Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 19-12-2019

Post date: 19/12/2019

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.Thưởng Tết có nên bằng hiện vật?. 1

CHỈ THỊ MỚI 3

2.  Sau 2 giờ có giấy phép lái xe qua cổng dịch vụ công Quốc gia. 3

3.  Yêu cầu báo cáo Thủ tướng tình hình giá thịt lợn. 3

TIN QUỐC HỘI 4

4. Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị chấn chỉnh việc nhiều đại biểu vắng họp. 4

5. Bế mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 4

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 5

6.Chuyên gia WB: Việt Nam cần nhìn xa hơn, không chỉ dựa vào thu hút FDI 5

7.   Fitch nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020. 6

8. Cải thiện môi trường kinh doanh: Mơ lọt top đầu ASEAN, cố rất nhiều nhưng còn xa lắm   7

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 9

9. Cán bộ công chức sai phạm: Đa phần cán bộ đều tốt... 9

QUẢN LÝ.. 11

10. Phiên họp thứ 6 Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIII 11

11. Thu gọn đầu mối kiểm tra chuyên ngành. 11

12. Ra mắt hệ thống quản lý và giải quyết phản ánh, tranh chấp trực tuyến. 12

13.   TP.HCM: Lương thấp, hàng loạt nhân viên trật tự đô thị nghỉ việc. 12

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 12

14.   Số lượng thủ tục, hồ sơ được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia ngày càng tăng. 12

15.  Bộ đầu tiên phê duyệt kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0. 14

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 15

16.  Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm Việt Nam, Bộ Tài chính lên tiếng. 15

17.Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2019 dự kiến vượt mục tiêu 5%.. 16

18.  Thu ngân sách Hải quan năm 2019 đạt 334.400 tỷ đồng. 17

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 17

19.  Long An: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy bị tố không có bằng cấp 3. 17

THẾ GIỚI 18

20.  Hong Kong nghiên cứu dự luật cấm xúc phạm công chức. 18

21. Quan tham Trung Quốc bề ngoài nho nhã nhưng làm chuyện tày trời, từng qua đêm với 27 người đẹp. 19

 TIÊU ĐIỂM

Thưởng Tết có nên bằng hiện vật?

Từ 1/1/2021, quy định mới về thưởng, bao gồm thưởng Tết của người lao động trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) 2019 vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi, cho phép mở rộng các hình thức thưởng cho người lao động.

 Cụ thể, Điều 104 Bộ luật Lao động (sửa đổi) 2019 quy định thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

 Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

 Như vậy, thay vì chỉ được thưởng cho người lao động bằng tiền, trong Bộ luật Lao động mới mở rộng các hình thức thưởng khác, cho phép người sử dụng lao động có thể thưởng cho người lao động bằng hiện vật như chínhhàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp…

 Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, đã gọi là thưởng thì không nên bằng hiện vật. Lý do là khi tặng bằng hiện vật những thứ mà người lao động không cần và không thích thì sẽ không có giá trị. Khi đó, người lao động có thể mang ra thị trường bán và sẽ không đảm bảo bằng giá trị tiền thưởng mà doanh nghiệp quy ra hiện vật.

 Ông cũng rất hoan nghênh khi nhiều doanh nghiệp thưởng cao cho người lao động, nhưng ngược lại doanh nghiệp thưởng cho có thì không nên. "Tâm lý của người lao động là "trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng", do đó tiền thưởng mang ý nghĩa rất sâu sắc", ông Lợi lưu ý.

 Cũng bày tỏ quan điểm về việc thưởng Tết bằng hiện vật, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết, thực tế hiện nay ngoài thưởng Tết bằng tiền mặt, nhiều doanh nghiệp trong nước đã và đang có nhiều hình thức khuyến khích người lao động.

 Chẳng hạn như thưởng cổ phiếu, thưởng bằng các chuyến tham quan du lịch hay nhiều dịch vụ khác. Không hiếm trong số đó là các hiện vật có giá trị như tủ lạnh, tivi, ô tô hay xe máy…

 Theo ông, việc thưởng bằng hiện vật không phải là quá mới và chỉ có ở Việt Nam vì các tập đoàn lớn trên thế giới như Amazon hay Nike từng có kế hoạch thưởng cổ phiếu cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều tập đoàn của Trung Quốc còn thưởng ô tô cho người lao động.

 Mặc dù vậy, ông cũng lưu ý việc quyết định hình thức thưởng ra sao còn phải được sự đồng thuận của đại diện người lao động tại cơ sở. Do đó, việc thưởng bằng tiền mặt, hiện vật hay dịch vụ, mức thưởng và thời điểm nào sẽ cần được bàn thảo, công khai từ trước khi áp dụng.

 Trước đó, theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức thưởng bình quân trong dịp Tết Nguyên đán năm 2019 bằng khoảng 1 tháng lương là 6,31 triệu đồng/người, tăng 11,4% so với năm 2018 (năm 2018 là 5,527 triệu đồng/người). (Vneconomy.vn 18/12, Nhật Dương)Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Sau 2 giờ có giấy phép lái xe qua cổng dịch vụ công Quốc gia

Đại diện lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đơn vị vừa có văn bản yêu cầu Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong đổi giấy phép lái xe và cấp giấy phép lái xe quốc tế.

 Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Sở Giao thông Vận tải rà soát hạ tầng kỹ thuật, đầu tư nâng cấp máy chủ, máy in và đường truyền để vận hành hệ thống phần mềm quản lý giấy phép lái xe tại địa phương; triển khai các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo kết nối chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin giấy phép lái xe địa phương với hệ thống thông tin giấy phép lái xe Trung ương; chuẩn bị điều kiện vật chất và bố trí nhân lực sẵn sàng giải quyết, xử lý các hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ.

 “Các sở Giao thông Vận tải cần hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công mức độ 3 để đăng ký hồ sơ trực tuyến đổi giấy phép lái xe Quốc gia; cán bộ Sở Giao thông Vận tải tiếp nhận và gửi thông báo xác nhận lịch hẹn với người dân; khi người dân đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe thì trả kết quả sau 2 giờ nếu hồ sơ đủ điều kiện theo quy định,” Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu.

 Đối với cấp, đổi giấy phép lái xe quốc tế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu tăng cường công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cấp giấy phép lái xe quốc tế đáp ứng nhu cầu của người dân, trong đó có thực hiện dịch vụ công mức độ 4 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và tiếp nhận hồ sơ trực tiếp của các Sở Giao thông Vận tải: Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.

 Trước đó, Chính phủ đã khai trương Cổng Dịch vụ công Quốc gia vào vận –hành tại địa chỉ dichvucong.gov.vn.

 Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ cung cấp 5 dịch vụ công thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố như: đổi giấy phép lái xe; thông báo hoạt động khuyến mại; cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình); dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp) và tích hợp tiện ích thanh toán tiền điện. Cung cấp 4 dịch vụ công thực hiện tại cấp Bộ: cấp giấy phép lái xe quốc tế; đăng ký khuyến mãi; nhóm dịch vụ về cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp… (TTXVN/Vietnam+ 18/12, Quang Toàn)Về đầu trang

Yêu cầu báo cáo Thủ tướng tình hình giá thịt lợn

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá về tình hình giá thịt lợn và công tác bình ổn giá những tháng cuối năm 2019.

 Cụ thể, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình giá thịt lợn và công tác bình ổn giá những tháng cuối năm 2019 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng tại thông báo số 399/TB-VPCP ngày 19/11/2019 của Văn phòng Chính phủ.

 Văn phòng Chính phủ cũng cho biết, Phó thủ tướng phê bình và yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc chậm báo cáo và thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về việc thiếu hụt thịt lợn, giá tăng cao ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, tình hình kinh tế vĩ mô. 

 Trước đó, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 2/12, " Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết giá thịt lợn đã dịu xuống. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, giá thịt lợn tăng rất cao, có chợ sườn non đã lên đến 280.000 đồng/kg. (Vneconomy.vn 18/12, Hà Vũ)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị chấn chỉnh việc nhiều đại biểu vắng họp

Sáng 18/12, trong phiên họp của Thường vụ Quốc hội về tổng kết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV (21/10 đến 27/11), Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho hay, khi tiếp xúc cử tri, người dân đã hỏi bà "tại sao trong kỳ họp có nhiều đại biểu Quốc hội vắng như vậy".

