Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 23-8-2021

15:30, Thứ Hai, 23-8-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

  1. Thủ tướng yêu cầu tăng cường giãn cách, xét nghiệm toàn bộ TP.HCM.. 1
  2. Tiêu chí để người mắc COVID-19 được điều trị tại nhà. 3
  3. TP.HCM: Chính quyền sẽ "đi chợ hộ" người dân trong 2 tuần tới 3
  4. “Điểm nóng” Bình Dương kiến nghị Trung ương chi viện những gì?. 4
  5. Đà Nẵng làm đúng “ai ở đâu ở yên đó”. 5

VI PHẠM CHỐNG DỊCH COVID-19. 6

  1. Bình Định: Đình chỉ công tác Bí thư và Chủ tịch phường vì để dịch COVID-19 lây lan. 6
  2. Sau vụ lãnh đạo cục Thuế đi đánh golf giữa mùa dịch, Bộ Tài chính siết kỷ luật 7
  3. Khánh Hòa: Phó Chủ tịch phường nói “bánh mì không phải thiết yếu” xin nghỉ việc. 7

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 8

  1. COVID-19 "bào mòn" doanh nghiệp Việt: Đừng để chết rồi mới cứu! 8
  2. Cần có giải pháp đồng bộ khi doanh nghiệp hoạt động trở lại 9
  3. Hơn 600.000 tỉ đồng nợ vay được cơ cấu lại để hỗ trợ doanh nghiệp. 11
  4. Không để việc kiểm dịch làm tắc “luồng xanh” quốc gia. 12
  5. Doanh nghiệp hết tiền chi “3 tại chỗ”, hàng trăm nhà máy thủy sản dừng sản xuất 13

QUẢN LÝ.. 14

  1. Sẽ thí điểm sinh hoạt trực tuyến ở một số Đảng bộ, chi bộ đặc thù. 14
  2. Ông Nguyễn Thành Phong thôi giữ chức Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh. 15
  3. Đề xuất tạm dừng thanh kiểm tra doanh nghiệp cho đến khi hết dịch. 15
  4. Bỏ Giấy khen “Học sinh tiên tiến”, Bộ Giáo dục nói gì?. 17

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 18

  1. Đơn giản hóa thủ tục khi đăng kiểm xe ôtô. 18
  2. Quảng Trị: Đề nghị xin lỗi người dân vì trễ hẹn giải quyết hồ sơ đất đai 18
  3. Phía sau lời “xin lỗi”... 19

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 20

  1. Bộ Công Thương: “Cán bộ quản lý thị trường bị bắt là bài học đau đớn”. 20
  2. Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật đối với Bí thư Thành ủy Thái Nguyên. 22

THẾ GIỚI 23

  1. Trung Quốc chính thức cho phép sinh ba con. 23

 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Thủ tướng yêu cầu tăng cường giãn cách, xét nghiệm toàn bộ TP.HCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện gửi đến TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Công điện nêu rõ: Tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp. Với quan điểm đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các địa phương và cơ quan liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Nhấn mạnh việc lấy xã, phường, thị trấn là "pháo đài", người dân là "chiến sĩ" trong phòng, chống dịch để kêu gọi, Thủ tướng lưu ý các lực lượng trong việc vận động, giải thích, thuyết phục, hướng dẫn, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, "ai ở đâu ở đó", cách ly người với người, nhà với nhà, xã phường với xã phường.

Thủ tướng cũng yêu cầu hỗ trợ cao nhất về nhân lực, vật lực y tế, lực lượng quân đội, công an và các lực lượng cần thiết khác của trung ương, các địa phương cho TP.HCM và các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các lực lượng của địa phương và các lực lượng hỗ trợ của trung ương, các địa phương khác.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu đưa dịch vụ y tế đến gần dân nhất ngay tại xã, phường, thị trấn, bảo đảm người dân được tiếp cận nhanh nhất, ở mọi lúc, mọi nơi; phân loại F0 ngay tại xã, phường, thị trấn để bảo đảm hỗ trợ, chăm sóc, quản lý phù hợp, hiệu quả; bố trí sẵn sàng nhân lực, phương tiện để kịp thời tiếp nhận, sơ cứu, cấp cứu, chuyển bệnh nhân diễn biến nặng lên điều trị tại các tuyến trên;

Cung cấp kịp thời lương thực, thực phẩm và các dịch vụ thiết yếu đến người dân, gia đình trong khu vực tăng cường giãn cách xã hội, nhất là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương; huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc...

Về biện pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu thần tốc xét nghiệm diện rộng, riêng TP.HCM xét nghiệm toàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội để phát hiện sớm nhất các trường hợp F0, kịp thời ngăn chặn lây lan. Ưu tiên cao nhất phân bổ vắc xin cho TP.HCM và tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin miễn phí, kịp thời, an toàn, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế và bảo đảm các quy định về phòng, chống dịch.

Thủ tướng yêu cầu Các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Tài chính và các bộ, ngành liên quan hỗ trợ tối đa các địa phương thực hiện tăng cường giãn cách xã hội; khám chữa bệnh, xét nghiệm, tiêm chủng vắc xin; cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu đến từng người dân; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, của các Bộ bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các địa phương để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch.

Thủ tướng giao các địa phương khẩn trương thống nhất với Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ để ban hành Chỉ thị thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 16/CT-TTg và Công điện này về việc thực hiện tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch.

Trong đó, TP.HCM thực hiện đối với toàn bộ xã, phường, thị trấn; các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An căn cứ tình hình dịch bệnh để lựa chọn, quyết định xã, phường, thị trấn để thực hiện. Quyết định những người thực thi công vụ, cung cấp, cung ứng lương thực, thực phẩm, dịch vụ thiết yếu, bảo đảm giảm tối đa số người được phép ra khỏi nhà. (Tienphong.vn 22/8, Văn Kiên)Về đầu trang

Tiêu chí để người mắc COVID-19 được điều trị tại nhà

Người mắc COVID-19 được quản lý tại nhà phải đáp ứng thêm 1 trong 2 tiêu chí, đó là đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 sau 14 ngày; hoặc có đủ 3 yếu tố: độ tuổi (trẻ em trên 1 tuổi, người lớn <50 tuổi); không có bệnh nền và không mang thai.

Đó là quy định mới được Bộ Y tế đã ban hành trong Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà.

Theo đó, trạm y tế xã, phường, thị trấn; trạm y tế lưu động; trung tâm y tế quận, huyện, phòng khám; trung tâm vận chuyển cấp cứu và các cơ sở được phân công tham gia công tác quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà.

Ban hành kèm quyết định này là hướng dẫn khám bệnh, kê đơn điều trị tại nhà với người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng lâm sàng hoặc có nhưng ở mức độ nhẹ như: Sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi... Đặc biệt là không có dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy...

Bên cạnh đó, đối với người nhiễm COVID-19 được quản lý tại nhà phải đáp ứng thêm 1 trong 2 tiêu chí, đó là đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 sau 14 ngày; hoặc có đủ 3 yếu tố: Độ tuổi (trẻ em trên 1 tuổi, người lớn <50 tuổi); không có bệnh nền và không mang thai.

Theo hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế, với người nhiễm COVID-19 là người lớn nếu sốt > 38,5 độ C hoặc đau đầu, đau người nhiều thì uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước. Với trẻ em, nếu sốt >38,5 độ C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt hai lần mà không đỡ thì phải thông báo ngay đến cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để phối hợp xử lý. Ngoài ra, nếu người nhiễm COVID-19 ho thì dùng thuốc giảm ho. (Tienphong.vn 22/8, Hà Minh)Về đầu trang

TP.HCM: Chính quyền sẽ "đi chợ hộ" người dân trong 2 tuần tới

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng vừa ký công văn khẩn nhấn mạnh, người dân trên toàn thành phố, bất kể "vùng xanh" hay "vùng đỏ" đều sẽ không được tự đi chợ mà chính quyền sẽ "đi chợ hộ".

Thành phố dự kiến phải cung cấp hàng thiết yếu cho 9,4 triệu dân. Nhu cầu tiêu dùng bình quân 1 ngày dự kiến là 10.964 tấn gồm: Gạo, lương thực chế biến khô, thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả, muối, nước chấm, dầu ăn...

Tổ hậu cần địa phương, tổ Covid-19 cộng đồng, lực lượng tình nguyện, công an, quân đội sẽ thực hiện "đi chợ hộ" cho người dân với tần suất 1 lần/tuần và phân phối trực tiếp đến người dân (người dân trả tiền).

Người dân khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ được cấp phát "túi an sinh" miễn phí, đảm bảo không bỏ sót trường hợp khó khăn. TP đã chuẩn bị 2 triệu gói hỗ trợ và có thể nhiều hơn nữa đưa xuống quận, huyện, phường, xã để hỗ trợ tận tay người dân khó khăn 1 lần/tuần.

Từ sáng 22/8, lực lượng quân đội đã bắt đầu được bổ sung cho các quận huyện để hỗ trợ y tế, kiểm tra tại các chốt, vận chuyển hàng hóa lương thực, đi chợ giúp dân.

