Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 04-11-2021

Post date: 04/11/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

  1. Thúc đẩy tiến độ cấp phép hồ sơ liên quan đến vaccine, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế  1
  2. TPHCM: Lao động phải giữ khoảng cách ít nhất một mét khi làm việc. 2
  3. Ca nhiễm COVID-19 tăng, Cà Mau không còn xã, phường "vùng xanh'' 3
  4. Bạc Liêu sửa quy định, người tiêm 1 mũi vaccine được đi chợ, lao động. 4
  5. Phú Thọ, Hà Giang, Bắc Giang, Hà Nội phát hiện hàng trăm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. 4

MÔ HÌNH HAY CHỐNG COVID-19. 5

  1. Miễn phí xét nghiệm COVID-19 cho dân - nên khuyến khích. 5

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 6

  1. Chính phủ đã giao cho 9 bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo 12 dự án luật 6
  2. Hà Nội đề xuất sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô, tháo gỡ điểm nghẽn thể chế. 7
  3. Công khai thông tin trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng được mở rộng. 8

TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY.. 9

  1. Quảng Ninh để doanh nghiệp được đánh giá chính quyền. 9

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP. 11

  1. Lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam.. 11
  2. Gần 200 nhà máy cung cấp hàng cho Nike tại Việt Nam đã quay lại sản xuất 12
  3. Facebook: Việt Nam sẽ có 53 triệu người tiêu dùng số vào cuối năm 2021. 13
  4. Chính phủ đồng ý chủ trương lộ trình thí điểm đón khách quốc tế. 14
  5. Có nên mua lại dự án BOT?. 15

QUẢN LÝ.. 16

  1. Bộ trưởng Lao động truy, TPHCM 400.000 người mất việc, sao hỗ trợ chỉ 200?. 16
  2. TPHCM: Một số tiêu chí của gói hỗ trợ làm khó địa phương. 18
  3. Đồng Tháp: Công viên chức không được mặc quần Jeans, áo thun không cổ đi làm.. 19
  4. Hà Nội: Cán bộ nghỉ thai sản vẫn được đánh giá xếp loại 19

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 20

  1. Đơn giản hóa 27 thủ tục kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 20
  2. Tỉnh Phú Yên hợp tác với FPT thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện. 20

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 21

  1. Gần 50 bộ, địa phương chưa phân bổ hết vốn đầu tư công. 21
  2. Ngành Hải quan thu ngân sách đạt 99,95% dự toán. 22

THẾ GIỚI 23

  1. 10 bài học cho cả thế giới sau đại dịch COVID-19. 23

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Thúc đẩy tiến độ cấp phép hồ sơ liên quan đến vaccine, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 295/TB-VPCP ngày 2/11/2021 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về việc nghiên cứu, sản xuất vaccine, thuốc chữa bệnh, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị y tế trong nước.

Theo đó, chiều 29/10, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp về việc nghiên cứu, sản xuất vaccine, thuốc chữa bệnh, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị y tế trong nước. Tham dự cuộc họp có các đồng chí: Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ; Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế; Võ Thành Thống, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chính; Nguyễn Sỹ Hiệp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đại diện một số doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế trong nước.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Y tế, ý kiến phát biểu các doanh nghiệp, các Bộ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam có ý kiến như sau: Bộ Khoa học và Công nghệ, các đơn vị nghiên cứu đều đã nỗ lực thực hiện nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc, trang thiết bị, vật tư và sinh phẩm y tế trong nước. Nhiều loại sản phẩm đã và đang được thử nghiệm lâm sàng; nhiều loại thuốc, vật tư, thiết bị trong nước chưa sản xuất được đã được các doanh nghiệp nhập khẩu, tài trợ phục vụ công tác chống dịch. Việc cấp phép dựa vào nhu cầu, đề xuất cơ chế bảo đảm thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan: Rà soát, thúc đẩy tiến độ thực hiện việc xem xét, cấp phép theo quy định đối với hồ sơ liên quan đến vaccine, thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế; bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy trình, thủ tục và tiến độ đáp ứng yêu cầu thực tế phòng chống dịch.

Đồng thời xác định nhu cầu về vaccine, thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế phục vụ công tác chống dịch của cả trung ương và địa phương; lập Kế hoạch đầu tư, mua sắm cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 05/11/2021. (VTV.vn 03/11)Về đầu trang

TPHCM: Lao động phải giữ khoảng cách ít nhất một mét khi làm việc

TP HCMNgười lao động phải tuân thủ nguyên tắc 5K và giữ khoảng cách tối thiểu một mét khi làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh để phòng Covid-19.

Đây là một trong quy định phương án phòng chống Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp được Sở Y tế TP HCM ban hành ngày 1/11.

Theo đó, người lao động ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp phải đảm bảo một trong các điều kiện: tiêm vaccine đủ liều; tiêm ít nhất một mũi vaccine và phải có kế hoạch tiêm mũi thứ 2; khỏi Covid-19.

Xe chở lao động phải được khử khuẩn sau mỗi lần đưa đón; lái xe và phụ xe phải tiêm đủ liều vaccine; kiểm tra thân nhiệt và yêu cầu người lao động rửa tay trước khi lên xe. Xe được chở đúng công suất nếu người lao động tiêm đủ 2 mũi. Riêng người lao động tự di chuyển phải cam kết tuân thủ 5K.

Để kiểm soát nguồn lây từ bên ngoài, tất cả người ra vào doanh nghiệp phải khai báo y tế, đo thân nhiệt. Người liên hệ công việc phải ghi rõ phạm vi di chuyển bên trong trụ sở. Phát hiện người có triệu chứng nghi ngờ, bộ phận sàng lọc báo cho Tổ y tế hoặc lãnh đạo cơ sở để kiểm tra, xét nghiệm. Nơi làm việc phải thông thoáng, bố trí dung dịch sát khuẩn tại các khu vực rửa tay.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh tổ chức cho người lao động ăn theo ca. Công nhân ngồi theo vị trí cố định, giữ khoảng cách 2 m, không ngồi đối diện, có vách ngăn, phân luồng ra vào nhà ăn. Doanh nghiệp thường xuyên khử khuẩn khu vực làm việc, nơi sản xuất, nhà vệ sinh; trang bị camera giám sát việc chấp hành quy định phòng dịch tại nơi sản xuất, khu vực công cộng...

Với nơi lưu trú cho công nhân, ngành y tế yêu cầu doanh nghiệp phối hợp chính quyền địa phương bố trí, tạo điều kiện cho người lao động có nơi ở an toàn. Người làm cùng bộ phận nên ở cùng một nơi để hạn chế lây nhiễm...

Theo Sở Y tế TP HCM, mục đích của phương án trên nhằm chủ động phòng chống dịch tại doanh nghiệp theo nguyên tắc: kiểm soát nguy cơ lây nhiễm, phát hiện sớm ca nhiễm, cách ly, khoanh vùng kịp thời, không để dịch lây lan; đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Sau 4 tháng giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ, từ ngày 1/10 chính quyền TP HCM cho phép nhiều ngành nghề, lĩnh vực hoạt động trở lại. (Vnexpress.net 03/11, Hữu Công)Về đầu trang

Ca nhiễm COVID-19 tăng, Cà Mau không còn xã, phường "vùng xanh''

Hiện 101 xã, phường, thị trấn trên địa bàn Cà Mau đều ở cấp độ dịch từ vàng đến đỏ, tương đương từ cấp 2-4.

Trước tình hình dịch COVID-19 lây lan nhanh, nhiều ổ dịch mới đồng loạt xuất hiện trong cộng đồng, chiều 2/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Cà Mau đã tổ chức buổi họp khẩn bằng hình thức trực tuyến với tất cả các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh.

Tình hình dịch tại tỉnh diễn biến khó lường, tốc độ lây lan nhanh. Nhiều ổ dịch mới đã xuất hiện ở các huyện như: U Minh, Trần Văn Thời, đặc biệt là Đầm Dơi. Tại các xã của huyện Đầm Dơi, số ca dương tính với SARS-CoV-2 rất cao, nguy cơ nhất là ở các xã Tân Duyệt, Tạ An Khương Đông, Tân Đức…

Nguyên nhân chính xuất phát từ việc số người trở về địa phương lớn, trung bình có từ 70 - 200 người mỗi ngày. Trong khi đó, tần suất, tỷ lệ xét nghiệm lại mỏng. Tỉnh đang tập trung điều tra, truy vết để cách ly phong tỏa nhanh nhất có thể. Đồng thời hình thành vùng đệm phong tỏa; người dân không được ra vào, trừ người đi làm nhiệm vụ.

Nhằm tránh nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, đánh mất thị trường, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các chủ doanh nghiệp cần tăng tần suất test nhanh, tỷ lệ người lao động được test nhiều hơn. Sau khi sàng lọc thì nên áp dụng hình thức sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường, 2 điểm đến" như trước đây.

Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu ngành chức năng, các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xét nghiệm mở rộng, sàng lọc thường xuyên, đồng thời tuyên truyền đến người dân về sự cần thiết tự trang bị kit xét nghiệm cho gia đình mình... (VTV.vn 03/11)Về đầu trang

Bạc Liêu sửa quy định, người tiêm 1 mũi vaccine được đi chợ, lao động

Sau phản ảnh của Báo Lao Động và người dân, tỉnh Bạc Liêu điều chỉnh quy định người bán hàng hóa ngoài chợ, mua hàng hóa ngoài chợ, công nhân lao động nếu tiêm 1 liều vaccine vẫn được hoạt động ở vùng có nguy cơ cấp 3, cấp 4 nhưng phải tuân thủ phòng chống dịch.

Cụ thể, trưa ngày 3.11, UBND tỉnh Bạc Liêu điều chỉnh quy định đối với chợ truyền thống, chợ đầu mối, trường hợp người tham gia giao dịch (đi chợ) đã tiêm 1 liều vaccine thì được đi chợ tối đa 2 lần/tuần. Trường hợp chưa tiêm vaccine, giao UBND cấp xã hỗ trợ bố trí việc đi chợ hộ.

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động đã tiêm 2 liều vaccine hoặc khỏi bệnh COVID-19 đi làm việc bình thường không phải thực hiện phương án 3 tại chỗ. Người đã tiêm 1 liều vaccine khi tham gia sản xuất, thì đơn vị, người sử dụng lao động phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện để thực hiện phương án “3 tại chỗ” mới được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh (thực hiện riêng cho người đã tiêm 1 liều vaccine).

Các địa phương chỉ đạo các chốt kiểm soát hỗ trợ, tạo điều kiện để các đối tượng này qua các chốt kiểm soát (qua một lần duy nhất từ nhà đến nơi thực hiện phương án 3 tại chỗ). Người chưa tiêm vaccine không được tham gia sản xuất, kinh doanh.

Như Lao Động thông tin, ngày 2.11, UBND tỉnh Bạc Liêu quy định hướng dẫn hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc địa bàn theo cấp độ dịch là cấp 3, cấp 4  hạn chế đến mức thấp nhất việc mua bán, kinh doanh, lao động, sản xuất đối với người chưa tiêm đủ 2 liều vaccine. Kể cả việc đi chợ, mua bán vé số, lao động, sản xuất kinh doanh...

Quy định này chỉ mới thực hiện chưa đầy một ngày đã vấp phải sự phản ứng của người dân, doanh nghiệp do tỉ lệ tiêm vaccine đủ 2 liều tại tỉnh Bạc Liêu quá thấp khiến người đân chưa tiêm đủ liều vaccine gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ đóng cửa do người lao động chưa tiêm đủ 2 liều vaccine. (Laodong.vn 03/11, Nhật Hồ)Về đầu trang

Phú Thọ, Hà Giang, Bắc Giang, Hà Nội phát hiện hàng trăm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang, Bắc Giang, Hà Nội thời gian qua đã ghi nhận thêm hơn 1 ngàn ca mắc Covid-19, trong đó có hàng trăm trường hợp tại cộng đồng.

Sở Y tế Phú Thọ cho biết từ 6 giờ ngày 2-11 đến sáng 3-11, trên địa bàn tỉnh này ghi nhận thêm 88 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 28 ca tại cộng đồng.

Lũy tích toàn tỉnh kể từ ngày 14-10 đến nay, ghi nhận 823 ca mắc Covid-19 tại TP Việt Trì (451 ca tại 21 xã, phường); huyện Lâm Thao (147 ca tại 11 xã, thị trấn); huyện Phù Ninh (100 ca tại 10 xã, thị trấn); huyện Thanh Sơn (73 ca tại 6 xã, thị trấn); thị xã Phú Thọ (19 ca tại 4 xã); huyện Tam Nông (13 ca tại 5 xã); huyện Tân Sơn (8 ca tại 4 xã); huyện Thanh Thủy (05 ca tại 4 xã, thị trấn); huyện Cẩm Khê (3 ca tại 3 xã); huyện Yên Lập (2 ca tại 1 xã) và huyện Hạ Hòa (2 ca tại 1 xã). Có 3 xã, thị trấn mới ghi nhận ca mắc Covid-19 (Võ Miếu, Thanh Sơn; Thụy Liễu, Cẩm Khê; Ngọc Đồng, Yên Lập).

Tại tỉnh Hà Giang ghi nhận thêm 70 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, phân bổ các ca bệnh tại: TP Hà Giang (43); huyện Yên Minh (21); huyện Quản Bạ (2); huyện Bắc Quang (3); huyện Hoàng Su Phì (1).

Tổng số ca nhiễm trong cộng đồng tại tỉnh Hà Giang từ tối ngày 25-10 đến nay là 387 ca. Như vậy, toàn tỉnh hiện có 1.071 ca mắc Covid-19, trong đó số ca trong khu cách ly là lao động từ các tỉnh phía Nam về là 684; số ca phát hiện trong cộng đồng là 387.

Tại tỉnh Bắc Giang, ngày 2-11, tỉnh này ghi nhận 17 ca mắc Covid-19 mới. Đến nay, toàn tỉnh này đã có 5.950 trường hợp F0.

Ngày 2-11, TP Hà Nội cũng ghi nhận thêm 62 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 12 ca tại cộng đồng, 47 ca tại khu cách ly và 3 ca tại khu phong tỏa. Đây là số ca mắc Covid-19 cao nhất hơn 1 tháng qua ở Hà Nội. (Nld.com.vn 03/11, B.H.Thanh)Về đầu trang

MÔ HÌNH HAY CHỐNG COVID-19

Miễn phí xét nghiệm COVID-19 cho dân - nên khuyến khích

Phóng viên báo Lao động Uông Ngọc Dậu viết: Ngày cuối cùng của đợt cách ly 7 ngày sau chuyến di chuyển bằng tàu bay trở về, tôi được bác sĩ trưởng trạm y tế xã đến tận nhà kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm.

Được cách ly tại gia, lại được cán bộ y tế đến tận nơi lấy mẫu, hơn nữa, cửa không bị khóa, cổng không bị treo tấm biển đỏ cảnh báo với cộng đồng về “Gia đình có người cách ly", còn mong gì hơn!

Chưa hết. Thay vì phải thanh toán 734.000 đồng cho phí xét nghiệm PCR, như đã từng, tôi được miễn. Chính quyền đã có tờ trình gửi cấp trên xin miễn phí xét nghiệm cho người dân-  cô bác sĩ trưởng trạm y tế xã giải thích. Tôi cảm kích về sự tận tình, chu đáo và cả sự lắng nghe, chia sẻ của chính quyền địa phương quê tôi.

Suốt gần hai năm rồi chống chọi với những hệ lụy từ đại dịch COVID-19, người dân, kể cả chủ doanh nghiệp đã tỏ ra gắng gỏi - cho đến giờ, thực sự đã thấm mệt, hụt hơi.

Thiếu việc làm, thị trường đứt gãy, gián đoạn, nguồn thu bấp bênh, trong khi vẫn phải chi tiêu. Lại thêm giá cả một số mặt hàng thiết yếu nhích lên từng ngày, cùng những khoản chi “phi truyền thống”, tức những khoản chi phát sinh trong giai đoạn phòng chống dịch, như thuốc men, khẩu trang, phí xét nghiệm COVID-19... rất đáng kể.

Để duy trì sản xuất theo tinh thần “mục tiêu kép”, các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” với nhiều chi phí phát sinh. Giai đoạn “bình thường mới”, để đảm bảo “an toàn mới” các doanh nghiệp tuân thủ xét nghiệm bằng test nhanh hàng tuần cho cán bộ, nhân viên và người lao động.

Những doanh nghiệp hàng trăm, hàng nghìn lao động, thực sự chi phí không hề nhỏ. Tất yếu là giá thành sản phẩm tăng, sức cạnh tranh kém, lợi nhuận giảm, thu nhập thấp. Không ai khác, chủ doanh nghiệp và người lao động gánh chịu. Suy rộng ra, xã hội cũng bị ảnh hưởng.

Để được tham gia giao thông, hoặc những công việc cần kíp khác, như khám chữa bệnh, chăm sóc người thân trong bệnh viện, tìm kiếm cơ hội việc làm, người dân nhiều nơi phải thực hiện test nhanh hoặc PCR.

Mà phí xét nghiệm là một khoản đáng kể, đắt tiền so với mức sống và thu nhập của đại đa số người dân, lại không chỉ một lần.

Trong khi công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19 chưa có hồi kết. Sau COVID-19, như dự báo, sẽ có những virus gây dịch bệnh khác, không kém phần nguy hiểm, và không thể ngăn việc nó đến.

Sức dân có hạn. Miễn phí xét nghiệm COVID-19 cho người dân, nhất là dân nghèo lúc này, không chỉ riêng người dân địa phương nơi tôi sinh sống, thiết thực và nhân văn biết bao! (Laodong.vn 03/11, Uông Ngọc Dậu)Về đầu trang

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Chính phủ đã giao cho 9 bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo 12 dự án luật

Trình bày Tham luận của Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc triển khai Kết luận số 19-KL/TW ngày 14-10-2021 của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, Chính phủ đã chú trọng xây dựng Kế hoạch và các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện.

Cụ thể, 12 dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và 2022 đã được Thủ tướng Chính phủ phân công cho 9 bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1 dự án); Bộ Tài chính (1 dự án); Bộ Công Thương (2 dự án); Bộ Công an (1 dự án); Bộ Khoa học và Công nghệ (1 dự án); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2 dự án); Bộ Tài nguyên và Môi trường (1 dự án); Bộ Nội vụ (2 dự án) và Thanh tra Chính phủ (1 dự án).

