Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 06-8-2020

Post date: 06/08/2020

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

TIÊU ĐIỂM.. 1

1.                Ngân hàng Thế giới lạc quan về kinh tế Việt Nam bất chấp đại dịch COVID-19. 1

2.                Phó Thủ tướng: Quyết không để câu chuyện giãn cách xã hội trên diện rộng quay trở lại 3

3.                Quyền Bộ trưởng Y tế: “Phải chuẩn bị nhân lực cho tình huống dịch lan rộng”. 4

CHÍNH SÁCH MỚI 5

4.                Có thể trưng cầu giám định hình ảnh vi phạm giao thông người dân cung cấp. 5

CHỈ THỊ MỚI 6

5.                Công chức có điện thoại thông minh phải cài đặt Bluezone. 6

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN.. 7

6.                Không để tăng trưởng âm.. 7

QUẢN LÝ.. 8

7.                Nhiều Bộ cam kết xử lý dứt điểm văn bản nợ đọng, đổi mới lề lối làm việc. 8

8.                Chưa đồng thuận phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2021. 9

9.                Hải Phòng: Sẽ loại bỏ những đồng chí né tránh làm đình trệ việc phòng, chống COVID-19  11

10.             Đà Nẵng kêu gọi công chức ủng hộ 2 ngày lương. 12

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 12

11.             Đơn giản hóa đăng ký biển vàng cho taxi công nghệ. 12

12.             Hà Nội: Sự hài lòng của người dân là thước đo. 13

13.             TPHCM: Trả lương hưu qua bưu điện để phòng chống dịch COVID-19. 14

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 15

14.             10 bộ và cơ quan giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt 10%.. 15

15.             Thu ngân sách tiếp tục sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. 16

16.             Hà Nội cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác. 16

17.             Giải ngân vốn đầu tư công: Thái Nguyên nỗ lực không để Chính phủ nhắc nhở. 17

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 18

18.             Phú Yên: Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sông Cầu. 18

19.             Hà Nội: Công an phường mặc quần soóc đi bắt hàng rong, giằng co với dân. 19

THẾ GIỚI 20

20.             Israel cho phép tuyển dụng bắt buộc trong trường hợp khẩn cấp. 20

21.             Trung Quốc khẳng định 99,1% doanh nghiệp nước ngoài sẽ ở lại 20

 TIÊU ĐIỂM

Ngân hàng Thế giới lạc quan về kinh tế Việt Nam bất chấp đại dịch COVID-19

Con tàu kinh tế của Việt Nam vẫn đang gồng mình vượt qua sóng gió của năm 2020, khi "bóng đen" của đại dịch COVID-19 vẫn bao trùm toàn cầu, gây đứt gãy cung cầu và làm tê liệt hoạt động sản xuất, xuất khẩu của nhiều lĩnh vực, ngành hàng. Nhiều quốc gia đã lâm vào tình trạng tăng trưởng âm, thất nghiệp tràn lan và số người thiệt mạng do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

 Ngay từ khi dịch COVID-19 vào Việt Nam, nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ bị tổn thương nặng nề bởi cả đầu vào và đầu ra trong chuỗi sản xuất đều phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Tuy nhiên, gần 2/3 quãng đường của năm 2020 đã đi qua và cũng là khoảng thời gian thử thách sự chèo lái nền kinh tế của Chính phủ, những điểm sáng của nền kinh tế đã và đang tiếp tục hé mở.

 Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng nhấn mạnh sự bình tĩnh, quyết tâm chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt 2 mục tiêu kiểm soát dịch và không để đứt gãy nền kinh tế, không để tăng trưởng âm trong bối cảnh những đối tác lớn bị ảnh hưởng nặng nề.

 Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, Tổng cục Thống kê cho biết tháng 7 tốt hơn tháng trước. Các dự án, công trình đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2020.

 Tính chung 7 tháng năm 2020, giải ngân vốn đầu tư công đạt 200.000 tỉ đồng, bằng 42,7% kế hoạch năm và tăng trên 27% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt gần 146 tỷ USD, xuất siêu 6,5 tỷ USD. CPI bình quân tính chung 7 tháng tăng trên 4% so với cùng kỳ.

 Kiên định với mục tiêu kép, kinh tế Việt Nam vẫn có những bước tăng trưởng nhất định. Vì vậy, bản báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới đã ghi nhận nhiều tín hiệu khá lạc quan và khẳng định tăng trưởng kinh tế sẽ nhanh chóng phục hồi nếu như việc kiểm soát dịch bệnh có những tiến triển tích cực.

 Đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam, nhiều tổ chức quốc tế cho rằng, kinh tế của Việt Nam năm nay vẫn tiếp tục tăng trưởng dương và phục hồi lên mức 6,7% vào năm tới. Ảnh hưởng của COVID-19 tới nền kinh tế Việt Nam cũng được cho là ít trầm trọng hơn nhờ đi trước các quốc gia khác trong việc xử lý khủng hoảng.

 "Những dự báo chúng tôi đưa ra với Việt Nam dựa trên 2 yếu tố. Thứ nhất, từ tháng 1 đến giữa tháng 4, xuất khẩu hàng hoá tăng trung bình 13% mỗi tháng - điều không nhiều quốc gia nào trên thế giới làm được.

 Thứ hai, kể từ khi nới lỏng giãn cách hồi cuối tháng 4 - 6, chúng tôi đã chứng kiến sự hồi phục của sản xuất hàng hoá trong nước tăng tới 30%. Giá trị hàng hoá xuất khẩu cũng được ký kết tăng tới 9% mỗi tháng trong thời gian này. Thị trường nội địa đã cho thấy vai trò quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng trong giai đoạn khó khăn hiện nay", bà Stefanie Stallmeister - Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói.

 Các chính sách từ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, thu hút vốn đầu tư tư nhân, vốn FDI đến kích cầu tiêu dùng, xuất nhập khẩu… đã được triển khai hiệu quả, góp phần duy trì tăng trưởng dương của nền kinh tế. Đây chính là động lực tăng trưởng cho giai đoạn tới. Đặc biệt, các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công được triển khai quyết liệt, đồng bộ đã tạo sức lan tỏa cho nền kinh tế.

 Hiện chính phủ vẫn kiên định với mục tiêu kép, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, đồng thời phòng chống dịch hiệu quả. Bởi nếu như không khống chế được dịch COVID-19 mọi nỗ lực khó có thể mang lại kết quả cao. Chính vì thế, Chính phủ cũng yêu cầu: Dồn mọi nguồn lực xử lý kịp thời các ổ dịch, đồng thời kiên định triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong phòng chống dịch, nhất là ổ dịch ở Đà Nẵng. (Kênh VTV1 – Thời sự 19h ngày 4/8)Về đầu trang

Phó Thủ tướng: Quyết không để câu chuyện giãn cách xã hội trên diện rộng quay trở lại

"Ở đâu đó có làn sóng dịch bệnh thứ hai nhưng Việt Nam quyết tâm không để xảy ra. Không để câu chuyện quay lại giãn cách xã hội trên diện rộng, ở quy mô toàn quốc. Chúng ta phải khoanh vùng nhỏ nhất có thể, còn những nơi khác phải ở trong trạng thái bình thường mới để phát triển" – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại cuộc họp triển khai công tác phòng chống dịch ngày 4/8.

 Ngày 4/8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã họp triển khai công tác phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

 Về công tác phòng, chống dịch bệnh trên cả nước, Ban Chỉ đạo và các chuyên gia nhấn mạnh với gần 100 triệu dân, đường biên giới dài hơn 4.000 km nên nguy cơ có dịch luôn thường trực trong cộng đồng. Vì vậy, phải thiết lập trạng thái bình thường mới với từng người dân, gia đình, tổ chức và toàn xã hội.

 Ban Chỉ đạo cho rằng, đất nước vẫn phải sản xuất, kinh doanh, vẫn phải giải trí, làm những việc cần thiết trong cuộc sống, nhưng phải trong điều kiện mới, cách làm mới để bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch.

