Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 26-5-2021

15:13, Thứ Tư, 26-5-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

1.                Báo động lây lan dịch khu công nghiệp, Thủ tướng ra công điện khẩn. 1

2.                Bộ trưởng Y tế: Từ giờ đến cuối 2021 cố gắng mua 150 triệu liều vaccine COVID-19. 3

3.                Phát hiện 300 công nhân Bắc Giang mắc COVID-19, Bộ Y tế họp khẩn. 4

4.                Bắc Giang yêu cầu người dân không ra khỏi nhà. 4

5.                Bí thư Hà Nội: Dùng biện pháp mạnh hơn khi dịch bệnh COVID-19 phức tạp hơn. 5

6.                Hà Nội: Cơ quan, công sở hạn chế các cuộc họp trực tiếp, ưu tiên họp trực tuyến. 6

7.                Bắc Ninh: Người dân không ra đường sau 20h, trừ các trường hợp thực hiện công vụ. 7

8.                Bắc Ninh: Chủ tịch xã bị tạm đình chỉ vì để xảy ra chùm 17 ca nhiễm COVID-19. 8

9.                Cán bộ Bộ TN&MT từng đi viếng đám ma ở Bắc Giang âm tính với SARS-CoV-2. 8

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 9

10.             Dư luận quốc tế đánh giá cao công tác tổ chức bầu cử ở Việt Nam.. 9

CHÍNH SÁCH MỚI 10

11.             Từ ngày 2/7, người có những dấu hiệu này có nguy cơ bị giám sát trọng điểm về thuế. 10

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 11

12.             Chỉ số PMI tháng 4 của Việt Nam cao nhất ASEAN.. 11

13.             Hơn 90% doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam chịu ảnh hưởng khi COVID-19 trở lại 12

14.             Chuyên gia chỉ ra 2 kịch bản với chuỗi cung ứng toàn cầu trước tình hình dịch bệnh tại Việt Nam.. 13

15.             Cắt giảm gần 1.500 dự án để ưu tiên đầu tư các dự án cấp thiết hơn, hiệu quả hơn. 14

QUẢN LÝ.. 16

16.             Rà soát các quy định về kéo dài thời gian công tác của cán bộ quản lý. 16

17.             Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị nguồn lực để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. 16

18.             Bốn Giám đốc Sở ở Quảng Ngãi nghỉ hưu trước tuổi 17

19.             “Vênh” số liệu diện tích nhà ở bình quân đầu người?. 18

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 19

20.             Chưa mở rộng cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến trên toàn quốc. 19

21.             Bạc Liêu nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 19

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 20

22.             TPHCM kiến nghị tăng điều tiết ngân sách: Vì sao cần nhiều hơn 18%?. 20

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 21

23.             Thanh Hóa kiểm tra nghi vấn bằng cấp của một Chủ nhiệm UBKT huyện ủy. 21

24.             Thái Bình: Khởi tố 2 cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hưng Hà. 21

THẾ GIỚI 22

25.             Không một quốc gia nào nên cho rằng mình đã "thoát khỏi nguy hiểm". 22

26.             Iraq: 1.000 tỷ USD bị mất do tham nhũng. 23

 THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Báo động lây lan dịch khu công nghiệp, Thủ tướng ra công điện khẩn

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có công điện về việc đảm bảo an toàn COVID-19 trong các khu công nghiệp, trước bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, lây lan nguy hiểm hơn trong cộng đồng, đặc biệt là các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang, có nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn.

 Công điện được phát đi sau cuộc họp thường trực Chính phủ do Thủ tướng chủ trì chiều cùng ngày bàn về các giải pháp cấp bách trong phòng, chống dịch, đặc biệt tại các khu công nghiệp.

 Với 70.000 nhà máy và trên 300 khu công nghiệp đang hoạt động, Thủ tướng nhận định nguy cơ dịch bùng phát là rất lớn nên để tập trung phòng, chống, dập dịch hiệu quả, cần có phương án đảm bảo hoạt động, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất, nhất là các tập đoàn lớn, đa quốc gia, ảnh hưởng kinh tế địa phương và cả nước, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép.

 Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, cảnh giác, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng và Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch.

 Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, bộ trưởng Bộ Công thương, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư chỉ đạo các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phải thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, tự đánh giá mức độ an toàn, cập nhật lên bản đồ an toàn COVID-19. Kiên quyết dừng hoạt động khi không đảm bảo an toàn và không cập nhật mức độ an toàn lên hệ thống.

 Chủ tịch tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm việc khai báo y tế bắt buộc với tất cả người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, những người liên quan như người cung cấp, vận chuyển vật tư, hàng hóa, suất ăn… Xử phạt nghiêm các trường hợp không khai báo, khai báo không trung thực.

 Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn việc cách ly, xét nghiệm đối với người lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phù hợp với đặc điểm từng khu vực, diễn biến tình hình dịch bệnh để nếu có tình huống dịch xâm nhập, có thể duy trì hoặc sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép.

 Còn trong thông báo kết luận cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì ngày 24-5 vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành, đã yêu cầu tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang chủ động, sáng tạo trong tổ chức, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, đúc kết thành bài học kinh nghiệm.

 Tỉnh thực hiện phân loại các trường hợp F1 để thực hiện cách ly, xét nghiệm phù hợp. Có kế hoạch đưa từng phần, từng bộ phận của nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp trở lại hoạt động an toàn, sớm nhất; đặc biệt là các doanh nghiệp trong các chuỗi sản xuất của các tập đoàn lớn.

 Bộ Y tế sớm hướng dẫn cách ly y tế linh hoạt, thí điểm việc tổ chức đi làm trở lại theo từng vùng, từng ca, từng phân xưởng, dây chuyền sản xuất. Các địa phương thành lập "Tổ thông tin đáp ứng nhanh" để tiến hành tổng hợp các cách thức ứng phó dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, xây dựng nền tảng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phòng, chống dịch COVID-19. (Tuổi trẻ 25/5)Về đầu trang

Bộ trưởng Y tế: Từ giờ đến cuối 2021 cố gắng mua 150 triệu liều vaccine COVID-19

Bộ Y tế nhận định đợt dịch thứ 4 sẽ kéo dài, do chủng virus mới lây lan nhanh. Giải pháp căn cơ trong phòng chống dịch là vaccine.

 Bộ Y tế đã có những chiến lược gì trong việc mua, sản xuất vaccine phòng COVID-19. Phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi nhanh với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

 Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, thực tế cho thấy, kể cả trên thế giới và Việt Nam, vaccine là công cụ, "vũ khí" hữu hiệu để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

 Thời gian qua, Bộ Chính trị đã có những chỉ đạo rất quyết liệt về tiếp cận vaccine phòng COVID-19. Chính phủ đã có nghị quyết. Thủ tướng Chính phủ có những chỉ đạo rất mạnh mẽ, quyết liệt.

 Bộ trưởng cho biết, với phương châm phải có vaccine sớm nhất, an toàn nhất, sử dụng rộng rãi nhất cho người dân, Bộ Y tế đã tìm mọi cách tiếp cận với tất cả các nguồn vaccine trên thế giới.

 "Chúng ta đã đàm phán rất sớm, bắt đầu từ tháng 5/2020. Hiện nay, chúng ta đang cố gắng từ nay đến cuối năm 2021 có đủ 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Nhưng bên cạnh đó, hiệu quả bảo vệ vaccine phòng COVID-19 như một số khẳng định, nhận định mới đạt từ 6 tháng đến 1 năm. Không chỉ năm 2021 mà các năm tiếp theo, chúng ta phải đảm bảo đủ vaccine phòng Covid-19 cho người dân", ông Nguyễn Thanh Long nói.

 "Do đó, chiến lược thứ hai là tự nghiên cứu, phát triển, sản xuất đảm bảo nguồn vaccine phòng Covid-19 trong nước, đồng thời tham gia vào chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu".

 Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Việt Nam hiện có 3 đơn vị nghiên cứu, phát triển vaccine phòng Covid-19 trong nước, trong đó có đơn vị đã chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 3. Mặt khác, Việt Nam có kế hoạch mua bản quyền, nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine phòng Covid-19 cũng như liên doanh, liên kết đối với những đơn vị sản xuất vaccine phòng Covid-19 trên thế giới để chúng ta tự chủ được nguồn vaccine phòng COVID-19 sớm nhất.

 "Chúng tôi rất kỳ vọng vào việc mua bản quyền, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19 ở trong nước.

 Thủ tướng cũng rất quan tâm đến việc đảm bảo nguồn lực xã hội để tất cả người dân Việt Nam được tiếp cận vaccine miễn phí. Đây là thách thức rất lớn trong điều kiện nguồn tài chính của chúng ta rất hạn hẹp. Thủ tướng đã chỉ đạo tiết kiệm tất cả các nguồn chi thường xuyên để đảm bảo nguồn ngân sách Nhà nước bền vững dành cho mua vaccine phòng COVID-19, đồng thời huy động sự ủng hộ, hỗ trợ của tất cả các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Quyết định thành lập quỹ vaccine của Thủ tướng đã mở đường cho việc đảm bảo nguồn tài chính bền vững, công bằng trong tiếp cận vaccine đối với tất cả người dân Việt Nam", Bộ trưởng nói. (VTV.vn 25/5)Về đầu trang

Phát hiện 300 công nhân Bắc Giang mắc COVID-19, Bộ Y tế họp khẩn

Theo thông tin từ bộ phận công tác đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Bắc Giang, đến đầu giờ chiều ngày 25.5 tại Bắc Giang đã ghi nhận thêm hơn 300 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

 Số lượng các ca dương tính này được phát hiện nhờ tổng lực tăng tốc xét nghiệm trong 3 ngày qua mà Bộ Y tế phối hợp với tỉnh Bắc Giang và các lực lượng y tế đã triển khai tại tất cả các khu công nghiệp, các nhà máy và khu lưu trú của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

 Tất cả các công nhân dương tính này đều đang lưu trú tại khu vực giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và đang được kiểm soát.

