Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 30-6-2020

14:25, Thứ Ba, 30-6-2020

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 Tải file tại đây

CHÍNH SÁCH MỚI 1

1.                Từ 1.7.2020: Nhận "vé vàng" đặc cách xét tuyển vào công chức. 1

CHỈ THỊ MỚI 2

2.                Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ thông tin “trả nợ cho Fe Credit bằng cách tìm cái chết”. 2

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY.. 3

3.                Đắk Nông: Hiệu quả bước đầu của mô hình “Zalo phòng, chống tội phạm”. 3

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 4

4.                Muốn thu hút “đại bàng” FDI, môi trường đầu tư phải thực sự hấp dẫn. 4

5.                GDP 6 tháng tăng 1,81%, thấp nhất trong vòng 10 năm qua. 5

6.                Trên 62 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm.. 6

7.                Doanh nghiệp "kêu trời" vì khó xin cấp C/O.. 6

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 8

8.                Bỏ "biên chế suốt đời" đối với viên chức từ 1.7: Chữa bệnh chây ỳ, chậm đổi mới 8

9.                Tạo áp lực cho cấp xã. 9

QUẢN LÝ.. 10

10.             Rõ phân cấp quản lý hơn cho các bộ, ngành. 10

11.             Bộ Quốc phòng chặn lập doanh nghiệp "sân sau" để tham nhũng. 12

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 12

12.             Chứng thực bản sao điện tử, đổi giấy phép lái xe qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia. 12

13.             Kho bạc Nhà nước và Techcombank về phối hợp thu ngân sách. 13

14.             Hà Nội: 1.518 thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. 14

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 15

15.             Phó Bí thư huyện ở Bình Phước bị cách chức vì sử dụng bằng giả. 15

16.             Hàng loạt lãnh đạo xã ở Quảng Ngãi bị kỷ luật 16

17.             5 vụ án tham nhũng khiến cán bộ Bình Định mất chức, phải hầu tòa. 16

THẾ GIỚI 17

18.             Iran ra lệnh bắt Tổng thống Trump, yêu cầu Interpol giúp đỡ. 17

19.             Cựu Thủ tướng Pháp F. Fillon nhận án tù 5 năm vì lạm dụng chức quyền. 18

 CHÍNH SÁCH MỚI

Từ 1.7.2020: Nhận "vé vàng" đặc cách xét tuyển vào công chức

Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng là 1 trong 3 trường hợp được xét tuyển dụng công chức trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực từ ngày 1.7 tới.

 Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, từ ngày 1.7.2020, nhiều quy định mới về chế độ làm việc, xét tuyển công chức, viên chức có hiệu lực.

 Đáng chú ý, việc tuyển dụng công chức thông qua xét tuyển được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức đối với từng nhóm đối tượng cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học.

 Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng sẽ là đối tượng thứ 3 nằm trong chế độ trên.

 Quy định hiện hành, chỉ người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008 cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì mới được tuyển dụng thông qua xét tuyển.

 Như vậy, Luật sửa đổi đã bổ sung thêm 2 đối tượng được hưởng chính sách trên.

 Theo quy định hiện hành có 2 hình thức tuyển dụng vào công chức là thi tuyển, xét tuyển. Tuy nhiên, từ 1.7.2020, Luật quy định thêm hình thức tiếp nhận không thông qua thi tuyển, xét tuyển.

 Ngoài 2 hình thức thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lí công chức còn có thể quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với các trường hợp là viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập; Cán bộ, công chức cấp xã; Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân; người làm công tác cơ yếu nhưng không phải là công chức;

 Cho phép tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí đối với 1 số chức vụ được quy định chi tiết tại Điều 37 Luật Cán bộ, công chức 2008 (Đã được sửa đổi, bổ sung).

 Cùng với đó, người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác cũng được áp dụng quy định trên.

 Các đối tượng này được xem xét tiếp nhận vào làm công chức nếu không trong thời hạn xử lí kỉ luật hoặc liên quan đến kỉ luật. (Laodong.vn 29/6, Huyên Nguyễn)Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ thông tin “trả nợ cho Fe Credit bằng cách tìm cái chết”

Báo chí đăng tải ngày 25/6/2020 có các bài phản ánh tình trạng nhiều người sau khi vay tiền của Công ty tài chính Fe Credit đã lâm vào cảnh "tan cửa nát nhà".

 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu UBND TP.HCM chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin "Trả nợ cho Fe Credit bằng cách tìm cái chết" và "Đòi nợ kiểu bất lương, có dấu hiệu bắt cóc con nợ".

 Báo chí đăng tải ngày 25/6/2020 có các bài "Trả nợ cho Fe Credit bằng cách tìm cái chết" và "Đòi nợ kiểu bất lương, có dấu hiệu bắt cóc con nợ", phản ánh tình trạng nhiều người sau khi vay tiền của Công ty tài chính Fe Credit đã lâm vào cảnh "tan cửa nát nhà".

 Gần đây là trường hợp ông Lê Thành Tâm ở phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM, sau khi vay tiền của Công ty tài chính Fe Credit, ngày 19/6/2020 đã bị một nhóm đối tượng côn đồ công khai đến nhà đe dọa, chửi bới, hành hung và áp tải vợ chồng ông Tâm về trụ sở Công ty để tiếp tục uy hiếp trong nhiều giờ nhưng chính quyền địa phương và lực lượng chức năng không có mặt can thiệp. Các đối tượng côn đồ còn đe dọa nếu ông Tâm không trả tiền trước ngày 22/6/2020 chúng sẽ giết ông Tâm, sau đó ông Tâm đã tự tử vào ngày 21/6/2020.

 Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP đã yêu cầu UBND TP.HCM chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ thông tin nêu trên, nếu đúng như nội dung bài báo phản ánh thì phải xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/7/2020. (VTV.vn 29/6)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

Đắk Nông: Hiệu quả bước đầu của mô hình “Zalo phòng, chống tội phạm”

Tháng 4-2020, Công an huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) thí điểm tạo lập trang Zalo Công an xã Nâm N’đir và đến tháng 5-2020 tiếp tục triển khai tại 7/12 Công an xã, thị trấn của huyện. Tuy mới được hình thành và hoạt động trong thời gian ngắn, nhưng mô hình “Zalo phòng, chống tội phạm” của Công an huyện Krông Nô đã nhanh chóng đem lại hiệu quả thiết thực, hữu ích về nhiều mặt.

 Trang Zalo của 7 xã thu hút 2.135 lượt người dùng quan tâm, 1.029 lượt truy cập thủ tục hành chính. Thông qua các trang Zalo này, lực lượng Công an xã đã trả lời 400 câu hỏi về thủ tục hành chính, tin nhắn tố giác tội phạm đồng thời đăng tải nhiều tin, bài, hình ảnh tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt; các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm; công tác cải cách hành chính; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; thông tin về an ninh, trật tự; tình hình và công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và bệnh bạch hầu.

