Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 22-02-2021

Post date: 22/02/2021

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

1.                Báo Mỹ: Việt Nam xứng đáng được ghi công nhiều hơn vì chống dịch tốt 1

2.                Thủ tướng: Dập triệt để các ổ dịch trong thời gian sớm nhất 2

3.                Rút ngắn 50% thời gian nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19. 3

4.                Hải Dương phê bình hàng loạt lãnh đạo lơ là phòng dịch COVID -19. 5

5.                Chủ tịch Hà Nội đặt hàng công nghệ giám sát dịch bệnh, phục vụ nhân dân. 6

6.                Nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học hết tháng 2. 7

CHÍNH SÁCH MỚI 8

7.                Những điểm mới về quy định lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy trên xe ô tô từ 20/2. 8

CHỈ THỊ MỚI 9

8.                Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 16-19/2. 9

9.                Thủ tướng yêu cầu khẩn trương sử dụng kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 11

10.            Tạp chí Nhật Bản: Việt Nam là điểm sáng của kinh tế thế giới trong năm 2021. 11

11.            "Không chỉ chú trọng đại bàng mà cần có hình dung rõ ràng về chiếc tổ". 12

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN.. 13

12.            Đề xuất phạt 80 triệu đồng nếu tiết lộ dữ liệu cá nhân trái phép có nặng?. 13

QUẢN LÝ.. 14

13.            Cục trưởng Cảnh sát giao thông: Giảm tối đa cán bộ ra đường làm nhiệm vụ. 14

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 15

14.            Được đăng ký online để nhận giấy phép lái xe ở nhà. 15

15.            TP.HCM: Giải pháp để đột phá cải cách hành chính. 16

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 17

16.            Phấn đấu quý IV/2021 giải ngân đầu tư công 90% kế hoạch. 17

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 18

17.            Lai Châu: Kỷ luật, khai trừ khỏi Đảng nhiều cán bộ Bộ đội Biên phòng. 18

THẾ GIỚI 18

18.            Tỷ lệ sinh giảm mạnh, Trung Quốc khuyến khích người dân sinh con. 18

 THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Báo Mỹ: Việt Nam xứng đáng được ghi công nhiều hơn vì chống dịch tốt

"Với vị trí địa lý và quy mô dân số, Việt Nam lẽ ra đã là một điểm nóng về dịch. Nhưng bằng mô hình chống dịch chi phí thấp và các biện pháp cơ bản, Việt Nam đã kiềm chế được dịch trong vòng vài tháng", theo trang Business Insider.

 Trong bài viết đăng ngày 21-2, Business Insider - tờ báo điện tử có trụ sở tại New York (Mỹ) - đã điểm qua một loạt thành tựu chống dịch COVID-19 của Việt Nam.

 Trích dẫn bảng xếp hạng của Viện nghiên cứu Lowy (Úc), Business Insider khẳng định trong số các nước đang có dịch COVID-19, Việt Nam xếp thứ 2 về mức độ kiểm soát dịch hiệu quả, chỉ sau New Zealand. Tiếp tục dựa vào bảng xếp hạng trên, Business Insider cho biết Mỹ chỉ xếp hạng thứ 94 và thiếu nhiều biện pháp chống dịch hiệu quả.

 Business Insider đã trích dẫn ý kiến ông Kamal Malhotra, điều phối viên thường trú của Liên Hiệp Quốc, về sự thành công của Việt Nam. Trong đó ông Malhotra nhấn mạnh "Việt Nam đáng lẽ phải xếp trên cả New Zealand" vì đối mặt với nhiều thách thức hơn trong việc chống dịch.

 Theo ông Malhotra, có những định kiến bên ngoài về sự thành công của Việt Nam vì hệ thống chính trị khác biệt với phần lớn thế giới. "Có nhiều nghi ngờ chính phủ bưng bít dữ liệu nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. Dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực và không có sự cưỡng ép gì ở đây cả", vị chuyên gia của Liên Hiệp Quốc khẳng định.

 Nhấn mạnh đến việc Việt Nam chưa bao giờ phải phong tỏa toàn quốc gắt gao như Anh hay một số nước châu Âu, Business Insider khẳng định đây là minh chứng cho cách làm "rẻ nhưng hiệu quả" của Việt Nam.

 "Thay vì phong tỏa toàn quốc, thủ tướng Việt Nam đã yêu cầu người dân thực hiện giãn cách xã hội toàn quốc trong hai tuần vào tháng 4-2020. Đến đầu tháng 5, phần lớn người dân Việt Nam đã trở lại cuộc sống bình thường", Business Insider nêu dẫn chứng.

 "Khi người dân tin chính phủ, họ sẽ làm theo những gì chính phủ hướng dẫn", tờ báo của Mỹ trích dẫn ý kiến của bác sĩ Guy Thwaites, người đã có mặt tại một trong các bệnh viện điều trị COVID-19 của Việt Nam. Vị bác sĩ thuộc Đại học Oxford (Anh) ấn tượng với những phản ứng chống dịch nhanh chóng của Chính phủ Việt Nam.

 

"Cách tiếp cận chống dịch của Việt Nam nên được công nhận nhiều hơn", Business Insider đặt vấn đề, nêu rõ việc Việt Nam đã chủ động sớm và tích cực truy vết các ca nhiễm, nghi nhiễm.

 Theo tờ báo của Mỹ, không có một quốc gia nào với quy mô dân số tương đương Việt Nam lại chống dịch tốt như Việt Nam. Business Insider chỉ ra trường hợp của Ai Cập, một quốc gia 102 triệu dân với 176.000 ca nhiễm hay Cộng hòa Dân chủ Congo có 24.000 ca nhiễm với 89 triệu dân.

 Việt Nam trong khi đó chỉ có 2.838 ca bệnh được ghi nhận, trong đó có 35 ca tử vong và 1.717 ca đã chữa khỏi, theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế Việt Nam tối 21-2. (Tuoitre.vn 21/02, Bảo Duy)Về đầu trang

Thủ tướng: Dập triệt để các ổ dịch trong thời gian sớm nhất

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 06/CT-TTg đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.

 Chỉ thị nêu rõ, trước những khó khăn, thách thức lớn của năm 2020, nhất là tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng trên nhiều mặt của đại dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ lịch sử ở miền Trung, nhưng với sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, đất nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống của nhân dân. Đặc biệt, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rực rỡ, góp phần củng cố niềm tin, khí thế, niềm tự hào vững bước đi lên của đất nước ta trong giai đoạn phát triển mới.

 Trong dịp Tết, nhờ sự vào cuộc chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị trong việc chuẩn bị phục vụ Tết và nhiều biện pháp đồng bộ đã được triển khai để phòng, chống dịch COVID-19, nhân dân cả nước đã đón Tết trong không khí sum vầy, vui tươi, an toàn... Các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp đã thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ, chăm lo Tết cho nhân dân theo Chỉ thị của Ban Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với Cách mạng, hộ nghèo, đồng bào vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nơi biên giới, hải đảo... được thực hiện kịp thời để mọi nhà, mọi người đều được đón Xuân, vui Tết. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nghĩa cử cao đẹp, chung tay chia sẻ, tương thân, tương ái, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn chuẩn bị Tết. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, thực hiện tốt.

