Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 18-6-2019

Post date: 18/06/2019

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.Thanh tra “vòi tiền”: Chưa có thông báo chính thức số tiền nhận hối lộ. 1

2.Tiền đưa Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng lấy từ đâu?. 2

3.“Trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng nói cần có quà để định hướng”. 2

4. Cán bộ xã nêu lý do đưa “phong bì” cho đoàn thanh tra Bộ Xây dựng. 4

5.   Phải chăng, vòi ăn nhiều mới... lộ?. 5

6. Không thể buông lỏng kỷ cương phép nước. 7

7.Giờ thì ai cũng hiểu vì sao quy hoạch xây dựng nhiều nơi bị băm nát?. 8

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY.. 9

8.Hà Nội: Hiệu quả từ mô hình camera giám sát tại Hồ Gươm.. 9

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 10

9. World Bank: Việt Nam đứng cuối ASEAN về Chỉ số Nộp thuế. 10

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 11

10. Xói mòn lòng tin của nhân dân. 11

QUẢN LÝ.. 12

11.Thủ tướng: “Sẽ dùng công nghệ xử lý cán bộ gây nhũng nhiễu”. 12

12.Bộ Nội vụ xây dựng chiến lược quốc gia về thu hút nhân tài 13

13. Hải Phòng: Xác minh thông tin cựu quân nhân nhập ngũ lúc... 2 tuổi, xuất ngũ lúc 7 tuổi (!) 14

14. Vì sao ông Đoàn Ngọc Hải bị kiểm điểm?. 15

15.  Nikkei: Khách du lịch Việt Nam chi "bạo tay" thứ hai tại Nhật chỉ sau Trung Quốc. 16

16. Người thất nghiệp tăng đều theo các năm.. 17

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 17

17.Thu không đủ chi, nợ công 3,2 triệu tỷ loay hoay vay mới trả cũ. 17

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 18

18. Chuyện lạ ở Long An: Một cán bộ đòi "được" kỷ luật 18

THẾ GIỚI 19

19. Lãnh đạo Hong Kong chính thức xin lỗi dân chúng. 19

 TIÊU ĐIỂM

Thanh tra “vòi tiền”: Chưa có thông báo chính thức số tiền nhận hối lộ

Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, hiện chưa có thông tin đầy đủ về số tiền nhận hối lộ của đoàn thanh tra Bộ Xây dựng.

 Liên quan đến vụ việc đoàn thanh tra Bộ Xây dựng bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt quả tang khi có hành vi "vòi tiền", nhận tiền ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) khi thanh tra các công trình, dự án, phát hiện những sai phạm, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết hiện chưa có thông tin đầy đủ về số tiền nhận hối lộ và vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra.

 Được biết, trong số 5 người ở đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng tại Vĩnh Phúc nhận hối lộ, có 2 người đang bị tạm giữ, 3 người còn lại đã được tại ngoại. Tuy vậy, khi cần, Cơ quan Công an vẫn triệu tập 3 đối tượng được tại ngoại nêu trên. (VTV.vn 17/6)Về đầu trang

Tiền đưa Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng lấy từ đâu?

Chiều 17/6, chia sẻ với phóng viên Tiền Phong, lãnh đạo xã Tân Tiến (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho biết, số tiền đưa cho Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng không phải là tiền của xã.

 Cụ thể, theo lãnh đạo xã Tân Tiến, Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng có về làm việc trên địa bàn, đồng thời yêu cầu nộp hồ sơ các dự án gồm: Công trình trung tâm văn hoá thể thao xã Tân Tiến; Công trình trường tiểu học xã Tân Tiến giai đoạn 1 san nền, kè đá tường rào, cổng; Công trình hạ tầng khu đất dịch vụ, đất ở ao Múc; Công trình hệ thống điện chiếu sáng công cộng xã Tân Tiến.

 Lãnh đạo xã Tân Tiến cũng cho biết, số tiền 68 triệu đồng mà ông Trần Hanh - Kế toán UBND xã đưa cho Thanh tra Bộ Xây dựng không phải là tiền của xã. Ông Trần Hanh, Kế toán UBND xã Tân Tiến cũng cho biết, số tiền này không phải là tiền của xã. Trên các phong bì đựng tiền cũng không thể hiện là tiền của xã.

 Lãnh đạo xã Tân Tiến cũng cho biết việc có thông tin đưa tiền để giảm khối lượng xây dựng cơ bản là không chính xác vì "chưa có kết luận thanh tra".

 Liên quan đến vụ việc này, nguồn tin từ UBND Thị trấn Thổ Tang cũng cho biết, số tiền 91,5 triệu mà ông Đỗ Mạnh Cường (cán bộ tài chính kế toán thị trấn) đưa cho Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng không phải là tiền lấy từ ngân sách. Trên các phong bì đựng tiền cũng thể hiện rõ điều này.

 Ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, cả hai người đưa tiền cho Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng hiện làm việc bình thường tại cơ quan. Chia sẻ với phóng viên, họ cho biết đang tiếp tục phối hợp với công tác điều tra của lực lượng chức năng. (Tiền Phong 17/6, Trần Hoàng – Trường Phong)Về đầu trang

“Trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng nói cần có quà để định hướng”

Ông Trần Hanh, kế toán xã Tân Tiến khẳng định việc đưa 68 triệu đồng cho đoàn thanh tra Bộ Xây dựng là do gợi ý của trưởng đoàn Nguyễn Thị Kim Anh.

 Sáng 17/6, ông Trần Hanh, kế toán xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc - người trực tiếp mang 68 triệu đồng đưa cho trưởng đoàn đoàn thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Thị Kim Anh khẳng định, mình là người đại diện cho các nhà thầu tư vấn, thi công các công trình đưa số tiền trên cho bà Kim Anh tại phòng làm việc của đoàn thanh tra ở tầng 3, trụ sở UBND huyện.

 Ông Hanh cho biết, giữa tháng 5, đoàn thanh tra về huyện công bố quyết định thanh tra. Kế toán, địa chính và lãnh đạo xã được triệu tập để nghe thông báo.

 4 dự án của xã nằm trong nội dung thanh tra gồm: Công trình Trung tâm văn hoá thể thao của xã; Hệ thống điện chiếu sáng công cộng; Công trình trường tiểu học giai đoạn 1; Công trình hạ tầng san lấp, trả đất dịch vụ, đất ở cho người dân thôn Thượng Lạp.

 Quá trình thanh tra, kế toán xã Tân Tiến nộp các loại hồ sơ, tài liệu. Khi nghiên cứu xong, đoàn thanh tra có dự thảo kết luận và cho rằng có thiếu sót trong hồ sơ của nhà thầu tư vấn nên đã yêu cầu nhà thầu bổ sung, hoàn thiện.

 "Lần thứ hai, khi nhà thầu không bổ sung đầy đủ hồ sơ như thiếu chứng chỉ hành nghề, đoàn thanh tra nói lỗi của các nhà thầu của 4 dự án là vi phạm luật Xây dựng. Từ lỗi này, bà Kim Anh, trưởng đoàn nói cần phải có quà, tiền để cho đoàn còn có định hướng".

 Thấy trưởng đoàn nhắc “cần có quà”, ông Hanh đã thông báo cho các nhà thầu, và các nhà thầu nhờ ông làm trung gian để gửi tiền bồi dưỡng cho đoàn thanh tra.

 "Ngày 12/6, tôi lên phòng của đoàn thanh tra ở tầng 3, trụ sở UBND huyện Vĩnh Tường, gặp trực tiếp bà trưởng đoàn và 2 phụ nữ khác cùng đoàn, sau khi đưa quà xong, có nói nhờ giúp đỡ", ông Hanh kể lại.

 Ngày 11/6, 1 ngày trước khi mang tiền lên cho đoàn thanh tra, ông có báo cáo lãnh đạo và cơ quan công an.

 Kế toán xã Tân Tiến cho rằng, việc đưa tiền cho đoàn thanh tra là việc chuyển giúp các nhà thầu để giúp đỡ về lỗi thiếu chứng chỉ hành nghề chứ không phải tiền của xã và cũng không liên quan đến xã.

 Tuy nhiên, trả lời câu hỏi, cơ quan điều tra cho rằng việc đưa tiền là để giảm trừ khối lượng các công trình, ông Hanh giải thích, phần lớn các dự án chưa hoàn thiện, trong khi đó đoàn thanh tra chỉ nghiên cứu hồ sơ chứ không ra hiện trường đo đạc nên không thể có việc xã sai phạm, thất thoát hay tăng giảm khối lượng trong xây dựng các công trình.

