Bản tin ngày 13-12-2021

Post date: 14/12/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

tt

Tên bài/nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

 
 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

 

Ghi nhận thêm 9 F0 trong 24 giờ qua. 5

Baoquangbinh.vn 13/12

 

Tuyên Hóa: Thêm 1 gia đình 5 người bị nhiễm Covid-19. 5

Baoquangbinh.vn 12/12, Dương Công Hợp

 

Tăng cường kiểm soát nguồn lây, phòng tránh dịch bùng phát 6

TTXVN/Baotintuc.vn 12/12, Võ Dung; Truyền hình Thông tấn – Bản tin Thời sự 6h 13/12

 

Quảng Bình tăng cường y tế cơ sở để tiếp nhận, điều trị F0 tại nhà. 7

Nhandan.vn 10/12, Hương Giang

 

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

 

Giải ngân nhanh vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng. 8

Cand.com.vn 11/12, B.K; Baochinhphu.vn 10/12; TTXVN/Baotintuc.vn 10/12; Vov.vn 10/12; Nhandan.vn 11/12; Thoibaotaichinhvietnam.vn 11/12; Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự 19h 10/12

 

KINH TẾ

 

Nghiên cứu sử dụng vốn ODA để nâng cấp cầu Gianh và Quán Hàu. 9

TTXVN/Baotintuc.vn 10/12, Quang Toàn

 

Triển khai thi công Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I 10

Tinnhanhchungkhoan.vn 13/12, Uông Tân; Hanoimoi.com.vn 13/12; Baodautu.vn 13/12; Petrotimes.vn 13/12; Dantri.com.vn 13/12; Baochinhphu.vn 13/12; Kinhtedothi.vn 13/12;Plo.vn 13/12; Giaoducthoidai.vn 13/12; Laodong.vn 13/12; Danviet.vn 13/12

 

Quảng Bình muốn sân bay Đồng Hới nâng tầm quốc tế, Cục Hàng không nói gì?. 12

Anninhthudo.vn 13/12, Ngân Tuyền; Baodautu.vn 13/12; Vietnamfinance.vn 13/12; Vtc.vn 12/12; Plo.vn 12/12; Baogiaothong.vn 12/12; Vnexpress.net 13/12; Thanhnien.vn 12/12; Laodong.vn 13/12; Cafef.vn 13/12;Congluan.vn 13/12; Dangcongsan.vn 13/12;Moitruongvadothi.vn 13/12; Vtv.vn 13/12; Giao thông 13/12, tr9; Thanh niên 13/12, tr4

 

3 lực hút của mô hình shophouse tích hợp trải nghiệm tại FLC Quảng Bình. 13

Baophapluat.vn 10/12, Kỳ Anh; Congly.vn 10/12; Baoxaydung.com.vn 10/12

 

Quảng Bình: Chuẩn bị các điều kiện nâng cao năng suất, sản lượng vụ đông-xuân. 15

Baodantoc.vn 10/12, Lan Chi

 

Chương trình khuyến công gia tăng giá trị cho sản phẩm nông thôn. 16

Thitruongvietnam.vn 11/12, Mai Anh

 

Ra biển quây lưới nuôi loài ốc đặc sản, dân Quảng Bình vớt lên hàng tấn, bán ra ai cũng muốn mua ăn. 17

Danviet.vn 11/12, Lan Chi

 

Làng nghề ở Quảng Bình hối hả vào vụ Tết 20

Laodong.vn 12/12, Phi Long – Hữu Liều

 

Quảng Bình công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò. 22

Baoquangbinh.vn 13/12, D.H

 

XÃ HỘI

 

Phát hiện việc nghiêm trọng: Nhiều giống lúa chưa được công nhận đang "phát tán", vung tiền Nhà nước tiền tràn lan?. 22

Doanhnghiepvn.vn 13/12, Phan Tiến

 

Tổ chức trang trọng lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 25

VOV.vn 11/12, Thanh Hiếu; Lao động 13/12, tr2

 

Quảng Bình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai 26

Ictnews.vietnamnet.vn 13/12, Điệp Lưu

 

Các đô thị miền Trung, bao giờ hết cảnh ngập lụt?: Vì sao nhiều đô thị miền Trung chưa mưa đã ngập?. 27

VOV.vn 12/12

 

“Đội thợ 0 đồng”  giúp người nghèo xây nhà. 28

Daidoanket.vn 13/12, Quảng Nghĩa; Đại đoàn kết 13/12, tr5

 

Quảng Bình diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin. 29

Ictnews.vietnamnet.vn 11/12, H.A.H

 

Quảng Bình lên khung chương trình tập huấn an toàn thông tin năm tới 30

Ictnews.vietnamnet.vn 13/12, H.A.H

 

“Ngọn măng cô độc” được tỉnh Quảng Bình tiếp sức. 31

Tuoitre.vn 12/12, Quốc Nam

 

Quảng Bình - điểm đến an toàn: Báo chí đồng hành cùng du lịch Quảng Bình. 32

Thanhnien.vn 13/12, Đặng Đông Hà

 

Từ Quảng Bình đến Cà Mau chuẩn bị ứng phó bão số 9. 34

Sggp.org.vn 12/12; Truyền hình Thông tấn – Bản tin Thời sự 12/12; Giaoducthoidai.vn 12/12; Phapluatxahoi.kinhtedothi.vn 12/12; Thoidai.com.vn 12/12; Hanoimoi.com.vn 12/12; Vtv.vn 12/12; Công an nhân dân 13/12, tr1

 

Cứu hộ 3 thuyền nan của ngư dân Quảng Bình bị sóng lớn đánh chìm.. 34

Vov.vn 12/12, Thanh Hiếu; Saostar.vn 12/12, Khải Anh; Truyền hình Thông tấn – Bản tin Thời sự 12/12; Giadinh.net.vn 12/12; Nguoilambao.vn 12/12; TTXVN/Baotintuc.vn 12/12; Giaoducthoidai.vn 12/12; Laodong.vn 12/12; Dantri.com.vn 13/12; Nông nghiệp Việt Nam 13/12, tr5; Quân đội nhân dân 13/12, tr8

 

AN NINH – QUỐC PHÒNG

 

34 năm án oan của 5 nông dân ở Quảng Bình (Bài 3): Cuộc gặp gỡ định mệnh với Bí thư Tỉnh ủy. 35

Danviet.vn 10/12

 

Con voi này… nhỏ quá?! 36

Dantri.com.vn 11/12, Bích Diệp; Moitruong.net.vn 11/12

 

Ai tiếp tay cho khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn ở Quảng Bình?. 38

Công an nhân dân 11/12, tr5; Cand.com.vn 11/12; Laodong.vn 10/12

 

Mất tiền vì... xuất khẩu lao động. 41

Baoquangbinh.vn 13/12, Thanh Long

 

Bắt giữ nhóm đối tượng đánh bạc, sát phạt nhau bằng hình thức "ba cây". 43

Phapluatplus.vn 12/12, Duy Khương; TTXVN/Baotintuc.vn 12/12

 

Bắt đối tượng truy nã "lang bạt" khắp các tỉnh phía Bắc. 43

Phapluatplus.vn 11/12, Duy Khương; Antt.nguoiduatin.vn 11/12

 

Triệt xóa hơn 300 điểm ghi số lô, số đề. 44

Laodong.vn 12/12, Hữu Liều

 

Tiêu hủy hơn 2,3 tấn sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc. 45

Dantri.com.vn 11/12, Tiến Thành; TTXVN/Baotintuc.vn/VietnamPlus.vn 12/12; Haiquanonline.com.vn 13/12; Vtc.vn 13/12; Congluan.vn 13/12

 

Phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển gần 1.400 thỏi son không có hóa đơn chứng từ. 46

TTXVN/Baotintuc.vn/Bnews.vn 12/12, Võ Dung; Thuonghieucongluan.com.vn 12/12; Baophapluat.vn 13/12; Phapluatplus.vn 13/12

 

Atgt.vn 13/12, Văn Thanh – Nguyễn Đức

Atgt.vn 13/12, Văn Thanh – Nguyễn Đức

 

Khoảnh khắc người đàn ông trượt ngã trên đường bị xe tải cán trúng. 48

Thoidai.com.vn 12/12, Khánh An

 

I. Thông tin liên quan đến dịch COVID-19

1. Ghi nhận thêm 9 F0 trong 24 giờ qua

(Baoquangbinh.vn 13/12)

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 12-12 đến 6 giờ ngày 13-12), Quảng Bình ghi nhận thêm 9 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 6 ca tại cộng đồng, nâng tổng số ca từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh lên 3.111 ca.

Mời xem nội dung chi tiết trong đường link dưới đây:

https://baoquangbinh.vn/thoi-su/202112/ghi-nhan-them-9-f0-trong-24-gio-qua-2196200/

Về đầu trang

2. Tuyên Hóa: Thêm 1 gia đình 5 người bị nhiễm Covid-19

(Baoquangbinh.vn 12/12, Dương Công Hợp)

Ngày 12-12, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 huyện Tuyên Hóa cho biết, ngày 11-12, ở tiểu khu 2 (TT. Đồng Lê) ghi nhận 1 gia đình 5 người dương tính với SARS-CoV-2.

5 trường hợp nói trên, gồm: Ông P.T.Th. (SN 1957), bà Đ.T.H. (SN 1969, vợ ông Th.); P.A.T. (SN 1990, con trai); và 2 người cháu là P.A.M. (SN 2020) và P.T.L. (SN 2018).

 

Theo thông tin dịch tễ, ngày 6-12, ông P.T.Th. bắt đầu có triệu chứng ho, nghẹt mũi. Ngày 10-12, mẫu xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng của ông Th. cho kết quả không xác định. Đến ngày 11-12, kết quả RT-PCR cho dương tính với SARS-CoV-2. Cùng ngày, những người còn lại trong gia đình đều bị phát hiện nhiễm Covid-19.

 

Trong đó, từ ngày 7-12, bà Đ.T.H. (giáo viên 1 trường tiểu học trên địa bàn TT. Đồng Lê) có triệu chứng ho, sổ mũi. Còn P.A.T. (làm việc trong ngành nội chính tại TX. Ba Đồn) có triệu chứng ho, ngạt mũi từ ngày 8-12.

 

Hiện lực lượng y tế huyện Tuyên Hóa đang xác định nguồn lây và truy vết những người có tiếp xúc, liên quan.

 

Như vậy, trong ngày 11-12, huyện Tuyên Hóa ghi nhận 12 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 4 ca trở về từ vùng dịch và 3 ca ở tiểu khu Đồng Văn (TT. Đồng Lê) là F1, đã được cách ly từ trước. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/suc-khoe/202112/tuyen-hoa-them-1-gia-dinh-5-nguoi-bi-nhiem-covid-19-2196186/

3. Tăng cường kiểm soát nguồn lây, phòng tránh dịch bùng phát

(TTXVN/Baotintuc.vn 12/12, Võ Dung; Truyền hình Thông tấn – Bản tin Thời sự 6h 13/12)

Ngày 12/12, thông tin từ Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh có những diễn biến phức tạp khi địa phương liên tục phát hiện nhiều trường hợp F0 trong cộng đồng và xuất hiện một số ổ dịch tại các địa phương trong tỉnh.

Riêng ngày 12/12, Quảng Bình đã ghi nhận thêm 36 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 16 ca trong cộng đồng và 20 ca trong khu cách ly.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, để kiểm soát các nguồn lây và triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình yêu cầu các sở, ban ngành, đơn vị, địa phương cần tiếp tục tuân thủ và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và tỉnh về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”  và các quy định về phòng chống dịch. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất bình tĩnh; phải sáng suốt, phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh không để dịch bùng phát, lây lan trong cộng đồng và tập trung cao độ thực hiện các biện pháp một cách an toàn, hiệu quả… từ đó góp phần ổn định đời sống, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Các địa phương, đơn vị cũng cần quan tâm, đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm, kiến thức phòng, chống dịch và thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe trước dịch. Cùng với đó, tăng cường quản lý, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn trong việc chấp hành các biện pháp phòng, tránh dịch bệnh. Các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị tiếp tục tổ chức tầm soát SARS-CoV-2 để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp nhiễm bệnh; tăng cường kiểm soát các trường hợp đến, về từ vùng dịch; giám sát chặt chẽ các trường hợp cách ly, điều trị bệnh tại nhà.

Ông Dương Thanh Bình, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cho biết, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua có những diễn biến mới. Để đảm bảo an toàn cho người dân, ngành Y tế Quảng Bình đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo từ nay đến Tết Nguyên đán tăng cường xét nghiệm định kỳ các khu thường xuyên tập trung đông người như: chợ, siêu thị, trường học, bệnh viện để chúng ta kịp thời phát hiện các ca bệnh. Ngành Y tế cũng sẽ tích cực phân bổ vaccine kịp thời cho các địa phương trong tỉnh để tăng tỷ lệ bao phủ vaccine phòng dịch trong nhân dân.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành Y tế Quảng Bình khuyến cáo người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác và thực hiện tốt 5K, hạn chế tụ tập đông người; thường xuyên thực hiện các giải pháp như đeo khẩu trang, vệ sinh tay; có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp và giữ gìn sức khỏe. Đặc biệt từ nay đến cuối năm, để phòng tránh dịch hiệu quả, các gia đình, cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội nên hạn chế các cuộc liên hoan tụ tập đông người...

Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh… nên định kỳ tổ chức xét nghiệm sàng lọc cho công nhân và nếu có điều kiện tốt thì để công nhân sản xuất tại chỗ, hạn chế việc đi lại… góp phần bảo đảm sản xuất kinh doanh ổn định trong trạng thái bình thường mới. Mặt khác, xác định vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất, vì thế người dân, tổ chức, đơn vị và các doanh nghiệp cần tích cực phối hợp với y tế địa phương để đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine, sớm phủ sóng vaccine phòng dịch trong cộng đồng. Về đầu trang

https://baotintuc.vn/thoi-su/quang-binh-tang-cuong-kiem-soat-nguon-lay-phong-tranh-dich-bung-phat-20211212141753859.htm

4. Quảng Bình tăng cường y tế cơ sở để tiếp nhận, điều trị F0 tại nhà

(Nhandan.vn 10/12, Hương Giang)

Báo cáo tại kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình diễn ra từ ngày 8 đến 10/12, bác sĩ Dương Thanh Bình, Giám đốc Sở Y tế cho biết, để có thể thích nghi, “chung sống” lâu dài với dịch Covid-19, đơn vị đã hướng dẫn tạm thời về cách ly, chăm sóc F0 tại nhà. Hiện, trên địa bàn có 23 người nhiễm điều trị tại nhà, dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế cơ sở.

Theo đó, Sở Y tế Quảng Bình đã có kế hoạch trang cấp trang thiết bị hỗ trợ công tác điều trị F0 tại nhà như máy đo SpO2, máy tạo oxy, cung cấp gói thuốc điều trị tại nhà để cấp phát cho người bệnh. Ngoài một số thuốc thông thường như hạ sốt, vitamin, có thêm các thuốc kháng virus như Faviravir.

Hiện, do lực lượng nhân viên y tế cơ sở còn hạn chế, vì thế trước mắt, Sở Y tế chỉ đạo các trung tâm y tế, bệnh viện huyện hỗ trợ nhân lực cho các trạm y tế khi cần thiết; tăng cường chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa, hội chẩn từ xa. Đơn vị sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc hỗ trợ cho trạm y tế; hướng dẫn F0 tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và khám, chữa bệnh tại nhà.

“Sở Y tế Quảng Bình nghiên cứu, học hỏi cách làm hay của các địa phương, rút kinh nghiệm để có mô hình tiếp nhận và điều trị F0 tại nhà phù hợp; lựa chọn những nhân viên đủ trình độ, năng lực, tổ chăm sóc có sự tham gia của các lực lượng nòng cốt, xây dựng cách làm việc hợp lý, hiệu quả, bảo đảm đưa y tế đến với người dân một cách nhanh hơn và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong quá trình điều trị F0 tại nhà”, bác sĩ Dương Thanh Bình nói.

