Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 29-10-2021

Post date: 29/10/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 2

  1. Số ca F0 nhiều tỉnh, thành Miền Tây tăng nhanh sau nới lỏng. 2
  2. Thêm học sinh F0, nhiều địa phương cấp tốc đóng cửa trường học. 3
  3. TP HCM trả chi phí cho cơ sở y tế tư nhân tham gia điều trị Covid-19. 4
  4. Vì sao số ca bệnh COVID-19 ở Đắk Lắk tăng cao?. 4

TIN QUỐC HỘI 6

  1. Đại biểu đề xuất “số hóa dữ liệu khen thưởng, kỷ luật” của cán bộ. 6
  2. Quốc hội dự kiến chọn 4 nhóm vấn đề chất vấn. 7
  3. Dữ liệu về bảo hiểm y tế cần bảo đảm liên thông và thống nhất quản lý. 8
  4. Tiến tới giảm thời gian đóng BHXH xuống 10 - 15 năm được hưởng lương hưu. 10
  5. Tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức Hải Phòng: “Tôi không đồng ý”. 11
  6. Quốc hội bàn về cơ chế đặc thù cho 4 địa phương: Đặc thù và công bằng. 12

CHÍNH SÁCH MỚI 13

  1. Ban hành hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ DN, người dân. 13
  2. Phải mở tài khoản riêng để tiếp nhận tiền từ thiện theo từng cuộc vận động. 14

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP. 15

  1. Thủ tướng sẽ đồng chủ trì Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam - WEF với khoảng 50 tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế góp mặt 15
  2. Từ đề xuất tính lại GDP định kỳ 5 năm/lần của Việt Nam, nhìn lại việc điều chỉnh dữ liệu kinh tế của các quốc gia: Có nước tăng tới vài chục phần trăm GDP. 16
  3. Báo Nhật nói gì khi VinFast dần bước vào thị trường phương Tây, cạnh tranh với các “ông lớn” Tesla, Volkswagen?. 18
  4. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Có thể trích từ 10.000 - 20.000 tỷ đồng để kích cầu cho nền kinh tế. 20
  5. Gần 26.000 doanh nghiệp TP HCM rút khỏi thị trường từ đầu năm.. 20

PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN.. 21

  1. 87 trạm phí: Mạng nhện, thiên la địa võng hay cả hai luôn?. 21

QUẢN LÝ.. 22

  1. Quy định mới về 19 điều đảng viên không được làm.. 22
  2. Cấm đảng viên "tư duy nhiệm kỳ", "đoàn kết xuôi chiều" là rất đúng. 24
  3. Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ tự quy định tiêu chuẩn năng lực ngoại ngữ, tin học. 25
  4. Bình Dương chi sai tiền hỗ trợ: Không trục lợi chính sách, thất thoát tiền! 27

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 28

  1. Dự kiến nâng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM, giảm của Hà Nội 28

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 29

  1. Quảng Trị : Cách chức Phó Ban quản lý chợ đưa người thân vào danh sách tiêm vaccine  29
  2. Hải Phòng: Yêu cầu 2 lãnh đạo xã giải trình thông tin tham gia đánh bạc. 30

THẾ GIỚI 30

  1. Loạt thành phố Trung Quốc như "sắp chiến tranh" vì Covid-19. 30
  2. Quan chức Trung Quốc bị điều tra vì livestream bán rượu. 31

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Số ca F0 nhiều tỉnh, thành Miền Tây tăng nhanh sau nới lỏng

Sau khi nới lỏng giãn cách và cho phép mở cửa nhiều hoạt động, số ca mắc COVID-19 tại các địa phương ĐBSCL đang có dấu hiệu tăng trở lại. Trong khi đó, một bộ phận người dân đang có sự chủ quan lơ là, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh có thể tái bùng phát trở lại…

Tại TP.Cần Thơ, trong 4 ngày trở lại đây (24 - 27.10), số ca mắc COVID-19 liên tục tăng, các con số lần lượt là 55 ca, 87 ca, 128 ca và 137 ca. Đặc biệt, Cần Thơ đã ghi nhận chùm 27 F0 ở một Nhà máy chế biến thủy sản tại Khu công nghiệp Thốt Nốt. Hiện đã phong tỏa nhà máy và lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR toàn bộ nhân viên, ghi nhận 10 mẫu (gộp 10) dương tính.

Còn tại Trà Vinh, cũng trong 3 ngày (24 - 26.10), tỉnh này ghi nhận số ca mắc COVID-19 lần lượt là 113 ca, 60 ca và 108 ca. Ông Kiên Sóc Kha - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh - cho biết, dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp; số ca mắc vẫn tăng cao trong cộng đồng tại huyện Duyên Hải, Cầu Kè, Châu Thành, Trà Cú...

Mới đây, sở Y tế Trà Vinh đã có văn bản hỏa tốc đề nghị Sở Giao thông Vận tải (GTVT) khẩn trương chỉ đạo trưởng các chốt kiểm tra y tế tại các cửa ngõ vào tỉnh thực hiện xét nghiệm test nhanh virus SARS-CoV-2 (miễn phí) đối với tất cả công dân vào tỉnh tại 4 chốt kiểm tra y tế cửa ngõ, gồm: Chốt Cầu Cổ Chiên, phà Đại Ngãi, cầu Mây Tức và cầu Trà Mẹt.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Bạc Liêu, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh bùng phát rất nhanh trong thời gian gần đây. Tính từ ngày 19.10, mỗi ngày tỉnh ghi nhận từ 50 F0 trở lên trong cộng đồng và tại các khu cách ly tập trung. Số F0 xuất hiện tại Thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai, các huyện Đông Hải, Phước Long, Vĩnh Lợi, Hồng Dân và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu. Đặc biệt, tại thị xã Giá Rai, số ca F0 liên quan đến Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Tấn Khởi đã lên hơn 330 ca.

Vừa qua, các địa phương ĐBSCL đã xác định cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 và cho phép tái sản xuất, mở cửa trở lại nhiều hoạt động. Từ đây đã xuất hiện sự chủ quan lơ là của một bộ phận người dân trong phòng dịch. Ghi nhận tại Cần Thơ, mỗi ngày lượng người đổ ra đường rất lớn, các hàng quán, đặc biệt là các quán nhậu trở lại với không khí nhộn nhịp, rất đông khách. 

Trước tình trạng trên, các địa phương đã buộc phải siết chặt việc quản lý phòng dịch. Tại tỉnh An Giang, tỉnh này đã cho hạn chế người dân ra đường vào buổi tối, tập trung thực hiện khoanh vùng, truy vết nhanh và xét nghiệm thần tốc. F0 sẽ nhanh chóng được điều trị, hạn chế chuyển nặng, tử vong. Đồng thời ngành y tế cũng đẩy nhanh việc tiêm vaccine để tạo miễn dịch cộng đồng. 

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, trong mấy ngày gần đây, số ca F0 tăng vọt so với tuần trước. Trong khi Cần Thơ chỉ xét nghiệm trọng tâm, trọng điểm. Nếu xét nghiệm diện rộng, số F0 phát hiện còn nhiều hơn. Nguyên nhân do các nguồn F0 bên ngoài vào Cần Thơ, sự chủ quan công tác chống dịch của cán bộ, người dân, công tác kiểm tra, giám sát thiếu chặt chẽ…

Chủ tịch thành phố yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tập trung quyết liệt hơn cho phòng, chống dịch COVID-19 để duy trì thành quả chống dịch thời gian qua và duy trì trạng thái bình thường mới. Khẩn trương tiêm vaccine, tiêm cho người dân chưa có hộ khẩu. Từng địa phương kiểm tra, giám sát công tác tiêm chủng vaccine, không để xảy ra tiêu cực. (Laodong.vn 28/10, Trần Lưu)Về đầu trang

Thêm học sinh F0, nhiều địa phương cấp tốc đóng cửa trường học

Một số địa phương như Hà Giang, Bắc Giang, Nam Định... đã cấp tốc đóng cửa trường học liên quan đến các trường hợp mắc COVID-19. 

Chiều 27/10, bà Đỗ Thị Hương, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Việt Yên (Bắc Giang) cho biết, đến hôm nay kết quả xét nghiệm cho thấy, địa phương có 3 học sinh mắc COVID-19, trong đó 1 học sinh ở Trường tiểu học Việt Yên, 1 em tại THCS Thượng Lan và 1 học sinh THPT. Những học sinh là F1 liên quan đến các trường hợp mắc COVID-19 kể trên đã được cơ quan chức năng phân loại và đưa đi cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà tùy mức độ tiếp xúc.

Với tình hình dịch như vậy, địa phương cho phép đóng cửa các trường học có dịch, từ ngày mai học sinh chuyển sang học trực tuyến. Riêng các trường khác, học sinh vẫn đi học trực tiếp tuy nhiên siết chặt phương án phòng dịch.

Tại Hà Giang, từ ngày 27/10, Sở GD&ĐT thông báo cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố nghỉ học cho đến khi có thông báo mới vì địa phương này đã phát hiện nhiều ca F0 trong cộng đồng. Trong số các trường hợp nghi nhiễm, có 1 em sinh năm 2014 là học sinh lớp 2. Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang quán triệt cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch.

Đối với các trường tạm dừng dạy học tập trung chủ động triển khai các hình thức dạy học phù hợp với tình hình thực tế như: trực tuyến, giao bài tập, tự học... đồng thời hướng dẫn học sinh học trên truyền hình.

Tại Nam Định, UBND TP. Nam Định cũng đã có quyết định cho học sinh các cấp học mầm non và tiểu học trên địa bàn thành phố tạm dừng đến trường và chuyển sang học trực tuyến từ ngày 27/10. Nguyên nhân là do địa phương ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tăng lên. Trước đó, địa phương này cũng có giáo viên mắc COVID-19 và trường học ở đó cũng chuyển đổi phương thức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến.

Trước đó, Hà Nam, Phú Thọ là những địa phương phát hiện hơn 100 trường hợp học sinh, giáo viên mắc COVID-19 sau một thời gian dạy học trực tiếp. Các địa phương này cũng phải đóng cửa hàng loạt trường học để điều trị, cách ly F1 liên quan.

Ngày 26/10, Bộ GD&ĐT thống kê, toàn quốc có 23 địa phương dạy học trực tiếp; 15 địa phương dạy học kết hợp trực tuyến và trực tiếp, truyền hình; 25 địa phương dạy học trực tuyến và truyền hình. Tuy nhiên, với diễn biến dịch đến ngày 27/10, sẽ chỉ còn 21 địa phương dạy học trực tiếp hoàn toàn. (Tiền phong 28/10, Hà Linh) Về đầu trang

TP HCM trả chi phí cho cơ sở y tế tư nhân tham gia điều trị Covid-19

Ngày 28-10, Sở Y tế TP HCM có văn bản về việc chi trả các chi phí khám chữa bệnh cho cơ sở y tế ngoài công lập tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 trong thời gian chờ hướng dẫn từ các bộ ngành trung ương.

Theo đó, về nguyên tắc thực hiện việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19 do ngân sách nhà nước bảo đảm. Về chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị Covid-19 thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh

Trước mắt, ngân sách nhà nước thanh toán cho các cơ sở y tế ngoài công lập chi phí điều trị bệnh Covid-19 theo mức giá dịch vụ khám, chữa bệnh được Bộ Y tế quy định. Đối với nội dung chưa được kết cấu trong giá dịch vụ khám, chữa bệnh nêu trên thì thanh toán theo chi phí thực tế phát sinh nhưng phải đảm bảo định mức chi và mức giá thanh toán tương đương với mức thực hiện của cơ sở y tế công lập.

