Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 29-9-2020

Post date: 29/09/2020

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

CHÍNH SÁCH MỚI 1

1.                Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm 2020. 1

2.                Sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng. 2

3.                Kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia bị phạt đến 1 triệu đồng. 2

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY.. 3

4.                Lào Cai: “Ngày thứ ba không viết, ngày thứ sáu không đợi” ở thị trấn Phong Hải 3

5.                TPHCM: Ngày thứ bảy đến với dân. 5

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 6

6.                Không bỏ lỡ cơ hội thu hút vốn FDI chất lượng cao. 6

7.                Năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất máy tính cá nhân lớn của thế giới 8

8.                “Bán” gì cho EU?. 8

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 9

9.                Cựu Chủ tịch Chung và cái giá của nước máy sông Đuống. 9

QUẢN LÝ.. 10

10.             Bộ Chính trị hoàn thành chương trình làm việc với 67 đảng bộ trực thuộc Trung ương. 10

11.             Thanh tra Bộ Nội vụ: Chính sách thu hút nhân tài ở Ninh Bình là không đúng quy định  11

12.             Quảng Trị: Nhiều cơ quan không phát hiện ra nguy cơ bảo mật tiềm ẩn. 12

13.             Dự án khẩu hiệu 11 chữ hơn 10 tỉ: UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo làm rõ. 13

14.             DN làm khẩu hiệu mỗi từ gần 1 tỉ: Liên tiếp trúng thầu, tỉ lệ tiết kiệm nhỏ. 14

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 15

15.             TPHCM triển khai đánh giá Chỉ số cải cách hành chính năm 2020. 15

16.             Hòa Bình vận hành Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh. 15

17.             Hải Phòng đặt mục tiêu nằm trong Top 15 địa phương dẫn đầu về chính quyền số. 16

18.             Cuối tháng 11/2020, Đà Nẵng cung cấp ít nhất 50% dịch vụ công trực tuyến mức 4. 16

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 17

19.             Quảng Bình: Hàng loạt cán bộ xã bị kỷ luật vì sai phạm về đất đai 17

THẾ GIỚI 18

20.             Trung Quốc truy đến cùng tiền tham nhũng tuồn ra nước ngoài 18

21.             Nhật Bản muốn phát tiền cho dân về quê làm việc. 19

 CHÍNH SÁCH MỚI

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm 2020

Ngày 25/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 114/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 116/2020/HQ14 của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.

 Nghị định áp dụng với người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (gọi chung là doanh nghiệp) theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 116/2020/QH14.

 Đó là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

 Về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định nêu rõ giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng.

 Tổng doanh thu năm 2020 làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng được giảm thuế theo quy định tại khoản 1 điều này là tổng doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

 Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đối loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 hoạt động không đủ 12 tháng thì tổng doanh thu năm 2020 được xác định bằng tổng doanh thu thực tế trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 chia cho số tháng doanh nghiệp thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 nhân với 12 tháng.

 Nghị định có hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết số 116/2020/HQ14 có hiệu lực thi hành và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020. (TTXVN/VietnamPlus.vn 27/9)Về đầu trang

Sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, sinh hoạt phí đối với sinh viên sư phạm.

 Theo đó, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.

 Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi cho giáo dục, đào tạo tại các địa phương, bộ, ngành theo các quy định hiện hành.

 Nghị định gồm 4 chương, 15 điều và có hiệu lực thi hành từ 15/11 tới. (Tienphong.vn 28/9, Nghiêm Huê)Về đầu trang

Kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia bị phạt đến 1 triệu đồng

Theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 15-11 tới, nếu có hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia sẽ bị phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng.

 Tại hội nghị triển khai các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia do Bộ Y tế tổ chức sáng 28-9, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết Nghị định số 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế do Thủ tướng vừa ký ban hành có hiệu lực từ ngày 15-11 tới đây (thay thế nghị định 176) có nhiều điểm mới về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực rượu, bia.

 Theo đó, tại điều 30 quy định cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia. Phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc); xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống bia.

 Cũng theo quy định này sẽ phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng đối với các hành vi: Úống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu bia.

 Ngoài ra, tại Điều 34 dự thảo Nghị định cũng quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia. Theo đó, dự thảo nghị định nêu rõ phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức nếu: Không tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia trong cơ quan, tổ chức; không tổ chức thực hiện quy định không uống rượu bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức; không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia trong địa điểm không được uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý điều hành; không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không được uống, không được bán rượu, bia tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành. (Nld.com.vn 28/9, D.Thu)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

Lào Cai: “Ngày thứ ba không viết, ngày thứ sáu không đợi” ở thị trấn Phong Hải

Đó là khẩu hiệu, phương châm hành động thực hiện cải cách hành chính thiết thưc, hiệu quả đối với cán bộ, công chức thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, là mục tiêu cao nhất đặt ra của bộ phận “một cửa” ở đây để phục vụ người dân tốt hơn.

 Theo Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phong Hải Lê Văn Dương, thị trấn có 15 tôn, tổ dân phố, trong đó có 10 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn, với 264 hộ, gồm chín dân tộc thiểu số chung sống, trong đó chiếm đa số là dân tộc H’Mông, Dao, Nùng, Thái, Mường…; nhiều thôn ở cách xa trung tâm hàng chục km như Vi Mã, Sín Chải, Sảng Pả, Cốc Né…

 Đa số người dân ở đây đời sống còn rát khó khăn do đường giao thông phần lớn là đi bộ, trình độ dân trí còn hạn chế nên khó “đọc thông, việt thạo”. Do vậy, họ gặp rất nhiều khó khăn khi phải làm giấy khai sinh, khai tử, hồ sơ đất đai, giấy xác nhận, chúng thực theo quy định…; chưa nói phải đi xa hàng chục km để đến trụ sở thị trấn làm các thủ tục nói trên.

 Những lỗi bà con thường gặp là, viết sai họ tên theo giấy khai sinh (do có tên gọi khác ngoài giấy khai sinh), sai địa danh hành chính, điền thiếu thông tin trên phiếu, chữ xấu rất khó đọc dễ gây nhầm lẫn, phải làm lại, mất thời gian, đi lại nhiều tốn kém công sức và thời gian của người dân.

 Xuất phát từ thực tế đó, Đảng ủy, UBND thị trấn Phong Hải quyết định thực hiện cán bộ, công chức bộ phận một cửa thực hiện tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu của người dân,. Sau khi kiểm tra thấy đủ điều kiện thi trực tiếp viết hộ, điền thông tin vào phiếu ghi thông tin theo mẫu quy định đối với từng loại như giấy khai sinh, hộ khẩu, đất đai…

 Chị Nguyễn Thị Kim Phượng, công chức Tư pháp - Hộ tịch thị trấn cho biết, để điền thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ vào phiếu, cần phải cẩn thận, lấy giấy khai sinh hoặc hộ khẩu và chứng minh thư là căn cứ gốc khi có sự không thống nhất về tên đệm, địa danh... ; bên cạnh đó, giải thích cho người dân hiểu và chia sẻ với công chức làm công vụ.

 Chị Phượng cho biết thêm, đây cũng là căn cứ để đánh giá công việc và xếp loại công chức theo từng tuần, tháng và quý; trong tuần cuối tháng 8-2020, chị Phượng đã tiếp nhận và giải quyết được 60 hồ sơ đúng hạn, xếp loại hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

 Cũng từ tháng 5-2020, thị trấn Phong Hải yêu cầu cán bộ, công chức bộ phận một cửa thực hiện “Ngày thứ sáu không hẹn”.

