Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 26-11-2020

Post date: 26/11/2020

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.                Nhiều cán bộ công chức “mua” bằng tiếng Anh giả của Đại học Đông Đô. 1

2.                Xem xét trách nhiệm các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ GÐ&ÐT. 3

3.                55 người mua bằng giả để làm tiến sĩ: Hết biết...! 3

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 4

4.                Phó Thủ tướng: Số hóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển. 4

5.                Bí thư Nguyễn Văn Nên: Muốn mời gọi đầu tư mới phải đối xử thật tốt với nhà đầu tư hiện tại 6

6.                Truyền thông Arab: "Việt Nam là kỳ tích châu Á mới". 7

7.                Giá ô tô tại Việt Nam đang “gánh” loại thuế, phí nào nhiều nhất?. 8

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 9

8.                Tham nhũng không có cái nào vặt 9

9.                Quyết định không dễ dàng. 10

QUẢN LÝ.. 11

10.            Chấm dứt nợ đọng văn bản, chống lợi ích nhóm.. 11

11.            Ngân hàng phải cấp thông tin tài khoản khách hàng cho cơ quan thuế: Tổng cục Thuế nói gì?. 12

12.            Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Cán bộ phạm luật phải xử nghiêm hơn dân. 13

13.            Thanh Hóa chỉ đạo kiểm tra việc xét tuyển viên chức tại Chi cục Kiểm lâm.. 14

14.            109 phôi sổ đỏ ở Hải Phòng biến mất 15

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 15

15.            TPHCM: Mở rộng kênh tương tác với người dân. 15

16.            Thái Nguyên xây dựng đô thị thông minh. 16

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 17

17.            Quảng Ngãi không còn khả năng cân đối ngân sách năm 2020. 17

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 18

18.            Kỷ luật 8 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. 18

THẾ GIỚI 19

19.            Thống đốc New York chỉ trích báo giới “thiếu tôn trọng” ông Trump. 19

 TIÊU ĐIỂM

Nhiều cán bộ công chức “mua” bằng tiếng Anh giả của Đại học Đông Đô

Trường Đại học Đông Đô đã cấp hơn 600 bằng cử nhân tiếng Anh giả (hệ văn bằng 2), trong đó có nhiều người “mua” bằng là cán bộ công chức nhà nước. Đáng chú ý có 55 trường hợp sử dụng bằng giả này để xét tuyển nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án.

 Cơ quan điều tra vừa đề nghị truy tố các bị can: Dương Văn Hòa, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô; Trần Kim Oanh, nguyên phó hiệu trưởng; Lê Ngọc Hà, phó hiệu trưởng; Trần Ngọc Quang, phó trưởng phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên; Phạm Vân Thùy, cán bộ nhà trường, cùng 5 người khác.

 Kết luận điều tra đã làm rõ đường dây cấp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh "chui" đã "vươn vòi" đến nhiều tỉnh thành để liên kết các cơ sở đào tạo và cấp bằng "chui".

 Theo kết luận điều tra, lợi dụng sơ hở, thiếu sót của Bộ GD-ĐT trong công tác quản lý việc tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng đối với hệ văn bằng 2, bị can Trần Khắc Hùng (chủ tịch HĐQT Trường Đại học Đông Đô, hiện đang bỏ trốn) và đồng phạm đã tuyển sinh và cấp bằng cho hàng trăm trường hợp mà không cần phải học.

 Căn cứ tài liệu thu giữ được, Cơ quan điều tra xác định ĐH Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh cho 626 trường hợp nhưng chỉ có 216 trường hợp có thông tin để xác minh.

 Kết quả xác minh xác định trong số 216 trường hợp nêu trên có tới 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng; 23 người có tham gia học tập tại các cơ sở nhưng do ĐH Đông Đô chưa được cấp phép đào tạo văn bằng 2 nên số bằng đã cấp cho những người này không có giá trị.

 Đối với 193 người được Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả, có 60 người đã sử dụng bằng. Đáng chú ý có 55 trường hợp sử dụng bằng giả này để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, 1 trường hợp làm điều kiện bảo vệ thạc sĩ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp thi tuyển công chức, 2 trường hợp kê khai vào hồ sơ cán bộ...

 Cơ quan An ninh điều tra đã có văn bản kiến nghị các cơ quan chủ quản xử lý cán bộ vi phạm theo quy định đối với 58 trường hợp sử dụng bằng giả của ĐH Đông Đô.

 Đối với các trường hợp chưa sử dụng bằng, Cơ quan điều tra đã có văn bản đề nghị Bộ GD-ĐT có quyết định hủy bỏ, thu hồi các bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh hệ văn bằng 2 chính quy đã cấp cho các cá nhân không đúng quy định và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Tiếng Anh do ĐH Đông Đô cấp không có giá trị.

 Theo kết luận điều tra, quá trình hoạt động, ĐH Đông Đô chưa được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo văn bằng 2. Tuy nhiên từ năm 2015, bộ đã thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và cho đăng tải đề án tuyển sinh của ĐH Đông Đô lên Cổng thông tin tuyển sinh của bộ, trong đó có cả chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.

 Cụ thể, Trường đại học Đông Đô có công văn gửi Vụ Kế hoạch tài chính báo cáo thống kê năm học 2014-2015 và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015, trong đó không đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh hệ văn bằng 2 chính quy. Tuy nhiên Bộ GD-ĐT lại có thông báo chỉ tiêu tuyển sinh của ĐH Đông Đô, trong đó có 500 chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.

 Tiếp đó năm 2016, ĐH Đông Đô có công văn gửi bộ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, trong đó đăng ký 150 chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy. Sau đó Bộ GD-ĐT có thông báo gửi ĐH Đông Đô về việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016, trong đó có 150 chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy…

 Cơ quan An ninh điều tra cho rằng những vi phạm này cần làm rõ trách nhiệm liên quan để xử lý. Do đã hết thời hạn điều tra vụ án, Cơ quan An ninh đã tách nội dung này ra để xem xét, xử lý sau. (Tuoitre.vn 24/11, Thân Hoàng)Về đầu trang

Xem xét trách nhiệm các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ GÐ&ÐT

Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an xác định có 60 trường hợp sử dụng bằng cử nhân tiếng Anh giả (hệ văn bằng 2) do Đại học Đông Đô cấp, trong đó có 55 người dùng bằng này để làm luận án tiến sỹ.

 Vẫn theo kết luận điều tra, toàn bộ 193 bằng giả do Đại học Đông Đô cấp đều do Dương Văn Hòa ký với tư cách Hiệu trưởng. Cơ quan điều tra đã thu giữ được 177 bằng giả, trong đó có 67 bản chính, 110 bản photo và 84 bảng điểm khóa học.

 Đối với 193 trường hợp được Đại học Đông Đô cấp bằng giả, có 60 trường hợp sử dụng bằng giả này, trong đó có 55 người sử dụng để nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sỹ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp thi công chức, 2 trường hợp khai vào hồ sơ cán bộ, 1 trường hợp nộp hồ sơ xét tuyển thạc sỹ.

 Từ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra đã kiến nghị các cơ quan chủ quản xử lý cán bộ theo quy định đối với 58 người, 2 trường hợp còn lại một người đã chết, người còn lại xin thôi không học thạc sỹ trước khi Cơ quan điều tra khởi tố vụ án nên không kiến nghị xử lý. Các trường hợp chưa sử dụng bằng, Cơ quan điều tra đã có văn bản đề nghị Bộ GĐ&ĐT có quyết định hủy bỏ, thu hồi và thông báo về việc bằng cử nhân văn bằng 2 ngành ngôn ngữ tiếng Anh do Đại học Đông Đô cấp không có giá trị.

 Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng làm rõ, mặc dù Đại học Đông Đô không được cấp phép đào tạo văn bằng 2 nhưng từ năm 2015, Bộ GĐ&ĐT vẫn cho đăng tải thông báo chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy của trường này lên Cổng thông tin của Bộ.

 “Việc các đơn vị, cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch tổng hợp và Vụ Giáo dục đại học thực hiện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh trong đó có chỉ tiêu văn bằng 2 lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GĐ&ĐT cho trường Đại học Đông Đô trong khi trường này chưa được Bộ GĐ&ĐT cấp phép là có dấu hiệu vi phạm quy định về đào tạo cấp bằng đại học thứ 2 của Bộ trưởng Bộ GĐ&ĐT. Cần làm rõ trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật” - kết luận điều tra nêu rõ.

 Tuy nhiên, do đã hết thời hạn điều tra vụ án nên Cơ quan điều tra quyết định bóc tách hành vi này để xem xét, xử lý sau. (Tienphong.vn 25/11, Huê Nghiêm)Về đầu trang

55 người mua bằng giả để làm tiến sĩ: Hết biết...!

Vụ án bán bằng ngoại ngữ văn bằng 2 giả mạo đã phát hiện có 55 người mua để phục vụ việc làm nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án.

 Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa thông báo kết luận điều tra vụ án "Giả mạo trong công tác” tại trường ĐH Đông Đô, đề nghị truy tố các bị can: Dương Văn Hòa, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô; Trần Kim Oanh, nguyên Phó Hiệu trưởng; Lê Ngọc Hà, Phó Hiệu trưởng; Trần Ngọc Quang, Phó trưởng phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên; Phạm Vân Thùy, cán bộ nhà trường, cùng 5 người khác.

 Theo kết luận điều tra, lợi dụng sơ hở, thiếu sót của Bộ GD-ĐT trong công tác quản lý việc tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng đối với hệ văn bằng 2, bị can Trần Khắc Hùng (chủ tịch HĐQT Trường Đại học Đông Đô, hiện đang bỏ trốn) và đồng phạm đã tuyển sinh và cấp bằng cho hàng trăm trường hợp mà không cần phải học.

 Căn cứ tài liệu thu giữ được, CQĐT xác định ĐH Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh cho 626 trường hợp nhưng chỉ có 216 trường hợp có thông tin để xác minh. Kết quả xác minh xác định trong số 216 trường hợp nêu trên có tới 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng; 23 người có tham gia học tập tại các cơ sở nhưng do ĐH Đông Đô chưa được cấp phép đào tạo văn bằng 2 nên số bằng đã cấp cho những người này không có giá trị.

 Đối với 193 người được Trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả, có 60 người đã sử dụng bằng. Đáng chú ý có 55 trường hợp sử dụng bằng giả này để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, 1 trường hợp làm điều kiện bảo vệ thạc sĩ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp thi tuyển công chức, 2 trường hợp kê khai vào hồ sơ cán bộ...

 Thật là một thông tin đọc mà khó chịu. Trong 60 người đã sử dụng bằng có tới 55 người phục vụ bằng giả cho việc xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ. Tức là những “người thật-bằng giả” này đến nửa chữ Tiếng Anh cũng không biết, và họ ung dung “mua bằng” để vượt qua tiêu chuẩn về ngoại ngữ-một tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng trong việc làm nghiên cứu sinh.

 Nếu có 1 từ để chỉ những người học rởm là “tiến sĩ giấy” thì chắc những vị tiến sĩ này phải là “tiến sĩ giấy lộn”. Bởi họ trắng trợn mua bằng, làm giả chứng chỉ để lừa lọc, nhằm tiến thân. Với những kẻ không có đủ tư cách và lòng trung thực ấy mà lại tham gia vào “nghiên cứu khoa học” để trở thành tiến sĩ rồi từng bước leo cao, tiến xa trên con đường quan trường thì thực sự nguy hại cho xã hội.

 Bởi vậy, rất nhiều ý kiến trên cộng đồng mạng yêu cầu phải công khai danh tính 55 cán bộ đã mua bằng giả để phục vụ cho việc làm luận án tiến sĩ này, xem hiện nay họ đang công tác ở đơn vị nào, đảm nhiệm vị trí gì.

 Nếu không làm triệt để những vụ mua bằng giả để tiến thân này, mọi chuyện rồi lại sẽ như “đá ném ao bèo”, chìm vào quên lãng rồi đâu sẽ lại vào đấy. (Baodatviet.vn 25/11, Mi An)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Phó Thủ tướng: Số hóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

Phát biểu tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2020 (Vietnam Venture Summit) với chủ đề "Going Digital - Dịch chuyển số" tổ chức sáng 25/11 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Việt Nam bắt đầu kết nối và đẩy mạnh ứng dụng kinh tế số, Chính phủ đang chỉ đạo cập nhật thông tin, số hóa.

 Phó Thủ tướng cho rằng sự góp sức đồng lòng của cả cộng đồng doanh nghiệp sẽ tạo ra sự đồng bộ và số hóa sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển.

 Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cách thích ứng tốt nhất mà chúng ta có thể làm là dự liệu tương lai một cách dài hơi và sát với hiện thực. Chương trình chuyển dịch số tại các cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng được triển khai sẽ tạo ra sự chuyển dịch tốt, mang lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế và có những bước tiến vững chắc để cùng nhau đưa Việt Nam phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

 Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết đây là lần thứ hai diễn đàn được tổ chức. Chủ đề năm nay là “Dịch chuyển số” nhằm phản ánh những đổi mới công nghệ, những chuyển động thị trường kinh tế số trong bối cảnh đặc biệt của năm 2020.

 Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2020 có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tìm lời giải và cơ hội cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam hội nhập quốc tế.

 Diễn đàn cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư kết nối với các doanh nghiệp khởi nghiệp có ý tưởng độc đáo, tiềm năng. Với sự hỗ trợ của các bộ, ban, ngành, chuyên gia trong và ngoài nước, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam sẽ tìm ra hướng đi và sẽ có nhiều dự án thành công trong thời gian tới.

 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đã khẳng định chủ trương phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lấy doanh nghiệp làm trung tâm.

 Với vai trò là cơ quan tham mưu, hoạch định chính sách về phát triển kinh tế-xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động cụ thể hóa chủ trương, định hướng của Đảng trong từng chính sách và hành động cụ thể. 

Bộ đang chủ trì xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030; trong đó, xác định hai trụ cột quan trọng tạo động lực bứt phá cho phát triển kinh tế-xã hội cho giai đoạn tới - khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển con người.

 Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 cũng đã xác định định hướng hoàn tất quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập theo thông lệ quốc tế đồng thời xây dựng, hoàn thiện, thử nghiệm khung khổ pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số...

 "Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục giới thiệu một sáng kiến hợp tác cụ thể với các quỹ đầu tư trong và ngoài nước nhằm tối ưu hóa các nguồn lực đưa vào đổi mới sáng tạo. Đó là cam kết của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia để đồng hành cùng các quỹ đầu tư. Cụ thể, những doanh nghiệp khởi nghiệp được các Quỹ đầu tư rót vốn sẽ là các doanh nghiệp được Trung tâm tiếp nhận, hỗ trợ. Với việc triển khai sáng kiến này, Trung tâm dự kiến trong giai đoạn tới sẽ hỗ trợ, đưa vào thị trường hàng tỷ USD đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo," Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định. (TTXVN/VietnamPlus.vn 25/11)Về đầu trang

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Muốn mời gọi đầu tư mới phải đối xử thật tốt với nhà đầu tư hiện tại

Sáng 25-11, ông Nguyễn Thiện Nhân - ủy viên Bộ Chính trị được phân công theo dõi, chỉ đạo Thành ủy TP.HCM và bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng đoàn công tác TP đã có buổi tham quan và làm việc với Khu công nghệ cao (KCNC) TP.HCM.

