Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 30-11-2021

Post date: 30/11/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

  1. 36 tỉnh, thành phố đã tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi 1
  2. Nhiều tỉnh ở ĐBSCL tích cực điều trị F0 tại nhà. 2
  3. Vĩnh Phúc tạm dừng 100% các hoạt động chưa cần thiết để chống dịch. 4
  4. Đồng Nai: Thiếu nhân lực điều trị COVID-19 tầng 3. 5

TIN QUỐC HỘI 5

  1. Công bố 2 luật thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV.. 5
  2. Công an xã có thêm thẩm quyền từ 1-12. 7

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP. 8

  1. Báo Anh: Sau Hòa Phát, Việt Nam sẽ có thêm 1 đơn vị sản xuất container trong nước. 8
  2. Kinh tế Việt Nam "bật dậy" sau COVID-19. 8
  3. Chuyên gia quốc tế: VinFast đủ khả năng làm tốt hơn Kia, giúp Việt Nam vượt Ấn Độ lọt top 4 châu Á trong lĩnh vực ô tô. 10
  4. Doanh nghiệp Mỹ lạc quan về triển vọng phục hồi ở Việt Nam.. 11
  5. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 15,2% so với tháng trước​. 12

PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN.. 13

  1. Hỗ trợ bão lũ 2.000 đồng: Máy móc, lạnh lùng đến quan liêu. 13

QUẢN LÝ.. 14

  1. Khi có quy định, việc từ chức sẽ nhẹ nhàng hơn. 14
  2. Kiểm tra một số địa phương có nhiều bản án hành chính đã có hiệu lực nhưng chưa, chậm thi hành. 14
  3. Báo động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần. 15
  4. Quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô. 16

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 17

  1. Cải cách thủ tục hành chính là “gói cứu trợ” được mong chờ nhất 17
  2. Thái Nguyên: Chuyển đổi số bắt đầu từ chuyển đổi nhận thức. 17
  3. Hải Dương: Lập biên bản vi phạm hành chính thuế bằng phương thức điện tử. 18

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 19

  1. Lộ diện top 10 địa phương đứng đầu về vốn đầu tư công giải ngân trong 11 tháng. 19
  2. Thu ngân sách nhà nước đạt 97,7% dự toán năm.. 20

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 20

  1. Vì sao một Phó Bí thư huyện ủy ở Gia Lai bị kỷ luật?. 20

THẾ GIỚI 21

  1. CDC Trung Quốc: "Zero COVID" là pháp bảo, giúp Bắc Kinh ngăn 200 triệu ca nhiễm   21
  2. Trung Quốc cắt giảm 300.000 quân. 21

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

36 tỉnh, thành phố đã tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi

Bộ Y tế cho biết đến thời điểm này, đã có 36 tỉnh, thành phố trong cả nước đang triển khai tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 12-17.

Đó là các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, TPHCM, Bà Rịa -Vũng Tàu, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Tổng số liều vaccine tiêm cho lứa tuổi này đến nay đã đạt 3.427.977 liều, trong đó có 2.892.168 mũi 1 và 535.809 mũi 2, đạt tỷ lệ trẻ được tiêm ít nhất 1 liều vaccine là 31,7%, tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 5,9%.

Các tỉnh triển khai tiêm vaccine cho các em theo hình thức hạ dần độ tuổi, trong đó, lứa tuổi từ 15-17 được tiêm trước. Hiện nhiều địa phương đã tiêm cho các em học sinh lớp 8, lớp 9.

Tại Hà Nội, từ ngày 27/11, Thành phố bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ em 14 tuổi (học sinh lớp 9). Tính đến 17h30 cùng ngày, đã có  38.233 em học sinh lớp 9 được tiêm mũi 1.

Bên cạnh đó, trong ngày 27/11, Thành phố đã tiêm 11.466 mũi cho trẻ em từ 15-17 tuổi. Cộng dồn từ ngày 23/11 đến 17h30 ngày 27/11, toàn thành phố tiêm được 277.747 mũi vacine cho học sinh các lớp 10, 11, 12.

Theo kế hoạch, trong quý IV/2021 và quý I/2022, Hà Nội triển khai tiêm vaccine cho toàn bộ trẻ em từ 12-17 tuổi (bao gồm trẻ đi học tại các trường đóng trên địa bàn và trẻ không đi học sinh sống tại Hà Nội) có chỉ định sử dụng vaccine của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Dự kiến, có 791.921 trẻ em lứa tuổi này được tiêm vaccine.

Tại TPHCM, đến nay đã có 11/22 quận, huyện tiêm vaccine mũi 1 cho học sinh từ 12-17 tuổi đạt tỷ lệ 100%. Số quận, huyện còn lại tiêm mũi 1 đạt từ 84,63% đến 99,55%.

Bên cạnh đó, Thành phố đã có 4, quận, huyện tiêm vaccine đủ 2 mũi cho học sinh đạt tỷ lệ 100%, gồm Quận 1, Quận 3, Quận 5, quận Phú Nhuận.

Liên quan đến tiêm vaccine phòng COVID-19, theo con số thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng, đến sáng 29/11, cả nước đã tiêm được hơn 120,743 triệu liều vaccine cho người dân.

Trong đó, tỷ lệ người dân trong độ tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vaccine đã đạt 100% trở lên tại tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. (Baochinhphu.vn 29/11, BT)Về đầu trang

Nhiều tỉnh ở ĐBSCL tích cực điều trị F0 tại nhà

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong khu vực ĐBSCL những ngày qua chưa có dấu hiệu giảm, một số bệnh viện dã chiến đã quá tải. Để ứng phó tình hình, nhiều tỉnh đã cho phép điều trị F0 và cách ly F1 tại nhà.

Sáng 29/11, đoàn y, bác sĩ TP.HCM gồm 14 thành viên đến hỗ trợ Trà Vinh với nội dung chủ yếu về hoạt động điều trị F0 tại nhà. Trưởng đoàn là bác sĩ Trần Minh Duy chia sẻ: “Đoàn đến đây với tinh thần sẵn sàng đối mặt với những gì mà Trà Vinh đang gặp phải và ở đâu Trà Vinh cần thì chúng tôi có mặt ở đó. Với kinh nghiệm vài tháng chống dịch tại TP.HCM vào thời điểm đau thương nhất, nên các bác sĩ cũng có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề mà Trà Vinh đang gặp phải. Chúng tôi sẽ cố gắng hết mình".

Tại Trà Vinh, hơn tuần nay, mỗi ngày số ca F0 trên địa bàn luôn giao động ở mức 300 ca. Hiện toàn tỉnh có gần 5.000 mắc Covid-19 cần được cách ly điều trị, trong khi các bệnh viện dã chiến đã quá tải. Trước tình trạng này, Sở Y tế tỉnh Trà Vinh đã cho triển khai điều trị F0 có triệu chứng nhẹ tại nhà với số lượng hơn 1.200 ca.

Tỉnh Hậu Giang cũng đã thực hiện cách ly y tế F1 tại nhà nhằm giảm tải nhân lực y tế, nhân lực các tổ chuyên môn, an ninh trật tự, phục vụ hậu cần của khu cách ly tập trung, để tập trung nguồn nhân lực y tế chăm sóc cho các bệnh nhân mắc Covid-19 tại bệnh viện, đồng thời, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo tại các cơ sở cách ly tập trung, tạo tâm lý thoải mái cho người cách ly.

Tỉnh Hậu Giang yêu cầu các trường hợp F1 để được cách ly tại nhà phải ký cam kết tuân thủ các quy định như ăn riêng, ngủ riêng, giặt riêng, đồ dùng riêng, xử lý rác thải riêng...; phải cách ly 14 ngày và được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ít nhất 3 lần kể từ khi bắt đầu cách ly.

Trường hợp nếu tất cả hoặc nhiều thành viên trong nhà, gia đình được xác định là F1 thì có thể xem xét thực hiện cách ly tất cả các thành viên tại nhà và không yêu cầu có phòng cách ly riêng cho mỗi thành viên.

