Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 25-12-2019

15:49, Thứ Tư, 25-12-2019

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.Cấm biếu, tặng quà cho lãnh đạo các cấp dịp Tết: Cán bộ nêu gương, nhân dân giám sát 1

2. Phải chỉ mặt, vạch tên những cơ quan gây phiền hà. 2

CHÍNH SÁCH MỚI 3

3. Công chức cấp xã phải có bằng Đại học từ ngày 25/12. 3

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 4

4. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển: Làm sao để trên "nóng", dưới không "lạnh"?. 4

5.   Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng nhiều chính sách đột phá. 5

6.Tư duy "làm ăn chộp giật" cản trở sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. 6

7.Giảm thiểu tối đa chi phí tuân thủ pháp luật 7

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 9

8. Động lực của cải cách. 9

QUẢN LÝ.. 10

9.Kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 10

10. Hiệu quả sau 2 năm sắp xếp, tinh gọn bộ máy. 11

11. “Nổi cộm” việc cải chính hộ tịch, có địa phương ồ ạt đăng ký lại khai sinh. 12

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 13

12.Cắt phăng 85% thủ tục hành chính, ngành lâm nghiệp lập kỷ lục. 13

13. Hải Phòng: Triển khai 9 dịch vụ công tích hợp trên hệ thống quốc gia. 14

14.Bắc Giang cải thiện chất lượng dịch vụ công. 15

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 16

15.Tướng Công an nói kết quả thanh tra vụ Cảnh sát giao thông Đồng Nai bị tố "bảo kê"  16

16.Đắk Nông: Sau Chủ tịch xã, Chủ tịch HĐND cũng bị phát hiện dùng bằng giả. 17

17. Cách hết chức vụ đảng nguyên Giám đốc Văn phòng đất đai Bình Thuận. 18

THẾ GIỚI 19

18. Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tư nhân. 19

19. Cựu Bộ trưởng Tư pháp Hàn Quốc bị cáo buộc lạm quyền. 20

 TIÊU ĐIỂM

Cấm biếu, tặng quà cho lãnh đạo các cấp dịp Tết: Cán bộ nêu gương, nhân dân giám sát

Ban Bí thư vừa ban hành Chỉ thị số 40-CT/TƯ về việc tổ chức Tết năm 2020, trong đó nêu rõ: “Thực hiện nghiêm chủ trương cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức”.  Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Tiến Sinh - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, trước tiên mỗi đảng viên, cấp ủy đảng và người đứng đầu các tổ chức cần phải thực hiện nghiêm quy định này. Lãnh đạo phải nêu gương trong việc từ chối quà tặng, biếu xén dịp Tết.

 Theo ông Nguyễn Tiến Sinh - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, việc ngăn chặn, xóa bỏ nạn quà cáp, biếu xén dịp lễ Tết không dễ. Điều khó phát hiện chính là việc biếu xén, tặng quà Tết thường không xảy ra xung đột lợi ích trực tiếp với người thứ ba, cũng như cả bên đưa và nhận đều “vui” nên việc phát hiện, tố giác rất khó.

 Ông Sinh phân tích: Trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta đang củng cố tăng cường công tác xây dựng Đảng, quản lý tốt việc sử dụng ngân sách và ngân sách cho chi tiêu thường xuyên để tránh việc thực hiện việc chi sai mục tiêu, sai mục đích thì cần phải phát huy vai trò của mỗi đảng viên và các tổ chức cấp ủy đảng. Trước tiên, đảng viên và các cấp ủy Đảng phải tiên phong, gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện chủ trương này.

 Theo ông Sinh, trên cơ sở những văn bản của Trung ương cũng đã ban hành, các địa phương trên cả nước cần có kế hoạch giám sát việc chi tiêu, tổ chức tặng quà tới các đối tượng chính sách và sử dụng tài sản công, tiền công.

 “Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên hoặc người được tặng quà biếu rất quan trọng. Lãnh đạo phải dám dũng cảm từ chối quà tặng. Thực tế, có nhiều đồng chí lãnh đạo kiên quyết không tiếp khách đến chúc Tết, tặng quà Tết” - ông Sinh nói. 

Theo ông Nguyễn Tiến Sinh, chúng ta đã có chủ trương và triển khai thực hiện các Chỉ thị nhưng cần phải có sự giám sát. Việc giám sát này cần được thực hiện ngay ở chi bộ, đảng bộ, trong từng cơ quan và nhân dân cùng giám sát, cùng phê phán những hành vi sai trái thì mới có thể giảm bớt và tiến tới ngăn chặn được. Trong các văn bản và các quy định cũng đều đã có hình thức kỷ luật tương ứng mang tính chất răn đe với việc nhận quà biếu sai quy định này nên mỗi cán bộ, đảng viên phải rất ý thức thực hiện những quy định này.

 Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong bối cảnh chúng ta đang tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, ít nhất thì việc cấm biếu quà Tết cũng ngăn chặn được tình trạng công khai.

 Theo ông Cuông, để chấm dứt tệ nạn hối lộ biến tướng là “quà biếu tình cảm” trước hết người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị phải thực hiện nghiêm. Và việc cấm tặng quà là cấm cả năm chứ không chỉ cấm biếu quà trong dịp Tết. Vì người hối lộ sẽ đến trước và sau tết, ngoài dịp Tết, không đến nhà thì đến cơ quan, ở quán ăn, cà phê hoặc nhờ gửi…

 “Cần phải có những quy định mức khen thưởng cho người tố giác và bắt quả tang hành vi nhận quà của các quan chức để tạo động lực cho họ và phải biết lắng nghe dân. Ngoài ra, rất cần có cơ chế giám sát thật chặt vấn nạn này cũng như có biện pháp xử lý thật nghiêm mới mong giảm được tiêu cực, tham nhũng, hối lộ trá hình”, ông Cuông nhấn mạnh. (Lao Động 24/12, Ái Vân – Hoàng Long)Về đầu trang

Phải chỉ mặt, vạch tên những cơ quan gây phiền hà

Tại Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp diễn ra ngày 23.12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, doanh nghiệp yếu kém chắc chắn có “trách nhiệm của Nhà nước”.

 Vì vậy Thủ tướng muốn nghe nhiều hơn nữa ý kiến về cải cách thủ tục hành chính, thanh, kiểm tra. Đặc biệt, doanh nghiệp cần chỉ rõ “địa chỉ” cơ quan nào gây phiền hà, văn bản của bộ, ngành nào gây cản trở cho doanh nghiệp. 

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tỏ rõ quyết tâm cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng đã có tác động đến nhiều bộ, ngành của Chính phủ và đã có những chuyển biến rõ rệt. 

 Một số bộ đã cắt giảm điều kiện kinh doanh, một số tỉnh chủ động sáp nhập các sở, ngành để tinh gọn bộ máy.

 Nhưng những chuyển biến đó chưa đủ để thay đổi toàn bộ máy, còn quá nhiều tồn tại phải khắc phục, còn nhiều rào cản cần bãi bỏ, như Thủ tướng nói: “Chúng ta sẽ tiếp tục hành động, hành động gấp để tháo gỡ nút thắt giúp doanh nghiệp tăng nhanh về số lượng, nhưng phát triển bền vững”.

 Năm 2019 dự kiến đạt 136.000 doanh nghiệp lập mới, nâng số doanh nghiệp cả nước 760.000, tiến sát mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Số lượng này chỉ có ý nghĩa khi doanh nghiệp hoạt động tốt, có hiệu quả, mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp, tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đóng thuế cho nhà nước.

