Làm thế nào để có một Website

Post date: 12/12/2014

Font size : A- A A+
Sở hữu một Website cá nhân để hỗ trợ cho công việc hay chỉ đơn giản dùng để chia sẻ những kiến thức cá nhân luôn được nhiều người mong muốn. Nhưng có rất nhiều người lại không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào để có được một Website. 

Sau đây là các bước cơ bản để có một Website:

Đăng ký tên miền (Domain):

  • Hãy hiểu một cách đơn giản là bất cứ cái gì cũng đều có một cái tên và Website cũng vậy, nó cũng cần có một cái tên và được gọi là tên miền (Domain Name).
  • Tên miền thường có 2 cấp (hoặc có thể nhiều hơn) và được ngăn cách bởi dấu chấm (.), trong đó tên miền cấp 1 thuộc quốc gia (.vn: Việt Nam, .us: Mỹ,...) hoặc quốc tế (.com.net.org,...). Tên miền cấp 2 là tên của Website và đây chính là phần tên đăng ký. Ngoài ra còn có thể có tên miền cấp 3 (thí dụ: ten_mien.com.vn) do các quốc gia qui định.
  • Hãy chọn cho Website của mình một cái tên ưng ý và tìm đến một nhà cung cấp dịch vụ đăng ký và quản lý tên miền, nơi đây sẽ tư vấn thêm cho bạn cách chọn tên miền cấp 1 phù hợp với Website của bạn và không bị trùng với những tên miền khác đã được đăng ký. Hãy đăng ký tên miền đầu tiên và càng sớm càng tốt nếu không muốn tên miền mà bạn định đăng ký bị người khác chiếm mất.
  • Khi đăng ký tên miền sẽ phải trả lệ phí đăng ký một lần duy nhất (nếu có) và chi phí duy trì hàng năm (có thể trả theo từng năm hoặc đóng một lần cho nhiều năm).
  • Thông thường sau khi đăng ký sẽ được cấp giấy chứng nhận sở hữu tên miền. Hãy yêu cầu để có được giấy chứng nhận này và phải do chính mình đứng tên chủ sở hữu để tránh có sự tranh chấp nếu có.
  • Ngoài ra cần phải chú ý đến các dịch vụ cộng thêm và hỗ trợ cho tên miền, các dịch vụ này thường miễn phí nhưng có một số nhà cung cấp dịch vụ lại tính phí.

Thiết kế Website:

  • Công việc tiếp theo thường được chọn là thuê chỗ đặt Website (Hosting) nhưng đó thường là một lựa chọn sai lầm, bởi vì một khi bạn chưa hình dung ra được trang Web của mình như thế nào, hoạt động ra sao, thiết kế trên công nghệ gì... thì không nên vội vàng thuê Hosting với lại thời gian thiết kế Web có thể kéo dài nên sẽ gây lãng phí.
  • Hãy bắt tay vào việc thiết kế Web nếu bạn có khả năng hoặc tìm nơi thiết kế Web giúp bạn. Do bạn đã đăng ký tên miền nên sẽ rất thuận lợi cho việc trình bày trang web và tạo biểu tượng (Logo) được theo đúng như ý bạn.
  • Nếu giao cho người khác thiết kế Website bạn hãy nêu lên những ý tưởng và công việc cần làm trên Website để giúp việc thiết kế được thuận tiện. Nên tham khảo thêm các Website khác và tiếp nhận sự tư vấn từ phía nhà thiết kế để đạt kết quả tối ưu cho Website.
  • Một số dịch vụ thiết kế Web thường hỗ trợ thêm các dịch vụ khác như đăng ký tên miền, hỗ trợ Hosting... hãy cân nhắc kỹ các dịch vụ này, rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xãy ra khi dịch vụ này không còn hoạt động nữa như mất tên miền, Website,...
  • Nếu có một ít kiến thức vi tính bạn cũng có thể tự làm cho mình một Website đơn giản bằng các chương trình như MS Word, MS Frontpage, DreamWeaver,... hoặc làm các trang Web động bằng cách cài đặt và sử dụng một trong các chương trình quản lý nội dung (CMS) miễn phí như: Joomla!, Mambo, Drupal,... các chương trình này sẽ giúp bạn có được một Website với nhiều kiểu trình bày rất đa dạng.
  • Hãy bắt đầu thiết kế Web ngay trên máy tính của bạn và tham khảo thêm thông tin trên các trang Web, Diễn đàn,... Để tự thiết kế Web, trên máy của bạn có thể cần phải cài đặt chương trình Web Server để chạy thử, các chương trình Web Servser thông dụng và dễ sử dụng là Wmap5 và Xampp, đã được tích hợp đầy đủ các chức năng cần thiết cho Website hoạt động.

Thuê chỗ đặt trang Web (Hosting):

  • Hosting là nơi lưu trữ Website, được đặt trên một máy chủ Web (Web Server), máy này cung cấp dịch vụ Web và luôn được kết nối với Internet để Website hoạt động và cho phép mọi người truy cập.
  • Sau khi đã có Website và đã nắm được mọi kỹ thuật cũng như hoạt động của Website thì đã đến lúc tính đến việc thuê Hosting. Lựa chọn Hosting có lẽ là một công việc khó khăn nhất, tìm được một nhà cung cấp dịch vụ Hosting như ý quả thật không đơn giản. Rất nhiều trường hợp phải chuyển qua Hosting khác do sự không tương thích làm cho Website hoạt động không ổn định và do các dịch vụ hỗ trợ khách hàng kém.

Các tiêu chí để chọn Hosting:

  • Máy chủ Web: Phải có các thông số đáp ứng được với yêu cầu cần thiết để Website hoạt động, tốc độ truy cập nhanh, ổn định, băng thông rộng,...
  • Các dịch vụ cộng thêm: Cho phép tạo các tài khoản FTP (để truyền dữ liệu), Email (thư điện tử), miễn phí cài đặt, sao lưu và phụ hồi dữ liệu,...
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Tư vấn, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả...

Quản lý Website:

  • Luôn cập nhật nội dung mới và có chất lượng cho Website để thu hút khách, nếu có các chủ đề riêng và hay sẽ là một lợi thế.
  • Nếu là trang Web bán hàng thì phải luôn cập nhật sản phẩm và giá mới thường xuyên, khách hàng sẽ không vào nữa nếu biết sản phẩm được đăng trên trang Web của bạn hiện không còn và giá cả cũng không đúng.
  • Một số Website có thêm phần đánh giá, góp ý, diễn đàn,... để giao tiếp và hỗ trợ khách hàng được đánh giá rất tốt.
  • Sao lưu định kỳ các dữ liệu và toàn bộ Website để có thể phục hồi lại nếu Website gặp sự cố.
  • Luôn theo dõi và cập nhật các sửa lỗi để nâng cao bảo mật cho Website.

Quảng bá Website:

  • Để Website được nhiều người biết đến thì công việc quảng bá là cần thiết, ngoài cách làm cho nội dung phong phú để thu hút khác thì Website của bạn phải được các máy tìm kiếm (Search Engine) thống kê khi người dùng tìm kiếm thông tin có liên quan đến Website của bạn.
  • Thông thường thì các máy tìm kiếm sẽ lần theo dấu vết để tìm đến Website của bạn nhưng với điều kiện phải có nhiều người truy cập. Có một cách đơn giản và nhanh đó là thuê dịch vụ để giúp đăng ký Website vào các máy tìm kiếm hoặc có thể tự mình đăng ký vào các máy tìm kiếm./.

 

Xuân Ngọc - st-

More