 Qua đó, giúp người dân nâng cao cảnh giác với các hoạt động của tội phạm, tự giác chấp hành pháp luật cũng như tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, góp phần kéo giảm tội phạm, tệ nạn xã hội, ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Đơn cử như: Trang Zalo Công an xã Nâm N’đir được tạo lập từ ngày 9-4-2020 đến nay có 1.102 người quan tâm, 150 lượt người truy cập thủ tục hành chính; đăng tải và chia sẻ 25 tin, bài, thu hút trên 3000 lượt người xem và 35 lượt chia sẻ; Trang Zalo Công an xã Nâm Nung được tạo lập từ ngày 28-4 đến nay có 296 người quan tâm, 376 lượt truy cập thủ tục hành chính; đăng tải và chia sẻ 10 tin, bài, thu hút 717 lượt xem và 9 lượt chia sẻ; Trang Zalo Công an xã Đức Xuyên được tạo lập từ ngày 19-6 đến nay có 224 người quan tâm, 39 lượt truy cập thủ tục hành chính; Trang Zalo Công an xã Tân Thành được tạo lập từ ngày 25-5 đến nay có 204 người quan tâm, 164 lượt truy cập thủ tục hành chính...

 Từ hiệu quả bước đầu của mô hình này cho thấy, đây là cách làm hay cần được nhân rộng để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, góp phần kiềm chế các loại tội phạm, làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. (Cadn.com.vn 29/6, Hồng Long)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Muốn thu hút “đại bàng” FDI, môi trường đầu tư phải thực sự hấp dẫn

Việt Nam không phải “một mình một chợ” trong cuộc đua thu hút FDI, do đó cần phải tiếp tục cải cách hành chính, môi trường đầu tư để thực sự hấp dẫn.

 Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam thu hút được 13,8 tỷ USD vốn FDI đăng ký, và vốn thực hiện đạt khoảng 6,7 tỷ USD. Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, thành công trong việc khống chế dịch Covid-19 tạo ra một lợi thế cho Việt Nam, góp phần xây dựng và củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.

 Ông Thắng cho hay, nhà đầu tư FDI cũng ghi nhận Việt Nam có chủ trương nhất quán trong ứng xử với dòng vốn đầu tư nước ngoài, luôn coi đầu tư nước ngoài là một cấu thành quan trọng của nền kinh tế để phát triển. Tất cả đang góp phần tạo nên cơ hội vàng cho Việt Nam trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy và dòng vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm.

 Theo ông Phan Hữu Thắng, các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia ký kết, mới nhất là EVFTA, đã và đang đem lại những lợi thế nhất định cho Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, thành quả thu hút FDI phụ thuộc lớn vào việc Việt Nam tận dụng cơ hội. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, ông Thắng kiến nghị, cơ quan chức năng của Việt Nam cần đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại chỗ.

 “Chúng ta còn 154 tỷ USD vốn FDI đăng ký nhưng chưa giải ngân.Trong lúc, việc xúc tiến đầu tư khó khăn, chúng ta nên tạo điều kiện cho nhà đầu tư đã được cấp giấy phép như gỡ vướng về mặt bằng, hay chính sách… để họ bỏ vốn ra làm tiếp. Chúng ta phải xúc tiến đầu tư tại chỗ. Tổ chức khảo sát tình hình các nhà đầu tư đã được cấp giấy phép hiện tại ra sao, vướng gì và chưa giải ngân được”, ông Thắng nêu quan điểm.

 Về cơ hội thu hút dòng vốn ngoại sau đại dịch, GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhận định, trong cuộc đua thu hút FDI, Việt Nam không phải “một mình một chợ”. Thay vào đó, sự cạnh tranh giữa các quốc gia là khốc liệt. Muốn cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực đó, yếu tố quan trọng nhất của Việt Nam là phải tiếp tục cải cách hành chính, môi trường đầu tư để trở nên hấp dẫn hơn.

 GS. Nguyễn Mại nhấn mạnh tới lợi thế trong thu hút vốn FDI, đó là ổn định chính trị, kinh tế, môi trường đầu tư thân thiện.... “Thông qua khống chế thành công đại dịch Covid-19, Việt Nam đã phô bày ra 2 lợi thế mới này. Thứ nhất là năng lực xử lý của Chính phủ với sự cố khủng hoảng toàn cầu. Thứ hai là khả năng chống chịu của nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp khi khủng hoảng xảy ra. Quý I/2020 Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng 3,82% trong khi nhiều quốc gia tăng trưởng âm”, GS. Nguyễn Mại nói.

 Nhờ vậy, Việt Nam hiện được xem là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Điều này đã được chứng thực khi Apple tuyên bố chọn Việt Nam để sản xuất 30% tai nghe không dây cho thị trường toàn cầu. Panasonic trong tháng 9 này sẽ chuyển nhà máy từ Thái Lan sang Việt Nam...

 Theo Chủ tịch VAFIE, Việt Nam cần thu hút FDI mạnh mẽ, đặc biệt cần đến những doanh nghiệp nằm trong top 500 của Forbes đến Việt Nam. “Chúng ta không chỉ cần họ đầu tư mà đặt kỳ vọng họ sẽ chuyển cả đại bản doanh đang nằm ở các quốc gia khác về đây. Khi nào có những đại bản doanh như thế ở Việt Nam, chúng ta mới có thể nói là thành công được”, GS. Nguyễn Mại nói.

 Tuy nhiên, GS. Nguyễn Mại cũng lưu ý, muốn thu hút các nhà đầu tư lớn thì phải tạo ra những lợi thế thực sự hấp dẫn họ. Như tiền thuê đất tại các khu công nghiệp (KCN) phải hấp dẫn hơn, nếu trong tương lai nếu có tăng giá thì cũng cần tính toán tăng như thế nào để vẫn giữ được lợi thế này.

 Mặt khác, các doanh nghiệp khi chuyển dịch sang có yêu cầu rất lớn về nhân công. Việt Nam cần xử lý được bài toán đào tạo hàng trăm nghìn nhân công. Nguồn nhân lực này phải đảm bảo hai yếu tố: năng suất cao với mức lương vừa phải. 

GS. Nguyễn Mại cho rằng, để đón được các nhà đầu tư FDI lớn, phải nâng cao năng lực các đơn vị tham mưu ở cấp tỉnh bởi Chính phủ đã giao quyền UBND các cấp thẩm định cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài, trừ những lĩnh vực đặc biệt như dầu khí, bảo hiểm, ngân hàng...

 Bên cạnh đó, phải xúc tiến đầu tư cụ thể, có địa chỉ thay vì đại trà như trước đây. Ví dụ như với thành phố phía Đông trong tương lai của TP. HCM, cần tìm kiếm những tập đoàn lớn của châu Âu, Mỹ có sự quan tâm rồi đàm phán với họ để đi đến kết quả. Phải chủ động tìm những người cần mình và mình cần người ta. Đồng thời, phải cải cách nhanh hơn, đồng bộ hơn, để tránh tình trạng trên “ấm dưới lạnh, nơi ấm nhiều, nơi ấm ít”, GS. Nguyễn Mại chỉ rõ. (VOV.vn 28/6)Về đầu trang

GDP 6 tháng tăng 1,81%, thấp nhất trong vòng 10 năm qua

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng GDP quý II/2020 chỉ tăng 0,36%.

 Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các tổ chức kinh tế dự báo tăng trưởng của thế giới ở mức âm, thì mức tăng dương này là mức khá so với thế giới.