 Nếu không “phát triển bền vững” thì chỉ là con số phong trào, con số thành tích, hoàn toàn vô nghĩa. Chưa kể, doanh nghiệp hoạt động kém, thua lỗ, để lại nhiều hậu quả về tài chính, hậu quả pháp lý, trở thành gánh nặng chung cho toàn xã hội. 

Muốn lành mạnh nền hành chính, đương nhiên là nhà nước phải thực hiện các biện pháp cải cách hiệu quả, nhưng chính cộng đồng doanh nghiệp cũng có trách nhiệm tham gia, đóng góp ý kiến.

 Thủ tướng yêu cầu cần chỉ rõ địa chỉ những cơ quan gây phiền hà, vậy thì doanh nghiệp cứ mạnh dạn tố cáo có chứng cứ, có cơ sở. Hãy tự tin phản ứng trước cái xấu, cái tiêu cực, nếu chấp nhận im lặng, chìa phong bì cho yên thân thì không bao giờ xóa bỏ hết nạn tiêu cực.

 Thủ tướng cũng yêu cầu chỉ ra những “văn bản của bộ, ngành nào gây cản trở cho doanh nghiệp”, thì từ thực tế hoạt động, doanh nghiệp phải làm rõ được điều này. Dân chủ không phải ngồi yên để đợi ban phát, mà hành động để đòi cho được. Vậy thì ở đây, văn bản nào làm cản trở hoạt động, thì phải đấu tranh để dẹp nó đi. (Lao Động 24/12, Lê Thanh Phong)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Công chức cấp xã phải có bằng Đại học từ ngày 25/12

Từ ngày 25/12, bằng Đại học là một trong những tiêu chuẩn của cán bộ công chức cấp xã theo quy định mới tại Thông tư 13/2019/TT-BNV.

   Ngày 6/11/2019, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

 Điều 1 Thông tư này quy định rõ về tiêu chuẩn của công chức cấp xã. Bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chung như: Hiểu biết về lý luận chính trị; nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương… (theo quy định tại Điều 3 Nghị định 112/2011/NĐ-CP), thì công chức cấp xã cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

 - Đủ 18 tuổi trở lên; 

- Về trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã.

 Với công chức làm việc tại các xã: Miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên. Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

 - Về trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

 Các tiêu chuẩn nêu trên là căn cứ để UBND cấp tỉnh, huyện tổ chức thực hiện quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, thực hiện các chế độ, chính sách hoặc thực hiện tinh giản biên chế. Công chức cấp xã đã tuyển dụng trước ngày 25/12/2019 chưa đạt chuẩn vẫn chưa bị thay thế ngay mà có 5 năm để đáp ứng tiêu chuẩn.

 Thông tư 13/2019/TT-BNV chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12/2019. (Danviet.vn 23/12, Yến Linh) Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển: Làm sao để trên "nóng", dưới không "lạnh"?

Sáng 23/12, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đã diễn ra với sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu, đại diện cho khoảng 760 nghìn doanh nghiệp trên cả nước. Đây là lần thứ 3 Thủ tướng và lãnh đạo nhiều bộ ngành đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp.

 Kể từ lần đối thoại đầu tiên (tháng 4/2016), đã có rất nhiều những bằng chứng rõ ràng cho thấy sự quyết liệt của Thủ tướng cũng như Chính phủ. Điển hình như loạt Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Các văn kiện này đã thực sự trở thành nền tảng để hoàn thiện môi trường kinh doanh cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.

 Những tác động cũng ngay lập tức thấy rõ. Trong các năm từ 2016 - 2019, trung bình mỗi năm có 126.000 doanh nghiệp thành lập mới. Riêng năm 2019, dự kiến có khoảng 138.000 doanh nghiệp thành lập mới và khoảng 38.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động. Cả nước đang có khoảng 760.000 doanh nghiệp, tiến sát mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020.

 Ngoài ra, các tổ chức uy tín quốc tế cũng đánh giá cao sự cải thiện môi trường kinh doanh, xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam.

 Trong lần thứ 3 đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng và Chính phủ đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ đi đến đích trong việc đưa môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam vào nhóm 4 nước đứng đầu ASEAN.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, doanh nghiệp là động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế nhưng sự lớn mạnh của doanh nghiệp không thể thiếu vai trò của Nhà nước. Ngược lại, sự yếu kém của doanh nghiệp chắc chắn có phần trách nhiệm của Nhà nước. Vì thế, Chính phủ thấm thía khi mỗi năm có hàng vạn doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động, phá sản, nhiều doanh nghiệp, thương hiệu lớn của Việt Nam bị thị trường đào thải.

 Sự quyết liệt của Thủ tướng và Chính phủ đã rõ ràng, cho thấy "sức nóng" của Chính phủ. Tuy nhiên, ở không ít bộ ngành và địa phương, cái "lạnh" vẫn còn khá phổ biến, khiến doanh nghiệp nhiều khi toát mồ hôi.

 Tại hội nghị, nhiều ý kiến đã thẳng thắn nêu lên việc các sở, ngành địa phương còn bàng quan, vô cảm trước khó khăn của doanh nghiệp. Nhiều bộ, ngành vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, đá qua đá lại, gây phiền hà cho doanh nghiệp. (VTV.vn 24/12)Về đầu trang

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng nhiều chính sách đột phá

Chính phủ cam kết mạnh mẽ sẽ kiến tạo hơn nữa, tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn, kinh doanh, vươn tầm quốc tế.

 Đó là khẳng định được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề "Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp - hội nhập, hiệu quả, bền vững" diễn ra sáng 23/12 tại Hà Nội. 

Cộng đồng doanh nghiệp, trong đó đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân, khởi nghiệp sáng tạo đã bày tỏ những đánh giá tích cực về nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2019, cùng với đó là những đề xuất tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

 Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp - thực phẩm gần 3 năm nay, nhờ một chương trình kết nối của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một doanh nghiệp đã tiếp cận và được tổ chức JICA Nhật Bản hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất. DN hiện đã có sản phẩm nên mong muốn sẽ tiếp tục được cơ quan quản lý đồng hành trong khâu xúc tiến tiêu thụ.

 Là doanh nghiệp tư nhân mới gia nhập thị trường hàng không, đại diện hãng Bamboo Airways chia sẻ, chưa bao giờ hành lang pháp lý cho kinh tế tư nhân lại thông thoáng như 3 năm trở lại đây. Đặc biệt, chính sách mở cửa bầu trời đã tạo thêm nhiều cơ hội cho các hãng hàng không mới. Tuy nhiên, quá tải hạ tầng và xúc tiến hợp tác quốc tế là những vấn đề các DN mong muốn sớm được tháo gỡ.

 Các doanh nghiệp đánh giá đã không còn nhìn thấy sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân trong quá trình tiếp cận, xử lý các thủ tục đầu tư kinh doanh.

 Sự nhũng nhiều, phiền hà của các cơ quan quản lý cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đang gây cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp chỉ rõ bộ ngành nào có văn bản bất hợp lý, không phù hợp môi trường kinh doanh để Chính phủ có giải pháp tháo gỡ.

