Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 28-01-2021

16:10, Thứ Năm, 28-1-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.                Lễ khai mạc đại hội thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế. 1

2.                Đại hội XIII và quan điểm lấy dân làm gốc. 2

3.                Đại hội XIII: Thảo luận về các dự thảo văn kiện trình Đại hội 2

4.                Nhân sự được giới thiệu ra Đại hội bầu có đủ điều kiện, năng lực, uy tín. 3

CHÍNH SÁCH MỚI 4

5.                Những chính sách mới về tiền lương áp dụng từ tháng 2.2021. 4

CHỈ THỊ MỚI 5

6.                Thủ tướng yêu cầu xử lý thông tin vận chuyển trái phép lợn qua biên giới 5

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 6

7.                Bức tranh kinh tế Việt Nam qua lăng kính các tổ chức quốc tế. 6

8.                Global Times: Phép màu kinh tế Việt Nam liệu có tiếp tục tạo ra kỳ tích trong 2021?. 7

9.                Thứ trưởng KH-ĐT: "Doanh nghiệp không chỉ đếm số để sinh ra". 8

10.            Nikkei: iPad có thể được sản xuất ở Việt Nam vào giữa năm nay. 9

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 10

11.            Dư địa ngân sách. 10

QUẢN LÝ.. 11

12.            Bộ trưởng GD&ĐT: Lần đầu tiên lịch sử ngành Giáo dục phá bỏ độc quyền sách giáo khoa. 11

13.            Bộ Nội vụ: Chủ tịch Hội đồng trường "đứng đầu đại học sẽ không phù hợp". 13

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 14

14.            Hà Nội triển khai nhiều nội dung cải thiện, nâng cao Chỉ số SIPAS. 14

15.            Lào Cai: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý dân cư. 14

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 15

16.            Việt Nam kiểm soát tốt nợ nước ngoài 15

17.            30 địa phương có số thu trên 10 nghìn tỷ đồng. 16

THẾ GIỚI 17

18.            Trung Quốc: Nỗ lực để cán bộ không dám, không thể và không muốn tham nhũng. 17

19.            Thủ tướng Suga xin lỗi vì nghị sĩ đi câu lạc bộ đêm giữa lúc cả nước cùng chống dịch. 18

 TIÊU ĐIỂM

Lễ khai mạc đại hội thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế

Sáng 26.1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức khai mạc. Sự kiện chính trị trọng đại này đã thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế.

 Các cơ quan truyền thông, báo chí của Nhật Bản như Hãng tin Kyodo, Đài phát thanh và truyền hình NHK, tờ Nikkei Asia đã đăng thông tin về đại hội.

 Tờ Nikkei Asia cũng đã đăng bài phân tích của tác giả Tomoya Onishi về Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của đại hội. Theo Nikkei Asia, trong lịch sử, Đại hội Đảng đã tạo ra những thay đổi lớn. 

Cùng ngày, Hãng tin AFP của Pháp, Hãng tin AP của Mỹ cũng đưa tin về lễ khai mạc Đại hội XIII của Đảng. Dẫn lời giới chuyên gia, Hãng tin AFP nêu rõ bất chấp triển vọng quốc tế đầy thách thức, ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ tận dụng lợi thế kinh tế và chính trị từ việc xử lý thành công đại dịch Covid-19. (Thanhnien.vn 27/01)Về đầu trang

Đại hội XIII và quan điểm lấy dân làm gốc

Ngày 27/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng bước vào ngày làm việc thứ 3. Các đại biểu đã thảo luận tại hội trường về các nội dung được đề cập trong các Văn kiện của Đại hội.

 Tán thành cao Văn kiện trình Đại hội, một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm đó là quan điểm lấy dân làm gốc của dự thảo văn kiện.

 Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã mở đầu phiên ngày làm việc thứ 2 của đại hội với tham luận có chủ đề "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội".

 Theo Chủ tịch MTTQ Việt Nam, đại đoàn kết toàn dân tộc đã tạo nguồn sức mạnh, lập nên những kỳ tích vẻ vang, là điều kiện cơ bản cho sự thành công của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như công cuộc đổi mới xây dựng.

 Trong mọi hoạt động, hệ thống chính trị phải quán triệt sâu sắc quan điểm dân là gốc, khơi dậy sức sáng tạo, sự ủng hộ của nhân dân, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, quán triệt phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm".

 Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, cả hệ thống chính trị cần quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết toàn dân tộc và mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. Thực hiện nhất quán quan điểm và sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tạo môi trường thuận lợi để nhân dân phát huy sức sáng tạo, mang lại lợi ích cho đất nước.

 Các ban, bộ ngành địa phương cần thực hiện tốt các chính sách về phát huy tốt các chính sách về phát triển kinh tế, xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách tôn giáo và công tác dân tộc tôn giáo, vận động đồng bào ta ở nước ngoài hướng về tổ quốc đóng góp trí tuệ và tài năng để xây dựng đất nước.

 Cũng trong phiên thảo luận sáng 27/1, nhiều đại biểu đã tiếp tục phân tích làm sáng tỏ các giải pháp phát huy vai trò của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. (VTV.vn 27/01)Về đầu trang

Đại hội XIII: Thảo luận về các dự thảo văn kiện trình Đại hội

Tiếp tục chương trình làm việc của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, sáng 27/1, Đại hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về các dự thảo văn kiện.

 Thay mặt Đoàn Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ điều hành phiên thảo luận.

 Trong phiên thảo luận, các đại biểu tham luận, phân tích, làm rõ các nội dung: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; Tiếp tục đổi mới toàn diện, xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa";

 Phát huy phương châm "Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân", thực hiện có hiệu quả công tác cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước; Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại hóa, xứng đáng là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; Tiếp tục đổi mới công tác dân vận của Đảng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; Phát triển kinh tế tri thức - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn từ Thành phố Hồ Chí Minh...

 Các tham luận tập trung đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII gắn với việc đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới; đóng góp ý kiến về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025); mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045.

 Theo dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, mục tiêu phát triển tổng quát trong nhiệm kỳ 2021 - 2025 và những năm tiếp theo là: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

 Mục tiêu cụ thể, đến năm 2025 Việt Nam phấn đấu là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. (VTV.vn 27/01)Về đầu trang

Nhân sự được giới thiệu ra Đại hội bầu có đủ điều kiện, năng lực, uy tín

Sáng 27.1, thông tin với báo chí về công tác nhân sự Đại hội lần thứ XIII của Đảng, ông Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, công tác chuẩn bị nhân sự khóa XIII được làm chặt chẽ, kỹ lưỡng và đảm bảo quy trình.

