Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 16-11-2021

16:10, Thứ Ba, 16-11-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

  1. Xem xét đưa kit xét nghiệm COVID-19 vào diện bình ổn giá. 1
  2. Một xã, huyện ở Lâm Đồng, Thái Bình áp dụng chống dịch theo cấp độ 4. 2
  3. Số F0 ngoài cộng đồng tại ĐBSCL có chiều hướng tăng. 2
  4. Chuyên gia nêu lý do Hà Nội nên thực hiện cách ly F1 tại nhà. 3
  5. 86% F0 nhập viện tại TPHCM đã tiêm vaccine Covid-19: Có bất thường?. 4
  6. “Covid-19 có thể thành bệnh thông thường như cúm mùa”. 6

CHÍNH SÁCH MỚI 8

  1. Tuổi nghỉ hưu, lương hưu của người lao động năm 2022 thay đổi như thế nào?. 8

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP. 8

  1. Tiến hành "khám sức khỏe" tổng thể nền kinh tế. 8

PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN.. 10

  1. Vaccine đã bao phủ rộng, hãy mở cửa đón khách quốc tế. 10
  2. Học sinh đến trường và bài toán cho hai bộ trưởng. 11

QUẢN LÝ.. 11

  1. Quy định 41 của Bộ Chính trị: Bước đột phá, siết chặt kỷ luật kỷ cương đối với đội ngũ lãnh đạo quản lý các cấp. 11
  2. Những điểm mới của quy trình tiếp công dân là gì?. 14
  3. Lùi cải cách tiền lương, thu nhập hàng tháng của công chức như thế nào?. 15
  4. Thủ tướng: Nhiều nơi đã giảm học phí cho các cháu nhưng vẫn có một số nơi chưa làm.. 16

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 18

  1. Kho bạc Nhà nước hướng đến “Kho bạc 3 không”. 18

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 19

  1. Sửa quy định tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước. 19

THẾ GIỚI 20

  1. Nhiều nước hạn chế nghiêm ngặt đối với người chưa tiêm vaccine COVID-19. 20
  2. Trung Quốc muốn “cả nước cùng giàu”, giới nhà giàu tìm đường bỏ chạy. 21

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Xem xét đưa kit xét nghiệm COVID-19 vào diện bình ổn giá

Bộ Tài chính đang đánh giá, rà soát, nghiên cứu đưa mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế, kit xét nghiệm vào diện bình ổn giá.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, Bộ đang đánh giá, rà soát để sửa đổi, bổ sung Luật Giá trong đó, nghiên cứu đưa mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế, kit xét nghiệm vào diện bình ổn giá trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế về danh mục mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế cụ thể đưa vào bình ổn giá.

Trước đó, nhiều hiệp hội và doanh nghiệp đã kiến nghị đưa sản phẩm test nhanh COVID-19 vào diện bình ổn giá vì dịch còn kéo dài. Theo Bộ Tài chính, trường hợp cần thiết phải điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Theo Khoản 2, Điều 15 Luật Giá năm 2012; Khoản 1 Điều 3, Nghị định số 177/2013/NĐ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá cho thấy, "sản phẩm test nhanh COVID-19" không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Luật Giá và văn bản hướng dẫn thi hành. (VTV.vn 15/11)Về đầu trang

Một xã, huyện ở Lâm Đồng, Thái Bình áp dụng chống dịch theo cấp độ 4

Số ca nhiễm mới trong cộng đồng đang có dấu hiệu tăng trở lại. Do đó, các địa phương tiếp tục cảnh giác trong phòng chống dịch COVID-19.

Cùng với Bình Thuận, An Giang và Đắk Lắk ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 ngày 14/11 tăng cao nhất so với ngày trước đó với hơn 100 ca.

Ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, một số huyện ở tỉnh Lâm Đồng đang áp dụng các biện pháp chống dịch theo cấp độ 4 - tương ứng vùng đỏ với nguy cơ rất cao. Dù dịch xuất hiện muộn hơn các địa phương khác trong khu vực, nhưng hiện Lâm Đồng đã ghi nhận hơn 1.200 ca.

Tại Bạc Liêu, dù đã giảm xuống cấp độ 3, nhưng trong chống dịch không lơ là, chủ quan mà tiếp tục cảnh giác với nhiều biện pháp, trong đó có quy định người dân hạn chế tối đa ra đường, nhất là từ 21h hôm trước đến 4h hôm sau.

Tại Thái Bình, với số ca mới tăng cao, chủ yếu ở xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư nên xã này mới được nâng lên cấp độ 4.

Còn tại Phú Thọ, từ ngày 15/11, nhà hàng, quán ăn được phép bán hàng tại chỗ trở lại, phục vụ không quá 50% công suất. Và các trường học ở Việt Trì, huyện Lâm Thao bắt đầu cho học sinh quay lại trường học trong điều kiện an toàn phòng chống dịch. (VTV.vn 15/11)Về đầu trang

Số F0 ngoài cộng đồng tại ĐBSCL có chiều hướng tăng

Tại khu vực ĐBSCL, số ca mắc mới COVID-19 vẫn tiếp tục tăng mạnh tại các địa phương.

Tại các tỉnh, thành ĐBSCL, mỗi ngày vẫn ghi nhận thêm hơn 2.000 ca F0. Đáng lo ngại, số ca F0 phát hiện ngoài cộng đồng có chiều hướng tăng mạnh, thay vì chỉ tập trung ở những khu cách ly, phong tỏa. Điều này cho thấy dịch COVID-19 đang có nguy cơ lây lan và bùng phát trên diện rộng. Lo lắng nhất là vẫn còn nhiều người chủ quan, lơ là, chưa chấp hành nghiêm các biện pháp về 5K.

Hiện các tỉnh, thành ĐBSCL cũng đã nâng mức độ cảnh báo về dịch bệnh để chủ động ứng phó. Bởi việc tiếp nhận hàng ngàn ca F0 mỗi ngày, hệ thống y tế tại đây sẽ sớm rơi vào tình trạng quá tải, khi đó tỷ lệ tử vong sẽ cao.

Các chuyên gia y tế cảnh báo dịch COVID-19 sẽ còn diễn biến phức tạp. Do đó, để đảm bảo an toàn, một trong những giải cần tăng cường là người dân phải tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp về 5K.

Còn tại TP Hồ Chí Minh, trong tuần qua, một số địa bàn đã ghi nhận có số ca F0 tăng cao là các huyện Hóc Môn, Bình Chánh và quận Bình Tân, quận 12, quận Gò Vấp, TP Thủ Đức.

Sở Y tế TP cho biết số F0 tại huyện Bình Chánh có chiều hướng tăng và đang đi ngang trong thời gian gần đây. Huyện Hóc Môn đang có tín hiệu đi xuống. Riêng quận Bình Tân và Gò Vấp vẫn đang ở mức cao và nằm ngang. Các địa phương có số ca không cao nhưng có xu hướng tăng là quận 10 và huyện Nhà Bè. Đến tối 14/11, TP Hồ Chí Minh chỉ còn duy nhất huyện Cần Giờ ở cấp độ 3 (vùng cam). Hiện cấp độ dịch toàn thành phố ở cấp độ 2. (VTV.vn 15/11)Về đầu trang

Chuyên gia nêu lý do Hà Nội nên thực hiện cách ly F1 tại nhà

Tính đến thời điểm hiện tại, phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) là địa phương đi đầu tại Thủ đô khi áp dụng cách ly F1 tại nhà đối với 9 trường hợp. Theo các chuyên gia y tế, do số F0 liên tục tăng kéo theo số lượng F1 rất lớn, việc cách ly tại nhà là xu thế và là chủ trương của Chính phủ.

Theo Chủ tịch UBND phường Trung Văn Nguyễn Đắc Long, hiện 9 F1 trên địa bàn phường đang được áp dụng biện pháp cách ly tại nhà là người già có bệnh nền, trẻ em, thuộc hai gia đình, tiếp xúc với một F0 ngày 6.11 và một F0 khác vào ngày 8.11.

Ông Long cho biết, ngay khi cách ly, chính quyền địa phương đã tổ chức lực lượng gồm: Công an, bảo vệ dân phố... trực chốt, đảm bảo các trường hợp cách ly thực hiện theo đúng quy định. Đồng thời liên hệ với gia đình để giúp đỡ khi họ có nhu cầu mua nhu yếu phẩm.