 Theo TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nhận định sơ bộ nguồn lây là tại các khu vực nhà máy trong khu công nghiệp, và/hoặc trong khu nhà ở, lưu trú của công nhân vì đây là nơi có mật độ làm việc, lưu trú đông, trong khi đó chủng virus này lây lan nhanh, mạnh và phát tán rộng trong môi trường không khí.

 Bộ Y tế yêu cầu bộ phận công tác đặc biệt của Bộ đang chỉ đạo chống dịch tại Bắc Giang ngay lập tức “đóng băng” tất cả các khu nhà ở của công nhân; Đảm bảo cách ly nghiêm ngặt, nhất là các khu nhà cao tầng nơi có đông công nhân sinh sống; Áp dụng thiết chế về cách ly tập trung tại các khu vực này- coi như là nơi cách ly tập trung. Tuyệt đối không cho người ở ra khỏi nhà, phòng ở và tiến hành xét nghiệm định kỳ, liên tục để làm sạch những khu vực có công nhân lưu trú.

 Bộ Y tế tiến hành họp khẩn cấp với bộ phận công tác đặc biệt tại Bắc Giang và Sở Y tế Bắc Giang. Bộ Y tế cũng cho biết sẽ tiếp tục thông tin chi tiết về cuộc họp này ở bản tin sau. (Laodong.vn 25/5, Thùy Linh)Về đầu trang

Bắc Giang yêu cầu người dân không ra khỏi nhà

Ngày 25-5, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ký ban hành công văn hỏa tốc về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

 Công văn nhấn mạnh: Tình hình dịch trên địa bàn tỉnh đang diễn biến rất phức tạp, đây là loại virus biến chủng mới rất nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh.

 Để công tác phòng, chống dịch hiệu quả, Chủ tịch UBND chỉ đạo TP Bắc Giang, các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế, Lục Ngạn và Sơn Động (những địa phương đang cách ly xã hội) yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, trừ trường hợp đi thực hiện công vụ, công nhân đi làm việc, đưa người đi cấp cứu… Nghiêm cấm người dân tụ tập nơi công cộng kể cả tập thể dục, thể thao.

 Công văn cũng lưu ý người dân được phép ra đồng thu hoạch lúa, nông sản nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch theo phương thức: gia đình nào thu hoạch của gia đình đó; khi ra đồng không tụ tập đông người;  trong quá trình thu hoạch phải thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K.

 Các nhà máy, xí nghiệp, công trường xây dựng đang được phép hoạt động phải có biện pháp phòng chống dịch, yêu cầu người lao động sát khuẩn tay, đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc, thực hiện giãn cách giữa người với người.

 UBND các huyện, TP, xã, phường, thị trấn tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nếu người vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính còn phải áp dụng hình thức kỷ luật nghiêm khắc.

 “Đây là đợt bùng phát dịch đặc biệt nguy hiểm, thời gian còn kéo dài vì vậy cần sự vào cuộc trách nhiệm của tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân; đặc biệt là ý thức thực hiện, chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch của người dân” – công văn nhấn mạnh.

 Trong một diễn biến khác mới nhất, đầu giờ chiều 25-5, Bắc Giang đã ghi nhận thêm hơn 300 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

 Các ca này được phát hiện nhờ tổng lực tăng tốc xét nghiệm trong 3 ngày qua mà Bộ Y tế phối hợp với tỉnh Bắc Giang và các lực lượng y tế đã triển khai tại tất cả các khu công nghiệp, các nhà máy và khu lưu trú của công nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

 Bộ Y tế yêu cầu bộ phận công tác đặc biệt của Bộ đang chỉ đạo chống dịch tại Bắc Giang ngay lập tức “đóng băng” tất cả các khu nhà ở của công nhân. Đảm bảo cách ly nghiêm ngặt, nhất là các khu nhà cao tầng nơi có đông công nhân sinh sống.

 Bộ Y tế sẽ tiến hành họp khẩn cấp với bộ phận công tác đặc biệt tại Bắc Giang và Sở Y tế Bắc Giang. (Plo.vn 25/5, Tuyến Phan)Về đầu trang

Bí thư Hà Nội: Dùng biện pháp mạnh hơn khi dịch bệnh COVID-19 phức tạp hơn

“Người dân có thể yên tâm vì thành phố đang kiểm soát tốt tình hình. Các biện pháp mạnh hơn chỉ được xem xét khi tình hình phức tạp hơn và phải tuân thủ nghiêm chỉ đạo của Trung ương”, Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh khi trao đổi về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.

 Trao đổi với báo chí, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, ngày 24.5, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn thành phố với 2 chùm ca bệnh mới liên quan đến khu đô thị Times City và doanh nghiệp tại số 2 Phạm Sư Mạnh, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp, nghe báo cáo và chỉ đạo tăng cường các biện pháp chống dịch. 

Quan điểm chỉ đạo chung là không để mất “thế trận”; phải làm tất cả để kiểm soát tình hình, triển khai các biện pháp đồng bộ, toàn diện trên khắp các “mặt trận”; tập trung khoanh vùng, cách ly những “điểm nóng” là nơi có ca nhiễm COVID-19, đồng thời bảo vệ, ngăn ngừa dịch xâm nhập những điểm an toàn.

 Trước mắt, thành phố áp dụng các biện pháp phong toả, cách ly theo từng điểm và chưa tính tới biện pháp cách ly toàn thành phố. Các điểm phong toả sẽ áp dụng mô hình cách ly “3 lớp” để vừa khống chế, kiểm soát chặt chẽ nguồn lây, vừa giảm thiểu tác động tiêu cực đối với sản xuất, kinh doanh.

 “Người dân có thể yên tâm vì thành phố đang kiểm soát tốt tình hình. Các biện pháp mạnh hơn chỉ được xem xét khi tình hình phức tạp hơn và phải tuân thủ nghiêm chỉ đạo của Trung ương”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

 Thành phố đã quyết định nâng công tác phòng, chống dịch lên một mức độ cao hơn, yêu cầu phải tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ như nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về); yêu cầu không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; tạm dừng các cửa hàng cắt tóc, gội đầu; thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.

 Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, chúng ta phải tạm thời hy sinh những cái trước mắt để bảo đảm đời sống lâu dài của người dân. Bí thư Hà Nội kêu gọi: “Hơn lúc nào hết, bây giờ là lúc cán bộ, đảng viên, quân và dân Hà Nội trên dưới một lòng, nêu cao ý chí quyết tâm, trách nhiệm nêu gương, tạm gác lợi riêng và phải làm tất cả để kiểm soát và đẩy lùi dịch COVID-19. Chỉ có đẩy lùi dịch nguy hiểm này chúng ta mới bảo vệ được sức khoẻ, an toàn của người dân và tiếp tục phát triển”. (Laodong.vn 25/5, Nguyễn Hà)Về đầu trang

Hà Nội: Cơ quan, công sở hạn chế các cuộc họp trực tiếp, ưu tiên họp trực tuyến

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu các cơ quan công sở hạn chế các cuộc họp trực tiếp, ưu tiên họp trực tuyến, phòng họp thông thoáng; hạn chế số lượng, không họp đông người trong 1 phòng.

 Chiều 24/5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội chủ trì phiên họp trực tuyến với các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, xã, phường thị trấn về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

 Sau khi các đơn vị phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng kết luận, đề nghị các địa phương tiếp tục khẩn trương vào cuộc, truy vết thần tốc nhanh nhất, trách nhiệm cao nhất, không để lọt ca F1 và các trường hợp liên quan, không để mất dấu trong quá trình truy vết.

 Nhấn mạnh về sự phức tạp của chùm ca bệnh tại Công ty cổ phần tập đoàn T&T và Times City, Phó Chủ tịch cho rằng, đây là chùm ca bệnh hết sức phức tạp, chưa khẳng định chính xác nguồn lây từ đâu. Chiều 24/5, Thành phố đã làm việc với chuyên gia và có nhiều nhận định nguồn lây từ chính công ty T&T. “Như vậy sẽ là nguy hiểm với địa bàn, vì vậy công tác truy vết cần tập trung cao độ”, Phó Chủ tịch yêu cầu.

 Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch yêu cầu tất cả cơ quan hành chính cách cấp trên địa bàn, các công ty tổ chức hội họp theo đúng quy định của Chỉ thị 12 của Thành phố, bảo đảm khoảng cách tối thiếu 2m mỗi người, số vị trí ngồi không vượt quá 50% công suất phòng họp; hạn chế các cuộc họp trực tiếp, ưu tiên họp trực tuyến, phòng họp thông thoáng; hạn chế số lượng, không họp đông người trong 1 phòng.

