Bản tin ngày 17-12-2021

Post date: 17/12/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

tt

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

 
 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

 

Thêm 50 F0, trong đó 31 ca liên quan đến ổ dịch chợ Tréo. 4

Baoquangbinh.vn 17/12

 

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

 

Sơ kết 2 năm thực hiện chương trình phối hợp "Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân". 5

Baoquangbinh.vn 17/12, Hiền Chi

 

Đoàn kết hữu nghị, chung sức vượt qua đại dịch. 6

Baoquangbinh.vn 17/12, Hoài Nam

 

KINH TẾ

 

Giải ngân đầu tư công 2021 khó về đích đúng hạn. 8

Tinnhanhchungkhoan.vn 17/12

 

Ông Trịnh Văn Quyết: “FLC Quảng Bình đã đầy đủ thủ tục pháp lý, hoàn thiện 100% giải phóng mặt bằng”. 10

Nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn 17/12, Huyền Trâm; Dantri.com.vn 17/12; Tamnhin.trithuccuocsong.vn 17/12

 

Nông dân đợi giống mới vì... chậm thủ tục! 11

Nongnghiep.vn 17/12, Quang Bình; Nông nghiệp Việt Nam 17/12, tr7

 

Một nông dân ở Quảng Bình bắt được con lươn vàng quý hiếm, nhiều người tranh nhau trả giá. 14

Danviet.vn 16/12, Trần Anh

 

Bố Trạch nâng cao hiệu quả các vùng nông nghiệp xanh. 15

Vnbusiness.vn 17/12, Lệ Chi

 

Quảng Bình thí điểm mô hình thâm canh cây chà là trên cát 17

TTXVN/Vnanet.vn 16/12, Đức Thọ

 

Làng hoa Quảng Long tất bật vào vụ Tết 17

Baoquangbinh.vn 17/12, X.P

 

Huy động hơn 19 tỷ đồng làm vốn vay giúp người nghèo Quảng Bình. 18

Dantri.com.vn 17/12, Tiến Thành

 

XÃ HỘI

 

Vụ xã "ngâm" "sổ đỏ" của dân: Huyện yêu cầu điều chỉnh lại quy hoạch. 19

Baoquangbinh.vn 17/12, X.Ph

 

Ứng phó với bão Rai: Các địa phương lên kế hoạch sơ tán dân. 20

Dangcongsan.vn 17/12

 

Những người “mẹ đỡ đầu” của học sinh nghèo, mồ côi Quảng Bình. 22

Suckhoedoisong.vn 17/12, Hùng Trần

 

Không cách ly y tế đối với khách du lịch đến Quảng Bình nếu đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch Covid-19. 24

Toquoc.vn 16/12, Vĩnh Qúy

 

Đến Phong Nha đón năm mới 26

Thanhnien.vn 17/12, Trương Quang Nam; Nld.com.vn 17/12

 

AN NINH – QUỐC PHÒNG

 

Chủ động ngăn chặn nguy cơ mất an toàn giao thông. 27

Bienphong.com.vn 17/12, Viết Lam

 

Cái kết của thiếu nữ 15 tuổi tự quay video cảnh đang tắm rồi gửi cho người yêu. 29

Nld.com.vn 17/12, Hoàng Phúc; Suckhoedoisong.vn 17/12; Sggp.org.vn 17/12; Baovephapluat.vn 17/12; Vietnamnet.vn 17/12; TTXVN/Baotintuc.vn 17/12; Thanhnien.vn 17/12; Vov.vn 17/12; Vietgiaitri.com 17/12; Baophapluat.vn 17/12; Dantri.com.vn 17/12

 

Quảng Bình bắt giữ một phụ nữ U70 tàng trữ 137 viên ma túy tổng hợp. 30

Baodansinh.vn 17/12, Thành Sen

 

Bắt đối tượng lừa đảo môi giới vận chuyển hàng hoá mùa dịch, chiếm đoạt 600 triệu đồng. 30

Baodansinh.vn 17/12, Thành Sen

 

Công an Quảng Bình điều tra nhiều vụ tàng trữ trái phép ma túy. 31

Laodong.vn 16/12, Hữu Liều

 

I. Thông tin liên quan đến dịch COVID-19

1. Thêm 50 F0, trong đó 31 ca liên quan đến ổ dịch chợ Tréo

(Baoquangbinh.vn 17/12)

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 16-12 đến 6 giờ ngày 17-12), Quảng Bình ghi nhận thêm 50 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 44 ca tại cộng đồng. Có 31 ca liên quan đến chùm ca bệnh chợ Tréo-Kiến Giang (Lệ Thuỷ).

Mời xem nội dung chi tiết trong đường link dưới đây:

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/them-50-f0-trong-do-31-ca-lien-quan-den-o-dich-cho-treo-2196351/

Về đầu trang

II. Thời sự - Chính trị

1. Sơ kết 2 năm thực hiện chương trình phối hợp "Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân"

(Baoquangbinh.vn 17/12, Hiền Chi)

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Hải Châu phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Hải Châu phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Sáng 17-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 1 tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình phối hợp “Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân” tại Quảng Bình.

 

Dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị có đồng chí Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Lê Văn Bảo, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy và đồng chí đại tá Trần Văn Rồng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BTL Vùng Cảnh sát biển 1 chủ trì hội nghị.

Thực hiện chương trình phối hợp “Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân”, 2 năm qua (2020-2021), BTL Vùng Cảnh sát biển 1 đã phối hợp chặt chẽ với Ban Dân vận Tỉnh ủy lựa chọn những cách thức triển khai sát với đặc điểm của từng địa phương, bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19.

 

Trong quá trình xây dựng kế hoạch và triển khai chương trình đều có sự phân công rõ nhiệm vụ cho từng cơ quan chức năng, đơn vị để thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Trong 2 năm qua, BTL Vùng Cảnh sát biển 1 và Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tích cực phối hợp với các lực lượng trên địa bàn các xã, huyện ven biển thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Cùng với làm tốt công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ và nhân dân trên các địa bàn ven biển, hai bên đã tổ chức tốt các hoạt động giúp nhân dân phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống văn hóa, như: tổ chức chương trình “Xuân yêu thương với đồng bào vùng lũ” tại huyện Lệ Thủy và Quảng Trạch; thăm, tặng 400 suất quà cho các gia đình chính sách, ngư dân, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã Ba Đồn, các huyện: Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Ninh, Tuyên Hóa.

 

Hai bên đã hỗ trợ xây dựng 2 nhà “Đại đoàn kết” cho ngư dân nghèo tại huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Trạch; phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Quảng Đông (Quảng Trạch) làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19. BTL Vùng Cảnh sát biển 1 đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi vùng biển đơn vị quản lý, là điểm tựa để ngư dân Quảng Bình vươn khơi, bám biển, góp phần giữ vững an ninh chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Hải Châu đánh giá cao hiệu quả chương trình phối hợp giữa Ban Dân vận Tỉnh ủy và BTL Vùng Cảnh sát biển 1. Chương trình phối hợp giữa hai bên được tiến hành chủ động, tích cực, sát cơ sở, nhất là tại các địa bàn vùng giáo, vùng ngư dân khó khăn, vùng bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh.

Nhất trí với những đánh giá về kết quả thực hiện các nội dung chương trình, đặc biệt là những kinh nghiệm rút ra, đồng chí yêu cầu hai bên tiếp tục thảo luận, dự báo tình hình để đề ra chương trình, giải pháp thực hiện, đồng hành với ngư dân ngày càng hiệu quả.

 

Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Trần Hải Châu nhấn mạnh: Lực lượng Cảnh sát biển tiếp tục quan tâm, phối hợp, trao đổi với cấp ủy, chính quyền tỉnh để thống nhất các nội dung, hình thức triển khai chương trình phù hợp với đặc điểm, tình hình tại các địa phương và trong những thời điểm cụ thể. Ban Dân vận Tỉnh ủy với nhiệm vụ là cơ quan thường trực của chương trình tiếp tục phát huy vai trò tham mưu, phối hợp triển khai thực hiện tốt chương trình để thực hiện hiệu quả công tác dân vận.

 

Đồng chí cũng lưu ý hai bên tiếp tục phối hợp triển khai tốt công tác tuyên truyền; các hoạt động giúp nhân dân phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống văn hóa; tổ chức lực lượng sẵn sàng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; đa dạng hóa các hình thức triển khai, thực hiện các nhóm hoạt động đã xác định trong nội dung của chương trình bảo đảm thiết thực, phù hợp với nhận thức, tập quán, văn hóa, đời sống lao động của ngư dân và nhân dân vùng biển.

 

Dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, BTL Cảnh sát biển Việt Nam, Ban Dân vận Tỉnh ủy và BTL Vùng Cảnh sát biển 1 đã tặng bằng khen và giấy khen cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc qua 2 năm thực hiện chương trình phối hợp “Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân” và 3 năm thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”.

 

Tại hội nghị, Ban Dân vận Tỉnh ủy và BTL Vùng Cảnh sát biển 1 đã trao hỗ trợ 100 triệu đồng cho ngư dân huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Trạch (mỗi địa phương 50 triệu đồng). Hai bên đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động năm 2022. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/so-ket-2-nam-thuc-hien-chuong-trinh-phoi-hop-canh-sat-bien-dong-hanh-cung-ngu-dan-2196358/

2. Đoàn kết hữu nghị, chung sức vượt qua đại dịch

(Baoquangbinh.vn 17/12, Hoài Nam)

Dịch Covid-19 bùng phát đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế-xã hội toàn cầu cũng như khu vực. Phát huy truyền thống đoàn kết gắn bó, hòa bình, hữu nghị, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Bình cùng với lực lượng bảo vệ biên giới tỉnh Khăm Muộn (Lào) đã có nhiều biện pháp phối hợp tích cực, kịp thời ngăn chặn, phòng, chống hiệu quả dịch Covid-19 xâm nhập qua biên giới.

 

Quảng Bình-Khăm Muộn có chung đường biên giới dài hơn 180km. Hai tỉnh có mối quan hệ đặc biệt gắn bó mật thiết lâu đời, trong đó sự giao lưu, đoàn kết giữa BĐBP Quảng Bình và Bộ chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Khăm Muộn là một trong những biểu tượng của mối tình đằm thắm, thủy chung son sắt, hợp tác bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới mỗi quốc gia trong tình hình mới.