 Từ khi xảy ra sự việc, đến nay công an chưa mời ông lên để đối chất, điều tra về số tiền đã đưa cho đoàn thanh tra hôm 12/6.

 Trong 4 dự án nằm trong diện thanh tra của xã Tân Tiến, có 2 dự án mới đi vào hoạt động là nhà văn hoá trung tâm xã và đường điện chiếu sáng cao áp.

 Hai dự án còn lại là dự án công trình trường tiểu học giai đoạn 1 đang được xây dựng, mới hoàn thành đoạn tường vây xung quanh và san lấp mặt bằng. Công trình hạ tầng san lấp, trả đất dịch vụ, đất ở cho người dân thông Thượng Lạp cũng đang hoàn thiện san lấp.

 Lãnh đạo UBND xã Tân Tiến khẳng định, khi triển khai các gói thầu xây dựng các dự án này, xã đã đăng trên mạng để mời thầu, nhiều nhà thầu đã nộp hồ sơ và việc trúng thầu theo đúng quy định, chứ không có việc chỉ định thầu.

 Trước thông tin việc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực bị đoàn thanh tra chỉ ra, lãnh đạo xã cho biết "xã làm chủ đầu tư nhưng không có đủ khả năng để thẩm định hết, còn việc nhà thầu thiếu chứng chỉ hành nghề là do lý do khách quan". (Vietnamnet.vn 17/6, Thái Bình)Về đầu trang

Cán bộ xã nêu lý do đưa “phong bì” cho đoàn thanh tra Bộ Xây dựng

Ngày 17/6, ông Trần Hanh (kế toán xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường) cho hay ông là người đại diện cho các nhà thầu tư vấn, thi công ở địa phương trực tiếp đưa 68 triệu đồng cho đoàn Thanh tra của Bộ Xây dựng tại phòng làm việc của đoàn thanh tra ở tầng 3, trụ sở UBND huyện. Và việc nhận tiền của đoàn thanh tra đã bị Công an tỉnh bắt quả tang.

 Theo ông Hanh, giữa tháng 5, đoàn thanh tra về huyện công bố thanh tra 4 dự án của xã gồm: công trình Trung tâm văn hoá thể thao của xã; hệ thống điện chiếu sáng công cộng; công trình trường tiểu học giai đoạn 1; công trình hạ tầng san lấp, trả đất dịch vụ, đất ở cho người dân thôn Thượng Lạp.

 "Phần lớn các dự án chưa hoàn thiện, đoàn thanh tra chỉ nghiên cứu hồ sơ chứ không ra hiện trường đo đạc", ông Hanh nói và cho biết trong quá trình bị thanh tra, kế toán xã Tân Tiến nộp các loại hồ sơ, tài liệu. Tại dự thảo kết luận, đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng cho rằng có sự thiếu sót trong hồ sơ của nhà thầu tư vấn nên yêu cầu bổ sung.

 "Khi nhà thầu lần thứ hai không bổ sung đầy đủ hồ sơ, trong đó thiếu chứng chỉ hành nghề, đoàn thanh tra nói lỗi này vi phạm Luật Xây dựng. Bà Kim Anh (trưởng đoàn) nói cần phải có quà, tiền để đoàn còn có định hướng", ông Hanh kể.

 Sau "lời nhắc" này, ông nói đã thông báo cho các nhà thầu và được họ nhờ làm trung gian để gửi tiền bồi dưỡng cho đoàn thanh tra. "Ngày 12/6, tôi lên phòng của đoàn thanh tra ở trụ sở UBND huyện Vĩnh Tường, gặp trực tiếp bà trưởng đoàn và hai nữ cán bộ thanh tra, đưa quà và có nhờ giúp đỡ", ông Hanh kể.

 Ông Hanh không báo cáo ai và cũng không báo công an về việc đoàn thanh tra "đòi quà". "Việc đưa tiền là chuyển giúp các nhà thầu chứ không phải tiền của xã và cũng không liên quan đến xã", ông nói.

 Đến sáng 17/6, trong 4 dự án nằm trong diện bị thanh tra mới có một nửa đi vào hoạt động là nhà văn hoá trung tâm xã và đường điện chiếu sáng cao áp. Hai dự án còn lại là dự án công trình trường tiểu học giai đoạn 1 mới hoàn thành đoạn tường vây xung quanh và san lấp mặt bằng. Công trình hạ tầng san lấp, trả đất dịch vụ, đất ở cho người dân thôn Thượng Lạp cũng đang trong quá trình hoàn thiện san lấp. Máy ủi, máy xúc vẫn đang làm việc tại công trường.

 Cho rằng việc mở thầu được thực hiện đúng quy định, nhưng vẫn bị đoàn thanh tra xác định các nhà thầu không đủ năng lực. Lãnh đạo UBND xã Tân Tiến giải thích rằng "xã làm chủ đầu tư nhưng không có đủ khả năng để thẩm định hết, việc nhà thầu thiếu chứng chỉ hành nghề là lý do khách quan".

 Tại quyết định ngày 5/4, Thanh tra Bộ Xây dựng lập đoàn thanh tra công tác quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch được duyệt, công tác cấp phép xây dựng, quản lý sau cấp phép và công tác quản lý đầu tư xây dựng tại một số dự án tại huyện Vĩnh Tường. 6 người trong đoàn gồm: bà Nguyễn Thị Kim Anh (trưởng đoàn), Lưu Vân Oanh (phó đoàn, Phó trưởng Tổng hợp), Nguyễn Thị Kim Liên, Ứng Thị Phương Hiền, Đặng Hải Anh, Nguyễn Thuỷ Linh.

 Trong 45 ngày làm việc, đoàn có nhiệm vụ phát hiện những vướng mắc, tồn tại của cơ chế chính sách để kiến nghị bổ sung, sửa đổi; phát hiện những sai phạm (nếu có) để xử lý và kiến nghị Chánh thanh tra Bộ Xây dựng xử lý theo quy định của pháp luật.

 Trong thời gian Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng về làm việc tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, Công an tỉnh Vĩnh Phúc nhận được nhiều đơn tố cáo của một số doanh nghiệp, UBND xã, cá nhân về việc thành viên của đoàn có hành vi lợi dụng nhiệm vụ để "vòi vĩnh".

 Ngày 12/6, tại Ban Quản lý dự án huyện Vĩnh Tường, Tổ công tác của Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt quả tang Đặng Hải Anh nhận 90 triệu đồng của anh Đỗ Ngọc Yên (35 tuổi, Phó giám đốc Công ty Đức Trung). Khi bị bắt, Đặng Hải Anh khai việc đưa tiền của anh Yên là nhằm không bị giảm trừ khối lượng giá trị của một số hạng mục công trình mà Công ty Đức Trung đã thi công.

 Cùng ngày, tại UBND huyện Vĩnh Tường, Tổ công tác bắt quả tang Nguyễn Thị Kim Anh nhận 68 triệu đồng của ông Hanh để không giảm trừ khối lượng giá trị của một số hạng mục công trình do UBND xã Tân Tiến là chủ đầu tư; nhận 91,5 triệu đồng của ông Đỗ Mạnh Cường (40 tuổi, công chức tài chính kế toán UBND thị trấn Thổ Tang).

 Khám nơi làm việc của Đoàn thanh tra tại UBND huyện Vĩnh Tường, nhà chức trách thu nhiều hồ sơ của các đơn vị thi công công trình trên địa bàn và hơn 335 triệu đồng trong tủ do bà Nguyễn Thị Kim Anh quản lý...

 Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà nói đáng tiếc đã xảy ra việc cán bộ thanh tra "vòi vĩnh", ông sẽ kiên quyết xử lý sau khi có kết luận của cơ quan điều tra. Bộ trưởng cam kết sẽ có giải pháp chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm soát chặt hơn công việc của thanh tra Bộ để hạn chế tối đa việc vi phạm.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Vĩnh Phúc và các đơn vị chức năng khẩn trương xác minh; báo cáo Thủ tướng trước 1/8. (Vnexpress.net 17/6, Phương Sơn)Về đầu trang

Phải chăng, vòi ăn nhiều mới... lộ?

Sự việc đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng “ngã ngựa”, thất thủ hoàn toàn ở tỉnh Vĩnh Phúc đã trở thành đề tài bình luận “nóng” trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhiều ngày qua. Trước đó, trong cùng một ngày, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt quả tang 2 trường hợp trong đoàn thanh tra này vì nhận tiền hối lộ, khiến cho những đồn đoán về hối lộ trong thanh tra xưa nay có cơ sở hơn.