Chính phủ cũng đã giao các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, nhiệm vụ và trên cơ sở nội dung Kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, nội dung định hướng Đề án của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện rà soát, nghiên cứu lý luận, tổng kết, đánh giá pháp luật hiện hành, gắn với nhiệm vụ lập pháp, chuẩn bị các dự án, dự thảo. 

Cụ thể, có 64 dự án, trong đó 60 dự án dự kiến giao trách nhiệm, phân công riêng cho 17 bộ, cơ quan ngang bộ; 4 dự án hoặc vấn đề có nội dung liên quan đến nhiều phạm vi quản lý liên bộ, ngành, được giao trách nhiệm, phân công cho các bộ, ngành cùng nghiên cứu, đề xuất.

Đó là Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an (Luật Giao thông đường bộ hoặc nghiên cứu, xây dựng dự án Luật điều chỉnh nội dung về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ); Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính (Nghiên cứu, rà soát các luật liên quan đến đầu tư, doanh nghiệp, phát triển năng lượng, thuế, sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài); Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Nghiên cứu, rà soát Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Bộ luật Lao động và các luật có liên quan); Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (Nghiên cứu, rà soát các luật chuyên ngành để quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước với vai trò là Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh).

Bên cạnh những nhiệm vụ cơ bản nêu trên, ông Trần Văn Sơn cho biết, Chính phủ cũng đã giao các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện một số nhiệm vụ khác, như chú trọng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý vào xây dựng pháp luật; nghiên cứu cơ chế phân bổ kinh phí cho công tác lập pháp, bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện thực hiện trong các khâu của toàn bộ quy trình lập pháp; củng cố kiện toàn, đổi mới về tổ chức, bộ máy, biên chế người làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ được giao.

“Chính phủ kiến nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tiếp tục phối hợp với Chính phủ ngay từ giai đoạn đầu trong công tác xây dựng pháp luật, thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết. Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục phối hợp với Chính phủ trong quá trình nghiên cứu, rà soát, đề xuất xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết có liên quan đã được xác định trong Đề án. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội theo quy định của pháp luật, đặc biệt là phản biện các chính sách quan trọng trong các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết”, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn nêu rõ. (Sggp.org.vn 03/11, Anh Phương)Về đầu trang

Hà Nội đề xuất sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô, tháo gỡ điểm nghẽn thể chế

Sáng 3/11, phát biểu tại Hội nghị triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Phó trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội khẳng định, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật luôn được Thành ủy Hà Nội xác định là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng.

Để có bước đột phá, tạo động lực mạnh mẽ cho Thủ đô phát triển, thành phố đã chủ động xây dựng Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Kết quả bước đầu cho thấy, việc thí điểm không tổ chức HĐND phường ở các quận, thị xã Sơn Tây từ 1/7/2021 được thực hiện tốt, UBND các phường đã hoạt động ổn định. Tổ chức bộ máy của các quận, thị xã Sơn Tây đã gọn nhẹ, hoạt động nhanh nhạy, thông suốt, hiệu quả hơn.

Theo ông Tuấn, Thành ủy Hà Nội đang chỉ đạo các cơ quan của thành phố chủ động thực hiện 3 nhiệm vụ, trong đó có việc tổng kết thi hành và xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Theo ông Tuấn, Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua năm 2012, với kỳ vọng là một đạo luật quan trọng có tính chất đột phá, mở đường về mặt thể chế cho sự phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, qua 8 năm thi hành Luật Thủ đô đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế; hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức thi hành Luật không cao, dẫn đến Luật Thủ đô chưa thực sự phát huy giá trị để đi vào cuộc sống.

Trong đó, Luật Thủ đô còn mang tính nguyên tắc, mang tính mục tiêu, định hướng mà chưa quy định cụ thể nội dung chính sách để áp dụng trực tiếp xử lý các vấn đề phát sinh trong từng lĩnh vực quản lý, phát triển Thủ đô mà chỉ dừng lại ở các quy định mang tính mục tiêu, định hướng và giao cơ quan chức năng ở Trung ương hoặc HĐND Thành phố cụ thể hóa. Thực tế đó làm cho việc triển khai thực hiện Luật Thủ đô gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Luật Thủ đô chưa có những quy định mang tính đột phá nhằm tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững. Tác động của việc thực hiện cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô đến sự phát triển, đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô còn rất khiêm tốn. Nhiều vấn đề trong phát triển Thủ đô chưa được Luật Thủ đô dự liệu để giải quyết bằng các quy định phù hợp. Không ít trường hợp, Luật Thủ đô phải “chờ” các quy định pháp luật chuyên ngành mới được cụ thể hóa và thực thi trên thực tế…

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, thành phố Hà Nội đang nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập của Luật Thủ đô, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp với vị trí, vai trò của Thủ đô.

Trên cơ sở đó, thành phố đề xuất sửa đổi cơ bản Luật Thủ đô theo định hướng: Tạo cơ chế để hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền thành phố theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; tăng cường phân quyền, phân cấp cho thành phố nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, tăng tính tự quản, tự chịu trách nhiệm của thành phố; có cơ chế kiểm soát quyền lực, thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; lựa chọn, xây dựng những cơ chế, chính sách mới, có tính chất đặc thù, vượt trội về mặt thể chế…

Về lộ trình, thành ủy Hà Nội dự kiến sẽ chỉ đạo các cơ quan của thành phố khẩn trương chuẩn bị hồ sơ và đề nghị xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) để ngay sau khi Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo về kết quả thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, sẽ khẩn trương báo cáo Chính phủ xem xét kiến nghị Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023 (dự kiến thông qua dự án Luật vào kỳ họp cuối năm 2023). (Tienphong.vn 03/11, Luân Dũng)Về đầu trang

Công khai thông tin trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng được mở rộng

Ngày 3-11, tại Hà Nội diễn ra hội nghị trực tuyến toàn quốc bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí năm 2021.

Có người hỏi tại sao sau khi Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận về các vụ việc, còn phải trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư mà đã công khai trên báo chí, dư luận.

Điều này cho thấy mức độ công khai, minh bạch trong công tác xây dựng Đảng tiếp tục được mở rộng, bà Trương Thị Mai - ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức trung ương - nhấn mạnh tại hội nghị trực tuyến toàn quốc bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí năm 2021.

Hội nghị do Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức và trực tuyến ở 61 điểm cầu trên cả nước.

Hội nghị có sự tham gia của hơn 900 học viên là lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, đến từ 250 cơ quan báo chí và cán bộ, lãnh đạo 61 Sở Thông tin và Truyền thông cả nước.

Theo bà Trương Thị Mai, việc công khai, minh bạch thông tin tạo điều kiện cho xã hội, nhân dân tham gia vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Chúng ta nói dựa vào dân để xây dựng chỉnh đốn Đảng thì cũng phải tạo điều kiện để dựa vào dân tốt hơn.

Trưởng Ban Tổ chức trung ương Trương Thị Mai đánh giá cao vai trò báo chí trong công khai, minh bạch thông tin về xây dựng Đảng.

Theo bà Mai, báo chí là cơ quan đưa thông tin đầu tiên đến người dân, góp phần tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, về những tấm gương cán bộ đảng viên tốt hay những người bị xử lý vi phạm. Vì thế, cần phát huy vai trò của báo chí trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Chia sẻ với lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cũng cho hay đề tài xây dựng Đảng rộng, viết không dễ nhưng yêu cầu thì rất cao. Đây là mảng đề tài lớn, báo chí cần thể hiện sao cho chân thực, chính xác, sinh động, tạo được sự quan tâm, có sự ảnh hưởng đến công chúng.

Theo bà, các cơ quan báo chí phải vừa làm tốt vai trò tuyên truyền, vừa là cầu nối đưa tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đến với các cấp ủy, chính quyền và thực hiện tốt vai trò tham mưu các chủ trương, chính sách của Đảng. (Tuổi trẻ 03/11, B.Ngọc)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY

Quảng Ninh để doanh nghiệp được đánh giá chính quyền

Từ chỉ số PCI Quốc gia, Quảng Ninh vận dụng, đổi mới xây dựng Bộ chỉ số DDCI để khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đến các sở, ban, ngành và địa phương.

Quảng Ninh là một trong những địa phương tiên phong trao quyền cho cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp “đo lường” bộ máy chính quyền điều hành cấp cơ sở (DDCI Quảng Ninh) thông qua các “lá phiếu” điều tra. Sự vào cuộc đồng bộ này hứa hẹn giúp tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng điều hành vbám sát hơn nhu cầu, nguyện vọng của nhà đầu tư, doanh nghiệp.
 

Sau 6 năm xây dựng, từ lần đầu đưa vào thí điểm năm 2015 đến nay, bộ công cụ đo lường DDCI Quảng Ninh ngày càng phát huy hiệu quả, có tính ứng dụng cao.

Sự vào cuộc, hưởng ứng với tinh thần trách nhiệm hơn của nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp và sự đánh giá cao của đội ngũ chuyên gia, cơ quan truyền thông đã khẳng định tính đúng đắn, uy tín của bộ chỉ số và cách thức triển khai.

Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Hải Hà, Trưởng phòng giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm phục vụ Hành chính công (HCC) Quảng Ninh, cho biết đặc thù đơn vị là nơi các sở, ban, ngành cử cán bộ trực tiếp tiếp xúc với doanh nghiệp, nhà đầu tư để nhận giải quyết thủ tục hành chính nên tỉnh Quảng Ninh tập trung sâu vào nâng cao chất lượng cán bộ.

Cụ thể, HCC tỉnh xây dựng quy chế làm việc và bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công viên chức, người lao tại bộ phận trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính để có thái độ ứng xử đúng mực khi tiếp xúc doanh nghiệp, nhà đầu tư. Trong quá trình thực hiện HCC cử tổ công tác độc lập giám sát độc lập để theo dõi và có đánh giá sát nhất về thái độ làm việc.

Ngoài ra, trung tâm còn ban hành phiếu đánh giá dựa trên tiêu chí trong bộ chỉ số DDCI để người đến làm thủ tục hành chính nhận xét về thái độ của cán bộ.

“Thông qua nhiều biện pháp đánh giá, chất lượng cán bộ tại Trung tâm phục vụ HCC có chuyển biến tích cực, rõ rệt. Chúng tôi khảo sát công khai, minh bạch để đưa ra các chỉ số chuẩn nhất, giúp tỉnh có đánh giá sát về mức độ cải cách hành chính và sự hài lòng của doanh nghiệp đối với sở, ban, ngành, địa phương”, ông Hà nói.

Trong thời gian tới, Trung tâm phục vụ HCC Quảng Ninh sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, liên tục việc khảo sát lấy ý kiến đánh giá của tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính tại HCC các cấp và bộ phận tiếp nhận, trả kết quả cấp xã; đồng thời xử lý kết quả khảo sát theo quy định. Trung tâm phục vụ HCC Quảng Ninh tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo 100% phản ánh, kiến nghị được giải quyết kịp thời, đúng quy định.

Tính đến giữa tháng 8, Trung tâm phục vụ HCC tỉnh thu được 3.295 phiếu khảo sát (bằng 11% tổng số hồ sơ đã giải quyết), trong đó 100% phiếu đánh giá hài lòng và rất hài lòng.

Cấp huyện thu được 22.270 khảo sát (bằng 5% tổng số hồ sơ đã giải quyết), trong đó 100% phiếu đánh giá hài lòng và rất hài lòng. Cấp xã thu được 44.775 phiếu khảo sát (bằng 14% tổng số hồ sơ đã giải quyết), trong đó 100% phiếu đánh giá hài lòng và rất hài lòng.

Để truyền thông chính sách hỗ trợ, tiếp thu ý kiến trực tiếp của doanh nghiệp và nhà đầu tư, tỉnh triển khai đa dạng kênh thông tin trên mạng xã hội.

Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng fanpage DDCI Quảng Ninh, kết nối với fanpage DDCI các địa phương cùng sở, ban ngành. Sau 6 năm xây dựng, trang hiện có trên 11.000 người theo dõi và tham gia.

Ngoài ra, Quảng Ninh thiết lập trang Zalo Quảng Ninh Investor Care để cung cấp thông tin về môi trường đầu tư cũng như tiếp nhận, tương tác và phản hồi kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Tại lễ công bố chỉ số DDCI Quảng Ninh 2020, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, Giám đốc Dự án PCI Quốc gia, cho rằng việc thu thập thông tin điều tra DDCI có thể giúp Quảng Ninh đưa ra những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, phục vụ mục tiêu lớn hơn.

“Qua DDCI, Quảng Ninh đã bắt buộc các sở, ngành, địa phương lắng nghe doanh nghiệp nhiều hơn, có trách nhiệm giải trình rõ hơn, cụ thể hơn với tỉnh trong những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp”, ông Tuấn Anh nói.

Chỉ số DDCI cũng giúp sở, ngành, địa phương hình thành thói quen thường xuyên rà soát, đánh giá và nhìn lại chất lượng điều hành, nhất là trong giải quyết nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng.

Ngoài ra, ông Tuấn Anh cho rằng điều tra đánh giá DDCI không chỉ đánh giá sự tương tác giữa doanh nghiệp và chính quyền, mà còn có thể đánh giá cả những vấn đề của doanh nghiệp. Như vậy, tỉnh có thể nhận rõ điểm yếu của doanh nghiệp tư nhân để đưa ra chương trình hỗ trợ, đào tạo, tư vấn. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng lực, trình độ doanh nghiệp tư nhân Quảng Ninh.

Năm thứ 6 thực hiện khảo sát chỉ số DDCI, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đổi mới hình thức cũng như nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp. Hơn 6.500 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tham gia, xếp hạng sự hài lòng đối với chất lượng điều hành kinh tế của 34 đơn vị gồm 13 địa phương và 21 sở, ngành trong năm 2020. Năm đầu tiên triển khai sử dụng khảo sát trực tuyến, Quảng Ninh cũng nhận được tỷ lệ hồi đáp từ doanh nghiệp hơn 36%, cao nhất từ trước đến nay.

Cùng với các nội dung khảo sát về năng lực quản trị, hoạt động đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, DDCI Quảng Ninh 2020 bổ sung thêm nội dung liên quan đến tác động của dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung khác được bổ sung vào phần chi phí thời gian của DDCI Quảng Ninh là đánh giá hiện tượng “đùn đẩy công việc giữa các sở, ban, ngành hoặc đùn đẩy công việc lên cấp có thẩm quyền cao hơn”; điều chỉnh một số nội dung các chỉ số thành phần để phản ánh tốt hơn yêu cầu mới đặt ra với sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố. (Zingnews.vn 03/11, Quốc Nam, Phan Châu Giang) Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

Lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Trong ngày 1/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn trên thế giới trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, ngân hàng.

Tại cuộc tiếp Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) Carlos Rodriguez, Thủ tướng cảm ơn ông Carlos Rodriguez thời gian qua đã tích cực hỗ trợ Việt Nam giải quyết những vấn đề cấp bách về môi trường và biến đổi khí hậu. Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao tầm nhìn dài hạn của GEF, trong đó có hỗ trợ các nước triển khai các chương trình, dự án nhằm đạt mục tiêu phục hồi thiên nhiên, trung hoà carbon và không ô nhiễm vào năm 2050. Thủ tướng đề nghị Quỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề môi trường, đặc biệt là trong 4 lĩnh vực chính gồm: đảm bảo an ninh lương thực tại đồng bằng sông Cửu Long; xử lý rác thải nhựa đại dương; gìn giữ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên và phục hồi hệ sinh thái; thực hiện các cam kết trong Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Tổng Giám đốc GEF đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam những năm gần đây trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu. Những cam kết của Việt Nam tại COP26 là hết sức mạnh mẽ, kịp thời, thể hiện trách nhiệm sẵn sàng chung tay cùng cộng đồng quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Quỹ Môi trường toàn cầu sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt với 4 lĩnh vực ưu tiên mà Thủ tướng đã nêu.

Tiếp Hội đồng năng lượng gió toàn cầu và Chủ tịch tập đoàn Tập đoàn năng lượng Điện gió Orsted, Thủ tướng cho biết việc tham dự Hội nghị COP26 một lần nữa khẳng định cam kết của Việt Nam giảm phát thải khí carbon đạt mức bằng 0 vào năm 2050; đồng thời kêu gọi công bằng, công lý cho vấn đề biến đổi khí hậu. Thời gian trước đây, khi công nghệ năng lượng sạch chưa phát triển, Việt Nam phải phát triển điện than để thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh một nước đang phát triển. Trong quá trình chuyển đổi nguồn năng lượng, phát triển xanh, Việt Nam cần các nước phát triển chia sẻ với những khó khăn khách quan mà Việt Nam gặp phải, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị quốc gia về phát triển bền vững, ưu đãi về tài chính xanh, hỗ trợ về công nghệ xanh.

Thông tin với Thủ tướng, lãnh đạo các tập đoàn cho biết đã nghiên cứu kỹ và khẳng định Việt Nam có tiềm năng rất lớn, cơ hội, lợi thế cạnh tranh cao cho phát triển năng lượng tái tạo, nhất là điện gió. Đồng thời, có cơ chế, môi trường đầu tư thông thoáng, nguồn nhân lực chất lượng nên đã đầu tư hàng tỷ USD vào xây dựng các dự án điện gió tại Việt Nam. Các tập toàn bày tỏ tin tưởng và mong muốn tiếp tục đầu tư lâu dài ở Việt Nam và mở rộng sang một số lĩnh vực liên quan.

Tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Lego, Thủ tướng cảm ơn những đánh giá tích cực của lãnh đạo tập đoàn về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời cho biết, Việt Nam đang tiếp tục tập trung thúc đẩy xây dựng thể chế, cải cách hành chính phù hợp với yêu cầu tình hình mới. Thủ tướng hoan nghênh Lego đã và tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam; đề nghị Lego phối hợp với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam để lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp trên tinh thần hài hòa lợi ích của các bên và có hiệu quả cao. Thủ tướng mong muốn sớm được chứng kiến các sản phẩm của Lego được ra đời tại Việt Nam.

