Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 10-11-2021

Post date: 10/11/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

  1. Các tỉnh không yêu cầu người vào địa bàn trình kết quả xét nghiệm.. 1
  2. Hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ nhiễm COVID-19 khi chống dịch ở TP Hồ Chí Minh. 2
  3. Có tình trạng gọi điện báo trạm y tế có ca F0 nhưng không được phản hồi 4
  4. Xử cán bộ Đảng viên không gương mẫu trong phòng, chống dịch. 4

CÁCH LÀM HAY CHỐNG DỊCH COVID-19. 6

  1. Quảng Ninh thí điểm "hành trình không chạm". 6

TIN QUỐC HỘI 7

  1. ĐBQH: Không để đầu cơ, lũng đoạn giá làm tăng lạm phát 7
  2. ĐBQH băn khoăn về chất lượng dạy học trực tuyến, vấn đề biên chế giáo viên. 8
  3. Đề nghị cho HĐND cấp tỉnh áp dụng cơ chế đặc thù. 9
  4. “Bệnh sợ trách nhiệm đang âm thầm lây lan, len lỏi”. 10
  5. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu 3 bài học sâu sắc trong chống dịch COVID-19. 11
  6. Đại biểu hiến kế huy động 3 triệu tỷ đồng vốn đầu tư trong xã hội 12
  7. Đề xuất dùng ngân sách Trung ương hỗ trợ lao động tự do. 13
  8. Bệnh sợ trách nhiệm âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ. 14
  9. Bộ trưởng Tài chính mong các tỉnh, thành giàu “hết sức thông cảm”. 16

CHÍNH SÁCH MỚI 18

  1. Điểm mới trong quy định miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. 18
  2. 14 tuổi trở lên có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử. 19

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 20

  1. Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh Việt Nam.. 20
  2. Đến năm 2030, 95% dân số có thể tiếp cận sân bay trong bán kính 100km.. 21

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 22

  1. Thu ngân sách Nhà nước hơn 1,2 triệu tỷ đồng. 22

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 23

  1. Nhiều cán bộ, lãnh đạo ở Quảng Trị bị kỷ luật 23

THẾ GIỚI 24

  1. Nhật Bản hiện là điểm sáng nhất trong bức tranh dịch COVID-19 toàn cầu. 24
  2. Singapore thu viện phí với bệnh nhân COVID-19 chọn không tiêm phòng. 26

 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Các tỉnh không yêu cầu người vào địa bàn trình kết quả xét nghiệm

Bộ Y tế ngày 8/11 có công văn 9472/BYT-MT gửi UBND các tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ.

Tại công văn, Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành tiếp tục chỉ đạo việc tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế; chủ động thường xuyên đánh giá cấp độ dịch theo từng cấp (từ cấp xã và khuyến khích quy mô nhỏ nhất có thể) để có các biện pháp y tế, hành chính phù hợp và công bố, cập nhật kết quả đánh giá trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.

Chỉ đạo tăng cường chủ động rà soát, giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao đến từ địa bàn có dịch theo hướng dẫn tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12.10.2021 và Công điện số 1700/CĐ-BYT ngày 25.10.2021 của Bộ Y tế.

Đáng lưu ý, về tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2, công văn nêu rõ: UBND các tỉnh chỉ đạo chủ động xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh (không đưa ra các yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào địa bàn tỉnh, thành phố).

Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, thì xử lý theo quy định. Trong đó, lưu ý căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương, sở Y tế chỉ đạo việc quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở y tế hoặc tại nhà theo hướng dẫn tại Quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21.8.2021 của Bộ Y tế; và thiết lập các trạm y tế lưu động để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe và phòng, chống dịch cho người dân theo Quyết định số 4042/QĐ-BYT cùng ngày.

Tại công văn mới nhất này, Bộ Y tế cũng đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở thực hiện nghiêm việc tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động khi có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... hoặc có yếu tố dịch tễ;

Xét nghiệm khi bắt đầu tổ chức lại sản xuất và xét nghiệm ngẫu nhiên người lao động có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19.

Việc xét nghiệm thực hiện bằng phương pháp gộp mẫu khi xét nghiệm định kỳ, sàng lọc: Gộp 3-5 đối với xét nghiệm kháng nguyên nhanh; Gộp 10-20 đới với xét nghiệm RT-PCR.

Bộ Y tế lưu ý trên cơ sở tình hình thực tế của các cơ sở lao động trên địa bàn, các địa phương chủ động quyết định cụ thể theo từng cấp độ dịch về: tần suất, tỷ lệ xét nghiệm ngẫu nhiên cho người lao động có nguy cơ lây nhiễm cao; phương án tổ chức lưu trú tập trung, cách ly và tổ chức sản xuất khi có dịch tại cơ sở lao động.

Dừng áp dụng các nội dung có liên quan đến tần suất, tỷ lệ xét nghiệm, phương án lưu trú tập trung, cách ly, tổ chức sản xuất khi có dịch tại cơ sở lao động tại các văn bản số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021, 6565/BYT-MT ngày 12/8/2021, 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021, 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 của Bộ Y tế. (VTV.vn 09/11)Về đầu trang

Hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ nhiễm COVID-19 khi chống dịch ở TP Hồ Chí Minh

Sáng 9/11, tại phiên thảo luận của Quốc hội, Thiếu tướng Phan Văn Xựng, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh (ĐBQH TP Hồ Chí Minh) đã nhấn mạnh về sự nỗ lực của quân đội trong tham gia phòng chống COVID-19.

Chính ủy Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh nêu rõ, cùng với cả nước, toàn quân đã quán triệt và nhận thức sâu sắc tinh thần chống dịch như chống giặc với phương châm "Tìm đến nhân dân để biết nhân dân cần gì, không để nhân dân phải tìm bộ đội".

Các đơn vị trong toàn quân đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, huy động tối đa nguồn lực, vừa chống dịch, COVID-19 vừa đảm bảo nhiệm vụ quân sự quốc phòng. Nâng cao khả năng dự báo và sử dụng lực lượng, phương tiện của quân đội chủ động, kịp thời đúng lúc, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ phòng chống COVID-19.

Trong các đợt dịch bùng phát, Bộ Quốc phòng đã kịp thời điều động, tăng cường lực lượng, trang thiết bị, phương tiện cao nhất, tốt nhất, hiện đại nhất để hỗ trợ cho các địa phương.

Đặc biệt, Bộ Quốc phòng hỗ trợ cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam hơn 133.000 quân, trong đó bộ đội hơn 33.000, dân quân hơn 99.000. Riêng lực lượng quân y tăng cường khoảng 9.800, triển khai 13 cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 với 6.600 giường bệnh, thành lập 660 tổ quân y cơ động, 510 tổ vaccine, hơn 1.100 tổ lấy mẫu xét nghiệm, tăng cường xuống cơ sở thực hiện truy vết, xét nghiệm, tiêm ngừa, tư vấn sức khỏe và điều trị F0 tại nhà có hiệu quả.

Bộ Quốc phòng đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 trên địa Thành phố và các tỉnh phía Nam. Chỉ đạo các lực lượng quân đội, dân quân tự vệ phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương. Tổ chức tuần tra chốt chặn tiếp tế lương thực, thực phẩm, phối hợp đảm bảo an sinh. Phối hợp giữa các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, y tế, quân đội thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch nhịp nhàng, chặt chẽ tất cả điều kiện sức khỏe của bệnh nhân.

Cùng với triển khai huy động nguồn lực tham gia phòng chống dịch, Bộ Quốc phòng đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam thực hiện tốt các biện đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị thiếu đói, tham gia đề xuất chế độ chính sách cho các đối tượng.

Toàn quân huy động hơn 6.200 chuyến xe tải, 3 chuyến tàu thủy, 156 chuyến máy bay; vận chuyển gần 25.500 tấn hàng hóa; thu hoạch nông sản giúp nông dân và vận chuyển trên 15 triệu túi an sinh đến từng hộ gia đình.

Bên cạnh đó, lực lượng quân đội đã tổ chức khâm liệm hỏa táng người tử vong do COVID-19, tiếp nhận, bảo quản, bàn giao tro cốt cho gia đình có người thân bị mất chu đáo.

"Đây là việc làm chưa từng có trong tiền lệ. Nhưng cán bộ chiến sĩ dân quân nhận thức sâu sắc nhiệm vụ coi người mất như người thân của mình, phục vụ với tinh thần tận tâm, tận tình, trân trọng. Hiện nay, quân đội đang chỉ đạo cơ quan quân sự các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng bàn giao kỷ vật người tử vong vì COVID-19 cho gia đình" - Thiếu tướng Phan Văn Xựng cho biết.

ĐBQH đoàn TP Hồ Chí Minh chia sẻ, trong khó khăn gian khổ, hình ảnh của bộ đội cụ Hồ càng tỏa sáng nhận thức "Quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu", quan điểm "Tính mạng của nhân dân là trước hết, trên hết", "Muốn chống dịch phải vào tâm dịch".

Thiếu tướng Phan Văn Xựng cho biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có trên 4.000 đồng chí bị nhiễm COVID-19: "Cán bộ chiến sĩ quân đội luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, có tính tổ chức, tính kỉ luật, chặt chẽ, nghiêm minh. Luôn chủ động sáng tạo, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt có đồng chí điều trị khỏi tình nguyện ở lại phục vụ. Nhiều đồng chí có người thân qua đời đã nén đau thương ở lại đơn vị để chống dịch".

Chính ủy Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các bộ ngành chức năng chủ động dự báo và có kịch bản chỉ đạo phòng chống dịch hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ tránh để dịch bùng phát, gây mất mát lớn về kinh tế - xã hội, tính mạng của người dân. (VTV.vn 09/11)Về đầu trang

Có tình trạng gọi điện báo trạm y tế có ca F0 nhưng không được phản hồi

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh áp dụng các biện pháp mạnh tay nhằm chấn chỉnh, củng cố công tác phòng chống dịch tại một số quận, huyện.

Dù không yêu cầu xét nghiệm định kỳ đối với 22 địa phương nhưng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vẫn sẽ xét nghiệm giám sát đối với khu vực, nhóm có nguy cơ cao. Đây là một trong những biện pháp được thực hiện nhằm kiểm soát dịch COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, một số biện pháp mạnh tay khác cũng được Sở này áp dụng nhằm chấn chỉnh, củng cố công tác phòng chống dịch tại một số quận huyện.