Theo Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình, 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 9/12 đến 6 giờ ngày 10/12), Quảng Bình ghi nhận 32 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số ca bệnh lên 3.035 trường hợp, trong đó, có 381 ca đang điều trị tại bệnh viện và 23 người đang điều trị tại nhà. Về đầu trang

https://nhandan.vn/tin-tuc-y-te/quang-binh-tang-cuong-y-te-co-so-de-tiep-nhan-dieu-tri-f0-tai-nha-677720/

II. Thời sự - Chính trị

1. Giải ngân nhanh vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng

(Cand.com.vn 11/12, B.K; Baochinhphu.vn 10/12; TTXVN/Baotintuc.vn 10/12; Vov.vn 10/12; Nhandan.vn 11/12; Thoibaotaichinhvietnam.vn 11/12; Kênh VTV1 – Bản tin Thời sự 19h 10/12)

Ngày 10/12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Tổ trưởng tổ công tác số 5 của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc làm việc trực tuyến với 6 địa phương là Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau nhằm kiểm tra, tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.

Được biết, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) cho 6 địa phương là 24.048,659 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương là 14.948,81 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách Trung ương (NSTW) trong nước là 6.058,498 tỷ đồng. Nguồn vốn nước ngoài ODA là 3.41,351 tỷ đồng.

Số vốn các địa phương đã phân bổ chi tiết là 24.642,949 tỷ đồng, bằng 102,5% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Về cơ bản, các địa phương đã phân bổ chi tiết hết vốn đầu tư kế hoạch năm 2021 ngay từ đầu năm 2021; 5/6 địa phương giao bằng và vượt so với kế hoạch năm 2021.

Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn vướng mắc nên việc giải ngân của 6 địa phương này còn thấp so với tiến độ giải ngân bình quân chung cả nước. Số giải ngân vốn tính đến ngày 30/11 của 6 địa phương là 11.749,185 tỷ đồng, đạt 48,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao năm 2021 (tỉnh Cà Mau có số giải ngân cao nhất đạt 59,1%; tỉnh An Giang thấp nhất trong 6 tỉnh đạt 33,8%). Sáu địa phương đều thấp hơn bình quân cả nước là 65,7%.

Tại cuộc họp, lãnh đạo 6 tỉnh đều đưa ra quyết tâm phấn đấu giải ngân đến 31/1/2022 là 18.934,4 tỷ đồng, bình quân đạt 78,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (tỉnh Đồng Tháp dự kiến cao nhất là 87,7%; tỉnh An Giang dự kiến thấp nhất trong 6 tỉnh là 70,1%).

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhắc nhở các địa phương thực hiện theo đúng Nghị quyết 63/2021/NQ-CP của Chính phủ về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công. Nếu theo Nghị quyết, hết năm giải ngân phải đạt 95 - 100% kế hoạch vốn, trong khi mục tiêu phấn đấu của các tỉnh đều thấp hơn so với yêu cầu đề ra.

Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo các địa phương phải tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân đúng quy định. Đối với các kiến nghị cho phép kéo dài nguồn vốn sang năm 2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết: "Theo quy định, Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài đến hết ngày 31/12 của năm sau nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chính sách tài khóa, trong khi đất nước còn đang khó khăn, người dân không có việc làm.

"Chúng ta còn đang bàn về gói kích cầu kinh tế thì việc kéo dài thời gian thực hiện đầu tư công liệu có còn ý nghĩa gì không?". Do đó theo Bộ trưởng, cần phải tập trung giải ngân nhanh nhất, hiệu quả nhất, nhiều nhất thì mới tính đến kích cầu kinh tế.   Về đầu trang

https://cand.com.vn/su-kien-binh-luan-thoi-su/giai-ngan-nhanh-von-dau-tu-cong-de-thuc-day-tang-truong-i637621/

III. Kinh tế   

1. Nghiên cứu sử dụng vốn ODA để nâng cấp cầu Gianh và Quán Hàu

(TTXVN/Baotintuc.vn 10/12, Quang Toàn)

Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Quảng Bình về phương án nâng cấp, mở rộng cầu Gianh trên Quốc lộ 1A và hỗ trợ kinh phí xây dựng cầu vượt sông Gianh.

Theo Bộ Giao thông vận tải, phương án đầu tư dự án mở rộng một số cầu, hầm trên Quốc lộ 1A đã được Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, dự kiến sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ Hàn Quốc; trong đó, có công trình cầu Gianh và cầu Quán Hàu thuộc địa bàn tỉnh Quảng Bình. Hiện, Bộ Giao thông vận tải đã trao đổi và nhận được sự quan tâm tài trợ về nguồn vốn cho dự án của nhà tài trợ.

Thực hiện quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 56/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thiện và gửi đề xuất dự án tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

“Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, cơ quan có liên quan triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thương thảo, ký kết hiệp định tài trợ vốn. Việc nâng cấp công trình cầu Gianh và cầu Quán Hàu thuộc địa bàn tỉnh Quảng Bình có thể khởi công dự án vào cuối năm 2023”, Bộ Giao thông vận tải thông tin.

Theo Bộ Giao thông vận tải, cầu Gianh (km 625+500) và cầu Quán Hàu (km 671+500) trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua Quảng Bình được đầu tư với quy mô hai làn xe đã tạo điều kiện thuận lợi đi lại, giải quyết ách tắc giao thông, nhất là trong mùa mưa lũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tuy nhiên, hai cầu trên hiện được đánh giá không còn phù hợp với quy mô của Quốc lộ 1A được nâng cấp lên 4 làn xe. Phần xe chạy trên cầu bị thu hẹp hơn so đường hai đầu cầu nên vị trí hai cầu trở thành là nút thắt, thường xuyên ùn tắc, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và quá trình lưu thông hàng hóa.

Liên quan đến đề xuất hỗ trợ kinh phí làm cầu vượt sông Gianh đoạn từ trung tâm xã qua thôn Đồng Phú, xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa để tạo điều kiện cho nhân dân đi lại được thuận tiện về mùa mưa lũ, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đây là công trình thuộc thẩm quyền quản lý, đầu tư của UBND tỉnh Quảng Bình nên ngân sách được giao cho Bộ Giao thông Vận tải không thể chi cho đầu tư xây dựng công trình.

Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải ủng hộ và đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình chủ động cân đối ngân sách địa phương để đầu tư, trường hợp khó khăn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ từ ngân sách Trung ương… Về đầu trang

https://baotintuc.vn/kinh-te/nghien-cuu-su-dung-von-oda-de-nang-cap-cau-gianh-va-quan-hau-20211210170314030.htm

2. Triển khai thi công Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I

(Tinnhanhchungkhoan.vn 13/12, Uông Tân; Hanoimoi.com.vn 13/12; Baodautu.vn 13/12; Petrotimes.vn 13/12; Dantri.com.vn 13/12; Baochinhphu.vn 13/12; Kinhtedothi.vn 13/12;Plo.vn 13/12; Giaoducthoidai.vn 13/12; Laodong.vn 13/12; Danviet.vn 13/12)

Các đại biểu nhấn nút triển khai thi công dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I. Sáng 13/12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức Lễ triển khai thi công xây dựng công trình Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I.

Buổi lễ có sự tham dự của lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước, lãnh đạo Bộ Công Thương và tỉnh Quảng Bình.

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện nay, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp tín dụng vượt giới hạn tại Quyết định số 483/QĐ-TTg ngày 29/3/2021. Đến ngày 30/6/2021, EVN cũng đã ký thỏa thuận tín dụng với Ngân hàng TMCP Vietcombank.

Về công tác triển khai các hạng mục phục vụ thi công công trình (gồm mặt bằng khu vực nhà máy chính, mặt bằng khu vực vực phụ trợ lán trại, bãi thi công), hiện UBND tỉnh Quảng Bình đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Ngoài ra, hệ thống đường giao thông phục vụ thi công đã được EVN đầu tư nâng cấp đáp ứng yêu cầu thiết kế, thi công.

Ông Nguyễn Tài Anh, Phó tổng giám đốc EVN cho biết, EVN đã tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp chính của dự án theo đúng quy định; đã ký hợp đồng với Liên danh nhà thầu là Mitsubishi Corporation (Nhật Bản) - Hyundai Engineering & Construction (Hyundai E&C – Hàn Quốc), Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1).

Một số hạng mục của dự án đã được phê duyệt thiết kế và đã triển khai thực hiện như: Hạng mục san nền khu nhà quản lý vận hành, hạng mục hệ thống cung cấp đường ống nước ngọt vận hành nhà máy...

“Đến thời điểm này, các điều kiện cần thiết để triển khai thi công công trình đã được hoàn thành và đảm bảo theo đúng quy định”, ông Nguyễn Tài Anh cho biết.

Lãnh đạo EVN cũng đề nghị các nhà thầu phải có tinh thần trách nhiệm cao nhất, nỗ lực tối đa để dự án đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

Cũng tại buổi lễ, ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh Quảng Bình là địa phương có nhiều tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế, nhưng tất cả chỉ là tiềm năng nếu như thiếu đi sự xuất hiện của các nhà đầu tư.

“Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I là dự án trọng điểm an ninh năng lượng quốc gia, là dự án mang tính động lực, tạo đột phá cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để dự án được thực hiện đảm bảo tiến độ, trong thời gian tới, chính quyền tỉnh Quảng Bình sẽ phối hợp và hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để Tập đoàn Điện Lực Việt Nam trong việc triển khai dự án cũng như trong trong công tác bàn giao mặt bằng. Chúng tôi cũng yêu cầu các sở ngành tỉnh Quảng Bình phải xem công việc của nhà đầu tư như công việc của mình, thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của tỉnh”, ông Thắng nhấn mạnh.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch (bao gồm Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II và Dự án Cơ sở hạ tầng được Chính phủ giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư).

Trong đó, Công trình Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I có tổng mức đầu tư 41.130 tỷ đồng, quy mô gồm 2 tổ máy, mỗi tổ 600 MW, cấu hình mỗi tổ máy gồm 1 lò hơi+ 1 tuarbine + 1 máy phát. Dự án sử dụng công nghệ trên siêu tới hạn (USC) (với thông số hơi 24,2Mpa/593°C/593°C).

Theo EVN, đây là một trong các nhà máy có công nghệ tiên tiến nhất của Việt Nam. Dự án được trang bị các hệ thống công nghệ để xử lý và kiểm soát các chất phát thải ra môi trường, đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn Việt Nam. Về đầu trang

https://tinnhanhchungkhoan.vn/trien-khai-thi-cong-nha-may-nhiet-dien-quang-trach-i-post286989.html

3. Quảng Bình muốn sân bay Đồng Hới nâng tầm quốc tế, Cục Hàng không nói gì?

(Anninhthudo.vn 13/12, Ngân Tuyền; Baodautu.vn 13/12; Vietnamfinance.vn 13/12; Vtc.vn 12/12; Plo.vn 12/12; Baogiaothong.vn 12/12; Vnexpress.net 13/12; Thanhnien.vn 12/12; Laodong.vn 13/12; Cafef.vn 13/12;Congluan.vn 13/12; Dangcongsan.vn 13/12;Moitruongvadothi.vn 13/12; Vtv.vn 13/12; Giao thông 13/12, tr9; Thanh niên 13/12, tr4)

Tỉnh Quảng Bình đề xuất Bộ GTVT xem xét đưa sân bay Đồng Hới thành Cảng hàng không quốc tế.

Cục Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ GTVT về đề nghị điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không (CHK) Đồng Hới thành cảng hàng không quốc tế của UBND tỉnh Quảng Bình.

Văn bản của Cục hàng không nêu, hồ sơ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống CHK, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xây dựng tiêu chí để chuyển CHK quốc nội thành CHK quốc nhằm đảm bảo tính linh hoạt và tính mở của quy hoạch.

Cụ thể, CHK quốc tế phải đặt tại trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch quốc gia; có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của vùng, địa phương; Có nhu cầu khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ, ổn định;

Xây dựng được đường bay và phương thức bay, xác định được vùng trời phục vụ khai thác các chuyến bay quốc tế; Thiết lập được đầy đủ cơ sở để thực hiện thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh, y tế công cộng, kiểm dịch và các thủ tục khác có liên quan.

Qua đánh giá, tư vấn xác định CHK Đồng Hới là CHK quốc nội trong hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc. Hồ sơ quy hoạch đã xác định CHK Đồng Hới được phép khai thác chuyến bay quốc tế theo quy định tại Điều 80 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.

Khi tần suất các chuyến bay quốc tế tại CHK Đồng Hới tăng dẫn đến nhu cầu khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ (trung bình khoảng 3 - 5 chuyến/tuần), Bộ GTVT sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chuyển CHK Đồng Hới thành CHK quốc tế, khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ.

Trong khi đó, trong công văn gửi Bộ GTVT, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết sân bay Đồng Hới được thành lập vào tháng 4/2008, phục vụ máy bay Airbus A320, A321 trở xuống, đáp ứng 2 chuyến bay tại cùng một thời điểm.

Hiện nay sân bay Đồng Hới có 5 hãng hàng không trong nước khai thác 3 đường bay nội địa: Đồng Hới - Hà Nội, Đồng Hới - TP.HCM và Đồng Hới - Hải Phòng và 1 đường bay quốc tế thường lệ Đồng Hới - Chiang Mai (Thái Lan).

UBND tỉnh Quảng Bình cho biết hiện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang chuẩn bị khởi công xây dựng dự án mở rộng sân đỗ, xây dựng nhà ga hành khách để nâng công suất phục vụ hành khách của sân bay Đồng Hới từ 500.000 hành khách/năm lên 3 triệu hành khách/năm.

Do vậy, tỉnh Quảng Bình đề nghị, để tạo điều kiện giúp cho tỉnh Quảng Bình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch trong thời gian tới, một lần nữa UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Bộ GTVT xem xét, điều chỉnh nội dung quy hoạch CHK Đồng Hới thành cảng hàng không quốc tế tại quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Về đầu trang

https://anninhthudo.vn/quang-binh-muon-san-bay-dong-hoi-nang-tam-quoc-te-cuc-hang-khong-noi-gi-post489596.antd

4. 3 lực hút của mô hình shophouse tích hợp trải nghiệm tại FLC Quảng Bình

(Baophapluat.vn 10/12, Kỳ Anh; Congly.vn 10/12; Baoxaydung.com.vn 10/12)

Sở hữu ít nhất 2 mặt tiền, vị trí chiến lược, khả năng sinh lời, tính thanh khoản tốt, chính sách lớn cuối năm… các căn shophouse FLC Quảng Bình với mô hình tích hợp, đa trải ngiệm đang là tâm điểm hút nhiều nhà đầu tư.

“Vốn có ý định sở hữu căn shophouse biển để vừa mở thêm cơ sở kinh doanh hoặc đầu tư lưu trú, vừa để nghỉ dưỡng, vì thế, vị trí dự án là yếu tố tôi quan tâm đầu tiên. Khi tìm hiểu về shophouse tại FLC Quảng Bình, tôi đã bị thuyết phục bởi dự án gần kề sát mặt biển, tiếp giáp nhiều giao lộ sầm uất có thể đón và phục vụ được lưu lượng du khách lớn đến Quảng Bình”, chị M.T vị chủ nhân của một căn shophouse FLC Quảng Bình chia sẻ.

Không chỉ chị M.T, địa thế của shophouse FLC Quảng Bình được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao nhờ nằm trong đại đô thị biển có quy mô lớn bậc nhất và mặt tiền trải dài 5km trên dải bờ biển đẹp nối liền 2 xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh và xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy của tỉnh Quảng Bình. Vị trí đắc địa này giúp các sản phẩm shophouse tại FLC Quảng Bình tiệm cận cửa ngõ trung tâm và trục giao thương chính: cách Quốc lộ 1A chỉ 16km, cách sân bay Đồng Hới khoảng 25km, cách thành phố Đồng Hới 19km.

Từ dự án có thể di chuyển nhanh chóng và dễ dàng đến hàng loạt thắng cảnh, di sản văn hóa nổi tiếng như: bãi biển Nhật Lệ, động Phong Nha, hang Sơn Đoòng, hang Én, sông Chày, bãi Đá Nhảy… cùng các trung tâm hành chính, văn hóa, giải trí của tỉnh.

Theo đại diện phân phối dự án, không chỉ kết nối thông suốt với nhiều địa danh du lịch, vị trí FLC Quảng Bình còn được xem là mang tầm chiến lược tại nơi giao lưu kinh tế văn hóa giữa hai miền Nam - Bắc. Khách hàng có thể tiếp cận dự án bằng nhiều loại hình giao thông, đặc biệt là các cung đường bộ huyết mạch, đường hàng không với hạ tầng ngày càng được mở rộng, hãng hàng không Bamboo Airways đang tích cực mở các đường bay thẳng trong nước, quốc tế tăng cường kết nối Quảng Bình trong thời gian tới.