 Theo đó, phải phát hiện thật nhanh, khoanh thật sớm ở quy mô nhỏ nhất có thế. Các cơ sở y tế phải luôn sẵn sàng vì các ca bệnh chỉ dẫn ban đầu đều được phát hiện tại các cơ sở y tế. Người dân phải thực hiện các biện pháp phòng dịch.

 Vừa qua trong hệ thống có lúc, có nơi chủ quan. Trong xã hội cũng có tâm lý chủ quan. Do vậy phải siết lại, không phải siết lại theo thời điểm mà phải có giải pháp để thực hiện liên tục cho đến khi thế giới hết dịch.

 Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu trong thời gian tới, một mặt phải tập trung dập dịch nhanh nhất có thể. Mặt khác cũng phải siết chặt lại kỷ cương, "lên dây cót" cả hệ thống, trước hết trong ngành y tế.

 "Cuộc chiến này còn dài đến khi nào có vaccine, thuốc đặc trị. Chúng ta mới thắng từng trận đánh, từng chiến dịch chứ chưa thắng cả cuộc chiến", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

 Trên thế giới, rất nhiều nước do lơi lỏng, dịch bệnh đã quay lại, bùng phát thành làn sóng mới, đe dọa rất nghiêm trọng. Dịch bệnh ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua là lời cảnh báo rất nghiêm khắc cho tất cả các bệnh viện, các địa phương, các ngành, các cấp.

 Theo Phó Thủ tướng, "giống như bảo vệ tuyến đê trong mùa lũ, điểm xung yếu nhất phải được canh giữ cẩn trọng nhất. Mọi rò rỉ, nhất là ở nơi xung yếu, phải được phát hiện ngay và bịt lại. Khu vực yếu nhất trong phòng, chống dịch là các bệnh viện, nhà dưỡng lão. Chỗ xung yếu của xung yếu là các khoa điều trị bệnh nhân nặng, bệnh nhân nguy kịch, bệnh nhân có các bệnh nền điều trị dài ngày như hồi sức cấp cứu, chạy thận nhân tạo. Các cấp chính quyền, ngày y tế phải tập trung vào các khâu, điểm xung yếu".

 Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Chúng ta phải thực hiện triệt để các chỉ đạo về quản lý sức khỏe của người dân, đặc biệt người cao tuổi, có bệnh nền, siết lại kỷ cương trong các bệnh viện, thực hiện nghiêm, triệt để quy định phòng dịch đối với mọi người đến khám bệnh và nhân viên y tế. Mỗi một sự cố xảy ra là một bài học và không được để bài học đó thành vô nghĩa nếu để lặp lại".

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ các quy định, hướng dẫn phòng, chống dịch. Các cơ quan truyền thông sử dụng tối đa các phương tiện, hình thức truyền tải để lan truyền những hướng dẫn, chỉ định chuyên ngành cho phù hợp với tình hình mới. Các địa phương phải tăng cường chỉ đạo, kiểm tra.

 Nếu thực hiện tốt, chúng ta hoàn toàn có lòng tin sẽ chống được dịch bệnh, có cuộc sống, sản xuất kinh doanh bình thường mới, phát triển được.

 "Ở đâu đó có làn sóng dịch bệnh thứ hai nhưng Việt Nam quyết tâm không để xảy ra. Không để câu chuyện quay lại giãn cách xã hội trên diện rộng, ở quy mô toàn quốc. Chúng ta phải khoanh vùng nhỏ nhất có thể, còn những nơi khác phải ở trong trạng thái bình thường mới để phát triển" – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

 Cũng tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã bàn về nội dung dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường, nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong giai đoạn mới; công tác mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc phục vụ phòng chống dịch; điều chỉnh giá xét nghiệm COVID-19; vấn đề đặt máy, thuê máy phục vụ phòng chống COVID-19; giá hiệp thương mặt hàng sinh phẩm chẩn đoán COVID-19; xây dựng giá kế hoạch để các đơn vị, địa phương mua sinh phẩm; giá trang thiết bị;… (Cafef.vn 4/8)Về đầu trang

Quyền Bộ trưởng Y tế: “Phải chuẩn bị nhân lực cho tình huống dịch lan rộng”

Tại buổi giao ban sáng 5/8, Quyền Bộ trưởng Y tế nhiều lần nhắc các địa phương dù chưa có dịch cũng phải lên kế hoạch chi tiết về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho tình huống dịch Covid-19 lan rộng.

 Trong buổi giao ban với Giám đốc Sở Y tế của 63 tỉnh, thành này, GS.TS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế một lần nữa nhấn mạnh tính chất phức tạp của đợt dịch Covid-19 lần này, lây lan nhanh hơn trước, xuất hiện chùm ca bệnh tại cộng đồng, gia đình. Vì thế, chúng ta phải hết sức khẩn trương, quyết liệt làm mạnh mẽ các biện pháp phòng chống dịch.

 "Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng trong phòng chống dịch là ‘mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài’. Với ngành Y tế, chúng ta phải coi ‘mỗi cơ sở y tế là một pháo đài vững chắc, mỗi cán bộ y tế là chiến sĩ trên tuyến đầu’”, GS Long nhấn mạnh.

 Tại buổi giao ban, người đứng đầu ngành y tế cũng nhiều lần nhắc các địa phương phải khẩn trương truy vết F1 thật nhanh, tất cả đều phải được cách ly tập trung; các địa phương phải có kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực cho tình huống dịch lan rộng, tập huấn các đội lấy mẫu, truy vết....

 Theo GS Long, Đà Nẵng dù đã dồn toàn lực nhưng vẫn thiếu cán bộ y tế nên đang kêu gọi các địa phương khác hỗ trợ bác sĩ khám bệnh cho người dân trên địa bàn. Vì thế, các địa phương cần tập huấn cho cán bộ y tế đang làm việc, đã nghỉ hưu hay sinh viên đang theo học. “Nếu không chúng ta sẽ thiếu nguồn nhân lực rất lớn khi dịch xảy ra”, GS Long nói.

 TP HCM cho biết hiện công suất xét nghiệm trong một ngày của TP là 4.000-5.000 mẫu. Song quyền Bộ trưởng đề nghị TP làm thế nào để tăng công suất lên ít nhất 10.000 mẫu.  Đại diện ngành y tế TP HCM cho biết có 13 đơn vị đã được thẩm định có thể làm được xét nghiệm PCR, sẽ triển khai tiếp tại 10 bệnh viện và như thế “chắc chắn sẽ đạt được con số như quyền Bộ trưởng đặt ra”.

 Quyền Bộ trưởng Y tế lưu ý các địa phương không cần chờ thẩm định với cơ sở đảm bảo an toàn sinh học học cấp 2. Chỉ cần có con người máy móc là đơn vị có thể thực hiện xét nghiệm PCR sàng lọc SARS-CoV-2. Chỉ những đơn vị cần khẳng định ca dương tính với cần thẩm định.

 Bày tỏ quan ngại về năng lực xét nghiệm của các tỉnh miền Tây Nam Bộ, GS Long đề nghị Viện Pasteur TP HCM khẩn trương hỗ trợ khu vực này.

 Chẳng hạn như Sóc Trăng, đơn vị này đã lấy mẫu 4 mẫu nghi ngờ gửi đi Pasteur TP HCM. Vì thế, GS Long lưu ý Sóc Trăng cũng như các địa phương phải hết sức chủ động tăng cường năng lực xét nghiệm, xét nghiệm tại chỗ, trường hợp khó mới chuyển mẫu đi. Vì nếu đợi sẽ rất mất thời gian.

 Về năng lực xét nghiệm còn hạn chế của Bình Định, Bộ Y tế sẽ đề nghị Viện Sốt rét ký sinh trùng côn trùng Quy Nhơn hỗ trợ tỉnh làm xét nghiệm PCR sàng lọc ca bệnh. (Dantri.com.vn 05/8, Nam Phương)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Có thể trưng cầu giám định hình ảnh vi phạm giao thông người dân cung cấp

Từ 5/8, cảnh sát giao thông có thể sử dụng thông tin, hình ảnh do người dân ghi lại làm căn cứ để xử phạt vi phạm nhưng phải xác minh tính xác thực của thông tin.

 Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có 58 camera giám sát được bố trí dọc tuyến. Tất cả các trường hợp vi phạm luật đều được đơn vị quản lý đường ghi lại và chuyển hình ảnh đến lực lượng cảnh sát giao thông làm căn cứ xử lý vi phạm. Với sự phối hợp này, các trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông trên tuyến đã giảm rõ rệt.

 "Trước đây, có thời điểm rộ lên tình trạng xe khách dừng đỗ đón trả khách trên cao tốc.Chúng tôi đã phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông tiến hành xử lý vi phạm trực tiếp. Đến nay, tình trạng này đã được xử lý dứt điểm" - ông Trịnh Quang Mộng, Công ty Quản lý khai thác cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cho biết.

 Tuy nhiên, đó là với hình ảnh từ camera giám sát trên cao tốc ghi lại với thời gian và địa chỉ rõ ràng từ một đơn vị tin cậy. Còn đối với hình ảnh do người dân ghi lại, công tác đảm bảo tính xác thực và thời điểm vi phạm là vấn đề không đơn giản. Cơ quan công an đã phải tính toán rất kỹ để chính thức áp dụng việc xử phạt qua hình ảnh người dân cung cấp từ tháng 8 này.

 Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền, Phổ biến Pháp luật, Cục Cảnh sát Giao thông cho biết: "Lực lượng cảnh sát giao thông có quy định, quy trình chặt chẽ về việc xác minh, thậm chí có trường hợp trưng cầu giám định để xác định được tính xác thực cho những hình ảnh, clip, thông tin người dân cung cấp để xác định rõ hành vi vi phạm".

 Như vậy, không phải tất cả hình ảnh người dân cung cấp sẽ đều được Cảnh sát giao thông xử phạt. Cơ quan công an sẽ dùng các biện pháp nghiệp vụ để xác thực hình ảnh. Sau đó sẽ xác minh lỗi và làm căn cứ để xử phạt. Việc mở rộng căn cứ xử phạt qua hình ảnh của người dân sẽ góp phần giảm tình trạng cố tình vi phạm luật khi thiếu vắng lực lượng chức trên đường. (VTV.vn 05/8)Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Công chức có điện thoại thông minh phải cài đặt Bluezone

Ngày 01/8/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Công văn 28411/BTTTT-THH về việc triển khai tuyên truyền cài đặt ứng dụng Bluezone.

 Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xác định 10 biện pháp tuyên truyền để triển khai, đề nghị các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện.

 Cụ thể như sau:

 Các cơ quan nhà nước vận động tuyên truyền phòng dịch, yêu cầu toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nếu có điện thoại thông minh thì phải cài đặt Bluezone. Cơ quan, đơn vị cử người ghi nhận các hoạt động ra vào trụ sở, yêu cầu mọi người đến làm việc biết, cài đặt và chạy ứng dụng.

 Chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể, tổ dân phố đi từng nhà phát tờ rơi tuyên truyền hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng.

 Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ phát động phong trào cài đặt và hỗ trợ người dân cài Bluezone.

 Các cơ sở đào tạo yêu cầu học sinh, sinh viên có điện thoại di động thông minh cài đặt cho mình và cho người thân.

 Hiển thị thông báo đề nghị cài đặt Bluezone và thông tin hướng dẫn cài đặt trên các kênh wifi công cộng, bến tàu xe, sân bay, bến cảng, phương tiện giao thông vận tải. Khách du lịch đến địa bàn cần nhận được ngay thông báo cài đặt Bluezone trên điện thoại.

 Các nhà hàng, khách sạn, tổ chức, doanh nghiệp,... trên địa bàn phổ biến, khuyến nghị khách hàng cài Bluezone khi sử dụng dịch vụ hoặc ra vào trụ sở.

 Triển khai nhắn tin trên Zalo và SMS cho người dân đề nghị cài đặt Bluezone và định kỳ nhắc lại.

 Tổ chức đưa tin và định kỳ nhắc lại trên các phương tiện truyền hình, phát thanh, các báo của địa phương.

 Triển khai tuyên truyền đến người dân trên địa bàn thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở (xã, phường) và định kỳ nhắc lại.

 Triển khai hình ảnh tuyên truyền bản in và dán nơi công cộng, điểm đông người. Bản điện tử chiếu ở các bảng điện tử trong thang máy và các địa điểm công cộng.

 Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng các Sở, ban, ngành trực thuộc triển khai đồng loạt 10 giải pháp nêu trên. 

Thời gian triển khai: từ ngày 01/8/2020. (VOV.vn 05/8, V.H)Về đầu trang

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

Không để tăng trưởng âm

Từ cuối tháng 7, dịch Covid-19 lại bùng lên khiến nền kinh tế nước ta chưa kịp hồi phục sau đợt dịch trước, nay tiếp tục phải đối mặt với đợt dịch mới phức tạp hơn và nhiều diễn biến khó lường. Chính phủ và nhân dân một lần nữa phải căng mình vừa lo chống dịch vừa lo nền kinh tế không bị ảnh hưởng sâu. Thông điệp Thủ tướng đã đưa ra là “không để tăng trưởng âm”. Để đạt mục tiêu này, cần nhìn xem trong thời gian qua, các nhân tố của cầu cuối cùng đóng góp vào GDP ra sao.

 Nhìn về phía cầu có thể thấy đóng góp vào GDP cơ bản là tiêu dùng cuối cùng. Tiêu dùng cuối cùng luôn chiếm trên 70% trong GDP suốt 15 năm qua. Từ năm 2015 đến nay, tiêu dùng cuối cùng đóng góp vào tăng trưởng trên 74%, trong đó tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư đóng góp vào GDP trên 68%, tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ chiếm trong GDP khoảng  6%. Tích lũy tài sản chiếm trong GDP khoảng 27%, xuất khẩu thuần hàng hóa và dịch vụ trong những năm gần đây chiếm khoảng 2 - 3% trong tổng GDP (còn lại là sai số thống kê).

 Dữ liệu trên đây chứng tỏ tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư là rất quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng. Từ đó có thể thấy cách ly xã hội tuy là việc làm rất cần thiết để chống dịch nhưng cũng nên cẩn trọng xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định phong tỏa hoàn toàn một vùng hoặc nhiều vùng nào đó; tránh ngăn sông cấm chợ cực đoan như ở một số địa phương.

 Hơn nữa, tính toán từ mô hình cân bằng tổng thể cho thấy, tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư lan tỏa tốt nhất đến giá trị tăng thêm và xuất khẩu hàng hóa lan tỏa thấp nhất đến giá trị tăng thêm. Trong cả giai đoạn 2010 - 2020, xuất khẩu của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo kích thích giá trị sản xuất cao nhưng lan tỏa đến giá trị tăng thêm rất thấp, và xu hướng này ngày càng thấp đi. Không những thế, trừ nhóm ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu, các nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo khác như “công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến nguyên vật liệu, máy móc thiết bị” lan tỏa rất mạnh đến nhập khẩu.

 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu hàng điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện chiếm 32% tổng giá trị xuất khẩu còn dệt may, giày da chiếm 20%. Như vậy hai nhóm sản phẩm này chiếm 52% giá trị xuất khẩu. Tính toán từ bảng cân đối liên ngành của Việt Nam cho thấy xuất khẩu của hai nhóm ngành này lan tỏa đến giá trị tăng thêm theo giá cơ bản (bao gồm thu nhập của người lao động và thặng dư sản xuất) rất thấp nhưng lại lan tỏa đến nhập khẩu rất mạnh. Như vậy, giả sử rằng thị trường châu Âu (EU) chấp nhận nhập khẩu những sản phẩm này, nhất là khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã có hiệu lực, thì nền kinh tế Việt Nam cũng không được gì nhiều!

 Tính toán cũng cho thấy, trong 100 USD xuất khẩu hàng điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện chỉ tạo ra 27 USD giá trị tăng thêm và 14 USD thu nhập của người lao động; sản phẩm dệt may, giầy da xuất khẩu 100 USD tạo ra 31 USD giá trị tăng thêm và 18 USD thu nhập của người lao động. Điều này hàm ý, nếu vẫn đam mê thành tích bề nổi như thành tích xuất khẩu thì người dân và nền kinh tế Việt Nam cũng chẳng được lợi lộc gì nhiều từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương. EVFTA cũng vậy thôi!