Ngoài ra, phường Trung Văn cũng bố trí các Tổ COVID-19 cộng đồng hỗ trợ mua thực phẩm, luân phiên đi chợ đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các trường hợp phải tự cách ly.

“Trung tâm Y tế phường cũng thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm theo định kỳ, quy định để sàng lọc nếu có F0. Về cơ bản, các trường hợp cách ly tại nhà luôn được theo dõi sức khỏe, đảm bảo thực hiện đủ thời gian cách ly, qua đó khống chế, kiểm soát dịch hiệu quả hơn”- ông Long cho hay.

14/11

Nói về việc thực hiện cách ly F1 tại nhà, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - nhìn nhận, những ngày qua, Hà Nội liên tục ghi nhận hàng trăm ca mắc COVID-19 nên sẽ có nhiều F1. Vì vậy, thành phố cần lên phương án cách ly tại nhà khi đủ điều kiện về phòng ốc và các điều kiện khác theo quy định của Bộ Y tế, nhằm tạo điều kiện cho người dân về tinh thần và vật chất.

Theo ông Phu, cần phải tính đến phương án cách ly tại nhà mới có thể thích ứng được với điều kiện hiện nay, đồng thời còn tránh lây chéo trong khu cách ly. Nếu không có đủ điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cách ly tại nhà, như phòng ốc chật chội, dễ có nguy cơ lây nhiễm cho gia đình, cộng đồng thì vẫn cần cách ly tập trung.

“Chúng ta phải hết sức hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của cộng đồng và đảm bảo kiểm soát được phòng, chống dịch, không để lây lan cho gia đình và cộng đồng" - ông Phu nói.

Đồng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội - cho rằng: “Thành phố nên có chủ trương cách ly tại nhà đối với trường hợp F1 có đủ điều kiện cách ly. Có như vậy sẽ hợp lòng dân, đúng với chủ trương, đúng mục tiêu "Sống chung, an toàn cùng COVID-19" của Chính phủ”.

Theo ông Hùng, người dân muốn được cách ly tại nhà bởi những gia đình đủ điều kiện thì họ có người chăm sóc, có kiến thức, buồng cách ly… hoàn toàn có thể tổ chức được. Bên cạnh đó, việc cách ly này sẽ có sự hỗ trợ của chính quyền, Tổ COVID-19 cộng đồng và nhiều tổ chức giám sát. Còn việc đi cách ly tập trung có thể khiến cả nhà lo lắng, nhất là trẻ em hay người già ở nơi cách ly mà điều kiện không được như ở nhà.

Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội nêu quan điểm, thành phố không thể lấy lý do đủ năng lực để cách ly tập trung. Việc cách ly tại nhà là xu thế và chủ trương của Chính phủ.

"Chính phủ đã chú trọng việc tiêm vaccine thì thành phố nên thực hiện cách ly tại nhà chứ không phải vì Hà Nội đủ năng lực điều kiện để người dân cách ly tập trung. Không nơi nào thiếu năng lực cả, như vậy không phù hợp với lòng dân, với sống chung cùng COVID-19. Dù sao, tổ chức cách ly tập trung sẽ rất tốn kém cho Chính phủ, Nhà nước. Cần tập trung lực lượng vào nhân viên y tế trong công tác khám chữa bệnh” - ông Hùng phân tích. (Laodong.vn 15/11, Tùng Giang) Về đầu trang

86% F0 nhập viện tại TPHCM đã tiêm vaccine Covid-19: Có bất thường?

Gần đây, thông tin 86% bệnh nhân nhập các bệnh viện điều trị Covid-19 tầng 2 tại TPHCM đã tiêm ít nhất một mũi vaccine, và 17 trường hợp tử vong dù đã tiêm đủ 2 mũi (thống kê trong hai ngày 10-11/11) được ngành y tế TPHCM công bố, khiến dư luận xôn xao. Câu hỏi đặt ra nhiều nhất là việc tiêm vaccine có thật sự giúp bảo vệ người dân khỏi đại dịch hay không?

Trao đổi với phóng viên Dân trí, PGS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, khi đã phủ vaccine rất dày mà tỉ lệ người nhập viện đã tiêm vaccine cao không phải là điều bất ngờ. Điều đó chỉ thể hiện vaccine có hiệu quả bảo vệ, nhưng không phải 100%.

Cụ thể, khi hiệu quả bảo vệ không hoàn toàn, dù có trên 90% đi nữa nhưng nếu số người tiêm vaccine nhiều lên, mẫu số càng lớn thì tương ứng với số người mắc bệnh vẫn có khả năng lớn. Vì vậy, tỉ lệ người nhập viện có tiêm vaccine gia tăng không có gì lạ.

Theo chuyên gia, hiện nay có nhiều thông tin diễn giải sai, không chỉ ở Việt Nam mà còn tại các quốc gia khác.

Đơn cử như ở Anh, người ta dùng con số thống kê 72% F0 tử vong là người đã tiêm vaccine để đả kích việc tiêm chủng. Hay tại Singapore, số liệu ngày 14/10 ghi nhận, trong trong số những người chuyển nặng có 50% là những người đã tiêm vaccine, 50% chưa tiêm. Từ đó có người suy diễn rằng tiêm vaccine hay không thì tỉ lệ chuyển nặng vẫn giống nhau.

Nhưng thực tế, số người đã tiêm vaccine ở Singapore gấp 6 lần số người không tiêm. Điều này đồng nghĩa, dù cùng một biến cố nhưng người đã tiêm vaccine có hiệu quả bảo vệ gấp 6 lần.

Do đó để tránh gây nhầm lẫn, chính phủ Singapore đã không còn thống kê riêng về số người đã tiêm vaccine trong các trường hợp tử vong, hay số tiêm vaccine trong những người chuyển nặng là bao nhiêu. Mà phân biệt rõ, trong những người có và không tiêm vaccine thì tỉ lệ tử vong là bao nhiêu.

"Nếu không tiêm vaccine, tỉ lệ chết gấp 10 lần so với được tiêm" - PGS Dũng khẳng định.

Cũng theo chuyên gia, người thống kê về dịch tễ học sẽ không nhìn vào con số tử vong đơn thuần để đánh giá. Trên mạng xã hội, nhiều hot facebooker, có sức ảnh hưởng mặc dù biết việc này nhưng vẫn cố lái mọi người suy nghĩ theo hướng bất lợi, để mọi người không tiêm vaccine. Nếu vaccine hoàn hảo 100%, không có ai tiêm xong bị bệnh và tử vong thì dịch đã hết từ lâu.

PGS Dũng cho rằng, quan điểm về chống dịch thích ứng, an toàn và linh hoạt của lãnh đạo TPHCM trong tình hình hiện tại là rất đúng.

Trước thắc mắc liệu Thành phố đã cần tăng cấp độ dịch từ mức 2 (nguy cơ trung bình) sang mức 3 (nguy cơ cao) chưa, chuyên gia nói theo quan điểm của ông, muốn trả lời câu hỏi này phải phân tích tổng số người mắc Covid-19 và tử vong trên tổng số dân.

Riêng ông đặc biệt quan tâm đến tỉ lệ tử vong, và cho rằng tỉ lệ này ở TPHCM còn hơi cao. Cụ thể nếu như so sánh với Singapore, có tỉ lệ tiêm chủng tương đương nhưng số tử vong trên người mắc chỉ khoảng 2/1.000. Còn tại Việt Nam và TPHCM, tỉ lệ hiện tại là 2/100 (theo thống kê của Bộ Y tế đến ngày 15/11, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam chiếm 2,2% so với tổng số ca nhiễm).

Dù vậy, nếu thống kê số mắc là đúng thực tế (xét nghiệm ở những người có nguy cơ và có triệu chứng) thì 1.000-2.000 người mắc/ngày tại TPHCM không là quá cao. Nếu chia ra thì tỉ lệ mắc chỉ khoảng 120-130/100.000 dân, chưa vượt quá cấp độ dịch. Con số này vẫn thấp hơn so với nhiều quốc gia khác, như Singapore dân số chưa đến 6 triệu người nhưng số mắc có thể lên đến 4.000-5.000/ngày.

