Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 21-8-2020

Post date: 21/08/2020

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.                Quyền Bộ trưởng Y tế: “Covid-19 Đà Nẵng là bài học cho các tỉnh”. 1

2.                Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện E báo cáo khẩn việc tiếp nhận, điều trị ca mắc COVID-19. 3

3.                Đại dịch COVID-19 “ăn mòn” tài chính của cả người dân và doanh nghiệp. 3

4.                Quảng Trị: Phó Chủ tịch phường mừng sinh nhật trong khu cách ly cùng vợ là bệnh nhân COVID-19. 5

5.                Trạm trưởng trạm y tế ở Hải Dương bị đình chỉ công tác vì lơ là chống dịch. 5

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 7

6.                Giật mình nỗi sợ “ông lớn” FDI rời Việt Nam.. 7

7.                Cởi trói thủ tục hành chính cho thương mại điện tử. 8

8.                Sẽ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước  9

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 11

9.                Lấy lại niềm tin về dự án PPP giao thông. 11

10.             Cứng nhắc hay vô cảm.. 12

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 13

11.             Thủ tướng: Văn phòng Chính phủ phải giúp "truyền và giữ lửa" tinh thần cải cách. 13

12.             1.000 dịch vụ công trực tuyến: Tiết kiệm 6.722 tỷ đồng mỗi năm.. 15

13.             IOC Thừa Thiên - Huế được Thủ tướng đánh giá cao. 17

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 18

14.             Nhiều “ông tướng dính chàm”. 18

15.             Kỷ luật hàng loạt cán bộ tỉnh Khánh Hòa. 19

16.             Cách chức Phó Trạm trưởng Trạm Y tế ở Thanh Hóa. 20

17.             Kiên Giang: Cách chức Phó Chủ tịch xã xài bằng cấp dỏm.. 21

18.             Gia Lai: Xem xét kỷ luật nguyên Chủ tịch huyện Chư Sê Nguyễn Hồng Linh. 21

THẾ GIỚI 22

19.             Tình báo Mỹ: Quan chức địa phương Trung Quốc giấu dịch Covid-19. 22

20.             Hàn Quốc áp dụng công nghệ 4.0 vào giáo dục phổ thông. 23

 TIÊU ĐIỂM

Quyền Bộ trưởng Y tế: “Covid-19 Đà Nẵng là bài học cho các tỉnh”

Ông Nguyễn Thanh Long nhận định nhiều địa phương lúng túng trong cách xử lý dịch, Bộ Y tế phải thường xuyên điều chuyên gia trung ương hỗ trợ.

 Tình hình dịch Covid-19 tại Đà Nẵng, Quảng Nam đang được kiểm soát, số ca mắc giảm dần trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, các địa phương phải chuẩn bị cho tâm thế dịch sẽ kéo dài. Nếu như không có vaccine, cuộc chiến chống dịch sẽ rất khó khăn, quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh tại buổi giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch với 63 tỉnh thành, ngày 19/8.

 "Đà Nẵng là một ví dụ về vấn đề con người, cơ sở cấp cứu. Dù đã nỗ lực nhưng vẫn phải huy động tổng lực từ trung ương đến hỗ trợ. Nếu dịch xảy ra tại một tỉnh miền núi thì sẽ càng khó khăn hơn. Phải xác định từ nay trở đi sẽ không có lúc nào bình yên, mà sẵn sàng có dịch", quyền Bộ trưởng nói.

 Lần này dịch diễn biến phức tạp. Do đó quyền Bộ trưởng khuyến cáo các địa phương phải nâng cao cảnh giác, có thể xuất hiện chùm ca nhiễm, ca nhiễm tại cộng đồng vì phạm vi lây lan của dịch lần này nhiều.

 "Từng gia đình có thể trở thành ổ dịch. Lần trước chỉ có khoảng 40 ổ dịch, lần này đã lan khoảng 150 ổ dịch. Sẽ tiếp tục có mầm bệnh lây lan trong cộng đồng, trong đó việc kiểm soát Covid-19 tại các cơ sở y tế là điều chúng ta cần để ý", ông Long nói.

 Từ bài học của Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương, vấn đề đặt ra là các địa phương cần phải làm gì khi dịch bệnh xảy ra. Thực tế cho thấy nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong cách xử lý, đấy là lý do Bộ Y tế phải thường xuyên điều chuyên gia trung ương đến hỗ trợ. Các địa phương phải nâng mức cảnh giác ở mức cao nhất để phát hiện sớm và kịp thời cách ly, khoanh vùng, dập dịch để tránh dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.

 Liên quan đến vaccine Covid-19, ông Long cho biết ngành y tế đang tìm mọi phương pháp, dưới mọi góc độ để tiếp cận vaccine. Tuy nhiên, sớm nhất cũng phải 6 tháng cuối năm 2021 mới có vaccine. Từ nay đến lúc đó, cần phải sẵn sàng chiến đấu với dịch. Ông Long yêu cầu các địa phương phải chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm. Ví như Khánh Hòa, tối thiểu phải xét nghiệm đạt 2.000 mẫu bệnh phẩm một ngày, vì đây là địa phương có nhiều khách du lịch. 

Tỉnh Kiên Giang đề xuất Viện Pasteur TP HCM hỗ trợ về năng lực xét nghiệm nếu có dịch bệnh xảy ra nhiều. Ông Long đề nghị không riêng gì Kiên Giang mà các địa phương trong cả nước cần phải chủ động, thực hiện chống dịch theo phương châm "4 tại chỗ", trong trường hợp cần thiết thực sự mới cần đến trung ương hỗ trợ.

 Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đề nghị các địa phương chủ động trong mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế và thực hiện sàng lọc. Đồng thời, các địa phương phải nâng cao năng lực xét nghiệm, chuẩn bị sẵn sàng chống dịch, tránh tâm thế trông chờ, thụ động. Phải chủ động trong các tình huống ca nhiễm tăng để huy động năng lực xét nghiệm. Xét nghiệm rất quan trọng, từ xét nghiệm mới có thể nhanh chóng truy vết, giám sát, cách ly, khoanh vùng, dập dịch.

 Bộ Y tế rút ra nhiều bài học từ đợt dịch này. Đầu tiên là ngành y tế phải phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt, hành động khẩn trương, thần tốc trong chống dịch, nếu chần chừ sẽ rất nguy hiểm. Bài học tiếp theo là truy tìm, cách ly thật nhanh để đưa mầm bệnh ra khỏi cư dân, cộng đồng để cách ly thật nhanh mầm bệnh. Nếu lơ là trong cách ly trường hợp F1 thì sẽ gặp khó khăn.

 Các cơ sở y tế phải có kế hoạch ứng phó chủ động và nhịp nhàng để tránh trường hợp nếu phong tỏa một loạt bệnh viện thì sẽ khó khăn trong khám chữa bệnh cho bệnh nhân cần cấp cứu. Do đó, các địa phương phải lên kịch bản sẵn về việc bệnh viện sẽ sẵn sàng hỗ trợ, tiếp nhận bệnh nhân trong trường hợp trên địa bàn có cơ sở y tế bị "đóng băng".

 "Tôi nhấn mạnh lần nữa, chúng ta phải bảo vệ bằng được điểm cốt tử của bệnh viện như khoa hồi sức, khoa chạy thận nhân tạo và đội ngũ nhân viên y tế, nếu để Covid-19 vào đây thì rất nguy hiểm. Chỉ chậm mấy ngày thì chu kỳ dịch đã nhân lên gấp đôi, vì thế các bệnh viện phải rà soát ngay quy trình chống dịch", ông Long yêu cầu.

 Một bài học nữa, theo quyền Bộ trưởng, là phải dựa vào các tổ chống dịch trong cộng đồng. Đó là các tổ giám sát các trường hợp có yếu tố dịch tễ tại cộng đồng. Hải Phòng, Quảng Nam và nhiều địa phương khác đã làm tốt việc này.

 Bộ Y tế yêu cầu các địa phương rà soát tất cả kịch bản ứng phó phòng chống dịch trên nhiều cấp độ, từ cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị, xét nghiệm... Trong đó có vấn đề tập huấn cho cán bộ y tế về truy vết, lấy mẫu, bệnh viện dã chiến trong trường hợp cần thiết.

 Nhấn mạnh công tác giám sát rất quan trọng, lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu các nhà thuốc phải giám sát chặt trường hợp mua thuốc nghi ngờ như ốm, ho, sốt... Nhà thuốc sẽ bị xử lý nếu không báo cho cơ sở y tế các trường hợp nghi ngờ. Các bệnh viện, nếu để tình trạng bệnh nhân nghi nhiễm lọt qua, cũng sẽ bị xử lý. (Vnexpress.net 20/8, Lê Nga)Về đầu trang

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện E báo cáo khẩn việc tiếp nhận, điều trị ca mắc COVID-19

Tối 19/8, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn hỏa tốc gửi Bệnh viện E yêu cầu BV báo cáo ngay quá trình tiếp nhận và điều trị ca bệnh vừa phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2.

 Cụ thể, theo kết quả công bố của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư chiều 19/8, tại Bệnh viện E phát hiện một ca bệnh (bệnh nhân Lưu Bá N., sinh năm 1933) đang điều trị nội trú tại BV dương tính với SARS-CoV-2.

 Thông qua đường dây nóng, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã chỉ đạo bệnh viện liên hệ và chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 để quản lý, chăm sóc, điều trị. Đồng thời, Cục cũng đã chỉ đạo bệnh viện mời Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội làm việc.