 1,81% là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 10 năm gần đây. Trong mức tăng trưởng này, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,19%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,98%; khu vực dịch vụ tăng 0,57%.

 Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng là công nghiệp chế biến chế tạo và các ngành dịch vụ thị trường như: bán buôn, bán lẻ, tài chính bảo hiểm...

 Xu hướng phục hồi chỉ được thể hiện rõ rệt từ tháng 5 khi sản xuất công nghiệp có sự khởi sắc, dần lấy lại đà tăng trưởng. Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 tăng 27% so với tháng trước.

 Nếu vốn đầu tư toàn xã hội có mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm thì tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt mức cao nhất trong vòng 6 năm qua. Đây là tín hiệu tích cực của việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Xuất nhập khẩu do ảnh hưởng của thị trường thế giới giảm cả hai đầu xuất và nhập. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm, xuất siêu ước tính đạt 4 tỷ USD. (VTV.vn 29/6)Về đầu trang

Trên 62 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm

Theo Tổng cục Thống kê, sau hai tháng nới lỏng và gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế - xã hội đang dần được khôi phục.

 Trong tháng 6.2020, cả nước có 13.725 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 139,1 nghìn tỉ đồng và số lao động đăng ký là 100 nghìn lao động, tăng 27,9% về số doanh nghiệp, tăng 23,4% về vốn đăng ký và tăng 9,4% về số lao động so với tháng trước.

 Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có hơn 62 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 697,1 nghìn tỉ đồng và tổng số lao động đăng ký là 507,2 nghìn lao động.

 Bên cạnh đó, còn có 25,2 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 16,4% so với 6 tháng đầu năm 2019, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng lên 87,2 nghìn doanh nghiệp, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

 Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đạt 11,2 tỉ đồng, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 984,4 nghìn tỉ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 18 nghìn doanh nghiệp tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm là 1.681,5 nghìn tỉ đồng, giảm 22,5% so với cùng kỳ năm trước.

 Trong 6 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 29,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước; 19,6 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 10,2%; 7,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 5%; 22,4 nghìn doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, tăng 33,9%. (Laodong.vn 29/6, Vũ Long)Về đầu trang

Doanh nghiệp "kêu trời" vì khó xin cấp C/O

Chia sẻ về những khó khăn khi tham gia Hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp (DN) cho rằng, rào cản lớn nhất chính là vấn đề xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và mong muốn được áp dụng C/O điện tử, nhằm giảm thiểu thời gian xét duyệt.

EVFTA 

Tại hội nghị “Tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA: Cơ hội phát triển cho DN Việt Nam sau cú sốc Covid-19" diễn ra sáng ngày 29/6, ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết, tham gia Hiệp định EVFTA tức là Việt Nam, DN Việt Nam tiến ra biển lớn. Do đó, để thành công, chúng ta phải hiểu cách "chơi" trên thế giới hiện nay đã khác hơn so với trước đây, tức chuyển đổi sang hợp tác thông qua hiệp định mang tính song phương, với tiêu chuẩn cao. Chúng ta cần chuẩn bị tâm thế, nguồn lực để tham gia "sân chơi" này, phải đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu đặt ra để về đích thành công.

 Bàn về câu chuyện này tại hội nghị, nhiều ý kiến DN chia sẻ, vướng mắc và khó khăn nhất chính là vấn đề C/O. Bà Lê Thị Nụ - đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Wood Alliance cho biết, trong thời gian qua, DN này đã nhiều phen lao đao chỉ vì C/O. "Khi xuất khẩu đi thị trường Mỹ, Trung Đông, châu Phi, công ty phải làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công thương. Trên thực tế, xin cấp C/O qua Bộ Công thương thường chỉ mất 2 - 3 ngày nhưng với hồ sơ nộp qua VCCI phải mất 2,5 tháng mới lấy được. Thậm chí, có những lô hàng, công ty bị lỗ toàn bộ vì không lấy được chứng nhận C/O" - bà Nụ bức xúc.

 Đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Wood Alliance chia sẻ thêm, để nắm bắt nhanh chóng các cơ hội đến từ Hiệp định EVFTA, hiện tại, công ty đang đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu sang châu Âu đối với mặt hàng gỗ dán, sản phẩm nội thất. Song, cản trở lớn nhất mà công ty lo ngại vẫn là vấn đề cấp C/O.

 Tương tự, ông Nguyễn Tương - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam cho biết, rất nhiều DN cho hay, vướng mắc lớn nhất họ phải đối mặt trong quá trình xuất khẩu hàng hóa chính là C/O. “Chúng tôi vẫn thường ví C/O là “con ốm”, mà con ốm thì bố mẹ rất sợ. Bởi không được cấp C/O thì DN không có tiền và rõ ràng không gỡ rối được khâu C/O thì DN không thể tận dụng được cơ hội "vàng" mà EVFTA mang lại" - đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam trăn trở.

 Giải đáp băn khoăn của DN, bà Nguyễn Cẩm Trang – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nêu, xuất xứ của hàng hóa chính là tạo sự khác biệt của hàng hóa nội khối và hàng hóa bên ngoài. Nên để được hưởng những ưu đãi thuế quan trong FTA, hàng hóa phải chứng minh được xuất xứ, đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định. "Tôi cho rằng, khó khăn lớn nhất ở đây nằm ở việc nguồn nguyên liệu đang sử dụng không phải nguyên liệu nội khối, không đáp ứng quy định của quy tắc xuất xứ" - đại diện đến từ Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh.

 Đồng thời, bà Trang cho biết thêm, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ký ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15/6/2020 quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để hàng hóa xuất khẩu đi EU được cấp C/O ưu đãi ngay khi hiệp định có hiệu lực. Ngoài ra, Bộ Công thương cũng cung cấp thông tin về việc thực thi cơ chế hạn ngạch thuế quan trong Hiệp định EVFTA.

 Để gỡ vướng vấn đề về C/O cho DN liên quan đến thông quan hàng hóa, ông Mai Xuân Thành – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) khẳng định, đối với vướng mắc C/O, cơ quan hải quan sẵn sàng phối hợp với Bộ Công thương, VCCI trong việc chia sẻ số liệu, kinh nghiệm, đánh giá DN, xếp hạng DN để dựa vào đó rút ngắn thời gian cấp C/O cho DN.

 "Đặc biệt, trong thời gian trước mắt, Bộ Tài chính sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng để hoàn thiện các quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hạn ngạch và các quy định về hàng tân trang... Tuy nhiên, các DN xin cấp C/O cần tuân thủ đầy đủ quy định và phải minh bạch" - ông Thành khuyến nghị DN.

 Bên cạnh đó, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, hiện nay, cơ quan hải quan đang áp dụng quản lý rủi ro và thông quan rất nhanh cho những DN có tuân thủ cao. Đối với C/O điện tử, hiện mới chỉ áp dung cho một số thủ tục với ASEAN. Để hỗ trợ DN tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, Bộ Công thương và Tổng cục Hải quan đang tính tới việc sử dụng C/O điện tử với EU.