Lãnh đạo quận 5 cho biết, quận đã tiếp nhận 5 nhóm quân y để triển khai 5 trạm quân y cơ động. Mỗi trạm có 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng để hỗ trợ y tế địa phương.

Quận 11 đã tiếp nhận 106 chiến sĩ về hỗ trợ quận trong công tác kiểm tra tại các chốt, vận chuyển hàng hóa lương thực, đi chợ giúp dân, chuẩn bị cho đợt tăng cường chỉ thị 16 từ 0h ngày 23/8.

Quận Tân Bình được nhận 75 bác sĩ, phân bổ cho 15 phường, mỗi phường 5 bác sĩ. Ngoài ra còn có 100 bộ đội để bố trí về các phường thực hiện nhiệm vụ.

Bộ Tư lệnh TP.HCM phối hợp cùng Sở Nội vụ, Công an TP.HCM, Bộ đội Biên phòng TP.HCM tham mưu, thành lập tổ công tác đặc biệt tại các phường, xã, thị trấn có nguy cơ cao (vùng cam) và rất cao (vùng đỏ).

Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải cho biết người dân muốn liên hệ tổ công tác đặc biệt của địa phương thì việc đầu tiên gọi tổ trưởng, tổ phó khu phố, ấp mình đang sống. Sau đó tổ trưởng, tổ phó khu phố, ấp sẽ giúp gọi cho chủ tịch phường để hỗ trợ người dân. Trường hợp người dân khó khăn thì gọi 1022 nhánh 2 để được hỗ trợ cho người dân. Mặt trận Tổ quốc TP còn có tổ SOS để hỗ trợ ngay cho người dân khó khăn. (Danviet.vn 22/8, Bạch Dương)Về đầu trang

“Điểm nóng” Bình Dương kiến nghị Trung ương chi viện những gì?

Bình Dương đang là “điểm nóng” dịch bệnh của cả nước, chỉ đứng sau TP.HCM về số ca mắc và tử vong. Sau khi kiến nghị các cơ quan Trung ương, mặc dù đã có chi viện kịp thời nhưng chưa tương xứng với những gì đang diễn ra ở địa phương này.

Từ đầu đến giữa tháng 8, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh đã ký nhiều văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và cơ quan Trung ương tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ lực lượng điều trị, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác phòng, chống dịch và điều trị bệnh nhân COVID-19.

Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương hiện có 444 bác sĩ, 755 điều dưỡng, còn thiếu khoảng 2.151 bác sĩ, 9.250 điều dưỡng mới tạm đáp ứng nhu cầu. Nếu muốn đủ nhận lực để phục vụ bệnh nhân tốt nhất, Bình Dương cần tới 6.000 nhân viên y tế, trong đó cần 2.000 bác sĩ.

Ngoài ra, Bình Dương kiến nghị Bộ Quốc phòng bổ sung trang thiết bị để nâng cấp bệnh viện dã chiến 5B thành bệnh viện thu dung và điều trị F0 tầng 2, ưu tiên nâng số lượng tiếp nhận bệnh nhân của Bình Dương; đồng thời chi viện thêm quân để hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19.

Bình Dương kiến nghị Thủ tướng, Bộ Y tế ưu tiên phân bổ thêm cho địa phương hơn 1 triệu liều vắc xin trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng cao. Địa phương này kèm theo lời hứa tiêm hết số lượng phân bổ 1 triệu liều chỉ trong 10 ngày (tương đương 100.000 liều/ngày).

Tính từ tháng 7 đến nay, Bình Dương đã được Bộ Y tế phân bổ nhân lực từ các tỉnh, thành phố đến chi viện với khoảng 1.800 nhân viên y tế, tình nguyện viên. Tuy nhiên, con số này lần lượt giảm dần do các đoàn chi viện phải quay trở về sau thời gian hỗ trợ theo kế hoạch. Những ngày qua, Bình Dương lần lượt tổ chức lễ chia tay các đoàn dù địa phương rất muốn họ nán lại hỗ trợ thêm thời gian nữa.

Để giải quyết tình thế cấp bách, Bình Dương đã huy động đến hơn 1.200 cán bộ viên chức cùng khoảng 20.000 tình nguyện viên lên đường tham gia phòng, chống dịch. Để thế chỗ trống khi các đoàn chi viện rời đi, Bình Dương đã tập huấn kỹ năng xét nghiệm, chăm sóc người bệnh cho nhân lực tại chỗ.

Bộ Y tế đã hỗ trợ Bình Dương về nhân sự chuyên môn cùng trang thiết bị đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nhân COVID-19, tuy nhiên hiện vẫn chưa thể đáp ứng đủ trong bối cảnh số ca mắc đang ghi nhận tăng cao.

Bộ Quốc phòng đã chi viện cho Bình Dương hơn 1.000 quân. Tuy nhiên, địa phương này vẫn đang thiếu nhân lực nên cần chi viện thêm quân số nhiều nhất có thể để công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả nhất.

Về kiến nghị vắc xin, sau khi Bình Dương kiến nghị ưu tiên địa phương này hơn 1 triệu liều để tiêm cho đối tượng ưu tiên tuyến đầu và công nhân “3 tại chỗ” tránh gãy chuỗi sản xuất. Tuy nhiên, Bộ Y tế mới chỉ phân bổ thêm cho Bình Dương khoảng 265.000 liều vắc xin. Sau khi nhận vắc xin, Bình Dương triển khai tiêm cho các đối tượng thuộc diện chỉ trong 3 ngày. Tính tổng các đợt, Bình Dương được phân bổ chưa tới 900.000 liều vắc xin, trong khi địa phương này có khoảng 2,7 triệu dân, chưa tính người tạm trú. Hiện, rất nhiều người tham gia tuyến đầu ở Bình Dương chưa được tiêm vắc xin mũi 2.

“Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan Trung ương đã quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời để Bình Duong thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong bố cảnh dịch bệnh còn phức tạp, Bình Dương mong muốn được tiếp tục nhận sự chỉ đạo, hỗ trợ nhằm sớm đẩy lùi dịch bệnh, trở lại trạng thái bình thường mới”, đại diện Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương nói. (Tienphong.vn 22/8, Hương Chi)Về đầu trang

Đà Nẵng làm đúng “ai ở đâu ở yên đó”

Sau 6 ngày “ai ở đâu ở yên đó”, Đà Nẵng xác định đã đi đúng hướng trong phòng chống dịch. Hiệu quả đến từ sự quyết liệt của chính quyền và ý thức chấp hành của người dân.

Thực tế, nhiều địa phương đề ra biện pháp chống dịch "ai ở đâu ở yên đó" theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng trên việc cách ly toàn xã hội chưa thực hiện triệt để (kể cả ở Đà Nẵng).

Trước nguy cơ dịch bùng phát ở mức cao, đêm 11-8 Ban thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã có cuộc họp khẩn để thảo luận các biện pháp cấp bách phòng chống dịch. Người dân tuyệt đối không ra khỏi nhà, đây là biện pháp chống dịch nghiêm ngặt nhất chưa từng có từ trước đến nay trong lịch sử chống dịch của TP này, với quyết tâm cắt đứt các chuỗi lây nhiễm và bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Ông Lê Trung Chinh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, đã nói: "Khi thực hiện triệt để cách ly "ai ở đâu ở yên đó" chắc chắn đời sống người dân sẽ gặp khó khăn, nhưng chúng tôi tha thiết kêu gọi mọi người hãy đồng lòng chung tay cùng thành phố vượt qua giai đoạn này. Chúng tôi cam kết sẽ cố gắng hết sức để cung ứng đầy đủ lương thực thực phẩm cho người dân, không để một ai bị thiếu đói".

Qua 6 ngày khi thành phố áp dụng biện pháp mạnh, đường phố chỉ còn bóng dáng của lực lượng thi hành công vụ và những người đang chạy đua để cung ứng hàng hóa đến tay người dân.

Trong các khu phố, con hẻm, người dân đóng cửa, chấp hành nghiêm túc, tuyệt đối không qua lại tiếp xúc với nhau. Công an khu vực, cán bộ tổ dân phố thường xuyên "dạo quanh" để nhắc nhở, cảnh báo người dân, ai vi phạm lập tức bị xử phạt. Các phường, khu phố đã lập ra các tổ phản ứng nhanh giúp dân xử lý các sự cố về điện, nước, vận chuyển bình gas, mua thuốc chữa bệnh...