PGS Dũng thẳng thắn cảnh báo, hiện nay việc xét nghiệm hoặc chẩn đoán bệnh tại TPHCM có thể chưa được thực hiện đúng mức. Thực tế cho thấy, đã có trường hợp khai báo đã là F0 rồi nhưng vẫn chưa được tiếp cận với y tế, dẫn đến số cách ly hoặc được điều trị kịp thời không đúng.

Trở lại với tình hình dịch bệnh, PGS Dũng khẳng định với số ca mắc thống kê như hiện tại, TPHCM chưa cần phải tăng cấp độ dịch để siết chặt hơn kiểm soát, gây ảnh hưởng cho cả cộng đồng.

Thay vào đó, ông ủng hộ các biện pháp "cá thể hóa" và tăng cường phòng dịch cá nhân. Nghĩa là nếu cá nhân nào không đeo khẩu trang, không khai báo y tế khi đến chỗ đông người hoặc tụ tập đông người, chính quyền có thể cưỡng chế thi hành hoặc phạt nặng.

"Nếu dùng biện pháp như "đóng cửa lại nền kinh tế" thì sẽ gây trừng phạt cho toàn xã hội. Điều này chỉ nên thực hiện khi không thể khống chế dịch được nữa" - chuyên gia phân tích. (Dantri.com.vn 15/11, Hoàng Lê)Về đầu trang

“Covid-19 có thể thành bệnh thông thường như cúm mùa”

Các chuyên gia dự báo năm 2022 hoặc năm kế tiếp, Covid-19 tại Việt Nam có thể trở thành bệnh đặc hữu như cúm mùa khi tỷ lệ tiêm chủng bao phủ rộng.

Phó giáo sư Nguyễn Huy Nga (nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế) cho rằng tương lai của đại dịch rất khó dự đoán chính xác do có nhiều ẩn số. Diễn biến dịch trên thế giới đang phức tạp, có người tiêm đủ hai mũi vẫn trở nặng nên càng khó dự đoán chính xác dịch bao giờ kết thúc.

"Đại dịch như con tằm, có thể rộ lên rồi biến mất không biết trước; quy luật của virus này lại khá đặc biệt", phó giáo sư Nga nói. Ông lấy ví dụ, virus cúm chủ yếu xuất hiện ở xứ lạnh, vào mùa đông và hiếm thấy ở mùa hè. Song, Covid-19 vẫn bùng phát mạnh ở các nước châu Phi hay như TP HCM và một số tỉnh phía Nam - nơi thời tiết nắng nóng.

Ngoài ra, virus ngày càng đột biến thành những chủng mới và lây lan mạnh, đợt dịch sau luôn phức tạp hơn đợt dịch trước. Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương, tiến sĩ Takeshi Kasai, hôm 25/8, cũng đưa ra hai kịch bản Covid-19 trong tương lai: sống chung với virus hoặc viễn cảnh "ai cũng muốn tránh". Theo đó, kịch bản thứ hai là khi biến thể nguy hiểm hơn phát triển - lây lan nhanh hoặc gây triệu chứng nặng, làm giảm hiệu quả vaccine.

Tuy nhiên, theo ông Nga, tại Việt Nam, với tiến độ phủ vaccine như hiện nay, đại dịch có thể kết thúc năm 2022 hoặc năm kế tiếp "nhưng virus sẽ không hoàn toàn bị xóa sổ mà trở thành mầm bệnh đặc hữu như cúm mùa".

Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng (Trưởng Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược TP HCM) cũng dự báo Covid-19 có thể sớm trở thành bệnh thông thường tại Việt Nam, muộn nhất có thể hết quý 2 năm 2022, nhờ vào việc đa số người dân đều tiêm vaccine.

"Khi khoảng 90% nguời dân trở lên tiêm đủ vaccine thì bệnh sẽ tương đối ổn, thậm chí còn ổn hơn bệnh cúm vì hiệu lực của vaccine cúm chỉ 50-60%, trong khi hiệu lực vaccine Covid-19 đến 80-90%, tỷ lệ bao phủ cao", phó giáo sư Dũng phân tích.

Theo ông Dũng, nhiều người không tiêm phòng cúm vì còn coi thường bệnh này. Trong khi đó, Covid-19 là bệnh mới, mọi người đều rất chú trọng việc chủng ngừa. "Cúm là bệnh lưu hành từ lâu, từ nhỏ đến lớn mọi người mắc nhiều lần nên ít nguy cơ trở nặng thấp hơn. Về lâu dài, khi Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu như cúm, nguy cơ tử vong có thể sẽ thấp hơn cả cúm nếu mọi người tiêm chủng đầy đủ", ông Dũng nói.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (cố vấn Khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1) cũng cho rằng khi phủ vaccine trên 90% thì Covid-19 sẽ trở thành bệnh thông thường. Khi đó, người có triệu chứng cần cho dùng thuốc kháng virus sớm, ai trở nặng thì tập trung điều trị.

"Lẽ đương nhiên là sẽ xuất hiện một số ca nặng chứ không thể không có, chỉ cần dồn sức vào cứu chữa", bác sĩ Khanh nói.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khi trả lời chất vấn của đại biểu tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV mới đây, cho rằng không chỉ Việt Nam mà với cả thế giới, vấn đề dự báo Covid rất khó khăn. Hầu hết các nước chưa có dự báo mang tính dài hạn. Đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng chỉ cảnh báo Covid-19 không thể kết thúc trong năm 2022 mà hy vọng đến năm 2023 sẽ trở thành bệnh tương tự như cúm mùa.

"Một số nước đưa ra dự báo ngắn hạn, bởi đại dịch lần này liên tục xuất hiện những biến chủng mới nguy hiểm", ông Long nói.

Các chuyên gia lo ngại từ nay đến cuối năm, vào mùa lạnh, dịp Tết diễn ra nhiều hoạt động đông người, trong khi một số người có tâm lý chủ quan gây nguy cơ tăng ca Covid-19. Nguy cơ này cũng được Bộ trưởng Y tế từng đề cập đến trong phiên trả lời chất vấn của Quốc hội khóa XV hôm 10/11, trong bối cảnh cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới, dịch bệnh có dấu hiệu tăng trở lại ở một số địa phương.

Theo phó giáo sư Nga, thời tiết lạnh, ít ánh nắng mặt trời... là điều kiện để virus tồn tại lâu hơn, dễ lây lan và phát tán mạnh. Bên cạnh đó, nhiều người nhầm lẫn triệu chứng Covid-19 với các bệnh mùa đông khác như cúm dẫn đến chủ quan, ngại đi khám.

Giáp Tết là thời gian diễn ra nhiều sự kiện đông người như tiệc tất niên, cưới hỏi dẫn đến nguy cơ bùng phát đợt dịch mới cao hơn nếu không phòng ngừa chặt chẽ. Cách thức lây truyền của virus là thông qua giọt bắn, qua bề mặt chứa virus, qua không khí, việc tiếp xúc lâu, thì mật độ đông người trong môi trường khép kín, chật hẹp là những yếu tố nguy cơ cao. Trong khi thời tiết lạnh, mọi người ở trong nhà nhiều hơn, tiếp xúc gần, đóng kín cửa, thông khí kém hơn, nguy cơ lây nhiễm sẽ cao.

Kịch bản tốt nhất cho Tết 2022 là duy trì được tình trạng kiểm soát dịch bệnh như hiện nay, theo các chuyên gia. Phó giáo sư Nguyễn Việt Hùng (Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội) cho rằng việc mở cửa, sống chung với dịch bệnh đồng nghĩa chấp nhận Covid-19 luôn tồn tại và có thể bùng phát ở một số khu vực vào những thời điểm nhất định, nhưng không làm tăng quá mức số lượng bệnh nhân nặng phải nhập viện và giảm tỷ lệ tử vong.

"Khi đó, hầu hết người trên 18 tuổi và một số trẻ em trên 12 tuổi đã được tiêm đủ liều vaccine, dịch có thể xảy ra ở tất cả tỉnh thành nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, đa số tỉnh thành dịch ở cấp độ 1-2 nên người dân vẫn có thể đi lại như hiện nay", phó giáo sư Hùng nói. (Vnexpress.net 15/11, Lê Phương - Thùy An)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Tuổi nghỉ hưu, lương hưu của người lao động năm 2022 thay đổi như thế nào?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Luật Lao động năm 2019, từ 1/1/2022, quy định về tuổi nghỉ hưu, cách tính lương hưu, chế độ bảo hiểm sẽ có thay đổi so với năm 2021.