Theo phản ánh của người dân, một số nơi xuất hiện tình trạng gọi báo trạm y tế có ca F0 mắc mới và không nhận được phản hồi. Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, nếu đơn vị nào không thực hiện cấp phát thuốc cho F0, chưa sẵn sàng nghe điện thoại khi F0 gọi đến… sẽ bị xử lý theo quy định. Đồng thời, tiến hành việc tiêm vét trong thời gian sớm nhất nhằm đối phó với các ca F0 đang tăng trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, TP đang lên kế hoạch triển khai xét nghiệm với quy mô mẫu rộng hơn nhằm đánh giá tình hình sát thực tế hơn. Cụ thể, TP Hồ Chí Minh dự định xét nghiệm với tỉ lệ 4/1.000 dân. Theo tính toán, với 10 triệu dân thì mỗi ngày, TP phải xét nghiệm ít nhất khoảng 6.000 mẫu.

Qua giám sát, nhiều người lao động ở các địa phương khác trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc dương tính với COVID-19, Sở Y tế TP đề nghị các đơn vị phối hợp với doanh nghiệp nắm bắt thông tin, phát hiện sớm và xử lý kịp thời, tránh lây lan dịch bệnh. Đồng thời, sớm xây dựng các khu thu dung trong các khu công nghiệp, khu chế xuất để tránh F0 về lại cộng đồng tạo nên nguy cơ lây nhiễm cao. (VTV.vn 09/11)Về đầu trang

Xử cán bộ Đảng viên không gương mẫu trong phòng, chống dịch

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trong những ngày qua, một số tỉnh, thành tại ĐBSCL đã nâng cao cấp độ dịch, đồng thời đề ra biện pháp xử cán bộ Đảng viên không gương mẫu trong công tác phòng, chống dịch.

UBND TP. Cần Thơ vừa có Công văn đánh giá lại cấp độ dịch bệnh trong toàn thành phố. Theo đó, Cần Thơ đã nâng từ cấp độ 2 lên cấp độ 3, áp dụng từ ngày 11/11. Trong đó, có bốn quận ở cấp 3 và năm quận, huyện ở cấp 2; cấp xã có 16 đơn vị cấp 1, 45 đơn vị cấp 2, 14 đơn vị cấp 3 và 8 đơn vị cấp 4. 

Theo Sở chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 Cần Thơ, phải nâng cấp độ dịch vì từ ngày 22/10 đến nay thành phố liên tục ghi nhận ổ dịch mới tại một số hẻm, khu vực đông dân cư, bệnh viện, công ty… và đã phát sinh một số ổ dịch lớn trên địa bàn. Số ca mắc mỗi ngày ghi nhận hơn 200, có ngày hơn 400 ca.

UBND TP. Cần Thơ đề nghị các cấp, các ngành đầu tư nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở; hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc xây dựng các phương án phòng, chống dịch; tăng cường công tác kiểm tra phòng, chống dịch tại các đơn vị doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không để dịch bùng phát, nhất là các cơ sở có đông người lao động.

Ông Phạm Thanh Truyền, Chánh thanh tra Sở Nội vụ TP Cần Thơ cho biết: “Ngoài công tác thường xuyên, chúng tôi cũng phối hợp với các cơ quan đơn vị chức năng để kiểm tra đột xuất công tác chống dịch. Tuyên truyền rộng rãi việc quét mã QR, kiểm soát người ra vào cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…”.

Tại tỉnh Hậu Giang, để kịp thời chấn chỉnh trong công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa có Công văn chỉ đạo các cấp các ngành không chủ quan, lơ là trước diễn biến của dịch COVID-19. Thực hiện nghiêm việc đi làm từ nhà đến cơ quan và ngược lại (1 cung đường 2 điểm đến); thực hiện khai báo y tế bằng mã QR khi đến cơ quan công sở.

Đối với Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tỉnh; Hội có tính chất đặc thù tỉnh; Cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh khi để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý làm lây lan dịch bệnh.

Công văn chỉ đạo của tỉnh đã được quán triệt từ tỉnh đến cơ sở. Bà Trần Hồng Tim, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Vị Trung, huyện Vị Thủy cho biết: “Đảng ủy xã đã quán triệt cái tinh thần Công văn của UBND tỉnh trong cán  bộ, công chức cũng như là người lao động trong địa bàn toàn xã; khuyến khích vận động, tuyên truyền bà con nhân dân, đặc biệt, là trong cán bộ, công chức là phải gương mẫu, thực hiện nghiêm, nếu để xảy ra cái tình trạng làm lây lan dịch bệnh thì sẽ xử lý kỷ luật, ngoài ra phải chịu trách nhiệm về mặt pháp luật”.

Tại tỉnh Vĩnh Long, những ngày gần đây, dịch bệnh trên địa bàn tiếp tục diễn biến xấu. Trung bình mỗi ngày, Vĩnh Long phát hiện khoảng 100 ca mắc COVID-19. Chỉ tính riêng tối 8/11, tỉnh ghi nhận 116 ca mắc, phần lớn các ca mắc được ghi nhận trong cộng đồng và tại các bệnh viện. Các ca bệnh phần lớn được ghi nhận tại TP. Vĩnh Long.

Ông Nguyễn Thanh Hà, Phó chủ tịch UBND TP. Vĩnh Long cho biết: “Khi người dân ra đường phải xác định cung đường đi từ trước, tránh trường hợp đi lung tung. Công tác giám sát khi phát hiện các trường hợp từ phương xa tới phải báo cho cơ quan y tế gần nhất làm sao để phối hợp khai báo và test đảm bảo”.

Để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tỉnh Vĩnh Long đã kích hoạt trở lại bệnh viện dã chiến số 5 ở xã Hòa Phú, huyện Long Hồ. Các quán ăn không được phục vụ tại chỗ.

Với tỉnh Trà Vinh, mặc dù hiện được đánh giá tình trạng dịch tổng thể ở cấp độ 2 (cấp nguy cơ trung bình), trong đó có 1 huyện ở cấp độ 3 (cấp nguy cơ cao), 4 xã ở cấp độ 4 (cấp nguy cơ rất cao), những những ngày gần đây, mỗi ngày trên địa bàn có đến hàng chục F0 được phát hiện ngoài cộng đồng. Không chỉ F0 tăng cao mà cả những trường hợp đã tiêm đủ mũi 2 vaccine mắc COVID-19 cũng tăng mạnh. Nguyên nhân là do việc đi lại của người được nới lỏng, trong khi, nhiều người lơ là không thực hiện 5K sau khi được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bác sĩ La Quốc Trung, Trưởng Khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh khẳng định: “Vaccine hiện tại có là thần dược để điều trị COVID-19 hay không? Xin thưa là không phải. Vaccine chỉ là một trong những vũ khí chiến lược giúp mình bảo vệ trước virus SARS-CoV-2, vì vaccine hiện tại loại tốt nhất cũng bảo vệ được 90% thôi vẫn có khả năng phát bệnh. Để bảo vệ mình phải là vaccine + 5K”. (VOV.vn 09/11, Nhóm PV)Về đầu trang

CÁCH LÀM HAY CHỐNG DỊCH COVID-19

Quảng Ninh thí điểm "hành trình không chạm"

Thay vì phải xuống xe để làm thủ tục khai báo y tế, người điều khiển phương tiện chỉ cần di chuyển xe vào làn quét QR tự động.

Dùng trí tuệ nhân tạo quét mã QR, lái xe không cần phải xuống xe. Đây là tính năng của hệ thống cây quét mã QR tự động mà tỉnh Quảng Ninh đang thí điểm tại tại trạm kiểm soát thông tin y tế Cầu Bạch Đăng, Thị xã Quảng Yên.

Nhanh, thuận tiện, hạn chế tối đa tiếp xúc giữa người với người, lại giảm nguy cơ gây ách tắc khi đi qua các chốt trong khi vẫn kiểm soát an toàn và hiệu quả người vào Quảng Ninh. Hệ thống này đang nhận được sự hưởng ứng của nhiều lái xe.

Với hệ thống cây quét mã QR tự động, thay vì phải xuống xe để làm thủ tục khai báo y tế, người điều khiển phương tiện chỉ cần di chuyển xe vào làn quét QR tự động tại Cầu Bạch Đằng và sử dụng điện thoại cấp mã QR. Chỉ trong vài giây, hệ thống sẽ thông báo phản hồi xác nhận để người dân tiếp tục di chuyển vào tỉnh.

Để hệ thống quét mã QR tự động hoạt động thông suốt, người dân cần chủ động khai báo y tế và khai báo di chuyển nội địa thông qua ứng dụng PC - Covid hoặc hệ thống Khai báo y tế Quảng Ninh tại địa chỉ: qr.quangninh.gov.vn trước khi đến trạm kiểm soát thông tin y tế Cầu Bạch Đằng. Đặc biệt nếu khai báo bằng hệ thống Khai báo y tế Quảng Ninh, chỉ cần một người quét mã sẽ thu thập được thông tin của cả những người ngồi cùng trên xe.

Với những tính năng ưu việt, hệ thống cây quét mã QR tự động AI sẽ sớm được tỉnh đưa vào hoạt động chính thức, tổ chức phân luồng hợp lý, đảm bảo an toàn cho từng loại hình phương tiện thực hiện thao tác quét mã nhanh chóng, thuận tiện, không gây ách tắc giao thông. (VTV.vn 09/11) Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

ĐBQH: Không để đầu cơ, lũng đoạn giá làm tăng lạm phát

Ngày 9/11, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội và phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã tiếp tục làm rõ hơn bức tranh tổng thể về tình hình kinh tế - xã hội, khẳng định sự chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch sang thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả đã mang lại những tín hiệu tốt cho thị trường. Tuy nhiên những hệ quả nặng nề do đợt dịch thứ 4 gây ra ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội là không thể khắc phục trong một sớm, một chiều. Điều này đòi hỏi Quốc hội, Chính phủ cần tiếp tục có những quyết sách phù hợp cả về ngắn hạn và lâu dài.

Ghi nhận những kết quả đạt được như kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, dự trữ ngoại hối nhà nước tiếp tục được củng cố, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, tuy nhiên nhiều đại biểu bày tỏ lo lắng khi đại dịch COVID-19 đã làm hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy, ngưng trệ, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

Trên cơ sở đó, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần tiếp tục có những giải pháp căn cơ trong phòng, chống dịch để nền kinh tế mau chóng phục hồi.