Thành viên của các tổ phản ứng nhanh gồm: cảnh sát khu vực, công chức phụ trách khu dân cư, dân quân, bảo vệ dân phố, dân phòng, thành viên các tổ phòng chống COVID-19 ở khu dân cư. Các tổ phản ứng nhanh phân chia thành viên túc trực tại nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng... ở các khu vực dân cư để sẵn sàng tiếp nhận thông tin và huy động lực lượng giúp người dân xử lý nhanh các tình huống xảy ra. (Tuoitre.vn 22/8, Việt Khải)Về đầu trang

VI PHẠM CHỐNG DỊCH COVID-19

Bình Định: Đình chỉ công tác Bí thư và Chủ tịch phường vì để dịch COVID-19 lây lan

Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND phường Đập Đá, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định vừa bị tạm đình chỉ chức vụ vì liên quan vụ việc để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Ngày 21/8, Bí thư Thị ủy thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) Đặng Vĩnh Sơn đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Ngô Văn Tân, Bí thư Đảng ủy phường Đập Đá (Thị xã An Nhơn), để xem xét, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại phường Đập Đá (địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ), để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Thời gian tạm đình chỉ công tác 15 ngày, kể từ 12 giờ ngày 21/8.

Thị ủy An Nhơn giao ông Phan Thanh Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Đập Đá chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Đảng ủy phường Đập Đá trong thời gian khuyết chức danh Bí thư Đảng ủy phường.

Cũng trong ngày 21/8, Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn Lê Thanh Tùng đã ký quyết định tạm đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND phường Đập Đá đối với ông Trương Minh Tâm, Chủ tịch UBND phường Đập Đá, Trưởng ban Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID -19 phường Đập Đá, để xem xét, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID- 19 trên địa bàn phường. Thời hạn tạm đình chỉ là 15 ngày, kể từ ngày 21/8. (VTV.vn 21/8)Về đầu trang

Sau vụ lãnh đạo cục Thuế đi đánh golf giữa mùa dịch, Bộ Tài chính siết kỷ luật

Ngay sau việc, Phó cục trưởng Cục thuế Bình Định đi chơi golf giữa dịch, Bộ Tài chính đã có văn bản siết lại kỷ cương toàn ngành.

Bộ Tài chính cho biết, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều chỉ đạo đã được ban hành để phòng chống dịch. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số công chức, viên chức và người lao động trong ngành tài chính chưa gương mẫu, còn chủ quan, chưa thực hiện nghiêm các quy định trong thực thi công vụ và phòng chống dịch COVID-19.

Điều đó đã gây dư luận không tốt trong xã hội, ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của ngành tài chính.

Do đó, Bộ Tài chính yêu cầu toàn ngành chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong thi hành công vụ, kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý cán bộ và thực thi công vụ.

Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc để cán bộ, người lao động thuộc phạm vi quản lý vi phạm, để lây nhiễm dịch COVID-19 tại cơ quan do không chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống COVID-19. (VTC.vn 21/8, Ngọc Vy)Về đầu trang

Khánh Hòa: Phó Chủ tịch phường nói “bánh mì không phải thiết yếu” xin nghỉ việc

Liên quan đến thông tin cho thôi việc theo nguyện vọng Phó chủ tịch phường vụ "bánh mì không phải hàng thiết yếu", ngày 21/8, trao đổi với PV, đại diện một lãnh đạo UBND phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang cho biết, trước đó, bà có nghe tâm sự của ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa về việc muốn xin nghỉ việc.

"Tuy nhiên, tôi mới chỉ được nghe anh Thọ chia sẻ bằng miệng, còn văn bản có giấy trắng mực đen thì tôi không nhận được. Ngày 20/8, tôi vẫn thấy anh Thọ đến cơ quan làm việc", vị đại diện trên cho biết.

Về việc này, cùng ngày,  ông Nguyễn Sỹ Khánh, Chủ tịch UBND TP Nha Trang cho biết vừa có quyết định cho thôi việc đối với ông Trần Lê Hữu Thọ từ ngày 1/9/2021. Trước đó, ông Trần Lê Hữu Thọ, đã có Đơn xin thôi việc vì hoàn cảnh gia đình.

Ông Thọ là người xử lý vụ việc trong clip “bánh mì không phải là thực phẩm thiết yếu” gây xôn xao dư luận cuối tháng 7/2021.

Sau khi vụ việc được báo chí phản ánh, UBND phường Vĩnh Hòa đã tổ chức kiểm điểm làm rõ vụ việc, cho ông Thọ thôi giữ chức Trưởng Ban phòng, chống dịch của phường Vĩnh Hòa. Theo ông Nguyễn Sỹ Khánh, UBND TP. Nha Trang cũng đã có hình thức kỷ luật cảnh cáo ông Thọ trước khi cho ông này nghỉ việc.

Tại cuộc họp kiểm điểm, ông Trần Lê Hữu Thọ thừa nhận khuyết điểm do nhận thức chưa đầy đủ nên hành xử không đúng với người dân. Ông Thọ sau đó cũng đã đến công trình nơi nam công nhân làm việc xin lỗi. (Datviet.trithuccuocsong.vn 22/8, Mai Thùy)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

COVID-19 "bào mòn" doanh nghiệp Việt: Đừng để chết rồi mới cứu!

Duy trì dòng tiền cho doanh nghiệp đang là câu chuyện sống còn đối với nhiều doanh nghiệp lúc này. Dòng tiền được ví như dòng máu đối với "sức khỏe" của doanh nghiệp. Sau gần 2 năm trời gắng gượng để vượt qua đại dịch, "sức khỏe" của nhiều doanh nghiệp đã bị bào mòn.

Những món nợ ngân hàng, dù được giãn, hoãn thời gian trả nợ, nhưng vẫn treo lơ lửng trên đầu các doanh nghiệp có vay mượn từ ngân hàng. Dịch bệnh đã kéo dài gần 2 năm nay, chưa biết đến bao giờ mới lắng xuống, kết thúc. Dù đã cắt giảm tối đa, nhưng hoạt động của doanh nghiệp vẫn cần phải duy trì, lương cho người lao động vẫn cần được trả… Nếu không có dòng tiền, chắc chắn sự đổ vỡ, đứt gãy là điều dễ xảy ra.

“Khi ngân hàng giúp doanh nghiệp khoanh nợ, cơ cấu lại nợ để đảm bảo rằng, doanh nghiệp vẫn giữ được một lượng tiền nhất định duy trì sự tồn tại thì khi đại dịch qua đi mới có hy vọng phát triển”, Phó Tổng giám đốc DNP Nguyễn Thế Minh cho biết.

Việc sửa đổi Thông tư 03 về giãn, hoãn, cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng doanh nghiệp cũng đã được Ngân hàng Nhà nước tính đến. Dù hầu hết số nợ của các doanh nghiệp trong gần 2 năm nay, các ngân hàng sẽ không thu hồi được về và tương lai sẽ trở thành nợ xấu, nỗi ám ảnh của cả hệ thống tín dụng, nhưng việc tiếp tục kéo dài thời gian trả nợ cho doanh nghiệp là biện pháp cần thiết trong lúc dịch bệnh đang hoành hành.

"Chúng tôi cũng sẽ phải điều chỉnh lại Thông tư 01, Thông tư 03 theo hướng tích cực hơn rõ ràng hơn cả về thời điểm cũng như kéo dài thời hạn tái cơ cấu các khoản nợ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên rất cần sự phối hợp của các Bộ ngành”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết.

Việc sớm sửa đổi chính sách giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp càng được thực thi rốt ráo, càng như liều thuốc bổ trợ, tiếp sức cho doanh nghiệp. "Đừng để doanh nghiệp chết rồi mới cứu", đó cũng là khuyến nghị của nhiều doanh nghiệp.

“Chúng ta phải có một cơ chế xây dựng chính sách với một cơ chế đặc biệt trước tình hình chưa có tiền lệ, cũng như chưa xác định được thời điểm kết thúc khi đó chúng ta mới có thể có nội dung Thông tư phù hợp với tình hình thực tiền”, Phó Tổng giám đốc DNP Nguyễn Thế Minh đề xuất.

Nhiều doanh nghiệp đang cố gắng gượng để tồn tại, họ cũng phải nuôi hàng trăm, hàng nghìn người lao động. Do đó, dòng tiền lúc này như là "máy trợ thở" cho doanh nghiệp và người lao động. Vì vậy, quyết sách về việc khoanh nợ, giãn nợ, kéo dài thời gian trả nợ và tiếp tục cho vay mới cũng không nên để lâu và kéo dài. (VTV.vn 21/8)Về đầu trang

Cần có giải pháp đồng bộ khi doanh nghiệp hoạt động trở lại

TP Hồ Chí Minh đã đề xuất 4 phương án để doanh nghiệp hoạt động trở lại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho biết cần có hướng dẫn cụ thể hơn.

Đưa 5 - 10% doanh nghiệp tổ chức sản xuất trở lại trong điều kiện an toàn phòng chống dịch là mục tiêu UBND TP Hồ Chí Minh đặt ra trong bối cảnh các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc thay thế cho mô hình "3 tại chỗ". Cụ thể, từ giữa tháng 8, nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện từ 1 trong 4 phương án thành phố đưa ra sẽ được sản xuất trở lại.

Hai phương án đầu tiên, ngoài việc tiếp tục thực hiện mô hình "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường - 2 địa điểm", doanh nghiệp có thể tổ chức theo phương án "3 tại chỗ luân phiên theo kíp". Doanh nghiệp chia nhiều nơi lưu trú và đưa đón công nhân.