Theo lộ trình đã quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ được tăng dần như sau: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Như vậy, tính từ năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 6 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 8 tháng đối với lao động nữ.

Tiếp tục với lộ trình này, các năm sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ, cho tới mốc nam đủ 62 tuổi và nữ đủ 60 tuổi nghỉ hưu.

Ngoài ra, pháp luật lao động cũng nêu rõ trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc làm nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người lao động còn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn từ 5 - 10 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu nói trên.

Theo Luật BHXH năm 2014, lộ trình điều chỉnh cách tính số năm đóng BHXH để tính lương hưu được tăng dần từ năm 2018. Theo đó, từ 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm công tác, người lao động được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, từ năm 2022, số năm tối thiểu đóng BHXH của lao động nam là 20 năm với mức hưởng là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm tính thêm 2% cho tới tỷ lệ tối đa là 75%. Do đó, lao động nam muốn hưởng tỷ lệ tối đa 75% thì phải đóng BHXH từ đủ 35 năm trở lên.

Với lao động nữ, cách tính tỷ lệ này năm 2022 không có sự thay đổi so với năm 2021. Mức hưởng lương hưu năm 2022 của lao động nữ vẫn được tính như năm 2021. (VTV.vn 15/11)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

Tiến hành "khám sức khỏe" tổng thể nền kinh tế

Tổng cục Thống kê đã thực hiện 5 cuộc điều tra IO cho các năm 1989, 1996, 2000, 2007 và 2012; và cuộc điều tra IO năm 2021 là cuộc điều tra lần thứ 6 của lĩnh vực này.

Tổng cục Thống kê cho biết, điều tra IO năm 2021 sẽ cập nhật toàn bộ hệ số chi phí trung gian cho 6 vùng kinh tế - xã hội, Hà Nội, TPHCM và cả nước phục vụ biên soạn chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và Tổng sản phẩm trên địa bản các tỉnh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (GRDP); là công cụ mô tả đầy đủ cấu trúc kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020 (đây là giai đoạn kinh tế Việt Nam có khá nhiều biến động so với những giai đoạn trước đó), phục vụ cho việc phân tích sự thay đổi cấu trúc kinh tế, cấu trúc tiêu dùng, các ảnh hưởng xuôi, ngược, lan tỏa… trong nền kinh tế, tác động của các loại chính sách đến các hoạt động kinh tế…

Kể từ năm 2012 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có rất nhiều biến động (đặc biệt ở nhiều ngành kinh tế; nhiều tỉnh, thành phố  đã có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu kinh tế), hệ số chi phí trung gian năm 2012 (dù đã được cập nhật một số ngành) đã không còn phù hợp cho cả nước và các tỉnh, thành phố trong giai đoạn mới do các nguyên nhân sau:

Một là, nhiều ngành đã thay đổi công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất nên hệ số IC năm 2012 không còn phù hợp (ngành công nghiệp chế biến chế tạo như may mặc, gia dày, điện tử thực hiện gia công);

Hai là, những ngành, sản phẩm mới xuất hiện trước đây chưa có hệ số IC (điện mặt trời, điện gió…);

Ba là, việc thay đổi phân ngành kinh tế (VSIC2007), phân ngành sản phẩm (VCPA 2007) sang phân ngành kinh tế (VSIC2018), phân ngành sản phẩm (VCPA 2018) làm cho cấu trúc chi phí (ngành cấp 1, 2 và 3) thay đổi và không có hệ số IC riêng cho 1 số ngành chi tiết;

Bốn là, những thay đổi của SNA 2008 cần được cập nhật (tính tài sản cố định bao gồm hoạt động nghiên cứu và phát triển; các phần mềm máy tính; các sản phẩm sở hữu trí tuệ; tài sản là hệ thống vũ khí quân sự...).

Mặt khác sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đầu năm 2020 đến nay đã làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc kinh tế Việt Nam. Cú sốc kinh tế do đại dịch từ đầu năm 2020 gây ra đã bóp méo cấu trúc kinh tế của Việt Nam nên không thể lựa chọn năm 2020 làm đại diện cho cấu trúc kinh tế của nước ta ở trạng thái bình thường.

Theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, chuyên gia quốc tế cũng như quyết định của lãnh đạo Tổng cục Thống kê thì cuộc điều tra IO lần thứ 6 buộc phải thay đổi cách tiếp cận cho phù hợp với bối cảnh mới. Theo đó, chọn năm 2019 thay cho năm 2020 để thu thập thông tin tính hệ số chi phí trung gian và lập bảng IO. Vì vậy, các phiếu điều tra trong cuộc điều tra này thực hiện thu thập thông tin của năm 2019 hoặc năm 2020.

Trong đó, đơn vị điều tra là doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp do có sổ sách, hệ thống kế toán đầy đủ sẽ thu thập thông tin hoạt động của năm 2019; đơn vị điều tra là cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; hộ dân cư và tổ chức vô vị lợi phục vụ hộ gia đình sẽ thu thập thông tin về tình hình sản xuất năm 2020, đồng thời có thông tin so sánh để đưa về năm 2019 (do các đơn vị này không có đầy đủ sổ sách kế toán, khả năng hồi tưởng thời gian dài sẽ không đảm bảo thông tin thu thập). (VTV.vn 15/11)Về đầu trang

PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN

Vaccine đã bao phủ rộng, hãy mở cửa đón khách quốc tế

Bắt đầu từ tuần này, du khách quốc tế sẽ đến Việt Nam, đây là tín hiệu vui cho ngành Du lịch, chuyện phục hồi không chỉ còn trên lý thuyết mà đã trở thành hiện thực.

Ngày 11.11, Khánh Hòa đã đón thành công 2 chuyến bay thí điểm du lịch quốc tế với hơn 400 khách đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Hy vọng là cú “mở hàng” của Khánh Hòa sẽ mát tay, du khách quốc tế sẽ lựa chọn Việt Nam làm điểm đến ngay từ bây giờ.

Du khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Nga... đã đăng ký suất đến Việt Nam, các địa phương như Quảng Nam, Khánh Hòa, Kiên Giang, Đà Nẵng, Quảng Ninh đã sẵn sàng đón khách. Sẵn sàng ở đây chính là ưu tiên cho an toàn dịch bệnh và cung cấp những dịch vụ tốt nhất để chiều lòng du khách.

Trong cuộc chạy đua mở cửa du lịch của các thị trường trong khu vực cũng như thị trường Đông Bắc Á, Việt Nam có nhiều ưu thế để thu hút du khách. Trước hết là cho đến nay, Việt Nam đã tiêm khoảng 100 triệu liều vaccine và đến hết tháng 12.2021, Việt Nam sẽ tiêm đủ hai liều cho người từ 18 tuổi trở lên, chưa kể trẻ từ 12 - 17 tuổi.

Việc tiếp tục phòng chống dịch là phải làm, nhưng phục hồi kinh tế trong lúc này phải xem là cơ hội, chỉ cần khai thác các điều kiện hiện có để đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch dịch vụ, thì sẽ thay đổi được đời sống của người dân.

Trước khi nói đến làm ra của cải vật chất, thì cái mà chúng ta cần là an ninh việc làm.  Du lịch hoạt động là lấy lại việc làm cho trên 1,3 triệu lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động của các nước.

Cùng với việc làm là hàng hóa, sản phẩm nông sản, hải sản được tiêu thụ, nông dân, ngư dân, doanh nghiệp có thêm thị trường.

Du khách đến Việt Nam tăng lên, du lịch nội địa cùng khởi sắc thì ngành hàng không, vận tải đường bộ, đường sắt đều kinh doanh tốt, tiếp nhận lại nguồn lao động bị mất việc.

Trở lại với trạng thái “bình thường mới” phải cụ thể bằng giải quyết việc làm, ổn định thu nhập và tạo ra sự đủ đầy no ấm cho người dân.

Canh thật chặt không cho con virus SARS-CoV-2 tấn công làm bùng dịch, nhưng bình tĩnh để ứng phó, tìm ra giải pháp xử lý và tự tin làm ăn, đó mới là việc thử thách trí tuệ của con người.