"Cần tăng cường quản lý và kiểm soát giá cả, không để đầu cơ, lũng đoạn giá, làm tăng lạm phát, vì để lạm phát cao sẽ phá vỡ các kế hoạch đề ra. Tập trung giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch và hiệu quả để kinh tế tăng trưởng đạt 6 - 6,5%. Cần huy động vốn đầu tư xã hội trên 3 triệu tỷ đồng, trong đó vốn trong dân là gần 2 triệu tỷ đồng. Muốn vậy, cần có gói hỗ trợ lãi suất", ông Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, nêu ý kiến.

"Đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát cắt giảm các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết, điều tiết kịp thời các dự án chậm triển khai hoặc triển khai chưa có hiệu quả, phấn đấu tăng thêm số thu ngân sách nhà nước thông qua các nguồn thu. Chính phủ cần quan tâm giải ngân vốn đầu tư công trung hạn, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt xã hội", ông Nguyễn Tạo, đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, nêu đề xuất.

Nhiều đại biểu cũng đề xuất, bên cạnh các chính sách vĩ mô, Chính phủ cũng cần quan tâm đến công tác cải cách thể chế, tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua các gói hỗ trợ về tài chính để nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, xem xét ưu tiên phân bổ vốn cho xây dựng, nâng cấp các tuyến cao tốc để đẩy mạnh giao thương, phục vụ cho phát triển.

"Điều mong mỏi của doanh nghiệp lúc này là được cấp cứu dòng tiền thông qua chính sách tiền tệ, giảm lãi, khoanh nợ, hoãn nợ và vay vốn mới. Tuy nhiên, chính sách hiện giờ còn quá chặt, thiếu thực tế, vì vậy mong muốn cải thiện chính sách đúng, trúng, đủ và mang tính dài hạn hơn để chính sách đi vào thực tiễn", ông Thạch Phước Bình, đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh, cho hay.

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đồng tình với các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, trong đó có chỉ tiêu GDP đạt khoảng 6 - 6,5% so với năm 2021 để có những cân đối vĩ mô thích hợp, tuy nhiên lưu ý Chính phủ có những tính toán mang tính đột phá để phù hợp với giai đoạn mới. (VTV.vn 09/11) Về đầu trang

ĐBQH băn khoăn về chất lượng dạy học trực tuyến, vấn đề biên chế giáo viên

Tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và phòng chống COVID-19 tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu đã đề cập tới những khó khăn trong việc dạy học trực tuyến.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (TP Hà Nội) cho biết, dịch bệnh phức tạp khiến học sinh ở nhiều địa phương không được đến trường, phải học trực tuyến trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nhiều em học sinh không thể tiếp cận với điều kiện học tập trực tuyến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, đại biểu đề nghị ngành giáo dục có chính sách bảo đảm sự đồng đều về chất lượng dạy và học trong điều kiện hiện nay. Đồng thời, sớm có hỗ trợ đối với tổ chức, cá nhân khó khăn trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao.

Đại biểu Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những biện pháp lấp lỗ hổng về kiến thức cho học sinh giữa các vùng học sinh học trực tiếp và trực tuyến, giảm tải một số chương trình không cần thiết.

Với vai trò là một giáo viên, đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) chia sẻ, toàn ngành giáo dục và bản thân các thầy cô giáo đã có nhiều cố gắng chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai dạy và học trực tuyến giữa muôn vàn khó khăn. Qua đó thể hiện sự thích nghi nhanh chóng của ngành giáo dục với tiến bộ khoa học công nghệ, biến nguy thành cơ, bảo đảm mục tiêu kép.

Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết, bên cạnh những đột phá trong việc dạy và học trực tuyến, vẫn tồn tại những khó khăn bất cập:

- Chất lượng việc dạy và học chưa được đảm bảo do rất nhiều yếu tố khách quan đem lại như chất lượng của đường truyền không ổn định. Một bộ phận thầy cô giáo đặc biệt là những giáo viên lớn tuổi gặp khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Chất lượng dạy tuyến bị ảnh hưởng một phần bởi thiết bị sử dụng dạy và học còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc quản lý học sinh trong quá trình học tập chưa thật hiệu quả.

Mặc dù Chính phủ đã phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em" nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thực tế.

- Việc dạy và học trực tuyến kéo dài đã gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dạy và người học. Khi phải ngồi tiếp xúc với thiết bị điện tử lâu và không vận động trong thời gian dài, học sinh nảy sinh tâm lý lo lắng khi bị giảm tương tác với thầy cô và bạn bè trong khi nhiều phụ huynh chưa tương tác hợp lý với con trong quá trình học trực tuyến. Giáo viên nảy sinh áp lực tâm lý khi "một tiết dạy, trăm mắt nhìn".

"Khán thính giả của giáo viên trong giờ học trực tuyến giờ đây không chỉ là học sinh mà còn là phụ huynh học sinh, dư luận và cả mạng xã hội" - đại biểu Hà nói.

Một vấn đề cũng được nhiều cử tri quan tâm là điểm chuẩn đầu vào của nhiều trường đại học tăng mạnh, nhiều thí sinh điểm gần như tuyệt đối vẫn trượt đại học.

Đại biểu Nguyễn Thị Hà đã nêu ra một số đề nghị như sau:

- Đề nghị Chính phủ giao các bộ hữu quan có kế hoạch nâng cấp đường truyền để đảm bảo chất lượng băng thông luôn ổn định, mở rộng nhiều đối tượng được tiếp cận với chương trình "Sóng và máy tính cho em". Nghiên cứu các hình thức thu hút doanh nghiệp thực sự tham gia vào chương trình để sớm đạt được mục tiêu không học sinh nào bị bỏ lại phía sau.

- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu tổ chức nhiều chương trình đối thoại trao đổi giữa cấp quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh để chia sẻ và cởi bỏ áp lực tâm lý của các bên khi học trực tuyến kéo dài.

- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ hữu quan nghiên cứu xây dựng các phần mềm quản lý việc dạy, học và tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp hiệu quả tiên tiến và thân thiện với người dùng. Tăng cường tập huấn việc sử dụng công nghệ thông tin nói chung và việc sử dụng các phần mềm dạy học hữu ích nói riêng cho giáo viên và học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến, ngay cả khi không có dịch xảy ra.

- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu lại các phương thức xét tuyển đại học. Tìm giải pháp mở cánh cửa cho những học sinh điểm cao có thể được vào được đúng trường đại học mơ ước cũng như giải bài toán hướng nghiệp để đạt mục tiêu khuyến học và lựa chọn nhân tài lên cao nhất. (VTV.vn 09/11)Về đầu trang

Đề nghị cho HĐND cấp tỉnh áp dụng cơ chế đặc thù

Sáng 9/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tập trung tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến kế hoạch cho năm 2022. Trong đó, nhiều ý kiến thảo luận về việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Các đại biểu cho rằng dù đã tích cực nhưng hiện nay việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia đã được phê duyệt còn chậm. Năm 2021 vẫn chưa kịp giao vốn để triển khai.

"Cần có quy định thời hạn cụ thể, Chính phủ hoàn thành phân bổ vốn các chương trình mục tiêu quốc gia cho từng bộ cơ quan, địa phương. Theo tôi nên quy định chậm nhất trong tháng 3/2022 để kịp thời triển khai thực hiện", ông Vũ Tuấn Anh, đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ, nêu ý kiến.

Liên quan đến việc cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, các đại biểu đề nghị Chính phủ trong khi chưa sửa đổi được Luật Đất đai và các luật có liên quan, cho phép HĐND cấp tỉnh áp dụng cơ chế đặc thù.

"Khi triển khai thực hiện mỗi dự án, mỗi công trình, cần chuyển 10ha đất lúa, 20ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và 50ha đất rừng sản xuất thì 1 lần nữa phải xin ý kiến các bộ ngành để trình Thủ tướng Chính phủ. Thực tế việc làm này làm chậm tiến độ trong việc thực hiện các dự án đầu tư", ông Nguyễn Thành Nam, đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ, cho hay.

"Đề nghị ban hành cơ chế đẩy mạnh phân cấp cho HĐND được quyết định một số nội dung như được chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ 10ha trở lên đến dưới 500ha thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, sớm đưa các dự án vào hoạt động", bà Khương Thị Mai, đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, kiến nghị.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị đề nghị hạ tỷ lệ điều tiết nguồn thu vượt từ 70% xuống còn 50% để tạo điều kiện cho các địa phương có thêm nguồn lực phát triển. (VTV.vn 09/11) Về đầu trang

“Bệnh sợ trách nhiệm đang âm thầm lây lan, len lỏi”

Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 9/11, đại biểu Quốc hội Hoàng Anh Công (đoàn Thái Nguyên) cho rằng có một dịch bệnh khác đã xuất hiện từ lâu, hiện vẫn đang âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ các cấp, len lỏi trong mỗi người và đang trở thành nguy cơ cản trở sự phát triển của đất nước, đó là căn bệnh sợ trách nhiệm.

"Vì nguyên nhân gì mà cán bộ, kể cả cán bộ giữ cương vị lãnh đạo đứng đầu lại sợ trách nhiệm? Có những người khi thực hiện nhiệm vụ đúng căn cứ, đúng quy định của pháp luật nhưng lại luôn sợ, không quyết định vấn đề mà chỉ vì an toàn cho mình", ông Công nói.

Đại biểu Hoàng Anh Công cho rằng, nỗi lo sợ bị kỷ luật, sợ bị xử lý bằng pháp luật thời khắc nào đó trở thành nỗi sợ phổ biến trong cán bộ, công chức. Nhất là trong đợt phòng chống dịch COVID-19 vừa qua, nhiều địa phương có tâm lý ngại mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư y tế do sợ bị xử lý kỷ luật, sợ bị xử lý hành chính, hình sự.

Nỗi sợ trách nhiệm còn biểu hiện trong công tác phòng chống dịch, điều hành phòng chống dịch tại nhiều địa phương. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128 nhưng các địa phương vẫn áp dụng các biện pháp "ngăn sông, cấm chợ", áp dụng những biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn, hạn chế giao thông, giao lưu hàng hoá nhằm tránh phát sinh F0 vì sợ rằng nếu để dịch bùng phát sẽ bị ảnh hưởng đến công tác và có thể bị phê bình, kỷ luật.