Phương án 3 là doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo phương án "4 xanh" gồm: người lao động xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh và nơi ở xanh. Phương án cuối cùng là có thể tổng hợp các phương án trên. Trong đó, phương án "4 xanh" được cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ vì có thể giải quyết được bài toán về chi phí. Tuy nhiên, phương án này sẽ được thực hiện như thế nào, doanh nghiệp vẫn phải chờ.

Hoạt động mô hình "3 tại chỗ" từ những ngày đầu theo yêu cầu của thành phố, đến nay lượng lao động xin nghỉ việc của Công ty Cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt đã tăng gần 40%. Phần lớn các công nhân đang mong được về nhà.

Do đó, đại diện doanh nghiệp cho biết, việc áp dụng phương án "4 xanh" giúp doanh nghiệp gỡ khó được vấn đề này. Tuy nhiên, để thực hiện được, doanh nghiệp đang rất mong chờ sự hướng dẫn cụ thể từ phía thành phố.

"Nguồn hàng dồi dào, nhu cầu thị trường về thực phẩm tăng cao nhưng công suất gần đây của chúng tôi chưa đáp ứng nhu cầu về thị trường bởi nguyên nhân chính là thiếu lực lượng lao động. Chúng tôi vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể nào trong phương án "4 xanh", cụ thể thế nào là con đường xanh, thế nào là vùng xanh nơi ở công nhân", ông Trương Chí Thiện - Giám đốc Công ty Cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt cho biết.

Còn đối với doanh nghiệp may mặc Dony, dù đã tạm dừng hoạt động hơn 1 tháng nay, nhưng áp lực về giải quyết đơn hàng tồn động cũng như ký kết đơn hàng mới vẫn hiện hữu… Doanh nghiệp nóng lòng muốn trở lại sản xuất với phương án "4 xanh", tương đương với hơn 40% lao động.

Ông Phạm Quang Anh - Tổng giám đốc Công ty may mặc Dony - cho biết: "Hiện tại, các đơn hàng mới đã được ký kết và các đơn hàng cũ đã lùi thời gian sản xuất dài. Các doanh nghiệp nóng lòng sản xuất trở lại, chúng tôi mong có được thông tin hướng dẫn chi tiết về phương án "4 xanh" để có phương án hoạt động và báo với khách hàng, đối tác về tiến độ sản xuất".

Theo Hội Dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh, hiện số doanh nghiệp dệt may còn đang hoạt động là dưới 10%, số lượng công nhân đang làm việc chỉ còn 6%. Do đó, thành phố đưa ra phương án cho doanh nghiệp sản xuất trở lại sẽ góp phần giải quyết đơn hàng tồn đọng đang tăng cao như hiện nay.

Đại diện Hội Dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh cho biết, để tránh tình trạng hủy đơn hàng và bồi thường cho các nước, nhiều doanh nghiệp đã gửi đơn hàng cho doanh nghiệp bạn tại miền Bắc và miền Trung để hỗ trợ. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tình thế, việc chủ động có phương án sản xuất mới vẫn rất cần thiết vào lúc này.

Kinh nghiệm từ phương án 3 tại chỗ cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã cố gắng thực hiện để bảo đảm an toàn và duy trì sản xuất, giữ chuỗi cung ứng nhưng vẫn xuất hiện ca bệnh trong nhà máy.

Ngoài ra, kể từ 0h ngày 23/8, TP Hồ Chí Minh sẽ siết chặt giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16, phương châm "ai ở đâu ở yên đó". Do vậy, việc triển khai hoạt động sản xuất trở lại của doanh nghiệp cũng đặt ra bài toán mới.

Theo tính toán của Hiệp hội doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn chiếm khoảng 40%. Để đạt được mục tiêu thành phố đưa ra, việc duy trì số lượng lao động "xanh" là cần thiết.

Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, người lao động xanh được thực hiện cách ly như trường hợp F1, tức là có phòng riêng và hạn chế tiếp xúc với người khác lại khó thực hiện tại nơi lưu trú của công nhân.

Ban quản lý Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh cho rằng, "4 xanh" là phương án giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí nhưng đồng thời cũng có rủi ro. "Cung đường xanh" và "nơi ở xanh" không nằm ở sự quyết định của doanh nghiệp nên cần sự hướng dẫn của địa phương.

Ngoài ra, trong thời gian tới, khi thành phố tăng cường biện pháp phòng chống dịch, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng bổ sung lực lượng mới càng khó hơn.

Để thuận tiện cho công tác địa phương, Hiệp hội các doanh nghiệp khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh đề xuất phương án "2 tại chỗ - 1 vùng xanh". Nghĩa là công nhân sản xuất sẽ ăn uống tại nhà máy nhưng ngủ ở nhà riêng nhà trọ, khách sạn trong vùng xanh. Đồng thời, có thể tính đến phương án áp dụng công nghệ trong việc quản lý nhân sự.

Nhiều chuyên gia cho rằng, các giải pháp nên có lộ trình và điều kiện cụ thể để doanh nghiệp có thể từng bước khôi phục sản xuất. (VTV.vn 21/8)Về đầu trang

Hơn 600.000 tỉ đồng nợ vay được cơ cấu lại để hỗ trợ doanh nghiệp

Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát đã đặt nhiều doanh nghiệp vào tình huống "báo động đỏ" và cần sự hỗ trợ.

Giãn, hoãn nợ là một cách để giúp duy trì dòng tiền cho doanh nghiệp. Đây là vấn đề sống còn đối với nhiều doanh nghiệp lúc này vì dòng tiền được ví như dòng máu nuôi sống cơ thể.

Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo sửa đổi thông tư về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo hướng mở rộng phạm vi và kéo dài thời hạn cơ cấu nợ hơn. Điều này thực sự cần thiết và có ý nghĩa với doanh nghiệp vào lúc này.

Ngay sau khi dự thảo được công bố, cộng đồng mạng đã có nhiều tiếng nói, phần lớn ủng hộ, còn các doanh nghiệp đang mong chờ dự thảo sớm được thông qua.

Trên thực tế, hơn 1 tháng sau khi dịch COVID-19 bùng phát ở Việt Nam vào năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã có bước "phản ứng nhanh". Giữa tháng 3/2020, Thông tư 01 được ban hành, cho phép các tổ chức tín dụng được cơ cấu nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho người đi vay bị ảnh hưởng bởi dịch.

Một năm sau, Thông tư 03 sửa đổi, bổ sung, cũng đã được áp dụng. Tuy nhiên, đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát đã đặt nhiều doanh nghiệp vào tình huống "báo động đỏ" và cần sự hỗ trợ.

"Tôi được hoãn trả tiền gốc và lãi trong 4 tháng dịch bệnh. Tuy nhiên, số tiền gốc và lãi của 4 tháng này sẽ cộng dồn và chia đều, phải trả trong tối đa 8 tháng tiếp theo nên áp lực trả nợ vẫn rất lớn", một tài khoản mạng chia sẻ.

"Yếu tố quan trọng để các ngân hàng thương mại quyết định cơ cấu nợ cho khách hàng là phải chứng minh được phương án phục hồi và trả nợ khả thi sau cơ cấu. Với nhóm bị ảnh hưởng nặng nề như doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng thì việc này là rất khó", một tài khoản khác bình luận.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đề xuất cho phép cơ cấu thời hạn trả nợ với các khoản vay phát sinh trước ngày 1/8/2021, mở rộng hơn so với mốc 10/6/2020 hiện nay. Ước tính có khoảng 600.000 tỉ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ được hỗ trợ nếu dự thảo trên được thông qua.

"Năm ngoái, tôi mua xe trả góp ngân hàng, nhưng tình hình dịch bệnh không có thu nhập. Giờ được ngân hàng cho tạm ngưng trả nợ và cộng dồn tháng ngưng thì thật mừng quá", một tài khoản bày tỏ.

"Được giãn, hoãn nợ thì tốt quá, doanh nghiệp sẽ có thêm vốn để xoay vòng sản xuất, nhưng hiện ngân hàng vẫn tính lãi ngay cả với dư nợ được cơ cấu. Tôi đề xuất được khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ được cơ cấu lại", một tài khoản khác cho hay.

Về đề xuất gia hạn các khoản nợ, nợ gốc hoặc lãi đến hạn thanh toán, thời gian cũng được kéo dài đến cuối tháng 6/2022, thay vì chỉ đến cuối năm nay. Hiện nhiều ý kiến cho rằng, đợt bùng dịch lần thứ 4 tác động đến mọi mặt của nền kinh tế, không phân biệt đối tượng, ngành nghề, nên có thể tính kéo dài thêm thời hạn này, thay vì chỉ thêm 6 tháng như đề xuất. (VTV.vn 21/8)Về đầu trang

Không để việc kiểm dịch làm tắc “luồng xanh” quốc gia

Tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam diễn ra tại Hà Nội tối 20/8, các đại biểu thống nhất đưa ra quan điểm trên.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết, theo quy định tất cả các xe vào thành phố Cần Thơ phải thông báo trước bằng điện thoại hoặc liên hệ qua tổng đài 1022 của thành phố và Sở Giao thông Vận tải về các thông tin như: doanh nghiệp nào di chuyển tới thành phố, thời gian dự kiến, lái xe là ai, số lượng người đi trên xe để lực lượng chức năng kiểm soát và hướng dẫn phân luồng kịp thời. Thành phố cũng thiết lập 12 vị trí cụ thể để các xe ghé qua giao nhận hàng.

