Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 13-01-2020

Post date: 13/01/2020

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.  “Tình hình tại xã Đồng Tâm đã ổn định trở lại”. 1

2.  Vụ việc ở Đồng Tâm: Không thể lợi dụng dân chủ để chà đạp lên pháp luật! 2

3.Vụ Đồng Tâm: Yêu cầu gỡ bỏ những nội dung xuyên tạc, kích động bạo lực. 2

4. Những kẻ gây rối không đại diện cho người dân Đồng Tâm.. 3

5. Nhận diện sự thật ở Đồng Tâm.. 4

CHÍNH SÁCH MỚI 5

6. Những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại 5

7.  6 đối tượng được vay vốn ưu đãi đi lao động nước ngoài 6

CHỈ THỊ MỚI 7

8.Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 6-10/1. 7

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 8

9.Vẫn nguyên nỗi lo. 8

10 Đừng đổ tại quy trình! 9

QUẢN LÝ.. 10

11. 2 ủy viên Bộ Chính trị, 21 ủy viên và nguyên ủy viên TƯ bị kỷ luật 10

12. Bộ Nội vụ đề xuất sáp nhập đơn vị hành chính: Giảm 4 huyện, 109 xã. 12

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 13

13.Nộp phạt vi phạm giao thông trên Cổng dịch vụ công. 13

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 14

14.  Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Hoàng Trung Hải 14

15.  Ông Triệu Tài Vinh bị kỷ luật khiển trách. 15

16. Bộ Giao thông Vận tải bị yêu cầu kiểm điểm.. 16

17. TPHCM: Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ xã hội phản đối quyết định kỷ luật 16

18. Xác minh thông tin Phó phòng Cảnh sát kinh tế Cao Bằng bị tố thu tiền bảo kê xe với số tiền lớn. 17

THẾ GIỚI 18

19. Trung Quốc thực hiện nhiều giải pháp tăng nguồn thịt lợn phục vụ Tết 18

 TIÊU ĐIỂM

“Tình hình tại xã Đồng Tâm đã ổn định trở lại”

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra khẳng định trên khi tới kiểm tra công tác của lực lượng cảnh vệ công an nhân dân.

 Trưa 11/1, phát biểu khi tới kiểm tra công tác của lực lượng cảnh vệ công an nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương tinh thần xả thân, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của 3 chiến sỹ cảnh sát cơ động tại xã Đồng Tâm vừa qua.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm cách đây 3 ngày là một thủ đoạn của kẻ xấu chống lại đường lối của Đảng và Nhà nước vì đây là đất quốc phòng đã được thanh tra kết luận rõ ràng. Hành vi của những kẻ xấu này là hành động chống phá đất nước, chống lại Đảng và Nhà nước nên sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng pháp luật.

 Thủ tướng nêu rõ, việc 3 chiến sỹ cảnh sát hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ là bài học và tấm gương cho mỗi cán bộ chiến sỹ trong lực lượng công an nhân dân về tinh thần xả thân bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Thủ tướng đã đồng ý với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, sẽ thực hiện quy trình phong liệt sỹ và thăng quân hàm trước thời hạn cho 3 chiến sỹ này. (VTV.vn 11/01)Về đầu trang

Vụ việc ở Đồng Tâm: Không thể lợi dụng dân chủ để chà đạp lên pháp luật!

Thông tin 3 chiếc sỹ hy sinh trong khi thực thi nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) trong những ngày giáp Tết đã khiến cho dư luận cả nước bàng hoàng và tiếc thương.

 Có chiến sỹ ra đi khi con gái đầu lòng chưa đầy 6 tháng tuổi. Có chiến sỹ phải chịu cảnh mồ côi cha từ lúc 2 tuổi và giờ đây anh ngã xuống để lại cho người mẹ già với nỗi đau mất con.

 Thật phẫn nộ khi biết nguyên nhân hy sinh của những chiến sỹ ấy trong quá trình tham gia bảo đảm an ninh trật tự thi công tường rào sân bay Miếu Môn, họ đã bị một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng tấn công.

 Khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng bước đầu thu giữ 8 quả lựu đạn, 38 chai bom xăng, 20 lít xăng, 12 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, 3 hộp pháo sáng cùng súng bắn điện, kiếm và búa. Các đối tượng đã chuẩn bị rất nhiều vũ khí với mục đích là sát hại cán bộ cho thấy sự manh động, nguy hiểm, phạm tội có tổ chức chứ không còn là sự đối phó nhất thời nữa.

 Chúng đã vì lòng tham, vì lợi ích riêng đã cố tình vi phạm nghiêm trọng pháp luật, cố ý giết người thi hành công vụ. Những đối tượng vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh, không thể lợi dụng dân chủ chà đạp lên pháp luật, coi thường kỷ cương. (VTV.vn 11/01)Về đầu trang

Vụ Đồng Tâm: Yêu cầu gỡ bỏ những nội dung xuyên tạc, kích động bạo lực

Những ngày qua, một số phần tử chống đối đã sử dụng mạng xã hội để phát tán nhiều video clip hoặc nội dung xuyên tạc, bóp méo vụ việc tại Đồng Tâm, gây hoang mang dư luận.

 Trao đổi với phóng viên VTV, đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, cơ quan này đã yêu cầu các nhà cung cấp mạng xã hội phải tuân thủ luật pháp của Việt Nam, gỡ bỏ những nội dung xuyên tạc và kích động bạo lực này.

 Ngày 10/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự Giết người; Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và Chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức; đồng thời khẩn trương tiến hành điều tra để xử lý theo pháp luật.

 Hiện tình hình an ninh trật tự ở Đồng Tâm đã cơ bản ổn định, mọi hoạt động của người dân diễn ra bình thường, nhiều người tích cực hỗ trợ công an, quân đội thực hiện nhiệm vụ. Việc xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn tiếp tục thực hiện theo kế hoạch.

 Ngoài 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ mà Bộ Công an đã thông tin đến báo chí, cán bộ, chiến sĩ tham gia bảo đảm an ninh trật tự thi công tường rào sân bay Miếu Môn và người dân đều an toàn.

 Liên quan đến vụ việc vừa xảy ra tại xã Đồng Tâm, Hà Nội, tờ Công an nhân dân cảnh báo người dân không nghe theo các luận điệu xuyên tạc trên mạng xã hội. Qua công tác nắm tình hình, Bộ Công an phát hiện trên mạng xã hội và trên một số báo đài nước ngoài xuất hiện thông tin xuyên tạc, kích động, làm nóng tình hình, gây hoang mang dư luận; thậm chí lợi dụng vụ việc để kích động chống phá Đảng, nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Mọi thông tin có liên quan Bộ Công an sẽ kịp thời thông báo để nhân dân cả nước biết.