Hệ thống shophouse tại FLC Quảng Bình được phát triển đa dạng theo các chủ đề và phong cách khác nhau. Từ cảm hứng thiết kế Địa Trung Hải thể hiện qua các sắc màu mang đậm hơi thở biển cả đến những ngôi nhà phóng khoáng, biểu tượng của miền Tây Hoa Kì.

Với lợi thế sở hữu đường bờ biển dài, mỗi căn shophouse đều có ít nhất 2 mặt tiền thoáng rộng, tầm cao từ 3 - 3,5 tầng, diện tích linh hoạt từ 90 - 280m2, thiết kế tối ưu tầng trệt phù hợp với mục đích kinh doanh, các tầng trên sẽ là không gian yên bình cho lưu trú và nghỉ dưỡng.

Việc nằm trong đại đô thị sầm uất của đại quần thể nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình quy mô rộng gần 2.000 ha cũng giúp dãy shophouse sẽ được tiếp cận nguồn khách lên đến hàng nghìn lượt từ các hạng mục du lịch cao cấp có thể kể đến: tổ hợp FLC Golf Links Quang Binh, khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị quốc tế. Cùng với hàng loạt tiện ích giải trí tích hợp đồng bộ của quần thể và các lễ hội ẩm thực, nghệ thuật đường phố, khu vui chơi, trung tâm thương mại… diễn ra sôi động quanh năm, tạo nên một quần thể đô thị nghỉ dưỡng khép kín hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.

Với mô hình “all in one” thời thượng, các gia chủ shophouse vừa tận hưởng không gian sống nghỉ dưỡng đẳng cấp, vừa phát triển kế hoạch kinh doanh đa dạng tạo thu nhập ổn định như ẩm thực, cafe, nhà hàng, spa…

“Các vùng biển đẹp thường là điểm đến ưa chuộng của đa dạng du khách trong nước và quốc tế, đồng thời cũng được chính quyền địa phương ưu tiên đầu tư hạ tầng du lịch. Do đó, các dự án shophouse tại những tổ hợp nghỉ dưỡng 5 sao có vị trí mặt biển đẹp, tích hợp đồng bộ tiện ích lưu trú, nghỉ dưỡng, giải trí sẽ luôn có giá trị thương mại rất cao. Đặc biệt nếu đặt tại các thị trường du lịch mới giàu tiềm năng như Quảng Bình, biên độ tăng giá của shophouse biển có thể đạt từ 5 - 10% trên một năm”, anh T.A một nhà đầu tư BĐS sành sỏi cho hay.

Theo khảo sát của một đơn vị môi giới, giá nhà đất tại khu vực gần dự án FLC Quảng Bình năm 2018 chỉ 14tr/m2 nhưng đến thời điểm hiện tại đã tăng gấp đôi lên 30tr/m2, và dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm tới khi nhiều hạng mục quan trọng của dự án là khách sạn tiêu chuẩn 5 sao FLC Grand Hotel Quang Binh và trung tâm hội nghị quốc tế đi vào hoàn thiện trong năm 2022. Xa hơn trong vòng 5 – 7 năm tới, giá bất động sản nơi đây có thể lên đến 80 – 100tr/m2 theo lộ trình phát triển kinh tế du lịch của Quảng Bình.

Duy nhất chỉ trong tháng 12/2021, dự án FLC Quảng Bình triển khai chính sách lớn với ưu đãi lên đến 12% hoặc cam kết mua lại lãi suất 20% sau 2 năm, dành cho các chủ nhân may mắn, nhà đầu tư chuyên nghiệp nắm bắt cơ hội hiếm có sở hữu giỏ hàng shophouse giới hạn chỉ có tại đại đô thị biển hàng đầu Quảng Bình. Về đầu trang

https://baophapluat.vn/bds/3-luc-hut-cua-mo-hinh-shophouse-tich-hop-trai-nghiem-tai-flc-quang-binh-post425697.html

5. Quảng Bình: Chuẩn bị các điều kiện nâng cao năng suất, sản lượng vụ đông-xuân

(Baodantoc.vn 10/12, Lan Chi)

Vụ đông-xuân 2021-2022, toàn tỉnh Quảng Bình có kế hoạch gieo trồng 29.340ha lúa; dự kiến năng suất dự ước đạt 58 tạ/ha, sản lượng lương thực ước đạt hơn 171.000 tấn. Để đạt được kế hoạch đề ra, ngành Nông nghiệp, các địa phương và nông dân đang tích cực chuẩn bị đầy đủ giống, vật tư nông nghiệp (VTNN) để bước vào sản xuất vụ đông-xuân.

Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, nhu cầu sử dụng lúa giống vụ đông-xuân 2021-2022 ước khoảng 2.800 tấn; với các giống lúa chủ lực, như: P6, HT1, QS88, XT28, HN6, PC6, VN20, Xi23, VNR20... Trong đó, Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình cung ứng hơn 1.500 tấn lúa giống các loại theo đăng ký của các địa phương, lượng giống còn lại được cung ứng bởi các công ty ngoại tỉnh và nguồn giống trong dân.

Thời điểm hiện tại, các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trong và ngoài tỉnh, đã chủ động chuẩn bị đủ lượng giống bảo đảm chất lượng phục vụ sản xuất. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 215 đại lý, cửa hàng, cơ sở và điểm kinh doanh VTNN. Phần lớn các doanh nghiệp, đại lý đã chủ động cung ứng kịp thời các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân sản xuất.

Ông Nguyễn Hương Liên, Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: Bước vào sản xuất vụ đông-xuân, nông dân trong tỉnh gặp không ít khó khăn do giá giống và giá phân bón đều tăng, đặc biệt giá phân bón tăng 2-2,5 lần so với năm ngoái. Để góp phần giảm chi phí trong sản xuất, người dân cần đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất theo hướng giảm dần phân hóa học, tăng cường nguồn phân hữu cơ, sử dụng công nghệ mới trong sản xuất.

Để bảo đảm sản xuất vụ đông-xuân thắng lợi, Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chuẩn bị đầy đủ nguồn VTNN về số lượng, chất lượng nhằm triển khai sản xuất vụ đông-xuân theo đúng kế hoạch, đúng thời vụ và hiệu quả.

Các đơn vị sản xuất, kinh doanh giống, VTNN phải có kế hoạch cung ứng đầy đủ hàng hóa cho nông dân kịp thời, thuận lợi trong điều kiện dịch Covid-19 còn phức tạp; có phương án chuẩn bị nguồn giống dự phòng đối với một số diện tích phải gieo lại do rét đậm, rét hại, ngập úng...

Trên cơ sở hướng dẫn lịch thời vụ của Sở NN-PTNT, các địa phương chủ động bố trí cơ cấu giống và xây dựng lịch thời vụ cụ thể, linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại cây trồng. Đối với cây lúa, bố trí gieo trồng từ ngày 15 đến 25/12/2021, trổ trong khung an toàn từ ngày 10 đến 20/4/2022, bảo đảm thu hoạch trước 20/5/2022 để kịp thời triển khai sản xuất vụ hè-thu. Về đầu trang

https://baodantoc.vn/quang-binh-chuan-bi-cac-dieu-kien-nang-cao-nang-suat-san-luong-vu-dong-xuan-1638937630854.htm

6. Chương trình khuyến công gia tăng giá trị cho sản phẩm nông thôn

(Thitruongvietnam.vn 11/12, Mai Anh)

Chương trình khuyến công quốc gia đã tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn, đồng thời góp phần nâng cao mức sống của người dân cả nước.

Sản xuất và sản phẩm công nghiệp nông thôn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và lực lượng lao động nông thôn, góp phần phát triển nông thôn mới. Thương hiệu đã trở thành yếu tố quan trọng để gia tăng giá trị cho các sản phẩm này và nâng cao khả năng cạnh tranh của chúng.

Trong những năm gần đây, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Công nghiệp tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu trong và ngoài Việt Nam nhằm giúp họ tiếp cận và mở rộng thị trường.

Số lượng sản phẩm công nghiệp cấp vùng và cấp quốc gia của tỉnh Quảng Bình ngày càng tăng. Năm 2016, Quảng Bình chỉ có một sản phẩm công nghiệp đáng chú ý cấp vùng và một sản phẩm cấp quốc gia. Năm 2020, toàn tỉnh có 46 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp tiêu biểu cấp tỉnh, hầu hết là tiểu thủ công nghiệp, nông sản, lâm sản, thủy sản, thực phẩm và cơ khí. Trong số 46 sản phẩm, có 41 sản phẩm được công nhận cấp tỉnh, 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm tiêu biểu của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, 5 sản phẩm công nghiệp nông thôn xuất sắc cấp quốc gia.

Sản xuất và sản phẩm công nghiệp nông thôn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và lực lượng lao động nông thôn, góp phần phát triển nông thôn mới. Thương hiệu đã trở thành yếu tố quan trọng để gia tăng giá trị cho các sản phẩm này và nâng cao khả năng cạnh tranh của chúng.

Trong những năm gần đây, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Công nghiệp tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu trong và ngoài Việt Nam nhằm giúp họ tiếp cận và mở rộng thị trường.

Số lượng sản phẩm công nghiệp cấp vùng và cấp quốc gia của tỉnh Quảng Bình ngày càng tăng. Năm 2016, Quảng Bình chỉ có một sản phẩm công nghiệp đáng chú ý cấp vùng và một cấp quốc gia. Năm 2020, toàn tỉnh có 46 sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp tiêu biểu cấp tỉnh, hầu hết là tiểu thủ công nghiệp, nông sản, lâm sản, thủy sản, thực phẩm và cơ khí. Trong số 46 sản phẩm, có 41 sản phẩm được công nhận cấp tỉnh, 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm tiêu biểu của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, 5 sản phẩm công nghiệp nông thôn xuất sắc cấp quốc gia.

Người sản xuất tại các làng nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn cần phát triển đội ngũ thiết kế, xây dựng thương hiệu và xử lý tranh chấp chuyên nghiệp, liên tục cải tiến sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường. Nhiều người trong số họ cần sự hỗ trợ của nhà nước và các cơ quan chức năng khác trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Theo Trung tâm xúc tiến công nghiệp của Đồng Tháp, bao bì và thiết kế hấp dẫn sẽ giúp các nhà sản xuất công nghiệp nông thôn bán và quảng bá thương hiệu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Chương trình hỗ trợ liên quan của trung tâm được kỳ vọng sẽ giúp các nhà sản xuất cải tiến thiết kế sản phẩm và thu hút người mua.

Cụ thể, trung tâm có kế hoạch hỗ trợ 6 doanh nghiệp và cơ sở công nghiệp nông thôn về mẫu mã sản phẩm để giúp thúc đẩy bán các sản phẩm công nghiệp nông thôn nổi bật, đặc biệt là những sản phẩm được công nhận là đáng chú ý. Về đầu trang

https://thitruongvietnam.vn/van-hoa--xa-hoi/quang-binh-chuong-trinh-khuyen-cong-gia-tang-gia-tri-cho-san-pham-nong-thon-188002.html

7. Ra biển quây lưới nuôi loài ốc đặc sản, dân Quảng Bình vớt lên hàng tấn, bán ra ai cũng muốn mua ăn

(Danviet.vn 11/12, Lan Chi)

Nhằm đa dạng hóa đối tượng, hình thức nuôi trồng thủy sản nước mặn có giá trị kinh tế cao, năm 2021, Chi cục Thủy sản đã thực hiện mô hình nuôi ốc hương bằng hình thức vây lưới trên biển tại xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Ốc hương là loài đặc sản biển, có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình đã xây dựng mô hình nuôi ốc hương bằng hình thức vây lưới với diện tích 9.000m2 trên vùng biển ven bờ tại xã Quảng Đông.

Mô hình đã góp phần tăng năng suất, giảm rủi ro, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời, mở ra hướng đi mới đầy tiềm năng cho nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Ông Lê Minh Tứ, Trưởng phòng Nuôi trồng và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình cho biết, mô hình nuôi ốc hương bằng hình thức vây lưới trên biển được thực hiện tại 5 hộ dân trên địa bàn xã Quảng Đông.

Tham gia mô hình nuôi ốc hương đặc sản, mỗi hộ dân được chi cục hỗ trợ 50% chi phí mua ốc hương giống, thức ăn và vật tư thiết yếu; 100% kinh phí triển khai, quản lý.

Trước khi thực hiện, các hộ dân được tập huấn kỹ thuật nuôi ốc hương, quy trình chăm sóc và cách phòng trừ địch hại.

Ốc hương giống được mua tại các cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Địa điểm nuôi ốc hương là vùng biển ven bờ có nguồn nước trong sạch, chất đáy là cát hoặc cát san hô, ít bùn; độ mặn ổn định, dao động từ 25-35%.

Nguồn nước vùng biển nuôi ốc hương không bị ảnh hưởng nước ngọt do tác động của nước sông vào mùa mưa, độ sâu cắm lưới vây từ 1,5m nước trở lên.

Theo anh Cao Minh Thái, thôn 19-5, xã Quảng Đông, đầu năm 2021, anh tham gia mô hình nuôi ốc hương bằng vây lưới trên biển với diện tích 1.800m2.

Thời tiết ở Quảng Bình khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra bão lũ nên hệ thống lưới vây để nuôi ốc hương phải được làm chắc chắn ngăn không cho cá dữ, cua, ghẹ lọt vào ăn ốc. Lưới vây phải chôn sâu xuống dưới cát ít nhất 10 cm để tránh ốc hương chui ra ngoài, độ cao lưới phải vượt quá mức triều cao nhất 1 m nhằm ngăn ốc không bị sóng đánh ra ngoài.

Thức ăn nuôi ốc hương chủ yếu là cá tạp tươi nên rất phù hợp với các xã ven biển. Quá trình nuôi ốc sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tươi sống nên người nuôi phải quản lý chặt chẽ lượng thức ăn hàng ngày, không để bị thừa; thường xuyên kiểm tra vớt bỏ toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu cá... tránh ô nhiễm môi trường nước.

Theo anh Thái, để bảo đảm ốc hương sinh trưởng và phát triển tốt, các hộ nuôi phải làm nhà bè cho công nhân sinh hoạt trong quá trình chăm sóc ốc, trang bị đầy đủ các máy móc phục vụ quá trình nuôi, như: Máy nén khí cung cấp oxy cho người lao động kiểm tra ốc hàng ngày; máy xịt vệ sinh lưới; phao, thuyền vận chuyển thức ăn...

Sau khi cho ốc hương ăn từ 2-3 giờ, người dân phải lặn xuống kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh phù hợp.

Lượng thức ăn của ốc hương được điều chỉnh tùy theo tình hình thời tiết, nhu cầu bắt mồi của ốc. Vụ nuôi đầu tiên, gia đình anh thả nuôi hơn 600.000 con ốc hương, quá trình nuôi trong vòng từ 6-7 tháng là có thể xuất bán.

Kết quả sau 6 tháng nuôi ở các hộ dân cho thấy, ốc hương sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng bình quân khi thu hoạch đạt 100-120 con/kg, tỷ lệ sống đạt 70%, sản lượng thu hoạch đạt gần 16 tấn. Với giá bán ốc hương 180.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, trung bình mỗi hộ thu được lợi nhuận gần 143 triệu đồng.

Anh Lê Đức Hậu, thôn 19-5, xã Quảng Đông chia sẻ: “Tôi mới tham gia mô hình nuôi ốc hương bằng vây lưới trên biển nên chưa có kinh nghiệm, còn nhiều bỡ ngỡ. Tôi được hướng dẫn về kỹ thuật nuôi và chăm sóc kỹ lưỡng nên ốc hương phát triển tốt..."

Theo anh Hậu, vụ nuôi ốc hương này, anh bán được hơn 3 tấn ốc hương, thu về hơn 142 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nên giá bán ốc hương không được cao nhưng gia đình anh vẫn rất phấn khởi và sẽ tiếp tục phát triển mô hình trong thời gian tới. Hiện tại, gia đình tôi đang vệ sinh lại hệ thống lưới, mua con giống để thả nuôi vụ tiếp theo...

Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình, trên thị trường hiện nay, nhu cầu về ốc hương rất lớn vì loại ốc này có chất lượng thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng.

Cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá thì ốc hương là một đối tượng nuôi mới, mở ra một hướng sản xuất đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản. Mô hình nuôi ốc hương bằng vây lưới trên biển không chỉ giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương mà còn tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người nuôi.