 Nói về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng, ông Hầu A Lềnh cho biết, công tác chuẩn bị nhân sự cho khóa XIII được Ban Chấp hành Trung ương khóa XII chuẩn bị nghiêm túc. Trong suốt nhiệm kỳ XII, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Trung ương đã xác định công tác này là rất quan trọng, nhiệm vụ then chốt. Công tác nhân sự là then chốt của then chốt. Vì vậy, nhiệm kỳ qua Ban Chấp hành Trung ương luôn quan tâm đến công tác cán bộ. 

Hội nghị Trung ương lần thứ 8 vào tháng 10.2018, Trung ương đã thành lập các tiểu ban, trong đó có tiểu ban nhân sự. Ngay sau đó, Ban Chấp hành Trung ương tiến hành các quy trình công tác nhân sự. Hội nghị Trung ương 9 vào tháng 12.2018 đã tiến hành công tác quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, và ngay sau khi công tác quy hoạch tiếp tục chuẩn bị, đến Hội nghị Trung ương 12, Ban Chấp hành Trung ương thảo luận, ban hành phương hướng công tác nhân sự của Đại hội XIII. Bám sát phương hướng tác nhân sự với sự tham gia của các địa phương, Ban Chấp hành Trung ương khoá XII tiến hành quy hoạch Ban Chấp hành trung ương khóa XIII.

 “Đây là cơ sở rất quan trọng để lựa chọn, giới thiệu, bồi dưỡng các đồng chí dự kiến sẽ đưa vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII” – ông Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

 Theo ông Hầu A Lềnh, sau khi có phương hướng Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII, Trung ương đã thảo luận rất nhiều lần, từng bước, hết sức thận trọng, chặt chẽ đúng quy trình trong các Hội nghị Trung ương 13, 14, 15. Có thể nói công tác chuẩn bị nhân sự khóa XIII được làm chặt chẽ, kỹ lưỡng và đảm bảo quy trình. Các đồng chí được giới thiệu ra Đại hội bầu đáp ứng tiêu chuẩn, đủ điều kiện, có năng lực, uy tín. (Laodong.vn 27/01, Xuân Hải)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Những chính sách mới về tiền lương áp dụng từ tháng 2.2021

Có 3 chính sách mới về tiền lương sẽ có hiệu lực từ ngày 1.2.2021.

 1. Lao động nữ đi làm ngày đèn đỏ có thể được nhận thêm lương từ 1.2.2021

 Điểm a Khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định, lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào giờ làm việc hưởng đủ lương. Số ngày có thời gian nghỉ này do các bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 03 ngày/tháng.

Tuy nhiên, nếu không có nhu cầu nghỉ, lao động nữ đi làm đầy đủ trong những ngày này có thể được nhận thêm tiền lương theo quy định:

 Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

 Theo đó, nếu không cần nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để làm việc thì ngoài tiền lương của ngày làm việc đó, người lao động còn được trả thêm tiền lương theo công việc tương ứng với thời gian 30 phút.

 Tiền lương trong thời gian này không tính vào thời giờ làm thêm, nên người lao động chỉ được hưởng lương như giờ làm việc bình thường.

 2. Bãi bỏ hàng loạt Nghị định, Thông tư về tiền lương trong tháng 02.2021

 Nghị định 145/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01.02.2021 tới đây. Kéo theo đó, nhiều Nghị định hướng dẫn về tiền lương theo Bộ luật Lao động năm 2012 sẽ bị bãi bỏ. Cụ thể:

 - Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12.01.2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;

 - Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14.5.2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;

 - Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13.9.2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương...

 3. Hướng dẫn xếp lương viên chức ngành khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng

 Các chức danh này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang: 

+ Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên chính, quản lý bảo vệ rừng viên chính được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (hệ số lương từ 4,00 - 6,38).

 + Chức danh nghề nghiệp khuyến nông viên, quản lý bảo vệ rừng viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (hệ số lương từ 2,34 - 4,98).

 + Chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên khuyến nông, kỹ thuật viên quản lý bảo vệ rừng được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (hệ số lương từ 1,86 - 4,06).

 Cách xếp lương này sẽ được áp dụng từ ngày 26.02.2021. (Laodong.vn 27/01, Minh Phương)Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Thủ tướng yêu cầu xử lý thông tin vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao các cơ quan liên quan xử lý thông tin báo nêu việc buôn bán, vận chuyển trái phép lợn và các sản phẩm từ lợn qua biên giới.

 Thời gian gần đây, một số cơ quan thông tấn báo chí đưa tin: "Do chênh lệch giá lợn thịt và các sản phẩm từ lợn giữa Việt Nam và các nước láng giềng cao nên xuất hiện tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên giới làm gia tăng nguy cơ lây lan các dịch bệnh nguy hiểm...".

 Trước thông tin trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT nghiên cứu, xử lý.

 Việc vận chuyện trái phép lợn qua biên giới giữa Việt Nam và các nước, đặc biệt là việc vận chuyển lợn từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh Dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, cúm lợn… giữa các nước với Việt Nam.

 Trước đó, Bộ NN&PTNT cũng đã có văn bản gửi Bộ Quốc phòng phối hợp chỉ đạo tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới; đề nghị Bộ Quốc phòng phối hợp, chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp ngăn chặn nhập lậu lợn, sản phẩm lợn trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở và tuyến biển. 

Cùng đó, tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực biên giới không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ lợn và sản phẩm lợn ra, vào Việt Nam. (VTV.vn 27/01)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Bức tranh kinh tế Việt Nam qua lăng kính các tổ chức quốc tế

“Bình minh đang lên”, “ngôi sao sáng”, “trường hợp ngoại lệ”… là những mỹ từ các tổ chức uy tín quốc tế dành cho Việt Nam trong một năm toàn cầu khủng hoảng vì COVID-19. Đó là những đánh giá, nhìn nhận khách quan sau nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên mọi mặt đời sống, trong đó kinh tế là "điểm sáng" ấn tượng.