 

Đại tá Khăm Pha Tăng Xã Dút, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Khăm Muộn cho biết: “Trong những năm qua, tình hình biên giới hai tỉnh duy trì rất ổn định. Trước đây, BĐBP Quảng Bình và Bộ CHQS tỉnh Khăm Muộn thường xuyên tổ chức các đợt hoạt động tuần tra song phương, tổ chức các hội nghị trao đổi tình hình, ký kết các bản ghi nhớ, qua đó, phát huy hiệu quả công tác nắm và thông báo tình hình hoạt động của các đối tượng chống phá chính quyền, các loại tội phạm nguy hiểm như: tội phạm ma túy, buôn bán vật liệu nổ... Đến nay, do dịch Covid-19, các đơn vị không tổ chức tuần tra chung nhưng với tình cảm gắn bó truyền thống, hai bên vẫn thường xuyên duy trì liên lạc, trao đổi thông tin kịp thời”.

Ngược đường 20 Quyết Thắng, đoàn công tác của Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình do đại tá Trịnh Thanh Bình, Chỉ huy trưởng làm trưởng đoàn mang theo vật chất, thiết bị y tế lên biên giới để trao hỗ trợ cho Đại đội Biên phòng 316 thuộc Bộ CHQS tỉnh Khăm Muộn-Lào. Với tâm thế bàn giao cho bạn càng sớm càng tốt nên mọi người đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian sớm nhất.

 

“Giúp bạn là giúp mình” là phương châm trong công tác đối ngoại biên phòng hiện nay. Việc chia sẻ những vất vả, khó khăn với bạn thể hiện tình cảm gắn bó, tình hữu nghị đoàn kết và trách nhiệm của người chiến sỹ biên phòng hai quốc gia thân thiện, chung biên giới.

 

Trung tá Nguyễn Chí Thanh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cà Roòng cho biết: “Thời gian vừa qua, mặc dù ảnh hưởng do dịch Covid-19 nhưng đơn vị thường xuyên liên lạc, trao đổi thông tin với phía bạn; các vụ việc hay tình hình nhân dân được 2 đơn vị cập nhật đầy đủ, qua đó đơn vị chủ động trong tuần tra, kiểm soát bảo vệ biên giới, tổ chức tuyên truyền cho nhân dân nắm được các quy định của pháp luật về biên giới của mỗi bên.

 

Đặc biệt với chương trình “Nâng bước em tới trường”, đơn vị luôn duy trì hỗ trợ cho 2 em học sinh tại bản Noọng Ma mỗi tháng 500 nghìn đồng tạo động lực để các em vượt khó vươn lên trong học tập”.

 

Tại khu vực biên giới cột mốc 543 cửa khẩu Cà Roòng thuộc xã Thượng Trạch (Bố Trạch), không khí buổi lễ diễn ra trang trọng, đầm ấm. Sau khi trao tặng quà, các lực lượng hai bên trao đổi về tình hình an ninh chính trị của hai quốc gia, hai tỉnh cũng như công tác phối hợp bảo vệ biên giới, tình hình dịch bệnh... Lãnh đạo hai bên cũng đã thăm hỏi lẫn nhau về đời sống, hoàn cảnh gia đình của cán bộ, chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, qua đó kịp thời chia sẻ, động viên cùng phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 

Thượng tá Bun Pon Bun Tha Vong, Chính trị viên Đại đội Biên phòng 316 cho biết: “Những món quà rất thiết yếu đối với đơn vị trong phòng, chống dịch Covid-19 và tuần tra bảo vệ biên giới. Chúng tôi trân trọng cảm ơn BĐBP tỉnh Quảng Bình đã quan tâm giúp đỡ vật chất, chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong phòng, chống dịch Covid-19, ngăn ngừa lây lan trong đơn vị và khu vực dân cư”.

 

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Bình đã có 5 đợt trao tặng vật chất, trang thiết bị y tế trị giá trên 2 tỷ đồng cho lực lượng bảo vệ biên giới tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Sa vẳn na khệt (Lào). Có những lúc, tỉnh Quảng Bình đối diện với nhiều khó khăn do dịch diễn biến phức tạp, tuy nhiên để quản lý chặt chẽ biên giới và phòng, chống dịch hiệu quả thì công tác đối ngoại biên phòng là một trong những biện pháp nhằm hạn chế nguồn lây.

 

Đại tá Trịnh Thanh Bình, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh chia sẻ: “Để thực hiện tốt công tác bảo vệ biên giới, duy trì công tác xuất nhập cảnh, phòng, chống, ngăn ngừa hiệu dịch Covid-19 xâm nhập qua biên giới, ngay từ rất sớm Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh chỉ đạo các đơn vị trong lực lượng nắm chắc, kiểm soát chặt chẽ từ xa để làm tốt công tác phân luồng, tiếp nhận và hạn chế lượng công dân đang là F0 nhập cảnh vào Việt Nam; đồng thời quyết định hỗ trợ gói vật tư, thiết bị y tế, thuốc nhằm giúp bạn vượt qua khó khăn.”

 

Những hoạt động của BĐBP Quảng Bình tiếp tục tạo ra nhiều dấu ấn quan trọng trong các hoạt động đối ngoại biên phòng, là niềm tin bền vững góp phần tô thắm, thắt chặt tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa các lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Lào; đoàn kết xây dựng tuyến biên giới giữa 2 quốc gia hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển, cùng nhau bảo vệ vững chắc an ninh trật tự khu vực biên giới; an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/quoc-phong-an-ninh/202112/doan-ket-huu-nghi-chung-suc-vuot-qua-dai-dich-2196350/

III. Kinh tế   

1. Giải ngân đầu tư công 2021 khó về đích đúng hạn

(Tinnhanhchungkhoan.vn 17/12)

Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp giữa mùa cao điểm về thi công xây dựng khiến tình hình triển khai các dự án đầu tư công tại Quảng Bình trong năm 2021 bị ảnh hưởng.

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có buổi làm việc với các sở ban ngành và các chủ đầu tư trong tỉnh về tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.

Tính đến hết tháng 11/2021, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Bình do Bộ Tài chính công bố đạt 58,8%, thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Theo báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình, hiện nay, 8 dự án khởi công mới năm 2021 nguồn ngân sách Trung ương do 8 huyện, thị xã, thành phố làm chủ đầu tư đã có bản hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu và sẽ ký kết hợp đồng, trao thầu xây lắp trong tháng 12/2021 để thanh toán, giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2021.

Đối với, các dự án được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân, đến ngày 31/12/2021 đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và nghiệm thu dự án, dự kiến tỷ lệ giải ngân đạt 90 - 100%. Ngoài ra, tỷ lệ giải ngân các dự án có thời gian thực hiện và giải ngân đến ngày 31/12/2022 tỷ lệ giải ngân đạt khoảng 45 - 55% và đang triển khai thực hiện theo đúng tiến độ và đa số không có khó khăn, vướng mắc.

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, địa phương cho biết, một số nguyên nhân giải ngân đầu tư công năm 2021 chậm là do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, đặc biệt là vào mùa cao điểm xây dựng nhưng nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, khiến cho các đơn vị gặp khó khăn trong huy động nhân lực, máy móc, công trình phải tạm dừng thi công; giá vật liệu xây dựng tăng cao; vướng mắc do giải phóng mặt bằng; chủ đầu tư chưa quyết liệt, chủ động triển khai…

Cũng tại cuộc họp, ông Phan Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, đẩy mạnh công tác thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ rất quan trọng. Tuy vậy, việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công vào cuối năm 2021 phải đi đôi với đảm bảo chất lượng công trình, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Riêng đối với dự án vướng mắc dự kiến không giải ngân hết vốn, chủ đầu tư cần lên kế hoạch chi tiết số vốn dự kiến giải ngân từ nay đến hết năm 2021 và đề xuất kéo dài sang năm 2022, hoặc điều chuyển vốn sang các dự án khác để nâng cao tỷ lệ giải ngân, phát huy hiệu quả nguồn vốn.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu lãnh đạo các sở ban ngành, địa phương chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, khẩn trương rà soát, xử lý ngay những vướng mắc phát sinh của từng dự án.

Đối với các chủ đầu tư, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các chủ đầu tư phải cam kết và chịu trách nhiệm, nhất là trách nhiệm đối với người đứng đầu trước UBND tỉnh nếu không giải ngân hết số vốn bố trí kế hoạch năm 2021. Về đầu trang

https://tinnhanhchungkhoan.vn/quang-binh-giai-ngan-dau-tu-cong-2021-kho-ve-dich-dung-han-post287325.html

2. Ông Trịnh Văn Quyết: “FLC Quảng Bình đã đầy đủ thủ tục pháp lý, hoàn thiện 100% giải phóng mặt bằng”

(Nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn 17/12, Huyền Trâm; Dantri.com.vn 17/12; Tamnhin.trithuccuocsong.vn 17/12)

Phía Sacombank, đơn vị tài trợ cho khách hàng vay mua sản phẩm của dự án cũng xác nhận đã thẩm định hoàn thiện về pháp lý.

Chiều ngày 16/12, tại TP.HCM đã diễn ra Lễ công bố sản phẩm tài trợ cho khách hàng mua bất động sản tại các dự án của Tập đoàn FLC. Sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác toàn diện giữa Tập đoàn FLC và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) sau những dấu ấn hợp tác thành công được hai bên thiết lập từ tháng 4/2021.

Dựa trên thỏa thuận ký kết, khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm tại các dự án của FLC, đặc biệt là FLC Quảng Bình sẽ được Sacombank hỗ trợ vay vốn lên đến 70% giá trị sản phẩm bất động sản, thời hạn vay lên đến 25 năm, thời gian ân hạn đến 18 tháng.

Bên cạnh đó, khách hàng còn được ưu đãi từ chính sách bán hàng, được hỗ trợ thanh toán 100% lãi vay trong thời gian 18 tháng, tức khách hàng không cần phải thanh toán chi phí lãi vay mà bên bán sẽ thanh toán cho ngân hàng, đồng thời chi trả phí nếu khách hàng tất toán khoản vay trước hạn trong thời gian này.

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho biết, trước dự án FLC Quảng Bình thì Tâp đoàn đã triển khai nhiều dự án quy mô lớn với tốc độ triển khai nhanh. Cụ thể FLC đã đầu tư dự án tại Bình Định 1.400 ha, triển khai và khánh thành trong 11 tháng, giải ngân vốn 11.000 tỷ đồng. Nhiều dự án ở Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Đồng Tháp, Kon Tum và một số tỉnh thành khác đều được triển khai nhanh.