 Theo đó, cán bộ, công chức ở đây sẽ làm xong việc, chứ không làm hết giờ. Tất cả các hồ sơ của người dân về giấy khai sinh, xác nhận theo yêu cầu sẽ được hoàn thành và trả ngay kết quả trong ngày, không hẹn thời gian như trước đây. Các loại hồ sơ, thủ tục phải có thẩm định, phê duyệt của huyện như hộ khẩu, bìa đỏ đất đai… thì hẹn thứ sáu hằng tuần trả kết quả (không quá 15 ngày kể từ khi tiếp nhận yêu cầu của người dân).

 Theo Phó Chủ tịch thị trấn Lê Văn Dương, “Ngày thứ ba không viết” đã tạo thuận lợi cho “Ngày thứ sáu không hẹn”, rút ngắn thời gian chờ đợi của người dân.

 Do trình độ văn hóa hạn chế, nhiều người dân đến làm thủ tục hành chính khai thông tin theo mẫu không đúng quy định hoặc khai nhầm, thiếu nên phải thực hiện nhiều lần. Khi thực hiện mô hình “Ngày thứ ba không viết, ngày thứ sáu không đợi”, cán bộ bộ phận một cửa thực hiện việc này giúp người dân, vừa thuận lợi, vừa giảm được thời gian cho người dân và cán bộ làm nhiệm vụ. Trong ngày thứ sáu, nếu hồ sơ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định sẽ được giải quyết trong ngày, không hẹn trả vào tuần sau.

 Từ đầu năm đến nay, bộ phận một cửa của UBND thị trấn đã tiếp nhận và giải quyết hơn 4.000 hồ sơ cho công dân đúng hạn; riêng từ khi thực hiện “Ngày thứ ba không viết, ngày thứ sáu không đợi”, đã giải quyết được 2.830 hồ sơ đúng hạn (102 hồ sơ địa chính, 65 hồ sơ văn hóa, 2.656 hồ sơ tư pháp), không có hồ sơ tồn đọng, không có kiến nghị, phản ánh của công dân liên quan đến thủ tục hành chính, người dân hài lòng vì rút ngắn thời gian, giảm đi lại nhiều lần, đỡ vất vả hơn rất nhiều. 

Ngoài thực hiện mô hình nêu trên, UBND thị trấn chỉ đạo bộ phận chuyên môn thường xuyên rà soát các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính liên quan đến nhu cầu giải quyết công việc của công dân nhằm kịp thời phát hiện những thủ tục chồng chéo, rườm rà, kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi cho phù hợp, nhất là lĩnh vực tư pháp, lao động, thương binh và xã hội. (Nhandan.com.vn 28/9, Quốc Hồng)Về đầu trang

TPHCM: Ngày thứ bảy đến với dân

Để tạo đột phá rõ nét hơn trong công tác cải cách hành chính, thời gian qua, nhiều địa phương tại TPHCM đã triển khai không ít giải pháp chủ động giải quyết hồ sơ, thủ tục, tháo gỡ khó khăn cho người dân. Những việc làm cụ thể này góp phần xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện của người cán bộ công chức.

 Giữa năm 2019, ông Lê Đức Thắng (ngụ Khu phố 6, phường Thới An, quận 12, TPHCM) phản ánh với Mặt trận khu phố 6 về tuyến đường TA13 xuống cấp trầm trọng. Ngay khi nhận được thông tin, Đảng ủy phường Thới An đã cử người trực tiếp đến nhà ông Thắng ghi nhận phản ánh và tình hình thực tế.

 Từ đề xuất của ông Thắng, Đảng ủy phường Thới An chỉ đạo Chủ tịch HĐND phường tổ chức tiếp xúc với các hộ dân khác trên tuyến đường, sau đó giao UBND phường chủ trì lấy ý kiến nhân dân về nâng cấp tuyến đường trên theo hình thức xã hội hóa. Được sự đồng thuận của người dân, UBND phường nhanh chóng lên kế hoạch cải tạo, nâng cấp đường. Sau hơn 6 tháng, tuyến đường TA13 dài 210m, rộng 12m được cải tạo khang trang, người dân đi lại thuận lợi hơn. Điều đáng mừng là nguồn kinh phí hơn 3,2 tỷ đồng nâng cấp đường 100% đều do người dân đồng lòng đóng góp.

 Theo bà Nguyễn Thị Quế Nhung, Phó Bí thư Đảng ủy phường Thới An, từ cuối năm 2017, Đảng ủy phường bắt đầu triển khai cuộc gặp gỡ giữa các cán bộ, công chức, viên chức, các ban ngành, đoàn thể phường với người dân.

 Cuộc tiếp xúc diễn ra hơn 3 giờ vào thứ bảy hàng tuần. Đối với những buổi gặp gỡ tại văn phòng khu phố, tổ dân phố hoặc các khu dân cư, Đảng ủy phường sẽ lên lịch và thông báo thời gian, địa điểm cho người dân. Trường hợp người dân phản ánh bức xúc qua các kênh khác, Đảng ủy phường sẽ trực tiếp tới nhà dân để lắng nghe ý kiến của họ.

 Bà Nguyễn Thị Quế Nhung cho biết: “Thời gian đầu, người dân còn e dè khi chia sẻ, nhưng sau một thời gian, nhận thấy ý kiến, phản ánh của mình được tiếp nhận và xử lý rốt ráo nên mọi người cởi mở hơn. Trong buổi gặp gỡ, những nội dung có thể giải đáp, tháo gỡ ngay thì chúng tôi trả lời hoặc hỗ trợ trực tiếp, nội dung nào không thuộc thẩm quyền thì sẽ trả lời người dân vào buổi gặp gỡ sau”.

 Đến nay, Đảng ủy phường Thới An đã tổ chức 78 cuộc, gặp gỡ 805 lượt người. Từ các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ ấy, Đảng ủy phường Thới An cũng vận động người dân chung tay cùng chính quyền xây dựng nhiều sân chơi, công viên, nâng cấp đường, hẻm, phân loại rác tại nguồn…

 Ngày thứ bảy đến với dân cũng được nhiều đơn vị ở quận Bình Thạnh thực hiện, như phường 15, phường 19… Cụ thể, tại phường 15, khi biết ông Kim Thanh Tuấn (làm nghề bán khoai dạo, người dân tộc Khmer), ngụ khu phố 1, phường 15 thường chỉ có mặt ở nhà sau 19 giờ. Vậy là các cán bộ phường canh thời gian đến nhà ông Tuấn buổi tối để trả thẻ BHYT tự nguyện, thay vì ông phải đến UBND phường nhận. Cũng từ buổi gặp, cán bộ phường biết những khó khăn của gia đình ông, nhất là việc đóng học phí cho các con ông nên đã lên phương án hỗ trợ.

 Không chỉ có ngày thứ bảy, mà 5 năm nay, cán bộ phường 15, quận Bình Thạnh còn dành thời gian ngoài giờ hành chính các ngày trong tuần để đến nhà trả hồ sơ và giải quyết các vấn đề bức xúc trong dân. Theo đồng chí Nguyễn Huy Nghị, Chủ tịch UBND phường 15, đây cũng là nội dung được Đảng ủy phường 15 quán triệt đến tất cả cán bộ, công chức các bộ phận nhằm tạo sự gần gũi với người dân và giải quyết việc dân một cách nhanh chóng nhất.

 Ngoài việc đến nhà trao thẻ BHYT, cán bộ phường 15 còn dành thời gian các buổi tối đến nhà dân trao giấy khai sinh, khai tử, hộ khẩu, trao tiền trợ cấp tại nhà cho các trường hợp khó khăn trong việc đi lại. Để tạo thuận lợi hơn cho người dân, từ cuối tháng 7-2020, phường 15 thực hiện mô hình “Đăng ký sửa chữa, cải tạo công trình”. Người dân có thể ngồi nhà, nhập các loại giấy tờ xin sửa chữa, cải tạo và nộp qua mạng. Khi có kết quả, cán bộ phường sẽ đến trả hồ sơ tại nhà cho người dân.