 Thủ tướng đánh giá, chưa đến 10 ngày nữa là kết thúc năm 2019, trong bối cảnh quốc tế suy giảm tăng trưởng thì GDP Việt Nam vẫn tăng trên 7%, thuộc hàng cao nhất khu vực và thế giới. Có được kết quả này là nhờ những đóng góp không nhỏ từ cộng đồng doanh nghiệp. Vì thế, dù lớn mạnh hay yếu kém, Nhà nước vẫn phải luôn thể hiện vai trò và trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. (VTV.vn 23/12)Về đầu trang

Tư duy "làm ăn chộp giật" cản trở sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp

"Vẫn còn tư duy kinh doanh chộp giật, mong muốn làm giàu nhanh chóng mà không chịu đầu tư thời gian và công sức để học hỏi và nghiên cứu, nhất là các công nghệ mới, công nghệ lõi của sản phẩm", báo cáo gửi gửi tới Thủ tướng tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

 Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng nhưng tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng kinh doanh vẫn còn ở mức cao. Mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 gặp nhiều thách thức.

 Tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và giải thể so với tổng số doanh nghiệp thành lập mới hàng năm trong giai đoạn 2017- 2019 trung bình khoảng 58,1%. Trong đó: năm 2017 là 57,3%; năm 2018 là 67,7% và 11 tháng đầu năm 2019 là 49,4%.

 Việt Nam đặc biệt thiếu các doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp cỡ vừa. Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp lớn, mặc dù được xếp hạng là doanh nghiệp lớn, nhưng quy mô trung bình của các doanh nghiệp lớn trong khu vực tư nhân của Việt Nam cũng nhỏ bé hơn rất nhiều so với mức trung bình tại các quốc gia trong khu vực.

 Ví dụ, trên thị trường chứng khoán, quy mô vốn hóa trung bình của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam chỉ là 186 triệu USD/ công ty vào năm 2018. Quy mô vốn này thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 1,2 tỷ USD/công ty tại Philippines, 1,07 tỷ USD/công ty tại Singapore, 835 triệu USD/công ty tại Thái Lan, 809 triệu USD/công ty tại Indonesia và 553 triệu USD/công ty tại Malaysia tính đến thời điểm cuối tháng 4 năm 2018.

 Trình độ quản trị doanh nghiệp còn thấp, chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, thiếu tầm nhìn, chiến lược kinh doanh dài hạn. Có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp.

 Đặc biệt, mối liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất yếu. Theo một cuộc khảo sát của JETRO4 , các công ty Nhật Bản  mua sắm khoảng 32,4% các dịch vụ và sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp địa phương trong năm 2016. Con số này thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp FDI của Nhật tại các nước láng giềng ví dụ như Trung Quốc (67,8%), Thái Lan (57,1%) và Indonesia (40,5%).

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, nguyên nhân của những hạn chế tồn tại trên là do cả chủ quan và khách quan.

 Nguyên nhân chủ quan do hạn chế yếu kém xuất phát từ quy mô nhỏ bé của doanh nghiệp. Đa số là siêu nhỏ, nhỏ và vừa, chiếm 97-98% tổng số doanh nghiệp.

 "Vẫn còn tư duy kinh doanh chộp giật, mong muốn làm giàu nhanh chóng mà không chịu đầu tư thời gian và công sức để học hỏi và nghiên cứu, nhất là các công nghệ mới, công nghệ lõi của sản phẩm. Tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại, gây ô nhiễm môi trường…", Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

 Nguyên nhân khách quan như cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng. Chất lượng cải cách môi trường đầu tư kinh doanh vẫn còn những hạn chế, bất cập. Sự phân biệt đối xử giữa khu vực tư nhân và khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn khá phổ biến, đặc biệt là trong thực thi… (Vneconomy.vn 23/12)Về đầu trang

Giảm thiểu tối đa chi phí tuân thủ pháp luật

Đây là một trong những yêu cầu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2019, do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 24.12, tại Hà Nội.

 Dự hội nghị còn có: Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, lãnh đạo các Bộ: Lao động, Thương binh và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài nguyên và Môi trường... 

 Báo cáo công tác ngành Tư pháp năm 2019 cho thấy, Bộ Tư pháp, các tổ chức pháp chế và các Sở Tư pháp đã chủ động, kịp thời ban hành, tham mưu ban hành các chương trình, kế hoạch công tác để cụ thể hóa các nhiệm vụ triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các nhiệm vụ đột xuất, được giao thêm, như: Chương trình, kế hoạch hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2019 của Chính phủ; các kế hoạch tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24.5.2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; tổng kết Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2.6.2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020... Trên cơ sở các chương trình, kế hoạch công tác và các nhiệm vụ được giao thêm, toàn Ngành đã chỉ đạo tập trung triển khai thực hiện; thường xuyên rà soát, theo dõi, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ. Riêng tại Bộ Tư pháp, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, Bộ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện 151 nhiệm vụ, đã hoàn thành 125 nhiệm vụ, đang tiếp tục thực hiện 26 nhiệm vụ, không có nhiệm vụ quá hạn...

 Bên cạnh những kết quả trên, công tác tư pháp trong năm qua cũng còn không ít những hạn chế như, chất lượng từng văn bản quy phạm pháp luật và của cả hệ thống pháp luật chưa có nhiều chuyển biến tích cực và tiếp tục nhận được nhiều ý kiến, phản ánh chưa hài lòng của người dân, doanh nghiệp và cả cán bộ nhà nước. Việc Bộ, ngành gửi hồ sơ các dự án luật đến Chính phủ, Quốc hội còn chậm so với yêu cầu; chưa khắc phục triệt để tình trạng xin lùi, rút hoặc bổ sung dự án vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh. Tình trạng “nợ đọng” văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh tại các Bộ, ngành đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa được khắc phục hiệu quả (đến nay còn “nợ” 10 văn bản).

 Bên cạnh việc chỉ ra những kết quả và hạn chế trong công tác tư pháp trong năm qua, các đại biểu cũng đã thảo luận các chuyên đề về xây dựng pháp luật; hộ tịch, quốc tịch và chứng thực; giải quyết tranh chấp với các nhà đầu tư nước ngoài... 

Ghi nhận và biểu dương những kết quả của ngành Tư pháp trong thời gian qua, để hoàn thành các mục tiêu đề ra trong năm 2020, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị, ngành tư pháp cần tiếp tục làm tốt hơn vai trò của mình trong thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thành quy định pháp luật để phục vụ mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quản lý mọi mặt kinh tế - xã hội bằng pháp luật. Đồng thời, Bộ Tư pháp cần chủ động tham gia và tích cực đóng góp vào việc định hình “luật chơi” tại các thể chế pháp lý quốc tế đa phương... Chú trọng hơn nữa chất lượng công tác thẩm định, góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính đồng bộ, tính thống nhất, minh bạch và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật, giảm thiểu tối đa chi phí tuân thủ pháp luật... 

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, đổi mới phương thức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, tạo chuyển biến cơ bản, bền vững về mọi mặt trong tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, trong đó cần tập trung chỉ đạo ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật 100% đối với các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực... Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, chú trọng cải cách thủ tục hành chính và chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực này...

 Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng đề nghị: Bộ Tư pháp tiếp tục tập trung nguồn lực, trí tuệ giúp Chính phủ xử lý tốt các vấn đề pháp lý quốc tế, trong đó có việc giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế, phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu các khiếu nại, tranh chấp đầu tư... Chú trọng hơn nữa công tác tổ chức, xây dựng Ngành, đào tạo cán bộ trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và những chuyển biến rất nhanh của tình hình thực tiễn trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nâng cao nhận thức chính trị, phòng ngừa các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá, đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng, các biểu hiện tiêu cực; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính công vụ.