Ông Quyết thông tin, với diện tích 2.000 ha, tổng vốn đầu tư 20.000 tỷ đồng, FLC Quảng Bình được nghiên cứu đầu tư trong thời gian 7 năm, triển khai theo từng giai đoạn một. Hiện nay đã hoàn thiện và đưa vào hoạt động 2 sân golf, khách sạn 5 sao sẽ khánh thành cất nóc trước Tết Nguyên đán 2022. Sân khấu nhạc nước và các hạng mục công viên chủ đề, trung tâm hội nghị hoàn thiện trong 2022 và các năm tiếp theo.

“Trong 2020 và 2021 Tập đoàn tập trung cao độ để hoàn thiện tất cả thủ tục pháp lý liên quan dự án, từ đó chúng tôi có buổi lễ quan trọng hôm nay. Vì khi dự án được tài trợ bởi ngân hàng có uy tín, tài trợ cho khách hàng mua sản phẩm thì chúng tôi cần phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý cũng như công tác giải phóng mặt bằng. Hôm nay, chúng tôi công bố FLC Quảng Bình đã đầy đủ thủ tục pháp lý, hoàn thiện 100% giải phóng mặt bằng”, ông Trịnh Văn Quyết chia sẻ.

Chủ tịch HĐQT FLC cũng cho biết, FLC Quảng Bình là dự án trọng điểm trong năm 2021 và các năm tiếp theo của Tập đoàn. Đây là dự án lớn nhất miền Trung và khi hoàn thiện thuộc top đầu dự án lớn nhất cả nước.

Về phía Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc ngân hàng cho biết, Sacombank có nhiều đối tác lớn trong lĩnh vực bất động sản, FLC là một đối tác được chọn lựa để ký kết hợp tác toàn diện trong 2021. Vì hợp tác toàn diện nên sẽ dành những gì tốt nhất cho nhau.

Theo bà Diễm, phía FLC hỗ trợ khách hàng 18 tháng lãi suất, đồng hành cùng thời gian đó; Sacombank hỗ trợ khách hàng nhiều về vấn đề pháp lý, thủ tục. Sau 18 tháng, khách hàng lại được ưu đãi thấp hơn mặt bằng lãi suất 2%, hỗ trợ giải ngân trong vòng 24 giờ. Khách hàng có thể chứng minh nguồn thu nhập từ chính sản phẩm là biệt thự, shophouse... còn tài sản đảm bảo cũng là sản phẩm hình thành từ vốn vay.

“Chúng tôi đã thẩm định, thấy được sự hoàn thiện về pháp lý dự án, thấy được quy mô dự án trong tương lai. Tôi cho rằng FLC Quảng Bình là cơ hội đầu tư tốt”, CEO Sacombank cho biết.

Hợp tác tín dụng trong lĩnh vực bất động sản giữa FLC và Sacombank được phát triển dựa trên mối quan hệ nền tảng được hai bên thiết lập từ tháng 4/2021 giữa Sacombank với Hãng hàng không Bamboo Airways và hệ sinh thái Bamboo Airways.

Nhiều hợp tác đa dạng đã được hai bên triển khai, bao gồm các dịch vụ tài chính doanh nghiệp liên quan tới tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, quản lý dòng tiền, dịch vụ ngoại hối… cũng như tài trợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản. Về đầu trang

https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/doanh-nghiep/ong-trinh-van-quyet-flc-quang-binh-da-day-du-thu-tuc-phap-ly-hoan-thien-100-giai-phong-mat-bang-3574175.html

3. Nông dân đợi giống mới vì... chậm thủ tục!

(Nongnghiep.vn 17/12, Quang Bình; Nông nghiệp Việt Nam 17/12, tr7)

Nhiều giống lúa tốt được nông dân làm mô hình có năng suất, chất lượng cao nhưng đang chờ đợi thủ tục để được ra đồng ruộng...

Ông Nguyễn Duy Viên, Giám đốc HTX Thống Nhất (xã An Ninh, huyện Quảng Ninh - Quảng Bình) cho hay: “Năng suất giống QC03 đạt bình quân 70 - 75 tạ/ha. Đây là kết quả rất cao đối với các giống lúa thơm, chất lượng cao và điểm nổi bật là cơm ăn rất ngon, thơm. Tuy nhiên để có được lượng giống lớn đưa vào sản xuất đại trà thì không được vì không có giống”.

Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình (Cty Giống cây trồng Quảng Bình) đã “trình làng” với nhiều loại giống mới. Trong đó, 3 loại giống QC03, PN99 và KH336... đang được bà con nông dân đón nhận với niềm tin‚ “giống tốt, bội thu”.

Theo tiến sỹ Nguyễn Xuân Kỳ, Giám đốc Cty Giống cây trồng Quảng Bình thì qua nhiều năm nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu, đơn vị đã chọn tạo được một số giống lúa mới ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao. Những giống lúa mới này sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất cho bà con nông dân Quảng Bình và các tỉnh trong khu vực trong những vụ mùa tới.

Giống lúa mới mà tiến sỹ Nguyễn Xuân Kỳ nhắc đến là QC03 được nghiên cứu, lai tạo từ năm 2014 và được đưa vào khảo nghiệm quốc gia các năm 2017 - 2019.

Từ vụ hè thu 2019, Cty Giống cây trồng Quảng Bình đã cùng nông dân triển khai mô hình thử nghiệm giống lúa mới tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh… Ở địa phương nào cũng được đánh giá là giống triển vọng, cho năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

Tại Quảng Bình, giống lúa QC03 qua vụ đông xuân 2019 - 2020 và hè thu 2020 thực hiện mô hình thử nghiệm đánh giá giống mới tại thôn Phúc Tự Tây (xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) được bà con nông dân đón nhận với kết quả đầy hứa hẹn.

Theo nhận xét của ông Phan Duy Trinh, Trưởng thôn Phúc Tự Tây thì giống QC03 sinh trưởng và phát triển tốt, quá trình sản xuất giống không bị bất cứ loại sâu, bệnh gây hại nào cả nên không sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vât. “Năng suất trung bình đạt 60 tạ/ha. Đây là năng suất cao nhất trong sản xuất lúa vụ hè thu của thôn từ trước đến nay” - ông Trinh cho hay.

Tại HTX Thống Nhất (xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) ngoài một số giống chủ lực, HTX còn đưa giống mới QC03 vào tổ chức mô hình thử nghiệm đánh giá giống mới. Vụ đông xuân, do ẩm độ cao nên thường xuất hiện bệnh đạo ôn gây hại, đặc biệt là đạo ôn cổ bông. Tuy nhiên, đối với giống lúa QC03 được đánh giá là giống chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, cứng cây, chống đổ ngã tốt, dễ sản xuất.

Ông Nguyễn Duy Viên, Giám đốc HTX Thống Nhất cho biết, năng suất giống QC03 đạt bình quân 65 tạ/ha. “Đây là kết quả rất cao đối với các giống lúa thơm, chất lượng cao. Vì vậy, bà con mong muốn có được giống này để đưa vào sản xuất trên diện rộng. Tuy nhiên, phía Công ty Giống cây trồng Quảng Bình cho biết là chưa đáp ứng được vì phải đợi thủ tục công nhận giống” - ông Viên bộc bạch thêm.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, Cty Giống cây trồng Quảng Bình đã trực tiếp nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu để chọn tạo và đưa vào sản xuất trên 10 giống lúa, lạc mới. “Đơn vị đang tiếp tục thực hiện khảo nghiệm, thử nghiệm các giống PN99, KH336, QS447, TD25… Kết quả bước đầu cho thấy năng suất trung bình vụ đông xuân đạt từ 70 - 85 tạ/ha và vụ hè thu đạt từ 60 - 65 tạ/ha. Đây là những giống đầy triển vọng để đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay của nông dân, đồng thời phù hợp với định hướng cơ cấu giống lúa chung của tỉnh trong các năm tới” - ông Kỳ nói.

Trong năm 2018 và năm 2019, giống lúa lai 3 dòng KH336 được Cty tổ chức thực hiện khảo nghiệm sản xuất tại các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An… Kết quả, năng suất thực thu trong sản xuất vụ xuân trung bình đạt từ 85 - 90 tạ/ha.

Nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Bình cũng đã làm khảo nghiệm sản xuất và mô hình thử nghiệm giống lúa KH336, kết quả đánh giá năng suất lúa tại các điểm đạt trên 85 tạ/ha. Điển hình trong 2 vụ đông xuân 2018 - 2019 và 2019 - 2020, tại một số HTX như Thạch Bàn Hạ (xã An Thủy, huyện Lệ Thủy), HTX Châu Xá và HTX Lê Xá (xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy), HTX Vạn Phúc (xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh) cho năng suất đạt đến 100 tạ/ha.

Hiện, nhiều đơn vị, doanh nghiệp sản xuất giống lúa đang phải đợi quyết định lưu hành cho những sản phẩm của mình để đưa ra phục vụ nông dân.

Theo tiến sỹ Nguyễn Xuân Kỳ, các giống lúa do Công ty chọn tạo qua khảo nghiệm và mô hình thử nghiệm rất có hiệu quả như QC03, PN99, KH336, QS447... đã đủ chuẩn để được cấp “giấy phép” từ cơ quan quản lý. Tuy nhiên, do Cục Trồng trọt đang triển khai thực hiện chuyển đổi một số quy định mới trong công tác quản lý giống cây trồng theo Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành từ tháng 1/2020 thay thế Pháp lệnh Giống cây trồng trước đây. “Chúng tôi phải đợi hướng dẫn thực hiện nên hồ sơ, thủ tục trình cơ quan quản lý vẫn chưa được xử lý cấp phép lưu hành các loại giống mới. Vì vậy, không thể cung ứng cho nông dân, mặc dù hiện tại nông dân đang có nhu cầu rất lớn và cấp thiết” - ông Kỳ chia sẻ.

Tại Công ty CP Giống cây trồng vật nuôi Thừa Thiên - Huế cũng đang vướng mắc tương tự. Theo ông Đặng Văn Chung, Giám đốc Công ty thì mỗi năm, đơn vị cung ứng ra thị trường khoảng 6 ngàn tấn giống lúa. Hiện, đơn vị có 2 giống lúa là HG244 và HG212 đã đủ điều kiện xin cấp “giấy phép” nhưng phải đợi từ đầu năm 2020 đến nay. “Nông dân thì đang đợi chúng tôi. Còn chúng tôi thì phải đợi thủ tục và thời gian đợi chưa thể rõ được“ - ông Chung nói thêm.