Cũng trong ngày 1/11, Thủ tướng đã tiếp ông José Vinals, Chủ tịch ngân hàng Standard Chartered. Ông José Vinals cảm ơn sự ủng hộ quý báu của Chính phủ và Thủ tướng dành cho ngân hàng; cam kết duy trì hoạt động lâu dài, đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển bền vững và thịnh vượng. Ngân hàng Standard Chartered cam kết rót riêng cho các dự án đầu tư vào Việt Nam 8 tỉ USD trong số 300 tỉ USD mà định chế tài chính này tài trợ các dự án trên toàn cầu trong phát triển bền vững từ nay đến 2030.

Thủ tướng hoan nghênh, đánh giá cao các hoạt động và ý tưởng hợp tác của ngân hàng tại Việt Nam; khẳng định xu thế phát triển bền vững, tăng trưởng xanh mà ngân hàng theo đuổi là phù hợp xu thế chung cũng như chính sách của Việt Nam. Thủ tướng đề nghị Ngân hàng và các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp chặt chẽ để có các hoạt động hợp tác, đầu tư cụ thể, hiệu quả, phù hợp thực tiễn. (VTV.vn 03/11)Về đầu trang

Gần 200 nhà máy cung cấp hàng cho Nike tại Việt Nam đã quay lại sản xuất

Trao đổi với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, giám đốc phát triển bền vững Noel Kinder của Tập đoàn Nike thông báo toàn bộ gần 200 nhà máy cung cấp hàng cho Nike ở các địa phương bị đứt gãy do COVID-19 đã quay lại sản xuất.

Ngày 2-11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Kinder bên lề Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland.

Tại buổi tiếp, ông Kinder đã thông báo việc toàn bộ gần 200 nhà máy cung cấp hàng cho Nike ở các địa phương bị đứt gãy do COVID-19 đã quay lại sản xuất.

Thay mặt Tập đoàn Nike, ông Kinder cảm ơn Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ hết sức kịp thời, phù hợp với tình hình phòng chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Nike cam kết sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Dù không sở hữu nhà máy ở Việt Nam nhưng Nike đang làm việc với rất nhiều nhà máy của 200 nhà cung cấp ở Việt Nam.

Hồi đầu tháng 10 vừa qua, thông tin về việc Nike chuyển sản xuất khỏi Việt Nam để sang Trung Quốc và Indonesia đã xuất hiện trên nhiều trang mạng. Các thông tin này đã khiến nhiều người hoang mang trong bối cảnh Việt Nam nỗ lực khởi động lại chuỗi sản xuất và phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Tuy nhiên, Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam (LEFASO) và Cục Công nghiệp thuộc Bộ Công thương đều đã bác bỏ thông tin này.

Theo LEFASO, do ảnh hưởng của dịch bệnh, Nike có chuyển một số đơn hàng sang các quốc gia khác nhưng không dịch chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Việt Nam.

Trong khi đó, Cục Công nghiệp khẳng định đây là thông tin không chính xác và chính Nike đã xác nhận không chuyển chuỗi sản xuất khỏi Việt Nam. (Tuổi trẻ 03/11, Lê Kiên – Nguyên Hạnh)Về đầu trang

Facebook: Việt Nam sẽ có 53 triệu người tiêu dùng số vào cuối năm 2021

Trong năm 2021, người tiêu dùng Việt dành nhiều thời gian nhất cho 5 hoạt động và không gian trực tuyến, bao gồm: mạng xã hội, nhắn tin, xem video, thương mại điện tử và gửi email.

Theo kết quả hợp tác giữa nền tảng Facebook và Bain & Company với nghiên cứu mang tên "SYNC Đông Nam Á", kể từ khi bắt đầu đại dịch, khoảng 70 triệu người Đông Nam Á trên 15 tuổi đã trở thành người tiêu dùng số, ước tính đến hết năm 2021, số lượng người tiêu dùng số của khu vực sẽ đạt 350 triệu.

Riêng tại Việt Nam, cứ 7 trong số 10 người tiêu dùng Việt Nam đều được tiếp cận kỹ thuật số và Việt Nam sẽ có 53 triệu người tiêu dùng số vào cuối năm 2021. Việt Nam được đánh giá đang ở tuyến đầu thúc đẩy sự thay đổi và nắm bắt những cơ hội để phát triển mạnh mẽ dựa trên nền tảng số hóa trong một tương lai hậu đại dịch.

Việt Nam được kỳ vọng là thị trường có tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử (eCommerce GMV) ước đạt 56 tỉ đôla Mỹ vào năm 2026, tăng 4,5 lần so với giá trị ước tính của năm 2021.

Tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử được hiểu là giá trị quy đổi thành tiền của hàng hóa và dịch vụ được bán qua các kênh mua sắm trực tuyến trong một khoảng thời gian nhất định.

Số danh mục hàng hóa mà người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến đã tăng 50%, số gian hàng online được mua cũng tăng 40%, kéo theo mức tăng 1,5 lần tổng chi tiêu bán lẻ trực tuyến trên cả nước so với năm 2020.

Tại Việt Nam, mức mua sắm online cho từng nhóm hàng cũng tăng gần gấp đôi, đặc biệt nhóm hàng chăm sóc cá nhân và làm đẹp đạt hiệu quả thâm nhập thị trường trực tuyến gấp 3 lần.

Ông Praneeth Yendamuri - cộng sự tại Bain & Company - nhận định: "Đông Nam Á chắc chắn sẽ qua mặt Trung Quốc, trở thành nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử tăng gần 80% hằng năm và con số này ước tính sẽ tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tới". (Tuổi trẻ 03/11)Về đầu trang

Chính phủ đồng ý chủ trương lộ trình thí điểm đón khách quốc tế

Ngày 2-11, Văn Phòng chính phủ có công văn gửi các Bộ VH-TT&DL, Y tế, Công an, Ngoại giao, Quốc phòng, GTVT, TT-TT, UBND các tỉnh TP Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Nam, Khánh Hòa và Kiên Giang về việc Hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Cụ thể, xét đề nghị của Bộ VH-TT&DL, ý kiến các Bộ trên về hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đồng ý chủ trương về lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam như đề xuất của Bộ VH-TT&DL.

Các Bộ và các tỉnh thành nêu trên và các cơ quan chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động triển khai thực hiện đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Trước đó, trên cơ sở đề xuất và tình hình thực tế của từng địa phương nói trên, Bộ VH-TT&DL dự kiến lộ trình mở lại hoạt động du lịch quốc tế theo ba giai đoạn.

Giai đoạn 1 (từ tháng 11), thí điểm đón du khách quốc tế theo các chương trình du lịch trọn gói, thông qua các chuyến bay thuê bao chuyến và chuyến bay thương mại tại Phú Quốc, Cam Ranh, Quảng Nam, Đà Nẵng.

Giai đoạn 2 (từ tháng 1-2022), mở rộng phạm vi đón du khách quốc tế, kết nối các điểm đến thông qua các chuyến bay thuê bao và quốc tế thường lệ.

Giai đoạn 3 (từ quý II-2022), mở cửa lại hoàn toàn đối với thị trường du khách quốc tế với điều kiện bảo đảm các phương án phòng chống dịch theo quy định.

Các nhiệm vụ cần thực hiện đó là lựa chọn thị trường khách du lịch có tiềm năng có độ an toàn cao về phòng chống dịch COVID-19, có thừa nhận lẫn nhau về hộ chiếu vaccine.

Từ đó, Bộ VH-TT&DL đề xuất thị trường đón khách du lịch đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Mỹ, Trung Đông, Ấn Độ... với điều kiện đáp ứng các yêu cầu về hộ chiếu vaccine.

Theo đó, du khách có chứng nhận tiêm đủ vaccine được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam công nhận. Có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có chi trả phạm vi dịch COVID-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 5.000 USD; tham gia chương trình du lịch trọn gói của DN lữ hành.

Bộ Ngoại giao triển khai thừa nhận lẫn nhau về hộ chiếu vaccine giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh tổ, các thị trường trọng điểm. Hướng dẫn việc kiểm tra và công nhận chứng nhận tiêm chủng, xác nhận khỏi COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương khác của nước ngoài… (Plo.vn 03/11)Về đầu trang

Có nên mua lại dự án BOT?

Một lần nữa, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất dùng ngân sách nhà nước “giải cứu” các dự án BOT giao thông chưa thể thu phí vì nhiều lý do khác nhau.

Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất danh mục, cơ chế đầu tư phục vụ Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023. Trong đó, Bộ đề nghị sử dụng 9.427 tỷ đồng từ Chương trình này để xử lý 7 dự án BOT đã hoàn thành, đưa vào khai thác nhưng chưa thể tổ chức thu phí; hoặc đang thu phí nhưng không đạt được các cam kết hợp đồng với doanh nghiệp.

Bảy công trình BOT dự kiến được mua lại gồm trạm Bờ Đậu (Thái Nguyên) trạm Ninh Xuân (Khánh Hòa), trạm T2 (Cần Thơ), trạm cầu Thái Hà (nối Thái Bình - Hà Nam), trạm Bỉm Sơn (Thanh Hóa), trạm thu phí km 1.747 (đường Hồ Chí Minh), trạm La Sơn - Túy Loan. Bộ Giao thông Vận tải cũng tính toán, không hoàn trả sớm cho doanh nghiệp BOT trong năm 2021 - 2022, kinh phí mua lại 7 dự án sẽ tăng lên theo thời gian do các doanh nghiệp BOT tiếp tục phải chi trả lãi vay.