 Theo bà Phóng, hàng ngày Văn phòng Quốc hội có báo cáo về số đại biểu vắng mặt, qua đó cho thấy dù đã được nhắc nhở song "số lượng vắng vẫn nhiều". "Đây là vấn đề cần tăng cường quản lý để khắc phục", bà Phóng nói. 

Đồng tình với ý kiến của bà Phóng, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu nói, việc duy trì sĩ số đại biểu Quốc hội tại phiên họp ở hội trường cũng như họp tổ rất "trì trệ". "Có hôm họp tổ chưa được 50% sĩ số của tổ, có đoàn nhìn vào ghế trống đến 80%", ông nói.

 Ông Giàu nhìn nhận, vấn đề đại biểu vắng mặt trong kỳ họp từng được đề cập đến trước đây và Chủ tịch, Phó chủ tịch Quốc hội đã nhắc nhở. Một số đại biểu nêu lý do khách quan phải vắng mặt trong khi kỳ họp đang diễn ra, nhưng theo ông Giàu, "không phải ai cũng có nguyên nhân chính đáng".

 Tham gia ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói, ngồi trên đoàn chủ toạ nhìn xuống biết ngay ghế nào trống, đại biểu ở đoàn nào vắng. "Có đoàn báo vắng 5 nhưng tôi nhìn xuống thấy vắng 7-8 người", bà nói.

 Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Văn phòng Quốc hội đang kiểm soát số lượng đại biểu dự họp bằng hệ thống điện tử và cả con người. Tuy nhiên, khi thấy đại biểu vắng nhiều thì "chúng tôi chỉ có thể tham mưu cho Chủ tịch Quốc hội nhắc nhở, đề nghị trưởng đoàn góp ý với đại biểu chứ không có chế tài nào khác".

 Về kỳ họp thứ 9, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói dự kiến sẽ diễn ra trong 20,5 ngày, khai mạc vào 20/5/2020. (Vnexpress.net 18/12, Hoàng Thùy)Về đầu trang

Bế mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 18.12, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) bế mạc Phiên họp thứ 40.

 Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, UBTVQH đã hoàn thành chương trình của Phiên họp thứ 40 – phiên họp cuối của năm 2019. Thời gian qua, UBTVQH đã nỗ lực thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đề ra theo chương trình làm việc năm, bảo đảm điều kiện chất lượng các nội dung trình ra Quốc hội cũng như trong quyết định các vấn đề theo thẩm quyền của UBTVQH.

 Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, hiện vẫn còn những tồn tại, hạn chế chưa giải quyết được triệt để như tài liệu gửi không đúng hạn, bổ sung hay rút nội dung quá gấp, chương trình làm việc của Quốc hội và UBTVQH phải điều chỉnh nhiều lần… Với những nội dung gắn với lợi ích của đất nước, của nhân dân, UBTVQH sẵn sàng chấp nhận việc điều chỉnh chương trình, nhưng phải làm đúng nguyên tắc là phải xin ý kiến theo đúng thẩm quyền.

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, trong năm 2020, UBTVQH sẽ kiên quyết hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện hiệu quả chương trình công tác năm, nếu có sự điều chỉnh cũng không để bị động. Chủ tịch Quốc hội đề nghị, ngay sau phiên họp, Chính phủ, Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan tổ chức hữu quan nhanh chóng triển khai các Nghị quyết, kết luận của phiên họp.

 Lưu ý từ nay đến phiên họp đầu tiên của năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn ít thời gian, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội khẩn trương hoàn thiện các nội dung và chuẩn bị cho phiên họp tới một cách chủ động. Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội cần rà soát giải quyết và không để tồn tại các công việc của năm 2019 sang năm sau. (Daibieunhandan.vn 18/12, Phương Thủy)Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Chuyên gia WB: Việt Nam cần nhìn xa hơn, không chỉ dựa vào thu hút FDI

Tại sự kiện công bố báo cáo Điểm lại chiều 17/12, chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá khu vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam tiếp tục phát triển vững mạnh và là động lực tăng trưởng lớn nhất của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2019.

 Ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam, cho biết dòng vốn FDI có sự thay đổi lớn vài năm trở lại đây. Trước năm 2016, các nhà đầu tư đến Việt Nam rót vốn vào Việt Nam để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới. Nhưng từ năm 2016 trở lại đây, vốn FDI chủ yếu chảy vào các thương vụ mua lại và sáp nhập.

 Ông cho rằng thời gian tới, Việt Nam nên chú trọng phát triển thị trường trong nước thay vì phụ thuộc vào kinh tế đối ngoại. Việt Nam sẽ phải dựa vào sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Đây là một thách thức hiện tại và trong thời gian tới.

 Các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại, trong đó lớn nhất là vấn đề tiếp cận tài chính. Hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam gặp khó khăn trong tiếp cận tài chính tín dụng ngân hàng.

 "Nếu muốn tăng trưởng nhanh, ta phải tạo việc làm, mà muốn tạo việc làm thì phải phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và để làm như vậy thì họ phải tiếp cận được nguồn vốn", ông Morisset nói.

 "FDI là động lực tăng trưởng của Việt Nam và nhà đầu tư sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam - thị trường vừa ổn định, kinh tế mở. Khó tìm được nơi nào như Việt Nam trên thế giới.  Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách phải tự hỏi FDI nhiều thì sẽ mang lại lợi ích gì cho người dân", chuyên gia của WB nhấn mạnh.

 Ông cho biết hiện tại FDI vào Việt Nam không còn tạo nhiều việc làm trực tiếp như trước. Các nhà máy có vốn FDI không còn sử dụng nhiều lao động nữa mà thay vào đó là robot. Vì vậy, thay vì chỉ dừng lại ở tác động trực tiếp (tạo việc làm và xuất khẩu), Việt Nam cần tăng cường kết nối khối FDI với doanh nghiệp trong nước, để tạo việc làm gián tiếp, kích thích tăng trưởng kinh tế trong nước.

 Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đa dạng hoá FDI vào các lĩnh vực mới. "Việt Nam cần đa dạng hóa nông nghiệp, cần phải trồng thêm cây khác, tận dụng FDI và tăng cường kết nối với khu vực này. Việt Nam cần kết nối tốt hơn với đầu cuối của xuất khẩu. Chúng tôi lạc quan rằng Việt Nam đang thay đổi, nhưng có đúng hướng hay không lại là chuyện khác", ông Morisset nói.

 Đồng quan điểm với ông Morisset, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của WB cho rằng các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần dành sự quan tâm cao nhất để xử lý những hạn chế về huy động tài chính cho doanh nghiệp nếu muốn tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bao trùm hướng tới trở thành quốc gia thu nhập cao trong những thập kỷ tới.

 Ông cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam cần nhìn lại xem cần FDI như thế nào cho thế hệ tới. "Việt Nam sẽ phải nhìn vào 2 thái cực. Chúng ta đang phát triển theo kiểu đường parabol, cần phải nhìn vào 'thượng nguồn' và 'hạ lưu' của chuỗi cung ứng, vì vậy cần đến đổi mới sáng tạo. Chiến lược phát triển thành công và bền vững không thể nào chỉ dựa mãi vào FDI, mà phải cần nhìn vào nền kinh tế trong nước. Để thay đổi, cần một chiến lược về tài chính, để doanh nghiệp có thể bắt đầu và hướng ra ngoài".

 Ông nêu ví dụ về Trung Quốc khi mà cách đây vài năm, doanh nghiệp nước này cũng bối rối khi bắt đầu vươn ra nước ngoài. "Khi đó, họ đã thiết lập chính sách tổng thể về cấu trúc doanh nghiệp, củng cố cơ cấu của khu vực tư nhân trong nước, tạo nên sức mạnh của người Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc đã tập hợp lại thành một thế mạnh. Vì vậy, Việt Nam cũng phải nhìn vào thế mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước khi vươn ra bên ngoài", Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết. (Vneconomy.vn 18/12)Về đầu trang

Fitch nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020

Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 từ 6,5% lên 6,8%.