 Để đảm bảo công tác phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện và cộng đồng, Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị Giám đốc Bệnh viện E khẩn trương thực hiện các nội dung sau:

 Nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc quản lý, cách ly triệt để người bệnh, người tiếp xúc với ca bệnh dương tính, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ, kiểm soát nhiễm khuẩn tránh lây nhiễm cho cán bộ y tế, người bệnh và cộng đồng theo qui định. 

Yêu cầu bệnh viện tổng hợp báo cáo ngay quá trình tiếp nhận và điều trị ca bệnh trên trong suốt thời gian điều trị tại BV. Đồng thời yêu cầu bệnh viện báo cáo kết quả làm việc với CDC Hà Nội. (Tienphong.vn 20/8, Thái Hà)Về đầu trang

Đại dịch COVID-19 “ăn mòn” tài chính của cả người dân và doanh nghiệp

Dưới tác động của dịch bệnh COVID-19, người dân và doanh nghiệp bị sụt giảm mạnh về khả năng tài chính do không có doanh thu, không được trả lương…

 Mặc dù tháng 7 là tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2020 nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường, khôi phục lại nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 song cầu nội địa vẫn đang ở mức thấp. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 7 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.799,6 nghìn tỷ đồng, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước.

 Có thể nói, dịch COVID-19 đã gây ra một tác động kép lên cả tổng cung và tổng cầu khi sản xuất đình trệ, tiêu dùng co hẹp. Chính phủ đã tung ra các chính sách, biện pháp để thúc đẩy cả tổng cung và tổng cầu như: gói hỗ trợ lãi suất cho nghiệp, miễn giảm thuế, thúc đẩy đầu tư công, gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng để kích thích nhu cầu người dân,... Tuy nhiên, để triển khai các chính sách này một cách hiệu quả trong giai đoạn tới giúp nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, cần có sự phối hợp của 3 nhóm chủ thể là các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

 Theo quan điểm của TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính), trong bối cảnh toàn nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt đoạn, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn bị hạn chế tại nhiều quốc gia đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp, khách du lịch quốc tế khó đến Việt Nam hơn thì kích cầu nội địa, cả về tiêu dùng, thương mại, dịch vụ là một giải pháp hữu hiệu. Giải pháp này có tác dụng thúc đẩy chi tiêu trong nước, thúc đẩy dòng tiền lưu thông, hỗ trợ đắc lực cho các cá nhân, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung phục hồi sau đại dịch.

 Hiện nay, khi hàng hóa xuất nhập khẩu còn bị hạn chế, người dân sẽ chuyển sang dùng hàng nội địa nhiều hơn, dần hình thành thói quen sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước, TS. Độ nhận định.

 Vị chuyên gia kinh tế này lưu ý, dưới tác động của dịch bệnh, nhiều người dân và doanh nghiệp đã bị sụt giảm mạnh về khả năng tài chính do không có doanh thu, không được trả lương… nên sẽ mất nhiều thời gian để có thể quay trở lại chi tiêu như trước khi có dịch. Thậm chí, hiện nay, nhiều người dân lo ngại về những diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh nên chuyển sang tích trữ tài sản, không dám đẩy mạnh tiêu dùng. 

Dù Chính phủ kêu gọi khuyến khích doanh nghiệp tung ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi để kích cầu tiêu dùng trong nước, nhưng chính bản thân doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn, bị hạn chế về vốn, nên đứng trước áp lực lợi nhuận, các doanh nghiệp cũng không thể kéo dài các chương trình kích cầu hoặc khó có thể giảm giá sâu, TS. Độ nêu rõ.

 Đặc biệt, theo ông Nguyễn Đức Độ, "con đường" để thị trường nội địa phát triển hiệu quả còn nằm ở những hy vọng về làn sóng dịch chuyển đầu tư, dịch chuyển các nhà máy từ các nước chịu nhiều rủi ro về dịch bệnh vào Việt Nam. Nếu có sự gia tăng về số lượng và chất lượng đầu tư nước ngoài, người dân sẽ có thêm công ăn việc làm, doanh nghiệp có thêm nguồn cung cho sản phẩm… dòng tiền sẽ trở lại như trước.

 Từ góc nhìn về phía doanh nghiệp, ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để kích cầu tiêu dùng thì bản thân doanh nghiệp cần phải nắm rõ tình hình thực tế thị trường để có quyết định cẩn trọng trong sản xuất, kinh doanh.

 Cụ thể, doanh nghiệp phải bám sát, nắm thông tin dự báo từ các bộ, ngành, định hướng của Chính phủ để chọn chiến lược, kế sách hành động phù hợp cho ngắn hạn và trung hạn.

 Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều gói hỗ trợ quan trọng và hiệu quả. Tuy nhiên, tại thời điểm này, nếu tiếp tục đưa ra các gói kích thích mới một cách vội vàng sẽ dẫn tới các chồng lấn về triển khai chính sách. Điều cần làm lúc này là quan sát diễn biến của dịch, công tác phòng, chống dịch, diễn biến các thị trường, cũng như thói quen, xu hướng tiêu dùng... để từ đó, có tính toán, chiến lược ứng phó phù hợp, ông Nam nêu ý kiến. (VTV.vn 20/8)Về đầu trang

Quảng Trị: Phó Chủ tịch phường mừng sinh nhật trong khu cách ly cùng vợ là bệnh nhân COVID-19

Chiều 19/8, Trung tâm Y tế TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị báo cáo lãnh đạo địa phương về việc chấp hành quy định giãn cách ở khu cách ly y tế liên quan đến cán bộ thuộc diện thành phố quản lý.

 Cụ thể, vào khoảng 19h30 ngày 15/8, có người quen biết sinh nhật ông H.V.C - Phó Chủ tịch UBND phường 5, TP Đông Hà - nên mua bánh sinh nhật gửi vào khu cách ly Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà. Đến 20h cùng ngày, ông H.V.C gọi vợ là bệnh nhân số 904 đang được cách ly đặc biệt sang phòng cách ly của mình để tham gia sinh nhật và chụp ảnh.

 Ngoài hai vợ chồng, trong buổi sinh nhật này còn có con của vợ chồng ông H.V.C, cũng là trường hợp F1. Sau sinh nhật, bệnh nhân 904 trở về phòng. Con của vợ chồng ông H.V.C đã đăng ảnh buổi sinh nhật của gia đình lên mạng xã hội Facebook. Đến tối 16/8, ông H.V.C tiếp tục đem đồ ăn qua cho vợ nên bị nhân viên y tế trong khu cách ly nhắc nhở.

 Cũng theo báo cáo của Trung tâm Y tế TP Đông Hà, gia đình ông H.V.C được đưa vào cách ly y tế tập trung từ tối 6/8. Đến ngày 13/8, vợ ông H.V.C được xác định là mắc COVID-19, là bệnh nhân số 904 và là ca bệnh thứ 7 ở tỉnh Quảng Trị. Bệnh nhân số 904 được cách ly đặc biệt tại Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà.

 Về vụ việc này, Chủ tịch UBND thành phố Đông Hà, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị cho biết: Quan điểm của lãnh đạo thành phố Đông Hà là xử lý nghiêm, không bao che, dung túng một cán bộ phường vi phạm nội quy, quy chế trong khu cách ly y tế và phòng chống dịch COVID-19, gây dư luận không tốt. Sau khi ông H.V.C thực hiện cách ly xong, thành phố sẽ họp xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. (VTV.vn 20/8)Về đầu trang

Trạm trưởng trạm y tế ở Hải Dương bị đình chỉ công tác vì lơ là chống dịch

Trạm trưởng Y tế phường Tứ Minh lơ là phòng chống dịch Covid-19, để một ca nhiễm F1 liên quan đến “ổ dịch” Thế giới bò tươi không khai báo.

 Trước đó, sáng 18/8, khi đi qua chốt kiểm dịch tại đường Thanh Niên gần Quốc lộ 5, chị Đ.T.L. (SN 1994, ở phố Nguyễn Cừ, phường Tứ Minh, TP Hải Dương) bị phát hiện sốt 37,3 độ và khai báo đã đến nhà hàng Thế giới bò tươi ở số 36 đường Ngô Quyền, TP Hải Dương (ổ dịch Covid-19) nên đã bị đưa đi cách ly tập trung. Trước đó, chị L. cùng em trai là Đ.Q.K. đến quán ăn nói trên ngày 29/7.

 Theo văn bản số 1757 ngày 14/8 của Sở Y tế Hải Dương, chị L. thuộc diện F1 do đến nhà hàng Thế giới bò tươi từ ngày 27/7-11/8 nên phải cách ly tập trung 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm. Nếu đã qua 14 ngày thì chị L. phải lấy mẫu xét nghiệm để sàng lọc. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, chị L. phải cách ly tại nhà.

 Tuy nhiên, trong thời gian phải cách ly tập trung theo quy định, chị L. không khai báo y tế. Hết thời hạn cách ly tập trung, đến 16h25 ngày 14/8, chị L. mới gọi điện đến Trạm Y tế phường Tứ Minh thông báo việc cùng em trai đến nhà hàng Thế giới bò tươi ngày 29/7.

 Bà Nguyễn Thị Đoan, Trạm trưởng trạm Y tế phường Từ Minh hướng dẫn chị L. cách ly tại nhà thêm mấy hôm nữa. Tối 17/8, gia đình chị L. khai báo với khu dân cư.

