Bản tin ngày 20-12-2021

Post date: 20/12/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

tt

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

 
 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

 

Thêm 26 F0 cộng đồng, ổ dịch chợ Tréo-Kiến Giang vẫn còn 13 ca liên quan. 4

Baoquangbinh.vn 20/12

 

Số F0 tăng nhanh, huyện Lệ Thủy cấp tốc dập dịch. 5

Suckhoedoisong.vn 18/12, Hùng Trần – Mai Anh

 

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

 

Quảng Bình nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện với tỉnh Khammouane (Lào) 6

Nhandan.vn 17/12, Hương Giang; TTXVN/Baotintuc.vn/Vnanet.vn 17/12; Vov.vn 17/12; Baophapluat.vn 17/12; Baodautu.vn 18/12; Bienphong.com.vn 18/12

 

"Phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo". 7

Baoquangbinh.vn 20/12, Hiền Chi

 

KINH TẾ

 

Kim ngạch xuất nhập khẩu Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo - Nà Phàu đạt hơn 1,9 tỷ USD.. 8

Congthuong.vn 18/12, Thành Long

 

Làng hoa tất bật vào vụ Tết 10

Giaoducthoidai.vn 19/12, Tiến Việt; Giáo dục và Thời đại 18/12, tr11

 

Bố Trạch: Rộn ràng mùa sản xuất hàng Tết 12

Baoquangbinh.vn 20/12, Hương Trà

 

Tín dụng chính sách - "chìa khóa" giảm nghèo bền vững. 13

Baoquangbinh.vn 18/12, Lan Chi

 

XÃ HỘI

 

Thông tin mới về vụ nhiều hộ dân ấm ức vì bị "ngâm" sổ đỏ ở Quảng Bình. 15

Nld.com.vn 17/12, Hoàng Phúc

 

Hoạt động khai thác, vận chuyển đá ở Trường Xuân: Các doanh nghiệp không thực hiện cam kết?. 16

Baoquangbinh.vn 20/12, Bùi Thành và nhóm PV Bạn đọc

 

Để tiền hỗ trợ đến tay người lao động đúng lúc. 19

Nld.com.vn 19/12, Hoàng Phúc

 

Trên 80% lao động nông thôn học nghề có việc làm.. 20

Baodansinh.vn 18/12, ĐS

 

Phấn đấu tạo việc làm cho 15.500 lao động tỉnh Quảng Bình. 22

Vietnamnet.vn 17/12, Hải Sâm

 

Quảng Bình nâng cao hiệu quả đào tạo nghề trong bối cảnh dịch bệnh. 24

Nhandan.vn 20/12, Hương Giang

 

Trao tiền và quà cho bà con đồng hương Quảng Bình gặp khó khăn do đại dịch. 28

Plo.vn 18/12, Phong Điền

 

Bàn giao 39 nhà an toàn chống bão, lụt cho hộ dân nghèo tại Quảng Bình. 28

Laodong.vn 17/12, Vũ Long; Baotainguyenmoitruong.vn 18/12

 

Tấm lòng của bạn đọc đến với hai hoàn cảnh tại Quảng Bình và Hà Tĩnh. 30

Giadinh.net.vn 17/12, Hùng Trần

 

Những lão nông cược mạng, ngậm ngải tìm trầm xuyên quốc gia (Bài 1): Đổi mạng sống lấy miếng ăn! 31

Danviet.vn 20/12

 

Ứng phó với bão Rai, cấm biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận. 34

Nongnghiep.vn 19/12, Phạm Hiếu

 

BĐBP Quảng Bình: Đảm bảo quân số, thường trực ứng phó bão số 9. 36

Bienphong.com.vn 19/12, Hoài Nam

 

Phong Nha – Kẻ Bàng là 1 trong 39 điểm đến nổi bật nhất thế giới trong năm 2022. 36

Baovanhoa.vn 18/12, Phạm Phú; 1thegioi.vn 19/12; Zingnews.vn 19/12; Nld.com.vn 20/12; Văn hóa 20/12, tr2

 

Hướng đến dòng khách nội địa. 37

Thanhnien.vn 20/12, Trương Quang Nam

 

AN NINH – QUỐC PHÒNG

 

Sử dụng công nghệ cao, 15 thanh niên lừa được 1.000 tỷ đồng. 38

Daidoanket.vn 18/12, Quảng Nghĩa; Giaoducthoidai.vn 18/12; Zingnews.vn 18/12; Nhandan.vn 18/12; Plo.vn 18/12; Truyền hình Thông tấn – Bản tin Thời sự 18/12; Plo.vn 18/12; Congan.com.vn 18/12; Vietnamnet.vn 18/12; VOV.vn 18/12; Baodautu.vn 18/12; TTXVN/Baotintuc.vn 18/12; Thanhnien.vn 18/12; Thuonghieucongluan.com.vn 18/12; Laodong.vn 18/12; Laodongthudo.vn 19/12; Vietnamfinance.vn 19/12; Tienphong.vn 19/12; Baovephapluat.vn 19/12; Baovanhoa.vn 19/12; Baotainguyenmoitruong.vn 19/12; Cadn.com.vn 20/12; Phapluatnet.nguoiduatin.vn 20/12; Kênh VTV1 – Bản tin Chuyển động 24h 19/12; Truyền hình An ninh – Bản tin An ninh 24h 17/12; Công an nhân dân 19/12, tr8

 

Tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ và pháo do người dân tự nguyện giao nộp. 40

Csgt.vn 17/12, Văn Chín

 

Cái kết của nhóm thợ hồ mang dao, ống tuýp, gậy… hỗn chiến để lấy "số má". 41

Nld.com.vn 18/12, Hoàng Phúc; Dantri.com.vn 18/12; Phapluatplus.vn 19/12; Tamnhin.trithuccuocsong.vn 19/12

 

Bí mật bên trong căn nhà của người phụ nữ từng phạm tội chứa mại dâm.. 42

Nld.com.vn 19/12, Hoàng Phúc; Tamnhin.trithuccuocsong.vn 19/12

 

Công an điều tra nhân viên bảo vệ trường bị "tố" sàm sỡ nữ sinh lớp 5. 43

Nld.com.vn 19/12, Hoàng Phúc

 

Gia tăng tình trạng buôn lậu ở biên giới dịp cuối năm.. 44

VTV.vn 19/12

 

Đẩy mạnh xây dựng đơn vị nền nếp, chính quy. 45

Bienphong.com.vn 18/12, Nguyễn Thành Phú

 

Dân quân tự vệ biển - “cánh tay nối dài” bảo vệ chủ quyền biển, đảo. 47

TTXVN/Baotintuc.vn 18/12, Võ Dung

 

Quảng Bình: Vì sao các bị cáo kêu oan?. 49

Lsvn.vn 18/12, Nguyễn Thành

 

I. Thông tin liên quan đến dịch COVID-19

1. Thêm 26 F0 cộng đồng, ổ dịch chợ Tréo-Kiến Giang vẫn còn 13 ca liên quan

(Baoquangbinh.vn 20/12)

Trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 19-12 đến 6 giờ ngày 20-12), Quảng Bình ghi nhận thêm 26 ca nhiễm Covid-19 tại cộng đồng, trong đó 13 ca liên quan đến chùm ca bệnh chợ Tréo-Kiến Giang; trong ngày có 35 ca xuất viện, theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh.

Mời xem nội dung chi tiết trong đường link dưới đây:

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/them-26-f0-cong-dong-o-dich-cho-treo-kien-giang-van-con-13-ca-lien-quan-2196429/

Về đầu trang

2. Số F0 tăng nhanh, huyện Lệ Thủy cấp tốc dập dịch

(Suckhoedoisong.vn 18/12, Hùng Trần – Mai Anh)

Ngày 18/12, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) ghi nhận thêm 15 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng liên quan đến chùm ca bệnh chợ Tréo, thị trấn Kiến Giang nâng tổng số ca bệnh liên quan lên 46 ca.

Để đối phó với tình hình dịch diễn biến phức tạp trên địa bàn, Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 huyện Lệ Thủy đang khẩn trương triển khai các phương án: Phong tỏa diện hẹp tại khu vực có dịch. Tiếp tục tiến hành tầm soát lấy mẫu gộp xét nghiệm PCR diện rộng tùy theo mức độ nguy cơ của từng khu vực để sàng lọc, tăng cường kiểm soát người về từ vùng dịch.

Trung tâm Y tế huyện Lệ Thủy sẽ cập nhật sơ đồ đánh giá tình hình dịch tễ hàng ngày để có phương án kiểm soát dịch phù hợp.  Trong trường hợp thiếu nhân lực, địa phương này sẽ lên phương án điều động thêm cán bộ y tế học đường trên địa bàn và đề xuất để Sở Y tế, CDC Quảng Bình huy động thêm nhân lực y tế hỗ trợ.

Huyện Lệ Thủy cùng ngành y tế Quảng Bình sẽ phấn đấu kiểm soát dịch trên địa bàn trong 7-10 ngày tới.  Đồng thời, Lệ Thủy sẽ triển khai thí điểm điều trị F0 không triệu chứng tại nhà, thiết lập khu điều trị F0 tại Trường mầm non Hoa Mai.

Cùng với đó, tiến hành phun khử khuẩn, làm sạch Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy để bảo đảm công tác khám chữa bệnh bình thường cho người dân trong giai đoạn cuối năm. Về đầu trang

https://suckhoedoisong.vn//so-f0-tang-nhanh-huyen-le-thuy-cap-toc-dap-dich-169211218144514171.htm

II. Thời sự - Chính trị

1. Quảng Bình nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện với tỉnh Khammouane (Lào)

(Nhandan.vn 17/12, Hương Giang; TTXVN/Baotintuc.vn/Vnanet.vn 17/12; Vov.vn 17/12; Baophapluat.vn 17/12; Baodautu.vn 18/12; Bienphong.com.vn 18/12)

Quảng Bình nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện với tỉnh Khăm Muộn (Lào) -0

Ký biên bản hợp tác giữa lãnh đạo 2 tỉnh Quảng Bình và Khammouane (Lào).

Thực hiện chương trình hợp tác giữa 2 tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) và Khammouane (Lào), ngày 17/12, tại cửa khẩu quốc tế Cha Lo, đoàn đại biểu cấp cao 2 tỉnh tổ chức hội đàm và ký biên bản hợp tác nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa 2 địa phương.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng và Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Khammouane Văn-xay Phong-sạ-vẳn chủ trì buổi lễ.

Tại buổi hội đàm, hai đoàn đại biểu thông báo cho nhau tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và công tác xây dựng Đảng của 2 địa phương cũng như kết quả hợp tác giữa 2 tỉnh năm 2020 và 2021. Trước diễn bioeens phức tạp của dịch Covid-19 tại Khammouane, tỉnh Quảng Bình cử cán bộ, hỗ trợ vật tư, trang thiết bị cho tỉnh bạn phòng, chống dịch Covid-19 và các loại dịch bệnh trên vật nuôi… trị giá gần 9 tỷ đồng.

Dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng nổi bật trong thời gian qua là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo-Nà Phàu vẫn tăng cao, riêng năm 2021 đạt 1,9 tỷ USD.

Vui mừng trước những thành quả của tỉnh Khăm Muộn, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng khẳng định sự kế thừa và vun đắp tình đoàn kết đặc biệt, quan hệ hữu nghị thủy chung, gắn bó và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai tỉnh Quảng Bình- Khăm Muộn “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.

Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Khăm Muộn Văn-xay Phong-sạ-vẳn đã cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ rất đắc lực của Quảng Bình trong công tác phòng, chống dịch bệnh và trên các lĩnh vực khác.

Trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, hai bên trao đổi và thống nhất ký biên bản hội đàm. Theo đó, tiếp tục đề nghị Chính phủ hai nước sớm hoàn thành các thủ tục xem xét, bổ sung tuyến đường 12 và cặp cửa khẩu quốc tế Cha Lo-Nà Phàu vào Hiệp định GMS-CBTA. Hai tỉnh khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ du lịch, sản xuất hàng hóa, giao thông; triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án, trong đó có dự án “Tuyến vận tải đường sắt Vũng Áng-Viêng Chăn” đoạn qua Quảng Bình-Khammouane do Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đầu tư. Tỉnh Khammouane đầu tư nâng cấp đoạn đường từ khu vực Lằng Khằng đến cột mốc 528, thuộc khu vực cửa khẩu quốc tế Nà Phàu.

Quảng Bình và Khammouane tiếp tục hợp tác bảo tồn và phát huy các giá trị đa dạng sinh học khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng và Khu bảo tồn quốc gia Hin Nậm Nô. Bên cạnh đó, lĩnh vực quốc phòng, an ninh và bảo vệ biên giới cũng được 2 địa phương phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm an ninh, trật tự trên tuyến biên giới và phòng, chống dịch Covid-19. Về đầu trang

https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/quang-binh-nang-cao-hieu-qua-hop-tac-toan-dien-voi-tinh-khammouane-lao--678685/

2. "Phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo"

(Baoquangbinh.vn 20/12, Hiền Chi)

Toàn cảnh hội thảo.Đó là chủ đề hội thảo do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tại Quảng Bình vào sáng 20-12.

 

Các đồng chí: Đinh Thị Mai, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Ngọc Ánh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội thảo. Tham dự có đồng chí Hồ An Phong, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh.

Báo cáo đề dẫn hội thảo, lãnh đạo Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc và đa tôn giáo. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt.

 

Thực hiện chính sách dân tộc nhất quán của Đảng, thời gian qua, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng, an ninh vùng dân tộc và miền núi. Quốc hội, Chính phủ cũng đã tích cực cụ thể hóa các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng; nhiều chương trình, dự án đã và đang được triển khai thực hiện ở các vùng dân tộc, mang lại hiệu quả thiết thực.

 

Cùng với việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về vấn đề tôn giáo, công tác tôn giáo; bảo đảm các tôn giáo bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật, đoàn kết tôn giáo gắn với đoàn kết dân tộc, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của tôn giáo; góp phần củng cố, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

 

Quảng Bình là tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ, 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi, dân số khoảng 900.000 người nhưng có tới 24 thành phần dân tộc; trong đó, dân tộc thiểu số khoảng 25.000 người, chiếm hơn 2% dân số toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 2 tôn giáo đã được công nhận là Công giáo và Phật giáo; trong đó, Công giáo có 109.387 tín đồ (chiếm khoảng 12% dân số toàn tỉnh) và  Phật giáo có trên 3.100 tín đồ (chiếm 0,35% dân số toàn tỉnh).

 

Những năm qua, Tỉnh ủy Quảng Bình luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về công tác dân tộc, tôn giáo, xem việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo là nhiệm vụ hàng đầu. Qua thực hiện các chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo đã góp phần tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về thực trạng công tác dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, làm rõ vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp và kết quả triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo.

 

Các đại biểu đã tham luận về thực trạng công tác tuyên truyền dân tộc, tôn giáo; trong đó, tập trung vào vai trò, trách nhiệm các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, các cơ quan, đơn vị, lực lượng trực tiếp làm công tác tuyên truyền dân tộc, tôn giáo. Các đại biểu cũng chia sẻ những bài học kinh nghiệm, cách làm hay và kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị đối với công tác tuyên truyền dân tộc, tôn giáo. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/phat-huy-vai-tro-cua-he-thong-chinh-tri-trong-cong-tac-tuyen-truyen-ve-dan-toc-ton-giao-2196430/

III. Kinh tế   

1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo - Nà Phàu đạt hơn 1,9 tỷ USD

(Congthuong.vn 18/12, Thành Long)

Ngày 17/12, tại Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, lãnh đạo hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn (Lào) đã tiến hành hội đàm, ký kết Biên bản hợp tác giữa hai tỉnh. Đáng chú ý, trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid-19, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo - Nà Phàu vẫn tăng đạt hơn 1,9 tỷ USD.

Năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc trao đổi các đoàn công tác giữa hai tỉnh không triển khai được. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn vẫn duy trì nhiều hoạt động trao đổi trực tuyến; hoạt động giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu được khuyến khích, tăng cường.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo - Nà Phàu năm 2021 đạt hơn 1,9 tỷ USD. Thủ tục thông quan cho người, phương tiện và hàng hóa qua Cửa khẩu được hai bên tạo điều kiện thuận lợi. Quảng Bình đã thường xuyên quan tâm, tiếp nhận đào tạo và hỗ trợ 55 cán bộ, sinh viên tỉnh Khăm Muộn; duy trì việc cử giáo viên sang dạy tiếng Việt tại Trường Hữu nghị Lào - Việt Nam, Khăm Muộn - Quảng Bình; hỗ trợ tỉnh Khăm Muộn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; cử đoàn công tác sang hỗ trợ tỉnh Khăm Muộn xét nghiệm Covid-19 và chia sẻ với các cán bộ y tế về những kinh nghiệm mà tỉnh Quảng Bình đã triển khai hết sức hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19…

Ngoài ra, 2 tỉnh đã xây dựng và thống nhất sử dụng bản đồ nền chung nhằm hỗ trợ giám sát, quản lý các tài nguyên vùng giáp ranh; hợp tác bảo tồn, phát huy giá trị đa dạng sinh học khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Khu Bảo tồn đa dạng sinh học Hin Nậm Nô; phối hợp tốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm qua biên giới, triệt phá nhiều chuyên án ma túy lớn; thực hiện công tác tuần tra, quản lý biên giới, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất, nhập cảnh; thành lập đường dây nóng để kịp thời xử lý các vấn đề về dịch Covid-19; thực hiện trao trả đối tượng vi phạm pháp luật theo đúng Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào.