 Trước buổi làm việc, đoàn đã đi tham quan và làm việc với Công ty TNHH Intel Products Việt Nam và Công ty TNHH Công nghệ sinh học dược Nanogen TP.HCM.

 Phát biểu kết luận buổi làm việc, bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá cao quá trình hình thành và phát triển của KCNC TP với nhiều thành tựu đáng trân trọng đóng góp cho sự phát triển của TP.

 Trong đó bí thư Nên đặc biệt nhấn mạnh về hiệu quả sử dụng đất, năng suất lao động, xuất nhập khẩu. Cùng với đó là sức lan tỏa và tạo nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ, các nhà khoa học - kỹ thuật, doanh nghiệp về phát triển khoa học công nghệ, kích thích đổi mới sáng tạo TP.

 Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Văn Nên đề nghị KCNC TP quan tâm đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ. Mặt khác, quan tâm đặc biệt, chăm sóc kỹ trong việc kết nối 3 nhà gồm nhà doanh nghiệp, nhà trường và Ban Quản lý KCNC TP.

 Trong đó chú ý việc tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp đang đầu tư tại Khu Công nghệ cao cho tốt. Bởi theo Bí thư Nên, nếu muốn xúc tiến, mời gọi nhà đầu tư mới trước hết phải đối xử thật tốt với những nhà đầu tư hiện tại sẽ hơn 1.000 lần đi xúc tiến.

Đồng thời, Bí thư Nên cũng đề nghị, Ban Quản lý KCNC giữ nguồn nhân lực để họ gắn bó lâu dài. Mặt khác, tiếp tục phát huy vị trí thuận lợi của KCNC TP để làm sao xứng đáng với sự chọn lựa và tạo sự hấp dẫn của TP, tài sản quý báu của chúng ta.

 Nói đến các kiến nghị của Ban quản lý KCNC, Bí thư Thành ủy TP cho rằng các kiến nghị cũng chỉ xoay quanh là "tháo gỡ" vướng mắc. Vì vậy, mong muốn cán bộ các sở, ngành trên từng cương vị công việc hoàn thành công việc được giao để góp phần cho sự phát triển. 

Trao đổi tại buổi làm việc, ủy viên Bộ Chính trị, theo dõi, chỉ đạo Đảng bộ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, KCNC TP là hạt nhân phát triển kinh tế của TP trong thời gian tới. Cho nên, Thành ủy, UBND TP nắm bắt các điều kiện, chia sẻ thành công, góp phần tháo gỡ nhanh ách tắc cho Khu Công nghệ cao TP.

 Mặt khác, ông Nhân đề nghị Ban Quản lý KCNC TP xem lại quy chế cũ và trình Đề án để UBND TP ủy quyền cho Ban Quản lý KCNC xử lý những công việc thuộc thẩm quyền hoặc hình thành Tổ công tác do phó chủ tịch UBND TP làm tổ trưởng theo dõi để đẩy nhanh xử lý các công việc thuộc KCNC. (Tuoitre.vn 25/11)Về đầu trang

Truyền thông Arab: "Việt Nam là kỳ tích châu Á mới"

Nhiều tờ báo của Arab đã lấy lại bài viết "Liệu Việt Nam có phải là kỳ tích châu Á tiếp theo?" của tờ The New York Times (Mỹ) và đăng tải bằng tiếng Arab.

 Ngay sau khi ca đầu tiên trên thế giới mắc COVID-19 được công bố, Việt Nam đã cảnh giác và kịp thời ngăn chặn sự lây lan của dịch. Chính vì vậy, tỷ lệ tử vong do mắc COVID-19 của Việt Nam ở mức thấp nhất trên thế giới, khoảng một người chết trên một triệu người. 

Việc ngăn chặn dịch bệnh thành công đã cho phép Việt Nam nhanh chóng khôi phục lại các hoạt động thương mại và nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm nay.

 Nhiều tờ báo của Arab đã lấy lại bài viết "Liệu Việt Nam có phải là kỳ tích châu Á tiếp theo?" của tờ The New York Times (Mỹ) và đăng tải bằng tiếng Arab. Bài báo phân tích việc ngăn chặn đại dịch đã cho phép Việt Nam mở cửa nền kinh tế trở lại và hiện được dự báo sẽ phát triển nhanh nhất thế giới trong năm nay.

 Bởi trong khi nhiều quốc gia phải chịu thất bại kinh tế lớn và phải vay từ Quỹ tiền tệ quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ 3% hàng năm và có lẽ đáng ngạc nhiên hơn là tăng trưởng được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại kỷ lục bất chấp sự sụp đổ của thương mại toàn cầu.

 Trên thực tế, Việt Nam đã nỗ lực để đạt được sự phát triển này trong một thời gian dài và đã thoát nghèo nhờ mở cửa thương mại và đầu tư, trở thành một trung tâm sức mạnh. Những kỳ tích châu Á đầu tiên mà Việt Nam đạt được là mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20%, tương đương gấp đôi mức trung bình ở các nước thu nhập thấp hoặc trung bình vào thời điểm đó. Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng tương tự trong 3 thập kỷ.

 Việt Nam phân bổ nguồn lực để chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho xuất khẩu, bằng cách xây dựng đường xá và cảng, xây dựng trường học để đào tạo nhân lực và Chính phủ cũng đầu tư khoảng 8% GDP hàng năm vào các dự án xây dựng mới. Việt Nam hiện nay đạt điểm cao nhất về chất lượng cơ sở hạ tầng của bất kỳ quốc gia nào ở giai đoạn phát triển tương tự.

 Trong năm năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trung bình hơn 6% GDP của Việt Nam, tỷ lệ cao nhất so với bất kỳ quốc gia mới nổi nào. Hầu hết các khoản đầu tư này đều hướng tới việc xây dựng các cơ sở sản xuất và cơ sở hạ tầng liên quan. Những phép lạ cũ giúp xây dựng những điều mới ở Việt Nam.

 Việt Nam đã trở thành điểm đến ưa thích của các công ty sản xuất hàng xuất khẩu. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm ở Việt Nam đã tăng gấp 5 lần kể từ cuối những năm 1980, đạt gần 3.000 USD/người. Lực lượng lao động có trình độ này đang giúp Việt Nam leo lên "đỉnh của kim tự tháp", có lẽ nhanh hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào trong việc sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Công nghệ đã giúp quần áo và dệt may trở thành mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong năm 2015 và chiếm phần lớn thặng dư thương mại kỷ lục của năm nay.

 Trong kỷ nguyên chủ nghĩa bảo hộ, Việt Nam đã ký kết hơn một chục hiệp định thương mại tự do trong đó có hiệp định lịch sử vừa được ký kết với Liên minh châu Âu. Trong 5 năm qua, không có quốc gia lớn nào tăng gấp đôi tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu nhiều hơn Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã thành công với việc thông qua các chính sách kinh tế cởi mở và quản lý tài chính hợp lý.

 Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ cho đến nay. Quả thực, con đường phát triển nào cũng có rủi ro, nhưng Việt Nam hiện tại như một kỳ tích của một thời đại đã qua, đang vươn mình tới thịnh vượng tương lai. (VTV.vn 25/11)Về đầu trang

Giá ô tô tại Việt Nam đang “gánh” loại thuế, phí nào nhiều nhất?