Tuy nhiên, hiện vẫn có một số tài xế có thẻ ưu tiên "luồng xanh" chạy vào nội đô giao nhận hàng hóa mà không khai báo thông tin theo quy định, gây khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh của địa phương.

Còn theo ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, việc triển khai "luồng xanh" hàng hóa đang phát huy hiệu quả. Kiểm tra lại mã QR Code "luồng xanh" trên địa bàn tỉnh An Giang cho thấy, 95% lái xe đều âm tính với COVID-19.

Tuy nhiên, ông Thư cũng cho hay, quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng tại địa phương cũng phát hiện khoảng 15% phương tiện thông qua đăng ký "luồng xanh", nhưng chỉ lái xe được test COVID-19. Phụ xe và những người đi cùng không có giấy tờ theo quy định.

Tại cuộc họp, Trung tá Phạm Đức Đông, Phó Trưởng phòng Hướng dẫn công tác tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông cũng xác nhận, hiện nay, quá trình làm nhiệm vụ, lực lượng tại các chốt kiểm dịch phát hiện nhiều đối tượng lợi dụng mã QR Code thực hiện các hành vi vi phạm như: vận chuyển người trái phép từ địa phương ở vùng dịch đến địa phương khác và ngược lại; sử dụng QR Code của xe này gắn cho xe khác; sử dụng lái xe không phải lái xe trong thông tin khai báo trong QR Code đã cấp.

"Đơn cử ở chốt kiểm dịch tại cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, vừa qua phát hiện một số xe "luồng xanh" khi đi qua trạm thu phí không có người, nhưng di chuyển cách trạm khoảng 3 - 4 km lại đón người ở khu vực Thường Tín, Phú Xuyên. Những trường hợp này đều được chuyển cho cơ quan điều tra thực hiện các thủ tục, xử lý theo đúng quy định", Trung tá Đông thông tin.

Cũng theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, vừa qua Bộ Công an đã có Công điện chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông trên toàn quốc không kiểm soát hàng hóa tại các chốt kiểm soát, chỉ quét mã QR Code. Những trường hợp nghi ngờ, sau khi ra khỏi chốt kiểm dịch sẽ thông tin cho lực lượng cảnh sát giao thông trên tuyến để kiểm tra, phát hiện và xử lý.

Trước những bất cập liên quan đến xe có thẻ "luồng xanh" hiện nay, Trung tá Phạm Đức Đông đề xuất Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến với cấp có thẩm quyền để giao Bộ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra. Về kiểm soát xe "luồng xanh" đã được cấp QR Code, giao ngành giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tập trung kiểm soát việc chấp hành của các phương tiện tại đầu nguồn hàng hóa.

"Đối với hệ thống cấp mã QR Code, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng nên nghiên cứu cho doanh nghiệp, lái xe đăng ký một tuyến đường phụ bên cạnh đăng ký tuyến chính bởi nếu tuyến chính ùn tắc sẽ có tuyến dự phòng. Việc này vừa phục vụ công tác truy vết khi có ca nhiễm, vừa đảm bảo thông thương hàng hóa", Trung tá Đông đề xuất.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương có thể cùng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, vì vậy đại diện Cục Cảnh sát giao thông đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu, phối hợp khảo sát các tuyến Quốc lộ và cao tốc trọng điểm để hình thành một "luồng xanh" huyết mạch quốc gia.

Ở đó, tất cả các địa phương khác phải được yêu cầu không được phép kiểm soát trên quốc lộ chính, chỉ được kiểm soát khi phương tiện vào địa phận thuộc quản lý của địa phương để tránh gây ách tắc, tạo sự thông thoáng trên "luồng xanh" quốc gia.

Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho hay, theo thống kê hiện hệ thống cấp thẻ "luồng xanh" đã cấp gần 400.000 giấy nhận diện cho các phương tiện.

Hiện nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang tiếp tục nâng cấp phần mềm hệ thống cấp thẻ "luồng xanh" để các lái xe, doanh nghiệp có thể cập nhật được hành trình mới và thông tin về lái xe khi thay đổi trên cùng một mã QR Code đã cấp thay vì xin cấp lại nhiều lần. Các doanh nghiệp vận tải phải chịu trách nhiệm về việc kê khai thông tin phục vụ kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh. (VTV.vn 21/8)Về đầu trang

Doanh nghiệp hết tiền chi “3 tại chỗ”, hàng trăm nhà máy thủy sản dừng sản xuất

123 nhà máy chế biến thủy sản tại các tỉnh phía nam phải dừng hoạt động sản xuất khi phát hiện công nhân nhiễm Covid-19 và không kham nổi gánh nặng tài chính để duy trì “3 tại chỗ”.

Ngày 22.8, Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT cho biết, ở các tỉnh phía nam đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19, đã có 123 nhà máy chế biến thủy sản phải đóng cửa, tạm dừng sản xuất.

Trong số đó, 19 nhà máy đã phát hiện có công nhân, người lao động nhiễm Covid-19, buộc phải dừng sản xuất, phong tỏa để xử lý ngăn chặn, dập dịch.

104 nhà máy còn lại buộc tạm dừng hoạt động, không thể duy trì sản xuất “3 tại chỗ” vì kinh phí tốn kém, vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Thực tế đến ngày 20.8, ở các tỉnh phía nam chỉ còn 326/449 (chiếm 65%) cơ sở chế biến duy trì được sản xuất. Nhưng ở các nhà máy này, doanh nghiệp phải chia công nhân thay nhau làm ca nên công suất trung bình chỉ đạt khoảng 30 - 40% so với trước khi áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện tại, chỉ có Sóc Trăng, Cà Mau đã quan tâm tháo gỡ khó khăn tại các nhà máy chế biến thủy sản, hình thành các vùng xanh, cho phép công nhân ở nhà, đưa đón đến nhà máy làm việc nên công suất chế biến đang trên đà phục hồi. Trong đó, Cà Mau năng lực chế biến thủy sản đã tăng lên 80% so với khi chưa có dịch Covid-19.

Cũng theo thông tin từ Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT, 13 tỉnh khu vực đồng sằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất thủy sản của cả nước, sản xuất khoảng 84% lượng tôm và 100% cá tra.

Nhưng hiện tại, việc vận chuyển, tiêu thụ khó khăn nên cá tra thương phẩm, giá tôm đều xuống thấp nên không kích thích được người dân tái sản xuất. Riêng giá cá tra giống đang rất thấp, chỉ từ 21.000 - 23.000 đồng/kg, tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu nguồn nguyên liệu cuối năm. (Thanhnien.vn 22/8, Phan Hậu)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Sẽ thí điểm sinh hoạt trực tuyến ở một số Đảng bộ, chi bộ đặc thù

Ban chấp hành Trung ương, bằng Quy định 24, giao Ban Bí thư hướng dẫn “thí điểm sinh hoạt trực tuyến ở một số đảng bộ, chi bộ đặc thù hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt”.

Sau mỗi kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương thường sửa đổi, bổ sung các quy định có tính chất cụ thể hóa các điều khoản vốn ngắn gọn, cô đọng trong Điều lệ Đảng. Quy định 24-QĐ/TW được thảo luận, thông qua ở Hội nghị Trung ương 3 hồi tháng 7 là như vậy: quy định những vấn đề chung nhất, bao quát nhất để đảm bảo việc thi hành Điều lệ thống nhất trong toàn Đảng, trên cơ sở kế thừa, có sửa đổi bổ sung Quy định 29 của Trung ương khóa XII.

Theo tài liệu của Ban Tổ chức Trung ương giới thiệu Quy định 24, liên quan đến hình thức tổ chức sinh hoạt định kỳ của đảng bộ cơ sở, chi bộ, trong thực tiễn, có những tổ chức đảng mà đảng viên công tác, sinh sống ở các tỉnh, thành khác nhau, không dễ gì mỗi tháng một lần tập trung sinh hoạt định kỳ. Vì vậy, không ít chi bộ, thay vì sinh hoạt tập trung thì đã sáng tạo họp dưới hình thức trực tuyến. Hình thức này gần đây càng phổ biến, trong điều kiện phòng chống đại dịch Covid-19, cần hạn chế tối đa tập trung đông người.

Từ thực tiễn ấy, đồng thời hiện đại hóa công tác đảng vụ trong thời đại 4.0, Ban chấp hành Trung ương bằng Quy định 24, giao Ban Bí thư hướng dẫn “thí điểm sinh hoạt trực tuyến ở một số đảng bộ, chi bộ đặc thù hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt”.