Bên cạnh đó, theo đại biểu Hoàng Anh Công, lĩnh vực đầu tư công cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi căn bệnh này. Đa số các công trình trọng điểm đều bị chậm tiến độ, đội vốn, tốc độ giải ngân tại các địa phương, các bộ ngành đa số đạt tỷ lệ rất thấp mặc dù Chính phủ đã phải áp dụng nhiều biện pháp khắc phục.

"Có thể thấy, căn bệnh này xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan và khách quan, và một trong những nguyên nhân chính là sự mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định của pháp luật đã đẩy cán bộ, công chức thực thi công vụ vào tâm trạng lo lắng, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám quyết định", ông Công nói.

Theo tài liệu của Chính phủ, qua rà soát tại 36 tỉnh, thành cho thấy các quy định pháp luật hiện hành chưa phù hợp với thực tế, gây vướng mắc, khó khăn cho đầu tư sản xuất kinh doanh liên quan đến 79 luật, 3 nghị quyết của Quốc hội, 188 nghị định của Chính phủ, 20 quyết định của Thủ tướng, 153 thông tư của bộ ngành.

"Đây là số liệu quá lớn. Hệ quả của sự bất cập nêu trên dẫn đến tình trạng hạn chế sự sáng tạo vì lợi ích chung của cán bộ công chức", ông Công nói.

Theo đại biểu Hoàng Anh Công, các động tiêu cực của hiện tượng này là có một bộ phận không nhỏ cán bộ không năng động, không vì lợi ích chung, dĩ hòa vi quý, thấy đúng không dám làm, thấy sai không dám đấu tranh, vô cảm với nhân dân. Người năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh đôi khi lại bị xử lý trách nhiệm, không được bảo vệ.

Trước thực tế này, đại biểu đoàn Thái Nguyên kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần rà soát các văn bản pháp luật đề xuất sửa đổi, khắc phục mâu thuẫn chồng chéo. Kịp thời thể chế hoá quy định bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm và coi đây là nhiệm vụ cần thực hiện sớm. Ông Công cũng kiến nghị sớm nghiên cứu sửa các quy định pháp luật chung chung, nhất là quy định về xử lý hình sự, hành chính.

Trong giai đoạn trước mắt cần giao cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, rà soát lại các vụ việc đã và đang được xem xét, xử lý có liên quan đến nội dung nêu trên để có biện pháp tham mưu cho cấp có thẩm quyền trong việc xem xét áp dụng quy định này trên thực tế, nhằm củng cố lòng tin, tránh làm oan sai cho cán bộ. (VTV.vn 09/11)Về đầu trang

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu 3 bài học sâu sắc trong chống dịch COVID-19

Trong phiên thảo luận chiều 9/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có phát biểu giải trình, làm rõ một số nội dung các đại biểu đã nêu.

Ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, đợt bùng phát dịch COVID-19 ở nhiều địa phương đã xâm nhập vào các trung tâm kinh tế đô thị lớn khu công nghiệp khu chế xuất với diễn biến rất phức tạp. Biến thể delta đã có tốc độ lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn.

Nước ta đã áp dụng biện pháp phòng, chống dịch chưa có tiền lệ, quyết liệt hơn để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Do đó, đời sống nhân dân, các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng phát triển kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng, sức chống chịu của người dân, những người có thu nhập thấp đã giảm mạnh.

Trong số 12 chỉ tiêu Quốc hội giao có 8 chỉ tiêu đạt và 4 chỉ tiêu không đạt, trong đó có tốc độ tăng trưởng GDP đã phản ánh sát với tình hình thực tế của kinh tế - xã hội năm 2021.

Trưởng ngành kế hoạch - đầu tư nhấn mạnh, trong bối cảnh hết sức khó khăn, việc đạt được những kết quả như vừa qua, trước hết nhờ sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành, ủng hộ của Quốc hội, sự chỉ đạo linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phối hợp cơ quan Trung ương và địa phương, nhất là các lực lượng tuyến đầu chống dịch như y tế, quân đội, công an; tinh thần đoàn kết, ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp, hỗ trợ của bạn bè quốc tế.

Đến nay, tình hình phòng chống dịch đã có những chuyển biến tích cực. Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 là quyết định đúng đắn, kịp thời, quan trọng, phù hợp thực tiễn, tạo nền tảng quan trọng để phục hồi kinh tế nhanh trong những năm cuối 2021, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế năm 2022.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, công tác phòng chống dịch và phát triển kinh tế xã hội vừa qua đã cho chúng ta rất nhiều bài học quý báu và những điểm khiếm khuyết cần phải điều chỉnh kịp thời cho một tương lai bảo đảm phát triển an toàn hơn và bền vững hơn.

Ông Nguyễn Chí Dũng nêu ra 3 bài học sâu sắc như sau:

Bài học đầu tiên là năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng của chúng ta đang còn thiếu và yếu. Điều này dẫn tới lúng túng trước những diễn biến nhanh và phức tạp của dịch bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, hoạt động kinh tế, việc làm, đời sống nhân dân.

Bài học thứ hai, năng lực quản trị xã hội, quản lý nhà nước, xử lý tình huống của chúng ta còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến lúng túng, thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, cục bộ địa phương làm đứt gãy quá trình lưu thông hàng hóa, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và tiêu thụ.

Bài học thứ ba, sức mạnh, vai trò của hệ thống chính trị và của người dân là rất lớn. Theo đó, cần phải có sự kết hợp và hỗ trợ của Trung ương, cộng đồng doanh nghiệp và bạn bè quốc tế. (VTV.vn 09/11)Về đầu trang

Đại biểu hiến kế huy động 3 triệu tỷ đồng vốn đầu tư trong xã hội

Thảo luận tại Quốc hội vào chiều 9/11, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP Hồ Chí Minh) đã góp ý 4 giải pháp cho việc hoàn 16 chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường năm 2022. Trong đó, có chỉ tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6 - 6,5%.

Đầu tiên, ông Ngân cho rằng cần tập trung phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở. Đại biểu này đề nghị Chính phủ quan tâm thêm vấn đề tự chủ vaccine.

“Vaccine mang thương hiệu Việt Nam tạo điều kiện cho chúng ta chủ động nguồn vaccine cung cấp đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người dân”, đại biểu đoàn TP Hồ Chí Minh cho biết.

Bên cạnh đó ông Ngân nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác dự báo, giúp chúng ta có thể xây dựng các kịch bản “phòng thủ từ xa” tránh bị động.

Thứ hai, ông Ngân cho rằng cần tăng cường kiểm soát giá cả, không để đầu cơ lũng đoạn giá làm cho lạm phát cao tăng trở lại như những năm 2008, 2011, 2012. Nếu lạm phát cao sẽ phá vỡ việc thực hiện các kế hoạch của chúng ta.

Tiếp theo đại biểu Ngân nhấn mạng tầm quan trọng của việc triển khai giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch. Năm 2021, chúng ta có kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công hơn 477.300 tỷ đồng, hiện mới giải ngân được 65%. Năm 2022, kế hoạch giải ngân đầu tư công lên tới hơn 500.000 tỷ đồng.

Theo ông Ngân, chúng ta cần ưu tiên việc giải ngân tại các công trình trọng điểm, trọng điểm có tính lan toả góp phần tăng nguồn thu ngân sách trong giai đoạn tới.

Cuối cùng để kinh tế tăng trưởng 6 - 6,5% trong năm 2022, đại biểu Ngân cho rằng phải huy động được vốn đầu tư xã hội trên 3 triệu tỷ đồng, trong đó vốn trong nhân dân gần 2 triệu tỷ đồng. Muốn vậy phải có gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, và có thể hỗ trợ từ 2-3% cho khoản dư nợ từ 1 - 2 triệu tỷ đồng.

“Nếu chúng ta hỗ trợ trong vòng 2 năm thì cần nguồn lực 40000 - 60.000 tỷ đồng. Số tiền này có thể lấy từ đầu tư công chưa phân bổ”, ông Ngân đề xuất.

Trước đó vào chiều qua (8/11), đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) đã tính toán, nếu ngân sách dành ra khoảng 30.000 - 40.000 tỷ đồng để cấp bù thì sẽ có được khoảng 1 triệu tỷ tiền vốn lãi suất thấp để giúp cho các doanh nghiệp phục hồi.

Theo ông Cường, cần có chính sách cấp bù lãi suất để các doanh nghiệp được vay vốn với mức lãi suất tương đương tỷ lệ lạm phát. Vì hoạt động kinh doanh sau đại dịch còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mức lợi nhuận khó để bù đắp được các chi phí lãi suất vay cao như thị trường, trong khi các tổ chức tín dụng đang phải duy trì mức lãi suất để đảm bảo kinh doanh, đồng thời phải tăng cường trích lập các quỹ dự phòng rủi ro trong bối cảnh nợ xấu đang tiềm ẩn gia tăng

Tuy nhiên, đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng phải có cơ chế kiểm soát để tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh đều phải được tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ, không để tiền vay ngân hàng chạy vòng quanh trở thành tiền gửi để kiếm lợi từ chênh lệch lãi suất hoặc không để tiền vốn giá rẻ sẽ đổ vào các lĩnh vực đầu cơ, tài sản như bất động sản hoặc chứng khoán.

Cho ý kiến về các mục tiêu tăng trưởng, sáng 8/11, theo đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đánh giá chỉ tiêu tăng trưởng dự kiến 3 - 3,5% trong năm nay khó có thể đạt được.

Theo đại biểu này, 3 tháng cuối năm phải nỗ lực rất cao, GDP phải đạt 8,6% may ra mới đạt được 3,5%. Do đó, ông Vân cho rằng, vấn đề này Chính phủ phải đánh giá thận trọng.