Bên cạnh đó, mô hình nuôi ốc hương còn tạo nên sự đa dạng về đối tượng nuôi và hình thức nuôi phục vụ nhu cầu nuôi thương phẩm của người dân trong tỉnh, cũng như góp phần phát triển nghề nuôi thủy sản, hạn chế tình trạng khai thác ốc hương tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Về đầu trang

https://danviet.vn/ra-bien-quay-luoi-nuoi-loai-oc-dac-san-dan-quang-binh-vot-len-hang-tan-ban-ra-ai-cung-muon-mua-an-20211210201851929.htm

8. Làng nghề ở Quảng Bình hối hả vào vụ Tết

(Laodong.vn 12/12, Phi Long – Hữu Liều)

Còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, thời điểm mà người người nhà nhà sắm Tết, nhu cầu mua sắm tăng cao hơn bình thường. Nhiều làng nghề tại tỉnh Quảng Bình cũng đang tấp nập chuẩn bị nguyên liệu, hàng hóa, sản phẩm để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu dịp Tết.

Làng Quyết Thắng (xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch) là một trong những làng nghề làm hương trầm nức tiếng tại Quảng Bình. Về làng Quyết Thắng những ngày này, có thể ngửi thấy mùi thơm của hương trầm từ xa, đâu đâu cũng bắt gặp cảnh sàng hương, bó hương… rất nhộn nhịp của người làng hương.

Theo người dân, nghề làm hương trầm ở đây đã có từ hàng trăm năm và được lưu truyền tới tận ngày nay. Với mùi hương đặc trưng, hương trầm của làng Quyết Thắng rất được ưa chuộng, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết.

Công đoạn để làm ra một cây hương trầm cũng rất phức tạp, cầu kỳ ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu làm bột hương, chân hương cho đến công đoạn quấn hương và lăn hương… Đổi lại, mỗi vụ Tết Nguyên đán, trung bình mỗi hộ thu về từ 30 – 50 triệu đồng.

Bà Lê Thị Duy (70 tuổi, thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch), người có thâm niên làm hương trầm lâu năm cho biết: “Làng hương này, già trẻ gái trai gì cũng biết và làm được hương trầm. Tôi bắt đầu làm hương với gia đình từ năm 12 tuổi, đến nay cũng đã hơn 50 năm tôi theo nghề làm hương này rồi. Ở đây cứ mỗi dịp tết về, bà con làm hương từ đầu làng tới cuối làng, 10 nhà thì hết 8 nhà làm hương, vui lắm”.

Vì làm hương hoàn toàn thủ công, người dân làng Quyết Thắng phải chuẩn bị sớm từ 1-2 tháng, vì tình hình thời tiết cuối năm thường có mưa nhiều, người dân phải tranh thủ phơi hương vào những ngày nắng, sau đó cất hương vào các bao, để sẵn sàng cho dịp Tết Nguyên đán năm nay.

Nhu cầu ăn uống của người dân trong dịp Tết Nguyên đán cũng là một trong các yếu tố được chú trọng. Thời điểm này, người dân làng Tân An (xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch) đang hối hả làm bánh tráng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong dịp Tết Nguyên đán này.

Làng Tân An được biết đến là làng nghề làm bánh tráng nổi tiếng nằm bên bờ sông Gianh, với đa dạng các loại bánh tráng khác nhau, phù hợp với rất nhiều đối tượng khách hàng.

Theo người dân, với mỗi người làm bánh tráng thủ công, mỗi ngày họ có thể kiếm từ 200.000 – 500.000 đồng, đặc biệt vào những ngày lễ, Tết, người dân làng bánh tráng Tân An có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Thời gian này về làng Tân An, có thể thấy không khí sản xuất bánh tráng đang nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Không chỉ phơi nắng, người dân còn đầu tư các máy sưởi để nâng cao năng suất, đảm bảo số lượng cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

“Giờ gần tết rồi nên nhà nào cũng tích cực làm bánh để bán ra thị trường. Chật vật với dịch bệnh cả năm rồi nên giờ chỉ mong mỗi vụ Tết này nữa thôi” - anh Nguyễn Văn Sức, một hộ làm bánh tại làng Tân An chia sẻ.

Cũng giống như làng hương trầm Quyết Thắng, tại xã Lý Trạch, nơi được xem là vùng trồng hoa nổi tiếng của tỉnh, người dân đang hối hả chạy đua với thời gian để cho ra những bông hoa đẹp trong đợt Tết năm nay.

Với diện tích trên 50ha trồng hoa và khoảng 700 – 900 hộ dân trồng hoa theo thời vụ, chủ yếu tập trung tại thôn 2, 3, 4 và thôn 10, bình quân mỗi năm người dân Lý Trạch thu lợi khoảng hơn 20 tỉ đồng từ cây hoa.

Đối với người dân tại đây, vụ Tết là vụ quan trọng nhất trong năm, khi nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng cao, trung bình mỗi vụ Tết, người dân thu lợi khoảng 50 triệu đồng từ cây hoa.

Bà Nguyễn Thị Han (Thôn 2, xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch) cho biết hiện tại đang là thời điểm gay cấn nhất của mùa hoa vụ Tết khi người dân phải canh cho hoa không bị nở sớm.

“Hiện tại, đa số cây hoa đều đã đi được nửa chặng đường, và chuẩn bị bước vào thời gian quan trọng nhất. Đây là thời điểm mà chúng tôi cần phải chăm sóc cây hoa, chuẩn bị những điều kiện đầy đủ nhất để giúp cho cây hoa không bị nở sớm. Nếu hoa nở sớm thì coi như mất Tết”, bà Han chia sẻ thêm.

Vì trồng cây hoa ngắn ngày như hoa cúc, lay ơn, hoa ly… nên vụ Tết của người dân tại đây thường bắt đầu từ tháng 11, đây là thời điểm mà người trồng hoa bắt đầu gieo hạt giống và ươm mầm cây con. Sau khoảng 2 – 3 tháng, cây sẽ nở hoa đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người mua.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều hộ dân trồng hoa năm nay đã giảm bớt số lượng và diện tích trồng hoa xuống, do lo ngại những ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ khiến sức tiêu thụ của người dân suy giảm. Về đầu trang

https://laodong.vn/thi-truong/lang-nghe-o-quang-binh-hoi-ha-vao-vu-tet-983592.ldo

9. Quảng Bình công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò

(Baoquangbinh.vn 13/12, D.H)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình vừa thông báo hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn tỉnh.

 

Trước đó, ngày 8-2-2021, bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò đã xảy ra đầu tiên tại xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch. Sau đó, tiếp tục lây lan ra diện rộng tại 125 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

Được sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và chính quyền địa phương các cấp; sự tập trung chỉ đạo, quyết liệt, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị, đến nay, tất cả các xã có dịch bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn toàn tỉnh đã kiểm soát, khống chế và thực hiện công bố hết dịch theo Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh trâu bò trở lại bình thường theo quy định của pháp luật.

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để hạn chế sự phát sinh và lây lan dịch bệnh. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202112/quang-binh-cong-bo-het-dich-benh-viem-da-noi-cuc-tren-trau-bo-2196213/

IV. Xã hội    

1. Phát hiện việc nghiêm trọng: Nhiều giống lúa chưa được công nhận đang "phát tán", vung tiền Nhà nước tiền tràn lan?

(Doanhnghiepvn.vn 13/12, Phan Tiến)

Dù các giống lúa như KH336, Phong Nha 99 (PN99), QC03 chưa được công nhận giống (đang quá trình khảo nghiệm) nhưng Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình đã thực hiện mua bán ra thị trường, trục lợi...Nghiêm trọng hơn là trong vụ việc này có dấu hiệu vung tiền Nhà nước tràn lan.

Phản ánh tới Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, một doanh nghiệp (xin được dấu tên) cho biết, công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình là công ty con của Tổng công ty CP nông nghiệp Quảng Bình (số 587, Lý Thường Kiệt, Phường Bắc Lý, Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình) về việc bán các giống lúa chưa được công nhận giống và chưa được phép kinh doanh giống tại Việt Nam một cách công khai. Cụ thể, các giống lúa như KH336, Phong Nha 99 (PN99), QC03.

Ngoài ra, các giống lúa này của Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình còn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đưa vào cơ cấu sản xuất tại Quảng Bình mấy năm nay.

Không những vậy, các giống lúa này còn được các địa phương dùng tiền ngân sách để hỗ trợ giá hoặc mua để nông dân sử dụng nhiều năm liền. Cụ thể, như ở phường Quảng Thọ, phường Quảng Phúc,.. (TX. Ba Đồn), xã Đại Trạch, xã Vạn Trạch,…(huyện Bố Trạch), xã An Thủy, xã Mai Thủy,… (huyện Lệ Thủy).

Tiếp nhận phản ánh, phóng viên đã về một số địa phương xác minh, làm rõ. Đầu tiên, ở xã Đại Trạch, giống lúa PN99 được UBND xã này đưa vào cơ cấu giống lúa chất lượng và được UBND xã này hỗ trợ giá giống lúa vụ Đông xuân với định mức 5.000đ/1kg cùng với các giống lúa Bắc Thinh và VRN20.

Ông Nguyễn Cẩm Long- Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch cho biết, dựa trên hướng dẫn cơ cấu giống của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, hiện nay Phòng đã gửi tờ trình đến UBND huyện Bố Trạch và phòng Tài chính – Kế hoạch hỗ trợ cho các giống lúa RVT, LTH31, Phong Nha 99 với giá 4000đ/kg và cho rằng các giống lúa này đã được công nhận vì đã được vào cơ cấu giống của Sở.

Rời thị trường Bố Trạch, phóng viên tiếp tục tìm đến xã An Thủy, nơi có cánh đồng lớn nhất huyện Lệ Thủy. Tại đây, ông Lê Văn Quyết, chủ tịch UBND xã An Thủy cho biết xã đã lên kế hoạch rồi sau đó Sở có một hướng dẫn mới nên xã phải mời công ty giống về làm việc lại vào sáng ngày 10/12/2021. Đồng thời, UBND xã đã họp với 6 hợp tác xã và đơn vị giống cây trồng Quảng Bình thống nhất hỗ trợ giá giống lúa mới cùng với đó là bao tiêu sản phẩm và đã kí hợp đồng mua bán sáng nay.

Đáng chú ý, tại danh sách đăng kí hỗ trợ giống lúa mới cho mùa vụ sắp tới của địa phương này có 2 giống lúa chưa được công nhận giống là QC03 và KH336 nhưng vẫn được hỗ trợ với số lượng lớn và giá thành rất cao. Cụ thể, thôn Lộc Thượng được hỗ trợ giống QC03 có số lượng 4680kg với số tiền 121.680.000 đồng. Thôn Lộc Hạ được hỗ trợ giống QC03 có số lượng 4980kg với số tiền 129.480.000 đồng. Thôn Phú Thọ được hỗ trợ giống lúa QC03 có số lượng 4620kg với số tiền 120.120.000 đồng. Thôn Lộc An được hỗ trợ giống KH336 có số lượng 330kg với số tiền 46.200.00 đồng. Thôn Thạch Bàn được hỗ trợ giống KH336 có số lượng 522kg với số tiền 73.080.000.

Về vấn đề này, ông Mai Văn Minh – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết: Cái này theo luật trồng trọt, thì các giống đó đã được sản xuất thử ở Quảng Bình rồi và cái sơ suất đó đã được điều chỉnh lại cơ cấu và thay văn bản cũ. Cũng theo ông Minh, theo luật mới quy định các giống được công nhận mới được đưa vào cơ cấu.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hương Liên – Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình cho biết: Cái này mọi năm sản xuất thử nghiệm, vừa rồi công ty giống có làm hồ sơ đến 3 năm rồi đưa vào sản xuất thử 4 vụ và gửi hồ sơ ra cục trồng trọt. Tuy nhiên, sau khi Luật Trồng trọt thay đổi thì chưa công nhận được, cái này có sai sót bên công ty giống và không công nhận được trong vụ này. Hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn về công nhận các giống mới. tới thời điểm này, giống lúa Kh336 chưa được công nhận.

“Cái này vừa rồi Sở cũng có chỉ đạo Chi cục làm lại hướng dẫn mới, thay hết. Vừa rồi do công ty giống họ nghĩ sẽ được công nhận được, họ nói với mình đã được công nhận thực tế họ đã sản xuất được 3-4 vụ rồi” ông Liên cho biết.

Đồng thời, ông Liên cũng khẳng định 3 giống lúa như Phong Nha 99, QC03, QS447 chưa có giống nào được công nhận hết. Hiện tại, sở đã bỏ hết tất cả các giống khảo nghiệm, thử nghiệm, còn trong cơ cấu của mình không đưa vào các giống chưa được công nhận không sản xuất thử nghiệm nữa.

“Hiện, chi cục đang phối hợp với thanh tra sở tiến hành thanh tra, kiểm tra xem họ đưa giống về chưa, đã thu hồi chưa và chuẩn bị giống như thế nào?” - Ông Liên thông tin thêm.

Đáng chú ý, trong 2 năm 2020 và 2021 công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình đã ra thông báo giá bán cây trồng hiện tại theo từng thời điểm cho nhiều loại giống lúa chưa được công nhận.

Cụ thể, giá bán giống lúa PN99 trong cả 2 năm là 25.000 đồng/1kg. Riêng mùa vụ đông xuân 2021-2022, công ty này đã ra thông báo số 67/ BG-QSC về việc thông báo giá bán hạt giống cây trồng vụ đông xuân 2021- 2022 thì ngoài giống lúa PN99, công ty này bổ sung vào thông báo giá bán thêm 2 loại giống mới cũng chưa được công nhận là QC03 với mức giá 26.000 đồng/1kg và giống lúa KH336 TQ với mức giá 140.000 đồng/1kg.

Nói về việc công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình ra thông báo giá bán cây trồng cho ba loại giống lúa QS447, PN99, QC03, KH336 TQ, trong khi cả 3 loại này chưa được công nhận giống thì ông Nguyễn Hương Liên – Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt tỉnh Quảng Bình khẳng định: "Về nguyên tắc, giống chưa được công nhận thì cấm đưa ra thị trường".

Hiện nay, Cục Quản lý thị trường Nghệ An đang phối hợp với Phòng kinh tế Công an tỉnh Nghệ An, Thanh tra Sở Nông Nghiệp, UBND xã Nghi Liên đang xác minh, xử lý nghiêm 2 tấn giống KH336 lậu tại một cửa hàng bán giống cây trồng tại xóm 10 nghi Liên. Chủ nhân số giống này được cho là của Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình.

Ông Nguyễn Hồng Phong, Phó Cục quản lý thị trường Nghệ An xác nhận: Đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra lô hàng lúa giống chưa rõ nguồn gốc. Hiện tại, đơn vị quản lý thị trường đang tạm giữ tang vật. Về đầu trang

https://doanhnghiepvn.vn/ban-doc/phat-hien-viec-nghiem-trong-nhieu-giong-lua-chua-duoc-cong-nhan-dang-phat-tan-vung-tien-nha-nuoc-tien-tran-lan/20211211081427653

2. Tổ chức trang trọng lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(VOV.vn 11/12, Thanh Hiếu; Lao động 13/12, tr2)

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp quy mô cấp quốc gia sẽ được tổ chức vào ngày 22/12, nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (1944 - 2021) tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Bình.

Chương trình Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp gồm có 2 phần: Lễ dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy), Khu mộ Đại tướng (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch), Nghĩa trang liệt sỹ Ba Dốc (huyện Bố Trạch), Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sỹ (tại thành phố Đồng Hới); Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Bình, được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên sóng VOV, VTV1, Truyền hình Quốc phòng, Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Công an nhân dân và truyền hình các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Lễ kỷ niệm là dịp để tôn vinh, tri ân những công lao, đóng góp to lớn của Đại tướng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; ghi nhớ những tình cảm thiêng liêng, sự quan tâm sâu sắc của Đại tướng với nhân dân cả nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng và thể hiện lòng biết ơn vô hạn của Đảng bộ, quân, dân Quảng Bình đối với công lao to lớn của Đại tướng.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp như: Tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân với chủ đề: “Học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quyết tâm xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Bắc Trung Bộ”; phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng ở tất cả các cấp, ngành, địa phương, đơn vị; phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Về đầu trang

https://vov.vn/chinh-tri/to-chuc-trang-trong-le-ky-niem-110-nam-ngay-sinh-dai-tuong-vo-nguyen-giap-910940.vov

3. Quảng Bình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai

(Ictnews.vietnamnet.vn 13/12, Điệp Lưu)

UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã xây dựng, thực hiện tốt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai…

Thời gian qua, cùng với công tác quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, vấn đề quản lý, bảo vệ môi trường cũng được chú trọng, tăng cường, qua đó góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư của địa phương.