 "Cùng chung trách nhiệm thượng tôn pháp luật" là hàng tít nổi bật trên tờ Quân đội nhân dân khi thông tin, rất nhiều bạn đọc đã thể hiện sự phẫn nộ với hành vi tàn bạo và vi phạm pháp luật nghiêm trọng của một số kẻ chống đối tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Một người dân ở Nghệ An cho rằng, vụ Đồng Tâm không còn là một vụ án hình sự đơn thuần mà là một hành động gây bạo loạn, khủng bố. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đồng Tâm bày tỏ, nhân dân trong xã lên án hành vi của nhóm người có hành vi chống đối, kích động. Đại diện hội Cựu chiến binh quận Tân Bình đề nghị phải nghiêm trị những kẻ cầm đầu còn một người dân ở Cần Thơ mong muốn, mỗi người hãy tỉnh táo và đề cao tính thượng tôn pháp luật. (VTV.vn 11/01)Về đầu trang

Những kẻ gây rối không đại diện cho người dân Đồng Tâm

Chủ tịch hội người cao tuổi xã Đồng Tâm Cao Xuân Thiết cho biết việc khiếu nại đất ở sân bay Miếu Môn chỉ có một nhóm đối tượng, không đại diện cho người dân xã Đồng Tâm.

 Ngày 9/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Giết người; Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng; Chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội và khẩn trương tiến hành các biện pháp điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

 Cơ quan công an xác định những người tấn công lực lượng chức năng tập trung vào một nhóm đối tượng. Lấy lý do khiếu nại về nguồn gốc đất ở sân bay Miếu Môn, nhóm người này trong 2 năm qua đã nhiều lần gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Điều đáng nói, không ai trong nhóm người này có đất ở, đất canh tác trong diện tích đất mà xã Đồng Tâm đã bàn giao cho Bộ Quốc phòng.

 Tháng 11/2019, mặc dù khiếu nại về nguồn gốc đất ở sân bay Miếu Môn, nhưng khi được các cơ quan chức năng mời đến để đối thoại, các đối tượng này không hề tham gia, thậm chí còn cản trở, gây rối không cho những người dân ở xã Đồng Tâm tham gia buổi đối thoại.

 Nhiều người dân ở xã Đồng Tâm rất bức xúc trước việc nhóm đối tượng đã sử dụng lựu đạn, ném bom xăng, dao phóng tấn công các lực lượng chức năng.

 Ông Cao Xuân Thiết (Chủ tịch hội người cao tuổi xã Đồng Tâm) khẳng định, việc khiếu nại đất ở sân bay Miếu Môn chỉ có một nhóm đối tượng, không đại diện cho người dân xã Đồng Tâm.

 Thanh tra Chính phủ cho biết, nhóm đối tượng khiếu nại về đất sân bay Miếu Môn không có đất ở, đất canh tác trong diện tích đất mà xã Đồng Tâm đã bàn giao cho Bộ Quốc phòng nên theo quy định, những người này không có quyền khiếu nại về kết luận thanh tra cũng như khiếu nại về công tác thu hồi, đền bù, bồi thường đất ở đây.

 Hiện, tình hình an ninh trật tự tại xã Đồng Tâm đã được đảm bảo, mọi hoạt động, sinh hoạt của người dân diễn ra bình thường. Các lực lượng chức năng đang tiếp tục thực hiện các phương án bảo vệ việc xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn theo đúng kế hoạch. Đồng thời, cơ quan công an đang tích cực đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

 Cơ quan công an cũng khẳng định vụ gây rối tại xã Đồng Tâm dẫn tới hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối bị chết và 1 đối tượng bị thương. Những thông tin khác đang lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác. (VTV.vn 11/01)Về đầu trang

Nhận diện sự thật ở Đồng Tâm

Sự việc một số đối tượng vi phạm pháp luật chống đối người thi hành công vụ khiến 3 chiến sỹ công an hy sinh tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội là một vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khiến người dân cả nước bàng hoàng, đau xót, tiếc thương, nhưng cũng hết sức bất bình, phẫn nộ trước những hành vi coi thường kỷ cương phép nước. Dư luận đòi hỏi phải xử lý nghiêm minh những kẻ cố tình vi phạm pháp luật. Thế nhưng, trên mạng xã hội và một số trang báo nước ngoài lại đang tung ra rất nhiều thông tin xuyên tạc, giả mạo, gây rối loạn tình hình, nhằm phá hoại sự bình yên ở địa phương.

 Khi sự việc ở Đồng Tâm xảy ra, một số người đặt viết bài trên mạng xã hội với nội dung: tại sao chính quyền đã không chọn giải pháp đối thoại, giải quyết tâm tư, nguyện vọng của dân mà lại đi "đối đầu", rồi từ đó chỉ trích cách hành xử của chính quyền và các lực lượng chức năng. Đó là những luận điệu suy diễn, lập lờ đánh lận con đen, cố tình bỏ qua một sự thật là hơn 2 năm nay, chính quyền từ huyện, thành phố đến Trung ương đã vào cuộc giải quyết những tồn tại, trong đó có rất nhiều cuộc thanh tra của Thành phố, rồi Thanh tra Chính phủ. Các cơ quan này cũng tổ chức nhiều cuộc họp, đối thoại, giải thích với người dân, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy, việc nói chính quyền "phớt lờ, đối thoại", "coi thường nhân dân" là hồ đồ, thiếu căn cứ.

 Đáng nói hơn là khi các cơ quan chức năng mời đến đối thoại, một số đối tượng không những không tham gia mà còn cố tình cản trở, gây rối không cho những người dân ở xã Đồng Tâm có mặt ở buổi đối thoại. Thế nên, việc đưa ra những câu từ như "vô cảm với dân", "mất dân chủ" mà một số đối tượng đang rêu rao thực ra là những luận điệu mang tính xảo trá, kích động.

 Nhưng không chỉ có thế, nhiều bài viết còn quy chụp "chính quyền cướp đất của dân", cho rằng người dân bị lấy đất canh tác vô cớ, bị đẩy đến đường cùng. Những thông tin kiểu này làm sai lệch hoàn toàn bản chất vấn đề đất đai ở Đồng Tâm. Bởi theo quy định của pháp luật đất đai thì các hồ sơ, giấy tờ hiện có đã chứng minh rõ: toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng, không có sự mập mờ, khuất tất nào. Hiện trạng đất sân bay Miếu Môn không có thay đổi, không có việc tăng hay giảm diện tích. Mọi việc đã được Thanh tra Chính phủ khẳng định.