 “Khi cán bộ phường hết lòng hỗ trợ người dân, đến tận nhà dân ngoài giờ hành chính để hỗ trợ dịch vụ hành chính, trao trả hồ sơ đã giúp bà con vui, tạo thêm niềm tin yêu, thiện cảm với chính quyền. Và khi ấy, chính quyền phường có phát động bất kỳ phong trào gì làm tốt cho địa phương thì người dân cũng nhiệt tình hưởng ứng”, bà Bùi Thị Hồng Quế, Chủ tịch UBND phường 19, quận Bình Thạnh, đánh giá.

 Thực hiện kế hoạch gần dân và để phục vụ người dân tốt hơn, cuối năm 2018, phường 19 triển khai mô hình 2G (gần dân, giúp dân). Theo đó, cán bộ sẽ đến tận nhà trả kết quả giải quyết hồ sơ cho người dân vào buổi tối, khi trong ngày hồ sơ đó chưa xử lý kịp. Đặc biệt, với những người cao tuổi đang điều trị tại bệnh viện, cán bộ phường tới tận giường bệnh để giúp hoàn tất các loại hồ sơ ủy quyền cho con cháu. (Sggp.org.vn 26/9, Phương Uyên – Hồng Hải)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Không bỏ lỡ cơ hội thu hút vốn FDI chất lượng cao

Việt Nam có khá nhiều điểm hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Vì vậy, ngoài chỉ đạo của Bộ Chính trị, việc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài là động thái mới nhằm tăng cường thu hút vốn FDI có chất lượng cao, thể hiện tầm nhìn chiến lược, phù hợp với bối cảnh mới trong nước và thế giới.

 Để triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài trên tinh thần chủ động tiếp cận các tập đoàn lớn, có công nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành các chuỗi giá trị nhằm vận động, xúc tiến hợp tác đầu tư cùng có lợi, tăng thu hút những dự án chất lượng, quy mô vốn lớn, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và có sự lan tỏa, cũng như thúc đẩy hình thành và hỗ trợ triển khai hiệu quả các chuỗi dự án liên kết, mới đây Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài đã được thành lập theo Quyết định 850/QĐ-TTg ngày 17/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

 Tổ công tác do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng;  Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Phó Tổ trưởng Thường trực với một Phó Tổ trưởng nữa là Thứ trưởng Bộ KH&ĐT. Các thành viên bao gồm: Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Bộ KH&CN,  Bộ VHTT&DL, Bộ LĐTB&XH, Bộ TT&TT và Ngân hàng Nhà nước.

 Đây là một động thái mới, đúng đắn và kịp thời trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về thu hút FDI có chất lượng cao.

 Việt Nam hiện có hơn 32.000 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 378 tỷ USD từ 136 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong bối cảnh các dòng vốn đầu tư thế giới suy giảm khoảng 40% trong năm 2020 do đại dịch COVID-19 thì việc dòng FDI vào Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay chỉ giảm 13,7% vốn đăng ký mới và giảm 5% vốn thực hiện là một minh chứng về sự hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

 Hơn nữa, Việt Nam đang đứng trước cơ hội thu hút các dòng đầu tư FDI công nghệ cao trong xu hướng tăng cường dịch chuyển đầu tư, tái cơ cấu và tái định vị các cơ sở sản xuất nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hạn chế việc quá phụ thuộc vào một thị trường ở khu vực và thế giới. 

Đơn cử, hãng công nghệ Mỹ Nikkei bắt đầu từ tháng 3/2020 đã triển khai kế hoạch sản xuất hàng loạt AirPods, với mức tăng sản xuất 3-4 triệu chiếc AirPod hoặc khoảng 30% mẫu tai nghe không dây tại Việt Nam trong quý II/2020. Google, Microsoft, Panasonic đang có kế hoạch chuyển một số dây chuyền sản xuất từ các nước trong khu vực vào Việt Nam. Một số doanh nghiệp lớn như Pegatron, Amazon và Home Depot cũng coi Việt Nam là một trong những điểm đến của chuỗi cung ứng...

 Việt Nam có khá nhiều điểm hấp dẫn dòng FDI. Đó là quy mô dân số lớn và số người gia nhập tầng lớp trung lưu ngày càng tăng; lực lượng lao động trẻ và có tính cơ động cao; chi phí lao động thấp hơn và giá thuê các khu công nghiệp trung bình cũng thấp hơn 45 đến 50% so với các nước trong khu vực (Thái Lan, Malaysia, Indonesia).

 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam hiện ở nhóm thấp nhất Đông Nam Á, cùng với đó, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, thị thực.

 Bởi vậy, để không bỏ lỡ cơ hội tăng thu hút FDI chất lượng cao, phấn đấu đạt tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018 theo tinh thần Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, chúng ta cần tầm nhìn chiến lược, các chủ trương đúng đắn và kế hoạch cụ thể, với môi trường thể chế, đội ngũ nhân lực chuyên trách thích hợp mà Nghị quyết số 58/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW đã nêu rõ. (Baochinhphu.vn 28/9)Về đầu trang

Năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất máy tính cá nhân lớn của thế giới

Viện nghiên cứu MIC nhận định, khu vực Đông Nam Á sẽ thay thế Trung Quốc để trở thành trung tâm sản xuất máy tính cá nhân toàn cầu.

 Cũng theo Viện nghiên cứu Market Intelligence & Consulting Institute (MIC), ước tính tỷ lệ thị phần của Trung Quốc trong tổng quy mô hoạt động sản xuất máy tính cá nhân toàn cầu sẽ giảm từ 90% xuống còn 40% vào năm 2030. 

Năm 2019, tổng số máy tính cá nhân sản xuất ra trên toàn cầu ước tính khoảng 160 triệu chiếc. Trung Quốc sản xuất khoảng 90% trong số này, phần lớn hoạt động sản xuất chịu sự giám sát của các công ty Đài Loan. Đông Nam Á chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng quy mô sản xuất máy tính cá nhân toàn cầu.

 Trích dẫn trên tờ Nikkei, đến năm 2030, Đông Nam Á sẽ sản xuất khoảng một nửa máy tính cá nhân được sử dụng trên khắp thế giới. Trong đó, Việt Nam và Thái Lan sẽ trở thành 2 trung tâm sản xuất chủ chốt.

 Theo lý giải của Viện nghiên cứu MIC, chi phí lao động tăng cao tại Trung Quốc cũng như việc nhiều doanh nghiệp muốn đa dạng hóa địa điểm sản xuất, dự kiến sẽ khiến hoạt động đầu tư sản xuất máy tính cá nhân tại Đông Nam Á ngày một nhiều hơn. Có thể lấy ví dụ công ty Wistron của Đài Loan sẽ sản xuất máy tính cá nhân dưới sự ủy quyền của thương hiệu Mỹ tại Việt Nam.

 Một số công ty máy tính Đài Loan khác như Compal Electronics đang cân nhắc mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Công ty Quanta Computer, công ty sản xuất máy tính cá nhân theo hợp đồng lớn thứ 3 thế giới, dự kiến sẽ sản xuất máy tính cá nhân tại Thái Lan. 

Công ty Hon Hai Precision Industry hay còn được biết đến với cái tên Foxconn, hiện đang giữ vị trí nhà sản xuất các sản phẩm điện tử lớn nhất thế giới, nhiều khả năng sẽ sản xuất máy tính cá nhân tại Việt Nam.