 Tóm lại, vừa đối phó với dịch bệnh, vừa bảo đảm đầy đủ an sinh xã hội cho người dân chính là bảo đảm “không tăng trưởng âm” như thông điệp của Thủ tướng. (Đại biểu nhân dân 05/8, TS. Bùi Trinh)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Nhiều Bộ cam kết xử lý dứt điểm văn bản nợ đọng, đổi mới lề lối làm việc

Các bộ, cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ... đều cam kết xử lý dứt điểm văn bản đang nợ đọng, đồng thời tích cực đổi mới lề lối, phương thức làm việc trên môi trường điện tử.

 Đây là nội dung đáng chú ý trong báo cáo của Tổ công tác của Thủ tướng gửi Chính phủ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao các bộ, cơ quan, địa phương, trong đó có công tác xây dựng, trình ban hành văn bản quy định chi tiết còn nợ đọng.

 Theo báo cáo, tại các buổi làm việc vừa qua với Tổ công tác, các bộ, cơ quan đã nghiêm túc rút kinh nghiệm, cam kết tiến độ xử lý văn bản nợ đọng. Nhiều Bộ đã hoàn thành cam kết, như Bộ Tài chính (5 văn bản); Bộ Giáo dục và Đào tạo (3 văn bản); Bộ Nội vụ (6 văn bản)…

 Các văn bản khác cũng đang được các Bộ tích cực triển khai xây dựng. Một số nghị định còn lại được xin trình trong tháng 9 (Bộ Tài chính) hoặc sau khi thành viên Chính phủ cho ý kiến (Bộ Nội vụ), nhận được ý kiến của Bộ Chính trị (Bộ Công thương).

 Tổ công tác kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan nghiêm túc chấn chỉnh, xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết. Cơ bản xử lý, trình ban hành 26 văn bản nợ, chậm ban hành trước 10/8/2020.

 Tập trung cao độ soạn thảo, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh có hiệu lực từ 01/01/2021, bảo đảm đúng tiến độ được phân công.

 Cũng theo báo cáo của Tổ công tác, về tình hình xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách hành chính, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước. 

Phần lớn các bộ cũng đã triển khai liên thông gửi, nhận văn bản các cấp hành chính. Một số bộ đã áp dụng chữ ký số cá nhân trong gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý công việc trên môi trường điện tử (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Nội vụ...).

 Một số bộ đã tích cực triển khai thực hiện tích hợp, cung cấp nhiều dịch vụ công thiết yếu, các tiện ích cho người dân, doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia như: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Công an (đối với thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ), Bộ Xây dựng,...

 Các bộ đang xây dựng thử nghiệm Hệ thống thông tin báo cáo, trong đó một số bộ bước đầu triển khai kết nối, tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

 Về vấn đề này, Tổ công tác kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm việc gửi, nhận văn bản điện tử và đổi mới lề lối, phương thức làm việc thông qua xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử.

 Theo thống kê, 7 tháng đầu năm 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 7.383 nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan, địa phương. Trong đó, có 2.569 nhiệm vụ đã hoàn thành (đúng hạn: 2.228, quá hạn: 341); 4.671 nhiệm vụ trong hạn, 143 nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành (chiếm 1,9%, tăng 0,8% so với tháng trước). (Thoidai.com.vn 4/8, Trọng Huyền)Về đầu trang

Chưa đồng thuận phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Sáng 5/8 tại Hà Nội, Hội đồng Tiền lương Quốc gia tổ chức phiên họp thứ hai bàn về phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2021.

 Ông Lê Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội chủ trì cuộc họp. Nhận định doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do Covid-19, trong đó có cả những vướng mắc về nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Sau khi nghe ý kiến của các bên trong hội đồng tiền lương, Thứ trưởng Lê Thanh cho rằng, năm 2021 sẽ không điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng theo tháng và cũng không điều chỉnh lương tối thiểu theo giờ. Thực tế các doanh nghiệp rất khó khăn, cần phải chia sẻ, chung tay. Hiện, khối cán bộ, công chức, viên chức nhà nước năm 2021 cũng sẽ không tăng lương cơ sở nên việc tăng lương tối thiểu năm 2021 cần hoãn lại, không thực hiện tăng lương tối thiểu vùng.

 Kết quả bỏ phiếu của Hội đồng tiền lương cho thấy, có đến 9/13 phiếu tán thành phương án không tăng lương tối thiểu năm 2021. Trong đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiên quyết không tham gia bỏ phiếu do không đồng ý với việc không tăng lương.

 Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cho biết, Hội đồng Tiền lương quốc gia vẫn sẽ trình Chính phủ đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng 2021, kèm theo cả quan điểm của Tổng Liên đoàn lao động. Dựa theo tình hình thực tế của dịch bệnh, chuyển biến kinh tế, xã hội, có thể có những thảo luận bổ sung tiếp theo về vấn đề tăng lương tối thiểu vùng cho năm tới.

 Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đưa ra 2 phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2021.

 Nếu chưa thống nhất, sẽ tạm chưa bàn tới việc điều chỉnh tăng. Tới đầu quý 1 hoặc quý 2/2021, sẽ căn cứ tình hình thực tế. Trường hợp thứ 2, sẽ xem xét việc điều chỉnh từ sau tháng 7/2021 dựa vào tình hình thực cụ thể lúc đó.

 “Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua và thời gian tới. Tuy nhiên qua các thông số đưa ra, nếu điều kiện khắc phục được thì bức tranh kinh tế sẽ hồi phục.

 Ví như sau đợt dịch đầu, có đến trên 82.000 người ở Hà Nội vào du lịch Đà Nẵng. Rõ ràng, vấn đề sức khỏe doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc khắc phục hậu quả Covid-19. Mà các số liệu đưa ra chỉ là dự báo và không biết thời điểm nào khắc phục được. Vì vậy nay chưa nắm được khi nào khắc phục được hậu quả Covid-19 vì thế chúng ta chưa bàn tới việc tăng lương tối thiểu năm 2021. Đầu năm 2021 căn cứ tình hình thực tế thì Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp bàn, xem xét việc có điều chỉnh tiền lương tối thiểu hay không”, ông Quảng nêu ý kiến.

 Đại diện Tổng liên đoàn lao động vẫn đề nghị có những tính toán, điều chỉnh để cải thiện đời sống người lao động, song cũng cần đảm bảo "sức khỏe" của doanh nghiệp, bởi chỉ khi doanh nghiệp duy trì được hoạt động, người lao động mới có việc làm.

 Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VCCI cho rằng, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề. Hợp đồng mới chưa có, trong khi hợp đồng cũ đã thực hiện nhưng lại bị ép giá, lùi thời gian thanh toán.

 "Những khó khăn này đang đè nặng lên doanh nghiệp. Thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp đã phải dùng nguồn vốn tích lũy dùng cho phát triển để tung ra nuôi quân, giữ chân người lao động, với mong muốn khi tình hình khả dĩ hơn sẽ tiếp tục sản xuất.

 Nhưng 6 tháng đầu năm, trên 56.000 doanh nghiệp dừng hoạt động. Với tư cách đại diện chủ sử dụng lao động, VCCI đã có văn bản chính thức báo cáo với hội đồng tiền lương là dừng không bàn tăng lương tối thiểu vùng 2021 để khuyến nghị các cơ quan chính quyền địa phương có giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua cơn bĩ cực này", ông Phòng cho biết.

 Đại diện VCCI cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần có nhiều hình thức khác nhau để bồi dưỡng, đào tạo lại lực lượng lao động, có chương trình cụ thể nhằm giữ chân người lao động. Quyết tâm cao nhất của doanh nghiệp là tạo việc làm đảm bảo cho người lao động, nhưng hiện nay việc này đang thực sự khó khăn cần sự quyết tâm cao của chủ lao động, người lao động và cả các cơ quan liên quan. (VOV.vn 05/8, Nguyễn Trang)Về đầu trang

Hải Phòng: Sẽ loại bỏ những đồng chí né tránh làm đình trệ việc phòng, chống COVID-19

Chiều 4/8, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hải Phòng Lê Văn Thành cùng Ban Thường vụ Thành ủy họp nghe báo cáo về công tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới.