 Để ngành Tư pháp hoàn thành tốt nhiệm vụ, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cũng đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm hơn nữa đối với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp tham gia tích cực vào triển khai các nhiệm vụ công tác của Bộ, ngành, địa phương mình; đồng thời, tổ chức pháp chế, các cơ quan tư pháp địa phương cũng cần phối hợp tốt hơn nữa với Bộ Tư pháp trong triển khai các nhiệm vụ. (Đại Biểu Nhân Dân 24/12, Phùng Hương)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Động lực của cải cách

“Lãnh đạo các cơ quan trung ương, các thành viên Chính phủ, các địa phương đến đây để lắng nghe ý kiến của đại diện các loại hình doanh nghiệp để chúng ta có giải pháp tháo gỡ, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn để doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ngay trong phần phát biểu khai mạc hội nghị đối thoại với doanh nghiệp của Chính phủ được tổ chức hôm qua.

 Một yêu cầu không mới vẫn được người đứng đầu Chính phủ đặc biệt “đặt hàng” với các doanh nghiệp là, phải chỉ rõ được các khó khăn, trở ngại, vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ quy hoạch, tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, vốn tín dụng, sử dụng lao động, tiếp cận thị trường, tiếp cận công nghệ, các thủ tục hành chính, thuế, hải quan, cung cấp điện nước, thanh tra, kiểm tra chồng lấn kéo dài, kể cả tình trạng các cơ quan quản lý nhà nước dọa nạt doanh nghiệp khi doanh nghiệp có ý kiến trái chiều hay phản biện chính sách. Phải chỉ rõ, văn bản nào của bộ, ngành nào mâu thuẫn, chồng chéo, gây cản trở, không phù hợp với môi trường kinh doanh, thông lệ quốc tế? Cơ quan nào gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp, ở địa phương hay là tập trung ở Trung ương?

 Sau mỗi hội nghị đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ đều ban hành một Nghị quyết xác lập các nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp. Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 được ban hành ngày 16.5.2016, chỉ nửa tháng sau hội nghị đối thoại đầu tiên của Thủ tướng với doanh nghiệp (ngày 29.4.2016) là một ví dụ như vậy. 

Ngay trong Nghị quyết 35, Chính phủ đã xác lập 10 nguyên tắc mà mọi cơ quan Nhà nước đều phải tuân thủ trong mối quan hệ với các doanh nghiệp và cụ thể hóa thành 5 nhóm giải pháp gồm: cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Liên tiếp trong các năm sau đó, dù không tổ chức các cuộc đối thoại với doanh nghiệp một cách thường xuyên, quy mô lớn như hôm qua song các Nghị quyết chuyên đề số 19 về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vẫn được Chính phủ đều đặn ban hành với những nhiệm vụ cụ thể nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Nhưng rõ ràng, khi Thủ tướng một lần nữa phải “đặt hàng” doanh nghiệp nói hết, chỉ đích danh chỗ nào vướng mắc, chỗ nào nhũng nhiễu, dọa nạt doanh nghiệp cũng có nghĩa là tinh thần cải cách quyết liệt của Chính phủ vẫn chưa thực sự “ngấm” đến từng bộ, ngành, địa phương và từng cán bộ thực thi công vụ.

 Dù đạt nhiều kết quả tích cực nhưng đánh giá tổng thể, những gì làm được sau khi có các nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành với doanh nghiệp vẫn còn khá xa so với kỳ vọng của Chính phủ và đòi hỏi của thực tiễn. Thậm chí, có những lĩnh vực trong nhiều năm qua chưa có một cải cách nào như đăng ký tài sản, cụ thể là đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất (theo đánh giá của Doing Business). Kiểm soát tham nhũng, đặc biệt là “tham nhũng vặt”, giảm thiểu chi phí không chính thức đối với doanh nghiệp trong quá trình làm việc với cơ quan nhà nước, giải quyết các thủ tục hành chính trên phạm vi rộng vẫn diễn biến phức tạp dù các Nghị quyết của Chính phủ đều nhấn mạnh yêu cầu phải phục vụ doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Có những lĩnh vực được đánh giá là có cải cách rất mạnh như cải cách thủ tục hành chính thuế được cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế ghi nhận nhưng tổng số giờ doanh nghiệp phải bỏ ra mỗi năm khi nộp thuế hiện nay của nước ta vẫn lên tới 384 giờ, cao gấp hơn 2 lần so với mức trung bình 173 giờ của các nước châu Á - Thái Bình Dương. Đó là chưa kể, trong nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là kinh tế số, dù nước ta đã nỗ lực cải cách nhưng thực tế cho thấy, các nước khác đã tăng tốc và đạt được những kết quả bứt phá hơn hẳn.

 Sau hội nghị đối thoại kể trên, Chính phủ sẽ ban hành một nghị quyết mới để xử lý những bất cập, tồn tại đã được cộng đồng doanh nghiệp phản ánh, trong đó có không ít những phản ánh “nghịch nhĩ”, phơi bày những góc khuất trong thực tế triển khai thực hiện các nghị quyết của Chính phủ vừa qua. Nhưng có một việc phải làm ngay, làm thường xuyên chính là loại khỏi bộ máy những cán bộ công chức nhũng nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, những cán bộ yếu kém về năng lực, trình độ dẫn đến kéo dài thời gian, làm mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp và cả những cán bộ, quan chức có tư duy nhiệm kỳ, không muốn/không dám làm gì “ngồi yên chờ thời”; xử lý ngay các cơ quan công quyền lạm dụng “quyền lực mềm” để “hù dọa”, “đẻ” ra các quy định gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp.

 Sau đối thoại, lắng nghe là hành động và phải hành động thực chất, không khoan nhượng từ vấn đề gốc rễ là con người, cụ thể là những cán bộ công chức, quan chức đang được giao trách nhiệm phục vụ doanh nghiệp và người dân. Bởi động lực của cải cách đang nằm ở đấy! (Đại Biểu Nhân Dân 24/12, Quỳnh Chi)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chiều 24/12, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019. 

 Theo báo cáo, năm 2019, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt, ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng và tăng cường kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm. Bộ ban hành 7 chương trình, kế hoạch; 3 chỉ thị và 5 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các quy định của Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cơ quan kiểm tra 4 tổ chức đảng và giám sát 3 tổ chức đảng.

 Qua thanh tra nội bộ đã yêu cầu xuất toán, thu hồi và giảm trừ khi thanh, quyết toán với tổng số tiền gần 300 triệu đồng... Ban hành các văn bản chỉ đạo chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ.

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, làm tốt công tác xây dựng, ban hành, tham mưu ban hành nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội để phòng, chống tham nhũng; thường xuyên rà soát để kịp thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, nhất là cơ chế, chính sách để “lấp” các “lỗ hổng” về pháp lý có nguy cơ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực về quản lý đầu tư công, quản lý đấu thầu, quản lý đầu tư và doanh nghiệp…

 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, tập trung vào những vấn đề bức xúc, dư luận xã hội quan tâm, qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai phạm, tiêu cực, đồng thời xử lý, kiến nghị xử lý nghiêm tập thể, cá nhân có sai phạm, góp phần tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng.