 Tổng cục Thống kê cho biết tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong quý II là 6,7% so với cùng kỳ năm trước, giảm so với con số 6,8% trong quý I. Sự giảm tốc trên chủ yếu do lĩnh vực nông nghiệp, chịu thiệt hại vì dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại 60 trên 63 tỉnh thành.

 Theo Fitch, các ảnh hưởng bất lợi tiếp tục gây áp lực lên tăng trưởng của Việt Nam, đặc biệt là trong quý IV.

 Sự thay đổi mang tính cấu trúc trong phân bổ sản xuất từ Trung Quốc tiếp diễn, một phần do thương chiến Mỹ - Trung, và Việt Nam đã ký thỏa thuận tự do thương mại (FTA) với Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng 6 là các yếu tố tạo lực đẩy cho kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, sự tái sắp xếp chuỗi cung ứng này cần có thời gian và các ảnh hưởng tích cực chủ yếu bộc lộ trong tăng trưởng GDP năm 2020.

 “Fitch Solutions giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam năm 2019 chững lại còn 6,5% (thấp hơn so với ước tính 6,7% từ Bloomberg) từ 7,1% năm 2018. Tăng trưởng GDP năm 2020 được dự báo là 6,8%, cao hơn con số 6,5% đưa ra trước đó và ước tính 6,5% từ Bloomberg”, Fitch cho biết.

 Ngoài ra, lực cầu bên ngoài suy giảm, phần nào cản trở tăng trưởng lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Xây dựng và dịch vụ tiếp tục hỗ trợ cho tăng trưởng chung. Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào bất động sản dự báo tiếp tục tăng trong những quý tới. (Tapchitaichinh.vn 18/12)Về đầu trang

Cải thiện môi trường kinh doanh: Mơ lọt top đầu ASEAN, cố rất nhiều nhưng còn xa lắm

Chúng ta vẫn đứng sau Singapore (xếp thứ 2), Malaysia (xếp thứ 15), Thái Lan (xếp thứ 27) và Brunei (xếp thứ 55) về cải cách môi trường kinh doanh. Muốn vào Top 4 ASEAN thì phải vượt được 42 bậc nữa, đó là hành trình gian nan.

 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngày 17/12 công bố Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Chính phủ liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Nghị quyết 02) và hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 (Nghị quyết 35), dựa trên kết quả khảo sát hơn 10.000 DN đến từ 63 tỉnh, thành trên cả nước.

 Môi trường kinh doanh của Việt Nam liên tục được cải thiện trong thời gian qua, nhưng vẫn mức “thường thường bậc trung”. Còn nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, thuế, thanh tra, cấp phép,... gây cản trở doanh nghiệp.

 Báo cáo cho thấy, môi trường kinh doanh tại Việt Nam liên tục được cải thiện. Đó là việc gia nhập thị trường, tiếp cận điện năng ngày càng dễ dàng hơn. Việc nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính của DN ngày càng thuận lợi và nhanh chóng. Hàng loạt điều kiện kinh doanh bất hợp lý đã được bãi bỏ. Quy định về kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu, đã cơ bản được đổi mới, theo nguyên tắc đánh giá rủi ro và chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, với nhiều loại hàng hóa...

 Trong con mắt các DN, tất cả 11 lĩnh vực của Nghị quyết 02 đều có sự cải thiện. Điểm trung bình đã tăng từ mức 51,7% của năm 2017 lên mức 57,5% của năm 2019. Đây là kết quả chứng tỏ nhiều biện pháp cải cách của các ngành và lĩnh vực đã được DN ghi nhận.

 Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề khiến DN thấy bị cản trở, gặp khó khăn. Cụ thể, có hơn 40% DN tham gia khảo sát cho biết, phải đi lại nhiều lần để làm thủ tục hành chính. Hơn 58% số DN cho biết, họ vẫn gặp nhũng nhiễu khi làm thủ tục hành chính. Còn 48%, tương đương với gần 350.000 DN vẫn phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện, trong đó có 34% DN trong số này cho biết, họ gặp khó khăn khi xin giấy phép kinh doanh có điều kiện. Cho dù những tỷ lệ trên đã giảm so với 2017 nhưng vẫn còn rất cao, theo nhận định của VCCI.

 Tiếp cận tín dụng cũng là lĩnh vực nhiều DN gặp khó khăn. Có 86% DN cho rằng buộc phải có tài sản thế chấp mới có thể vay vốn, trong khi đó, 63% DN gặp khó về mức lãi suất và điều kiện cho vay. Đáng chú ý vẫn có 39% DN cho biết phải “bồi dưỡng” cho cán bộ ngân hàng để vay được vốn là phổ biến.

 Hoạt động thanh, kiểm tra thuế vẫn chưa được cải thiện nhiều, vẫn có 33% DN được hỏi cho rằng, cán bộ suy diễn bất lợi cho họ và 30% DN được khảo sát cho biết tồn tại chi phí không chính thức khi thanh kiểm tra thuế.

 Theo các DN, xin giấy phép xây dựng và giấy phép liên quan phải đi lại để nộp hồ sơ rất nhiều lần (trung bình 3 lần cho mỗi thủ tục). Tỷ lệ DN phải xin xác nhận phòng cháy chữa cháy lên đến 63% và có đến 30% DN cho biết họ gặp khó khăn khi làm thủ tục.

 Về cải cách tư pháp, giải quyết tranh chấp và phá sản, Báo cáo cho biết, thiết chế này nhiều năm không thay đổi. Chỉ có 45% số DN gặp tranh chấp, muốn đưa vụ việc ra tòa, còn lại khoảng 55% tìm cách giải quyết khác, kể cả nhờ đến xã hội đen. 

Ngoài ra, khả năng dự đoán thay đổi chính sách, có xu hướng giảm liên tục trong các năm qua. Tỷ lệ DN cho biết họ luôn luôn hoặc thường xuyên dự đoán được thay đổi chính sách giảm từ mức 16% trong năm 2014 xuống còn 5% trong năm 2018. Trong khi đó, tỷ lệ DN không bao giờ hoặc hiếm khi dự đoán được nội dung chính sách tăng từ mức 42% trong năm 2014 lên mức 67% trong năm 2018. Sự suy giảm khả năng dự đoán chính sách này là xu hướng nhất quán trong 5 năm qua. "Đây là một thực tế rất đáng quan ngại về môi trường kinh doanh tại Việt Nam", báo cáo viết.

 Nếu xem xét ở phạm vi cấp tỉnh thì mức độ chuyển biến của các tỉnh thành phố Đồng bằng sông Cửu Long là cao nhất cả nước. Những tỉnh có kết quả được DN đánh giá cao nhất là Đồng Tháp, Tây Ninh, Bến Tre, Kiên Giang. Ở chiều ngược lại, các tỉnh thành phố được đánh giá ít chuyển biến là Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Kạn, Thanh Hoá.

 Với các Bộ ngành, năm 2019, một số vẫn tiếp tục cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực do mình quản lý. Theo ghi nhận là các Bộ Công Thương, Y tế và NN-PTNT,...Tuy nhiên, nhiều bộ, ngành khác có vẻ như không muốn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này, vì đã làm ở đợt cắt giảm năm 2018. Trong những Bộ, ngành tiếp tục rà soát thì mức độ cắt giảm cũng không được mạnh mẽ như năm trước, trong khi vẫn còn nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh không hợp lý, không minh bạch, không khả thi.

 Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, nhận xét, sau những nỗ lực từ 2014 đến 2018 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện 30 bậc, trên bảng xếp hạng của Doing Business (Báo cáo Môi trường Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới), từ vị trí thứ 99 vào cuối năm 2013 lên vị trí thứ 69 vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, đến 2019 lại tụt 1 bậc về vị trí thứ 70. 

Kết quả này cải cách này vẫn chỉ ở mức “thường thường bậc trung”, theo ông Lộc. Còn nếu xét riêng trong khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn chưa hoàn thành được mục tiêu lọt vào Top 4 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất.

 "Chúng ta vẫn đứng sau Singapore (xếp thứ 2), Malaysia (xếp thứ 15), Thái Lan (xếp thứ 27) và Brunei (xếp thứ 55). Muốn vào Top 4 ASEAN thì phải vượt được 42 bậc nữa, đó là hành trình gian nan. Nếu chừng nào chất lượng thể chế vẫn ở mức trung bình thì không thể thoát được bẫy thu nhập trung bình", ông Lộc nhấn mạnh. (Vietnamnet.vn 17/12)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Cán bộ công chức sai phạm: Đa phần cán bộ đều tốt...