Đặc biệt, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét. Chất lượng thẩm định, đánh giá tác động môi trường thường xuyên được quan tâm nâng cao; hoạt động kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải, thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, quản lý ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản được tăng cường đẩy mạnh, thực hiện nghiêm túc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước. Các điểm nóng về ô nhiễm môi trường cơ bản đã được kiểm soát, xử lý; đồng thời từng bước khắc phục được tình trạng gây ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, bệnh viện, nơi công cộng, khu vực nông thôn, miền núi.

Thực hiện chủ trương này, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu là đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với từng lĩnh vực. Trong đó có thể kể đến thành phố Đồng Hới với chiến lược lồng ghép các hoạt động tương ứng của Kế hoạch hành động vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; củng cố và tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Ngoài ra, hoạt động thanh, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh của cử tri, người dân, báo chí cùng công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường cũng đã được chính quyền địa phương quan tâm thực hiện tốt với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tiếp tục từng bước đưa pháp luật về tài nguyên và môi trường đi vào đời sống, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.

Thời gian tới, UBND tỉnh Quảng Bình sẽ tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai; coi trọng việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường; quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước, khoáng sản theo nguyên tắc thị trường; xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai, tài nguyên, môi trường; thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch khoáng sản; phát triển quỹ đất, đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu ngân sách; ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt nguồn nước; nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường đối với các dự án; kiểm soát chặt chẽ, xử lý nguồn thải, thực hiện việc phân loại rác thải tại hộ gia đình; khuyến khích, thu hút nhà đầu tư cung cấp dịch vụ thu gom, xử lý, tái chế chất thải; phát huy nhà máy xử lý rác thải hiện có; tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

Song song với đó, địa phương cũng xây dựng, thực hiện tốt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai; xây dựng hệ thống những giải pháp căn cơ, bài bản để chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại; đồng thời bố trí nguồn chi ngân sách thích đáng, kết hợp xã hội hóa các nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai như bão mạnh, lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán… Về đầu trang

https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/quang-binh-chu-dong-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-phong-tranh-thien-tai-400111.html

4. Các đô thị miền Trung, bao giờ hết cảnh ngập lụt?: Vì sao nhiều đô thị miền Trung chưa mưa đã ngập?

(VOV.vn 12/12)

Các đợt mưa vừa qua tại miền Trung không lớn, mưa rải đều trong nhiều ngày. Thế nhưng hầu hết các đô thị ven biển miền Trung đều ngập sâu, cuộc sống người dân bị đảo lộn. Thiệt hại dân sinh là vô cùng lớn khi đồ đạc, tiện nghi sinh hoạt ngâm nước dài ngày.

Nguyên nhân được chỉ ra là hàng loạt khu đô thị, khu dân cư mọc lên dày đặc, chặn dòng thoát lũ. Trong khi đó, hệ thống thoát nước còn nhiều bất cập. Nhiều khu dân cư quy hoạch không đồng bộ, không có cốt nền đô thị chung, chỗ thấp chỗ cao.

Bên cạnh đó, các khu dân cư tự phát ở vùng ven đô cũng bít hết đường thoát nước. Làm gì để xử lý bài toán ngập lụt ở các khu đô thị tại miền Trung là nỗi lo lâu nay của chính quyền và người dân.

Trận mưa lớn hồi đầu tháng 9 năm nay khiến người dân tổ dân phố Diêm Hải, phường Phú Hải, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình phải lội nước mấy ngày trời để đi xét nghiệm SARS- CoV2. Năm nay, khu vực này không bị lũ gây ngập sâu như trận đại hồng thủy năm ngoái nhưng cứ mưa lớn là người dân sống gần khu đô thị Phú Hải lại lo chạy lụt. Nguyên nhân là khi làm khu đô thị Phú Hải, việc lấp đất san nền lên cao khiến cụm dân cư còn lại nằm lọt thỏm giữa 4 bề.

Một người dân ở phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới ngao ngán: “Trước đây, cốt nền dưới kia, bây giờ cố nền ngang nửa nhà tôi thì hỏi sao mà không khó khăn được. Đường mưa xuống ngập lụt lội. Cống ao lấp hết chắc chắn phải ngập lụt chứ sao khỏi được. Họ chỉ lo việc san nền bán đất đai thôi”. Về đầu trang

https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/vi-sao-nhieu-do-thi-mien-trung-chua-mua-da-ngap-910961.vov

5. “Đội thợ 0 đồng”  giúp người nghèo xây nhà

(Daidoanket.vn 13/12, Quảng Nghĩa; Đại đoàn kết 13/12, tr5)

Gần 10 năm nay, đội thợ nề thanh niên tình nguyện xã Đức Ninh (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đã xây mới, sửa chữa hàng chục ngôi nhà giúp người nghèo. Điều đáng quý, đội thợ này không chỉ làm việc nhiệt tình mà còn không hề nhận một đồng tiền công của người nghèo.

Ngoài trời gió lạnh kéo về kèm theo những cơn mưa nặng hạt. Bên trong ngôi nhà vừa được sửa sang, tô trát lại kiên cố, bà Nguyễn Thị Viện, trú thôn Đức Hoa (xã Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình) cảm thấy ấm lòng. Bởi cách đây mấy tháng, bà lo lắng lắm khi ngôi nhà của gia đình bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Trong khi hoàn cảnh gia đình bà còn lắm khó khăn nên ước mơ sửa sang lại mái nhà, gia cố thêm cột trụ… cứ lần lữa mãi.

Nắm bắt thông tin về hoàn cảnh của gia đình bà Viện, những ngày giữa tháng 8, Ban công tác Mặt trận thôn Đức Hoa phối hợp với Đoàn Thanh niên xã Đức Ninh đã cử 10 thanh niên là thành viên trong “Đội thợ 0 đồng” đến giúp gia đình sửa chữa lại ngôi nhà. Sau 3 ngày sửa chữa, lắp đặt, nhiều hạng mục trong ngôi nhà của bà Viện được hoàn thành. Tất cả đều được thực hiện miễn phí ngày công lao động của các thành viên trong “Đội thợ 0 đồng”.

Bên chén nước ấm, bà Viện vui mừng chia sẻ: “Được các bác trong Ban công tác Mặt trận thôn, các đoàn viên thanh niên đến sửa chữa ngôi nhà, gia đình tôi mừng lắm. Mái ngói được thay mới, nhà không còn dột nên tôi không còn lo lắng khi mùa mưa lạnh đang tới”.

Ông Phan Anh Tuấn, Trưởng thôn Đức Hoa (xã Đức Ninh, thành phố Đồng Hới) cho biết: “Gia đình bà Nguyễn Thị Viện là hộ đặc biệt khó khăn của thôn. Hai vợ chồng không có công việc ổn định, lại nuôi hai con nhỏ. Nhờ sự quan tâm của cấp trên và các thành viên trong “Đội thợ 0 đồng” nên ngôi nhà xập xệ mới được sửa sang lại khang trang”.

Được biết trong năm 2021, gia đình bà Viện là một trong những gia đình nhận được sự giúp đỡ của “Đội thợ 0 đồng”. Bà Viện làm công việc thu gom đồng nát. Chồng đi làm thuê, kinh tế gia đình nhiều khó khăn và vẫn nuôi 2 con nhỏ. Cùng với sửa nhà, Ban công tác Mặt trận thôn còn hỗ trợ gia đình bà xây dựng chuồng nuôi gà để có thêm thu nhập.

Ông Trần Mạnh Hoàng - Bí thư Đoàn Thanh niên xã Đức Ninh cho biết: “Trong năm 2021, “Đội thợ 0 đồng” xã Đức Ninh đã sửa chữa, xây mới 3 ngôi nhà cho các hộ nghèo trên địa bàn với tổng nguồn vốn huy động được trên 200 triệu đồng, góp phần giúp các hộ nghèo có ngôi nhà ấm cúng”.

Điều đáng ghi nhận, lực lượng chính của “Đội thợ 0 đồng” này là những thanh niên tình nguyện ở xã Đức Ninh. Ngày thường, những thanh niên này làm công việc thợ xây để duy trì cuộc sống. Và từ sự kết nối của những người làm công tác Mặt trận ở cơ sở và từ suy nghĩ “chung tay, giúp đỡ người nghèo bằng những việc làm thiết thực”, gần 10 năm qua, “Đội thợ 0 đồng” ở xã Đức Ninh đã tổ chức xây mới, sửa chữa hơn 50 ngôi nhà của hộ nghèo, hộ neo đơn, gia đình liệt sỹ... trên địa bàn thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) với 0 đồng tiền công.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, “Đội thợ 0 đồng” luôn duy trì ổn định 30 thành viên, trong đó có 15 người chủ chốt. Hầu hết các thành viên đều đủ tay nghề để hoàn thiện một ngôi nhà. Những người không có chuyên môn về xây dựng thì góp sức, hỗ trợ đội trong công việc bê vác, vận chuyển…

Bí thư Đoàn Thanh niên xã Đức Ninh Trần Mạnh Hoàng chia sẻ: Trải qua thời gian hoạt động hiệu quả, thiết thực, “Đội thợ 0 đồng” đã mang niềm vui đến cho người nghèo cũng là niềm vui của chính mình.

Đặc biệt, để có nhiều hơn những ngôi nhà tình thương được xây kiên cố, các thành viên trong đội đã kêu gọi thêm từ các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm. Bên cạnh đó, Đoàn xã Đức Ninh phối hợp với Ủy ban MTTQ xã Đức Ninh tích cực kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ các vật dụng thiết yếu cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Về đầu trang

http://daidoanket.vn/doi-tho-0-dong-giup-nguoi-ngheo-xay-nha-5675062.html

6. Quảng Bình diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin

(Ictnews.vietnamnet.vn 11/12, H.A.H)

Nội dung lớp tập huấn mới nhất ở Quảng Bình bao gồm các chuyên đề diễn tập tấn công giả lập vào hệ thống Cổng thông tin điện tử đặt tại Trung tâm dữ liệu điện tử của tỉnh.

Sáng ngày 8/12/2021, Sở TT&TT tỉnh Quảng Bình tổ chức khai giảng lớp Tập huấn và diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2021 bằng hình thức trực tuyến thông qua ứng dụng Zoom. Theo trang stttt.quangbinh.gov.vn đưa tin, lớp tập huấn được tổ chức trong 3 ngày, từ 8/10 đến 10/12.

Điểm cầu chính đặt tại Sở TT&TT được kết nối 60 điểm cầu qua ứng dụng Zoom, với sự tham gia của 80 học viên là thành viên Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh; cán bộ phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao - PA05 Công an tỉnh; cán bộ đầu mối, phụ trách CNTT/ATTT các sở, ban, ngành...

Nội dung tập huấn bao gồm các chuyên đề: Bồi dưỡng kiến thức về an toàn, an ninh mạng năm 2021; Hướng dẫn Quy trình xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và xây dựng hồ sơ cấp độ; Diễn tập tấn công giả lập vào hệ thống Cổng thông tin điện tử đặt tại Trung tâm dữ liệu điện tử của tỉnh.

Thông qua chương trình tập huấn, đội ngũ cán bộ đầu mối, phụ trách CNTT/ATTT được cọ xát, thực hành xử lý tình huống đã xảy ra trong thực tế; đồng thời đây là dịp để trao đổi, phối hợp hỗ trợ lẫn nhau cũng như tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng ứng phó xử lý sự cố, qua đó, góp phần đảm bảo an toàn thông tin, phục vụ mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình.

Năm ngoái, Sở TT&TT tỉnh Quảng Bình cũng tổ chức lớp tập huấn và diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin năm 2020 cho đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; cán bộ đầu mối phối hợp bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan, đơn vị không có cán bộ tham gia đội ứng cứu sự cố của tỉnh; công chức phụ trách CNTT. Về đầu trang

https://ictnews.vietnamnet.vn/bao-mat/quang-binh-dien-tap-ung-cuu-su-co-an-toan-thong-tin-400045.html

7. Quảng Bình lên khung chương trình tập huấn an toàn thông tin năm tới

(Ictnews.vietnamnet.vn 13/12, H.A.H)

Nội dung tập huấn năm tới của Quảng Bình bao gồm hướng dẫn đánh giá hiện trạng, khả năng bảo đảm an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; đánh giá, dự báo nguy cơ, sự cố tấn công mạng có thể xảy ra.

Ngày 2/12/2021, Sở TT&TT tỉnh Quảng Bình đã có Kế hoạch về việc xây dựng Kế hoạch tổ chức tập huấn và diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng (ATTTM) năm tới. Theo Cổng thông tin điện tử quangbinh.gov.vn đăng tải, Kế hoạch nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức cơ bản về ATTTM cho thành viên Đội Ứng phó sự cố (ƯCSC) và cán bộ phụ trách CNTT/ATTTM một số sở, ban, ngành, địa phương.

Việc diễn tập cũng giúp nắm bắt âm mưu, thủ đoạn, tình huống, cách thức tấn công... của tội phạm mạng, từ đó đề ra biện pháp phòng, chống, bảo vệ hiệu quả hệ thống thông tin quan trọng của từng cơ quan, đơn vị và của tỉnh; huấn luyện, diễn tập nâng cao kỹ năng nhận diện, phân tích, đánh giá để xây dựng, thực hiện phương án ứng cứu sự ATTTM.

Kế hoạch tập trung vào các nội dung gồm: Giới thiệu chính sách, quy định trong hoạt động ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng; trao đổi nội dung về ATTT trong sử dụng máy tính (các hệ điều hành thông dụng; update tự động; cài đặt phần mềm từ các nhà cung cấp uy tín; antivirus; backup dữ liệu…), thiết bị di động (iOS, Android; update tự động; kho ứng dụng; backup/security…), email, mạng xã hội.

Thêm vào đó là hướng dẫn đánh giá hiện trạng, khả năng bảo đảm an ATTTM của hệ thống thông tin và đối tượng cần bảo vệ; đánh giá, dự báo nguy cơ, sự cố, tấn công mạng có thể xảy ra với hệ thống thông tin, đối tượng cần bảo vệ; đánh giá, dự báo hậu quả, thiệt hại, tác động có thể có nếu xảy ra sự cố; đánh giá về hiện trạng phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, nhân lực, vật lực phục vụ đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố.

 

Nội dung Kế hoạch cũng bao gồm hoạt động hướng dẫn quy định, yêu cầu đối với công tác xác định cấp độ an toàn của hệ thống thống thông tin; hướng dẫn quy trình xây dựng, trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn cho hệ thống thông tin của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; đồng thời tiến hành diễn tập ứng cứu sự cố ATTTM…

Năm ngoái, Sở TT&TT tỉnh Quảng Bình tổ chức lớp tập huấn và diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin năm 2020 cho đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; cán bộ đầu mối phối hợp bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan, đơn vị không có cán bộ tham gia đội ứng cứu sự cố của tỉnh; công chức phụ trách CNTT. Về đầu trang

https://ictnews.vietnamnet.vn/bao-mat/quang-binh-len-khung-chuong-trinh-tap-huan-an-toan-thong-tin-nam-toi-400087.html

8. “Ngọn măng cô độc” được tỉnh Quảng Bình tiếp sức

(Tuoitre.vn 12/12, Quốc Nam)

Sau bài viết trên báo Tuổi Trẻ, em Nguyễn Thị Thùy Trang, tân sinh viên Trường đại học Quảng Bình - người được biết đến như là “ngọn măng cô độc” khi sống một mình sau khi mẹ mất 6 năm qua, đã được tỉnh Quảng Bình tiếp sức.

Ngày 12-12, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình cho biết cơ quan này đã chỉ đạo một số đơn vị liên quan lên phương án hỗ trợ, tiếp sức em Nguyễn Thị Thùy Trang.

Em Trang là nhân vật trong bài viết "Ngọn măng cô độc vẫn vươn lên" trên báo Tuổi Trẻ. Theo vị lãnh đạo này, UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và đào tạo hỗ trợ em Trang một máy tính để học trực tuyến.

Ngoài ra, vị lãnh đạo này cũng yêu cầu Trường ĐH Quảng Bình hỗ trợ Trang hết sức trong quá trình em học tập tại trường.