 Về vụ việc ở Đồng Tâm, trên một số mạng xã hội, đặc biệt là Facebook những ngày qua, xuất hiện tràn lan thông tin lệch lạc, sai sự thật. Nhiều bình luận mặc sức miệt thị chính quyền, cơ quan chức năng, đả phá chế độ. Đáng buồn là trong số đó, có không ít người từng rất hiểu biểt, nhưng không có thông tin, chỉ nghe hơi nồi chõ đã viết một cách rất phiến diện, đưa ra những nhận định vô căn cứ, hướng lái dư luận hiểu sai bản chất vấn đề. Dã man hơn, có người còn lợi dụng sự hy sinh của các chiến sĩ đang được dư luận quan tâm, viết những điều hoàn toàn bịa đặt để đánh bóng tên tuổi, để có nhiều người theo dõi trang cá nhân của mình hơn. Điều này thật vô nhân tính!

 Cơ quan chức năng đã thấy và đã làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội để phối hợp xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, có những nhà mạng rất thiếu trách nhiệm, mà điển hình là Facebook.

 Hiện nay chúng ta có những quy định rất rõ ràng với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội không biên giới. Chúng ta đã có hệ thống pháp luật tương đối chặt chẽ, trong đó chỉ rất rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp này, thế nhưng có vẻ một số đơn vị, đơn cử như Facebook đang coi thường pháp luật Việt Nam. Nhiều luật sư đề nghị, các cơ quan pháp luật phải chủ động vào cuộc, xử lý nghiêm minh và có biện pháp ngăn chặn kẻ xấu và những công ty tiếp tục tái diễn phát tán thông tin xấu độc.

 Đối với vụ việc vi phạm pháp luật tại xã Đồng Tâm, mỗi người dân chúng ta cần nắm rõ bản chất vụ việc, thể hiện thái độ trách nhiệm trong mỗi phát ngôn, khi sử dụng mạng xã hội. Thời gian qua, ở không ít địa phương đã có hiện tượng lợi dụng dân chủ để coi thường kỷ cương phép nước, chà đạp lên luật pháp như là vụ việc chống đối người thi hành công vụ, đốt phá cơ quan công quyền tại Bình Thuận năm 2018 và nay là vụ việc tại xã Đồng Tâm. Nếu ai cũng nhân danh dân chủ cho mình cái quyền được gây rối loạn, được đốt phá, chống người thi hành công vụ để thể hiện chính kiến thì còn gì là bình yên quốc gia, là an toàn xã hội. Những kẻ đó không thể gọi là dân, gọi như thế là làm tổn hại hình ảnh của nhân dân - những người dân chân chính. (Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự lúc 19h ngày 11/01)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Theo đó, có 08 trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại gồm:

 - Người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự.

 - Người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, được cấp thẻ thẩm định viên về giá mà chưa miễn nhiệm công chứng viên, thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên, thẩm định viên về giá.

 - Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

 - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án về tội vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; người đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ký, kể cả trường hợp đã được xóa án tích.

 - Người quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP bị bãi nhiệm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, tước danh hiệu hoặc đưa ra khỏi ngành.

 - Người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư do vi phạm pháp luật hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư; người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.

 - Người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, thẻ thẩm định viên về giá, chứng chỉ hành nghề đấu giá, chứng chỉ hành nghề quản tài viên mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.

 - Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

 Nghị định 08/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 24/02/2020 và thay thế Nghị định 61/2009/NĐ-CP, Nghị định 135/2013/NĐ-CP. (Cafef.vn 12/01, PV)Về đầu trang

6 đối tượng được vay vốn ưu đãi đi lao động nước ngoài

Ngân hàng Chính sách xã hội vừa ban hành Hướng dẫn số 7886/NHCS-TDNN quy định về nghiệp vụ cho vay với người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

 Theo đó, hướng dẫn nêu rõ, chỉ có 6 đối tượng NLĐ được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi khi muốn đi xuất khẩu lao động gồm: Thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo từng thời kỳ; Thuộc diện hộ cận nghèo theo chuẩn cận nghèo từng thời kỳ; Là người dân tộc thiểu số; Là thân nhân của người có công với cách mạng và có xác nhận của UBND xã; Bị thu hồi đất và có quyết định thu hồi đất trong vòng 5 năm kể từ ngày có quyết định: NLĐ thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã được Nhà nước giao đất và khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì đã nhận tiền bồi thường theo diện tích đất bị thu hồi; NLĐ thuộc hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở khi bị Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ; Có hộ khẩu thường trú từ đủ 12 tháng trở lên tại các huyện nghèo, được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc…

 Những đối tượng này phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nơi cư trú hợp pháp, đã ký hợp đồng với doanh nghiệp đưa NLĐ đi xuất khẩu… (Người lao động 12/01, H.Lê)Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 6-10/1

Trong tuần, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định, quyết định bãi bỏ 111 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó, tại Nghị định 05/2020/NĐ-CP, Chính phủ bãi bỏ toàn bộ 40 văn bản quy phạm pháp luật; tại Quyết định 01/2020/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ toàn bộ 71 văn bản quy phạm pháp luật.

 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Hồng Kông (Trung Quốc): Chính phủ  ban hành Nghị định số 07/2020/NĐ-CP biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Kông, Trung Quốc giai đoạn 2019 - 2022 (thuế suất AHKFTA). Hợp tác với Hồng Kông trong khuôn khổ AHKFTA có thể đem lại những hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế của Việt Nam, hỗ trợ thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.

 Sửa quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: Chính phủ ban hành Nghị định 06/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Cụ thể, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng; dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện như sau: Bộ, ngành có dự án đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi có đất thu hồi xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định và phải bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định...

 Sửa quy định phạt VPHC lĩnh vực bảo vệ thực vật, thú y: Theo Nghị định số 04/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc y tế, thuốc thú ý; buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá dưới 5 triệu đồng; buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn; không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong quá trình hoạt động kinh doanh.

 Chiến lược thủy lợi Việt Nam: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu cụ thể của Chiến lược về cấp nước, bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế-xã hội; cấp và tạo nguồn cho khu đô thị, công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao từ hệ thống công trình thủy lợi; đặc biệt quan tâm đến những vùng thường xuyên thiếu nước như Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, ĐBSCL; chú trọng bảo vệ môi trường và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, phục vụ phát triển bền vững.

 Tăng cường quản lý đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng". Đề án nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng, các tổ chức khác và hộ gia đình, cá nhân sử dụng có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh (nông, lâm trường).

 Điều chỉnh Đề án xây dựng cầu treo dân sinh: Về việc điều chỉnh Đề án xây dựng cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung và Tây Nguyên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến các bộ, thực hiện cập nhật danh mục cầu treo dân sinh và điều chỉnh tổng mức đầu tư theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật. (cpbu 11/01, Chí Kiên)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Vẫn nguyên nỗi lo

Tháng 4.2016, ngay sau khi bắt đầu nhiệm kỳ mới, Chính phủ lần đầu tiên tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về an toàn thực phẩm, cho thấy mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề không chỉ liên quan mật thiết đến sức khỏe người dân, nòi giống dân tộc mà còn quyết định sức cạnh tranh và khả năng phát triển của ngành nông sản, chế biến thực phẩm… nước ta. Dấu ấn của hội nghị đầu tiên này là Chỉ thị 13 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, được Thủ tướng ban hành sau đó ít ngày.