Một điểm mới nữa là trình độ học vấn của người vào Đảng phải phải thể hiện qua bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, không chấp nhận chứng chỉ “tương đương” như Quy định 29. Đây là sửa đổi nhỏ, do thực tế hiện nay hệ thống bằng cấp, chứng chỉ học vấn đã được chuẩn hóa theo Luật Giáo dục, không còn hình thức “tương đương” nữa.

Tại sao Trung ương vẫn không nâng điều kiện văn hóa của người vào Đảng lên cao hơn? Câu trả lời có thể tìm thấy từ Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên là đã có thể làm đơn xin kết nạp Đảng. Ở tuổi này, vì nhiều lý do khác nhau, có thể có những trường hợp về học hành mới chỉ qua lớp 9, được cấp bằng tốt nghiệp THCS, rẽ sang học nghề hoặc đi làm kiếm sống. Trong số đó, có người trẻ tuổi, nhưng “qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm”, vậy thì hoàn toàn có thể xét nguyện vọng mà kết nạp vào Đảng.

Một điểm mới đáng chú ý là lần đầu tiên Trung ương phân định rõ cấp có thẩm quyền trong việc quyết định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế với MTTQ và 5 đoàn thể chính trị - xã hội nòng cốt, gồm Tổng Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh.

Lâu nay vấn đề này chưa được quy định rõ, dẫn tới khó kiểm soát tổ chức, bộ máy khối các tổ chức này. Dẫn tới có nơi, có lúc biên chế, tổ chức bị phình to không tương xứng với hiệu quả hoạt động.

Để siết lại, Quy định 24 giao Bộ Chính trị quyết định với Ban Tổ chức Trung ương là đầu mối tham mưu, quản lý với cơ quan MTTQ và 5 đoàn thể chính trị  xã hội ở Trung ương. Còn ở cấp tỉnh thì do Ban Bí thư quy định và giao Ban Thường vụ tỉnh, thành ủy quản lý…

Quy định 24 là văn bản quy định một số vấn đề chung trong thi hành Điều lệ. Các vấn đề chuyên sâu như giám sát, kiểm tra, thi hành kỷ luật Đảng được Ban chấp hành Trung ương các khóa quy định cụ thể bằng các văn bản riêng. (Plo.vn 22/8, Nghĩa Nhân)Về đầu trang

Ông Nguyễn Thành Phong thôi giữ chức Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 20/8/2021, Bộ Chính trị đã có Quyết định về việc điều động, phân công đồng chí Nguyễn Thành Phong giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Theo đó, Bộ Chính trị quyết định: Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Phó Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2020 – 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021 – 2026; điều động, phân công giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Cùng ngày, Bộ Chính trị có Quyết định về việc bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Theo đó, Bộ Chính trị quyết định bổ nhiệm đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế , Ban Tuyên giáo Trung ương giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. (VTV.vn 22/8)Về đầu trang

Đề xuất tạm dừng thanh kiểm tra doanh nghiệp cho đến khi hết dịch

Bên cạnh các kiến nghị như giảm, giãn thuế, giảm lãi suất ngân hàng, nhiều doanh nghiệp mong muốn Chính phủ cần ban hành quy định giảm sách nhiễu, thậm chí tạm dừng ngay thanh kiểm tra thủ tục hành chính, kiểm tra thuế các doanh nghiệp cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.

Ông Hà Tuấn Anh - Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Ninh Bình cho Lao Động biết, lần bùng dịch này ảnh hưởng rất nặng nề và nghiêm trọng đến sức khỏe của doanh nghiệp. Đó là những thách thức về dòng tiền, thiếu hụt lao động, gián đoạn chuỗi cung ứng, khan hiếm vỏ container, cước vận chuyển quốc tế tăng vọt...

Diễn biến dịch phức tạp đã "đánh đổ" hết kế hoạch, khó dự báo do nguồn lực lao động cũng bị tác động mạnh khi nhiều lao động đang tạm rời khỏi các vùng kinh tế.

Do đó, theo ông Tuấn Anh, đây là thời điểm chúng ta cần quan tâm hơn đến vấn đề tạo niềm tin, động lực cho doanh nghiệp.

Bên cạnh các kiến nghị như giảm, giãn thuế, giảm lãi suất ngân hàng, ông Tuấn Anh cho biết, phần lớn doanh nghiệp đều mong muốn tạm dừng ngay thanh kiểm tra thủ tục hành chính, kiểm tra thuế các doanh nghiệp cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát, việc sản xuất kinh doanh trở lại bình thường (trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự).

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nêu quan điểm, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống ngân hàng không hạ hạn mức tín dụng đối với với những doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19, tiếp tục giảm lãi suất cho vay từ 0,5% - 1%/năm và giãn thời gian trả nợ gốc và lãi của năm 2021 và 2022.

"Việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài đang ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các công ty dệt may, khoảng 50% nhà máy đặt tại miền Nam. Hiện tỉ lệ nhà máy phải đóng cửa đã lên tới 35%, do không đủ kinh phí để thực hiện "3 tại chỗ".

Ngành dệt may Việt Nam đối mặt thách thức thiếu hụt lao động và tỉ lệ tiêm vaccine cho ngành vẫn thấp. Trong kịch bản tích cực, nếu COVID-19 được kiểm soát vào cuối tháng 8.2021, kim ngạch xuất khẩu của ngành trong năm 2021 chỉ đạt 33 tỉ USD, hoàn thành 84% kế hoạch cả năm.

Tuy nhiên, thời điểm này cực kỳ khó vì dịch vẫn diễn biến rất phức tạp. Mục tiêu năm 2021 đạt mức thực hiện 39 tỉ USD sẽ rất khó khăn. Nếu không kiểm soát được dịch bệnh, khả năng ngành chỉ đạt 33-34 tỉ USD trong năm nay", ông Cẩm nói.

Ngoài ra, theo ông Cẩm thời điểm này các địa phương không điều chỉnh giá thuê đất trong điều kiện các doanh nghiệp phải gồng mình chống dịch và nghiên cứu giảm tiền thuê đất 50% cho doanh nghiệp ở các địa phương áp dụng Chỉ thị 16.

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho biết, hiệp hội đã có văn bản kiến nghị Chính phủ dừng các khoản thu không phải chi ngay mà để kết dư.

Cụ thể, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nghiên cứu đề xuất dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP, nhưng không phải chỉ trong 6 tháng từ khi nộp hồ sơ mà 1 năm từ khi nộp hồ sơ. Đối với các doanh nghiệp nằm trong địa phương áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg được giảm 50% số tiền phải nộp.

Hiện tại số tiền kết dư của hai quỹ Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp đang còn quá lớn. Theo công bố đến nay là 935.100 tỉ đồng, trong khi doanh nghiệp rất khó khăn, cần phải dừng và giảm nộp 1 năm để “cứu” doanh nghiệp trong lúc này. (Laodong.vn 22/8, Anh Tuấn)Về đầu trang

Bỏ Giấy khen “Học sinh tiên tiến”, Bộ Giáo dục nói gì?

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư quy định về đánh giá học sinh THCS – THPT có hiệu lực từ ngày 5/9/2021 và áp dụng cho học sinh lớp 6 trong năm học này. Theo đó, từ nay sẽ không còn hình thức khen thưởng danh hiệu Học sinh tiên tiến.

Theo Thông tư 22 vừa được Bộ GD&ĐT ban hành, cuối năm học, hiệu trưởng tặng danh hiệu Học sinh Xuất sắc đối với học sinh có kết quả rèn luyện và học tập cả năm học được đánh giá ở mức Tốt; kết quả học tập 6 môn học trở lên điểm cả năm đạt 9.0 trở lên;

Khen danh hiệu Học sinh giỏi cho học sinh có kết quả học tập và rèn luyện cả năm đánh giá mức Tốt; Kết quả học tập ít nhất 6 môn đạt điểm 8 trở lên và tất cả các môn học đều đạt 6.5 trở lên.

Khen học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học; Khen học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét đề nghị cấp trên khen thưởng.

Như vậy theo Thông tư kể trên, bắt đầu từ năm học nay (2021-2022), việc khen thưởng danh hiệu Học sinh tiên tiến không còn tồn tại đối với học sinh lớp 6.

Thông tư mới cũng quy định về cách xếp loại học sinh sẽ gồm các mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt thay vì lâu nay xếp theo: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT lý giải rằng, đây chỉ là thay đổi trong tên gọi các danh hiệu khen thưởng học sinh.

Nếu như trước đây hiệu trưởng khen thưởng danh hiệu Học sinh giỏi, Học sinh tiên tiến thì nay quy định danh hiệu khen thưởng Học sinh xuất sắc; Học sinh giỏi.

Cũng theo ông Thành, trước đây học sinh được khen Học sinh tiên tiến là có kết quả học tập và rèn luyện loại Khá trở lên. Nếu khen như hiện nay sẽ quá nhiều, không còn giá trị, động lực phấn đấu đối với học sinh.