Rất nhiều trường hợp sau khi phát hiện cán bộ sai phạm đã tìm “cách” để biện minh cho hành vi không đúng của mình. Tuy nhiên, đa phần là cán bộ tốt, không thể nói toàn xấu cả nhưng vẫn có một số cá nhân “con sâu làm rầu nồi canh”…

 Chia sẻ với Infonet về đạo đức công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia cho biết, những quy định từ tác phong ứng xử hay lớn hơn là quy định về những vi phạm pháp luật, tham nhũng… trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức đều được quy định bằng văn bản. Nếu ai vi phạm đều phải xử lý.

 Đa phần cán bộ tốt, không thể nói toàn xấu cả nhưng vẫn có một số cá nhân “con sâu làm rầu nồi canh”. Theo đó, không ít những người trong thực thi công vụ ở cơ quan ứng xử với đồng nghiệp với nhân dân hống hách thậm chí nạt nộ, có người vi phạm chính sách thậm chí có trường hợp phá hoại hoặc tham nhũng. Nguyên nhân của tình trạng này, theo GS Ngô Thành Can, đó là chế tài xử lý cán bộ còn yếu.

 “Khi ban hành văn bản, những cơ quan có nhiệm vụ này đều mong muốn tạo ra những chuẩn mực để đội ngũ cán bộ công chức đi vào nề nếp nhưng chế tài còn yếu.

 Ví dụ, có những vi phạm xử lý chỉ mang tính chất “gãi ngứa” hoặc là xử lý rất chậm. Nếu vi phạm mà được xử lý ngay thì đâu đến mức nặng nề như vụ đất Đà Nẵng, hay vụ việc ở Thủ Thiêm (Sài Gòn)… Hầu hết những vụ việc này xảy ra từ lâu nhưng bao nhiêu năm sau mới xử lý”, GS Ngô Thành Can bày tỏ.

 Nguyên nhân thứ hai, theo GS Ngô Thành Can, đó là nhiều cơ quan xử lý cán bộ sai phạm vẫn xu hướng bao che cho anh em, hoặc là lấp liếm, “đóng cửa bảo nhau”.

 “Đây là những cái dở, vì thế có cán bộ có bị làm sao thì thôi 'chín bỏ làm mười'”, ông Can nói. Đặc biệt, các quy định vẫn chưa trao cho người đứng đầu được quyền xử lý cán bộ sai phạm. Nhiều khi người đứng đầu muốn xử lý phải căn cứ vào hội đồng nọ, hội đồng kia… “thành ra cũng bó chân, bó tay”. Do đó, ông Can cho rằng “hiện chúng ta có những quy định để ràng buộc nhau nhưng lại là cản trở trong trường hợp cần phải xử lý cán bộ vi phạm”.

 Nguyên nhân thứ ba, theo chuyên gia về hành chính công này khẳng định đó chính là ở những người cán bộ công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ. Có những vụ việc cán bộ lợi dụng vị trí, chức quyền để cầu lợi cho bản thân.

 “Cán bộ công chức đam mê quyền lực thì cố gắng đạt được, người đam mê vật chất thì cũng tìm mọi cách, hay đam mê những thứ khác cũng cố gắng để giành được… nên nhiều khi vi phạm pháp luật”, ông Can nhấn mạnh.

 Một nguyên nhân khác, theo GS Can “nói có vẻ lý thuyết” nhưng lại “hay xảy ra”. Đó là giáo dục ý thức đấu tranh với sai phạm của cán bộ công chức cũng như của người dân đối với vấn đề này chưa đạt được như kỳ vọng.

 Theo đó, đồng nghiệp hay người dân thấy cán bộ vi phạm thay vì lên tiếng phản ứng, đề xuất cấp trên xử lý lại chọn cách “im lặng” thỏa hiệp với những cái xấu. Lâu dần tạo thành thói quen.

 Trên thực tế, văn hóa công vụ ngoài những giá trị mà cán bộ công chức có trách nhiệm xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch và hiệu quả thì bản thân những cán bộ trong bộ máy phải tuân thủ pháp luật. Trước hết cán bộ, công chức phải tuân thủ pháp luật.

 Do đó, đối với vụ việc Chánh án “mây mưa” với kế toán tại phòng làm việc gây xôn xao dư luận gần đây ở Quảng Bình, hay vụ cán bộ xã đánh bạc tại trụ sở ủy ban, vụ Thượng úy công an ném xúc xích vào nhân viên bán hàng, rồi cả nữ Đại úy công an náo loạn tại sân bay, thậm chí có trường hợp quỵt tiền của lái xe, đánh nhân viên hoặc có người quát nạt, coi thường người khác… đều vi phạm nghiêm trọng đạo đức công vụ. 

“Đáng ngại là rất nhiều trường hợp sau đó tìm “cách” để biện minh cho hành vi không đúng của mình. Đó là việc Chánh án quan hệ bất chính với cấp dưới thì đổ lỗi do “say rượu”. Thậm chí có trường hợp bị bắt quả tang ăn cắp thì lại đi xin giấy chứng nhận “tâm thần”.... Đó là những trường hợp xin lòng thương của nhân dân, xin lòng thương của cấp trên, xin lòng thương của những người sẽ xử lý kỷ luật mình. Những cán bộ này lòng tự trọng đã ở mức rất thấp”, GS Ngô Thành Can bày tỏ.

 Đặc biệt đối với trường hợp Chánh án ở Quảng Bình, GS Ngô Thành Can cho rằng, cần phải xem xét kỹ, không thể để một người cầm cân nẩy mực, thạo về pháp luật lại lợi dụng nó như là thứ vũ khí cầu lợi cho mình. 

Theo ông, đến lúc chúng ta cần có chế tài đủ mạnh để làm trong sạch đội ngũ cán bộ trong nền hành chính công. Theo đó, những người không hoàn thành nhiệm vụ, những người vi phạm nên ra ngoài công vụ.

 “Giống như lực lượng vũ trang, nếu anh vi phạm thì cho phép tự viết đơn xin ra khỏi ngành, hoặc sẽ cho ra khỏi ngành… Tôi nghĩ đối với nền hành chính công vụ cũng cần sử dụng biện pháp này để làm trong sạch hơn đội ngũ cán bộ. Quan trọng hơn, biện pháp này cũng mang tính răn đe, để người khác nhìn vào, lấy đó như bài học … Nếu anh vi phạm, anh sẽ bị loại khỏi nền công vụ”, GS Ngô Thành Can nhấn mạnh. (Infonet.vn 17/12, N. Huyền) Về đầu trang

QUẢN LÝ

Phiên họp thứ 6 Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIII

Sáng 18/12, kết luận phiên họp thứ 6 Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIII, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đánh giá cao những ý kiến góp ý tâm huyết, trách nhiệm của các thành viên của Tiểu ban, đề nghị các thành viên Tổ biên tập của Tiểu ban tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý, tập trung hoàn thiện dự thảo báo cáo theo hướng ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, sát tình hình thực tế và có tính khả thi cao.

 Về phương hướng hoạt động của tiểu ban sắp tới, nhấn mạnh trên cơ sở tiếp thu các ý kiến tại Hội nghị Trung ương XI và ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính đề nghị Tiểu ban Điều lệ Đảng cần tiếp tục hoàn thiện nội dung của từng nhiệm vụ, giải pháp, chú trọng khắc phục có hiệu quả những mặt hạn chế, yếu kém đã chỉ ra, góp phần nâng cao chất lượng dự thảo báo cáo để trình Bộ Chính trị theo tiến độ đề ra. (VTV.vn 18/12)Về đầu trang

Thu gọn đầu mối kiểm tra chuyên ngành

Các Bộ, ngành sẽ ban hành danh mục mục hàng hóa xuất nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng kèm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

 Hải quan Việt Nam sẽ phối hợp với hải quan các nước kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các mặt hàng có điều kiện và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật, kể cả đưa ra tòa hành chính nếu cơ quan hải quan làm sai. 