 Hôm qua, Chính phủ lần thứ 2 tổ chức hội nghị toàn quốc về an toàn thực phẩm như một cách nhìn lại, đánh giá 3 năm thực hiện Chỉ thị 13. Nhận xét chung tại hội nghị là tình hình an toàn thực phẩm đã có chuyển biến tích cực. Thống kê của Bộ Y tế minh họa khá rõ cho xu hướng này. Từ khi thực hiện Chỉ thị 13 đến nay, cơ quan chức năng đã khởi tố 28 vụ với 42 bị can về tội vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Đây là một điểm mới trong xử lý vi phạm an toàn thực phẩm so với trước khi có Chỉ thị 13.

 Cũng theo Bộ Y tế, các vấn đề nóng, gây bức xúc trong nhân dân như sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản đã được xử lý dứt điểm. Ba năm qua, không phát hiện các mẫu thịt nhiễm salbutamol, tỷ lệ thực phẩm vi phạm các chỉ tiêu về kháng sinh giảm mạnh từ 1,76% năm 2006 xuống còn 0,2% năm 2018. Tính riêng năm 2019, cả nước ghi nhận 76 vụ ngộ độc thực phẩm làm gần 2.000 người mắc, 1.918 người đi viện và 8 trường hợp tử vong. So với năm 2018, số vụ giảm được 29,6%; số mắc giảm 42,6%; số  đi viện giảm 37,2%; số tử vong giảm 52,9%.

 Tuy con số thống kê cho thấy thực phẩm ngày một an toàn hơn, tình trạng “lợn hai chuồng, rau hai luống” đã giảm hẳn nhưng nỗi lo về chất lượng, vệ sinh thực phẩm của người dân vẫn còn nguyên đó nếu không muốn nói là lớn hơn. Kỳ họp nào của Quốc hội, cử tri cũng gửi đến kiến nghị về tình trạng thực phẩm bẩn, không an toàn đang trôi nổi trên thị trường. Thi thoảng, báo chí lại xuất hiện những dòng tin về hàng tấn nội tạng hôi thối bị bắt giữ, về những lô hàng không đạt tiêu chuẩn, dư chất bảo quản thực vật bị trả về từ nước ngoài, về những vụ ngộ độc thực phẩm ở bếp ăn tập thể… Những người có điều kiện tự trồng rau sạch, nuôi gà, nuôi lợn để ăn… dường như ngày một nhiều. Dù đây có vẻ là nghịch lý khi mà chúng ta đã bước vào nền kinh tế thị trường hơn ba mươi năm nay, nhưng mặt khác cũng lại là sự lựa chọn hợp lý nếu biết rằng số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, không ngừng tăng. Đến năm 2018, trung bình mỗi ngày Việt Nam có 450 ca mắc mới ung thư. Mà ai cũng biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này là do thực phẩm độc hại và ô nhiễm nguồn nước.  

 Sau hội nghị lần thứ 2 này, Thủ tướng sẽ ban hành thêm một Chỉ thị về an toàn thực phẩm. Hy vọng Chỉ thị mới sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực hơn nữa khi trách nhiệm, hiệu lực quản lý nhà nước được đề cao, tăng cường. Nhưng căn cơ hơn, như cách các nước trên thế giới thường làm, có lẽ Chính phủ cần đưa ra một chương trình quản lý an toàn thực phẩm dựa trên cách tiếp cận quản lý hệ thống, coi nhà sản xuất thực phẩm là trung tâm, buộc họ phải thực hiện các hệ thống quản lý phổ quát đã được công nhận. Theo đó, các cơ sở sản xuất thực phẩm trong nước bắt buộc phải áp dụng và được chứng nhận đạt chuẩn, quản lý theo các hệ thống chuẩn mực như VietGAP, HACCP… Tất nhiên, những hệ tiêu chuẩn này không thể thực hiện nếu không có động lực thị trường. Vì thế, kèm theo đó, Chính phủ phải làm cho người tiêu dùng biết, có thông tin về sản phẩm, tức là phải làm tốt vấn đề phát triển thị trường cho sản phẩm đạt chuẩn. (Daibieunhandan.vn 12/01, Hà Lan)Về đầu trang

Đừng đổ tại quy trình!

Tính đến thời điểm này, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được sửa đổi, bổ sung đến lần thứ 5 với một tần suất có thể nói là dày đặc nếu nhìn từ tính chất đặc biệt của đạo luật này - luật để làm luật. Cụ thể là, năm 1996, Quốc hội ban hành Luật Ban hành VBQPPL đầu tiên thì 6 năm sau, 2002, đạo luật này được sửa đổi lần thứ nhất, năm 2004 sửa đổi lần thứ hai, năm 2008 sửa đổi lần thứ 3, năm 2015 sửa đổi lần thứ 4 và hiện nay, Quốc hội đang xem xét để sửa đổi lần thứ 5.

 Là người theo sát đạo luật này từ năm 1996 đến nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói thẳng, những vấn đề trong Luật Ban hành VBQPPL đã được “cọ đi, xát lại rất kỹ”. Câu chuyện cơ quan nào chịu trách nhiệm tiếp thu, chỉnh lý dự án luật để trình Quốc hội thông qua cũng tương tự như vậy, đã được tính toán cẩn trọng và chứng minh được hiệu quả trong thực tế xây dựng luật. Nhưng bây giờ, Chính phủ lại kiên trì muốn trở lại với quy trình trước năm 2002, tức là cơ quan trình sẽ đảm nhận vai trò chủ trì việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra có trách nhiệm phối hợp thực hiện. Điều đáng nói là, những tồn tại, hạn chế của quy trình trước năm 2002 lại không được đề cập và càng không rõ sẽ được khắc phục như thế nào để bảo đảm chất lượng các dự án luật trước khi trình Quốc hội thông qua, đặc biệt là khắc phục câu chuyện đã được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề cập, đó là “tranh chấp thẩm quyền”, “cứ bộ nào chủ trì xây dựng dự án luật thuộc lĩnh vực quản lý của mình là giữ khư khư những quyền của mình, sợ mất quyền. Quản lý nhà nước là thống nhất, Chính phủ thống nhất quản lý nhưng giao cho bộ nào cũng không phải là đơn giản”. 

“Xét cho cùng, chúng ta không phải là tam quyền phân lập mà quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, cùng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chúng ta không đến mức độ phải có cái gì đó gọi là quá khác nhau về mặt quan điểm cả”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói.