 Thành tích ấn tượng của Việt Nam trong Báo cáo xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Năm 2016, Việt Nam mới chỉ xếp hạng 59. Năm 2017, xếp vị trí 47, Việt Nam tăng 12 bậc trên bảng xếp hạng này. Đến năm 2018, chỉ số này tiếp tục được cải thiện, Việt Nam xếp thứ 45, thứ hạng cao nhất lịch sử. Năm 2019, trong tổng số 129 nền kinh tế được đánh giá, "Việt Nam nổi lên là một quốc gia đặc biệt" vì liên tục thăng hạng, lên vị trí 42. Và tới nay, dù trải qua một năm kinh tế đầy biến động, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn được duy trì trong tương quan 131 nền kinh tế.

 Chính phủ điện tử - một chỉ số quan trọng trong xu hướng kinh tế số toàn cầu do Liên Hợp Quốc khảo sát, đánh giá và công bố nêu bật những thành tựu của Việt Nam thời gian qua. Liên Hợp Quốc xếp hạng Chính phủ điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 2 bậc so với năm 2018, xếp hạng 86 trên tổng số 193 quốc gia; tại Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6.

 Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbriok cho rằng: "Những tiến bộ này sẽ cải thiện khả năng tiếp cận thông tin, mang lại lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp".

 Điện năng - một trong những cấu phần quan trọng của mỗi nền kinh tế, thể hiện mức độ thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh cũng đã trở thành một tiêu chí đánh giá từ phía Ngân hàng Thế giới.

 Cụ thể, nhóm nghiên cứu Doing Business của Worldbank đã khảo sát chỉ số Tiếp cận điện năng 2019 (được công bố vào năm 2020) cho thấy, Việt Nam thăng hạng vượt bậc - đạt 82,2 điểm, tăng 0,3 điểm so với năm trước - là thứ hạng cao nhất từ trước đến nay. Đáng chú ý, báo cáo nhận định, chỉ số này sẽ có thể duy trì hoặc cải thiện trong năm nay.

 Trong khi đó, Jones Lang LaSalle - Hãng cung cấp dịch vụ bất động sản và quản lý đầu tư uy tín thế giới công bố Chỉ số minh bạch bất động sản toàn cầu sau khi đánh giá 99 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng 163 khu vực, thành phố, dựa trên 210 tiêu chí, độ minh bạch của thị trường bất động sản, với "thành tích vàng" từ Việt Nam. Lần đầu tiên sau một thập kỷ, Việt Nam xếp hạng 56 toàn cầu, bước vào nhóm các nước bán minh bạch lĩnh vực bất động sản. 

Đặc biệt nhất có lẽ là thông tin từ Báo cáo Thương hiệu Quốc gia 2020 được thực hiện bởi Hãng định giá thương hiệu nước Anh - Brand Finance. Cụ thể, năm 2020 nhờ xử lý tốt khủng hoảng y tế và kinh tế, Việt Nam có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh nhất thế giới (tăng 9 bậc) điều này đi ngược xu thế suy thoái toàn cầu. Giá trị thương hiệu Việt Nam đến thời điểm này xếp thứ 33 trên tổng số 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất toàn cầu. 

Kế đến là Chỉ số quyền lực châu Á năm 2020 với điểm sáng Việt Nam. Chỉ số này do Lowy - Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại hàng đầu của Australia công bố. Với việc tham gia hiệu quả các diễn đàn và sáng kiến thương mại khu vực, Việt Nam tăng một bậc so với năm trước - xếp thứ 12 trong tổng số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ có Chỉ số quyền lực cao nhất châu Á. (VTV.vn 27/01)Về đầu trang

Global Times: Phép màu kinh tế Việt Nam liệu có tiếp tục tạo ra kỳ tích trong 2021?

Năm 2020, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất ở châu Á và sẽ một lần nữa gây tiếng vang khu vực vào năm 2021, theo báo cáo Kinh tế châu Á hàng quý của HSBC.

 Nền kinh tế Việt Nam đã duy trì tăng trưởng suốt 3 thập kỷ, đứng vững qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tiến tới một quốc gia thu nhập trung bình từ một đất nước nghèo. Và ngay cả cuộc suy thoái toàn cầu trong bối cảnh đại dịch cũng không thể cản nổi kỳ tích Việt Nam.

 Tờ Global Times nhận định, xuất khẩu là một trong những động lực chính để kinh tế bứt phá. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 29,1% vào năm 2019 và tiếp tục tăng 24,5% vào năm 2020, đạt kim ngạch 76,4 tỷ USD. Qua đó Việt Nam trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ 2 của Mỹ.

 Thặng dư thương mại cao với Hoa Kỳ cũng đảm bảo đà tăng trưởng của thặng dư thương mại Việt Nam trong 5 năm liên tiếp để tiến tới mức kỷ lục 19,1 tỷ USD vào năm 2020. Đặc biệt, nằm ở vị trí kết nối ASEAN và Trung Quốc, Việt Nam có được lợi thế thị trường chung của hợp tác khu vực, đồng thời có thể tiếp cận các thị trường rộng lớn của ASEAN và Trung Quốc.

 Theo đó, dòng chảy đầu tư từ các nước ASEAN đổ vào Việt Nam đã không ngừng tăng lên trong những năm qua. Trong đó Singapore vẫn đứng đầu về đầu tư, chiếm 31,5% dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tác giả Nie Huihui cho biết, mô hình sản xuất Trung Quốc+1 đã đem đến nhiều cơ hội cho Việt Nam nhờ vị trí tiếp giáp Trung Quốc.

 Một động lực khác tạo ra phép màu kinh tế của Việt Nam chính là cải cách môi trường kinh doanh. Tờ Global Times nhấn mạnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đã duy trì ổn định chính trị và hòa bình xã hội, đặc biệt là đạt được mục tiêu kép trong đại dịch Covid-19. 

Nổi bật trong năm 2020, Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) và hiệp định thương mại Anh - Việt, mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu. Như vậy, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới.

 Ngoài ra, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cũng được sửa đổi năm 2020 nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài.

 Về lâu dài, việc Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài và dựa vào các thị trường nước ngoài cũng gây nên nhiều nỗi lo. Các công ty nước ngoài tại Việt Nam chiếm đến 70% hoạt động ngoại thương, trong đó Samsung chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu. Do đó, chỉ một sự biến động trong doanh thu của Samsung cũng ngay lập tức gây ra bất ổn kinh tế Việt Nam. Sự kiện thu hồi dòng điện thoại Note 7 của Samsung chính là một bài học đắt giá.

 Cuối cùng, Global Times bày tỏ sự quan đặc biệt đến Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, một sự kiện trọng đại của Việt Nam với vai trò là "ngôi sao đang lên". (Cafef.vn 26/01)Về đầu trang

Thứ trưởng KH-ĐT: "Doanh nghiệp không chỉ đếm số để sinh ra"

“Ngoài vấn đề số lượng, tôi quan tâm tới vấn đề nữa đó là chất lượng. Doanh nghiệp không chỉ đếm số để sinh ra", Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương nói.

 Theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương, nhiều đại biểu quan tâm tới định hướng và vận hành của kinh tế tập thể mà các văn kiện trình Đại hội XIII yêu cầu phải đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động.

 Trao đổi với báo chí bên lề Đại hội XIII, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương cho biết, tại phiên thảo luận về các văn kiện trình đại hội, nhiều ý kiến tại Đoàn đại biểu các cơ quan T.Ư rất quan tâm tới sự phát triển của các thành phần kinh tế.

 Theo ông Phương, nhiều ý kiến quan tâm tới quan điểm được nêu trong dự thảo văn kiện là củng cố, khẳng định vai trò của kinh tế nhà nước, để làm sao thực hiện định hướng lớn của Đảng là phát triển, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

 “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì kinh tế nhà nước là chủ đạo. Đây cũng là điều mà Hiến pháp của chúng ta đã quy định”, ông Phương thông tin.

 Cũng theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT, các đại biểu cũng quan tâm tới việc phát triển kinh tế tập thể.

 Theo ông Phương, trong văn kiện đã nhắc tới khái niệm kinh tế tập thể hiệu quả, hiện đại. Song nhiều đại biểu quan tâm, nhất là liên quan tới việc triển khai sau này.

 “Từ khâu lập pháp, quy định pháp luật về kinh tế tập thể thế nào? Thứ 2 là vận hành khu vực kinh tế này thế nào? Định hình xem hướng phát triển của nó”, ông Phương nói.

 “Không phải là mô hình hợp tác xã kiểu cũ mà phải là một mô hình hợp tác xã kiểu mới, với sự tự nguyện, hợp tác giữa các cá nhân và kinh tế hộ gia đình”, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT nói thêm, và cho biết các đại biểu cũng phân tích đối với kinh tế hiện đại thì nội dung của kinh tế tập thể chứa đựng kinh tế hộ gia đình.

 “Với định hướng mới, lớn về kinh tế tập thể của Đảng trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII này sẽ tạo điều kiện rất tốt trong việc phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tập thể”, ông Phương nói.

 Đối với khu vực kinh tư nhân và đầu tư nước ngoài, ông Phương thông tin, đây là 2 lực lượng rất mạnh, đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, nhưng cần phải có sự quản lý và phát triển mạnh mẽ hơn. “Đặc biệt là mục tiêu mà mọi người cũng đang thảo luận, đó là đến 2025, có 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động”, ông Phương cho hay.

 Theo ông Phương, đây là mục tiêu khá thách thức, có sự khác biệt khá rõ rệt giữa 1,5 triệu doanh nghiệp đăng ký và 1,5 triệu doanh nghiệp đang hoạt động.

 “Ngoài vấn đề số lượng, tôi quan tâm tới vấn đề nữa đó là chất lượng. Doanh nghiệp không chỉ đếm số để sinh ra. Nếu doanh nghiệp sinh ra hoạt động đạt chất lượng tốt thì cái đó quý giá hơn rất nhiều”, ông Phương nói. (Thanhnien.vn 27/01, Lê Hiệp)Về đầu trang

Nikkei: iPad có thể được sản xuất ở Việt Nam vào giữa năm nay

Theo Nikkei, Apple đang tiếp tục mở rộng chuỗi cung ứng ra bên ngoài Trung Quốc bất chấp những hy vọng về việc giảm bớt căng thẳng Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Biden.

 Theo các nguồn tin, Nikkei Asia cho biết việc sản xuất máy tính bảng iPad sẽ bắt đầu tại Việt Nam sớm nhất vào giữa năm nay. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên nhà sản xuất máy tính bảng lớn nhất thế giới sản xuất một số lượng đáng kể máy tính bảng bên ngoài Trung Quốc.

 Không chỉ iPad, Apple dường như cũng đang tăng cường sản xuất iPhone, MacBook và nhiều sản phẩm khác ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

 Cụ thể theo Nikkei Asia, Apple cũng đang đẩy mạnh sản xuất iPhone ở Ấn Độ, cơ sở sản xuất thiết bị mang tính biểu tượng lớn thứ hai của họ, các nguồn tin cho biết thêm. Apple có kế hoạch bắt đầu sản xuất dòng iPhone 12 mới nhất (điện thoại thông minh 5G đầu tiên của công ty) tại Ấn Độ.

 Các nguồn tin cho biết thêm, Apple cũng đang tăng công suất sản xuất loa thông minh, tai nghe và máy tính ở Đông Nam Á như một phần của chiến lược đa dạng hóa đang diễn ra.

 Tại Việt Nam, Apple đang vận động các nhà cung cấp mở rộng năng lực sản xuất cho HomePod mini, phiên bản loa thông minh với giá bán phải chăng. Thiết bị này được sản xuất tại Việt Nam từ khi được giới thiệu vào năm ngoái. Hiện tại, Apple cũng tăng công suất tại Việt Nam với các sản phẩm âm thanh, trong đó có các loại AirPods.

 Một nguồn tin khác quen thuộc với vấn đề này nói với Nikkei rằng Apple đã chuyển một số hoạt động sản xuất Mac mini sang Malaysia. Và Apple cũng chuẩn bị chuyển một phần sản xuất MacBook sang Việt Nam trong năm nay. Hiện phần lớn hoạt động sản xuất máy tính của hãng vẫn ở Trung Quốc. (VTV.vn 27/01)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Dư địa ngân sách

Những ngày gần đây dư luận xôn xao vụ một số cá nhân kiếm hàng trăm tỉ đồng/năm, đóng thuế hàng chục tỉ đồng từ viết phần mềm và các ứng dụng trên internet.

 Đầu tiên là cô gái sinh năm 1992 ở Hà Nội kiếm hơn 330 tỉ/năm nhờ viết phần mềm công nghệ và đóng thuế hơn 23 tỉ. Một trường hợp khác, cũng thế hệ 9X với doanh thu 260 tỉ đồng từ công việc tương tự, đóng thuế hàng chục tỉ đồng. 

Thực ra mấy năm gần đây, thỉnh thoảng cơ quan thuế cũng công bố các trường hợp cá nhân có doanh thu hàng trăm tỉ đồng từ bán hàng hay quảng cáo trên mạng. Tuy nhiên, điều khác biệt của lần này là 2 cá nhân có thu nhập khủng nói trên đã tự nguyện đến chi cục thuế khai báo và đóng thuế chứ không phải từ truy thu mà có. Hành động này nói lên rất nhiều điều.