 Kiến nghị về cấp C/O, các DN đều cho rằng đây là vấn đề cần giải quyết hàng đầu để họ tiếp cận được thị trường EU dễ dàng, nhanh chóng và mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Bộ Công thương và VCCI hỗ trợ cho DN một cách thuận lợi nhất. Đồng thời, DN cũng mong muốn được áp dụng giấy chứng nhận C/O điện tử, nhằm giảm thiểu thời gian xét duyệt. (Thoibaotaichinhvietnam.vn 29/6, Tố Uyên)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Bỏ "biên chế suốt đời" đối với viên chức từ 1.7: Chữa bệnh chây ỳ, chậm đổi mới

Kể từ 1.7.2020, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực, sẽ thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức. Điều này đồng nghĩa với việc không còn “biên chế suốt đời”.

 Quy định này được đưa ra với hy vọng sẽ chấn chỉnh tình trạng trây ỳ, lười đổi mới, xóa bỏ tư tưởng vào được cơ quan nhà nước là “ấm chân” đến già. Nhưng điều này chỉ thực hiện được khi có cơ chế để kiểm soát quyền lực, tránh việc lạm quyền của người đứng đầu.

 Cho rằng chính sách “bỏ viên chức suốt đời” là một động lực quan trọng để các đơn vị sự nghiệp công chuyển dần sang dạng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ông Thang Văn Phúc - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho hay, đây là một bước quan trọng trong công tác quản lý cũng như đánh giá cán bộ. “Nguyên tắc của khu vực công và tư là sự cạnh tranh. Sẽ có chính sách để viên chức không phải sống bằng lương mà bằng thu nhập từ các sản phẩm nghề nghiệp của họ. Như vậy sẽ huy động được tinh thần phục vụ, trách nhiệm của viên chức và vẫn thu hút họ” - ông Thang Văn Phúc nhấn mạnh và cho rằng, điều này sẽ giảm đi sức ì trong khu vực viên chức, lâu nay thường có tư tưởng đã vào nhà nước là “ấm chân” suốt đời mà không cố gắng, không nỗ lực để hoàn thành công việc.

 Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cũng cho rằng, nếu thực hiện tốt chính sách này trong thực tế, thực hiện bỏ biên chế suốt đời, trả lương theo vị trí, chất lượng công việc... sẽ là cách khuyến khích được người làm việc hiệu quả, giữ chân được người tài. Cách làm mới này khiến những người có năng lực thực sự vui mừng, là cơ hội để đưa những kẻ yếu kém, cơ hội ra khỏi bộ máy. Và như vậy mới hy vọng hệ thống hành chính công được cải cách hiệu quả, môi trường kinh tế - xã hội thực sự kiến tạo để doanh nghiệp, người dân phát triển.

 Cùng trao đổi với PV Lao Động về điều này, ông Nguyễn Tư Long - Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ) cho rằng, đây là một bước thay đổi trong phương thức quản lý. Đồng thời, việc này cũng tạo một cơ chế linh hoạt cho cả lao động và người sử dụng lao động. Đơn vị nào có chế độ đãi ngộ tốt hơn sẽ thu hút nhiều người tài năng hơn. Ngược lại, người lao động cũng phải luôn cố gắng để đáp ứng được yêu cầu công việc.

 “Việc bỏ biên chế viên chức suốt đời, thay đổi từ cơ chế hợp đồng không xác định thời hạn sang hợp đồng xác định thời hạn trước tiên sẽ tạo sự linh hoạt và tạo động lực để viên chức luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình chứ không có tâm lý “trì trệ”. Như vậy sẽ giảm bớt được sức ì, tăng cao được năng suất lao động. Đồng thời, việc này cũng để tiến tới xác lập các vị trí việc làm, đánh giá mức độ hoàn thành công việc trên vị trí đó. Việc này cũng tiến tới là cơ sở để đảm bảo thu nhập tốt hơn đối với viên chức. Viên chức mà hoàn thành tốt các công việc của mình thì cũng không có gì phải lo lắng” - ông Long nói.

 Cũng theo ông Nguyễn Tư Long, khi thực hiện việc này cũng đặt ra vấn đề phải đánh giá chuẩn xác về mức độ hoàn thành công việc của viên chức, để từ đó xem xét ký tiếp hợp đồng. Công việc phải xuất phát từ vị trí việc làm. Sau đó từng cơ quan, tổ chức phải xác định được bộ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc như hệ đánh giá KPI để xác định cụ thể.

 Trước việc lo ngại phát sinh thủ tục hành chính, lo ngại về việc thủ trưởng đơn vị lạm quyền, ông Nguyễn Tư Long cũng cho biết, Luật đã nâng mức thời hạn hợp đồng tối đa từ 36 tháng lên tới 60 tháng. Đồng thời, trong luật quy định rõ, trường hợp còn nhu cầu về vị trí việc làm và viên chức được đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ thì phải tiếp tục ký hợp đồng với viên chức đó. Trong trường hợp này không được chấm dứt hợp đồng với viên chức đó để tuyển một nhân sự khác.

 Liên quan tới lo ngại thủ trưởng các đơn vị sẽ nắm quyền sinh quyền sát trong việc sa thải người lao động, ông Thang Văn Phúc - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, Nhà nước có cơ chế, công cụ để giám sát, kiểm soát, đâu có thể muốn làm gì thì làm. Và quá trình chuyển đổi sẽ có những bước đi, quy trình, chứ không phải tuyên bố một văn bản là xong. Luật cũng đã quy định rất rõ những điều khoản để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Nếu viên chức làm tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì không có gì phải lo lắng. (Laodong.vn 29/6, Vương Trần)Về đầu trang

Tạo áp lực cho cấp xã

Việc giao cho UBND, công an cấp xã xác nhận một người đã chết, đã mất tích hoặc đã mất năng lực hành vi dân sự là chưa phù hợp với Bộ luật Dân sự. Đây là ý kiến của nhiều chuyên gia xung quanh Dự thảo Thông tư quy định hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội.

 Liên quan đến trường hợp cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi Điều 4.1 và Điều 7.1 Dự thảo đang đề xuất theo hướng: Trong trường hợp có giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án, quyết định của tòa án tuyên bố một người đã chết, đã mất tích, đã mất năng lực hành vi dân sự thì cơ quan thuế đưa vào hồ sơ khoanh nợ, xóa nợ. Trong trường hợp không có các giấy tờ trên thì cơ quan thuế đề nghị UBND cấp xã hoặc công an cấp xã xác nhận một người đã chết, đã mất tích hoặc đã mất năng lực hành vi dân sự.

 Hiện, các vấn đề về điều kiện để xác định một người đã chết, đã mất tích hoặc đã mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Luật Hộ tịch và Bộ luật Dân sự. Bộ luật Dân sự quy định, tòa án có chức năng tuyên bố một người đã chết, đã mất tích, đã mất năng lực hành vi dân sự, chứ không giao chức năng này cho các cơ quan khác. Theo Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì giấy tờ thay thế giấy báo tử gồm: giấy báo tử do cơ sở y tế cấp, văn bản xác nhận việc thi hành án tử hình do hội đồng thi hành án tử hình cấp, bản án, quyết định của tòa án tuyên bố một người đã chết; văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.