Hiện một chiếc xe ô tô ở Việt Nam trung bình phải gánh từ 3 - 4 loại thuế phí khác nhau, hầu hết ở mức cao.

 Hiện có 4 loại thuế phí đang chi phối giá xe hơi tại Việt Nam, bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và phí trước bạ. Đối với doanh nghiệp ô tô, thuế nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt cho linh kiện, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí thuê mặt bằng, chạy quảng cáo cũng được tính hết vào giá xe.

 Riêng đối với xe nhập khẩu, Việt Nam đang áp dụng từ 56% đến 74% thuế suất thuế nhập khẩu/giá khai báo xe hơi nhập nguyên chiếc về Việt Nam từ các thị trường xe trên thế giới. Riêng các nước ASEAN, như Thái Lan, Indonesia, do Việt Nam và các nước đã thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ năm 2015 nên Việt Nam bỏ thuế nhập xe hơi nguyên chiếc từ các nước ASEAN hồi năm 2018.

 Các dòng xe của Đức, Pháp, Nhật, Ý, Hàn Quốc đều đang phải chịu mức thuế nhập rất cao từ 56% đến 74% giá trị xe, khiến giá bán xe tăng từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng/chiếc.

 Đối với những mẫu xe từ ASEAN, không phải chịu thuế nhập khẩu từ 30-40% như trước năm 2018. Tuy nhiên, do lợi nhuận từ thị trường nên các doanh nghiệp nhập xe vẫn duy trì mức giá bán xe cao.

 Đối với xe lắp ráp trong nước, trước khi Nghị định 57/2020 của Chính phủ, các doanh nghiệp lắp ráp xe hơi vẫn phải nộp thuế nhập linh kiện về lắp ráp trong nước. Mức thuế suất trung bình là 30% đến 45% tùy theo loại linh kiện hoặc cụm linh kiện xe hơi nhập khẩu về Việt Nam.

 Thông thường, theo các doanh nghiệp xe hơi, mức thuế nhập khẩu linh kiện khiến họ gặp khó vì đội chi phí sản xuất lên cao, trong khi sản phẩm cùng loại ở trong nước không sản xuất hoặc khó đáp ứng theo chuỗi của doanh nghiệp ô tô.

 Một loại thuế mà các mẫu xe dưới 9 chỗ ngồi tại Việt Nam đều phải nộp là thuế tiêu thụ đặc biệt. Đây có lẽ là loại thuế ảnh hưởng lớn, khó thay đổi ở Việt Nam. Hiện mức thấp nhất áp dụng cho mẫu xe có dung tích xy lanh dưới 1.5L là 35% và cao nhất là 150% đối với xe có dung tích xy lanh cao trên 6.0L.

 Các loại xe hơi dù được sản xuất trong nước, nhập khẩu về Việt Nam đều phải nộp thuế này. Với mức thuế áp dụng tăng lũy tiến theo dung tích, người mua xe có dung tích xy lanh từ 2.5L trở lên sẽ cảm nhận được sức nặng của chính sách thuế này lên giá bán. Đây cũng là lý do, các mẫu xe ở Việt Nam thường đắt hơn so với các mẫu tương tự tại các nước khác.

 Là sắc thuế điều chỉnh hành vi tiêu dùng, gián thu vào người mua hàng, thuế tiêu thụ đặc biệt trở thành công cụ để hạn chế tiêu dùng, tăng ngân sách, hạn chế nhập siêu... Tuy nhiên, đây là chính sách được nhiều nước bãi bỏ đối với xe có dung tích xy lanh nhỏ, công suất thấp, đặc biệt đối với những nước khuyến khích sản xuất xe hơi cá nhân như: Australia, New Zealand, Philippines...

 Loại thuế phí cuối cùng là phí trước bạ. Hiện mức thuế trước bạ thông thường là 10% đến 12%. Thời gian qua, Chính phủ đã miễn giảm 50% phí trước bạ cho người mua xe lắp ráp, sản xuất trong nước khiến người mua xe được lợi từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. (VTV.vn 24/11)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Tham nhũng không có cái nào vặt

Đây là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư T.Ư Đảng - Bí thư Thành ủy TP.HCM, khi trả lời kiến nghị của cử tri ngày 23.11 về “tham nhũng vặt” ở một bộ phận cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết hồ sơ hành chính. Chính vì “tham nhũng không có cái nào vặt”, ông Nên cho rằng, nó cần được xử lý kịp thời.

 Luật pháp không định khung với “tham nhũng vặt”. Nhưng hành vi này được mặc nhiên thừa nhận trong rất nhiều báo cáo chính thức để chỉ việc nhận những khoản tiền, vật chất giá trị nhỏ, khoản hối lộ chưa đến mức truy cứu hình sự của cán bộ, công chức khi giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân.

 Có lẽ, chính việc chúng ta mặc nhiên coi hành vi ấy là “vặt”, là chuyện bình thường, không quan trọng nên bao năm tháng nay, việc chống tham nhũng vặt chưa bao giờ có chuyển biến.

Tham nhũng vặt diễn ra hằng ngày, mọi nơi, mọi lúc: Xe tải, xe khách quá tải trên quốc lộ được “thông cảm” bằng mãi lộ vài trăm nghìn đồng; Hồ sơ nộp xong bị trả về làm lại, lại nộp, lại làm lại... nhưng nếu kín đáo kẹp vài trăm nghìn, sự thể sẽ khác.

 Tham nhũng vặt do đó nuôi dưỡng những cán bộ, công chức hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu người dân. Từ hạch sách hồ sơ cấp phép xây dựng để kiếm vài triệu nhỏ, đến nhận vài trăm triệu để bỏ qua sai phạm khi đi thanh tra xây dựng địa phương hay “vận dụng” cấp phép sai quy hoạch kiếm vài tỉ đồng chỉ là một bước rất nhỏ.

 Và rõ ràng, những hành vi hạch sách, nhũng nhiễu của cán bộ công chức trong phục vụ công dân chưa bao giờ là nhỏ, và càng không thể gọi là “vặt”. Vì từng khoản tiền nhỏ “bôi trơn” ấy nó làm mất lòng tin của người dân với những giá trị xã hội, vào chính quyền. Nó không chỉ hủy hoại phẩm chất cán bộ, công chức mà còn làm méo mó hình ảnh của một đất nước đang nỗ lực phát triển và hội nhập.

 Nhưng có lẽ ông Nên là quan chức cấp cao đầu tiên thẳng thắn thừa nhận sự nhũng nhiễu của cán bộ công chức khi giải quyết thủ tục với dân không thể coi là chuyện “ăn vặt”. Những “phong bì” giá trị cực nhỏ mà từng cán bộ, công chức nhận từ người dân, doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục hành chính sẽ trở thành những tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ. Với tư duy này, hy vọng chúng ta sẽ sớm nhìn thấy sự chuyển biến trong việc ngăn chặn “tham nhũng vặt”.

 Về mặt lý thuyết, để giải quyết nạn tham nhũng vặt, phải xóa bỏ được xin - cho, công khai hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình và thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Nhưng quan trọng nhất vẫn là con người, vì suy cho cùng, con người quyết định thủ tục và thái độ hành chính.

 So sánh khập khiễng nhưng nước Mỹ với khoảng 331 triệu dân, quản lý khối GDP khổng lồ hơn 21.000 tỉ USD, với 1,8 triệu công chức; hoặc Anh gần 70 triệu dân thì có khoảng 700.000 công chức; sẽ thấy con số 2,8 triệu công chức tính trên 96 triệu dân của ta nặng nề và trì trệ đến mức nào. (Thanhnien.vn 25/11, An Nguyên)Về đầu trang

Quyết định không dễ dàng

Thực tế đã từng có thời điểm, tại không ít địa phương "trải thảm đỏ" để thu hút đầu tư được thực hiện một cách ồ ạt, không có nhiều sự lựa chọn các lĩnh vực đầu tư. Điều này đã gây ra những hệ lụy rất lớn, trong đó có môi trường. 