 Trong dịp Tết, thị trường hàng hóa phong phú, giá cả ổn định, cung ứng đầy đủ nhu cầu thực phẩm, phục vụ nhân dân đón Tết. Tiền lương, tiền thưởng cho người lao động cơ bản được bảo đảm kịp thời, đúng quy định. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền về những thành tựu của đất nước, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân được tăng cường phù hợp với diễn biễn tình hình dịch bệnh.

 Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá rất cao và biểu dương tinh thần quyết tâm và sự nỗ lực của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các bộ, cơ quan, địa phương, các lực lượng chức năng đã tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trong dịp Tết, đặc biệt là đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế, lực lượng công an, quân đội, các tình nguyện viên và các địa phương đã chủ động, quyết liệt triển khai kịp thời Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 10/2/2021 trong phòng, chống dịch COVID-19.

 Các địa phương đã rất trách nhiệm, chủ động dừng nhiều hoạt động tập trung đông người (như lễ hội, bắn pháo hoa...), bố trí cán bộ, lực lượng thường trực và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh; các cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã ngày đêm canh giữ, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, hải đảo, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.

 Bên cạnh đó, trong dịp Tết còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, hiện tượng tàng trữ, đốt pháo nổ, pháo hoa trái phép tại một số địa phương; tình trạng nhập cảnh trái phép vẫn diễn ra phức tạp; số ca nhiễm COVID-19 mới còn tăng; sức mua hàng hóa tăng thấp, sản lượng vận tải hành khách giảm sâu so với cùng kỳ năm trước. Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh và tiếp tục có các giải pháp kịp thời, hiệu quả, nhất là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. (Vtv.vn 20/02)Về đầu trang

Rút ngắn 50% thời gian nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19

Chiều 19/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nghe Bộ Y tế báo cáo về tình hình, tiến độ sản xuất vaccine ngừa COVID-19 trong nước.

 Tại cuộc họp, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) Nguyễn Ngô Quang, Chánh Văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu phát triển vaccine cho biết, ngày 18/2, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen đã hoàn thành tiêm mũi thứ 2 và lấy máu 7 ngày sau tiêm mũi 2 để đánh giá tính sinh miễn dịch cho 60 tình nguyện viên được tiêm ở 3 mức liều: 25mcg, 50mcg và 75mcg.

 Ông Nguyễn Ngô Quang cho biết, với kết quả nghiên cứu ở cả 3 mức liều tiêm, vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax an toàn, không có biến cố bất lợi, nghiêm trọng nào. Biểu hiện như sưng nóng, đỏ đau tại vết tiêm đều nằm trong dự đoán. Đánh giá sơ bộ, vaccine có sinh miễn dịch tốt, tuy nhiên, sự khác biệt giữa 3 liều chưa có số liệu chính thức do thời gian ngắn, số lượng mẫu còn nhỏ.

 Sáng 19/2, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã tiến hành đánh giá kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 để chuyển sang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2. "Quan điểm phải đảm bảo quy trình khoa học, quá trình nghiên cứu an toàn tuyệt đối cho các đối tượng tham gia. Bên cạnh đó, những dữ liệu liên quan đến khoa học, đảm bảo hướng dẫn chung của thế giới, đặc biệt Tổ chức Y tế Thế giới WHO, các quy trình nghiên cứu và thực hành lâm sàng tốt (Good Clinical Practice - GCP). Những kết quả nghiên cứu không chỉ phục vụ cho việc sử dụng vaccine trong nước mà còn công bố cho quốc tế", ông Nguyễn Ngô Quang nhấn mạnh.

 Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ và rút ngắn thời gian nghiên cứu, Bộ Y tế đề xuất, không chỉ tổ chức triển khai nghiên cứu vaccine tại Học viện Quân y mà sẽ phối hợp với Viện Pasteur TPHCM cùng tham gia vào nghiên cứu (thực hiện tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Qua tính toán sơ bộ ban đầu, với số lượng nghiên cứu giữ nguyên, đảm bảo cỡ mẫu giai đoạn 2, việc nghiên cứu tại 2 địa điểm có thể rút ngắn 50% thời gian nghiên cứu, còn 3 tháng thay vì 6 tháng.

 Đến nay, số lượng tình nguyện viên đăng ký nghiên cứu giai đoạn 2 đã đạt gần 1.000 người và ngay trong đầu tuần tới, có thể sàng lọc, chọn lựa đối tượng đủ tiêu chuẩn, đáp ứng cỡ mẫu của tiến độ giai đoạn 2.

 Dự kiến, ngày 26/2, sẽ tổ chức tiêm mũi vaccine đầu tiên của giai đoạn 2; đúng theo tiến độ, vào cuối tháng 3/2021 sẽ tiêm mũi vaccine thứ 2 và đến cuối tháng 4/2021 có kết quả nghiên cứu của giai đoạn 2 để chuyển sang giai đoạn 3 trong đầu tháng 5/2021 nếu như các dữ liệu nghiên cứu của giai đoạn này đáp ứng được yêu cầu liên quan đến tính an toàn và đặc biệt, tính sinh miễn dịch.

 Giai đoạn 3, vaccine Nano Covax sẽ thử nghiệm lâm sàng trên 10.000 đến 15.000 người, có thể mở rộng việc lựa chọn các đối tượng tham gia để đảm bảo tính phổ rộng cũng như những vấn đề liên quan đến tính khoa học.

 Thống nhất với ý kiến của ông Nguyễn Ngô Quang, Trung tướng, GS.TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng cho biết kết quả thử nghiệm giai đoạn 1 của vaccine Nano Covax là an toàn, không có biến cố nặng, có sinh kháng thể, có khả năng phòng bệnh.

 Sau khi thực hiện giai đoạn 2, nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá các chỉ số miễn dịch kỹ hơn để kiểm tra khả năng đáp ứng của vaccine. Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã thông qua việc tuyển chọn tình nguyện viên giai đoạn 2 trên 65 tuổi, một số người có bệnh nền không quá nặng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường...

 Như vậy, so với kế hoạch ban đầu, Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị, triển khai, rút ngắn một nửa thời gian nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện liên quan đến tính khoa học, quy trình cũng như dữ liệu về khoa học. (Vtv.vn 20/02)Về đầu trang

Hải Dương phê bình hàng loạt lãnh đạo lơ là phòng dịch COVID -19

Liên tiếp những ngày gần đây, nhiều lãnh đạo huyện Kim Thành, cán bộ lãnh đạo các đơn vị thuộc huyện Cẩm Giàng và thành phố Hải Dương bị phê bình vì lơ là phòng chống dịch.