 Đáng chú ý, Nguyễn Thị Kim Anh, Trưởng đoàn thanh tra và đang giữ chức Phó trưởng phòng Phòng chống tham nhũng của Thanh tra Bộ Xây dựng, người bị cơ quan công an bắt quả tang về hành vi nhận tiền là nhân vật được nhắc đến nhiều hơn cả.

 Dĩ nhiên, sự chê trách của xã hội về hành vi trái bản chất và ý nghĩa trong công việc thanh tra sẽ là chủ đạo. Dư luận “hào phóng” đặt tên cho những “con sâu” làm hỏng “nồi canh” ở sự việc này là những chiếc “kiếm cùn”. Sau sự việc, nhiều người thờ ơ về những phát ngôn và lời hứa trước công luận rằng sẽ xử lý nghiêm, đúng pháp luật đối với các cá nhân vi phạm; tuyệt đối không bao che... của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Họ đánh giá, trong hoàn cảnh ấy, lời hứa “xưa như Trái Đất” của người đứng đầu bộ chủ quản cũng giống như lãnh đạo các cơ quan, đơn vị khác đã từng hứa mỗi khi có “cái kim trong bọc” vô tình không tuân thủ “luật ngầm” và bị lòi ra trước ánh sáng.

 Trong hoàn cảnh ấy, đó là "cứu cánh", là phao cứu sinh che lấp bản chất tốt nhất. Dư luận phân tích rằng do nguyên nhân ăn to, ăn dày, ăn quá sức chịu đựng của đối tượng bị thanh tra nên mới bị lộ, bị tạm giữ. Chứng lý rành rành, không xử đúng, xử nghiêm mà cố tình bao che thì cũng chẳng được. Điều mà dư luận quan tâm là sau sự việc này, Bộ Xây dựng và ngành chức năng sẽ làm gì để lấy lại niềm tin cùng thanh danh thơm tựa hoa nhài của các thanh tra? Cũng có người đặt vấn đề rằng liệu cơ quan thanh tra, đơn vị đầy quyền lực trong hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, lực lượng đặc biệt vốn được Nhà nước chi tiền để nuôi dưỡng cái thanh liêm có thực sự được củng cố, để trở thành “thanh bảo kiếm” như kỳ vọng?

 Ông Lê Lai, cựu chiến binh cư trú tại xã Ninh Xá (Thuận Thành, Bắc Ninh) phân tích: Lâu nay, cơ chế mang tên gọi “phong bì” vốn không nằm trong bất cứ văn bản pháp quy nào của hệ thống văn bản Nhà nước nhưng có được sức sống mãnh liệt là bởi lòng tham.

 Các dự án, công trình giao thông, thủy lợi, nhà ở... được thực hiện từ ngân sách Nhà nước luôn là những “miếng chín” có sức hút rất lớn không chỉ với cơ quan cấp phép dự án, chủ đầu tư, chủ thầu mà cả cơ quan thanh tra, kiểm toán. Để có được dự án, công trình, cơ quan chức năng đặt ra mục đích rất kêu. Đó là những kỳ vọng để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển mà trung tâm được hưởng lợi ích không ai khác chính là người dân.

 Ấy nhưng, những công trình, dự án vốn đã phải phải gánh trọng lượng của chính bản thân nó, gánh trọng lượng những vật, người và phương tiện theo chức năng thì chúng còn phải gánh thêm cả các quan tham. Chủ đầu tư, nhà thầu, các bên tham gia dự án không chỉ rút ruột công trình thông qua ăn bớt vật liệu, sử dụng vật liệu không đạt chuẩn mà còn khai báo tăng khối lượng thi công gấp nhiều lần so với thực tế... để nhằm mục đích duy nhất là chia chác lợi ích.

 Thế nên, câu chuyện sau khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng vài tháng đã có hiện tượng xuống cấp và hư hỏng không còn là cá biệt. Chính việc mua được thanh danh của các “bảo kiếm” đã khiến cho những kiểu ăn cắp ấy không bị phát lộ. Thế là cái “kim” luôn được bao bọc bởi lợi ích và được ngủ yên trong bóng tối, cho dù nhân dân có nghi vấn cũng không tìm ra chân tướng và căn cứ. Cũng từ đây, những doanh nghiệp sân sau của các cán bộ có chức quyền được hình thành. Bằng nhiều cách tạo ra sự gắn kết bền vững khác nhau, có thể là tỷ lệ phần trăm cổ phần trong doanh nghiệp hoặc là việc tạo ra lợi thế biết trước thông tin, để trúng thầu... sẽ giúp doanh nghiệp lớn nhanh như vũ bão, hơn “Thánh Gióng” trong tuyền thuyết lịch sử dân tộc. Đây chính là nguồn gốc sinh ra tư bản thân hữu, một trong những nguyên nhân dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Đảng ta đã xác định.

 Sau sự việc này, ông Vũ Kim, một cựu chiến binh từng bị bắt, tù đầy tại Trại giam nhà tù Phú Quốc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang sinh sống tại Thuận Thành, Bắc Ninh nhận định: cần làm rõ xem, liệu việc lực lượng thanh tra của Bộ Xây dựng nhận tiền để bỏ qua sai phạm cho doanh nghiệp và chủ đầu tư là việc cá biệt hay đã phổ biến từ lâu. Bởi gần đây, lực lượng thanh tra bị “bóc phốt” vì làm tiền khá nhiều. Nếu cơ chế kiểm soát quyền lực từ trên xuống không hiệu quả thì cần phải thành lập lực lượng thanh tra độc lập gồm những chuyên gia uy tín, những người giỏi chuyên môn và đạo đức trong sạch để giải quyết bài toán này. Tiếng nói của lực lượng thanh tra độc lập chính là “cái roi” có thể hy vọng quét sạch tham nhũng và lợi ích nhóm ngay cả với những công trình, dự án đã từng được thanh tra trong quá khứ.

 Suy cho cùng, thực chất của việc thanh tra chính là kiểm soát quyền lực trong nội bộ cùng cấp hoặc từ trên xuống. Nếu “thả lỏng” hoặc “làm ngơ” để lực lượng thanh tra kiếm tiền đút túi cá nhân thì hậu quả để lại sẽ rất nặng nề và quan trọng hơn là làm cho vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành của cơ quan công quyền bị lu mờ, không còn xứng đáng với kỳ vọng của nhân dân. (Viettimes.vn 17/6, Lan Phạm)Về đầu trang

Không thể buông lỏng kỷ cương phép nước

Khi tình trạng vòi vĩnh đòi chung chi, tham nhũng phổ biến ở mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực như hiện nay, người lãnh đạo muốn chống tham nhũng thành công vừa phải có “bàn tay sắt” vừa phải có “bàn tay sạch”.

 Lâu nay vẫn nghe đâu đó chuyện thành viên các đoàn thanh tra, trong đó có thanh tra xây dựng, môi trường vòi vĩnh, đòi chung chi ở nhiều nơi nhưng khi vụ việc Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng bị Công an lập biên bản, thành viên bị tạm giam tại tỉnh Vĩnh Phúc thì công luận mới thực sự xôn xao vì tính chất độc đáo, ly kỳ của nó.

 Dư luận thật sự bị sốc bởi những người đi chống tham nhũng lại chính là những kẻ tham nhũng, đặc biệt trong đó có Trưởng đoàn Thanh tra, hiện giữ chức vụ Phó trưởng phòng Phòng chống tham nhũng.

 Cơ quan điều tra bắt quả tang bà Nguyễn Thị Kim Anh - Trưởng đoàn Thanh tra, nhận 68 triệu đồng, thu giữ 335 triệu đồng trong tủ do Nguyễn Thị Kim Anh quản lý khi khám xét khẩn cấp nơi làm việc của Đoàn thanh tra tại UBND huyện Vĩnh Tường. Cơ quan điều tra cũng bắt quả tang ông Đặng Hải Anh, thành viên Đoàn thanh tra, nhận 90 triệu đồng.

 Thời buổi này, khi có nhiều tiền người ta không mua vàng, không gửi tiết kiệm thì cũng để vào tài khoản, chẳng ai dại gì kè kè bịch tiền ba bốn trăm triệu trong người. Không hiểu sao các trưởng đoàn thanh tra khi đi thanh tra lại mang theo nhiều tiền đến vậy?! Khi bị mất cắp hoặc bị cơ quan điều tra phát hiện dễ bị công luận đặt dấu hỏi đó có phải là những đồng tiền bất chính, vừa “thu hoạch” trong đợt thanh tra?