 Đến sáng 18/8, chị L. tự ra khỏi nhà để đi xét nghiệm. Khi qua chốt kiểm dịch đường Thanh Niên thì bị phát hiện có thân nhiệt cao nên phải đi cách ly tập trung.

 Qua đó, việc tiếp nhận thông tin khai báo của Trạm Y tế phường Tứ Minh là không đầy đủ, không lập danh sách theo dõi và báo cáo Trung tâm Y tế thành phố để cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm.

 Trạm trưởng Trạm Y tế phường đã vi phạm quy định tại khoản 1 và 4 điều 3 Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ.

 UBND TP Hải Dương, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP Hải Dương yêu cầu Trưởng Phòng Y tế, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bà Nguyễn Thị Đoan, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định. Thời gian hoàn thành trước 17h ngày 19/8.

 Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương, chị L. đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 vào sáng 19/8 nhưng hiện vẫn phải cách ly tại đây do đang duy trì trạng thái sốt và sẽ tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm. 

Đến nay, tỉnh Hải Dương rà soát được 1.179 trường hợp F1; 4.499 F2 liên quan đến ổ dịch 36 Ngô Quyền, TP Hải Dương. Trong đó, có 697 người cách ly tập trung, 3.765 người cách ly tại nhà.

 Sở Y tế Hải Dương đề nghị các đơn vị tiếp tục điều tra, truy vết các trường hợp liên quan, tiếp xúc F1, F2 của 13 bệnh nhân: 751, 867, 906, 907, 908, 950,963, 970, 971, 972, 973, 977, 978. Tổ chức phun khử khuẩn tại các khu vực có nguy cơ cao; đồng thời điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp có yếu tố dịch tễ đi từ vùng dịch về, đang có biểu hiện, triệu chứng gửi về Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương để xét nghiệm chẩn đoán. (Baogiaothong.vn 20/8, Việt Hòa)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Giật mình nỗi sợ “ông lớn” FDI rời Việt Nam

Một trong những giải pháp để các doanh nghiệp FDI "ăn sâu bám rễ" tại thị trường Việt Nam là củng cố nội lực doanh nghiệp trong nước, từ đó thiết lập mối liên kết chặt chẽ với khối ngoại.

 Ngay sau khi có thông tin sẽ chuyển một phần dây chuyền sản xuất smartphone từ Việt Nam sang Ấn Độ, Samsung Việt Nam đã ngay lập tức lên tiếng phủ nhận. Đại diện tập đoàn này cho biết, hiện tại, các nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung đặt tại Bắc Ninh và Thái Nguyên đang hoạt động bình thường, không có liên quan gì đến sự điều chỉnh sản lượng sản xuất của nhà máy tại Ấn Độ.

 Mặc dù thông tin đã được phía chủ nhân đính chính nhưng chắc chắn nhiều người trong chúng ta không khỏi giật mình bởi Samsung là một tập đoàn lớn, đóng góp nhiều vào kim ngạch XK của Việt Nam mà rời đi thì không biết sẽ ảnh hưởng thế nào. Hiện, Samsung đang trở thành là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 17,3 tỷ USD, tăng gấp 26 lần.

 Bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN (Bộ KH&ĐT), cho biết, năm 2019, Việt Nam đón 38 tỷ USD vốn FDI, cao nhất trong 10 năm. Việt Nam vào tốp 3 ASEAN về thu hút FDI, bình quân 3 tỷ USD/tháng.

 Đáng chú ý, doanh nghiệp (DN FDI) chiếm tới 20% GDP, 25% thu thuế, gần 70% xuất khẩu (trong đó Samsung chiếm tới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam).

 Mặt khác, mối liên kết giữa các DN Việt Nam với DN FDI đang rất hạn chế. Đây là lý do khiến một số DN FDI đã từng "dọa" sẽ dời Việt Nam. Hiện, DN Việt Nam chủ yếu tham gia vào các công đoạn đơn giản: gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp, tính bền vững không cao, tỷ lệ nội địa hoá (30-40%).

 Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2019 của VCCI cho thấy chỉ 15% DN trong nước bán hàng hóa và dịch vụ cho các DN FDI, 8,4% xuất khẩu trực tiếp và 7,4% xuất khẩu gián tiếp thông qua công ty trung gian. 

Hơn nữa từng nhiều lần chỉ ra bất cập của việc cạnh tranh "xuống đáy" giữa các địa phương trong thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua, TS. Huỳnh Thế Du, Giảng viên trường Đại học Fulbright Việt Nam phân tích, xét về hiệu quả gắn với hiệu ứng cụm (cluster) thì mỗi DN nên tập trung các hoạt động của mình ở một nơi như Samsung chỉ có một cơ sở sản xuất tại Bắc Ninh thôi chẳng hạn. Hơn thế, các DN cùng ngành nên tập trung lại với nhau để phát huy lợi thế nhờ quy mô. Mỗi DN ý thức rất rõ vấn đề tập trung.

 Tuy nhiên, lý do một số DN FDI lớn có nhiều cơ sở ở Việt Nam là vì chính sách ưu đãi và cạnh tranh của các địa phương. Mục tiêu của họ là lắp ráp nên chỉ cần ba thứ: nhân lực chủ yếu là lao động phổ thông, mặt bằng rộng, các hạ tầng tiện ích.

 Điều này dẫn tới, nếu ưu đãi giữa Việt Nam và Ấn Độ tương nhau thì tốt hơn cho Samsung cũng như một số DN FDI khác là tiếp tục ở lại Việt Nam. Tuy nhiên, họ có thể sẽ dời đi khi ưu đãi ở Ấn Độ đủ hấp dẫn. Đây chính là điều mà Việt Nam cần phải tính tới khi thời gian qua bởi Ấn Độ cũng đang đưa ra nhiều chính sách ưu đãi FDI.

 Đồng thời, nhìn lại quá trình thu hút FDI trong thời gian qua, TS. Huỳnh Thế Du cho rằng có một thực tế cần phải thừa nhận là Việt Nam vẫn chủ yếu làm công đoạn gia công đơn giản như khâu giày, lắp điện thoại, máy in hay con chíp ... cho các DN nước ngoài - phân khúc có giá trị gia tăng thấp nhất. Đây là điểm yếu cần phải cải thiện.

 Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, đánh giá sự liên kết giữa các khu vực DN còn yếu và rời rạc không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các DN mà còn giảm hiệu quả FDI.

 "Đây là bài toán Chính phủ luôn trăn trở: Làm thế nào để có thể thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI? Làm sao để tăng cường liên kết giữa khu vực DN FDI với DN khu vực tư nhân trong nước, không để tình trạng một nền kinh tế có 2 khu vực DN tách rời. Đồng thời thúc đẩy hỗ trợ các DN nhỏ và vừa Việt Nam lớn mạnh để có thể chủ động tham gia, chuyển dịch lên nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu", Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đặt vấn đề. 

Đối với DN FDI, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng cần xác định là một thành phần không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ có chính sách khuyến khích thu hút nhưng cũng yêu cầu các DN FDI cần xây dựng mối quan hệ tương hỗ với các thành phần DN khác trong nước với phương châm cùng lớn mạnh, cùng phát triển. Đồng thời, DN cần phải tăng cường sự liên kết với các DN trong nước, thực hiện chuyển giao kiến thức, công nghệ cho các DN Việt Nam để tạo dựng hệ sinh thái doanh nghiệp hiệu quả, bền vững.

Hơn nữa, trong bối cảnh, Việt Nam đang phải cạnh tranh với nhiều nước trong khu vực, cũng như thế giới trong cuộc đua thu hút các DN FDI dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc, chúng ta cần phải tạo ra sức hấp dẫn riêng. Ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, cho biết lượng vốn đầu tư toàn cầu dự báo sẽ sụt giảm 30-40%. Do vậy, lượng vốn đầu tư vào Việt Nam năm 2020 có khả năng sẽ sụt giảm khoảng 20%. 

Với xu thế này, theo ông Thắng, Việt Nam cần phải đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo yêu cầu, chúng ta phải tạo dựng môi trường kinh doanh vào top ASEAN 4 trước năm 2021, như vậy năm nay phải hoàn thành rồi.

 "Tạo dựng môi trường kinh doanh có nhiều yếu tố như phát triển công nghiệp hỗ trợ, môi trường kinh doanh minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, như vậy mới duy trì vị thế Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài", ông Thắng nhấn mạnh. (Thoibaokinhdoanh.vn 20/8)Về đầu trang

Cởi trói thủ tục hành chính cho thương mại điện tử

Theo đánh giá mới đây của một công ty chuyên nghiên cứu thị trường, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam được đo lường đạt mức 35% mỗi năm, nhanh hơn thị trường Nhật Bản 2,5 lần. Trong năm 2020, tỷ lệ người mua sắm Việt được dự đoán tăng 52%, nâng tổng doanh thu lên đến 10 tỷ USD.

 Cũng theo công ty này, thị trường TMĐT ở Việt Nam trải qua nhiều thay đổi trong giai đoạn cách ly xã hội bởi dịch Covid-19 và khi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng thay đổi các thứ tự ưu tiên. Cũng từ sự chuyển biến này, mới thấy sự cần thiết của các website TMĐT luôn phải nhanh nhạy và nắm bắt xu hướng thị trường. Tuy nhiên, giới chuyên gia bày tỏ lo ngại hoạt động bán hàng trực tuyến (online) cũng như các website TMĐT của các doanh nghiệp (DN) nội địa sẽ khó phát triển thành công nếu như khâu hoạch định chính sách thiếu đi sự cởi mở.