 Hiến pháp năm 2013 đã bỏ đi hai chữ “duy nhất” trong quyền lập pháp của Quốc hội. Tức là “Quốc hội có quyền lập hiến, lập pháp” thay vì Quốc hội là cơ quan “duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp” như các bản Hiến pháp trước đây. Điều này cũng có nghĩa là trong việc thực thi quyền lập pháp cũng có sự phân công, phối hợp giữa các chủ thể. “Như vậy, vai trò ở đây không có cái gì lẫn lộn. Tức là cơ quan trình, cơ quan soạn thảo vẫn làm tất cả những việc từ xây dựng chính sách, xây dựng dự thảo đến khi trình sang. Bây giờ vấn đề ở chỗ chúng ta thực hiện chưa tốt, chưa nghiêm quy định của luật hiện hành nên mới dẫn đến sự chuệch choạc, thiếu phối hợp và không chặt chẽ...”,“anh trình là trách nhiệm và thẩm quyền của anh nhưng quyền cuối cùng là Quốc hội”, và quan trọng hơn là, “Quốc hội không áp đặt Chính phủ hay là cơ quan nào... Đây vẫn là trách nhiệm phối hợp”, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ.

 Đây không phải là lần đầu, hai chữ “quy trình” được mang ra để đổ lỗi, để biện giải cho những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện. Đề xuất quay trở lại với việc cơ quan trình chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án luật để trình Quốc hội thông qua như trước năm 2002 không chỉ “không đúng vai, không đúng thẩm quyền” của các cơ quan trong việc thực thi quyền lập pháp đã được Hiến pháp quy định mà còn là “kê đơn thuốc sai bệnh”, chẳng những không chữa được bệnh mà còn làm mờ đi trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình lập pháp. (Đại Biểu Nhân Dân 11/01, Quỳnh Chi)Về đầu trang

QUẢN LÝ

2 ủy viên Bộ Chính trị, 21 ủy viên và nguyên ủy viên TƯ bị kỷ luật

Theo ông Trần Quốc Vượng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật 111 đảng viên, trong đó có 92 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.

 Ngày 10/1, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng năm 2019; triển khai nhiệm vụ năm 2020.

 Ông Trần Quốc Vượng , Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

 Trong phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư cho biết, trong bối cảnh năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng và chỉ còn hơn 2 tháng nữa ĐH cấp cơ sở sẽ được tổ chức. Tại thời điểm này, nhìn lại năm 2019 và qua 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cho thấy công tác kiểm tra đảng đã đạt được một số thành tựu nổi bật.

 Từ năm 2016 - 2019, cấp ủy và Ủy ban kiểm tra các cấp đã triển khai thực hiện, hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, tăng nhiều so với các năm trước đây.

 Chất lượng, hiệu quả kiểm tra, giám sát từng bước được nâng cao, trong đó có nhiều vụ việc khó, phức tạp, nghiêm trọng; tạo được hiệu ứng lan tỏa.

 Cụ thể, cấp ủy các cấp đã kiểm tra 226.479 tổ chức đảng và 1.054.699 đảng viên, trong đó Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thành lập 36 đoàn kiểm tra, kiểm tra 110 tổ chức đảng.

 Cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp thi hành kỷ luật 1.111 tổ chức đảng, 18.265 cấp ủy viên các cấp và 54.573 đảng viên.

 Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 8 tổ chức đảng, 45 đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật 111 đảng viên, trong đó có 92 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (2 ủy viên Bộ Chính trị, 21 ủy viên và nguyên ủy viên Trung ương Đảng, 38 sỹ quan trong lực lượng công an, quân đội.

 Theo Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, có được kết quả trên, bước đầu rút ra 5 nguyên nhân.

 Trong đó, BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tổng Bí thư có quyết tâm chính trị cao trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; thường xuyên quan tâm, kịp thời chỉ đạo hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

 Nhiều cấp ủy tăng cường chỉ đạo, định hướng và tạo điều kiện để uỷ ban kiểm tra thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của Đảng. Đồng thời, ngành kiểm tra nhận được sự cổ vũ, động viên, ủng hộ của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân.

 "Có thể thấy rằng, chỉ đạo của Tổng Bí thư ngày 9/6/2016, yêu cầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cùng với các cơ quan kiểm tra, kết luận vụ việc Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang sử dụng xe tư nhân gắn biển số xanh, tuy tưởng như là một việc vi phạm nhỏ, nhưng Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm tốt việc này và có ý nghĩa như hoạt động mở đầu cho sự đổi mới công tác kiểm tra đảng nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng", Thường trực Ban Bí thư nêu rõ.

 Theo Thường trực Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung, dày công nghiên cứu, tham mưu trình BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành rất nhiều văn bản và Ủy ban ban hành nhiều văn bản về công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm khoa học, sát thực tế, phù hợp với tình hình.

 Công tác kiểm tra thực hiện theo chương trình, kế hoạch hàng năm; xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những địa bàn, lĩnh vực dễ nảy sinh sai phạm.

 "Những vụ việc mà UBKT TƯ đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm (có tính chất điểm) đối với doanh nghiệp nhà nước (Tập đoàn Dầu khí QGVN), công tác cán bộ (vụ Trịnh Xuân Thanh) việc thực hiện các quy chế hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng (ở nhiều tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng bộ, ngành, UBND tỉnh).

 Với các địa phương (Đà Nẵng, Khánh Hòa), lực lượng vũ trang (Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Tổng cục Cảnh sát), vấn đề bảo vệ môi trường gắn với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (dự án Formosa Hà Tĩnh)... đã kịp thời xử lý kỷ luật các cá nhân, tập thể sai phạm, bảo đảm sự nghiêm minh của kỷ luật đảng.

 Đồng thời, cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa sai phạm, có thêm bài học, kinh nghiệm hay trong công tác kiểm tra", ông Vượng nhấn mạnh.

 Vẫn theo Thường trực Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ủy ban kiểm tra các cấp đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tổng Bí thư về việc kiểm tra cấp trên tăng cường kiểm tra các tổ chức đảng, đảng viên ở cấp huyện và cơ sở khi có dấu hiệu vi phạm (ví dụ, kiểm tra Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai).

 Bên cạnh đó, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã kịp thời tiến hành kiểm tra lại các vụ việc dư luận quan tâm, ủy ban kiểm tra cấp dưới đã kiểm tra nhưng chưa đáp ứng yêu cầu (ví dụ vụ kỷ luật ông Ngô Văn Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch Thanh Hóa), góp phần giải quyết triệt để những bức xúc ở cơ sở, nhắc nhở, chấn chỉnh các địa phương, đơn vị còn lúng túng, làm chưa tốt công tác kiểm tra các vụ việc.