 Khi trao đổi với phóng viên báo chí (chiều 13/6/2019), bên lề kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà bày tỏ: “Chúng tôi rất đáng tiếc có vụ việc này xảy ra.”

 Từ “đáng tiếc” được dùng để bày tỏ trạng thái tình cảm trước một việc làm sơ suất, nhầm lẫn ngoài ý muốn nào đó, chứ trước hành động cố tình đòi chung chi, nhận hối lộ của các thành viên Đoàn thanh tra Bộ Xây dựng.

 Bộ trưởng khẳng định, trong những năm qua, Bộ luôn quan tâm chỉ đạo và thực hiện nhiều giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra của Bộ trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra theo quy định pháp luật. Chánh Thanh tra của Bộ ban hành nhiều quy chế làm việc của đoàn thanh tra, quy chế giám sát hoạt động của đoàn; những chỉ thị nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ.

 Vô số những chỉ thị, quy chế, quy định mang tính hình thức nhiều hơn là thực chất đó liệu có hiệu lực, tác dụng khi nhìn vào thực tế quy hoạch đô thị trên cả nước, nhất là Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong suốt thời gian dài và cho đến nay vẫn bị băm nát, làm cho cuộc sống của người dân hai đô thị này vô cùng khố khổ, ngột ngạt?

 Những quy chế, quy định đó có biện minh được thực tế biết bao công trình được xây dựng sai phép mà không bị phát hiện và xử lý, hoặc được phát hiện mà không xử lý, hoặc xử lý qua loa, lấy lệ?

 Sự kiên quyết của Bộ Xây dựng trong chống tiêu cực, chống tham nhũng không nên chỉ dừng lại ở các chỉ thị, quy chế, quy định. Hi vọng rằng, Bộ Xây dựng sẽ nhìn thẳng vào sự thật để sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, tránh tình trạng kỷ cương phép nước bị buông lỏng; không để tình trạng như vụ đoàn thanh tra ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

 Khi kỷ cương phép nước còn bị buông lỏng; khi tình trạng vòi vĩnh đòi chung chi, tham nhũng phổ biến ở mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực như hiện nay, người lãnh đạo muốn chống tham nhũng thành công vừa phải có “bàn tay sắt” vừa phải có “bàn tay sạch”. Nếu không có được điều đó thì không bao giờ chống được tham nhũng, mọi thứ chỉ dừng lại ở văn bản và lời nói mà thôi. (Vietnamnet.vn 17/6, Nguyễn Huy Viện)Về đầu trang

Giờ thì ai cũng hiểu vì sao quy hoạch xây dựng nhiều nơi bị băm nát?

Thông tin đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng xuống thanh tra tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc nhưng lại o ép doanh nghiệp, địa phương buộc họ phải đưa tiền hối lộ có lẽ là câu chuyện thời sự nóng nhất tuần qua.

 Như Dân trí đã đưa tin, trong báo cáo mới nhất gửi Bộ Công an, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng gồm 5 người, do bà Nguyễn Thị Kim Anh, Phó trưởng phòng chống tham nhũng của Bộ này đi thanh tra về quy hoạch, xây dựng tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã có hành vi o ép các doanh nghiệp, UBND các xã trên địa bàn huyện này để được xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thanh tra.

 Mặc dù còn phải có nhiều thời gian để cơ quan điều tra hoàn thành kết luận điều tra, cơ quan kiểm sát hoàn thành cáo trạng luận tội và cuối cùng sẽ có phiên tòa xét xử, ra bản án những người phạm tội, nhưng cũng có thể nói, những thành viên trong đoàn thanh tra nói trên sẽ khó tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật bởi bị bắt quả tang và chính những người này đã thừa nhận hành vi sai trái của mình.

 Hơn nữa, nếu đúng như Công an Vĩnh Phúc đã báo cáo thì đây còn là hành vi tham nhũng có tổ chức, tham nhũng tập thể thì đây là vụ tham nhũng nghiêm trọng, có những tình tiết tăng nặng với những người liên quan.

 Cán bộ ngành thanh tra có hành vi tham nhũng, nhận hối lộ từ trước đến nay cũng không phải hiếm. Nếu tra cứu các thông tin liên quan về các vụ cán bộ ngành này tham nhũng, bị án tù trên báo chí, mạng xã hội cũng rất dễ dàng tìm thấy các vụ việc cụ thể.

 Nhưng cả đoàn thanh tra, từ trưởng đoàn đến các thành viên đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, như thông tin từ Công an tỉnh Vĩnh Phúc, và tất cả đều đã bị bắt tạm giam thì xưa nay rất hiếm. Và đây thực sự là một vụ án nghiêm trọng, cho dù số tiền như thông tin ban đầu được cho là hàng chục tỷ đồng, nhưng báo cáo mới nhất cho thấy, số tiền một số thành viên trong đoàn nhận từ các doanh nghiệp và ủy ban nhân dân các xã là 250 triệu đồng.

 Đây là một sự thật đáng sợ bởi những người được trao quyền hành, kiểm tra, thực thi pháp luật, nắm pháp luật trong tay lại là những kẻ tham nhũng, ăn tiền để bẻ cong pháp luật. Một khi cán bộ thanh tra về xây dựng, đi thanh tra về quy hoạch xây dựng, thanh tra về việc chấp hành pháp luật về xây dựng khi phát hiện sai phạm lại đòi tiền để bỏ qua sai phạm thì làm gì quy hoạch xây dựng chẳng bị phá vỡ?

 Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển, đô thị hóa mạnh mẽ, mật độ xây dựng từ các thành phố lớn xuống các địa phương ngày càng dày đặc cho nên, yêu cầu tất cả các dự án, công trình xây dựng phải đảm bảo đúng quy hoạch, pháp luật về đầu tư, xây dựng ngày càng cao. Nhưng chính những cán bộ thanh tra không liêm chính như vậy, ở cấp Bộ về địa phương lại có những hành vi tham nhũng trắng trợn như vậy, chắc chắn sẽ khiến cho những sai phạm được dung túng và mọi quy hoạch, quy định đều bị phá vỡ.

 Thực tiễn sự bát nháo trong xây dựng, kiến trúc ở nhiều tỉnh, thành phố hiện nay phải chăng cũng có phần do mạng lưới cơ quan thanh tra, kiểm tra về xây dựng, quản lý trật tự xây dựng đã không làm đúng chức trách, thậm chí có một bộ phận đi thanh tra nhưng vi phạm pháp luật, vòi tiền rồi bỏ qua sai phạm mà đoàn thanh tra trên là một ví dụ tiêu biểu.

 Cũng may là tuy hiện nay chưa có cơ quan nào là cơ quan thanh tra để thanh tra chính các đơn vị thanh tra, nhưng bên cạnh đó, còn có cơ quan công an, còn có báo chí, người dân giám sát nên những hành vi như của đoàn thanh tra Bộ Xây dựng vừa bị phát hiện, xử lý. Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã rất quyết liệt và nhanh chóng làm rõ những hành vi vi phạm của nhóm cán bộ thanh tra trên. Bộ Xây dựng cũng đã tuyên bố xử lý nghiêm các cán bộ thanh tra trên khi có kết luận của cơ quan chức năng.

 Chỉ đáng nói rằng, thật khó hiểu, thật trớ trêu khi một trưởng đoàn thanh tra, Phó chánh thanh tra của Bộ kém liêm chính như vậy lại có chức danh là Phó phòng chống tham nhũng của bộ. Khi cán bộ chống tham nhũng lại tham nhũng thì quả là hết biết. (Dân Trí 17/6, Mạnh Quân)Về đầu trang

TƯ DUY MỚI - CÁCH LÀM HAY

Hà Nội: Hiệu quả từ mô hình camera giám sát tại Hồ Gươm

Sau hơn 1 tháng thí điểm lắp camera giám sát và tiến hành xử phạt đối với các cá nhân vứt rác không đúng quy định, phố đi bộ Hồ Gươm đã trở nên sạch sẽ, thoáng đãng, tạo ấn tương tốt đẹp trong mắt người dân cũng như du khách nước ngoài. 

 Hình ảnh không gian đi bộ sạch đẹp là minh chứng cụ thể cho thấy hiệu quả từ sáng kiến lắp máy camera ghi hình, xử phạt đối với hành vi vứt rác không đúng nơi quy định của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) phối hợp cùng UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện.

 Trước tình trạng rác thải bừa bãi, từ ngày 26/4, Urenco kết hợp với UBND quận Hoàn Kiếm thí điểm ghi hình, xử phạt 7 triệu đồng đối với các cá nhân vứt rác không đúng quy định.