Đây là khẳng định của người đứng đầu ngành hải quan tại Hội thảo Liên bộ lấy ý kiến xây dựng đề án đổi mới mô hình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

 Theo đó, các Bộ, ngành sẽ ban hành danh mục mục hàng hóa xuất nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng kèm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Cơ quan hải quan là đầu mối kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại cửa khẩu.

 Quyết định kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của cơ quan hải quan có giá trị pháp lý cao nhất để thông quan hàng hóa. Nếu doanh nghiệp không đồng ý với kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan có thể thực hiện quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

 Hiện, công tác kiểm tra chuyên ngành đang có rất nhiều bất cập với 50% loại hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành nhưng chỉ phát hiện được 0,01% vi phạm. Dự kiến đề án này sẽ được trình Chính phủ thông qua vào quý I năm sau và sẽ cắt giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp. (VTV.vn 18/12)Về đầu trang

Ra mắt hệ thống quản lý và giải quyết phản ánh, tranh chấp trực tuyến

Mới đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã cho ra mắt hệ thống quản lý và giải quyết khiếu nại, tranh chấp trực tuyến.

 Tại buổi lễ ra mắt, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cam kết mọi thông tin phản ánh về hàng giả, hàng nhái của người tiêu dùng sẽ được gửi đồng loạt đến các cơ quan có thẩm quyền; việc ứng phó và giải quyết các tranh chấp liên quan đến hàng giả sẽ nhanh hơn nhiều.

 Hệ thống quản lý và giải quyết phản ánh, khiếu nại, tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử được xây dựng dựa trên nền tảng kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các đơn vị như: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Sở Công Thương các tỉnh, thành… Đặc biệt, hệ thống quản lý này có sự tham gia và cam kết của hàng chục sàn thương mại điện tử, chuỗi bán lẻ đối với sản phẩm được rao bán. 

Mọi thông tin về phản ánh hàng giả hàng nhái, kém chất lượng có thể phán ánh tới hệ thống thông qua cổng thông tin: online.gov.vn, chonghanggia.online.gov.vn và baocao.online.gov.vn. Qua đó, lực lượng chức năng sẽ đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả vấn nạn hàng giả trong thương mại điện tử, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. (VTV.vn 18/12)Về đầu trang

TP.HCM: Lương thấp, hàng loạt nhân viên trật tự đô thị nghỉ việc

Tại các quận, huyện của TP.HCM, khoảng một nửa đội trật tự đô thị là cộng tác viên, sau nhiều năm, lương vẫn chỉ ở mức 2,5 triệu đồng/tháng.

 13 năm gắn bó với nghề trật tự đô thị nhưng vẫn chỉ là cộng tác viên, anh Trần Việt Hồng đã phải nghỉ việc để làm nghề sửa chữa xe máy. Dù tiền chẳng kiếm được là bao nhưng vẫn ổn hơn so với công việc cũ.

 Tại các quận, huyện của TP.HCM, khoảng một nửa đội trật tự đô thị là cộng tác viên, sau nhiều năm, lương vẫn chỉ ở mức 2,5 triệu đồng/tháng. Làm ngày làm đêm, từ dẹp lòng lề đường, đến cưỡng chế công trình, đôi khi còn bị phản ứng quyết liệt, thậm chí bị đánh, hàng trăm người đã nghỉ việc.

 Đội trật tự đô thị Thủ Đức có 60 người thì đã 17 người nghỉ việc, trong đó có cả công chức. Đây cũng là tình trạng chung của 24 đội trật tự đô thị trên địa bàn. Để giải quyết việc này, lãnh đạo các quận huyện đã đề nghị thành phố xem xét tăng mức lương cho cộng tác viên. Đồng thời, TP.HCM đã có đề án thành lập Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị, với biên chế dự tính 1.561 người. (VTV.vn 18/12)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Số lượng thủ tục, hồ sơ được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia ngày càng tăng

Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đưa ra mong muốn cải thiện những khó khăn, hạn chế của thủ tục kiểm tra chuyên ngành cũng như việc thực hiện thủ tục qua Cổng một cửa quốc gia.

 Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 đã đặt nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương về việc tiếp tục cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia.

 Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 02 năm 2019 và Nghị quyết 35 năm 2016 của Chính phủ: "Góc nhìn từ doanh nghiệp" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho biết, lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa được đánh giá là một trong 3 lĩnh vực ít có chuyển biến nhất khi chỉ có 52% doanh nghiệp nhận thấy có sự thay đổi tích cực.

 Một trong những nguyên nhân khiến lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa chưa được các doanh nghiệp đánh giá cao là do những vướng mắc, hạn chế của việc thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

 Theo kết quả điều tra của VCCI, các doanh nghiệp gặp khó khăn nhiều nhất là quản lý chất lượng hàng hóa – cấp phép thuộc lần lượt các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Y tế. Chỉ khoảng 15-27% doanh nghiệp đánh giá việc thực hiện các thủ tục trên là dễ hoặc rất dễ thực hiện.

 Thực tế là trong năm 2019, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo trực tiếp và nhiều đoàn công tác kiểm tra các hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Chính phủ đã nêu tên từng mặt hàng cụ thể, chỉ đạo biện pháp tháo gỡ, yêu cầu các bộ, ngành phải sửa đổi theo các hướng cụ thể.

 Do đó, VCCI cho biết, các doanh nghiệp đều hy vọng, với những biện pháp quyết liệt như vậy, những vướng mắc trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành sẽ sớm được tháo gỡ.

 Cùng với việc tiếp tục cải thiện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, Nghị quyết 02 của Chính phủ còn yêu cầu các bộ, ngành phải nghiên cứu, xây dựng giải pháp kỹ thuật kết nối đồng bộ hệ thống VNACC/VCIS và tất cả các thủ tục hành chính về quản lý, kiểm tra chuyên ngành vào Cơ chế một cửa quốc gia.

 Vì thế, theo đánh giá của VCCI, các bộ ngành, trong đó Tổng cục Hải quan là cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN đã có nhiều nỗ lực để gia tăng số lượng và chất lượng kết nối các thủ tục.

 Báo cáo của VCCI cho biết, các doanh nghiệp nhận xét, các thủ tục kiểm tra chuyên ngành được thực hiện trên Cổng một cửa quốc gia ngày càng nhiều, số lượng thủ tục và hồ sơ qua hệ thống một cửa ngày một tăng. Tuy nhiên, số lượng thủ tục hành chính có thể làm hoàn toàn với cấp độ 4 (hoàn toàn điện tử) chưa nhiều, đa số phải nộp kèm bản giấy.

 Những doanh nghiệp thường xuyên sử dụng Cổng một cửa quốc gia thì nhận thấy, giao diện của cổng tương đối dễ hiểu, thân thiện, dễ sử dụng, nội dung đầy đủ. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp lần đầu sử dụng thì còn thiếu những hướng dẫn thân thiện. 

Hơn nữa, giai đoạn đợi để được kiểm tra hồ sơ vẫn mất nhiều thời gian. Ví dụ, thủ tục công bố mỹ phẩm phải mất từ 7-10 ngày mới có phản hồi về hồ sơ.

 Đặc biệt, vấn đề nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất là tốc độ truy cập của Cổng một cửa quốc gia, nhiều khi tốc độ tải rất chậm hoặc bị nghẽn mạng, bị từ chối truy cập hoặc chỉ tương thích với một số trình duyệt, một số máy tính. (Haiquanonline.com.vn 17/12, Hương Dịu) Về đầu trang

Bộ đầu tiên phê duyệt kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0

Bộ TN&MT vừa là Bộ đầu tiên phê duyệt Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0. Kiến trúc này nhằm thiết lập cơ sở, định hướng cho quá trình xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ TN&MT và làm cơ sở tham chiếu cho các Kiến trúc CNTT của các Sở TN&MT. 

Quyết định 3196 ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành TN&MT phiên bản 2.0 vừa được Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà ký ngày 16/12/2019. Với quyết định này, Bộ TN&MT vừa là Bộ đầu tiên phê duyệt Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0. 

Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành TN&MT là tài liệu mô tả chi tiết các thành phần Chính phủ điện tử của Bộ TN&MT từ Trung ương đến địa phương, kết nối, liên thông với các bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân, khu vực, quốc tế; thể hiện việc tham chiếu, kết nối các quy trình nghiệp vụ, ứng dụng, dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin và các thành phần khác tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

 Được xây dựng nhằm thiết lập cơ sở, định hướng cho quá trình xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ TN&MT và làm cơ sở tham chiếu cho Kiến trúc CNTT của các Sở TN&MT địa phương, Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành TN&MT phiên bản 2.0 sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, xây dựng Chính phủ điện tử của ngành, hướng tới ngành TN&MT số, Chính phủ số và nền kinh tế số.

 Mục tiêu cụ thể của Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành TN&MT phiên bản 2.0 mới ban hành là xác định bản quy hoạch tổng thể về ứng dụng CNTT của Bộ TN&MT, trong đó có các thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần, gắn liền ứng dụng CNTT với các hoạt động nghiệp vụ.

 Định hướng và triển khai tin học hóa quy trình nghiệp vụ trong Bộ TN&MT một cách có hệ thống và thực thi chương trình cải cách thủ tục hành chính, nghiệp vụ hành chính theo hướng công khai, minh bạch để thực hiện hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Định hình một mô hình kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ thông tin dữ liệu, tái cấu trúc cơ sở hạ tầng thông tin.

 Cùng với đó, Kiến trúc cũng hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư, đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của cơ quan, đơn vị; nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế; là cơ sở xác định các thành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai Chính phủ điện tử tại ngành TN&MT; đồng thời làm căn cứ đề xuất và triển khai các nhiệm vụ về ứng dụng CNTT của Bộ TN&MT.

 Về lộ trình triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành TN&MT phiên bản 2.0, Bộ TN&MT nêu rõ, việc xây dựng lộ trình triển khai dựa trên kiến trúc, trên cơ sở phân tích hiện trạng, đảm bảo đáp ứng các mục tiêu, chiến lược, chính sách phát triển, ứng dụng CNTT của Bộ. 

Căn cứ Nghị quyết 17, chương trình hành động của Bộ TN&MT thực hiện Nghị quyết 17, lộ trình triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành TN&MT được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 2019 – 2020 và giai đoạn 2020 – 2025 với các mục tiêu, yêu cầu cụ thể cho từng giai đoạn đối với các nhiệm vụ xây dựng Cơ chế, chính sách; Hạ tầng, công nghệ; An toàn thông tin; Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ngành TN&MT.

 Trong đó, với giai đoạn 2019 – 2020, về cơ chế chính sách, ngành TN&MT tập trung ưu tiên việc xây dựng quy định cấu trúc các cơ sở dữ liệu của các lĩnh vực chuyên ngành, cấu trúc dữ liệu dùng chung trao đổi chia sẻ giữa các lĩnh vực, các bộ, ngành, các địa phương; hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, định mức, đơn giá về ứng dụng CNTT trong ngành TN&MT; xây dựng các cơ chế, quy chế duy trì vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

 Về hạ tầng, công nghệ, sẽ nghiên cứu, tiếp cận các công nghệ mới, tham gia cuộc CMCN 4.0; duy trì vận hành, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng các Trung tâm dữ liệu của Bộ TN&MT theo hướng tập trung hóa các hệ thống CNTT của Bộ đảm bảo đủ năng lực, tính dự phòng và phân tải; tiếp tục vận hành và khai thác có hiệu quả hạ tầng tính toán lưu trữ và các dịch vụ nền tảng của Bộ TN&MT.

 Đồng thời, đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng tính toán, lưu trữ đảm bảo tính kế thừa theo định hướng nền tảng công nghệ điện toán đám mây phục vụ cho quá trình chuyển đổi số trong Bộ TN&MT; triển khai nền tảng trao đổi, chia sẻ tích hợp dữ liệu; nghiên cứu xây dựng Trung tâm thông tin, dữ liệu vùng đồng bằng sông Cửu Long. (Ictnews.vn 18/12, vân Anh) Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm Việt Nam, Bộ Tài chính lên tiếng

Ngày 18/12/2019, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service ("Moody's") thông báo về việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 đối với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ và ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không được bảo đảm và điều chỉnh triển vọng xuống Tiêu cực, kết thúc thời gian đưa hồ sơ tín dụng của Việt Nam vào diện theo dõi hạ bậc kể từ ngày 9/10/2019.

 Cơ sở Moody's đưa ra quyết định điều chỉnh giảm triển vọng tín nhiệm của Việt Nam bắt nguồn từ nhận định cho rằng vẫn tiềm ẩn rủi ro, tuy không còn đáng kể, của việc chậm trả nghĩa vụ nợ gián tiếp của Chính phủ trong bối cảnh chưa có những giải pháp rõ ràng để cải thiện công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan, cũng như tăng cường tính minh bạch về quản lý nợ được Chính phủ bảo lãnh.

 Theo Bộ Tài chính, việc Moody's hạ triển vọng tín nhiệm của Việt Nam chỉ dựa trên sự việc riêng lẻ đối với nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ mà bỏ qua thành tựu toàn diện Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện khả năng chống chọi với các cú sốc bên ngoài và nâng cao tính bền vững danh mục nợ công, là không xác đáng.

 "Trong Thông cáo Báo chí, Moody's ghi nhận rằng với việc tập trung giám sát và phối hợp để đảm bảo các nghĩa vụ trả nợ được bố trí nguồn và xử lý thủ tục thanh toán kịp thời, rủi ro tái diễn tình trạng chậm trả nợ đã thuyên giảm đáng kể.

 Tuy nhiên, Bộ Tài chính nhìn nhận rằng tín hiệu của Moody's đưa ra về việc tiếp tục theo dõi hồ sơ tín dụng của Việt Nam (với triển vọng Tiêu cực) là không tương xứng với chỉ đạo hết sức quyết liệt và kịp thời của Chính phủ, cũng như với hàng loạt các biện pháp mà Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong thời gian qua đã triển khai để cải thiện công tác phối hợp hành chính trong việc thanh toán nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, đảm bảo không gây tổn thất cho bên cho vay", Bộ Tài chính nhận định.

 Bộ Tài chính cũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết với các đối tác phát triển và tổ chức tài chính quốc tế.

 "Quan điểm này cũng thể hiện rõ qua việc Chính phủ Việt Nam đã chủ động thực hiện trách nhiệm của người bảo lãnh trong việc thanh toán, ngay cả khi chưa nhận được yêu cầu chính thức của bên cho vay", Bộ Tài chính cho biết.

 Cơ quan này cũng thông tin thêm, để sự việc chậm trả nợ được Chính phủ bảo lãnh không phát sinh trong thời gian tới, có thể gây ra sự hiểu lầm không đáng có đối với cộng đồng các nhà đầu tư về khả năng trả nợ của Chính phủ cũng như ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, các bộ, ngành và cơ quan liên quan đảm bảo bố trí nguồn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn.

 Trong giai đoạn tới, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách thể chế và khơi thông nguồn lực để một mặt đảm bảo khả năng trả nợ, duy trì bền vững nợ công và an ninh tài chính quốc gia trong khi vẫn đảm bảo nguồn lực để phát triển.

 "Đồng hành với Chính phủ, bên cạnh việc tiếp tục triển khai các giải pháp cải cách kinh tế, Bộ Tài chính cùng các cơ quan liên quan trong thời gian tới sẵn sàng cung cấp thông tin minh bạch và đưa ra các minh chứng thuyết phục về việc Chính phủ nghiêm túc thực hiện cam kết trả nợ.

 Qua đó, Bộ Tài chính tin rằng Moody's, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng như tổ chức quốc tế khác sẽ có thông tin đầy đủ và cơ sở xác thực để đưa ra nhìn nhận đúng đắn, tích cực về hồ sơ tín dụng của Việt Nam", Bộ Tài chính cho biết. (Vneconomy.vn 18/12, Duyên Duyên)Về đầu trang

Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2019 dự kiến vượt mục tiêu 5%

Ước tính đến hết năm nay, tổng thu ngân sách Nhà nước sẽ vượt 5% so với dự toán được Chính phủ giao. Thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết hệ thống kho bạc Nhà nước năm 2019 hôm 17/12.