 Dự kiến, số lượng máy tính cá nhân sản xuất ra trong năm nay sẽ tăng 6% lên 170 triệu chiếc. Đại dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu giao tiếp và học tập từ xa tăng lên, đồng thời cũng khiến cho nhu cầu tìm hiểu kiến thức dựa trên nền tảng của Google tăng cao hơn. (VTV.vn 28/9)Về đầu trang

“Bán” gì cho EU?

Sau gần 2 tháng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực, nông sản liên tục cập nhật tin vui khi cà phê, chanh leo của Gia Lai; dừa xiêm xanh, bưởi da xanh của Bến Tre; gạo thơm của An Giang đã nối tiếp nhau xuất khẩu thành công vào thị trường EU bất chấp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

 Theo thống kê của Bộ NN - PTNT, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có chuyển biến tích cực tại thị trường EU. Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào thị trường này trong tháng 8.2020 đạt 350 triệu USD, tăng 17% so với tháng 7.2020. EU là một thị trường rất khó tính, có sự cạnh tranh hết sức khốc liệt, nhưng bù lại cũng có giá bán rất cao. Vì vậy, việc nông sản Việt Nam thâm nhập vào EU và từng bước cạnh tranh được với các đối thủ trong khu vực là điều rất đáng mừng, và sẽ là cú hích nhằm từng bước nâng cao chất lượng, cải thiện dần năng lực sản xuất của người dân, doanh nghiệp trong nước.

 Sở dĩ, thị trường EU ưa chuộng các nông sản của Việt Nam bởi EU là khu vực không có điều kiện sản xuất những mặt hàng nông sản nhiệt đới. Trong khi đó, Việt Nam lại là nước dồi dào các nông sản, hầu như đáp ứng được tất cả nhu cầu của người dân EU. Trong đó, nhiều mặt hàng từ lâu đã có chỗ đứng ở thị trường này như hạt điều, cà phê, rau củ, thanh long, vải, mật ong… EVFTA chính là “chìa khóa” giúp ngành nông nghiệp có cơ hội gia tăng giá trị sản phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường ở những mặt hàng mà chúng ta có lợi thế.

 Tại thị trường EU, Việt Nam sẽ có lợi thế đối với các loại trái cây nhiệt đới. Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam mới có trái cây nhiệt đới, chúng ta sẽ phải cạnh tranh với nhiều mặt hàng của các quốc gia khác như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines… Đặc biệt là Thái Lan, một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, họ duy trì được thành công này một thời gian dài là bởi trình độ phát triển nông nghiệp cao, luôn có chiến lược bài bản để nghiên cứu, tìm tòi phát triển những mặt hàng mới, chất lượng cao, củng cố và xây dựng thêm những thương hiệu mạnh nhằm tăng sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế.

 Hay như Malaysia, đi sau Thái Lan, họ tập trung chọn cho mình những mặt hàng xuất khẩu khác biệt, có lợi thế vượt trội so với các nước trong khu vực như khế, mít, đu đủ… Philippines cũng chọn những lợi thế xuất khẩu như các sản phẩm từ ngũ cốc, chuối, dứa… 

Từ những kinh nghiệm trên cho thấy, ngoài việc duy trì những mặt hàng nông sản mà chúng ta đã thâm nhập vào thị trường EU thành công, cần tiếp tục duy trì, mở rộng vùng trồng, nâng cao chất lượng, mẫu mã để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm đối với các đối thủ khác. Mặt khác, chúng ta cần xác định để xây dựng mặt hàng trái cây có lợi thế cạnh tranh cao tại thị trường châu Âu, tương tự như cách mà người Malaysia và Philippines đã làm.

 Và dù chúng ta chọn trái cây nào để xuất khẩu sang EU, thì cũng không quên đây là thị trường yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, điều kiện an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc... Chúng ta còn phải từng bước nâng cấp để minh bạch hóa thông tin trong quá trình sản xuất, những yêu cầu bảo đảm điều kiện phúc lợi xã hội khác như vệ sinh, an toàn lao động, chế độ tiền lương...

 Nhiều chuyên gia cho rằng, cơ hội ở phía trước còn rất nhiều, quan trọng là các doanh nghiệp phải chinh phục được thị trường bằng sản phẩm cấp cao, không ngại tìm hiểu, “gõ cửa” các cơ quan, ban, ngành trong và ngoài nước để hỏi kỹ các tiêu quy chuẩn cụ thể với từng thị trường để thỏa mãn yêu cầu dù là khắt khe nhất. Đó là con đường tất yếu nếu muốn mở rộng cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa của mình. (Đại Biểu Nhân Dân 28/9, Chi An)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Cựu Chủ tịch Chung và cái giá của nước máy sông Đuống

“Không có lợi ích nhóm nào ở đây cả”- câu trả lời cử tri của cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung năm ngoái, trước cái giá “cắt cổ” 10.246 đồng/m3 của nhà máy nước sông Đuống.

 Xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội một ngày thường. Người đàn ông ngồi xổm trước nhằng nhịt những máy bơ, ống dẫn. Nước ngầm được bơm lên, qua lần lọc bằng cát, lọc than hoạt tính, lại máy lọc RO. Lõi lọc vừa mới thay 2 tháng đã cáu bẩn, đen xì.

 Đàm Trọng Song, một người dân tháo lõi lọc ra. Chỉ 1 phút sau, bàn tay anh bám dính một lớp nước màu đen kịt, mùi nồng xộc lên tận mũi. Đàm Trọng Song là một trong 250 ngàn hộ/1 triệu dân ở 4 huyện Chương Mỹ, Ứng Hoà, Thanh Oai và Mỹ Đức - khu vực chỉ cách trung tâm TP 40km đang khát nước sạch từ hàng chục năm nay.

 Và khi ngay cả nước ngầm cũng khan hiếm, Song đã phải dùng đồng thời 3 giếng khoan với 9 máy bơm để tìm kiếm nước ăn cho gia đình. Ở Thủ đô mà khổ quá. “Tôi tin, dùng nước nhiễm mặn, dùng nước chưa sạch thì da cũng không thể đẹp, không thể sạch được...”- Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung vào tháng 6 năm ngoái nói trong phiên giải trình về cung cấp nước sạch cho dân.

 Hôm đó, rất hùng biện, ông Chung nói về việc phải đóng sớm 300.000 giếng khoan nông thôn, nơi không ít bị nhiễm thạch tín, không để thẩm thấu ô nhiễm tới mạch nước ngầm. Hôm đó, cựu Chủ tịch nhắc tới danh mục các dự án các nhà máy cấp nước nguồn, nước mặt, tới “công nghệ Đức”…

 Tháng 11 năm ngoái, khi báo chí bóc mẽ “công nghệ Đức” tại Nhà máy nước sông Đuống trong vụ lùm xùm giá nước sông Đuống 10.246 đồng/m3, đắt gấp đôi nước sông Đà, cũng Chủ tịch Chung lên tiếng khẳng định đó là nhà máy hiện đại nhất, khẳng định “Không có lợi ích nhóm nào ở đây cả”.

 Hôm nay, dân vẫn khát, và câu chuyện đầu tư Nhà máy nước sông Đuống với giá thành đắt đỏ, 60% đi vay và giá nước bổ đầu dân lại được nhắc lại. Đúng. Những câu hỏi của dân rất cần có những câu trả lời. Rằng tại sao lại chấp nhận một dự án 5.000 tỉ, đắt gấp hơn 3 lần dự án nhà máy nước sông Đà. Tại sao dân phải chịu giá 10.246 đồng/m3 và 7% tăng mỗi năm. Và tại sao dân lại phải gánh trong giá thành cả lãi suất của 60% tiền vay trong con số 5.000 tỉ kia.