 Đặc biệt đề nghị hạn chế sử dụng điều hòa trung tâm tại các tòa nhà, cơ quan, công sở sau buổi làm việc mở cửa thông thoáng, vệ sinh, khử khuẩn. “Đặc biệt là khu liên cơ quan đường Võ Chí Công là nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính, lượng người giao dịch đông”, Phó Chủ tịch yêu cầu.

 Công chức, cán bộ, cá nhân hạn chế tiếp khách tại nơi làm việc trong thời điểm này; công tác đo thân nhiệt, khai báo y tế phải thực hiện nghiêm để bảo đảm an toàn, tránh sự cố đáng tiếc; bếp ăn tập thể tại các cơ quan hành chính, công ty... phải quan tâm số lượng người ăn cùng một lúc để hạn chế tiếp xúc một cách tối đa, phòng ngừa nguy cơ lây dịch.

 Tất cả người dân từ bất kể địa phương nào trở về Hà Nội từ ngày 10/5 đến 24/5 đều phải khai báo y tế, đề nghị khai báo xong trong ngày 25/5. Những người trở về Hà Nội từ các tỉnh khác từ ngày 25/5 đều phải khai báo y tế online trong thời gian không quá 24h sau khi về Hà Nội. (Kinhtedothi.vn 24/5, Công Thọ)Về đầu trang

Bắc Ninh: Người dân không ra đường sau 20h, trừ các trường hợp thực hiện công vụ

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản hỏa tốc về việc quản lý chặt việc cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

 Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, để chủ động ứng phó với các tình huống cấp bách có thể xảy ra; đồng thời, nhằm giảm thiểu tối đa lây lan, sẵn sàng và chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh trên diện rộng, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu UBND các huyện Thuận Thành, Quế Võ, Yên Phong và thành phố Bắc Ninh tập trung chỉ đạo nhân dân trên địa bàn thực hiện nghiêm cách ly xã hội theo phương châm: "Gia đình cách ly với gia đình, thôn/xóm/khu phố cách ly với thôn/xóm/khu phố, xã cách ly với xã, phường cách ly với phường".

 Bên cạnh đó, yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu và các trường hợp khẩn cấp khác.

 Người dân không ra đường sau 20h, trừ các trường hợp thực hiện công vụ, đưa người đi cấp cứu, đi làm ca đêm, đi làm về... (phải có giấy tờ liên quan như: thẻ, giấy xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp hoặc giấy tờ chứng minh khác).

 Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện Thuận Thành, Quế Võ, Yên Phong và thành phố Bắc Ninh chủ động lập, quản lý các điểm chốt chặn và áp dụng các biện pháp thực hiện nghiêm, có hiệu quả. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc khống chế không để dịch bệnh phát sinh trong cộng đồng và phối hợp quản lý, yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong các doanh nghiệp trên địa bàn. (VTV.vn 25/5)Về đầu trang

Bắc Ninh: Chủ tịch xã bị tạm đình chỉ vì để xảy ra chùm 17 ca nhiễm COVID-19

Ông Nguyễn Xuân Đương - Chủ tịch UBND huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) vừa ký quyết định bị tạm đình chỉ công tác Chủ tịch UBND xã Nguyệt Đức Đặng Thái Dũng từ ngày 25 đến hết ngày 31.5.

 Ông Đặng Thái Dũng có trách nhiệm bàn giao toàn bộ công việc của UBND xã cho ông Nguyễn Viết Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, phụ trách, điều hành UBND xã Nguyệt Đức.

 Trong đêm 23.5, tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện 1 chùm ca bệnh trong cộng đồng ở xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành. Ngay lập tức, địa phương này được phong tỏa và 1.300 người được xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó 17 trường hợp có kết quả dương tính.

 Ngày 24.5, bà Nguyễn Hương Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Thuận Thành xem xét việc đình chỉ chức vụ, xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch UBND cấp xã đã để dịch bệnh lây lan do không thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.

 Bà Nguyễn Hương Giang đánh giá, nhiều ngày qua, tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo một số địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31.3.2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, tại một số nơi vẫn có tình trạng chủ quan, lơ là, thực hiện không nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Thuận Thành, tại một số địa phương đã xuất hiện nhiều ca nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng. (Laodong.vn 25/5)Về đầu trang

Cán bộ Bộ TN&MT từng đi viếng đám ma ở Bắc Giang âm tính với SARS-CoV-2

Ngày 25/5, Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Trung tâm Y tế dự phòng Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) thông tin kết quả xét nghiệm PCR của cán bộ nghi mắc COVID-19 cho kết quả âm tính.

 Theo thông tin từ Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngay sau khi có kết quả xét nghiệm của trường hợp nghi nhiễm nêu trên, Văn phòng Bộ lập tức thông báo cho cán bộ, công chức, người lao động có thể chủ động rời khỏi trụ sở cơ quan Bộ để về nhà.

 Đối với các trường hợp tiếp xúc gần hoặc làm việc cùng tầng nhà với người nghi nhiễm và những người có liên quan được đề nghị tiếp tục thực hiện các biện pháp theo khuyến cáo, làm việc online tại nhà và nghiêm túc theo dõi theo quy định của Bộ Y tế.

 Sáng 24/5, một công chức tại Bộ Tài nguyên và Môi trường đến làm việc có biểu hiện sốt nhẹ và đau họng. Người này có yếu tố dịch tễ, đi đám hiếu ở Bắc Giang vào ngày 6/5.

 Ngay lập tức Bộ Tài nguyên và Môi trường kích hoạt kịch bản ứng phó được xây dựng từ trước; cách ly người nghi nhiễm; thông tin ngay đến Trung tâm Y tế dự phòng của Quận Nam Từ Liêm.

 Ngay trong ngày 24/5, Trung tâm Y tế dự phòng Quận Nam Từ Liêm cử cán bộ đến khử khuẩn trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường; lấy mẫu xét nghiệm của người nghi nhiễm, đồng thời đưa người nghi nhiễm đi cách ly theo đúng quy định. (VTC.vn 25/5, Tùng Lâm)Về đầu trang

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Dư luận quốc tế đánh giá cao công tác tổ chức bầu cử ở Việt Nam

Các Hãng tin của Lào, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản và Anh đều nêu bật bối cảnh Việt Nam tiến hành bầu cử giữa lúc đang đối mặt với đợt bùng phát dịch, nhưng vẫn an toàn.

 Cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra ngày 23/5 đã thu hút sự chú ý của một loạt trang tin khu vực và quốc tế, trong đó chủ yếu nhấn mạnh ý nghĩa sự kiện lần này đối với Việt Nam và bối cảnh đặc biệt diễn ra cuộc bầu cử cũng như nêu bật vai trò của Quốc hội Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước.

 Các hãng tin LaoPhatthana và LaoPhatthana (Lào), TheStar và New Straits Times (Malaysia), Tân Hoa xã (Trung Quốc), Nikkei Asia (Nhật Bản), Reuters (Anh)… đều nêu bật bối cảnh Việt Nam tiến hành cuộc bầu cử - đó là giữa lúc cả nước đang đối mặt với đợt bùng phát COVID-19 nghiêm trọng, và do vậy, đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra an toàn và suôn sẻ là một thách thức lớn đối với ban lãnh đạo mới của Việt Nam.

 Về bối cảnh của cuộc bầu cử, Tân Hoa xã lưu ý: "Cuộc bầu cử năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 trong nước đang diễn biến phức tạp. Nhà chức trách đã yêu cầu cử tri tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình phòng ngừa và kiểm soát COVID-19, gồm đeo khẩu trang và duy trì giãn cách xã hội tại các điểm bỏ phiếu".

 Tờ Nikkei Asia dẫn lời nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp của Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) nhận định Chính phủ Việt Nam đã áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn tại tất cả các điểm bỏ phiếu trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 hiện nay vẫn phức tạp và không rõ ràng. Cuộc bầu cử kết thúc một cách suôn sẻ nhờ Đảng Cộng sản Việt Nam đã có 75 năm kinh nghiệm tổ chức các cuộc bầu cử.

 Trang Eurasiareview khẳng định cuộc bầu cử là sự kiện chính trị quan trọng của Việt Nam và điểm nổi bật của quá trình bầu cử ở Việt Nam là sự kiện này được tổ chức rất chuyên nghiệp, không chút hỗn loạn. Cử tri sẵn sàng hợp tác với ban tổ chức bầu cử và không có bất kỳ hành vi gây rối nào. Để đảm bảo quá trình bầu cử diễn ra thành công và giảm thiểu tác động từ đại dịch COVID-19, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động bầu cử trong bối cảnh đại dịch, trong đó có văn bản hướng dẫn lập danh sách cử tri và phương thức bỏ phiếu cho các đối tượng cử tri đang thực hiện cách ly ở các khu vực bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19.