 Cẩm Giàng phê bình 6 cán bộ, lãnh đạo lơ là phòng dịch: Ngày 21/2, Huyện ủy Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) cho biết, vừa phê bình 6 cán bộ, gồm lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện, 2 Bí thư Đảng ủy và 3 Chủ tịch UBND xã Tân Trường, thị trấn Lai cách và phường Cẩm Hưng.

 Huyện ủy Cẩm Giàng cho biết, các cán bộ, lãnh đạo các đơn vị trên chưa thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng chống dịch, chỉ đạo một số công việc còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu, công tác tuyên truyền trên địa bàn đạt hiệu quả chưa cao…

 Thường trực Huyện ủy Cẩm Giàng yêu cầu những cá nhân trên nghiêm túc rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn do cơ quan, đơn vị phụ trách.

 Trước đó, ông Phạm Xuân Thăng - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống COVID-19 tại huyện Cẩm Giàng. Tại buổi kiểm tra ngày 17/2, ông Thăng yêu cầu huyện Cẩm Giàng tiếp tục phong tỏa, cách ly nghiêm ngặt. Giao Công an tỉnh tăng cường lực lượng, tổ chức kiểm soát chặt các chốt kiểm soát.

 Yêu cầu BCĐ Phòng chống COVID-19 chỉ đạo các xã, phường, khu dân cư kiểm soát chặt, kỷ luật người đứng đầu nếu để xảy ra lây nhiễm chéo trong khu phong tỏa phụ trách. Rà soát ngay và thành lập tổ COVID-19 cộng đồng đảm bảo từ 50-100 hộ dân có một tổ. Yêu cầu các tổ COVID-19 cộng đồng “đến từng ngõ, gõ từng nhà”, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc chấp hành cách ly, giãn cách, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

 Thường trực Tỉnh ủy cũng thành lập “Tổ đặc biệt” gồm 11 thành viên do ông Lưu Văn Bản – Phó chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng cùng lãnh đạo các sở, ngành tăng cường chi viện cho Cẩm Giàng chống dịch.

 Bí thư, Phó Bí thư huyện Kim Thành bị phê bình: Ngày 19/2, ông Phạm Xuân Thăng – Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cùng lãnh đạo tỉnh đột xuất kiểm tra công tác phòng chống COVID-19 tại huyện Kim Thành và thị xã Kinh Môn.

 Tại thị trấn Phú Thái, các xã Cổ Dũng, Kim Đính (huyện Kim Thành) vẫn còn nhiều hộ kinh doanh bày bán các mặt hàng không thiết yếu, sai quy định như: nội thất, quần áo, hoa, giày dép... Đặc biệt, tại khu vực chợ Giống, xã Cổ Dũng, người dân vẫn ra, vào chợ tự do. Nhiều người đi ra đường không có lý do thực sự cần thiết.

 Ngay sau khi kiểm tra, ông Phạm Xuân Thăng đã nghiêm khắc phê bình ông Nguyễn Kim Diện – Bí thư Huyện ủy Kim Thành và ông Phạm Quang Hưng – Phó Bí thư Huyện ủy vì chưa nghiêm túc lãnh đạo, chỉ đạo giải pháp cấp bách phòng chống COVID-19 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

 Phê bình lãnh đạo phường, công ty điện lực: Cũng trong ngày 19/2, UBND thành phố Hải Dương phê bình Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Gia Xuyên vì để chợ đầu mối tại xã vẫn còn các quán hàng ăn uống phục vụ tại chỗ, tụ tập đông người. Đồng thời, yêu cầu lãnh đạo xã Gia Xuyên giải trình và khẩn trương chỉ đạo công tác phòng dịch.

 

Cùng ngày, Ban thường vụ Thành ủy Hải Dương xác định, Công ty Điện lực thành phố Hải Dương tổ chức thu tiền điện trong thời gian giãn cách xã hội, dẫn đến tình trạng tụ tập đông người tại các quầy thu tiền, gây bức xúc trong nhân dân, khách hàng. 

Thành ủy Hải Dương yêu cầu UBND thành phố xử phạt công ty này. Ngay trong ngày, UBND TP Hải Dương đã yêu cầu Công ty Điện lực TP Hải Dương dừng việc tổ chức thu tiền điện để bảo đảm công tác phòng chống COVID-19.

 Lãnh đạo công ty này sau đó đã đề nghị tất cả các xã, phường trên địa bàn phát loa thông báo người dân về việc dừng thu tiền và không cắt điện những trường hợp chưa nộp tiền trong thời gian giãn cách xã hội. (Tienphong.vn 21/02, Nguyễn Hoàn)Về đầu trang

Chủ tịch Hà Nội đặt hàng công nghệ giám sát dịch bệnh, phục vụ nhân dân

Sáng 20/2, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh tới thăm động viên công tác sản xuất đầu năm và kiểm tra công tác phòng chống dịch ở Cty TNHH TOTO Việt Nam, Tập đoàn Công nghệ CMC và Cty CP Đầu tư thương mại và Dịch vụ quốc tế (Interserco).

 Tại Cty TNHH TOTO Việt Nam, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đánh giá cao Cty đã sáng tạo, mở rộng kinh doanh đầu tư trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Với phương châm “3A” của Cty: an toàn, an tâm và ấm áp, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh, phải đặt an toàn lên hàng đầu bởi nếu không khi dịch bệnh sẽ lây lan, làm đứt gãy chuỗi sản xuất, ảnh hưởng đến xã hội, đời sống của nhiều người.

 Ông Chu Ngọc Anh gợi ý, Cty có cơ quan đầu não ở Thủ đô, cần đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm gắn liền và phục vụ xuất khẩu và Thủ đô văn minh hiện đại. Các đề xuất của Cty sẽ được sở ngành tập hợp, báo cáo thành phố xem xét, giải quyết ngay.

 Kiểm tra công tác phòng dịch và hoạt động của Cty CP Đầu tư thương mại và Dịch vụ quốc tế (Interserco) tại cảng ICD Mỹ Đình, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đánh giá cao việc Cty đã ứng dụng tốt công nghệ để đẩy nhanh tốc độ thông quan gắn với giám sát phương tiện vận chuyển chặt chẽ.

 Ông Chu Ngọc Anh cho rằng, trong năm 2021, Cty cần tập trung vào giá trị cốt lõi là logistics, tự động hóa cao độ với công nghệ tiên tiến để phát triển mạnh mẽ hơn; kết nối hệ thống với các vành đai kinh tế; giảm thiểu chi phí logistics, gắn với thương mại điện tử để cung cấp hàng hóa, phục vụ xuất nhập khẩu và quan trọng là phục vụ người dân Thủ đô.