Ông Văn Xay Phong Sạ Vẳn- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào- Bí thư- Tỉnh trưởng tỉnh Khăm Muộn bày tỏ sự cảm ơn về sự quan tâm, giúp đỡ chân tình của tỉnh Quảng Bình dành cho cán bộ, nhân dân tỉnh Khăm Muộn.

Tại buổi hội đàm, lãnh đạo 2 địa phương Quảng Bình và Khăm Muộn đã thống nhất ký kết Biên bản hội đàm. Theo đó, hàng năm, hai tỉnh sẽ luân phiên tổ chức hội đàm đoàn đại biểu cấp cao để đánh giá kết quả hợp tác đạt được và ký kết nội dung hợp tác cho năm tiếp theo; hai năm/lần các đoàn cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, huyện có chung đường biên giới luân phiên trao đổi, ký Biên bản hợp tác với những nội dung thiết thực, hiệu quả; thúc đẩy Chính phủ hai nước sớm hoàn thành thủ tục xem xét, bổ sung tuyến đường 12, cặp cửa khẩu Cha Lo - Nà Phàu vào Hiệp định GMS-CBTA; khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ du lịch, sản xuất hàng hóa... phù hợp với khả năng, thế mạnh mỗi tỉnh.

Ông Vũ Đại Thắng, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, năm 2022, hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn sẽ phối hợp triển khai tốt các hoạt động kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962- 5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa Việt Nam và Lào (18/7/1977- 18/7/2022).

“Chúng tôi xin đề nghị chúng ta sẽ tiếp tục truyền thống tốt đẹp giữa 2 tỉnh. Sẽ thường xuyên quan tâm, động viên nhau khi gặp khó khăn do thiên tai và dịch bệnh. Đối với lĩnh vực quốc phòng an ninh và biên giới, xin đề nghị các đồng chí cùng phối hợp để chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp tuần tra song phương để bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, phòng chống tội phạm"- Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng nhấn mạnh. Về đầu trang

https://congthuong.vn/kim-ngach-xuat-nhap-khau-cua-khau-quoc-te-cha-lo-na-phau-dat-hon-19-ty-usd-169422.html

2. Làng hoa tất bật vào vụ Tết

(Giaoducthoidai.vn 19/12, Tiến Việt; Giáo dục và Thời đại 18/12, tr11)

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên người trồng hoa tại phường Quảng Long (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) lo lắng sức mua sẽ giảm hơn so với mọi năm.

Mặc dù vậy, nhưng người nông dân vẫn miệt mài chăm sóc tỉ mỉ cho từng gốc hoa với hi vọng “bội thu” như những năm trước.

Nông dân trồng hoa tại phường Quảng Long (thị xã Ba Đồn) hiện đang tất bật chăm sóc vườn hoa để kịp cung ứng cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Tuy nhiên, bên cạnh nỗi lo về thời tiết, tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế cũng khiến người trồng hoa lo lắng về sức tiêu thụ.

Bà Phạm Thị Dậu, TDP Thủy Sơn, phường Quảng Long chia sẻ: “Sợ ảnh hưởng của dịch Covid-19, sức mua của người tiêu dùng giảm nên tôi xuống giống trồng 5 sào hoa bán dịp Tết, còn lại 3 sào tôi đang trồng các loại rau ngắn ngày như: Cải, xà lách để bán, sau khoảng thời gian 1 tháng nữa tôi sẽ làm đất và bắt đầu xuống giống hoa cúc để ra Tết bán phục vụ cho Rằm tháng Giêng”.

Đó không chỉ là lo lắng riêng của bà Dậu, mà còn là nỗi lo chung của nhiều nông dân trồng hoa ở phường Quảng Long. Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề trồng hoa tại phường Quảng Long đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực, qua đó đã tạo ra giá trị kinh tế cao cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại địa phương này.

Thế nên, dù lo lắng nhưng người dân vẫn mạnh dạn mở rộng diện tích trồng hoa vào dịp cuối năm. Toàn phường Quảng Long hiện có khoảng 75 hộ tham gia trồng hoa với diện tích hơn 13ha.

Chia sẻ với phóng viên, ông Ngô Văn Thiết, ở TDP Trường Sơn, phường Quảng Long, người có thâm niên trồng hoa hơn 15 năm nay cho biết, đây là vụ chính của năm nên mọi công tác chuẩn bị được gia đình đặc biệt quan tâm.

“Năm nay, ngoài các loại hoa cúc truyền thống thì gia đình tôi còn đầu tư trồng thêm hoa ly. Tuy hoa ly là loài hoa tương đối khó chăm sóc, nhưng bù lại giá thành hoa ly cao, đầu ra cũng khá ổn định trong dịp Tết”.

Để đảm bảo hoa nở đúng dịp Tết phục vụ nhu cầu của khách hàng, người nông dân phải làm đất rất kỹ càng, xuống giống từ giữa tháng 9 âm lịch. Bên cạnh đó, muốn hoa phát triển tốt, bông to và chắc thì phải thường xuyên bón phân, trừ sâu và tưới nước liên tục nhằm bảo đảm độ ẩm cho cây hoa sinh trưởng, phát triển.

Ngoài ra, ban đêm còn phải bật điện bảo đảm ánh sáng phù hợp để điều chỉnh thời gian cho hoa nở đúng dịp. Không chỉ trồng hoa phục vụ dịp Tết, một số người dân chia nhỏ diện tích, xuống giống chậm hơn để phục vụ Rằm tháng Giêng.

Đối với người dân phường Quảng Long, từ lâu, trồng hoa không chỉ là một nghề mang lại thu nhập ổn định mà còn tạo nét đặc trưng riêng của phường so với các địa phương khác trên địa bàn.

Chính vì vậy, dù có lo lắng thua lỗ, người dân vẫn tỉ mỉ chăm những gốc hoa một cách cẩn thận để có những bông hoa to nhất, đẹp nhất, xây dựng thương hiệu hoa Quảng Long trong lòng người tiêu dùng.

Việc trồng hoa Tết được người dân tại phường Quảng Long kỳ vọng nhất, vì đây được xem là vụ chính mang lại thu nhập khá cao, dao động từ khoảng 20 - 25 triệu đồng/sào.

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên người trồng hoa lo lắng sức mua sẽ giảm hơn so với mọi năm. Mặc dù vậy, nhưng người nông dân vẫn chăm sóc tỉ mỉ cho từng gốc hoa, đặt cược may rủi với hi vọng “bội thu” giống những năm trước.

Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Văn Sáu - Chủ tịch UBND phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn cho hay, việc thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau, hoa phù hợp với chất đất pha cát của địa phương đã mang lại thu nhập khá cao cho người dân.

Đặc biệt, vụ trồng hoa Tết mang lại lợi nhuận gấp 5 - 6 lần so với trồng các loại cây khác. Chính vì vậy, thời gian tới, địa phương sẽ tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ phù hợp để người dân mở rộng thêm diện tích trồng rau, hoa, góp phần giảm nghèo bền vững. Về đầu trang

https://giaoducthoidai.vn/thoi-su/quang-binh-lang-hoa-tat-bat-vao-vu-tet-4yfqqdT7R.html

3. Bố Trạch: Rộn ràng mùa sản xuất hàng Tết

(Baoquangbinh.vn 20/12, Hương Trà)

Dù đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng, các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT),... trên địa bàn huyện Bố Trạch đều khởi đầu với khí thế rộn ràng để sản xuất các mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán.

 

Ngược lên vùng miền núi biên giới, gò đồi hay hướng ra các xã biển, Bố Trạch đều có những đặc sản được đánh giá, công nhận cấp tỉnh trong chương trình "Mỗi xã mỗi sản phẩm" (OCOP). Đến nay, Bố Trạch là địa phương dẫn đầu tỉnh với 19 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao và năm 2021 có trên 20 sản phẩm đang hoàn thiện hồ sơ gửi tỉnh đánh giá, công nhận.

 

Ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Bố Trạch, cho biết: Những sản phẩm OCOP trên địa bàn có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, được khách hàng tin dùng, đón nhận và đánh giá cao, như: Tinh dầu sả Như Oanh (Nam Trạch), miến gạo sâm Bố Chính (Mỹ Trạch); muối Kosal (Vạn Trạch), nước mắm chay và các loại nấm ăn Tuấn Linh...

 

Huyện cũng đang lên kế hoạch để tổ chức hội chợ nhằm giao lưu, trao đổi hàng hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trên địa bàn tiếp cận với các sản phẩm chất lượng của quê hương với thông điệp “Người Bố Trạch dùng hàng Bố Trạch".

 

Chính vì vậy, các làng nghề, HTX, THT đang hối hả vào vụ sản xuất để phục vụ nhu cầu tăng cao của bà con trong và ngoài địa phương trong dịp Tết cổ truyền, đặc biệt là hải sản, dầu lạc, nước mắm, các loại nấm ăn, trà xanh, chả cá trắm, măng khô, dược liệu từ sim...

 

Dù thời tiết không thuận lợi, mưa và rét, nhưng các thành viên HTX Sản xuất kinh doanh nấm sạch và rượu Xuân Hưng (thôn 3, xã Mỹ Trạch) vẫn tất bật với các công đoạn làm nấm, ủ men, chuẩn bị hoàn thành số lượng lớn hàng hóa phục vụ bán ra thị trường trong dịp Tết.

 

“Đã hơn nửa tháng nay, từ giữa tháng 11-2021, ngoài các sản phẩm nấm ăn, như: Sò trắng, mộc nhĩ, linh chi, các loại thức uống từ sim, HTX còn khởi động làm mứt gừng, mứt dừa, cà rốt… để cung cấp ra thị trường. Nếu như mỗi tháng HTX ủ men và ngâm gần 3.000 lít thức uống từ sim, sản xuất trên 3 tấn nấm, thì 3 tháng cuối năm, tăng 50%. Đồng thời, HTX cũng sản xuất trên 1 tấn mứt các loại, bảo đảm an toàn thực phẩm, tuyệt đối không sử dụng hóa chất độc hại”, chị Nguyễn Thị Xuân, Giám đốc HTX Xuân Hưng, chia sẻ.

 

Chị Nguyễn Thị Xuân cho hay, ngoài 15 thành viên có thu nhập tương đối ổn định, HTX còn tạo việc làm thời vụ trong dịp Tết cho trên 30 lao động địa phương với mức 4,5 triệu đồng/người/tháng, góp phần giải quyết một phần khó khăn cho bà con do ảnh hưởng dịch Covid-19 kéo dài.

Tại vùng núi cao Thượng Trạch, thời gian qua, đồng bào ở các bản làng hăng hái vào rừng lấy măng cung cấp cho HTX Cà Roòng để kịp sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu thụ ngày Tết của người tiêu dùng gần xa. Đinh Xức, một thành viên HTX không giấu được niềm vui: “Bà con mừng lắm khi biết sản phẩm măng rừng của HTX được khách hàng nhiều nơi ưa chuộng. Bà con tiếp tục tích cực đi bẻ măng, vừa có việc làm để tăng thu nhập, không săn bắt thú, chặt phá rừng nữa, vừa góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ vùng biên”.

 

Bí thư Đảng ủy xã Thượng Trạch Trương Tấn Hưng cho biết thêm, được sự giúp đỡ của các ban, ngành và địa phương, xã đã đầu tư thành lập HTX sản xuất măng khô, lấy thương hiệu Cà Roòng với 30 thành viên. Việc đầu tư mua máy móc, sửa sang nhà xưởng cũng nhiều kinh phí, nhưng đồng bào trên địa bàn rất phấn khởi bởi HTX đã tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho trên 100 lao động. Sản phẩm được huyện Bố Trạch chứng nhận đạt tiêu chuẩn, HTX đã hoàn thiện hồ sơ gửi tỉnh đánh giá trong dịp cuối năm, hy vọng niềm vui của đồng bào xã Thượng Trạch được nhân lên nếu được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

 

"Từ tháng 7-2021 đến nay, HTX sản xuất và tiêu thụ được trên 10 tấn măng tươi, trong đó sấy được 200kg măng khô, doanh thu đạt trên 100 triệu đồng. Dự kiến trong tháng cuối năm, HTX sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 100kg măng khô (tương đương 3 tấn măng tươi) đạt tiêu chuẩn chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, không phụ lòng tin của bà con gần xa”, Bí thư Đảng ủy xã Thượng Trạch Trương Tấn Hưng cho hay.

 

Một số mặt hàng OCOP trên địa bàn huyện Bố Trạch cũng nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng, như: Chả cá trắm Sông Son (TT. Phong Nha), mật ong Tân Hội (xã Liên Trạch), bột cháo canh của cơ sở Kính Hương (xã Bắc Trạch)…

 

“Huyện cũng hỗ trợ và động viên các cơ sở kinh doanh, HTX khắc phục khó khăn do dịch Covid-19, nỗ lực sản xuất các mặt hàng đạt chất lượng, cung cấp cho thị trường vào dịp cuối năm, vừa có thu nhập để tái sản xuất, vừa tạo dựng thương hiệu lâu dài. Trên cơ sở đó, các địa phương trên địa bàn huyện có cơ hội mở rộng, phát triển thêm ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trước tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp”, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch Nguyễn Văn Thủy trao đổi thêm. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202112/bo-trach-ron-rang-mua-san-xuat-hang-tet-2196418/

4. Tín dụng chính sách - "chìa khóa" giảm nghèo bền vững

(Baoquangbinh.vn 18/12, Lan Chi)

Từ nguồn vốn của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (PGD NHCSXH) huyện Bố Trạch đã có hàng nghìn người nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn được vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

 

Nhờ sự cần cù, chịu thương chịu khó, dám nghĩ dám làm, anh Nguyễn Văn Nam ở thôn Nam Nẫm, xã Cự Nẫm (Bố Trạch) đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp với thu nhập ổn định hơn 150 triệu đồng/năm.

 

Anh Nam chia sẻ, trước đây, vợ chồng anh làm ruộng và canh tác thêm hoa màu để sinh sống. Dù quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, nhưng gia đình anh luôn trong tình cảnh thiếu trước hụt sau. Và rồi với bản tính cần cù, chịu thương chịu khó, hay lam hay làm, anh đã bàn với vợ mạnh dạn vay tiền từ NHCSXH để khởi nghiệp.

 

Những ngày đầu bắt tay vào làm trang trại, cuộc sống còn khó khăn, vợ chồng anh Nam cứ loay hoay với việc “trồng cây gì, nuôi con gì” để có “của ăn của để”. Sau khi tìm hiểu, học hỏi các mô hình chăn nuôi tổng hợp tại địa phương, anh bắt tay vào nuôi cá trắm và lợn thịt.

 

Nói là làm, anh vay 50 triệu đồng từ PGD NHCSXH huyện Bố Trạch để đào ao nuôi cá trắm và xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn. Thời gian đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc chăn nuôi của gia đình anh gặp không ít khó khăn. Không nản lòng, anh đã tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi do địa phương tổ chức; học hỏi những người có kinh nghiệm ở các địa phương lân cận để áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình mình. Đất không phụ công người, sau nhiều năm gây dựng, trang trại tổng hợp của gia đình anh Nam đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Hiện tại, trang trại của anh Nam duy trì diện tích 1ha nuôi cá trắm, 50 con lợn thịt, cho thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm. Có nguồn thu nhập ổn định, từ một gia đình thuộc diện cận nghèo, đến nay, gia đình anh Nam đã trở thành hộ khá giả tại địa phương. “Người nông dân cứ bám lấy đất làng mà sống, biết tổ chức sản xuất hợp lý thì không bao giờ nghèo đói. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chuồng trại, tăng số lượng và chủng loại vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình”, anh Nam cho hay.

 

Ông Mai Ngọc Sơn, Giám đốc PGD NHCSXH huyện Bố Trạch cho biết, xóa đói giảm nghèo là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Cùng với nỗ lực củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn, đơn vị luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong hành trình chuyển tải nguồn vốn đến với người dân. Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH, PGD NHCSXH huyện Bố Trạch và các tổ chức hội chính trị-đoàn thể đã phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vồn tín dụng chính sách trên địa bàn.

 

PGD NHCSXH huyện Bố Trạch đã triển khai cho vay 15 chương trình tín dụng với gần 16.000 khách hàng vay vốn, dư nợ được phủ kín đến 265 thôn, bản trên địa bàn toàn huyện. Tính đến nay, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác PGD NHCSXH huyện thực hiện cho vay gần 10,7 tỷ đồng; doanh số cho vay đạt 1.090 tỷ đồng với gần 33.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

 

Nhằm chuyển tải kịp thời nguồn vốn đến với người dân, thời gian qua, PGD NHCSXH huyện Bố Trạch đã thực hiện nhiều giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Với ưu điểm là nguồn vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp, thời gian vay kéo dài, đây là cơ hội giúp người nghèo tiếp cận với vốn vay nhanh chóng, thuận tiện để phát triển kinh tế gia đình. Tính đến nay, trên địa bàn huyện Bố Trạch đã có hàng nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang thực hiện vay vốn của PGD NHCSXH huyện với tổng dư nợ cho vay đạt gần 595 tỷ đồng; tăng 36,2 tỷ đồng so với cuối năm 2020.