 Một điểm nổi bật trong thời gian qua chính là, kịp thời công khai kết quả kiểm tra, kết luận các phiên họp của uỷ ban kiểm tra, nhất là các phiên họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

 Qua đó, góp phần tuyên truyền công tác kiểm tra của Đảng, ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm; khẳng định bản lĩnh của Ngành Kiểm tra, giúp cho cán bộ kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải luôn tự đổi mới và hoàn thiện, bảo đảm cẩn trọng khi kết luận kiểm tra, giám sát. Đồng thời, để đảng viên, nhân dân giám sát hoạt động kiểm tra Đảng.

 Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã nhấn mạnh cần tập trung công tác kiểm tra chuẩn bị cho việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. 

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong công tác kiểm tra... (TTVN.vn 11/01, Hoàng Đan)Về đầu trang

Bộ Nội vụ đề xuất sáp nhập đơn vị hành chính: Giảm 4 huyện, 109 xã

Chiều ngày 10/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trình bày Tờ trình về đề án sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019- 2021 và thành lập một số ĐVHC đô thị của 18 tỉnh, thành phố: Bình Dương, Cao Bằng, Gia Lai, Hậu Giang, Lai Châu, Tiền Giang, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Yên Bái, Bắc Kạn, Bến Tre, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Bình, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc.

 Đáng lưu ý theo ông Tân, việc giải thể toàn bộ 3 ĐVHC cấp xã thuộc huyện đảo lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã bảo đảm cơ cở pháp lý và thực tiễn. Việc giải thể 3 xã thuộc huyện đảo Lý Sơn để xây dựng mô hình tổ chức chính quyền huyện đảo Lý Sơn (không có ĐVHC cấp xã trực thuộc) là nhằm tinh gọn bộ máy, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của hệ thống chính trị huyện đảo Lý Sơn; đồng thời, tạo sự linh hoạt, chủ động ứng phó khi có sự kiện, tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên biển Đông. Mặt khác, hiện nay trên cả nước có 3 huyện đảo là: Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng, Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị và Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng không tổ chức ĐVHC cấp xã trực thuộc.

 Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với các Đề án sắp xếp, thành lập ĐVHC của 18 tỉnh do Chính phủ trình. Theo đó, tổng số ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp là 12 đơn vị, sau sắp xếp giảm được 4 đơn vị; tổng số ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp là 223 đơn vị, sau khi sắp xếp giảm được 109 đơn vị. Ngoài ra, trong đợt này, Chính phủ còn đề nghị thành lập mới 43 ĐVHC ở đô thị, gồm 3 thành phố thuộc tỉnh, 3 thị xã, 27 phường và 10 thị trấn.

 Tại phiên họp, ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc băn khoăn về thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã ở tỉnh Cao Bằng. Theo đề án, số lượng ĐVHC cấp huyện ở tỉnh Cao Bằng thực hiện sắp xếp là 6 đơn vị, cấp xã sắp xếp 76 đơn vị. Sau sắp xếp, số lượng cấp huyện của tỉnh Cao Bằng từ 13 giảm xuống còn 10 đơn vị (giảm 3 đơn vị); số lượng cấp xã từ 199 đơn vị giảm xuống còn 161 đơn vị (giảm 38 đơn vị). Theo ông Hà Ngọc Chiến, cần cân nhắc kỹ việc sắp xếp các huyện ở tỉnh Cao Bằng, tránh sự xáo trộn lớn đối với người dân và trên các lĩnh vực.

 Cùng quan điểm, ông Trần Văn Túy, Trưởng Ban Công tác đại biểu cũng đề nghị xem xét kỹ việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã ở tỉnh Cao Bằng, tránh việc nhập vào, tách ra rồi lại thay đổi. Bộ Nội vụ và tỉnh Cao Bằng phải có trả lời thỏa đáng những thắc mắc, tâm tư, nguyện vọng của người dân đối với việc sắp xếp ĐVHC ở địa phương này.

 Băn khoăn về việc sắp xếp các xã vì liên quan đến yếu tố lịch sử, văn hóa, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, việc xin ý kiến nhân dân về việc sắp xếp các huyện, xã mà chưa được sự đồng thuận của nhân dân thì không nên thực hiện. Theo ông Hiển, Cao Bằng có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh nên việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã cần phải thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng.

 Về việc giải thể 3 ĐVHC cấp xã của huyện đảo Lý Sơn, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề nghị cân nhắc vì liên quan đến công tác dân cử và quản lý Nhà nước.

 Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu yêu cầu Chính phủ tiếp thu các ý kiến để đánh giá tác động rõ hơn tới người dân. Việc sắp xếp làm sao phải đảm bảo an ninh chính trị và quốc phòng. Nội dung này tiếp tục được đưa ra xem xét tại Phiên họp lần thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 2 tới. (Tiền Phong 12/01, Luân Dũng)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Nộp phạt vi phạm giao thông trên Cổng dịch vụ công

 Ngày 10/1, Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp đốc thúc việc tích hợp thêm một số tiện ích trên Cổng dịch vụ công quốc gia như thu tiền xử phạt vi phạm giao thông; thu phí, lệ phí trước bạ đăng ký phương tiện cơ giới; cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân...

 Về dịch thu nộp phạt vi phạm giao thông trên Cổng dịch vụ công quốc gia, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Kiểm soát thủ tục hành chính, cho biết đã làm việc với các đơn vị để thống nhất giải pháp triển khai. Trước mắt, việc nộp phạt trực tuyến sẽ áp dụng với trường hợp vi phạm giao thông bị xử phạt thuộc thẩm quyền của cảnh sát và thanh tra giao thông. Bộ Công an đang thực hiện nhưng tiến độ còn chậm nên khó đảm bảo yêu cầu tích hợp dịch vụ trên Cổng dịch vụ công quốc gia vào quý 1/2020.

 Ngành thuế vẫn chưa thể triển khai thu lệ phí trước bạ trực tuyến và dùng chứng từ điện tử khi nộp lệ phí trước bạ đăng ký ôtô, xe máy, do Công an chưa chấp nhận hóa đơn điện tử.

 "Nếu tính riêng việc nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến và thu lệ phí trước bạ đăng ký ôtô, xe máy sẽ tiết kiệm được cho xã hội khoảng 10,4 triệu ngày công và hơn 2.268 tỷ đồng mỗi năm", ông Ngô Hải Phan nói và bày tỏ lo ngại khi việc triển khai tích hợp các tiện ích này trên Cổng dịch vụ công quốc gia còn chậm.

 Giải thích về sự chậm trễ này, đại diện Cục Cảnh sát giao thông cho biết, hệ thống tra cứu dữ liệu được đầu tư từ năm 2012 và mới thực hiện ở 42 địa phương. Cuối năm 2019, thủ tục đấu thầu cho các địa phương còn lại mới hoàn thiện nên đang tập trung sửa phần mềm để đáp ứng yêu cầu.