 Chủ tịch UBND thành phố cũng giao các sở ngành trong quý 1 khẩn trương tổng hợp các kiến nghị của Cty báo cáo thành phố xem xét tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ, dự án cảng ICD của Cty tại Hoài Đức có quy mô gấp 4 lần IDC Mỹ Đình hiện nay… 

Cũng trong sáng nay, ông Chu Ngọc Anh đến thăm Trung tâm điều hành an ninh mạng hiện đại mới hoàn thành và Trung tâm phân tích dữ liệu Cty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC. Tại đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chứng kiến các công nghệ tiên tiến, cung cấp thông tin, phân tích, đánh giá, cảnh báo...các lĩnh vực từ giao thông đến môi trường theo thời gian thực.

 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đặt vấn đề: “Hệ thống phân tích, gợi ý người dân về giao thông được không? Có phát hiện người không đeo khẩu trang được không”. Đại diện Cty cho biết hoàn toàn làm chủ công nghệ và sẵn sàng đầu tư để phục vụ người dân Thủ đô. 

Ông Chu Ngọc Anh cho biết, Cty có năng lực và thương hiệu đã được phát triển trên tầm quốc tế bằng đường đi riêng, sáng tạo. Đặc biệt, Cty có nhận thức, tầm nhìn hướng tới tương lai số để sẵn sàng năng lực từ sớm; nhiều giải pháp tiên tiến, công nghệ mới nhất đã và đang được triển khai.

 “Chỉ nhìn vào việc Cty được Samsung – tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đặt hàng công việc cần khoảng 1.800 việc làm là khẳng định thương hiệu và niềm tin rõ ràng nhất”, ông Chu Ngọc Anh nói, đồng thời tin tưởng Cty có cơ sở để đạt mục tiêu đầy tham vọng là đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2025. (Tienphong.vn 20/02, Trường Phong)Về đầu trang

Nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học hết tháng 2

Do diễn biến khó lường của dịch Covid-19, thêm nhiều địa phương đã quyết định tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2.

 Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hòa Bình có văn bản cho phép học sinh các trường tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ học từ ngày 22-2 đến hết 28-2.

 Tỉnh Vĩnh Phúc cũng cho phép học sinh các cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng được nghỉ hết ngày 28-2.

 UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học đến hết ngày 28-2. Trước đó, tỉnh này cho học sinh nghỉ hết ngày 21-2. Trong thời gian nghỉ học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tổ chức dạy học qua kênh của Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh và mạng Internet theo kế hoạch.

 UBND tỉnh Hà Nam cũng tiếp tục cho học sinh trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 28-2.

 Sở GD-ĐT Lào Cai cho trẻ mầm non tiếp tục nghỉ hết ngày 28-2. Học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên quay trở lại học vào ngày 22-2.

 Sở GD-ĐT Bình Phước vừa có thông báo tiếp tục cho học sinh, sinh viên nghỉ hết ngày 28-2. Trước đó, tỉnh này có công văn cho học sinh, sinh viên nghỉ hết ngày 21-2.

 Trong khi đó, UBND Tây Ninh cũng ban hành văn bản đồng ý với đề xuất của Sở GD-ĐT tỉnh này, cho học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ học hết ngày 28-2. (Nld.com.vn 21/02, Yến Anh)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Những điểm mới về quy định lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy trên xe ô tô từ 20/2

Theo Thông tư mới của Bộ Công an xe ô tô từ 4 đến 9 chỗ ngồi sẽ không còn phải trang bị bình chữa cháy mà chỉ áp dụng với xe từ 10 chỗ trở lên.

 Từ ngày 20/2, thông tư hướng dẫn trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy trên phương tiện giao thông cơ giới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

 Quy định tại Thông tư số 148/2020 của Bộ Công an (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2015 hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; có hiệu lực thi hành từ 20/2/2021), quy định về danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy trên xe ô tô có một số thay đổi đáng chú ý so với trước.

 Theo quy định mới, Bộ Công an không còn quy định trang bị bình chữa cháy trên xe ô tô từ 4 đến 9 chỗ ngồi, mà chỉ áp dụng đối với xe từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo. Danh mục, định mức trang bị thiết bị phòng, chữa cháy cũng có sự thay đổi.

 Cụ thể, xe từ 10-30 chỗ trang bị 2 bình bột chữa cháy (bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 3 lít) và 1 đèn pin cầm tay.

 Đối với xe trên 30 chỗ, ngoài các thiết bị trên, còn phải trang bị thêm 1 bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 4 kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 5 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 6 lít. Xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách cũng trang bị tổng số 3 bình chữa cháy và 1đèn pin.

 Đáng lưu ý, Bộ Công an không còn quy định các loại xe trên phải trang bị bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng (kìm cộng lực, búa, xà beng) găng tay chữa cháy, khẩu trang lọc độc như trước.

 Khi kiểm định định kỳ xe ô tô, đơn vị đăng kiểm thực chủ yếu kiểm tra các hạng mục phòng cháy, chữa cháy như: bình cứu hỏa, búa phá cửa kính để xử lý sự cố theo Quy chuẩn kỹ thuật xe ô tô (QCVN 09:2015/BGTVT). Các trang thiết bị khác như: xà beng, kìm cộng lực, đèn pin phòng nổ, khi có hướng dẫn cụ thể mới áp dụng kiểm tra tại trung tâm đăng kiểm. (Vtv.vn 21/02)Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 16-19/2

Đẩy mạnh chiến lược khoanh vùng nhanh, phong tỏa hẹp, truy vết thần tốc; quy định về quản lý vật liệu xây dựng; quy định mới về giao khu vực biển;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 16-19/2/2021.

 Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết: Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 06/CT-TTg đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Chỉ thị nêu rõ, để phấn đấu thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đã đề ra theo Kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quán triệt nghiêm túc, tập trung triển khai ngay từ ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết các nhiệm vụ, công việc.

 Đẩy mạnh chiến lược khoanh vùng nhanh, phong tỏa hẹp, truy vết thần tốc: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 28/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, đẩy mạnh thực hiện chiến lược khoanh vùng nhanh, phong tỏa hẹp, truy vết thần tốc, xét nghiệm rộng và nhanh; đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng; kiên quyết không để dịch lây lan trên diện rộng..

 Quy định về quản lý vật liệu xây dựng: Chính phủ ban hành Nghị định 09/2021/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng, trong đó, về sử dụng vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng trong công trình xây dựng, Nghị định nêu rõ: Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng khi sử dụng trong công trình xây dựng phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tuân thủ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có).

 Ban hành Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Nghị định này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (dự án PPP), gồm: sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng; định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng; quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

 Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản: Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu cụ thể của Đề án là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, đúng quy hoạch và yêu cầu của thị trường, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, truy xuất nguồn gốc nông sản; gắn với đó là tổ chức thương mại trong nước, ngoài nước theo hướng hiện đại. Củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ như là một trung gian cần thiết giữa người nuôi, trồng với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối và ngân hàng, để tổ chức cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho nông dân.