Ông Nguyễn Thanh Phong- Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết: “Ban chỉ đạo huyện chỉ đạo Trạm y tế từng xã với các Mặt trận, đoàn thể thành lập một cái Tổ đến từng hộ gia đình để khảo sát các điều kiện đảm bảo cách ly F1 tại nhà hay không. Nếu đảm bảo được thì cái trường hợp đó cách ly ở nhà. Huyện đang thực hiện đối với người già, những người bệnh nền, trẻ nhỏ trong gia đình, thì đối với những trường hợp đó địa phương sẽ xem xét cho cách ly F1 tại nhà. Còn đối với những trường hợp không đảm bảo điều kiện, dù cho có bệnh nền địa phương vẫn tiếp tục cho cách ly tập trung”.

Cũng như Hậu Giang, tỉnh Vĩnh Long cũng đã triển khai cách ly y tế F1 đủ điều kiện tại nhà nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo trong quá trình cách ly tập trung. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch, ngành y tế triển khai các giải pháp giám sát, hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng quy định. Qua kiểm tra thực tế, đoàn nhận thấy các địa phương thực hiện khá tốt các quy định cách ly F1 tại nhà. F1 và người cùng cách ly tại nhà nắm vững và tuân thủ các quy định cách ly, các biện pháp bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch Covid- 19. Hiện nay tỉnh Vĩnh Long đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để điều trị F0 tại nhà.

Bà Hồ thị Thu Hằng, Phó giám đốc sở y tế tỉnh Vĩnh Long cho biết tiếp tục truy vết khoanh vùng, dập dịch, nhanh chóng phủ vaccine, đồng thời sẽ có giải pháp để tiếp nhận F0, thực hiện điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ ở nhà.

Chỉ trong thứ Bảy ngày 27/11, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục ghi nhận 714 ca mắc Covid-19, trong đó có đến 486 trường hợp phát hiện qua sàng lọc tại cộng đồng. Như vậy, số ca mắc Covid-19 đến nay của tỉnh Sóc Trăng là trên 15.600 trường hợp; trong đó, trên 10.200 trường được điều trị khỏi. Hiện số bệnh nhân còn đang được cách ly điều trị tại cơ sở y tế 5.350 trường hợp.

Để kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ông Trần Văn Lâu yêu cầu các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức người dân thực hiện thông điệp 5K, hạn chế ra đường khi không thật sự cần thiết; tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống trong việc chấp hành các quy định phòng chống dịch… đặc biệt là quản lý chặt chẽ các trường hợp F0, F1 tại nhà.

Theo đó, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quản lý chặt chẽ các trường hợp FO, F1 tại nhà theo hướng dẫn của Sở Y tế (có hồ sơ bệnh án, phát thuốc và hướng dẫn sử dụng, theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm, căng dây, gắn bảng…), chỉ đạo các Trạm Y tế phải bố trí trực 24/24h để tiếp nhận thông tin, xử lý các trường hợp F0, F1 trên địa bàn, đáp ứng kịp thời yêu cầu hỗ trợ y tế của nhân dân. Sở Y tế có trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc quản lý các trường hợp F0, F1 tại nhà. (Vov.vn 29/11, Nhóm PV)Về đầu trang

Vĩnh Phúc tạm dừng 100% các hoạt động chưa cần thiết để chống dịch

Các huyện, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc tạm dừng 100% các hoạt động chưa cần thiết, kiểm soát các nguy cơ, tăng xét nghiệm tầm soát theo hướng xã hội hóa, đặc biệt tại hai huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường.

Ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải chấn chỉnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm đối với ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao theo đúng chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy trong phòng chống dịch bệnh.

Các huyện, thành phố tạm dừng 100% các hoạt động chưa cần thiết, kiểm soát các nguy cơ, tăng xét nghiệm tầm soát theo hướng xã hội hóa, đặc biệt tại hai huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường. Ông Thành cũng yêu cầu chấn chỉnh các hoạt động hiếu, hỉ, giỗ chạp tập trung đông người.

Theo lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, trong thời gian ngắn tới địa phương sẽ tiếp tục xuất hiện các ca mắc/nghi mắc COVID-19, số lượng F1 tăng cao. Do đó, Vĩnh Phúc phải có các giải pháp khẩn cấp, đồng bộ, linh hoạt các biện pháp cách ly y tế, xét nghiệm, điều trị và giãn cách xã hội.

Các sở ngành khẩn trương hoàn thiện để sẵn sàng hoạt động cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 với quy mô 120 giường bệnh. Riêng huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường bổ sung thêm mỗi huyện một cơ sở điều trị bệnh nhân thể nhẹ.

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu 5 địa bàn, gồm: thành phố Phúc Yên, huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Bình Xuyên cần hết sức khẩn trương hoàn thành cơ sở điều trị 120 giường để tiếp nhận bệnh nhân điều trị.

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc khẩn trương tập huấn, hướng dẫn, làm mẫu, diễn tập các tình huống xử trí với F0, cách ly F1, việc lấy mẫu tầm soát,… tại các đơn vị thuộc địa bàn, lĩnh vực phụ trách. (Tienphong.vn 29/11, Trần Hoàng)Về đầu trang

Đồng Nai: Thiếu nhân lực điều trị COVID-19 tầng 3

Tỉnh Đồng Nai đã giải thể nhiều cơ sở cách ly y tế tập trung để thay thế cho biện pháp cách ly F1, F0 tại nhà. Ngành y tế của tỉnh cũng đang thiếu nhân lực điều trị COVID-19 tầng 3.

Ngày 28/11, thông tin từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Nai cho biết, đến nay các cơ sở cách ly tập trung tại 7 huyện/thành phố trong tỉnh (gồm TP Biên Hòa, TP Long Khánh và các huyện Định Quán, Tân Phú, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch) đã giải thể hoàn toàn, thay thế bằng các biện pháp thực hiện cách ly F1, F0 tại nhà.

Trên địa bàn toàn tỉnh chỉ còn duy trì 8 cơ sở cách ly với 2.411 giường, tập trung tại các huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Xuân Lộc, Long Thành. Toàn tỉnh hiện có hơn 13 ngàn bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế và cách ly, điều trị tại nhà. Trong đó, có 445 bệnh nhân nặng, nguy kịch đang điều trị ở các khu hồi sức tích cực.

Theo nhận định của Trung tâm chỉ huy phòng, chống COVID-19 tỉnh Đồng Nai, tình hình dịch bệnh trong thời gian tới vẫn còn phức tạp, khó kiểm soát số lượng ca nhiễm do việc duy trì các hoạt động kinh tế - xã hội. Nguồn lây chủ yếu ở các địa điểm có nguy cơ lây lan cao như chợ dân sinh, siêu thị, cơ sở sản xuất, khu nhà trọ. Đối tượng trẻ em sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao khi đến trường trở lại dù tỉ lệ tiêm chủng mũi 1 đã đạt trên 80%.

Theo Sở Y tế Đồng Nai, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang tăng mạnh trở lại, trong khi đó nhân lực chuyên môn ngành y tế trong tỉnh có hạn, cán bộ y tế ngoài tỉnh đến hỗ trợ hầu hết đã kết thúc thời gian hỗ trợ tại tỉnh Đồng Nai.

Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ cho biết: Hiện nay các khu hồi sức COVID-19 tầng 3 trong tỉnh không thiếu máy móc, thiết bị, nhưng thiếu nhân lực do lực lượng hỗ trợ đã rút về gần hết. Do đó Sở Y tế sẽ chia nhỏ tầng 3 đến các bệnh viện đa khoa khu vực, mỗi bệnh viên phải đảm nhận ít nhất 20 giường điều trị COVID-19 tầng 3. (Tienphong.vn 29/11, Mạnh Thắng)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Công bố 2 luật thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV

Sáng 29.11, tại Phủ Chủ tịch, ông Phạm Thanh Hà - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước - chủ trì họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật đã được kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV thông qua.

Theo đó, những luật vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Cụ thể, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định 3 nội dung lớn, gồm: Tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 146 theo hướng bổ sung trách nhiệm kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm đối với Công an xã (tương đương với trách nhiệm của Công an phường, thị trấn, đồn Công an).

Tại các khoản 2, 5 và 6 Điều 1 Luật: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 148 theo hướng bổ sung căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh mà có thẩm quyền giải quyết không thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án.