  Đáp lại, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ Công an nỗ lực để đưa các tiện ích trên lên Cổng dịch vụ công quốc gia đúng thời hạn quý I/2020, không nên để người dân phải đến kho bạc nộp phạt, trong khi cảnh sát giao thông có thể chia sẻ dữ liệu với ngân hàng, kho bạc... để nộp phạt trực tuyến.

 "Chúng ta có dữ liệu rồi, chỉ cần kết nối và chia sẻ. Quan trọng là lực lượng cảnh sát giao thông có muốn chia sẻ hay không", ông Dũng nói. (Vnexpress.net 11/01, Viết Tuân)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Hoàng Trung Hải

Ngày 10/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì hội nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ.

 Xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó thủ tướng Chính phủ đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II).

  Cụ thể là ông Hải thiếu trách nhiệm, không xem xét, cân nhắc thấu đáo ý kiến của các bộ, ngành, cho ý kiến không rõ ràng, thiếu chặt chẽ, không đúng Hợp đồng EPC số 01#, không đúng quy chế làm việc của Chính phủ đối với việc xem xét một số phát sinh về giá vật liệu xây dựng, điều chỉnh giá trị hợp đồng gói thầu EPC số 01#  của Dự án TISCO II và tăng chi phí phần C của hợp đồng.

 Ông Hải cho ý kiến điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án TISCO II và vay vốn tín dụng ưu đãi, vi phạm quy định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

 Ông Hải thiếu kiểm tra và chỉ đạo kiểm tra theo quy chế làm việc của Chính phủ nên không phát hiện được việc TISCO tách Phần C ra khỏi Hợp đồng EPC số 01# và giao cho Tổng Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam thực hiện, làm thay đổi bản chất và phá vỡ nguyên tắc quản lý Hợp đồng EPC nói trên.

 Khuyết điểm của ông Hải còn là đồng ý cho TISCO thanh toán các khoản chi phí trả cho MCC không đúng với Hợp đồng EPC số 01# của Dự án TISCO II.

 Theo Bộ Chính trị, những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của ông Hoàng Trung Hải là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, đến mức cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng. 

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm và quá trình công tác, đóng góp của ông Hải đối với Đảng, Nhà nước, căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải bằng hình thức cảnh cáo. (Vneconomy.vn 11/01, Hà Vũ)Về đầu trang

Ông Triệu Tài Vinh bị kỷ luật khiển trách

Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang, ông Triệu Tài Vinh đã có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại tỉnh này.

 Ngày 10/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì hội nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.

 Xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang, ông Vinh đã có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại tỉnh này.

 Cụ thể, ông Vinh chịu trách nhiệm người đứng đầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy về để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang. Một số cán bộ, đảng viên của tỉnh bị thi hành kỷ luật và xử lý hình sự, trong đó có cán bộ, đảng viên thuộc diện Tỉnh ủy quản lý.

 Ông Vinh thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, xem xét, phát hiện, xử lý, khi xảy ra vụ việc xử lý thiếu kiên quyết, thiếu kịp thời, không nghiêm minh đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm, khuyết điểm liên quan đến kỳ thi. Chấp hành không nghiêm quy định của Bộ Chính trị về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.

 Ông Vinh có em gái vi phạm trong kỳ thi nêu trên. Sau khi bị phát hiện, còn né tránh trách nhiệm, vi phạm trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo quy định của Trung ương Đảng.

 Những vi phạm, khuyết điểm của ông Triệu Tài Vinh, theo Bộ Chính trị, đã làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương và cá nhân.

 Xét nội dung, tính chất, mức độ, nguyên nhân, hậu quả vi phạm, căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Triệu Tài Vinh bằng hình thức khiển trách. (Vneconomy.vn 11/01, Hà Vũ)Về đầu trang

Bộ Giao thông Vận tải bị yêu cầu kiểm điểm

Ngày 9/1, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi họp thường trực Chính phủ về việc triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.

 Thông báo nêu, thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã đầu tư hệ thống thu phí tự động, đạt kết quả bước đầu với các trạm thu phí trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên, "việc triển khai hệ thống thu phí tự động hết sức chậm trễ, có sự lúng túng, chưa đạt yêu cầu về tiến độ đã đề ra".

 Các dự án thu phí tự động giai đoạn 1 và giai đoạn 2 còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng chưa được Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan có liên quan xử lý, hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý dứt điểm, gây ảnh hưởng xấu đến tiến độ triển khai toàn hệ thống thu phí tự động, tạo dư luận xấu trong nhân dân. Phương án triển khai thu phí các dự án BOT thuộc địa phương quản lý cũng chưa được xây dựng và triển khai trên thực tế, thông báo nêu.

 Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để chậm tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động trong thời gian qua cũng như phương án triển khai thu phí không dừng các dự án BOT thuộc địa phương quản lý. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh, "trách nhiệm chính thuộc về Bộ Giao thông Vận tải và cá nhân Bộ trưởng".

 Nhắc lại việc triển khai hệ thống thu phí tự động là nhiệm vụ bắt buộc và cấp bách, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương đưa các thiết bị đã lắp đặt vào vận hành, không để lãng phí đầu tư; báo cáo trước tháng 3/2020.  (Vnexpress.net 11/01, Viết Tuân)Về đầu trang

TPHCM: Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ xã hội phản đối quyết định kỷ luật

Ngày 10/1, ông Phạm Đình Lương cho biết đã gửi đơn đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan chủ quản của Trung tâm hỗ trợ Xã hội) khiếu nại hình thức kỷ luật cảnh cáo vừa bị áp dụng. Ông Lương là một trong những cán bộ bị quy buộc trách nhiệm trong vụ Nguyễn Tiến Dũng (nhân viên Phòng quản lý hồ sơ) dâm ô 6 bé gái.

 Ông Lương nói rằng, bản thân được phân công làm Phó giám đốc trung tâm phụ trách chuyên môn, trong khi các bé bị xâm hại ở Khu quản lý đối tượng - do Phó giám đốc Võ Thanh Quang phụ trách. Đối với Phòng quản lý hồ sơ nơi bị can Dũng công tác, Phó giám đốc Nguyễn Thanh Thảo phụ trách, ông chỉ có vai trò tham mưu về chuyên môn, nghiệp vụ, không quản lý viên chức.

 "Hai Phó giám đốc trung tâm liên quan trực tiếp đến cá nhân sai phạm, hành vi sai phạm thì Sở không kỷ luật. Trong khi bản thân tôi hoàn toàn không dính dáng đến sự việc", ông Lương nói lý do đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét lại quyết định kỷ luật đối với mình.

 Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, việc kỷ luật các cán bộ đã được Hội đồng cân nhắc rất kỹ. Vấn đề ông Lương khiếu nại Sở sẽ giải quyết theo quy định.