 Trong phóng sự của VTC về gia đình anh Song và cơn khát của cả triệu dân Hà Nội có nhân vật chị Hiện ngồi soạn đồ ăn cho bữa trưa. Và chị bảo thôi thì khuất mắt trông coi. Ai biết trong nước có chất độc gì. Ăn vào độc hại nhưng làm gì còn nước nào mà dùng nữa. Tâm sự thật bẽ bãng và bất lực.

 Nhất là nếu cơn khát và sự bất lực của hàng triệu dân thật sự lại trở thành một thứ con tin cho những cú bắt tay, trở thành cái cớ cho những nhà máy nước với những “sứ mệnh” và “cái tâm” chỉ được nói ra cho có! (Laodong.vn 28/9, Anh Đào)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Bộ Chính trị hoàn thành chương trình làm việc với 67 đảng bộ trực thuộc Trung ương

Đến ngày 27/9/2020, Bộ Chính trị đã hoàn thành chương trình làm việc với tất cả 67 đảng bộ trực thuộc Trung ương. Công tác tổ chức làm việc được các đảng bộ và các cơ quan liên quan chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo, trách nhiệm cao, quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và các quy định, hướng dẫn của Trung ương.

 Tại các buổi làm việc, sau khi nghe đại diện lãnh đạo các đảng bộ trình bày dự thảo các văn kiện và phương án công tác nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025, ý kiến đóng góp của các ban, bộ, ngành Trung ương, các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cho ý kiến vào ba nhóm nội dung gồm: Dự thảo Báo cáo chính trị của cấp uỷ và dự thảo nghị quyết trình đại hội đảng bộ; Dự thảo Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban chấp hành đảng bộ; Đối với phương án nhân sự của cấp uỷ, cho ý kiến về quá trình chuẩn bị nhân sự, số lượng ban chấp hành, ban thường vụ và tiêu chuẩn, nhất là cơ cấu về độ tuổi, tỉ lệ tuổi trẻ, tỉ lệ nữ, tỉ lệ tái cử.

 Bộ Chính trị đánh giá cao, biểu dương những kết quả quan trọng, nổi bật của Đảng bộ Công an Trung ương trong nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đảng bộ Công an Trung ương đã xác định rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, nỗ lực phấn đấu với quyết tâm chính trị cao, có nhiều đổi mới hiệu quả trong lãnh đạo, triển khai thực hiện toàn diện các mặt công tác, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VI đề ra.

 Bộ Chính trị, Ban Bí thư ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Trị, Thanh Hoá đã tạo ra bước phát triển toàn diện hơn về kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, phân tích những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xây dựng và phát triển của mỗi địa phương trong nhiệm kỳ qua.

 Căn cứ vào ý kiến kết luận của lãnh đạo chủ trì Hội nghị và ý kiến các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ban, bộ, ngành Trung ương, các đảng bộ sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dự thảo các văn kiện và phương án công tác nhân sự Đại hội để tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025.

 Như vậy, đến ngày 27/9/2020, Bộ Chính trị đã hoàn thành chương trình làm việc với tất cả 67 đảng bộ trực thuộc Trung ương. Công tác tổ chức làm việc được các đảng bộ và các cơ quan liên quan chuẩn bị nghiêm túc, chu đáo, trách nhiệm cao, quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và các quy định, hướng dẫn của Trung ương. (Tienphong.vn 28/9, Văn Kiên)Về đầu trang

Thanh tra Bộ Nội vụ: Chính sách thu hút nhân tài ở Ninh Bình là không đúng quy định

Theo Kết luận của Thanh tra Bộ Nội vụ, chính sách khuyến khích tài năng và thu hút một số đối tượng là người có trình độ cao về công tác tại tỉnh Ninh Bình là không đúng quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.

 Thanh tra Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông báo số 431/TB-KLTT kết luận việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý biên chế công chức; tuyển dụng công chức; xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức từ cấp huyện trở lên; bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý; số lượng cấp phó và việc ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan hành chính nhà nước của UBND tỉnh Ninh Bình.

 Theo Kết luận này, UBND tỉnh Ninh Bình đã áp dụng Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 15/12/2011 và Nghị quyết số 36/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 sửa đổi Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định về chính sách khuyến khích tài năng và thu hút một số đối tượng là người có trình độ cao về công tác tại tỉnh Ninh Bình là không đúng quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành. Được biết, đến ngày 12/7/2019, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 26/2014/NQ-HĐND bãi bỏ 2 Nghị quyết nêu trên.

 Cùng với đó, quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức, lao động tỉnh Ninh Bình có nội dung chưa phù hợp quy định tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP (về thẩm quyền quyết định thành lập và tiến hành kiểm tra, sát hạch các đối tượng được tuyển dụng trong trường hợp đặc biệt) nhưng chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung.

 Đối với trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức, qua kiểm tra 50 hồ sơ cho thấy, có 5 trường hợp trước đó được tuyển dụng vào viên chức theo chính sách thu hút của tỉnh; 2 trường hợp tốt nghiệp đại học loại giỏi ở nước ngoài nhưng không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục tuyển dụng; 1 trường hợp chưa có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.

 Về bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, tại thời điểm thanh tra, có 2 công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn chức danh theo quy định pháp luật hoặc quy định của UBND tỉnh và 20 trường hợp được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại (trong đó có 16 trường hợp bổ nhiệm, bổ nhiệm lại sau ngày 28/12/2017) nhưng trước đó được tuyển dụng theo chính sách thu hút của UBND tỉnh hoặc được tiếp nhận từ doanh nghiệp, điều động từ đơn vị sự nghiệp,… không đảm bảo trình tự, thủ tục tuyển dụng.

 Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Thanh tra Bộ Nội vụ kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để có hình thức xử lý theo quy định. (Toquoc.vn 28/9, Bảo Trân)Về đầu trang

Quảng Trị: Nhiều cơ quan không phát hiện ra nguy cơ bảo mật tiềm ẩn

Theo nhận xét, đến nay nhiều cơ quan, đơn vị của tỉnh Quảng Trị chưa chú trọng việc kiểm tra, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn thông tin, nên không phát hiện ra những nguy cơ, lỗ hổng, mã độc tiềm ẩn sẵn trong hệ thống.

 Mới đây, trên website Sở TT&TT tỉnh Quảng Trị đã có bài viết về “xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng chính quyền số trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0”. Theo đó, đến nay việc triển khai xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng.

 Về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từng bước được đầu tư đồng bộ, hiện đại, cơ bản đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT phục vụ cho công việc chuyên môn của các cán bộ công chức. Tỷ lệ bình quân máy tính trên số lượng cán bộ công chức đạt trên 90%.

 Bên cạnh đó, 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và hơn 80% UBND cấp xã có mạng nội bộ LAN kết nối Internet qua các đường truyền tốc độ cao. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin đã góp phần thúc đẩy ứng dụng, phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

 Dù vậy, Quảng Trị vẫn còn một số vướng mắc, tồn tại, bao gồm vấn đề an toàn an ninh thông tin mạng. Theo nhận xét, đến nay nhiều cơ quan, đơn vị chưa chú trọng việc kiểm tra, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn thông tin tại cơ quan, đơn vị, vì thế không phát hiện ra những nguy cơ, lỗ hổng, mã độc tiềm ẩn sẵn trong hệ thống từ trước...

 Một trong những biện pháp được đưa ra là tiếp tục nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT trong cán bộ công chức của tỉnh, nhằm hình thành đội ngũ công chức số phục vụ cho việc triển khai chính quyền số trong tương lai. Quảng Trị sẽ ưu tiên bố trí đủ kinh phí cho việc triển khai các chương trình, đề tài, dự án, quy hoạch, kế hoạch ứng dụng, phát triển CNTT đã được phê duyệt. (Ictnews.vietnamnet.vn 28/9, H.A.H)Về đầu trang

Dự án khẩu hiệu 11 chữ hơn 10 tỉ: UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo làm rõ

UBND tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản gửi các sở ngành yêu cầu làm rõ phản ánh về dự án lắp dựng khẩu hiệu 11 chữ tại khu vực đồi Ông Tượng.