Vậy nên cũng dễ hiểu khi Thủ tướng Chính phủ đã phải đưa ra thông điệp không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế. Sau đó, cách đây gần 1 năm, Thủ tướng Chính phủ đã nhắc lại thông điệp này, đồng thời nêu rõ phải mở rộng thành không đánh đổi môi trường, văn hóa và văn minh xã hội lấy kinh tế. Môi trường văn hóa bị ô nhiễm cũng độc hại không kém môi trường không khí...

 Cũng từ thông điệp này, đã có không ít địa phương đã mạnh dạn, thậm chí quyết liệt từ chối các dự án đầu tư có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Mới đây nhất là tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể, tại cuộc họp báo do UBND tỉnh chủ trì diễn ra mới đây, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Hợp thông tin, các nhà máy xi măng nằm bên bờ vịnh Cửa Lục, thành phố Hạ Long sẽ dừng hoạt động vào 2030. Đây là chủ trương nhất quán của tỉnh Quảng Ninh nhằm xây dựng thành phố Hạ Long lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm để phát triển.

 Quyết định này của tỉnh Quảng Ninh tất nhiên gặp phải ý kiến trái chiều. Bởi cách đây hơn 10 năm, quyết định cho đầu tư xây dựng hai nhà máy xi măng này tại huyện Hoành Bồ được đưa ra khi chưa tính đến phát triển đô thị. Đầu năm 2020, huyện Hoành Bồ sáp nhập vào thành phố Hạ Long, lúc này, tỉnh Quảng Ninh xác định xây dựng và phát triển thành phố Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển, du lịch sinh thái rừng với không gian cảnh quan tự nhiên thân thiện; có dịch vụ du lịch với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. 

Bên cạnh đó, trong điều chỉnh quy hoạch không gian phát triển thành phố Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt cũng như các nghị quyết của HĐND tỉnh đều khẳng định khu vực vịnh Cửa Lục sẽ trở thành trung tâm thành phố Hạ Long mở rộng. Do đó, cả hai nhà máy xi măng đều nằm trong quy hoạch phát triển đô thị của thành phố Hạ Long mở rộng nên không còn phù hợp với xu hướng phát triển, làm ảnh hưởng lớn tới cảnh quan, môi trường, đời sống dân cư cũng như phát triển du lịch...

 Có thể nói, quyết định này của tỉnh Quảng Ninh không phải dễ dàng bởi đây không phải là dự án mới mà đã đi vào hoạt động từ lâu. Và khi UBND tỉnh có chủ trương cũng như văn bản gửi các bộ, ngành liên quan đề xuất điều chỉnh đưa việc đầu tư giai đoạn 2 của hai nhà máy ra khỏi Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, tiến tới chấm dứt hoạt động của 2 nhà máy vào năm 2030 thì vẫn có ý kiến đề nghị tỉnh nghiên cứu, xem xét đề xuất của các chủ đầu tư được phép duy trì sản xuất, tiếp tục đầu tư giai đoạn 2...

 Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế phải bằng những việc làm cụ thể. Như ý kiến của Thủ tướng Chính phủ khi thảo luận ở tổ tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XIV là bảo vệ môi trường không thể chỉ dùng khẩu hiệu suông, mà phải xuất phát từ những hành động cụ thể. Quảng Ninh là ví dụ điển hình. (Đại biểu nhân dân 25/11, Linh Trang)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Chấm dứt nợ đọng văn bản, chống lợi ích nhóm

Ngày 24-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Trịnh Đình Dũng và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu… Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến với 1 điểm cầu ở trụ sở Chính phủ và 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành.

 Tại hội nghị, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kể lại câu chuyện về xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư khi chỉ còn 6 tháng là có hiệu lực mà có trên 50 nghị định cần sửa đổi, trên 3.000 điều kiện kinh doanh cần rà soát. Lúc đó, có ý kiến trong Chính phủ cho rằng phải trình Quốc hội xin lùi thực hiện bởi không đủ thời gian hoàn thành khối lượng văn bản đồ sộ như vậy.

 Nhưng với quan điểm “trong Chính phủ không có chỗ để bàn lùi”, Thủ tướng đã giao Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các bộ ngành, trong đó có VCCI, phải làm bằng được. Bộ chủ quản trình đề án; VCCI và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phản biện; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm nhiệm vụ giám định, thẩm định. Cả “4 nhà” cùng rà soát từng văn bản để đưa ra quyết định về việc cắt bỏ, đơn giản hóa thủ tục kinh doanh. Kết quả, hoàn thành nhiệm vụ mà Thủ tướng giao.

 Từ câu chuyện đó, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, mô hình “4 nhà” làm thể chế rất hiệu quả. Xu hướng phát triển bền vững, nền kinh tế số, đổi mới sáng tạo, hội nhập, cạnh tranh gay gắt đang đòi hỏi cải cách đối với hệ thống luật pháp cần phải mạnh mẽ hơn. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá, công tác thực thi pháp luật là khâu yếu. Có những việc vi phạm pháp luật “hồn nhiên”, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm, nhất là về an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường… Do đó, phải chuyển đổi tư duy, nhận thức trong vấn đề này, bởi trong một xã hội mà mọi người tuân thủ pháp luật thì xã hội đó mới phồn vinh và phát triển.

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn ra cuốn sách kinh tế kinh điển Vì sao các quốc gia thất bại của 2 tác giả Daron Acemoglu và James A.Robinson để nói về vai trò quan trọng của “thể chế, thể chế và thể chế”. Thủ tướng cho biết, Quốc hội, Chính phủ hết sức quan tâm đến xây dựng thể chế, khâu đột phá mà Đảng ta đã xác định. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ luôn đưa vấn đề xây dựng thể chế pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm.

 Trước đây, tại phiên họp thường kỳ hàng tháng, Chính phủ thảo luận kinh tế - xã hội trước, còn lại là thảo luận về thể chế chính sách; còn bây giờ, thảo luận về thể chế chính sách được tiến hành trước. Theo Thủ tướng, chức năng quan trọng nhất của Quốc hội là lập pháp, nhưng 90% các dự án luật là do Chính phủ đề xuất, do vậy, trách nhiệm của Chính phủ rất lớn. Nếu có khuyết điểm trong công tác này thì Chính phủ nhận trước tiên.

 Thủ tướng đánh giá, hệ thống pháp luật của Việt Nam cơ bản đầy đủ trên các lĩnh vực, bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, khả thi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác này. Cụ thể, “vòng đời” của một số dự án luật còn ngắn, phải sửa chữa; công tác tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động còn hạn chế; vẫn còn tình trạng xin lùi, xin rút dự án luật, pháp lệnh. Công tác thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống còn bất cập, chưa có cơ chế đồng bộ để thực hiện hiệu quả…

 Nhấn mạnh công việc quan trọng, xuyên suốt là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, xác định rõ trách nhiệm, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, chú trọng nâng cao hiệu lực hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; thực hiện đúng kỷ cương trong xây dựng pháp luật. Thủ tướng cũng nêu rõ, Bộ Tư pháp, ngành tư pháp cần tiếp tục phát huy vai trò “nhạc trưởng”, cơ quan “gác cửa” trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật của Chính phủ và chính quyền địa phương. Bộ Tư pháp tiếp tục nghiên cứu, tham mưu giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội dự án luật về tổ chức thi hành pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc thực hiện các giải pháp có tính đột phá trong việc nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật trong toàn xã hội.

 Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành cần kiên quyết chấm dứt tình trạng nợ đọng; kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh để sớm đưa các quy định của pháp luật vào cuộc sống. Việc xây dựng luật pháp phải phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là các hiệp định thương mại tự do liên quan rất lớn; phải làm sao bảo đảm tự do kinh doanh, giải phóng sức sản xuất cho nhân dân, công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm…

 Thủ  tướng cũng yêu cầu phải quán triệt, chống cho được lợi ích nhóm. Thủ tướng nêu rõ, chống tham nhũng trong làm chính sách pháp luật rất quan trọng, phải giữ được sự liêm chính trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật. (Sài gòn giải phóng 25/11, Lâm Nguyên)Về đầu trang

Ngân hàng phải cấp thông tin tài khoản khách hàng cho cơ quan thuế: Tổng cục Thuế nói gì?

Tại Nghị định 126 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, Chính phủ yêu cầu ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế cho cơ quan thuế.

 Các thông tin cần được cung cấp bao gồm: giao dịch qua tài khoản, số dư, số liệu giao dịch theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan thuế.

 Hoạt động này nhằm mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

 Liên quan đến Nghị định 126 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12, đại diện Tổng cục Thuế cho biết quy định này xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt là trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. 

"Trước đây, ngành thuế đề nghị các ngân hàng mới cung cấp thông tin tài khoản của người nộp thuế, dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý thuế khi không "truy" được các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử. Đến nay, Luật Quản lý thuế đã luật hóa việc các ngân hàng phải cung cấp thông tin định kỳ cho ngành thuế", đại diện Tổng cục Thuế cho hay.

 Đồng thời, đại diện Tổng cục Thuế khẳng định cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế cũng như quy định của pháp luật có liên quan.

 Tổng cục Thuế cũng cho biết, Bộ Tài chính vẫn đang phối hợp với các cơ quan liên quan, trong đó có Ngân hàng Nhà nước, ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 126. Thông tư sẽ hướng dẫn cụ thể việc cung cấp thông tin, triển khai phối hợp giữa cơ quan thuế và các ngân hàng để bảo đảm công tác quản lý thuế có hiệu quả, cũng như bảo mật thông tin khách hàng.

 "Thông tư đang trong quá trình dự thảo, sẽ ban hành trong thời gian sớm nhất", đại diện Tổng cục Thuế cho hay. (VTV.vn 25/11)Về đầu trang

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Cán bộ phạm luật phải xử nghiêm hơn dân

Ngày 24/11, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ cùng các đại biểu Quốc hội thuộc tổ ĐBQH số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Nhơn Trạch và huyện Long Thành.

 Tại buổi tiếp xúc, các cử tri bày tỏ sự đồng tình, đánh giá cao hoạt động của Quốc hội, nhất là các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp vừa qua. Nhiều ý kiến cử tri kiến nghị đến Đoàn ĐBQH một số vấn đề tại địa phương như khiếu kiện về đất đai, tình trạng phân lô bán nền, xây dựng trái phép trên diện tích đất nông nghiệp, đất công; ô nhiễm môi trường do việc xả nước thải ở một số khu công nghiệp; tình trạng quy hoạch chậm triển khai nhiều dự án, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

 Cử tri Nguyễn Anh Quốc (huyện Long Thành) kiến nghị, việc xây dựng sân bay Long Thành, Quốc hội cần tăng thêm ngân sách cho Đồng Nai, đẩy mạnh phát triển kinh tế của địa phương, mở rộng cao tốc, các tuyến đường kết nối, giải quyết tình trạng kẹt xe thường xuyên ở nút giao QL51 với cao tốc Long Thành – TPHCM, đường cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu.

 Thay mặt Tổ đại biểu, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư ghi nhận các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của cử tri. Ông Thưởng cho rằng nhiều vấn đề cử tri nêu đã tồn tại trong thời gian dài nên đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy Nhơn Trạch cần rà soát, có kế hoạch giải quyết.

 Ông Võ Văn Thưởng cũng đề nghị, chính quyền địa phương phải chấn chỉnh ngay tình trạng tiếp công dân, tăng cường gặp gỡ, đối thoại, giải quyết những vấn đề bức xúc của người dân trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

 Đối với vấn đề xử lý cán bộ sai phạm, đồng chí Võ Văn Thưởng cho biết: “Quan điểm của Đảng, Nhà nước là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, trường hợp cán bộ vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm khắc hơn người dân”. 

Theo ông Thưởng, các ngành chức năng liên quan ở địa phương phải trả lời đơn thư khiếu nại của người dân một cách công khai, minh bạch. “Trường hợp sau khi xác minh, phát hiện cán bộ, đảng viên sai phạm phải xử lý nghiêm”- ông Thưởng đề nghị. (Tienphong.vn 25/11, Mạnh Thắng)Về đầu trang

Thanh Hóa chỉ đạo kiểm tra việc xét tuyển viên chức tại Chi cục Kiểm lâm

Chiều 24-11, nguồn tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết sau khi báo Tuổi Trẻ Online tối 23-11 đăng bài "Bất thường ở Thanh Hóa: tuyển kiểm lâm viên từ ngành... cơ khí máy tàu biển, quản lý văn hóa", sáng 24-11, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Sở Nội vụ kiểm tra, làm rõ nội dung báo nêu.

 Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều tối 24-11, ông Nguyễn Đình Xứng - chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - cho biết sẽ chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra, làm rõ vụ việc báo Tuổi Trẻ Online phản ánh về tuyển dụng viên chức tại Chi cục Kiểm lâm.

 Ông Nguyễn Đình Xứng nói: "Khi xây dựng phương án xét tuyển viên chức phải làm rõ là tuyển những vị trí việc làm nào, tiêu chuẩn kiểm lâm viên là những gì phải cụ thể. Tôi sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ vụ việc báo nêu".

 Về sự bất thường trong tuyển dụng viên chức của Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, Tuổi Trẻ Online được biết ông V.T.T. (47 tuổi) có trình độ trung cấp, chuyên ngành cơ khí máy tàu biển, thi phỏng vấn được 70,33 điểm trong kỳ xét tuyển viên chức của chi cục này, dự kiến trúng tuyển vào vị trí kiểm lâm viên.

 Ông V.T.T. là lái xe lâu năm, kiêm lao động hợp đồng phòng cháy, chữa cháy của Hạt kiểm lâm huyện Như Xuân, thuộc Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa.

 Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online vì sao đơn vị lại tuyển ông V.T.T. là lái xe, chuyên ngành cơ khí máy tàu biển vào vị trí việc làm kiểm lâm viên, ông Mai Hữu Phúc - chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa - giải thích: "Kiểm lâm Thanh Hóa cần có kiểm lâm viên để lái tàu, thuyền đi kiểm soát đường sông. Hiện nay ở Hạt kiểm lâm huyện Cẩm Thủy và huyện Quan Hóa có thuyền mà không có người vận hành".

 Tuy nhiên, theo điều tra của Tuổi Trẻ Online và xác nhận của lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Cẩm Thủy, Hạt kiểm lâm huyện Quan Hóa thì hơn 10 năm nay không còn trạm tuần tra, kiểm soát lâm sản đường sông Mã nữa. Nguyên nhân là trên sông Mã đã có nhiều công trình thủy điện xây ngăn dòng, không còn hoạt động vận chuyển lâm sản đường sông. Hiện hai hạt kiểm lâm này cũng không còn chiếc tàu, thuyền nào. (Tuoitre.vn 25/11, Hà Đồng)Về đầu trang

109 phôi sổ đỏ ở Hải Phòng biến mất

Ngày 24/11/2020, theo thông tin từ tờ Giao thông, UBND TP. Hải Phòng vừa có văn bản về việc kiểm tra, rà soát, làm rõ trách nhiệm trong quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) tại quận Dương Kinh.