Đại diện Trường ĐH Quảng Bình cho biết hiện tình hình dịch bệnh đang khá căng thẳng nên Thùy Trang vẫn đang học trực tuyến ở nhà. Tuy nhiên, trường đã bố trí cho em một chỗ trong ký túc xá của trường để em khỏi lo phần chỗ ở khi về Đồng Hới học trực tiếp. Ngoài ra, trường cũng đã liên hệ được một nơi để Trang có thể dạy kèm ngoài thời gian học.

"Đọc câu chuyện về Trang trên báo Tuổi Trẻ khiến tôi rất xúc động. Tôi sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tạo điều kiện hỗ trợ hết sức với Trang để em bớt thiệt thòi", ông Hồ An Phong - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình - nói.

Trang không biết bố mình là ai. Một mình mẹ nuôi em khôn lớn trong ngôi nhà nhỏ ở thôn Tây, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. Năm Trang học lớp 7, mẹ em đột ngột qua đời. Từ đó, Trang phải sống cô độc như ngọn măng giữa đời. Mới đây, Trang đậu vào ngành sư phạm tiểu học của Trường ĐH Quảng Bình.

Báo Tuổi Trẻ cũng đã tặng Trang một suất học bổng Tiếp sức đến trường để Trang có thêm chút tiền lo học tập và sinh hoạt đầu năm. Về đầu trang

https://tuoitre.vn/ngon-mang-co-doc-duoc-tinh-quang-binh-tiep-suc-20211212175015492.htm

9. Quảng Bình - điểm đến an toàn: Báo chí đồng hành cùng du lịch Quảng Bình

(Thanhnien.vn 13/12, Đặng Đông Hà)

Khi du lịch chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, các cơ quan báo chí, phóng viên đã luôn đồng hành và hỗ trợ tích cực trong công tác quảng bá, kết nối thường xuyên giữa du lịch Quảng Bình với các thị trường khách du lịch.

Các phóng viên thường trú, cộng tác viên, cơ quan báo chí thường trú tại Quảng Bình và trên cả nước đã liên tục cập nhật tin tức kịp thời về tiềm năng, lợi thế, sản phẩm, dịch vụ du lịch (DL) Quảng Bình đến du khách bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú thông qua báo điện tử, truyền hình và các nền tảng số.

Các bài viết, video clip của DL Quảng Bình trên các báo điện tử, báo in, eMagazine, chuyên trang, tạp chí với các thông tin mới, hình ảnh đẹp về thiên nhiên hùng vĩ, các giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo đã góp phần tạo nên nhận diện thương hiệu về điểm đến DL Quảng Bình - điểm đến an toàn và khác biệt.

Trong năm 2021, báo chí đã luôn đồng hành, hỗ trợ truyền thông DL Quảng Bình qua các hoạt động, sự kiện, góp phần thúc đẩy sự phục hồi của DL Quảng Bình - một trong những điểm đến nổi bật và đón khách đầu tiên hậu Covid-19.

Đó là những tuyến tin bài, hình ảnh về việc Sở DL Quảng Bình là đối tác chính hợp tác với Google tại châu Á - Thái Bình Dương và Tổng cục DL tổ chức chương trình kỳ quan Việt Nam trên thư viện văn hóa Google (Google Art and Culture). Các bức ảnh về hang Sơn Đoòng, hang Én, hang Va đăng tải ở Fanpage của tạp chí National Geographic trên mạng xã hội Twitter và Earthpix đã có gần 200.000 lượt tương tác. Các travel blogger, phóng viên báo chí quốc tế cũng đã đến khám phá những hang động nổi tiếng ở Quảng Bình và quảng bá cho những địa chỉ hấp dẫn đó…

Sở DL cũng đã thực hiện chương trình quảng bá DL Quảng Bình điểm đến thiên nhiên, an toàn và khác biệt và các sản phẩm thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết qua người viết nhật ký DL (travel blogger) với khoảng 1 triệu lượt tương tác trên mạng xã hội. Đồng thời, tổ chức tọa đàm trực tuyến khám phá DL Quảng Bình trong trạng thái bình thường mới; triển khai chiến dịch truyền thông DL Quảng Bình trong điều kiện mới với nội dung phong phú, phương thức đa dạng, chuyên biệt cho các nhóm thị trường khách DL tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh phía nam, các tỉnh lân cận, nội tỉnh.

Nhiều hoạt động khác cũng được truyền thông tích cực như chương trình chào đón năm mới 2021 tại TT.Phong Nha, thu hút khoảng 5.000 lượt xem trực tiếp và gần 80.000 lượt xem trên internet; Tuần Văn hóa - DL Đồng Hới; lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Bố Trạch lần thứ 4 và hội thi cá trắm sông Son năm 2021; Tuần VH-TT-DL và lễ hội rằm tháng ba Minh Hóa…

Ngoài vai trò quảng bá, giới thiệu truyên truyền trong phát triển DL ở địa phương, báo chí còn có vai trò cung cấp thông tin trong quản lý nhà nước đối với sự phát triển DL; vai trò trao đổi, hiến kế, gợi ý… trong xây dựng phát triển các sản phẩm DL mới. Có thể khẳng định, báo chí đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển DL trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Về đầu trang

https://thanhnien.vn/quang-binh-diem-den-an-toan-bao-chi-dong-hanh-cung-du-lich-quang-binh-post1410986.html

10. Từ Quảng Bình đến Cà Mau chuẩn bị ứng phó bão số 9

(Sggp.org.vn 12/12; Truyền hình Thông tấn – Bản tin Thời sự 12/12; Giaoducthoidai.vn 12/12; Phapluatxahoi.kinhtedothi.vn 12/12; Thoidai.com.vn 12/12; Hanoimoi.com.vn 12/12; Vtv.vn 12/12; Công an nhân dân 13/12, tr1)

Chiều 12-12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã có công văn số 594 gửi ban chỉ huy tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Cà Mau đề nghị ứng phó với một cơn bão có thể vào Biển Đông.

Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia vừa có báo cáo số 735 ngày 12-12 về khả năng xuất hiện bão trên Biển Đông.

Theo báo cáo, hiện nay trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương xuất hiện một cơn áp thấp nhiệt đới, cách bờ biển phía Nam Philippines khoảng 2.000km về phía Đông.

Dự báo trong 1-2 ngày tới, áp thấp nhiệt đới này có khả năng mạnh lên thành bão. Khoảng ngày 16 đến 17-12, bão sẽ đi vào khu vực phía Nam Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm 2021, ảnh hưởng đến khu vực giữa và Nam Biển Đông.

Dự báo ngày 19 đến 20-12, bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền của các tỉnh ở Trung Trung bộ và Nam Trung bộ.

Để chủ động ứng phó với bão này, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Cà Mau:

Theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của bão; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Các tỉnh khu vực Trung Trung bộ và Nam Trung bộ, nhất là các tỉnh vừa chịu ảnh hưởng của đợt mưa lũ vừa qua, khẩn trương tổ chức khắc phục hậu quả; đồng thời rà soát các phương án đảm bảo an toàn cho các hoạt động khai thác trên biển, ven biển để đảm bảo an toàn. Về đầu trang

https://www.sggp.org.vn/tu-quang-binh-den-ca-mau-chuan-bi-ung-pho-bao-so-9-781459.html

11. Cứu hộ 3 thuyền nan của ngư dân Quảng Bình bị sóng lớn đánh chìm

(Vov.vn 12/12, Thanh Hiếu; Saostar.vn 12/12, Khải Anh; Truyền hình Thông tấn – Bản tin Thời sự 12/12; Giadinh.net.vn 12/12; Nguoilambao.vn 12/12; TTXVN/Baotintuc.vn 12/12; Giaoducthoidai.vn 12/12; Laodong.vn 12/12; Dantri.com.vn 13/12; Nông nghiệp Việt Nam 13/12, tr5; Quân đội nhân dân 13/12, tr8)

Cứu hộ 3 thuyền máy của ngư dân Quảng Bình bị chìm Ảnh 1 Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã cứu hộ 3 thuyền nan của ngư dân bị sóng lớn đánh chìm khi đang trên đường đánh bắt hải sản trở về.

10h sáng 12/12, trong lúc vào cửa sông Lý Hòa, do sóng lớn, 2 thuyền nan gắn máy của ngư dân bị chìm. Thời điểm này, trên 2 thuyền nan có 4 ngư dân gồm ông Nguyễn Văn Đôn (50 tuổi) và ông Nguyễn Văn Sao (51 tuổi), đều trú tại thôn Thượng Đức, xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, đi cùng 1 thuyền nan; ông Nguyễn Văn Võ (47 tuổi) và ông Nguyễn Văn Thăng, (50 tuổi) đều trú tại thôn Thượng Đức, xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, đi cùng 1 thuyền nan. Vị trí gặp nạn cách bờ khoảng 30m, sau khi thuyền nan chìm, cả 4 người đã bơi vào bờ an toàn.

Cũng trong sáng 12/12, thuyền nan của ông Hồ Lương Toàn (58 tuổi), trú tại thôn Nam Đức, xã Đức Trạch cũng bị chìm khi trên đường vào cửa sông Lý Hòa, cả 2 người trên thuyền nan này đã bơi vào bờ an toàn.

Nhận được thông tin, Đồn Biên phòng Lý Hòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã cử 12 cán bộ chiến sĩ phối hợp với nhân dân địa phương tổ chức cứu hộ. Do thời tiết xấu, sóng lớn nên việc cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Sau gần 2 tiếng đồng hồ, các lực lượng đã cứu hộ thành công, lần lượt đưa 3 chiếc thuyền nan bị chìm của ngư dân vào bờ an toàn. Về đầu trang

https://saostar.vn/xa-hoi/cuu-ho-3-thuyen-may-cua-ngu-dan-quang-binh-bi-chim-202112122217174079.html

V. Pháp luật - An ninh quốc phòng  

1. 34 năm án oan của 5 nông dân ở Quảng Bình (Bài 3): Cuộc gặp gỡ định mệnh với Bí thư Tỉnh ủy

(Danviet.vn 10/12)

Sau những tháng ngày kêu oan tưởng chừng như đi vào ngõ cụt thì lá đơn kêu oan của các nông dân án oan 34 năm ở Quảng Bình tới trực tiếp tay Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng. Từ đây, những nông dân này đã được cơ quan chức năng hữu quan xin lỗi công khai.

Tháng 8/2020, ông Đinh Xuân Hồ viết đơn kiến nghị và lặn lội bắt xe khách vào TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) để có thể gặp đưa tận tay Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình. Cuối cùng, ông Đinh Xuân Hồ đã gặp được Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng.

"Bước vào phòng Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, tôi rất vui mừng, vội vàng đưa tận tay lá đơn kiến nghị cho đồng chí Bí thư. Sau đó, Bí thư Tỉnh ủy trò chuyện với tôi khoảng 10 phút. Khi tôi bước chân để ra về, Bí thư Tỉnh ủy ân cần nói: "Việc của bác đích thân tôi sẽ trực tiếp chỉ đạo và giải quyết dứt điểm. Bác cứ yên tâm mà về nhé" - ông Hồ rưng rưng.

Từ cuộc gặp mang tính chất bước ngoặt ấy, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng yêu cầu Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Bình nhanh chóng chủ trì, phối hợp với các ngành tư pháp như Công an, Viện KSND, Tòa án… xem lại vụ án "Trộm cắp tài sản XHCN" xảy ra tại Hợp tác xã mua bán Liên Trạch vào cái đêm định mệnh 17/6/1987.

Qua xác minh và căn cứ quy định pháp luật hiện hành, Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Bình tham mưu cho Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng chỉ đạo Ban cán sự Đảng TAND tỉnh Quảng Bình giao TAND huyện Bố Trạch xem xét lại toàn bộ vụ án. Đặc biệt, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan để phục hồi quyền lợi chính đáng cho các bị can, bị cáo trong vụ án nếu có oan sai.

Trong thời gian ngắn, TAND huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) đã thu thập chứng cứ, tài liệu và trực tiếp làm việc với các đương sự. Đến nay, toàn bộ hồ sơ vụ việc đã đi đến hồi kết.

Kết quả là ngày 12/11 vừa qua, TAND huyện Bố Trạch đã tổ chức buổi xin lỗi, cải chính công khai phục hồi nhân phẩm, danh dự cho 5 nông dân mang án oan trong đó có 4 người còn sống gồm: ông Đinh Xuân Hồ (SN 1961), ông Đinh Xuân Kỳ (SN 1955), ông Trần Văn Ổn (SN 1954), ông Hoàng Trọng Lưu (SN 1955) và ông Đinh Xuân Tạo (SN 1927, đã mất) cùng ở xã Liên Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).

"Anh em chúng tôi được giải oan sau 34 năm. Tôi xin cảm ơn Nhà nước đã gieo lại cho tôi niềm tin vào cuộc sống. Hơn 34 năm qua, tôi và gia đình sống trong tự ti, lúc nào cũng mang tiếng trộm cắp, danh dự mất sạch, tổn hại về vật chất lẫn tinh thần rất lớn, khó để bù đắp. Mong muốn của tôi là ngoài tinh thần, được bồi thường cụ thể về vật chất cho những thiệt hại chính đáng mà chúng tôi phải gánh chịu suốt 34 năm qua. Đây là yêu cầu chính đáng không có gì là quá đáng cả... Về đầu trang

https://danviet.vn/34-nam-an-oan-cua-5-nong-dan-o-quang-binh-bai-3-cuoc-gap-go-dinh-menh-voi-bi-thu-tinh-uy-20211208120637777.htm

2. Con voi này… nhỏ quá?!

(Dantri.com.vn 11/12, Bích Diệp; Moitruong.net.vn 11/12)

Những câu chuyện tương tự thế này không phải là mới, nhưng cứ mỗi lần xuất hiện một con voi "tí hon", dư luận đều phải trầm trồ: Vì sao người ta tạo ra được con voi… bé thế nhỉ!

Chuyện là, theo thông tin từ cơ quan công an, đêm 5/12, Ban chuyên án của Công an tỉnh Quảng Bình đã đột kích bất ngờ và bắt quả tang vụ khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn tại mỏ khoáng sản nằm giáp ranh giữa xã Kim Hóa và xã Hương Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình.

Khu vực các đối tượng khai thác trộm là mỏ khoáng sản được UBND tỉnh này cấp giấy phép khai thác quặng sắt cho một công ty trên địa bàn vào năm 2010 với diện tích hơn 7 ha. Tuy nhiên khu mỏ đã bị thu hồi giấy phép vào năm 2013 do chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ theo quy định.

Hai ô tô tải nhãn hiệu Howo, mỗi xe chở từ 35-40 tấn quặng đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ tại xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa bị bắt tại trận. Bên cạnh đó, lực lượng phá án còn thu giữ một máy xúc nhãn hiệu Doosan và 7 xe tải cỡ lớn loại 25-30 tấn nhãn hiệu Howo, Dongfeng.

Tại hiện trường, bước đầu xác định diện tích lớn thuộc mỏ quặng sắt (khoảng 2-3 ha) đã bị khai thác, tàn phá với độ sâu từ 5-7 m.

Đọc thông tin đã choáng. Song phải đến khi xem hình ảnh được chụp từ trên cao thì mới thấy quy mô khai thác rộng thế nào. Cây cối bị trơ trọi. Cả một vùng rộng lớn bị đào xới nham nhở. Đường vào khu khai thác được mở khá rộng. Xe trọng tải lớn nối nhau đi rầm rập.

Theo phản ánh của phóng viên, tại khu vực này, các đối tượng lén lút trộm khoáng sản, hàng chục phương tiện liên tục di chuyển ra vào mỏ trong thời gian dài nhưng chính quyền chưa có động thái xử lý dứt điểm.

Quả thật là tôi bắt đầu nghi ngờ về sự phổ biến của những ứng dụng bản đồ, ví dụ Google Maps. Nghe đâu thỉnh thoảng nếu chúng ta vào xem chế độ vệ tinh còn có thể xem được nhà bố mẹ ở quê thay đổi thế nào, thậm chí có khi còn thấy người thân mình đang làm gì (?!) Cứ cho là có độ trễ về thời gian cập nhật, nhưng cơ bản là vẫn nắm được tình hình của địa điểm muốn quan sát.

Mà cứ cho là không để ý đến các ứng dụng công nghệ thì hẳn là lãnh đạo địa phương cũng phải nghe phản ánh của người dân trên địa bàn về thực trạng chứ nhỉ? Vậy là có sự buông lỏng thái quá, đến nỗi cái "lỗ kim" được phóng to thành… cổng chào, hay là những "kẻ trộm mỏ" có tài biến hóa, tàng hình để "con voi" biến mất trước mặt cơ quan chính quyền sở tại ?!