Nhìn vào danh sách này sẽ thấy có những dự án cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã vi phạm hợp đồng BOT và gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Cụ thể, có trạm đã đi vào vận hành nhưng thường xuyên bị người dân phản đối, xảy ra tình trạnh mất an ninh trật tự khiến doanh nghiệp không thể thực hiện được quyền thu phí của mình. Khi xung đột xảy ra giữa người dân và doanh nghiệp, bản thân Nhà nước chưa có được những giải pháp xử lý để hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp, dẫn đến trạm phải dừng hoạt động, xảy ra thiệt hại cho doanh nghiệp. Cũng có trạm cần phải mua lại vì Nhà nước đã thay đổi vị trí trạm, hình thành tuyến đường song hành không thu phí. Theo đó, doanh nghiệp bị thiệt hại nếu căn cứ vào hợp đồng ban đầu.

Như vậy, với 7 trường hợp cụ thể này, lý do đưa ra cụ thể và có tính thuyết phục hơn trước đây. Mặc dù vậy, những lo ngại cũ về việc Nhà nước “giải cứu” dự án BOT không phải là không có căn cứ và vẫn cần được xem xét.

Đầu tiên phải kể đến việc mua lại dự án sẽ gây áp lực cho ngân sách, vốn đã luôn eo hẹp giờ lại càng khó khăn hơn trong tác động của đại dịch Covid-19. Hơn nữa, việc mua lại dự án BOT liệu có đi ngược chủ trương của Nhà nước là huy động nguồn vốn xã hội hóa cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng không? Nếu giải cứu không trúng, không đúng đối tượng sẽ tiềm ẩn nguy cơ thiếu minh bạch, tạo hiệu ứng tiêu cực lan rộng tại các dự án BOT khác.

Theo quy định của pháp luật, các bên đều phải thực hiện nghiêm các cam kết đã ký trong hợp đồng dự án, nếu vi phạm sẽ bị chế tài. Từ trước đến nay, thông lệ là nếu doanh nghiệp vi phạm sẽ bị chế tài nghiêm khắc. Tuy nhiên, ở phía ngược lại, cơ quan nhà nước trong các trường hợp không thực hiện đúng cam kết, làm ảnh hưởng đến dự án, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, ngân hàng thì không bị xử lý. Thực tế này cần thay đổi theo hướng công bằng: Bên nào làm sai cũng đều phải chịu trách nhiệm đền bù, dù đó là cơ quan nhà nước đi chăng nữa.

Vì thế, việc dùng ngân sách mua lại một số dự án BOT có thể coi là sự chia sẻ rủi ro của Nhà nước với doanh nghiệp, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc triển khai các dự án BOT. Tuy nhiên, mua lại dự án nào cần được xem xét cụ thể trên từng dự án. Và cũng cần xem xét thêm, các cơ quan nhà nước đã làm hết trách nhiệm của mình trong việc khắc phục, bồi hoàn thiệt hại cho doanh nghiệp hay chưa, trước khi sử dụng đến giải pháp cuối cùng là mua lại.

Sẽ không nên đưa ra một đáp án chung, phê duyệt mua lại đồng loạt 7 dự án nói trên mà nên có sự đánh giá cụ thể cho từng dự án trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. (Daibieunhandan.vn 03/11)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Bộ trưởng Lao động truy, TPHCM 400.000 người mất việc, sao hỗ trợ chỉ 200?

Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu câu hỏi đó khi chủ trì cuộc họp với các địa phương trọng điểm về các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động sáng 3/11.

Trao đổi với đầu cầu TPHCM, Bộ trưởng yêu cầu đại diện Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất thông tin cụ thể về mức độ phục hồi sản xuất, thực trạng thiếu hụt lao động tại khu vực này.

Thông tin báo cáo cho thấy, tính tới 30/10, có hơn 1.300 trên tổng số 1.400 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố đã có thông báo phục hồi sản xuất với hơn 216.000 người lao động đăng ký hoạt động trở lại, đạt 75% so với thời điểm trước dịch Covid-19. Theo đánh giá của vị đại diện Ban quản lý, do các DN vẫn đang phải thích ứng từng bước theo bộ tiêu chí sản xuất an toàn của TPHCM, các nhà máy, xí nghiệp vẫn chưa trở lại sản xuất 100% mà phổ biến mới đạt 50-70%. Thành phố cũng hết sức thận trọng với việc chấp nhận DN đăng ký sản xuất trở lại nên chưa đánh giá được cụ thể mức độ phục hồi hoạt động.

Về tình hình lao động, vị này khái quát, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố về quê không cao, chỉ chiếm khoảng 11% tổng số lao động. Trở ngại lớn nhất chỉ là trong thời gian giãn cách, lao động ở các tỉnh lân cận TPHCM như Long An không thể qua lại, đi làm được, số lượng tới 23.000 người. Sau thời điểm TPHCM mở cửa, lưu thông, hầu hết số lao động này đã trở lại. Con số lao động về quê ở miền Bắc chỉ khoảng 1.300 người, miền Trung là 3.500 người. Với số lao động này, dù đã kêu gọi, bố trí xe đón trở lại nhưng số đăng ký chưa nhiều.

Kết luận đưa ra, hầu hết DN tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đều chăm lo khá tốt để giữ chân người lao động. Qua 4 tháng giãn cách tại TPHCM, hầu hết các DN hoặc vẫn giữ nguyên mức lương cơ bản với công nhân không thể đi làm hoặc hỗ trợ tiền ăn 100.000 đồng/người/ngày.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị đại diện công ty Pouyuen (đóng tại quận Bình Tân) thông tin cụ thể về tình hình doanh nghiệp. Các con số đại diện doanh nghiệp đưa cơ bản tương thích với báo cáo của đại diện Ban quản lý khu công nghiệp. Cụ thể, tại công ty này, tháng 4/2021 có khoảng 56.000 người lao động, đến tháng 8, số lượng giảm khoảng 1.500 người. Số giảm không cao nên DN tuyển lại được ngay. Sau 1 tháng TPHCM mở cửa trở lại, số lao động hoạt động lại đã đạt 75-80%.

Khó khăn với DN là số lao động từ Long An hàng ngày đi lại, làm việc ở TPHCM khá lớn, khoảng 11.000 người mà việc đưa đón chưa vận hành lại được. Hôm nay, 3/11 là ngày đầu tiên xe đưa đón công nhân ở Long An được cấp phép chạy lại, DN đang cố gắng sắp xếp để đón số người lao động này trở lại làm việc.

Thực tế, theo đại diện Pouyuen, doanh nghiệp chưa ghi nhận đánh giá nghiêm trọng về việc thiếu hụt lao động. Tới đây, thêm số lao động tại Tiền Giang, Bến Tre… trở lại thì việc khôi phục hoàn toàn sản xuất của DN khá khả quan.

Từ những con số cụ thể đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung mới trao đổi với lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM. Phó Giám đốc Sở Trần Ngọc Sơn báo cáo con số đồng nhất về số DN tại các khu công nghiệp, khu chế xuất sản xuất lại. Về tình hình lao động, ông thông tin, thời điểm tháng 6/2021, thành phố có 2,3 triệu người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, đến tháng 8, số đóng bảo hiểm chỉ còn 1,9 triệu người, giảm hơn 414.000 người.

Bộ trưởng Dung hỏi lại ngay: "Số người đóng bảo hiểm giảm lớn thế chính là số có quan hệ lao động nhưng sao thống kê về chính sách hỗ trợ người phải chấm dứt hợp đồng lao động do dịch chỉ ở mức 197 người, số lao động nghỉ việc vỏn vẹn… 1 người? Số tiền cho các doanh nghiệp vay trả lương người lao động cũng chỉ đạt 38 tỷ đồng. Tôi rất nghi ngờ con số này".

Lúng túng, vị Phó Giám đốc Sở xin thêm thời gian để kiểm tra, giải trình với Bộ trưởng về những con số chênh lệch này. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung hạn định, đến đầu giờ buổi làm việc chiều, Sở Lao động TPHCM cần có câu trả lời cụ thể về vấn đề này.

Chốt lại nhận định về tình hình tại thành phố lớn nhất cả nước, đại diện các cơ quan của TPHCM và người đứng đầu Bộ Lao động kết luận, có hiện tượng thiếu lao động cục bộ tại thành phố sau dịch Covid-19 nhưng tình trạng không trầm trọng. Lực lượng lao động tại khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), DN trong khu công nghiệp, khu chế xuất không biến động lớn. Số lao động ngoại tỉnh về quê hầu hết rơi vào nhóm lao động tự do, nằm ngoài 2 khu vực sản xuất cơ bản nói trên. (Dantri.com.vn 03/11, Phương Thảo)Về đầu trang

TPHCM: Một số tiêu chí của gói hỗ trợ làm khó địa phương

Theo Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan, một số tiêu chí của các gói hỗ trợ người khó khăn do Covid-19 khiến địa phương gặp trở ngại khi thực hiện.