 Quy định mới về giao khu vực biển: Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển. Nghị định trên quy định việc giao các khu vực biển nhất định từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm ra đến hết các vùng biển Việt Nam cho tổ chức, cá nhân để khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo văn bản cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

 Đẩy mạnh truyền thông về phòng, chống mua bán người: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình là truyền thông về phòng, chống mua bán người; đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người; truy tố và xét xử tội phạm mua bán người; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; hoàn thiện chính sách, pháp luật và theo dõi thi hành chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống mua bán người; tăng cường công tác phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; xây dựng dữ liệu thống kê về công tác phòng, chống mua bán người; nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác liên quan đến phòng, chống mua bán người. (Baochinhphu.vn 20/02, Chí Kiên)Về đầu trang

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương sử dụng kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương sử dụng kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

 Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương sử dụng nguồn ngân sách Trung ương đã hỗ trợ (bao gồm cả kinh phí tạm cấp và kinh phí hỗ trợ chính thức), chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để khắc phục hậu quả thiên tai.

 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức hỗ trợ chính thức cho từng địa phương từ ngân sách Trung ương theo đúng quy định tại Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai và Quyết định số 37/2019/QĐ-TTg ngày 27/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg.

 Thủ tướng giao Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổng hợp kết quả thực hiện chi khắc phục hậu quả thiên tai của các địa phương; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo đúng quy định tại Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19/1/2016 và Quyết định số 37/2019/QĐ-TTg ngày 27/12/2019.

 Đối với các nội dung hỗ trợ chi đầu tư mang tính chất lâu dài, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật đầu tư công. (Vtv.vn 20/02)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Tạp chí Nhật Bản: Việt Nam là điểm sáng của kinh tế thế giới trong năm 2021

Bài viết với tiêu đề “Vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam phát triển thuận lợi”, của Tiến sĩ, Nhà báo Bùi Mạnh Hùng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Security Anpo, số 267 phát hành tháng 1/2021 của Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm lớn của độc giả Nhật Bản.

 Mở đầu bài viết đã nhận định, đại dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng khủng khiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, và nhiều nước đạt mức tăng trưởng kinh tế âm. Nhưng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 đã đạt được mức tăng trưởng đáng ngạc nhiên với 2,91% và năm 2021 dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao, trở thành điểm sáng của nền kinh tế thế giới.

 Tác giả bài viết thông tin rằng, Việt Nam phát hiện trường hợp nhiễm Covid-19 vào ngày 23/1/2020. 3 tháng sau, con số này tăng lên 268 người, trong đó 224 người đã được chữa khỏi và không có trường hợp nào tử vong.

 Nhưng, vào cuối tháng 7, đầu tháng 8, một đợt bùng phát mới do lây nhiễm ở những người từ nước ngoài trở về, khiến Việt Nam tiếp tục vào cuộc chiến với dịch bệnh. Số ca lây nhiễm lần này tăng nhanh hơn lần trước và bắt đầu có người tử vong. Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, với những biện pháp chặt chẽ, triệt để, số ca lây nhiễm từ nước ngoài đã được khống chế, và một lần nữa Việt Nam lại thành công trong khống chế làn sóng thứ 2 đại dịch Covid-19. 

Tác giả đưa ra 3 nguyên nhân chủ yếu làm cho cuộc chiến với đại dịch Covid-19 của Việt Nam thành công, đó là: Sự tin tưởng tuyệt đối vào sự chỉ đạo của chính phủ Việt Nam; tuân thủ nghiêm túc những yêu cầu, chỉ đạo từ chính phủ liên quan đến dịch bệnh; toàn dân đã thống nhất đoàn kết, nhận thức rõ mức nguy hiểm của đại dịch.

 Với thành công khống chế dịch bệnh, Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách, biện pháp có hiệu quả làm hồi phục và tăng trưởng nền kinh tế.

 Tác giả đưa ra dẫn chứng rằng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một đề cập tới nền kinh tế Việt Nam năm 2020 đã nhấn mạnh rằng năm 2020, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định, mức lạm phát duy trì ở mức thấp, thúc đẩy tăng trưởng, cân bằng kinh tế được cải thiện. Mặc dù hoạt động đầu tư, thương mại có những ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, nhưng do đã vận dụng chính sách kinh tế một cách đúng đắn, phát huy nội lực toàn dân, nên tăng tưởng kinh tế đã đạt ở mức cao trong khu vực và trên thế giới.

 Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 1,4 lần của năm 2015. GDP bình quân đầu người đạt 2750 USD. Hoạt động thương mại của Việt Nam năm 2020 đã đạt được những kết quả quan trọng. Xuất khẩu tăng trưởng dương, kim ngạch đạt 26,7 tỷ USD tăng 1% so với năm 2019, cao nhất từ trước tới nay.

 Ngày 15/11/2020, Hiệp nước các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm Việt Nam và 5 nước đối tác Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, Newzealand đã ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEF). Hiệp định này kỳ vọng sẽ thúc đẩy hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu góp phần phát triển kinh tế của các nước thành viên bao gồm Việt Nam.

 Trước đó, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA) cũng đã được ký kết, thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết quốc tế và cải cách đất nước theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

 Năm 2021, Việt Nam cũng đã đưa ra 12 chỉ tiêu về phát triển kinh tế, xã hội…được đề cập trong Dự thảo phát triển kinh tế xã hội năm 2021. Dự thảo này đã được trình lên Quốc hội, trong đó, đưa ra mức tăng trưởng kinh tế bình quân hơn 6%, thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 3.700 USD. 

Bên cạnh đó, dự báo trong năm 2021, tình hình trong và ngoài nước vẫn có những thách thức do đại dịch Covid-19 vẫn phức tạp, tuy nhiên sẽ tập trung vào hai nhiệm vụ trọng tâm đó là tiếp tục chiến đấu với dịch Covid-19, đảm bảo an toàn, sức khỏe cho nhân dân và khôi phục, phát triển kinh tế. 

Tác giả cho biết có nhiều dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021. Một ngân hàng uy tín của Anh dự báo năm 2021, kinh tế Việt Nam có khả năng đạt mức tăng trưởng 7,8%. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự đoán với mức 6,3%. Nhiều chuyên gia, tổ chức kinh tế uy tín trên thế giới khác lạc quan về mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ít nhất cũng phải từ 6% trong những năm tới.

 Từ đó, tác giả nhận định: Việt Nam vẫn là khu vực đầu tư thu hút quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với việc ký kết nhiều Hiệp định mang tính quốc tế, Việt Nam cam kết sẽ hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư đến từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…có mong muốn chuyển sang hoạt động tại thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp lập kế hoạch khởi nghiệp tại chính Việt Nam. (Cafef.vn 20/02)Về đầu trang

"Không chỉ chú trọng đại bàng mà cần có hình dung rõ ràng về chiếc tổ"

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Phú Yên vào sáng 20/2.