Tương tự sang năm 2022, ông Vân cũng cho rằng cần đánh giá một cách cẩn trọng với chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% bởi theo đại biểu này từ nay đến tháng 6/2022, chúng ta phải có một giai đoạn phục hồi từ đó mới phát triển được. (VTV.vn 09/11)Về đầu trang

Đề xuất dùng ngân sách Trung ương hỗ trợ lao động tự do

Sáng 9.11, tiếp tục phiên thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển năm 2022, nhiều đại biểu đã đề xuất các giải pháp để tăng hiệu quả việc hỗ trợ người lao động, người yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; hiệu quả của chính sách thích ứng an toàn; giải pháp để cân đối thu chi ngân sách…

Đại biểu Thái Thu Xương (Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hậu Giang) bày tỏ quan tâm đến các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Theo bà, chính sách ngoại giao vaccine đã góp phần giúp Việt Nam có số lượng lớn vaccine để tiêm cho người dân. Tuy nhiên, dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long dịch đang lan rộng, một số địa phương tăng từ cấp 1 lên cấp 2, cấp 2 lên cấp 3.

Đại biểu Xương đề xuất xây dựng chương trình chống dịch tăng cường khâu điều trị, đồng thời cần có các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong thời gian tới.

Vào tháng 7.2021, Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do COVID-19 với tổng số tiền 26.000 tỉ đồng. Trong đó, với lao động tự do (lao động không có giao kết hợp đồng lao động) và một số nhóm đặc thù khác, các tỉnh, thành sẽ xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng không thấp hơn 1,5 triệu đồng mỗi người hoặc 50.000 đồng mỗi ngày.

Theo Đại biểu Thái Thu Xương, nên dùng ngân sách Trung ương để hỗ trợ lao động tự do, bởi ngân sách địa phương đã dành nhiều cho công tác chống dịch.

Liên quan đến vấn đề thu chi, cân đối ngân sách, đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng) "tha thiết đề nghị Chính phủ cắt giảm các khoản chi không cần thiết", điều tiết các dự án chậm triển khai, hoặc triển khai không hiệu quả, để ưu tiên các nguồn lực dành cho công tác chống dịch, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp để phục hồi kinh tế.

Theo ông, Chính phủ cần phấn đấu tăng thu ngân sách từ các nguồn còn dư địa, thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng kinh tế trọng điểm, các vùng động lực tăng trưởng mới.

Đại biểu Mai Văn Hải - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa – thì quan tâm đến vấn đề “thích ứng an toàn” để mở cửa nền kinh tế.

Theo ông, trong đợt dịch thứ 4, người lao động ở TPHCM và các tỉnh phía Nam về quê đông, khiến tình hình dịch bệnh khó kiểm soát, số ca mắc gần đây tăng.

Ngoài ra, một số người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, cách ly tại nhà nhưng do điều kiện không đảm bảo, ý thức hạn chế, nên đã lây nhiễm cho người thân trong gia đình và người xung quanh, phát sinh ổ dịch khó kiểm soát. Thực tế này cho thấy người dân về quê đang là nguy cơ mang mầm bệnh cao.

Ông đề nghị khuyến khích các địa phương khi đón người lao động về quê thì thực hiện cách ly tập trung ở nơi có điều kiện để phòng chống dịch, để không lây lan cho cộng đồng.

Ngoài ra, Đại biểu Hải cũng đề nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo, sớm đánh giá lại quy định tạm thời về việc thích ứng an toàn, có điều chỉnh phù hợp, kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, giảm số ca mắc, giảm ca tử vong, để sớm phục hồi nền kinh tế. (Laodong.vn 09/11, Bích Hà)Về đầu trang

Bệnh sợ trách nhiệm âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ

Đại biểu Hoàng Anh Công cho rằng, nỗi lo sợ bị kỷ luật, sợ bị xử lý bằng pháp luật "bằng cách nào đó đã trở thành nỗi sợ phổ biến trong cán bộ, công chức".

Tiếp tục phiên thảo luận về kinh tế xã hội và công tác phòng chống dịch Covid-19 chiều 9/11, Phó trưởng Ban Dân nguyện Hoàng Anh Công dành toàn bộ thời gian phát biểu của mình để nhắc đến một dịch bệnh khác đã xuất hiện từ lâu, âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ các cấp và len lỏi trong mỗi người, gây nguy cơ cho sự phát triển đất nước. Đó là bệnh sợ trách nhiệm.

"Vì nguyên nhân gì mà nhiều cán bộ trong đó có cả người đứng đầu các đơn vị lại sợ trách nhiệm?”, ông Công đặt câu hỏi.

Theo ông, có những người khi thực thi nhiệm vụ, dù biết là đúng căn cứ, đúng quy định pháp luật nhưng vẫn sợ và không dám quyết định các vấn đề, chỉ vì để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Đại biểu cho rằng, nỗi lo sợ bị kỷ luật, sợ bị xử lý bằng pháp luật "bằng cách nào đó đã trở thành nỗi sợ phổ biến trong cán bộ, công chức". Nhất là trong đợt phòng chống dịch vừa qua, có tình trạng nhiều địa phương sợ mua sắm máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế do sợ bị kỷ luật, xử lý hành chính.

"Dù Chính phủ đã ban hành quy định về thích ứng an toàn nhưng có địa phương vẫn áp dụng biện pháp ngăn sông cấm chợ, áp dụng biện pháp kỹ thuật ngăn chặn, hạn chế giao thương, giao lưu hàng hóa, nhằm tránh phát sinh F0, bởi sợ rằng nếu để dịch bệnh bùng phát thì ảnh hưởng đến công tác và có thể bị phê bình, kỷ luật", ông Công bày tỏ.

Ông nhận định, lĩnh vực đầu tư công cũng bị ảnh hưởng lớn bởi căn bệnh này. Đa số công trình trọng điểm đều chậm tiến độ, đội vốn. Tốc độ giải ngân tại các địa phương, bộ ngành rất thấp dù Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục.

Ông chỉ ra căn bệnh trên xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là sự mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định của pháp luật đã đẩy cán bộ, công chức thực thi công vụ vào tâm trạng lo lắng, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám quyết định.

Tác động tiêu cực của hiện tượng này là có một bộ phận không nhỏ cán bộ không năng động, không vì lợi ích chung, dĩ hòa vi quý, thấy đúng không dám làm, thấy sai không dám đấu tranh, vô cảm với nhân dân. Người năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh đôi khi lại bị xử lý.

Vì vậy, để kịp thời khắc phục tình trạng này, tháng 9/2021, Bộ Chính trị đã ban hành quyết định bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung.

Theo đó, khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì cấp có thẩm quyền phải kịp thời xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý phù hợp.

Trường hợp cán bộ thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.

Để sớm đưa chủ trương này vào cuộc sống, ông Công cho rằng, cần phải thể chế hóa bằng các quy định pháp luật. Nếu không luật hóa thì sẽ không bảo vệ được người dám nghĩ, dám làm mà có thể dẫn đến trù dập, oan sai.

Vì vậy Quốc hội, Chính phủ cần rà soát các văn bản pháp luật đề xuất sửa đổi, khắc phục mâu thuẫn chồng chéo. Đây là nhiệm vụ cần thực hiện sớm.

Trong phiên thảo luận sáng nay, ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) băn khoăn khi chất lượng nguồn nhân lực vì còn nhiều hạn chế, trong khi đây là giải pháp ứng phó quan trọng với dịch bệnh, hồi phục kinh tế sau đại dịch.

Bà nhận xét, dịch Covid-19 đã khiến chúng ta yếu về chất lượng nay lại yếu về số lượng. Do lực lượng lao động dịch chuyển về nông thôn, rời bỏ các đô thị, KCN, để hồi phục kinh tế sau đại dịch.

Bà đề nghị Chính phủ cần quan tâm đầu tư nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng.

Việc chú trọng nguồn nhân lực theo nữ đại biểu phải theo cả hướng nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, có tính đón đầu xu hướng. Còn đối với nhân lực đang có thì cần tăng cường bồi dưỡng, tạo cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ, giữ chân nhân lực chất lượng cao, hạn chế chảy máu chất xám.

Nhắc đến "chảy máu chất xám", bà Nga cho biết đây là thực trạng đáng buồn xảy ra trong thời gian dài, không chỉ đối diện với nguồn nhân lực từ Việt Nam "chảy ra" nước ngoài mà đối với khu vực công, việc giữ chân người có tài, có tầm rất khó.

Trước thực tế này, nữ ĐB cho rằng giải pháp quan trọng vẫn là cải cách tiền lương.

"Tuy nhiên việc cải cách tiền lương trong những năm qua vẫn còn tương đối rụt rè”, bà Nga nói. Cải cách tiền lương không chỉ là việc chi từ nguồn ngân sách ít ỏi ra để tăng thêm lương cho người lao động mà phải coi đây là khoản đầu tư vào nhân tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển nhanh, lành mạnh bền vững kinh tế xã hội.

Bà Nga cho biết, đây cũng là giải pháp phòng ngừa tham nhũng, bảo toàn nguồn nhân lực trước gánh nặng mưu sinh. Tham nhũng khiến nguồn nhân lực chất lượng cao, tinh hoa đất nước trở thành mối nguy. Không đóng góp mà còn gây thiệt hại nặng nề, theo đại biểu Nga.

Theo bà Nga, thiệt hại của tham nhũng khó phục hồi được trong một thời gian ngắn, đó là sự giảm sút lòng tin của người dân, của nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư ở Việt Nam.

Thách thức cạnh tranh nguồn nhân lực luôn là tất yếu khi phát triển kinh tế xã hội, muốn thu hút là phải trả cho người lao động mức thu nhập xứng đáng. Bên cạnh đó phải xây dựng môi trường lao động văn minh công bằng, thanh lọc nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực cao. (Tienphong.vn 09/11)Về đầu trang

Bộ trưởng Tài chính mong các tỉnh, thành giàu “hết sức thông cảm”

“Rất mong các tỉnh, thành phố giàu hết sức thông cảm, bởi ngân sách còn lo cho 47 tỉnh nghèo nữa. Hiện nay có những tỉnh nghèo, đoàn ĐBQH vẫn chưa có xe ô tô, lãnh đạo tỉnh vẫn đi xe rất cũ”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc bày tỏ.

Chiều 9/11, phát biểu giải trình làm rõ tại phiên thảo luận ở Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, nhiệm vụ thu chi ngân sách năm 2021 hoàn thành, thu ngân sách vượt dự toán đề ra, chi ngân sách bảo đảm bám sát dự toán, bội chi bảo đảm theo chỉ tiêu 4% Quốc hội đặt ra. Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành một loạt chính sách tài khoá để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân cũng như phòng chống dịch bệnh với tổng số tiền khoảng 200.000 tỉ đồng.