Những năm tiếp theo, Thông tư mới áp dụng theo lộ trình năm học 2022-2023 đối với lớp 7, lớp 10; 2023-2024 đối với lớp 8, lớp 11; năm học 2024-2025 áp dụng đối với lớp 9, lớp 12. (Tienphong.vn 22/8, Hà Linh)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Đơn giản hóa thủ tục khi đăng kiểm xe ôtô

Theo quy định từ 1.10.2021, người làm thủ tục kiểm định xe ôtô tại các trung tâm đăng kiểm không phải xuất trình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe ôtô như hiện nay.

Theo quy định tại Thông tư 16/2021 của Bộ Giao thông Vận tải về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, có hiệu lực từ 1.10.2021 thì người làm thủ tục kiểm định xe ôtô tại các trung tâm đăng kiểm không phải xuất trình bảo hiểm trách nhiệm dân sự như hiện nay.

Cùng với đó, đơn vị đăng kiểm cũng không kiểm tra, yêu cầu phương tiện phải có bảo hiểm còn thời hạn khi cấp tem, giấy chứng nhận đăng kiểm. Điều này để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thông thoáng hơn trong dịch vụ đăng kiểm xe ôtô.

Trong khi đó, hầu hết các trung tâm đăng kiểm có bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ngay tại quầy làm thủ tục đăng kiểm với nhiều hãng cho khách hàng lựa chọn. Theo anh La Thanh Sơn (trú tại Lương Thế Vinh, Hà Nội), hiện có rất nhiều hãng bán bảo hiểm xe ôtô với các chiết khấu khác nhau. Nhưng khi đi đăng kiểm phần lớn lái xe được gợi ý mua luôn bảo hiểm tại trung tâm cho tiện.

Cùng đó nhiều lái xe cũng thắc mắc không rõ đơn vị đăng kiểm có được phép kinh doanh bảo hiểm và nhất là có được bán bảo hiểm ngay tại quầy làm thủ tục đăng kiểm hay không vì đây cũng là một phần lợi nhuận không nhỏ.

Khảo sát cũng cho thấy, hầu hết khu vực nhận, trả giấy tờ tại các trung tâm đăng kiểm đều có bộ phận bán bảo hiểm xe ô tô. Có đơn vị chỉ bán bảo hiểm của một hãng, có nơi bán 4-5 sản phẩm bảo hiểm để khách hàng lựa chọn.

Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, hiện chỉ có quy định cấm đơn vị đăng kiểm chỉ định hay gợi ý gara sửa xe ôtô để đảm bảo sự khách quan trong hoạt động đăng kiểm. Còn khi đơn vị kinh doanh các dịch vụ khác như: Bảo hiểm, phụ tùng xe ôtô… phải tuân thủ theo quy định của ngành nghề liên quan.

Theo một số trung tâm đăng kiểm cho biết, việc bán bảo hiểm ngay tại quầy làm thủ tục đăng kiểm không ảnh hưởng đến hoạt động đăng kiểm, cũng như không bị cấm. Tuy nhiên, phải đáp ứng điều kiện là người bán có chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm. Cùng với đó, việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại trung tâm đăng kiểm cũng để tạo thuận lợi cho chủ phương tiện. Chỉ khi người bán bảo hiểm không có chứng chỉ đại lý bảo hiểm mới vi phạm quy định trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. (Laodong.vn 22/8, Minh Hạnh)Về đầu trang

Quảng Trị: Đề nghị xin lỗi người dân vì trễ hẹn giải quyết hồ sơ đất đai

Ngày 22.8, lãnh đạo UBND huyện Hướng Hóa xác nhận, đơn vị này đã có văn bản chấn chỉnh tình trạng giải quyết thủ tục hành chính trễ hẹn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Hướng Hóa.

Theo đó, từ ngày 22.7.2021 đến 16.8.2021 tại bộ phận nói trên có 97 hồ sơ xử lý trễ hẹn, chưa trả kết quả. Để chấn chỉnh tình trạng trễ hẹn nói trên, UBND huyện Hướng Hóa đề nghị Chi nhánh Văn phòng đất đai huyện, Chi cục Thuế huyện nghiêm túc giải quyết thủ tục hành chính, đảo bảo quy trình và thời gian quy định.

Đối với các hồ sơ trễ hẹn, đề nghị Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện, Chi cục Thuế huyện rà soát quy trình, các bước giải quyết, nguyên nhân trễ hẹn và có văn bản xin lỗi người dân.

Trong số 97 hồ sơ xử lý trễ hẹn, phần lớn liên quan đến thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất. (Laodong.vn 22/8, Hưng Thơ)Về đầu trang

Phía sau lời “xin lỗi”...

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã yêu cầu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nhanh chóng rà soát, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về số lượng hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu hiện nay còn tồn đọng. Đồng thời, thực hiện xin lỗi Nhân dân trên địa bàn bằng văn bản để công bố công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng vì đã để xảy ra việc cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý vi phạm quy định về giải quyết thủ tục hành chính gây bức xúc cho Nhân dân.

Điều này cho thấy sự quyết liệt của người đứng đầu tỉnh nhằm chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, trong đó có giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến đất đai.

Thực hiện yêu cầu này, Chủ tịch UBND TP. Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) Hà Hoàng Việt Phương đã thay mặt UBND TP. Quảng Ngãi xin lỗi người dân vì chậm trễ giải quyết thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu của các hộ gia đình, cá nhân.

Trong năm 2020, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh - Chi nhánh TP. Quảng Ngãi tiếp nhận, giải quyết 2.480 hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu; trong đó đã giải quyết 632 hồ sơ, giao trả 988 hồ sơ không đủ điều kiện cho công dân và 860 hồ sơ đang giải quyết (có 744 hồ sơ trễ hẹn từ năm 2020 trở về trước). Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trễ hẹn chiếm đến hơn 90%. Để xảy ra tình trạng chậm giải quyết thủ tục hành chính trong công tác cấp Giấy chứng nhận gây phiền hà và ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, Chủ tịch UBND TP.Quảng Ngãi chân thành xin lỗi các hộ gia đình, cá nhân liên quan đến 744 hồ sơ trễ hẹn và mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ của người dân.

Để khắc phục sự chậm trễ này, UBND thành phố Quang Ngãi đã tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương giải quyết dứt điểm 744 hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu còn tồn đọng trong năm 2020 trở về trước và đến nay đã cơ bản hoàn thành và trả kết quả cho công dân; yêu cầu xử lý hồ sơ tiếp nhận năm 2021 đúng thời gian quy định, không để xảy ra tình trạng hồ sơ trễ hẹn. Ngoài ra, UBND thành phố cũng tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân…

Thực tế cho thấy, giải quyết thủ tục hành chính nói chung, thủ tục đất đai nói riêng bị trễ hẹn đã trở thành “chuyện cơm bữa”. Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019, Ủy ban Tư pháp đã chỉ rõ, còn tình trạng thủ tục hành chính kéo dài, người dân phải đi lại nhiều lần để giải quyết. Dẫn Báo cáo chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức, đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS 2018), Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cũng cho biết, tỷ lệ trễ hẹn của cơ quan nhà nước đối với người dân trong giải quyết thủ tục hành chính khá cao. Đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ trễ hẹn ở lĩnh vực đất đai lên đến 17,55%, trung bình cả nước ở lĩnh vực đất đai trễ hẹn cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các lĩnh vực, chiếm 12,3%.

Không phủ nhận rằng, lĩnh vực đất đai là lĩnh vực phức tạp bởi có cả “rừng thủ tục” liên quan. Vì thế mà việc giải quyết thủ tục hành chính bị chậm trễ. Tuy nhiên, không loại trừ cán bộ, công chức thiếu đạo đức công vụ đã lợi dụng “rừng thủ tục” này để làm khó người dân, doanh nghiệp. Nếu ai không có “chi phí bôi trơn” thì hồ sơ sẽ bị “ngâm” dài dài. Và trong số những hồ sơ trễ hạn không loại trừ từ nguyên nhân tiêu cực này.

Theo điều 37, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải xin lỗi cá nhân, tổ chức khi cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền vi phạm các quy định về những hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hành chính, trong đó có kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính, gây bức xúc cho Nhân dân.

Dù pháp luật quy định là vậy, nhưng thực tế khi tình trạng “ngâm” hồ sơ xảy ra, cá nhân có trách nhiệm rất thiếu chủ động trong việc thực hiện xin lỗi người dân, trừ khi bị nhắc đích danh đến tên.

“Xin lỗi” là thể hiện văn hóa ứng xử không thể thiếu trong thực thi công vụ. Khi biết nói lời xin lỗi với người dân, doanh nghiệp là cơ quan hành chính, người có thẩm quyền ý thức rõ được nhiệm vụ của mình chưa hoàn thành. Và lời xin lỗi ấy vừa thừa nhận về sự chậm trễ, nhắc nhở trách nhiệm nhưng cũng bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ, thấu hiểu với người dân về sự chậm trễ trong quá trình giải quyết hồ sơ.