 "Tôi còn nhớ, tôi đưa ra tác phẩm của một người con Phú Yên, quê mẹ ở đây, có tên Phú Yên, miền sơn thủy bất tận, nói lên tiềm năng, lợi thế mà chính các tập đoàn lớn nghiên cứu về Phú Yên. Chúng ta phải nghiên cứu lợi thế so sánh này để phát triển trong thời gian tới", Thủ tướng nhắc lại cuộc xúc tiến đầu tư năm 2018 tại Phú Yên trong cuộc làm việc sáng 20/02.

 Tại buổi làm việc sáng nay, góp ý cho tỉnh, lãnh đạo các bộ, ngành cho rằng Phú Yên như "cô gái đẹp đang ngủ quên", chưa phát huy hết các tiềm năng, lợi thế trong phát triển. Theo đó, một trong những lời giải quan trọng là tạo môi trường thu hút đầu tư tin cậy, thông thoáng khi mà chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của Phú Yên đạt 64,14 điểm, còn ở vị trí khiêm tốn, xếp thứ 43 cả nước.

 Theo Thủ tướng, còn nhiều thách thức mà tỉnh cần vượt lên. Tại đây, khu vực kinh tế tư nhân cần nhanh chóng lớn mạnh, năng động hơn với sức cạnh tranh khu vực và quốc tế, đặc biệt là ngành du lịch trong bối cảnh hậu COVID-19. Coi trọng kinh tế tư nhân, tạo mọi điều kiện, giải phóng nguồn lực để kinh tế tư nhân phát triển là điều cần thiết.

 "Cái gì thuận lợi, cần ủng hộ cho tư nhân làm, Nhà nước không làm thì chúng ta tạo điều kiện", Thủ tướng nhấn mạnh.

 Cũng theo Người đứng đầu Chính phủ, du lịch Phú Yên vẫn là viên kim cương thô quý hiếm rất cần bàn tay của người thợ khéo xứng tầm để gọt giũa, phát triển. "Chúng ta đang nói một môi trường kinh doanh năng động và cởi mở trong việc lôi kéo "đại bàng" (doanh nghiệp lớn) về làm tổ ở tỉnh nhà.

 Nhưng tôi nhấn mạnh không nên chỉ chú trọng đại bàng mà cần trước hết có những hình dung hết sức rõ ràng về những chiếc tổ mà mình mong muốn hiện diện của Phú Yên", Thủ tướng cho biết. (Vtv.vn 20/02)Về đầu trang

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

Đề xuất phạt 80 triệu đồng nếu tiết lộ dữ liệu cá nhân trái phép có nặng?

Một số chuyên gia pháp lý cho rằng Bộ Công an đề xuất xử phạt mức 50 - 80 triệu đồng nếu để lộ dữ liệu cá nhân trái phép là chưa thỏa đáng, chưa đủ sức răn đe, cần có mức xử phạt cao hơn.

 Bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo đó, tại dự thảo này, Bộ Công an đề xuất xử phạt từ 50 - 80 triệu đồng với trường hợp cá nhân, tổ chức tiết lộ, chia sẻ các dữ liệu cá nhân trái phép, chưa được sự đồng ý của cá nhân, gây tổn hại đến nhân phẩm danh dự của người bị tiết lộ; vi phạm quy định về hạn chế quyền tiếp cận dữ liệu cá nhân; vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu…

 Tuy nhiên, có một số ý kiến đồng tình với đề xuất xử phạt mức 50 - 80 triệu đồng, nhưng cũng có ý kiến cho rằng mức phạt này chưa thoả đáng, cần có mức xử phạt cao hơn.

 Trả lời Thanh Niên, luật sư (LS) Hoàng Tư Lượng (thuộc Đoàn LS TP.HCM) nêu ý kiến, theo dự thảo, nếu cơ quan, tổ chức vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tùy theo mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự, áp dụng các hình phạt bổ sung theo quy định của pháp luật. Việc xử lý vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng đối với toàn bộ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

 Cụ thể, phạt 50 - 80 triệu đồng nếu vi phạm quy định về quyền của chủ thể dữ liệu liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân; tiết lộ dữ liệu cá nhân; hạn chế quyền tiếp cận dữ liệu cá nhân… Ngoài ra, phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng nếu không áp dụng biện pháp kỹ thuật và xây dựng quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; vi phạm quy định về đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm; vi phạm quy định về chuyển dữ liệu cá nhân qua biên giới.

 LS Lượng phân tích, các quy định về chế tài với những hành vi vi phạm quyền với dữ liệu cá nhân theo dự thảo, xét thấy, còn chưa tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, chưa đảm bảo tính răn đe. Trong khi hiện nay việc để lộ thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ... người khác xảy ra phổ biến.

 “Hiện nay, mức phạt tiền nặng nhất đối với các hành vi vi phạm về: thu thập, sử dụng, cập nhật, sửa đổi và hủy bỏ, bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trong pháp luật hành chính của VN cao nhất cũng chỉ là 70 triệu đồng (Điều 84, Điều 85, Điều 86, Điều 87 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử)”, LS Lượng nói.

 Ngoài ra, LS Lượng phân tích thêm, trong pháp luật hình sự, tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288 bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội phạm trực tiếp xâm hại quyền được bảo vệ về thông tin của cá nhân, cơ quan, tổ chức bằng cách sử dụng công nghệ thông tin, mạng viễn thông, phương tiện điện tử, xâm hại trật tự an toàn xã hội… có mức phạt tù cao nhất là 7 năm tù hoặc bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng.

 "Tại châu Âu, sự ra đời của Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) với mục đích vạch ra kế hoạch cải cách bảo vệ dữ liệu cá nhân trên toàn Liên minh châu Âu. Tiền phạt đối với hành vi trái với quy định của GDPR rất cao. Theo đó, có hai cách thức phạt, có thể tối đa là 20 triệu euro hoặc 4% doanh thu toàn cầu (tùy theo mức nào cao hơn), cộng với việc các chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Từ sự so sánh này, có thể thấy mức phạt trong luật pháp VN còn quá nhẹ so với mức độ nguy hại và hậu quả của hành vi xâm phạm quyền này”, LS Lượng nhấn mạnh.

 Đồng quan điểm với LS Lượng, LS Nguyễn Thị Minh Trang (thuộc Đoàn LS TP.HCM) cũng cho rằng mức phạt từ 50 - 80 triệu đồng là chưa đủ tính răn đe. Hiện nay, dữ liệu cá nhân có tầm quan trọng rất lớn, tuy nhiên do lợi nhuận nên không ít doanh nghiệp vi phạm khiến người dân cũng rất bức xúc, như việc để lộ thông tin, số điện thoại… khách hàng. Bộ luật Hình sự chưa có quy định nào về tội phạm thông tin cá nhân trong khi mức xử phạt hành chính lại quá thấp. (Thanhnien.vn 21/02, Ngọc Lê)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Cục trưởng Cảnh sát giao thông: Giảm tối đa cán bộ ra đường làm nhiệm vụ

Ngày 21-2, lực lượng Cảnh sát giao thông Việt Nam tròn 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (1946-2021). Suốt chặng đường ấy, từng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông (CSGT) luôn khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội.