Về nợ công, Bộ trưởng cho biết, dư địa không còn nhiều. Vì giai đoạn 2021-2025, dự kiến vay mức vay gấp 1,7 lần so với giai đoạn trước. Nợ công năm 2025 gấp 1,6 lần so với 2020, tương đương khoảng 46,5% GDP mới, còn tính theo GDP cũ là 57,9%, tức đã vượt ngưỡng 55%. Theo cách tính cũ, nợ Chính phủ cũng vượt ngưỡng 45%.

“Tuy nhiên, chúng tôi rất ủng hộ các gói kích cầu để thúc đẩy kinh tế phát triển, sau đó quay trở lại thu ngân sách và tăng bội chi trong năm nay. Sang năm thì giảm bội chi trong các năm sau. Như vậy trong cả giai đoạn chúng ta vẫn bảo đảm mục tiêu đặt ra”, người đứng đầu ngành tài chính cho biết.

Bộ trưởng Phớc cũng cho biết, đang tham mưu cho Chính phủ gói kích cầu hỗ trợ lãi suất, mỗi năm khoảng 20.000 tỉ đồng, hai năm khoảng 40.000 tỉ đồng. “Như vậy nếu hỗ trợ 4%, chúng ta sẽ có 1 triệu tỉ ném vào nền kinh tế, sau đó tạo việc làm, thúc đẩy sản lượng và thu lại, giảm bội chi ngân sách vào thời kỳ sau”, ông Phớc cho hay.

Đề cập đến tỷ lệ điều tiết cho một số địa phương, theo Bộ trưởng, với TP.HCM, giai đoạn 2017- 2021, tỷ lệ điều tiết là 18%, tổng chi ngân sách hơn 60.300 tỉ đồng, tức bình quân 7,1 triệu đồng/người. Đến 2021, tổng chi hơn 69.000 tỉ đồng, tức bình quân 7,4 triệu đồng/người. Đến năm 2022, dự kiến xây dựng hơn 84.000 tỉ đồng, tức bình quân 8,8 triệu đồng/người.

Đối với Đồng Nai, năm 2017, chi ngân sách hơn 17.400 tỉ đồng, đến 2021 lên hơn 19.700 tỉ đồng, và đến năm 2022 dự kiến hơn 21.200 tỉ đồng. Cũng tại địa phương này, Nhà nước đang đầu tư Sân bay Long Thành với 109.000 tỉ đồng và một số hạ tầng đã được quyết trong kế hoạch đầu tư công hơn 11.000 tỉ đồng.

“Rất mong các tỉnh, thành phố giàu hết sức thông cảm, bởi ngân sách còn lo cho 47 tỉnh nghèo nữa. Hiện nay có những tỉnh nghèo, đoàn ĐBQH vẫn chưa có xe ô tô, lãnh đạo tỉnh vẫn đi xe cũ, cơ sở hạ tầng rất thấp kém, nhiều nơi chưa có điện, chưa có trường trạm”, ông Phớc cho hay.

Cũng theo Bộ trưởng, việc tăng dự toán thu dầu thô không thực hiện được, bởi sản lượng thực tế hàng năm, từ 2016-2020 giảm bình quân 1,45 triệu tấn/năm, tương ứng 11%. Sản lượng khai thác các mỏ hiện tại suy giảm tự nhiên do giếng dầu cạn và rủi ro kỹ thuật cao, địa chất cao, rất khó để tăng sản lượng.

Báo cáo giải trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, thực hiện Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tập trung tham mưu cho cấp có thẩm quyền chỉ đạo xây dựng Quy hoạch điện VIII (đến 2030) với những nguyên tắc cơ bản là, cố gắng bảo đảm cân đối: cung cầu; vùng - miền; cơ cấu các nguồn điện; cơ cấu nguồn và truyền tải; huy động được mọi nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển điện.

Đặc biệt, ông Diên nhấn mạnh đến giải pháp chú trọng xây dựng thị trường phát điện và thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Trong đó, thị trường phát điện cạnh tranh được triển khai từ khá sớm. Đến nay có gần 70% nguồn điện do tư nhân hoặc công ty cổ phần sản xuất.

Với thị trường bán buôn điện cạnh tranh cũng đã được vận hành từ đầu năm 2019, và đến nay EVN không còn là đơn vị duy nhất mua bán điện mà có thêm 5 Tổng công ty điện lực trực tiếp tham gia mua điện trên thị trường. Theo ông Diên, Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp các cơ quan hữu quan xây dựng Đề án trình Thường trực Chính phủ chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thành Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện hạch toán độc lập trong EVN theo chỉ đạo của Chính phủ.

"Bộ đang khẩn trương xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Trong đó việc triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa nhà máy điện và khách hàng sử dụng điện chính là bước đầu tiên trong thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ở nước ta. Bộ đã trình Chính phủ cho phép thí điểm thực hiện cơ chế này từ nay đến năm 2025", Bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh. (Tienphong.vn 09/11, Luân Dũng)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Điểm mới trong quy định miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ

Mới đây, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư vừa ký ban hành Quy định 41 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, thay thế Quy định 260 của Bộ Chính trị năm 2009.

Quy định 41 với nhiều điểm mới, khắc phục được những điểm chưa phù hợp của Quy định trước đây, đồng thời thể hiện một quyết tâm chính trị rất cao trong xử lý cán bộ theo hình thức miễn nhiễm và từ chức. Đây cũng được xem là một bước đột phá để siết chặt kỷ luật, kỷ cương đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Theo Quy định 41 của Bộ Chính trị, việc miễn nhiệm đối với cán bộ là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm do không đáp ứng yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức. Có 6 căn cứ cụ thể để xem xét miễn nhiệm cán bộ. Còn từ chức là việc cán bộ tự nguyện xin thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm và được cấp có thẩm quyền chấp thuận, dựa trên 4 căn cứ cụ thể.

"Quy định lần này của Bộ Chính trị đã xác định các căn cứ và các quy trình về việc cho miễn nhiễm và từ chức đối với cán bộ. Yêu cầu đặt ra lần này là phải kiên quyết, kịp thời cho cán bộ miễn nhiệm và từ chức khi cán bộ đủ căn cứ theo quy định của Bộ Chính trị, và không được cho cán bộ từ chức trong trường hợp cán bộ đó là thuộc diện phải miễn nhiệm", ông Hoàng Đăng Quang, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho biết.

Theo PGS. TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển: "Chúng ta đã thể chế hóa bằng các quy định cụ thể gắn liền với các nội dung cụ thể thế nào là miễn nhiệm, trường hợp nào phải xem xét miễn nhiệm và trường hợp từ chức được đặt ra trong trường hợp như thế nào? Các cấp có thẩm quyền xử lý những việc liên quan đến miễn nhiệm, từ chức như thế nào. Tôi thấy đây là một quy định có tính chất hệ thống, chặt chẽ và Quy định 41 kết nối các quy định trước đây của Đảng về công tác xây dựng Đảng".

Một trong những điểm mới nổi bật của Quy định 41 đó là căn cứ xem xét việc miễn nhiệm, từ chức liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu. Theo đó, sẽ miễn nhiệm người đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng. Còn trong trường hợp để nghiêm trọng thì xem xét từ chức.

Tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đang được cụ thể hóa bằng các Nghị quyết, quy định, kết luận của Đảng. Quyết tâm và nỗ lực ấy của Đảng cần sớm được luật hóa để những quyết sách sớm được thực thi trong cuộc sống. (VTV.vn 09/11)Về đầu trang

14 tuổi trở lên có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 34/2021/QĐ-TTg quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất, nhập cảnh.

Theo đó, danh tính điện tử của công dân Việt Nam bao gồm: Số định danh cá nhân; họ, tên đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; ảnh chân dung và vân tay.

Danh tính điện tử của người nước ngoài bao gồm: Số hộ chiếu hoặc số giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; họ, tên đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ảnh chân dung và vân tay (nếu có).

Mức độ của tài khoản định danh điện tử gồm:

Mức độ 1: Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của công dân kê khai đã được so sánh, đối chiếu tự động trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của người nước ngoài đã được so sánh, đối chiếu trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất, nhập cảnh, trừ ảnh chân dung và vân tay.

Mức độ 2: Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất, nhập cảnh. Việc lựa chọn sử dụng mức độ của tài khoản định danh điện tử do bên sử dụng dịch vụ quyết định.

Quyết định quy định cụ thể về đăng ký tài khoản định danh điện tử. Theo đó, cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng định danh điện tử. Đối với cá nhân chưa đủ 14 tuổi, đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Đối với người được giám hộ khác, đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của người giám hộ.

Các thông tin cần khai báo được thực hiện trên thiết bị điện tử khi cá nhân đăng ký tài khoản định danh điện tử gồm: Số định danh cá nhân; số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (đối với người nước ngoài); họ, tên đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch (đối với người nước ngoài); số điện thoại, email. Trường hợp đăng ký cho người chưa đủ 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì kê khai thêm thông tin cần khai báo (đã nêu trên) của người đó.

Việc tạo lập tài khoản định danh điện tử của cá nhân để thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử phải sử dụng danh tính điện tử do Bộ Công an cung cấp. Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử được tạo lập bởi Hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an để thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử do cơ quan quản lý Cổng dịch vụ công quyết định.

Khi có thay đổi thông tin danh tính điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất, nhập cảnh cập nhật, đồng bộ thông tin về Hệ thống định danh và xác thực điện tử và thông báo cho cá nhân có danh tính điện tử.

Trường hợp thay đổi thông tin danh tính điện tử chưa được điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất, nhập cảnh thì thực hiện điều chỉnh theo quy định của pháp luật.

Quyết định cũng quy định các trường hợp khóa tài khoản định danh điện tử gồm: Khi chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình; khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ; khi chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản dịch vụ đã thỏa thuận với cơ quan cấp tài khoản định danh điện tử; khi thực hiện xác lập lại hoặc hủy số định danh cá nhân; khi chủ thể danh tính điện tử chết.

Quyết định 34/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 9/11/2021. (VTV.vn 09/11)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh Việt Nam

Ngày 9/11, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố Chỉ số Môi trường kinh doanh EuroCham quý III/2021 (Business Climate Index - BCI) đạt 18,3 điểm phần trăm.