 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho rằng, có sự chậm trễ và lúng túng trong việc ban hành văn bản pháp luật nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn cho kinh doanh trực tuyến. Nhất là khi các hiệp định thương mại như Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)… có tính thông thoáng hơn, đang tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho việc kinh doanh trực tuyến. Thế nhưng trong hoạch định chính sách và ban hành văn bản pháp luật vẫn còn những khúc mắc với DN.

 Cụ thể nhất về vướng mắc trong quản lý nhà nước được thể hiện rõ ở Điều 36.1 Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Theo đó, quy định tất cả các sàn TMĐT, bất kể quy mô, đều phải thực hiện thủ tục cấp phép trước khi hoạt động. Nhiều DN phản ánh phương thức quản lý các sàn TMĐT lớn, nhỏ như nhau là chưa hợp lý do việc này khiến các sàn TMĐT nhỏ hoặc mới phát hành thử nghiệm (startup) bị quản lý quá chặt.

 Thực tế, mặc dù cả nước có khoảng gần 1000 sàn TMĐT được cấp phép, nhưng chỉ cần 20 sàn TMĐT lớn nhất đã chiếm đến 86% tổng doanh thu, còn lại đa phần là các sàn nhỏ. VCCI mong muốn nên có cơ chế quản lý theo hướng giảm bớt các thủ tục đối với các sàn TMĐT nhỏ. Các sàn TMĐT nhỏ chỉ phải thực hiện thủ tục thông báo khi bắt đầu hoạt động, và chỉ phải thực hiện thủ tục cấp phép khi đã phát triển đến một ngưỡng nhất định.

 Hoặc như chính sách về quản lý hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng kém chất lượng trên môi trường điện tử. Dư luận bày tỏ sự đồng tình với mục tiêu của chính sách, do việc áp dụng các biện pháp để quản lý hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng kém chất lượng là cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng, từ đó giúp phát triển TMĐT bền vững. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp quản lý cần được cân nhắc để tránh tạo những bất lợi không cần thiết cho việc phát triển của TMĐT.

 Theo giới chuyên gia, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và khâu hoạch định chính sách trong việc thúc đẩy TMĐT và kinh tế số không chỉ dừng lại ở việc ban hành các văn bản tháo gỡ các khó khăn nảy sinh từ thực tiễn kinh doanh mà trong nhiều trường hợp cần có tính định hướng thị trường để hoạt động bán hàng online ở Việt Nam phát triển lành mạnh và bền vững hơn. (Đại đoàn kết 20/8, Quốc Định)Về đầu trang

Sẽ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước

Bộ Tài chính cho biết, Bộ đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định và theo đó, doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước sẽ được gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 10 năm 2020.

 Cụ thể, thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3/2020 chậm nhất là ngày 20/9; tháng 4 chậm nhất 20/10; tháng 5 chậm nhất là 20/11. Từ tháng 6 đến tháng 10 thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của kỳ tính thuế chậm nhất là ngày 20/12.

 Người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn gửi giấy đề nghị gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (bằng phương thức điện tử; gửi bản giấy trực tiếp đến cơ quan thuế hoặc qua đường bưu điện) cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp một lần  cho toàn bộ các kỳ được gia hạn cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật.

 Trường hợp trong thời gian gia hạn, cơ quan thuế xác định người nộp thuế không thuộc đối tượng được gia hạn, hoặc sau khi hết thời gian gia hạn, phát hiện người nộp thuế không thuộc đối tượng được gia hạn thì cơ quan thuế thông báo  cho người nộp thuế về việc dừng gia hạn và người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế và tiền chậm nộp trong khoảng thời gian đã thực hiện gia hạn vào ngân sách nhà nước.

 Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, căn cứ giấy đề nghị gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, cơ quan thuế không tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được gia hạn (bao gồm cả trường hợp giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt gửi cơ quan thuế sau khi đã nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt).

 Trường hợp cơ quan thuế đã tính tiền chậm nộp đối với các hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc trường hợp được gia hạn theo quy định tại Nghị định này thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh lại và không tính tiền chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

 Bộ Tài chính ước tính, việc thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hoạt động sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2020 sẽ làm số thu ngân sách nhà nước của các tháng đó giảm khoảng 2.200 tỷ đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, số thu ngân sách nhà nước của năm 2020 sẽ không giảm do doanh nghiệp phải thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước trước ngày 20/12/2020. 

Trong những tháng đầu năm, đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến nhiều ngành, nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, trong đó có ngành sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước. Trước tác động nặng nề của đại dịch, việc tái sản xuất và nối lại các chuỗi cung ứng sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước do lượng xe tồn kho cao nên công suất sản xuất, lắp ráp hiện ở mức thấp.

 Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 84/NQ-CP, trong đó có các giải pháp về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước “gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đối với các khoản phải nộp phát sinh từ tháng 3 năm 2020. Thời gian gia hạn không muôn hơn thời điểm 31/12/2020”. (TTXVN/Bnews.vn 20/8, Thùy Dương)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Lấy lại niềm tin về dự án PPP giao thông

Trong khi hầu hết nhà đầu tư dự án đối tác công - tư (PPP) ở nước ta đều trong tình trạng "tay không bắt giặc", chủ yếu trông đợi vào nguồn vốn vay của các ngân hàng thì lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước mới đây cho biết, "khó có thể xem xét, tài trợ vốn cho các dự án giao thông mới”. Nhận định của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho thấy, việc huy động vốn đầu tư để thực hiện đột phá chiến lược về phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải, các tuyến đường cao tốc trong thời gian tới sẽ vô cùng khó khăn.

 Theo tính toán, giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu vốn để thực hiện các dự án đường cao tốc lên tới khoảng 260 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, dự kiến, trong giai đoạn này, Bộ Giao thông - Vận tải sẽ được giao 300 - 350 nghìn tỷ đồng vốn. Nhưng số tiền này cũng phải chia ra thực hiện nhiều mục tiêu khác và chỉ còn chừng 30%, tương ứng với khoảng 100 nghìn tỷ đồng được sử dụng để đầu tư đường cao tốc.

 Như vậy, 160 nghìn tỷ đồng còn lại buộc phải huy động nguồn lực đầu tư từ xã hội. Khẳng định, vai trò của các ngân hàng trong việc huy động nguồn lực này là đặc biệt quan trọng, nhưng chính Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc làm việc với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông - Vận Tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số đơn vị liên quan về Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 cũng phải đặt câu hỏi: Làm thế nào để các ngân hàng tham gia vào các dự án giao thông?

 Có nhiều lý do để ngân hàng “ngại” và “né” các dự án BOT giao thông. Trong đó phải kể đến “tai tiếng” của nhiều dự án giai đoạn trước. Những vướng mắc phát sinh về thu phí tại các trạm BOT dẫn đến doanh thu thực tế thấp hơn dự kiến đã gây nợ xấu và tạo áp lực lớn cho các tổ chức tín dụng. Những tiêu cực, thiếu minh bạch, lợi ích nhóm trong một số dự án đã trở thành “điểm đen” gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong khi đó, bản thân các dự án BOT giao thông do hầu hết đều có quy mô và tổng mức đầu tư lớn, thời gian vay vốn kéo dài nên cũng đã tiềm ẩn nhiều rủi ro cho phía ngân hàng.

 Những yếu tố này khiến mấy năm trở lại đây, nhiều ngân hàng đã phải siết chặt nguồn vốn trung hạn và dài hạn đối với dự án giao thông. Ở thời điểm hiện tại, khi đại dịch Covid - 19 tác động rất tiêu cực đến nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp đổ vỡ, phá sản, tạm dừng hoạt động... càng khiến cho các ngân hàng trở nên dè dặt hơn đối với các dự án BOT giao thông.

 Trong bối cảnh như vậy, đúng như nhận định của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc làm việc kể trên, “không thể dùng mệnh lệnh để ép ngân hàng cho vay”. Muốn ngân hàng tham gia vào dự án giao thông thì chẳng có cách nào khác là chính dự án đó phải có hiệu quả.

 Với Luật PPP vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Chín, chúng ta đã có đủ cơ sở pháp lý minh bạch và chặt chẽ để bảo đảm hiệu quả của phương thức đầu tư PPP nói chung và các dự án PPP trong lĩnh vực giao thông nói riêng. Các ngân hàng cho vay vốn thực hiện dự án PPP chắc chắn cũng sẽ thấy yên tâm hơn nhiều so với giai đoạn chưa có Luật PPP bởi đạo luật này đã có những quy định mới mang tính đột phá để bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

 Trong đó có một cơ chế hết sức quan trọng là chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu của dự án PPP. Cơ chế này được áp dụng với tất cả các dự án PPP khi đáp ứng các điều kiện quy định mà không phân biệt dự án do cơ quan có thẩm quyền lập hay dự án do nhà đầu tư đề xuất, không phân biệt dự án có sử dụng hay không sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng. Nguồn huy động vốn cho các dự án PPP cũng đã được mở rộng hơn, không chỉ có kênh truyền thống là ngân hàng mà Luật còn cho phép doanh nghiệp dự án PPP được phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn thực hiện dự án.