 Trong khi đó, Eurasiareview khẳng định vai trò của Quốc hội trong tiến trình phát triển của Việt Nam: "Quá trình phát triển 35 năm của Việt Nam là đáng ghi nhận. Những thành tựu đạt được về kinh tế, chính sách đối ngoại và lĩnh vực quốc phòng/an ninh tạo cho Việt Nam niềm tin để đương đầu với những khó khăn, thách thức hiện nay do các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, việc chuẩn bị bầu cử là sự mở rộng hơn nữa nguyện vọng của người dân nhằm thúc đẩy hơn nữa tiến trình phát triển".

 Theo bài viết, đây cũng là sự khẳng định thành tựu của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và phòng chống dịch bệnh. Về đối ngoại, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện lập trường độc lập, giúp chính phủ đạt được thành tích xuất sắc trong nhiều vấn đề song phương cũng như khu vực, qua đó nâng cao vị thế của đất nước. Chính phủ cũng kiểm soát rất tốt sự lây lan của dịch bệnh trong giai đoạn đầu COVID-19 bùng phát, đưa Việt Nam trở thành hình mẫu để những nước khác noi theo và cũng luôn chủ động khi làn sóng dịch thứ hai ập tới. Tác giả đồng thời nhấn mạnh những kinh nghiệm tổ chức bầu cử của Việt Nam kể từ năm 1946 là dân chủ và minh bạch một cách đáng ngưỡng mộ.

 NHK đánh giá trong những năm gần đây, Quốc hội Việt Nam đã có các cuộc thảo luận tích cực và thực chất.

 Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, tờ Junge Welt của Đức cũng đánh giá cao vai trò của Quốc hội Việt Nam trong sự phát triển kinh tế của đất nước.

 Bài báo nêu rõ nhờ vai trò của quốc hội, từ một quốc gia lạc hậu về kinh tế, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất thế giới. Số liệu của Viện nghiên cứu Statista cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 550 USD vào năm 2002, nhưng đến năm 2019 đã tăng lên hơn 3.400 USD. Bài viết cũng nêu bật ý nghĩa chính trị của cuộc bầu cử: "Với cuộc bầu cử Quốc hội lần này, quy trình bổ nhiệm người đứng đầu trong bốn vị trí trụ cột lãnh đạo đất nước sẽ được hoàn tất".

 Tại Malaysia, hầu hết các tờ báo lớn như TheStar, New Straits Times, MalaysiaToday, Malaysiakini đều đưa tin về cuộc bầu cử Quốc hội của Việt Nam. (VTV.vn 25/5)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Từ ngày 2/7, người có những dấu hiệu này có nguy cơ bị giám sát trọng điểm về thuế

Mới đây, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Thông tư đã bổ sung thêm các dấu hiệu cho thấy người nộp thuế sẽ thuộc trường hợp giám sát trọng điểm về thuế.

 Khoản 15, Điều 3, Thông tư này định nghĩa giám sát trọng điểm trong quản lý thuế như sau: Giám sát trọng điểm là việc cơ quan thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đối với người nộp thuế (được đánh giá) rủi ro cao về thuế hoặc không tuân thủ pháp luật thuế theo từng lĩnh vực hoạt động, từng địa bàn trong từng thời kỳ.

 Trước đó, quy định về giám sát trọng điểm về thuế được quy định tại Điều 20 Thông tư số 204/2015/TT-BTC.

 Điều 20 Thông tư số 204/2015/TT-BTC quy định:

 Người nộp thuế thuộc trường hợp giám sát trọng điểm về thuế là người nộp thuế có một trong các dấu hiệu sau:

 a) Người nộp thuế thực hiện các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền có liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế.

 b) Người nộp thuế hoặc Người đại diện hợp pháp của người nộp thuế bị khởi tố về các hành vi vi phạm về thuế, ấn chỉ thuế.

 c) Người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế thuộc chuyên đề trọng điểm cần giám sát quản lý thuế.

 So với quy định cũ, thông tư mới bổ sung thêm dấu hiệu cho thấy người nộp thuế sẽ thuộc trường hợp giám sát trọng điểm về thuế như sau:

 - Người nộp thuế được lựa chọn từ danh sách người nộp thuế thuộc mức không tuân thủ pháp luật thuế, thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao và người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin hoặc có giải trình, bổ sung thông tin nhưng không đầy đủ theo yêu cầu và thời hạn tại thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế.

 Thông tư 31/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 02/7/2021. (Cafef.vn 24/5)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Chỉ số PMI tháng 4 của Việt Nam cao nhất ASEAN

Theo báo cáo mới nhất của IHS Markit, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của ASEAN tháng 4 có mức tăng mạnh nhất trong 7 năm qua và trong 7 quốc gia Việt Nam có mức tăng mạnh nhất. Đây được đánh giá là một thành công trong thực hiện mục tiêu kép của Việt Nam thời gian qua.

 Sau cú sốc năm 2020, chỉ số PMI ngành sản xuất ASEAN đã quay trở lại đạt mức gần như cao nhất trong 7 năm qua, đạt mức 51,9 điểm. Đây là chỉ số phản ánh mức độ lạc quan của doanh nghiệp sản xuất so với tháng trước, điểm trên 50 nghĩa là triển vọng tích cực, còn dưới 50 nghĩa là triển vọng thu hẹp sản xuất. 

Chỉ số PMI được đánh giá dựa trên 5 yếu tố: Đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm, thời gian giao hàng của nhà cung ứng và cuối cùng là tồn kho.

 Trong đó, nguyên nhân chính cho mức tăng ấn tượng của ASEAN trong tháng 4 là bởi sản lượng có mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2014 và số lượng đơn đặt hàng mới còn tăng mạnh nhất kể từ 5/2013.

 Đáng chú ý hơn cả là Việt Nam, khi chỉ số PMI đạt 54,7 điểm - mức cao nhất trong 2 năm rưỡi, tức là so với cả thời điểm trước khi có dịch.

 Trong bối cảnh đó, điểm nhấn ở khu vực công nghiệp của Việt Nam xuất phát chính từ ngành chế biến chế tạo, với mức tăng tháng 4 ước tính đạt tới 29%. Tính chung cả 4 tháng, giá trị xuất khẩu, bao gồm chủ yếu các sản phẩm ngành chế biến chế tạo, đạt mức tăng trưởng cao 27,7%. (VTV.vn 25/5)Về đầu trang

Hơn 90% doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam chịu ảnh hưởng khi COVID-19 trở lại

Hơn 90% thành viên AmCham phản hồi rằng đợt bùng phát dịch hiện nay đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam. Theo đó, 88% lượng người phản hồi nói rằng công ty của họ sẽ trả thêm tiền để được nhận vắc xin.

 Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã tiến hành một cuộc khảo sát với các thành viên về tác động của đợt bùng phát dịch COVID-19 lên tình hình kinh doanh. Cuộc khảo sát tập trung vào các vấn đề hoạt động kinh doanh, việc hạn chế các hoạt động và di chuyển, thủ tục rườm rà đối với những người nhập cảnh và tình trạng sẵn sàng của vắc xin tại Việt Nam.

 Theo ông Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành AmCham, sự bùng phát dịch COVID-19 đang gây ra sự lo lắng và hoang mang cho mọi ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam. Hơn 90% thành viên AmCham phản hồi rằng đợt bùng phát dịch hiện nay đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ tại đây.

 "Những thách thức lớn nhất nằm ở việc thiếu vắc xin để bảo vệ các thành viên cũng như những yêu cầu về điều kiện và thủ tục giấy tờ gây khó khăn trong việc đưa những nhân sự quan trọng của họ về Việt Nam", ông Adam Sitkoff nói.

 Hơn 70% người được hỏi cho biết công ty của họ đang hạn chế các chuyến công tác tại Việt Nam. Ông Sitkoff cho biết khoảng 90% hội viên của AmCham đã hủy bỏ lịch trình công tác hay du lịch cá nhân vì lý do nhiều ca lây nhiễm đã được ghi nhận tại hơn 30 tỉnh và thành phố trong đợt bùng phát lần này.

 Kết quả khảo sát cũng cho thấy 81% hội viên nói rằng công ty của họ sẽ đưa thêm người đến Việt Nam nếu thời gian cách ly bắt buộc được giảm từ 21 ngày xuống còn 7 ngày. "Dịch bệnh sẽ còn tiếp tục gây ra gián đoạn và việc buộc mọi người ở trong nhà vài tuần có thể là một ý tưởng tốt cho hiện tại, tuy vậy các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam cũng cần thực sự cân nhắc một hệ thống hồ sơ nhằm tạo điều kiện cho khách quốc tế đến Việt Nam", nghiên cứu của AmCham chỉ ra.

 "AmCham khuyến khích các cơ quan ban hành những thủ tục nhập cảnh nhẹ nhàng hơn đối với hành khách là các doanh nhân, chuyên gia nước ngoài, và thậm chí cả khách du lịch đã được tiêm vắc xin đầy đủ”, ông Sitkoff nói.

 Theo kết quả khảo sát, các thành viên của AmCham liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhiều người được tiêm vắc xin hơn nữa. Thực tế cho thấy 88% lượng người phản hồi nói rằng công ty của họ sẽ trả thêm tiền để được nhận vắc xin chất lượng cao tại đây.