Theo lãnh đạo xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, khu vực vừa được phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép mặc dù đã được thu hồi giấy phép nhưng vẫn thuộc đất do doanh nghiệp thuê sử dụng 50 năm.

Hóa ra vậy, đất cho doanh nghiệp thuê nên không cần thiết phải quan tâm và giám sát? Và chẳng có nhẽ, không cơ quan nào biết rằng vị trí đó có mỏ khoáng sản?!

Nhiều người thắc mắc, vì sao họ sửa nhà, lợp mái, xây thêm công trình phụ mà cả làng cả xã biết, đi đường quên xi-nhan xe còn bị phát hiện và xử phạt… thế mà cả một đoàn xe tải chạy trên đường rầm rộ, chở hàng chục tấn quặng mà địa phương lại không biết?

Hay là vẫn lý do muôn thuở: Địa bàn rộng, lực lượng mỏng nên lực bất tòng tâm?

Có độc giả vui tính bình luận: "Ôi sao họ "tinh vi" quá. Chắc xe tải chuyên chở quặng là loại xe "micro" phải dùng kính lúp mới thấy!". Tôi đọc mà cũng phải bật cười. Chuyện đâu có gì vui nhỉ, ấy vậy mà ngẫm lại thấy hài hước quá mức!

Đại diện phía công an nói rằng, để phá thành công bước đầu chuyên án này thì lực lượng thuộc Ban chuyên án của Công an tỉnh Quảng Bình đã phải kiên trì theo dõi và lên kế hoạch đấu tranh, phá án từ hơn 3 tháng trước. Tuy nhiên, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng rất tinh vi, chuyên hoạt động vào ban đêm và có sự cảnh giới của nhiều đối tượng nên việc phá án gặp nhiều khó khăn.

Thôi thì cuối năm, nhân vụ án đã được phá thành công, xin chúc mừng thành tích của cơ quan công an. Cũng chúc mừng người dân Tuyên Hóa từ nay không phải chịu ảnh hưởng bởi tình trạng vận chuyển quặng vào ra ồn ào, khói bụi.

Không thấy công bố trữ lượng quặng đã bị khai thác, thiệt hại ra sao. Chưa thấy ai phải giải trình, đứng lên nhận trách nhiệm vì để vụ việc diễn ra trong thời gian dài. Nhưng chắc chắn là việc xử lý về sau, khó mà có thêm chuyện con voi chui lọt… cửa kiểm điểm! Về đầu trang

https://dantri.com.vn/blog/con-voi-nay-nho-qua-20211211054325962.htm

3. Ai tiếp tay cho khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn ở Quảng Bình?

(Công an nhân dân 11/12, tr5; Cand.com.vn 11/12; Laodong.vn 10/12)

Nhiều năm qua, các đối tượng đã vào khu vực mỏ khoáng sản nằm giáp ranh giữa xã Kim Hóa và xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình khai thác trái phép, vận chuyển đi hàng nghìn tấn quặng sắt. Điều đáng nói không hiểu tại sao “con voi lại dễ dàng chui lọt lỗ kim”, khi hàng ngày những chiếc xe tải vẫn chạy rầm rập chở quặng ra khỏi khu vực?

Cách đây gần chục năm, mỏ khoáng sản quặng sắt nằm giáp ranh giữa xã Kim Hóa và xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình được coi là nơi còn giữ trữ lượng lớn quặng sắt nguyên sơ. Tháng 8/2010, UBND tỉnh Quảng Bình đã cấp giấy phép khai thác mỏ quặng sắt này cho Công ty TNHH Anh Trang với diện tích hơn 7 ha.

Song do vướng phải thủ tục giấy tờ và ý kiến không đồng ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường nên đến năm 2014, UBND tỉnh Quảng Bình đã có quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp đối với Công ty TNHH Anh Trang.

Tại quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đối với Công ty TNHH Anh Trang, UBND tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp bàn giao mỏ quặng sắt thu hồi cho UBND xã Hương Hóa và UBND xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa quản lý theo quy định. Huyện Tuyên Hóa và các phòng, ban, cơ quan chức năng của huyện và xã Hương Hóa, Kim Hóa có trách nhiệm thực hiện quản lý, bảo vệ mỏ sắt theo quy định của Luật Khoáng sản.

Quy định là vậy, tuy nhiên, nhiều năm qua mỏ quặng sắt khu vực này vẫn liên tục bị nhiều đối tượng vào khai thác trái phép. Và gần đây thì rộ lên việc khai thác quy mô lớn. Lúc đầu, các đối tượng khai thác quặng sắt trái phép còn e dè thỉnh thoảng vào đêm khuya chở trộm một ít xe, sau tăng dần cho xe chạy rầm rập suốt đêm để chở quặng đem bán. Để khai thác được quặng, các đầu nậu đã thuê nhiều thanh niên khỏe mạnh tiến hành đào, múc quặng trên một diện tích rộng lớn lên đến nhiều ha.

Nhiều người dân sinh sống gần khu vực mỏ quặng sắt cho biết, trung bình mỗi đêm có hàng chục chiếc xe tải cỡ lớn vào chở quặng đem đi. Người dân lúc đầu nghĩ chắc cơ quan chức năng cho phép họ mới dám khai thác. Nhưng sau thấy xe chạy toàn ban đêm, cuốn bụi bay mù mịt và tiếng động cơ gầm rú làm đảo lộn mọi sinh hoạt cuộc sống của người dân nên bà con sinh nghi và tìm hiểu thì được biết là các xe vào khai thác trộm quặng sắt.

Phản ánh của người dân là vậy, song theo ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Hương Hóa lại lý giải và nói về việc quặng sắt trên địa bàn bị khai thác trái phép là do khu vực này mặc dù đã được thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhưng vẫn thuộc đất do doanh nghiệp thuê sử dụng 50 năm. Xã cũng mời chủ đất có khu vực mỏ này làm việc về công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản.

Xã đã nhiều lần báo cáo lên huyện Tuyên Hóa và đề nghị các ban, ngành phối hợp bảo vệ khoáng sản vì năng lực, kinh phí của xã có hạn. Đồng thời, xã có lập chốt tuần tra, các chốt trực gần mấy tháng trời, sau khi rút chốt thì cử lực lượng tuần tra thường xuyên làm đủ mọi cách để quản lý.

Xã thường xuyên báo cáo lên các cấp để có biện pháp phối hợp bởi vì nguồn kinh phí của xã không thể duy trì giữ chốt tuần tra thường xuyên, có thể một thời gian cắm chốt một thời gian rút về. Các trường hợp trộm cứ vào lúc 1, 2h nên chính quyền rất khó bảo vệ.

Lý giải của chính quyền địa phương ở cơ sở là vậy, song theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2018, tỉnh Quảng Bình đã có quyết định ban hành phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.

Theo quyết định này, cấp xã, huyện phải thành lập lực lượng thường trực, lập đường dây nóng, phân công lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phụ trách từng khu vực, địa bàn xã đảm bảo kịp thời xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.

Cấp xã, cấp huyện thực hiện các giải pháp ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin phản ánh, trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết, cần báo cáo lên cấp trên để xử lý. UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã ban hành quy chế bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương từ cấp xã đến cấp huyện.

Đầu tiên là cấp xã, khi người khác vào trộm khoáng sản trên địa bàn thì xã phải quản lý, ai làm gì chưa có phép xã phải nắm, trách nhiệm của xã là phát hiện, nếu xử lý được thì xử lý tại chỗ. Nếu xử lý không được thì báo lên huyện, huyện xử lý không được thì báo lên cấp tỉnh.

Những tin báo về việc khai thác khoáng sản trái phép ở xã Kim Hoá, xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình mới đây được báo lên Ban Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình và chuyên án được xác lập. Sau gần 3 tháng tiến hành thu điều tra, thu thập chứng cứ… Công an Quảng Bình quyết định cất vó các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép.

Vào 0h ngày 5/12, Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Quảng Bình chủ trì phối hợp với các lực lượng An ninh điều tra, Cảnh sát cơ động, Phòng Cảnh sát giao thông và Công an huyện Tuyên Hóa, cùng một số đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh do Đại tá Phan Đăng Tĩnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình trực tiếp chỉ đạo đã đột kích bất ngờ và bắt quả tang vụ khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn tại mỏ khoáng sản nằm giáp ranh giữa xã Kim Hóa và xã Hương Hóa. Lực lượng chức năng tiến hành bắt giữ 9 người, thu giữ 9 xe tải và một máy xúc đang khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép.

Theo đó, lực lượng chức năng đã tạm giữ 2 đối tượng gồm Cao Minh Tuất (SN 1984), trú tại xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa và Trần Văn Đồng (SN 1973), trú tại xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình có hành vi điều khiển 2 phương tiện xe ôtô tải nhãn hiệu Howo, mỗi xe chở từ 35-40 tấn quặng đang đi tiêu thụ.

Mở rộng điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình đã bắt giữ thêm 6 đối tượng đang thực hiện hành vi khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép tại mỏ quặng sắt thuộc địa phận giáp ranh giữa xã Kim Hóa và xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình gồm: Trần Minh Tuấn, Nguyễn Văn Đàn, Đinh Xuân Hiếu, Phan Thanh Hùng, Đoàn Xuân Phúc, cùng trú tại huyện Tuyên Hóa và Phan Văn Toàn, trú tại xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch.

Ngay trong đêm, Công an tỉnh Quảng Bình đã thu giữ 1 máy xúc nhãn hiệu Doosan và 7 xe tải cỡ lớn loại 25-30 tấn nhãn hiệu Howo, Dongfeng. Trong đó, có 1 xe tải đã đổ đầy quặng và chuẩn bị rời mỏ, 6 xe tải đang đợi đến lượt để vào bãi xúc, thu giữ nhiều điện thoại liên lạc của các đối tượng.

Tại hiện trường, cơ quan chức năng xác định các đối tượng đã khai thác trái phép trên diện tích mỏ quặng sắt (khoảng 2-3ha), tàn phá với độ sâu từ 5-7 mét... Theo lời khai ban đầu của các đối tượng, người thuê vận chuyển quặng là Phạm Xuân Ngư, trú tại xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa.

Đại tá Phan Đăng Tĩnh cho biết, lực lượng Công an tỉnh Quảng Bình đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án, xác định khối lượng khoáng sản đã bị khai thác, khai thác trong thời gian bao lâu và các hình thức tiếp tay cho các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép. Về đầu trang

https://cand.com.vn/Ban-doc-cand/ai-tiep-tay-cho-khai-thac-khoang-san-trai-phep-quy-mo-lon-o-quang-binh--i637623/

4. Mất tiền vì... xuất khẩu lao động

(Baoquangbinh.vn 13/12, Thanh Long)

Báo Quảng Bình nhận được đơn tố giác của chị Nguyễn Thị Hoa (SN 1987, trú tại thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch, Bố Trạch) phản ánh bản thân nộp tiền vào một đường dây xuất khẩu lao động (XKLĐ) do người cùng xã tổ chức. Vì tin tưởng, chị Hoa đã đóng hàng trăm triệu đồng vào đường dây này từ năm 2019, nhưng đến nay vẫn không xuất cảnh được, gia đình lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

  

Theo đơn trình bày của chị Nguyễn Thị Hoa, năm 2019, qua lời giới thiệu của người thân, ông Nguyễn Văn Khiếng và ông Hoàng Quốc Mạnh cùng trú tại thôn Tiền Phong, xã Thanh Trạch (ông Khiếng là cha dượng của ông Mạnh, hiện tại ông Mạnh đang ở CHLB Đức) gặp chị Hoa và cho biết hai ông có đường dây làm thủ tục đưa người đi XKLĐ sang Đức. Qua liên lạc với chị Hoa trên Facebook, ông Hoàng Quốc Mạnh hứa sau khi nộp đủ số tiền thì sẽ có visa để bay. Tổng số tiền trọn gói để chị Hoa sang Đức theo như thỏa thuận giữa ông Mạnh và chị Hoa là 17.500 Euro.

Tin tưởng lời ông Mạnh, với lại là người cùng xã, chị Hoa nhiều lần nộp tiền cho hai ông (quá trình chị Hoa đưa tiền, hai ông Khiếng và Mạnh có viết giấy biên nhận bằng tay), số tiền tương đương hơn 339 triệu đồng.

Cụ thể, lần thứ nhất vào ngày 24-9-2019, ông Nguyễn Văn Khiếng nhận từ chị Hoa 54 triệu đồng và một cuốn hộ chiếu. Ngày 15-11-2019, khi ông Mạnh về nước, chị Hoa tiếp tục đóng cho ông Mạnh 7.000 Euro (khoảng hơn 190 triệu đồng). Sau khi nhận tiền một thời gian, ông Mạnh điện thoại cho chị Hoa bảo đã có visa, muốn xuất cảnh nhanh thì phải đóng thêm tiền. Ngày 11-3-2020, chị Hoa nộp thêm cho ông Khiếng 2.500 Euro (gần 68 triệu đồng). Đến ngày 27-8-2020, ông Hoàng Quốc Mạnh thông báo cho chị Hoa visa đã hết hạn, phải gia hạn visa lần thứ hai, chị Hoa tiếp tục nộp cho ông Khiếng thêm 27 triệu đồng.

 

Thế nhưng thời gian trôi qua hơn 3 năm, con đường xuất cảnh của chị Hoa vẫn xa vời vợi. Nhiều lần chị Hoa tìm gặp ông Khiếng, liên hệ với ông Mạnh thì hai người viện lý do vì dịch Covid-19 nên không thể bay được.

 

Thời gian chờ đợi quá lâu, chị Nguyễn Thị Hoa xin rút lại tiền, tuy nhiên, ông Hoàng Quốc Mạnh trả lời là số tiền hơn 339 triệu đồng đó đã chi phí hết cho việc làm hồ sơ, chạy visa. Qua tìm hiểu, chị Hoa biết rằng hai ông Nguyễn Văn Khiếng, Hoàng Quốc Mạnh không phải là người làm trong công ty XKLĐ và không có chức năng đưa người đi XKLĐ.

  

Lần theo địa chỉ đơn tố giác, chúng tôi về xã Thanh Trạch gặp chị Nguyễn Thị Hoa. Gia cảnh của chị Hoa khá đặc biệt, vợ chồng ly dị nhau hơn 3 năm; là mẹ đơn thân nuôi hai con nhỏ; hiện tại đang ở nhờ nhà bà ngoại…

 

Chị Hoa trình bày: “Vì gia đình quá khó khăn, muốn kiếm tiền lo cuộc sống cho hai con đang tuổi ăn, tuổi học nên tôi quyết định chọn con đường XKLĐ. Để có tiền đóng cho đường dây của ông Mạnh, tôi đã mượn sổ đỏ của mẹ thế chấp ngân hàng vay 450 triệu đồng. Hiện tại vẫn nợ ngân hàng 350 triệu đồng là số tiền đã nộp vào đường dây XKLĐ của ông Mạnh”.

Vì đòi lại tiền không được từ hai ông Nguyễn Văn Khiếng, Hoàng Quốc Mạnh, chị Nguyễn Thị Hoa viết đơn gửi cho UBND xã Thanh Trạch và một số cơ quan chức năng khác.

 

Trao đổi với ông Lưu Đức Huấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch, ông Huấn xác nhận là có tiếp nhận đơn của chị Nguyễn Thị Hoa và giao cho Công an xã xem xét, xử lý, báo cáo cấp trên nếu thấy có yếu tố lừa đảo. Ông Huấn cũng bày tỏ quan điểm: “Ông Hoàng Quốc Mạnh không đủ chức năng đưa người đi XKLĐ mà nhận tiền của chị Hoa để thực hiện là trái pháp luật. Việc ông Khiếng, ông Mạnh nhận tiền của chị Hoa là có thật. Xã đề nghị hai bên hòa giải, tự thỏa thuận trên phương diện tình cảm, đừng để pháp luật can thiệp thì sự việc sẽ phức tạp thêm”.

Tại buổi làm việc do Trung tâm Tư vấn pháp luật, Hội LHPN Việt Nam tỉnh chủ trì vào tháng 5-2021 có đầy đủ các thành phần: UBND xã, Công an xã, Hội LHPN Việt Nam xã, chị Nguyễn Thị Hoa, ông Nguyễn Văn Khiếng…, ông Khiếng thừa nhận có nhận tiền từ chị Hoa 3 lần, tổng cộng 2.500 Euro và 81 triệu đồng. Nhiều lần ông Khiếng động viên con là Hoàng Quốc Mạnh trả lại tiền cho chị Nguyễn Thị Hoa nhưng ông Mạnh vẫn chây ỳ.