Đã tiêm đầy đủ vaccine thì cứ làm ăn, mở cửa đón du khách, đừng vì có vài trường hợp tử vong dù đã tiêm vaccine mà lo sợ đến mức phải “ngủ đông” như đã từng. Bởi đó chỉ là nhưng trường hợp mắc quá nhiều bệnh nền. (Lao động 15/11, Lê Thanh Phong)Về đầu trang

Học sinh đến trường và bài toán cho hai bộ trưởng

Tại Nghị trường hôm 11.11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói hộ “tiếng lòng” của rất nhiều công nhân, người lao động.

Tham gia trả lời chất vấn của đại biểu tại nghị trường, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh phải kiểm soát dịch cho tốt, cùng với đó là phải mở cửa trường học thì người lao động mới yên tâm quay trở lại làm việc, bởi họ sợ nhất là quay lại làm rồi lại dịch, lại phải tìm cách đối phó, trở về quê.

Phó Thủ tướng khẳng định 2 vấn đề lớn phải giải quyết: Phải kiểm soát dịch cho tốt vì vấn đề người lao động sợ nhất là quay lại làm rồi lại dịch, lại phải tìm cách đối phó, trở về quê. Thực tế qua đợt dịch thấy đời sống những người kẹt lại rất khổ. Vấn đề khác là phải mở lại trường học thì mới có chỗ trông con trẻ để bố mẹ đi làm. Về lâu dài, phải chăm sóc căn cơ cho người lao động, nếu dịch có trở lại thì người lao động vẫn phải được đảm bảo một phần tiền lương đủ cho cuộc sống.

Chăm sóc căn cơ không chỉ là câu chuyện tiền mà là câu chuyện người lao động bị kẹt giữa câu chuyện phải ở nhà trông con và đi làm kiếm thêm thu nhập.

Hình bà mẹ 50 tuổi cùng 3 con đạp xe từ Đồng Nai về quê hay một công nhân phải bỏ việc, kiếm tiền bằng những công việc vụn vặt để trông con thực sự đặt cho cử tri và nhân dân cả nước nhiều tâm tư.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Việc học sinh quay lại trường đảm bảo các điều kiện an toàn phải trên tinh thần vừa thực tiễn, nhưng rất kiên quyết, mạnh mẽ xử lý.

Báo Lao Động đã có nhiều loạt bài, tuyến bài về vấn đề “cần đưa con em công nhân ở vùng xanh đến trường” coi như một đòi hỏi chính đáng, thực hiện Nghị quyết 128, hướng đến cuộc sống bình thường mới của phần đông người lao động.

Làm gì để các em sớm được đến trường an toàn? Đó không chỉ là bài toán chờ Bộ GĐĐT mà còn có cả trách nhiệm của Bộ LĐTBXH.

Hôm qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị Bộ GDĐT xây dựng chiến lược tổng thể ngành giáo dục trước dịch bệnh COVID-19. Ở đó, câu chuyện đảm bảo học sinh vùng an toàn phải được đến trường là một trọng tâm với tinh thần mà Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói: “Thực tiễn, kiên quyết, mạnh mẽ”. (Laodong.vn 14/11, Hoàng Lâm)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Quy định 41 của Bộ Chính trị: Bước đột phá, siết chặt kỷ luật kỷ cương đối với đội ngũ lãnh đạo quản lý các cấp

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Quy định này thay thế Quy định số 260-QĐ/TW ngày 2/10/2009 của Bộ Chính trị và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quy định số 41 có nhiều điểm mới, khắc phục những điểm chưa phù hợp so với quy định trước đây đồng thời thể hiện quyết tâm chính trị cao trong xử lý cán bộ theo hình thức miễn nhiệm, từ chức. Đây được xem là một bước đột phá để siết chặt kỷ luật kỷ cương đối với đội ngũ lãnh đạo quản lý các cấp.

Theo Quy định số 41 của Bộ Chính trị, việc miễn nhiệm đối với cán bộ là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức; có 6 căn cứ cụ thể để xem xét miễn nhiệm cán bộ. Từ chức là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp nhận dựa trên 4 căn cứ cụ thể.

Nêu ý kiến về Quy định số 41, ông Nguyễn Hồ Cảnh, Bí thư Chi bộ khối Trung Hợp, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh (Nghệ An) nhấn mạnh, Quy định đã đề cao tính nhân văn và vai trò, trách nhiệm người đứng đầu.

Từ ngày thành lập Đảng đến nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng luôn được Đảng ta chú trọng. Việc ban hành Quy định số 41 là một bước hoàn thiện hơn công tác quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng ta.

Những nội dung trong Quy định số 41 có nhiều điểm mới, rõ ràng hơn, lượng hóa, nhân văn hơn, sát với thực tế hiện nay hơn so với Quy định 260 và các quy định khác về việc từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo quản lý của Đảng và Nhà nước.

Thực tế gần đây cho thấy, một số cán bộ cấp Vụ, Viện từ chức hoặc miễn nhiệm đã góp phần nâng cao chất lượng công tác của các cơ quan, đơn vị và tạo niềm tin đối với Đảng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc từ chức của những cán bộ lãnh đạo, quản lý yếu về năng lực trình độ dần trở thành nét "văn hóa", "lẽ tự nhiên" hơn.

Một trong những điểm mới nổi bật của Quy định số 41 đó là căn cứ xem xét việc miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu. Theo đó, sẽ miễn nhiệm người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng; còn trong trường hợp nghiêm trọng sẽ xem xét từ chức.

Theo ông Nguyễn Hồ Cảnh, đây là một yếu tố khá quan trọng, nó lấp đầy kẽ hở về chính sách, về pháp luật đó là trách nhiệm người đứng đầu. Giả thiết người dưới quyền vi phạm thì trách nhiệm trước hết thuộc về người đứng đầu, vì người đứng đầu gắn liền với chính sách, cơ chế và năng lực quản lý. Nếu người đứng đầu không kiểm soát được, đó là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, tự diễn biến, tự chuyển hóa.

Đây là một vấn đề rất quan trọng, thể hiện quyết tâm chính trị cao, là bước đột phá để siết chặt kỷ luật, kỷ cương đối với đội ngũ lãnh đạo quản lý các cấp.

Các văn bản của Đảng và Nhà nước ta đã quy định khá rõ về quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hồ Cảnh cho rằng phải xem xét một cách khách quan, toàn diện theo nguyên tắc: thẩm quyền của người đứng đầu đến đâu thì trách nhiệm đến đó, không vì người đứng đầu mà nương nhẹ hay xử nặng cán bộ thuộc quyền, cần phải cá nhân hóa, cụ thể hóa trong từng trường hợp cụ thể.

Một điểm mới khác trong Quy định số 41 là việc bố trí lại cán bộ sau khi từ chức. Ông Cảnh nêu ý kiến: Đây là yếu tố mang tính nhân văn bởi con người ta "nhân vô thập toàn" có những người không hoàn thành nhiệm vụ được giao không phải do ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức kém mà có khi do công việc không hợp năng lực, sở trường, hoàn cảnh gia đình… nên không phát huy được. Bởi vậy, bố trí lại công việc cho cán bộ sau khi từ chức, miễn nhiệm cho đúng với năng lực, sở trường… là rất cần thiết.

Đồng quan điểm với ông Nguyễn Hồ Cảnh, ông Nguyễn Việt Hùng, Bí thư Chi bộ Khối 16 phường Trường Thi, thành phố Vinh cho rằng bố trí cán bộ sau khi miễn nhiệm, từ chức là một điểm mới trong công tác tổ chức cán bộ hiện nay và là việc làm cần thiết. Vì nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà cán bộ phải từ chức, bản thân cán bộ đó phải tự nhận thức được hành vi của mình.

Tuy nhiên, các cơ quan liên quan khi miễn nhiệm hoặc cán bộ đã từ chức nên phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết có lý có tình chứ không "đẩy" cán bộ vào tường không có lối thoát. Điều này không đúng với đạo lý của dân tộc Việt Nam cũng như quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước luôn thể hiện tính nhân văn.

Vì vậy, theo ông Nguyễn Việt Hùng, các cơ quan cần tăng cường phối hợp, giúp cấp ủy phụ trách công tác cán bộ kết luận đúng với bản chất, hành vi người vi phạm, từ đó bố trí nhiệm vụ cho "hợp tình, hợp lý", bố trí công việc vừa sức để cán bộ hoàn thành nhiệm vụ, không "đẩy" cán bộ vào chân tường làm phát sinh tiêu cực khác.

Tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh đang được cụ thể hóa bằng các nghị quyết, quy định, kết luận của Đảng, cần sớm được luật hóa để sớm được thực thi trong cuộc sống.

Để Quy định số số 41 đi vào cuộc sống, trước hết phải tổ chức cho cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp cần nắm rõ về Quy định, học tập từng nội dung, nguyên tắc, phương châm để trong quá trình thực hiện, "bám" vào chức trách nhiệm vụ để hoàn thành. Bản thân cán bộ phải tu dưỡng, rèn luyện mình hàng ngày bởi trên thực tế, nhiều trường hợp khi được bổ nhiệm rồi thì không nỗ lực học tập, thậm chí buông lỏng, không rèn luyện mình.

Thực tế cũng chứng minh thời gian vừa qua nhiều cán bộ cấp cao ở nhiều lĩnh vực mắc khuyết điểm, dẫn đến tham nhũng, tiêu cực ngay chính trong cơ quan tổ chức mình quản lý.

Ngoài ra, phải duy trì nghiêm và xuyên suốt trong quá trình thực hiện. Ông Nguyễn Việt Hùng phân tích, khi cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý cơ quan, đơn vị, phải quy định chức trách, nhiệm vụ rõ ràng để cán bộ ấy nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình; tránh tình trạng cán bộ do nhận thức chưa đầy đủ "vô tình" dẫn đến sai phạm khuyết điểm, phải xử lý.

Đây là một quy định mới nên phải triển khai từng bước để rút kinh nghiệm, nhất là phương pháp xem xét, nhìn nhận vấn đề của lãnh đạo. Đặc biệt, bản thân cán bộ chủ trì các cấp cho đến mỗi đảng viên phải tự giác, tự tu dưỡng rèn luyện mình để không dẫn đến sai phạm.

Ông Nguyễn Hồ Cảnh gợi mở, để Quy định số 41 đi vào cuộc sống, cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền để thống nhất và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhất là các đối tượng điều chỉnh của Quy định; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện để kịp thời biểu dương gương người tốt việc tốt, cách làm hay và phát hiện những điều chưa hợp lý để bổ sung hoàn chỉnh Quy định.

Song song với việc thực hiện Quy định số 41, các cấp cần đẩy mạnh việc học và làm theo lời Bác; thực hiện đồng bộ các quy định của Đảng về đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng, chính sách cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng. (VTV.vn 15/11)Về đầu trang

Những điểm mới của quy trình tiếp công dân là gì?

Ngày 15/11, Thông tư số 04/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ Quy định về quy trình tiếp công dân bắt đầu có hiệu lực sau khi được ban hành vào ngày 1/10/2021.

Theo đó, đối tượng áp dụng là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và người tiếp công dân.

Người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến trình bày trực tiếp tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiếp công dân.

Mục đích của việc tiếp công dân nhằm hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật, góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Luật Tiếp công dân và phải giải thích cho công dân được biết lý do từ chối tiếp, đồng thời báo cáo người phụ trách tiếp công dân.

Trường hợp từ chối tiếp công dân theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Tiếp công dân thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phụ trách tiếp công dân ra thông báo từ chối tiếp công dân theo quy định.

Bên cạnh đó,Thông tư quy định người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe, xem xét, giải quyết và chỉ đạo việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của mình hoặc thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp dưới trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Luật Tiếp công dân và kiểm tra, đôn đốc việc xử lý sau tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị.

Việc tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải được công chức, viên chức giúp việc ghi chép đầy đủ vào Sổ tiếp công dân hoặc nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân và được lưu tại nơi tiếp công dân.

Ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân phải được lập thành văn bản và gửi cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung chỉ đạo; ấn định thời gian giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật và cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải quyết phải gửi kết quả giải quyết cho công dân được biết.

 Khi tiếp công dân, nếu vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở và thuộc thẩm quyền giải quyết thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì nói rõ thời hạn giải quyết và người cần liên hệ để biết kết quả giải quyết. Đồng thời, kết thúc việc tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị ra thông báo kết luận việc tiếp công dân.

Ngoài ra, việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phải được ghi vào sổ tiếp công dân hoặc nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân. (Phapluatplus.vn 15/11, Gia Hải )Về đầu trang

Lùi cải cách tiền lương, thu nhập hàng tháng của công chức như thế nào?

Với việc Quốc hội lần thứ hai quyết định chưa cải cách chính sách tiền lương, lương cán bộ, công chức trong năm 2022 giữ nguyên ở mức 1,49 triệu đồng/tháng nhân với hệ số hiện hưởng...

Quốc hội, trong phiên họp bế mạc 2 ngày trước đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, trong đó quyết nghị lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội.

Như vậy, đến tháng 7/2022, cả nước vẫn chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Trao đổi với báo chí, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, cải cách tiền lương là vấn đề rất quan trọng, tác động đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, 2 năm qua, dịch Covid-19 đã tác động hết sức nghiêm trọng đến kinh tế xã hội.

Theo ông Bùi Văn Cường, dịch bệnh không chỉ tác động đến chuỗi cung ứng, sản xuất kinh doanh, đời sống, mà còn phải chi nhiều ngân sách cho công tác phòng chống dịch. Tổng Thư ký Quốc hội dẫn chứng việc phải chi các khoản kinh phí mua kit xét nghiệm, mua vaccine phòng Covid-19, thiết bị y tế, chi cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch…

"Nguồn lực đầu tư cho phát triển, cho an sinh xã hội, chăm lo cho người dân đang cần hơn. Do vậy, cán bộ, công chức cũng sẵn sàng đồng thuận theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương đến thời điểm thích hợp", ông Bùi Văn Cường nói.

Cũng theo Tổng Thư ký Quốc hội, các cán bộ, công chức, viên chức sẵn sàng đồng thuận với việc lùi thực hiện cải cách tiền lương đến thời điểm thích hợp. Còn lùi đến thời điểm nào thì Quốc hội giao Chính phủ, các cơ quan liên quan xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

Theo Nghị quyết 27 Trung ương 7 khóa XII, cơ cấu bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Còn theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 được thông qua ngày 12/11/2019, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2020.

Với việc Quốc hội lần thứ hai, lùi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 (lần đầu quyết định lùi hạn thực hiện lộ trình là vào kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV - PV), mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và lương hưu vẫn giữ nguyên 1,49 triệu đồng/tháng như mức áp dụng từ năm 2019, chưa tăng lên 1,6 triệu đồng.

Như vậy, trong năm 2022, lương cán bộ, công chức vẫn được tính theo công thức gồm lương cơ sở 1,49 triệu đồng nhân với hệ số hiện hưởng.

Ngoài lương, cán bộ, công chức còn được hưởng một số phụ cấp kèm theo tùy mỗi chức danh, lĩnh vực (phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực…).

Bên cạnh đó, lương công chức ở các vị trí việc làm khác nhau còn được tính theo ngạch/bậc cụ thể. Theo quy định, hiện nay, mức lương của công chức giữ chức danh chuyên gia cao cấp là cao nhất, tương đương với lương Bộ trưởng.

Cụ thể, chuyên gia cao cấp có 3 hệ số lương 8.80, 9.40 và 10.00, tương ứng với 3 bậc nhân với lương cơ sở 1,49 triệu có mức lương lần lượt là: 13,112 triệu; 14,006 triệu và 14,9 triệu đồng/tháng. (Dantri.com.vn 15/11, Quốc Vinh)Về đầu trang

Thủ tướng: Nhiều nơi đã giảm học phí cho các cháu nhưng vẫn có một số nơi chưa làm

Ngày 14/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Thủ tướng đã có bài phát biểu tại cuộc gặp ý nghĩa này.