 Do đó, việc yêu cầu UBND cấp xã hoặc công an xã xác nhận không chỉ không bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật mà còn không khả thi. Dự thảo cũng chưa đưa ra phương án khi các cơ quan này từ chối xác nhận thì xử lý như thế nào? Hơn nữa, nếu các cơ quan này không nắm chắc quy định của Bộ luật Dân sự mà xác định một cách tùy tiện thì có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người nộp thuế, các bên liên quan.

 Mặt khác, theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi một cá nhân nợ thuế mà chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì cơ quan thuế cũng được coi là “người có quyền, lợi ích liên quan” nên cơ quan thuế cũng có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố người đó đã chết, đã mất tích, đã mất năng lực hành vi dân sự. Quy trình này, mặc dù có thể sẽ kéo dài hơn so với xác nhận của UBND hoặc công an cấp xã, nhưng sẽ là phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự, có quy định chặt chẽ về trách nhiệm, thủ tục của tòa án và giảm rủi ro pháp lý khi xác nhận không chính xác.

 Từ thực tế này, các chuyên gia pháp lý cho rằng, cơ quan soạn thảo cần bổ sung quy định theo hướng: Trong trường hợp chưa có giấy báo tử, giấy chứng tử (hoặc giấy tờ thay thế theo Nghị định 123/2015 về hộ tịch) hoặc các quyết định của tòa án tuyên bố một người đã chết, đã mất tích hoặc đã mất năng lực hành vi dân sự thì cơ quan thuế nộp đơn yêu cầu tòa án ra tuyên bố người đó đã chết, đã mất tích hoặc đã mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự.

 Liên quan đến đề xuất, trường hợp doanh nghiệp đã có quyết định thụ lý phá sản hoặc đã có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì sẽ được đưa vào hồ sơ để khoanh nợ, xóa nợ được quy định tại Điều 4.3; Điều 7.3, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu thực tế, sẽ có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nhưng không làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Điều này, có thể khiến cho cơ quan thuế không có cơ sở để thực hiện các thủ tục tiếp theo.

 Theo quy định của Luật Phá sản, cơ quan thuế cũng được coi là một chủ nợ của doanh nghiệp và có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu doanh nghiệp nợ thuế quá 3 tháng. Do đó, VCCI đề nghị, cơ quan soạn thảo bổ sung quy định hướng dẫn các cơ quan thuế theo hướng, nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì cơ quan thuế nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản, để có cơ sở khoanh nợ, xóa nợ thuế. (Daibieunhandan.vn 29/6)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Rõ phân cấp quản lý hơn cho các bộ, ngành

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 99/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ; đồng thời, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của các địa phương.

 Có thể thấy, Chính phủ đã thêm một bước để đẩy mạnh việc phân cấp quản lý ở bộ, ngành nhằm khắc phục những tồn tại hiện nay. Thực tế vừa qua, nhiều ý kiến vẫn phàn nàn về việc còn chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành, đến khi có việc xảy ra không biết quy trách nhiệm ở đâu.

 Đơn cử, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều quốc gia tăng dự trữ, việc tạm dừng xuất khẩu gạo vào tháng 3 được quyết định quá nhanh và cho xuất khẩu lại càng nhanh hơn khi Tổng cục Hải quan mở hệ thống thông quan hàng hóa tự động bắt đầu từ lúc 0 giờ đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Sự việc này thể hiện sự nóng vội trong tham mưu của những bộ liên quan với Chính phủ. Đó là lý do các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đánh giá rõ trách nhiệm tham mưu, phương pháp điều hành của các bộ, ngành trong việc dừng và mở lại xuất khẩu gạo để không lặp lại trong thời gian tới.

 Thực tế, người dân còn bức xúc với vấn đề giá thịt heo nhảy múa bất thường kéo dài thời gian qua; chưa kiểm soát được giá một số mặt hàng thiết yếu; chưa có biện pháp xử lý nghiêm những hành vi gom hàng, thao túng giá, trốn thuế... Hay như vấn đề giải ngân vốn đầu tư công. Con số cần giải ngân hiện lên tới 700.000 tỷ đồng. Nếu được giải ngân tốt sẽ có ý nghĩa lan tỏa rất mạnh trong khôi phục và phát triển kinh tế, là động lực chính cho sự tăng trưởng trong năm nay. Nhưng việc chậm giải ngân vốn đầu tư công vẫn là bài toán chưa giải được. Theo nhiều chuyên gia, để sử dụng hết nguồn vốn đầu tư công 2020, cần tập trung tháo gỡ vướng mắc, gắn trách nhiệm với người đứng đầu và điều chuyển vốn kịp thời giữa các bộ, ngành, địa phương. Muốn thế phải phân cấp rõ ràng quản lý ở các bộ ngành, địa phương, nâng cao trách nhiệm, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, người đứng đầu.

 Trên diễn đàn Quốc hội vừa qua, các đại biểu Quốc hội cũng chỉ ra thực tế, thực hiện cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt nhưng quá trình thực hiện vẫn còn một số bất cập. Có hiện tượng thêm giấy phép và thủ tục hành chính, tăng thẩm quyền cho cơ quan quản lý cấp trên, chưa thực sự thực hiện phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp phải mất trung bình từ 3- 4 năm cho việc chạy lòng vòng để lo các thủ tục đầu tư, khiến họ hụt hơi, nản chí. Do đó, nhiều ý kiến đã đề nghị Chính phủ có giải pháp đồng bộ cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, bất cập cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với chịu trách nhiệm cho bộ, ngành, địa phương.

 Một trong các giải pháp mà Nghị quyết 99/NQ-CP của Chính phủ đưa ra là rà soát các văn bản quy phạm pháp luật theo ngành, lĩnh vực để loại bỏ các quy định phải có ý kiến chấp thuận hoặc xin ý kiến của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được quy định bằng tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và đã được phân cấp quản lý. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan nhà nước cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân cấp… Nếu thực hiện nghiêm Nghị quyết 99/NQ-CP, phương pháp điều hành, vai trò tham mưu của các bộ, ngành sẽ hiệu quả hơn trong giải quyết những vấn đề bức thiết của xã hội. (Sài gòn giải phóng 29/6, Lâm Nguyên)Về đầu trang

Bộ Quốc phòng chặn lập doanh nghiệp "sân sau" để tham nhũng

Trong 12 tháng từ khi nghỉ hưu, người có chức vụ, quyền hạn trong quân đội không được thành lập doanh nghiệp, công ty tư nhân... Đây là một trong những quy định đáng chú ý nằm trong dự thảo Thông tư quy định thời hạn người có chức vụ, quyền hạn trong quân đội không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ.

 Văn bản này đang được Bộ Quốc phòng đem ra lấy ý kiến nhằm triển khai Nghị định 59 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

 Theo Bộ Quốc phòng, việc quy định chi tiết nội dung này sẽ là căn cứ để yêu cầu các cán bộ quản lý các lĩnh vực của Bộ Quốc phòng không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ, nghỉ chờ hưu, nhằm ngăn chặn tình trạng thành lập doanh nghiệp “sân sau” để tham nhũng.

 Dự thảo thông tư của Bộ Quốc phòng quy định, trong thời gian 12 tháng kể từ khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn trong các đơn vị trực thuộc bộ, người có chức vụ, quyền hạn trong quân đội không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý.