Phần chênh lệch giữa chi phí ngân sách nhà nước thanh toán và chi phí thực tế phát sinh trong điều trị bệnh Covid-19 tại các cơ sở y tế ngoài công lập; các cơ ty tế ngoài công lập cân đối thực hiện (bao gồm cả việc cho phép các cơ sở y tế ngoài công lập thỏa thuận với bệnh nhân để bù đắp cho phí)

Trong trường hợp bệnh nhân cam kết tự nguyện chỉ toàn bộ chi phí điều trị (không sử dụng ngân sách nhà nước), cho phép các cơ sở y tế ngoài công lập thực hiện cam kết tự nguyện của bệnh nhân để trang trải chi phí.

Chi phí liên quan đến điều trị bệnh Covid-19 do ngân sách nhà nước chi trả cho người bệnh gồm chi phí cách ly y tế, trong đó có tiền ăn và chi phí sinh hoạt là 120.000 đồng/người bệnh/ngày. Về chi phí mai táng (nếu có) là 17 triệu đồng/ ca. Chi hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch cũng sẽ do ngân sách nhà nước chi trả.

Theo Sở Y tế, trên cơ sở các nội dung hướng dẫn trên và thực tế tinh hình khám chữa bệnh tại cơ sở y tế, các cơ sở y tế ngoài công lập lập dự toán kinh phí hoặc báo cáo chi phí gửi về Sở Y tế trước ngày 10-11-2021 để được xem xét, tạm ứng các khoản chi phí thuộc phạm vi chi trả của ngân sách nhà nước. (Nld.com.vn 28/10, Hải Yến)Về đầu trang

Vì sao số ca bệnh COVID-19 ở Đắk Lắk tăng cao?

Theo Sở Y tế Đắk Lắk, nguyên nhân số ca bệnh COVID-19 tăng cao là do nhiều người từ các tỉnh phía Nam trở về địa phương không khai báo y tế; hoặc đã tiêm mũi 2, nhưng không tuân thủ biện pháp phòng dịch 5K. Đặc biệt, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin ở tỉnh vẫn còn thấp.

Theo Sở Y tế Đắk Lắk, đến nay tỷ lệ tiêm chủng vắc xin COVID-19 toàn tỉnh còn thấp. Số lượng người đã tiêm mũi 1 chỉ chiếm 38,3%, tiêm mũi 2 đạt tỷ lệ 7,2%. Con số này nếu so với cả nước, tỷ lệ người dân được tiêm chủng vắc xin cực thấp. Nhà chức trách địa phương cho biết, ở tỉnh này có 23 ca tử vong đều chưa được tiêm chủng vắc xin. Trong khi đó, tỉnh Đắk Nông đạt tỷ lệ tiêm mũi 1 gần 70%. Ông Đặng Thành, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Nông cho biết, dự kiến trong tuần này, 100% người dân từ 18 tuổi trở lên sẽ hoàn thành tiêm chủng mũi 1 và mũi 2 đạt khoảng 11%.

Gần đây, tỉnh Đắk Lắk xuất hiện một số chuỗi lây nhiễm chưa được kiểm soát hết (trong đó có những ca lây nhiễm ở chợ đầu mối, nhân viên y tế); nhiều ổ dịch mới xuất hiện trong cộng đồng, số ca nặng, nguy kịch tăng nhanh, tỷ lệ tử vong tăng trong thời gian ngắn.

Theo thống kê, chỉ trong 14 ngày qua, tỉnh này ghi nhận 1.155 ca mắc mới, trong đó có 832 ca mắc phát hiện trong cộng đồng (chiếm tỷ lệ 72% ca mắc mới). Trong 7 ngày vừa qua, mỗi ngày trung bình từ 150-180 ca dương tính với SAR-CoV-2. Dự báo, số lượng ca mắc mới còn gia tăng trong thời gian tới. Điều này, cũng làm cho nhiều địa phương trong tỉnh từ vùng xanh kéo dài… chuyển sang vùng đỏ.

“Nguyên nhân khiến dịch bệnh tăng cao do nhiều công dân từ các tỉnh phía Nam trở về nhưng không khai báo y tế; một số người đã tiêm mũi 2 lại không tuân thủ biện pháp phòng dịch (5K). Tình trạng tụ tập sinh hoạt đông người vẫn còn diễn ra phổ biến. Đặc biệt, tỷ lệ tiêm chủng toàn tỉnh còn thấp”, một lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk cho hay.

Bên cạnh đó, số lượng công dân trở về từ vùng dịch từ ngày 2/10 đến nay rất lớn. Ngành Y tế tỉnh đã phát hiện 225 trường hợp công dân vừa trở về dương tính (chiếm 35,2% số ca mắc mới toàn tỉnh).

Nói về giải pháp trong thời gian tới, lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk cho biết đã đề nghị Sở Y tế TP Hồ Chí Minh ngoài việc điều động nhân lực (các bác sỹ ở Bệnh viện Chợ Rẫy), tỉnh Đắk Lắk xin hỗ trợ thêm các trang thiết bị y tế (thuốc đặc trị COVID-19, xe cứu thương, máy lọc máu...), trong đó có cả vắc xin COVID-19 (khoảng 2.000.000 liều).

Đến nay, tỉnh Đắk Lắk có 3.650 ca mắc COVID-19, trong đó 2.052 trường hợp đã khỏi bệnh, 24 người tử vong.

Phó chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột Đoàn Ngọc Thượng cho biết, đến nay thành phố vẫn còn duy trì các chốt phòng dịch COVID-19 và siết chặt nhiều hoạt động đông người. “Trước mắt, thành phố đang thực hiện siết chặt nhiều hoạt động đông người để truy vết, bóc tách hết các F0 trong cộng đồng. Thời gian tới, chúng tôi sẽ không duy trì các chốt này và thực hiện nghiêm theo Nghị quyết 128, vừa phòng dịch nhưng đảm bảo phát triển sản xuất”, ông Thượng chia sẻ.

Cụ thể, chính quyền thành phố tạm dừng các quán hàng phục vụ tại chỗ (chỉ bán mang về) và nhiều hoạt động đông người dễ lây nhiễm bệnh, như: vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc; hoạt động nghi lễ tôn giáo… Người dân được vào chợ khi đã tiêm xong 1 mũi vắc xin COVID-19 (14 ngày), hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với SAR-CoV-2.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đại Phong, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, hiện tại bệnh viện vẫn còn đủ các trang thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh.

“Về lâu dài, nếu dịch bùng phát bệnh viện sẽ thiếu nghiêm trọng các loại thuốc đặc trị, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh cho những bệnh nhân mắc bệnh nặng. Tuần này, UBND TP Hồ Chí Minh sẽ họp về vấn đề cung ứng cho bệnh viện các trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh (theo công văn của Sở Y tế Đắk Lắk)”, ông Phong cho hay. Vị này cho biết thêm, bệnh viện đã khắc phục được tình trạng thiếu một số trang thiết bị y tế như găng tay cho y, bác sĩ do đã đấu thầu. (Tienphong.vn 28/10, Vũ Long)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Đại biểu đề xuất “số hóa dữ liệu khen thưởng, kỷ luật” của cán bộ

Các cơ quan nên áp dụng công nghệ để trích xuất dữ liệu cá nhân khi cần thiết, trong đó có dữ liệu về khen thưởng, kỷ luật, theo đại biểu Phạm Trọng Nhân.

Thảo luận về dự án Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi), sáng 28/10, ông Phạm Trọng Nhân, Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương, cho rằng việc số hóa dữ liệu của cán bộ, công chức sẽ góp phần "bịt kẽ hở để người xấu không thể luồn lách, thăng tiến".

Theo ông, việc ứng dụng công nghệ giúp công tác thẩm định cán bộ khoa học hơn, qua đó phong trào thi đua, khen thưởng cũng trở nên thực chất, ý nghĩa hơn, tránh lọt lưới các trường hợp không đủ điều kiện. "Dự luật phải kích hoạt cơ chế phòng vệ trước thói quen háo danh, lan tỏa tinh thần hữu xạ tự nhiên hương trong xã hội", ông Nhân phát biểu.

Ông Nhân cũng nêu vấn đề, một trong những mục đích của công tác thi đua khen thưởng là ghi nhận, biểu dương, tôn vinh tập thể, cá nhân. Tuy nhiên, lâu nay những người muốn được tôn vinh phải viết báo cáo thành tích, "với yêu cầu này thì mục tiêu nêu trên chưa đạt được".

"Báo cáo này nhằm mục đích gì? Nếu như chỉ để cơ quan nhà nước biết thì có lẽ không ổn, có vấn đề về năng lực quản lý vì không nắm được các hoạt động, thành tích của người dân nói chung và cán bộ, công chức, viên chức nói riêng", ông Nhân nói. Hơn nữa, nếu chỉ dựa vào báo cáo thành tích thì phải giải đáp thỏa đáng trường hợp nhiều cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật, nhưng trong thời gian công tác đã nhận không ít danh hiệu thi đua, khen thưởng.

Ông dẫn chứng, mới đây, dư luận đã "dậy sóng" khi truyền thông liệt kê một số vấn đề nghi vấn vi phạm của một giám đốc sở mà trên cương vị của mình có không ít danh hiệu thi đua, khen thưởng. "Vậy công tác thẩm định thông qua các báo cáo thành tích đối với những trường hợp trên có hiệu lực, ý nghĩa ra sao?", ông Nhân nói thêm.

Chung băn khoăn, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Ủy ban Tư pháp), bày tỏ cần quy định cụ thể về các tiêu chí thi đua, để đảm bảo đúng thành tích, không chạy theo phong trào.

Ông dẫn chứng, hàng năm các đơn vị đều có báo cáo đánh giá hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức, trong đó hầu hết là hoàn thành tốt nhiệm vụ; một phần còn lại hoàn thành nhiệm vụ. "Cuối năm ai cũng được danh hiệu lao động tiên tiến, được giấy khen. Nhưng trên thực tế, có nhiều trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ. Vậy nên việc trao các danh hiệu này không có nhiều ý nghĩa", ông Thông nói.

Đại biểu này đề nghị bỏ danh hiệu thi đua lao động tiên tiến, chỉ giữ lại danh hiệu lao động xuất sắc. Đồng thời, cơ quan soạn thảo Luật cần siết chặt tiêu chí công nhận danh hiệu để việc này thực chất, có ý nghĩa động viên đúng người. Ông cũng cho rằng, cần quy định trường hợp cá nhân có vi phạm, bị tước danh hiệu thi đua, khen thưởng cao nhất thì các danh hiệu còn lại cũng bị tước theo.

Ở góc tiếp cận khác, đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Ủy ban Văn hóa Giáo dục, cho rằng dự thảo chủ yếu tập trung vào nhóm cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, chưa bao quát được đông đảo người dân.

"Các quy định về khen thưởng còn chung chung, chưa cụ thể, định tính và phải điều chỉnh bằng các văn bản hướng dẫn. Do đó các văn bản cũng liên tục sửa đổi, bổ sung", bà nói.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nói trên cơ sở thảo luận của Quốc hội, Bộ sẽ tiếp thu để chỉnh sửa phù hợp. Theo bà Trà, nguyên tắc của dự thảo Luật lần này là tăng độ bao phủ phong trào thi đua, khen thưởng cả trong và ngoài khu vực nhà nước, người Việt Nam ở nước ngoài; người nước ngoài có đóng góp cho Việt Nam.