 Trước sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên thế giới và trong nước, nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại Hải Phòng là rất lớn, xác định lớn hơn giai đoạn đầu năm, Bí thư Thành ủy chỉ ra một số nguy cơ xâm nhập dịch bệnh vào thành phố như: từ các chuyên gia nhập cảnh, các tàu biển, các khu công nghiệp và từ một số địa phương trong nước đã xuất hiện dịch bệnh. Trên tinh thần đó, toàn hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, không chủ quan trong việc phòng chống dịch.

 Các lực lượng Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ đội Biên phòng thành phố phối hợp với các cơ quan Ban Quản lý Khu kinh tế, Cảng vụ, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi kiểm soát chặt chẽ các đối tượng xuất nhập cảnh; tiếp tục rà soát người từ vùng dịch trở về Hải Phòng; thực hiện kê khai dịch tễ thường xuyên đối với toàn dân.

 Liên quan đến việc đầu tư trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng dịch, Bí thư Thành ủy yêu cầu các cấp, các ngành phải vào cuộc trách nhiệm, thể hiện bản lĩnh. Đồng chí nào làm sai nguyên tắc, né tránh làm đình trệ công việc sẽ sớm loại ra khỏi bộ máy, Bí thư Thành ủy nêu rõ.

 Để tiếp tục thực hiện triệt để các biện pháp chống dịch, từ ngày 5/8/2020 thành phố sẽ tạm dừng hoạt động vũ trường và karaoke; các hoạt động thương mại, tổ chức đám hiếu, hỷ diễn ra bình thường nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch.

 Trước đề nghị tương trợ cho thành phố Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy xác định đây là trách nhiệm cũng như nghĩa vụ thiêng liêng giữa 2 thành phố kết nghĩa, chính vì vậy giao ngành Y tế chọn lựa những con người giỏi về chuyên môn, có sức khỏe tốt và thực sự tâm huyết để chia lửa với vùng dịch.

 Thành phố sẽ tổ chức gặp gỡ, động viên tinh thần các bác sỹ và điều dưỡng lên đường làm nhiệm vụ, dự kiến vào ngày 8/8/2020 tới.

 Thành phố sẽ hỗ trợ hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam mỗi địa phương 5 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách thành phố và 200.000 khẩu trang y tế để các địa phương này có thêm nguồn lực phòng, chống dịch. (Thanhtra.com.vn 05/8, Kim Thành)Về đầu trang

Đà Nẵng kêu gọi công chức ủng hộ 2 ngày lương

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Đà Nẵng đã gửi thư kêu gọi ủng hộ công tác phòng, chống Covid-19 gửi đến các sở, ban, ngành thành phố và các quận, huyện. Trong đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước mỗi người "ủng hộ ít nhất 2 ngày lương để chung sức cùng thành phố".

 "Với mức ủng hộ tối thiểu 2 ngày lương, thành phố sẽ có thêm khoảng 6 tỷ đồng", ngày 4/8, bà Đặng Thị Kiêm Liên, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đà Nẵng nói.

 Đà Nẵng đã trở thành tâm dịch của cả nước, nhiều bệnh viện, khu dân cư bị phong toả, hàng nghìn người phải cách ly tại các khu cách ly tập trung. Thành phố đang rất cần các trang thiết bị y tế phục vụ cho tuyến đầu; lương thực, thực phẩm để hỗ trợ cho dân nghèo, bà Liên nói.

 Những ngày qua, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, đã ủng hộ hơn 40 tỷ đồng. Mặt trận sẽ tiếp tục tiếp nhận tiền mặt, trang thiết bị y tế tại trụ sở số 12 đường Trần Phú; hoặc qua số tài khoản 37610904187691999 tại Kho bạc Nhà nước thành phố Đà Nẵng.

 Để thuận lợi cho việc tiếp nhận các mặt hàng thiết yếu, lương thực, thực phẩm của các nhà hảo tâm, thành phố đã giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội tiếp nhận tại hai điểm là số 4 đường Lê Duẩn và số 64 đường Đống Đa (quận Hải Châu).

 Khảo sát tại một số địa điểm, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng cho biết đang cần máy phun hoá chất đeo vai để cấp cho các trung tâm y tế quận, huyện. Nhiều cơ sở y tế đang cần đồ bảo hộ, khẩu trang y tế, vật dụng cá nhân phục vụ cho nhân viên y tế và các bệnh nhân. 

Từ 25/7 đến 18h ngày 4/8, tại Đà Nẵng ghi nhận 158 ca mắc nCoV. Ngành y tế thành phố đã xác định hơn 14.500 trường hợp là F1 và F2 liên quan đến các bệnh nhân. Hiện hơn 8.000 người đang phải cách ly y tế và cách ly tập trung. (Vnexpress.net 05/8, Nguyễn Đông)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Đơn giản hóa đăng ký biển vàng cho taxi công nghệ

Sau 3 ngày triển khai Thông tư 58/2020 của Bộ Công an quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (thay thế Thông tư 15/2014), vẫn còn một số vướng mắc. Tuy nhiên, theo ghi nhận, mọi thắc mắc của người dân, nhất là chủ phương tiện kinh doanh vận tải chuyển biển số trắng sang biển số màu vàng, đều được cán bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký giải thích rốt ráo.

 Qua ghi nhận, với các thủ tục chuyển hồ sơ phương tiện về tỉnh hay đăng ký phương tiện mới, đăng ký lần đầu được giải quyết nhanh gọn. Các trường hợp sang tên, đổi chủ cũng được giải quyết khá nhanh. Ông Lê Nhơn Trung, cư ngụ ở quận Bình Thạnh, cho biết: “Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo luật định. Do vậy, hồ sơ được giải quyết suôn sẻ”. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp trục trặc thủ tục, vướng mắc do chưa có hướng dẫn về giấy phép kinh doanh vận tải. Cụ thể, một số tài xế taxi công nghệ xin đổi qua biển vàng nhưng được hẹn lại tuần sau vì chỉ có giấy phép kinh doanh của HTX chứ chưa có giấy phép cá nhân.

 Về vấn đề này, cơ quan chức năng đang chờ Cục CSGT hướng dẫn. Trong khi đó, việc đổi biển vàng cho phương tiện thuộc công ty, DN và cá nhân có giấy phép kinh doanh vận tải khá thuận tiện. Ông Trần Khoa, cư ngụ phường 11 quận 10, cho biết: “Tôi đi đổi biển số phương tiện kinh doanh vận tải. Do không đọc kỹ tờ khai, tôi ghi lộn nơi cấp căn cước nhưng sau khi được hướng dẫn đã giải quyết xong. DN có khá nhiều xe cần đổi biển số màu vàng nhưng thủ tục cũng không quá phức tạp như mình nghĩ”.

 Theo Trung tá Đỗ Trung Dung, Đội trưởng Đội đăng ký xe 282, Thông tư 58 có nhiều điều khoản thể hiện việc cải cách hành chính, rút gọn thủ tục. Việc kê khai chi tiết hơn, đòi hỏi cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải đưa dữ liệu vào máy lâu hơn một chút nhưng thủ tục rất đơn giản. Cụ thể, như việc sang tên, đổi chủ của phương tiện khi xưa cần nhiều thủ tục nhưng nay, người mua hay người bán với giấy tờ tùy thân của mình, đều có thể đi thực hiện việc đăng ký và không nhất thiết phải làm giấy ủy quyền. Thậm chí đối với phương tiện xe gắn máy đã bán qua nhiều đời chủ, nhưng không tìm được người chủ đầu tiên cũng được đăng ký. Tương tự, đối với việc đổi biển số từ màu trắng sang màu vàng đối với DN vận tải, ngoài các giấy tờ theo quy định, DN chỉ cần danh sách phương tiện cần đổi biển số và công văn, không cần giấy giới thiệu như trước kia. (Sggp.org.vn 05/8, Đoàn Hiệp)Về đầu trang

Hà Nội: Sự hài lòng của người dân là thước đo

Hai năm liên tiếp (2018, 2019), Hà Nội có Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của thành phố đạt trên 80%; đạt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 “Bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt trên 80% vào năm 2020”.

 Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung, năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, công tác CCHC của thành phố tiếp tục có sự chuyển biến tích cực. Thành phố hoàn thành xây dựng và công bố 1.717 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của các sở, cơ quan tương đương sở, UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các phường, xã, thị trấn (đạt 100%). Đến nay, thành phố đã đơn giản hóa 481 TTHC, với số chi phí tiết giảm khoảng trên 91 tỷ đồng/năm. 

Năm 2019, các chỉ số thành phần trong kết quả Chỉ số CCHC của thành phố được đánh giá khá toàn diện, 6/8 chỉ số thành phần đạt kết quả trên 80%, cụ thể: Chỉ số thành phần “Công tác chỉ đạo điều hành CCHC” được 8/8,5 điểm (đạt 94,12%); chỉ số “Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật” 8,782/10 điểm (đạt 87,82); chỉ số “Cải cách thủ tục hành chính” 13/14 điểm (đạt 92,86%); chỉ số “Cải cách tổ chức bộ máy” 10,166/12 điểm (đạt 84,71%); chỉ số “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” 11,87/14 điểm (đạt 84,76%); chỉ số “Cải cách tài chính công” 9,245/12,5 điểm (đạt 73,96%); chỉ số “Hiện đại hóa nền hành chính” 10,835/13 điểm (đạt 83,35%); chỉ số “Đánh giá tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố” 12,742/16 điểm (đạt 79,64%).

 Đáng chú ý, mặc dù là năm thứ 3 Chỉ số SIPAS được triển khai trên phạm vi toàn quốc, song TP. Hà Nội đã có 2 năm liên tiếp đạt chỉ số này trên 80% (năm 2017: 76,53%, năm 2018: 83%, năm 2019: 80,09%). Kết quả đã đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ công, phục vụ người dân, tổ chức của thành phố. 

Để tiếp tục duy trì thứ hạng Chỉ số CCHC, nâng cao Chỉ số SIPAS của thành phố và khắc phục những chỉ số thành phần chưa được cải thiện, mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính của các cơ quan, đơn vị thuộc TP. Hà Nội năm 2020.

 Theo đó, thành phố sẽ đo lường Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức, thông qua khảo sát trực tiếp tổ chức, cá nhân giao dịch và đã nhận kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa của cơ quan, địa bàn từ ngày 1/1/2020 đến thời điểm khảo sát. Sở Nội vụ chủ trì tổ chức triển khai thực hiện; Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội triển khai nghiệp vụ điều tra, khảo sát; nhập liệu, tổng hợp kết quả, xây dựng báo cáo nghiên cứu, phân tích. Thành phố cũng sẽ đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ ở một số lĩnh vực dịch vụ: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp phép xây dựng; dịch vụ y tế công; dịch vụ giáo dục công. Thời gian thực hiện từ tháng 8 đến hết năm 2020. 

Thời gian tới, tiếp tục kiện toàn bộ phận “một cửa” các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn; rà soát, sử dụng cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn và tinh thần cao trong phục vụ nhân dân, kỹ năng giao tiếp để thực hiện tốt các nhiệm vụ. Tổ chức thanh tra, kiểm tra trong cung cấp dịch vụ công; xử lý nghiêm những trường hợp không thực hiện giải quyết TTHC theo đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định; những cán bộ, công chức gây nhũng nhiễu, tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ. Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ năng trong giải quyết công việc hành chính và kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. (Congthuong.vn 05/8, Tâm An)Về đầu trang

TPHCM: Trả lương hưu qua bưu điện để phòng chống dịch COVID-19

UBND TPHCM vừa có văn bản về việc tiếp tục chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua bưu điện trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 theo đề nghị của BHXH TPHCM.

 Theo đó, từ tháng 8.2020, UBND TPHCM giao Bưu điện TPHCM chủ trì, phối hợp với BHXH thành phố và UBND các cấp tiếp tục thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 theo đề xuất của BHXH TPHCM.

 Trước đó, ngày 31.7, BHXH TPHCM đã có báo cáo phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH bắt đầu từ kỳ chi trả tháng 8.2020. Cụ thể, việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua tài khoản ATM, Bưu điện TPHCM chi trả trong ngày 3.8.

 Đối với việc chi trả bằng tiền mặt, Bưu điện Thành phố chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH (không thu phí) tại nhà người hưởng từ 80 tuổi trở lên và người dưới 80 tuổi ốm đau, đi lại khó khăn không tự đến hoặc không ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tại các cơ sở bưu điện, người bị bệnh mãn tính đang điều trị ngoại trú. Đối với người hưởng đề nghị bưu điện để chi trả tận nhà sẽ phải trả phí.

 Đối với người hưởng thuộc địa bàn cách ly do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bưu điện thành phố phối hợp với chính quyền địa phương, ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 để có phương án chi trả kịp thời, an toàn cho người hưởng phù hợp điều kiện cụ thể của địa bàn.

 Đối với người hưởng còn lại: Bưu điện Thành phố phối hợp với UBND phường, xã tổ chức ít nhất tại phường/xã 1 điểm chi  và  thông báo người hưởng đến nhận tiền theo từng khung giờ phù hợp, không để tụ tập quá 30 người, mỗi người cách nhau 2 mét theo chỉ đạo của UBND TPHCM.

 Về thời gian chi trả hình thức tiền mặt: Từ ngày 3 đến ngày 10 hàng tháng kể cả thứ  Bảy tổ chức chi trả tại tất cả các điểm chi trả (trừ ngày nghỉ lễ, Tết). Từ ngày 11 đến hết ngày 25 của tháng tiếp tục chi trả tại các điểm chi của Bưu điện trung tâm theo quy định hiện hành của BHXH Việt Nam và Hợp đồng chi trả và quản lý người hưởng của BHXH, Bưu điện TPHCM. (Lao Động 05/8, Nam Dương)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

10 bộ và cơ quan giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt 10%

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến ngày 31/7, cả nước đã giải ngân hơn 216.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 35% kế hoạch.

 Một số đơn vị có tỷ lệ giải ngân cao là Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam... Tuy nhiên, vẫn còn 10 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 10%, đáng chú ý có đơn vị chưa giải ngân đồng vốn nào, như: Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

 Bộ Tài chính cũng cho biết có 12 bộ, cơ quan trung ương và 38 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 35% và có 24 bộ, cơ quan trung ương và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 25%.

 Nguyên nhân giải ngân chậm được Bộ Tài chính chỉ ra là do chưa có hướng dẫn về quy trình, thủ tục cập nhật giá gói thầu; thẩm quyền quyết định sử dụng chi phí dự phòng của giá gói thầu khi cập nhật giá gói thầu… dẫn đến công tác chuẩn bị đầu tư, điều chỉnh dự án và cập nhật giá gói thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu của các dự án bị triển khai chậm.

 Bên cạnh đó, chính sách về giải phóng mặt bằng, tái định cư vẫn còn có vướng mắc dẫn đến tình trạng khiếu kiện ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng triển khai dự án. Năng lực nhà của một số nhà thầu hạn chế…

 Ngoài ra, do đại dịch COVID-19, các chuyến bay thương mại chưa có nên chuyên gia nước ngoài chưa tới được, nguồn vật tư cũng bị đứt đoạn, nhiều công trình phải tạm dừng thi công ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

 Đầu tư công chậm sẽ khiến quá trình phục hồi nền kinh tế trở nên khó khăn hơn và kéo theo nhiều hệ lụy khác như: Chính phủ sẽ phải trả phí cam kết cao hơn, các dự án phải trả chi phí cao hơn; chi phí quản lý dự án cũng tăng lên theo thời gian… (VTV.vn 05/8)Về đầu trang

Thu ngân sách tiếp tục sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm 2020 đạt 779.800 tỷ đồng, bằng 51,6% dự toán, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2019.