Luật cũng sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 229 theo hướng bổ sung căn cứ tạm đình chỉ điều tra vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh mà không thể kết thúc điều tra nhưng đã hết thời hạn điều tra.

Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 247 theo hướng bổ sung căn cứ tạm đình chỉ vụ án hình sự vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh mà không thể tiến hành các hoạt động tố tụng để quyết định việc truy tố nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố.

Tại khoản 3 và khoản 4 Điều 1 Luật: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 155 theo hướng bãi bỏ nội dung dẫn chiếu tới Điều 226 của Bộ luật Hình sự để cho phép cơ quan tố tụng có thẩm quyền có thể khởi tố vụ án hình sự hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý mà không cần có yêu cầu khởi tố của bị hại.

Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 157 theo hướng bãi bỏ nội dung dẫn chiếu tới Điều 226 của Bộ luật Hình sự để bỏ căn cứ không khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 226 của Bộ luật Hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Đối với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 17, điểm d khoản 2 Điều 48 và thay thế Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia ban hành kèm theo Luật Thống kê số 89/2015/QH13.

Theo đó, bổ sung quy định giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bổ sung quy định giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và địa phương định kỳ 5 năm, rà soát quy mô tổng sản phẩm trong nước báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định về việc đánh giá lại quy mô tổng sản phẩm trong nước.

Sửa đổi, bổ sung quy định thẩm quyền công bố thông tin thống kê của người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh đối với thông tin thống kê của chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh là phần tử của chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Luật cũng thay thế Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia kèm theo Luật Thống kê 2015 Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm 21 nhóm với 230 chỉ tiêu. (Laodong.vn 29/11, Phạm Đông)Về đầu trang

Công an xã có thêm thẩm quyền từ 1-12

Theo quy định mới, từ ngày 1-12, công an xã, phường, thị trấn, đồn công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ.

Sáng 29-11, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 2 thông qua.

Liên quan đến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự, ông Nguyễn Huy Tiến - phó viện trưởng thường trực Viện kiểm sát nhân dân tối cao - cho biết thể chế hóa chủ trương của Đảng, thực hiện quy định của pháp luật hiện nay, tất cả công an xã đã được tổ chức chính quy, đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.

Việc này đã và đang góp phần hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay đang diễn ra phức tạp, phải xử lý ngay vụ việc tại địa bàn cơ sở.

Tuy nhiên, khoản 3 điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự chưa quy định công an xã được kiểm tra, xác minh sơ bộ trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm như công an phường, thị trấn, đồn công an.

Điều này dẫn đến công an xã chưa phát huy tốt được vai trò chính quy, không kịp thời giảm tải khối lượng công việc rất lớn cho cơ quan điều tra công an cấp huyện ở các địa phương trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Vì vậy, tại khoản 1, điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung khoản 3, điều 146, theo hướng bổ sung trách nhiệm kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm đối với công an xã (tương đương với trách nhiệm của công an phường, thị trấn, đồn công an).

Cụ thể, công an xã, phường, thị trấn, đồn công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Điều 44, quy định trách nhiệm của công an xã, phường, thị trấn, đồn công an. Trong đó, trường hợp công an xã, phường, thị trấn, đồn công an phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật và giải ngay người bị bắt lên cơ quan công an cấp trên trực tiếp hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2021. (Tuoitre.vn 29/11, Chí Tuệ)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

Báo Anh: Sau Hòa Phát, Việt Nam sẽ có thêm 1 đơn vị sản xuất container trong nước

The Loadstar (Anh) đưa tin, Hàn Quốc đang có những bước đầu trong tự chủ ngành công nghiệp sản xuất container, nhằm giải quyết tình trạng thiếu thiết bị.

Cụ thể, mới đây, tập đoàn kỹ thuật Hàn Quốc Seojin Systems và nhà sản xuất công nghệ container Ace Engineering đã quyết định sẽ thành lập nhà máy sản xuất container tại Việt Nam vào giữa năm 2022, với sự hỗ trợ từ Tập đoàn Kinh doanh Hàng hải Hàn Quốc (KOBC) - do Nhà nước hỗ trợ tài chính.

Một trong những nguyên nhân chính khiến thiếu hụt thiết bị nghiêm trọng là do lượng container rỗng quay lại chậm trễ, trong khi nhu cầu nhập khẩu phục hồi từ năm ngoái, từ đó khiến năng lực vận chuyển ngày càng thắt chặt.

Dự kiến, nhà máy tại Hải Phòng sẽ sản xuất khoảng 100.000 container mỗi năm. Như vậy, sau Hòa Phát sẽ có thêm một đơn vị nữa sản xuất container trong nước.

KOBC thông tin, sự mất cân bằng nghiêm trọng trong nguồn cung các container rỗng đang gây khó khăn cho nhà xuất khẩu, cũng như công ty vận tải biển của Hàn Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc là nước có thị phần sản xuất container lớn nhất toàn cầu, chiếm 99% thị trường. Theo KOBC, nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung đang ngày càng tăng lên, do sự mất cân bằng cung - cầu, chủ yếu đến từ thiếu hụt nguồn cung ở Trung Quốc.

"Chúng tôi hy vọng việc đa dạng hóa nguồn cung container sẽ giúp tăng đáng kể lượng container cho các doanh nghiệp vận tải biển trong nước, bao gồm cả HMM - hãng vận tải có lượng hàng lớn từ Việt Nam", đại diện KOBC chia sẻ.

Năm ngoái, HMM đã bắt đầu thuê các container. KOBC cho hay, việc mở nhà máy sản xuất container nhằm giảm bớt tình trạng khan hiếm thiết bị.

"Để tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty vận tải biển trong nước, KOBC sẽ tiếp tục thực hiện các dự án hỗ trợ thuê container, đồng thời tiếp tục đa dạng hóa nguồn hàng trong nước và nước ngoài để đảm bảo nguồn cung container".

Lý giải về việc không thành lập nhà máy container ở Hàn Quốc, KOBC cho rằng do chi phí đất và nhân lực còn đắt đỏ. "Tuy nhiên, với chi phí thấp hơn tại Việt Nam, KOBC hy vọng việc hợp tác mua container có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty vận tải biển trong nước". (Cafef.vn 29/11)Về đầu trang

Kinh tế Việt Nam "bật dậy" sau COVID-19

Các chỉ số sản xuất công nghiệp, tình hình đăng ký doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu… trong tháng 11 cho thấy kinh tế Việt Nam tiếp tục trên đà phục hồi.

Số liệu mới công bố từ Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2021 ước tính tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, IIP ước tính tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn tốc độ tăng 3% của cùng kỳ năm 2020).

Trong khi đó, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 11 tăng mạnh với tháng trước cả về số doanh nghiệp (tăng 44,6%), vốn đăng ký (tăng 38%) và số lao động (tăng 30,2%).

Cụ thể trong tháng 11, cả nước có 11.902 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 149.900 tỷ đồng và số lao động đăng ký là 76.600 lao động. Trong tháng 11, cả nước còn có 4.958 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 15,2% so với tháng trước.

Tính chung 11 tháng năm 2021, cả nước có 105.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1,454 triệu tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 784.200 lao động.

Tuy nhiên, tác động tiêu cực của COVID-19 với cộng đồng doanh nghiệp vẫn là rất lớn. Thống kê cho biết 11 tháng đầu năm có khoảng 106.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường – tương đương bình quân 9.700 doanh nghiệp đóng cửa trong mỗi tháng kể từ đầu năm.

Một tín hiệu tích cực khác của nền kinh tế là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 ước tính đạt 397.000 tỷ đồng, tăng 6,2% so với tháng trước.

Ngoài ra, Việt Nam đã có tháng xuất siêu thứ 3 liên tiếp khi cán cân thương mại thặng dư khoảng 100 triệu USD.

11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 299,67 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chiếm chủ đạo với 220,68 tỷ USD. Trong 11 tháng năm 2021 có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD).

Trong chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 11 tháng đầu năm ước tính đạt 299,45 tỷ USD. Tính chung 11 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 225 triệu USD

Cùng với đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn được duy trì ổn định với 26,46 tỷ USD tính từ đầu năm – tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; các địa phương dần trở lại với trạng thái bình thường mới khiến giá hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,32% so với tháng trước.