Thông tin được Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan nói tại buổi làm việc với quận 1, Phú Nhuận ngày 2/11, trong kế hoạch thành phố tổ chức kiểm tra việc chi trả các gói hỗ trợ cho người khó khăn do dịch ở các quận, huyện. Ngoài 2 nơi này, những ngày tới ông Hoan còn kiểm tra tại quận 3, 6, 10, 11, Tân Phú.

Theo ông Hoan, gói thứ 2 tiêu chí hỗ trợ theo hộ gia đình. Tuy nhiên, có hộ chỉ một người, có hộ 3 người nhưng đều nhận 1,5 triệu đồng khiến người dân thắc mắc. Chưa kể, giai đoạn đầu chính quyền hỗ trợ tiền mặt 1,2 triệu đồng, túi quà trị giá 300.000 đồng, sau lại chuyển sang chi trả hết bằng tiền cũng làm người dân khó chịu với cán bộ cơ sở.

Còn ở gói thứ 3, tiêu chí hỗ trợ "người thực sự khó khăn" mà chính quyền đưa ra có phần chung chung, khó định lượng, gây khó cho tổ trưởng dân phố khi lập danh sách. Việc này dẫn đến tình trạng khi địa phương loại những người không phù hợp khỏi danh sách hỗ trợ, người dân cho rằng cán bộ làm sai nên khiếu nại.

Làm việc với 2 địa phương trên, Phó chủ tịch UBND thành phố cho hay một số địa phương gặp nhiều áp lực vì người dân cứ nghĩ ai cũng được nhận gói 3. Có trường hợp cho rằng mình bị bỏ sót nên đã kêu gọi nhiều người kéo đến nhà tổ trưởng dân phố gây áp lực, có nhiều lời lẽ không hay.

"Quá trình thực hiện có thể chính quyền còn thiếu sót nhưng không được để bức xúc của người dân bị lợi dụng làm mất an ninh, trật tự", ông Hoan nói và đề nghị các địa phương bằng mọi cách phải giải quyết dứt điểm khiếu nại. Nếu không đúng tiêu chí, chính quyền kiên quyết không chi, nếu chi sai phải thu hồi. Tuy nhiên, với trường hợp để sót, địa phương cần lập danh sách bổ sung.

Theo Phó chủ tịch thành phố, TP HCM triển khai 3 gói hỗ trợ quy mô rất lớn trong thời gian ngắn đã tạo áp lực cho địa phương. "Chúng ta làm những việc từ trước giờ chưa từng làm. Nhân lực thiếu, thực hiện cùng lúc rất nhiều việc giữa bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, khó đoán", ông Hoan nói.

Trong ngày kiểm tra đầu tiên, ông Hoan đánh giá cao quận 1, Phú Nhuận khi chủ động lập hội đồng xét duyệt, ưu tiên những người ở trọ, các thành viên hộ lao động nghèo, mất việc... Trong bối giãn cách quá lâu, người khó khăn tăng lên, quận 1 đã làm "cuốn chiếu", tức rà soát tới đâu thẩm định, ban hành quyết định chi tới đó, không để người dân chờ lâu.

Theo kế hoạch, ngoài đoàn giám sát do Phó chủ tịch UBND thành phố dẫn đầu, TP HCM còn tổ chức 2 đoàn kiểm tra việc chi trả hỗ trợ ở tất cả quận huyện. Công tác rà soát dự kiến đến ngày 13/11.

Ở đợt dịch thứ tư, ngoài gói 26.000 tỷ đồng triển khai chung cả nước, TP HCM thực hiện thêm 3 gói hỗ trợ giúp đỡ người dân khó khăn với tổng kinh phí 14.400 tỷ đồng. Đến nay cơ bản các gói đã chi trả xong, riêng quận 12, Bình Tân và Bình Chánh đông người cần giúp đỡ nên gói hỗ trợ thứ 3 được kéo dài đến 7/11. (Vnexpress.net 03/11, Lê Tuyết)Về đầu trang

Đồng Tháp: Công viên chức không được mặc quần Jeans, áo thun không cổ đi làm

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh.

Theo đó, quy tắc ứng xử này gồm 3 Chương và 15 Điều. Trong đó, tại Điều 4 có quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc. Theo đó, khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ, thì công chức, viên chức phải mặc trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu.

Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Quần, áo kín đáo, không được mặc quần Jeans, áo thun không có ve cổ. Khuyến khích nữ công chức, viên chức mặc áo dài truyền thống vào ngày thứ Hai hàng tuần, dự hội nghị hoặc các dịp đặc biệt của ngành. Đối với ngành, lĩnh vực có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định của ngành.

Không hút thuốc lá tại nơi làm việc, nơi họp, hội nghị; không uống rượu, bia và các chất kích thích có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc và những ngày được phân công trực (trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền phân công đi tiếp khách theo nghi thức lễ tân ngoại giao).

Bên Cạnh đó, công chức, viên chức, không lên mạng xã hội, đeo tai nghe, mở nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí trong giờ làm việc vào mục đích cá nhân; không tổ chức đánh bạc, tham gia các tệ nạn hoặc các hành vi khác trái với quy định pháp luật dưới mọi hình thức.

Đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu. Không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín thấp. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào “tư duy nhiệm kỳ”.

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức nhằm quy định các chuẩn mực ứng xử, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và quan hệ xã hội nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp, liêm chính, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi nhiệm vụ. (Doanhnghiepvn.vn 03/11, Tính Lập) Về đầu trang

Hà Nội: Cán bộ nghỉ thai sản vẫn được đánh giá xếp loại

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa ký ban hành Quyết định về việc ban hành Quy định đánh giá, xếp loại hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), lao động hợp đồng trong hệ thống chính trị TP Hà Nội.

Theo quyết định này, việc đánh giá, xếp loại CBCCVC lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Trường hợp CBCCVC không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, xếp loại.

Đối với CBCCVC vì lý do đau ốm, nghỉ phép, nghỉ thai sản, được cử đi đào tạo, bồi dưỡng (không tập trung) mà thời gian làm việc thực tế trong tháng chưa đạt trên 50% số ngày làm việc của tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại từ “hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên; trường hợp xếp loại ở mức khác do lãnh đạo có thẩm quyền đánh giá, quyết định. (Daidoanket.vn 03/11, H.Vũ)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Đơn giản hóa 27 thủ tục kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1844/QĐ-TTg phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó cắt giảm, đơn giản hóa 27 thủ tục hành chính thuộc 6 ngành nghề kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, cắt giảm, đơn giản hóa 3 thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; 6 thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức không phải là tổ chức tín dụng; 4 thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh vàng; 4 thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động dịch vụ tài chính khác (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội); 4 thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại và 6 thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng nội dung và thời hạn quy định tại Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động phát hiện và kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan thuộc thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với luật, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ để thực hiện Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (Baochinhphu.vn 02/11, Vũ Phương Nhi) Về đầu trang

Tỉnh Phú Yên hợp tác với FPT thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện

Chiều 2-11, qua hình thức trực tuyến, UBND tỉnh Phú Yên và FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số tổng thể và toàn diện giai đoạn 2021-2025 trong các lĩnh vực hạ tầng số, chính quyền số, phát triển ứng dụng số cho người dân, doanh nghiệp cũng như các lĩnh vực ưu tiên của tỉnh.

Theo đó, hai bên sẽ cùng hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số từ cơ quan nhà nước, đến người dân, doanh nghiệp về cách sống, cách làm việc, phương thức sản xuất và tiêu thụ dựa trên công nghệ số.

Theo thỏa thuận hợp tác, FPT sẽ hỗ trợ đánh giá tổng thể thực trạng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của Phú Yên và tư vấn chiến lược chuyển đổi số toàn diện, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả cải cách thủ tục hành chính của tỉnh. Đồng thời, tư vấn và triển khai các chương trình đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Phú Yên đẩy mạnh triển khai các ứng dụng chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử. (Nld.com.vn 02/11, Hồng Ánh)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Gần 50 bộ, địa phương chưa phân bổ hết vốn đầu tư công

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, hiện còn 22 bộ, cơ quan Trung ương và 25 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021. Tỷ lệ giải ngân đến hết tháng 10 mới đạt 55,8% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến nay số vốn đầu tư công đã được phân bổ là trên 429,8 nghìn tỷ đồng, đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng giao (461,3 nghìn tỷ đồng). Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết còn trên 31,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,81% kế hoạch Thủ tướng giao. Trong đó, vốn trong nước còn gần 24 nghìn tỷ đồng, vốn ngoài nước còn gần 7.357 tỷ đồng.

Báo cáo cũng cho biết, đối với nguồn vốn ngân sách Trung ương, hiện còn 22 bộ, cơ quan Trung ương và 25 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng giao. Trong đó có một số bộ, cơ quan Trung ương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao (trên 70%) như: Bộ Thông tin và Truyền thông (94,77%), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (82,16%), Bộ Y tế (74,30%), Bộ Công thương (61,98%), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (52,77%), Viện Khoa học công nghệ Việt Nam (56,44%). Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, còn 13 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn như: An Giang còn 43,33%; Cao Bằng còn 33,22%; Cần Thơ còn 27,56%; TP. Hồ Chí Minh còn 24,44%...