 Đầu tiên là ý thức của người nộp thuế rất đáng được tôn vinh. Chúng ta đều biết, kinh doanh trên mạng là lĩnh vực đã và đang thất thu khá nhiều dù cơ quan thuế cũng nỗ lực mọi biện pháp. Thế nên việc những cá nhân đóng thuế đầy đủ do khấu trừ tại nguồn vẫn luôn được tôn vinh... nói chi đến tự nguyện đóng một số tiền thuế lớn.

 Tất nhiên không chỉ có 2 bạn trẻ nói trên, trước đó cũng đã có rất nhiều cá nhân tự kê khai nộp thuế. Điều này vì thế hy vọng sẽ tạo ra một hình ảnh mới về những người trẻ giỏi giang; sống - làm việc và đóng góp cho xã hội, cho đất nước thông qua việc chấp hành nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ, tự nguyện.

 Thứ hai là doanh thu từ các hoạt động trên mạng ngày càng tăng. Theo Tổng cục Thuế, số thu từ hoạt động kinh doanh, bán hàng qua mạng của các tổ chức, cá nhân trong 2 năm gần đây mỗi năm đạt hơn 1.000 tỉ đồng và con số này vẫn đang tăng theo cấp số nhân. Điều đó cho thấy nguồn lực khổng lồ từ rất, rất nhiều các loại hình kinh doanh trên mạng nói chung mà hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật luôn phải đi trước hoặc cập nhật kịp thời để tạo ra hành lang cho thị trường phát triển.

 Thực tế hiện nay, rất nhiều các dịch vụ fintech (công nghệ tài chính) tràn vào nước ta từ cho vay ngang hàng, tiền ảo, các ứng dụng kết nối cung - cầu ở mọi lĩnh vực nhưng chúng ta không theo kịp nên quản không nổi nên đương nhiên, thu thuế cũng không được. Chưa kể, cũng vì quản không nổi mà kéo theo một loạt các hệ lụy kinh tế, xã hội.

 Việt Nam là một trong số ít các nước tiên phong trong ứng dụng công nghệ 5G. Chúng ta cũng xác định kinh tế số sẽ là xu hướng tất yếu và chỉ kinh tế số mới thúc đẩy đổi mới sáng tạo và gia tăng giá trị mới cho nền kinh tế. Chúng ta không thiếu những người giỏi, không thiếu những cá nhân có thể tạo ra những đột phá trên nền tảng công nghệ... và đó cũng là dư địa rất lớn cho nền kinh tế cũng như cho nguồn thu ngân sách trong tương lai.

 Vậy thì thay vì chỉ chăm chăm "nắm người có tóc" hay dồn nguồn lực hay dựa vào các lĩnh vực bán tài nguyên, gia công truyền thống... hệ thống pháp luật, hệ thống hành chính phải là một xa lộ cho kinh tế số tăng tốc. Và chính sách thuế, cần được thiết kế không chỉ phù hợp, thuận tiện, có lý, có tình mà phải công bằng, minh bạch để ngày càng có nhiều người tự nguyện và tự hào nộp thuế, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. (Thanhnien.vn 27/01, Nguyên Khanh)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Bộ trưởng GD&ĐT: Lần đầu tiên lịch sử ngành Giáo dục phá bỏ độc quyền sách giáo khoa

Ngày 27/1, tại phiên thảo luận Đại hội Đảng XIII, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tham luận về vấn đề đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Một trong những điểm nổi bật đạt được, theo ông Nhạ, chỉ tiêu về đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trên toàn quốc cho trẻ 5 tuổi đã hoàn thành ngay từ đầu năm 2017, với tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,98%.

 Bên cạnh đó, chúng ta cũng duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở. Cả nước đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, trong đó có 18/63 tỉnh, thành phố đạt mức độ 3. Trên cả nước đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1, trong đó có 19/63 tỉnh, thành phố đạt mức độ 2, mức độ 3.

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, Bộ GD&ĐT đã xây dựng, ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới và tích cực chuẩn bị các điều kiện để triển khai theo lộ trình Quốc hội quy định. “Lần đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng một cách bài bản, tiếp cận quốc tế, theo một quy trình chặt chẽ, từ chương trình tổng thể đến các chương trình môn học ở các cấp học, lớp học”, ông Nhạ cho hay.

 Theo Bộ trưởng, Chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành cuối năm 2018 được kỳ vọng giải quyết căn bản những hạn chế của chương trình hiện hành, trong đó đặc biệt là cách tiếp cận chuyển từ phương thức truyền đạt kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực của người học. “Chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa nhằm khuyến khích sự sáng tạo trong dạy và học của giáo viên đã có những thành công bước đầu”, ông Nhạ đánh giá.

 Cùng với đó, vào cuối năm 2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa lớp 1, với tổng số 46 quyển của 9 môn học và hoạt động giáo dục cho phép sử dụng trong năm học 2020 - 2021. Theo Bộ trưởng, việc lựa chọn sách giáo khoa được các địa phương thực hiện cơ bản nghiêm túc, công khai, minh bạch.

 “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành Giáo dục nước ta thực hiện chủ trương này và đã có kết quả bước đầu đáng khích lệ. Có thể nói, chính sách này đã phá bỏ việc độc quyền biên soạn và phát hành, tạo sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng sách giáo khoa. Đây là tiền đề, đồng thời là một bước tiến quan trọng trong đổi mới dạy và học ở bậc phổ thông”, ông Nhạ cho hay.

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, việc đổi mới thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng đối với giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông được triển khai theo hướng đánh giá năng lực, kết hợp kết quả quá trình với kết quả cuối năm học. Việc tổ chức đánh giá chất lượng ở cấp cơ sở giáo dục, cấp địa phương và ở cấp quốc gia được thực hiện thường xuyên.

 Theo Bộ trưởng, công tác đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng được triển khai theo hướng đánh giá năng lực, kết hợp kết quả quá trình với kết quả cuối năm học, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội; khắc phục tình trạng học lệch, học tủ ở phổ thông và đã đi vào nề nếp, hiệu quả hơn.