Tuy nhiên tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Lạm phát cơ bản tháng 11tăng 0,11% so với tháng trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm nay chỉ tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020. (VTV.vn 29/11)Về đầu trang

Chuyên gia quốc tế: VinFast đủ khả năng làm tốt hơn Kia, giúp Việt Nam vượt Ấn Độ lọt top 4 châu Á trong lĩnh vực ô tô

Mới đây, chuyên gia Mike Rutherford, một trong những nhà sáng lập tạp chí ô tô có tiếng ở Anh, nhận định VinFast đủ khả năng làm tốt hơn những gì hãng xe Kia của Hàn Quốc từng làm trong quá khứ, và có thể vượt Ấn độ trở thành quốc gia nằm trong top 4 châu Á trong lĩnh vực sản xuất ô tô.

Vào những năm 1970, Nhật Bản, nơi sản xuất ô tô đầu tiên của châu Á, đã phá vỡ vị thế độc quyền của thị trường châu Âu và Bắc Mỹ, bằng cách thu hút khách hàng với những mẫu xe có giá thành hấp dẫn và chất lượng tốt hơn. Khoảng 10-20 năm sau, Hàn Quốc cũng trở thành nhà sản xuất ô tô lớn, đủ khả năng đưa sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.

Sau đó, Trung Quốc trở thành quốc gia tiếp theo tham gia vào cuộc đua sản xuất ô tô. Kết quả, trong những năm gần đây, bộ ba thị trường này đã cùng nhau chế tạo hơn một nửa số ô tô trên thế giới. Qua đó, biến châu Á trở thành nhà vô địch thế giới trên thị trường ô tô, khiến các đối thủ tỏ ra e sợ.

Nhưng điều quan trọng là, sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, nơi nào ở châu Á sẽ trở thành cái tên tiếp theo đủ khả năng gia nhập vào lĩnh vực sản xuất ô tô? Theo chuyên gia Mike Rutherford, ở một khía cạnh nào đó, Ấn Độ là quốc gia đủ khả năng đứng trong hàng ngũ những "ông lớn" ngành ô tô đã tồn tại.

Tuy nhiên, không giống như "Big 3" đã và đang thống trị ngành ô tô ở châu Á, những người sở hữu các thương hiệu được công nhận và phổ biến toàn cầu như Toyota, Hyundai, MG,… các nhà sản xuất Ấn Độ chưa có một mẫu xe cụ thể nào đủ sức giúp họ nhận được sự quan tâm.

Tương tự, các nước sản xuất hàng trăm nghìn ô tô mỗi năm như Indonesia, Malaysia và Thái Lan, cũng thiếu vắng những thương hiệu "cây nhà lá vườn" có đủ khả năng thu hút số lượng lớn người mua ở nước ngoài.

Thế nhưng, khác với những quốc gia kể trên, vị đồng sáng lập tạp chí ô tô Auto Express nhận định, Việt Nam đang sản xuất ô tô một cách thận trọng với số lượng nhỏ. Song, một trong những đơn vị tiên phong trong ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam là VinFast, có đủ sự kiên nhẫn để đầu tư vào lĩnh vực này một cách thông minh.

Mới đây, VinFast là đại diện Đông Nam Á duy nhất có xe trưng bày tại triển lãm Los Angeles Auto Show 2021, một trong những triển lãm ô tô lâu đời và nổi tiếng nhất thế giới.

"Những mẫu xe của VinFast đẹp một cách đáng ngạc nhiên, hơn hẳn các sản phẩm đầu tiên của Toyota và Hyundai. Theo đó, những chiếc xe đầu tiên sẽ sớm được giao cho các khách hàng ở thị trường Bắc Mỹ, châu Âu", ông Mike Rutherford nhận định.

"Hãng xe Việt Nam có khả năng chạy đua cùng các hãng xe của Nhật Bản và Hàn Quốc", ông Mike Rutherford nhấn mạnh.

Ông chia sẻ, ông đã từng ở Nhật Bản khi đất nước này bắt đầu trở thành một quốc gia sản xuất xe hơi hàng đầu. Và ông sang Hàn Quốc, cũng như Trung Quốc, khi những quốc gia này chuẩn bị thành công trong việc cạnh tranh với Nhật Bản. Sau đó, ông cũng dành thời gian để đến thăm Ấn Độ và Việt Nam.

"Tôi đã chứng kiến các doanh nhân, kỹ sư cũng như công nhân lao động ngành ô tô của hai quốc gia này tiến hành công việc kinh doanh. Với ngành công nghiệp ô tô, tôi đặt cược Việt Nam có thể trở thành quốc gia nằm trong top 4 châu Á. Xin lỗi Ấn Độ", ông Mike Rutherford nói.

Bên cạnh đó, ông đánh giá dòng xe của VinFast có thể làm tốt hoặc thậm chí là tốt hơn dòng xe Kia tới từ Hàn Quốc.

"Thừa hưởng tinh hoa của những người đi trước, VinFast ngày nay giàu hơn, khôn ngoan hơn, tài năng hơn so với những ngày đầu chật vật, khó khăn của Kia, thời điểm dòng xe này vấp phải sự cạnh tranh của nhiều đối thủ", vị chuyên gia cho hay.

"Đó là lý do tại sao tôi thực sự tin rằng VinFast đang có những nền tảng tuyệt vời để giúp Việt Nam làm tốt hơn trong trong thập kỷ tới, so với những gì Kia đã mang lại cho Hàn Quốc trong thập kỷ vừa qua", chuyên gia của Auto Express nhấn mạnh. (Cafef.vn 29/11)Về đầu trang

Doanh nghiệp Mỹ lạc quan về triển vọng phục hồi ở Việt Nam

Gần 80% doanh nghiệp Mỹ đánh giá rất tích cực hoặc tích cực về triển vọng trung - dài hạn ở Việt Nam, theo khảo sát của AmCham.

Trong số này, khảo sát cho biết có 29% doanh nghiệp Mỹ đánh giá rất khả quan về triển vọng trung - dài hạn và đã có kế hoạch đầu tư thêm. Cùng với đó, 49% đánh giá khả quan, dự định ở lại hoặc có thể đầu tư thêm; 18% cho rằng khá tích cực, cho biết sẽ ở lại nhưng nhắm mục tiêu đầu tư mới vào nơi khác.

Khảo sát này được Hiệp hội thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam), thực hiện từ ngày 15 đến 17/11 với sự tham gia của hơn 550 công ty thành viên và 2.000 đại diện cá nhân của AmCham Việt Nam, bao gồm cả chi nhánh Đà Nẵng.

Hiện nay, hơn 60% thành viên trả lời khảo sát đã quay trở lại hoạt động ở mức 80% công suất bình thường trở lên, 85% hoạt động ở mức 60% công suất bình thường trở lên. Đối với những công ty chưa đạt công suất bình thường, 25% dự kiến đạt được 100% vào cuối năm, hơn 60% sẽ trở lại bình thường vào quý I/2022 và hơn 90% vào quý II.

"Các thành viên của AmCham Việt Nam đang trên đà trở lại với công việc kinh doanh và họ rất lạc quan về tương lai của Việt Nam. Việc triển khai vaccine của Việt Nam rất ấn tượng, điều đó đã cho phép tái mở cửa và phục hồi diễn ra một cách an toàn", bà Mary Tarnowka, Giám đốc Điều hành AmCham Việt Nam, đánh giá.

Việc hạn chế về đi lại quốc tế được các doanh nghiệp Mỹ cho là yếu tố chính hạn chế hoạt động hiện nay. Tiếp sau đó là sự gián đoạn chuỗi cung ứng và gia tăng chi phí. Ngoài ra, 41% gặp phải tình trạng thiếu lao động. Nguyên nhân chính là lao động đã về quê, trường học đóng cửa và cha mẹ phải khó khăn với việc quản lý công việc và học tập trực tuyến, thủ tục cho chuyên gia nước ngoài phức tạp.

Do đó, 80% đề nghị chính quyền trung ương hoặc địa phương đảm bảo tiếp cận vaccine để đưa người lao động trở lại, trong khi 61% khuyến nghị tinh giản các thủ tục cho các chuyên gia nước ngoài.