 Cụ thể, tại văn bản số 6682/VPUBND-CNXD ngày 28.9 của Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình nêu, vào các ngày 24, 25 và 26.9.2020 có một số bài viết của các cơ quan báo chí về dự án Lắp dựng khẩu hiệu tạo cảnh quan trang trí khu vực đồi ông Tượng.

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình - ông Nguyễn Văn Chương -có ý kiến giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, rà soát lại các nội dung báo chí đã phản ánh, thống nhất ý kiến đề xuất, trình Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30.9.2020.

 Nhiều ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin tỉnh nghèo Hòa Bình cho lắp đặt một câu khẩu hiệu 11 chữ trên đồi Ông Tượng (phường Phương Lâm, TP.Hoà Bình).

 Cụ thể, vào tháng 5.2020, UBND tỉnh Hoà Bình có quyết định số 1071 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Lắp dựng khẩu hiệu gồm 11 từ tạo cảnh quan trang trí khu vực đồi Ông Tượng. Tổng mức đầu tư dự kiến là 10,99 tỉ đồng, do Sở Văn hoá Thể Thao và Du lịch làm chủ đầu tư.

 Về đơn vị trúng thầu gói thầu trên, theo Cổng thông tin doanh nghiệp, Công ty Đầu tư Phát triển Anh Kỳ được thành lập ngày 10.4.2006, trụ sở chính tại số 716, Đường Cù Chính Lan, TP.Hòa Bình.

 Phương án kiến trúc kiểu chữ VnTime chiều cao 10 mét, rộng 1,4 mét, chiều dày 0,6 mét. Vật liệu sử dụng khung chữ kết cấu thép tráng kẽm nhúng nóng, vật liệu bọc bên thành bằng tấm Alumium mặt chính diện bằng thép tấm sơn tĩnh điện, trên mặt đục lỗ bố trí các bóng đèn led, hệ thống đèn led điều khiển tự động hẹn giờ. (Laodong.vn 28/9, Anh Tuấn)Về đầu trang

DN làm khẩu hiệu mỗi từ gần 1 tỉ: Liên tiếp trúng thầu, tỉ lệ tiết kiệm nhỏ

Ngoài gói thầu "Lắp dựng khẩu hiệu tạo cảnh quan trang trí khu vực đồi Ông Tượng" với giá trị gần 11 tỉ đồng, Công ty Đầu tư Phát triển Anh Kỳ còn là đối tác "quen mặt" và liên tiếp trúng thầu nhiều dự án tiền tỉ ở tỉnh Hoà Bình.

 Nhiều ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin tỉnh nghèo Hòa Bình cho lắp đặt một câu khẩu hiệu trên đồi Ông Tượng (phường Phương Lâm, TP.Hoà Bình).

 Cụ thể, vào tháng 5.2020, UBND tỉnh Hoà Bình có quyết định số 1071 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Lắp dựng khẩu hiệu gồm 11 từ tạo cảnh quan trang trí khu vực đồi Ông Tượng. Tổng mức đầu tư dự kiến là 10,99 tỉ đồng, do Sở Văn hoá Thể Thao và Du lịch làm chủ đầu tư.

 Về đơn vị trúng thầu gói thầu trên, theo Cổng thông tin doanh nghiệp, Công ty Đầu tư Phát triển Anh Kỳ được thành lập ngày 10.4.2006, trụ sở chính tại số 716, Đường Cù Chính Lan, TP.Hòa Bình.

 Công ty này do ông Đàm Anh Kỳ giữ chức danh Tổng giám đốc và người đại diện theo pháp luật. Ông Kỳ sinh năm 1974, cũng có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hòa Bình. Ngoài việc kinh doanh, ông Kỳ còn là Phó Chủ tịch Ban Thương vụ Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình và Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Hòa Bình Khóa II (nhiệm kỳ 2015 – 2020).

 Một điểm đáng chú ý liên quan đến công ty này, ngay trước khi trúng gói thầu gần 11 tỉ đồng của tỉnh Hòa Bình, Công ty này đã điều chỉnh ngành nghề kinh doanh của mình từ 48 lên 60 ngành, nghề. Tuy nhiên, lĩnh vực chính của doanh nghiệp này lại là bán buôn, bán lẻ ôtô, xe máy và xe có động cơ khác - là lĩnh vực không liên quan tới gói thầu mà doanh nghiệp này vừa trúng.

 Ngoài gói thầu "Lắp dựng khẩu hiệu tạo cảnh quan trang trí khu vực đồi Ông Tượng", Công ty Đầu tư Phát triển Anh Kỳ còn là "gương mặt thân quen", trúng nhiều gói thầu khác của sở, ban, ngành tỉnh Hòa Bình.

 Từ năm 2016 đến nay, Công ty tham gia 11 gói thầu, trong đó đã trúng 10 gói thầu, không trượt gói nào, 1 gói chưa có kết quả. Chỉ riêng từ đầu năm 2020, Công ty Đầu tư Phát triển Anh Kỳ trúng liên tiếp 3 gói thầu lớn với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình. 

Cụ thể, ngoài gói thầu lắp dựng khẩu hiệu tạo cảnh quan trang trí khu vực đồi Ông Tượng, vào ngày 1.4.2020, bà Bùi Thị Niềm – Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình đã ký Quyết định số 118/QĐ phê duyệt lựa chọn Công ty Đầu tư Phát triển Anh Kỳ trúng gói thầu thi công xây lắp và thiết bị công trình cải tạo, sửa chữa Cung Văn hoá tỉnh Hoà Bình. Gói thầu có trị giá 13.078.269.000 đồng, giá trúng thầu 13.074.562.000 đồng.

 Mới đây nhất, ngày 10.09.2020, bà Bùi Thị Niềm tiếp tục ký QĐ số 492 phê duyệt lựa chọn liên danh Công ty Đầu tư Phát triển Anh Kỳ và Công ty cổ phần thương mại thiết bị kỹ thuật công nghệ cao là đơn vị trúng thầu, gói thầu thi công xây lắp và cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình cải tạo Thư viện tỉnh cũ thành Bảo tàng tỉnh. Giá gói thầu 12.829.393.000 đồng, giá trúng thầu 12.826.888.000 đồng.

 Những gói thầu mà doanh nghiệp Anh Kỳ trúng thầu đều có tỉ lệ tiết kiệm siêu nhỏ. Như gói thầu thi công xây lắp và thiết bị công trình cải tạo, sửa chữa Cung Văn hoá tỉnh Hoà Bình chỉ tiết kiệm được 3,7 triệu đồng, tương đương 0,02% (chưa đến 1%).

 Ở gói thầu cải tạo Thư viện tỉnh cũ thành Bảo tàng tỉnh, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình cũng chỉ tiết kiệm được 2,5 triệu đồng, tương đương 0,01%.

 Trước đó nữa, tháng 7.2019, công ty này nằm trong liên doanh trúng thầu gói thi công, xây lắp Nhà lớp học Trường mầm non xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, Hòa Bình với giá trị hơn 7 tỉ đồng, cũng với tỉ lệ tiết kiệm rất nhỏ,

 Về vấn đề này, phóng viên liên hệ với bà Bùi Thị Niềm - Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hòa Bình, nhưng chưa nhận được phản hồi. (Laodong.vn 28/9, Anh Tuấn)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

TPHCM triển khai đánh giá Chỉ số cải cách hành chính năm 2020

UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch triển khai đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện năm 2020 dựa trên các lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần của các sở, quận, huyện. 