 Cụ thể, nhân viên Urenco đã đặt hàng chục biển cảnh báo khắp phố đi bộ, tại những vị trí phù hợp nhất để người dân đều có thể quan sát, kèm theo là những thùng rác nhỏ.

 Biển báo được thiết kế dáng chữ A đơn giản, 2 nội dung tuyên truyền khác nhau ở 2 mặt. Mặt in chữ màu xanh nhắc nhở mọi người đổ rác đúng nơi quy định và mặt in chữ vàng cảnh báo về mức xử phạt có thể lên tới 7 triệu đồng với hành vi xả rác bừa bãi.

 Đồng thời, công ty cũng tiến hành lắp thí điểm hai camera đặt cố định tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay để ghi hình, chụp ảnh hành vi xả rác bừa bãi ở khu vực Bờ Hồ, phố đi bộ. Những hình ảnh này được cung cấp cho cơ quan chức năng quận Hoàn Kiếm làm bằng chứng để tiến hành phạt nguội.

 Sáng kiến của công ty Urenco sau khi đưa vào thí nghiệm trong thực tế đã thu hút được sự ủng hộ của đông đảo người dân và đem lại nhiều hiệu quả bất ngờ.

 Bước đầu, người dân và khách vãng lai khi biết thông tin về “phạt nguội” đã ý thức hơn giữ gìn vệ sinh môi trường, tình trạng vứt rác bừa bãi cũng chấm dứt. (Lao Động Thủ Đô 17/6)Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

World Bank: Việt Nam đứng cuối ASEAN về Chỉ số Nộp thuế

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank) do điểm DTF về tiêu chí Sau kê khai (Hoàn thuế) bị giảm mạnh nên kết quả xếp hạng về chỉ số Nộp thuế của Việt Nam năm 2019 bị đứng cuối cùng so với các nước trong khu vực.

 World Bank đánh giá các nước trong ASEAN đều có những thay đổi về thứ hạng và kết quả xếp hạng về chỉ số Nộp thuế trong Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2018. Tuy nhiên, chỉ số Nộp thuế của Việt Nam năm 2019 thấp hơn quốc gia đứng đầu trong khu vực là Singapore 123 bậc, 72 bậc so với Thái Lan, 47 bậc so với Brunei,…

 Kết quả trên được đưa ra theo Báo cáo mức độ thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh (Doing Business-DB) của Ngân hàng thế giới, đây là Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát về quy trình dẫn tới thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh được thực hiện thường niên từ 2003. Để thực hiện bảng xếp hạng này, Ngân hàng Thế giới tập hợp những thông tin về những thay đổi trong khuôn khổ pháp lý, thủ tục hành chính và những trở ngại về kỹ thuật trong việc bắt đầu hoặc mở rộng hoạt động của một doanh nghiệp.

 Báo cáo Môi trường kinh doanh lần đầu được thực hiện vào năm 2003, với tên gọi là Doing business năm 2004, xem xét 5 chỉ số với 133 nền kinh tế. Đến năm 2018, Doing business 2019 công bố ngày 31/10/2018 xếp hạng 190 nền kinh tế với 11 bộ chỉ số, trong đó có “Chỉ số Nộp thuế và Bảo hiểm xã hội”.

 Dựa trên các giả định nghiên cứu tình huống, Ngân hàng Thế giới đánh giá chỉ số Nộp thuế của Việt Nam (năm 2019) dựa trên 4 tiêu chí thành phần gồm: Tổng mức thuế suất, Thời gian nộp thuế, Số lần nộp thuế và Chỉ số sau kê khai.

 Theo phương pháp tính của DB2019 thì Việt Nam có điểm 0 cho cả 2 chỉ số thành phần về hoàn thuế. Kết quả của DB2018 với Thời gian chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế của Việt Nam là 1,5 giờ. Thời gian nhận được tiền hoàn thuế là 8.6 tuần, trong khi kết quả DB2019 là 0.

 Về chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội, thời gian nộp thuế là 498 giờ (trong đó thuế là 351 giờ, bảo hiểm xã hội 147 giờ) không thay đổi so với năm 2018.  Số lần nộp thuế là 10 lần (trong đó các loại thuế 9 lần, bảo hiểm xã hội 1 lần), giảm được 4 lần. Điểm DTF chung của chỉ số Nộp thuế 2019 của Việt Nam là 62,87 điểm.

 Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới tại báo cáo Môi trường kinh doanh trong 3 năm qua, chỉ số nộp thuế có thay đổi tăng về thứ hạng năm 2017, 2018. Năm 2019 (DB2019), nộp thuế vẫn là 1 trong 3 chỉ số (Khởi sự kinh doanh, Nộp thuế, Thực thi hợp đồng) được ghi nhận có cải cách ở Việt Nam. Năm 2019 cũng là năm thứ năm liên tiếp cải cách về thuế được ghi nhận trong Báo cáo Môi trường kinh doanh. (Đầu Tư 17/6, Thị Hồng)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Xói mòn lòng tin của nhân dân

Nói là “tham nhũng vặt”, nhưng trên thực tế, hậu quả của nó không hề “vặt” mà trở thành một nét văn hóa xấu xí của người Việt. Bởi chính “phép vua thua lệ làng” làm nhức nhối kéo lùi sự phát triển của cả xã hội, làm chậm quá trình phát triển đất nước, xói mòn lòng tin của nhân dân đối với bộ máy công quyền.

 Đại biểu Quốc hội Trần Hồng Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhận định, tình hình tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, đẩy lùi. Tuy nhiên, công tác này hiện chủ yếu mới chỉ tập trung ở những vụ việc, vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng. Ở một số ngành, địa phương, vẫn còn xảy ra hiện tượng cá nhân, doanh nghiệp phải dùng những khoản chi phí để “bôi trơn” khi đi làm các thủ tục hành chính. Người dân đi xin cấp phép xây dựng, làm giấy tờ nhà đất phải đi lại nhiều lần, chờ đợi trong thời gian lâu vì các thủ tục rườm rà.... Theo đại biểu, “tham nhũng vặt” ngang nhiên tồn tại nhưng người dân và doanh nghiệp vẫn chưa dám mạnh dạn đấu tranh, phê phán, tố cáo vì ngại đụng chạm, sợ bị trù dập...

 Phát biểu của đại biểu Trần Hồng Hà hoàn toàn tương đồng với thông tin đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội cho biết. Đó là có rất nhiều ý kiến của cử tri phản ánh về tình trạng tham nhũng nói chung và “tham nhũng vặt” nói riêng gửi đến Ban Dân nguyện và gửi cho cá nhân ông. Đơn tố cáo, kiến nghị, kêu cứu, cầu cứu... đều có hết.

 Cùng quan điểm, đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cũng cho rằng tham nhũng đang diễn ra khắp nơi, tồn tại ở ngay cả những người thực thi pháp luật, đó là điều rất nguy hiểm.

 Nhấn mạnh đến những hệ lụy mà “tham nhũng vặt” gây ra đối với xã hội, Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học của Bộ Công an chỉ rõ, tuy không gây nhiều thiệt hại cho nạn nhân, nhưng nhiều hậu quả do “tham nhũng vặt” để lại không nhìn thấy được bằng mắt thường. Đó là nó làm suy giảm lòng tin của người dân vào sự liêm chính của cơ quan nhà nước. Khi lòng tin đã bị suy giảm thì chúng ta rất khó trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; rất khó trong việc huy động sức dân thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.

 Nhưng đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội lại cho rằng, để xử lý loại tội phạm “tham nhũng vặt” không dễ do diễn ra mọi lúc, mọi nơi đến mức hành vi đưa phong bì, “lót tay”, chạy điểm, chạy chức, chạy án đã trở thành thói quen và thực sự trở thành nét văn hoá xấu xí của người Việt. "Nếu tham nhũng trục lợi chính sách, tham nhũng lớn làm suy kiệt nền kinh tế thì “tham nhũng vặt” cũng có một sức tàn phá rất lớn đối với đời sống xã hội, đặc biệt là làm giảm niềm tin của người dân vào bộ máy công quyền" – đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh.

 Tương tự như nhận định của một số đại biểu Quốc hội, báo cáo công tác PCTN năm 2018 của Chính phủ đã chỉ rõ tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc chưa được ngăn chặn hiệu quả. Tất nhiên, không phải cán bộ, công chức nào cũng có hành vi nhũng nhiễu, nhưng tình trạng cán bộ, công chức gây khó dễ gần như trở nên khá phổ biến hiện nay.