Thạc sỹ Nguyễn Văn Tình, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và phát triển nông nghiệp ADI cũng cho biết, trước khi Luật Trồng trọt ban hành, các giống ngô công nhận sản xuất thử không cần có khảo nghiệm có kiểm soát. Khi Luật ban hành, chưa có văn bản hướng dẫn về khảo nghiệm có kiểm soát. Khi TCVN mới ban hành về hướng dẫn khảo nghiệm có kiểm soát, nhưng chưa ban hành danh sách các đơn vị được chỉ định khảo nghiệm. Chính vì vậy, các giống ngô đã được công nhận sản xuất thử từ đầu năm 2020 đến nay vẫn chưa được cấp quyết định lưu hành.

“Đối với những giống lúa, ngô đã hoàn thành khảo nghiệm VCU trước năm 2021, nhưng đến thời điểm TCVN ban hành, các giống này chưa được công nhận sản xuất thử thì áp dụng thủ tục công nhận lưu hành giống như thế nào” - ông Tình băn khoăn nói thêm.

Vụ đông xuân 2021-2022 đã cận kề, ông Phan Văn Lê, Giám đốc HTX Thạch Bàn Hạ cũng rất mong muốn để có được giống năng suất, chất lượng cao như KH336 để đưa về phục vụ bà con nhằm tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập. Tuy nhiên, ông cũng thở dài cho hay: “Nghe bên Công ty Giống Quảng Bình bảo chưa thể đưa giống này về cho bà con trong vụ tới”. Về đầu trang

https://nongnghiep.vn/nong-dan-doi-giong-moi-vi-cham-thu-tuc-d310849.html

4. Một nông dân ở Quảng Bình bắt được con lươn vàng quý hiếm, nhiều người tranh nhau trả giá

(Danviet.vn 16/12, Trần Anh)

Anh Đinh Minh Hội (SN 1979, ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) bắt được một con lươn vàng quý hiếm khi đi thu lưới bát quái ở vùng đầm lầy trên địa bàn. Nhiều người đến hỏi mua giá cao nhưng anh chưa bán.

Chiều ngày 16/12, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Dân Việt, anh Đinh Minh Hội (SN 1979, ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), xác nhận: "Tôi đang chăm sóc một con lươn vàng quý hiếm gần tuần nay. Con lươn này tôi bắt được ở vùng đầm lầy trên địa bàn".

Theo anh Đinh Minh Hội, gần một tuần trước, anh đi thu lưới bát quái đặt ở vùng đầm lầy trên địa bàn thì phát hiện môt con lươn màu vàng óng ánh nên đã mang về cho mọi người chiêm ngưỡng.

Sau đó, người dân hiếu kì biết tin đã đến xem con lươn vàng quý hiếm và chụp ảnh đăng lên mạng xã hội.

Theo quan niệm dân gian cho rằng, lươn màu vàng óng là một nhánh thuộc họ lươn, đây là lươn vàng quý hiếm rất ít người bắt được. Lươn vàng này được cho là món ăn tốt cho người có lượng đường trong máu cao và người lao động trí óc. Về đầu trang

https://danviet.vn/mot-nong-dan-o-quang-binh-bat-duoc-con-luon-vang-quy-hiem-nhieu-nguoi-tranh-nhau-tra-gia-20211216174258118.htm

5. Bố Trạch nâng cao hiệu quả các vùng nông nghiệp xanh

(Vnbusiness.vn 17/12, Lệ Chi)

Để bắt nhịp thị trường hội nhập, những năm qua, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại gắn với an toàn sinh thái, từng bước xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp sạch.

Bước đầu, Bố Trạch đã xây dựng thành công các vùng sản xuất cây dược liệu, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa, hàng hóa tập trung, đặc biệt là hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến thông qua Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại giá trị cao.

Bố Trạch là địa phương có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, thường xuyên hạn hán nên việc phát triển cây trồng khó khăn vì luôn trong tình trạng thiếu nước. Sau quá trình tìm hiểu, các thành viên HTX Cự Nẫm nhận thấy cây cà gai leo và cây thìa canh có thể phát triển trên vùng gò đồi.

Chính vì vậy, HTX đã tìm đến các cơ quan chức năng để xin hỗ trợ, tiến hành trồng dược liệu ở những đồi hoang để tăng thu nhập cho thành viên và giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường. Đến nay, hiệu quả kinh tế của mô hình gấp 5 - 8 lần so với cây hoa màu như ngô, sắn…

Chị Nguyễn Thị Giang, Giám đốc HTX, cho biết xác định muốn phát triển nông nghiệp bền vững thì phải sản xuất theo hướng hữu cơ. Ngay từ khi bắt tay vào canh tác, vườn dược liệu hoàn toàn không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

Thay vào đó, các thành viên dùng phân bón hữu cơ và các loại thuốc thảo mộc để phòng ngừa, trị sâu, nấm bệnh cho cây.. “100% diện tích được canh tác theo hướng hữu cơ vi sinh, dùng bã dược liệu sau khi nấu cao ủ với chế phẩm sinh học để bón cho cây”, chị Giang cho biết.

Sau một thời gian tham gia HTX, nhiều hộ dân đã thay đổi suy nghĩ và cách thức sản xuất nông nghiệp. Họ đã hiểu được tác hại của phân, thuốc bảo vệ thực vật hóa hóa học đến môi trường và sức khỏe như thế nào nên tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực.

Từ 1,5 ha ban đầu, đến nay, HTX đã có 8ha trồng dược liệu trong đó cà gai leo 5ha, thìa canh 2ha, chè vằng 1ha. Nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ, các loại dược liệu của HTX luôn phát triển tốt trên vùng đất khô cằn. Nhiều khách hàng còn đến tận vườn tham quan và đặt hàng trực tiếp.

Hiện nay, phần lớn sản phẩm sau thu hoạch được các doanh nghiệp, cơ sở bào chế dược phẩm thu mua để làm thuốc. Bên cạnh đó, HTX còn đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại phục vụ chế biến các sản phẩm từ thảo dược. Mô hình của HTX trở thành một trong những mô hình điểm được huyện Bố Trạch chủ trương nhân rộng.

Cùng với dược liệu, ngành nông nghiệp huyện Bố Trạch cũng phát triển thành công nhiều loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như mô hình trồng nấm VietGAP, thân thiện môi trường, với dấu ấn nổi bật từ HTX nấm sạch Tuấn Linh, xã Sơn Lộc.

Ông Nguyễn Quốc Hương, Giám đốc HTX Tuấn Linh, chia sẻ: “Nhờ sản xuất an toàn, HTX cung ứng ra thị trường hơn 100 tấn nấm chất lượng cao mỗi năm, mang lại doanh thu 7 – 8 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 20 lao động thường xuyên, mức lương ổn định ở mức 4,5 – 5 triệu đồng/người/tháng”.

Để xây dựng giá trị bền vững, bên cạnh nâng tầm kỹ thuật, HTX đặc biệt chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo vệ sinh môi trường. Đơn cử, trong quá trình sản xuất, HTX loại bỏ hoàn toàn hóa chất độc hại, phòng trừ dịch hại bằng hợp chất vi sinh…

Cũng có thể kể đến điển hình HTX Xuân Hưng, xã Mỹ Trạch đang có những thành công tích cực với hoạt động chế biến các sản phẩm từ quả sim, một loại quả đặc sản của vùng đất Bố Trạch.

Với hướng đi mới, HTX Xuân Hưng đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho trên 20 lao động ở địa phương có việc làm thường xuyên với mức lương trên 3 triệu đồng/tháng/người.

Đặc biệt, HTX đã xây dựng được chuỗi sản xuất các loại sản phẩm từ sim, có chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn sản phẩm, vệ sinh môi trường, trong đó rượu sim của HTX trở thành một trong 7 sản phẩm OCOP của huyện, đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh năm 2019.

Khu vực kinh tế hợp tác với nòng cốt là các HTX đang có dấu ấn rất đậm nét trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại trên địa bàn huyện Bố Trạch.

Theo lãnh đạo UBND huyện, trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục hỗ trợ, nâng cao vai trò của các HTX, tổ hợp tác trong việc liên kết, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất tại địa phương.

Đồng thời, huyện sẽ tập trung chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy các lợi thế từng vùng, miền. Điều chỉnh cơ cấu giống cây trồng kết hợp với bố trí thời vụ hợp lý để giảm thiểu những bất lợi của thời tiết. Tiếp tục ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ, an toàn sinh học vào sản xuất. Đẩy mạnh cơ cấu lại chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường... Về đầu trang

https://vnbusiness.vn/kinh-doanh-xanh/bo-trach-nang-cao-hieu-qua-cac-vung-nong-nghiep-xanh-1082823.html

6. Quảng Bình thí điểm mô hình thâm canh cây chà là trên cát

(TTXVN/Vnanet.vn 16/12, Đức Thọ)

Hơn 1 năm qua, tại huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình và người dân đang triển khai trồng thí điểm cây chà là, với diện tích rộng 2ha. Cây chà là là loại cây xuất xứ từ Ả Rập và Tây Á, có khả năng chịu hạn tốt, là loại cây có giá trị kinh tế cao. Mô hình này được kỳ vọng đưa cây trồng mới, phù hợp với điều kiện khí hậu ở vùng cát Quảng Bình, từ đó đem lại lợi nhuận lớn cho người dân, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mời xem nội dung chi tiết trong đường link dưới đây:

https://vnanet.vn/vi/anh/anh-thoi-su-trong-nuoc-1014/quang-binh-thi-diem-mo-hinh-tham-canh-cay-cha-la-tren-cat-5823355.html

Về đầu trang

7. Làng hoa Quảng Long tất bật vào vụ Tết

(Baoquangbinh.vn 17/12, X.P)

Nông dân trồng hoa tại phường Quảng Long (TX. Ba Đồn) hiện đang tất bật chăm sóc vườn hoa để kịp cung ứng cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Tuy nhiên, bên cạnh nỗi lo về thời tiết, tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế cũng khiến người trồng hoa lo lắng về sức tiêu thụ.

 

Những năm gần đây, nghề trồng hoa mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại địa phương. Nông dân trồng hoa ở phường Quảng Long thường mở rộng diện tích trồng hoa vào dịp cuối năm. Toàn phường Quảng Long có khoảng 75 hộ tham gia trồng hoa với diện tích hơn 13ha.