 Người thôi giữ chức vụ được quy định bao gồm thôi việc, kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, nghỉ hưu hoặc chuyển ra khỏi cơ quan nhà nước.

 Theo dự thảo của Bộ Quốc phòng, sẽ có 5 lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn trong quân đội phải áp dụng quy định trên, gồm: kế hoạch và đầu tư, tài chính, kinh tế, hậu cần, kỹ thuật; ngân hàng; thanh tra quốc phòng; doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý; nghiên cứu khoa học.

 Các loại hình doanh nghiệp mà người có chức vụ, quyền hạn trong quân đội không được thành lập hoặc giữ chức vụ sau khi thôi chức gồm: doanh nghiệp tư nhân; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; công ty hợp danh; hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý.

 Dự thảo thông tư của Bộ Quốc phòng cũng quy định chi tiết thời gian và danh mục các lĩnh vực công việc phải chuyển đổi công tác trong quân đội. (Baodatviet.vn 29/6, Minh Thái)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Chứng thực bản sao điện tử, đổi giấy phép lái xe qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Ngày 1.7, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia sẽ triển khai đồng loạt trên toàn quốc và là bước tiến lớn khi bản sao điện tử được chứng thực có giá trị như bản chính.

 Để tiếp tục mang lại tiện ích cho người sử dụng, từ ngày 1.7 tới, 6 dịch vụ công chuẩn bị được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia bao gồm:

 Chứng thực bản sao từ bản chính; Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế; Cấp đổi giấy phép lái xe cấp độ 4; Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của cảnh sát giao thông (phạm vi toàn quốc); Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của thanh tra giao thông.

 Theo ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia là dịch vụ được doanh nghiệp người dân rất quan tâm. Chính vì vậy, các bộ, cơ quan liên quan đã tích cực triển khai để dịch vụ được tích hợp đúng tiến độ.

 Về quy trình thực hiện chứng thực điện tử, ông Ngô Hải Phan cho biết, sau khi người dân gặp cơ quan có thẩm quyền chứng thực (trực tiếp) và cung cấp bản chính hợp lệ, cơ quan thực hiện chứng thực kiểm tra (nghiệp vụ về chứng thực) và sử dụng dịch vụ chứng thực bản sao từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia để nhập lời chứng, ký số, đóng dấu theo thẩm quyền và trả cho người dân, doanh nghiệp.

 Người dân, doanh nghiệp nhận bản chứng thực điện tử có đầy đủ lời chứng, chữ ký và con dấu của cơ quan có thẩm quyền tại tài khoản của mình trên Cổng dịch vụ công quốc gia (kho quản lý dữ liệu điện tử) hoặc email trong trường hợp chưa có tài khoản. 

Người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính khác có sử dụng bản sao điện tử được chứng thực chỉ cần dẫn tài liệu từ Kho quản lý dữ liệu điện tử hoặc đăng tải file đã nhận. Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính chính xác, toàn vẹn qua ứng dụng trên hệ thống.

 Đối với người dân, doanh nghiệp, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp tiện ích đặt lịch hẹn với người dân, doanh nghiệp đến thực hiện chứng thực, giúp giảm thời gian chờ đợi khi thực hiện thủ tục. 

Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Như vậy người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện trực tuyến hoàn toàn đối với đa số các TTHC đã được cung cấp trên môi trường điện tử, loại bỏ tình trạng phải nộp bản sao chứng thực/xuất trình bản giấy để xác minh lại hồ sơ hiện nay.

 Bản sao chứng thực điện tử được ký số và đóng dấu bảo đảm tính nguyên vẹn, chính xác và có thể sử dụng lại nhiều lần. (Laodong.vn 29/6, Vương Trần)Về đầu trang

Kho bạc Nhà nước và Techcombank về phối hợp thu ngân sách

Vào ngày 29.6.2020, Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) về phối hợp thu Ngân sách Nhà nước và ủy nhiệm thu ngân sách nhà nước đã diễn ra tại Hà Nội.

 Với việc ký kết này, Techcombank đã trở thành một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên triển khai hợp tác song phương với Kho bạc Nhà nước, nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh cải cách hành chính để hỗ trợ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.

 Theo thỏa thuận, Kho bạc Nhà nước sẽ phối hợp với Techcombank trong việc mở và sử dụng hệ thống tài khoản chuyên thu của Kho bạc Nhà nước tại Techcombank, từ đó thực hiện phối hợp thu, ủy nhiệm thu ngân sách nhà nước, đồng thời thực hiện kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về thu ngân sách nhà nước.

 Toàn bộ các khoản thu Ngân sách Nhà nước qua Techcombank sẽ được ghi nhận trực tiếp ngay vào hệ thống các tài khoản chuyên thu của Kho bạc tại Techcombank, đảm bảo tập trung kịp thời vào Ngân sách Nhà nước. Việc này sẽ giúp khắc phục được tình trạng thiếu, hoặc sai thông tin khi chuyển chứng từ thu Ngân sách Nhà nước từ các ngân hàng thương mại về Kho bạc Nhà nước và các cơ quan thu, hỗ trợ đảm bảo tính thống nhất dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị và tạo tiền đề để triển khai các công cụ, phương pháp quản lý thanh toán tiên tiến, hiện đại.

 Mục tiêu chính trong hợp tác song phương giữa Kho bạc nhà nước và Techcombank lần này là mở rộng phạm vi phối hợp thu Ngân sách Nhà nước và ủy nhiệm thu Ngân sách Nhà nước bằng tiền mặt qua Techcombank. Mục tiêu này cũng phù hợp với chiến lược phát triển của hai bên. Đối với Kho bạc Nhà nước, đó là xây dựng Kho bạc điện tử, tiến tới Kho bạc số với 3 không: “Không khách hàng tại trụ sở”, “Không tiền mặt” và “Không giấy tờ”. Đối với Techcombank đó là trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm.

 Bên cạnh đó, việc hợp tác giữa Kho bạc Nhà nước với Techcombank còn có ý nghĩa thúc đẩy xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý hành chính nhà nước, hướng tới mục tiêu tăng cường cải cách, công nghệ hoá nhiều hoạt động mà Chính phủ đang thực hiện. (Vietnamnet.vn 29/6, Thiên Ngân) Về đầu trang

Hà Nội: 1.518 thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Báo cáo số 166/BC-UBND về kết quả thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, định hướng giai đoạn 2021-2030.

 Trong giai đoạn 2011-2020, công tác cải cách hành chính của thành phố đã hoàn thành và về đích sớm hầu hết các chỉ tiêu theo chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ, góp phần quan trọng hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô.

 Đáng chú ý, trong 5 năm (2015 - 2019), thành phố đã hoàn thành việc rà soát, đơn giản hóa các TTHC trên nhiều lĩnh vực, đã thực hiện đơn giản hóa 481 thủ tục với số chi phí tiết giảm thực hiện TTHC cho tổ chức, cá nhân ước tính khoảng trên 91 tỷ đồng/năm.