"Lần sửa đổi này, chúng tôi hết sức chú trọng việc thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, khắc phục tình trạng tích lũy thành tích, có thể dẫn đến không công bằng và phần nào còn hình thức", bà nói. (Vnexpress.net 28/10, Hoàng Thùy - Viết Tuân) Về đầu trang

Quốc hội dự kiến chọn 4 nhóm vấn đề chất vấn

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi phiếu xin ý kiến đại biểu về các nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp lần này. Phiếu xin ý kiến có 5 nhóm vấn đề, tương ứng với mỗi Bộ trưởng trả lời. Đại biểu được đề nghị chọn 4 nhóm vấn đề hoặc ghi "ý kiến khác".

Nhóm một thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội: Nội dung dự kiến là việc thực hiện các gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; thực trạng và nguyên nhân người lao động rời TP HCM và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam trong nhiều đợt; giải pháp tháo gỡ những khó khăn của thị trường lao động; vấn đề huy động, quản lý công tác thiện nguyện thời gian qua...

Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Lao động - Thương binh và xã hội. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng nhà nước cùng tham gia trả lời những vấn đề liên quan.

Nhóm hai là lĩnh vực kế hoạch và đầu tư với các nội dung: Giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình mới; các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh; phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2021...

Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư; các Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Lê Văn Thành, Bộ trưởng các bộ Tài chính, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Thống đốc ngân hàng Nhà nước cùng tham gia trả lời.

Nhóm ba thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Nội dung chất vấn gồm việc bảo đảm chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch Covid-19; công tác dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền; giảm tải chương trình học cho học sinh...

Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Thông tin và Truyền thông, cùng tham gia trả lời.

Nhóm bốn thuộc lĩnh vực y tế, gồm công tác phòng, chống Covid-19 thời gian qua và chiến lược vaccine tới đây; bảo đảm nguồn cung và quản lý giá xét nghiệm, trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm; giải pháp giảm thiểu sự chênh lệch chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh giữa các tuyến, các vùng miền và nâng cao năng lực của hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt ở các vùng khó khăn.

Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Y tế. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các bộ Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ. Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước cùng tham gia trả lời.

Nhóm năm thuộc lĩnh vực Công Thương, gồm giải pháp phục hồi các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ; khắc phục tình trạng "đứt gãy" chuỗi sản xuất, cung ứng, lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19; công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội, trang cá nhân, thương mại điện tử...

Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Công Thương. Phó thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Y tế cùng tham gia trả lời.

Trong chương trình kỳ họp, hoạt động chất vấn sẽ diễn ra vào các ngày 10, 11 và sáng 12/11. Bốn bộ trưởng sẽ đăng đàn trong phiên chất vấn, sau đó Thủ tướng báo cáo Quốc hội và trả lời các vấn đề đại biểu quan tâm. (Vnexpress.net 28/10, Hoàng Thùy - Viết Tuân) Về đầu trang

Dữ liệu về bảo hiểm y tế cần bảo đảm liên thông và thống nhất quản lý

Chiều 27/10, Quốc hội tiến hành thảo luận trực tuyến về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020…

Tại Phiên thảo luận, nhiều đại biểu đánh giá cao việc lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội đã quyết định đưa nội dung về bảo hiểm xã hội để thảo luận toàn thể tại hội trường, khẳng định tầm quan trọng của các chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội- một trong những trụ cột của an sinh xã hội.

Quan tâm về nội dung hưởng BHXH một lần, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn- Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương và một số đại biểu chỉ ra rằng, việc hưởng BHXH một lần là nhu cầu thực tế của người lao động. Tỷ lệ người hưởng BHXH một lần so với tổng số người tham gia BHXH những năm qua luôn ở mức khoảng 5% nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác phát triển đối tượng.

Với tốc độ, tình hình phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và thực tế đời sống, thu nhập khó khăn như hiện nay, dự báo có thể số người hưởng chế độ BHXH một lần sẽ tăng cao vào các năm tiếp theo. Các đại biểu đề nghị, cần làm rõ nguyên nhân của tình trạng này; đồng thời rà soát quy định, điều kiện hưởng BHXH một lần, mức hưởng, thủ tục thực hiện hưởng BHXH một lần.

Về các quỹ có tính chất ngắn hạn, theo các đại biểu, cơ bản các quỹ này đều bảo đảm khả năng chi trả và có kết dư lớn, cụ thể: Quỹ Ốm đau, thai sản có số kết dư chuyển sang năm 2021 bằng 43,14% số chi trong năm 2020; Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp và Quỹ BHTN, đến nay kết dư lớn, số dư hàng năm cao.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đại biểu cho rằng, cần tính toán để sửa đổi một số quỹ cho phù hợp hơn, đúng tính chất của quỹ ngắn hạn; Quỹ Hưu trí, tử tuất, mặc dù vẫn đang kết dư lớn, song cần tính toán thận trọng, kỹ càng hơn nhằm bảo đảm cân đối trong dài hạn, nhất là với sự thay đổi về đặc điểm của quy mô và cơ cấu dân số, nguyên tắc đóng - hưởng và cân đối giữa mức đóng - mức hưởng.

Qua việc phân tích những tồn tại, hạn chế, các đại biểu đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, xây dựng, trình Quốc hội việc sửa đổi hoặc sửa đổi bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội và một số luật có liên quan nhằm kịp thời thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, khắc phục các tồn tại hạn chế, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn để phát triển lĩnh vực an sinh xã hội bền vững và thích ứng với những tác động, biến đổi xã hội…

Phát biểu ý kiến về nội dung cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin, đại biểu Nguyễn Trường Giang- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Đoàn ĐBQH tỉnh Đăk Nông và một số đại biểu đánh giá, năm 2020 ngành BHXH đã tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ; giúp người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng thực hiện, tiếp cận, thụ hưởng chế độ. Việc giải quyết và chi trả các chế độ BHXH được bảo đảm chính xác, cơ bản kịp thời, đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng, việc quản lý, cung cấp thông tin, dữ liệu về BHYT cần bảo đảm liên thông, được đồng bộ và thống nhất quản lý với ngành y tế trong việc triển khai ứng dụng hồ sơ, bệnh án điện tử; Việc tham gia giao dịch điện tử của cá nhân và một số đơn vị vẫn chưa đạt mục tiêu mà BHXH Việt Nam đề ra… Do đó, trong thời gian tới, cần tiếp tục làm tốt hơn nữa khâu cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin; đảm bảo sự chính xác, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhân lực trong công tác này.

Ngoài ra, tại Phiên thảo luận, các đại biểu cũng phân tích, cho ý kiến về các vấn đề: thu, nợ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp; chi trả Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; tình hình kết dư Quỹ - Quỹ Ốm đau, thai sản; Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp; Quỹ hưu trí, tử tuất; Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp; việc đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội; chi phí quản lý Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp… (Bảo vệ pháp luật 27/10, Cảnh Vũ)Về đầu trang

Tiến tới giảm thời gian đóng BHXH xuống 10 - 15 năm được hưởng lương hưu

Chiều 27/10, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có phát biểu báo cáo, tiếp thu, giải trình, làm rõ một số vấn đề về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đến nay Quỹ BHXH đã thực sự trở thành một quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước có quy mô lớn nhất bên cạnh ngân sách nhà nước.

Quy mô quỹ thời gian qua có một bước phát triển rất nhanh. Nếu năm 1998 là năm đầu chúng ta kết dư mới có 7.500 tỉ đồng thì đến hết năm 2020, quy mô đầu tư quỹ của chúng ta đã tăng gấp 120 lần, tức là kết dư hiện nay gần 1 triệu tỉ đồng và tốc độ tăng trưởng bình quân năm sau thì cao hơn năm trước là 20%.

Các quỹ ngắn hạn vừa đáp ứng được các mục tiêu, các chính sách nhưng đến nay thì kết dư tương đối an toàn và trong bối cảnh dịch bệnh tác động lớn thời gian vừa qua, nhất là ảnh hưởng lớn đến đời sống người lao động và chủ sử dụng lao động.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, sau khi báo cáo với cấp có thẩm quyền và được sự đồng ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành 5 nghị quyết và các quyết định liên quan.

Trong đó có nhiều chính sách liên quan đến hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động từ kết dư các quỹ BHXH với tổng mức hỗ trợ trên 50.000 tỉ đồng. Tại dây 30.000 tỉ đồng là tiền, còn lại hơn 20.000 tỉ đồng từ việc miễn, giảm các chính sách, rồi miễn đóng, giảm đóng và cho phép chậm đóng bảo hiểm.

"Kết quả đó đã thực sự đem lại những kết quả thiết thực và nhận được sự ủng hộ, đồng tình của người tham gia bảo hiểm xã hội", ông Dung nói.

Đề xuất sửa đổi, giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Bộ trưởng Dung cho biết, cuối tháng 10 này, phiên họp Chính phủ sẽ bàn về nội dung Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Thể chế hóa Nghị quyết 28, Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm.

Tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản như đại biểu nêu, như phát triển hệ thống xã hội đa tầng, sửa đổi giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội mức tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm và tiến tới có thể là 10 năm và phát triển nguyên tắc bảo hiểm theo hướng đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng công bằng, bình đẳng, và làm sao mà phát triển bền vững.

Đồng thời, điều chỉnh hưởng chính sách một lần, phát triển lực lượng tham gia khu vực phi chính thức, đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững và hiệu quả. (VTV.vn 27/10) Về đầu trang

Tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức Hải Phòng: “Tôi không đồng ý”

Đó là khẳng định của Đại biểu Quốc hội Lê Văn Dũng (đoàn Quảng Nam) khi thảo luận về cơ chế đặc thù cho 4 tỉnh, thành phố.

Ngày 27/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của 4 tỉnh, thành: Hải Phòng, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An và Thanh Hoá.

Liên quan đến nội dung thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hải Phòng, đại biểu Lê Văn Dũng bày tỏ quan điểm: “Tôi không đồng ý với cơ chế này vì thực hiện quy chế này sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong thu nhập với các địa phương khác. Dẫu biết Quốc hội khóa trước đồng ý với Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhưng mà tôi thấy rằng cũng là cán bộ, công chức, viên chức như các địa phương khác nhưng mà địa phương này được mà địa phương khác không được”.

“Nếu cho rằng các địa phương, thành phố có giá cả đắt đỏ thì tôi đề nghị nếu cho các tỉnh, thành phố này được hưởng thì các thành phố trực thuộc tỉnh cũng phải được hưởng cơ chế này. Hoặc nếu cho rằng các thành phố này đông dân, đông đơn vị hành chính khó quản lý và nhằm thu hút nhân tài, thì tôi đề nghị tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An cũng phải được hưởng cơ chế này mới đồng bộ. Bởi vì tôi thấy rằng thực hiện cơ chế này là bất bình đẳng với cán bộ, công chức trong cả hệ thống chính trị của cả nước ta”, vị đại biểu đoàn Quảng Nam bày tỏ quan điểm.

Cùng bàn về nội dung này, Đại biểu Trần Quang Minh (đoàn Quảng Bình) lại bày tỏ quan điểm trái ngược với Đại biểu Dũng: “Tôi thấy hoàn toàn phù hợp để tạo động lực ổn định cuộc sống và công việc cho lực lượng cán bộ, công chức, thu hút nhân lực chất lượng cao cho thành phố trong bối cảnh đây là một thành phố có mức sống cao, thu nhập của khối doanh nghiệp chênh lệch lớn hơn so với khối công lập”.

Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) thì cho rằng cần phải có sự rà soát và mang tính phổ quát hơn: “Hiện nay trong 4 nghị quyết dành cho 4 địa phương thì có Hải Phòng nêu nội dung này. Cùng với Hải Phòng trước đó Quốc hội đã ban hành nghị quyết cho Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến việc tăng thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức. Tôi nghĩ đây là việc làm cũng rất chính đáng. Tuy nhiên việc tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức cần phải có sự rà soát và mang tính phổ quát hơn nữa cho các địa phương khác”.