 Điều này tương đồng với báo cáo khảo sát Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI). Báo cáo cho thấy, trong 7 năm qua, người Việt đang ngày càng dễ dàng chi một khoản tiền lớn để "bôi trơn" khi sử dụng các dịch vụ thiết yếu. Ở giai đoạn 2011-2012, số tiền trung bình khiến người dân có thể trình báo chuyện hối lộ với cơ quan chức năng là khoảng 5 triệu đồng. Chỉ sau vài năm, con số này tăng gấp 5 lần: 27,5 triệu đồng. (Dân Trí 17/6, Thu Hà)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Thủ tướng: “Sẽ dùng công nghệ xử lý cán bộ gây nhũng nhiễu”

Sáng 16/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu TP Hải Phòng tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 14.

 Đại diện cho thanh niên, cử tri Nguyễn Thị Mai cho rằng cải cách hành chính chưa quyết liệt, một bộ phận cán bộ khi tiếp xúc với dân còn có thái độ, chưa tận tuỵ. Thủ tục hành chính rườm rà, gây nhũng nhiễu và tham nhũng vặt. Chị Mai mong muốn Thủ tướng nói rõ hơn về hành động của Chính phủ gắn với công nghệ 4.0 để giải quyết vấn đề này.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định mục tiêu của cải cách hành chính là phục vụ người dân, cán bộ phải đổi mới cách tiếp xúc với dân. "Tôi từng nói không được xuất hiện lớp lý trưởng mới ở nông thôn, cán bộ phải sát dân hơn, hiểu dân hơn, lắng nghe dân hơn. Cần tăng cường đối thoại với nhân dân để giải đáp, hướng dẫn cho người dân", Thủ tướng nói.

 Về chống tham nhũng vặt, Thủ tướng nêu ví dụ: "Vừa rồi, khi một số cán bộ của Bộ Xây dựng xuống làm việc tại Vĩnh Phúc có vi phạm, chúng tôi yêu cầu phải xử lý nghiêm". Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục ban hành văn bản yêu cầu cán bộ thanh tra, điều tra, kiểm tra, kiểm toán phải thực hiện nghiêm quy định phòng chống tham nhũng, có sự giám sát của nhân dân. Đặc biệt, Chính phủ sẽ áp dụng công nghệ để chống hành vi lợi dụng quyền lực nhằm nhũng nhiễu, tiêu cực.

 Thủ tướng cũng nhất trí với quan điểm của cử tri cho rằng một số luật được Quốc hội ban hành, nhưng văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm, trong đó có Luật Công an nhân dân. Chính phủ sẽ thúc đẩy các đơn vị sớm ban hành văn bản hướng dẫn luật. Bởi đất nước có phát triển hay không thì cần tháo gỡ các nút thắt, trong đó có thể chế, chính sách, pháp luật.

 Đề cập Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, Thủ tướng cho biết Quốc hội đã thảo luận dân chủ, trách nhiệm và thống nhất cao quy định đã uống rượu bia thì không được lái xe, để bảo vệ tính mạng nhân dân.

 Về băn khoăn của cử tri trước thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, Thủ tướng nói Chính phủ đã có một số biện pháp để ngăn ngừa. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh giáo dục từ gia đình, xã hội để thanh niên có nhận thức tốt hơn, phân biệt được đúng, sai và phản bác thông tin xấu, độc.

 Tại cuộc tiếp xúc, cử tri Hải Phòng gửi đến Thủ tướng nhiều kiến nghị như mở rộng cảng hàng không quốc tế Cát Bi; xây dựng đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; đường sắt Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình; mở rộng khu công nghiệp Tràng Duệ... (VnExpress.net 16/6, Viết Tuân)Về đầu trang

Bộ Nội vụ xây dựng chiến lược quốc gia về thu hút nhân tài

Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa vừa ký quyết định về việc ban hành kế hoạch xây dựng đề án chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài nhằm thực hiện chương trình hành động của Chính phủ về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược.

 Theo quyết định này, Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng ban hành chính sách, giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng để thu hút, trọng dụng nhân tài tham gia vào các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

 Trong tháng 6, Bộ Nội vụ sẽ tổ chức hội thảo lắng nghe ý kiến, khảo sát các Bộ, ngành, địa phương,  từ đó chuẩn bị dự thảo đề cương đề án và trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt trong tháng 10.

 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ công chức, Luật viên chức vừa trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 cũng quy định chính sách phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ.

 Đại biểu Lê Thanh Vân - Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị, nên ban hành một đạo luật riêng về chính sách trọng dụng nhân tài chứ không chỉ bó hẹp trong một điều luật. "Đây là chính sách liên quan nhiều lĩnh vực, không chỉ khu vực nhà nước mà doanh nghiệp tư nhân... cũng cần trọng dụng nhân tài", ông Vân nói. (VnExpress.net 17/6, Hoàng Thùy)Về đầu trang

Hải Phòng: Xác minh thông tin cựu quân nhân nhập ngũ lúc... 2 tuổi, xuất ngũ lúc 7 tuổi (!)

Bộ Chỉ huy quân sự quận Dương Kinh, TP Hải Phòng đang vào cuộc xác minh thông tin một cựu quân nhân nhập ngũ lúc... 2 tuổi, bị thương năm 6 tuổi và xuất ngũ năm 7 tuổi, được thể hiện tại phiếu thẩm định hồ sơ thương tật được cho là của chính đơn vị.

 Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều 17/6, Thượng tá Nguyễn Đình Phu, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự quận Dương Kinh cho biết, liên quan đến việc ông Đỗ V.Q. (SN 1963, ở Anh Dũng, Dương Kinh, TP Hải Phòng) tại phiếu thẩm định hồ sơ thương tật thể hiện ông này nhập ngũ từ lúc 2 tuổi (năm 1965), bị thương lúc 6 tuổi (năm 1969) và xuất ngũ lúc 7 tuổi (năm 1970), đơn vị đã vào cuộc xác minh.

 Cụ thể theo Thượng tá Phu, hồ sơ gốc ông Q. đang giữ và bản sao lưu tại Ban Chỉ huy quận sự quận đều thể hiện ông Q. SN 1963, nhập ngũ năm 1983 và xuất ngũ năm 1986. Ông Q. đã từng có hồ sơ xin giám định thương tật nhưng do không có xác minh của đơn vị nên khi đơn vị có thông tin gửi lên Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy thành phố đã trả hồ sơ về cho đơn vị từ năm 2017.

 Cũng theo ông Phu, sự việc đã xảy ra 2 năm nay nhưng không hiểu sao lại xuất hiện phiếu thẩm định trên. Đây có thể do nhầm lẫn gì đó, hoặc nếu đúng thì là do lỗi đánh máy chứ không liên quan gì đến quyết định ông Q. được hay không được chế độ thương tật.

 “Hiện chúng tôi chưa có kết luận cụ thể nhưng nếu có nhầm lẫn thì là không hay rồi”, Thượng tá Phu nói.

 Trước đó, một phiếu thẩm định hồ sơ thương tật được cho là của Ban chỉ huy quân sự quận Dương Kinh thể hiện việc đơn vị này đang tiến hành xác minh chế độ thương tật đối với ông Đỗ V.Q. (SN 1963, quê quán ở Kinh Động, Hưng Yên, hiện ở Anh Dũng, Dương Kinh, Hải Phòng) xuất hiện và lan truyền trên mạng xã hội.

 Theo phiếu thẩm định này, ông Đỗ V.Q. bị thương ở Xín Mần, Vị Xuyên, Hà Tuyên; đơn vị khi bị thương C16, E983, f314, Quân khu 2. Phiếu được đóng dấu đỏ của Ban Chỉ huy quận sự quận và có chữ ký của người thẩm định là Thiếu tá  Nguyễn Văn Thuyên và Chính trị viên phó, Trung tá Đỗ Văn Biền.

 Điều khiến cộng đồng mạng xôn xao là phiếu thẩm định trên dù ghi rõ ông Q. SN 1963 nhưng lại nhập ngũ tháng 7/1965 và xuất ngũ tháng 11/1970, tức là ông Q. nhập ngũ lúc 2 tuổi và xuất ngũ khi 7 tuổi. (Dân Trí 17/6, An Nhiên)Về đầu trang

Vì sao ông Đoàn Ngọc Hải bị kiểm điểm?

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND quận 1 xác nhận, hàng loạt công chức là chuyên viên phòng Quản lý đô thị vừa bị thi hành kỷ luật. Bên cạnh đó, nguyên phó Chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải với thiếu sót trong công tác chỉ đạo, giám sát cũng bị kiểm điểm.