 Bộ Tài chính cho biết, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện tháng 7 ước đạt 107.900 tỷ đồng. Luỹ kế thu 7 tháng đạt 779.800 tỷ đồng, bằng 51,6% dự toán, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2019 (ngân sách trung ương ước đạt 48,3% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 55,8%). Nếu tính cả số thuế và tiền thuê đất được gia hạn thời gian nộp theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ (47.600 tỷ đồng), thì thu NSNN 7 tháng ước đạt 54,7% dự toán, giảm 7,8% so với cùng kỳ.

 Về tổng thể, kết quả thu nội địa 7 tháng đạt thấp nhất so với cùng kỳ một số năm gần đây (7 tháng năm 2019 thu đạt 62% dự toán, tăng 13,2% so cùng kỳ; năm 2018 đạt 8,4% dự toán, tăng 11,7%%; năm 2017 đạt 54,9 % dự toán, tăng 11,7%...).

 Diễn biến thu các tháng cũng giảm dần (tháng 1 thu đạt 12,5% dự toán; tháng 2 đạt 6,4% dự toán; tháng 3 đạt 7,6% dự toán; tháng 4 đạt 6,9% dự toán; tháng 5 đạt 4,8% dự toán; tháng 6 đạt 6% dự toán và tháng 7 đạt 7,1% dự toán). Mức sụt giảm thu diễn ra ở hầu hết các địa phương và tập trung ở các khoản thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ...

 Đến hết tháng 7, có 6/12 khoản thu đảm bảo tiến độ dự toán và cao hơn mức bình quân chung (đạt trên 58%), chủ yếu 1à các khoản thu nhỏ và thu tiền sử dụng đất (đạt 80,9% dự toán); 6 khoản thu còn lại, bao gồm cả các khoản thu quan trọng từ 3 khu vực kinh tế, không đảm bảo tiến độ dự toán và giảm mạnh so cùng kỳ năm 2019, như: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước (đạt 44,8% dự toán, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước); thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đạt 48,5% dự toán, giảm 12,6%); thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (đạt 42,9% dự toán, giảm 20,5%); các loại phí, lệ phí (đạt 44,4% dự toán, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2019)...

 Ước tính cả nước có 28/63 địa phương thu nội địa đạt trên 58% dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất có 16/63 địa phương thu nội địa đạt trên 58% dự toán); 15/63 địa phương thu cao hơn so cùng kỳ, 48 địa phương thu thấp hơn so cùng kỳ.

 Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 23.000 tỷ đồng, bằng 65,4% dự toán, giảm 32,6% so với cùng kỳ năm 2019. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 106.470 tỷ đồng, bằng 51,2% dự toán, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm 2019. (VOV.vn 4/8)Về đầu trang

Hà Nội cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác

TP.Hà Nội cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020.

 Đó là thông tin phát đi tại thông cáo báo chí về một số kết quả chỉ đạo, điều hành nổi bật của thành phố từ ngày 28/7 đến ngày 4/8/2020 của UBND TP.Hà Nội.

 Thông cáo cũng nêu rõ, các sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc, UBND cấp xã, phường, thị trấn triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tiếp tục rà soát thực hiện cắt giảm đảm bảo tổng số cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước còn lại và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020.

 Cụ thể, cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước còn lại của năm 2020 sau khi đã loại trừ số đã thực chi cho các nội dung trong 6 tháng đầu năm. Thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên còn lại của năm 2020.

 Đối với việc điều hành, cân đối ngân sách, trường hợp dự kiến thu ngân sách địa phương giảm so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao trong khi vẫn phải chi thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, địa phương phải chủ động xây dựng phương án điều hành sử dụng các nguồn lực của mình theo quy định để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương.

 Đối với chi ngân sách nhà nước, thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân chi đầu tư. Trong đó, xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2020 của các cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị của thành phố. (Thời báo tài chính Việt Nam 4/8, Khánh Linh)Về đầu trang

Giải ngân vốn đầu tư công: Thái Nguyên nỗ lực không để Chính phủ nhắc nhở

Chiều ngày 4/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã làm việc với tỉnh Thái Nguyên nhằm tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội và giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh.

 Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo, đại diện các Bộ KH&ĐT, Tài chính, TT&TT, Xây dựng, NN&PTNT, Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc... và lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thái Nguyên.

 Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc cho biết, tổng số vốn đầu tư công năm 2020 của tỉnh (không bao gồm vốn kéo dài năm 2018, 2019 chuyển sang năm 2020 thực hiện) đã thực hiện và giải ngân đến hết ngày 20/7 là 1.853 tỷ đồng/5.341 tỷ đồng, đạt 34,7% so với mức trên 40% cùng kỳ năm 2019.

 Tỉnh dự kiến tỷ lệ giải ngân đạt 93,6% kế hoạch vào cuối năm, trong đó các nguồn vốn khó có khả năng giải ngân hết kế hoạch là vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất.

 Ông Vũ Hồng Bắc thẳng thắn nhìn nhận có những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tỷ lệ giải ngân còn thấp trong nửa đầu năm 2020, cam kết sẽ nỗ lực cao nhất để Chính phủ không phải nhắc nhở.

 Trong khi đó, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải khẳng định tỉnh Thái Nguyên không điều chỉnh chỉ tiêu, mục tiêu đề ra từ đầu năm; xác định rõ việc đẩy nhanh vốn đầu tư công là vấn đề quan trọng cấp bách, góp phần giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19.

 Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Thái Nguyên trong việc khắc phục khó khăn do dịch COVID-19, phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn so với bình quân cả nước, thu hút đầu tư nước ngoài đạt khá.

 Phó Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm của Chính phủ giải ngân 100% vốn đầu tư công, coi đây là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng và là trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương để phục hồi phát triển kinh tế dưới tác động của dịch COVID-19.

 Nhấn mạnh tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Thái Nguyên thấp hơn mức trung bình của cả vùng, Phó Thủ tướng nói ông muốn nghe tỉnh đặt quyết tâm giải ngân 100% đồng thời gợi ý tỉnh tham khảo kinh nghiệm của một số địa phương về việc thành lập tổ công tác về thúc đẩy giải ngân.

 Phó Thủ tướng lưu ý trong giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn ODA sẽ có lãi suất cao hơn, vì thế Thái Nguyên cần tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở định hướng ưu tiên của Chính phủ trước khi đề xuất dưa các dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn. (Baochinhphu.vn 4/8, Hải Minh)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Phú Yên: Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sông Cầu

Ngày 4/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Lương Công Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sông Cầu về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo khoản 2, điều 229, Bộ Luật hình sự năm 2015. Quyết định này đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

 Trước đó, Ban Thường vụ Tỉnh Phú Yên cũng đã ban hành quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức thị ủy viên nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với ông Lương Công Tuấn.

 Đồng thời, chiều 28/7, nguồn tin Báo Người Lao Động cho hay Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã ra quyết định cách chức Phó Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Lương Công Tuấn.

 Theo quyết định này, ông Tuấn đã vi phạm các quy định của nhà nước theo kết luận 478-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên.

 Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, ông Lương Công Tuấn bị kỷ luật và khởi tố do thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý; ký nhiều quyết định cho phép chuyển mục đích, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân không đúng quy định pháp luật về đất đai.

 Cụ thể, trong thời gian làm Phó Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu, ông Tuấn đã trực tiếp ký cấp 21 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vi phạm quy định của pháp luật về đất đai với tổng diện tích 55.742,9 m2, trong đó có 20 giấy chứng nhận không đúng nguồn gốc đất, loại đất so với hồ sơ địa chính, phần lớn các thửa đất này do Nhà nước quản lý nhưng lại được công nhận là đất khai hoang. Ông Tuấn cũng ký 26 quyết định cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp quy hoạch sử dụng đất được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

 Đồng thời, ông Tuấn đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường Xuân Phú hướng dẫn người dân lập hồ sơ công nhận đất khai hoang cho 10 hộ dân tại khu phố Long Bình, phường Xuân Phú với diện tích 23.098 m2 trong khi các khoảnh đất này được Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Cầu bàn giao cho địa phương quản lý để lập phương án giao đất lâm nghiệp tới các hộ gia đình, cá nhân.