Để nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo vay vốn, những năm qua, PGD NHCSXH huyện Bố Trạch đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đưa nguồn vốn vay đến với người dân. Cán bộ của đơn vị luôn sát cánh cùng với các hội, đoàn thể tuyên truyền về các chương trình tín dụng chính sách; đồng thời, giám sát việc giải ngân tại các thôn, xã. Bên cạnh đó, PGD NHCSXH huyện còn tổ chức ủy thác vốn vay thông qua các hội, đoàn thể tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận nhanh nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

 

Thời gian tới, đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW; nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, chuyển tải kịp thời nguồn vốn đến với người dân. PGD NHCSXH huyện sẽ tập trung huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách; tạo mọi điều kiện thuận lợi để tạo lập nguồn vốn, mở rộng đối tượng chính sách, nâng mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với mục tiêu các chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202112/tin-dung-chinh-sach-chia-khoa-giam-ngheo-ben-vung-2196377/

IV. Xã hội    

1. Thông tin mới về vụ nhiều hộ dân ấm ức vì bị "ngâm" sổ đỏ ở Quảng Bình

(Nld.com.vn 17/12, Hoàng Phúc)

UBND huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã có buổi làm việc giữa các phòng ban, đơn vị liên quan và UBND xã Liên Trường để bàn các giải pháp giải quyết vướng mắc cho người dân bị "ngâm" sổ đỏ.

Chiều 17-12, UBND huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết đang chỉ đạo UBND xã Liên Trường và các phòng ban, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trích đo, chỉnh lý địa chính để đẩy nhanh tiến độ cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho người dân.

Theo đó, sau khi nhận thông tin phản ánh từ Báo Người Lao Động qua bài viết: "Khốn khổ vì sổ đỏ bị "ngâm" nhiều năm", hôm 9-12, UBND huyện Quảng Trạch đã có buổi làm việc giữa các phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND xã Liên Trường đề bàn các giải pháp, giải quyết vướng mắc cho người dân.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, đã đi kiểm tra thực địa và yêu cầu các phòng ban, đơn vị liên quan cùng UBND xã Liên Trường tùy theo chức năng nhiệm vụ, khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ điều chỉnh lại quy hoạch để trình UBND huyện phê duyệt trước ngày 20-12 và trình Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Bình ký duyệt trước ngày 22-12.

Theo bà Thủy, khi kết quả trích đo, chỉnh lý địa chính đã được ký duyệt, UBND xã Liên Trường phải kịp thời hướng dẫn người dân làm các thủ tục cấp đổi đúng quy định và bảo đảm thời gian.

Như Báo Người Lao Động đã liên tục phản ánh, hàng chục hộ dân mua 17 lô đất quy hoạch tại khu vực Động Nghè thuộc thôn Thu Trường, xã Liên Trường dù đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, có chứng thực của UBND xã nhưng nhiều năm nay vẫn chưa nhận được sang tên, đổi chủ sổ đỏ.

Nhiều năm liền, các hộ dân "gõ cửa" UBND xã Liên Trường nhưng chưa được giải quyết việc bị "ngâm" sổ đỏ. Lý do mà chính quyền xã này đưa ra là khu vực đất bị vướng thủ tục do tọa độ bản đồ bị "lệch" so với hồ sơ địa chính; bởi hiện trạng có thay đổi so với thời điểm quy hoạch. Về đầu trang

https://nld.com.vn/thoi-su/thong-tin-moi-ve-vu-nhieu-ho-dan-am-uc-vi-bi-ngam-so-do-o-quang-binh-20211217142709909.htm

2. Hoạt động khai thác, vận chuyển đá ở Trường Xuân: Các doanh nghiệp không thực hiện cam kết?

(Baoquangbinh.vn 20/12, Bùi Thành và nhóm PV Bạn đọc)

Nổ mìn khai thác đá không đúng quy định với số lượng lớn, không đúng giờ, đá văng vào nhà dân; xe trọng tải lớn vận chuyển đá phát tán bụi ra môi trường, gây hư hỏng đường, phóng nhanh vượt ẩu gây mất an toàn giao thông. Cùng với đó, các công ty khai thác, vận chuyển đá không thực hiện đúng các cam kết với người dân trên địa bàn... Thực trạng đó tiếp tục tái diễn khiến người dân bức xúc chặn các xe vận chuyển đá. Đó là những phản ánh mà người dân xã Trường Xuân (Quảng Ninh) tiếp tục phản ánh với phóng viên Báo Quảng Bình.

Có mặt tại xã Trường Xuân trong nhiều ngày, phóng viên Báo Quảng Bình nhận thấy phản ánh của người dân là có cơ sở và đó là thực tế đang tiếp tục tái diễn trên địa bàn xã.

Liên tiếp trong các ngày gần đây, từ ngày 9 đến 15-12-2021, người dân xã Trường Xuân, nhất là ở thôn Quyết Thắng đã liên tiếp tổ chức chặn các xe tải vận chuyển đá trên 15 tấn từ các mỏ đá đi qua tuyến đường trên địa bàn xã, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn.

Ông Phạm Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Trường Xuân cho biết: Thời gian qua, việc khai thác đá và vận chuyển đá của các công ty có mỏ đá trên địa bàn xã đã làm ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của người dân. Nhà dân ở gần đường bị ảnh hưởng bụi rất lớn. Đặc biệt, xe tải trọng trên 15 tấn (nhiều nhất là của Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Hòa Phát-gọi tắt là Công ty Hòa Phát) vận chuyển đá với khối lượng lớn, lưu lượng xe lưu thông tăng cao và chạy với tốc độ nhanh đi qua đường liên thôn, liên xã dẫn đến việc rơi vãi đá, phát tán lượng bụi lớn ra môi trường, làm hư hỏng lòng lề đường gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

Không kịp thời sửa chữa các ổ voi, ổ gà xuất hiện trên mặt đường; vi phạm cam kết không được chạy xe vận chuyển đá vào giờ học sinh trên địa bàn tan học, giảm tốc độ khi vào khu dân cư...

 

Bên cạnh đó, trong quá trình khai thác đá vôi, việc nổ mìn không đúng quy định với số lượng thuốc nổ lớn, không đúng giờ, ảnh hưởng đến tài sản và uy hiếp tính mạng của người dân. Đặc biệt, vào ngày 7-12-2021, Công ty Hòa Phát nổ mìn gây chấn động mạnh làm đá trên đỉnh núi rơi xuống sát nhà của người dân ở bản Khe Ngang, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân sinh sống ở gần mỏ đá.

Những sự việc nói trên khiến người dân bức xúc tiếp tục chặn không cho các xe này lưu thông dẫn đến việc ách tắc giao thông trong những ngày qua. Trước sự việc trên, UBND xã Trường Xuân đã tổ chức phối hợp với các ban, ngành để tuyên truyền, vận động nhân dân hạn chế bức xúc.

 

Để bảo đảm vệ sinh môi trường, hạn chế ảnh hưởng gây ra từ việc khai thác và vận chuyển đá, UBND xã đã có văn bản gửi cho các công ty khai thác và vận chuyển đá trên địa bàn yêu cầu chấp hành nghiêm túc việc khắc phục một số nội dung. Theo đó, các công ty khai thác đá hoạt động trên địa bàn thực hiện đúng theo các cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; không sử dụng, cung cấp đá cho các loại xe trọng tải lớn vận chuyển đá đi qua địa bàn xã làm hư hỏng đường và ảnh hưởng đến môi trường sống, đi lại của người dân; phải thường xuyên chủ động tu sửa các đoạn đường bị hư hỏng gây mất an toàn giao thông.

 

Đặc biệt, cần khắc phục tình trạng bụi tại các mỏ đá phát tán vào khu dân cư; việc nổ mìn phải đúng số lượng, đúng giờ quy định; khai thác đá phải theo đúng giấy phép; có hệ thống tưới nước lớn phun ẩm khi hoạt động khai thác đá. Riêng đối với Công ty Hòa Phát, phải chấp hành nghiêm túc việc khắc phục hậu quả do việc nổ mìn gây ra vào ngày 7-12-2021 và không được tái diễn việc việc nổ mìn không đúng giờ và số lượng..., làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

 

UBND xã Trường Xuân cũng yêu cầu Công an xã, cán bộ địa chính xã phối hợp với các thôn, bản thường xuyên tổ chức kiểm tra, theo dõi, giám sát các công ty khai thác đá thực hiện theo đúng cam kết của các công ty này với UBND xã và người dân; nổ mìn khai thác đá đúng quy định... Nếu phát hiện công ty nào không thực hiện đúng cam kết, tiến hành lập biên bản để làm căn cứ đề xuất các sở, ban, ngành cấp trên xử lý.

 

UBND xã Trường Xuân đề nghị UBND huyện Quảng Ninh, các phòng, ban liên quan kiểm tra, có biện pháp xử lý các vi phạm liên quan đến việc khai thác đá và vận chuyển đá trên địa bàn xã theo đúng quy định. Đề nghị UBND huyện tổ chức đối thoại với người dân xã Trường Xuân về các vấn đề người dân bức xúc phản ánh.

Liên quan đến các vấn đề người dân xã Trường Xuân bức xúc phản ánh nói trên, trước đó, qua kiểm tra, Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) đã yêu cầu các công ty khai thác và vận chuyển đá trên địa bàn xã Trường Xuân trong hoạt động phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đa số các công ty này đã không chấp hành và thực hiện đúng các quy định, yêu cầu.

 

Nhằm hạn chế và không tiếp tục tái diễn tình trạng nói trên, các sở, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo của UBND tỉnh, xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm xảy ra theo đúng quy định của pháp luật. 

 

UBND huyện Quảng Ninh cũng cần đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng và sớm hoàn thành tuyến đường tránh qua khu dân cư để bảo đảm quá trình vận chuyển đá và các hoạt động vận chuyển khác trong khu vực không ảnh hưởng đến đời sống, đi lại của người dân... Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/toa-soan-ban-doc/202112/hoat-dong-khai-thac-van-chuyen-da-o-truong-xuan-cac-doanh-nghiep-khong-thuc-hien-cam-ket-2196416/

3. Để tiền hỗ trợ đến tay người lao động đúng lúc

(Nld.com.vn 19/12, Hoàng Phúc)

Bên cạnh chính sách của Chính phủ, tỉnh Quảng Bình cũng đã hỗ trợ gần 22.000 con em của tỉnh đang sinh sống tại TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam gặp khó khăn do dịch bệnh.

Dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, kéo theo đó là những hệ lụy đối với việc làm và đời sống của nhiều người lao động (NLĐ). Dù địa phương còn nghèo, ngân sách hạn chế nhưng việc giải quyết, chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và hỗ trợ NLĐ gặp khó khăn do dịch Covid-19 luôn được tỉnh Quảng Bình ưu tiên.

Mới đây, khi nhận 3,3 triệu đồng hỗ trợ từ Quỹ BHTN, chị Bùi Thị Bích là công nhân (CN) Trung tâm Công viên Cây xanh Đồng Hới, rất phấn khởi. Chồng đang thất nghiệp trong khi phải nuôi 3 con nhỏ khiến cuộc sống gia đình chị hết sức khó khăn. "Số tiền này là nguồn động viên lớn, giúp gia đình tôi vơi bớt khó khăn trước mắt, có thêm chi phí lo bữa cơm cho gia đình" - chị Bích phấn khởi. Chị Bích tham gia BHTN hơn 11 năm nên nhận được mức hỗ trợ cao nhất (theo Nghị quyết 68/NQ-CP) là 3,3 triệu đồng.

Tương tự là hoàn cảnh chị Võ Thị Vui - nhân viên khách sạn Tân Bình, TP Đồng Hới. Dịch Covid-19 khiến nhiều tháng qua gia đình chị sống trong cảnh thiếu trước hụt sau. Nhà có 3 lao động chính thì toàn bộ phải nghỉ việc, không có nguồn thu nhập nào. Do vậy, khi nghe có sự hỗ trợ từ Quỹ BHTN, chị quá đỗi vui mừng. "Tháng 10-2021, chỉ sau 3 ngày nộp hồ sơ thì tôi nhận được 2,1 triệu đồng từ Quỹ HBTN qua tin nhắn từ BHXH tỉnh Quảng Bình. Khoản tiền này tuy không lớn nhưng đúng thời điểm đã giúp tôi và gia đình giải quyết bao nhiêu khó khăn trước mắt" - chị Vui tâm sự.

Trong khi đó, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thanh Huyền và anh Phạm Quốc Thắng ở thôn Diêm Sơn (xã Đức Ninh, TP Đồng Hới) là 2 lao động tự do. Không thể đi làm do quy định về giãn cách xã hội nên họ không có thu nhập, cuộc sống gia đình chị như rơi vào ngõ cụt. Cách đây hơn 1 tháng, gia đình chị bất ngờ được cán bộ xã Đức Ninh đến tận nhà trao hỗ trợ 3 triệu đồng. Đây là chính sách hỗ trợ của tỉnh dành cho lao động tự do chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Ông Nguyễn Văn Phương, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) huyện Bố Trạch, cho biết đến nay, huyện đã hoàn thành 3 đợt hỗ trợ lao động tự do, lao động có hợp đồng và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, với 6.668 người, số tiền gần 10,8 tỉ đồng. Huyện đang tiếp nhận hồ sơ các nhóm đối tượng để thẩm định, trình phê duyệt hỗ trợ đợt tiếp theo, nhằm giúp NLĐ vơi bớt khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Bình, đến thời điểm này, tỉnh đã chi cho 65.577 người được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 68 với tổng kinh phí hơn 68,5 tỉ đồng. Trong đó, hỗ trợ bằng tiền cho 28.362 người với hơn 50,8 tỉ đồng; hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 35.677 người với 12,1 tỉ đồng; cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất 1.538 người với gần 5,6 tỉ đồng. Còn theo Nghị quyết 116, tỉnh đã hỗ trợ 84.509 NLĐ với tổng số tiền trên 134 tỉ đồng.

Bà Đinh Thị Ngọc Lan, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Bình, cho biết địa phương có thế mạnh về du lịch, kinh tế cũng phụ thuộc vào ngành công nghiệp không khói này. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch khiến ngành du lịch không thể hoạt động, hơn 15.000 lao động bị ảnh hưởng, nhiều người mất việc làm và phải chuyển đổi nghề nghiệp. "Dù khó khăn đến mấy nhưng tỉnh vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho NLĐ. Tất cả những chính sách đều triển khai theo quy định của Nghị quyết 68, theo đó, trung ương sẽ hỗ trợ 60%, tỉnh 40%. Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, tỉnh cũng đã hỗ trợ cho gần 22.000 con em Quảng Bình đang sinh sống tại TP HCM và các tỉnh miền Nam gặp khó khăn trong giai đoạn dịch; mỗi người nhận 1 triệu đồng" - bà Lan thông tin.

Trong khi đó, ông Phạm Thanh Tùng, Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Bình, cho biết trong suốt 2 tháng vừa qua, không quản ngày đêm, kể cả ngày nghỉ, các cán bộ, viên chức, NLĐ trong toàn ngành ai cũng khẩn trương, bảo đảm chuyển tiếp hồ sơ nhanh nhất có thể nhằm giúp NLĐ sớm thụ hưởng chính sách hỗ trợ từ Quỹ BHTN. Theo ông Tùng, dù số lượng NLĐ ở Quảng Bình nghỉ việc tăng nhưng số người tham gia BHXH vẫn đạt chỉ tiêu kế hoạch. Dự tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 97.000 NLĐ tham gia BHXH. Trong đó, 69.000 lao động tham gia BHXH bắt buộc và 28.000 lao động tham gia BHXH tự nguyện. Về đầu trang

https://nld.com.vn/cong-doan/de-tien-ho-tro-den-tay-nguoi-lao-dong-dung-luc-20211218201349518.htm

4. Trên 80% lao động nông thôn học nghề có việc làm

(Baodansinh.vn 18/12, ĐS)

Sau 10 năm triển khai Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Quảng Binh đã có nhiều kết quả tích cực. Để triển khai thực hiện Đề án, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, quyết định, văn bản chỉ đạo thực hiện. Các Sở, ban, ngành, địa phương đã bám sát nội dung Đề án với nhiều cách làm hay, sáng tạo và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Trong 10 năm qua, toàn tỉnh Quảng Bình có trên 125.000 lao động nông thôn đã tham gia học nghề, trong đó, gần 38.000 lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách của Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Gần 80% lao động sau đào tạo nghề có việc làm đã góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, Quảng Bình còn có hơn 7.500 lượt cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng.

Hàng năm, Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TT cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức Hội nghị BCĐ và quán triệt công tác đào tạo nghề cho LĐNT đến cán bộ chủ chốt. Các cơ quan báo chí địa phương có nhiều tin, bài, phóng sự phản ánh hoạt động tổ chức các lớp đào tạo, giới thiệu các ngành nghề đào tạo phù hợp, các gương điển hình học nghề. Thông qua công tác tuyên truyển, tư vấn về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã làm thay đổi nhận thức của lao động nông thôn trong vấn đề học nghề, việc làm. Người dân ngày càng quan tâm đến việc lựa chọn nghề học phù hợp với nhu cầu thị trường lao động

Các Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề cấp huyện được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo từ kinh phí của Đề án với tổng kinh phí là 67.520 triệu đồng, góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Các chương trình đào tạo được quan tâm chỉnh sửa, biên soạn phù hợp cho từng thời kỳ và sự phát triển của thực tế sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2015 đến 2020, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với các đơn vị đảm bảo năng lực thực hiện biên soạn, chỉnh sửa và ban hành 30 chương trình đào tạo nghề phi nông nghiệp; Sở NN và PTNT đã thực hiện biên soạn, chỉnh sửa và ban hành 28 chương trình đào tạo nghề nông nghiệp và được các cơ sở đào tạo áp dụng để đào tạo nghề LĐNT.

Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ năng nghề. Sở LĐ-TB&XH đã tổ chức 35 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho hơn 832 lượt nhà giáo và tập huấn nâng cao năng lực cho 780 lượt cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phụ trách GDNN, Kế toán của Phòng LĐ-TB&XH, phòng NN và PTNT và cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý, tư vấn giám sát đào tạo nghề cho LĐNT cho cán bộ phụ trách công tác giáo dục nghề nghiệp cho 3.361 lượt cán bộ cấp xã.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Đề án còn gặp một số khó khăn, tồn tại như: Việc thông tin, tuyên truyền chính sách hỗ trợ học nghề, việc làm đến với người dân vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, nhận thức về học nghề còn hạn chế nên chưa tích cực tham gia học nghề; công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện ở một số địa phương còn chậm và chưa quyết liệt, chưa gắn đào tạo nghề với các lợi thế sẵn có ở địa phương, chưa thực hiện lồng ghép, phối hợp công tác hỗ trợ đào tạo nghề với các chương trình đề án hỗ trợ phát triển sản xuất, bao tiêu sản phẩm, phát triển thị trường cho người lao động sau đào tạo. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện các mô hình đào tạo nghề gắn với các doanh nghiệp, làng nghề, làng nghề truyền thống còn ít nên hiệu quả đào tạo chưa cao; mức hỗ trợ đào tạo cho lao động nông thôn còn thấp nên lao động nông thôn còn khó khăn trong lựa chọn ngành nghề đào tạo, nhiều nghề chi phí đào tạo cao, người lao động phải tự bù đắp thêm chi phí đào tạo; một số Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề tuy đã được đầu tư cơ sở vật chất thiết bị nhưng hiệu suất sử dụng thiết bị chưa cao, phần lớn các Trung tâm còn thiếu giáo viên dạy nghề cơ hữu, trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề của một bộ phận giáo viên còn hạn chế và chưa phù hợp với hoạt động giáo dục nghề nghiệp; thiếu năng lực xây dựng, đổi mới chương trình đào; ngành nghề đào tạo chưa phong phú, đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu người lao động.

Trong thời gian tới, các cấp, các ngành, địa phương tỉnh Quảng Bình cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh, người lao động; huy động nguồn lực cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chú trọng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ưu tiên hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật, lao động nữ, lao động nông thôn. Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho người lao động sau đào tạo. Về đầu trang

https://baodansinh.vn/quang-binh-tren-80-lao-dong-nong-thon-hoc-nghe-co-viec-lam-20211217174503.htm

5. Phấn đấu tạo việc làm cho 15.500 lao động tỉnh Quảng Bình

(Vietnamnet.vn 17/12, Hải Sâm)

Trong thời gian qua Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh Quảng Bình là đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhiều giải pháp đã được thực hiện để hỗ trợ người lao động.

Ông Nguyễn Thanh Phương, Giám đốc trung tâm cho biết, trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, để hạn chế các giao dịch trực tiếp, trung tâm đã triển khai tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhận kết quả giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng và nộp hồ sơ chuyển hưởng đi đến, có việc làm, học nghề… của người lao động gián tiếp qua dịch vụ bưu chính công và online (zalo, email).

Xác định công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt cả quá trình giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp, trung tâm luôn chú trọng nâng cao hiệu quả, công tác tư vấn, giúp người lao động nhanh chóng tìm được việc làm.

Từ đầu năm đến nay, trung tâm đã tư vấn cho 15.583 lượt người, tăng 2,55% so với kế hoạch đề ra và giảm 15,5% so với năm 2020.

Bên cạnh đó, trung tâm cũng đã tiếp nhận 3.025 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 23,61% so với cùng kỳ, lao động

nghỉ việc ở địa phương khác về nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (1.498/3.025 người) chiếm 49,52% số lao động nộp hồ sơ tại trung tâm.

Thống kê cho thấy, trong số lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, có 91,69% người lao động trước khi nghỉ việc làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài và 51,65% người lao động nghỉ việc phần lớn là lao động phổ thông, không có bằng cấp, chứng chỉ.

Nguyên nhân thất nghiệp phần lớn người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trước thời hạn chiếm 88,48%.

Trước khi nghỉ việc người lao động chủ yếu làm việc trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 49,35% và nghề nghiệp chủ yếu là công nhân may giày da, áo quần chiếm 50,76% trên tổng số người nộp hồ sơ.

Trung tâm đã tham mưu cho Sở LĐ-TB-XH ban hành 2.907 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền hơn 47 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Phương cho biết, vừa rồi trung tâm đã tổ chức 10 hội nghị trực tuyến cho hơn 1.000 người, cung cấp thông tin về các chính sách theo Nghị quyết 68, Nghị quyết 116 và bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời tư vấn giới thiệu việc làm.

“Từ khoảng tháng 6 trở lại đây, trung tâm cũng tổ chức các phiên giao dịch, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 người trong đó có số lao động ở miền Nam về .

Mặt khác, chúng tôi đã lấy thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp phía Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương… tham mưu cho lãnh đạo Sở để gửi văn bản về các xã, phường, thông tin cho người lao động tìm kiếm việc làm. Hiện có mấy chục doanh nghiệp tuyển khoảng 100.000 lao động”, ông Phương nói.

Tại Quảng Bình, năm nay có khoảng 200 doanh nghiệp luôn tham gia sàn giao dịch việc làm, tuyển gần 7.000 lao động.

“Trước đây thì cả người lao động và doanh nghiệp đến trung tâm, nhưng hiện nay mỗi phiên chúng tôi mời khoảng 4 doanh nghiệp đến, trung tâm sẽ kết nối với 80-100 người lao động vì nhu cầu tuyển dụng ít, có những doanh nghiệp chỉ tuyển 2,3 người. Chỉ có công ty may tuyển nhiều nhưng hiện người lao động đang phân vân giữa việc đi hay ở lại. Mặt khác công ty không có ký túc xá nên chỉ thu hút lao động ở gần.

Vừa rồi trung tâm cũng liên kết với trung tâm dịch vụ các tỉnh phía Bắc để lấy thông tin, Đồng Nai cũng vừa có văn bản đề nghị hỗ trợ đưa người lao động trở lại nhưng dịch còn phức tạp nên di chuyển sợ không đảm bảo”, ông Phương nói thêm.

Trong thời gian qua, Bộ LĐTB-XH cũng thực hiện nhiều giải pháp, các trung tâm DVVL cũng kết nối làm các phiên online.

“Giờ cố gắng cung cấp thông tin chứ chưa đưa ra được lời khuyên cho người lao động vì nếu đưa họ đi có vấn đề gì mình không lường trước được. Những gì trong chức năng nhiệm vụ có thể hỗ trợ người lao động thì chúng tôi đã làm hết sức”, ông Phương chia sẻ.

Cũng theo ông Phương, bảo hiểm thất nghiệp năm nay sẽ giảm hơn năm ngoái vì người lao động không đưa được thủ tục về, không chốt được sổ bảo hiểm vì lúc đó các cơ quan, doanh nghiệp đóng cửa.

Tuy nhiên, người lao động vẫn được hưởng bảo hiểm theo Nghị quyết 68 (tạm dừng hoặc tạm hoãn hợp đồng) và họ vẫn có thể quay lại doanh nghiệp, đây cũng là hướng tốt.

Về vướng mắc, ông Phương thông tin, trong Nghị quyết 68 sau này có bổ sung sửa đổi theo Quyết định số 23/2021 của Thủ tướng Chính phủ thì trung tâm DVVL thực hiện nhóm người lao động có giao kết hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được hỗ trợ.

“Trung tâm chỉ làm được 4, 5 trường hợp vì trong quy định, người lao động phải đến nộp hồ sơ tại trung tâm DVVL nơi bị chấm dứt hợp đồng. Nghĩa là bị chấm dứt ở Đồng Nai thì phải đến đó nộp chứ không về đây thực hiện được.

Không phải như bảo hiểm thất nghiệp là nộp nơi cư trú, Nghị quyết 68 lại khoanh lại là nộp ở nơi chấm dứt hợp đồng nên nhiều người về đây nhưng không lấy được giấy tờ, họ cũng không quay lại nộp ở đó được nên không đủ điều kiện để hưởng”, ông Phương thông tin thêm.

Được biết, đến cuối năm nay, Quảng Bình phấn đấu tạo việc làm cho 15.500 lao động (đạt 86,1% kế hoạch năm). Có khoảng 2.000 lao động được xuất cảnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng (đạt 55,5% kế hoạch năm). Về đầu trang

https://vietnamnet.vn/vn/goc-nhin/phan-dau-tao-viec-lam-cho-15-500-lao-dong-tinh-quang-binh-802081.html

6. Quảng Bình nâng cao hiệu quả đào tạo nghề trong bối cảnh dịch bệnh

(Nhandan.vn 20/12, Hương Giang)

Đào tạo nghề không chỉ giúp người lao động tạo ra sinh kế mà còn tạo điều kiện thuận lợi để duy trì và phát triển các làng nghề, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao giá trị sản xuất. Vì thế, thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều giải pháp linh hoạt trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giúp người dân có công việc, thu nhập để tạo dựng cuộc sống và vươn lên.

Nhiều năm qua, công tác tuyển sinh dạy nghề ở Quảng Bình gặp nhiều khó khăn nên kết quả là con số khá khiêm tốn. Năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 bùng phát song hoạt động dạy nghề cho lao động có nhiều khởi sắc.

Những năm trước, chị Nguyễn Thị Hồng ở xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng cuộc sống vẫn khó khăn. Khi Bảo Ninh quê hương chị trở thành địa chỉ du lịch biển hấp dẫn, chị nghĩ tới các nghề dịch vụ để phục vụ khách du lịch. Nhưng với một lao động phổ thông, công việc làm dịch vụ gặp không ít khó khăn. Do vậy, khi nghe tin chính quyền thành phố phối hợp Trường Cao đẳng nghề Quảng Bình mở lớp nghiệp vụ nhà hàng thì đăng ký học ngay.

Sau 3 tháng đào tạo, chị Hồng được cấp chứng chỉ nghề. Chị Nguyễn Thị Hồng cho biết, với lợi thế của ngôi nhà ở bán đảo du lịch biển Bảo Ninh, cùng những kiến thức và kỹ năng tích lũy từ khóa học, chị mở cửa hàng giải khát ngay tại nhà. Thực đơn phong phú và các loại đồ uống pha chế chất lượng, quán thu hút đông khách, góp phần nâng cao thu nhập gia đình. Dịch bệnh làm công việc kinh doanh của chị Hồng và nhiều người khác ở địa phương gặp khó khăn nhưng chị tin rằng, khi lĩnh vực du lịch sôi động trở lại, công việc dịch vụ của chị cũng khởi sắc hơn.

Xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình), quê hương của bà Phạm Thị Quý có nghề truyền thống mây tre đan. Tuy nhiên, với những người luống tuổi như bà chỉ chủ yếu đan phần thô, mà sản phẩm ở công đoạn này thì giá bán không cao. Trong khi đó, để sản phẩm mỹ nghệ có giá trị cao trên thị trường đòi hỏi phải đẹp và tinh xảo. Vì thế, bà Quý tham gia lớp đào tạo nghề mây tre đan do Trung tâm Khuyến công Quảng Bình mở với mục đích nâng cao tay nghề, qua đó nâng thu nhập cho người lao động.

Bà chia sẻ: “Nhờ được giáo viên hướng dẫn kỹ càng mà tôi đã nâng cao được tay nghề, làm nhanh hơn, đẹp hơn, hạn chế được lỗi khi đan. Đặc biệt, bây giờ tôi đã hoàn thiện được tấm mây đan lục giác mà trước đây chưa làm được”.

Lãnh đạo xã Quảng Văn cho biết, đã có lúc, nghề truyền thống của địa phương có nguy cơ mai một do thiếu nguyên liệu và sản phẩm đầu ra giá trị thấp, trong đó có nguyên nhân là thiếu lao động có tay nghề cao nên sản phẩm chủ yếu đan thô. Thông qua lớp đào tạo, nhiều người có dịp rèn luyện, nâng cao tay nghề để tạo ra sản phẩm có giá bán cao, qua đó góp phần giữ nghề truyền thống.

Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Quảng Bình, kế hoạch năm 2021, tỉnh tuyển sinh đào tạo cho 16.000 học viên trình độ các hệ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng, từ đó nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 66%. Tuy nhiên, khi bắt đầu thực hiện kế hoạch thì dịch Covid-19 xảy ra, gây nhiều khó khăn, trở ngại trong tuyển sinh và dạy nghề.

Trước thực tế đó, các các cơ giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh đã khắc phục khó khăn, linh hoạt thực hiện các biện pháp tư vấn, tuyển sinh trực tuyến và điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp, bảo đảm nguồn nhân lực cho thị trường lao động. Nhiều trường tổ chức dạy trực tuyến phần lý thuyết, còn phần thực hành thì trực tiếp bằng cách chia nhỏm nhỏ, bảo đảm quy định phòng, chống dịch.

Đặc biệt, từ giữa tháng 10 đến nay, khi tỉnh Quảng Bình cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19 thì các cơ sở dạy nghề trở lại dạy học trực tiếp với nhiều cách làm linh động. Các lớp dạy nghề ngắn hạn được mở lại ngay tại địa bàn dân cư để hạn chế di chuyển cho học viên.

Với các lớp đào nghề dài hạn thì học viên được bố trí ăn, ở, học tập ngay tại các trường nghề một cách khép kín. Phần thực hành trong xường thì chia nhóm nhỏ; trên bãi tập lái xe, máy thì tổ chức theo ca, kíp nhằm phòng, chống dịch nhưng bảo đảm trình độ, tay nghề của học viên.

Nhờ những nỗ lực vượt khó và thích ứng, linh hoạt động công tác đào tạo nghề nên năm nay, tỷ lệ tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp của Quảng Bình đã đạt cao hơn so năm 2020, với 19.536 người, đạt 122 % kế hoạch. Trong đó, cao đẳng nghề là 370/600 người, đạt 61,6%, trung cấp 1.859/2.200 người, đạt 84,5% và sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng 17.307/13.200 người, đạt 131,1% kế hoạch.

Nói về kết quả này, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Quảng Bình Đinh Thị Ngọc Lan cho biết, dù tỷ lệ tuyển sinh trung cấp và cao đẳng nghề chưa đạt kế hoạch đề ra nhưng đây là con số khá cao so các năm trước, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh bùng phát.

Mặt khác, số lượng lao động đăng ký học nghề ngắn hạn tăng đột biến cũng là kết quả rất đáng khích lệ. Các nghề ngắn hạn như lái xe, chăn nuôi, thú y, nuôi ong lấy mật, mây đan... được người lao động lựa chọn nhiều, chứng tỏ sau thời gian giãn cách, họ nhận thấy mình cần bổ túc thêm để phục vụ hoạt động, sản xuất nên số lượng học viên tham gia học tăng cao.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực, công tác đào tạo nghề cho lao động ở Quảng Bình cũng còn những khó khăn, vướng mắc. Trước hết là việc khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp ở một số địa phương chưa sát thực tế.

Có địa phương lại bỏ qua khâu tư vấn học nghề trong khi vẫn mở lớp theo đăng ký nên nhiều lớp học nghề không bảo đảm sĩ số, ảnh hưởng chất lượng giảng dạy. Điều này dẫn đến tình trạng đào tạo chưa đi đôi giải quyết việc làm, chưa đáp ứng nhu cầu thực sự của người học và thực tế đời sống hiện nay.

Theo phản ánh của nhiều lao động, dù các cơ sở đào tạo trong tỉnh đã tăng cường trang thiết bị, máy móc dạy nghề nhưng vẫn chưa theo kịp sự thay đổi công nghệ sản xuất trong thực tế. Vì thế, chưa giúp người học rèn luyện kỹ năng nghề để áp dụng vào thực tiễn sản xuất của mình. Mặt khác, do ảnh hưởng dịch bệnh, học viên không được thực hành tại các cơ sở sản xuất nên chưa có thời gian rèn luyện tay nghề, lao động khó tìm kiếm được việc làm sau đào tạo, nhất là lĩnh vực yêu cầu có tay nghề cao, như: hàn, lái máy, kỹ thuật điện…

“Một số cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy các nghề phi nông nghiệp nhưng do nhu cầu thị trường thay đổi hằng năm nên chỉ được một thời gian, nhóm nghề này ít được quan tâm nên khó tuyển dụng đào tạo. Do đó, máy móc, thiết bị phục vụ dạy nghề bị lãng phí. Trong khi với nhóm nghề mới mà xã hội đang cần thì lại thiếu thiết bị và giáo viên dạy nghề nên ảnh hưởng chất lượng đào tạo”, Phó Giám đốc Đinh Thị Ngọc Lan nói.

Thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình tiếp tục có những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy nghề gắn giải quyết việc làm cho lao động. Trong đó tập trung vào 2 đối tượng chính là lao động trẻ sau phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS, THPT để đào tạo cao đẳng, trung cấp nghề và lao động nông thôn, nâng cao tay nghề phục vụ sản xuất nghiệp nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch hiện nay.

Để thu hút học viên cũng như nâng cao chất lượng đào tạo nghề, theo bà Đinh Thị Ngọc Lan, đầu tháng 12 này, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình thông qua nghị quyết hỗ trợ học viên học nghề đối với những đối tượng khó khăn. Đây là lần đầu tiên, tỉnh Quảng Bình có chính sách hỗ trợ học nghề, chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Mặt khác, các cơ sở dạy nghề đã có nhiều ưu đãi bằng cách giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn, nội trú để thu hút học viên vào học.

Quảng Bình hiện có khoảng 15 nghìn lao động từ phía nam trở về quê. Xác định đây là nguồn lực quan trọng phục vụ sản xuất, vì thế, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội Quảng Bình phối hợp chính quyền các địa phương, tìm hiểu nguyện vọng, hỗ trợ lao động đào tạo lại nghề để tìm việc làm ngay tại quê hương. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm cho người dân trong gian đoạn khó khăn này. Về đầu trang

https://nhandan.vn/tin-tuc-xa-hoi/quang-binh-nang-cao-hieu-qua-dao-tao-nghe-trong-boi-canh-dich-benh-679017/

7. Trao tiền và quà cho bà con đồng hương Quảng Bình gặp khó khăn do đại dịch

(Plo.vn 18/12, Phong Điền)

Ban tổ chức đã quyên góp quỹ để chia sẻ khó khăn cùng các gia đình đồng hương có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do đại dịch COVID-19.

Ban Tổ chức Giải quần vợt Hội đồng hương Quảng Bình tranh Cúp Đoàn Gia năm 2021, vừa trao tiền (3 triệu đồng/phần) và quà cho 11 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mất mát do đại dịch COVID-19.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ của Giải quần vợt do Hội đồng hương Quảng Bình tổ chức. Qua giải đấu, ban tổ chức đã quyên góp quỹ để chia sẻ khó khăn cùng các gia đình đồng hương có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do đại dịch COVID-19.

Cùng đó, ban tổ chức cũng trích 10 triệu đồng cùng bà con đồng hương Quảng Bình tại TP.HCM mua máy thở lắp trên xe cứu thương tặng cha con ông Đặng Trí Thông và Đặng Minh Trí (quê Quảng Bình) sau khi hai cha con tình nguyện vào tâm dịch TP.HCM phòng chống đại dịch.

Dịp này, ông Đoàn Xuân Tiến, Chủ tịch Tập đoàn Đoàn Gia (quê Quảng Bình) đã hỗ trợ miễn phí một năm hai phòng trọ tại khu vực 550 (thành phố Thuận An, Bình Dương) và bố trí việc làm cho anh Nguyễn Lương Thiên (vợ mất do COVID-19 để lại con thơ) có nguyện vọng về quê sinh sống tại Đoàn Gia Resort tại Quảng Bình.

Trước đó, hồi đầu tháng 12, Hội đồng hương Quảng Bình tại TP.HCM đã trao 100 triệu đồng cho Hội bảo trợ Bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình, để hỗ trợ bệnh nhân nghèo khám và điều trị bệnh tại quê nhà. Về đầu trang

https://plo.vn/xa-hoi/trao-tien-va-qua-cho-ba-con-dong-huong-quang-binh-gap-kho-khan-do-dai-dich-1034392.html

8. Bàn giao 39 nhà an toàn chống bão, lụt cho hộ dân nghèo tại Quảng Bình

(Laodong.vn 17/12, Vũ Long; Baotainguyenmoitruong.vn 18/12)

Bàn giao nhà an toàn cho hộ nghèo tại miền Trung chiều 17.12.2021. Ảnh: Hương Giang

Bàn giao nhà an toàn cho hộ nghèo tại miền Trung chiều 17.12.2021

39 nhà an toàn chống chịu bão, lụt được xây mới đã được bàn giao cho 39 hộ dân nghèo tại Lệ Thủy (Quảng Bình) chiều 17.12.2021.

Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), 39 ngôi nhà an toàn chống chịu bão, lụt được xây mới cho các hộ dân nghèo bị ảnh hưởng nặng nề sau đợt bão lũ miền Trung năm 2020 đã được UNDP, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình và tổ chức World Share bàn giao cho các hộ dân chiều 17/12.

Lễ bàn giao được thực hiện trực tiếp tại hộ gia đình bà Phạm Thị Hạnh (thôn Hoàng Đàm, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy), đại diện cho các hộ dân và được tổ chức thông qua hình thức online.

Phát biểu tại lễ bàn giao, ông Hoàng Đức Thiện - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình - nhấn mạnh: “Chính quyền địa phương và người dân được hưởng lợi rất hài lòng và đánh cao hiệu quả mang lại của ngôi nhà tránh lũ, nhất là đối với các hộ dân thường xuyên bị ngập lụt, đang ở trong những khu vực nguy cơ cao về thiên tai.

Từ đó giúp người dân có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, đặc biệt là chủ động phòng, chống thiên tai”.

Nhà ở an toàn chống chịu bão, lụt là một trong những cách giảm thiểu thiệt hại cho người dân, đặc biệt là những cộng đồng ven biển.

“Chúng tôi rất vui khi tổ chức World Share đã chung tay cùng UNDP trong hoạt động hỗ trợ khẩn cấp này. Ngôi nhà mới của bà Hạnh và 38 căn nhà an toàn khác là kết quả hữu hình của cam kết không bỏ lại ai phía sau của chúng tôi.

UNDP tin tưởng và cam kết tiếp tục hỗ trợ các hoạt động nhà ở an toàn chống chịu bão, lụt cho những người dân dễ bị tổn thương của tỉnh Quảng Bình" - ông Patrick Haverman, Phó Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nói.

Thay mặt những hộ dân hưởng lợi, bà Lê Thị Học, xã Sơn Thủy bày tỏ: “Chúng tôi rất cảm ơn sự hỗ trợ và giúp đỡ này để những người nghèo, người tàn tật như chúng tôi có được căn nhà an toàn. Từ nay, chúng tôi không còn lo sợ gì nữa mỗi khi bão về”.

“Tôi chắc chắn rằng, 39 gia đình đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong 1 năm. Từ hôm nay, tôi hy vọng rằng các bạn sẽ vui hơn và có nhiều điều tốt đẹp hơn trong tương lai.

World Share và UNDP đang có kế hoạch hỗ trợ thêm 73 hộ gia đình đang sống trong những căn nhà không an toàn, xập xệ do nhà của họ bị ảnh hưởng bởi bão và lũ lụt vào năm 2020” - ông Dae Hoon - Giám đốc Quốc gia tổ chức World Share chia sẻ.

Ngoài dự án này, từ năm 2018, với sự hỗ trợ của Quỹ Khí hậu xanh, UNDP và Chính phủ Việt Nam đã xây dựng hơn 800 ngôi nhà an toàn chống chịu bão lụt tại các huyện Ba Đồn, Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch và Tuyên Hóa, góp phần nâng cao khả năng phòng chống thiên tai cho các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn. Về đầu trang

https://laodong.vn/xa-hoi/ban-giao-39-nha-an-toan-chong-bao-lut-cho-ho-dan-ngheo-tai-quang-binh-985795.ldo 

9. Tấm lòng của bạn đọc đến với hai hoàn cảnh tại Quảng Bình và Hà Tĩnh

(Giadinh.net.vn 17/12, Hùng Trần)

Vừa qua, Phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống cùng đại diện lãnh đạo địa phương đã trao số tiền gần 10 triệu đồng là tấm lòng của độc giả tới gia đình anh Nguyễn Văn Công tại thôn Rẫy, xã Tây Trạch, Bố Trạch (Quảng Bình) nhân vật trong bài viết "Xót xa thai phụ đuối nước tử vong, tay vẫn cầm túi cà chua chưa kịp mang đi bán".

Chị M. sinh ra trong gia đình thuần nông nơi vùng quê nghèo Tây Trạch, lớn lên trong nghèo khó nên chị M. luôn là người chịu thương, chịu khó. Đến tuổi cập kê, chị kết duyên cùng anh Nguyễn Văn Công (35 tuổi), rồi cả hai cùng dọn về nhà vợ sinh sống và dễ bề chăm sóc cha mẹ già và 2 con nhỏ.

 Ở quê làm lụng vất vả nhưng chẳng đủ chi tiêu nên anh Công phải đi vào các tỉnh Tây Nguyên để làm thuê. Vì gia đình điều kiện kinh tế khó khăn, nên dù bụng bầu đã ở tháng thứ 8, hằng ngày chị M. vẫn phải đi bộ sang xã bên để bán cà chua.

Sáng hôm đó (ngày 25/9), chị M. đi chợ sớm hơn ngày thường, với mong muốn bán thêm được một ít hàng. Trưa cùng cùng ngày, khi không thấy chị M. trở về nhà, liên lạc không được nên người thân tổ chức tìm kiếm và báo cáo chính quyền. Sau nỗ lực tìm kiếm, đến 21h cùng ngày, thi thể của chị M. được tìm thấy tại cánh đồng thuộc thôn Hòa Đồng, xã Hòa Trạch. Khi đó tay chị M. vẫn nắm chặt túi cà chua là nguồn thu nhập để chi tiêu trong gia đình.

Tại buổi trao quà nhân ái, ông Dương Đình Tuyến (ba của chị M.) cho biết, ai cũng tiếc thương cho con gái của ông là chị D. Th. H. M., người không may bị đuối nước tử vong trên đường đi chợ khi đang mang thai. Đến giờ hai đứa cháu nhỏ của chị vẫn ngơ ngác hỏi: "Bao giờ mẹ đi chợ về?".

"Gia đình chúng tối rất cảm kích và biết ơn sự giúp đỡ của những tấm lòng bạn đọc Báo Sức khỏe & Đời sống. Với số tiền được hỗ trợ gia đình sẽ lên kế hoạch chi tiêu hợp lý để hai đứa cháu nhỏ mất đi mẹ có được cuộc sống tốt hơn", ba của người phụ nữ xấu số cho biết. Về đầu trang

https://giadinh.net.vn/tam-long-cua-ban-doc-den-voi-hai-hoan-canh-tai-quang-binh-va-ha-tinh-172211217182040199.htm

10. Những lão nông cược mạng, ngậm ngải tìm trầm xuyên quốc gia (Bài 1): Đổi mạng sống lấy miếng ăn!

(Danviet.vn 20/12)

Những câu chuyện đau lòng về "phu tìm trầm" đánh cược mạng sống xuyên quốc gia lần đầu được kể trên Dân Việt.

Họ bị cây đổ, đá đè, rắn cắn, hổ vồ, gấu tát, bị bỏ tù, rồi đạo tặc bắn giết. Trọng thương và mất mạng vì đi tìm trầm, kỳ (trầm hương và kỳ nam). Bị bắn chết, bị bắt tù ở vài quốc gia, bán nhà đi mà chuộc người thân.

Một trong những vụ việc kinh khủng nhất được biết đến là nhóm tìm trầm người Quảng Bình bị kẻ cướp chặn đường, cướp hết tải sản gì, bắt trói ở miệng hố rồi đập chết 5 người cùng lúc. Một người được thả về lấy tiền "chuộc" mạng sống của 6 người bị bắt trói. Duy nhất một người trốn thoát và băng cướp "dã nhân" với thành viên đến từ hai quốc gia Việt - Lào đã hiện nguyên hình sau nhiều ngày cơ quan điều tra vào cuộc.

Cơ quan chức năng đã khuyến cáo, răn đe nhưng những phận người "ngậm ngải tìm trầm" vẫn tìm cách lao vào hiểm nguy.

Khi mà trầm và lâm thổ sản ở Việt Nam khan hiếm dần, các đoàn phu "ngậm ngải" đánh cược cả mạng sống cho giấc mộng giàu sang tìm "linh khí của trời đất" (trầm, kỳ) đã cất bước đến các cánh rừng nguyên sinh của nhiều quốc gia lân cận như: Lào, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Brunei, thậm chí cả Myanmar, Trung Quốc, Ấn Độ...

Một trang sử bi thiết đã và đang mở ra: rừng, muông thú bị sát hại trên diện rộng, kẻ trúng đậm giàu sang, kẻ tù tội hoặc xương trắng xứ người. Toàn những chuyện khó tin nhưng có thật!

Trước, đi rừng xanh núi đỏ, sơn lam chướng khí, hổ báo nhiều, người đi tìm trầm trong rừng sâu họ hay phải "ngậm ngải". Chuyện này vừa huyền thoại rợn người lại vừa rất dễ hiểu: họ ngậm vài thứ thảo dược truyền thống, với bí kíp hơi lạ lùng để tăng sức khỏe, thêm minh mẫn và có mùi khá nồng để dã thú tránh xa. Thế mới thành cụm từ bất hủ "ngậm ngải tìm trầm".

Bây giờ thì khác, lão nông (thường người không quá trẻ mới đủ lão luyện để ra nước ngoài làm "phu trầm") đi máy bay, có hộ chiếu "du lịch" đàng hoàng, dùng điện thoại thông minh, đi theo các đầu mối "gửi định vị" (google map) để vào rừng già xứ người.

Ra Hà Nội, vào TP HCM, từ sân bay quốc tế sang chảnh mà đi đường trời, đến các thành phố đôi khi quá hoa lệ của các quốc gia ở vùng nhiệt đới gió mùa, lập tức có xe ô tô đón đi "giải ngố". Rồi theo dẫn đường qua internet mà đi tìm trầm, đi bẫy hổ, bẫy gấu.

Giữa mùa dịch thủ tục khai báo phức tạp, chúng tôi thận trọng, nhờ người địa phương dẫn đến làm quen với ông H. V. C. Ông này là người họ hàng của một lãnh đạo xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Được vị này giới thiệu, nên ông C. rất thoải mái với chúng tôi. Ông gầy và hiền hơn những gì tôi hình dung về một phu trầm đi xuyên nhiều quốc gia bằng… chân trần. Ý là, đến rừng là ông đi bộ, rồi sống, vật vã, đào bới xới lộn cả 6 tháng ròng trong rừng già nguyên sinh.

Đúng là đánh cược mạng sống đổi lấy miếng ăn và lấy giấc mộng giàu sang theo đúng nghĩa đen. Vợ ông, bà T., dựa đầu vào bờ tường, rơm rớm nước mắt: "Ông ấy đi "Tây" tìm trầm, tôi ở nhà không đêm nào ngủ được. Cái sống và cái chết cách nhau một tí tẹo thôi".

Hai vợ chồng ông C. mang ra cả chồng… hộ chiếu của ông C, ý bảo: Đấy, tôi đi nước ngoài như đi chợ.

Người đàn ông tiếp lời: "Có năm, 6 tháng liền tôi ở trong rừng sâu. Suốt 6 năm liền, tôi đi nước ngoài liên tục, mỗi năm chỉ về thăm nhà đúng có một lần. Xóm này, có 13 người đi trầm ở Brunei vừa về do dịch Covid-19 đang cách ly tại nhà bên kia.

Suốt hàng trăm ngày ở rừng hoang núi thẳm, chẳng trông thấy mặt người nào ngoài cái nhóm 6-7 người chúng tôi. Các nhóm đi tìm trầm, đặt bẫy bắt thú quý hiếm, bao giờ cũng chỉ ngần ấy người, không nên nhiều cũng chẳng nên ít hơn. Phân công trưởng nhóm và quy chế ăn chia khi tìm được kỳ/trầm rất rõ ràng".

"Tôi đi tù ở đủ 3 quốc gia rồi. Lào, Malaysia, Trung Quốc", ông C. kể. Tù vì đi vào rừng già của người ta mà đẵn cây, mà đặt bẫy bắt hổ, giết gấu. Vì quá hạn visa. Vì xâm nhập trái phép rừng cấm.

Nếu chưa từng lăn lộn đóng giả người mua cao hổ, tay gấu, trầm hương và các sản phẩm sản xuất từ cây gỗ có trầm (như đồ mỹ nghệ, đồ trang sức, đồ thờ) để điều tra từ trước; nếu không có cán bộ sở tại dẫn đi và xác nhận, thì có lẽ, chuyện ông C kể ở trên cứ như tiếu lâm.

Chúng tôi biết về các ông N "Phở"., ông Đ. "Thạo"., là những người chuyên gom phu trầm (gọi là tuyển quân) đem ra nước ngoài tìm trầm. Và các ông ấy cũng là "chủ" của ông Hà Văn C. đang tâm sự lúc này.

Báo chí nước ngoài từng viết về nhiều vi phạm dạng này và chúng tôi cũng có trong tay các thống kê về việc các phu trầm ở tỉnh Quảng Bình bị xử lý do đi tìm trầm ở nước ngoài ra sao.

Nhóm phóng viên điều tra cũng đã trao đổi với lãnh đạo các đơn vị liên quan về chủ đề này. Nên, chuyện ông C kể không còn là thứ "lạ lùng" nữa. Cái lạ nhất là sự sinh động và cái nhìn hồn nhiên của phu trầm này với cuộc mưu sinh không dễ hình dung tí nào.