 Bộ đã thực hiện 350 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, qua đó đã chỉ ra một số sai sót, hạn chế trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án sử dụng vốn đầu tư công; bố trí và giải ngân vốn đầu tư công; việc triển khai thực hiện dự án đầu tư; việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu…, yêu cầu xuất toán, thu hồi, giảm trừ khi thanh, quyết toán và xử lý về kinh tế với tổng số tiền gần 179 tỷ đồng.

 Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới công nghệ quản lý. Cụ thể, Bộ đã công bố các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết nhằm công khai, minh bạch trong hoạt động; ban hành Chương trình hành động nâng cao chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của Bộ; triển khai vận hành hệ thống cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài trực tuyến; thực hiện chỉ đạo, điều hành công việc thông qua Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc, sử dụng chữ ký điện tử...

 Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn một số hạn chế, như: Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả thấp; quy định pháp luật trên một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn bất cập, thiếu đồng bộ, khả thi; công tác tự kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng trong nội bộ còn chưa thường xuyên, kịp thời...

 Kết luận cuộc làm việc, đồng chí Phan Đình Trạc nêu rõ thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Đoàn công tác đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tiến hành việc kiểm tra, đôn đốc theo chương trình thường kỳ. (TTXVN/Baotintuc.vn 24/12, Quỳnh Hoa)Về đầu trang

Hiệu quả sau 2 năm sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Không chỉ tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, giảm biên chế, việc làm này còn góp phần giảm chi thường xuyên, từ đó có thêm nguồn lực để tăng chi cho đầu tư phát triển.

 Theo Bộ Tài chính, chi cho đầu tư phát triển năm 2016 là 19,7%, năm 2018 tăng lên 28,8%, đồng thời vẫn đảm bảo tăng 7% lương cơ sở. Riêng năm 2019, ngân sách Nhà nước đã tiết kiệm từ giảm chi thường xuyên hơn 10.000 tỷ đồng.

 Tại Tỉnh Bạc Liêu, mới đây, địa phương này đã hợp nhất Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Sở Thông tin, Truyền thông; hợp nhất Sở Giáo dục, Đào tạo và Sở Khoa học, Công nghệ; kết thúc nhiệm vụ Sở Ngoại vụ, chuyển chức năng ngoại vụ về Văn phòng UBND tỉnh, qua đó giảm 36 phòng, ban, 22 đơn vị sự nghiệp, thời tiết kiệm gần 30 tỷ đồng chi thường xuyên.

 Tại tỉnh Yên Bái, qua sắp xếp đầu mối bên trong các đơn vị cũng đã giảm gần 26% so với năm 2015. Chi phí cho bộ máy hoạt động từ 71% (năm 2015) xuống còn 55% trong năm nay tiết kiệm hơn 1.300 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này được tập trung cho các công trình trọng điểm, xây dựng cơ sở hạ tầng trường, lớp học, xây dựng nông thôn mới...

 Tại các Bộ ngành cũng có những chuyển động tích cực. Riêng ở Bộ Công an, cấp Tổng cục và tương đương đã không còn. Số đơn vị cấp cục cũng đã giảm gần 60 đơn vị. Toàn ngành cũng giảm hơn 800 đơn vị cấp phòng và hàng nghìn đơn vị cấp đội; giảm 2.300 lãnh đạo cấp đội và tương đương. Biên chế các cơ quan thuộc Bộ giảm hơn 1300, công an cấp tỉnh giảm gần 6.000 người.

 Sau hơn 2 năm kiện toàn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, đến nay, cả nước đã giảm: 4 đầu mối trực thuộc Trung ương; 100 đầu mối trực thuộc cấp tỉnh; Gần 500 đầu mối trực thuộc cấp huyện; Hơn 4.100 đơn vị sự nghiệp công lập; Hơn 15.000 lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó; Hơn 236.000 biên chế.

 Tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế đã góp phần giảm chi thường xuyên. Năm nay, bố trí ngân sách Nhà nước cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị đã giảm khoảng 10.000 tỷ đồng.

 Đụng đến tổ chức và con người chính là công việc khó khăn và nhạy cảm nhất, tồn tại trong suốt nhiều nhiệm kỳ. Tuy nhiên, qua 2 năm quyết liệt hành động, thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 đang cho thấy những chuyển động tích cực trong toàn hệ thống chính trị, hướng đến một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. (VTV.vn 24/12)Về đầu trang

“Nổi cộm” việc cải chính hộ tịch, có địa phương ồ ạt đăng ký lại khai sinh

Tình trạng cải chính hộ tịch, cải chính những thông tin hộ tịch trên giấy tờ của người dân diễn ra hết sức phức tạp. Có nhiều địa phương, người dân thực hiện việc đăng ký lại khai sinh một cách ồ ạt, tràn lan.

 Sáng 24.12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp 2020. Dự và chủ trì Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long. 

 Tại hội nghị, nói về một số vấn đề cần quan tâm qua công tác thanh tra chuyên ngành, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực cho biết: Qua công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực cho thấy “nổi cộm” lên ở các đơn vị thanh tra đó là tình trạng cải chính hộ tịch, cải chính những thông tin hộ tịch trên giấy tờ của người dân diễn ra hết sức phức tạp.

 Ông Khanh cho biết, về đăng ký lại khai sinh ở nhiều địa phương diễn ra một cách tràn lan, ồ ạt, thiếu cơ sở pháp lý; xác định nội dung thông tin khi đăng ký lại khai sinh không đúng quy định pháp luật, không bảo đảm chặt chẽ, dẫn đến tình trạng vừa đăng ký lại khai sinh vừa cải chính hoặc thu hồi, hủy bỏ và hướng dẫn người dân thực hiện lại việc đăng ký lại khai sinh.

 “Thậm chí ở nhiều địa phương nhu cầu đăng ký khá tràn lan và ồ ạt. Có những tháng, những phường, xã tiếp nhận đến 600-700 trường hợp xin đăng ký lại khai sinh. Đây là trường hợp không bình thường” – ông Khanh nói và cho biết nhiều người lớn tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký lại khai sinh vì thiếu các loại giấy tờ khác nhau.

 Về lĩnh vực quốc tịch, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực cho biết có những trường hợp thực hiện xác nhận quốc tịch Việt Nam không đúng quy định pháp luật. Vấn đề yêu cầu bổ sung ghi quốc tịch Việt Nam vào giấy khai sinh không đúng quy định của pháp luật.

 “Nguyên nhân sâu xa do tình trạng cấp chứng minh nhân dân cho một số người không phải công dân Việt Nam từ trước tới nay vẫn còn diễn ra. Đây là nguyên nhân gây ra những nhầm lẫn trong quá trình về cấp xác nhận hộ tịch Việt Nam”, ông Khanh nói. 

Từ kết quả thanh tra, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã yêu cầu các đơn vị là đối tượng thanh tra kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với công chức để xảy ra sai phạm; rút kinh nghiệm và có biện pháp chấn chỉnh để chấm dứt tình trạng sai sót, vi phạm đã được chỉ ra. Đặc biệt, tại một số địa phương nổi lên tình trạng yêu cầu cải chính thông tin trong Giấy khai sinh để phù hợp với hộ khẩu, chứng minh nhân dân – là trái với quy định của Luật Hộ tịch. (Lao Động 24/12, Vương Trần – Hồng Hạnh)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Cắt phăng 85% thủ tục hành chính, ngành lâm nghiệp lập kỷ lục

Được đánh giá là một trong những đơn vị thực hiện rất tốt việc cải cách hành chính với việc cắt giảm đến 85% thủ tục hành chính (TTHC), Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) đã có đóng góp vô cùng quan trọng vào sự phát triển của ngành. Riêng năm 2019, xuất khẩu lâm sản đã lập kỷ lục, với 11 tỷ USD.