“Không phải tự nhiên mà một cán bộ công chức của một tỉnh bên cạnh Thành phố Hồ Chí Minh, ví dụ như Đồng Nai, hoặc Bình Dương lại có thu nhập thấp hơn thành phố bên cạnh mình. Thế rồi cán bộ công chức, viên chức của Hải Phòng tại sao lại thu nhập cao hơn của Hải Dương? Việc này chúng ta cần phải đánh giá thật kỹ. Tất nhiên, việc tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức phụ thuộc vào khả năng của địa phương, nhưng xuất phát từ việc chúng ta dành sự quan tâm cho con người thì ở đây phải đánh giá rộng ra và cần phổ quát hơn cho các địa phương khác, không chỉ cho các địa phương đang làm thí điểm”, Đại biểu Trịnh Xuân An lý giải.

Đưa ra cái nhìn tổng thể về Dự thảo Nghị quyết, Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) thì cho rằng cần cân nhắc kỹ nếu không sẽ dẫn đến sự chồng lấn chính sách đặc thù, đặc biệt cần tính toán thêm để hài hòa lợi ích giữa địa phương với trung ương, địa phương này với địa phương khác. Vì giữa các tỉnh, thành phố có sự khác biệt chênh lệch về thẩm quyền dẫn tới tập trung đầu tư ở khu vực có điều kiện thuận lợi hơn, có thể tạo ra sự phát triển nóng, di dân, tiềm ẩn nguy cơ và đặt ra các vấn đề về an ninh trật tự an toàn xã hội.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: “Việc nghiên cứu các chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy và biên chế, hiện nay Chính phủ cũng đang chỉ đạo các bộ, ngành liên quan để phối hợp với các tỉnh, thành phố nghiên cứu bổ sung một số chính sách phù hợp với đặc thù của từng tỉnh, thành phố trên cơ sở là diện tích hay quy mô dân số. Để thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy biên chế của các địa phương cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển”. (Nguoiduatin.vn 27/10, Hà Công Luân)Về đầu trang

Quốc hội bàn về cơ chế đặc thù cho 4 địa phương: Đặc thù và công bằng

Ngày 27/10, Quốc hội gần như dành cả ngày để bàn về cơ chế đặc thù cho 4 địa phương là Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Nghệ An và Thanh Hoá. Về chủ trương, đây là việc cần làm bởi mỗi địa phương có những lợi thế riêng và việc tạo ra những cơ chế đặc thù chính là nhằm phát triển những lợi thế đó. Tuy nhiên lại không ít những băn khoăn về việc về cơ chế này vô tình tạo ra những bất công bằng với những địa phương còn lại.

Chẳng hạn, Đại biểu Cầm Hà Chung (Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ) đặt vấn đề “Nếu không ổn thỏa, không có tiêu chí cụ thể sẽ tạo áp lực lên đoàn ĐBQH và lãnh đạo các địa phương chưa được hoặc không được cơ chế đặc thù. Đại biểu này cũng phân tích, điều này dễ gây hiểu lầm trong cử tri và nhân dân vì sao địa phương kia có nhiều cơ chế đặc thù, địa phương này thí điểm, vì sao địa phương kia có chính sách riêng trong khi nhu cầu cuộc sống của người dân, cán bộ là như nhau. “Có đặc quyền đặc lợi ở đây không, có con đẻ con nuôi không, có không công bằng không”, Đại biểu Chung nói, đề nghị Chính phủ, các cơ quan có liên quan nghiên cứu, giải trình rõ ràng, minh bạch, tạo thống nhất, đồng thuận với nhân dân.

Ở khía cạnh nhỏ hơn, Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) đi sâu vào sự so bì về thu nhập của cán bộ, công chức và người lao động: “Tự nhiên cán bộ công chức của một tỉnh bên cạnh TPHCM như Đồng Nai, Bình Dương lại có lương thấp hơn cán bộ ở TPHCM; hay tại sao cán bộ công chức, viên chức ở Hải Phòng lại có thu nhập cao hơn ở Hải Dương và các nơi khác?”.

Đại biểu An cho rằng chính sách tăng thu nhập cho cán bộ công chức viên chức còn phụ thuộc vào điều kiện phát triển của từng địa phương, tuy nhiên cần có sự rà soát, mang tính phổ quát cho các địa phương khác chứ không chỉ áp dụng ở tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm cơ chế đặc thù.

Rõ ràng, đây là vấn đề đáng lưu tâm. Khi có cơ chế đặc thù, địa phương có thêm nguồn lực để phát triển từ đó dẫn đến thu nhập của cán bộ công chức sẽ tốt hơn. Một mặt, cơ chế đặc thù có tác dụng thu hút và giữ chân nhân tài địa phương. Một mặt lại kéo nhân lực giỏi ở nơi khác về làm việc.

Tranh luận với những ý kiến việc cho cơ chế, chính sách đặc thù dẫn đến cơ chế xin cho, bất bình đẳng các địa phương, Đại biểu Lê Thanh Vân - ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội - ví von nước Việt Nam hiện có 63 người con nhưng năng lực, khả năng, tiềm năng, lợi thế của mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, trừ Luật thủ đô, 62 tỉnh còn lại chung một nền tảng pháp lý, nếu như không tạo hành lang riêng cho mỗi địa phương thì khó kích hoạt để địa phương phát triển theo lợi thế, tiềm năng.

Song chính đại biểu Thanh Vân cũng cho rằng nên phải thí điểm, từ đó phân loại địa phương và cá biệt hóa chính sách cho từng nhóm địa phương.

Chính vì thế, nhiều Đại biểu cũng đề xuất cần thí điểm nhằm tạo sự bình đẳng giữa các địa phương, tạo sự thống nhất trong quản lý của Chính phủ. Sau khi thực hiện thí điểm ở một số địa phương thì cần cơ chế giám sát, tổng kết hằng năm, để hướng tới việc áp dụng cho các địa phương có cùng điều kiện phát triển. (Laodong.vn 28/10, Minh Bằng)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Ban hành hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ DN, người dân

Ngày 27.10, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, trong năm 2020, để hỗ trợ và đồng hành với doanh nghiệp, người dân ứng phó với ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 phù hợp với bối cảnh, điều kiện của đất nước, đồng thời tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2020 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành theo thẩm quyền và trình các cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để kịp thời tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế.  

Bước sang năm 2021, nhận định hoạt động của doanh nghiệp, người dân vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, trong khi diễn biến dịch COVID-19 còn hết sức phức tạp, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát, nghiên cứu tiếp tục ban hành các giải pháp miễn, giảm thuế để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính và thẩm định của Bộ Tư pháp, Chính phủ đã thông qua chủ trương để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 (Tờ trình số 289/TTr-CP ngày 13.8.2021); chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để hoàn thiện nội dung hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngày 19.10.2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ký Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Để Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 sớm đi vào cuộc sống, Chính phủ đã khẩn trương ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế gồm:

(i) Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỉ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với năm 2019;

(ii) miễn thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác) trong quý III và quý IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021;

(iii) giảm mức thuế giá trị gia tăng đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ trong các ngành nghề;

(iv) miễn tiền chậm nộp phát sinh trong các năm 2020, 2021 đối với các doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020.

Nghị định có hiệu lực thi hành đồng thời với ngày có hiệu lực của Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 (ngày 19.10.2021).

Việc ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27.10.2021 nhằm triển khai kịp thời các giải pháp được quy định tại Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19 để tiếp tục hoạt động, đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước sau dịch bệnh và thực hiện an sinh xã hội. (Laodong.vn 28/10, Ái Vân)Về đầu trang

Phải mở tài khoản riêng để tiếp nhận tiền từ thiện theo từng cuộc vận động

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Nghị định quy định cụ thể về cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước.

Về vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện, Nghị định nêu rõ: Khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

Cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.

Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

Nghị định cũng quy định cụ thể về quản lý tài chính, công khai nguồn đóng góp tự nguyện. Cụ thể, chi phí cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện do cá nhân đứng ra vận động tự chi trả. Trường hợp được các tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì cá nhân được chi từ nguồn đóng góp tự nguyện, nhưng phải tổng hợp và công khai khoản chi phí này.

Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố không tổng hợp vào ngân sách nhà nước. Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có), thực hiện công khai theo các nội dung quy định trên các phương tiện truyền thông và gửi kết quả bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày. Thời điểm công khai thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này.

Nghị định 93/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11.12.2021. (Laodong.vn 28/10, Ái Vân)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

Thủ tướng sẽ đồng chủ trì Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam - WEF với khoảng 50 tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế góp mặt

Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao chiều 27/10, nhận lời mời của Chủ tịch điều hành và Nhà sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Giáo sư KlausSchwab, ngày 29/10/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ đồng chủ trì Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và WEF bằng hình thức trực tuyến.

Cuộc đối thoại có chủ đề "Tăng cường quan hệ đối tác công - tư: Động lực then chốt của phục hồi toàn diện và phát triển bền vững, bao trùm, đổi mới sáng tạo". Đây là lần đầu tiên diễn ra một cuộc đối thoại chiến lược quốc gia như vậy giữa Việt Nam và WEF.

Đồng thời, sự kiện này cũng là cơ hội để các nhà đầu tư trực tiếp trao đổi với Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu kinh tế giai đoạn 2021-2026 của Chính phủ. Các nhà đầu tư dự kiến ​​sẽ đưa ra các đề xuất về cách thúc đẩy và tận dụng lợi thế của đầu tư và công nghệ, đổi mới và chuyển đổi kỹ thuật số.

Chủ tịch WEF Borge Brende sẽ cùng tham gia sự kiện với các đại diện của Việt Nam và khoảng 50 tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế.

Đối thoại được kỳ vọng là cơ hội để Việt Nam kêu gọi đầu tư, đồng thời huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển; phương hướng triển khai tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, khai thác các động lực tăng trưởng từ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động theo hình thức hợp tác công – tư, được Giáo sư Klaus Schwab thành lập năm 1971, có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. WEF hiện có khoảng 700 đối tác là lãnh đạo của các tập đoàn hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

WEF là một trong những diễn đàn đầu tiên thảo luận về cách mạng công nghiệp 4.0 và hiện đang thực thi một số sáng kiến cụ thể và thực chất liên quan như Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN) tại Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản và Trung tâm an ninh mạng với sự tham gia của 92 đối tác giải pháp công nghệ hàng đầu. (Cafef.vn 28/10)Về đầu trang

Từ đề xuất tính lại GDP định kỳ 5 năm/lần của Việt Nam, nhìn lại việc điều chỉnh dữ liệu kinh tế của các quốc gia: Có nước tăng tới vài chục phần trăm GDP

Không chỉ Việt Nam, từ năm 2010 trở lại đây, nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Đức, Nga, Trung Quốc, Ý… đã tiến hành điều chỉnh và công bố lại quy mô GDP cùng các chỉ tiêu vĩ mô có liên quan. Hầu hết các kết quả đánh giá lại GDP đều tăng so với trước đó.

Mới đây, cho ý kiến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê tại phiên thảo luận trực tuyến, các đại biểu Quốc hội đã góp nhiều ý kiến để quy định rõ, cụ thể hơn thẩm quyền, quy trình tính toán, đánh giá, công bố GDP, thời gian, thời điểm tính rà soát và đánh giá lại GDP, làm rõ quy trình tính đoán, thống nhất công bố GRDP.

Tờ trình của Chính phủ đề xuất bổ sung quy định giao Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trình Chính phủ ban hành quy trình biên soạn chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu GRDP. Dự thảo cũng bổ sung quy định định kỳ 5 năm rà soát, đánh giá lại quy mô GDP báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội.