 Tất nhiên, để bảo đảm hiệu quả của từng dự án PPP trên thực tế, đặc biệt là các dự án PPP trong lĩnh vực giao thông thì cùng với cơ sở pháp lý đã được Quốc hội xác lập, điều quan trọng nhất vẫn là khâu triển khai thực thi, là năng lực và trách nhiệm của từng chủ thể trực tiếp tham gia chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, tổ chức đấu thầu... Chỉ có hiệu quả thực sự của dự án, được tính toán cẩn trọng, khoa học, minh bạch, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ - thì vốn đầu tư tư nhân mới có thể chảy vào các dự án giao thông, xây dựng hạ tầng phục vụ cho nhu cầu phát triển của địa phương và đất nước.

 Ở thời điểm này, việc triển khai thật tốt 5 dự án PPP thành phần còn lại của Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, người dân đang nhìn vào hành động thực tế của Nhà nước tại các dự án cụ thể này để lấy lại niềm tin đối với các dự án hợp tác công - tư. (Đại biểu nhân dân 20/8, Hải Lam)Về đầu trang

Cứng nhắc hay vô cảm

Gói tín dụng 16.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp vay để trả lương ngừng việc cho lao động nằm trong gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 của Chính phủ có hiệu lực từ cuối tháng 4 năm nay.

 Không chỉ có giá trị “hà hơi, thổi ngạt”, gói hỗ này còn mang giá trị tinh thần to lớn, là động lực giúp doanh nghiệp và người lao động nỗ lực vượt qua khó khăn để vươn lên. Hy vọng vừa nhen nhóm, nhiều doanh nghiệp đã thất vọng khi phải đối mặt với những hàng rào thủ tục, quy định cứng nhắc đến mức vô cảm.

 Mặc kệ sự kêu gào, cầu cứu của doanh nghiệp, nhiều tổ chức tín dụng vẫn khư khư với các quy định cũ rằng người vay phải có tài sản đảm bảo, phải có phương án kinh doanh tốt và không có nợ xấu…

 Những quy định này vốn đã quá khó với một doanh nghiệp trong điều kiện môi trường làm ăn bình thường, đừng nói đến trong tình hình dịch bệnh hoành hành với chất chồng khó khăn, doanh nghiệp phải cố gắng lắm mới trụ lại, không bị sụp đổ.

 Trong “trạng thái bình thường mới”, các rào cản không những không được dỡ bỏ hoặc hạ thấp, mà còn được gia cố, tôn cao hơn với các điều kiện khắt khe hơn, đặc biệt là yêu cầu doanh nghiệp phải chứng minh được mình đang gặp khó khăn bởi dịch COVID-19, cụ thể là không có doanh thu hoặc nguồn tài chính để trả lương cho người lao động. Chưa kể, thủ tục tài chính phức tạp nên việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ của cơ quan nhà nước chưa thống nhất gây khó cho doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn. 

Khôi hài ở chỗ, khi không có doanh thu hoặc nguồn tài chính để trả lương cho người lao động, nghĩa là doanh nghiệp đã rơi vào trạng thái “chết lâm sàng”, thì còn gì và cần gì để chứng minh? Cái quý giá mà nhiều doanh nghiệp có được lúc này là vẫn một khát vọng cháy bỏng, là sự nỗ lực tột bậc để trụ vững và vươn lên. Đó là thứ quý giá mà không một tài sản đảm bảo nào có thể so sánh được. Tiếc là, điều đó lại không được những tổ chức tín dụng trân quý, lấy đó làm niềm tin để ký thác đồng tiền của mình, làm đồng tiền sinh sôi nảy nở.   

 Vì những rào cản đó, cho đến nay hầu như vẫn chưa có doanh nghiệp nào tiếp cận được gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng. Cũng vì thế, chiếc phao cứu sinh của Nhà nước đối với doanh nghiệp và người lao động, cho đến nay vẫn chưa phát huy được tác dụng. Điều đó cũng cho thấy một thực tế về bộ máy công quyền của chúng ta hiện nay “trên nóng, dưới lạnh”.

 Cần hiểu rằng, ngân hàng - doanh nghiệp - người lao động là một thể cộng sinh, không thể tách rời. Cả ba thành tố này luôn có mối liên hệ chặt chẽ và có thể tạo thành hiệu ứng domino, theo đó doanh nghiệp sụp đổ, ngân hàng cũng không còn khách hàng và dĩ nhiên người lao động sẽ thất nghiệp. Và hiệu ứng domino khác lại tiếp tục diễn ra và lan rộng hơn, gây bất ổn xã hội.

 Hơn bao giờ hết, cần phải dỡ bỏ những hàng rào xơ cứng để cứu hàng vạn doanh nghiệp và hàng triệu người lao động đang trong khó chồng khó. (Tienphong.vn 20/8, Đại Dương)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Thủ tướng: Văn phòng Chính phủ phải giúp "truyền và giữ lửa" tinh thần cải cách

Ngày 20/8, Văn phòng Chính phủ (VPCP) tổ chức kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống (28/8) và Đại hội thi đua yêu nước VPCP giai đoạn 2020 - 2025.

 Trong những năm qua, VPCP đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tham mưu, góp phần tích cực vào việc tăng cường hiệu quả hoạt động của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 VPCP đã thực hiện tốt hơn chức năng xây dựng và quản lý chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; có nhiều giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tham mưu tổng hợp. Chủ động tham mưu chỉ đạo cũng như đề xuất tổ chức thực hiện trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước, nhất là trong xây dựng thể chế, chính sách; chỉ đạo điều hành các chương trình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hội nhập quốc tế; tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử...

 VPCP đã không ngừng đổi mới cách làm việc, xây dựng và thực hiện chặt chẽ quy chế làm việc, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết kịp thời cả các công việc thường xuyên và các vấn đề quan trọng, cấp bách mà thực tiễn đặt ra.

 VPCP đã làm tốt các công tác phục vụ họp, văn thư lưu trữ, biên tập các báo cáo, bài phát biểu của lãnh đạo; bảo đảm thông tin, tuyên truyền; thực hiện chu đáo các nhiệm vụ về quản trị, hậu cần, kỹ thuật, lễ tân, bảo vệ và phục vụ, đáp ứng tốt mọi yêu cầu hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, kể cả làm việc tại trụ sở Chính phủ hay trong các chuyến công tác trong nước và nước ngoài.

 Đặc biệt, thời gian gần đây, trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, cán bộ, công chức VPCP đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời nắm tình hình, tham mưu, đề xuất cho Thủ tướng chỉ đạo và triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh ở các địa phương, góp phần cùng cả nước vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội, đưa Việt Nam trở thành điểm sáng trên thế giới về phòng, chống dịch và không để đứt gãy nền kinh tế.

 "Có thể nói trong bất cứ cục, vụ, đơn vị nào, kể cả các đơn vị sự nghiệp, ở bất kì vị trí công tác nào ở VPCP, tôi đều thấy có nhiều cán bộ, công chức, nhân viên, người lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, tận tụy hết mình và thầm lặng, không quản ngày đêm, điều kiện thời tiết để hoàn thành công việc được giao", Thủ tướng nêu rõ.

 Thủ tướng cũng đánh giá cao việc VPCP có nhiều đổi mới, sáng tạo, tổ chức phát động 6 phong trào thi đua với những khẩu hiệu, nội dung và giải pháp hành động cụ thể, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, hướng tới mục tiêu tạo khí thế thi đua sôi nổi, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao phó. Đặc biệt, ngày hôm qua (19/8), VPCP đã khai trương Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công bố dịch vụ công thứ 1.000 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

 Trong 75 năm qua, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù với các tên gọi khác nhau, VPCP cũng luôn vượt qua khó khăn thách thức, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm nhận trách nhiệm nặng nề và hết sức vẻ vang là trực tiếp tham mưu, giúp việc, phục vụ Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước ta.

 Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đang ở trong một giai đoạn lịch sử đầy thử thách, khó khăn. Chúng ta cần có sự nhận diện sâu sắc, đánh giá đầy đủ về tình hình, cần có chiến lược và sách lược phù hợp. Trên cơ sở đường lối, nguyên tắc đổi mới của Đảng, Chính phủ kiên định chính sách để cải cách mạnh mẽ và linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành vì lợi ích quốc gia, dân tộc; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng, Quốc hội đã đề ra, trước mắt là "mục tiêu kép" - đẩy lùi dịch bệnh và không để đứt gãy các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm tăng trưởng dương.

 Tình hình và bối cảnh đó đòi hỏi VPCP phải ngày càng làm tốt hơn chức năng tham mưu tổng hợp, trực tiếp giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị VPCP tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm.

 Cán bộ, công chức VPCP cần đề cao kỷ luật, kỷ cương công tác; tăng cường đoàn kết nội bộ; nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: "Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh". 

VPCP phải là cơ quan tiên phong trong phát động, thực hiện các phong trào thi đua; là cơ quan điển hình trong cả nước về tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

 Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động VPCP ngày nay phải nhận thức sâu sắc rằng chúng ta được công tác tại VPCP, được tham gia tham mưu, giúp việc, phục vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không chỉ là niềm vinh dự, tự hào to lớn mà còn là trách nhiệm nặng nề và vẻ vang.

 Thủ tướng tin tưởng VPCP sẽ tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, hăng hái thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, tiếp tục ghi thêm những trang sử vẻ vang của VPCP. (VTV.vn 20/8)Về đầu trang

1.000 dịch vụ công trực tuyến: Tiết kiệm 6.722 tỷ đồng mỗi năm

Tính tại thời điểm tích hợp, cung cấp dịch vụ công thứ 1.000 từ ngày 19/8, ước tính tổng chi phí xã hội tiết kiệm được do Cổng Dịch vụ công quốc gia đóng góp khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến là khoảng 6.722 tỷ đồng/năm.