Đây là mức tăng nhẹ nhưng đáng khích lệ so với mức điểm thấp kỷ lục là 15 điểm phần trăm được ghi nhận trong thời kỳ khó khăn nhất của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư hồi tháng 9/2021.

Theo EuroCham, mặc dù vẫn ở mức thấp, nhưng chỉ số BCI vừa công bố cũng đã ghi nhận những cải thiện về triển vọng kinh tế của Việt Nam.

Lãnh đạo các doanh nghiệp và nhà đầu tư châu Âu tham gia khảo sát chỉ số BCI cho thấy sự lạc quan hơn về môi trường kinh doanh của Việt Nam sau khi giãn cách xã hội kết thúc, bắt đầu giai đoạn "bình thường mới", nhất là ở lĩnh vực thương mại và đầu tư.

Theo đó, gần một nửa số lãnh đạo các doanh nghiệp, nhà đầu tư châu Âu tham gia khảo sát dự đoán triển vọng kinh tế Việt Nam sẽ ổn định và cải thiện trong quý tới. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch duy trì hoặc tăng vốn đầu tư trong quý IV/2021 đạt 69%, với dự báo doanh thu cũng tăng.

Tuy nhiên, lãnh đạo các doanh nghiệp và nhà đầu tư châu Âu vẫn đang gặp phải những thách thức trong hoạt động thương mại, đầu tư và vận hành công ty. Khoảng 2/3 số lãnh đạo các doanh nghiệp, nhà đầu tư châu Âu tham gia khảo sát cho biết đang chịu tác động của việc hạn chế di chuyển và tình trạng thiếu người lao động, nhất là lực lượng chuyên gia nước ngoài.

Do đó, nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp, nhà đầu tư châu Âu vẫn thận trọng về việc tuyển dụng nhân sự, đầu tư và dự báo lợi nhuận trong năm 2021. Các công ty vẫn đang áp dụng giải pháp tiếp cận "chờ đợi và xem xét" để bố trí nhân sự như cho phép chuyên gia nước ngoài đã tiêm chủng đầy đủ được bắt đầu công việc trở lại và đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng cho người lao động trong nước.

Chủ tịch EuroCham Alain Cany nhận định, dù BCI vẫn ở mức thấp, nhưng điều quan trọng nhất là chỉ số BCI đang có xu hướng dịch chuyển theo hướng tích cực. Đại dịch COVID-19 ở Việt Nam đã được kiểm soát, sự lạc quan của lãnh đạo các doanh nghiệp và nhà đầu tư châu Âu sẽ tiếp tục tăng khi ngày càng nhiều công ty trở lại hoạt động bình thường và niềm tin của người tiêu dùng tăng lên.

Trong khi đó, ông Thue Quist Thomasen, Giám đốc điều hành YouGov Việt Nam (Công ty khảo sát và thu thập dữ liệu thực hiện chỉ số BCI) đánh giá niềm tin của lãnh đạo các doanh nghiệp vào nhà đầu tư châu Âu đối với triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có một sự gia tăng nhỏ và đáng khích lệ, nhưng các công ty còn quan ngại khi chia sẻ đến hoạt động và kế hoạch trong thời gian tới.

Các lãnh đạo doanh nghiệp và nhà đầu tư châu Âu đang chờ xem những điều kiện và quy định trong điều kiện "bình thường mới" diễn ra như thế nào trước khi đưa ra những cam kết quan trọng về dự án đầu tư hoặc kế hoạch tuyển dụng. (VTV.vn 09/11)Về đầu trang

Đến năm 2030, 95% dân số có thể tiếp cận sân bay trong bán kính 100km

Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Theo đó, đến năm 2030, trên 95% dân số có thể tiếp cận tới sân bay trong bán kính 100km. Quy hoạch nêu rõ, giai đoạn 2021-2030 sẽ ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng thủ đô Hà Nội và vùng TP Hồ Chí Minh; từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu, đầu tư 6 cảng hàng không mới.

Tầm nhìn đến năm 2050, hình thành 29 cảng hàng không, bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế và 15 cảng hàng không quốc nội. Đặc biệt, trong giai đoạn này sẽ hình thành cảng hàng không thứ 2 hỗ trợ cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài về phía đông nam Thủ đô Hà Nội và một số cảng hàng không, sân bay tại các đảo, quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 400.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 22% nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành), được huy động nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Để thực hiện quy hoạch, Bộ GTVT đề xuất nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật (luật và các nghị định liên quan) để có thể huy động nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư theo phương thức nhượng quyền đầu tư, khai thác cảng hàng không. Xây dựng và ban hành quy định về lựa chọn nhà đầu tư đối với công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng cảng hàng không, công trình bảo đảm hoạt động bay, phục vụ dùng chung hàng không dân dụng và quân sự trên đất do quốc phòng quản lý; xây dựng cơ chế chuyển sân bay chuyên dùng thành cảng hàng không quốc nội khi sân bay chuyên dùng có nhu cầu khai thác các chuyến bay thường lệ và có cơ sở hạ tầng bảo đảm phục vụ hành khách công cộng. (VTV.vn 09/11)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Thu ngân sách Nhà nước hơn 1,2 triệu tỷ đồng

Báo cáo mới công bố của Bộ Tài chính cho biết thu ngân sách Nhà nước tháng 10 đạt 133.200 tỷ đồng. Lũy kế thu ngân sách Nhà nước 10 tháng đạt 1,221 triệu tỷ đồng, bằng 90,9% dự toán, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong chiều ngược lại, tổng chi ngân sách Nhà nước tháng 10 đạt 107.300 tỷ đồng. Luỹ kế chi ngân sách Nhà nước 10 tháng đạt 1,149 triệu tỷ đồng, bằng 68,1% dự toán. Như vậy sau 10 tháng đầu năm, ngân sách Nhà nước thặng dư khoảng 72.000 tỷ đồng.

“Do tiến độ chi thấp hơn tiến độ thu ngân sách, nên về tổng thể cân đối Ngân sách Nhà nước 10 tháng có thặng dư. Trong đó, cân đối ngân sách Trung ương bội chi, ngân sách địa phương có thặng dư lớn”, Bộ Tài chính cho biết.

Về chi ngân sách Nhà nước, theo Bộ Tài chính Ước tính đến hết tháng 10/2021, Ngân sách Nhà nước đã chi 31.550 tỷ đồng cho phòng chống dịch và 19.220 tỷ đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xuất 7.940 tỷ đồng từ Quỹ vaccine phòng COVID-19 để mua vaccine.

Cũng theo Bộ Tài chính, Giải ngân vốn đầu tư phát triển 10 tháng năm 2021 đạt 55,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2020 đạt 67,25%). Có 7 Bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 65%; 32/50 Bộ và 21/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 50%.

Về trả nợ của Chính phủ, trong tháng 10/2021, Chính phủ đã trả nợ khoảng 7.308 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước khoảng 3.842 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 3.466 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cho biết thời gian qua đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu Chính phủ để vừa sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước, vừa đảm bảo nguồn thanh toán, chi trả kịp thời các khoản nợ gốc đến hạn và góp phần định hướng sự phát triển của thị trường, cơ cấu lại nợ công.

Lũy kế đến ngày 28/10/2021 đã thực hiện phát hành được 253,86 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 13,34 năm, lãi suất bình quân 2,27%/năm. (VTV.vn 09/11)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Nhiều cán bộ, lãnh đạo ở Quảng Trị bị kỷ luật

Ngày 9/11, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (UBKT) Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa tổ chức họp, xem xét kỷ luật một số cán bộ, đảng viên mắc sai phạm.

Theo đó, kỳ họp này đã tiến hành xem xét đề nghị thi hành kỷ luật Đảng đối với Đảng ủy xã Hải Phúc (nay là xã Ba Lòng, huyện Đakrông), nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Hồ Xuân Hoàng - nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hải Phúc nhiệm kỳ 2015-2020; nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ba Lòng nhiệm kỳ 2020-2025.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, UBKT Tỉnh ủy Quảng Trị quyết định khiển trách đối với Đảng ủy xã Hải Phúc (nay là xã Ba Lòng, huyện Đakrông), nhiệm kỳ 2015-2020 do đã vi phạm quy chế làm việc, buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, để UBND xã thực hiện xét duyệt, đề nghị công nhận quyền sử dụng đất, vi phạm pháp luật về đất đai.

Bên cạnh đó, UBKT Tỉnh ủy Quảng Trị quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015-2020 và nhiệm kỳ 2020-2025 đối với ông Hồ Xuân Hoàng do đã có khuyết điểm, sai phạm trong công tác chỉ đạo, quản lý và thực hiện các thủ tục, ký xác nhận hồ sơ, đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số cá nhân, vi phạm pháp luật về đất đai.

Cũng tại kỳ họp này, UBKT Tỉnh ủy Quảng Trị xem xét đề nghị thi hành kỷ luật Đảng đối với ông Nguyễn Thành Công, Bí thư Chi bộ, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cam Lộ; ông Hoàng Bình, Phó Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cam Lộ.

Qua đó, UBKT Tỉnh ủy Quảng Trị quyết định, khiển trách đối với ông Nguyễn Thành Công do đã vi phạm trong chỉ đạo thực hiện không đúng nguyên tắc quản lý, sử dụng đất, tham mưu UBND huyện cho phép các hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm khác sang đất ở vượt kế hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt, vi phạm pháp luật về đất đai.

Kỷ luật cảnh cáo đối với ông Hoàng Bình do đã vi phạm trong việc chỉ đạo lập, thẩm định hồ sơ, trình UBND huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm khác sang đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện khi chưa đảm bảo đầy đủ trình tự, thủ tục quy định và vượt kế hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt, vi phạm pháp luật về đất đai.

Như Dân trí đã đưa tin, liên quan đến những sai phạm của ông Hồ Xuân Hoàng, ngày 10/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Đakrông đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam ông Hồ Xuân Hoàng - nguyên Chủ tịch UBND xã Ba Lòng và ông Hoàng Đình - cán bộ địa chính xã Ba Lòng để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ. (Dantri.com.vn 09/11)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Nhật Bản hiện là điểm sáng nhất trong bức tranh dịch COVID-19 toàn cầu

Trong 24h qua, Nhật Bản ghi nhận 162 ca mắc COVID-19 mới trên toàn quốc, nhưng không có thêm ca tử vong nào.