Đại biểu đoàn Bình Định, bà Nguyễn Thị Thu Thủy đồng tình với việc bổ sung quy định đánh giá lại các chỉ tiêu này, để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ để tạo cơ sở cho các tỉnh, thành phố có căn cứ chính xác xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển trong kế hoạch 5 năm tiếp theo.

Bà Thủy cũng cho rằng cần quy định thống nhất thời điểm công bố số liệu thống kê hàng năm đối với quốc gia, vùng và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, bà đề nghị nghiên cứu kỹ thời điểm công bố số liệu thống kê nhằm đảm bảo tính xác thực và tối đa độ chính xác của số liệu thống kê khi công bố.

Đại biểu đoàn Cần Thơ Nguyễn Thanh Phương cũng đồng thuận với việc giao Chính phủ ban hành nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và việc rà soát và đánh giá lại quy mô GDP định kỳ 5 năm, báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội.

Đại biểu Phương nhận định, khi Luật có hiệu lực thực hiện thì cần tính toán lại GDP ngay để làm mốc tính toán cho các lần sau. Theo ông, quy mô GDP Việt Nam hiện nay chưa sát với thực tế, cần tính toán lại sớm. Tại Quốc hội khoá XIV cũng đã có đại biểu kiến nghị đánh giá lại quy mô GDP.

Đại biểu đoàn Quảng Bình Trần Quang Minh lại cho rằng, việc đánh giá lại các chỉ tiêu kinh tế phải được tiến hành hằng năm, dựa trên số liệu cập nhật thông qua hệ thống công nghệ thông tin. Điều này tạo cơ sở cho việc hoạch định chính xác các chủ trương, chính sách cho những năm tiếp theo.

Trước đó, IMF từng hỗ trợ Việt Nam đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010-2017, kết quả sau đánh giá lại, GDP tăng bình quân 25,4% mỗi năm so với trước đó. Gần nhất, tổ chức này ước tính, quy mô GDP 2020 của Việt Nam đạt 340,8 tỷ USD (theo báo cáo tháng 4/2021).

Theo World Bank, ở các quốc gia trên thế giới, tần suất điều chỉnh dữ liệu GDP rất khác nhau. Một số quốc gia đánh giá lại hàng tháng, một số quốc gia khác lại điều chỉnh hàng quý hoặc hàng năm và những quốc gia điều chỉnh với tần suất thấp hơn. Những điều chỉnh như vậy thường nhỏ và dựa trên thông tin bổ sung nhận được trong năm.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần phải tính toán lại dữ liệu GDP vì các phương pháp luận mới và những thay đổi đối với năm cơ sở.

Năm cơ sở mới nên thể hiện hoạt động bình thường của nền kinh tế - nó phải là năm không có những cú sốc hoặc biến dạng lớn. Việc tính lại toàn diện dữ liệu GDP thường dẫn đến các điều chỉnh tăng lên, vì các nguồn dữ liệu được cải thiện làm tăng mức độ bao phủ của nền kinh tế, một phần khác là do các trọng số mới đối với các ngành đang phát triển phản ánh chính xác hơn những đóng góp của họ cho nền kinh tế.

Từ năm 2010 trở lại đây, nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Đức, Nga, Trung Quốc, Ý… đã tiến hành điều chỉnh và công bố lại quy mô GDP cùng các chỉ tiêu vĩ mô có liên quan.

Nga từng tính lại GDP trong các năm 2014, 2015 và 2016, và chỉ số GDP của từng năm đã được điều chỉnh tăng lên so với các con số được nêu ra trước đó. Riêng năm 2013, GDP của Nga được đánh giá lại tăng khoảng 24,3%. Lý do là GDP trước đó đã không được tính đúng, đủ.

Trung Quốc cũng đã 3 lần đánh giá lại quy mô GDP dựa vào thông tin từ các cuộc Tổng điều tra năm 2004, 2008 và 2013. Kết quả sau khi đánh giá lại năm 2013, GDP giá hiện hành năm 2013 của Trung Quốc được bổ sung tới 305 tỷ USD, tương đương tăng 3,4%. Năm 2016, Trung Quốc tiếp tục đánh giá lại quy mô GDP trên cơ sở thay đổi cách hạch toán hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), bổ sung dịch vụ nhà tự có tự ở. Đợt điều chỉnh này đã bổ sung 141 tỷ USD (khoảng 1,3%) vào GDP năm 2015 của Trung Quốc.

Năm 2013, Mỹ cũng công bố kết quả tính toán GDP theo cách tiếp cận mới, trên cơ sở cập nhật khung lý thuyết của hệ thống tài khoản quốc gia 2008. Theo đó, quy mô GDP của Mỹ năm 2012 được cộng thêm 560 tỷ USD, tăng 3,6% so với số liệu đã công bố.

Năm 2012, Canada công bố kết quả đánh giá lại chuỗi dữ liệu GDP từ năm 2007-2011 sau khi thực hiện cập nhật khung lý thuyết của hệ thống tài khoản quốc gia 2008; cập nhật nguồn thông tin hiện có và bổ sung thông tin mới phát sinh; cập nhật các bảng phân loại mới… Kết quả là sau khi đánh giá lại quy mô GDP giá hiện hành năm 2011 của Canada tăng thêm 2,4% (tương đương tăng 36,4 tỷ USD).

Nhiều quốc gia khác cũng đã tiến hành cập nhật khung lý thuyết của hệ thống tài khoản quốc gia 2008 theo khuyến nghị của Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc. Sau đó, quy mô GDP giá hiện hành của họ cũng có sự thay đổi đáng kể: Ghana tăng 60%, Nigeria tăng 59,5%, Maldive tăng 37%, Kenya tăng 25%, Zambia tăng 25%, Indonesia tăng 6,45%, Malaysia tăng 3,2%...

Các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) cũng đã điều chỉnh tăng quy mô GDP do bổ sung số liệu về một số hoạt động kinh tế ngầm vào GDP tùy theo luật pháp của từng quốc gia. Sau khi điều chỉnh GDP của Đức tăng khoảng 3%, Italy tăng khoảng 7%, Bulgaria tăng 31,2%... (Cafef.vn 27/10)Về đầu trang

Báo Nhật nói gì khi VinFast dần bước vào thị trường phương Tây, cạnh tranh với các “ông lớn” Tesla, Volkswagen?

Nikkei Asia đưa tin, Vingroup - tập đoàn hàng đầu Việt Nam, đang tìm cách thâm nhập thị trường ô tô phương Tây với những mẫu xe điện đầu tiên, sau chỉ vài năm bước chân vào lĩnh vực sản xuất ô tô.

Hai mẫu xe điện của công ty con VinFast sẽ được trưng bày tại Los Angeles Auto Show diễn ra vào tháng tới ở California, Mỹ. Công ty sẽ bắt đầu nhận đơn đặt hàng tại Mỹ và châu Âu trong nửa đầu năm sau. Giá cả và các chi tiết khác dự kiến sẽ được công bố vào ngày 17/11.

"Chúng tôi đã đầu tư mạnh mẽ và tiến hành nghiên cứu kỹ thị trường để tạo ra những chiếc xe điện cao cấp, đáp ứng mong muốn của khách hàng toàn cầu. Đây mới chỉ là bước khởi đầu", Phó Chủ tịch Vingroup Lê Thị Thu Thủy nhấn mạnh.

Xe điện hiện vẫn gặp nhiều thách thức trong thị trường Việt Nam. Do vậy, thị trường nước ngoài được đánh giá là yếu tố cần thiết để Vingroup đạt được các mục tiêu trong kinh doanh ô tô - lĩnh vực mà tập đoàn đang tập trung xây dựng thành một phần cốt lõi trong danh mục đầu tư.

Đáng chú ý, VinFast cũng đặt mục tiêu đầy tham vọng: bán được 160.000 đến 180.000 xe mỗi năm tại Mỹ, tương đương 1% tổng doanh số bán ô tô hàng năm tại thị trường này.

Trong năm nay, VinFast đã tung ra mẫu xe thể thao điện đa dụng e34, giá niêm yết 690 triệu đồng, chạy tối đa khoảng 300 km cho mỗi lần sạc đầy. Sự kiện này đã dấu mốc lần đầu có một mẫu xe điện được sản xuất bởi doanh nghiệp trong nước - điểm mà VinFast hy vọng sẽ thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng.

Nikkei Asia nhận định, sau những gì mà VinFast đã làm kể từ khi tiến vào thị trường, thì đây là sự kiện được đánh giá tương đối "bất ngờ" trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Trong tương lai, VinFast hướng tới việc tự sản xuất pin để giảm chi phí.

Theo đó, tập đoàn có kế hoạch đầu tư gần 400 triệu USD vào một nhà máy pin mới ở tỉnh Hà Tĩnh. Cơ sở dự kiến khai trương vào tháng 9/2022, sẽ bắt đầu hoạt động với công suất hàng năm là 3 GWh trong giai đoạn đầu, sau đó tăng lên 5 GWh vào năm 2025.

Cơ sở này sẽ sản xuất pin lithium iron phosphate, không sử dụng một số vật liệu đắt tiền, chẳng hạn như coban, thứ được tìm thấy trong pin lithium-ion tiêu chuẩn. Dự kiến Vingroup sẽ nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ đối tác Gotion High-Tech, một nhà sản xuất pin lớn của Trung Quốc.

Thực tế, Vingroup vẫn là một cái tên mới trong ngành công nghiệp ô tô. VinFast chỉ mới bắt đầu sản xuất các loại xe bằng xăng từ tháng 6/2019. Bởi vậy, khả năng sinh lời vẫn là một thách thức. Năm ngoái, công ty đã bán được khoảng 30.000 xe - đủ để chiếm khoảng 10% thị phần Việt Nam, nhưng vẫn kém xa với con số 250.000 xe có thể đạt được mỗi năm.

Mảng sản xuất tập trung vào ô tô của Vingroup ghi nhận khoản lỗ trước thuế 11,3 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước đó. CTCP Chứng khoán Bản Việt ước tính VinFast sẽ hòa vốn cả về lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao tài sản cố định hữu hình và khấu hao tài sản cố định vô hình vào năm 2026.

Ngoài ô tô, tập đoàn này cũng tập trung nguồn lực vào bất động sản. Cùng với đó, Vingroup đang dần thu hẹp những hoạt động khác. Cuối năm 2019, Vingorup đã công bố kế hoạch cắt bỏ hoạt động bán lẻ, cũng như rời khỏi thị trường sản xuất điện thoại thông minh hồi tháng 5.

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng từng khẳng định, việc kiên trì theo đuổi tham vọng ngành ô tô của tập đoàn "không phải vì công ty, mà là vì đất nước".

Nhờ việc tham gia vào thị trường xe điện từ sớm, Vingroup đặt mục tiêu tạo dựng chỗ đứng nhất định trên thị trường. Hiện, VinFast đang hướng đến thị trường châu Âu và Mỹ, theo sau các công ty Trung Quốc như SAIC Motor và XPeng Motors - những đơn vị đã mở rộng sang châu Âu trước đó.

Hơn nữa, việc củng cố thương hiệu sẽ là yếu tố quan trọng để xâm nhập vào thị trường Mỹ và châu Âu. Hiện đang có khoảng hơn 2 triệu người Việt sinh sống tại Mỹ, song tên tuổi của Vingroup tại đây vẫn chưa được biết đến nhiều.

Vingroup cũng đang xem xét niêm yết VinFast tại Mỹ nhằm thúc đẩy thương hiệu. Tập đoàn đang cân nhắc các cơ hội gây quỹ, và rất có thể VinFast sẽ trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên niêm yết tại nền kinh tế số một thế giới.