 Nội dung văn bản nên rõ, UBND quận Dương Kinh kiểm tra, rà soát, làm rõ trách nhiệm và có biện pháp xử lý cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý, sử dụng 109 phôi bìa sổ đỏ chưa tìm thấy theo báo cáo của Sở TN&MT, báo cáo UBND thành phố trong tháng 11/2020.

 Theo kết quả kiểm tra ban đầu, ngày 2/10/2009, Phòng TN&MT huyện Kiến Thụy đã tự ý chuyển nhượng 1000 phôi sổ đỏ cho cho Văn phòng đăng ký sử dụng đất quận Dương Kinh, việc này là trái quy định. 

Báo cáo về 1000 phôi sổ đỏ nhận từ huyện Kiến Thụy, UBND quận Dương Kinh cho biết, hiện nay có 106 phôi đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân; 330 phôi chưa sử dụng; 435 phôi in hỏng, còn 109 phôi chưa tìm thấy. 

Quận Dương kinh chưa xác định được trách nhiệm của cán bộ liên quan trong việc quản lý, theo dõi, lưu trữ hồ sơ về phôi sổ đỏ này.

 Ông Phạm Hồng Nhật, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Dương Kinh xác nhận nội dung vụ việc và cho biết, hiện cơ quan công an đã vào cuộc điều tra, làm rõ.

 Theo quy định pháp luật, trong trường hợp không sử dụng hết phôi sổ đỏ được Sở TN&MT cấp theo kế hoạch, Phòng TN&MT huyện Kiến Thụy phải lập danh sách các phôi sổ đỏ sử dụng không hết, báo cáo, giao nộp về Sở TN&MT để phân bổ cho các quận huyện khác hoặc đề xuất hủy phôi sổ đỏ theo quy định. (Baodatviet.vn 25/11, Ngọc Mai)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

TPHCM: Mở rộng kênh tương tác với người dân

Nhìn lại công tác cải cách hành chính tại TPHCM những năm gần đây, điểm nổi bật là nhiều địa phương, đơn vị chú trọng mở rộng các kênh tương tác với người dân. Trong đó, kênh tương tác trên nền tảng internet đang tỏ rõ ưu thế trẻ trung, sôi động, tức thời, tiếp cận người dân trên mạng xã hội (MXH) - nơi được mọi người dành nhiều thời gian tham gia.

 Cuối tuần, khi đi bộ ra đầu hẻm mua đồ ăn sáng, bà Minh Huệ (phường 8, quận Phú Nhuận, TPHCM) bắt gặp một đống rác vung vãi trên vỉa hè và xuống cả lòng đường. Bà Huệ dùng điện thoại chụp hình gửi vào ứng dụng “Phú Nhuận trực tuyến”. Hơn 2 giờ sau vào xem lại, bà thấy phản hồi của phường cho biết đã xử lý xong đống rác trên. Trước đó, đi làm thủ tục ở phường, chứng kiến thủ tục rườm rà, cán bộ phường giải thích không rõ, bà Huệ cũng góp ý ngay trên ứng dụng. “Ngày trước, thấy cảnh chướng tai gai mắt, chỉ biết ôm cục tức, thì nay có bức xúc là tôi nhắn tin phản ánh liền. Nhờ có bằng chứng cụ thể, thông tin rõ ràng nên địa phương cũng giải quyết nhanh chóng”, bà Huệ cho biết.

 Không chỉ ở các quận Phú Nhuận, Bình Thạnh, nhiều quận huyện ở TPHCM đã xây dựng các ứng dụng trực tuyến, bổ sung nhiều tính năng nhằm tương tác tốt hơn với người dân.

 Tại quận 9, ngoài kênh “Quận 9 trực tuyến”, hiện nay các phường đều có kênh Zalo chính thức để kịp thời thông tin đến người dân các chủ trương chính sách và tin tức trên địa bàn phường, đồng thời tiếp nhận phản ánh của người dân. Nhờ vậy mà gần 2 tuần nay, người dân ở chung cư Sky 9, Hausneo và dự án địa ốc 3 (phường Phú Hữu) không phải chạy xe vòng vèo qua con đường tập trung nhiều trường mầm non để ra đường chính. Trước đó, dự án liền kề trong khu vực đã dựng rào chắn ở đầu đường do lo ngại về an ninh trật tự. Sau khi người dân phản ánh qua Zalo “Phường Phú Hữu”, chính quyền đã lập tức làm việc với đại diện các dự án và đôi bên đồng thuận mở lại lối đi chung, cam kết cùng giữ an ninh trật tự toàn khu vực.

 Trong khi đó, tại quận 12, trang Fanpage của quận hiện có hơn 32.000 lượt người theo dõi, 520.000 lượt người tiếp cận thông tin bài viết, 60.000 lượt tương tác trong tháng. Qua kênh này, 10 tháng đầu năm, quận đã tiếp nhận 1.583 phản ánh, xử lý 1.502 phản ánh, tỷ lệ xử lý đạt 94,9%. Kênh Zalo của quận cũng có gần 71.000 lượt người theo dõi, trung bình mỗi tháng có 16.900 lượt người tiếp cận bài viết và 1.300 lượt tương tác. 

Chia sẻ về thành công bước đầu của các kênh tương tác với người dân tại quận 12, Chủ tịch UBND quận Lê Trương Hải Hiếu cho biết, quận không xây dựng ứng dụng trực tuyến giống như nhiều quận huyện khác, mà tận dụng các nền tảng mạng xã hội có sẵn. Mạng xã hội có lượng người dùng đông đảo và được liên kết với nhau dựa trên thói quen tương tác, đang cho thấy hiệu quả, bên cạnh kênh truyền thống như website hay gửi ý kiến đến phường, quận. 

Khâu tiếp nhận phản ánh  với các kênh tương tác hiện đại và truyền thống nhìn chung đã được chú trọng. Tuy nhiên, điều người dân mong muốn nhất vẫn là ý kiến của mình được giải quyết triệt để. Thực tế, có những tin được phản ánh suốt nhiều năm, phường xã đã xử lý nhưng vẫn chưa làm hài lòng người phản ánh. Đặc biệt là những ý kiến liên quan đến ô nhiễm môi trường, đất đai xây dựng - hầu hết là những vấn đề khó giải quyết tức thời.

 Tại phường Phú Hữu, quận 9, Bí thư Đảng ủy phường Nguyễn Thị Hương Hiệp cho biết, kênh Zalo “Phường Phú Hữu” do chính mình trực tiếp quản lý, tiếp nhận thông tin. Nhờ đó, việc chỉ đạo được xuyên suốt, kịp thời rốt ráo, giám sát được tiến độ giải quyết. (Sài gòn giải phóng 25/11, Mai Hoa – Phương Uyên)Về đầu trang

Thái Nguyên xây dựng đô thị thông minh

Ngày 24/11, UBND tỉnh Thái Nguyên và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025.

 Biên bản ghi nhớ xác định mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, đô thị thông minh cho tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2021-2025.

 Theo đó, hai bên sẽ hợp tác thực hiện 4 mục tiêu tổng quát gồm: Xây dựng trung tâm hỗ trợ điều hành thông minh cho UBND tỉnh; xây dựng hệ thống y tế, giáo dục thông minh; chuyển đổi số trong lĩnh vực cải cách hành chính.