 “Thí sinh không phải lên các thành phố lớn để dự thi trong nhiều đợt, thay vào đó chỉ phải dự thi một lần, ngay tại địa phương, giúp giảm áp lực, giảm tốn kém cho gia đình, học sinh và xã hội; thí sinh được xét nhiều nguyện vọng, tăng cơ hội trúng tuyển vào trường và ngành học yêu thích. Điều này khẳng định mạnh mẽ quá trình đổi mới, thực hiện khâu đột phá thi trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng đến nay đã đạt được mục tiêu của Nghị quyết 29 đề ra”, ông Nhạ nhấn mạnh.

 Cùng với đó, theo ông Nhạ, tự chủ đại học được đẩy mạnh, tạo đột phá trong quản trị đại học. Nếu như trước đây chỉ có hai đại học quốc gia được giao quyền tự chủ cao, thì từ năm 2014 đã có 23 cơ sở giáo dục đại học được thí điểm thực hiện tự chủ tương đối toàn diện theo Nghị quyết 77 của Chính phủ.

 “Mô hình quản trị đại học đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tăng quyền chủ động và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo trong mọi mặt hoạt động. Cùng với hai đại học quốc gia, hầu hết các trường thí điểm tự chủ đã có bứt phá mạnh trong đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo ra diện mạo mới cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”, ông Nhạ nói.

 Tuy nhiên, sau 7 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương, bên cạnh kết quả, thành tựu đạt được, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Trong đó, công tác quản lý Nhà nước, quản trị nhà trường còn bất cập, trách nhiệm còn chồng chéo; việc kiện toàn Hội đồng trường các cơ sở giáo dục đại học còn chậm, hoạt động chưa thực chất, chưa phát huy tốt vai trò của Hội đồng trường.

 Bên cạnh đó, tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để ở một số địa phương; chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, cá biệt có những giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, gây bức xúc xã hội… (Tienphong.vn 27/01, Luân Dũng)Về đầu trang

Bộ Nội vụ: Chủ tịch Hội đồng trường "đứng đầu đại học sẽ không phù hợp"

Bộ Nội vụ vừa có công văn phúc đáp Bộ GD-ĐT về vấn đề ai là người đứng đầu trường ĐH công lập; việc xác định thẩm quyền xử lý kỷ luật trong trường ĐH công lập và của bộ trưởng đối với cá nhân trong trường hợp trường ĐH công lập trực thuộc.

 Theo đó, Bộ Nội vụ cho rằng hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định chung về khái niệm thế nào là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị thì người đứng đầu là ai phải căn cứ vào quy định tại các văn bản pháp luật khác nhau để xác định. 

Về người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập, quan điểm của Bộ Nội vụ như sau: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (luật số 34/2018/QH14) và nghị định 99/2019/NĐ-CP không quy định địa vị pháp lý và chỉ rõ ai là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập giữa chủ tịch hội đồng và hiệu trưởng của cơ sở giáo dục đại học công lập.

 Từ những căn cứ pháp lý, Bộ Nội vụ cho rằng hiệu trưởng sẽ là người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập vì hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của cơ sở giáo dục đại học; là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật…

 Chiếu theo các quy định hiện hành thì chủ tịch hội đồng trường là người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ không phù hợp.

 Bộ Nội vụ dẫn Luật 34 không có điều khoản nào quy định chủ tịch hội đồng trường là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; là người đại diện theo pháp luật, là chủ tài khoản của cơ sở giáo dục đại học; là người tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản…

 Bộ Nội vụ cho rằng đối với chủ tịch hội đồng trường, các thành viên hội đồng trường, hiệu trưởng là viên chức của trường đại học công lập, nếu vi phạm pháp luật thì việc xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về viên chức.

 Thời gian qua Bộ Nội vụ cũng đã nhận được rất nhiều ý kiến về ai là người đứng đầu trường đại học công lập; quy định tuổi đảm nhiệm chủ tịch hội đồng trường, tuổi đảm nhiệm hiệu trưởng trường đại học công lập và tuổi tái cử chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng; quy định việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của hội đồng trường, hiệu trưởng khi đã hết nhiệm kỳ tại thời điểm giao thoa giữa Luật số 08/2012 và Luật số 34/2018…

 Được biết, xu hướng hiện nay là tự chủ đại học. Tuy nhiên do chính sách pháp luật thiếu đồng bộ nên các trường đại học vẫn lúng túng trong việc "phân vai" cho hiệu trưởng và chủ tịch hội đồng trường… (Tuoitre.vn 27/01, Ngọc Diệp)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Hà Nội triển khai nhiều nội dung cải thiện, nâng cao Chỉ số SIPAS

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 25/KH-UBND về nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan, đơn vị; cải thiện, nâng cao Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2021 của thành phố Hà Nội. 

Theo đó, về tiếp cận dịch vụ, UBND thành phố chỉ đạo cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin để người dân, tổ chức biết về cơ quan tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) một cách dễ dàng, nhanh chóng tại trụ sở của cơ quan, đơn vị, trên cổng thông tin điện tử thành phố, trên trang thông tin điện tử cơ quan, đơn vị… Tổ chức tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Cùng với đó, tập trung đầu tư đầy đủ trang thiết bị hiện đại, dễ sử dụng để người dân, tổ chức sử dụng trong quá trình giải quyết TTHC. Đẩy mạnh cung cấp thông tin về giải quyết TTHC trên trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị; phấn đấu trong năm 2021, 100% các xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện tử.

 Trong giải quyết thủ tục hành chính, UBND thành phố chỉ đạo công khai đầy đủ, kịp thời, dễ tiếp cận các TTHC được thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tại bộ phận một cửa, trên cổng thông tin điện tử thành phố, trên trang thông tin điện tử cơ quan, đơn vị. Các sở, ngành thường xuyên rà soát, cập nhật, trình UBND thành phố công bố, ban hành kịp thời các TTHC, quy trình nội bộ giải quyết TTHC và cập nhật trên phần mềm một cửa điện tử dùng chung; rà soát, tham mưu đơn giản hóa thành phần hồ sơ, cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC.

 Thực hiện đăng tải công khai, đầy đủ các TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tại bộ phận một cửa của cơ quan, đơn vị, trên Cổng giao tiếp điện tử của thành phố và trên trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị. Rà soát, tăng cường số lượng TTHC liên thông để giảm thời gian đi lại, chuẩn bị hồ sơ, chi phí tuân thủ TTHC của người dân, doanh nghiệp; phân công rõ trách nhiệm, thời gian cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị trong thực hiện TTHC liên thông… (Phapluatxahoi.vn 26/01, TQ)Về đầu trang

Lào Cai: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý dân cư

Ngày 26/01, tại TP Lào Cai, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 (Đề án 896).