Một chuyên gia phân tích tại Aizawa Securities (trụ sở Tokyo) cho hay: "Nếu IPO thành công, Vingroup vừa có thể huy động vốn, vừa có thể được công nhận tên tuổi".

Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường sang các nước phương Tây cũng đồng nghĩa phải cạnh tranh với nhà sản xuất xe điện hàng đầu Tesla, cũng như các nhà sản xuất ô tô tên tuổi như Volkswagen. Chuyên gia phân tích tại Aizawa Securities kết luận: "Vingroup cần có những động thái mạnh mẽ hơn, bất chấp việc điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận". (Cafef.vn 28/10)Về đầu trang

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Có thể trích từ 10.000 - 20.000 tỷ đồng để kích cầu cho nền kinh tế

Bên hành lang Quốc hội sáng 28/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: Trong giai đoạn hiện nay, có thể đưa ra một số gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, phục vụ tăng trưởng nền kinh tế, kể cả chấp nhận bội chi. Khi nền kinh tế đi vào ổn định sẽ tính toán giảm bội chi.

Cũng theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, Bộ Tài chính đang đề xuất một số chính sách tài khóa, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, có thể trích từ 10.000 - 20.000 tỷ đồng cho một số ngành nghề nhất định, một số công trình trọng điểm. Tiếp đó là phát hành công trái, trái phiếu trong nước. 

Để có nguồn chi, Bộ Tài chính sẽ tăng thu trong một số lĩnh vực của nền tảng số. Tức là tập trung thu thuế ở các nền tảng số mà lâu nay chưa thu như: Bán hàng online, nền tảng xuyên biên giới… Chống chuyển giá, trốn thuế, thắt chặt chi tiêu như giảm 10% chi thường xuyên, tiết kiệm 5% chi công tác phí, hội nghị…

Cũng theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, tổng các gói hỗ trợ hiện nay đang thiết kế chưa có số lượng, cơ quan tham mưu cũng đang đưa nhiều phương án.

Theo báo cáo của Chính phủ, 9 tháng năm 2021, thu ngân sách Nhà nước đạt trên 80%, cả năm ước vượt dự toán, cơ bản bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng chống dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác; bội chi ngân sách Nhà nước trong phạm vi dự toán (4% GDP). Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm đạt khoảng 35% GDP. (Baotintuc.vn 28/10)Về đầu trang

Gần 26.000 doanh nghiệp TP HCM rút khỏi thị trường từ đầu năm

Số doanh nghiệp TP HCM rời thị trường 10 tháng đầu năm chiếm 27% cả nước, theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Đầu năm đến nay cả nước có hơn 97.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường bởi tác động của dịch bệnh, trong đó, khoảng 48.500 chọn cách tạm ngừng kinh doanh, còn lại chờ làm thủ tục giải thể hoặc đã giải thể.

Riêng TP HCM có 25.895 trường hợp, chiếm gần 27% số doanh nghiệp rút lui trên cả nước. Trong đó, khoảng 14.000 doanh nghiệp ngưng kinh doanh có thời hạn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh giai đoạn này chủ yếu thuộc lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sữa chữa ôtô, xe máy, xây dựng, công nghệ chế biến. 91% các trường hợp đóng cửa có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, trong khi doanh nghiệp quy mô vốn trên 100 tỷ đồng chiếm chưa đến 0,5%.

Số doanh nghiệp "gạo cội" với thâm niên hoạt động hơn một thập kỷ tạm ngừng kinh doanh cũng biến động mạnh, tăng 15% so với cùng kỳ, lên đến 10.600 doanh nghiệp.

Trong các báo cáo phân tích trước đây, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh nhận định phần đông doanh nghiệp đưa ra quyết định này để nghe ngóng, xem xét diễn biến thị trường, chờ đợi chính sách hỗ trợ của Chính phủ và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới trước khi quyết định tiếp tục kinh doanh hay giải thể.

Ở chiều ngược lại, đầu năm đến nay khoảng 94.000 doanh nghiệp thành lập mới và 35.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. So với cùng kỳ năm ngoái, số doanh nghiệp thành lập mới giảm gần 16% và tổng vốn đăng ký cũng giảm 18%. Bình quân mỗi doanh nghiệp thành lập trong giai đoạn này có vốn điều lệ xấp xỉ 14 tỷ đồng.

Doanh nghiệp thành lập mới với quy mô vốn trên 100 tỷ đồng chiếm gần 2%, còn doanh nghiệp quy mô dưới 10 tỷ đồng gần 88%.

Ba nhóm ngành có số lượng doanh nghiệp mới cao hơn cùng kỳ là tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; kinh doanh bất động sản và vận tải kho bãi. Còn sản xuất phân phối điện, nước, gas; thông tin – truyền thông; dịch vụ lưu trú và ăn uống là những ngành ít doanh nghiệp lập mới. Đây đều là những ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh.

5 trong 6 khu vực có lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ gồm Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Hồng. (Vnexpress.net 28/10, Phương Đông)Về đầu trang

PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN

87 trạm phí: Mạng nhện, thiên la địa võng hay cả hai luôn?

Kể cả là trong tương lai thì việc lập tới 87 trạm thu phí phương tiện vào nội thành Hà Nội chẳng khác gì chăng một mạng nhện khổng lồ, một thiên la địa võng.

Báo chí, phản ứng ngay lập tức. Dân, phản ứng ngay lập tức khi con số 87 trạm thu phí ra vào nội đô xuất hiện trên báo. Phản ứng ngay cả khi Sở GTVT Hà Nội lập tức thanh minh đề án chưa hoàn thiện nên chưa trình thành phố.

Phản ứng là phải thôi. Bởi bữa trước, chúng ta nói chuyện hạn chế, để tiến tới dừng hoạt động xe máy tại các quận nội thành vào năm 2030. Giờ, chúng ta lại lo ngại lượng ôtô lớn quá, nhiều quá. Và đề án thu phí được đưa ra để giảm lượng ôtô vào khu vực trung tâm.

Sự thật đúng là lượng phương tiện cá nhân ở Thủ đô đang tăng lên rất nhanh chóng. Theo Sở GTVT, hiện phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn TP.Hà Nội đã tăng lên 6,4 triệu phương tiện, trong đó ôtô là 0,6 triệu xe, xe máy là 5,6 triệu xe.

Nhưng đề án, với mục tiêu giảm ùn tắc liệu có thể được thực hiện bằng cách tạo ra các điểm ùn tắc từ 87 cái trạm này.

Có hai hình thức để hạn chế phương tiện ra vào nội đô: Một, như cách chúng ta đang tư duy: Lập trạm, thu phí. Và “một khác” là phát triển phương tiện công cộng đủ thoải mái tiện lợi để “người dân không có lý do gì để dùng phương tiện cá nhân”.

Nhưng nhìn lại cái gọi là vận tải hành khách công cộng Thủ đô, phải nói là rất thê thảm.

Từ khi giải phóng Thủ đô năm 1954 đến nay đã gần 70 năm, Thủ đô đã có gì? Metro: 0. Đường sắt trên cao: 0. Buýt nhanh BRT: Có cũng như 0. Có mỗi xe buýt, nhưng kết nối cũng coi như là 0.

Chúng ta không thể mang “nước ngoài” ra để chằn chặn áp dụng ở Thủ đô được đâu. Kể cả sau 5 năm, 10 năm nữa thì có một điều chắc chắn: Đường phố Hà Nội - ngắn, hẹp, bé - chắc chắn không thể tự đẻ, tự nở ra được.

Việc lập tới 87 cái trạm ở khắp nơi, rất dễ để hình dung: Sẽ là những cái nút cổ chai khi “ngắn, bé, hẹp” ấy sẽ bị bóp lại trong 1-2 làn để thu phí.

Vào những giờ cao điểm, nếu những tác giả của ý tưởng 87 trạm thu phí mà ra đường, chắc chắn nhìn thấy cảnh người dân Thủ đô đang di chuyển trên vỉa hè như là một làn đường không chính thức.

Muốn chấm dứt câu chuyện này, “lối thoát” duy nhất là phương tiện vận tải hành khách công cộng, đủ để “người dân không có lý do gì dùng phương tiện cá nhân” chứ không phải là sao chép cách lập trạm ở nước ngoài. Với Thủ đô, nó chắc chắn là những nút cổ chai không tồn tại nổi đâu. (Laodong.vn 28/10, Đào Tuấn)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Quy định mới về 19 điều đảng viên không được làm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Quy định 37 của Ban chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, thay thế Quy định 47 năm 2011.

Quy định mới giữ nguyên 19 điều như trước, kế thừa cơ bản nội dung còn phù hợp, bổ sung một số nội dung đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII, XIII.

Ở quy định cũ, điều 9 nghiêm cấm đảng viên báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực; kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định; mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định; tham gia rửa tiền.

Còn trong quy định mới, Trung ương bổ sung một số hành vi nghiêm cấm. Đó là "không được sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp; nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định".

Các hành vi khác được bổ sung vào những điều đảng viên không được làm còn có: Không được "đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; không thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật về bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý"; không được "có hành vi chạy chức chạy quyền", "tham ô" hay "thờ ơ, vô cảm với các hành vi sai trái trong xã hội"...

Có hai điều cấm mới hoàn toàn, đó là điều 3, quy định đảng viên không được "phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; "tư duy nhiệm kỳ", đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng".

Điều 13 cấm đảng viên "can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác".

Bên cạnh đó, điều 11 quy định 37 bổ sung nội dung đảng viên không được "lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước".

So với quy định cũ, Quy định 37 thay đổi thứ tự một số điều không được làm. Như điều cấm ở vị trí số 2 là không "cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước" được xếp vị trí thứ tư.

Quy định đảng viên không được "không chấp hành" hay không được "tự ứng cử, nhận đề cử" khi chưa được tổ chức Đảng có thẩm quyền cho phép được đưa từ vị trí thứ bảy lên thứ hai.

Đa số nội dung vẫn được kế thừa quy định cũ như đảng viên không được can thiệp, tác động để vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình, bên vợ (chồng), bản thân và người khác đi du lịch, học tập, chữa bệnh bằng nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngành, lĩnh vực theo dõi, quản lý; không được tổ chức việc cưới, việc tang và các sự kiện khác của cá nhân, gia đình xa hoa, lãng phí hoặc nhằm vụ lợi...

Đảng viên vi phạm quy định này phải được xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Quy định 37 về những điều đảng viên không được làm có hiệu lực kể từ ngày 25/10.

Trước đó, Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) thống nhất ban hành quy định mới về những điều đảng viên không được làm. Phát biểu bế mạc ngày 7/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Trung ương đã bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện quy định này theo đúng tinh thần, nội dung của các nghị quyết, chỉ thị, điều lệ của Đảng và pháp luật của Nhà nước. (Vnexpress.net 28/10, Hoàng Thùy)Về đầu trang

Cấm đảng viên "tư duy nhiệm kỳ", "đoàn kết xuôi chiều" là rất đúng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Quy định 37 của Ban chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, thay thế Quy định 47 năm 2011.

Bên hành lang kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho biết, quy định mới giữ nguyên 19 điều như trước, kế thừa cơ bản nội dung còn phù hợp, bổ sung một số nội dung đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII, XIII.

Theo ông Lê Thanh Vân, Quy định 37 của Ban chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, có một số điều hoàn toàn mới so với Quy định 47 năm 2011.