Ông Hoàng Văn Khiếng nhất trí với kết luận cuộc họp là cố gắng tác động ông Hoàng Quốc Mạnh sớm trả lại tiền cho chị Hoa trong vòng thời gian 10 ngày (từ ngày 12 đến ngày 22-5-2021). Nếu quá thời hạn trên, chị Hoa sẽ tiếp tục gửi đơn đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc điều tra làm rõ.

 

“Tuy nhiên, từ đó đến nay đã quá 6 tháng, hai ông Nguyễn Văn Khiếng và Hoàng Quốc Mạnh vẫn không một lần liên hệ với tôi. Buộc lòng tôi phải viết đơn kêu cứu, tố giác nhờ các cơ quan chức năng vào cuộc”, chị Nguyễn Thị Hoa cho biết thêm. Về đầu trang

https://baoquangbinh.vn/toa-soan-ban-doc/202112/mat-tien-vi-xuat-khau-lao-dong-2196194/

5. Bắt giữ nhóm đối tượng đánh bạc, sát phạt nhau bằng hình thức "ba cây"

(Phapluatplus.vn 12/12, Duy Khương; TTXVN/Baotintuc.vn 12/12)

Các đối tượng đánh bạc tại cơ quan Công an.

Các đối tượng đánh bạc tại

cơ quan Công an.

Lực lượng chức năng bắt giữ nhóm đối tượng đánh bạc, tang vật thu giữ tại chiếu bạc là 27,1 triệu đồng, 02 xe mô tô...

Ngày 12/12, thông tin từ công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vào khoảng 20h30, ngày 09/12/2021, tại nhà Phan Dũng (SN 1978, trú tại thôn Tân Hóa, xã Quảng Tân, TX. Ba Đồn), lực lượng Công an TX. Ba Đồn đã tiến hành kiểm tra, bắt quả tang 03 đối tượng đang có hành vi đánh bạc trái phép dưới hình thức “ba cây”.

Các đối tượng đánh bạc gồm Nguyễn Văn Tý (SN 1972), Phan Vũ Quang (SN 1995), đều trú tại thôn Tân Tiến, xã Quảng Tân, TX. Ba Đồn và Hồ Văn Phong (SN 1987, trú tại thôn Biểu Lệ, xã Quảng Trung, TX. Ba Đồn). Đồng thời, lập biên bản bắt người phạm tội quả tang đối với Phan Dũng về hành vi chứa chấp việc đánh bạc trái phép.

Tang vật thu giữ tại chiếu bạc là 27,1 triệu đồng, 02 xe mô tô và một số tang vật có liên quan đến hành vi đánh bạc của các đối tượng. Về đầu trang

https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/quang-binh-bat-giu-nhom-doi-tuong-danh-bac-sat-phat-nhau-bang-hinh-thuc-ba-cay-d172596.html

6. Bắt đối tượng truy nã "lang bạt" khắp các tỉnh phía Bắc

(Phapluatplus.vn 11/12, Duy Khương; Antt.nguoiduatin.vn 11/12)

Ngày 11/12, thông tin từ công an tỉnh Quảng Bình cho biết, Công an phường Ba Đồn, TX. Ba Đồn đã bắt đối tượng truy nã Nguyễn Anh Duy (SN 1989, trú tại khu phố 1, phường Ba Đồn, TX. Ba Đồn) khi đang lẫn trốn tại địa phương.

Trước khi bị bắt, đối tượng Nguyễn Anh Duy đã lẫn trốn tại các tỉnh phía Bắc. Qua công tác nắm tình hình và quản lý địa bàn, lực lượng Công an phường Ba Đồn đã xác định được đối tượng Duy đang lẩn trốn tại nhà và đã lên phương án bắt đối tượng.

Trước đó, vào ngày 10/5/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an  TP. Đồng Hới đã ra quyết định truy nã số 05 đối với Nguyễn Anh Duy về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Khoản 1, Điều 174, Bộ Luật Hình sự.

Hiện đối tượng truy nã Nguyễn Anh Duy đã được Công an phường Ba Đồn phối hợp với Công an TX. Ba Đồn tiến hành bàn giao cho Công an TP. Đồng Hới tiếp nhận để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Về đầu trang

https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/quang-binh-bat-doi-tuong-truy-na-lang-bat-khap-cac-tinh-phia-bac-d172545.html

7. Triệt xóa hơn 300 điểm ghi số lô, số đề

(Laodong.vn 12/12, Hữu Liều)

Trong năm 2021, tỉnh này đã triệt xóa 306 điểm ghi số lô, số đề. Trong đó, có nhiều chuyên án về lô, đề với số tiền hàng tỉ đồng mỗi ngày được lực lượng công an triệt phá thành công.

Ngày 12.12, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa phối hợp với Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Quảng Bình tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn cờ bạc dưới hình thức lô, đề trong năm 2021.

Cụ thể, qua công tác đấu tranh từ tháng 1 đến tháng 12.2021, số lượng các điểm ghi số lô, số đề giảm đi 306 điểm (từ 451 điểm xuống còn 145 điểm) so với năm trước. Trong đó, có nhiều chuyên án về lô, đề với số tiền hàng tỉ đồng mỗi ngày được lực lượng Công an triệt phá thành công.

Tiêu biểu, ngày 25.6 vừa qua, lực lượng Công an TP. Đồng Hới đã huy động 150 cán bộ chiến sĩ khám xét đồng loạt nơi ở của 11 đối tượng là cái lô đề trên địa bàn. Đồng thời làm rõ 55 đối tượng có liên quan đến 3 đường dây đánh bạc bằng hình thức lô, đề gồm: đường dây do Bùi Thị Hương (SN 1986) cầm đầu tổ chức đánh bạc bằng hình thức số lô, đề qua mạng Zalo, Viber, Facebook với 12 đề cái và 25 "thư ký đề".

Đường dây do Nguyễn Thị Giang (SN 1982) cầm đầu tổ chức đánh bạc dưới hình thức số lô, đề qua mạng Zalo với 5 "thư ký đề".

Đường dây do Lê Đình Hiệp (SN 1975) cầm đầu tổ chức đánh bạc dưới hình thức số lô, đề qua mạng Zalo với 11 "thư ký đề".

Ước tính, số tiền giao dịch trong ngày của các đường dây trên là hơn 1,2 tỉ đồng và trong 1 tháng là khoảng 36 tỉ đồng. Đây cũng là đường dây đánh bạc dưới hình thức lô, đề lớn nhất được triệt phá.

Trong thời gian tới, 2 đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp, quyết liệt đấu tranh, triệt phá các đối tượng nghi vấn là chủ đề theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động tệ nạn cờ bạc, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người vi phạm vào làm đại lý xổ số để hoạt động hợp pháp. Về đầu trang

https://laodong.vn/phap-luat/quang-binh-triet-xoa-hon-300-diem-ghi-so-lo-so-de-983805.ldo

8. Tiêu hủy hơn 2,3 tấn sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc

(Dantri.com.vn 11/12, Tiến Thành; TTXVN/Baotintuc.vn/VietnamPlus.vn 12/12; Haiquanonline.com.vn 13/12; Vtc.vn 13/12; Congluan.vn 13/12)

Cơ quan chức năng tại Quảng Bình vừa tiến hành tiêu hủy hơn 2,3 tấn sản phẩm động vật các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, đây là số thực phẩm bị bắt giữ trên một xe tải.

Ngày 11/12, thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình, Đội Quản lý thị trường số 7 phối hợp với các cơ quan chức năng vừa tiến hành tiêu hủy hơn 2,3 tấn sản phẩm động vật các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ. Việc tiêu hủy được thực hiện tại bãi rác chung của TP Đồng Hới và huyện Bố Trạch (Quảng Bình).

Số thực phẩm bị tiêu hủy là các sản phẩm từ gà, bò và lợn không rõ nguồn gốc bị lực lượng chức năng tại Quảng Bình thu giữ vào ngày 8/12 trên xe tải mang BKS 89C - 244.88, do anh Trần Văn Hậu, trú xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên điều khiển.

Trên xe này có hơn 2,3 tấn sản phẩm động vật các loại (gồm cánh gà, tràng lợn, bắp bò, vó bò, móng lợn, ba chỉ bò, gà ri nguyên con, gà muối hoa tiêu, móng giò lợn) không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trị giá hàng hóa vi phạm gần 360 triệu đồng.

Đội Quản lý thị trường số 7 cũng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với anh Trần Văn Hậu về hành vi vận chuyển sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm để kinh doanh với số tiền phạt 10 triệu đồng. Đồng thời, buộc anh Trần Văn Hậu tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm nêu trên. Về đầu trang

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/tieu-huy-hon-23-tan-san-pham-dong-vat-khong-ro-nguon-goc-20211211122600977.htm

9. Phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển gần 1.400 thỏi son không có hóa đơn chứng từ

(TTXVN/Baotintuc.vn/Bnews.vn 12/12, Võ Dung; Thuonghieucongluan.com.vn 12/12; Baophapluat.vn 13/12; Phapluatplus.vn 13/12)

Chú thích ảnh

Gần 1.400 thỏi son môi mới không có hóa đơn chứng từ hợp pháp đã bị lực lượng chức năng tại Quảng Bình phát hiện, thu giữ.

Ngày 12/12, Công an huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cho biết, trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an huyện Quảng Ninh và Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Quảng Bình đã phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển hàng hóa mỹ phẩm không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Theo đó, khoảng 3 giờ ngày 12/12, các lực lượng chức năng liên quan đã tiến hành đón dừng phương tiện xe ô tô biển kiểm soát 43B - 02474 do Trần Công Mẫn (sinh năm 1980), trú tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng điều khiển để kiểm tra thủ tục hành chính theo quy định.

Thời điểm kiểm tra, cơ quan công an phát hiện trên xe có vận chuyển một lượng lớn sản phẩm mỹ phẩm với gần 1.400 thỏi son môi, có xuất xứ từ nước ngoài. Tại thời điểm phát hiện, tài xế không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa vận chuyển. Toàn bộ lô hàng vi phạm ở trên có giá trị khoảng hơn 90 triệu đồng.

Cơ quan chức năng đã tạm giữ phương tiện, tang vật hàng hóa vi phạm và lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, đầu tháng 12/2021, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cũng tiến hành kiểm tra đột xuất đối với các hộ kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hơn 340 đơn vị sản phẩm gồm các loại kem dưỡng, kem chống nắng, mặt nạ dưỡng da, nước tẩy trang, sữa rửa mặt, xịt khoáng, son môi tại một cửa hàng ở phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới cũng không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Toàn bộ sản phẩm hàng hóa đều có xuất xứ tại các nước: Pháp, Hàn Quốc, Belarus, Nhật Bản, Mỹ, Canada; có nhãn gốc tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam; tổng trị giá khoảng 100 triệu đồng. Về đầu trang

https://baotintuc.vn/chong-buon-lau-hang-gia/quang-binh-phat-hien-bat-giu-vu-van-chuyen-gan-1400-thoi-son-khong-co-hoa-don-chung-tu-20211212201427606.htm

10. Liên ngành ra quân, xe quá tải vắng bóng

(Atgt.vn 13/12, Văn Thanh – Nguyễn Đức)

Thanh tra giao thông (TTGT) Quảng Bình phối hợp với Thanh tra Cục QLĐB II đã mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện đường bộ.

Thực hiện chỉ đạo của Thanh tra Bộ GTVT tại Công văn số 926 về việc mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện đường bộ, Thanh tra Sở GTVT Quảng Bình đã phối hợp với Thanh tra Cục QLĐB II, mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý trong thời gian từ ngày 15/11/2021 đến ngày 15/12/2021.

Theo đó, lực lượng thanh tra tập trung kiểm soát tải trọng tại các khu vực đầu nguồn hàng, trên các tuyến đường có lưu lượng phương tiện hoạt động nhiều để kiểm soát tốt tình hình vận tải hàng hóa, bảo đảm ATGT, giảm thiểu TNGT trên địa bàn tỉnh.

Sau gần 1 tháng triển khai, đến ngày 9/12, Đoàn liên ngành đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp vi phạm, xử phạt số tiền hơn 40 triệu đồng.

Điển hình, vào khoảng 14h25 ngày 29/11, tại Km 1022+50, đường HCM nhánh Đông (xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy) lực lượng TTGT cân kiểm tra ngẫu nhiên 2 chiếc xe đầu kéo chở cát thì 1 xe chỉ chở 30 tấn hàng (chưa vượt quá tải trọng cho phép) và 1 xe vượt tải trọng từ 10% đến 30%. Tuy nhiên, do chủ quan trong lúc giám sát xúc hàng lên xe mà 1 tài xế và chủ xe đã bị lập biên bản lỗi vi phạm quá tải.

Tài xế Trần Hoàng Ng. (SN 1978, Bố Trạch, Quảng Bình) phân trần: “Em nào dám chở quá tải đâu, trong bãi họ xúc cát bằng thùng nên em phủ bạt tự động rồi chạy xe đi. Ai ngờ khi qua cân, do cát ướt khiến xe bị quá tải”.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Phan Xuân Tân - Phó Chánh TT Sở GTVT Quảng Bình cho biết, thời gian qua, Thanh tra Sở đã cử 1.333 lượt cán bộ tham gia 2 chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đồng thời, thường xuyên tiến hành kiểm tra tại các cơ sở đào tạo lái xe, các bến xe, các điểm dừng, đỗ và các tuyến đường thuộc Sở quản lý, hướng dẫn, nhắc nhở các đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

“Mặc dù lực lượng Thanh tra Sở đều phải “giãn quân”, tuy nhiên tham gia đợt cao điểm kiểm tra tải trọng phương tiện đường bộ nhận thấy các đơn vị vận tải hàng hóa đã chấp hành tốt không cơi nới thành thùng và chở vật liệu ngang thành thùng xe, tuy nhiên vẫn còn một số xe vi phạm về tải trọng từ 10% đến 30% là do xe chở vật liệu có tỷ trọng cao như đá, cát ướt…”, ông Tân nói.

Ông Trương Thanh Tiến - Chánh Thanh tra Sở GTVT Quảng Bình cho biết, ngay từ đầu năm đến nay Thanh tra Sở đã chủ động tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự ATGT, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, đường thủy nội địa, hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, công tác đào tạo, sát hạch xe ô tô, mô tô…

Đặc biệt, TTGT duy trì kiểm tra tải trọng lưu động đã làm giảm tình trạng xe quá tải trọng trên địa bàn. Ngoài ra, Thanh tra Sở GTVT Quảng Bình đã phối hợp với Thanh tra Cục QLĐB II mở đợt cao điểm được gần 1 tháng, sau khi hết đợt cao điểm, chúng tôi sẽ họp và rút kinh nghiệm để thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện hiệu quả hơn.

“Qua công tác kiểm tra và phối hợp đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 192 trường hợp, tổng số tiền xử phạt hơn 710 triệu đồng. Trong đó, Thanh tra Sở lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 155 trường hợp, xử phạt hơn 552 triệu đồng; Các lực lượng phối hợp lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 37 trường hợp, xử phạt hơn 157 triệu đồng”, ông Tiến cho biết thêm. Về đầu trang

https://www.atgt.vn/quang-binh-lien-nganh-ra-quan-xe-qua-tai-vang-bong-d535622.html

11. Khoảnh khắc người đàn ông trượt ngã trên đường bị xe tải cán trúng

(Thoidai.com.vn 12/12, Khánh An)

Sự việc được camera của một hộ dân ven đường ghi lại xảy ra vào ngày 9/12 mới đây trên QL1A đoạn qua địa phận Quảng Bình.

Vụ việc được camera an ninh ghi lại cảnh một người đàn ông điều khiển xe máy chạy tốc độ nhanh sau dó bị trượt ngã trên đường. Cùng lúc đó chiếc xe tải di chuyển tới đã không xử lý kịp nên đã đâm trúng vào thanh niên trên. Sau khi clip được đưa lên mạng đã thu hút rất nhiều lượt xem và bình luận của người dân. Về đầu trang

https://thoidai.com.vn/khoanh-khac-nguoi-dan-ong-truot-nga-tren-duong-bi-xe-tai-can-trung-159048.html

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More