 Trong giai đoạn 2013-2020, Ban chỉ đạo 896 tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch của Ban chỉ đạo 896 Trung ương. Theo đó, Ban chỉ đạo 896 tỉnh đã chủ động đề ra các nhiệm vụ trọng tâm hàng năm, bản hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ đề ra theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an.

  Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã tích cực phối hợp hiệu quả với cơ quan Công an thực hiện tuyên truyền về Đề án, phối hợp hiệu quả trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phối hợp chặt chẽ trong việc cấp số định danh cá nhân, giải quyết những tồn tại, hạn chế  trong các giấy tờ hộ tịch của công dân. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện liên thông các thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công; đã thực hiện 1.584 thủ tục hành chính cấp tỉnh;  cung cấp 1.128/1.990 thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 …

 Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo 896 tỉnh tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn đối với các sở, ngành, ban chỉ đạo 896 cấp huyện, xã thực hiện Đề án và các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 896 Trung ương. Đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Căn cước công dân, Luật Cư trú (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong quá trình triển khai cấp căn cước công dân. (Dangcongsan.vn 26/01, Hồng Minh)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Việt Nam kiểm soát tốt nợ nước ngoài

Chỉ tiêu trần nợ nước ngoài quốc gia so với GDP đến cuối năm 2020 được duy trì trong giới hạn an toàn được Quốc hội phê chuẩn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

 Theo thông tin từ đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), trong ba thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và đổi mới trong quản lý nợ, đặc biệt là quản lý nợ nước ngoài.

 Việc quản lý hiệu quả vay nợ nước ngoài đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo vay nợ nhiều trở thành một nước được các tổ chức quốc tế đánh giá là có mức nợ nước ngoài bền vững, trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm bị gánh nặng về nợ.

 Tuy nhiên, Việt Nam vẫn hoàn thiện khuôn khổ chính sách đáp ứng bối cảnh mới cũng như cho quản lý nợ trong giai đoạn trung và dài hạn.

 Chỉ tiêu trần nợ nước ngoài quốc gia so với GDP đến cuối năm 2020 được duy trì trong giới hạn an toàn được Quốc hội phê chuẩn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Nợ nước ngoài của khu vực nợ công (bao gồm nợ Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh) được kiểm soát chặt chẽ.

 Nợ vay nước ngoài quốc gia trên GDP không được vượt 50% và nợ vay nước ngoài trên xuất khẩu không được vượt 25%. Đây là 2 mức trần khống chế lượng vốn vay nước ngoài của Việt Nam, đối với cả khu vực công và các doanh nghiệp tư nhân tự vay tự trả. Dù đã áp dụng được 18 năm nay, nhưng với nhu cầu vốn phục vụ phát triển hiện nay những chỉ tiêu cứng như vậy cần được xem xét lại. Đây cũng là một trong những nội dung của buổi hội thảo do Bộ Tài chính phối hợp với ADB và IMF tổ chức.

 Theo khuyến nghị của IMF, như nhiều quốc gia có mức độ tiếp cận thị trường vốn quốc tế tương tự Việt Nam thì mức trần cứng đã không còn phù hợp và chỉ dành cho nước có thu nhập thấp, vì vậy đòi hỏi các công cụ quản lý rủi ro mềm hơn. 

Tuy nhiên, các ý kiến đều đồng tình, cần có một lộ trình dài hơi, một khung chính sách thận trọng đối với việc tự do hóa dòng vốn vay nước ngoài, chứ không thể thực hiện ngay lập tức.

 Trước mắt vào tháng 3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nguyên tắc tách bạch quản lý nợ nước ngoài của khu vực công và khu vực tư và cân nhắc bỏ mức trần đối với khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp mà không được Chính phủ bảo lãnh, theo một lộ trình phù hợp. (VTV.vn 27/01)Về đầu trang

30 địa phương có số thu trên 10 nghìn tỷ đồng

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết sẽ tập trung khơi thông và phân bổ các nguồn lực tài chính theo tín hiệu thị trường, ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo giá trị gia tăng cao.

 Tham luận tại Đại hội Đảng XIII (ngày 27/1), Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, một trong những khía cạnh quan trọng thể hiện sự thịnh vượng, phồn vinh của một quốc gia là sức mạnh của nền tài chính quốc gia; bao gồm cả tài chính Nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tổ chức và tài chính dân cư; là nền tảng đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

 Điểm lại những kết quả đạt được, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, trong 5 năm qua (2016- 2020) ngành đã chủ động điều hành ngân sách, động viên hợp lý thuế, phí và bao quát nghuồn thu, chống chuyển giá, công khai, minh bạch ngân sách; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. “Dù đã giảm thuế theo các cam kết quốc tế, liên tục xóa bỏ phí, lệ phí, tổng thu ngân sách 5 năm vẫn đạt 6,9 triệu tỷ đồng, tương tứng 25% GDP vượt mục tiêu đặt ra”, ông Dũng nói. 

Về ngân sách địa phương, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, đến năm 2020 có 30 địa phương quy mô thu trên 10.000 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với 2016.

 Báo cáo về quản lý chi ngân sách, trong giai đoạn vừa qua ông Dũng cho biết, ngành Tài chính đã siết chặt chặt chi, tăng hiệu quả, cơ cấu lại nguồn chi. Theo đó đã bố trí chi đầu tư phát triển chiếm 29% tổng chi, giảm chi thường xuyên xuống 63% nhưng vẫn đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội, chi tiền lương.

 Về nợ công, số liệu của Bộ Tài chính cho thấy đã giảm từ mức 63,7% GDP năm 2016 còn 55,8% GDP cuối năm 2020. Trong năm 2020, dù khó khăn thiên tai, dịch bệnh vẫn chủ động cân đối được ngân sách, miễn giảm thuế phí cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp, trên 6 triệu người, hơn 130.000 tỷ đồng.

 Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ tập trung khơi thông và phân bổ các nguồn lực tài chính theo tín hiệu thị trường, ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo giá trị gia tăng cao, quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, đi đôi với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

 Về thể chế quản lý ngân sách nhà nước (NSNN), tập trung nghiên cứu, sửa đổi Luật NSNN, bảo đảm vai trò chủ đạo của NSTW; hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo hướng Chính phủ quản lý các cân đối lớn, giữ vai trò định hướng phát triển chung cho cả nước. Xây dựng cơ chế quản lý tài chính ngân sách phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của 5 đô thị trung tâm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

 Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ khẩn trương hoàn thiện cơ chế cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhất là vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, thương hiệu; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, quản lý và sử dụng vốn nhà nước.