 Kết quả Thanh tra của UBND quận 1 cho thấy, các chuyên viên phòng Quản lý đô thị do ông Đoàn Ngọc Hải lãnh đạo đã có nhiều vi phạm về cấp giấy phép xây dựng suốt thời gian dài, gây hậu quả lớn với hàng chục dự án, công trình trên địa bàn.

 Danh sách công chức bị phê bình theo Thông báo số 275 gồm: ông Hồ Ngọc Đinh, ông Dương Thanh Bình, ông Ngô Thanh Hoàng và ông Nguyễn Đình Nguyên. Các chuyên viên phòng Quản lý đô thị này bị xử lý vì đã thiếu sót, vi phạm trong tác cấp giấy phép xây dựng,…

 Cùng thời điểm này, UBND quận 1 cũng thi hành kỷ luật đối với nhiều công chức khác của phòng Quản lý đô thị. Trong đó, chuyên viên Ứng Kim Khôi bị kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo và các chuyên viên gồm: bà Nguyễn Thị Quỳnh Giao, ông Nguyễn Đoàn Hiếu, ông Lê Quốc Hiếu (trưởng phòng Quản lý đô thị) bị kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

 Qua kiểm tra 49 hồ sơ cấp giấy phép xây dựng, các chuyên viên phòng Quản lý đô thị đã vi phạm trong công tác tham mưu, đề xuất cấp giấy phép xây dựng. Tổng cộng có 64 giấy phép xây dựng được cấp do sai phạm của các công chức là cấp dưới của ông Đoàn Ngọc Hải.

 Cụ thể, có 2 trường hợp mà phòng Quản lý đô thị tham mưu không đúng quy định, cụ thể là công trình tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (tăng 195,25 m2 sàn xây dựng) và công trình tại đường Lê Thánh Tôn (tăng 58,67 m2 sàn xây dựng).

 Các chuyên viên phòng Quản lý đô thị còn bị xử lý vì tham mưu, đề xuất cấp giấy phép xây dựng tăng hệ số sử dụng đất so với chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc. Đó là 2 trường hợp công trình tại đường Nguyễn Trãi (hệ số tăng từ 0,4 lên 0,42) và công trình tại đường Mai Thị Lựu (hệ số tăng từ 3 lên 3,1).

 Các sai phạm của chuyên viên phòng Quản lý đô thị còn là tham mưu cấp giấy phép xây dựng tăng số tầng không đúng quy định cho 5 trường hợp. Danh sách gồm: công trình nhà ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, biệt thự tại đường Nguyễn Đình Chiểu, nhà ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nhà ở đường Phạm Ngũ Lão và công trình khách sạn/nhà ở kết hợp khách sạn tại đường Lưu Văn Lang.

 Kết quả Thanh tra còn cho thấy, các chuyên viên phòng Quản lý đô thị sai phạm trong tham mưu cấp giấy phép xây dựng công trình có tổng vốn đầu tư trên 15 tỷ đồng (công trình tại số 33 Phùng Khắc Khoan), tham mưu cấp giấy phép xây dựng cho 7 công trình về chiều cao công trình và chiều cao tầng 1 không đúng quy định,...

 Vì thế, trước các sai phạm của hàng loạt chuyên viên phòng Quản lý đô thị trong thời gian dài, ông Đoàn Ngọc Hải phải nhận trách nhiệm, thừa nhận khuyết điểm khi buông lỏng lãnh đạo, giám sát đối với hoạt động chuyên môn của cấp dưới. (Nguoiduatin.vn 17/6, à Nhân)

Nikkei: Khách du lịch Việt Nam chi "bạo tay" thứ hai tại Nhật chỉ sau Trung Quốc

Khách du lịch Thái Lan đến Nhật Bản đứng đầu  với 1 triệu lượt trong năm 2018, trong khi khách từ Việt Nam và Philippines cũng đến với số lượng lớn. Điều này thậm chí sẽ còn tốt hơn cho kinh tế Nhật Bản khi khách đến Nhật mua rất nhiều hàng hóa dịch vụ - họ không ngại chi tiêu.

 Trong những năm tới, các quốc gia Đông Nam Á sẽ đạt đến một mức độ phát triển kinh tế khiến công dân của họ có đủ thu nhập khả dụng để bắt đầu chi tiêu nhiều hơn cho du lịch quốc tế. Lượng khách từ ASEAN sẽ là một trong những động lực chính giúp Nhật Bản đạt được mục tiêu tăng số lượng khách du lịch quốc tế lên 60 triệu vào năm 2030.

 "Tôi đã đến Nhật Bản hai lần cùng với một người bạn của tôi", một cô gái Thái Lan đang làm việc tại Bangkok cho biết. "Chất lượng mỹ phẩm và thực phẩm rất cao, đường phố sạch sẽ nữa." Cô ấy đã khoe một bức ảnh chụp trước một nhà thuốc ở Tokyo và nói rằng cô ấy đang nghĩ đến việc đến thăm Nhật Bản một lần nữa. Theo Tổng cục Du lịch Quốc gia Nhật Bản, số lượng khách du lịch từ Thái Lan đạt 1,13 triệu vào năm 2018. Người Thái đã cùng với người Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông và Mỹ vượt qua ngưỡng 1 triệu lượt du lịch.

 Trong khi du khách đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông chiếm 73% tổng số khách nước ngoài, thì khách đến từ các quốc gia Đông Nam Á đã tăng với tốc độ cao từ năm trước, 26% đối với khách Việt Nam và 19% với khách Philippines.

 Theo báo cáo của Mizuho Bank, du lịch quốc tế của một quốc gia sẽ tăng vọt khi GDP bình quân đầu người vượt ngưỡng 5.000 USD một năm. Trung Quốc trong năm 2011, nó đã tăng vọt lên 5.000 USD, và trong 7 năm sau đó, số lượng khách du lịch nước ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 8 lần, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 70% trong giai đoạn 2004-2011.

 Với Thái Lan, quốc gia có GDP bình quân đầu người 5.000 USD vào năm 2010. Trong khi lượng du khách Thái Lan đến Nhật Bản chỉ dao động khoảng 100.000 mỗi năm trong giai đoạn 2003-2009, nó đã vượt quá 1 triệu trong giai đoạn từ 2010 đến nay. (Người Thái muốn đi nghỉ ở Nhật Bản đã thuận tiện hơn kể từ năm 2013, khi Nhật Bản bắt đầu từ bỏ một số yêu cầu thị thực nghiêm ngặt). Trong thập kỷ tới, ba quốc gia Đông Nam Á khác dự kiến sẽ có GDP bình quân gần 5.000 USD như Thái Lan và Singapore.

 Theo IMF, Indonesia dự kiến sẽ đạt ngưỡng đó vào năm 2022 và Philippines là năm 2024. Trong trường hợp của Việt Nam, GDP bình quân có khả năng tăng từ 2.551 USD trong năm 2018 lên 3.931 USD vào năm 2024. Vì vậy, dự kiến các sân bay và các hãng hàng không quốc gia trong khu vực sẽ đông đúc hơn theo cấp số nhân trong những năm 2020.

 Theo JTA, trong ba tháng đầu năm nay, khách du lịch từ Việt Nam đã chi trung bình 54.000 JPY (498,33 USD) cho các cửa hàng Nhật Bản, chỉ đứng sau du khách Trung Quốc. Trong khi chi tiêu của tất cả khách du lịch nước ngoài trong quý giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm trước, khách du lịch Việt Nam đã chi thêm 22%.

 Chi tiêu du lịch của người Thái ở Nhật Bản chỉ khoảng hơn 40.000 JPY, trong khi người Indonesia và người Philippines ở mức 30.000 JPY. Khách du lịch Mỹ và châu Âu, những người có thu nhập cao hơn nhiều, chi tiêu mua sắm chỉ rơi vào khoảng 20.000 JPY khi ở Nhật Bản. (Báo điện tử Trí Thức Trẻ 17/6, Hoàng An)Về đầu trang

Người thất nghiệp tăng đều theo các năm

Bộ LĐ-TB&XH vừa cho biết thời gian qua số lượng người lao động đến với Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng đều qua các năm.

 Cụ thể, năm 2015 là 527,3 nghìn người, năm 2016 là 592,41 nghìn người, năm 2017 là 680,31 nghìn người, năm 2018 là 773,39 nghìn người.