 

Ông Ngô Văn Thiết, ở TDP Trường Sơn, phường Quảng Long, người có thâm niên trồng hoa hơn 15 năm nay cho biết, đây là vụ chính của năm nên mọi công tác chuẩn bị được gia đình đặc biệt quan tâm. Năm nay, ngoài các loại hoa cúc truyền thống thì gia đình ông còn đầu tư trồng thêm hoa ly. Tuy hoa ly là loài hoa tương đối khó chăm sóc, nhưng bù lại giá thành hoa ly cao, đầu ra cũng khá ổn định trong dịp Tết.

 

Việc trồng hoa Tết được người dân kỳ vọng nhất vì đây được xem là vụ chính mang lại thu nhập khá cao, dao động từ khoảng 20-25 triệu đồng/sào. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên người trồng hoa lo lắng sức mua sẽ giảm hơn so với mọi năm. Mặc dù vậy, nhưng người nông dân vẫn chăm sóc tỉ mỉ cho từng gốc hoa, đặt cược may rủi với hi vọng “bội thu” như những năm trước.

Theo ông Nguyễn Đức Long, TDP Trường Sơn, phường Quảng Long, để hoa nở đúng dịp Tết thì người dân phải làm đất kỹ càng, xuống giống từ giữa tháng 9 âm lịch. Để hoa phát triển tốt, bông to và chắc thì phải thường xuyên bón phân, trừ sâu và tưới nước liên tục nhằm bảo đảm độ ẩm cho cây hoa sinh trưởng, phát triển. Ngoài ra, ban đêm còn phải bật điện bảo đảm ánh sáng phù hợp để điều chỉnh thời gian cho hoa nở đúng dịp. Bên cạnh trồng hoa phục vụ dịp Tết, một số người dân chia nhỏ diện tích, xuống giống chậm hơn để phục vụ Rằm tháng Giêng.

 

“Sợ ảnh hưởng của dịch Covid-19, sức mua của người tiêu dùng giảm nên tôi xuống giống trồng 5 sào hoa bán dịp Tết, còn 3 sào tôi trồng rau cải, xà lách bán lai rai, sau khoảng 1 tháng, tôi bắt đầu xuống giống hoa cúc để bán ra Tết”, bà Phạm Thị Dậu, TDP Thủy Sơn, phường Quảng Long chia sẻ.

 

Ông Ngô Văn Sáu, Chủ tịch UBND phường Quảng Long, TX. Ba Đồn cho hay, việc thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau, hoa phù hợp với chất đất pha cát của địa phương đã mang lại thu nhập khá cao cho người dân. Đặc biệt, vụ trồng hoa Tết mang lại lợi nhuận gấp 5-6 lần so với trồng các loại cây khác. Chính vì vậy, thời gian tới, chúng tôi sẽ tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ phù hợp để người dân mở rộng thêm diện tích trồng rau, hoa, góp phần giảm nghèo bền vững.

 

Với người dân phường Quảng Long, từ lâu, trồng hoa không chỉ là một nghề mang lại thu nhập ổn định mà còn tạo nét đặc trưng riêng của phường so với các địa phương khác trên địa bàn. Chính vì vậy, dù có lo lắng thua lỗ, người dân vẫn tỉ mỉ chăm những gốc hoa một cách cẩn thận để có những bông hoa to nhất, đẹp nhất, xây dựng thương hiệu hoa Quảng Long trong lòng người tiêu dùng. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202112/lang-hoa-quang-long-tat-bat-vao-vu-tet-2196335/

8. Huy động hơn 19 tỷ đồng làm vốn vay giúp người nghèo Quảng Bình

(Dantri.com.vn 17/12, Tiến Thành)

Với hoạt động "gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo", Ngân hàng chính sách xã hội Quảng Bình đã huy động được hơn 19,2 tỷ đồng, tạo nguồn vốn ưu đãi dành cho hộ nghèo, đối tượng chính sách.

Ngày 17/12, thông tin từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình, sau hơn 10 ngày phát động chương trình "Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo", phòng giao dịch các huyện, thị xã, thành phố tại địa phương này đã huy động được hơn 19,2 tỷ đồng.

Tính đến ngày 17/12, đã có hơn 2.000 khách hàng là cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp trong toàn tỉnh Quảng Bình tham gia gửi tiền tiết kiệm. Các địa phương có số lượng huy động lớn gồm: Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch, Quảng Ninh…

Số tiền tiết kiệm huy động được trong đợt phát động "Gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo" sẽ góp phần tạo thêm nguồn vốn ưu đãi dành cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Qua đó, giúp các đối tượng có điều kiện để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Việc tổ chức ngày "Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo" cũng nhằm hưởng ứng mục tiêu "Không để ai bị bỏ lại phía sau", tạo nguồn lực tài chính, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và của toàn xã hội trong việc tạo nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội. Về đầu trang

https://dantri.com.vn/an-sinh/huy-dong-hon-19-ty-dong-lam-von-vay-giup-nguoi-ngheo-quang-binh-20211217113915040.htm

IV. Xã hội    

1. Vụ xã "ngâm" "sổ đỏ" của dân: Huyện yêu cầu điều chỉnh lại quy hoạch

(Baoquangbinh.vn 17/12, X.Phú)

Ngày 17-12, UBND huyện Quảng Trạch cho biết, UBND huyện đã chỉ đạo quyết liệt các phòng ban, đơn vị liên quan và UBND xã Liên Trường khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trích đo, chỉnh lý địa chính để đẩy nhanh tiến độ cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.

Theo đó, sau khi nhận thông tin phản ánh từ các cơ quan báo chí về việc chính quyền xã Liên Trường "ngâm" hồ sơ cấp "sổ đỏ" nhiều năm trời khiến người dân rất bức xúc, ngày 9-12, lãnh đạo huyện Quảng Trạch đã tổ chức buổi làm việc giữa các phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND xã Liên Trường đề bàn các giải pháp, giải quyết vướng mắc cho người dân.

 

Sau khi kiểm tra thực địa, bà Nguyễn Thị Ngọc Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch yêu cầu các phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND xã Liên Trường tùy theo chức năng nhiệm vụ, khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ điều chỉnh lại quy hoạch để trình UBND huyện phê duyệt trước ngày 20-12 và trình Sở Tài nguyên-Môi trường ký duyệt trước ngày 22-12. Khi kết quả trích đo, chỉnh lý địa chính đã được ký duyệt, UBND xã Liên Trường phải kịp thời hướng dẫn người dân làm các thủ tục cấp đổi đúng quy định và bảo đảm thời gian.

 

Như Báo Quảng Bình đã đưa tin trước đó, hàng chục hộ dân mua 17 lô đất quy hoạch tại khu vực Động Nghè, thôn Thu Trường, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch nhưng nhiều năm nay, họ vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người dân nhiều lần "gõ cửa" UBND xã Liên Trường nhưng chưa được giải quyết khiến họ rất bức xúc, lý do mà UBND xã đưa ra là khu vực đất này bị bị lệch tọa độ so với hồ sơ địa chính thời điểm quy hoạch. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/toa-soan-ban-doc/202112/vu-xa-ngam-so-do-cua-dan-huyen-yeu-cau-dieu-chinh-lai-quy-hoach-2196365/

2. Ứng phó với bão Rai: Các địa phương lên kế hoạch sơ tán dân

(Dangcongsan.vn 17/12)

Báo cáo nhanh sáng 17/12 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai cho biết, tính đến 6h ngày 17/12, các địa phương đã lên kế hoạch sơ tán để đảm bảo an toàn cho 51.032 hộ/238.345 người tại các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản và khu vực ven biển.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, tính đến 6h ngày 17/12 đã thông báo cho 44.915 tàu/242.484 lao động của các địa phương từ Quảng Bình đến Bình Thuận biết diễn biến của bão. Tính đến hết ngày 16/12, đã có 4 địa phương có lệnh cấm biển gồm: Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Các tỉnh còn lại dự kiến cấm biển vào ngày hôm nay (17/12), riêng Thừa Thiên Huế vào ngày 18/12.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Bộ Giao thông Vận tải, hiện có 373 tàu, phương tiện thủy nội địa đang hoạt động trong khu vực quản lý của các Cảng vụ hàng hải từ Quảng Bình đến Bình Thuận, đã được cung cấp các thông tin về bão.

Về tình hình nuôi trồng thủy sản, các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận có tổng 18.599 ha nuôi trồng thủy sản và 177.592 lồng bè. Trong đó, một số tỉnh có số lượng lớn gồm Phú Yên: 3.390 ha và 81.177 lồng bè; Khánh Hòa: 2.014 ha và 87.409 lồng bè; Thừa Thiên Huế: 3.089ha và 2.000 lồng bè. Các địa phương đã chỉ đạo việc gia cố, chằng néo, di dời, sẵn sàng phương án đưa dân dân lên bờ để đảm bảo an toàn.

Tại một số đảo, tổng số dân trong khu vực nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của bão gồm: 51.990 người, trên 4 đảo lớn gần bờ (Cồn Cỏ, Quảng trị: 500 người; Cù Lao Chàm, Quảng Nam: 2.091 người; Lý Sơn, Quảng Ngãi: 22.174 người;  Phú Quý, Bình Thuận: 27.225 người). Hiện nay các địa phương đã sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho tàu thuyền cũng như người dân trên các đảo; việc dự trữ lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết đã được đảm bảo. Trong trường hợp bão đổ bộ, người dân sẽ được sơ tán xen ghép tại các nhà kiên cố trong dân hoặc di chuyển đến các trụ sở cơ quan, công trình công, doanh trại quân đội.

Đi lại ra các đảo: Cồn Cỏ, Quảng Trị; Cù Lao Chàm, Quảng Nam; Lý Sơn, Quảng Ngãi theo lệnh cấm biển của địa phương (Quảng Trị từ 19h00/17/12, Quảng Ngãi từ 17h00/17/12, Quảng Nam 0h00/17/12, Bình Thuận dự kiến từ ngày 17/12).

Đáng chú ý, trong khu vực có 15 dàn khoan trên biển, có quy mô lớn với hàng nghìn lao động. Các nhà giàn cần rà soát và triển khai các phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Để ứng phó bão, các địa phương trong khu vực dự kiến kế hoạch sơ tán đảm bảo an toàn cho 51.032 hộ/238.345 người tại các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản và khu vực ven biển có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão. Hiện các địa phương tiếp tục rà soát cập nhật cho phù hợp với diễn biến của bão.

Rai là cơn bão rất mạnh, do đó, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển tiếp tục triển khai Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai.

Trong đó, trên tuyến biển, cần theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của bão; quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc, thông báo, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm tàu cá, tàu vận tải, tàu công trình) để di chuyển phòng tránh hoặc về nơi tránh trú an toàn; tạo điều kiện cho tàu cá và ngư dân các địa phương khác vào tránh trú, đi đôi với các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng dịch COVID -19.

Kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại khu neo đậu, triển khai công tác đảm bảo an toàn về người và tài sản trên các đảo và lồng bè nuôi trồng thủy hải sản trên biển và ven biển, tuyệt đối không để người lao động, ngư dân ở lại trên tàu, lồng bè khi bão đổ bộ. Đồng thời, tổ chức bắn pháo hiệu cảnh báo bão cho tàu thuyền và ngư dân ven biển.

Trên khu vực đất liền và hải đảo, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai yêu cầu rà soát, sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với bão, mưa lũ do ảnh hưởng của bão trong trường hợp chuyển hướng đổ bộ vào đất liền, phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương, chú ý phương án sơ tán xen ghép tại chỗ để đảm bảo an toàn, chống dịch COVID-19.

Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ”, đặc biệt chú trọng phương án cung cấp nhu yếu phẩm và đảm bảo ý tế trên các đảo. Sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, hồ đập, công trình đang thi công, bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị sẵn sàng xử lý khi có tình huống.

Triển khai các hoạt động của lực lượng xung kích tại cơ sở; hỗ trợ công tác neo đậu tàu thuyền, lồng bè, sơ tán dân; hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, dự báo mưa và nguy cơ mưa lũ, lũ quét phục vụ chỉ đạo ứng phó. Bộ Ngoại giao liên hệ với các quốc gia, vùng lãnh thổ tạo điều kiện cho tàu thuyền vào tránh trú bão khi có yêu cầu. Bộ Y tế chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo rà soát phương án ứng phó, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng cứu khi có yêu cầu, đặc biệt là trên tuyến biển. Các Bộ, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc triển khai các biện pháp ứng phó với bão,… Về đầu trang

https://dangcongsan.vn/xa-hoi/ung-pho-voi-bao-rai-cac-dia-phuong-len-ke-hoach-so-tan-dan-599985.html

3. Những người “mẹ đỡ đầu” của học sinh nghèo, mồ côi Quảng Bình

(Suckhoedoisong.vn 17/12, Hùng Trần)

Thương những học sinh nghèo, mồ côi đang nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và học tập, Hội phụ nữ Công an tỉnh Quảng Bình đã thực hiện các chương trình "Mẹ đỡ đầu", "Em nuôi của hội"...

Họ trở thành những người mẹ, người chị giúp đỡ, tạo điểm tựa lớn để các em được tiếp bước đến trường, an tâm học tập, xây dựng tương lai tươi sáng.

"Để giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi được tiếp tục đến trường, yên tâm học tập như các bạn bè cùng trang lứa, đơn vị đã vận động, quyên góp và nhận đỡ đầu, giúp đỡ đối với các em. Hy vọng, đây sẽ là nguồn động viên giúp các em nỗ lực hơn trong học tập và cố gắng vượt qua những khó khăn để vươn lên trong cuộc sống, trở thành những công dân có ích cho xã hội", Trung tá Trương Thị Lệ Thủy, Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an tỉnh Quảng Bình chia sẻ về hoạt động ý nghĩa của đơn vị.

Với sự quan tâm hỗ trợ của Phụ nữ Công an tỉnh Quảng Bình và các tổ chức cá nhân, em Nguyễn Thị Thùy Trang (2002), tại thôn Tây, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống và học tập.

Từ khi sinh ra Thùy Trang đã không thấy mặt cha. Cuộc sống khốn khó cùng người mẹ nghèo tưởng như đã đủ bĩ cực thì đến em lên lớp 7, số phận lại cướp đi người mẹ luôn yêu thương và là chỗ dựa duy nhất của em.

Từ ngày đó, Thùy Trang phải tự chăm lo cuộc sống, học tập của bản thân trong căn nhà của Chương trình Khăn Quàng đỏ xây tặng. Với nỗ lực đáng khâm phục của bản thân và sự hỗ trợ từ cộng đồng Thùy Trang đã vượt qua những khó khăn, để trở thành cô sinh viên năm nhất, Khoa Sư phạm Tiểu học, Trường Đại học Quảng Bình.

"Mẹ mất từ lúc em mới học lớp 7, không có người thân bên cạnh, lủi thủi sống một mình. Nhiều lúc tưởng chừng em sẽ không thể tiếp tục việc học vì không có tiền. Thế nhưng được nhà trường, thầy cô và các bạn, đặc biệt là các cô bên Hội Phụ nữ Công an tỉnh hỗ trợ, giúp đỡ, động viên đã tiếp thêm cho em nghị lực để tiếp tục đến trường và nỗ lực hơn trong cuộc sống cũng như trong học tập", cô tân sinh viên tỏ ra biết ơn sự giúp đỡ từ chị em phụ nữ Công an tỉnh Quảng Bình và mọi người.

Ngoài việc nhận đỡ đầu đối với em Thùy Trang, thì trong thời gian qua, phụ nữ Công an tỉnh cũng đã nhận đỡ đầu, hỗ trợ 4 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học được tiếp tục đến trường, trong đó có 3 trường hợp mồ côi bố, mẹ.

Bên cạnh mô hình "Mẹ đỡ đầu", nhiều Hội phụ nữ cơ sở trong Công an tỉnh đã triển khai chương trình "Em nuôi của Hội". Chương trình này đã nhận đỡ đầu em Lê Nguyễn Kỳ Lân, mồ côi bố và mẹ từ nhỏ, sống với bà ngoại đã già yếu, hiện đang là học sinh lớp 12 trường THPT Đồng Hới, với mức hỗ trợ 500.000đ/tháng trong năm học 2021-2022.

Với các đơn vị cơ sở, Hội phụ nữ Công an huyện Minh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình em nuôi đối với cháu Đinh Thị Trà My (SN 2009), học sinh lớp 6 sinh trường THCS và THPT Hóa Tiến, huyện Minh Hóa.

Năm 2018, tai họa ập đến với gia đình cháu, khi cả nhà đang tham gia giao thông thì gặp tai nạn, mẹ đang mang bầu và em của cháu tử vong tại chỗ, bố bị gãy chân phải di chuyển bằng nạng. Cháu may mắn thoát khỏi cửa tử thần, nhưng bị chấn động tâm lý nặng, thời gian đầu cháu bị ám ảnh bởi sự mất mát lớn đó, gia đình cháu thuộc hộ nghèo trong thôn.

Trước hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của cháu Trà My, Hội phụ nữ Công an huyện Minh Hóa đã nhận em nuôi từ nay cho đến năm 2026. Đơn vị này sẽ hỗ trợ 300 ngàn đồng/tháng, bên cạnh đó sẽ thăm, tặng quà mỗi dịp lễ, Tết.

Cùng với đó, nhằm đồng hành cùng các cháu nhỏ tại xã vùng biên Kim Thủy, huyện Lệ Thủy trong quá trình học tập, Hội phụ nữ Công an Quảng Bình đã kết nối thực hiện chương trình "Nuôi em vùng cao".

Được biết, điểm Trường Mầm non Khe Khế đóng trên địa bàn xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy có 34 cháu học sinh, chủ yếu là con em của đồng bào dân tộc, cuộc sống còn khó khăn. Với những khó khăn trong việc dạy và học của cô trò, phụ nữ Công an tỉnh Quảng Bình đã thực hiện chương trình "Nuôi em vùng cao" nhằm giúp đỡ các em nhỏ nơi đây.

Với nhiều hoạt động ý nghĩa đang và sẽ được thực hiện hướng tới cộng đồng phụ nữ Công an tỉnh Quảng Bình đang nhận được sự tin yêu từ nhân dân, xứng đáng với lời khen "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Về đầu trang

https://suckhoedoisong.vn/nhung-nguoi-me-do-dau-cua-hoc-sinh-ngheo-mo-coi-quang-binh-169211217115042218.htm

4. Không cách ly y tế đối với khách du lịch đến Quảng Bình nếu đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch Covid-19

(Toquoc.vn 16/12, Vĩnh Qúy)

Các điểm, tour tuyến du lịch tại tỉnh Quảng Bình đã trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới, du khách đến với Quảng Bình sẽ không bắt buộc thực hiện cách ly y tế nếu đáp ứng yêu cầu về an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Hiện nay tình hình dịch Covid-19 tại tỉnh Quảng Bình cơ bản ổn định và đang được kiểm soát; thực hiện chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sự phục hồi của ngành du lịch, tỉnh Quảng Bình đã ban hành một số văn bản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, du khách đến du lịch tại Quảng Bình trong trạng thái bình thường mới.

Theo hướng dẫn mới nhất, du khách đến du lịch Quảng Bình sẽ không phải thực hiện việc cách ly y tế nếu du khách đã được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 hoặc có giấy ra viện, giấy chứng nhận khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng.

Với phương án này, các doanh nghiệp du lịch, các điểm tham quan di tích danh thắng có thêm cơ hội khai thác đối với du khách nội địa. Các điểm du lịch đã niêm yết đường dây nóng về hỗ trợ y tế và hỗ trợ du khách tại các điểm đến, các cơ sở kinh doanh du lịch đã có những phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối trước dịch bệnh Covid-19.

Quảng Bình cũng đã đón đoàn khách du lịch đầu tiên sau thời gian dài đóng cửa do dịch bệnh Covid-19 với tour khép kín 3 ngày 2 đêm để khám phá hệ thống hang động Tú Làn và lưu trú tại Chày Lập Farmstay. Việc đón khách sẽ tuân thủ theo các quy định an toàn của Bộ Y tế, đảm bảo thực hiện 5K, nhân viên đều được tiêm vaccine phòng Covid-19, hành khách được test nhanh trước khi đến và rời đi. Tùy vào tình hình, ngành Du lịch Quảng Bình sẽ cho phép hành khách tự do đi lại nhưng phải tự theo dõi sức khỏe chính mình.

Ông Hoàng Minh Thắng, Giám đốc trung tâm Du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng chia sẻ, để đảm bảo an toàn cho du khách, phía đơn vị đã tổ chức các tour, tuyến khép kín, hạn chế số lượng người để đảm bảo an toàn cho du khách. Tất cả những du khách sẽ được kiểm soát chặt chẽ về y tế nhằm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh nếu thành viên đoàn liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

"Trong thời gian qua, khi UBND tỉnh Quảng Bình cho phép du lịch được hoạt hoạt động trở lại trong tình hình mới chúng tôi cũng đã triển khai được một số đoàn khách tham quan và cơ bản thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19. Như vậy với việc cho phép du khách không thực hiện cách ly y tế sẽ tạo thêm cơ hội cho đơn vị chúng tôi khai thác du lịch và mong muốn sớm đưa hoạt động du lịch trở lại bắt đầu năm 2020", ông Thắng chia sẻ.