Tính đến sáng 9/11, thế giới ghi nhận 251 triệu ca mắc COVID-19 và 5,07 triệu trường hợp tử vong vì đại dịch. Hiện 55/240 quốc gia có dịch vẫn đang chứng kiến số ca mắc mới gia tăng, trong đó Nga, Ukraine và Hy Lạp đã chạm hoặc gần chạm các mốc cao kỷ lục trong 2 năm qua.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với 47.336.577 ca mắc và 775.218 ca tử vong. Tuy nhiên, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đang dần được khôi phục. Sáng 7/11, giải chạy New York City Marathon lần thứ 50 - một trong những giải marathon lớn nhất thế giới, đã được tổ chức sau khi bị hủy bỏ vào năm ngoái vì dịch bệnh. Khoảng 30.000 người đã đăng ký tham gia giải này. Cùng ngày, giải Los Angeles Marathon 2021 cũng đã trở lại, với sự tham gia của 13.000 người đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, sau hai lần bị trì hoãn do dịch COVID-19. Tất cả những người tham gia sự kiện này đều phải tuân thủ các quy định phòng dịch nghiêm ngặt.

Nhiều nước khác cũng đang dần nới lỏng các quy định phòng dịch COVID-19. Tại Đông Nam Á, Singapore sẽ thiết lập thêm làn đi lại dành cho người đã tiêm vaccine (VTL) với 3 quốc gia gồm Malaysia, Phần Lan và Thụy Điển từ ngày 29/11, đồng thời nới lỏng một số biện pháp kiểm soát đường biên giới đối với một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Malaysia và Singapore cũng vừa thông báo sẽ chính thức khởi động VTL giữa hai nước từ ngày 29/11. Theo đó, những du khách đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ có thể đi lại giữa sân bay quốc tế Changi của Singapore và sân bay quốc tế Kuala Lumpur của Malaysia. Những du khách này chỉ phải xét nghiệm COVID-19 sau khi nhập cảnh, nếu âm tính sẽ không phải cách ly.

Hôm qua, Indonesia đã quyết định tiếp tục kéo dài lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng cấp độ 1 đến 2 bên ngoài hai hòn đảo Java và Bali thêm hai tuần, từ hôm nay đến ngày 22/11. Quyết định được đưa ra dù tình hình dịch bệnh đã được cải thiện. Số ca mắc COVID-19 bắt đầu xu hướng giảm kể từ đầu tháng 8 vừa qua. Kể từ ngày 29/9, Indonesia không ghi nhận số ca mắc mới vượt quá 2.000 ca/ngày. Tuy nhiên, Chính phủ Indonesia vẫn tiếp tục đề cao cảnh giác trước nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ ba dự báo trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới sắp tới.

Indonesia bắt đầu áp dụng dài lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng cấp độ 1 đến 4 vào ngày 3/7 vừa qua và đến nay đã gia hạn biện pháp phòng dịch này 12 lần.

Tại Campuchia, chính phủ nước này đã cho phép tổ chức tiệc cưới tối đa 200 khách mời tham dự và nếu tính cả phục vụ và đầu bếp, tổng số người có mặt trong tiệc cưới có thể lên tới khoảng 250 người. Các quán karaoke, sàn nhảy và quán bar được phép mở cửa từ ngày 30/11.

Trong khi đó, Nhật Bản từ ngày 8/11 bắt đầu cấp phép nhập cảnh cho các doanh nhân, du học sinh và thực tập sinh nước ngoài. Điều kiện để các đối tượng trên nhập cảnh là các tổ chức tiếp nhận, trong đó có doanh nghiệp và các trường đại học, phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng những người nhập cảnh tuân thủ các quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Nhật Bản. Bên cạnh đó, tổ chức tiếp nhận phải nộp đủ hồ sơ xin cấp phép, trong đó có bản cam kết và kế hoạch hoạt động của người nhập cảnh, lên các bộ, ngành liên quan của Chính phủ Nhật Bản. Riêng đối với các doanh nhân nước ngoài, Nhật Bản sẽ rút ngắn thời gian cách ly bắt buộc đối với các đối tượng này từ 10 ngày xuống còn 3 ngày với điều kiện họ đã tiêm đủ hai mũi vaccine phòng COVID-19. Các loại vaccine được Nhật Bản cấp phép lưu hành là vaccine của Pfizer, Moderna và AstraZeneca.

Nhật Bản là điểm sáng nhất trong bức tranh tình hình dịch COVID-19 toàn cầu trong 24 giờ qua khi nước này lần đầu không có ca tử vong kể từ tháng 8/2020. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến số ca tử vong ở Nhật Bản giảm mạnh chủ yếu là nhờ những tiến bộ trong chương trình tiêm phòng COVID-19 và đưa vào sử dụng các loại thuốc điều trị, trong đó có hỗn hợp kháng thể đơn dòng Ronapreve để chữa trị cho các bệnh nhân COVID-19 ngoại trú tại một số cơ sở y tế giới hạn.

Tuy nhiên, tại một số nước như Pháp và Trung Quốc, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lây lan, buộc nhà chức trách phải siết chặt các quy định phòng dịch. Theo đó, từ ngày 8/11, học sinh các trường tiểu học tại 40/101 tỉnh của Pháp - trong đó có các vùng phụ cận thủ đô Paris và thành phố Marseille ở miền Nam, sẽ phải đeo khẩu trang trong lớp sau chưa đầy một tháng được dỡ bỏ quy định này. Học sinh khối trung học cơ sở vẫn bắt buộc phải tuân thủ quy định đeo khẩu trang.

Phát biểu trên đài France Info, Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer cho rằng quy định bắt buộc đeo khẩu trang là "cần thiết". Theo quy định phòng dịch COVID-19 của Chính phủ Pháp, học sinh tiểu học sẽ phải đeo khẩu trang trong lớp khi tỷ lệ lây nhiễm ở mức 50 ca/100.000 dân trong 5 ngày liên tiếp.

Trong khi đó, cùng ngày 8/11, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đã kêu gọi các cơ sở giáo dục mầm non cho trẻ dưới 3 tuổi tăng cường các biện pháp ứng phó với đại dịch COVID-19 trong mùa Đông. NHC cho rằng hầu hết trẻ em có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn do thường xuyên ở trong không gian kín vào mùa Đông. Do đó, các nhà trẻ trên toàn quốc cần siết chặt quản lý nhân viên, theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ em, đảm bảo thông gió và vệ sinh đồng thời tăng cường theo dõi các bệnh truyền nhiễm khác như cúm.

Để giải quyết tình trạng bệnh nhân bị ùn ứ do dịch COVID-19, Chính phủ Anh sẽ chi thêm gần 250 triệu bảng (hơn 330 triệu USD) cho Cơ quan dịch vụ y tế quốc gia NHS trong một năm tới. Khoản đầu tư bổ sung này sẽ được chi cho các công nghệ mới nhất để cải thiện năng lực kiểm tra, xét nghiệm, chiếu chụp… qua đó giúp đẩy nhanh tốc độ chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Dịch vụ y tế quốc gia Anh đang phải đối mặt với mùa Đông khác thường, khi số ca mắc COVID-19 và cúm mùa gia tăng, dẫn đến nhu cầu cao về các dịch vụ khẩn cấp, trong khi phải tiếp tục thực hiện chương trình tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử dịch vụ y tế.

Tại Đức, tỷ lệ mắc COVID-19 tính trên 100.000 người trong tuần qua đã tăng lên 201,1. Đây là con số cao đáng báo động kể từ khi đại dịch bùng phát ở nước này. Tỷ lệ trên đã vượt qua mức cao nhất từng được ghi nhận vào tháng 12 năm ngoái là 197,6. Riêng tại bang Saxony ở phía đông, tỷ lệ này lên tới 491,3, cao hơn gấp đôi trung bình toàn quốc.

Cột mốc đáng lo ngại được ghi nhận khi tỷ lệ tiêm chủng ở Đức hiện ở mức dưới 70%, trong khi nước này đang đối mặt làn sóng dịch bệnh thứ tư, tỷ lệ người đi tiêm chủng giảm dần và một số lượng đáng kể người dân từ 18-59 tuổi vẫn chưa tiêm vaccine.

Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng tại Auckland, thành phố lớn nhất New Zealand đã sắp đạt mốc 90%. Từ 10/11, thành phố này sẽ nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 như cho phép mở cửa các trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ, thư viện, bảo tàng và vườn thú; tối đa 25 người được tụ tập ngoài trời... Tuy nhiên, các địa điểm có nguy cơ lây lan dịch bệnh cao như rạp chiếu phim và phòng tập thể dục vẫn phải đóng cửa.

Ngoài ra, từ cuối tháng này, thành phố Auckland cũng sẽ được gỡ phong tỏa để chuyển sang áp dụng Khung bảo vệ COVID-19 mới, hay "hệ thống đèn giao thông" mới được Chính phủ New Zealand công bố gần đây. (VTV.vn 09/11)Về đầu trang

Singapore thu viện phí với bệnh nhân COVID-19 chọn không tiêm phòng

Theo Bộ Y tế Singapore, hiện những người không tiêm vaccine chiếm phần lớn trong số các ca mắc COVID-19 chuyển nặng cần phải điều trị tích cực.

Bộ Y tế Singapore cho biết, bắt đầu từ ngày 8/12 tới, tất cả những người đã lựa chọn không tiêm vaccine ngừa COVID-19 dù đủ điều kiện sức khỏe, nếu bị mắc bệnh và nhập viện, sẽ phải tự thanh toán toàn bộ chi phí điều trị.

Bộ Y tế Singapore cho biết, hiện những người không tiêm vaccine chiếm phần lớn trong số các ca mắc COVID-19 chuyển nặng cần phải điều trị tích cực, làm gia tăng sức ép cho hệ thống y tế. Vì thế, bộ này sẽ áp dụng quy tắc mới đối với những người kiên quyết nói không với vaccine ngừa COVID-19.

Hiện chính phủ Singapore đang hỗ trợ thanh toán phí điều trị COVID-19 cho tất cả người dân, những người có thẻ thường trú dài hạn và những người Singapore có kết quả xét nghiệm dương tính ngay sau khi ở nước ngoài trở về. (VTV.vn 09/11)Về đầu trang ./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More