 Các trung tâm đã sắp xếp đón tiếp người lao động với phương châm tư vấn, giới thiệu việc làm trước và chi trả trợ cấp thất nghiệp sau. Các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp dành cho lao động thất nghiệp được các trung tâm tổ chức thực hiện và cung cấp một cách nghiêm túc, có hiệu quả.

 Qua báo cáo của trung tâm DVVL các tỉnh, thành phố về tình hình đào tạo nghề, trung bình mỗi năm các trung tâm tổ chức đào tạo được khoảng 200 - 300 ngàn người. Trong đó, các trung tâm tự đào tạo chiếm tỉ lệ khoảng 70%, liên kết đào tạo 30%, chủ yếu đào tạo theo địa chỉ.

 Tuy nhiên, các trung tâm vẫn chưa thực sự phối hợp, liên kết chặt chẽ để chia sẻ các thông tin về thị trường lao động, chưa khai thác được hết các nguồn lao động cung cấp cho các doanh nghiệp theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Trong đó, có việc tiếp nhận lao động nước ngoài, ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. (Pháp Luật TPHCM 17/6, V.Long)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Thu không đủ chi, nợ công 3,2 triệu tỷ loay hoay vay mới trả cũ

Nợ công dù giảm vẫn lên đến hơn 3,2 triệu tỷ đồng, áp lực trả nợ đang ngày càng lớn lên. Nhưng tiền làm ra vẫn không đủ để trả nợ, cho nên Chính phủ vẫn phải vay nợ mới để trả nợ cũ.

 Báo cáo của Chính phủ về nợ công cho thấy  nợ công Việt Nam ở ngưỡng 3,2 triệu tỷ đồng. Trung bình mỗi người dân gánh 32 triệu đồng nợ công.

 Dù nợ công so với GDP giảm là điều đáng khích lệ, song khả năng trả nợ lại là vấn đề cần phải lưu ý.Về mặt số liệu, thì nợ công so với GDP đã giảm. Báo cáo cho thấy: Các chỉ tiêu nợ đến ngày 31/12/2018 đều đạt và thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu nợ công đã được Quốc hội cho phép. Cụ thể, nợ công chỉ còn 58,4% GDP (mức trần Quốc hội cho phép là 65% GDP).

 Báo cáo của Chính phủ cho thấy, năm 2018 phải trả tổng cộng khoảng 250 nghìn tỷ đồng. Trong đó, trả nợ trong nước là 198.907 tỷ đồng. Ngoài ra, trả nợ nước ngoài là hơn 51 nghìn tỷ đồng. Trong số gần 200 nghìn tỷ đồng trả nợ trong nước thì có gần 1 nửa là để trả lãi. (trả gốc là 101.657 tỷ đồng, trả lãi là 97.250 tỷ đồng).

 “Việc thực hiện nghĩa vụ trả các khoản trả gốc, lãi của Chính phủ nằm trong mức đã được phê duyệt tại các Nghị quyết của Quốc hội, đảm bảo đầy đủ, đúng hạn theo cam kết”, Chính phủ đánh giá. Tuy nhiên, nghĩa vụ trả nợ của ngân sách đang ngày càng tăng lên.

 Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết,  một trong các vấn đề tác động đến sự an toàn nợ công của Việt Nam là việc các khoản vay sắp đến hạn trả. Ví dụ, nhiều khoản vay trong nước cơ bản sẽ đến hạn sau 5 năm vay, tức là 2020 - 2021 tới đây; một số khoản vay ODA, kể cả có lãi và không lãi cũng đến hạn phải trả nợ gốc vào năm 2020… làm gia tăng áp lực trả nợ vào thời gian tới.

 Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, nhu cầu trả nợ gốc tăng nhanh trong một vài năm gần đây, năm 2017 là 144.000 tỷ đồng, 2018 là hơn 146 nghìn tỷ đồng. Năm 2019 dự kiến là 181.970 tỷ đồng, nếu tính cả chi trả nợ gốc của ngân sách địa phương, tổng số chi trả nợ gốc năm 2019 là xấp xỉ 200 nghìn tỷ đồng.

 Điều đáng lưu ý là, dù thu ngân sách hàng năm vẫn liên tục tăng cao, nhưng vẫn không bù nổi chi. Thu ngân sách vẫn thấp hơn số chi ngân sách. (Vietnamnet.vn 17/6)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Chuyện lạ ở Long An: Một cán bộ đòi "được" kỷ luật

Bị cơ quan thi hành kỷ luật với hình thức “cảnh cáo” rồi lại được hủy bỏ, song một cán bộ y tế lại kiện ra tòa, yêu cầu Sở Y tế Long An thu hồi quyết định “hủy kỷ luật” này.

 Cuối tháng 5.2019, Giám đốc Sở Y tế Long An – ông Huỳnh Minh Phúc – đã ký ban hành Quyết định 465/QĐ-SYT về việc hủy bỏ Quyết định thi hành kỷ luật công chức số 366/QĐ-SYT ngày 17.4.2012 thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với bà Trần Thị Ngọc Cúc  - nguyên Phó phòng Hành chánh Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế Long An.

 Ngay lập tức, bà Cúc đã kiện ra tòa đòi hủy Quyết định 465 về việc “xóa” kỷ luật cho bà. Tại sao “được” hủy kỷ luật mà bà Cúc lại kiện?

 Trở lại vụ việc, vào năm 2012, Sở Y tế Long An có yêu cầu một doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh sản phẩm kem phải có bảng xét nghiệm sản phẩm mẫu. Doanh nghiệp này đã làm 14 bảng xét nghiệm giả đưa vào hồ sơ cho bà Cúc để trình Sở Y tế.

 Sự việc bị vở lỡ, Sở Y tế Long An tiến hành thanh tra. Kết luận thanh tra cho thấy, trong quá trình duyệt bảng xét nghiệm sản phẩm mẫu cho doanh nghiệp sản xuất kem, bà Cúc đã đồng ý để đơn vị này đưa vào hồ sơ 14 bảng xét nghiệm giả để trình lên Sở Y tế Long An. Mỗi hồ sơ, bà Cúc nhận “bồi dưỡng” 2 triệu đồng. Tuy nhiên trước thời điểm thanh tra, bà Cúc đã chủ động trả lại số tiền này.

 Đến tháng 4.2012 Sở Y tế Long An, ra Quyết định 366 kỷ luật bà Cúc với hình thức cảnh cáo. Bà Cúc chấp nhận hình thức kỷ luật, không khiếu nại gì.

 Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công An TP.Tân An đã quyết định khởi tố bà Cúc để điều tra hành vi nhận hối lộ nói trên. Đến nay đã 3 năm mà việc điều tra vẫn chưa kết thúc, chưa thể đưa vụ án ra xét xử. Nguyên do một sai phạm không thể xử phạt 2 lần. Trong khi sai phạm của bà Cúc đã được Sở Y tế Long An xứ lý kỷ luật cảnh cáo.

 Vì vậy mà cơ quan CSĐT Công an TP.Tân An đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế Long An ra quyết định hủy quyết định thi hành kỷ luật (quyết định số 366) đối với bà Cúc.

 Như vậy, với việc Sở Y tế Long An hủy Quyết định 366, bà Cúc có nguy cơ bị xử lý hình sự. Vì vậy mà bà Cúc mới kiện ra tòa yêu cầu Sở Y tế Long An hủy Quyết định 465.

 Theo bà Cúc, Quyết định 366 thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với bà có thời gian hiệu lực 12 tháng, đến nay đã hết hiệu lực 6 năm. Việc Sở Y tế Long An ra Quyết định 465 để hủy Quyết định 366 là không đúng với quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức. (Dân Trí 16/6)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Lãnh đạo Hong Kong chính thức xin lỗi dân chúng

24 giờ sau khi hoãn thông qua dự luật dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, ngày 16/6, Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam đã đưa ra lời xin lỗi người dân thành phố.

 Thông báo của chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong cho biết, bà Carrie Lam gửi lời xin lỗi tới toàn bộ cư dân Hong Kong và hứa sẽ "khiêm tốn và chân thành chấp nhận mọi lời phê bình để cải thiện và tiếp tục phục vụ công chúng". Thông báo này được trang thông tin của chính quyền đặc khu đưa ra vào lúc 20h30 ngày 16/6 (theo giờ địa phương).

 Hàng trăm nghìn người biểu tình áo đen đã ra đường biểu tình kêu gọi bà Lam từ chức do cách bà xử lý vấn đề đối với đạo luật dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, gây ra cuộc tuần hành phản đối lớn nhất trong hàng thập kỷ tại Hong Kong. (VTV.vn 17/6)Về đầu trang./. 

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

More