Thực tế cho thấy, sau đợt dịch bệnh vừa qua khách du lịch sẽ đi theo nhóm nhỏ, gia đình thay vì đi theo cả đoàn khách bởi tâm lý có phần e ngại đến những nơi đông người. Những khu du lịch sầm uất du khách có nhu cầu trở về với thiên nhiên, có nhu cầu đi những khu nghỉ dưỡng có tính chất độc lập ở trong rừng, biển… Quảng Bình là địa phương rất phù hợp với xu thế này bởi vì có những khu vực, những tour du lịch trong rừng, khách đến đi bộ và trải nghiệm, rất phù hợp với chương trình một cung đường, hai điểm đến và đặc biệt là đối với những đoàn khách dưới 20 người.

Du lịch Quảng Bình được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, sự phục hồi của ngành công nghiệp không khói này sẽ kéo theo sự phục hồi của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là các ngành dịch vụ.

Sự phục hồi cuả du lịch kéo theo các ngành nghề cũng được phục hồi nhằm từng bước phục hồi nền kinh tế của tỉnh và trong đó ngành du lịch và dịch chiếm 50% trong tổng cơ cấu kinh tế của tỉnh. Về đầu trang

https://toquoc.vn/khong-cach-ly-y-te-doi-voi-khach-du-lich-den-quang-binh-neu-dam-bao-cac-dieu-kien-phong-chong-dich-covid-19-20211217103857061.htm

5. Đến Phong Nha đón năm mới

(Thanhnien.vn 17/12, Trương Quang Nam; Nld.com.vn 17/12)

“Phong Nha Countdown Party” là sự kiện thường niên, nhưng trong điều kiện mới chương trình được thực hiện với mong muốn Quảng Bình luôn mang đến sự khác biệt và là điểm đến yêu thích của những du khách thích xê dịch, đam mê khám phá.

Chương trình Chào đón năm mới 2022 với chuỗi hoạt động phong phú và độc đáo đang được Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với các đơn vị tổ chức, nhằm thực hiện kế hoạch về phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng du lịch (DL) trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đến năm 2022 và kế hoạch tổ chức các hoạt động chào đón năm mới 2022 của UBND tỉnh Quảng Bình.

Đó là chương trình đếm ngược chào đón năm mới - Phong Nha Countdown Party 2022, bắt đầu từ 22 giờ ngày 31.12 đến 0 giờ 30 ngày 1.1.2022. Chương trình có các nội dung hấp dẫn như biểu diễn nghệ thuật được đầu tư kỹ lưỡng, nội dung độc đáo gắn với quảng bá hình ảnh DL Quảng Bình - điểm đến thiên nhiên, an toàn, khác biệt và các sản phẩm DL trong trạng thái bình thường mới.

Chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ đã khẳng định được thương hiệu, như các ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh, Hoàng Dũng, Gia Hân, Chính Hưng, Phượng Vũ, vũ đoàn Sài Gòn, DJ Trang Moon, nghệ sĩ violon Hoàng Rob... Điều ấn tượng là chương trình sẽ được dẫn dắt bởi âm nhạc điện tử sống động, phù hợp với thị hiếu đa dạng của các phân khúc du khách nội địa và người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Nghi thức đếm ngược chào đón năm mới 2022 cũng hứa hẹn mang lại cảm giác thú vị cho người tham gia “Phong Nha Countdown Party”.

Song trùng trong chuỗi hoạt động đón chào năm mới là chương trình gặp gỡ doanh nghiệp DL Quảng Bình được dự kiến tổ chức tại Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Mục đích của chương trình là gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp về việc sẵn sàng đón khách, triển khai các hoạt động DL thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 năm 2022. Đồng thời, phối hợp thực hiện chiến dịch truyền thông “Quảng Bình - điểm đến thiên nhiên, an toàn và khác biệt” trong trạng thái bình thường mới năm 2022.

Các chương trình nghệ thuật khác còn có chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống chào đón năm mới 2022 (thời gian dự kiến 1 buổi, tối 25.12 tại Phong Nha Lake House Resort, xã Hưng Trạch, H.Bố Trạch), với các tiết mục nghệ thuật truyền thống đặc trưng của địa phương Bố Trạch. Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào đón năm mới 2022 của tuổi trẻ Quảng Bình (dự kiến tối 31.12 tại khách sạn Biển Vàng, xã Bảo Ninh, TP.Đồng Hới) với các tiết mục độc đáo đón năm mới xuân mới, được thiết kế đặc trưng theo thị hiếu của tuổi trẻ với sự tham gia của khoảng 100 - 150 bạn trẻ.

Nhân dịp năm mới 2022, tỉnh Quảng Bình cũng sẽ tổ chức đón các vị khách đầu tiên đến DL tại Quảng Bình năm 2022 với các hoạt động chào đón năm mới phục vụ du khách tại Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng vào sáng 1.1.2022. Về đầu trang

https://thanhnien.vn/quang-binh-diem-den-an-toan-den-phong-nha-don-nam-moi-post1412190.html

V. Pháp luật - An ninh quốc phòng  

1. Chủ động ngăn chặn nguy cơ mất an toàn giao thông

(Bienphong.com.vn 17/12, Viết Lam)

Công tác đảm bảo an toàn giao thông cho cán bộ, chiến sĩ luôn được Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình xác định là nhiệm vụ rất quan trọng. Từ đó, quán triệt, yêu cầu chỉ huy các đơn vị, đồn Biên phòng thực hiện nghiêm túc các giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng quân nhân gây ra các vụ việc mất an toàn khi tham gia giao thông.

Cũng như nhiều đơn vị khác trong lực lượng BĐBP, số quân nhân của BĐBP Quảng Bình thường xuyên phải sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông là rất lớn. Đặc biệt, quá trình thực hiện nhiệm vụ tại các thôn, bản biên giới vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, xe máy gần như là sự lựa chọn duy nhất đối với cán bộ, chiến sĩ. Bên cạnh đó, trong điều kiện một số địa bàn biên giới chưa có phương tiện công cộng, quân nhân nghỉ tranh thủ, nghỉ phép về thăm gia đình cũng phải sử dụng phương tiện cá nhân. Do đó, nguy cơ quân nhân gây ra các vụ việc mất an toàn giao thông luôn tiềm ẩn rất cao. Từ thực tế tình hình, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình đã đưa ra nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn giao thông cho cán bộ, chiến sĩ.

"Trước hết, BĐBP Quảng Bình đã nghiêm túc quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên về vấn đề đảm bảo an toàn gian thông đến tận các đơn vị, đồn Biên phòng trên hai tuyến biên biên giới. Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình xây dựng kế hoạch, đề ra các biện pháp đảm bảo an toàn cho quân nhân khi tham gia giao thông. Chúng tôi thành lập các tổ kiểm tra lưu động về công tác chấp hành điều lệnh, an toàn giao thông của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trực thuộc khi thực hiện nhiệm vụ" - Thượng tá Lê Xuân Huỳnh, Trưởng phòng Kỹ thuật - Thường trực Ban Chỉ đạo 50 BĐBP Quảng Bình cho biết.

Để đảm bảo an toàn giao thông, hằng năm, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình tổ chức các đợt kiểm tra kỹ thuật đối với xe, máy mà các đơn vị, đồn Biên phòng được biên chế. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng đưa các phương tiện đi kiểm định theo đúng thời hạn. Đơn vị cũng thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ lái xe, máy. Đối với quân nhân thường xuyên phải sử dụng xe máy để lưu hành, bắt buộc phải có các giấy tờ theo quy định của pháp luật và đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, thống nhất trong toàn đơn vị.

Cùng với đó, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình đã chỉ đạo các đơn vị triển khai tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chấp hành tốt pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, quy định của đơn vị, trong đó có việc chấp hành tốt các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông. Thông qua các buổi sinh hoạt, chỉ huy các đơn vị trực tiếp trao đổi, huấn thị về việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, nhất là các cán bộ ở các bộ phận phụ trách địa bàn, dịp quân nhân được về nghỉ phép, tranh thủ tại gia đình.

Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình quán triệt sâu sắc đến chỉ huy các đơn vị tuyệt đối không để quân nhân điều khiển các loại phương tiện tham gia giao thông khi đã uống rượu, bia. Các đơn vị, đồn Biên phòng phải duy trì nghiêm việc tiếp nhận thông báo của cơ quan chức năng về việc quân nhân vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông để kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc. "Chúng tôi không chỉ xử lý đối với quân nhân vi phạm mà chỉ huy các đơn vị, đồn Biên phòng cũng sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới" - Thượng tá Lê Xuân Huỳnh khẳng định.

Đồn Biên phòng Cà Xèng, BĐBP Quảng Bình quản lý địa bàn 2 xã Thượng Hóa và Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, khoảng cách từ doanh trại đơn vị đến các khu dân cư trong địa bàn rất xa. Trong đó, có những bản làng đường sá giao thông đi lại rất khó khăn, phần lớn cán bộ, chiến sĩ khi xuống địa bàn thực hiện nhiệm vụ đều phải sử dụng xe máy. Thời gian qua, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Cà Xèng đã đưa ra các biện pháp đảm bảo an toàn cho quân nhân khi tham gia giao thông. "Công tác đảm bảo an toàn giao thông cho quân nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, về thăm gia đình luôn được chúng tôi quán triệt sâu sắc trong các cuộc giao ban tuần. Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Cà Xèng yêu cầu tổ điều lệnh, cán bộ trực ban hằng ngày không giải quyết cho bất kỳ trường hợp nào ra khỏi đơn vị khi chưa chấp hành đầy đủ các quy định về an toàn giao thông. Cụ thể như xe thiếu gương chiếu hậu, đội mũ bảo hiểm không đúng quy chuẩn chung... Nhờ cách làm chặt chẽ, hơn 3 năm qua, đơn vị không để xảy ra vụ việc mất an toàn giao thông" - Thiếu tá Nguyễn Trung Chính, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cà Xèng cho biết.