Đề cập về tình hình thực tế hiện nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, gần 2 năm qua, dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Giáo dục và đào tạo là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch này, nhưng đây cũng là cú hích để chúng ta thay đổi tư duy quản lý, phát huy sự sáng tạo trong mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và toàn ngành giáo dục, nâng cao khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới và là cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới trong giáo dục.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh, các thầy cô giáo của các trường y luôn sẵn sàng lên đường tới bất cứ nơi đâu để cùng cả nước tham gia phòng chống dịch. Có thể nói trong bất kỳ hoàn cảnh nào dù khó khăn đến đâu, ngành giáo dục mà trong đó các thầy cô giáo chính là lực lượng nòng cốt đã chủ động, linh hoạt chuyển đổi sang phương thức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình. Nhiều thầy cô đã phát huy sáng tạo tìm mọi cách để đưa bài học, kiến thức đến với học trò. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành đã tổ chức triển khai kỳ thi THPT quốc gia nghiêm túc, an toàn và đảm bảo yêu cầu chống dịch, được dư luận đánh giá cao.

"Chính phủ luôn trăn trở về những tác động tiêu cực của dịch bệnh đến người dân, đến xã hội, trong đó có ngành giáo dục để chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ. Hàng triệu thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên mầm non và ngoài công lập bị ảnh hưởng thu nhập, đời sống khó khăn do dịch bệnh. Thậm chí, tôi biết nhiều thầy cô còn phải làm thêm các công việc khác để lo cuộc sống. Hàng chục triệu trẻ em không được học trực tiếp dài ngày, ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng học và đảo lộn cuộc sống hàng triệu gia đình. Hàng nghìn em đã trở thành mồ côi do mất cha mất mẹ trong dịch bệnh...

Khi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi cũng đã chỉ đạo Bộ phải phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan giải quyết từng bước những khó khăn, bất cập của ngành giáo dục. Trong đó, tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ đối với giáo viên, nhất là giáo viên mầm non ngoài công lập, giáo viên vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, cải thiện cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thi cử bảo đảm khoa học, chất lượng, hiệu quả, có chính sách thu hút nhân tài, tăng cường dạy kỹ năng sống, chú trọng nâng cao hiệu quả, chất lượng các môn học lịch sử, ngoại ngữ, tin học...", Thủ tướng nói.

Thủ tướng đã nhấn mạnh một số vấn đề Chính phủ cần giải quyết sớm để tạo điều kiện cho ngành giáo dục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Về vấn đề học trực tuyến. Chính phủ nhất quán quan điểm không thể để các cháu học trực tuyến quá lâu, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế phối hợp với các địa phương có phương án, giải pháp khắc phục việc này theo lộ trình từng bước thận trọng, chắc chắn nhưng phải phải hết sức khẩn trương, đảm bảo an toàn chống dịch. Nghiên cứu thí điểm kết hợp học trực tiếp với học trực tuyến căn cứ vào tình hình dịch bệnh từng khu vực và mức độ bao phủ vaccine.

Đối với giáo viên, Chính phủ tiếp tục yêu cầu các bộ, ngành liên quan rà soát chính sách hỗ trợ đối với giáo viên, nhất là giáo viên mầm non và ngoài công lập. Trên thực tế, các chính sách hỗ trợ đã được thực hiện nhưng chúng ta cần rà soát lại, đề xuất các phương án phù hợp và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Đối với các cháu học sinh, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan quan tâm hơn nữa đến các cháu. Thực tế nhiều nơi đã thực hiện giảm học phí cho các cháu nhưng vẫn có một số nơi chưa làm.

"Tôi đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội đẩy mạnh chương trình cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên. Đồng thời, đối với các cháu mồ côi do Covid-19, các bộ, ngành liên quan cần rà soát, đề xuất chính sách quan tâm đến các cháu một cách căn cơ, bài bản và dài hơi", Thủ tướng nhấn mạnh… (Danviet.vn 14/11)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Kho bạc Nhà nước hướng đến “Kho bạc 3 không”

Bắt đầu từ 15/11, Kho bạc Nhà nước sẽ áp dụng liên thông 3 hệ thống: Dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách TABMIS và Thanh toán điện tử ngân hàng.

Đây là bước tiến tiếp theo trong quá trình cải cách, hiện đại hóa hệ thống Kho bạc Nhà nước để giảm bớt thời gian làm thủ tục.

Quản lý hơn 300 dự án đầu tư từ nguồn ngân sách, ông Nghĩa (Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) không còn phải tới Kho bạc Nhà nước giao dịch như trước đây. Hiện mọi hồ sơ chứng từ đều có thể nộp qua dịch vụ công trực tuyến và nhận tiền qua ngân hàng ngay trong ngày.

"Chứng từ chi chủ yếu thao tác trên phần mềm. Thời gian thao tác cho một chứng từ, bút toán rất ngắn, chỉ 5 - 10 phút là xử lý được", ông Nguyễn Thế Nghĩa, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cho biết.

Đến nay, hơn 99% các khoản thu - chi qua Kho bạc đều được thực hiện trực tuyến, thanh toán qua ngân hàng, cao điểm có khoảng 200.000 giao dịch/ngày. Việc áp dụng dịch vụ công trực tuyến đã giúp các đơn vị sử dụng ngân sách tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, đặc biệt ở các địa phương miền núi, vùng sâu vùng xa.

"Khách hàng không phải đến trụ sở Kho bạc Nhà nước để giao dịch. Kho bạc Nhà nước nhận hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ công, nên rất là minh bạch, giảm khoảng 50% thời gian giải quyết với khách hàng", Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thị Bảo Hường cho hay.

Với việc liên thông 3 hệ thống, Kho bạc kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm trên 40% thời gian thao tác trên các phần mềm, nâng cao năng suất lao động của cán bộ công chức, để tập trung đẩy nhanh thời gian kiểm soát chi, đáp ứng nhanh hơn nhu cầu của đơn vị sử dụng ngân sách.

Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái nguyên có hơn 1.500 đơn vị sử dụng ngân sách. Trước đây, vào cao điểm quyết toán cuối năm, các đơn vị phải đến xếp hàng ở sảnh để chờ đợi làm thủ tục, nhưng hiện nay khá vắng vẻ, khi gần 100% các đơn vị đã sử dụng dịch vụ công trực tuyến, hướng tới "Kho bạc 3 không": không khách hàng, không tiền mặt, không chứng từ. (VTV.vn 15/11)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Sửa quy định tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 97/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2020/TT-BTC quy định tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước.

Về chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước, Thông tư số 97/TT-BTC quy định, ngân sách trung ương khi tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước và ngân sách cấp tỉnh khi tạm ứng ngân quỹ nhà nước có trách nhiệm thanh toán khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước cho Kho bạc Nhà nước định kỳ hàng tháng (chậm nhất vào ngày 10 của tháng liền kề sau tháng phải thanh toán) với mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước bằng mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong cùng thời kỳ.

Khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước của tháng đến hạn hoàn trả khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước được thanh toán cho Kho bạc Nhà nước vào cùng thời điểm khi hoàn trả khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước.

Thời hạn tính chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước theo tháng được tính từ ngày rút vốn đối với kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước đầu tiên hoặc ngày đầu tiên của tháng đối với các kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước tiếp theo đến hết ngày cuối cùng của tháng tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước hoặc ngày liền kề trước ngày hoàn trả khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước đối với kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước cuối cùng.

Số ngày duy trì số dư nợ thực tế (bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật) là số ngày mà số dư nợ tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước thực tế cuối mỗi ngày không thay đổi trong thời hạn tính chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước.

Mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước bằng mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong cùng thời kỳ. Trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quyết định điều chỉnh mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì áp dụng theo mức lãi suất mới kể từ thời điểm mức lãi suất đó có hiệu lực thi hành.

Về chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn, theo quy định tại Thông tư số 97/TT-BTC, trường hợp khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương, khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách cấp tỉnh quá thời hạn hoàn trả, ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh có trách nhiệm thanh toán khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn theo mức bằng 150% mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước theo quy định nêu trên được áp dụng tại ngày liền kề trước thời hạn tính chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn.

Thời hạn tính chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn được tính từ ngày đến hạn hoàn trả mà khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước không được hoàn trả đến hết ngày liền kề trước ngày thực trả khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước quá hạn.

Số ngày duy trì số dư nợ quá hạn thực tế (bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật) là số ngày mà số dư nợ tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước quá hạn thực tế cuối mỗi ngày không thay đổi trong thời hạn tính chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn quy định tại điểm a khoản này. Mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước là mức lãi suất theo quy định nêu trên được áp dụng tại ngày liền kề trước thời hạn tính chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn.