Có 83% ý kiến cho rằng tiếp cận vaccine nhiều hơn và khả năng miễn dịch cộng đồng là những yếu tố quan trọng trong lộ trình phục hồi. Nhưng vấn đề hàng đầu, được 92% nhấn mạnh là "các chính sách cần nhất quán trên toàn quốc để cho phép "chung sống an toàn với virus" so với chính sách "không Covid".

Cụ thể, có gần 80% cho biết có sự không nhất quán chính sách giữa các địa phương liên quan đến chính sách dành cho F0 và F1. Việc cô lập hoặc cách ly bắt buộc đối với các F1, ngay cả khi đã tiêm chủng 2 mũi, không có triệu chứng và với kết quả xét nghiệm âm tính là mối quan tâm của 61% đáp viên. Trong khi, 60% bày tỏ lo ngại về các yêu cầu cách ly tập trung đối với các F0 đã tiêm 2 mũi, không có triệu chứng.

Khi chấm điểm về tỷ lệ tái mở cửa và phục hồi, các doanh nghiệp Mỹ chấm TP HCM đứng đầu với 3,6 trên thang điểm 5. Tiếp theo là Hà Nội với 3,5, Hải Phòng và Bắc Ninh đứng thứ ba với 3,4.

"Các chính sách nhất quán hơn trên khắp đất nước trong vấn đề điều chỉnh để chung sống an toàn với virus sẽ là chìa khóa cho sự phục hồi kinh tế. Tự do hóa yêu cầu đi lại quốc tế của các chuyên gia nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho kế hoạch mở rộng của các doanh nghiệp đã có mặt tại Việt Nam, cũng như thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư mới", bà Mary Tarnowka khuyến nghị. (Vnexpress.net 29/11, Viễn Thông)Về đầu trang

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 15,2% so với tháng trước​

Cơ quan thống kê quốc gia vừa cho biết, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 11 tăng khá so với tháng trước. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 15,2% so với tháng trước, là tín hiệu phục hồi của hoạt động sản xuất kinh doanh sau hơn một tháng triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP.

Trong tháng 11, cả nước có 11.902 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 149.900 tỷ đồng và số lao động đăng ký là 76.600 lao động, tăng 44,6% về số doanh nghiệp, tăng 38% về vốn đăng ký và tăng 30,2% về số lao động so với tháng 10; so với cùng kỳ năm 2020, giảm 9,1% về số doanh nghiệp, giảm 47,4% về số vốn đăng ký và giảm 36% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 12,6 tỷ đồng, giảm 4,5% so với tháng trước và giảm 42,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng, cả nước còn có 4.958 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 15,2% so với tháng trước và giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 11 tháng, cả nước có 105.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.454.000 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 784.200 lao động, giảm 15% về số doanh nghiệp, giảm 22,6% về vốn đăng ký và giảm 19,2% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 2.219.400 tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 38.800 doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng năm nay là 3.673.600 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 40.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2020, nâng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng lên 146.100 doanh nghiệp, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 13.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. (Sggp.org.vn 29/11, Anh Phương)Về đầu trang

PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN

Hỗ trợ bão lũ 2.000 đồng: Máy móc, lạnh lùng đến quan liêu

Việc hỗ trợ bão lũ 2.000 đồng có thể khiến báo cáo thành tích có thêm được một con số. Nhưng với những người dân nhận tiền hỗ, chuyện “như đùa” ấy không chỉ là đùa. Nó là mất mát. Từ cấp xã đến huyện sẽ phải kiểm điểm sau vụ hỗ trợ bão lũ 2.000 đồng cực kỳ “quan liêu”.

Quan liêu là đánh giá của chính ông Vũ Văn Thẩm, Bí thư Huyện uỷ Phù Ninh, Quảng Nam. Theo ông Bí thư, việc hỗ trợ 2.000 đồng là “kém” là “sai, phương pháp làm không đúng”, “chưa được sâu sát”; là “máy móc”, là “quan liêu”. Đến Bí thư Huyện uỷ còn nhìn nhận đánh giá như vậy. Huống chi là người dân.

Bà Nguyễn Thị Kim Truyện, người phụ nữ đã “phải” nhận 2.000 đồng tiền hỗ trợ ấy đã nói khi nhận tiền, bà đã chờ “cả buổi chiều” trong hoàn cảnh “dịch dã thế này”, và khi nhận tiền thì ngã ngửa, thì “cứ tưởng đùa”.

Cứ tưởng đùa - 3 chữ thôi, nhưng trong đó đủ hết cả sự thất vọng, cả nỗi bức xúc của người dân. Thất vọng, vì sự chờ đợi “cả năm”, mất thêm 3 tiếng, cả buổi chiều xếp hàng chờ đợi để nhận một món tiền.

Và bức xúc vì món tiền ấy không những “không mua được cái gì”, không chỉ như đùa, mà như xúc phạm người nhận hỗ trợ. Mà không chỉ bà Truyện, khi sự việc bung bét, chúng ta còn được biết thêm rằng, còn có 31 người khác nhận tiền hỗ trợ “dưới 10 ngàn đồng”.

Trên Lao Động, ông Nguyễn Văn Phú - Chủ tịch UBND xã Tam Vinh nói xã đến kiểm tra, lập danh sách. Và, với “mức thiệt hại” chỉ là 1 cây chuối, diện tích thiệt hại là 10m2 thì mức hỗ trợ chỉ 2.000 đồng. Chủ tịch xã nói xã đã làm “đúng quy định” dù biết “Người dân ngồi chờ 1 buổi mà nhận mấy ngàn đồng thì cũng khó cho họ thật”.

Hỗ trợ người dân bị thiệt hại bởi thiên tai mà một chính sách an sinh rất quan trọng của nhà nước. Đối với người dân, khi đã mong muốn nhà nước hỗ trợ, dù chỉ 1 cây chuối, thì đối với họ, cây chuối đổ ngã cũng là một mất mát, và họ gửi gắm rất nhiều niềm tin với chính quyền.

Nhưng việc đền bù quá máy móc, có thể khiến chính quyền cấp xã có thêm 1, hay 31 là nhiều thêm những con số trong báo cáo thành tích… Nhưng sự máy móc, quan liêu ấy thật ra, đang chỉ gây ra mất mát. Những người được nhận đó mà như bị mất niềm tin và sự gửi gắm. Chính quyền mất mát, tổn hại thanh danh dù trên nguyên tắc là đang hỗ trợ, đang giúp đỡ dân. Ngay chính sách an sinh nữa, sự máy móc - lạnh lùng đến quan liêu ấy, đang trở thành một bức xúc, trớ trêu- đáng lẽ không nên có. (Laodong.vn 29/11, Anh Đào)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Khi có quy định, việc từ chức sẽ nhẹ nhàng hơn

Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, việc xây dựng văn hóa trong Đảng cũng là một trong những vấn đề cần nhấn mạnh để chống tham nhũng, tiêu cực. TS Nguyễn Tiến Dĩnh cũng cho rằng, khi đã có quy định chung của Đảng, việc từ chức sẽ nhẹ nhàng hơn và dần dần sẽ trở thành “văn hóa từ chức”.

Nói về lý do dẫn tới việc từ chức là vấn đề hiếm thấy mà không trở thành phổ biến, ông Dĩnh nói: Lý do thì có nhiều, từ chuyện quy định của Đảng trước đây không rõ, đến yếu tố tâm lý, văn hóa… Lâu nay, vì trách nhiệm chưa rõ nên người ta không sẵn sàng từ chức. Ai cũng nói “theo sự phân công của Đảng”, khi nào Đảng nói không được làm nữa, mới không làm. Cũng có người dựa vào lý do đó nên chưa hình thành “văn hóa từ chức”. Vì chưa có căn cứ rõ ràng về từ chức nên rất hiếm người làm như vậy. Lên được vị trí lãnh đạo, một cán bộ phải phấn đấu rất nhiều năm, đâu dễ để họ sẵn sàng từ chức. Chưa kể về mặt tâm lý, việc từ chức này còn ảnh hưởng đến gia đình, dòng họ…

Còn bây giờ, khi đã có quy định chung của Đảng, việc từ chức sẽ nhẹ nhàng hơn, dần dần sẽ trở thành “văn hóa từ chức”. Nếu 50% tín nhiệm thấp, không còn đủ uy tín, anh phải từ chức thôi. Có quy định rõ ràng, anh không sẵn sàng từ chức, lại để cơ quan chuyên môn miễn nhiệm còn mệt hơn. Thà từ chức để người ta thấy anh còn có liêm sỉ hơn là bị miễn nhiệm.