Không chỉ triển khai các biện pháp chủ động ngăn ngừa tình trạng mất an toàn giao thông đối với quân nhân, các đơn vị BĐBP Quảng Bình cũng đã góp phần kiềm chế, đẩy lùi tình trạng người dân biên giới vi phạm các quy định của pháp luật, nhất là Luật Giao thông đường bộ. Để thực hiện mục tiêu đó, các đồn Biên phòng đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan có liên quan nơi đóng quân làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân. Về đầu trang

https://www.bienphong.com.vn/chu-dong-ngan-chan-nguy-co-mat-an-toan-giao-thong-post446412.html

2. Cái kết của thiếu nữ 15 tuổi tự quay video cảnh đang tắm rồi gửi cho người yêu

(Nld.com.vn 17/12, Hoàng Phúc; Suckhoedoisong.vn 17/12; Sggp.org.vn 17/12; Baovephapluat.vn 17/12; Vietnamnet.vn 17/12; TTXVN/Baotintuc.vn 17/12; Thanhnien.vn 17/12; Vov.vn 17/12; Vietgiaitri.com 17/12; Baophapluat.vn 17/12; Dantri.com.vn 17/12)

Cái kết của thiếu nữ 15 tuổi tự quay video cảnh đang tắm rồi gửi cho người yêu - Ảnh 1.

Dũng bị khởi tố về tội "Làm nhục người khác"

Thiếu nữ 15 tuổi dùng điện thoại quay video cảnh đang tắm và một số hình ảnh nhạy cảm rồi gửi cho nam thanh niên. Sau đó, người này chuyển video này sang cho người bạn tên Dũng; do mâu thuẫn, Dũng đã đăng video này lên mạng.

Ngày 17-12, Công an huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Lê Xuân Dũng (SN 1999; ở thôn Tùng Giang, xã Quảng Châu) - để điều tra về hành vi "làm nhục người khác". Lê Xuân Dũng bị khởi tố vì đăng video nhạy cảm của thiếu nữ 15 tuổi lên mạng xã hội.

Trước đó, Công an huyện Quảng Trạch tiếp nhận tố giác tội phạm của chị Phạm Thị H. trú tại xã Quảng Lưu với nội dung ngày 14-10, Lê Xuân Dũng đã dùng mạng xã hội Facebook đăng tải video có nội dung nhạy cảm của con gái chị là cháu N.T.H (SN 2006).

Kết quả điều tra đã xác định, vào khoảng tháng 7-2021, H. có quen biết qua mạng xã hội và sau đó có mối quan hệ tình cảm với P.V.L. trú tại xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch.

Ngày 28-9, trong lúc đang nhắn tin cùng nhau, L. nói H. dùng điện thoại quay một số hình ảnh thiếu nữ này tắm tại phòng tắm và gửi đoạn video tự quay cảnh mình đang tắm qua tin nhắn Messenger cho L.

Sau đó L. đã gửi đoạn video này cho Lê Xuân Dũng. Khi biết được hình ảnh nhạy cảm trên là của cháu H., Dũng đã chủ động gửi qua tin nhắn Messenger cho cháu thì bị người nhà của cháu phát hiện.

Đến ngày 14-10, do mâu thuẫn cá nhân nên Dũng đã sử dụng điện thoại của mình để đăng tải đoạn video có thời lượng 06 giây lên mạng xã hội và đăng dòng trạng thái nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục cháu H.

Công an huyện Quảng Trạch đã tiến hành xác minh, làm rõ; Phòng Kỹ thuật Hình sự - Công an tỉnh Quảng Bình cũng đã trưng cầu giám định và đã xác định được hành vi của Lê Xuân Dũng có dấu hiệu phạm tội "làm nhục người khác". Về đầu trang

https://nld.com.vn/thoi-su/cai-ket-cua-thieu-nu-15-tuoi-tu-quay-video-canh-dang-tam-roi-gui-cho-nguoi-yeu-20211217123632674.htm

3. Quảng Bình bắt giữ một phụ nữ U70 tàng trữ 137 viên ma túy tổng hợp

(Baodansinh.vn 17/12, Thành Sen)

Sáng 17/12,Công an huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, cơ quan này vừa triệt phá thành công chuyên án, bắt 1 đối tượng có liên quan và thu giữ 137 viên ma túy tổng hợp.

Sau một thời gian theo dõi và áp dụng biện pháp nghiệp vụ, vào lúc 10h25, ngày 16/12 Đội Cảnh sát hình sự, kinh tế, ma túy, Công an huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng triệt phá thành công Chuyên án mang bí số 1221M, bắt đối tượng Bùi Thị Sâm (SN 1956), trú tại thôn Trúc Ly, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh.

Tiến hành bắt người phạm tội quả tang và khám xét chỗ ở của đối tượng, lực lượng phá án thu giữ 137 viên hồng phiến nén, trong đó có 135 viên nén màu hồng và 2 viên nén màu xanh. Tại cơ quan điều tram, bước đầu, đối tượng khai nhận hành vi phạm tội của mình. Về đầu trang

https://baodansinh.vn/quang-binh-bat-giu-mot-phu-nu-u70-tang-tru-137-vien-ma-tuy-tong-hop-20211217074557.htm

4. Bắt đối tượng lừa đảo môi giới vận chuyển hàng hoá mùa dịch, chiếm đoạt 600 triệu đồng

(Tienphong.vn 17/12, Hoàng Nam)_

Cơ quan Công an đọc quyết định bắt đối tượng Lương

Cơ quan Công an đọc quyết định

bắt đối tượng Lương

Lợi dụng tình hình phức tạp của dịch Covid-19, việc vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn, Lương đứng ra môi giới vận chuyển hàng hóa trên tuyến Quốc lộ 1A rồi thu tiền của chủ hàng, song không trả cho chủ xe.

Ngày 16/12, tin từ Công an tỉnh Quảng Bình cho hay, lực lượng nghiệp vụ đã triệu tập đối tượng Trần Văn Lương (trú tại xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa) để làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sản từ năm 2019 đến nay.

Theo đó, từ năm 2019 đến nay, đối tượng Lương đã lợi dụng tình hình phức tạp của dịch Covid-19, việc vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn, với thủ đoạn môi giới vận chuyển hàng hóa trên tuyến Quốc lộ 1A.

Lương đã tìm kiếm thông tin các chủ hàng cần vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, sau đó liên hệ với các công ty vận tải hoặc vận tải tư nhân để vận chuyển hàng. Sau khi nhận tiền công vận chuyển từ các chủ hàng, Lương không chuyển trả cho các công ty vận tải mà tìm cách chiếm đoạt.

Bước đầu, Lương khai nhận đã lừa trên 20 người thuộc nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc, chiếm đoạt số tiền trên 600 triệu đồng. Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã tiến hành khám xét nơi ở và ra lệnh tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Trong quá trình khám xét, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh tạm giữ 3 điện thoại di động và một số giấy tờ liên quan, tiếp tục hoàn tất hồ sơ, điều tra mở rộng vụ án theo quy định của pháp luật. Về đầu trang

https://tienphong.vn/bat-doi-tuong-lua-dao-moi-gioi-van-chuyen-hang-hoa-mua-dich-chiem-doat-600-trieu-dong-post1402077.tpo

5. Công an Quảng Bình điều tra nhiều vụ tàng trữ trái phép ma túy

(Laodong.vn 16/12, Hữu Liều)

Ngày 16.12, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, lực lượng Công an huyện Lệ Thủy đang điều tra và làm rõ nhiều vụ việc vi phạm pháp luật, ma túy trên địa bàn.

Theo đó, với quyết tâm cao đấu tranh triệt để với các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, lực lượng công an đã mở đợt tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian Tết Nguyên đán 2022.

Ngay ngày đầu ra quân (15.12), Công an huyện Lệ Thủy đã xử lý nhiều vụ trộm cắp, gian lận thương mại và tàng trữ trái phép chất ma túy.

Theo đó, vào khoảng 13h ngày 15.12, Đội Cảnh sát ĐTTP về kinh tế và ma túy, Công an huyện Lệ Thủy phối hợp với phòng PC08, Công an tỉnh tuần tra trên tuyến QL1A, thuộc địa phận xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy thì phát hiện và tạm giữ xe ô tô mang BKS 75C-03577 do tài xế Nguyễn Văn Dục (SN 1989, trú tại phường Thuận Hòa, TP. Huế, Thừa Thiên Huế) điều khiển chở theo nhiều hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, tổng giá trị hàng hóa khoảng 100 triệu.

Tại thời điểm kiểm tra, lái xe Nguyễn Văn Dục không xuất trình đủ các loại hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Cũng trong ngày 15.12, tổ công tác Đội Cảnh sát ĐTTP về kinh tế và ma túy còn phát hiện thêm 2 vụ gian lận thương mại khác trên địa bàn thị trấn Kiến Giang, thu giữ 9 thùng sữa nhãn hiệu YOGOOD, 2 thùng nước giặt và 1 thùng bánh kẹo với tổng giá trị hàng hóa khoảng 4 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Đội Cảnh sát ĐTTP về kinh tế và ma túy đã phối hợp với Công an xã Mỹ Thủy tuần tra kiểm soát trên địa bàn phát hiện bắt quả tang 2 đối tượng Phạm Văn Hùng (SN 1985) và Trần Văn Hữu (SN 1979), đều trú tại thôn Minh Tiến, xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy, có hành vi tàng trữ 7 viên nén màu hồng dạng thuốc tân dược. Theo khai nhận của đối tượng số viên nén trên là ma túy tổng hợp dạng hồng phiến.

Cùng thời điểm, Công an xã Cam Thủy phát hiện và phối hợp với Đội Cảnh sát ĐTTP về kinh tế và ma túy tổ chức bắt quả tang tại nhà Lê Ngọc Toàn (SN 2000), thôn Mỹ Duyệt, xã Cam Thủy có 4 đối tượng bao gồm: Lê Ngọc Toàn cùng Lê Anh Tuấn (SN 2002); Ngô Đức Bắc (SN 1994), đều trú tại thôn Thượng Phong, xã Phong Thủy và Ngô Văn Duân (SN 2000, trú tại thôn Đặng Lộc 3, xã Cam Thủy) đang có hành vi tàng trữ 6 viên nén màu hồng dạng thuốc tân dược.

Bước đầu làm rõ các đối tượng khai nhận số viên nén trên là ma túy tổng hợp dạng hồng phiến mua về để sử dụng. Hiện tại, Công an huyện Lệ Thủy đang tiến hành lập hồ sơ xử lý, điều tra mở rộng các vụ án liên quan đến ma túy trên theo quy định pháp luật. Về đầu trang

https://laodong.vn/phap-luat/cong-an-quang-binh-dieu-tra-nhieu-vu-tang-tru-trai-phep-ma-tuy-985341.ldo

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More