Ông H.V. C. bảo: đoàn phu trầm bắt được con hổ, dùng gậy đánh mãi Chúa Sơn Lâm mới chết. Rồi mở điện thoại gửi định vị (xác định vị trí) của mình, gọi điện cho người ngoài cánh rừng, để họ mang nồi lớn vào… nấu cao trộm.

"Có khi, hổ nó kéo cả bầy giết chết con nai, con hươu. Giữa rừng già yên tĩnh lắm, vả lại mình xâm nhập và phá rừng tìm trầm trái phép nên cũng có ý giữ yên lặng để yên thân. Tôi từng đi rừng khắp miền Bắc, đi khắp dãy Trường Sơn để tìm trầm, nên cũng có kinh nghiệm ở trong rừng. Tĩnh lặng, thì có tiếng kêu của muông thú, lập tức biết là có chuyện. Ở đây rõ ràng là có con thú hiền bị thú ăn thịt tấn công rồi.

Chúng tôi vác dao, vác gậy đến đuổi đàn hổ đi, cướp con nai, con hươu về ăn. Anh em bảo nhau, đừng có lấy nửa to hơn, các Ông Hổ uất ức trả thù đấy. Chúng sẽ kéo đến lán trả thù, đòi lại miếng mồi".

Chuyện ông C. cứ đủng đỉnh. Vị lãnh đạo UBND xã đi cùng cũng xác nhận, ông C. từng đi tù ở nhiều quốc gia là đúng.

Ông C. vẫn nhỏ nhẹ kể: "Con nai, có khi nó về gần lán, chúng tôi vác gậy quây bốn bề, dồn nó ra phía suối, hết đường chạy là bị chúng tôi giết thịt. Con trăn đất, nó hiền lắm, cứ coi như thịt tích trữ, thích là mổ. Chúng tôi vào rừng chỉ mang nồi và gạo, muối, và thịt thà thì đã có… thú hoang".

Dân tôi chủ yếu đi tìm trầm, chứ không giỏi bẫy thú như làng ngoài kia (ý nói một làng cũng xuất ngoại nhiều để tìm lâm thổ sản ở huyện Bố Trạch, cùng tỉnh Quảng Bình).

Đủ các loại hiểm họa, họ gánh chịu tất. Có ông ở xã Võ Ninh này, bị gấu tát máu me be bét, may mà anh em trong nhóm cứu được.

Ám ảnh nhất là chuyện hai anh bị cây đổ, đá đè chết ở nước ngoài, khi cắt cây già để ánh sáng lọt vào tán rừng nguyên sinh, để trông tỏ các gốc gió bầu (cây có trầm) mà soi (tìm) "báu vật của trời đất" ("vựa trầm").

Ở Quảng Bình, đã có người bị bắn chết do xâm phạm rừng của các nước vùng Đông Nam Á. Như các phu trầm tử nạn người xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình mà chúng tôi sẽ kể ở bài sau.

Ông C. không thể nào quên những lần bị cướp ập vào lán: "Hôm ấy, ở rừng già bên Thái Lan, cướp bất ngờ xuất hiện, nai nịt gọn gang, vũ khí đầy mình. Họ quây kín, bắn chỉ thiên vài phát rồi ra hiệu bắt chúng tôi giơ tay lên trời. Chúng trói tất cả mọi người ở bờ suối, lục soát lều trại, tư trang, ví tiền, quần dài áo cộc, lấy đi hết mọi thứ. Chỉ để mỗi người bộ quần áo mà tìm đường về quê mẹ".

Các vụ việc phu trầm bị bắn chết, bị cướp dùng gậy đập rồi thả xuống hố lấp đất (như các nạn nhân ở Quảng Trạch, Quảng Bình) bị giết, không phải là hiếm.

Nguyễn Văn O. (xã Võ Ninh, Quảng Bình), một phu trầm từng bị tù 5 tháng ở Malaysia kể về hành trình vật vạ ngủ ngồi, 50 người bị "nhốt" trong một căn nhà chờ đầu nậu đánh xe đến đón, thả vào rừng, với cây dao cây dựa đi tìm trầm.

Thế rồi cảnh sát sở tại ập đến, O. vào tù. Mãn hạn tù, bà mẹ nghèo vay mượn được 500 đô la (hơn 10 triệu đồng) mua vé máy bay cho vị "khách du lịch" đặc biệt trong rừng có cây gió bầu hồi hương.

Lúc cao điểm, theo một thống kê chính thức, chỉ trong 2 năm, thôn Trúc Ly, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, có tới 16 phu trầm tử nạn xứ người. Có thôn, đầu năm 2 người bị đá đè, hổ tát, gấu vồ - chết; tháng 8 cùng năm đó, lại thêm 2 người bị bắn chết ở Thái Lan do vi phạm.

Các cái tên như Bùi Văn Q (SN 1976); Ngyễn Văn Tr (SN 1982)… lần lượt thêm vào danh sách tử nạn do ngậm ngải tìm trầm. Bà Phạm Thị Ch. có cả chồng và con rể từng bị tù ở Thái Lan. Nhưng các thân nhân của bà Ch. còn may mắn hơn hai phu trầm hôm đó đã ù té chạy và bị bắn chết… Đó, quả là hồi chương thống thiết nguyện hồn những con người xấu số đổi mạng để mưu sinh. Về đầu trang

https://danviet.vn/nhung-lao-nong-cuoc-mang-ngam-ngai-tim-tram-xuyen-quoc-gia-bai-1-doi-mang-song-lay-mieng-an-20211211172459281.htm

11. Ứng phó với bão Rai, cấm biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận

(Nongnghiep.vn 19/12, Phạm Hiếu)

Để ứng phó với cơn bão Rai, đến 18 giờ ngày 18/12, tỉnh Quảng Ngãi đã sơ tán 54 hộ với 213 người ở TP. Quảng Ngãi đến nơi an toàn.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, vào hồi 9 giờ ngày 19/12, vị trí tâm bão số 9, cơn bão Rai, cách Bình Định khoảng 205km, cách Phú Yên khoảng 200km về phía Đông với sức gió mạnh nhất là cấp 14, giật cấp 17. Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 15-20km/h.

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, dự báo ngày 19/12, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên sẽ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 150mm. Trên các sông từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có khả năng xuất hiện một đợt lũ, đỉnh lũ ở mức BĐ1 – BĐ2, có nơi trên BĐ2.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng, tính đến 6 giờ ngày 19/12, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn 58.720 tàu với 298.360 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão, chủ động tránh, trú. Đến 6 giờ ngày 18/12, toàn bộ các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Bình Thuận đã tổ chức cấm biển.

Các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận đã rà soát kế hoạch sơ tán với tổng số 69.876 hộ với 305.232 dân. Đến 18 giờ ngày 18/12, tỉnh Quảng Ngãi đã sơ tán 54 hộ với 213 người ở TP. Quảng Ngãi đến nơi an toàn.

Để sẵn sàng ứng phó với cơn bão Rai, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu các đơn vị, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 9, gió mùa Đông Bắc và tình hình mưa lũ nhất là tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa.

Đặc biệt, cần kiểm đếm, kêu gọi, hướng dẫn các phương tiện, tàu thuyền di chuyển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, tùy theo diễn biến của bão hoặc vào nơi tránh trú, nhất là các tàu đang ở tại khu vực Bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa.

Đồng thời kiên quyết không để người trên tàu thuyền, chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ, đặc biệt là các khu vực trên đảo. Kiểm tra, sẵn sàng mọi tình huống ứng phó đảm bảo an toàn về người và công trình giàn khoan trên biển.

Sẵn sàng triển khai phương án di dời, sơ tán dân đặc biệt là tại các nhà ở có nguy cơ cao xảy ra mất an toàn, phương án đảm bảo an toàn hồ chứa nước.

Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Về đầu trang

https://nongnghiep.vn/ung-pho-voi-bao-rai-cam-bien-tu-quang-binh-den-binh-thuan-d311074.html

12. BĐBP Quảng Bình: Đảm bảo quân số, thường trực ứng phó bão số 9

(Bienphong.com.vn 19/12, Hoài Nam)

Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình cho biết, đã chỉ đạo các đồn Biên phòng tuyến biển thực hiện các biên pháp thông báo, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển tìm nơi tránh trú an toàn; đồng thời chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó với bão số 9 (tên quốc tế là Rai).

Trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình có tổng số 6.697 phương tiện, hiện neo đậu tại bến 6.678 phương tiện. Theo thông tin từ các đồn Biên phòng tuyến biển, qua kiểm đếm, đến 16 giờ hôm nay, 19-12, còn 19 phương tiện/164 lao động đang hoạt động trên biển. Trong đó, 6 tàu đang neo đậu cách cửa Gianh 10 hải lý và chờ giảm sóng để vào cửa; 12 tàu hoạt động gần khu vực an toàn thuộc đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh); tàu QB 98220 TS đang hoạt động tại vùng biển Cung Hầu (tỉnh Trà Vinh).

Trong qua trình khai thác và chạy tránh bão có 3 tàu đánh cá xa bờ của ngư dân tỉnh Quảng Bình gồm: QB 98182TS, QB 98232 TS và QB 92456 TS xin vào trú bão tại khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sau khi nhận được thông tin, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình đã báo cáo Bộ Tư lệnh BĐBP đề nghị Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao gửi công hàm cho phía Trung Quốc để 3 tàu được vào trú bão.

Đến khoảng 14 giờ hôm nay, theo điện đàm liên lạc với BĐBP, các chủ tàu trên cho biết, phía Trung Quốc đã cho tàu ra dẫn vào cảng dành cho tàu cá, hiện 3 tàu đang neo đậu đảm bảo an toàn.

Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Bình chỉ đạo các đơn vị tiếp tục theo dõi thông tin về diễn biến của bão số 9, thông báo cho bà con ngư dân biết để chủ động trú tránh; duy trì thông tin liên lạc với 3 tàu đang trú bão ở đảo Hải Nam sẵn sàng hỗ trợ thông tin cần thiết giúp bà con ngư dân yên tâm tránh bão. Về đầu trang

https://www.bienphong.com.vn/bdbp-quang-binh-dam-bao-quan-so-thuong-truc-ung-pho-bao-so-9-post446496.html

13. Phong Nha – Kẻ Bàng là 1 trong 39 điểm đến nổi bật nhất thế giới trong năm 2022

(Baovanhoa.vn 18/12, Phạm Phú; 1thegioi.vn 19/12; Zingnews.vn 19/12; Nld.com.vn 20/12; Văn hóa 20/12, tr2)

Tạp chí chuyên về du lịch của Mỹ - Afar đã chọn Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình, Việt Nam) là 1 trong 39 điểm đến nổi bật nhất thế giới trong năm 2022.

Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là một thắng cảnh thiên nhiên, là một trong những vùng đá vôi nhiệt đới rộng lớn nhất thế giới với diện tích trên 200.000 ha. Ở đây có hệ thống hơn 300 hang động lớn nhỏ, tiềm ẩn nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn. Kể từ năm 2013, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng bắt đầu thu hút các du khách ưa mạo hiểm khi hang Sơn Đoòng được phát hiện.

Năm 2022, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ khởi động những tour mới nhằm mang đến trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn. Trong số các tour mới tại Phong Nha có thể kể đến tour Hang Ba. Du khách sẽ được trải nghiệm qua 5 hang động với những khoang đá vôi cùng các khối nhũ đá khổng lồ. Không chỉ đi bộ xuyên rừng rậm, du khách sẽ được bò trườn, bơi lội hoặc chèo ván trong các hang động.

Bên cạnh Phong Nha (Quảng Bình, Việt Nam), tạp chí Afar còn giới thiệu tới độc giả toàn cầu các điểm đến mới lạ trong năm 2022. Cụ thể như: Quần đảo Ten ( 10.000 đảo, ở Florida, Mỹ); Bắc Minnesota (Mỹ); Arica & Parinacota (Chile); Karoo (Nam Phi); Ibadan (Nigeria); Fontainbleau (Pháp); Goa (Ấn Độ); Cairns (Australia); thị trấn Tokorozawa (Nhật Bản)… Về đầu trang

http://baovanhoa.vn/du-lich/artmid/416/articleid/48437/phong-nha-%E2%80%93-ke-bang-la-1-trong-39-diem-den-noi-bat-nhat-the-gioi-trong-nam-2022

14. Hướng đến dòng khách nội địa

(Thanhnien.vn 20/12, Trương Quang Nam)

Trước tình hình khó khăn của dịch bệnh, ngành du lịch Quảng Bình đặt ra chỉ tiêu sẽ đón 2 triệu lượt khách (1,99 triệu lượt khách nội địa và 10.000 lượt khách quốc tế), đạt 2.250 tỉ đồng tổng thu từ du khách trong năm 2022.

Để đạt được những con số đó, Sở Du lịch Quảng Bình đưa ra nhiều giải pháp khác nhau, như nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của du lịch (DL) với sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng kỳ vọng đề ra trong chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về phát triển DL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn 2021 - 2025.

Sở DL cũng sẽ phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, tổ chức, đoàn thể thực hiện truyền thông bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú đa dạng như truyền hình, báo chí, các clip giới thiệu, ấn phẩm, truyền thanh. Triển khai các chương trình quảng bá, giới thiệu các giá trị tài nguyên DL nổi bật của Quảng Bình để người dân tự hào và đồng hành cùng chính quyền địa phương. Đồng thời, thực hiện nếp sống văn minh; xây dựng phong trào ứng xử lịch sự, mến khách, tự giác và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; xây dựng môi trường DL xanh, sạch, đẹp, thân thiện, “mỗi người dân là một hướng dẫn viên DL”.

Việc hoàn thiện các quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển các khu, tuyến, điểm DL trọng điểm, tạo điều kiện để thu hút đầu tư xây dựng, cải tạo, chỉnh trang hệ thống cơ sở hạ tầng DL (như điểm dừng chân, các khu vui chơi giải trí, chợ đêm, công viên, khu dịch vụ, trung tâm thương mại, ẩm thực, khu, tuyến, điểm du lịch, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh đạt chuẩn…) cũng được Sở DL nêu ra. Đặc biệt là các trung tâm DL Phong Nha - Kẻ Bàng, Vũng Chùa - Đảo Yến, Nhật Lệ - Bảo Ninh, nghỉ dưỡng Bang và DL văn hóa, tâm linh phía nam của tỉnh; hệ thống bãi đỗ xe DL tại TP.Đồng Hới.

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nữa đó là phối hợp, kiến nghị, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư sớm hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác các dự án lớn như quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quảng Bình, khách sạn 5 sao của Tập đoàn Pullman, sân golf Bảo Ninh - Trường Thịnh, sân golf Bảo Ninh - Hải Ninh, khu nghỉ dưỡng Bang của Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh, khu nghỉ dưỡng và thể thao giải trí DIC Star Golf and Resort…

Địa phương cũng chú trọng phát triển các sản phẩm DL. Là mảnh đất sở hữu nguồn tài nguyên DL đa dạng, phong phú, độc đáo nên việc tạo ra nhiều sản phẩm của biển, rừng, hang động sẽ càng thu hút du khách. Quảng Bình không chỉ có mỗi Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng mà còn rất nhiều khu rừng hoang sơ, bãi biển mỹ miều, cũng như những địa danh lịch sử nổi tiếng.

Từ những nỗ lực đó, cùng với việc thúc đẩy liên kết hợp tác với các tỉnh trong khối liên kết Hà Nội - Quảng Bình - Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên-Huế và các tỉnh thuộc “con đường di sản miền Trung”, các tỉnh trên Hành lang kinh tế Đông - Tây, các tỉnh thuộc 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan sử dụng chung đường 8 và đường 12,… Quảng Bình kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa khôi phục, phát triển các sản phẩm DL. Về đầu trang

https://thanhnien.vn/huong-den-dong-khach-noi-dia-post1413141.html

V. Pháp luật - An ninh quốc phòng  

1. Sử dụng công nghệ cao, 15 thanh niên lừa được 1.000 tỷ đồng

(Daidoanket.vn 18/12, Quảng Nghĩa; Giaoducthoidai.vn 18/12; Zingnews.vn 18/12; Nhandan.vn 18/12; Plo.vn 18/12; Truyền hình Thông tấn – Bản tin Thời sự 18/12; Plo.vn 18/12; Congan.com.vn 18/12; Vietnamnet.vn 18/12; VOV.vn 18/12; Baodautu.vn 18/12; TTXVN/Baotintuc.vn 18/12; Thanhnien.vn 18/12; Thuonghieucongluan.com.vn 18/12; Laodong.vn 18/12; Laodongthudo.vn 19/12; Vietnamfinance.vn 19/12; Tienphong.vn 19/12; Baovephapluat.vn 19/12; Baovanhoa.vn 19/12; Baotainguyenmoitruong.vn 19/12; Cadn.com.vn 20/12; Phapluatnet.nguoiduatin.vn 20/12; Kênh VTV1 – Bản tin Chuyển động 24h 19/12; Truyền hình An ninh – Bản tin An ninh 24h 17/12; Công an nhân dân 19/12, tr8)

Công an tỉnh Quảng Bình phá chuyên án, xác định 15 đối tượng sử dụng công nghệ cao để mở tài khoản ngân hàng nhằm mục đích đánh bạc trực tuyến và lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến 1.000 tỷ đồng.