   Được đánh giá là một trong những đơn vị thực hiện rất tốt việc cải cách hành chính với việc cắt giảm đến 85% thủ tục hành chính (TTHC), Tổng cục Lâm nghiệp đã có đóng góp vô cùng quan trọng vào sự phát triển của ngành. Riêng năm 2019, xuất khẩu lâm sản đã lập kỷ lục, với 11 tỷ USD.

 Cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ phát triển, hoạt động hiệu quả, đưa con số kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2019 lên con số 11 tỷ USD.  Ảnh tư liệu

 Một trong những điểm nhấn trong cải cách hành chính của Tổng cục Lâm nghiệp là phát triển hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp tại Việt Nam. Được triển khai từ năm 2013, sau 5 năm, lần đầu tiên Việt Nam xây dựng một hệ thống nền FORMIS cho phép xây dựng cơ sở dữ liệu trên cơ sở các ứng dụng chuyên dụng và các phần mềm như: Cập nhật diễn biến tài nguyên rừng, báo cáo nhanh kiểm lâm, quản lý công nghiệp chế biến lâm sản…

 Với hệ thống này, dữ liệu 7,1 triệu lô rừng của trên 1,4 triệu chủ rừng từ 60 tỉnh, thành phố trên cả nước đã được cập nhật và quản lý hiệu quả; cung cấp các thông tin kịp thời chính sách, phục vụ cho công tác quản lý, điều hành các cấp. 

Trong năm 2018, Bộ NNPTNT đã ban hành Quyết định số 4868 /QĐ-BNN-TCLN bãi bỏ tới 75 TTHC liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển ổn định.

 Trong cuộc thi Sáng kiến cải cách hành chính năm 2019 do Đoàn Thanh niên Bộ NNPTNT phát động, sáng kiến của Chi cục Kiểm lâm vùng IV (Tổng cục Kiểm lâm) cũng đã đoạt giải Nhất trong số 39 ý tưởng, sáng kiến của các cơ sở gửi về.

 Trong năm 2019, Cục Thú y cũng đạt được nhiều kết quả trong công tác cải cách TTHC. Theo đó, về thủ tục đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật qua hệ thống mạng, Cục Thú y đã báo cáo Bộ NNPTNT tổ chức hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân đăng ký hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật qua hệ thống mạng và trả lời kết quả qua hệ thống mạng (văn bản được tiếp nhận và trả lời qua email).

 Kết quả là 100% các tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua email và đã tạo thuận lợi, giảm chi phí rất nhiều cho các tổ chức, cá nhân, được Bộ NNPTNT và các tổ chức, cá nhân liên quan đánh giá rất cao về công tác cải cách hành chính.

 Trong năm 2019, Cục Thú y đã phối hợp với Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NNPTNT) tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về sử dụng phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các TTHC về thú y.

 Tinh thần cải cách thủ tục hành chính cũng được nhiều đơn vị của Bộ NNPTNT tích cực triển khai. Theo Văn phòng Bộ NNPTNT, năm 2019, Bộ đã thực hiện đánh giá tác động đối với 55 TTHC được quy định trong 9 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Bộ đã công bố, công khai TTHC 13 quyết định với 177 TTHC, gồm: 33 TTHC quy định mới (trong đó chuẩn hóa 5 TTHC); 114 TTHC được sửa đổi, bổ sung, thay thế; 30 TTHC hủy bỏ, bị thay thế, bị bãi bỏ. Bộ đã cập nhật mới, sửa đổi, bổ sung đầy đủ, kịp thời công khai 147 TTHC; đồng thời hủy công khai đối với 30 TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. (Danviet.vn 23/12, Khánh Nguyên) Về đầu trang

Hải Phòng: Triển khai 9 dịch vụ công tích hợp trên hệ thống quốc gia

Tại phiên đối thoại trực tuyến mới được Cổng Thông tin điện tử TP Hải Phòng tổ chức mới đây, Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Trần Huy Kiên cho biết, lễ khai trương Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã diễn ra vào ngày 9/12.

 Tại thời điểm khai trương, Cổng Dịch vụ công Quốc gia cung cấp 5 dịch vụ công thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố, gồm: Đổi giấy phép lái xe; thông báo hoạt động khuyến mại; cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình); dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp) và tích hợp tiện ích thanh toán tiền điện.

 4 dịch vụ công được thực hiện tại cấp Bộ: Cấp giấy phép lái xe quốc tế; đăng ký khuyến mại; nhóm dịch vụ về cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp.

 Đối với Hải Phòng, ngoài 5 dịch vụ công thực hiện chung, UBND TP đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ kết nối, tích hợp thành công hệ thống của thành phố với Cổng Dịch vụ công Quốc gia 4 dịch vụ: đăng ký khai sinh; cấp xuất phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh; cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam; kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ nhóm 2 nhập khẩu. 

Ông Kiên cho biết thêm UBND TP Hải Phòng đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan rà soát, chuẩn hóa, nâng cấp cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính; nâng cấp, tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia liên quan đến người dân, doanh nghiệp.

 Hải Phòng sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính phát sinh nhiều hồ sơ để đề xuất triển khai dịch vụ công trực tuyến tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Từ đó giúp người dân, doanh nghiệp khi giao dịch qua mạng thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia được thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. (Baophapluat.vn 23/12, P. T) Về đầu trang

Bắc Giang cải thiện chất lượng dịch vụ công

Năm 2019, công tác cải cách thủ tục hành chính được các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang tập trung triển khai thực hiện, trong đó chú trọng các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính để cắt giảm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

 UBND tỉnh ban hành 23 quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc 12 lĩnh vực. Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh đã tiếp nhận 160.331 hồ sơ, trong đó trả kết quả đúng hạn và trước hạn là 157.778 hồ sơ, đạt tỷ lệ 98,43%.

 Năm 2020, tỉnh Bắc Giang xác định tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện chất lượng dịch vụ công, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh cải cách thể chế, thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính, nhằm đơn giản hóa thủ tục, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ những văn bản không còn phù hợp, góp phần cắt giảm chi phí; chú trọng cắt giảm từ 25 đến 30% thời gian giải quyết so với quy định của Trung ương đối với các thủ tục hành chính có thời hạn từ 15 ngày trở lên.

 Ngoài ra, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng hệ thống ISO nâng cao hiệu quả trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan nhà nước; tăng cường kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp. (Nhandan.com.vn 24/12) Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Tướng Công an nói kết quả thanh tra vụ Cảnh sát giao thông Đồng Nai bị tố "bảo kê"

Chiều tối 24/12, Bộ Công an tổ chức buổi họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác công an năm 2019. Báo chí đã đặt câu hỏi về việc Thanh tra của Bộ Công an đã vào cuộc vụ Cảnh sát giao thông (CSGT) Đồng Nai bị tố bảo kê cho xe quá tải. Kết quả thanh tra thế nào, bao giờ công bố chính thức.

 Trả lời câu hỏi này, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hiếu, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an cho biết: Sau khi nhận được thông tin báo chí phản ánh vụ CSGT Công an tỉnh Đồng Nai "bảo kê" cho xe quá tải, lãnh đạo Bộ Công an đã rất khẩn trương giao cho Thanh tra Bộ tiến hành thẩm tra, xác minh.