Việc công bố TTHC được thực hiện đúng quy định. Từ năm 2016 đến tháng 2-2019, UBND thành phố đã ban hành 115 quyết định công bố TTHC, ban hành mới 399 TTHC, danh mục 969 TTHC, sửa đổi bổ sung 1.145 TTHC, bãi bỏ 742 TTHC. TTHC sau khi công bố được công khai đầy đủ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC và trên trang thông tin điện tử cấp xã, cấp huyện và cấp thành phố.

 Tính đến 31-3-2020, UBND thành phố cũng đã ban hành 34 quyết định phê duyệt 1.717 quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của sở, ngành... Triển khai xây dựng Quy chế hoạt động của cổng dịch vụ công và Quy trình điện tử đối với việc giải quyết từng TTHC cấp thành phố, cấp huyện, cấp xã để thực hiện thống nhất thực hiện. Các sở, ngành thành phố cũng đã ban hành quy định thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố.

 Qua rà soát, việc giải quyết TTHC trên địa bàn thành phố bảo đảm theo quy định, nhiều hồ sơ TTHC được trả trước hạn. Tỷ lệ giải quyết đúng hạn và trước hạn đạt tỷ lệ cao. Từ năm 2015 đến năm 2019, toàn thành phố đã tiếp nhận 66.274.910 hồ sơ, đã giải quyết đúng hạn 65.731.793 (tỷ lệ đúng hạn 99,18%). (Pháp luật & Xã hội 29/6, HP)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Phó Bí thư huyện ở Bình Phước bị cách chức vì sử dụng bằng giả

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, cách chức vụ đối với ông Bùi Quốc Minh - Phó Bí thư thường trực huyện Phú Riềng do có hành vi sử dụng bằng giả để đi xin việc, từ đó được bầu vào các chức danh chủ chốt ở huyện.

 Trước đó, vào tháng 3/2020, ông Minh bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, cách chức vụ Phó Bí thư thường trực huyện ủy, đồng thời điều động về Ban tổ chức Tỉnh ủy bố trí công việc khác.

 Theo kết quả xác minh, năm 1992, ông Minh mượn bằng tốt nghiệp đại học của một người bạn rồi đem đi photocopy, sửa lại thành tên của mình, sau đó dùng bản photocopy này đi xin việc tại một số cơ quan.

 Trong quá trình làm việc tại các cơ quan nhà nước, ông Minh được điều chuyển công tác qua nhiều đơn vị khác nhau. Năm 2006, khi cơ quan yêu cầu bổ sung hồ sơ cán bộ công chức thì ông này nộp bản photo bằng đại học giả trước đó.

 Đến năm 2007, ông Minh bổ sung một bằng đại học hệ tại chức của trường Đại học Kinh tế TP.HCM vào hồ sơ công chức, thay thế cho bản photo giả đã nộp trước đó để ứng cử đại biểu HĐND huyện Phú Riềng nhiệm kỳ 2016-2021.

 Tuy nhiên, qua xác minh của đoàn thanh tra, đến tháng 12/2019 ông Minh mới hoàn thành khóa học và nhận bằng tốt nghiệp tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

 Do có hành vi vi phạm trên, ông Minh đã bị cách chức vụ Phó Bí thư thường trực huyện ủy Phú Riềng nhiệm kỳ 2016 - 2021, điều động về làm cán bộ bình thường tại Ban tổ chức Tỉnh ủy Bình Phước. (Vietnamnet.vn 29/6, Xuân An)Về đầu trang

Hàng loạt lãnh đạo xã ở Quảng Ngãi bị kỷ luật

Chiều 29/6, bà Trương Thị Mỹ Trang, Bí thư Huyện uỷ Sơn Tịnh xác nhận có việc nhiều lãnh đạo xã Tịnh Hà thuộc huyện này bị xem xét kỷ luật.

 Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Quảng Ngãi có thông báo về việc xem xét, thi hành kỷ luật đối với Đảng ủy xã Tịnh Hà. Ngoài ra, một số cán bộ lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Sơn Tịnh cũng bị xem xét kỷ luật.

 Theo đó, ông Lê Hoàng Thu, Bí thư Đảng ủy kiêm chủ tịch HĐND xã Tịnh Hà thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế làm việc của Đảng ủy và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy; thiếu chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước để UBND xã Tịnh Hà vi phạm pháp luật đất đai.

 Ông Trần Hồng Long, Chủ tịch UBND xã Tịnh Hà chịu trách nhiệm người đứng đầu UBND xã vi phạm pháp luật đất đai trong quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, quản lý đất chưa sử dụng trên địa bàn xã; làm trái quy định của pháp luật trong việc xác nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây hậu quả nghiêm trọng.

 Ông Nguyễn Thanh Đình, Phó chủ tịch UBND xã Tịnh Hà có vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công, cùng chịu trách nhiệm của UBND xã Tịnh Hà vi phạm pháp luật đất đai trong quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, quản lý đất chưa sử dụng trên địa bàn xã; làm trái quy định của pháp luật trong việc xác nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây hậu quả nghiêm trọng. 

Ông Lê Văn Thanh, công chức địa chính-xây dựng xã Tịnh Hà có vi phạm, khuyết điểm trong công tác tham mưu UBND xã, chủ tịch UBND xã chấp hành pháp luật đất đai, vi phạm pháp luật đất đai gây hậu quả nghiêm trọng.

 Xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm UBKT Tỉnh ủy Quảng Ngãi quyết định thi hành kỷ luật ông Thu bằng hình thức khiển trách. Cảnh cáo, cách chức ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy xã đối với ông Long và ông Đình. Kỷ luật ông Thanh bằng hình thức cảnh cáo.

 Ngoài ra, UBKT Tỉnh ủy Quảng Ngãi, quyết định thi hành kỷ luật: Ông Nguyễn Hoàng Nam, trưởng Phòng TN&MT huyện Sơn Tịnh bằng hình thức khiển trách. Ông Nguyễn Trung Thành, phó Trưởng phòng TN&MT huyện Sơn Tịnh. Ông Trần Hoài Nam, phó Trưởng phòng TN&MT huyện Sơn Tịnh bằng hình thức cảnh cáo vì thiếu kiểm tra, giám sát để cán bộ cơ quan vi phạm pháp luật về đất đai tại xã Tịnh Hà gây hậu quả nghiêm trọng. (Vietnamnet.vn 29/6, Thanh Vạn)Về đầu trang

5 vụ án tham nhũng khiến cán bộ Bình Định mất chức, phải hầu tòa

Ngày 29/6, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng vừa có báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020, phục vụ kỳ họp thứ 12 - HĐND tỉnh khóa XII. 

Theo báo cáo này, UBND tỉnh Bình Định và các ngành, địa phương đã chỉ đạo tiến hành 36 cuộc thanh tra hành chính và 96 cuộc thanh tra chuyên ngành theo đoàn, phát hiện các sai phạm về kinh tế 8.325 triệu đồng và 368.905m2 đất các loại.

 Đã kiến nghị xử lý thu hồi về cho nhà nước 5.976 triệu đồng, kiến nghị xử lý bằng cách hình thức khác 2.349 triệu đồng và 368.905m2 đất các loại, kiến nghị kiểm điểm làm rõ trách nhiệm để xử lý với 4 tập thể, 12 cá nhân có khuyết điểm, vi phạm.