 Giám đốc Điều hành của AmCham một lần nữa đề xuất tập trung các nguồn lực tài chính từ các công ty nếu Chính phủ có thể nhanh chóng đảm bảo tình trạng sẵn sàng của vắc xin cho các công ty thành viên. Ông Sitkoff cho biết tình trạng sẵn sàng của vắc xin hiện đang là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các hội viên của AmCham và cho đến khi thêm nhiều người được nhận các mũi tiêm, sẽ còn xuất hiện thêm những đợt bùng phát và gián đoạn do virus gây ra.

 Trước tình trạng dịch COVID-19 diễn biến căng thẳng tại các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang, những ngày gần đây nhiều Hiệp hội DN trong nước cũng đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ để được tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho công nhân. (Vnbusiness.vn 25/5)Về đầu trang

Chuyên gia chỉ ra 2 kịch bản với chuỗi cung ứng toàn cầu trước tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

"Tình hình dường như đang thay đổi và chuỗi cung ứng có thể dịch chuyển trở lại Trung Quốc, do số ca nhiễm tăng đột biến tại Ấn Độ và Việt Nam", chuyên gia kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management nhận định.

 CNBC đưa tin, tháng 4 vừa qua, số ca nhiễm tại Ấn Độ đã tăng lên mức cao kỷ lục và không có dấu hiệu giảm đáng kể. Giới chuyên gia dự đoán rằng nền kinh tế khu vực Nam Á có thể sẽ suy giảm trong quý này.

 Tại Việt Nam, thứ 3 tuần trước, Bắc Giang đã tạm đóng cửa 4 khu công nghiệp. Đáng chú ý, trong đó có 3 khu công nghiệp có nhà máy của tập đoàn Foxconn, đối tác cung cấp của Apple. Theo đó, tập đoàn cũng thông tin rằng một số công ty con của họ đã tạm ngừng hoạt động tại các cơ sở ở Bắc Giang để tuân thủ chính sách chống virus của chính phủ. 

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Lê Ánh Dương, nhấn mạnh, Chính phủ đã chỉ đạo Foxconn và Luxshare tạm thời đóng cửa các nhà máy của họ trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát. Ông Dương nói thêm, các doanh nghiệp này đang thực hiện yêu cầu tạm thời đóng cửa toàn bộ nhà máy và các quan chức y tế sẽ được cử đến giúp các nhà máy tổ chức lại, từ đó có thể nhanh chóng hoạt động trở lại và hạn chế sự lây lan của virus.

 "Chúng tôi hy vọng các nhà máy này sẽ hoạt động trở lại trong hai tuần để hạn chế sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu", Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho hay.

 Trong quá khứ, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp dịch chuyển chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ ra khỏi Trung Quốc. Kết quả là, các quốc gia như Việt Nam và Ấn Độ đã được hưởng lợi bởi hàng loạt doanh nghiệp xây dựng các nhà máy tại đây.

 Theo Zhang Zhiwei, chuyên gia kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, tình hình dường như đang thay đổi và chuỗi cung ứng có thể dịch chuyển trở lại Trung Quốc, do số ca nhiễm tăng đột biến tại Ấn Độ và Việt Nam.

 "Trước giai đoạn đại dịch, loạt nhà máy đã chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc. Điển hình là Samsung và Foxconn đã đặt các nhà máy mới tại Việt Nam, Ấn Độ", ông chia sẻ trên kênh Street Signs Asia của CNBC vào hôm thứ 2.

 Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng số lượng ca nhiễm tại hai nước này đã buộc các nhà máy như Foxconn phải tạm đóng cửa các cơ sở ở Ấn Độ và Việt Nam. "Điều này có thể khiến việc di dời chuỗi cung ứng bị đình trệ trong một thời gian", ông Zhang cho hay.

 "Một vấn đề quan trọng khác là, hoạt động du lịch quốc tế vẫn chưa mở cửa, do vậy các tập đoàn đa quốc gia không thể cử nhân viên của họ đến Ấn Độ và Việt Nam để thiết lập nhà máy mới".

 Trước đó, ông Richard Martin, Giám đốc điều hành IMA châu Á cho biết, đợt bùng phát dịch bệnh mới xảy ra ngay trong bối cảnh nhu cầu hàng hoá gia tăng từ Hoa Kỳ và Trung Quốc - hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, đã khiến giá hàng hóa tại các nhà máy khu vực Đông Á tăng vọt.

 Ông Richard nhận định, bất kỳ "trục trặc" nào trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chẳng hạn như việc đóng cửa các nhà máy then chốt trên khắp châu Á như tại Việt Nam và Ấn Độ cũng có thể khiến lạm phát tại Hoa Kỳ tăng nhanh. "Đặc biệt, điều này ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ nhanh hơn so với chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc". 

Nhìn chung, tình hình hiện tại có thể mang lại một số lợi thế nhất định cho Trung Quốc. Tuy nhiên, việc hưởng lợi này sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ và Việt Nam. Hiện tại, hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc đạt mức tăng trưởng từ 20-40%/ tháng. "Nếu các nhà máy tại Việt Nam và Ấn Độ sớm phục hồi hoạt động sản xuất, tăng trưởng trong xuất khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại vào nửa cuối năm".

 "Nhưng nếu chuỗi cung ứng tại Việt Nam và Ấn Độ bị gián đoạn trong một thời gian dài, mức tăng trưởng xuất khẩu đáng kinh ngạc hiện nay của Trung Quốc có khả năng cao sẽ tiếp tục trong năm tới", đại diện Pinpoint Asset Management kết luận. (Cafef.vn 25/5)Về đầu trang

Cắt giảm gần 1.500 dự án để ưu tiên đầu tư các dự án cấp thiết hơn, hiệu quả hơn

Sáng ngày 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với các bộ, cơ quan về việc cập nhật, bổ sung đánh giá báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để chuẩn bị báo cáo các cấp có thẩm quyền.

 Thủ tướng đề nghị việc trình các cấp có thẩm quyền báo cáo về đầu tư công trung hạn 2021-2025 phải bảo đảm tuân thủ các quy định của Đảng, Nhà nước; nếu có vướng mắc về cơ chế, chính sách phải kịp thời trình cấp có thẩm quyền tháo gỡ, xử lý. Tiếp tục kế thừa những kết quả, thành tựu, kinh nghiệm, bài học tốt về đầu tư công trong thời gian vừa qua, tiếp tục đổi mới, khắc phục, chấm dứt những tồn tại, tiêu cực, hạn chế trong thời gian tới.

 Qua các cuộc làm việc gần đây với các địa phương, Thủ tướng nhận thấy "có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất là đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt, cộng với thủ tục rườm rà, không phân cấp mạnh, kỷ luật chưa nghiêm, cho nên giải ngân chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao".

 "Do đó, phải dứt khoát khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt cũng như tâm lý trông chờ, ỷ lại ở Trung ương, đồng thời chống tiêu cực, nghiêm cấm "chạy" dự án. Đây là lợi ích của quốc gia, dân tộc", Thủ tướng nhấn mạnh.

 Phân tích cụ thể thêm, Thủ tướng nhắc tới tình trạng một số tỉnh còn nghèo, quy mô GRDP nhỏ, ngân sách có hạn nhưng dự kiến tới hàng trăm dự án trong 5 năm tới. Với tổng ngân sách được phân bổ, các địa phương, cơ quan, bộ ngành phải suy nghĩ, tính toán, tiết kiệm chi thường xuyên để dành cho đầu tư phát triển, đồng thời điều chỉnh lại các dự án đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược và các dự án, công trình đầu tư phục vụ an sinh xã hội như phòng chống thiên tai, dịch bệnh, chăm lo các đối tượng yếu thế…

 "Vì dân, vì nước, cứ mạnh dạn mà làm, sẽ cắt giảm được số dự án để tập trung vốn cho các dự án trọng tâm, trọng điểm", Thủ tướng nhấn mạnh. Cùng với đó, nỗ lực phấn đấu, kéo giảm thời gian triển khai dự án bởi càng kéo dài càng lãng phí.

 Những ngày qua, Thủ tướng đã trực tiếp trao đổi với lãnh đạo nhiều địa phương về đầu tư công. Khi lãnh đạo một tỉnh miền núi phía bắc đề xuất ý tưởng đào hầm qua núi để rút ngắn thời gian di chuyển lên trung tâm tỉnh, Thủ tướng hỏi lại thì được biết chỉ rút ngắn 10 phút nhưng kinh phí đầu tư dự kiến tới 2.500 tỷ đồng. Trong khi đó, một huyện khác của tỉnh có tiềm năng rất lớn về du lịch, chỉ cần đầu tư khoảng vài trăm tỷ đồng để mở rộng đường kết nối là có thể khai phá, phát triển được cả huyện này.

 "Rút ngắn 10 phút đi bộ cũng cần, nhưng phải cân nhắc dự án nào hiệu quả nhất trong bối cảnh nguồn lực có hạn. Tổng mức vốn được phân bổ không thay đổi nhưng các địa phương, cơ quan phải thay đổi tư duy về trọng tâm, trọng điểm", Thủ tướng gợi mở, chia sẻ với các địa phương.

 Thủ tướng yêu cầu phân cấp tối đa về đầu tư công; các cơ quan quản lý tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách, xây dựng công cụ để huy động các nguồn lực, hướng dẫn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật.