Thông tin từ Công an tỉnh Quảng Bình cho biết: Ngày 15/12, Ban chuyên án do phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05), Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01) chủ trì phối hợp với phòng Kỹ thuật nghiệp vụ (PA06), phòng Cảnh sát cơ động (PK02) và Công an TP Đồng Hới; cùng với 10 tổ công tác triển khai đồng loạt khám xét, triệu tập15 đối tượng ở địa bàn các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Bình và TP Đà Nẵng. 

Theo cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Bình bước đầu xác định: Từ năm 2019 đến nay, Nguyễn Cao Hoàng (28 tuổi, trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng) đã thuê Hoàng Trung Thương (26 tuổi, trú tại phường Bắc Lý, TP Đồng Hới) kêu gọi mọi người mở tài khoản ngân hàng.

Mỗi số tài khoản, Thương nhận được từ Hoàng 400 ngàn đồng. Sau khi nhận được thông tin cá nhân của người đăng ký mở tài khoản, Thương và Hoàng tự tạo ví Momo, ZaloPay để hưởng các gói quà ưu đãi (sử dụng để thanh toán tiền điện, nước, internet…) trị giá 700.000 đồng/tài khoản.

Sau khi hưởng lợi, Hoàng bán tài khoản Momo cho các đối tượng hoạt động tổ chức đánh bạc trực tuyến và lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giá 50.000 đồng/tài khoản.

Đối với tài khoản mua từ Nguyễn Tiến Đức (21 tuổi, trú tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), Hà Đăng Tiến (19 tuổi, trú tại xã Ninh Nhất, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) thì Hoàng tổng hợp thông tin gửi cho Nguyễn Công Nam (26 tuổi, trú tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) tạo chứng minh nhân dân (CMND) giả để liên kết ngân hàng, định danh ví Momo.

Sau đó, Hoàng và Nam sẽ tạo CMND giả để định danh ví Momo liên kết với tài khoản ngân hàng do Hoàng gửi. Từ đó Hoàng bán tài khoản cho các đối tượng hoạt động tổ chức đánh bạc trực tuyến và lừa đảo chiếm đoạt tài sản để thu lợi với giá từ 250 ngàn đồng đến 350 ngàn đồng/tài khoản.

Qua xác định ban đầu, tổng số tiền giao dịch trong các tài khoản ngân hàng được các đối tượng thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép nhằm mục đích đánh bạc trực tuyến và lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1.000 tỷ đồng.

Khám xét khẩn cấp chỗ ở của 3 đối tượng Nguyễn Cao Hoàng, Hoàng Trung Thương và Nguyễn Công Nam, ban chuyên án đã thu giữ gần 1.983 thẻ sim điện thoại; 11 thẻ ATM ngân hàng của các đối tượng; 177 thẻ ATM ngân hàng khác; 5 thiết bị simbox; 16 bộ máy tính, 1 máy in màu; 38 CMND giả; 28 điện thoại di động và 3.613 bộ tài khoản ngân hàng đã mở; 331 file ảnh CMND có dấu hiệu bị làm giả; 3.034 bộ file ảnh CMND chuẩn bị để đăng ký các tài khoản; 478 bộ file ảnh CMND đã dùng để đăng ký tài khoản Momo và nhiều tang vật, tài liệu có liên quan.

Công an tỉnh Quảng Bình đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 3 đối tượng là Nguyễn Cao Hoàng, Hoàng Trung Thương và Nguyễn Tiến Đức và tập trung lực lượng để làm việc với hơn 3.000 cá nhân, tổ chức bị hại trên toàn quốc. Đồng thời, đang tiếp tục cũng cố tài liệu để xử lý các đối tượng liên quan và tiếp tục mở rộng án.

Trước đó, vào khoảng tháng 7/2020, thông tin về một số đối tượng trên địa bàn TP Đồng Hới (Quảng Bình) mời gọi, lôi kéo người dân đến ngân hàng để mở tài khoản cá nhân không mất tiền mà còn được nhận 100 đồng đồng/tài khoản.

Để kích thích môi giới, các đối tượng này chi trả lợi nhuận cho những ai mời gọi người khác đến mở tài khoản thành công thì được hưởng 40 ngàn đồng/tài khoản.

Nắm bắt sự việc, phòng PA05 (Công an tỉnh Quảng Bình) nhận định: Hoạt động của các đối tượng rất tinh vi, có sự tham gia của nhiều đối tượng, sử dụng công nghệ để thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa thông tin tài khoản ngân hàng trái phép, với nhiều đối tượng tham gia và hoạt động liên tỉnh.

Công an tỉnh Quảng Bình đã xác lập chuyên án mang bí số “TVC6” để đấu tranh, làm rõ. Trong thời gian ngắn, các trinh sát đã thu thập, cũng cố được nhiều tài liệu quan trọng, xác định hoạt động của các đối tượng này còn nhằm mục đích đánh bạc trực tuyến và lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng việc sử dụng công nghệ cao. Về đầu trang

http://daidoanket.vn/su-dung-cong-nghe-cao-15-thanh-nien-lua-duoc-1000-ty-dong-5675655.html

2. Tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ và pháo do người dân tự nguyện giao nộp

(Csgt.vn 17/12, Văn Chín)

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo TTATGT tuyến Quốc lộ 12A thuộc Phòng CSGT – Công an tỉnh Quảng Bình đã tiếp nhận súng tự chế, mìn, kíp nổ và pháo hoa nổ do người dân tự nguyện giao nộp cho cơ quan chức năng.

Theo đó, chiều ngày 16/12, cán bộ, chiến sỹ tổ tuần tra, kiểm soát tuyến đường quốc lộ 12A thuộc Phòng CSGT – Công an tỉnh Quảng Bình đã tổ chức tiếp nhận 01 khẩu súng tự chế, 02 quả mìn có trọng lượng 400g, 02 kíp nổ dài 6cm, 01 hộp pháo hoa nổ loại 36 quả có trọng lượng 1,4kg do anh Dương Hoài Nam, sinh năm 1993 ở thôn Sảo Phong, xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình tự nguyện giao nộp.

Số pháo, kíp nổ, mìn tự chế và súng nói trên là do anh Nam tình cờ nhặt được trong một lần đi rẫy. Nhận thức việc tàng trữ, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và pháo là trái pháp luật, nên anh Nam đã tự nguyện đưa đến giao nộp cho tổ công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo TTATGT tuyến Quốc lộ 12A đang thực hiện nhiệm vụ ở địa bàn xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, gần nơi anh sinh sống.

Thiếu tá Trương Chí Dũng – Phó Đội trưởng Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Phòng CSGT – Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, từ những ngày đầu ra quân mở đợt cao điểm đảm bảo TTATGT-TTXH và ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh về việc tập trung thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ và pháo trong dịp tết Dương lịch, tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 đến nay, thông qua công tác tuyên truyền, vận động kết hợp với việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến buôn bán, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trái phép của lực lượng CSGT, nhận thức, trách nhiệm của người dân ở các địa bàn có tuyến quốc lộ 12A đi qua, đặc biệt, là đoạn từ cửa khẩu Chalo về các huyện, thị xã được nâng lên rõ rệt. Qua đó, góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Về đầu trang

http://www.csgt.vn/tintuc/14256/Tiep-nhan-vu-khi,-vat-lieu-no-va-phao--do-nguoi-dan-tu-nguyen-giao-nop.html

3. Cái kết của nhóm thợ hồ mang dao, ống tuýp, gậy… hỗn chiến để lấy "số má"

(Nld.com.vn 18/12, Hoàng Phúc; Dantri.com.vn 18/12; Phapluatplus.vn 19/12; Tamnhin.trithuccuocsong.vn 19/12)

Một nhóm đối tượng trong đêm chạy xe máy, dùng hung khí rượt và đuổi đánh một nhóm thanh niên trẻ khác khiến nhiều người bị thương, tài sản bị hư hỏng.

Ngày 18-12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) - cho biết đã điều tra, làm rõ hành vi của nhóm đối tượng nghề nghiệp đa phần là thợ xây ở xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch về tội "Gây rối trật tự công cộng".

Trước đó, khoảng 19 giờ 30 ngày 4-12, do mâu thuẫn cá nhân nên nhóm thợ hồ, gồm: Nguyễn Văn Vinh (SN 2005), Nguyễn Đức Nam (SN 2001), Đào Văn Bắc (SN 2005, cùng ngụ thôn Hòa Bình, xã Quảng Hưng) và Phạm Quang Huy (SN 2004, thôn Di Lộc, xã Quảng Tùng) đã chạy 2 xe máy, mang theo 1 gậy baton đuổi đánh Phạm Duy Khánh (SN 2005; ngụ thôn Phù Lưu, xã Quảng Lưu) trên Quốc lộ 1.

Khi đuổi kịp xe Khánh, 4 đối tượng chặn đầu xe rồi ép và chở Khánh đến một cánh đồng ở thôn Hòa Bình, xã Quảng Hưng. Tại đây, nhóm của Vinh đã xông vào dùng tay, chân đánh vào người nạn nhân.

Tiếp đó, Vinh rủ thêm 8 đối tượng khác chuẩn bị hung khí là 1 con dao, 3 ống tuýp sắt, 4 gậy gỗ… để rượt đuổi, đánh nhau một nhóm thanh niên 7 người khác tại Cửa hàng xăng dầu Minh Khiêm số 7, thuộc thôn Phúc Kiều, xã Quảng Hưng.

Hậu quả, trong nhóm nạn nhân có Trần Nhân Tài (SN 2007; ngụ thôn Pháp Kệ, xã Quảng Phương), Nguyễn Minh Quân (SN 2004, xã Quảng Lưu), Phạm Duy Khánh bị đánh trọng thương; riêng Phạm Văn Tuấn (SN 2002, xã Quảng Lưu) bị các nhóm người trên đuổi đánh bỏ chạy, dẫn đến bị ngã nứt xương ở gót chân phải.

Sau màn hỗn chiến khiến nhóm nam thanh niên bỏ chạy, Nguyễn Văn Vinh tiếp tục dùng hung khí đập phá tài sản là 2 xe máy làm hư hỏng.

Qúa trình điều tra, Công an huyện Quảng Trạch làm rõ nhóm đối tượng 11 người do Nguyễn Văn Vinh cầm đầu đã gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, phá phách tài sản của người khác và gây thương tích cho 4 nạn nhân.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Quảng Trạch đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 11 đối tượng có liên quan. Đồng thời lệnh tạm giam 4 bị can, gồm: Nguyễn Văn Vinh; Nguyễn Đức Nam; Phạm Minh Tuấn và Trần Chiến - để điều tra về tội Gây rối trật tự công cộng.

Cấm đi khỏi nơi cư trú đối với các bị can: Đào Văn Bắc, Nguyễn Công Thành, Nguyễn Quốc Quân, Phạm Minh Hoàng, Trịnh Nguyễn Thanh Thảo, Phạm Quốc Cường và Phạm Quang Huy.

Công an huyện Quảng Trạch đang tiếp tục điều tra, cũng cố hành vi Cố ý gây thương tích và Cố ý làm hư hỏng tài sản để làm rõ hành vi của các bị can và nhóm đối tượng liên quan và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Về đầu trang

https://nld.com.vn/thoi-su/cai-ket-cua-nhom-tho-ho-mang-dao-ong-tuyp-gay-hon-chien-de-lay-so-ma-20211218111607539.htm

4. Bí mật bên trong căn nhà của người phụ nữ từng phạm tội chứa mại dâm

(Nld.com.vn 19/12, Hoàng Phúc; Tamnhin.trithuccuocsong.vn 19/12)

Kiểm tra bên trong căn nhà, lực lượng công an đã phát hiện hàng trăm viên ma túy tổng hợp. Người phụ nữ này từng có một tiền án về tội "Chứa mại dâm".

Ngày 19-12, Công an thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) cho biết vừa bắt quả tang Đoàn Thị Hưng (SN 1974; trú tại thôn Vĩnh Phú, xã Quảng Hòa, thị xã Ba Đồn) để điều tra về hành vi tàng trữ ma túy.

Trước đó, khoảng 18 giờ 50 ngày 18-12, Tổ công tác Công an thị xã Ba Đồn tiến hành tuần tra kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn thôn Vĩnh Phú, xã Quảng Hòa, thì phát hiện Đoàn Thị Hưng có biểu hiện nghi vấn.

Tổ công tác tiến hành kiểm tra, phát hiện trên người của Đoàn Thị Hưng có 1 túi ni lon màu xanh, chứa 30 đoạn ống nhựa bên trong dấu 50 viên nén ma túy tổng hợp.

Công an thị xã Ba Đồn đã tiến hành lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối với người phụ nữ này về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và thu giữ số tiền hơn 3,2 triệu đồng.

Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Đoàn Thị Hưng, Tổ công tác tiếp tục phát hiện, thu giữ số tiền 35 triệu đồng và 126 viên nén màu hồng. Theo khai nhận bước đầu của Đoàn Thị Hưng thì số viên nén trên là ma túy tổng hợp dạng hồng phiến.

Được biết, Đoàn Thị Hưng đã có 1 tiền án về tội chứa mại dâm. Vụ việc vẫn đang được Công an thị xã Ba Đồn tiếp tục điều tra, mở rộng. Về đầu trang

https://nld.com.vn/phap-luat/bi-mat-ben-trong-can-nha-cua-nguoi-phu-nu-tung-pham-toi-chua-mai-dam-20211219120738726.htm

5. Công an điều tra nhân viên bảo vệ trường bị "tố" sàm sỡ nữ sinh lớp 5

(Nld.com.vn 19/12, Hoàng Phúc)

Sau khi phụ huynh tố cáo một nhân viên bảo vệ trường tiểu học ở TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có hành vi sàm sỡ con mình, nhà trường đã tạm đình chỉ công tác nhân viên bảo vệ này.

Chiều 19-12, Trường Tiểu học số 2 Nam Lý (phường Nam Lý, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) xác nhận Cơ quan Công an đã vào cuộc điều tra một nam nhân viên bảo vệ của trường này vì bị phụ huynh "tố" có hành vi sàm sỡ một nữ học sinh lớp 5.

Người bị tố cáo là ông N.T.P, đang làm bảo vệ tại Trường Tiểu học số 2 Nam Lý.

Trước đó, vào tối 17-12, người nhà của nữ học sinh lớp 5 theo học tại Trường Tiểu học số 2 Nam Lý đã kéo đến nhà riêng của ông P. ở phường Nam Lý (cạnh trường học) để làm rõ sự tình, về việc bị ông P. có hành vi sàm sỡ vào sáng cùng ngày.

Trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Nam Lý, cho biết sự việc xảy ra vào khoảng 6 giờ 10 sáng 17-12. Tuy nhiên, cháu bé không báo với ban giám hiệu nhà trường mà đến tối về nhà mới kế lại sự việc cho cha mẹ.

Sau đó, gia đình cháu bé đã làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng TP Đồng Hới. Ngay sau nhận được phản ánh từ phụ huynh, ban giám hiệu nhà trường đã tạm đình chỉ công tác đối với ông N.T.P.

"Sự việc chưa biết cụ thể như thế nào vì bên gia đình cháu bé nói một kiểu, còn bên bác bảo vệ cũng nói một kiểu. Nhà trường đang chờ kết quả điều tra của Công an" - bà Nguyệt thông tin.

Theo bà Nguyệt, ông P. làm bảo vệ nhà trường từ 7 năm nay, là người gần gũi và được nhiều học sinh rất quý mến. Ông P. cũng là người làm việc rất trách nhiệm. Về đầu trang

https://nld.com.vn/thoi-su/cong-an-dieu-tra-nhan-vien-bao-ve-truong-bi-to-sam-so-nu-sinh-lop-5-20211219154709105.htm

6. Gia tăng tình trạng buôn lậu ở biên giới dịp cuối năm

(VTV.vn 19/12)

Càng về cuối năm, tình trạng vận chuyển hàng lậu qua biên giới, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái không rõ nguồn gốc lại càng diễn biến phức tạp.

Tại khu vực Bắc Trung Bộ, các lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển, tiêu thụ hàng lậu trên tuyến biên giới và nội địa. Đáng nói, thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi và manh động.

Trên tuyến biên giới của tỉnh Quảng Trị giáp với nước bạn Lào, dọc theo sông Sê Pôn, nhiều hàng rào cứng với chiều cao từ 2 - 3m đã được dựng lên hòng che khuất tầm quan sát của lực lượng chức năng.

Cho người theo dõi lực lượng chức năng, dùng xe hạ tải thay nha dò đường, thấy lực lượng chức năng, sẵn sàng quay đầu xe bỏ chạy. Đây là những thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu trên tuyến Quốc lộ 9 và trên biên giới ở Quảng Trị.

Từ đầu tháng 9 đến nay, lực lượng công an, hải quan và Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã bắt giữ gần 120 vụ buôn lậu, trị giá hàng hóa gần 12 tỷ đồng, khởi tố 3 vụ buôn lậu gỗ quý hiếm.