Để xây dựng được “văn hóa từ chức” một cách đúng nghĩa, ông Dĩnh cho rằng: Chúng ta phải có quy định về vấn đề từ chức. Ngoài ra, cần nâng cao ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên đối với “văn hóa từ chức”. Khi làm nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, đội ngũ cán bộ tự soi vào và thấy, nếu không chủ động từ chức sẽ bị xử lý ở mức độ cao hơn. Quy định có rồi, khi đã đủ căn cứ, anh có 10 ngày để chủ động từ chức, còn nếu không chủ động sẽ làm theo quy trình. Như vậy, anh phải tự giác từ chức. Có sự tự giác sẽ hình thành văn hóa.

Theo Quy định số 41 của Bộ Chính trị, việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức được căn cứ vào một trong các trường hợp: Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng; có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định; vì lý do chính đáng khác của cá nhân. (Tienphong.vn 29/11, Thành Nam)Về đầu trang

Kiểm tra một số địa phương có nhiều bản án hành chính đã có hiệu lực nhưng chưa, chậm thi hành

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa có ý kiến chỉ đạo công tác thi hành án hành chính năm 2021.

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả theo phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hành chính.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan trực tiếp kiểm tra một số địa phương có nhiều bản án hành chính đã có hiệu lực thi hành nhưng chưa thi hành, chậm thi hành; làm rõ nguyên nhân, kiến nghị xử lý trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ và pháp luật khác có liên quan; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Tố tụng hành chính, Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 15/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ, có các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế (nhất là trong việc tổ chức thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật) để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, TPHCM, Đắk Lắk, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Bình Phước, Phú Yên, Quảng Nam tập trung chỉ đạo, khẩn trương thi hành dứt điểm các bản án hành chính đã có hiệu lực thi hành trên địa bàn trong năm 2022; báo cáo kết quả gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bản án hành chính đã có hiệu lực từ năm 2020 trở về trước thuộc trách nhiệm thi hành của UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh đến nay chưa được thi hành xong chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, xem xét trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ, trừ trường hợp bản án bị hoãn, tạm đình chỉ thi hành; báo cáo kết quả gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. (Baochinhphu.vn 29/11, Chí Kiên)Về đầu trang

Báo động ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần

Số lao động rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần tăng đột biến, dấy lên lo ngại ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động và an sinh xã hội.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2021, cả nước có hơn 700.000 người rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần, tăng gấp 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2021 và tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Đỗ Ngọc Thọ, Trưởng Ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam cho biết, số lượng người lao động hưởng BHXH 1 lần trong thời gian qua tập trung chủ yếu ở đối tượng đóng BHXH do người sử dụng lao động quyết định (ngoài Nhà nước) với 90,74%, sau đó là đối tượng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với 8,04% và thấp nhất là đối tượng tự nguyện chiếm 1,22%.

“Các con số trên có thể giải thích với lý do tính chất công việc của đối tượng đóng BHXH do người sử dụng lao động quyết định, trong đó chủ yếu tập trung ở khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người lao động thường chịu áp lực về công việc nên có tâm lý “nhảy việc” nên khi nghỉ việc, trong thời gian tìm kiếm việc làm mới phù hợp hơn thì muốn hưởng BHXH một lần để trang trải cuộc sống”, ông Thọ nhận định.

Phân tích về nguyên nhân gia tăng số lượng rút BHXH 1 lần, ông Thọ cho rằng, điều kiện hưởng BHXH một lần khá dễ dàng, mức hưởng hấp dẫn hơn trước đối với thời gian đóng BHXH từ năm 2014 trở đi và rất có lợi so với mức đóng góp của bản thân người lao động (với mức đóng 8% tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất, một năm đóng 0,96 tháng lương thì việc hưởng 1,5 tháng cho thời gian đóng BHXH trước năm 2014 và bằng 2 tháng lương cho mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi).

Đây chính là nguyên nhân khiến người lao động cứ nghỉ việc là mong muốn được nhận BHXH một lần thay vì bảo lưu chờ đóng tiếp để hưởng lương hưu hàng tháng. Ngoài ra, quy định điều kiện về thời gian đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu quá dài, dẫn đến giảm nỗ lực tiếp tục tham gia BHXH của một bộ phận lớn người lao động.

Theo quy định của Luật BHXH điều kiện thời gian tối thiểu tham gia BHXH để được hưởng lương hưu là đủ 20 năm đóng. Điều này dẫn đến đa số người lao động khi nghỉ việc mới chỉ có từ 3 đến dưới 10 năm đóng BHXH sẽ rất khó để quyết định chờ đợi đóng tiếp để đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Bên cạnh đó, một số mốc thay đổi trong chính sách BHXH như từ năm 2018 trở đi, quy định tăng thời gian đóng BHXH dần thêm cho đến khi nam phải đóng đủ 35 năm, nữ đóng đủ 30 năm mới được hưởng mức lương hưu tối đa 75%; từ năm 2021 trở đi tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường cho đến khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035 mới đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu cũng khiến nhiều người lao động chọn nhận tiền BHXH 1 lần hoặc về hưu sớm vì cho rằng có thể lợi hơn và tâm lý ăn chắc… (Baogiaothong.vn 29/11)Về đầu trang

Quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-UBND về ban hành quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố Hà Nội.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30-11-2021, thay thế Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 13-4-2017 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND thành phố Hà Nội và Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 13-4-2017 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội.

Riêng quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức phường công tác tại 175 phường theo mô hình chính quyền đô thị chưa được nêu tại quy định này thực hiện theo Nghị định số 32/2021/NĐ-CP ngày 29-3-2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27-11-2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội và theo quy định riêng triển khai Nghị định số 32/2021/NĐ-CP của Chính phủ. (Hà Nội mới 29/11, Hoài Thu)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Cải cách thủ tục hành chính là “gói cứu trợ” được mong chờ nhất

Bộ Xây dựng đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Đối thoại doanh nghiệp (DN) “Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và lĩnh vực liên quan – Giải pháp để hỗ trợ DN và phục hồi nền kinh tế”.

Tại hội nghị, VCCI đã công bố báo cáo “Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư – đất đai – xây dựng – môi trường: Một số kết quả từ khảo sát DN năm 2020”, được xây dựng từ kết quả phản hồi của 10.197 DN đang hoạt động trên toàn quốc.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế - VCCI, trong số 10 nhóm thủ tục được đánh giá, hai thủ tục dễ thực hiện nhất với các DN là kết nối cấp, thoát nước và kết nối, cấp điện. Tỷ lệ DN gặp khó khăn với hai thủ tục này thấp nhất, lần lượt là 24,3% và 27,6%. Trong khi đó, DN gặp khó khăn nhất khi tiến hành các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng và thủ tục quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Tỷ lệ DN gặp trở ngại với hai nhóm thủ tục kể trên là cao nhất, lần lượt là 50% và 48%. Các cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục đơn giản những nhóm thủ tục liên quan đến thẩm định, thẩm duyệt, bao gồm thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy. Tỷ lệ DN gặp khó khăn trong việc thực hiện 3 nhóm thủ tục này lần lượt là 43,7%, 42,9% và 41,4%.

Nêu ý kiến tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đánh giá bất động sản là một ngành kinh doanh phải thực hiện các thủ tục pháp lý phức tạp nhất so với các ngành nghề khác. Lĩnh vực này hiện chịu sự tác động của 12 luật khác nhau như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Phòng cháy chữa cháy… Chính vì sự phức tạp chồng chéo này, tốc độ triển khai các dự án bất động sản bị hạn chế rất lớn làm ảnh hưởng tới tốc độ phát triển chung của cả nền kinh tế.