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, cơ quan lập các đoàn kiểm tra, giám sát; các bộ, cơ quan, địa phương nào không thực hiện đúng chủ trương đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 3 đột phá chiến lược thì kiên quyết dừng dự án, nếu có vi phạm thì xử lý, kỷ luật theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 

Phân tích thêm về quan điểm huy động tối đa, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là hạ tầng giao thông, Thủ tướng nêu định hướng trình cấp có thẩm quyền cho phép ngân sách Nhà nước bảo đảm tỉ lệ 50% tổng vốn cho các dự án cao tốc PPP trong cả giai đoạn 2021-2025, phần còn lại thu hút đầu tư ngoài ngân sách. Tỉ lệ cụ thể được điều chỉnh rất linh hoạt, phù hợp với từng dự án, những dự án khó khăn, khó thu hút nhà đầu tư thì tỉ lệ tham gia của ngân sách sẽ cao hơn và ngược lại. "Thu hút được 1%, 1 đồng vốn ngoài ngân sách cũng quý".

 Các địa phương đã có nhiều mô hình hợp tác công-tư về phát triển đường cao tốc với hiệu quả "cân đong đo đếm được", cần nghiên cứu, tổng kết nhân rộng, những vấn đề đã "chín", đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện. (VTV.vn 24/5)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Rà soát các quy định về kéo dài thời gian công tác của cán bộ quản lý

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký ban hành Quyết định số 637/QĐ-BNV ban hành kế hoạch rà soát tổng thể quy định về kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý khi đến độ tuổi nghỉ hưu và chế độ phụ cấp chức vụ sau khi thôi lãnh đạo, quản lý.

 Về phạm vi rà soát, Bộ Nội vụ sẽ tiến hành rà soát toàn bộ các văn bản của Đảng có liên quan đến kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý khi đến độ tuổi nghỉ hưu và chế độ phụ cấp chức vụ sau khi thôi lãnh đạo, quản lý.

 Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng rà soát toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý khi đến độ tuổi nghỉ hưu và chế độ phụ cấp chức vụ sau khi thôi lãnh đạo, quản lý đang còn hiệu lực.

 Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà giao Vụ Pháp chế, Vụ Công chức-Viên chức, Vụ Tiền lương và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thống kê các văn bản có liên quan đến phạm vi rà soát.

 Đặc biệt, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà yêu cầu tiến hành đánh giá về những vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn, không còn phù hợp, chưa thống nhất giữa văn bản quy phạm pháp luật với văn bản của Đảng và giữa các văn bản quy phạm pháp về vấn đề được rà soát.

 Đặc biệt, từ kết quả rà soát tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình thực tiễn và đề xuất phương án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định của Đảng và của pháp luật về vấn đề được rà soát.

 Báo cáo tổng thể việc rà soát hoàn thành trước ngày 30/9, tùy vào tình hình diễn biến dịch COVID-19 điều chỉnh cho phù hợp. (TTXVN/Vietnamplus.vn 25/5, Hồng Kiều)Về đầu trang

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị nguồn lực để thực hiện cải cách chính sách tiền lương

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 119/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Bộ Tài chính.

 Trong đó, Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chuẩn bị nguồn lực để cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2022 và thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đời sống của người dân.

 Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh không hy sinh an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, nhất là chính sách cho người yếu thế, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu sổ.

 Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài Chính hoàn thiện thể chế liên quan đến thị trường chứng khoán, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính khác, bảo đảm hoạt động hiệu quả, an ninh, an toàn, minh bạch, bền vững.

 Bộ Tài chính cùng với các bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước, quốc tế; tăng cường năng lực đánh giá, phân tích, dự báo.

 Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Tài chính cần chủ động có kịch bản, phương án, giải pháp phù hợp, kịp thời đối với những vấn đề mới phát sinh, góp phần nâng cao sức chống chịu và khả năng thích ứng của nền kinh tế, nhất là trong điều kiện đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp kéo dài như hiện nay.

 Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài Chính xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính - ngân sách nhà nước phải trên tinh thần nuôi dưỡng nguồn thu; khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực; thúc đẩy giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy hơn nữa những tiềm năng, thế mạnh, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước cả trước mắt và lâu dài. 

Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách nhà nước phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường và tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành; dứt khoát xóa bỏ quan liêu bao cấp, tư duy xin cho; phải biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể, trên cơ sở bảo đảm công bằng, hài hòa lợi ích giữa các bên. 

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để ưu tiên bố trí, phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các công trình trọng điểm, có sức lan tỏa, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. (VTV.vn 24/5)Về đầu trang

Bốn Giám đốc Sở ở Quảng Ngãi nghỉ hưu trước tuổi

Bốn lãnh đạo sở ở Quảng Ngãi không đủ tuổi tái cử, nghỉ hưu sớm nhằm tạo điều kiện cho các bộ trẻ được bổ nhiệm, đề bạt để gánh vác trọng trách nhiệm kỳ 2021-2026.

 Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, xác nhận từ 1/6 tới, bốn giám đốc sở ở địa phương này nghỉ công tác do không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm.

 Trong thời gian nghỉ công tác, bốn lãnh đạo gồm các ông: Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Đoàn Dụng, Giám đốc Sở Nội vụ; Nguyễn Trung Tập, Giám đốc Sở Tư pháp; Đỗ Văn Phu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo được hưởng chế độ, chính sách chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Họ đều sinh năm 1962.

 Trao đổi với Zing, ông Đỗ Văn Phu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi, cho biết ông nghỉ công tác trước tuổi nghỉ hưu 15 tháng.

 "Bốn giám đốc sở nghỉ hưu trước tuổi được hưởng chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm theo quy định của Chính phủ", ông Phu nói.

 Trước đó, tháng 9/2020, gần 60 cán bộ, lãnh đạo từ cấp xã đến cấp tỉnh ở Quảng Ngãi xin nghỉ hưu trước tuổi. Trong số này có 3 ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Tỉnh ủy viên - Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi. Nhiều cán bộ, lãnh đạo cấp xã, huyện, TP Quảng Ngãi đã nghỉ hưu trước tuổi bắt đầu từ ngày 1/9.

 Ông Đoàn Dụng, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi, cho biết việc này thực hiện theo Nghị định 26 về quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

 "Đây là cơ hội cho đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, có năng lực được bổ nhiệm, đề bạt tiếp tục gánh vác trọng trách nhiệm kỳ 2021-2026”, Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi cho biết thêm. (Zingnews.vn 25/5)Về đầu trang

“Vênh” số liệu diện tích nhà ở bình quân đầu người?

Kết quả công bố về diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2020 của Tổng cục Thống kê khác với Bộ Xây dựng.

 Theo kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê mới công bố, có hai chỉ số đo lường liên quan là chất lượng nhà ở và diện tích nhà ở bình quân đầu người. Tổng cục Thống kê nhận định, chất lượng nhà ở của các hộ gia đình nước ta ở mức khá cao. Năm 2020, tỷ lệ hộ gia đình sống trong nhà kiên cố và bán kiên cố lên tới 95,6%, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ hộ gia đình sống trong nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ, không hẳn là do điều kiện kinh tế kém mà đôi khi do điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán lâu đời, ví dụ các hộ gia đình khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Trung du và miền núi phía Bắc. 

Bên cạnh đó, diện tích nhà ở bình quân đầu người trên cả nước đạt 25,2 m2, tăng 7,3 m2 so với năm 2010, tương ứng tăng 40,8%. Diện tích nhà ở bình quân đầu người lớn nhất là ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và thấp nhất khu vực Tây nguyên. Diện tích này cao nhất ở nhóm giàu nhất, cao gần gấp đôi (1,8 lần) nhóm nghèo nhất.

 Nhưng trước đó, tại Hội nghị tổng kết nhiệm kỳ 5 năm (2016 - 2020) của Bộ Xây dựng diễn ra cuối năm 2020, cơ quan này chỉ rõ duy nhất nhóm chỉ tiêu không đạt kế hoạch là diện tích bình quân nhà ở toàn quốc chỉ đang ở mốc 24 m2 sàn/người, thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 25 m2 sàn/người vào năm 2020. Như vậy, trong khi Bộ Xây dựng nói chưa đạt mục tiêu đề ra về chỉ tiêu diện tích bình quân nhà ở thì Tổng cục Thống kê lại nói đã đạt?

 Cũng theo Bộ Xây dựng, mặc dù phát triển nhà ở xã hội thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng với tổng diện tích thực hiện hơn 5,21 triệu m2 thì chỉ bằng 41,7% so với mục tiêu đề ra đến năm 2020 là đạt 12,5 triệu m2. Thực tế đang tồn tại những "rào cản" trong phát triển nhà ở. Đó là cơ chế chính sách phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp thiếu đồng bộ và chưa đủ mạnh; một số điểm chưa phù hợp với cơ chế thị trường nên khó khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội...

 Nhưng Bộ Xây dựng vẫn quyết tâm đặt mục tiêu cho giai đoạn 5 năm tới, chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt sẽ khoảng 26 - 27 m2 sàn/người; trong đó, diện tích nhà ở bình quân đầu người khu vực đô thị đạt khoảng 26 m2/người, khu vực nông thôn đạt khoảng 25 m2/người. (Thanhnien.vn 25/5)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Chưa mở rộng cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến trên toàn quốc

Bộ GTVT vừa cho biết, bộ đã kiến nghị Chính phủ chưa nhân rộng ra toàn quốc việc cấp, đổi giấy phép lái xe (GPLX) trực tuyến, do số lượng hồ sơ tham gia đổi GPLX cấp độ 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia chưa nhiều, dẫn đến đầu tư hệ thống không hiệu quả.