Thông tư số 97/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022. Dư nợ tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước tính đến ngày 1/1/2022 được áp dụng mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước, chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn (nếu có) theo quy định tại Thông tư này kể từ ngày 1/1/2022.

Các khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước được phê duyệt trước ngày 1/1/2022, nhưng thực hiện rút vốn sau ngày 1/1/2022 được áp dụng mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước, chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 97/TT-BTC. (Hải quan 15/11)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Nhiều nước hạn chế nghiêm ngặt đối với người chưa tiêm vaccine COVID-19

Theo BBC, từ 15.11 những người chưa tiêm chủng vaccine COVID-19 ở Áo sẽ chỉ có thể rời khỏi nhà trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như đi làm hoặc mua thực phẩm.

Hiện, khoảng 65% dân số Áo được tiêm phòng đầy đủ, một trong những tỉ lệ thấp nhất ở Tây Âu. Trong khi đó, tỉ lệ lây nhiễm trong 7 ngày qua ở nước này là hơn 800 ca trên 100.000 người - một trong những con số cao nhất ở Châu Âu.

Châu Âu một lần nữa trở thành khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi đại dịch, một số quốc gia đang bắt đầu tái áp đặt các biện pháp hạn chế và cảnh báo về tình trạng gia tăng lây nhiễm.

Quy định mới của Áo ước tính sẽ ảnh hưởng đến khoảng 2 triệu người chưa tiêm vaccine COVID-19. Những người này  vốn đã bị cấm đến các nhà hàng, tiệm làm tóc và rạp chiếu phim và hiện được yêu cầu ở yên trong nhà.

Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg nói: “Trên thực tế, chúng tôi đã nói với một phần ba dân số rằng: Bạn sẽ không rời khỏi nhà của mình trừ một số lý do nhất định. Điều này làm giảm đáng kể sự tiếp xúc giữa người đã tiêm chủng và chưa được tiêm chủng''.

Chính phủ thông báo, lực lượng cảnh sát sẽ tiến hành kiểm tra tại chỗ trong các không gian công cộng để xác định tình trạng tiêm chủng của người dân.

Bộ trưởng Y tế Wolfgang Mückstein lưu ý, quy định mới ban đầu được áp dụng trong thời gian 10 ngày, nhưng không áp dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi hoặc những người mới bình phục sau mắc COVID-19.

Tại nước láng giềng Đức, Bộ trưởng Y tế Jens Spahn cảnh báo về ''đại dịch ở những người không được chủng ngừa''. Chính phủ liên bang và các nhà lãnh đạo tiểu bang dự kiến sẽ họp bàn vào tuần tới để thảo luận về việc đưa ra những hạn chế mới.

Tỉ lệ tiêm chủng ở Đức là 67,3%, cao hơn một chút so với Áo. Đức chỉ định Áo là khu vực có nguy cơ cao, có nghĩa là bất kỳ ai đến từ đó đều phải kiểm dịch.

Hà Lan đã áp dụng biện pháp ''phong tỏa nhẹ'' nhằm giảm bớt tiếp xúc xã hội, đối phó với tình trạng gia tăng mạnh các ca lây nhiễm. Các nhà hàng và cửa hiệu phải đóng cửa sớm, khán giả không được phép tham dự sự kiện thể thao.

Khoảng 84% người trưởng thành ở Hà Lan đã được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ. Hầu hết bệnh nhân COVID-19 tại các bệnh viện Hà Lan đều là người chưa tiêm chủng.

Tại một số quốc gia Đông Âu, tỉ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 ghi nhận thấp hơn đáng kể.

Latvia, nơi 59% dân số được tiêm chủng đầy đủ, đã tái áp đặt lệnh cấm vào tháng 10 đồng thời các nhà lập pháp không tiêm chủng vaccine bị cấm không được bỏ phiếu và tham gia các cuộc tranh luận cho đến giữa năm 2022. Lương của họ cũng sẽ bị điều chỉnh.

Nga, theo Our World In Data, chỉ có khoảng 35% dân số được tiêm chủng đầy đủ. Vào cuối tháng 10, Mátxcơva đã đóng cửa cửa hàng, nhà hàng trong khi trường học đóng cửa một phần. Người lao động được nghỉ lễ có lương 9 ngày để hạn chế tình trạng lây nhiễm.

Một số quốc gia khác cũng đang áp dụng các biện pháp hạn chế chỉ dành cho những người chưa tiêm chủng. Tại Australia, bang Queensland sẽ cấm những người chưa tiêm vaccine được đến nhà hàng, quán rượu và các sự kiện thể thao từ ngày 17.12.

Singapore tuyên bố những người đủ điều kiện nhưng vẫn chưa chủng ngừa sẽ phải tự thanh toán các hóa đơn y tế của họ từ tháng 12. (Laodong.vn 15/11, Bảo Châu)Về đầu trang

Trung Quốc muốn “cả nước cùng giàu”, giới nhà giàu tìm đường bỏ chạy

Mục tiêu "thịnh vượng chung" của chính quyền Trung Quốc đang khiến nhiều người giàu ở Trung Quốc rơi vào trạng thái "khủng hoảng", theo báo South China Morning Post.

"Thịnh vượng chung" hướng tới việc mọi người đều có cơ hội giàu có, mở rộng tầng lớp trung lưu và thu hẹp, ngăn chặn những thu nhập quá mức, bất hợp pháp.

Với giới nhà giàu Trung Quốc, sức nóng từ chiến dịch, chính sách hưởng ứng mục tiêu được Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra đang ngày một lớn.

Chẳng hạn bắt đầu từ năm tới, tầng lớp trung lưu có thu nhập cao sẽ phải trả khoản thuế thu nhập cá nhân lên tới 45% cho khoản tiền thưởng cuối năm của họ.

Kế hoạch thí điểm đánh thuế bất động sản ở một số địa phương nhằm ngăn chặn nạn đầu cơ, kiểm soát giá nhà ở mức vừa phải cũng khiến giới nhà giàu đau đầu.

Những gia đình thuộc nhóm trên của tầng lớp trung lưu cũng phải tìm cách tích góp thêm cho con du học, do các chương trình trong nước liên kết đào tạo quốc tế biến mất vì chính quyền siết chặt kiểm soát giáo dục tư nhân.

Theo SCMP, nhiều người giàu đang tìm cách che đậy hoặc đẩy tài sản ra khỏi tầm quét của "radar" Chính phủ Trung Quốc.

Không ít người bắt đầu tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia thuế trong và ngoài nước, các cố vấn gia đình đáng tin cậy về những rủi ro trong tương lai và sắp xếp lại tài sản đứng tên họ.

Ông Liu Zhen, người có kinh nghiệm giúp người giàu di cư và mua tài sản ở nước ngoài từ năm 2015 đến nay, cho biết nhiều người vẫn muốn chuyển tài sản và kiếm thẻ xanh nước ngoài. Tuy nhiên chi phí cho việc này ngày càng cao và thủ tục nhiêu khê, khó khăn hơn trước.

Những người tham gia vào thị trường di cư này rất đa dạng. Nhóm người trẻ giàu lên nhờ tiền kỹ thuật số và công nghệ tài chính cũng tìm đường ra nước ngoài thông qua các chương trình đầu tư quốc tịch ở Malta hoặc Thổ Nhĩ Kỳ.

"Những ai có nhiều bất động sản đang cố gắng bán bớt và chỉ giữ lại những thứ có giá trị nhất. Tuy nhiên giao dịch nhà ở dạng này đang ngày một giảm", ông Zhu Feng - một nhà môi giới bất động sản tại Thâm Quyến - nói với SCMP.

Ông Xie Ping, chủ một doanh nghiệp tư nhân tại Chiết Giang, dự đoán giá nhà ở sẽ giảm trên toàn Trung Quốc. Tại các thành phố hạng nhất của Trung Quốc, giá nhà đã giảm từ sau khi có tin đồn chính quyền đánh thuế bất động sản.

"Những thay đổi gần đây (về giá bất động sản và lạm phát) đến quá đột ngột và quá nhanh, khiến chúng tôi cảm thấy như mình đã lạc lối về đầu tư và chi tiêu. Liệu vài năm tới hoặc thậm chí vài thập kỷ tới đây sẽ như thế nào?", ông Xie rầu rĩ tự hỏi. (Tuoitre.vn 15/11, Bảo Duy)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Các tin khác