 Ngày 19/8, cùng với lễ khai trương Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dịch vụ công trực tuyến thứ 1.000 đã chính thức được tích hợp vào Cổng Dịch vụ công quốc gia.

 Dịch vụ thứ 1.000 là kê khai, nộp lệ phí trước bạ mức độ 4 và cấp đăng ký, biển số xe mức độ 3 (thí điểm đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh). Dịch vụ này giúp người dân, doanh nghiệp hoàn toàn có thể ngồi tại nhà để khai, nộp lệ phí trước bạ; đồng thời chỉ cần đến cơ quan công an một lần để bấm biển số và lấy biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe.

 Theo số liệu tổng hợp của cảnh sát giao thông, khi triển khai toàn quốc, dịch vụ này sẽ phục vụ khoảng hơn 4 triệu trường hợp đăng ký xe trong một năm. Với việc áp dụng thí điểm tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, ước tính chi phí tiết kiệm được của xã hội tối thiểu khoảng hơn 327 tỷ đồng/năm.

 Dịch vụ thứ 999 là liên thông đăng ký điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và báo cáo tình hình thay đổi lao động sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm thủ tục báo cáo tình hình thay đổi lao động (6 tháng, 1 năm, đột xuất); đồng thời, giúp chia sẻ thông tin, dữ liệu về quản lý lao động giữa các cơ quan đảm bảo việc thực hiện tốt hơn chức năng quản lý giữa các cơ quan.

 Ước tính, dịch vụ này sẽ phục vụ khoảng 800 nghìn đơn vị sử dụng lao động. Nếu thực hiện dịch vụ liên thông điện tử, đơn vị sử dụng lao động sẽ tiết kiệm được ít nhất 2 ngày công/năm, theo đó chi phí tiết kiệm của xã hội hàng năm tối thiểu khoảng hơn 344 tỷ đồng/năm.

 Dịch vụ thứ 998 là đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. Dịch vụ này sẽ phục vụ 780.096 đơn vị tham gia đóng BHXH cho hơn 14,5 triệu lao động và 12,8 triệu BHTN của người lao động hàng tháng. Đây là dịch vụ công thiết yếu, hiện nay các đơn vị lao động hàng tháng đều làm bằng hình thức thủ công như chuẩn bị chứng từ ủy nhiệm chi, đến ngân hàng hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội để đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạng lao động cho người lao động.

 Do đó, nếu thực hiện dịch vụ công trực tuyến, bên cạnh thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, còn giúp mỗi tháng đơn vị sử dụng lao động tiết kiệm được ít nhất 1 ngày công cho việc thực hiện thủ tục này. Nếu chỉ lấy con số 501.044 đơn vị sử dụng lao động đã có giao dịch điện tử với BHXH thì số tiền tiết kiệm của toàn xã hội hàng năm sẽ khoảng hơn 1.329 tỷ đồng/năm.

 Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, để đưa 3 dịch vụ công này tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia là sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan liên quan thuộc Bộ Tài chính, Bộ Công an, Giao thông vận tải, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn VNPT… để cung cấp sự thuận tiện nhất cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19.

 Trong các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tài chính, tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính đã triển khai 959 dịch vụ công trực tuyến gồm: 105 dịch vụ công trực tuyến mức 1; có 282 dịch vụ công trực tuyến mức 2; có 208 dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 364 dịch vụ công trực tuyến mức 4.

 Được biết, trong những năm qua, Bộ Tài chính luôn dành nguồn lực cho cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, minh bạch hóa hoạt động của cơ quan nhà nước, phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp. Đến nay 100% thủ tục hành chính của Bộ Tài chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến, là một trong những bộ, ngành tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính và hiện đại hóa hành chính.

 Tại Cổng Dịch vụ công quốc gia, đến nay đã có 269 dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính được công khai tích hợp. Trong đó bao gồm các dịch vụ công trực tuyến như: thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế và các nghĩa vụ tài chính khác. Có thể khẳng định đây là một cuộc cách mạng số trong ngành Tài chính và khai thác hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin.

 Sau 9 tháng hoạt động (từ 9/12/2019), Cổng Dịch vụ công quốc gia đã phục vụ gần 60 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin, thực hiện dịch vụ, với hơn 14 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trung bình mỗi ngày xử lý 4 nghìn hồ sơ trực tuyến, hàng trăm giao dịch thanh toán trực tuyến. Ước tính tổng chi phí xã hội tiết kiệm được do Cổng Dịch vụ công quốc gia đóng góp khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến (tính tại thời điểm tích hợp, cung cấp dịch vụ công thứ 1.000) là khoảng 6.722 tỷ đồng/năm. (Thoibaotaichinhvietnam.vn 20/8, Hoàng Yến)Về đầu trang

IOC Thừa Thiên - Huế được Thủ tướng đánh giá cao

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Thủ tướng đánh giá cao tỉnh là địa phương ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng đô thị thông minh (ĐTTM) đạt được nhiều hiệu quả mà nổi bật là mô hình IOC đang được nhiều địa phương khác học tập, nhân rộng.

 Theo đó, vào sáng 19/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ tổ chức lễ khai trương trực tuyến Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công bố dịch vụ công trực tuyến thứ 1.000 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

 Buổi lễ được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ đặt tại Văn phòng Chính phủ và trực tuyến đến 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố. Tham gia tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên - Huế có Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.

 Tham gia giới thiệu về IOC, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, với mục tiêu lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, tỉnh triển khai khá sớm các dịch vụ ĐTTM. IOC được chính thức vận hành từ 2/1/2019 và đã triển khai 10 dịch vụ ĐTTM phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền, các cơ quan hành chính nhà nước.

 Ông Phan Ngọc Thọ giới thiệu đến Thủ tướng và hội nghị dịch vụ tiêu biểu “Phản ánh hiện trường” (PAHT). Đây là một kênh “Cảm biến xã hội” để tiếp nhận và xử lý phản ánh của người dân. Qua màn hình giám sát, Thủ tướng và toàn thể hội nghị có thể theo dõi được các chỉ số thực: Tổng số phản ánh 11.743; số phản ánh đã xử lý 11.182; số phản ánh đang xử lý 390; tỷ lệ người dân hài lòng với kết quả xử lý đạt trên 80%.

 Lấy một ví dụ về PAHT, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế giới thiệu với Thủ tướng và toàn thể Hội nghị quy trình tiếp nhận và xử lý một phản ánh cụ thể của người dân về đảm bảo an toàn điện. Tất cả quy trình đều được thực hiện trên phần mềm. Với dịch vụ này, người dân có thể theo dõi kết quả xử lý và thể hiện mức độ hài lòng của mình với kết quả xử lý; qua thời gian đưa vào sử dụng dịch vụ này được người dân hưởng ứng, đồng tình sử dụng và tương tác rất cao.

 Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư cạnh tranh, đơn giản hóa thủ tục hành chính thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, tạo đột phá trong chuyển đổi số hướng tới môi trường “Làm việc không giấy tờ; họp hành không tập trung; giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc; thanh toán không dùng tiền mặt” nhằm thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh quyết tâm và những bước đi của tỉnh thời gian qua trong việc xây dựng chính quyền điện tử. Điều đó được thể hiện bằng việc tỉnh hiện đang đứng thứ 2 nhóm các tỉnh, thành phố về Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam năm 2019. Thủ tướng đánh giá cao Thừa Thiên - Huế là địa phương ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng ĐTTM đạt được nhiều hiệu quả mà nổi bật là mô hình IOC đang được nhiều địa phương khác học tập, nhân rộng. (Kinhtenongthon.vn 19/8, Văn Nghĩa) Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Nhiều “ông tướng dính chàm”

Tại Kỳ họp thứ 47, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung về kỷ luật cán bộ. Theo đó, UBKT Trung ương đã thi hành kỷ luật 2 trung tướng, 6 đại tá quân đội do có vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai. Thời gian qua, có không ít tướng tá quân đội bị thi hành kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, đến khai trừ Đảng, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự, do buông lỏng quản lý đất quốc phòng, hoặc cố tình nhấm nháy tiêu cực gây thiệt hại nặng nề cho Nhà nước.

 UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với Trung tướng Nguyễn Văn Thành (nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4) và Trung tướng Trần Xuân Ninh (nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn 4) vì đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai. Trong số 6 đại tá quân đội bị UBKT Trung ương thi hành kỷ luật tại kỳ họp này, có 3 người bị cảnh cáo, 3 người bị khiển trách, cũng do vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công. 

Cùng lỗi vi phạm tương tự, cách đây chỉ một tháng, UBKT Trung ương cũng đã thi hành kỷ luật một loạt tướng tá quân đội, đề nghị Ban Bí thư xem xét kỷ luật Trung tướng Dương Đức Hòa (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 2). Sau đó, Ban Bí thư đã xem xét và đưa ra hình thức kỷ luật khiển trách Trung tướng Dương Đức Hòa vì vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất quốc phòng, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức Đảng, Bộ Quốc phòng và cá nhân ông Hòa. 

Mới chỉ là điểm sơ trong vòng một tháng qua, đã có hàng loạt tướng tá quân đội bị thi hành kỷ luật bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo do buông lỏng quản lý đất đai, tài sản công gây thất thoát lãng phí. Nếu tính xa hơn một chút, còn rất nhiều tướng tá quân đội đã bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị khai trừ Đảng, truy cứu trách nhiệm hình sự do làm thất thoát tài sản nhà nước với số lượng lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Không ít tướng tá quân đội đã phải hầu tòa để trả lời về những vi phạm đã gây ra.