 "Đến thời điểm này cơ bản việc xác minh đã xong, trong đó có 3 nội dung chính. Thứ nhất, đối với việc phản ánh một số cán bộ PC 08 (CSGT Công an tỉnh) can thiệp, "bảo kê" xe quá tải, kết quả xác minh như sau: Ông Phạm Hải Cảng, Đội trưởng Đội CSGT số 2 đã gọi điện thoại, can thiệp đề nghị không xử lý 10 phương tiện vi phạm.

 Thứ hai, cán bộ Phan Cẩm Tú, Phó đội trưởng Đội CSGT số 1 gọi điện, can thiệp đề nghị lực lượng chức năng không xử lý 6 trường hợp phương tiện vi phạm. Như vậy, Số phương tiện can thiệp của 2 cán bộ là 16 trường hợp và chúng tôi đã xác định rõ việc can thiệp là đúng", Tướng Hiếu thông tin.

 Đối với phản ánh về việc cán bộ, chiến sỹ CSGT bị trù dập, Thiếu tướng Hiếu cho hay, qua kiểm tra xác định, trong năm 2019, Phòng CSGT Công an Đồng Nai đã điều động 72 lượt cán bộ chiến sỹ, trong đó, có 33 trường hợp định kỳ chuyển đổi theo quy định và chuyển đổi 39 cán bộ, chiến sỹ.

 "Việc chuyển đổi theo quy định là bình thường, trong đó, có cán bộ Võ Quốc Khánh được điều động từ Đội CSGT số 2 sang Đội CSGT 1 đều làm công tác tuần tra nên không có căn cứ xác định trù dập trong thời gian này", tướng Hiếu nói.

 Về việc quyết toán, chi trả khoản tiền bồi dưỡng, chế độ cho cán bộ, chiến sỹ CSGT số 2 Công an Đồng Nai không đúng quy định, có dấu hiệu ăn chặn, Tướng Hiếu cho biết: Về vấn đề tiền này có 2 loại tiền. Trong đó, một khoản là tiền chế độ của cán bộ, chiến sỹ với tổng số tiền là 1,4 tỷ đồng và số tiền này khi nhận về đã không cấp phát cho cán bộ, chiến sỹ mà để lại để sử dụng chung trong đơn vị như tiền điện, nước, ăn, thăm hỏi, hiếu hỷ... Tiền thứ 2 là tiền bồi dưỡng tham gia kiểm dịch được 63 triệu đồng, trong đó, cán bộ Phạm Hải Cảng tiếp nhận, quan lý 27 triệu, cán bộ Trần Quang Giang, Trương Đình Thông nhận tiền kiểm dịch nhưng không phát cho cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị mà giữ lại sử dụng chung trong đơn vị.

 Vẫn theo Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hiếu, hiện nay, Thanh tra đã có văn bản báo cáo lãnh đạo Bộ Công an đề nghị giao Thanh tra Bộ sẽ kiểm tra, xác minh cụ thể hơn, chính xác hơn về những sai phạm của tập thể, cá nhân có liên quan. 

Trước đó, vào chiều 25/11/2019, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo, giao Thanh tra Bộ Công an và một số đơn vị chức năng của Bộ Công an kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin báo chí phản ánh; báo cáo lãnh đạo Bộ Công an trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, Bộ trưởng yêu cầu Công an tỉnh Đồng Nai khẩn trương xác minh, phối hợp, xử lý vấn đề này; nếu phát hiện cán bộ, chiến sỹ sai phạm thì kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật và quy định của lực lượng Công an nhân dân.

 Trước đó, trên một số tờ báo đã thông tin có 2 sĩ quan của Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (CSGT) Công an tỉnh Đồng Nai trong một tháng qua đã có đơn tố giác cấp lãnh đạo ở đội và phòng đã có hành vi "bảo kê", can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm giao thông, không cho xử lý xe quá tải trên quốc lộ.

 Các sĩ quan CSGT này yêu cầu cơ quan bảo vệ pháp luật từ trung ương đến địa phương làm rõ lãnh đạo cấp đội, cấp phòng "đã nhiều lần bảo kê xe quá tải, can thiệp với cấp dưới để thả xe quá tải" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

 Những người tố giác còn cung cấp nhiều clip cho báo Tuổi Trẻ, ghi lại âm thanh, hình ảnh cho thấy khi CSGT đang xử lý xe quá tải chạy trên Quốc lộ 20 thì có cuộc gọi qua lại được xác định là với lãnh đạo đội tuần tra giao thông trên Quốc lộ 20, Quốc lộ 1 can thiệp. Nội dung qua đoạn thoại như: "Xe đã gửi đội", "xe của sếp lớn", "xe này gửi một tháng mấy triệu đó mà", "thôi cho đi"…

 Các đoạn hình ảnh, âm thanh ghi lại cũng cho thấy ở nhiều ca trực, có rất nhiều xe bị chặn lại, tuy nhiên, một lúc sau các cuộc gọi thì tài xế lên xe chạy đi. Thông tin tố cáo khẳng định sau khi nhận các cuộc điện thoại, lực lượng tuần tra phải để xe quá tải đi.

 Những người tố giác còn cho biết khi có ý kiến về việc bảo kê như trên thì ngay sau đó họ bị điều chuyển công tác. (Danviet.vn 24/12, PVCT)Về đầu trang

Đắk Nông: Sau Chủ tịch xã, Chủ tịch HĐND cũng bị phát hiện dùng bằng giả

Ngày 24/12, thông tin từ Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk R’lấp (tỉnh Đắk Nông) cho biết, vừa quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND xã Đắk Sin vì sử dụng bằng tốt nghiệp THCS không hợp pháp.

 Cụ thể, giai đoạn 1985-1988, ông Hùng theo học cấp 2 tại quê nhà xã Nhật Quang, huyện Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng (cũ), nhưng lại không tham dự kỳ thi tốt nghiệp vào tháng 5/1988. Do vậy, ông Hùng không được công nhận tốt nghiệp năm 1988 và không được cấp bằng tốt nghiệp cấp 2 theo quy định.

 Tuy nhiên, ông Hùng sau đó lại “chạy bằng cấp” để có được bằng tốt nghiệp.

  Ông Hùng đã sử dụng tấm bằng này để được học tập nâng cao trình độ THPT. Sau đó, tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; được quy hoạch, bầu cử, bổ nhiệm vào các chức vụ trong Đảng tại xã Đắk Sin từ năm 1994 cho đến nay.

 Việc làm của ông Hùng đã vi phạm Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về “xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”.

 Trước đó, tháng 10/2019, Huyện ủy Đắk R’lấp cũng thi hành quyết định kỷ luật đối với bà Hoàng Thị Quyên, Chủ tịch UBND xã Đắk Sin bằng hình thức cách hết chức vụ về trong Đảng và chính quyền. Qua xác minh, huyện ủy Đắk R’lấp kết luận bà Quyên đã dùng bằng THPT giả để làm hồ sơ, lý lịch công tác và bổ nhiệm cán bộ.

 Tuy nhiên, trước khi bà Quyên được bầu làm Chủ tịch UBND xã Đắk Sin thì ông Hoàng Xuân Quý, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã này cũng bị kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng vì sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp. (Danviet.vn 24/12, Dương Phong)Về đầu trang

Cách hết chức vụ đảng nguyên Giám đốc Văn phòng đất đai Bình Thuận

Ngày 24-12, nguồn tin của PLO cho biết Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Thuận vừa có quyết định cách hết chức vụ trong Đảng đối với ông Phạm Văn Quân, bí thư chi bộ, nguyên giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) tỉnh Bình Thuận. 