 Đến năm 2025, hoàn thành việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước, tinh gọn số lượng, tập trung nguồn lực đầu tư nhà nước vào các doanh nghiệp nhà nước có vị trí quan trọng, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; cơ cấu lại, phát triển các doanh nghiệp này theo cơ chế thị trường, công nghệ hiện đại, quản trị tiên tiến, minh bạch, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế; xử lý cơ bản xong những yếu kém, thua lỗ, thất thoát của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện nay.

 Đặc biệt, ông Dũng cho biết, tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước được quản lý tập trung và chỉ sử dụng cho cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước then chốt quốc gia. (Tienphong.vn 27/01, Văn Kiên)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Trung Quốc: Nỗ lực để cán bộ không dám, không thể và không muốn tham nhũng

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) vừa ra thông cáo, theo đó cam kết nỗ lực không ngừng để cải thiện tư cách Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch và chống tham nhũng để đảm bảo thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra cho Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, giai đoạn 2021 - 2025.

 Theo Tân hoa xã, thông cáo này đã được thông qua tại phiên họp toàn thể thứ năm của CCDI, được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 22 - 24/1.

 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự và phát biểu tại phiên họp. Các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước khác, bao gồm Li Keqiang, Li Zhanshu, Wang Yang, Wang Huning, Zhao Leji và Han Zheng, cũng tham dự cuộc họp. 

Phiên họp đã xem xét kết quả hoạt động của CCDI trong năm 2020, đặt ra các nhiệm vụ cho năm 2021 và thông qua báo cáo công việc do Zhao Leji thay mặt cho Ủy ban Thường vụ CCDI chuyển đến, theo thông cáo.

 Một bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại phiên họp được nghiên cứu kỹ lưỡng và đi đến nhất trí rằng, đã cung cấp hướng dẫn quan trọng để tiếp tục việc thực thi kỷ luật tự giác nghiêm túc, đầy đủ trong Đảng.

 Tại phiên họp, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh, mối đe dọa về tham nhũng vẫn nghiêm trọng và hứa sẽ cứng rắn với những quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc giả vờ trung thành trong lúc dính vào những hoạt động tham nhũng.

 “Nguy cơ lớn nhất đe dọa sự quản lý của Đảng là tham nhũng vẫn còn. Cuộc đấu tranh giữa tham nhũng và nỗ lực chống tham nhũng sẽ tiếp tục tồn tại trong thời gian dài”, ông Tập cảnh báo.

 “Chúng ta phải thực hiện rốt ráo nguyên tắc quản lý nghiêm ngặt đối với Đảng và duy trì định hướng chính trị để đảm bảo các mục tiêu phát triển và các nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (từ năm 2021-2025) được hoàn thành", ông Tập nhấn mạnh.

 Nhà lãnh đạo Trung Quốc còn cảnh báo tình hình “nghiêm trọng và phức tạp”, cho rằng những vấn đề chính trị và kinh tế ngày càng trở nên có liên quan chặt chẽ với nhau.

 Kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương CPC hồi tháng 11/2012, ông Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham nhũng. Theo CCDI, có 32 quan chức cấp tỉnh hoặc cấp bộ bị điều tra trong năm ngoái. (Thanhtra.com.vn 27/01, Hoài Phương)Về đầu trang

Thủ tướng Suga xin lỗi vì nghị sĩ đi câu lạc bộ đêm giữa lúc cả nước cùng chống dịch

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide ngày 27-1 đã phải lên tiếng xin lỗi sau khi các nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ tự do (LDP) của ông đến một câu lạc bộ đêm, giữa thời điểm nước này kêu gọi hạn chế ra ngoài để phòng chống đại dịch COVID-19.

 Thông tin mới đã giáng thêm một đòn lên uy tín của ông Suga. Nhiều ý kiến tại Nhật đang tỏ ra bất mãn vì cách ông Suga xử lý đại dịch. Một số cho rằng chính quyền của ông đang phản ứng quá chậm và thiếu nhất quán.

 “Tôi thật sự xin lỗi vì điều này đã xảy ra khi chúng ta kêu gọi người dân không đi ăn ngoài sau 8h tối cũng như tránh ra khỏi nhà trong tình huống không cần thiết và không nguy cấp. Mỗi nghị sĩ cần phải điều chỉnh hành vi để được công chúng cảm thông”, ông Suga nói.

 Theo Hãng tin Reuters, Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và một số khu vực khác từ đầu năm để kiểm soát sự lây lan của đại dịch.

 Các biện pháp áp dụng bao gồm yêu cầu nhà hàng và quán bar đóng cửa từ 20h dù chưa có quy định mức phạt nếu vi phạm.

 “Thời điểm đó tôi đã hành động thiếu suy nghĩ, giữa lúc chúng ta đang kêu gọi người dân nhẫn nại”, ông Jun Matsumoto, một nghị sĩ lâu năm của Đảng Dân chủ tự do (LDP) đang cầm quyền, nói với báo giới.

 Ông Matsumoto đưa ra phát biểu trên một ngày sau khi tạp chí Daily Shincho đưa tin ông đã ghé 2 câu lạc bộ đêm tại quận Ginza, Tokyo, sau khi ăn tối tại một nhà hàng Ý hồi tuần trước.

 Ông Kiyohiko Toyama, nghị sĩ Đảng Công chính, cũng lên tiếng xin lỗi sau khi tờ Shukan Bunshun công bố việc ông đã tới một câu lạc bộ đêm hạng sang ở Ginza và ở đến khuya 22-1. Đảng Công chính là đảng liên minh cùng LDP.

 Trong khi đó, nhiều người dân Nhật Bản đã chia sẻ sự bất bình của họ trên Twitter. “Vấn đề chỉ là thời gian trước khi sự giận dữ của công chúng bùng nổ. Tôi không muốn một khoản chi trọn gói 100.000 yen (965 USD), tôi muốn họ nghỉ việc”, Reuters trích lời một người dùng Twitter. 

Theo trang thống kê Worldometers, tính đến ngày 27-1, Nhật Bản đã ghi nhận hơn 368.143 ca nhiễm và 5.158 trường hợp tử vong. (Tuoitre.vn 27/01, Nguyên Hạnh)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Các tin khác