 Ngoài ông Lương, bà Võ Thị Thanh Kim, Giám đốc trung tâm bị kỷ luật giáng chức làm Phó giám đốc. Sở cũng kỷ luật bằng hình thức phê bình nghiêm khắc đối với cán bộ Phòng Bảo trợ xã hội, gồm: Trưởng phòng Nguyễn Thành Phụng; Phó phòng Lê Bá Hoàng và chuyên viên Nông Thị Bích Chuyển.

 Riêng Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Trần Ngọc Sơn (phụ trách trực tiếp) do UBND TP HCM quản lý, đang được nơi này xem xét xử lý.

 Nguyễn Tiến Dũng bị điều tra về hành vi Dâm ô người dưới 16 tuổi. 6 bé gái từ 13 đến 15 tuổi tố cáo, cứ sau 21h, Dũng đến cửa sổ phòng các em (Khu quản lý đối tượng) dụ dỗ cho hút thuốc lá, cho về với gia đình sớm, để sờ ngực và vùng kín các em.

 Điều tra bước đầu xác định, Dũng xâm hại các bé 2-3 lần trong các ca trực đêm. 2 bé gái ở phòng C2 vừa là nhân chứng, vừa là nạn nhân của hắn. (Vnexpress.net 11/01, Hà An)Về đầu trang

Xác minh thông tin Phó phòng Cảnh sát kinh tế Cao Bằng bị tố thu tiền bảo kê xe với số tiền lớn

Một lãnh đạo Công an tỉnh Cao Bằng vừa xác nhận công an tỉnh đã nắm được thông tin phản ánh và báo cáo của người bị tố cáo về việc một Phó trưởng phòng Cảnh sát kinh tế tỉnh Cao Bằng có hành vi thu tiền bảo kê cho xe hoạt động trên địa bàn.

 Theo vị lãnh đạo này, hiện Công an tỉnh Cao Bằng đang vào cuộc xác minh, làm rõ. Đúng hay sai thì phải có thời gian xác minh mới kết luận được.

 Theo thông tin ban đầu, những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin và hình ảnh tố cáo một Phó trưởng phòng Cảnh sát kinh tế tỉnh Cao Bằng có hành vi thu tiền "bảo kê" cho xe hoạt động trên địa bàn. Ngay sau khi được đăng tải, thông tin này được nhiều người chia sẻ. Tuy nhiên, sau đó bài đăng này đã bị gỡ bỏ.

 Nội dung đoạn tin nhắn được đăng tải cho thấy ông N.T.L., Phó phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Cao Bằng, trao đổi với một chủ xe: "Mày chuyển tiền luật cho anh chưa", "Mày xem mày đi được bao nhiêu xe rồi?, tổng là 95 triệu, anh cho mày 15 triệu, chiều ra thành phố giả anh để anh đi các sếp", "Mày không làm thì thôi, chiều mang tiền ra cho anh", xen kẽ các câu hỏi này, một người (chủ xe) trả lời "để qua tết em chuyển được không anh, dạo này em bí quá", "Vậy em gửi anh 70 triệu nhé, đợt này chắc em cũng nghỉ làm luôn, anh lấy em đắt quá. Bên Trùng Khánh 1 xe anh lấy nó 5 triệu, của em anh lấy 10 triệu làm sao em làm được".

 Sau đó, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên hệ với số điện thoại theo thông tin tố cáo, một người đàn ông nghe máy và thừa nhận bản thân là N.T.L., Phó trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Cao Bằng. Người này cho biết bản thân đã nắm được thông tin trên và đã báo cáo lên Ban giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng đề nghị làm rõ sự việc này. Thông tin trên là bịa đặt, vu khống, bản thân ông không bảo kê xe, làm luật để thu tiền.

 "Tôi khẳng định hoàn toàn không có việc này. Tôi chưa bao giờ bảo kê gì cả. Tôi công tác nhiều năm trong nghề, trong công tác phòng chống tội phạm liên quan đến lĩnh vực kinh tế nên không tránh khỏi những lúc có người muốn bôi nhọ. Tôi đã báo cáo cấp trên và chắc chắn sẽ làm rõ, cấp trên không đề nghị báo cáo thì cũng muốn làm rõ việc này để lấy lại danh dự cho ngành" - ông L. khẳng định. (Người lao động 12/01, B.H.Thanh)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Trung Quốc thực hiện nhiều giải pháp tăng nguồn thịt lợn phục vụ Tết

Một trong những chủ đề được nhiều cơ quan truyền thông lớn ở Trung Quốc dành nhiều bài viết là giá cả và nguồn cung thịt lợn khi dịp Tết Nguyên đán đang cận kề.

 Tân Hoa Xã, Chinadaily, Nhân dân Nhật báo cùng nhiều tờ báo đã có nhiều bài phân tích về giải pháp của các cơ quan chức năng Trung Quốc để tăng nguồn cung thịt lợn - loại thực phẩm chính trong ngày Tết. 

Trung Quốc đang nhập thịt lợn từ 16 quốc gia trong năm qua, sản lượng tăng đến gần 50% so với cùng kỳ. Trong đó, tháng 11, chỉ riêng thịt lợn tăng đến hơn 150%. Đó là kết quả của việc giảm mạnh thuế nhập khẩu lợn và cấp giấy phép cho nhiều nước xuất vào Trung Quốc.

 Tháng 12 năm qua, số lượng lợn được giết mổ tăng hơn 14% so với tháng trước đó. Năng lực sản xuất của các trang trại ở quy mô quốc gia đang phục hồi nhanh chóng. Chỉ trong tháng 12/2019, có hơn 120.000 tấn thịt lợn được đưa thêm vào trung tâm dự trữ để sẵn sàng đưa ra thị trường khi nhu cầu tăng mạnh. Các siêu thị bảo hiểm với vai trò bình ổn giá cho người dân và cung ứng cho thị trường ở nhiều tỉnh cũng được khôi phục.

 Đảm bảo cung cấp đủ với chất lượng tốt là khẳng định của ngành chức năng ở thị trường 1 tỷ 400 triệu dân này. Chính quyền các địa phương cũng tăng cường giám sát chất lượng thịt lợn tại các lò mổ và ra quân để trấn áp các loại tội phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm và giết mổ lậu.

 Một loạt giải pháp của các ngành chức năng Trung Quốc như hỗ trợ nông dân nhanh chóng tái đàn, kịp thời đưa thịt dự trữ quốc gia ra thị trường cũng như tăng mạnh nhập khẩu thịt lợn từ các nước đã phát huy hiệu quả tích cực trong đảm bảo nguồn cung và kiềm chế tăng giá thịt lợn. Lãnh đạo ngành nông nghiệp Trung Quốc khẳng định, Tết này, thịt lợn sẽ đủ và giá không biến động mạnh. (VTV.vn 12/01) Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More