 Năm 2021, Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung cho hay lực lượng CSGT nghiêm túc quán triệt, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương và Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công an về nhiệm vụ công tác Công an và triển khai phong trào thi đua Vì An ninh Tổ quốc, với chín nội dung chính. 

Trong đó, lực lượng sẽ xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch cao điểm, chuyên đề bảo đảm TTATGT, trấn áp tội phạm trên các tuyến giao thông; tổ chức triển khai phương án dẫn đoàn phục vụ các hội nghị, sự kiện quan trọng, trọng tâm là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026...

 Đặc biệt, Cục trưởng Cục CSGT nhấn mạnh vấn đề cải cách hành chính trong công tác bảo đảm TTATGT, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng CSGT như xây dựng hệ thống giám sát, hoàn thiện, liên thông các hệ thống cơ sở dữ liệu về TTATGT; hoàn thiện các trung tâm chỉ huy giao thông ở Trung ương và địa phương…

 Mục tiêu nhằm giảm đến mức thấp nhất lực lượng CSGT làm nhiệm vụ trực tiếp trên đường cao tốc, đường quốc lộ; nâng cao hiệu quả phối hợp, kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về TTATGT nói chung và xử lý vi phạm nói riêng.

 Một vấn đề quan trọng khác cũng được Cục trưởng CSGT đề cập, đó là công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, với phương châm "ba xây, ba chống".

 “Ba xây” là xây dựng tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc; xây dựng đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa, tư thế, lễ tiết, tác phong chính quy; xây dựng quan điểm quần chúng Nhân dân đúng mực.

 “Ba chống” là chống tiêu cực, chống bao che, dung túng cho chủ phương tiện và người vi phạm; chống hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu Nhân dân; chống vô ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm quy chế, quy trình công tác, lối sống buông thả, thực dụng, tác phong không đúng mực và lười học tập. (Plo.vn 21/02, Tuyến Phan)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Được đăng ký online để nhận giấy phép lái xe ở nhà

Từ giữa tháng 3 tới, nếu ai đã đỗ kỳ thi sát hạch giấy phép lái xe, có nhu cầu nhận giấy phép lái xe tại nhà sẽ được đáp ứng.

 Áp dụng cho cả giấy phép lái xe máy và ô tô. Đó là theo khoản 5 điều 2 Thông tư 01 của Bộ Giao thông vận tải. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/3 tới.

 Cụ thể, trong vòng 3 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch, người dân có nhu cầu nhận bằng lái tại nhà có thể đăng ký qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

 Quy định mới được đánh giá là sẽ đem lại nhiều tiện ích cho người dân, và đặc biệt là góp phần phòng chống dịch bệnh trong thời điểm hiện nay. (Vtv.vn 21/02)Về đầu trang

TP.HCM: Giải pháp để đột phá cải cách hành chính

Theo Tiến sĩ Bùi Ngọc Hiền, Học viện Cán bộ TP.HCM, đột phá trong cải cách hành chính phải hướng đến/để phục vụ người dân, doanh nghiệp thì mới đem lại hiệu quả/kết quả là thúc đẩy sự phát triển toàn diện của TP.

 Một trong ba chương trình đột phá của TP.HCM giai đoạn 2020-2025 là “đột phá đổi mới quản lý”. Trong đó, Đảng bộ TP xác định hàng loạt đầu việc: Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính (CCHC), đột phá về thể chế, thủ tục hành chính…

 Để tạo bước đột phá trong CCHC, Đảng bộ và các cấp chính quyền TP trong nhiệm kỳ 2020-2025 cần thể hiện rõ hơn mục tiêu cốt lõi trong CCHC là hướng tới phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp. Khi đã xác định “người dân là trung tâm của đô thị” thì người dân, doanh nghiệp cũng chính là trung tâm, là hướng đích/người thụ hưởng kết quả/thành quả của CCHC.

 Do đó, các cấp hành chính, các cơ quan công quyền của TP cần rà soát, xác định những nội dung, nhiệm vụ hay thủ tục hành chính nào là trọng tâm để đột phá, tập trung thực hiện cải cách. “Phục vụ người dân, doanh nghiệp” không thể là câu khẩu hiệu, lời động viên tinh thần mà phải trở thành/thể hiện trong từng thái độ, hành vi và hành động cụ thể của cán bộ, công chức, viên chức.

 Khi đã xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm của CCHC thì mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong từng hoạt động, từng công việc cụ thể phải hướng đến hai đối tượng này để phục vụ. Có như vậy cán bộ, công chức, viên chức mới là nhân tố thực hiện có kết quả việc CCHC.

 Từ những đòi hỏi trên, từ chính quyền TP đến từng cơ quan cần xác định quy chuẩn, tiêu chí rõ ràng những phẩm chất, năng lực cần có ở từng nhóm/người cán bộ, công chức, viên chức… Trên cơ sở đó, thực hiện việc tuyển dụng, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của TP đáp ứng yêu cầu quản trị TP trong bối cảnh phát triển mới.

 Trong nội dung CCHC trước nhất cần rà soát một cách khoa học, mạnh dạn bãi bỏ, cắt giảm hay đơn giản hóa các thủ tục hành chính để hướng tới tiết giảm thời gian, ngân sách, nguồn lực của chính quyền, người dân, doanh nghiệp. Thực hiện đúng theo lộ trình trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được xác định trong chương trình chuyển đổi số TP.HCM.

 Đây là nhiệm vụ - giải pháp quan trọng mà cấp ủy, chính quyền các cấp của TP.HCM cần quan tâm, nhất quán trong lãnh đạo, chỉ đạo và quyết liệt, cụ thể trong triển khai thực hiện. Chuyển đổi số cần được coi là nhiệm vụ - giải pháp trọng tâm trong các hoạt động quản trị của chính quyền các cấp để hướng tới tầm nhìn đến năm 2030,

 “TP.HCM trở thành đô thị thông minh với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các doanh nghiệp số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số”. Quá trình này đòi hỏi chính quyền TP cần xác lập khung pháp lý, mô hình và lộ trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực. (Plo.vn 20/02, Lê Thoa)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Phấn đấu quý IV/2021 giải ngân đầu tư công 90% kế hoạch

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, một trong những động lực cho tăng trưởng kinh tế chính là tiếp tục đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Ngay từ đầu năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra mục tiêu, quý III giải ngân 80% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 và đến quý IV giải ngân 90% kế hoạch năm 2021 được giao.

 Trong năm 2020, đầu tư công nổi lên như "trụ đỡ" cho tăng trưởng kinh tế, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2020. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 1/2021, ước giải ngân năm 2020 đạt 452,4 nghìn tỷ đồng, bằng 96,13% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây (năm 2019 đạt 76,75%). Số vốn kế hoạch năm 2021 các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã giao chi tiết cho các dự án đạt 89% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tương đương các năm trước. Ước giải ngân tháng 1/2021 đạt 15 nghìn tỷ đồng, bằng 3,25% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ đạt 0,95%). 