 Ngoài ra, ông Tuấn còn tham gia cùng tập thể Ủy ban nhân dân thị xã xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ 2015 - 2019 trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhưng thiếu kiểm tra, rà soát nên nhiều thửa đất đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp quy hoạch sử dụng đất của thị xã đến năm 2020, vi phạm pháp luật về đất đai, gây hậu quả rất nghiêm trọng, tạo dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. (VTV.vn 4/8)Về đầu trang

Hà Nội: Công an phường mặc quần soóc đi bắt hàng rong, giằng co với dân

Nam cán bộ đi xe công an, mặc quần soóc, áo cộc, đi giày thể thao, thu đồ, giằng co với một phụ nữ bán hàng rong. Một người đi đường bức xúc trước sự việc đã quay clip, tung lên mạng xã hội.

 Công an quận Long Biên (Hà Nội) vừa tổ chức cuộc họp liên quan đến vụ một cán bộ Công an phường Phúc Lợi (quận Long Biên) mặc thường phục, điều khiển ô tô biển xanh đi thu hàng rong.

 Theo đó, Công an quận Long Biên đưa ra đề xuất lên Công an TP Hà Nội mức xử phạt đối với cán bộ này là cảnh cáo và điều chuyển công tác về trực ban Công an quận Long Biên.

 Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip dài hơn 1 phút ghi lại hình ảnh người phụ nữ trung tuổi, bán hàng rong, giằng co với nam thanh niên mặc quần soóc, áo cộc đi xe biển xanh 31A-7141.

 Theo nội dung clip do một người đi đường ghi lại, khi đi qua đoạn đường thuộc tổ 6 (phường Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội), anh này chứng kiến cảnh người phụ nữ giằng co với một nam thanh niên mặc quần soóc tại cửa xe thùng biển xanh vì bị thu hàng hóa.

 Trong clip, người thanh niên nói “Buông ra, buông...”. Một người phụ nữ đứng ven đường nói vọng ra: “Cô ấy chở về không bán đâu!”.

 Thấy sự việc như vậy, người quay clip đã dừng xe lại và quay lại hỏi nam thanh niên kia: “Em làm cái gì đấy... Nhưng mà em ăn mặc như này không phải em là người thi hành công vụ. Em ăn mặc như là đi chơi...”.

 Đáp lại, nam thanh niên trả lời rằng: “Em đang bảo vệ quyền lợi cho người dân... theo yêu cầu của Chủ tịch thành phố...”, sau đó lái xe bỏ đi. (Dantri.com.vn 4/8, Tiến Nguyên)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Israel cho phép tuyển dụng bắt buộc trong trường hợp khẩn cấp

Một dự luật mới vừa được trình Quốc hội Israel, cho phép quyền Bộ trưởng Bộ Phúc lợi bắt đầu tuyển dụng bắt buộc những nhân viên cần thiết trong trường hợp lây lan dịch Covid-19 hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.

 Mục tiêu của dự luật là ngăn chặn tình trạng thiếu hụt nhân viên thiết yếu trong trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra. Tuy nhiên, người đứng đầu ủy ban đang thảo luận về dự luật này, nghị sĩ Haim Katz, đã bày tỏ một số lo ngại. “Đây là dự luật khá cực đoan liên quan đến lao động bắt buộc, chẳng khác nào bạn lôi công dân ra và áp quân luật cho họ”. Vì vậy, “trước khi chúng ta thông qua, tôi muốn biết đất nước sẽ xử lý những vấn đề liên quan như tiền lương cho nhân viên này như thế nào, việc anh ta quay lại nơi làm việc trước đây và nhiều tình huống khác mà chúng ta cần nhận thức để người lao động không bị tổn thương”.

 Trong khi đó, ông Dikla Horesh, người đứng đầu bộ phận tư vấn pháp lý tại Bộ Lao động Israel, cho rằng dự luật mới được thiết kế để cung cấp nhu cầu thiết yếu của thị trường, và nó sẽ chỉ được áp dụng trong trường hợp thực sự cần thiết.

 Hôm 3.8, Ủy ban Phòng chống dịch Covid-19 của Quốc hội Israel đã thảo luận và đưa ra một loạt phương án, bao gồm phong tỏa cục bộ và toàn quốc nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh. Còn Văn phòng Thủ tướng thì cân nhắc khả năng thực hiện phong tỏa toàn quốc lần thứ hai. 

Thực tế, nhà nước Do Thái từng kiềm chế được sự lây lan của Covid-19 trong đợt bùng phát vừa qua. Tuy nhiên, sau khi chính quyền quyết định nới lỏng các hạn chế, số ca mắc đã nhanh chóng tăng trở lại ở mức trung bình 2.000 ca/ngày. Trước đó, số ca mắc mới theo ngày đã giảm chỉ còn vài chục trường hợp hồi tháng 5. Hiện số ca dương tính với Covid-19 ở Israel vào khoảng gần 75.000, và số tử vong là 546 người.

 Mặc dù vậy, hôm đầu tháng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Miri Regev thông báo, Israel sẽ nối lại đường bay quốc tế từ 16.8 do số ca mắc Covid-19 thể nặng không còn tăng nhanh như trước. (Đại biểu nhân dân 05/8, Linh Anh)Về đầu trang

Trung Quốc khẳng định 99,1% doanh nghiệp nước ngoài sẽ ở lại

Theo Mạng lưới truyền hình quốc tế Trung Quốc (CGTN), người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (MOFA), ông Wang Wenbin cho biết: Trung Quốc chưa thấy và sẽ không thấy bất kỳ sự thoái vốn nào. Thay vào đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tăng đầu tư vào thị trường Trung Quốc.

 Một số chính trị gia gần đây đã ủng hộ việc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đề nghị các quốc gia trợ cấp cho doanh nghiệp của họ "chi phí di dời" để rời khỏi Trung Quốc.

 Đáp lại, người phát ngôn của MOFA, Wang Wenbin, nói: "Trung Quốc chưa thấy và sẽ không thấy bất kỳ sự thoái vốn nào. Thay vào đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tăng đầu tư vào thị trường Trung Quốc khi họ bị thu hút bởi sự phục hồi kinh tế ổn định của Trung Quốc, môi trường kinh doanh tối ưu, cũng như sự khổng lồ về lợi thế và tiềm năng thị trường".

 Theo CGTN, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp để kiểm soát dịch Covid-19 đồng thời thúc đẩy nối lại công việc và sản xuất.

 "Trong quý II năm nay, Trung Quốc đã công bố mức tăng trưởng GDP 3,2%, trở thành nền kinh tế đầu tiên phục hồi sau đại dịch", ông Wang nói.

 Theo một cuộc khảo sát gần đây do Bộ Thương mại Trung Quốc thực hiện, có tới 99,1% doanh nghiệp có vốn nước ngoài cho biết họ sẽ tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc.

 "Cuộc khảo sát mới nhất của Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung về 150 công ty cũng cho thấy các biện pháp mở cửa và tối ưu hóa môi trường kinh doanh trong vài năm qua của Trung Quốc đã tạo thuận lợi cho sản xuất và hoạt động của các công ty nước ngoài. Và các công ty Mỹ vẫn còn lạc quan trên thị trường Trung Quốc", ông Wang nói.

 Ngày càng có nhiều công ty nổi tiếng đăng ký tham gia Hội chợ Triển lãm Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc (CIIE) lần thứ ba. Số lượng doanh nghiệp đầu ngành sẽ tăng lên 14% so với CIIE năm thứ hai, ông Wang cho biết thêm.

 "Điều này thể hiện đầy đủ sự quan tâm và niềm tin mạnh mẽ của các công ty toàn cầu đối với triển vọng tăng trưởng và phát triển kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc hy vọng sẽ hợp tác với các nước khác để "nướng một chiếc bánh lớn hơn" và tìm kiếm lợi ích chung", ông Wang nói. (Cafef.vn 05/8, H.S)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More