Nguyên nhân của tình trạng này là do các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết kế hoạch vốn dự kiến bố trí cho các dự án khởi công mới năm 2021 (các dự án này chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nên chưa đủ điều kiện bố trí vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2021). Đồng thời, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa phân bổ cho các dự án, nhiệm vụ quy hoạch chưa đủ thủ tục; các dự án ODA chưa ký hiệp định hoặc đang điều chỉnh hiệp định; các dự án có thời gian bố trí vốn quá thời gian so với quy định (nhóm A không quá 6 năm, nhóm B không quá 4 năm, nhóm C không quá 3 năm). Một số bộ, ngành, địa phương kiến nghị điều chỉnh giảm kế hoạch vốn năm 2021 do không có nhu cầu sử dụng, không có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn đã được giao.

Tình trạng phân bổ vốn chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án. Theo số liệu của Bộ Tài chính, nguồn vốn đầu tư công năm 2021 ước thanh toán đến hết tháng 10 là trên 257,3 nghìn tỷ đồng, đạt 55,8% kế hoạch Thủ tướng giao. Tỷ lệ này thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (67,25%). Trong đó, vốn trong nước đạt 52,41% (cùng kỳ năm 2020 là 72,75%); vốn nước ngoài đạt 15,29% (cùng kỳ năm 2020 đạt 30,15%).

Trong báo cáo gửi tới Quốc hội tại Kỳ họp thứ Hai, Chính phủ cho biết ước giải ngân vốn ngân sách nhà nước năm 2021 đạt 76% kế hoạch Quốc hội quyết định, không hoàn thành mục tiêu đặt ra (giải ngân 95%), trong đó vốn ngân sách trung ương năm 2021 chỉ đạt khoảng 65,1% kế hoạch. Theo đánh giá của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công rất chậm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, với diễn biến tình hình kiểm soát dịch bệnh còn nhiều khó khăn cùng với nhiều hạn chế trong tổ chức thực hiện, cần thực hiện các giải pháp quyết liệt, tháo gỡ khó khăn tạo sự đồng bộ, thống nhất trong phòng chống dịch bệnh. Cùng với đó, đôn đốc thúc đẩy tiến độ đầu tư, kịp thời điều chuyển vốn không có khả năng giải ngân và giải ngân chậm cho những dự án có khả năng giải ngân cao để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong các tháng cuối năm, Bộ Tài chính đang kiến nghị các bộ, ngành, địa phương hoàn thành giao vốn chi tiết cho các dự án khởi công mới năm 2021. Bộ cũng đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân nhóm đối tượng, phân tích rõ các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương giải ngân thấp do các nguyên nhân khách quan để có đề xuất phù hợp, tạo điều kiện cho các đơn vị này có vốn triển khai dự án trong giai đoạn cuối năm. Song song đó, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương cần chủ động rà soát các dự án có tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn dưới 60% để kịp thời có phương án điều chỉnh vốn cho các dự án khác cần vốn và có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn được giao. (Đại biểu nhân dân 03/11, Vy Hương)Về đầu trang

Ngành Hải quan thu ngân sách đạt 99,95% dự toán

Theo Tổng cục Hải quan, thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 10 (từ 1 đến 31/10) đạt 28.089 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10 là 314.845 tỷ đồng, đạt 99,95% dự toán, đạt 95,1% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 25,24% so với cùng kỳ năm trước.

Tính riêng tháng 10/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 53,5 tỷ USD, giảm 0,4% so với tháng trước. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 27,3 tỷ USD, tăng 1%, tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 26,2 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng trước.

Lũy kế 10 tháng qua, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt 537,32 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 269,38 tỷ USD, tăng 28,2%.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 10/2021 ước tính thặng dư 1,1 tỷ USD. Tính chung, lũy kế trong 10 tháng năm 2021, Việt Nam vẫn nhập siêu 1,45 tỷ USD, ngược lại với con số xuất siêu 19,63 tỷ USD của 10 tháng năm trước.

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 10/2021 có tổng trị giá xuất nhập khẩu ước đạt 37,8 tỷ USD, giảm nhẹ 1% so với tháng trước. Trong đó xuất khẩu ước 20,2 tỷ USD, tăng 1,8% so với tháng trước; nhập khẩu là 17,6 tỷ USD, giảm 4,1%.

Lũy kế trong 10 tháng năm 2021, khu vực FDI có trị giá xuất nhập khẩu ước đạt 373,65 tỷ USD, chiếm 70% tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước và tăng 25,3 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp này ước đạt 196,77 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2020 và trị giá nhập khẩu ước 176,88 tỷ USD, tăng 31,3%.

Trong tháng 10, nhiều hoạt động cải cách thể chế, thủ tục hành chính tiếp tục được ngành Hải quan tích cực xây dưng, hoàn thiện

Tổng cục Hải quan đã chủ động phối hợp tích cực với các đơn vị liên quan như các bộ, ngành, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính trong việc xây dựng, hoàn thiện các dự thảo văn bản và đảm bảo thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục quy định. (Haiquanonline.com.vn 03/11)Về đầu trang

THẾ GIỚI

10 bài học cho cả thế giới sau đại dịch COVID-19

Nhà báo chuyên về các vấn đề quốc tế của Washington Post - Fareed Zakaria đúc kết 10 bài học dành cho cả thế giới sau đại dịch COVID-19 trong quyển sách vừa được nhanh chóng ấn hành tại Việt Nam: 10 bài học cho thế giới hậu đại dịch.

Những đại dịch được ghi nhận trong lịch sử nhân loại được Fareed Zakaria trình bày trong bối cảnh đan xen giữa các khía cạnh nhà nước, lịch sử, văn hóa, kinh tế... , từ đó chỉ ra cách ứng xử và sống làm sao với thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 lần này.

Là cây bút lão luyện và là tác giả chương trình Fareed Zakaria GPS trên CNN, tác giả Fareed Zakaria lần lượt chia sẻ các bài học không chỉ hữu ích vì nguồn dữ liệu nghiêm chuẩn, cách làm việc khoa học, tỉ mỉ, mà quan trọng hơn là lòng nhân ái dành cho tất cả mọi người nổi trội trong tác phẩm.

Bạn đọc sẽ tìm thấy trong các bài học này những phương cách hữu hiệu để định hình lại suy nghĩ của mình, bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt, và trong nhiều trường hợp hoàn toàn có thể chia sẻ/áp dụng để chúng ta được nhìn thấy một thế giới trưởng thành hơn từ các đơn vị nhỏ nhất: gia đình và cộng đồng dân cư xung quanh.

Mỗi bài học mang dáng dấp một tiểu luận nghiên cứu được trình bày với văn phong sinh động, thú vị vì đầy sức gợi: Siết dây an toàn, Vấn đề không phải số lượng mà là chất lượng của nhà nước, Thị trường thôi chưa đủ, Lắng nghe chuyên gia - và lắng nghe người dân, Cuộc đời là sống số, Aristotle nói đúng - chúng ta là động vật xã hội, Bất bình đẳng sẽ trở nên tồi tệ hơn, Toàn cầu hóa không chết, Thế giới đang trở thành lưỡng cực, Những người theo chủ nghĩa hiện thực vĩ đại nhất lại là những nhà lý tưởng.

Đặc điểm cuốn hút của tập sách chính là phong cách diễn đạt các vấn đề hàn lâm bằng những hình tượng gần gũi và diễn ngôn trọng cảm xúc.

Bạn đọc sẽ có dịp biết đến từ chuyện nhỏ nhặt như duyên do ra đời bức hình vẽ mô phỏng "con" virus corona mới, đến những điều to tát hơn như một câu khẳng định có thể khiến nhiều người giật mình: "Lẽ ra chúng ta phải thấy nó đến. Virus corona có thể mới nhưng dịch bệnh thì không".

Hay trong chương "Aristotle nói đúng", tác giả đã đào sâu từ lịch sử với vô vàn dữ liệu để nêu ra một vấn đề không phải ai cũng đủ tầm để thắc mắc: "Tại sao dịch bệnh không xảy ra thường xuyên hơn mới thực sự là điều khiến người ta thắc mắc".

Trong phần giới thuyết cho công trình, tác giả có nói, "đây không phải là cuốn sách nói về đại dịch, mà là về thế giới đang hình thành do hậu quả của đại dịch và - quan trọng hơn - phản ứng của chúng ta với cục diện đó".

Điều tác giả nói thêm cũng thật đáng suy ngẫm: "Hậu quả của đại dịch này chính xác là gì? Một số người cho rằng nó sẽ là sự kiện bản lề của lịch sử hiện đại, một khoảnh khắc làm thay đổi vĩnh viễn hướng đi của lịch sử.

Những người khác tin rằng sau khi có vắc xin, chúng ta sẽ nhanh chóng trở lại làm ăn bình thường. Còn những người khác nữa cho rằng đại dịch sẽ không định hình lại lịch sử nhiều bằng làm cho lịch sử tăng tốc".

Đây quả thật là những khuôn thước chung cho cả thế giới sau đại dịch COVID-19, thời điểm mà đến nay chỉ mới được hình dung chứ chưa thể xác định. (Tuoitre.vn 03/11, Lam Điền)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More