Theo đó, các sở, quận, huyện tự đánh giá, chấm điểm và báo cáo kết quả đánh giá Chỉ số cải cách hành chính cho Sở Nội vụ; phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xã hội học để xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, quận, huyện. Dự kiến trong quý I-2021, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh sẽ công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các sở, quận, huyện.

 Trong một diễn biến liên quan, UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quy định về tổ chức đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trên địa bàn thành phố. Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-10-2020. (Nhandan.com.vn 28/9, Nguyễn Lê)Về đầu trang

Hòa Bình vận hành Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh

Ngày 28/9, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ khai trương Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh  (IOC) tỉnh.

 IOC được VNPT xây dựng với mục tiêu cung cấp số liệu toàn diện về các hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố. Hệ thống có khả năng giám sát và quản lý từ tổng quan đến chi tiết từng tình huống như thống kê các số liệu, chỉ tiêu về tình hình kinh tế-xã hội, công tác cải cách hành chính; thực hiện giám sát trực quan trên bản đồ số; giám sát về an ninh trật tự, phản ánh bất cập đô thị, hệ thống thực hiện camera trí tuệ nhân tạo giám sát đô thị trực tiếp; thực hiện giám sát, điều hành về nhiều lĩnh vực khác như du lịch, y tế, tài nguyên môi trường… nhằm xây dựng Chính phủ điện tử và đô thị thông minh.

 Hiện cả nước đã có 17 tỉnh, thành phố triển khai xây dựng và đi vào vận hành IOC, góp phần tích cực vào việc chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương.

 Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh khẳng định, việc xây dựng trung tâm này nhằm phục vụ cho sự hình thành đô thị thông minh tỉnh tiên tiến, kiểu mẫu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế-xã hội phát triển bền vững. (Baochinhphu.vn 28/9)Về đầu trang

Hải Phòng đặt mục tiêu nằm trong Top 15 địa phương dẫn đầu về chính quyền số

Kế hoạch chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được UBND TP. Hải Phòng ban hành.

 Kế hoạch nhằm cụ thể hóa việc triển khai hiệu quả, đúng mục tiêu Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 749 ngày 3/6/2020. Đây cũng là căn cứ để các sở, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp tại Hải Phòng triển khai chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan, đơn vị mình.

 Trong kế hoạch mới ban hành, UBND TP. Hải Phòng xác định rõ các mục tiêu cơ bản cần đạt được của thành phố đến năm 2025 và 2030 về phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

 Cụ thể, về phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, các mục tiêu cơ bản đến năm 2025 của kế hoạch là: 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, gồm cả thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc tại cấp thành phố, 80% công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

 100% báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội  phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố được thực hiện qua Hệ thống thông tin báo cáo thành phố; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống thông tin báo cáo thành phố với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

 Cũng đến năm 2025, các cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn thành phố; từng bước chia sẻ dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và tổ chức để phát triển kinh tế - xã hội; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; và Hải Phòng nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước về chỉ số phát triển Chính quyền số. (Ictnews.vietnamnet.vn 28/9, M.T)Về đầu trang

Cuối tháng 11/2020, Đà Nẵng cung cấp ít nhất 50% dịch vụ công trực tuyến mức 4

Đà Nẵng đang chỉ đạo các cơ quan trên địa bàn tăng cường triển khai để đến cuối tháng 11/2020 đạt ít nhất 50% dịch vụ công trực tuyến mức 4. Hiện tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 4 của địa phương này đã là 45,1%.

 Thông tin về tình hình triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4 cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng, ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng cho biết, Cổng dịch vụ công thành phố tại địa chỉ https://dichvucong.danang.gov.vn có lợi thế được xây dựng theo mô hình nền tảng, là lõi để dễ dàng định nghĩa dịch vụ công trực tuyến và tiết kiệm chi phí; do đó việc triển khai các dịch vụ trực tuyến mức 3, 4 khá thuận lợi.

 Cụ thể, các cơ quan, đơn vị tại Đà Nẵng chỉ cần đặt yêu cầu, Sở TT&TT sẽ triển khai hoàn thành trong vòng 5 ngày làm việc, không cần chi phí, lập hồ sơ đầu tư.

 Theo số liệu thống kê của Sở TT&TT Đà Nẵng, tính đến cuối tháng 8/2020, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 4 trên Cổng dịch vụ công của thành phố là 759 dịch vụ, đạt tỷ lệ 45,1% trên tổng số 1.683 thủ tục hành chính.

 Như vậy, đến nay Đà Nẵng đã hoàn thành vượt chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4 Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương trong năm 2020 tại Nghị quyết 17 ngày 7/5/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.

 Đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng cho biết, thành phố đang tiếp tục triển khai để đạt chỉ tiêu tối thiểu 50% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đã được UBND thành phố đặt ra trong Kế hoạch 3217 ngày 17/5/2020 về việc triển khai Nghị quyết 17 của Chính phủ trên địa bàn Đà Nẵng. 

“UBND thành phố đã chỉ đạo các cơ quan tăng cường triển khai để đến cuối tháng 11/2020 đạt ít nhất 50% dịch vụ công trực tuyến mức 4 như đã đề ra”, đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng cho hay. (Ictnews.vietnamnet.vn 28/9, M.T)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Quảng Bình: Hàng loạt cán bộ xã bị kỷ luật vì sai phạm về đất đai

Hàng loạt nguyên lãnh đạo và lãnh đạo, cán bộ xã Quảng Lưu (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã bị kỷ luật do có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong cho thuê đất và xây dựng công trình khi chưa có chủ trương đầu tư.

 Trước đó, PV An Ninh Tiền Tệ có phản ánh lên lãnh đạo UBND huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) về việc lãnh đạo UBND xã Quảng Lưu để doanh nghiệp đầu tư xây dựng sân bóng đá khi chưa có thẩm quyền quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư cùng một số sai phạm trong quản lý đất rừng sản xuất trên địa bàn.

 Sau đó, UBKT Huyện ủy Quảng Trạch cho biết, đơn vị đã vào cuộc kiểm tra và có kết luậtn về việc Đảng ủy xã Quảng Lưu giai đoạn 2005-2010 có vi phạm, khuyết điểm khi cho thuê và giao đất rừng sản xuất không đúng thẩm quyền. Cụ thể Ban Thường vụ Đảng ủy xã Quảng Lưu giai đoạn này thiếu trách nhiệm tham mưu, dẫn đến những khuyết điểm của Đảng ủy xã.

 Kết luận cho thấy, trong giai đoạn 2015-2020, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Quảng Lưu cho thuê đất tại sân thể thao của xã để xây dựng sân bóng đá mini không đúng thẩm quyền và đồng ý cho xây dựng sân bóng đá khi chưa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.

 Với những vi phạm, khuyết điểm trên, Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Quảng Lưu, nhiệm kỳ 2005-2010 đã phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm túc. Tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy xã Quảng Lưu nhiệm kỳ 2015-2020 bị khiển trách.

 UBKT Huyện ủy Quảng Trạch xác định, ông Biền Ngân, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Quảng Lưu (nhiệm kỳ 2005-2010) đã cùng với tập thể Đảng ủy xã Quảng Lưu có chủ trương cho thuê đất rừng sản xuất với diện tích hơn hơn 5ha không đúng thẩm quyền; thiếu dân chủ trong việc cho bản thân và một số cán bộ xã thuê đất.

 Năm 2008 và 2009, ông Ngân cùng tập thể Đảng ủy xã Quảng Lưu có chủ trương giao đất rừng sản xuất với diện tích 67,1ha cho nhân dân ở khu vực Sũng Cối, thôn Vân Tiền không đúng thẩm quyền. UBKT Huyện ủy Quảng Trạch đã tiến hành kiểm điểm trách nhiệm và bỏ phiếu quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Biền Ngân.