Để xảy ra tình trạng “ngâm” hồ sơ gây bức xúc, người có trách nhiệm phải xin lỗi người dân. Nhưng điều người dân cần đó là cán bộ, công chức, viên chức nhìn vào “lỗi” ấy, rút kinh nghiệm để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. (Daibieunhandan.vn 22/8, Hà An)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Bộ Công Thương: “Cán bộ quản lý thị trường bị bắt là bài học đau đớn”

Đó là đánh giá của Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khi nhắc đến sự việc liên quan một số cán bộ, công chức quản lý thị trường vi phạm pháp luật trong thời gian qua.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa chủ trì cuộc họp trực tuyến với toàn bộ lãnh đạo chủ chốt của Tổng cục Quản lý thị trường và 63 Cục Quản lý thị trường địa phương nhằm đánh giá những kết quả sau 3 năm lực lượng chuyển đổi mô hình tổ chức.

Trước một số sự việc xảy ra với cán bộ của lực lượng quản lý thị trường (QLTT) thời gian qua, Bộ trưởng đánh giá: "Sau 3 năm chuyển đổi theo mô hình ngành dọc, đã đến lúc cần nhìn nhận, đánh giá lại toàn lực lượng trên tinh thần cái gì làm được, làm tốt cần phát huy, cái gì còn tồn tại, hạn chế phải chấn chỉnh kịp thời".

Nhắc lại sự việc đáng tiếc xảy ra những ngày qua liên quan đến một số cán bộ, công chức quản lý thị trường vi phạm pháp luật, phải xử lý hình sự, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu những sai phạm xảy ra vừa qua phải được nhìn nhận đúng, mỗi cán bộ phải cảm thấy đau lòng, đáng tiếc khi sự việc lại xảy ra với ngành mình để từ đó rút kinh nghiệm cho chính bản thân.

"Nếu không thẳng thắn nhìn nhận, không nhận ra cái sai, không kịp thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh thì hậu quả nặng nề hơn, khắc phục khó khăn hơn. Chúng ta phải xây dựng được lực lượng quản lý thị trường trong sạch, vững mạnh, chính quy, hiện đại trong thời gian tới, để xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Bộ Công Thương”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh cho biết bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại. Đó là nhận thức QLTT chưa được đồng bộ, nhất quán trong toàn lực lượng, chất lượng đội ngũ công chức chưa đồng đều, công tác kiểm tra, giám sát nội bộ còn chưa nghiêm...

Theo đó, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh cho rằng: “Đã đến lúc cần xác định lại khái niệm QLTT, mang tính giám sát cảnh báo, dự báo, kiểm tra cả khâu sản xuất. Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, đạo đức công vụ”.

Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, những kết quả này vẫn chưa tương xứng với sự kỳ vọng của Chính phủ, của Bộ Công Thương, ngành công thương, doanh nghiệp và người dân.

Đối với những hành vi vi phạm của cán bộ công chức QLTT trong thời gian qua, Thứ trưởng đề nghị, phải kiên quyết làm trong sạch bộ máy, sẵn sàng loại khỏi bộ máy những cán bộ tha hóa, biến chất làm ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng Quản lý thị trường.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế kể trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu cần phải chấn chỉnh lại toàn bộ lực lượng. Những sự vụ xảy ra gần đây cần được coi là bài học kinh nghiệm, thậm chí là bài học đau đớn để xây dựng lực lượng ngày một chính quy, tinh nhuệ, có đạo đức chuyên môn và là đơn vị tham mưu cho Bộ đưa ra những quyết sách, quy định đúng trên tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Trước đó, ngày 19/8, ông Trần Hùng (kiểm soát viên chính, cựu Tổ trưởng Tổ 304, nay là Tổ trưởng Tổ 1444 thuộc Tổng cục QLTT, Bộ Công Thương) cùng 3 cựu cán bộ Cục QLTT Hà Nội bị cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. (Zingnews.vn 21/8, Thanh Thương)Về đầu trang

Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật đối với Bí thư Thành ủy Thái Nguyên

Liên quan đến những sai phạm tại Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Thái Nguyên, mới đây Ủy ban kiểm tra tỉnh Thái Nguyên đã đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật với nguyên Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, hiện là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Thái Nguyên Phan Mạnh Cường.

Cụ thể, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên đã xem xét, thảo luận và thông qua kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy các KCN tỉnh Thái Nguyên, nhiệm kỳ 2010-2015; Đồng chí Phan Mạnh Cường - Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Sông Công, nguyên Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên kiêm Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp, nhiệm kỳ 2010-2015 và nhiệm kỳ 2015-2020, hiện là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Thái Nguyên.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên chỉ rõ: Đối với Đảng ủy các KCN tỉnh Thái Nguyên đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên và Đảng viên vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, đầu tư xây dựng.

Đối với đồng chí Phan Mạnh Cường, phải chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm của người đứng đầu đối với các vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy các KCN tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, cá nhân đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ, tham mưu, đề xuất làm trái các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, trong đầu tư xây dựng.

Vi phạm của Đảng ủy và đồng chí Phan Mạnh Cường đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên.

Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm, căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức Đảng và Đảng viên vi phạm đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật. Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Đảng ủy các KCN tỉnh Thái Nguyên và đồng chí Phan Mạnh Cường.

Điều đáng nói, trước đó, việc đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật đối với Đảng ủy các KCN tỉnh Thái Nguyên và đồng chí Phan Mạnh Cường cũng là một nội dung trong thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ ban hành mới đây, khi các dự án xây dựng KCN Điềm Thụy (khu A và khu B); KCN Sông Công II, dự án cụm công nghiệp An Khánh 1 để xảy ra nhiều sai phạm.

Cũng trong kết luận, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Tỉnh ủy Thái Nguyên xem xét điều chỉnh, thu hồi dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Điềm Thụy (khu B, diện tích 170 ha); xử lý vi phạm quy hoạch sử dụng đất của Công ty thép Đại Việt và Công ty TNHH MTV thương mại xuất nhập khẩu Gia Phát tại dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp số 3 Cảng Đa Phúc.

Trong các sai phạm được kết luận và công bố, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Khoa học - Đầu tư, Sở Tài nguyên - Môi trường, Cục Thuế, Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên để có hình thức xử lý phù hợp, hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành. (Dangcongsan.vn 22/8, TL)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Trung Quốc chính thức cho phép sinh ba con

Đây là một bước đi mạnh mẽ để hiện thực hóa chủ trương của Bộ Chính trị nước này trước thực trạng dân số Trung Quốc ngày càng già nhanh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua sửa đổi Luật Dân số và kế hoạch hóa Gia đình, trong đó đáng chú ý là cho phép mỗi cặp vợ chồng được sinh ba con và đưa ra các biện pháp để thực thi chính sách sinh ba con. Đó cũng là nội dung chính được nhiều tờ báo ở nước này thông tin.

Luật sửa đổi quy định với nhiều điều khoản là các biện pháp hỗ trợ hỗ trợ từ tài chính, thuế, bảo hiểm, giáo dục, nhà ở và việc làm, để giảm gánh nặng cho gia đình. Những chế tài xử phạt, đóng góp tiền cho địa phương khi sinh con vượt quy định bị bãi bỏ. Thấy rõ trước mắt là thúc đẩy xây dựng nhiều nhà trẻ ở các địa phương đông dân, khu công nghiệp, với học phí thấp.

Theo điều tra dân số quốc gia, người từ 60 tuổi trở lên đã chiếm hơn 18,7% vào năm ngoái. Tỷ lệ sinh trên 1 phụ nữ Trung Quốc độ tuổi sinh đẻ là 1,3 con, còn thấp hơn cả Nhật Bản, nước có tốc độ già hóa số nhanh. Trong vòng 5 năm, Trung Quốc đã thay đổi từ cho phép sinh hai con sang ba con cho thấy đây là vấn đề cấp bách.

Chuyên gia uy tín của Evergrande, Nhậm Bình tính toán, nếu sinh đủ ba con ở thành phố lớn, mỗi gia đình nên được thưởng từ 3.000 đến 5.000 Nhân dân tệ, tương đương từ gần 11 triệu đến 18 triệu đồng/tháng. Nhưng cái khó là tại các TP lớn đang không khuyến khích tăng dân số và giới trẻ sinh sau năm 1990 không thích đẻ nhiều con.

Còn nhà dân số học Lương Kiến Chương cho rằng, chỉ cần mỗi năm chi 10% GDP cho hỗ trợ chính sách sinh con, tức là 10 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng hơn 1.500 tỷ USD) là có 10 triệu trẻ em. Tính ra mỗi hộ đẻ ba con, Nhà nước cần đầu tư 1 triệu Nhân dân tệ/hộ, tức 36 tỷ đồng từ tiền trợ cấp đến giảm thuế, học hành, y tế… (VTV.vn 22/8)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Các tin khác