Tại địa bàn tỉnh Quảng Bình, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển pháo nổ từ biên giới tuồn về xuôi để tiêu thụ với số lượng hàng trăm kg.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế tình trạng vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại ở nội địa vẫn diễn biến phức tạp vào dịp cuối năm. Ngày 15/12, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thu giữ số lượng lớn hàng hóa không có hóa đơn chứng từ trị giá trị hơn 1 tỷ đồng. Về đầu trang

https://vtv.vn/xa-hoi/gia-tang-tinh-trang-buon-lau-o-bien-gioi-dip-cuoi-nam-20211219003832746.htm

7. Đẩy mạnh xây dựng đơn vị nền nếp, chính quy

(Bienphong.com.vn 18/12, Nguyễn Thành Phú)

Thời gian qua, việc đẩy mạnh xây dựng đơn vị nền nếp, chính quy, xanh, sạch, đẹp luôn được cấp ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Ngư Thủy, BĐBP Quảng Bình chú trọng. Qua đó, tạo sự chuyển biến vững chắc, toàn diện trên các mặt công tác, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới vùng biển do đơn vị quản lý.

Theo đó, cấp ủy, Ban Chỉ huy đơn vị đặc biệt coi trọng công tác tổ chức quán triệt, học tập nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về mọi mặt cho cán bộ, chiến sĩ. Gắn phong trào thi đua “Chính quy, mẫu mực, kỷ cương, chất lượng và sẵn sàng chiến đấu” trong huấn luyện, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật với triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa” trong nội bộ” và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” bằng những nội dung, tiêu chí cụ thể, thiết thực, hiệu quả.

Cùng với đó, hằng năm, đơn vị đã tổ chức quán triệt và chấp hành nghiêm túc các chỉ lệnh, kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện của cấp trên, luôn xác định rõ phương châm: “Học mới ôn cũ, lý luận gắn với thực tiễn”, “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”. Đơn vị chủ động khắc phục khó khăn, chuẩn bị đầy đủ giáo án, mô hình học cụ, thao trường, bãi tập, vật chất bảo đảm cho nhiệm vụ huấn luyện. Nội dung huấn luyện được chú trọng cả về huấn luyện chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật, coi trọng xây dựng, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch tác chiến và huấn luyện xử lý các tình huống liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới vùng biển.

Kết quả huấn luyện hàng năm luôn đạt 97% về quân số, 95% về thời gian và trên 98% về nội dung. Qua kiểm tra, đánh giá, có 100% cán bộ, chiến sĩ đều đạt yêu cầu, trong đó, có trên 70% khá, giỏi. Thông qua huấn luyện, tác phong điều lệnh, trình độ, kỹ chiến thuật ngày càng nâng lên, bộ đội sử dụng thành thạo các loại vũ khí trang bị có trong biên chế. Đồng thời, nâng cao tính thống nhất, chính quy trong huấn luyện, làm cơ sở để thường xuyên duy trì nghiêm các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực ban, trực chỉ huy, trực chiến, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật chất phục vụ cho nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất...

Song song với duy trì nghiêm túc các chế độ quy định, Đồn Biên phòng Ngư Thủy thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, với nhiều hình thức, biện pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả thực hiện “Ngày chính trị văn hóa tinh thần" và "Ngày pháp luật”. Thiếu tá Nguyễn Minh Trường, Chính trị viên Đồn Biên phòng Ngư Thủy cho biết: “Xác định phát huy nhân tố con người là biện pháp hữu hiệu hàng đầu trong công tác xây dựng đơn vị chính quy, xanh, sạch, đẹp và rèn luyện kỷ luật, do đó, cấp ủy, chỉ huy đơn vị tập trung xây dựng cho mọi cán bộ, chiến sĩ thực sự mẫu mực, tiêu biểu về tư tưởng, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm.

Đồng thời, làm tốt công tác giáo dục chính trị, quản lý tư tưởng; giữ vững tình hình an ninh chính trị nội bộ; phát huy tính tiền phong gương mẫu, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì để tạo sự thống nhất về nhận thức, đồng thuận của mọi quân nhân và tình đoàn kết, thống nhất trong đơn vị”.

Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình, địa phương, cơ sở vật chất, nơi ăn ở, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ngư Thủy đã được đầu tư xây dựng khang trang, chính quy, nền nếp. Tuy đóng quân trên vùng cát trắng, không thuận lợi cho công tác tăng gia sản xuất, song, với tinh thần khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã xây dựng khu tăng gia sản xuất khoa học, với vườn trồng rau xanh có diện tích 800m2, vườn trồng cây thuốc Nam, cây ăn quả, ao thả cá và hệ thống chuồng trại với 7 con bò, 35 con lợn, hơn 200 con gia cầm...

Vì thế, đơn vị đã đảm bảo tự túc 100% nguồn rau xanh và 60% thực phẩm từ thịt cho bữa ăn của cán bộ, chiến sĩ. Đơn vị còn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh vào giờ nghỉ, ngày nghỉ để nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, tạo sự chuyển biến vững chắc về chấp hành điều lệnh, kỷ luật.

Cùng với việc duy trì nghiêm nền nếp chính quy, quản lý kỷ luật, Đồn Biên phòng Ngư Thủy còn tổ chức nhiều hoạt động giúp dân làm đường giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Năm 2021, đơn vị đã vận động, trích quỹ, trao tặng 2 công trình “Ánh sáng vùng biên” trị giá 62 triệu đồng; xây dựng 2 nhà Đại đoàn kết, trị giá 210 triệu đồng...

Kết quả đạt được trong xây dựng đơn vị nền nếp, chính quy, xanh, sạch, đẹp, quản lý kỷ luật nghiêm ở Đồn Biên phòng Ngư Thủy đã thực sự tạo hiệu ứng tích cực trên các mặt công tác Biên phòng, đồng thời, tham gia hiệu quả vào việc củng cố, xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Về đầu trang

https://www.bienphong.com.vn/day-manh-xay-dung-don-vi-nen-nep-chinh-quy-post446456.html

8. Dân quân tự vệ biển - “cánh tay nối dài” bảo vệ chủ quyền biển, đảo

(TTXVN/Baotintuc.vn 18/12, Võ Dung)

Tỉnh Quảng Bình đã quan tâm, chú trọng xây dựng, củng cố lực lượng Dân quân tự vệ biển ngày càng vững mạnh, thực sự là “cánh tay nối dài” bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quê hương.

Quảng Bình có đường bờ biển dài khoảng 116km và là một trong những tỉnh ven biển có vị trí chiến lược quan trọng của cả nước. Trong thời gian qua, để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tăng cường sức mạnh phòng thủ, góp phần bảo vệ lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, tỉnh Quảng Bình đã quan tâm, chú trọng xây dựng, củng cố lực lượng Dân quân tự vệ biển ngày càng vững mạnh, thực sự là “cánh tay nối dài” bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quê hương.

Lực lượng Dân quân tự vệ biển là một bộ phận của lực lượng Dân quân tự vệ. Theo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, đây là lực lượng vừa trực tiếp tham gia sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội vừa thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Lực lượng Dân quân tự vệ biển cùng tham gia phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Vùng III Hải quân, Cảnh sát biển và các lực lượng khác giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển, đảo; tham gia phòng, chống, khắc phục thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, xử lý môi trường và các nhiệm vụ có liên quan khác.

Xác định xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ biển theo hướng ngày càng vững mạnh, rộng khắp là yêu cầu, nhiệm vụ hết sức cấp thiết, vì thế, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình đã làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ biển. Trong đó trọng tâm là Luật Dân quân tự vệ năm 2019, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Quốc phòng và các kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên; tham mưu cho tỉnh Quảng Bình phê duyệt Đề án “Tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và đảm bảo chế độ chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ giai đoạn 2021-2026”…

Thượng tá Phạm Minh Tuyến, Trưởng ban Dân quân tự vệ, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình cho biết: Đơn vị đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về công tác xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ biển; xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ quốc phòng-an ninh; định hướng tuyên truyền để các lực lượng vũ trang và nhân dân nắm quan điểm của Đảng, Nhà nước về giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh hải trên biển bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Trong công tác xây dựng lực lượng, đơn vị thực hiện tuyển chọn những người có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ học vấn và sức khỏe, tâm huyết, trách nhiệm cao; chú trọng công tác giáo dục chính trị, huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ biển vững mạnh về mọi mặt; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng này trong phát triển các ngành nghề kinh tế biển và thực hiện nhiệm vụ tuần tra, cảnh giới, phát hiện các tàu, thuyền lạ xâm nhập trái phép lãnh hải; nắm chắc tình hình trên biển, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khi có tình huống. Đơn vị xây dựng hiệu quả các tổ, đội tàu đánh cá trên biển mà nòng cốt là Dân quân tự vệ biển nhằm tạo sự liên kết và tăng cường sức mạnh cho ngư dân bám biển, bảo vệ ngư trường truyền thống...

Lực lượng Dân quân tự vệ biển xã Bảo Ninh là một trong 3 xã, phường ven biển của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình được xây dựng đồng bộ, chất lượng, đáp ứng cao trong mọi nhiệm vụ.

Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình Phạm Long Thịnh cho hay: Các chiến sỹ dân quân biển là những ngư dân trực tiếp lao động trên biển nhưng khi điều động thực hiện nhiệm vụ, tham gia huấn luyện thì quân số luôn đảm bảo. Từ những kỹ năng, kiến thức được trang bị, các chiến sỹ đều hoạt động năng nổ, tâm huyết, triển khai hiệu quả các nội dung, nhất là trong phối hợp tuyên truyền, phổ biến đến người dân các cơ chế, chính sách, tình hình an ninh biên giới vùng biển, các văn bản pháp luật liên quan; về phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; không tham gia vượt biên trái phép; bảo vệ môi trường, ngư trường, biển đảo quê hương… Đặc biệt, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Dân quân biển đã tích cực phối hợp triển khai tốt công tác phòng, chống dịch; tham gia tuần tra, nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân khi gặp khó khăn… Lực lượng dân quân biển đã phát huy tối đa nội lực, được cấp trên đánh giá cao và nhân dân tin yêu.

Mỗi hành trình vươn khơi bám biển của ngư dân Quảng Bình như được bồi đắp thêm cho sức mạnh ý chí, quyết tâm giữ gìn nghề nghiệp ông cha và khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Họ được ví như những “cột mốc sống” trên biển – mạnh mẽ, can trường và đầy khí chất. Ngư dân Nguyễn Thiết Kế một người con làng biển Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh có gần 4 năm tham gia tích cực vào lực lượng Dân quân tự vệ biển. Anh Kế và những ngư dân làng biển Quảng Bình luôn tự hào và nhận thức rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong tiến trình xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương.

Anh Kế bày tỏ: "Các chuyến ra khơi, các tàu cá địa phương đều luôn hỗ trợ, tương trợ nhau trong mọi hoàn cảnh. Mỗi ngư dân đều là một chiến sỹ trên biển; bền bỉ, chăm chỉ lao động sản xuất và tuân thủ các quy định hành nghề trên biển. Chúng tôi luôn đề cao cảnh giác, nắm bắt các thông tin, diễn biến bất thường như hoạt động của tàu lạ, tình hình an ninh trật tự… để báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương và lực lượng liên quan có phương án xử lý, đảm bảo an toàn".

Để tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Dân quân biển nói riêng và lực lượng Dân quân tự vệ Quảng Bình nói chung, thời gian tới, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan, nhất là trong xây dựng và phát triển lực lượng Dân quân tự vệ biển. Đơn vị sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục; kiện toàn đầy đủ tổ chức, biên chế lực lượng theo quy định; trong đó các công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở các đơn vị Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển và người có kinh nghiệm trên biển sẽ được bổ nhiệm tiểu đội trường, trung đội trưởng trong các đơn vị.

Cùng với đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phát huy thế mạnh từng lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp trong các hoạt động tác chiến trên biển, đảo; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, huy động khi có tình huống; tập trung huấn luyện nâng cao năng lực hoạt động tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Dân quân tự vệ biển; thường xuyên cập nhật kiến thức về luật pháp gắn với bồi dưỡng kỹ năng ứng cứu, xử lý tình huống khi gặp nạn trên biển; quan tâm kịp thời giải quyết các chế độ chính sách liên quan và từng bước đảm bảo trang bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ, phương tiện thông tin liên lạc để nâng cao chất lượng hoạt động cho dân quân biển…

Từ sự quan tâm, đồng hành của chính quyền các cấp, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, lực lượng Dân quân tự vệ biển Quảng Bình càng vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; tự tin vươn khơi, kiên cường bám biển, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Về đầu trang

https://baotintuc.vn/bao-ve-chu-quyen/dan-quan-tu-ve-bien-canh-tay-noi-dai-bao-ve-chu-quyen-bien-dao-20211218173727108.htm

9. Quảng Bình: Vì sao các bị cáo kêu oan?

(Lsvn.vn 18/12, Nguyễn Thành)

Trong hai ngày 17 và 18 tháng 12, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình đã đưa vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ban quản lý dự án (QLDA) Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ra xét xử sơ thẩm với sự tham gia của Luật sư từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Quảng Bình bào chữa cho các bị cáo.

Theo Cáo trạng số 20/CT-VKSQB.P3 ngày 11/6/2021 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình, từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018, Thái Vĩnh Tính làm giả tài liệu, con dấu của Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Cơ quan chủ nhiệm công binh quân khu 5, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn và giả danh Giám đốc Trung tâm dò tìm xử lý bom mìn, vật nổ Trường Sơn thuộc Tổng công ty xây dựng Trường Sơn – Bộ Quốc phòng để dự thầu và được chọn thầu gói thầu DH/NT.03 thuộc Ban QLDA môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, sau đó Tính làm giả hồ sơ thi công, hồ sơ hoàn công, hồ sơ nghiệm thu và chiếm đoạt số tiền 604.896.579 đồng của Ban QLDA.

Quá trình thực hiện gói thầu DH/NT.03, Nguyễn Văn Thuận, nguyên Giám đốc Ban QLDA thiếu trách nhiệm trong quản lý, chỉ đạo, kiểm tra cùng với các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc tham mưu xét chọn nhà thầu, ký kết các hợp đồng của gói thầu DH/NT.03 và nghiệm thu thanh toán trái quy định.

Trương Tấn Lâm thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra hồ sơ nghiệm thu, ký xác nhận khối lượng công việc hoàn thành và đề nghị thanh toán không có căn cứ. Nguyễn Anh Tuấn thiếu trách nhiệm trong việc đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu và tham mưu ký các hợp đồng của gói thầu DH/NT.03 không có căn cứ, trái quy định của pháp luật. Nguyễn Huỳnh Minh Tuấn và Lê Văn Sỹ đã thiếu trách nhiệm trong việc đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu không có căn cứ. Từ hành vi thiếu trách nhiệm của các bị can nêu trên dẫn đến hậu quả Thái Vĩnh Tính gian dối, lừa đảo chiếm đoạt tài sản được số tiền 604.896.579 đồng của Ban QLDA.

Các bị can Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Huỳnh Minh Tuấn và Lê Văn Sỹ thực hiện hành vi phạm tội trước ngày 01/01/2018 nhưng áp dụng Nghị quyết 41 của Quốc hội để xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tại phiên tòa, sau khi kết thúc phần thẩm vấn, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình đề nghị tuyên xử Thái Vĩnh Tính, (sinh năm 1958) từ 12 đến 13 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.

Nguyễn Văn Thuận (sinh năm 1959) từ 30 đến 36 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 360 Bộ luật Hình sự.

Trương Tấn Lâm (sinh năm 1978), Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1983), Nguyễn Huỳnh Minh Tuấn (sinh năm 1991) và Lê Văn Sỹ (sinh năm 1985) từ 18 đến 30 tháng tù, cho hưởng án treo, với thời hạn thử thách từ 24 tháng đến 36 tháng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 360 Bộ luật Hình sự.

Cũng tại phiên tòa, sáu bị cáo đều kêu oan. Bào chữa cho các bị cáo, các Luật sư nêu rõ các vi phạm về tố tụng và nội dung vụ án có thể dẫn đến oan sai cho các bị cáo.

Các Luật sư đã nêu quan điểm bào chữa trên cơ sở các tài liệu mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình thu thập, bị cáo và Luật sư cung cấp. Theo đó xác định thẩm quyền điều tra vụ án không thuộc thẩm quyền của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình mà thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự Quân đội, cụ thể là Cơ quan điều tra hình sự Quân khu 4.

Trên cơ sở Công văn số 348/ĐTHS-ĐTV ngày 14/5/2021 của Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự Quân khu 4 gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình, văn bản yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra hình sự Quân khu 4 điều tra theo thẩm quyền.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình cũng đã có Công văn số 280/CV.PC03 ngày 18/5/2021 gửi Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình, theo đó xác nhận “Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 169 và các Điều 172, 173 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự Quân khu 4 nên đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình ra quyết định chuyển vụ án”.

Tuy nhiên, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình không xem xét mà vẫn tiếp tục ban hành cáo trạng truy tố các bị can.

Việc giám định tư pháp vụ việc cũng vi phạm Luật Giám định tư pháp khi giám định viên không có trình độ chuyên môn rà phá bom mìn. Đồng thời, kết quả giám định không đầy đủ rõ ràng về số tiền thiệt hại (nếu có).

Kết quả thẩm vấn tại phiên tòa cũng không xác định được hậu quả của vụ án có gây ra thiệt hại về tài sản cho Nhà nước hay không, gây ra bao nhiêu? Trong khi công trình đã đưa vào sử dụng 6 năm bảo đảm an toàn. Hội đồng xét xử không hạn chế thời gian tranh luận giữa đại diện Viện Kiểm sát và Luật sư. Về đầu trang https://lsvn.vn/quang-binh-vi-sao-cac-bi-cao-keu-oan1639830751.html

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More