 Ông Lê Hoàng Cầm, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Lưu (nhiệm kỳ 2015-2020), vào năm 2018 đã cùng tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy xã cho thuê đất xây dựng sân bóng đá mini để kinh doanh là không đúng thẩm quyền, đồng ý cho đầu tư xây dựng sân bóng đá khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Những vi phạm, khuyết điểm trên của ông Cầm đến mức phải xem xét kiểm điểm trách nhiệm và đã bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

 Cá nhân ông Hồ Thăng Long, Chủ tịch UBND xã Quảng Lưu (nhiệm kỳ 2015-2020), với cương vị Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, ông Long đã cho thuê đất làm sân bóng mini sai thẩm quyền. Chưa có quyết định chủ trương đầu tư dự án nhưng đã cùng lãnh đạo UBND xã cho xây dựng sân bóng đá mini và nhà ở điều hành đưa vào hoạt động kinh doanh.

 Những vi phạm, khuyết điểm của ông Long đến mức phải xem xét kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, hiện ông Long đang mắc bệnh hiểm nghèo nên chưa xem xét, xử lý kỷ luật. (Antt.nguoiduatin.vn 28/9)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Trung Quốc truy đến cùng tiền tham nhũng tuồn ra nước ngoài

Trong một bài viết ngày 27-9, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) tuyên bố sẽ tăng cường nỗ lực giám sát nhằm vào các khoản tiền do các quan chức tham nhũng tuồn ra nước ngoài, theo báo South China Morning Post. 

Bài bình luận có tiêu đề "Overseas Is No Haven for Transferring Assets" (Nước ngoài không phải là nơi chuyển nhượng tài sản). Trong nội dung, CCDI hứa sẽ trừng phạt hành vi rửa tiền và truy thu tất cả tài sản mà các quan chức nhà nước có được do tham nhũng.

 CCDI cũng trích dẫn yêu cầu từ các chuyên gia về việc giám sát chặt hơn vấn đề các quan chức nhà nước chuyển tiền ra nước ngoài.

 CCDI cho biết nhiều tài liệu của nhà nước yêu cầu các quan chức phải báo cáo tài sản cá nhân ở nước ngoài và liệu họ có người thân  sống ở nước ngoài hay không. Các quan chức cũng có thể ngồi tù lên tới hai năm nếu không báo cáo các khoản tiền tiết kiệm ở ngân hàng nước ngoài.

 Đồng thời, cơ chế giám sát đối với các khoản kiều hối lớn của quan chức có thể được mở rộng cho toàn bộ người thân trong gia đình của họ và sẽ được báo cáo kịp thời cho cơ quan thanh tra, giám sát kỷ luật.

 “Tội che giấu tiền tiết kiệm ở nước ngoài là một lằn ranh đỏ đối với các quan chức nhà nước. Họ cũng sẽ phạm một tội khác nữa nếu cố tình chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài” - CCDI nhấn mạnh.

 Theo bài bình luận, chính quyền Trung Quốc đã dẫn độ 7.831 kẻ đào tẩu từ 120 quốc gia khác nhau và thu hồi được 19,6 tỉ nhân dân tệ.

 Bài bình luận trên được đăng tải vài ngày sau khi ca sĩ người Canada gốc Hoa Wanting Qu lên mạng xã hội Weibo kêu gọi công lý cho mẹ mình là bà Zhang Mingjie - cựu Phó Giám đốc Cục phát triển và cải cách ở thủ phủ Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc).

 Vào tháng 9-2014, bà Zhang bị bắt với các tội danh tham nhũng, nhận hối lộ và biển thủ công quỹ. Bà Zhang bị cáo buộc đã bán một trang trại quốc doanh trị giá 2,3 tỉ nhân dân tệ với giá chỉ 61.600.000 nhân dân tệ trong một quá trình tái cơ cấu, đồng thời nhận hối lộ lên đến 5.000.000 nhân dân tệ. 

Hồi năm 2018, ông Wu Jianrong - cựu Chủ tịch Cơ quan Sân bay Thượng Hải - cũng đã bị kết án 12 năm tù vì nhận hối lộ hơn 20.000.000 nhân dân tệ và không khai báo hơn 387.000 USD mà vợ ông có trong tài khoản ngân hàng ở Hong Kong. (Plo.vn 28/9, Thùy Dương)Về đầu trang

Nhật Bản muốn phát tiền cho dân về quê làm việc

Làm việc từ xa bùng nổ vì Covid-19 khiến Nhật Bản dự định hỗ trợ khoảng 9.500 USD cho người dân rời Tokyo về quê sinh sống.

 Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch cung cấp tối đa một triệu yen (khoảng 9.500 USD) cho những người đang làm việc ở Tokyo chuyển về quê sống và tiếp tục công việc từ xa. Chương trình trợ cấp này dự kiến bắt đầu từ tháng 4 năm sau.

 Giới chức cũng sẽ cung cấp 3 triệu yen cho những người thành lập các doanh nghiệp công nghệ thông tin mới ở nông thôn. Khi Covid-19 thay đổi cách người dân làm việc, Nhật Bản hy vọng sẽ có thêm nhiều người rời khỏi các thành phố lớn, giúp thay đổi những vùng quê thưa dân.

 Tân Thủ tướng Nhật Bản, Yoshihide Suga đã coi việc đem đến sức sống mới cho nông thôn là ưu tiên hàng đầu. Tạo điều kiện thuận lợi cho những người làm việc tại nông thôn sẽ góp phần giảm thiểu các vấn đề liên quan đến già hóa và sụt giảm dân số.

 Một quỹ trị giá 100 tỷ yen sẽ được dành để phát triển các địa phương. Quỹ này nằm trong ngân sách tài khóa 2021 của chính phủ. Trước đây, Nhật Bản đã có những chương trình hỗ trợ người dân chuyển từ thành phố về nông thôn lập nghiệp. Tuy nhiên, chương trình mới này khác ở điểm sẽ hỗ trợ người dân về quê sống nhưng vẫn giữ việc làm tại Tokyo.

 Coivd-19 đã đẩy mạnh xu hướng làm việc từ xa tại Nhật Bản. Xu hướng này cũng tạo ra cơ hội giảm bớt tình trạng hoạt động kinh tế tập trung quá mức tại Tokyo.

 "Với sự xuất hiện của làm việc từ xa, thời đại của sự lựa chọn làm việc ở thành phố hay các vùng quê đã kết thúc và sự cân bằng đã trở nên khả thi", một chuyên gia trong lĩnh vực việc làm nói với Nikkei.

 Nhật Bản cũng sẽ có hỗ trợ cho các doanh nghiệp IT ở các vùng quê. Chính sách này được thiết kế để thúc đẩy số hóa tại các vùng nông thôn. Nguồn vốn sẽ được các doanh nghiệp dùng cho trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các công nghệ tiên tiến khác. 

Từ tài khóa 2021, chính phủ Nhật cũng sẽ thiết lập hệ thống trợ cấp giúp chính quyền các vùng quê tạo ra một môi trường phù hợp với những người làm việc từ xa. Các khoản trợ cấp khác sẽ trang trải ba phần tư chi phí của các chính quyền địa phương. Khoảng 15 tỷ yen sẽ được dành cho nguồn trợ cấp này trong ngân sách năm tới.

 Nguồn vốn này sẽ được dùng để hỗ trợ cho các văn phòng làm việc vệ tinh hoặc tách biệt với trụ sở chính của các công ty. Mục tiêu của kế hoạch là cho phép người dân làm việc tại các vùng nông thôn mà không phải thay đổi cách thức làm việc như tại Tokyo. (Vnexpress.net 28/9, Tú Anh)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More