Như Điều 11 quy định đảng viên không được lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Trước đó, Kết luận 14 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Nay Quy định 37 ban hành như "lá chắn" để ngăn chặn những ai lợi dụng danh nghĩa vì lợi ích chung, mượn cái mũ "dám nghĩ, dám làm" để làm khác, làm trái, làm sai quy định vì lợi ích riêng.

Điều 3 quy định đảng viên không được phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; "tư duy nhiệm kỳ", đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng.

"Quy định này là cần thiết, đúng đắn và kịp thời bởi vì đã là đảng viên thì việc đầu tiên phải thừa nhận đường lối, cương lĩnh và tôn chỉ mục đích của đảng. Quy định này là hợp với logic, đảng viên trước hết phải tự nguyện thừa nhận, đi theo con đường mà Đảng Cộng sản đã lựa chọn. Con đường đấy lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hành động", ông Vân nói.

Về quy định cấm "tư duy nhiệm kỳ", đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, đặt vấn đề cấm tư duy nhiệm kỳ là nhằm vào 2 nhóm: nhóm không đủ năng lực để hoạch định chính sách và nhóm xây dựng chính sách theo nhiệm kỳ để bảo vệ lợi ích nhóm. Nhóm thứ hai đặc biệt nguy hiểm.

Ở nhóm thứ nhất, theo phân tích của vị đại biểu tỉnh Cà Mau, có thể thấy, tính ổn định của chính sách tùy thuộc vào chất lượng trí tuệ của lực lượng làm ra chính sách. Lực lượng đó gọi là tinh hoa, ở từng cấp một, khi xây dựng đường lối, hoạch định chính sách cho cả nhiệm kỳ, phải gắn với tầm nhìn xa, rộng và thích hợp với từng giai đoạn.

Chiến lược đó phải được kế hoạch hóa, trong đó có gắn với lộ trình thực hiện, có trật tự ưu tiên từ thấp đến cao, gần đến xa, thì chính sách mới ổn định. Nhưng chất lượng trí tuệ của cán bộ hoạch định chính sách nếu không đáp ứng được yêu cầu sẽ khiến chính sách phải thay đổi liên tục, thậm chí có những kế hoạch chưa tồn tại được 1 năm đã phải thay đổi.

Nhóm thứ hai là lợi ích nhóm, mặc dù họ biết việc đó có tầm nhìn xa, lợi ích xa cho dân, cho nước, nhưng người ta không làm. Đã ổn định rồi nhưng vẫn muốn sửa cục bộ, ngắn hạn để phục vụ lợi ích cho họ, giúp họ dễ bề thao túng, trục lợi. Thậm chí, tinh vi hơn, là họ mượn bàn tay tập thể để hợp thức hóa bằng biểu quyết tập thể, đây là điều rất nguy hiểm.

Vì thế, theo đại biểu Lê Thanh Vân, phải cấm "tư duy nhiệm kỳ", "đoàn kết xuôi chiều" là quy định hết sức đúng đắn.

Về điều 13 quy định: Đảng viên không được can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác.

Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, đây là quy định mới, thể hiện bảo vệ tính độc lập của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là cơ quan thanh tra. Việc không can thiệp vào hoạt động tư pháp, thanh, kiểm tra nhằm ngăn chặn tình trạng sử dụng ý chí cá nhân áp đặt, chống oan sai, chống lợi ích nhóm.

Theo đại biểu Lê Thanh Vân, Quy định 37 bổ sung một số điều cho phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu mới.

Như quy định cấm đảng viên không được sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp, ông Vân cho rằng điều này không mới, nhưng đưa vào Quy định 37 lần này để thể hiện tính thời sự của vấn đề.

Tình trạng sử dụng bằng giả đang diễn ra phức tạp, cần phải đưa vào quy định cấm để đảng viên thực hiện, nếu vi phạm sẽ quy định xử lý nghiêm minh.

Cho rằng việc sử dụng bằng cấp giả là việc làm man trá, “dối Đảng, lừa dân”, phản ánh sai bản chất thực của trình độ học vấn, vị đại biểu đoàn Cà Mau nhấn mạnh: "Lúc này đất nước đang cần những người thực sự có trí tuệ. Người dân bây giờ dị ứng vô cùng với những cán bộ “ăn không nên đọi, nói không nên lời”, hành xử thì lộng hành. Cứ có quyền lăm lăm trong tay như người cầm cái búa, nhân dân là cái đinh, lúc nào cũng sẵn sàng đóng". (Baogiaothong.vn 28/10, Phùng Đô)Về đầu trang

Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ tự quy định tiêu chuẩn năng lực ngoại ngữ, tin học

Các Bộ chỉ quản lý chuyên ngành nghiên cứu về tiêu chuẩn năng lực ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu về chức trách, nhiệm vụ, chức danh.

Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (theo Công văn số 3845/VPCP-TCCV) về việc rà soát, cắt giảm chứng chỉ bồi dưỡng không phù hợp đối với công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đã trình và Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Trong đó, Nghị định sửa đổi hình thức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể, có 4 hình thức bồi dưỡng gồm: Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã; Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 02/2021/TT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.

Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khẩn trương xây dựng, ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành được giao quản lý.

Đối với việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, Bộ Nội vụ cũng có văn bản gửi các Bộ, ngành, cơ quan.

Trong đó lưu ý, về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, đối với các ngạch công chức chuyên ngành, đề nghị quy định chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức giữ ngạch tương ứng theo quy định khoản 3 Điều 17 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP.

Đối với các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một chuyên ngành, Bộ Nội vụ đề nghị quy định chung một chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành (không chia theo hạng chức danh nghề nghiệp như trước đây) hoặc chứng chỉ hành nghề (nếu có) theo quy định tại khoản 4 Điều 17, khoản 2 Điều 26 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4, khoản 9 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP.

Về tiêu chuẩn năng lực ngoại ngữ, tin học, Bộ Nội vụ đề nghị không yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quy định về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức.

Các Bộ quản lý chuyên ngành nghiên cứu, quy định về tiêu chuẩn năng lực ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu về chức trách, nhiệm vụ của ngạch, chức danh nghề nghiệp tương ứng.

Trường hợp trong tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có sự thay đổi về trình độ đào tạo dẫn đến thay đổi về việc xếp lương, Bộ quản lý chuyên ngành nghiên cứu hướng dẫn cách chuyển xếp lương từ ngạch, chức danh (cũ) sang ngạch, chức danh quy định tại Thông tư (mới) tương ứng, bảo đảm tính ổn định, phù hợp với thực tiễn khi tổ chức thực hiện.

Bộ Nội vụ cũng đề nghị các Bộ khẩn trương tổ chức thực hiện, hoàn thành trước ngày 31/12/2021 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. (Baogiaothong.vn 28/10, Việt Hòa)Về đầu trang

Bình Dương chi sai tiền hỗ trợ: Không trục lợi chính sách, thất thoát tiền!

Ngày 27/10, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cùng đoàn công tác đã đến làm việc tại tỉnh Bình Dương để kiểm tra, đôn đốc công tác đảm bảo an sinh theo Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, Nghị quyết 116/NQ-CP.

Để hạn chế việc chi hỗ trợ sai, hỗ trợ nhầm, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH tiếp tục rà soát và kiểm tra chặt chẽ việc hỗ trợ. Các địa phương phối hợp với VNPT Bình Dương ứng dụng công nghệ thông tin để đối chiếu rà soát để tránh trùng lặp hồ sơ. Khi phát hiện có trường hợp chi trùng hoặc không đúng đối tượng thì kiên quyết thu hồi nộp lại ngân sách.

Sau khi nghe chia sẻ từ các Sở, ngành và nhiều doanh nghiệp, Thứ trưởng Lê Văn Thanh đánh giá cao những kết quả Bình Dương đã đạt được trong công tác đảm bảo an sinh thời gian qua. UBND tỉnh cũng rất quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc chi hỗ trợ cho người dân.

"Dù chịu thiệt hại nặng nề trong đợt dịch vừa qua nhưng Bình Dương vẫn triển khai nhanh, đồng bộ các gói hỗ trợ, đảm bảo an sinh kịp thời cho người dân. Việc đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người dân trong thời gian giãn cách", Thứ trưởng nhận định.

Thứ trưởng cũng đánh giá cao việc Bình Dương triển khai 2 gói hỗ trợ tiền phòng trọ và an sinh cho người dân. Dù việc triển khai có xảy ra một số sai sót nhưng cũng đã kịp thu hồi, không xảy ra tình trạng trục lợi chính sách gây thất thoát ngân sách Nhà nước.

Thứ trưởng đề nghị, Bình Dương cần tiếp tục triển khai hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, linh hoạt giải quyết các thủ tục, khi có vướng mắc cần họp bàn để có hướng xử lý kịp thời, không để người dân chờ đợi quá lâu.

"Về thị trường lao động, Bình Dương là vùng kinh tế trọng điểm nên cần phải đánh giá kỹ mức độ thiếu hụt lao động tại các doanh nghiệp, nhằm tìm hướng giải quyết. Các doanh nghiệp cũng cần hỗ trợ lương, thưởng, chế độ an sinh để thu hút lao động trở lại làm việc. Cùng với đó, tỉnh cần liên hệ với các địa phương cung ứng lao động để có giải pháp đưa lao động trở lại nhanh, giúp doanh nghiệp hồi phục sản xuất", Thứ trưởng nêu giải pháp.

Ngoài ra, Thứ trưởng đề nghị Bình Dương cần tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ trong thực hiện rà soát đối tượng, bao gồm cả việc tăng tỷ lệ chi trả chính sách và hỗ trợ thông qua tài khoản…

Thông tin thêm về tình hình trên, ông Phạm Anh Thắng, Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ tại TPHCM cho biết, Bình Dương có trên 80% lao động là người ngoại tỉnh, trong bối cảnh giãn cách xã hội, các doanh nghiệp phải ngưng hoạt động đã tạo áp lực lên công tác đảm bảo an sinh xã hội rất nặng nề cho địa phương.

Trong thời gian tới, để giữ chân người lao động, nhất là thu hút lực lượng lao động đã về quê quay trở lại thị trường lao động, tỉnh cần tập trung quan tâm hỗ trợ bằng chính sách tiền mặt, đảm bảo an sinh cho số lao động hiện đang lưu trú tại các khu nhà trọ; sớm có các chính sách an sinh mới tạo niềm tin, thu hút người lao động quay trở lại làm việc.

"Tỉnh phải tính toán cho các kịch bản thiếu nguồn nhân lực trong trường hợp tỷ lệ lớn người lao động không quay trở lại địa phương khi 100% các doanh nghiệp khôi phục các hoạt động sản xuất. Trong các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương hiện vẫn là địa phương phụ thuộc rất lớn từ nguồn lao động ngoại tỉnh", ông Thắng nhấn mạnh. (Dantri.com.vn 28/10, Xuân Hinh)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Dự kiến nâng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM, giảm của Hà Nội

Bộ Tài chính đề xuất nâng 3% tỷ lệ điều tiết ngân sách năm sau cho TP HCM lên 21%, giảm 3% của Hà Nội.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến "Báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 Chính phủ trình Quốc hội". Trong phần dự toán các địa phương, Bộ Tài chính điều tiết để lại cho ngân sách TP HCM trong năm sau dự kiến hơn 21%, tăng thêm 3% (tương đương 6.100 tỷ đồng) so với giai đoạn 2017-2021.

Trước đó vào tháng 5, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho biết sẽ ủng hộ đề án tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP HCM.

Bộ Tài chính ước tính tổng thu ngân sách TP HCM dự kiến năm sau là gần 386.570 tỷ đồng, tăng khoảng 6% so với dự toán năm nay. Với mức này, TP HCM vẫn tiếp tục đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, chiếm 25% tổng thu ngân sách các địa phương.