Giải quyết những vấn đề này không thể một sớm, một chiều, song theo đại diện VACC, có một số vấn đề có thể tháo gỡ ngay để khắc phục vướng mắc cho các dự án bất động sản.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết dù đã đạt được những kết quả nhất định trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện Chỉ số cấp phép xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Bộ Xây dựng vẫn luôn nhận thức rằng thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng vẫn phải tiếp tục được cải cách và dư địa cải cách vẫn còn rất lớn. (Thoibaotaichinhvietnam.vn 29/11, Hoàng Yến)Về đầu trang

Thái Nguyên: Chuyển đổi số bắt đầu từ chuyển đổi nhận thức

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có đến 95% người dân đang sử dụng các thiết bị thông minh. Với các cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc, mà có sự chuyển biến mạnh về tư duy làm việc.

Song, theo đánh giá của các ngành chức năng, chất lượng nhân lực của tỉnh chưa đồng đều, chưa thực sự thành thạo các kỹ năng sử dụng phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin; nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu hụt nhân lực làm chủ công nghệ mới, nên gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi số… Tại Nghị quyết số 01-NQ/TU, Ban Chấp hành Tỉnh ủy nhận định, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh còn thấp, hiện xếp thứ 30/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trước thực trạng trên, Thái Nguyên đã đặt công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản về phát triển nguồn nhân lực, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và tạo động lực cho việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là chìa khóa để chuyển đổi số thành công. Mục tiêu của tỉnh là phải thay đổi cách dạy, cách học, cách quản trị nhà trường về chuyển đổi số. Để làm được điều đó, cần thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức về chuyển đổi số.

Tại Kế hoạch số 80/KH-UBND, UBND tỉnh đề ra giải pháp ưu tiên nguồn lực tài chính; huy động và bố trí cán bộ có năng lực chỉ đạo và tham mưu thực hiện chuyển đổi số; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham mưu nhiệm vụ chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng an toàn an ninh mạng tại cấp huyện và cấp xã; phối hợp cùng các đơn vị khác tổ chức đào tạo, tập huấn cho các hộ sản xuất nông nghiệp về kỹ năng số và quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận.

Bên cạnh đó, Sở cũng phối hợp với các đơn vị tổ chức tập huấn phù hợp về chuyển đổi số, thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đào tạo, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ; khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy - học, xây dựng giáo án điện tử, thí nghiệm ảo, dạy học trực tuyến.  (Đầu tư 28/11, Nguyễn Oanh) Về đầu trang

Hải Dương: Lập biên bản vi phạm hành chính thuế bằng phương thức điện tử

Cục Thuế tỉnh Hải Dương đã tiến hành nâng cấp ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) phiên bản 4.94; ứng dụng ký điện tử (KĐT) phiên bản 1.1.0; ứng dụng dịch vụ thuế điện tử (ETAX) phiên bản 1.9.4.

Cục Thuế tỉnh Hải Dương cho biết, ngày 15/11/2021 cơ quan này đã thực hiện điểm tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương và Chi cục Thuế thành phố Hải Dương theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Về quy trình xử lý nghiệp vụ lập và gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử cũng được thực hiện theo hướng dẫn và phụ lục đính kèm công văn số 4280/TCT-KK ngày 5/11/2021 của Tổng cục Thuế.

Cục Thuế tỉnh Hải Dương cho biết, căn cứ vào hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, ứng dụng quản lý của cơ quan thuế tự động tạo danh sách biên bản vi phạm hành chính điện tử đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

Trong ngày làm việc tiếp theo, bộ phận kê khai kế toán thuế tại cơ quan thuế tra cứu danh sách, biên bản vi phạm hành chính điện tử đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế và thực hiện lập biên bản điện tử.

Biên bản sau khi được lập, ký điện tử sẽ được gửi tự động cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN). (Thoibaotaichinhvietnam.vn 29/11, Nhật Minh)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Lộ diện top 10 địa phương đứng đầu về vốn đầu tư công giải ngân trong 11 tháng

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 11, các Bộ, ngành và địa phương nỗ lực tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình đầu tư công.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11/2021 ước đạt 48,5 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với tháng 10/2021. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục phục hồi, vốn đăng ký mới và tăng thêm giữ xu hướng tăng mạnh cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11/2021 ước tính đạt 48,5 nghìn tỷ đồng, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn Trung ương quản lý 8 nghìn tỷ đồng, giảm 18,8%; vốn địa phương quản lý 40,5 nghìn tỷ đồng, giảm 11,6%.

Tính chung 11 tháng năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 367,7 nghìn tỷ đồng, bằng 73,8% kế hoạch năm và giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 bằng 78,7% và tăng 32,7%).

Xét theo địa phương, tính cả tháng 11/2021 và lũy kế 11 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước. Ước tính thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 11 của Hà Nội đạt 4,53 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng, con số này là 36,9 nghìn tỷ đồng.

Cũng trong tháng 11, ước tính thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý của TP. HCM là 2,8 nghìn tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,5 lần so với tháng 10. Lũy kế 11 tháng đầu năm là 17,7 nghìn tỷ đồng.

Theo sau tiếp tục là Hải Phòng (2,3 nghìn tỷ đồng) và Quảng Ninh (1,6 nghìn tỷ đồng). Một số địa phương khác như Bình Dương, Đồng Nai, Thanh Hóa... cũng ghi nhận vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước lần lượt là 1,37 nghìn tỷ đồng; 1,06 nghìn tỷ đồng; 968 tỷ đồng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước trong tháng 11. (Cafef.vn 29/11)Về đầu trang

Thu ngân sách nhà nước đạt 97,7% dự toán năm

Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 15-11-2021 đạt 1.312,9 nghìn tỷ đồng, bằng 97,7% dự toán năm.

Theo Tổng cục Thống kê, hoạt động sản xuất kinh doanh; xuất, nhập khẩu được phục hồi trong trạng thái "bình thường mới" đã tác động tích cực đến thu ngân sách nhà nước trong 15 ngày đầu tháng 11-2021. Tổng thu ngân sách nhà nước 15 ngày đầu tháng 11 ước đạt 52,5 nghìn tỷ đồng, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 15-11-2021 đạt 1.312,9 nghìn tỷ đồng, bằng 97,7% dự toán năm (thu ngân sách trung ương bằng 93,5%, thu ngân sách địa phương bằng 102,9%).

Trong đó, thu nội địa đạt 1.075,8 nghìn tỷ đồng, bằng 94,9% dự toán năm. Trong số trên, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 139,2 nghìn tỷ đồng, bằng 93,8%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 187,5 nghìn tỷ đồng, bằng 94,1%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước 243,1 nghìn tỷ đồng, bằng 102,3%; thu thuế thu nhập cá nhân 110,4 nghìn tỷ đồng, bằng 102,4%; thu tiền sử dụng đất 124,7 nghìn tỷ đồng, bằng 112%. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 201,2 nghìn tỷ đồng, bằng 112,7% dự toán năm...

Cũng theo Tổng cục Thống kê, tổng chi ngân sách nhà nước trong 15 ngày đầu tháng 11-2021 ước đạt 62,3 nghìn tỷ đồng; lũy kế từ đầu năm đến thời điểm 15-11-2021 đạt 1.212,3 nghìn tỷ đồng, bằng 71,9% dự toán năm. Trong đó, chi thường xuyên đạt 845,1 nghìn tỷ đồng, bằng 81,5%; chi đầu tư phát triển 270,2 nghìn tỷ đồng, bằng 56,6%... Chi ngân sách nhà nước tập trung ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. (Hanoimoi.com.vn 29/11, Hương Thủy)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Vì sao một Phó Bí thư huyện ủy ở Gia Lai bị kỷ luật?

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai đã ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Lê Đình Huấn - Phó bí thư Huyện ủy Chư Sê.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai kiến nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh kỷ luật hình thức tương đương đối với ông Nguyễn Hồng Hà - Bí thư Huyện ủy Chư Sê và Ban Thường vụ Huyện ủy Chư Sê nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Theo đó, tại địa phương này, lãnh đạo huyện buông lỏng điều hành, thiếu quyết đoán để xảy ra việc người dân khiếu nại, khiếu kiện; tranh chấp đền bù đông người, kéo dài. Nhiều vụ khiếu kiện vượt cấp buộc UBND tỉnh phải thành lập tổ công tác gỡ vướng như tranh chấp tiền đền bù tại các Dự án Trạm biến áp 220kV Chư sê; Dự án Khu dân cư xã Dun và xã Ia Pal.

