được kéo dài từ ba tuần lên sáu tuần và các cơ quan chức năng sẽ áp dụng các tiêu chuẩn nới lỏng hơn nếu mức nợ doanh nghiệp quá lớn.

 Chính phủ đã thực hiện các biện pháp như cho phép các doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính do đại dịch COVID-19 hoãn nộp đơn phá sản cho đến cuối năm nay, kéo dài so với thời hạn ban đầu là cuối tháng 9/2020. 

Được hỗ trợ bởi các biện pháp này, số doanh nghiệp tuyên bố vỡ nợ ở Đức trong nửa đầu năm nay đã giảm xuống còn 9.006 doanh nghiệp, thấp hơn 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Những người chỉ trích cho rằng động thái trên có thể giúp các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được trì hoãn trả nợ, nhưng không ngăn chặn được sự sụp đổ của các công ty "xác sống" (zombie). (TTXVN/Bnews.vn 19/9, Minh Trang)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

Các tin khác