 Đơn cử như trường hợp của cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Đô đốc Hải quân Nguyễn Văn Hiến mới đây đã bị TAQS Quân chủng Hải quân xét xử với tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. TAQS Quân chủng Hải quân xác định, do sự thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, giám sát, quá tin tưởng vào cấp dưới nên cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã đặt bút ký một số văn bản khiến một số mảnh “đất vàng” đang từ quyền quản lý sử dụng của Nhà nước bị chuyển sang tay tư nhân bất hợp pháp. 

Điều đau lòng là cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến “dính chàm” không phải do trục lợi cá nhân, không phải vì “vinh thân phì gia”, mà do sự thiếu hiểu biết pháp luật, đặt niềm tin nhầm chỗ, dẫn đến hậu quả phải ngồi tù, mất hết danh tiếng. Bi phẫn hơn, cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến từng là người có nhiều công lao bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, từng có nhiều cống hiến cho Hải quân Việt Nam, vậy mà chỉ vì buông lỏng quản lý tạo cơ hội cho cấp dưới làm càn đã phải trả một cái giá quá đắt. 

Tiếc cho cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, vì sau bao năm tháng cống hiến sức lực, phấn đấu, cuối cùng phải vướng vòng lao lý vì sai phạm trong quản lý kinh tế. Song, nếu như cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến biết bản thân không có khả năng trong quản lý kinh tế, thì cần thận trọng hơn trong mỗi cái gật đầu, hay mỗi khi đặt bút ký văn bản nào đó. Nếu vậy, sẽ không thể có chuyện những lô “đất vàng” quốc phòng lọt vào tay tư nhân, cũng không có phiên tòa quân sự đau đớn trên. 

Từ sự việc của cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến và 2 trung tướng quân đội vừa bị UBKT Trung ương thi hành kỷ luật cảnh cáo, cùng nhiều vụ việc khác cho thấy đang có nhiều lỗ hổng trong quản lý và sử dụng đất quốc phòng hiện nay. Chẳng thế mà “sờ” đến đâu lập tức phát hiện sai phạm ở đó. Từ Quân chủng Phòng không không quân, Quân chủng Hải quân, tới Quân khu 2, Quân đoàn 4... hàng loạt tướng tá hoặc là bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hoặc là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 Với những tướng lĩnh cố tình lợi dụng chức vụ quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân, làm giàu bất chính thì không nói làm gì. Việc họ phải trả giá cho hành vi cố tình vi phạm pháp luật về quản lý đất đai để nhận những đồng “tiền bẩn” là điều đương nhiên không có gì phải bàn cãi, thương tiếc.

 Song, cũng có một số trường hợp vô ý phạm tội như cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, thì cần có những biện pháp để bảo vệ cán bộ. Cơ quan chức năng cần có giải pháp bịt ngay các lỗ hổng “chết người” trong quản lý và sử dụng đất quốc phòng. (Daidoanket.vn 20/8, Lê Anh Đức)Về đầu trang

Kỷ luật hàng loạt cán bộ tỉnh Khánh Hòa

Chiều tối 19/8, Tỉnh ủy Khánh Hòa có thông báo về việc kỷ luật cảnh cáo, kỷ luật khiển trách nhiều giám đốc và phó giám đốc các sở ngành có sai phạm trong quá trình công tác theo Thông báo kết luận số 680-TB/UBKTTW ngày 30/8/2019 của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương.

 Theo thông báo trên, Tỉnh ủy Khánh Hòa quyết định kỷ luật Cảnh cáo đối với ông Lê Văn Dẽ (Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh), Trần Hòa Nam (Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh) và ông Võ Tấn Thái (Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh) vì có nhiều sai phạm trong quá trình công tác.

 Cụ thể, ông Lê Văn Dẽ đã vi phạm quyết định 1396 ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025, vi phạm Luật Xây dựng 2014, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm. Ông Trần Hòa Nam đã vi phạm Luật Đầu tư 2005 và quy định về những điều đảng viên không được làm. Còn ông Võ Tấn Thái đã vi phạm Luật Đầu tư 2005, Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013 và vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm.

Ngoài ra, UBKT Tỉnh ủy Khánh Hòa quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với các ông Trần Minh Hải, Nguyễn Văn Nhựt (đều là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh). Theo đó, ông Trần Minh Hải vi phạm Luật Đất đai năm 2013, Quy định số 47 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm. Còn ông Nguyễn Văn Nhựt vi phạm Luật Đấu thầu 2013, Luật Xây dựng 2014, vi phạm Quy định số 47 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

 UBKT Tỉnh ủy Khánh Hòa cũng quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Sỹ Quân (Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh) đã vi phạm Nghị định số 46 ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Thông tư số 77 ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm.

 Trước đó, UBKT Trung ương kết luận: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2010 - 2015, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2011 - 2016, nhiệm kỳ 2016 - 2021, đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc.

 Ban Thường vụ cũng thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra rất nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thất thoát, lãng phí rất lớn tài nguyên đất đai, tài sản và ngân sách nhà nước, ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh, tác động xấu đến kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng.

 Ban Bí thư Trung ương đã ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với các ông Nguyễn Chiến Thắng, Lê Đức Vinh (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Đào Công Thiên (nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh). (Tienphong.vn 20/8, Công Hoan)Về đầu trang

Cách chức Phó Trạm trưởng Trạm Y tế ở Thanh Hóa

Lãnh đạo Trung tâm Y tế thành phố Sầm Sơn vừa ký, ban hành quyết định số 321/QĐ-TTYT về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Phó Trạm trưởng Trạm Y tế phường Quảng Vinh đối với ông Trần Văn Tuấn do thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

 Trước đó, Trung tâm Y tế thành phố Sầm Sơn đã có quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày, kể từ ngày 7-8, đối với ông Trần Văn Tuấn, Phó Trạm trưởng phụ trách Trạm Y tế phường Quảng Vinh do thiếu trách nhiệm trong kiểm soát, giám sát, để người thuộc diện cách ly ở phường Quảng Vinh tham gia các hoạt động cộng đồng. Sau khi phát hiện người có yếu tố dịch tễ liên quan phải cách ly dương tính với virus SARS-CoV-2 (BN 748), có tới 47 F1 ở tám xã, phường, thị trấn của bệnh nhân này.

 Sau một thời gian tạm đình chỉ công tác để kiểm điểm rõ trách nhiệm liên quan, căn cứ kết quả họp Hội đồng kỷ luật và thẩm quyền được giao, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Sầm Sơn đã ký, ban hành quyết định cách chức Phó Trạm trưởng Trạm Y tế phường Quảng Vinh đối với ông Trần Văn Tuấn do thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

 Trung tâm Y tế TP Sầm Sơn cũng đã phân công bác sĩ Phạm Thị Yến, phụ trách Trạm Y tế phường Quảng Vinh. (Nhandan.com.vn 20/8, Mai Luận)Về đầu trang

Kiên Giang: Cách chức Phó Chủ tịch xã xài bằng cấp dỏm

Chiều 19/8, ông Mai Văn Huỳnh, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang) ký quyết định cách chức ông Nguyễn Thanh Hòa, Phó chủ tịch UBND xã Cửa Dương, vì cán bộ này về hành vi sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp.

 Năm ngày trước, ông Hòa bị Hội đồng kỷ luật của huyện Phú Quốc mời lên làm việc. Cuộc họp đi đến thống nhất kỷ luật cách chức ông Hòa với 100% phiếu tán thành.

 Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, người dân Phú Quốc phát hiện ông Hòa đi thi. Trao đổi với phóng viên, ông Hòa thừa nhận việc chưa có bằng tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, ông không nói đến việc sử dụng bằng cấp không hợp pháp.

 Qua xác minh của cơ quan chức năng, ông Hòa đang học đại học tại TP Rạch Giá và nhà trường phát hiện ông này sử dụng bằng cấp dỏm khi rà soát lại văn bằng, chứng chỉ. (Vietnamfinance.vn 20/8, Gia Hân)Về đầu trang

Gia Lai: Xem xét kỷ luật nguyên Chủ tịch huyện Chư Sê Nguyễn Hồng Linh

Ngày 20/8, UBND tỉnh Gia Lai cho biết vừa quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức của tỉnh để xem xét, kiến nghị kỷ luật đối với ông Nguyễn Hồng Linh - Phó giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (nguyên Chủ tịch UBND huyện Chư Sê nhiệm kỳ 2016-2021). Quyết định trên do ông Võ Ngọc Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai ký ban hành số 761-QĐ-UBND.

 Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức của tỉnh có nhiệm vụ họp, xem xét, kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tinh ủy quyết định hình thức kỷ luật (nếu có) đối với ông Nguyễn Hồng Linh trong việc chậm triển khai thực hiện trách nhiệm của người đứmg đầu theo chi đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.

 Theo đó, việc lập hội đồng xem xét hình thức kỷ luật ông Linh có liên quan đến hai vụ việc khiếu nại đông người xảy ra tại huyện Chư Sê nhưng không được xử lý thoả đáng.

 Trước đó, Báo Giao thông đăng tải thông tin: Khi ông Nguyễn Hồng Linh giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Chư Sê đã nhiều lần bị UBND tỉnh Gia Lai nhắc nhở, chấn chỉnh về việc chậm trễ trong giải quyết khiếu nại của người dân địa phương về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn huyện.