Với kết quả đạt được ấn tượng trên đã cho thấy sự đúng đắn, hiệu quả của những giải pháp điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã xác định "thể chế" là nút thắt chủ yếu trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khơi thông nguồn lực… cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, cùng với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thiện thể chế cũng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó có đầu tư công.

 Bởi lẽ đó, năm 2019, lần đầu tiên sau nhiều năm, đã giao một lần, ngay từ cuối năm 2019 toàn bộ kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2020; các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương được toàn quyền chủ động điều hòa vốn giữa các dự án trong năm kế hoạch. Các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn không bị bó buộc trong phạm vi danh mục đã được giao mà được điều chỉnh, bổ sung một cách linh hoạt theo mục tiêu và nhu cầu phát triển.

 Phát huy kết quả đạt được, năm 2021, để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước, thu hút vốn đầu tư xã hội, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công tại các Nghị quyết của Chính phủ. Theo đó, phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước ngay từ đầu năm kế hoạch cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giải ngân; đồng thời, chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành các thủ tục phê duyệt thiết kế, dự toán, thủ tục đấu thầu; chủ động xây dựng ngay kế hoạch giải ngân theo từng tháng, từng quý.

 Cụ thể, trong quý I/2021 cần hoàn thành việc thu hồi vốn ứng trước của kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021; trong quý II hoàn thành việc giải ngân các dự án được phép kéo dài kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020 sang năm 2021; quý III giải ngân 80% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 của các dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành trong năm 2021 và hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án khởi công mới dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư năm 2021 và lũy kế đến quý IV phấn đấu giải ngân 90% kế hoạch năm 2021 được giao.

 Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng yêu cầu phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện và giải ngân của từng dự án theo kế hoạch đề ra, gắn trách nhiệm của lãnh đạo, tổ chức, cá nhân với kết quả giải ngân của từng dự án được phân công. (Cafef.vn 20/02)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Lai Châu: Kỷ luật, khai trừ khỏi Đảng nhiều cán bộ Bộ đội Biên phòng

Thông tin từ Cơ quan Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Lai Châu cho biết, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu vừa thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quy định những điều đảng viên không được làm.

 Cụ thể, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với Thượng úy Đoàn Văn Toàn, đảng viên, Đội trưởng và Thượng úy Nguyễn Văn Chung, đảng viên, nhân viên quân khí, Đội tham mưu hành chính kiêm kế hoạch tổng hợp, Đồn Biên phòng Hua Bum.

 Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Trung tá Vũ Văn Phú, Phó Bí thư Chi bộ, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hua Bum.

 Thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Đại úy Nguyễn Ngọc Sơn, Bí thư chi bộ Trạm Biên phòng cửa khẩu, Ủy viên UBKT, Ủy viên đảng ủy cơ sở, Trạm trưởng và Đại úy Phạm Minh Trí, Phó Bí thư chi bộ, Trạm phó Trạm Biên phòng cửa khẩu, Đồn Biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng.

 Các đồng chí: Nguyễn Văn Chung, Đoàn Văn Toàn, Vũ Văn Phú, Nguyễn Ngọc Sơn, Phạm Minh Trí đã vi phạm trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quy định những điều đảng viên không được làm. (Laodong.vn 20/02, Vân Tiến)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Tỷ lệ sinh giảm mạnh, Trung Quốc khuyến khích người dân sinh con

Trung Quốc đang xem xét để áp dụng thêm các biện pháp mới, sáng kiến mới giúp tăng tỷ lệ sinh ở nước này.

 Số ca sinh mới ở Trung Quốc vào năm 2020 giảm gần 1/3 so với tổng số ca sinh được báo cáo vào năm 2019. Đây được cho là một dấu hiệu cho thấy, việc nới lỏng chính sách kế hoạch hóa gia đình nghiêm ngặt của nước này không làm bùng nổ tỷ lệ sinh mới.

 Sau nhiều thập kỷ áp dụng chính sách một con, Bắc Kinh đã thay đổi quy định này vào năm 2016, qua đó cho phép các gia đình có hai con trong bối cảnh giới chức nước này lo ngại về tình trạng già hóa dân số nhanh và lực lượng lao động của Trung Quốc ngày càng sụt giảm.

 Số liệu của Bộ Công an Trung Quốc công bố ngày 15/2 cho thấy, có 10,04 triệu ca sinh được báo cáo vào năm 2020, giảm 15% so với con số này vào năm 2019.

 Cũng trong tháng 2/2021, Cơ quan thống kê Trung Quốc đã báo cáo con số 14,65 triệu trẻ được sinh ra vào năm 2019. Dữ liệu cho thấy, đây là năm thứ tư liên tiếp số trẻ sinh mới bị sụt giảm. Theo số liệu, tỷ lệ cân bằng giới là 52,7% trẻ em trai/47,3% trẻ em gái.

 Trung Quốc đã áp dụng chính sách một con vào cuối những năm 1970 trong một nỗ lực đáng kể nhằm làm chậm tốc độ tăng dân số nhanh chóng, sau đó đảo ngược quyết định này vào năm 2016. Tuy nhiên, việc xóa bỏ chính sách một con vẫn chưa khuyến khích được người dân sinh con. Theo đó, phụ nữ ở nước này thường trì hoãn hoặc tránh sinh con, các cặp vợ chồng nêu lý do chi phí ngày càng gia tăng và chính sách hỗ trợ hiện nay là không đủ để họ có thể sinh con.

 Tháng 11/2020, Trung Quốc đã triển khai cuộc điều tra dân trong một thập kỷ qua, trong đó tập trung vào vấn đề liệu có bất kỳ sự gia tăng dân số nào từ việc nới lỏng các quy định về kế hoạch hóa gia đình ở nước này hay không. 

Các chuyên gia nhân khẩu học ước tính, có thể mất 15 năm để chính sách hai con phát huy tác dụng đáng kể đến việc tăng dân số tại Trung Quốc. Trong khi đó, số lượng người về hưu ở Trung Quốc dự kiến sẽ lên tới 300 triệu người vào năm 2025.

 Tháng 12/2020, Truyền thông Nhà nước Trung Quốc dẫn lời Bộ trưởng Bộ Dân sự Li Jiheng cho biết, tỷ lệ sinh của nước này đã "giảm một cách nguy hiểm", thấp hơn nhiều so với tỷ lệ thay thế dân số là 2,1 trẻ trên một phụ nữ.

 Các biện pháp mới, sáng kiến mới giúp tăng tỷ lệ sinh ở Trung Quốc trước hết sẽ tập trung áp dụng ở khu vực Đông Bắc, là trung tâm công nghiệp của Trung Quốc. Tại đây, tỷ lệ sinh đang sụt giảm nghiêm trọng. (Vtv.vn 20/02)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

More