Tổng các khoản thu phân chia là hơn 196.700 tỷ đồng. Với tỷ lệ điều tiết ngân sách địa phương được hưởng là hơn 21%, TP HCM được giữ lại hơn 41.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% là gần 42.600 tỷ đồng.

Theo đó, tổng phần địa phương được hưởng theo phân cấp là hơn 84.120 tỷ đồng, tăng gần 22% so với dự toán năm 2021.

Còn tổng chi cân đối ngân sách địa phương (bao gồm cả bội thu, bội chi) trong năm sau dự kiến hơn 94.000 tỷ đồng. Bội chi ngân sách TP HCM dự kiến gần 9.900 tỷ đồng.

Còn với Hà Nội, năm nay thành phố cũng đề xuất Chính phủ tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách so với mức 35% hiện tại. Nhưng trong dự thảo của Bộ Tài chính, tỷ lệ này giảm 3% (tương đương gần 5.000 tỷ) so với giai đoạn 2017-2021, về 32%.

Bộ Tài chính dự toán tổng thu ngân sách địa phương của Hà Nội năm sau là khoảng 311.650 tỷ đồng, là địa phương có đóng góp lớn thứ hai sau TP HCM.

Các khoản thu phân chia của Hà Nội gần 165.800 tỷ đồng và với tỷ lệ điều tiết ngân sách thành phố được giữ lại là 32%, Hà Nội được hưởng hơn 53.160 tỷ đồng. Bên cạnh đó, phần thành phố được hưởng 100% là gần 45.800 tỷ đồng. Theo đó, tổng thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp năm sau hơn 98.900 tỷ đồng. (Vnexpress.net 28/10, Quỳnh Trang)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Quảng Trị : Cách chức Phó Ban quản lý chợ đưa người thân vào danh sách tiêm vaccine

Ngày 27/10, UBND huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị cho biết, liên quan đến vụ lập danh sách tiêm vaccine Covid-19 không đúng đối tượng ở Ban Quản lý chợ Kênh (xã Trung Sơn, huyện Gio Linh), UBND huyện đã thành lập tổ công tác để rà soát, sau khi có kết quả đã xử lý các cán bộ liên quan.

Trước đó, sau khi có phản ánh việc tiêm vaccine ở xã Trung Sơn, huyện Gio Linh xảy ra tình trạng một số trường hợp không đúng đối tượng nhưng vẫn được tiêm phòng; trong khi đó, nhiều trường hợp tiểu thương tại chợ Kênh lại nằm ngoài danh sách.

Quá trình kiểm tra, xác minh, UBND huyện Gio Linh xác định, Ban quản lý chợ đã lập thiếu danh sách các tiểu thương buôn bán tại chợ. Bên cạnh đó, ông Võ Đức Kỷ, Phó Ban quản lý chợ Kênh đã cố tình đưa 9 người thân không thuộc diện tiêm phòng vào danh sách.

Theo kết luận của UBND huyện Gio Linh, UBND xã Trung Sơn, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, Ban quản lý chợ Kênh đã thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến ông Võ Đức Kỷ đưa người thân không đúng đối tượng vào diện tiêm phòng vaccine. Việc làm trên của ông Kỷ đã gây bức xúc trong nhân dân.

Theo đó, UBND huyện Gio Linh quyết định cho thôi giữ chức vụ Phó Ban quản lý chợ Kênh đối với ông Kỷ, UBND xã Trung Sơn căn cứ quy định để chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông này.

Ngoài việc cách chức, cho nghỉ việc với ông Kỷ, các tập thể, cá nhân liên quan trong Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 xã Trung Sơn cũng bị kiểm điểm.

"Sai phạm này là do ông Kỷ. Các cá nhân khác thì sai trong quá trình thẩm định lại danh sách người được tiêm vaccine. Tuy nhiên, do danh sách nhiều người, nên không tránh được sai sót", lãnh đạo huyện Gio Linh cho biết.

Trước đó, vào ngày 22/9, khi địa phương tổ chức tiêm vaccine, một số tiểu thương chợ Kênh, huyện Gio Linh phát hiện có nhiều người không phải là tiểu thương ở chợ, nhưng vẫn nằm trong danh sách được tiêm vaccine Covid-19.

Trước sai phạm trên, UBND huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị giao Thanh tra huyện, Phòng Y tế và các đơn vị liên quan xác minh, để có hình thức xử lý cá nhân sai phạm. (Dantri.com.vn 28/10, Đăng Đức)Về đầu trang

Hải Phòng: Yêu cầu 2 lãnh đạo xã giải trình thông tin tham gia đánh bạc

Ngày 28/10, theo thông tin từ Huyện ủy An Dương (Hải Phòng), Thường trực Huyện ủy An Dương vừa yêu cầu Đảng ủy xã Tân Tiến cùng một số lãnh đạo chủ chốt của xã giải trình về thông tin tham gia đánh bạc, gây xôn xao dư luận.

Trong số cán bộ chủ chốt xã Tân Tiến phải giải trình có ông Vũ Khánh H. - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã; ông Nguyễn Đình T. - Phó Chủ tịch UBND xã.

Trước đó, dư luận địa phương lan truyền thông tin, hình ảnh một số cán bộ chủ chốt xã Tân Tiến đang đánh bạc. Theo hình ảnh, các cán bộ xã Tân Tiến có mặt trong một căn phòng phía dưới chiếu có hình ảnh bộ bài và hình ảnh giống tiền để dưới chỗ ngồi.

Liên quan đến vụ việc, một lãnh đạo UBND xã Tân Tiến cho biết, dư luận địa phương cũng có bàn tán về việc người dân lưu hành hình ảnh một số lãnh đạo chủ chốt xã đánh bạc.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Thường trực Huyện uỷ An Dương đã yêu cầu những người liên quan, Đảng uỷ xã Tân Tiến có văn bản giải trình vụ việc.

Qua xem xét giải trình lần 1 của những người liên quan và Đảng uỷ xã Tân Tiến, Thường trực Huyện ủy An Dương thấy chưa thoả đáng nên đã yêu cầu phải làm lại giải trình.

Huyện uỷ An Dương sẽ tiếp tục xem xét và xử lý nghiêm nếu có dấu hiệu vi phạm kỷ luật Đảng và các quy định của pháp luật. (Baogiaothong.vn 28/10, Nhóm PV)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Loạt thành phố Trung Quốc như "sắp chiến tranh" vì Covid-19

Trung Quốc vừa ghi nhận 23 ca lây nhiễm nCoV trong cộng đồng, giảm một nửa so với mức 50 trước đó một ngày, nâng tổng số ca nhiễm trong đợt bùng phát từ ngày 17/10 lên 270 trường hợp.

Con số này rất nhỏ so với những vùng dịch khác trên thế giới, nhưng các ca nhiễm trải rộng ở nhiều tỉnh và chính sách "không Covid" quyết liệt của Trung Quốc khiến giới chức các địa phương nhanh chóng siết chặt hạn chế, tác động mạnh tới nhiều lĩnh vực như du lịch và dịch vụ ăn uống.

Chính quyền thành phố Hắc Hà với 1,3 triệu dân ở tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc, đình chỉ mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh trong đô thị trừ những ngành thiết yếu, sau khi phát hiện một ca lây nhiễm cộng đồng hôm 27/10.

Người dân và phương tiện cũng không được rời nơi cư trú, người ngoài không được vào nội thành trừ lý do thiết yếu. Xe buýt và taxi cũng ngừng hoạt động, các chuyến bay và một số tuyến tàu hỏa bị đình chỉ hoạt động.

Hiện chưa rõ cụm dịch tại Hắc Hà khởi phát như thế nào và liệu ca nhiễm có liên quan đến những đợt bùng phát ở tỉnh khác hay không.

Giai Mộc Tư, thành phố giáp biên giới Trung - Nga, chưa ghi nhận ca nhiễm cộng đồng nào nhưng cũng cho biết sẽ chuyển sang trạng thái báo động trong một tuần kể từ ngày 3/11. Giới chức yêu cầu các địa điểm du lịch cấm đón khách từ ngoài thành phố, hạn chế số người tập trung nơi công cộng, cũng như đình chỉ việc thăm nhà dưỡng lão và cơ sở tâm thần.

Hai thành phố khác ở Hắc Long Giang gồm Kê Tây và Mẫu Đơn Giang thông báo sẽ kích hoạt chế độ "trước chiến tranh" để đề cao cảnh giác và tăng cường giám sát, dù chưa phát hiện ca nhiễm cộng đồng nào trong một tuần qua.

Các thị trấn nhỏ ở biên giới tây bắc và tây nam Trung Quốc đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao từ nước ngoài, trong khi nguồn lực địa phương rất hạn chế, khiến nỗ lực phòng chống dịch quyết liệt gây ra nhiều gián đoạn với cuộc sống xã hội hơn các thành phố trong nội địa.

Trung Quốc là nước hiếm hoi trên thế giới còn duy trì chiến lược "không Covid", nghĩa là đặt mục tiêu đưa số ca nhiễm về 0. Tuy nhiên, giới chuyên gia nước này cho rằng các biện pháp kiểm soát dịch có thể được nới lỏng khi 85% dân số được tiêm chủng, dự kiến vào đầu năm 2022. (Vnexpress.net 28/10, Vũ Anh)Về đầu trang

Quan chức Trung Quốc bị điều tra vì livestream bán rượu

Một quan chức ở miền đông Trung Quốc bị điều tra vì bán các sản phẩm rượu, vi phạm luật cấm công chức tham gia kinh doanh tư nhân.

Quan chức họ Zhu là cán bộ cấp trung ở phòng quản lý đô thị thành phố Từ Châu, tỉnh Giang Tô. Tài khoản Douyin của ông đã quảng cáo 7 loại rượu và Zhu cũng đến thăm một nhà máy rượu ở tỉnh An Huy để giới thiệu sản phẩm cho 43.000 người theo dõi.

Luật Trung Quốc cấm công chức tham gia hoạt động kinh doanh tư nhân và các quan chức phụ trách kỷ luật đã làm việc với Zhu. Zhu hôm 25/10 livestream thừa nhận đã gặp các quan chức kỷ luật. "Tôi đã vi phạm nguyên tắc, nhưng không phạm luật", Zhu nói, thêm rằng sẽ về hưu trong hai năm tới.

Zhu nói ông bán rượu vì phải giúp trả khoản nợ khoảng 500.000 NDT (78.300 USD) do đứng ra bảo lãnh khoản vay ngân hàng cho một người bạn. Quan chức này thách thức người tố cáo mình ra đối mặt.

Zhu cũng bị cho là chơi game trực tuyến khi đang làm việc. Tài khoản chơi game của Zhu đã bị đình chỉ vì chửi rủa mọi người khi đang chơi. "Điều đó cho thấy quan chức này rất lười nhác", một người dùng Weibo bình luận. "Ông ta thật vô trách nhiệm, thậm chí còn không biết mình đã sai", một người khác cho hay.

Tuy nhiên, một số người dùng Internet đứng về phía Zhu. "Ông ấy không bán hàng để kiếm tiền cho mình. Ông ấy chỉ muốn giúp một người bạn", một người viết trên Douyin.

Quan chức Trung Quốc từng sử dụng Douyin để quảng bá sản phẩm, nhưng đó là chiến dịch quảng cáo để giúp đỡ các nhà bán lẻ địa phương, thường là nông dân. Nhiều quan chức cấp huyện năm ngoái sử dụng các ứng dụng phát trực tiếp để quảng bá nông sản, nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp bị đình trệ trong Covid-19. Họ không nhận được thù lao. (Vnexpress.net 28/10, Huyền Lê)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More