 Ông Linh bị lãnh đạo tỉnh Gia Lai phê bình về việc không chấp hành chỉ đạo của tỉnh, để tình trạng người dân khiếu kiện kéo dài, ông Nguyễn Hồng Linh đã bị UBND tỉnh Gia Lai ra quyết định kiểm tra công vụ về việc thực hiện trách nhiệm người đứng đầu huyện Chư Sê. 

Tháng 2/2020, Báo Giao thông đăng tải bài viết: "Gia Lai: Bất thường lô đất vàng giữa trung tâm quy hoạch phố huyện". Bài báo phản ánh việc UBND huyện Chư Sê hơn chục lần sửa quy hoạch, bổ sung quy hoạch Dự án mở rộng khu trung tâm hành chính và khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê. Đáng lưu ý, trong khi các hộ khác phải di dời để phục vụ dự án xây trung tâm hành chính, một hộ dân lại được cấp sổ đỏ lô đất hơn 7.000m2 với 4 mặt tiền.

 Ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã điều động ông Nguyễn Hồng Linh - Chủ tịch UBND huyện Chư Sê về nhận công tác và giữ chức Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh từ ngày 5/8. (Baogiaothong.vn 20/8, Tạ Vĩnh Yên)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Tình báo Mỹ: Quan chức địa phương Trung Quốc giấu dịch Covid-19

Báo cáo tình báo mới nhất của Mỹ cho biết vào đầu tháng 1, các quan chức hàng đầu ở Bắc Kinh không hay biết gì về mối đe dọa của virus SARS-CoV-2 gây ra dịch Covid-19.

 Nguồn tin của The New York Times tiết lộ trong báo cáo mới nhất (được lưu hành nội bộ vào tháng 6), các quan chức tình báo Mỹ cho biết giới chức ở thành phố Vũ Hán và ở tỉnh Hồ Bắc, nơi khởi phát dịch Covid-19 vào cuối năm ngoái, đã cố gắng che giấu thông tin với lãnh đạo trung ương Trung Quốc.

 Thông tin này được cho là phù hợp với thông tin của giới truyền thông và đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc về hệ thống quản trị quốc gia của nước này. Các quan chức địa phương thường giấu kín thông tin với Bắc Kinh vì sợ bị khiển trách, theo một số quan chức Mỹ đương nhiệm và nghỉ hưu. 

Báo cáo bổ sung thêm một số bằng chứng cho thấy sự tắc trách của các quan chức địa phương Trung Quốc dường như là một yếu tố quyết định trong sự lây lan của virus SARS-CoV-2 ở Vũ Hán.

 Đầu tháng 1, các quan chức ở Vũ Hán và chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã cố gắng dập tắt thông tin về đợt bùng phát, một phần vì họ sợ làm "trật bánh" cuộc họp thường niên của Đảng Cộng sản địa phương đang diễn ra vào thời điểm đó.

 Khoảng giữa tháng 1, các quan chức ở Bắc Kinh bắt đầu nhận ra khả năng tàn phá mạnh mẽ của virus SARS-CoV-2. Vào ngày 13-1, Thái Lan cho biết họ đã phát hiện ra một trường hợp virus corona chủng mới, khiến các quan chức Trung Quốc báo động. Họ bắt đầu phổ biến cảnh báo nội bộ về một thảm họa đang xử lý, theo thông tin từ hãng AP.

 Ngày 23-1, Bắc Kinh đã ra lệnh phong tỏa bất thường Vũ Hán, thành phố 11 triệu dân. 

Trước đây, báo cáo tình báo của Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) cũng cho rằng Trung Quốc đã che giấu mức độ bùng phát thực sự của dịch Covid-19 ở nước này, công bố không đủ ca nhiễm và con số tử vong. Theo tài liệu, DHS phân tích và phát hiện trong lúc cố ý hạ thấp mức độ nghiêm trọng của Covid-19, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu và giảm xuất khẩu vật tư y tế.

 Báo cáo tình báo mới không mâu thuẫn với những chỉ trích của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc; nó càng củng cố thêm cho cách quyết sách trước đây của Washington.

 Trong bài phát biểu nhân ngày Quốc khánh 4-7, Tổng thống Trump cáo buộc "sự bí mật, lừa dối và che đậy của Trung Quốc" đã kích hoạt đại dịch toàn cầu. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định chính quyền Mỹ đang "nói sự thật hàng ngày" về "sự che đậy của Bắc Kinh về loại virus gây Covid-19".

 Đến cuối tuần rồi, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro lên tiếng chỉ trích gay gắt Trung Quốc vì đại dịch Covid-19. Ông này cáo buộc Bắc Kinh che giấu dịch bệnh, do đó gây tổn thất nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc "trục lợi" từ đại dịch Covid-19.

 Những lời cáo buộc kết hợp với lời khuyên từ các chiến lược gia chiến dịch tranh cử của ông Trump là hãy tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc để cố gắng chuyển sự chú ý khỏi những thất bại của ông Trump về cách thức xử lý đại dịch và sự hỗn loạn của nền kinh tế Mỹ.

 Theo báo The New York Times ngày 19-8, báo cáo tình báo mới nhất có thể ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Một số cố vấn khác của ông Trump, đặc biệt là ông Navarro, đã ủng hộ kế sách "chia tách" kinh tế với Trung Quốc và nói không với thỏa thuận thương mại.

 Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh cho biết họ đã hành động nhanh chóng để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 và cảnh báo thế giới. Chính quyền trung ương Trung Quốc đã cách chức một số quan chức địa phương có liên quan trong vụ bùng dịch. (Nld.com.vn 20/8, H.Bình)Về đầu trang

Hàn Quốc áp dụng công nghệ 4.0 vào giáo dục phổ thông

Ngày 20/8, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức xúc tiến dự án chuyển đổi các trường học theo mô hình mới mang tên "Trường học tương lai" có thể giảng dạy trực tiếp và trực tuyến, kết hợp công nghệ kỹ thuật số và thân thiện với môi trường.

 Hàn Quốc đang lên kế hoạch chi 18.000 tỷ won (khoảng 15,2 tỷ USD) cho dự án "Trường học thông minh xanh" (GSS) tới năm 2025 dành cho việc nâng cấp hơn 2.800 trường học trên quy mô toàn quốc.

 Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 18/8, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tới thăm Trường Trung học nữ Changdeok, được chọn là "Trường học tương lai" số 1 của thủ đô Seoul, nằm trong dự án GSS thuộc Chính sách Kinh tế mới phiên bản Hàn Quốc (KND).

 Trường Trung học nữ Changdeok có tuổi đời 75 năm, hiện sử dụng hệ thống năng lượng thân thiện với môi trường như các tấm pin năng lượng mặt trời, đồng thời áp dụng hệ thống giảng dạy (toàn bộ các môn học) dựa trên nền tảng kỹ thuật số, đón đầu thời kỳ "không tiếp xúc".

 Tổng thống Moon Jae-in đã tham dự một tiết học được vận hành bằng máy tính bảng, trong đó cài đặt sẵn chương trình học (thay thế sách giáo khoa), một tiết học khoa học vận dụng công nghệ thực tế tăng cường thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh (smartphone), và một tiết học toán bằng phần mềm "Algeomath" do một doanh nghiệp Hàn Quốc tự phát triển.

 Trong khi đó, Bộ Giáo dục Hàn Quốc (MOE) cho biết sẽ công bố phương án sửa đổi chương trình giáo dục cấp tiểu học và trung học cơ sở. Theo đó, MOE sẽ cho giảng dạy môn "Cơ sở trí tuệ nhân tạo" và môn "Toán trí tuệ nhân tạo". Hai môn học tự chọn định hướng nghề nghiệp tương lai này hiện mới chỉ được đưa vào chương trình học ở cấp trung học phổ thông. Dự kiến học sinh tiểu học và trung học cơ sở từ năm 2021 sẽ bắt đầu được học hai môn này.

 Theo MOE, các môn học trong chương trình giáo dục trung học phổ thông tại Hàn Quốc được chia làm 3 loại, gồm môn học chung dành cho các học sinh lớp 10; môn học tự chọn thông thường cho học sinh lớp 11 và 12 (tùy vào sở thích và định hướng nghề nghiệp tương lai của học sinh) và môn học tự chọn cho nghề nghiệp tương lai có nội dung chuyên sâu.

 Các môn học về trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được bổ sung vào nhóm môn học tự chọn cho nghề nghiệp tương lai để giảng dạy cho học sinh lớp 11 và 12. Theo đó, môn "Toán trí tuệ nhân tạo" sẽ tập trung vào nguyên lý toán học liên quan tới trí tuệ nhân tạo. Còn môn "Cơ sở trí tuệ nhân tạo" chú trọng nguyên lý của trí tuệ nhân tạo. Do là hai môn tự chọn nên không bắt buộc học sinh phải học. Các trường sẽ tiến hành khảo sát lấy ý kiến của học sinh trước khi triển khai thực hiện. 

MOE cho biết sẽ thu thập ý kiến về vấn đề trên đến ngày 31/8 tới. Sau đó, từ tháng 9 các nhà xuất bản sẽ bắt đầu soạn và thẩm định sách giáo khoa. Toàn bộ quá trình này dự kiến sẽ mất khoảng một năm nên nhiều khả năng hai môn học này sẽ bắt đầu được áp dụng từ học kỳ II của năm học 2021 tới. (TTXVN/Baotintuc.vn 20/8, Anh Nguyên)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More