 Theo Bộ GTVT, từ 1-7-2020, Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an thí điểm việc kết nối dữ liệu khám sức khỏe, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và cung cấp thí điểm dịch vụ công mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia tại Hà Nội và Hà Nam. Đến thời điểm này, số tài khoản truy cập chỉ đạt hơn 2.000 lượt, số hồ sơ cấp đổi là 10 hồ sơ.

 Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, nguyên nhân số lượng hồ sơ thấp là do việc thực hiện thanh toán còn khó khăn. Bên cạnh đó, số lượng bệnh viện tham gia khám và cung cấp dữ liệu khám sức khỏe trong giai đoạn thí điểm chưa nhiều.

 Trong khi đó, kinh phí Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang phải thuê dịch vụ công nghệ thông tin triển khai thí điểm là 162 triệu đồng/tháng, nếu triển khai mở rộng ra toàn quốc, kinh phí dự toán là 542 triệu đồng/tháng. (Sggp.org.vn 24/5, Minh Duy)Về đầu trang

Bạc Liêu nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Ðể cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tỉnh Bạc Liêu triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Cụ thể, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố phải thực thi đúng, đầy đủ những quy định về điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa, không tự đặt thêm điều kiện dưới mọi hình thức, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức không làm đúng quyền hạn, trách nhiệm.

 Sở Kế hoạch và Ðầu tư phấn đấu bảo đảm thời hạn làm thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp giảm xuống chỉ còn bốn giờ làm việc, kể từ lúc tiếp nhận đủ thủ tục hợp lệ. Sở Tài chính xây dựng phương án tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp; thực hiện công khai, minh bạch các văn bản quy phạm pháp luật liên quan ngân sách nhà nước sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tăng cường khảo sát, điều tra, giới thiệu và kết nối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp tương tác thông qua chính quyền điện tử...

 Bạc Liêu cũng yêu cầu các ban, ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình cung cấp dịch vụ; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ tín dụng; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo; tiếp tục cải thiện điểm số và các chỉ số môi trường kinh doanh, nhất là về chỉ số đăng ký tài sản. Với chiến lược và những kế hoạch trung, dài hạn có mục tiêu rõ ràng, lộ trình cụ thể, tỉnh phấn đấu sớm cải thiện thứ hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và phát triển bền vững. (Nhân dân 25/5, PV)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

TPHCM kiến nghị tăng điều tiết ngân sách: Vì sao cần nhiều hơn 18%?

TP Hồ Chí Minh vừa kiến nghị tăng 5% tỷ lệ điều tiết cho ngân sách địa phương từ mức 18% như lâu nay lên 23%.

 Là đầu tàu kinh tế, đóng góp 27% ngân sách và 22% GDP cả nước. Tuy nhiên, hiện TP Hồ Chí Minh đang gặp những thách thức của một siêu đô thị hơn 10 triệu dân. Kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường, bệnh viện và trường học quá tải... thành phố cần thêm nguồn lực để giải quyết các áp lực đang đối mặt. 

Mới đây, TP Hồ Chí Minh kiến nghị tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho địa phương từ 18% lên 23% giai đoạn 2022 - 2025. Đề án này mới đây đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính "ủng hộ tối đa".

 Sau khi nhận được sự ủng hộ tối đa của Thủ tướng, mới đây, đại diện Bộ Tài Chính cho biết Chính phủ sẽ trình đề án ở kỳ họp Quốc hội tháng 10. Nếu được thông qua, tỷ lệ điều tiết mới sẽ áp dụng từ năm 2022. Có thể nói, đây là một tin vui, mang lại nhiều hi vọng cho chính quyền cũng như người dân TP Hồ Chí Minh.

 Bởi trong những năm qua, tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP Hồ Chí Minh 18% thực sự là không đủ để tạo động lực cho thành phố phát triển. Vậy tại sao không đủ và các nguồn thu ngân sách cho TP Hồ Chí Minh hiện được tính toán như thế nào?

 Theo quy định, hiện có 3 khoản thu về cho ngân sách Nhà nước từ TP Hồ Chí Minh. Thực chất không phải nguồn thu ngân sách nào thành phố cũng được giữ 100% hay được chia theo tỉ lệ.

 Thứ nhất: Thu ngân sách địa phương hưởng 100%. Đó là những khoản thu thành phố được giữ lại tất cả như: Thuế môn bài, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ.

 Thứ hai: Thu hộ Trung ương, nghĩa là tất cả phải nộp100% về cho Trung ương như: Thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu, thuế tài nguyên.

 Thứ ba: Thu phân chia. Đây mới là khoản phân chia giữa Trung ương với thành phố, nghĩa là khoản thu này thành phố được giữ lại mức 18%. Ví dụ như thuế VAT, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

 Theo cách tính hiện hành, năm 2021, dự toán tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn sẽ là 364 nghìn tỷ đồng và ngân sách được giữ lại của thành phố sẽ là 69 nghìn tỷ đồng. Thành phố sẽ tiếp tục nằm trong tình trạng thiếu hụt khi không đủ chi và sẽ bội chi theo kế hoạch năm nay là 14 nghìn tỷ đồng.

 Dựa trên tính toán này, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế TP Hồ Chí Minh cho biết, nếu như tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng 1%, thành phố được thêm 2.000 tỷ đồng mỗi năm; 5% tương đương 10.000 tỷ đồng. Nếu thông qua, thành phố sẽ dùng kinh phí này đầu tư hạ tầng, giao thông, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

 Tỉ lệ điều tiết ngân sách giảm còn 18% cũng làm cho tốc độ thu ngân sách tại thành phố giảm. Đơn cử, trong giai đoạn 2007 - 2010 tốc độ thu ngân sách thành phố tăng hơn 25%; sau khi cắt giảm, đến nay con số này chỉ còn có 4,5%.

 Theo các chuyên gia, con số này cho thấy rõ sự hụt hơi trong việc tăng thu ngân sách của thành phố. Nếu kéo dài, vai trò đầu tàu của TP Hồ Chí Minh sẽ giảm đi. Bằng chứng, trong 10 năm qua, tỉ lệ tăng trưởng của TP Hồ Chí Minh giảm dần chỉ trên dưới 7%, môi trường đầu tư cũng trở nên kém hấp dẫn. (VTV.vn 25/5)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Thanh Hóa kiểm tra nghi vấn bằng cấp của một Chủ nhiệm UBKT huyện ủy

Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Thanh Hóa sẽ tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm về sử dụng văn bằng, chứng chỉ đối với ông Lê Văn Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, Chủ nhiệm UBKT huyện ủy Lang Chánh (Thanh Hóa).

 Ngày 25.5, thông tin từ UBKT Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, sắp tới, đơn vị này sẽ tổ chức kiểm tra dấu hiệu vi phạm trong sử dụng văn bằng, chứng chỉ đối với ông Lê Văn Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm UBKT huyện ủy Lang Chánh.

 Theo tìm hiểu của phóng viên, vào đầu tháng 5, ông Lê Văn Hưng đã có đơn gửi Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc xin rút tên khỏi danh sách ứng cử đại biểu HĐND huyện Lang Chánh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với lý do sức khỏe không đảm bảo và không đảm bảo một số tiêu chí về điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

 Sau khi xem xét, ngày 11.5, đơn vị chức năng đã quyết định cho ông Lê Văn Hưng rút tên khỏi danh sách ứng cử đại biểu HĐND huyện Lang Chánh.

 Tuy nhiên, lý do chính mà dư luận cho rằng ông Hưng xin rút tên khỏi danh sách ứng cử đại biểu HĐND huyện Lang Chánh không hoàn toàn là vì lý do sức khỏe, mà vì có dấu hiệu sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ.

 Một lãnh đạo huyện ủy Lang Chánh cho biết do ông Lê Văn Hưng thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, nên hồ sơ, thủ tục do cấp trên quản lý và kiểm tra. Vị lãnh đạo này cũng cho biết, hiện tại ông Hưng đang đi chữa bệnh, không có mặt ở cơ quan.

 Được biết, ông Lê Văn Hưng (52 tuổi, quê tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh) từng kinh qua nhiều chức vụ ở bác phòng, ban của UBND huyện Lang Chánh và huyện ủy Lang Chánh. (Thanhnien.vn 25/5, Minh Hải)Về đầu trang

Thái Bình: Khởi tố 2 cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hưng Hà

Liên quan đến việc " thao túng" trong lĩnh vực đấu giá đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Nguồn tin riêng của Báo Dân sinh cho hay: Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

 Hai bị can bị khởi tố trong vụ án này là ông Vũ Gia Viễn sinh năm 1959, nguyên giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hưng Hà, (hiện trú tại: thôn Mậu Lâm, xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) và ông Nguyễn Quang Vinh sinh năm 1986, cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, (hiện cư trú tại: khu Nhân Cầu 3, thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). 

