Đối tượng và nội dung hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng - Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

Post date: 22/08/2023

Font size : A- A A+

(Theo Quyết định số 1768/QĐ-BYT ngày 30/6/2022 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025).

Mục tiêu

- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tm vóc của trẻ em dưới 16 tui thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sng trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

- Hạ xuống mức thấp các thể thiếu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

- Bảo đảm ứng phó về phòng, chống suy dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp cho hộ gia đình nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Đối tượng hỗ trợ

- Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo;

- Trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

- Phụ nữ mang thai và cho con bú, hộ gia đình, cơ sở y tế, trường học trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Chỉ tiêu cần đạt đến năm 2025

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi xuống dưới 34%.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể gầy còm xuống dưới 5%.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ học đường từ trên 5-16 tuổi thể thấp còi xuống dưới 34%.

- Trên 80% trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng được bổ sung đa vi chất dinh dưỡng.

- Trên 80% phụ nữ mang thai được cung cấp miễn phí viên đa vi chất từ khi phát hiện mang thai đến 01 tháng sau sinh.

- Giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai lần lượt xuống dưới 20% và dưới 30%.

- Giảm tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai lần lượt xuống dưới 60% và dưới 70%.

- Tăng tỷ lệ trẻ em 6-23 tháng tuổi ăn bổ sung đúng, đủ lên 50%.

- Tỷ lệ hộ gia đình nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp đạt trên 80%.

Nội dung hỗ trợ

+ Hỗ trợ tiếp cận, can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 5 tuổi.

+ Tăng cường hoạt động cải thiện chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng;

+ Can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng; bảo vệ, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ học đường (trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi).

                                                                             Phòng TT-BC-XB

More