 Tính đến giữa tháng 12, thu ngân sách đã đạt trên 1,41 triệu tỷ đồng, bằng 100,2% kế hoạch. Kho bạc Nhà nước cũng thực hiện kiểm soát chi, phát hiện trên 16.000 khoản chi chưa đúng thủ tục, yêu cầu bổ sung.

 Ngoài ra, trong bối cảnh số dư ngân quỹ cao, giải ngân vốn đầu tư công chậm, kho bạc Nhà nước đã tham mưu Bộ Tài chính điều chỉnh giảm kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ và cho ngân sách Trung ương vay, qua đó tiết kiệm chi phí lãi vay hơn 2.200 tỷ đồng/năm. (VTV.vn 18/12)Về đầu trang

Thu ngân sách Hải quan năm 2019 đạt 334.400 tỷ đồng

Thông tin này được Tổng cục Hải quan vừa công bố trong buổi họp báo diễn ra vào sáng ngày 18/12.

 Mặc dù vẫn còn hơn chục 10 ngày nữa mới kết thúc năm 2019 nhưng tổng số thu thuế của toàn ngành Hải quan đã đạt 334.400 tỷ đồng, bằng 106% so với chỉ tiêu được giao, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Thông tin này được Tổng cục Hải quan công bố trong buổi họp báo diễn ra vào sáng 18/12.

 Nguyên nhân chủ yếu là do kim ngạch xuất nhập khẩu có thuế tăng mạnh, đạt 105 tỷ USD. Trong đó, riêng thuế thu được từ dầu thô, ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đã là trên 46.000 tỷ đồng. Ngoài ra, nguyên nhân khác đến từ việc Tổng cục Hải quan đã thực hiện nộp thuế điện tử và thông quan 24/7. Đặc biệt là chương trình doanh nghiệp nhờ thu mới được triển khai cách đây 1 tháng.

 Tổng cục Hải quan đã ký kết với 5 ngân hàng, để mỗi khi doanh nghiệp mở tờ khai là sẽ tự động trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp để đóng thuế. Việc này đã rút ngắn thời gian đóng thuế và thông quan. Nhờ đó mà tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đã đạt 96% tổng thu.

 Đóng góp vào tổng thu ngân sách của ngành Hải quan còn do kết quả thu hồi nợ thuế đạt 992 tỷ đồng. (VTV.vn 18/12)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Long An: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy bị tố không có bằng cấp 3

Ngày 18/12, Thành ủy Tân An (tỉnh Long An) đã có công văn trả lời đơn thư khiếu nại của người dân về thông tin ông Trần Văn Đon - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Tân An - không có bằng tốt nghiệp THPT (bằng cấp 3). 

Theo Ban Tổ chức Thành ủy Tân An, cơ quan này đã xác minh và báo cáo sự việc từ tháng 11/2019.

 Theo báo cáo số 839-CV/BTCTU, ông Trần Văn Đon trước đây học Trung cấp chuyên ngành kế toán thương nghiệp lương thực tại trường Trung học Lương Thực III tại Vĩnh Long (nay là trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long) thuộc khóa 6, hệ 3 năm. Trình độ lúc vào trường là tốt nghiệp trung học cơ sở (9/12) và đã hoàn thành các môn văn hóa theo quy định để học chuyên ngành kế toán thương nghiệp lương thực. Năm 1986 ông Đon được cấp bằng tốt nghiệp của nhà trường.

 BTC Thành ủy Tân An trích dẫn công văn số 3645 ngày 26/7/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc người học tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp. Theo đó trường hợp người học đã có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT, nếu đã học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT hoặc trong chương trình đào tạo tạo trung cấp chuyên nghiệp (dành cho đối tượng đã có bằng tốt nghiệp THCS), thì bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp của người học được sử dụng thay cho bằng tốt nghiệp THPT để học lên cao hoặc cho nhu cầu tuyển dụng.

 Như vậy, bằng tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp tại trường Trung học Lương Thực III tại Vĩnh Long của ông Trần Văn Đon được sử dụng thay cho bằng tốt nghiệp THPT để học lên cao. Tuy vậy, ông Đon chưa hoàn thành chương trình giáo dục THPT nên không thể khai vào lý lịch trình độ giáo dục phổ thông là 12/12.

 Trước đó, UBKT Tỉnh ủy nhận được đơn thư phản ánh ông Đon chưa có bằng cấp 3 nên việc ông Đon giữ chức vụ quan trọng tại UBKT Thành ủy Tân An là không hù hợp. Mặc dù chưa có bằng THPT nhưng trong tiểu sử tóm tắt ứng cử Đại biểu HĐND phường 3, ông Đon khai có trình độ phổ thông 12/12, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là Đại học Xã hội học.

 Trước đó, ông Đon từng là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường 3, TP Tân An và cũng mới về giữ chức vụ Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Tân An thời gian chưa lâu và sau đó là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Tân An. (Danviet.vn 18/12, Xuân Hinh)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Hong Kong nghiên cứu dự luật cấm xúc phạm công chức

Cục An ninh Hong Kong gần đây đã hoàn thành nghiên cứu dự luật nhằm tìm cách điều chỉnh hành vi của công dân đối với các quan chức thành phố.

 Không lâu sau khi chính quyền Hong Kong thất bại trong việc cấm người biểu tình sử dụng khẩu trang, một đề xuất mới liên quan đến nhóm đối tượng này đã được gửi tới các nhà lập pháp.

 Người đứng đầu Sở Dân sự Joshua Law Chi-kon hôm thứ Hai thông báo rằng Cục An ninh đã hoàn thành nghiên cứu về dự luật cấm người dân xúc phạm các công chức, bao gồm cả các sĩ quan cảnh sát.

 Dự luật này hiện đang được chuyển sang Bộ Tư pháp Hong Kong và các cơ quan khác để tham khảo ý kiến, ông Law cho biết sẽ không đặt thời hạn cụ thể để nghiên cứu dự luật.

 Tuy nhiên, bà Ann Chiang Lai-wan thuộc Hội đồng Lập pháp Hong Kong, kêu gọi các nhà lập pháp cân nhắc về đề xuất này trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 7 năm 2020, bà tin rằng lệnh cấm xúc phạm sẽ mang lại sự tôn trọng cho các công chức Hong Kong.

 Tuy nhiên, nhiều thành viên Đảng Dân chủ, như ông Lam Cheuk-ting cho rằng động thái này sẽ tạo thêm căng thẳng giữa công chúng và chính quyền Hong Kong.

 Ông Lam chỉ ra rằng các điều khoản hiện tại không chỉ được nêu trong Pháp lệnh Trật tự công quyền, vốn trao quyền cho cảnh sát thực thi luật pháp trên đường phố, mà cảnh sát sẽ không chịu trách nhiệm về hành vi của chính họ đối với người dân, dự luật mới có thể khiến tình hình trỏe nên thêm phức tạp.

 Các cuộc thảo luận xung quanh dự luật cấm xúc phậm công chức diễn ra khi các cuộc biểu tình bạo lực ở Hong Kong đang có xu hướng giảm dần còn Đặc khu trưởng Carrie Lam đã có chuyến thăm tới Bắc Kinh trong tuần này.

 "Tình hình ở Hong Kong năm 2019 đang trong lúc phức tạp và khó khăn nhất kể từ khi trở về đại lục", Chủ tịch Tập Cận Bình chia sẻ trong cuộc gặp mặt và Carrie Lam. "Chính phủ trung ương hoàn toàn công nhận sự can đảm và trách nhiệm mà bà đã thể hiện trong những thời điểm đặc biệt này ở Hong Kong". (Ngaynay.vn 18/12, Huy Vũ) Về đầu trang

Quan tham Trung Quốc bề ngoài nho nhã nhưng làm chuyện tày trời, từng qua đêm với 27 người đẹp

Lợi dụng vị trí đặc thù được thường xuyên tiếp xúc với cơ quan đầu não, quan tham này đã “do thám” nhiều lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc. Ông ta còn đặc biệt giỏi trong việc ẩn mình, che giấu hành tung.

 Lệnh Kế Hoạch, sinh năm 1956, là một chính trị gia Trung Quốc và là một trong những cố vấn chính trị chủ chốt của ông Hồ Cẩm Đào - cựu Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 Lợi dụng vị trí đặc thù gần cận lãnh đạo của mình, Lệnh Kế Hoạch đã ra sức ăn hối lộ, thu thập bí mật quốc gia Trung Quốc bán cho nước ngoài.

 Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, quan tham họ Lệnh đã lấy danh nghĩa đứng đầu Văn phòng Trung ương, Cục Cảnh vệ, Cục Bảo vệ Quân ủy, để lắp chuông an ninh khẩn cấp, nhưng thực chất là máy nghe lén. Cứ sau 10 – 15 ngày, ông ta lại cho người tới kiểm tra, thay thế thẻ nhớ, lấy tài liệu mật.

 Thiết bị nghe lén được Lệnh Kế Hoạch cho lắp đặt ở cả phòng làm việc của Chủ tịch kiêm Tổng bí Thư Trung Quốc khi đó là ông Hồ Cẩm Đào, Phó chủ tịch Tập Cận Bình, Phó thủ tướng Lý Khắc Cường và ông Vương Kỳ Sơn (người sau này là “bàn tay sắt” trong phong trào chống tham nhũng tại Trung Quốc). Hành vi nghe lén lãnh đạo đã được quan tham họ Lệnh thực hiện trong suốt 3 năm.

 Theo tờ Washington Free Beacon, năm 2015, khi Lệnh Hoàn Thành, em trai của Lệnh Kế Hoạch bị điều tra và chạy trốn sang Mỹ, đã giao nộp hơn 2.700 văn kiện nội bộ của Trung Quốc, cho cơ quan tình báo Mỹ.

 Trong đó, có các tài liệu về hệ thống quản lý kiểm soát vũ khí hạt nhân và cả những chi tiết về vấn đề điều hành nội bộ của Trung Quốc. Những văn kiện mật này đều do Lệnh Kế Hoạch đánh cắp trước đó.

 Chính những thông tin tuyệt mật đã bị đánh cắp và bán cho nước ngoài là lý do khiến vụ án Lệnh Kế Hoạch phải đưa vào xét xử bí mật.

 Lệnh Kế Hoạch cũng nổi tiếng là kẻ háo sắc. Ông ta thường xuyên đi các địa phương  thị sát để tới khách sạn chơi gái, hưởng “sản vật địa phương”. Trong nhật ký của Lệnh Kế Hoạch, ông này kể đã qua đêm với tất cả 27 người đẹp, trong đó, đặc biệt thường xuyên đi lại với 7 người phụ nữ.

 Từ năm 2003 đến khi bị đưa đi điều tra vào tháng 12.2014, Lệnh Kế Hoạch đã chi cho 7 nhân tình này tổng cộng trên 42 triệu nhân dân tệ. Tất cả số tiền đều là tài sản hối lộ. Ông ta còn có 5 đứa con riêng, mang họ mẹ. Lệnh Kế Hoạch cũng từng có tiền sử về các bệnh tình dục.

 Đáng nói, trong số 7 nhân tình của quan tham họ Lệnh, còn có một người là nhân viên trực điện thoại mật của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Lệnh Kế Hoạch đã thông qua người tình, nghe trộm những cuộc nói chuyện của các lãnh đạo cao nhất.

 Một người tình khác của Lệnh Kế Hoạch cũng nổi tiếng không kém, đó là Phùng Trác. Cô này được Lệnh Kế Hoạch cưng chiều, nâng đỡ từ một phóng viên bình thường trở thành Phó Giám đốc Trung tâm tin tức Thời sự Chính trị của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc.

 Sau khi Lệnh Kế Hoạch bị điều tra, Phùng Trác cũng “mất tích” vào tháng 9.2014 vì bị đưa đi điều tra.

 Không chỉ đánh cắp bí mật quốc gia, Lệnh Kế Hoạch và vợ còn bị cáo buộc với tội danh nhận hối lộ. Theo kết luận của tòa án, lợi dụng chức vụ cao, Lệnh Kế Hoạch cùng vợ là Cốc Lệ Bình, đã nhận hối lộ với những khoản tiền và đồ vật có trị giá rất lớn.

 Tổng số tiền, vật nhận hối lộ được xác định là hơn 77 triệu nhân dân tệ (khoảng 270 tỷ VNĐ), số tiền bán tài liệu mật không được nêu rõ.

 Là một đại quan tham, nhưng Lệnh Kế Hoạch lại rất thích giả nhân giả nghĩa, để che đậy sự cáo già của bản thân.

 Theo báo điện tử China.com, khi còn giữ vai trò lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, Lệnh Kế Hoạch luôn được giới báo chí khen ngợi là người “ôn hòa, không hống hách”. Mỗi lần họp báo, ông ta đều rất lịch sự nói với phóng viên: “Các vị đã vất vả rồi”.

 Giới truyền thông Trung Quốc cũng thường đánh giá Lệnh Kế Hoạch là một nhân vật rất kín kẽ và không thích phô trương, xuất hiện nhiều ở các sự kiện. Tuy làm việc trong cơ quan tuyên truyền, nhưng ông ta lại thường xuyên nói với cánh báo chí “đừng tuyên truyền cho tôi”.

 Chính vì thường được được giá là “ôn hòa, cẩn thận, kín kẽ”, nên sau khi Lệnh Kế Hoạch sa lưới, giới truyền thông Trung Quốc kiếm được rất ít hình ảnh cá nhân của ông ta.

 Sự nghiệp chính trị của Lệnh Kế Hoạch có lẽ sẽ còn thăng tiến cao hơn, nếu ông ta không bị “ngã ngựa” bởi cậu quý tử. Đầu năm 2012, Lệnh Cốc, con trai Lệnh Kế Hoạch, chết vì tai nạn giao thông, trong một chiếc siêu xe Ferrari. 

Theo tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng, trong xe khi đó ngoài Lệnh Cốc, còn có hai người phụ nữ khác, một người khỏa thân hoàn toàn, người còn lại bán khỏa thân.

 Để che giấu sự thật, Lệnh Kế Hoạch tự ý điều động bộ phận cảnh vệ Trung ương đi phong tỏa thông tin, bảo vệ hiện trường, không làm việc với cảnh sát. Hai ngày sau khi con trai mất, ông ta vẫn đi công tác bình thường, trên mặt còn cười nói vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra.

 Nhằm tránh sức ép từ dư luận, Lệnh Kế Hoạch đã tìm đến nhờ cậy Chu Vĩnh Khang (một “hổ lớn” khác của Trung Quốc). Theo thỏa thuận, với tư cách là Bộ trưởng bộ Công an Trung Quốc, ông Chu sẽ giải quyết êm thấm vụ tai nạn.

 Đổi lại, Lệnh Kế Hoạch phải giúp Chu Vĩnh Khang lo liệu, sửa lại hồ sơ vụ án tham nhũng của Bạc Hy Lai theo hướng giảm tội. Tuy nhiên, Ủy ban kiểm tra kỷ luật Đảng cộng sản Trung Quốc (CCDI), đã không để cho việc làm của Lệnh Kế Hoạch được triển khai trót lọt. Bạc Hy Lai sau đó vẫn lãnh án chung thân.

 Cuối năm 2013, khi tiến hành điều tra vụ án tham nhũng của Chu Vĩnh Khang, CCDI đã phát hiện ít nhiều “bóng dáng” Lệnh Kế Hoạch. Điều này đã đặc biệt thu hút sự chú ý của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, bởi Lệnh Kế Hoạch là một quan chức nắm giữ nhiều bí mật.

 Tháng 12.2014, CCDI chính thức điều tra Lệnh Kế Hoạch về hành vi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Lệnh Kế Hoạch sa cơ, kéo theo cả vợ và các anh em của ông ta vào vòng lao lý.

 Theo tạp chí Tranh Minh của Trung Quốc, trong khoảng thời gian ở trong tù, Lệnh Kế Hoạch còn nhiều lần giả điên hòng trốn tội. Khi “phát bệnh”, ban ngày ông ta sẽ “kêu họ tên con trai và gọi tên thân mật của một số nhân tình”, buổi tối sẽ “ngửa mặt lên trời ha hả cười to, rồi lại khóc lóc nức nở, nước mắt nước mũi đầm đìa, tự nguyền rủa bản thân mình”. (Danviet.vn 18/12, Vương Nam)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

 

More