Ngoài ra, ông Hà và ông Huấn còn chịu trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra khuyết điểm, vi phạm trong việc chỉ đạo, thực hiện các quy định về cải cách hành chính và phân bổ, sử dụng nguồn ngân sách ở địa phương. (Tienphong.vn 29/11, Nam Phương - Đình Văn)Về đầu trang

THẾ GIỚI

CDC Trung Quốc: "Zero COVID" là pháp bảo, giúp Bắc Kinh ngăn 200 triệu ca nhiễm

Chuyên gia dịch tễ hàng đầu tại CDC Trung Quốc cho biết nước này đã ngăn chặn hơn 200 triệu ca nhiễm COVID-19 và 3 triệu ca tử vong nhờ vào chính sách "Zero COVID" (quét sạch ca nhiễm trong cộng đồng).

Tại hội nghị thường niên của tạp chí Tài Kinh (Caijing) hôm 28-11, chuyên gia dịch tễ Ngô Tôn Hữu (Wu Zunyou) đến từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Trung Quốc, cho biết nước này đã ngăn chặn được ít nhất 200 triệu ca nhiễm và 3 triệu ca tử vong do COVID-19 nhờ vào việc thực hiện đầy đủ chính sách "Zero COVID".

Chuyên gia dịch tễ này nói rằng chính sách "Zero COVID" chính là "pháp bảo" của Trung Quốc để kiểm soát dịch bệnh.

"Dựa trên tỉ lệ ca nhiễm trung bình toàn cầu, Trung Quốc đã ngăn chặn được khoảng 47,84 triệu ca nhiễm và 950.000 ca tử vong do COVID-19. Nếu so sánh với Mỹ và Anh, chúng tôi đã ngăn chặn được hơn 200 triệu ca nhiễm và hơn 3 triệu ca tử vong. Đây là thành tích rất ấn tượng" - ông Ngô cho biết.

Sau khi trình bày những số liệu này, ông Ngô chỉ ra rằng chính sách "Zero COVID" và các biện pháp hạn chế nhập cảnh là phần cốt lõi của chiến lược phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc. Chiến lược này cần phải được tuân thủ trong suốt mùa đông và mùa xuân ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

Mỹ đã đề xuất chiến lược phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, theo đó yêu cầu giấy chứng nhận tiêm chủng và kết quả xét nghiệm PCR âm tính được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh vào nước này. Một số nước châu Âu cũng đã nối gót.

Tuy nhiên, ông Ngô nói: "Trung Quốc không thể làm theo Mỹ. Đối với Mỹ và đa số các nước châu Âu, số lượng bệnh nhân COVID-19 trong nước của họ lớn hơn nhiều so với số ca mắc COVID-19 đến từ nước ngoài. Do đó, chiến lược này hoàn toàn không ảnh hưởng đến tình hình dịch bệnh của họ.

Còn ở Trung Quốc, không có bất kỳ đợt bùng phát dịch nào bắt nguồn từ trong nước trong một thời gian dài. Nếu chúng tôi áp dụng chiến lược giống họ, những nỗ lực của chúng tôi trong hai năm qua sẽ trở nên vô ích".

Theo Thời báo Hoàn Cầu, các chuyên gia nói với tờ báo này rằng Trung Quốc vẫn chưa nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại đối với khách nước ngoài và việc nới lỏng sẽ không sớm diễn ra. (Tuoitre.vn 29/11, Bình An)Về đầu trang

Trung Quốc cắt giảm 300.000 quân

Quân đội Trung Quốc cắt giảm khoảng 300.000 nhân sự, động thái được đánh giá nhằm tinh giản lực lượng trong nỗ lực hiện đại hóa.

Trong tuyển tập xã luận được xuất bản giữa tháng 11 của People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, chuyên gia quân sự Zhong Xin cho biết động thái cắt giảm trên là một phần trong nỗ lực "tối ưu hóa" cơ cấu nhân sự của quân đội nước này, đồng thời tăng thêm lực lượng đảm nhiệm vai trò tác chiến.

Một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết khoảng 300.000 vị trí bị cắt giảm thuộc các đơn vị phi tác chiến, bao gồm các tổng cục chính trị, hậu cần, quân khí vốn bị giải thể từ trước, cùng các vị trí dôi dư ở 5 tập đoàn quân và nhân viên phục vụ tại viện dưỡng lão dành cho cựu chiến binh.

Trong khi đó, các đơn vị tác chiến lại được bổ sung thêm quân, gồm lực lượng không quân, tên lửa và hỗ trợ chiến lược. "Các đơn vị lính dù của PLA được nâng từ cấp lữ đoàn lên sư đoàn, đồng thời số lượng phi công được tăng lên để vận hành nhiều tiêm kích thế hệ mới như J-20, J-16 và J-10C", nguồn tin cho hay.

Zhong cho biết quân đội Trung Quốc hiện có khoảng hai triệu binh sĩ, giảm ba lần so với đỉnh điểm với 6 triệu quân thời Chiến tranh Triều Tiên vào đầu những năm 1950.

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đứng đầu Quân ủy Trung ương, đưa ra kế hoạch hiện đại hóa quân đội năm 2015, Trung Quốc có khoảng 2,3 triệu quân. Chuyên gia Zhong nhận định quân đội Trung Quốc còn nhiều việc phải làm để biến tham vọng hiện đại hóa thành hiện thực.

"Hệ thống chỉ huy của quân đội không đồng bộ, cấu trúc lực lượng không đủ vững chắc và quy trình chính sách chậm chạp làm hạn chế nghiêm trọng các hoạt động phòng thủ", Zhong viết. "Nếu những vấn đề này không được giải quyết, kế hoạch xây dựng quân đội đẳng cấp thế giới sẽ chỉ là lời nói suông".

Chuyên gia quân sự Liu Yantong, trong bài bình luận khác ở cuốn sách của People's Daily, nhận định rủi ro an ninh đối với Trung Quốc gia tăng khi nước này chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn về công nghệ, kinh tế và chính trị từ một số quốc gia khác.

"Chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh. Quân đội cần khẩn trương nhận thức rằng một cuộc chiến có thể nổ ra ngay trong đêm. Chúng ta nên chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào", Liu viết.

Truyền thông Trung Quốc, trong đó có tờ PLA Daily của quân đội, đưa tin lực lượng hải quân nước này "được mở rộng để tăng cường bảo vệ các tuyến hàng hải huyết mạch".

Quân đội Trung Quốc cũng lên kế hoạch mở rộng binh chủng thủy quân lục chiến từ hai lên 10 lữ đoàn, tăng quân số từ khoảng 20.000 lên 100.000. Một số binh sĩ thủy quân lục chiến Trung Quốc sẽ đồn trú tại căn cứ ở Djibouti và Pakistan.

Kế hoạch hiện đại hóa và mở rộng một số quân binh chủng nằm trong mục tiêu biến quân đội Trung Quốc trở thành lực lượng hiện đại vào năm 2027 và quân đội đẳng cấp thế giới sánh ngang Mỹ vào năm 2050 do ông Tập đề ra.

Chu Thần Minh, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, nhận định quân đội Trung Quốc chịu áp lực ngày càng lớn từ trong và ngoài nước, khi thách thức đến từ những hướng khác nhau.

"Quân đội Trung Quốc từng thiên về lục quân. Tuy nhiên, lợi ích ở nước ngoài của Trung Quốc đang mở rộng và xuất hiện những mối đe dọa an ninh lớn trên biển, trên không và thậm chí trên không gian mạng", ông Chu nói.

Chuyên gia này nhận định quân đội Trung Quốc đang tiếp tục cải tổ sâu rộng các lực lượng tác chiến. Tuy nhiên, giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn khi phải giải quyết loạt vấn đề trong nước, trong đó có ảnh hưởng của già hóa dân số với hoạt động tuyển quân. (Vnexpress.net 29/11, Nguyễn Tiến)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More