Trước đó Sở TN&MT cũng đã ra quyết định giáng chức ông Phạm Văn Quân từ giám đốc xuống giữ chức phó giám đốc VPĐKĐĐ tỉnh Bình Thuận từ ngày 1-11.

 Cùng bị xử lý với ông Quân, thời điểm đó Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận cũng ra quyết định cách chức phó giám đốc VPĐKĐĐ tỉnh đối với ông Nguyễn Hữu Đức. Hai cán bộ của cơ quan này bị kỷ luật cảnh cáo và khiển trách.

 Ngoài ra Sở TN&MT cũng cách chức với giám đốc Nguyễn Ngọc Hải và phó giám đốc Nguyễn Hữu Hoành của Chi nhánh VPĐKĐĐ TP Phan Thiết.

 Đây là nhóm cán bộ liên đới trách nhiệm trong vụ sai phạm đất đai nghiêm trọng tại TP Phan Thiết.

 Trước đó, tháng 5-2019, tỉnh Bình Thuận có kết luận thanh tra công tác quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch đô thị tại TP Phan Thiết giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9-2018.

 Theo kết luận thanh tra, UBND TP Phan Thiết có biểu hiện tùy tiện trong việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất hằng năm không phù hợp với quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt.

 Cụ thể, Phan Thiết có dấu hiệu sửa chữa bản đồ đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất tại các xã Thiện Nghiệp, Tiến Lợi và Phong Nẫm. Từ đó cố ý, tùy tiện trong việc xác định khu vực, vị trí thửa đất, mục đích sử dụng đất trước khi chuyển mục đích không đúng thực tế, không đúng quy định (xác định vị trí thửa đất trước khi chuyển mục đích, thay đổi, điều chỉnh thông tin bất thường, xác định thấp hơn quy định) gây thất thoát cho ngân sách…

 Đối với Sở TN&MT, khi cho tách thửa đất ở nông thôn ở ba xã trên đã không kiểm tra việc cho chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, gây nên tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất để phân nền, chia lô bán đất thương phẩm trái pháp luật tràn lan. Một số cá nhân lợi dụng tách thửa đất, hợp thửa hình thành điểm dân cư tạo mới, phân lô, bán nền đất, thu lợi bất chính số tiền lớn. Việc này còn giúp các cá nhân thâu tóm đất. 

Qua kiểm tra ngẫu nhiên 65/160 hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở tại địa bàn ba xã trên thì toàn bộ thiếu thông tin vị trí đất. Tuy nhiên, Chi cục Thuế TP Phan Thiết không chuyển trả để bổ sung thông tin theo quy định mà vẫn tính tiền sử dụng đất thấp hơn quy định, thậm chí là 0 đồng.

 Những sai phạm trên trách nhiệm thuộc về Sở TN&MT, UBND TP Phan Thiết, Phòng TN&MT, Chi nhánh VPĐKĐĐ TP Phan Thiết, Chi cục Thuế TP Phan Thiết, UBND các xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. 

Liên quan sai phạm này, ngày 12-9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Hoàng Khôi, phó chủ tịch UBND TP Phan Thiết. Ông Khôi bị khởi tố vì đã ký quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn trái quy định pháp luật.

 CQĐT cũng đã thực hiện bắt giam hai bị can Phạm Thanh Thái, trưởng Phòng TN&MT và Lê Hoàng Anh Tân, chuyên viên Phòng TN&MT TP Phan Thiết, về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Đến ngày 16-12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Đỗ Ngọc Điệp, cựu phó bí thư thường trực, chủ tịch UBND TP Phan Thiết.

 Ông Điệp bị khởi tố về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai; được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, cho tại ngoại điều tra.

 Cùng bị khởi tố về tội danh trên, công an cũng cho ông Nguyễn Trí, cựu chuyên viên Phòng TN&MT, được tại ngoại. Riêng ông Lê Hồ Khải, nhân viên hợp đồng Phòng TN&MT TP Phan Thiết, bị bắt tạm giam để điều tra.

 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã có quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Lê Nguyễn Thanh Danh, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận, bằng hình thức giáng chức và kỷ luật ông Hồ Lâm, Giám đốc Sở TN&MT, bằng hình thức khiển trách.

 Hiện vụ án đang được mở rộng điều tra và có liên quan đến rất nhiều cán bộ, công chức. (Plo.vn 24/12, Phương Nam)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tư nhân

Các công ty tư nhân sẽ được đối xử bình đẳng như với các doanh nghiệp nhà nước trong nhiều ngành công nghiệp chủ chốt như điện, viễn thông, đường sắt, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.

 Theo cam kết trên của Chính phủ Trung Quốc, các công ty tư nhân sẽ được khuyến khích cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản thông qua tham gia cổ phần hoặc tham gia sản xuất và phân phối điện cũng như bán điện dưới hình thức cổ đông.

 Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết sẽ điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với hơn 850 sản phẩm từ ngày 1/1/2020, nhằm thúc đẩy phát triển thương mại chất lượng cao.

 Đáng chú nhất chính là thuế mặt hàng thịt lợn đông lạnh nhập khẩu sẽ giảm từ 12% xuống 8%. Đây được xem là giải pháp cấp thiết nhằm giải quyết tình trạng thiếu cung mặt hàng này trên thị trường khi giá thịt lợn đã tăng hơn 100% so với cùng kỳ năm 2018.

 Ngoài ra, một số sản phẩm công nghệ thông tin cũng sẽ được giảm thuế hơn nữa kể từ ngày 1/7/2020. (VTV.vn 24/12)Về đầu trang

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Hàn Quốc bị cáo buộc lạm quyền

Các công tố viên Hàn Quốc đang nỗ lực xin lệnh bắt cựu Bộ trưởng Tư pháp Cho Kuk với cáo buộc lạm dụng quyền lực.

 Ông Cho Kuk từng đứng đầu Ban Nội vụ của Văn phòng Tổng thống, vốn là đơn vị giám sát việc điều tra vụ vụ hối lộ liên quan đến một cựu Phó Thị trưởng thành phố Busan.

 Theo truyền thông Hàn Quốc, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc được cho là đã đình chỉ bất hợp pháp cuộc điều tra vụ tham nhũng này. Ông Cho Kuk đã bị các công tố viên thẩm vấn về vụ việc.

 Hồi tháng 10, ông Cho Kuk đã từ chức Bộ trưởng Tư pháp trong bối cảnh có một loạt bê bối liên quan đến bản thân và gia đình ông.

 Những cáo buộc này liên quan đến các khoản đầu tư đáng ngờ cũng như ưu tiên cho con vào học tại các trường danh tiếng.

 Trong hai ngày 16 và ngày 18/12, Viện Kiểm sát cũng đã cho triệu tập ông Cho Kuk và thông báo về việc điều tra. Ông Cho đã chấp hành việc điều tra theo thủ tục thông thường, nhưng phủ nhận trách nhiệm mang tính pháp luật về những cáo buộc trên.

 Trước đó, vào ngày 13/12, cựu Phó Thị trưởng Busan đã bị khởi tố do có những nghi ngờ về việc nhận tiền bất chính từ giới doanh nghiệp. Dự kiến lệnh bắt sẽ được tiến hành vào ngày 26/12. (Thanhtra.com.vn 24/12, PV) Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Các tin khác