 Tại Lễ ký kết, đại diện lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội cam kết bố trí đủ nguồn nhân lực để thực hiện các nội dung hợp tác.

 Viettel sẽ hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên tiếp cận các doanh nghiệp, tổ chức khoa học có kinh nghiệm, chuyên môn và kiến thức về xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh. Tập đoàn cũng cam kết đầu tư và phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số và đô thị thông minh với công nghệ tiên tiến, hiện đại.

 Về phía tỉnh Thái Nguyên, địa phương cam kết sẽ phối hợp với triển khai các dự án dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin tại tỉnh trong quá trình thực hiện xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số và đô thị thông minh. (Zingnews.vn 25/11, Hoài Vũ)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Quảng Ngãi không còn khả năng cân đối ngân sách năm 2020

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa ký văn bản gửi Bộ Tài chính về việc tạm cấp kinh phí để đảm bảo các nhiệm vụ chi của địa phương năm 2020.

 Theo đó, trong năm 2019, ngân sách tỉnh Quảng Ngãi hụt thu cân đối so với dự toán Trung ương giao là 2.424 tỷ đồng. Năm 2020, thu cân đối ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 15.211 tỷ đồng, bằng 91,6% dự toán Trung ương giao; thu cân đối năm 2020, phần ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp là 9.119 tỷ đồng, bằng 77% dự toán Trung ương giao.

 Dự kiến trong năm 2020, tỉnh Quảng Ngãi mất cân đối thu chi ngân sách địa phương so với dự toán Trung ương giao là 2.720 tỷ đồng, mất cân đối thu chi ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp (không bao gồm thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết và thu tiền bảo vệ đất trồng lúa) là 3.334 tỷ đồng.

 Do hụt thu cân đối ngân sách lớn trong 2 năm liên tiếp nên địa phương này không còn khả năng cân đối thu chi năm 2020.

 Theo văn bản, hiện nay, Quảng Ngãi đã mất cân đối thu chi lớn, để tạo điều kiện cho tỉnh Quảng Ngãi đảm bảo nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi trong cân đối của địa phương năm 2020, nhất là chi cho con người, an sinh xã hội, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ Tài chính xem xét tạm cấp 80% kinh phí hụt thu cân đối năm 2020 cho địa phương để đảm bảo các nhiệm vụ chi năm 2020 là 2.667 tỉ đồng. Trong đó, bao gồm kinh phí thực hiện cách chế dộ chính sách do Trung ương ban hành. 

Sau khi kết thúc niên độ 2020, tỉnh Quảng Ngãi sẽ xác định cụ thể số hụt thu và báo cáo theo quy định. (Tienphong.vn 25/11)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Kỷ luật 8 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý

Ngày 25.11, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo.

 Cuộc họp đã thảo luận, cho ý kiến đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 17 đến nay và một số nội dung quan trọng khác. Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất một số nội dung:

 Từ sau Phiên họp 17 của Ban Chỉ đạo đến nay, mặc dù trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp; thiên tai, bão lụt gây thiệt hại lớn về người và tài sản; các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhưng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, nên công tác phòng, chống tham nhũng nói chung, công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo nói riêng tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh, có những chuyển biến tích cực; nhiều vụ việc, vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp được phát hiện, xử lý nghiêm minh theo đúng kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

 Các cơ quan Nội chính, Kiểm tra, Thanh tra, Điều tra, truy tố, xét xử đã tích cực, khẩn trương phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý dứt điểm 18 vụ án, 4 vụ việc.

 Riêng từ sau Phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo đến nay, đã xử lý dứt điểm 12 vụ án, 4 vụ việc; kết thúc điều tra 13 vụ án/53 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 11 vụ án/98 bị can; xét xử sơ thẩm 6 vụ án/33 bị cáo; xét xử phúc thẩm 4 vụán/6 bị cáo.

 Trong đó, đã tích cực, khẩn trương kết thúc điều tra, ban hành cáo trạng truy tố 5 vụ án trọng điểm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; nhiều vụ án được mở rộng điều tra, khởi tố thêm nhiều bị can, có cả cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý và cán bộ liên quan đến nhân sự Đại hội Đảng các cấp; nhất là đã hoàn thành xét xử sơ thẩm 4 vụ án trọng điểm, như:

 (1) Vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam;

 (2) Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Hải Thành, Quân chủng Hải Quân;

 (3) Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” liên quan đến dự án 8-12, Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh;

 (4) Vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, xảy ra tại Ngân hàng BIDV và một số công ty có liên quan.

 Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 8 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý có sai phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, nhất là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng,… tập trung chỉ đạo khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong giám định, định giá tài sản, cung cấp tài liệu phục vụ điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

 Thanh tra Chính phủ hoàn thành việc thanh tra, công khai kết luận thanh tra dự án Nhà máy đạm Hà Bắc; kết luận thanh tra Nhà máy nhiệt điện Thái Bình II. Công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế tiếp tục có những chuyển biến tích cực. (Laodong.vn 25/11, Hải Huyền – Trần Vương)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Thống đốc New York chỉ trích báo giới “thiếu tôn trọng” ông Trump

Theo Fox News ngày 25-11, Thống đốc tiểu bang New York Andrew Cuomo trong tuần này đã lên tiếng bảo vệ Tổng thống Mỹ Donald Trump và cho rằng truyền thông đã thiếu tôn trọng ông Trump ở cương vị tổng thống.

 Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh WAMC hôm 23-11, vị thống đốc thuộc đảng Dân chủ nói báo chí đã sử dụng "giọng điệu tồi tệ hơn" và mô tả đây là "sự thiếu tôn trọng chưa từng có".

 "Cách họ đặt câu hỏi với Tổng thống Trump tại một số cuộc họp báo quả thực... Tôi chưa từng nghe giọng điệu đó đối với một tổng thống", ông Cuomo nói.

 Khi được WAMC hỏi liệu Tổng thống Trump "có đáng nhận điều đó" hay không, ông Cuomo trả lời rằng sự "lịch sự" đối với tập thể chung vẫn phải hiện diện, có nghĩa rằng ngay cả khi thích hay không thích một ai, con người vẫn cần tôn trọng tập thể mà người đó đại diện.

 "Có những phóng viên thiếu chuyên nghiệp, không nắm thông tin và hỏi những câu hỏi thật sự thiên kiến. Bạn muốn nói ‘tôi không thích tổng thống và tôi không tôn trọng ông ấy’, tôi hiểu, nhưng đây vẫn là chính quyền của vị tổng thống ấy", ông Cuomo nói. 

Từ lâu, mối quan hệ căng thẳng giữa ông Trump và báo giới đã không còn lạ lẫm. Tổng thống Mỹ thường xuyên chỉ trích nhiều cơ quan báo đài khác nhau vì cách thức họ đưa tin về chính quyền cũng như chiến dịch tranh cử của ông.

 Ông Cuomo cũng có một số cuộc đụng độ với cánh báo giới, theo Fox News. Hồi tuần trước, Thống đốc New York đã gây chú ý sau khi đáp trả gay gắt với phóng viên thắc mắc về kế hoạch đóng cửa trường học của thành phố New York.

 Khi một phóng viên nói bản thân cảm thấy "vẫn rất mơ hồ", ông Cuomo đã lập tức đáp trả "vậy anh vẫn còn lơ mơ". "Không, (các phụ huynh) không mơ hồ. Anh mới là người mơ hồ. Hãy đọc luật và anh sẽ không còn mơ hồ nữa", ông Cuomo nói. (Tuoitre.vn 25/11, Nguyên Hạnh)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More