Kết quả điều tra xác định: Với chức năng, nhiệm vụ được giao, vào những năm 2018, 2019, ông Vũ Gia Viễn, khi đó là Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hưng Hà có ký hợp đồng với Trung tâm Dịch vụ đấu giá Tài sản – Sở tỉnh Thái Bình để thực hiện tổ chức 09 cuộc đấu giá quyền sử dụng đất tại các xã: Thái Phương, Minh Hòa, Hòa Bình, Bắc Sơn, thị trấn Hưng Hà, thị trấn Hưng Nhân thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Thời điểm này ông Nguyễn Quang Vinh là cán bộ được giao phụ trách công tác hồ sơ đấu giá của Trung tâm Phát triển quỹ đất.

 Theo qui định của pháp luật, trong quá trình thực hiện việc đấu giá; tiền thu được từ việc bán hồ sơ cho người tham gia đấu giá được sử dụng để thanh toán thù lao dịch vụ đấu giá. Số tiền còn lại phải được chuyển về Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hưng Hà để nộp vào Ngân sách Nhà nước, theo định tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư 48/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 Quy định chế độ tài chính trong hoạt động đầu giá tài sản.

 Tuy nhiên, tại 09 cuộc đấu giá ở trên số tiền thu được từ việc bán hồ sơ cho người tham gia đấu giá, ngoài việc đã được sử dụng để thanh toán thù lao đấu giá trên 175 triệu đồng. Số tiền còn lại, ông Viễn đã giao cho nhân viên tự quản lý và sau đó chỉ đạo nhân viên chi, sử dụng sai mục đích, như: chi bồi dưỡng cho các cá nhân, ăn uống sau đấu giá… mà không nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định, đã gây thiệt hại cho Ngân sách huyện Hưng Hà ( Thái Bình).

 Hành vi của ông Vũ Gia Viễn và ông Nguyễn Quang Vinh phạm vào tội: "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" được quy định tại Khoản 2, Điều 365 Bộ luật hình sự. Vì thế, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can và áp dụng Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 bị can Viễn và Vinh. (Baodansinh.vn 25/5, M.Quang)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Không một quốc gia nào nên cho rằng mình đã "thoát khỏi nguy hiểm"

Lời phát biểu này được Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới đưa ra hôm qua, khi ông cảnh báo dịch bệnh có thể sẽ còn diễn biến nghiêm trọng hơn ở nhiều nơi trên thế giới.

 "Hơn 3,4 triệu người đã tử vong do COVID-19, trong đó có ít nhất 115 nghìn nhân viên y tế tử vong trong quá trình chống dịch, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Các nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe đã và đang chiến đấu với dịch bệnh ở giữa ranh giới của sự sống và cái chết".

 Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo dịch bệnh có thể sẽ còn diễn biến nghiêm trọng hơn ở nhiều nơi trên thế giới, từ đó kêu gọi thế giới hãy chống dịch như thời chiến và nhân viên y tế là những đối tượng quan trọng nhất cần phải bảo vệ.

 Trong bài phát biểu, Tổng giám đốc WHO cảnh báo, không một quốc gia nào nên cho rằng mình đã "thoát khỏi nguy hiểm" dù tỉ lệ tiêm phòng là bao nhiêu khi mà virus SARS-CoV-2 vẫn không ngừng biến đổi và các biến chủng của nó vẫn còn lây lan ở nhiều nơi.

 Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo: "Gần 18 tháng từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, thế giới vẫn ở trong tình trạng rất nguy hiểm. Kể từ đầu năm 2021 đến nay, mới gần 6 tháng mà chúng ta đã ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 hơn so với toàn bộ năm 2020. Theo đà này, số ca tử vong sẽ vượt tổng số ca tử vong của cả năm ngoái, chỉ trong vòng ba tuần tới".

 Theo đó, Tổng giám đốc WHO khẩn cấp kêu gọi sử dụng logic thời chiến để chống dịch. "Chúng ta đang trong trận chiến với COVID-19. Chúng ta cần vận dụng tính logic và khẩn cấp của một nền kinh tế thời chiến, để nâng cao năng lực của vũ khí. Trong đó, tuyến đầu chiến đấu chính là các y bác sỹ, nhân viên y tế. Tuy nhiên, nhiều nhân viên y tế đã rơi vào khủng hoảng khi phải căng mình chống chọi dịch bệnh. Tại nhiều nơi, nhân viên y tế cảm thấy "không được bảo vệ" khi họ không thể tiếp cận thiết bị bảo hộ và vaccine".

 WHO nhấn mạnh, các nước cần quan tâm củng cố tuyến phòng dịch đầu tiên này. Tuyến phòng dịch sau, chính là những người dân. Để làm được điều này, WHO đặt mục tiêu sẽ tiêm phòng cho 10% dân số của tất cả các nước trước cuối tháng 9 và tiêm cho 30% dân số của tất cả các nước vào cuối năm nay, thông qua việc kêu gọi các nước đóng góp vaccine cho chương trình COVAX. (VTV.vn 25/5)Về đầu trang

Iraq: 1.000 tỷ USD bị mất do tham nhũng

Tổng thống Iraq Barham Salih hôm 23/5 cho biết, nước này đã mất 1.000 tỷ USD do “tham nhũng tài chính và hành chính tràn lan trong các tổ chức nhà nước” kể từ năm 2003.

 Trong một bài phát biểu về tham nhũng trong nước, Tổng thống Salih đã thảo luận về dự thảo luật nhằm thu hồi số tiền tham nhũng, khẳng định luật phải cho phép các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa trước, cũng như các bước tiếp theo để thu hồi những khoản tiền bị đánh cắp.

 Ông cho biết, những điều này bao gồm hỗ trợ các tổ chức tài chính, giám sát và kích hoạt các công cụ của họ.

 Tháng 4 vừa qua, Ủy ban Liêm chính công (CPI) của Iraq thông báo về việc ban hành lệnh bắt giữ và triệu tập đối với 58 quan chức đương nhiệm và cựu quan chức bị cáo buộc tham nhũng.

 Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Iraq là một trong những quốc gia tham nhũng nhất trên thế giới, với 21 điểm (trên thang điểm 100), xếp vị trí 160/180 quốc gia về chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2020. Tình trạng bòn rút thuế quan và hàng nhập lậu đã diễn ra nhiều năm qua ở các cửa khẩu của Iraq, nhưng đến nay chưa có giải pháp ngăn chặn.

 Với dân số chỉ hơn 37 triệu người, Iraq là một trong những nước được đánh giá giàu tài nguyên nhất trên thế giới, với trữ lượng dầu mỏ lên tới 140,3 triệu thùng (đứng thứ hai trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPEC và thứ 5 trên thế giới); sản lượng khai thác dầu mỏ đạt 4,45 triệu thùng/ngày, trong đó xuất khẩu hơn 3,6 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, Iraq còn có nhiều tài nguyên thiên nhiên khác, như khí đốt, phốt-phát, lưu huỳnh...

 Mặc dù vậy, tình hình kinh tế - xã hội của Iraq luôn trong tình trạng khủng hoảng, cuộc sống của người dân hết sức khó khăn. Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ thất nghiệp trong tầng lớp thanh niên ở Iraq lên tới hơn 40%, hơn 60% dân số sống ở mức nghèo khổ.

 Iraq là quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, ngành công nghiệp và nông nghiệp không phát triển, do đó nước này chủ yếu nhập khẩu hàng hóa phục vụ đời sống nhân dân. Chính điều này đã đưa thuế quan trở thành ngành có quyền lợi đặc biệt và trở thành miếng mồi béo bở tranh giành giữa các đảng phái chính trị và các lực lượng vũ trang.

 “Các quan chức, đảng phái chính trị, băng đảng và doanh nhân thông đồng với nhau để cướp tài sản nhà nước”, Bộ trưởng Tài chính Iraq Ali Allawi nói.

 Bên cạnh đó, một vấn đề nhức nhối khác là tham nhũng bầu cử. Theo Tổng thống Barham Salih: “Tham nhũng bầu cử là nguy hiểm vì nó đe dọa sự bình yên của xã hội và sự toàn vẹn về kinh tế, vì tham nhũng bầu cử và tham nhũng tài chính có mối liên hệ với nhau, không tách rời và không mang tính xây dựng”. 

Tháng 11/2020, Tổng thống Iraq Barham Salih đã phê chuẩn Luật Bầu cử Quốc hội nhằm mục đích đảm bảo quyền bầu chọn các đại diện của nhân dân, tránh khỏi sự đe dọa và gian lận.

 Tổng thống Salih chỉ ra rằng, các cuộc bầu cử Quốc hội kể từ sau năm 2003 đã chứng kiến nhiều thách thức liên quan đến gian lận và nghi ngờ, là lý do chính khiến các công dân miễn cưỡng đi bầu cử và làm suy giảm niềm tin của họ vào tính hợp pháp của chế độ hiện tại và toàn bộ quá trình bầu cử.

 Cuộc bầu cử Quốc hội cách đây 3 năm, được tổ chức vào ngày 12/5/2018, đã chứng kiến tỉ lệ cử tri đi bỏ chỉ đạt gần 45%. Nguyên nhân người dân không thèm đi bỏ phiếu là vì đã quá chán ngán giới chính trị gia tham nhũng và hoảng sợ trước tình hình đất nước rối ren. (Thanhtra.com.vn 25/5)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

Các tin khác