 Ngoài ra, Thanh tra chuyên ngành đã ban hành 963 quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với 34 đơn vị, 929 cá nhân với số tiền 3.802 triệu đồng, qua thanh tra chưa phát hiện có vụ việc tham nhũng.

 Theo đó, liên quan đến công tác điều tra, truy tố, xét xử, trong kỳ Cơ quan Công an các cấp tiến hành điều tra 5 vụ, 10 bị can phạm tội tham nhũng, trong đó khởi tố mới 3 vụ, 8 bị can. Đến nay, đã kết thúc điều tra chuyển hồ sơ đề nghị truy tố 2 vụ 5 bị can, tiếp tục điều tra 3 vụ 5 bị can.

 Trong số 5 vụ án tham nhũng do Công an tỉnh thụ lý trong kỳ, đến nay đã kết thúc điều tra chuyển hồ sơ đề nghị truy tố 2 vụ, gồm: Định Phương Nam - nguyên cán bộ Công ty TNHH May Vinatex Bồng Sơn cùng 3 bị can, phạm tội tham ô tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản khoảng 1.100.000.000 đồng; Đỗ Văn Huệ - nguyên cán bộ Đội thuế số 2, Chi cục Thuế huyện Phù Mỹ phạm tội tham ô tài sản số tiền 472.000.000 đồng.

 Đang tiếp tục điều tra 3 vụ, gồm: Phạm Quang Vinh – nguyên cán bộ Trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc Sở Công thương tỉnh Bình Định phạm tội tham ô số tiền khoảng 940.000.000 đồng; Hồ Minh Khiêm – nguyên Trường phòng Thanh tra thuế thuộc Cục thuế tỉnh Bình Định phạm tội nhận hối lộ 130.000.000 đồng (điều tra lại); Lê Đức Hải - nguyên cán bộ kế toán UBND xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh phạm tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản số tiền 398.750.000 đồng (điều tra lại).

 Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cần gắn việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng với việc quán triệt thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, về kiểm soát quyền lực chống chạy chức chạy quyền…

 Người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các ngành phải gương mẫu quyết liệt, coi trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên.

 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết sẽ xử lý nghiêm các trường hợp người đứng đầu không thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, để xảy ra hành vi tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. (Tienphong.vn 29/6, Trương Định)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Iran ra lệnh bắt Tổng thống Trump, yêu cầu Interpol giúp đỡ

Iran ra lệnh bắt 36 quan chức chính trị và quân sự Mỹ, trong đó có Tổng thống Donald Trump, liên quan đến vụ ám sát Tướng Qassem Soleimani và yêu cầu Interpol trợ giúp.

 Iran đã ban hành lệnh bắt giữ và yêu cầu Interpol giúp đỡ trong việc giam giữ Tổng thống Mỹ Donald Trump và hàng chục người khác. Đây là những người mà họ tin rằng đã thực hiện vụ không kích khiến vị tướng hàng đầu của Iran tử vong ở Baghdad hồi tháng 1.

 Theo hãng thông tấn ISNA, Công tố viên Ali Alqasimehr của Tehran cho biết, ông Donald Trump cùng với hơn 30 người khác mà Iran cáo buộc có liên quan đến vụ tấn công ngày 3/1 giết chết Tướng Qassem Soleimani, đối mặt với "cáo buộc giết người và khủng bố".

 Alqasimehr không tiết lộ rõ danh tính của những người khác ngoài ông Trump nhưng nhấn mạnh, Iran sẽ tiếp tục truy tố, ngay cả sau khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông kết thúc.

 Alqasimehr cũng cho biết, Iran đã yêu cầu lệnh "truy nã đỏ" đối với ông Trump và những người khác. Đây là yêu cầu thực thi pháp luật ở cấp cao nhất do Interpol ban hành, có phạm vi trên toàn thế giới, yêu cầu tìm kiếm địa điểm và bắt giữ cá nhân được nêu tên.

 Theo lệnh "truy nã đỏ", chính quyền địa phương thực hiện các vụ bắt giữ thay mặt cho quốc gia yêu cầu. Lệnh này không thể buộc các quốc gia bắt giữ hoặc dẫn độ các nghi phạm nhưng có thể đưa các nhà lãnh đạo chính phủ vào khu vực nhất định và hạn chế việc đi lại của nghi phạm.

 Sau khi nhận được yêu cầu, Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế - Interpol đã tổ chức họp và thảo luận về việc có nên chia sẻ thông tin với các quốc gia thành viên hay không. Hiện Interpol vẫn chưa đưa ra phản hồi gì khi được đề nghị bình luận về thông tin này. 

Dù Tổng thống Donald Trump không phải đối mặt với nguy cơ bị bắt, tuy nhiên, động thái trên của Iran càng làm leo thang căng thẳng quan hệ giữa Iran và Mỹ kể từ khi Tổng thống Trump đơn phương rút Mỹ khỏi Kế hoạch hành động chung (JCOPA) - thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran với các cường quốc trên thế giới.

 Theo hãng thông tấn Cộng hòa Hồi giáo IRNA, trước đó, Tướng Soleimani, người chỉ huy Chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm chịu trách nhiệm các chiến dịch bí mật ở nước ngoài thuộc Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bị Mỹ ám sát tại Iraq trong một vụ tấn công không kích ở Iraq.

 Lãnh đạo tối cao của Cách mạng Hồi giáo Ayatollah Seyyed Ali Khamenei đã kêu gọi hành động quân sự tương ứng chống lại Mỹ để đáp trả. Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã nhắm vào căn cứ không quân Ain al-Assad của Mỹ ở tỉnh Al-Anbar ở miền tây Iraq. (VTV.vn 29/6, Phi Long)Về đầu trang

Cựu Thủ tướng Pháp F. Fillon nhận án tù 5 năm vì lạm dụng chức quyền

Ngày 29/6, một tòa án Pháp đã kết án 5 năm tù giam đối với cựu Thủ tướng nước này - François Fillon với tội danh lạm dụng chức quyền, sử dụng công quỹ để trả lương chính vợ của mình cho những công việc không có thực tại Quốc hội.

 Cùng với án tù trên, tòa án ra phán quyết buộc ông Fillon, 66 tuổi, phải nộp phạt 375.000 Euro (tương đương khoảng 420.000 USD) và không được phép tham gia bất cứ cuộc bầu cử nào trong thập kỷ tới.

 Cùng với ông Fillon, vợ ông, bà Penelope Fillon lĩnh án phạt 3 năm tù treo và nộp khoản tiền phạt tương tự.

 Tháng 3/2017 - thời điểm diễn ra chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Pháp, ông Fillon, ứng cử viên đảng cánh hữu Những người Cộng hòa (LR) bất ngờ bị điều tra với cáo buộc "gian lận nghiêm trọng và sử dụng giấy tờ giả" để hợp pháp hóa khoản tiền 700.000 Euro mà vợ ông được trả cho các công việc không có thực trong thời gian làm trợ lý tại Quốc hội. Vụ điều tra đã ảnh hưởng lớn đến uy tín của ông và khiến ông thất bại trong cuộc đua vào Điện Elysée. (VTV.vn 29/6)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Các tin khác