Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 04-10-2021

Post date: 04/10/2021

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19. 1

  1. Thích ứng an toàn, linh hoạt, từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế. 1
  2. Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, làm rõ về giá kit xét nghiệm.. 2
  3. Không quy định đơn vị vận tải phải làm xét nghiệm ngoài yêu cầu Bộ Y tế. 3
  4. Đề nghị đưa sản phẩm test nhanh vào diện bình ổn giá, Bộ Tài chính lên tiếng. 5
  5. Bộ GTVT yêu cầu bố trí đủ phương tiện đưa người dân về quê. 5
  6. Quản lý dịch bệnh bằng tấm bìa hộ khẩu, nên chăng?. 5
  7. Hà Nội tiếp tục kiểm soát chặt người dân ra vào thành phố. 6
  8. Khi Hà Nội nhất quyết “đóng cửa”. 7
  9. Tăng thời hạn kết quả xét nghiệm PCR âm tính lên 72 giờ với người vào Quảng Ninh. 8

VI PHẠM CHỐNG DỊCH COVID-19. 9

  1. Nghệ An: Đón con trai đang cách ly tập trung về nhà "làm vía", Bí thư xã bị đình chỉ công tác. 9
  2. Kiên Giang: Đình chỉ công tác Hiệu trưởng không cho trưng dụng trường học làm khu cách ly. 9

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 10

  1. Kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm: Bước qua đáy khó khăn để phục hồi 10
  2. Bộ KH&ĐT dự báo tăng trưởng kinh tế 2021 từ 3 - 3,5%.. 11
  3. Các doanh nghiệp và địa phương có 100 ngày chạy nước rút 13
  4. Doanh nghiệp không bị "đóng băng", lao động phải được dịch chuyển đi làm.. 14

QUẢN LÝ.. 14

  1. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9. 14
  2. Cố gắng giải ngân gói hỗ trợ 38.000 tỷ đồng trong 45 ngày. 15
  3. World Bank khuyến nghị Việt Nam cách đối phó với tình trạng “chưa giàu đã già”. 16
  4. Bộ Công an: Đang rà soát tài khoản đã huy động từ thiện của một số cá nhân. 17

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 17

  1. TPHCM: Một Phó Trưởng khu phố bị khởi tố vì ăn chặn tiền hỗ trợ. 17

THẾ GIỚI 18

  1. Biến thể Delta làm chậm lại đà phục hồi kinh tế tại Đông Nam Á.. 18
  2. Tổng thống Philippines Duterte tuyên bố rút khỏi chính trường. 19

 

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19

Thích ứng an toàn, linh hoạt, từng bước mở cửa trở lại nền kinh tế

Sáng 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9. Phiên họp được kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Phiên họp thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021, công tác phòng, chống dịch và góp ý vào dự thảo hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch COVID-19.

Thời gian qua, việc xây dựng dự thảo được tiến hành thận trọng với mục tiêu phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia, gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và nhiều lần lấy ý kiến tới tận cấp xã, phường, ý kiến các cơ quan liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh: Với sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân, đến nay, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, những nơi tâm dịch như: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, tỷ lệ nhiễm và tử vong giảm sâu.

Để thực hiện từng bước việc mở cửa trở lại và linh hoạt áp dụng cho từng địa phương, bảo đảm hài hòa giữa mở cửa và an toàn dịch bệnh, Thủ tướng yêu cầu tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở; củng cố, phát triển hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở. Đặc biệt, quán triệt thực hiện nguyên tắc 5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của Nhân dân... với các trụ cột chính: cách ly, xét nghiệm, điều trị.

Thủ tướng đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện và triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch để thích ứng an toàn với dịch bệnh trong tháng 10 này. Quyết liệt thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và thúc đẩy xuất khẩu, về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Về giá xét nghiệm, kit xét nghiệm được dư luận quan tâm trong những ngày gần đây, Thủ tướng cho biết đã yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ và kịp thời thông tin chính thức đến dư luận.

Trong nhiều cuộc họp, Thủ tướng luôn nhấn mạnh công tác mua sắm và sử dụng trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vaccine... phải bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, tránh thất thoát, lãng phí. Quan điểm của Chính phủ là xử lý nghiêm nếu phát hiện các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, trục lợi trong vấn đề này. (VTV.vn 02/10)Về đầu trang

Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, làm rõ về giá kit xét nghiệm

Thủ tướng nhấn mạnh, quan điểm của Chính phủ là xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện vi phạm, công khai kết quả xử lý cho nhân dân.

Kết luận phiên họp Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, một trong những điểm nhấn trong thời gian qua là công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp của các cơ quan chức năng, các bộ ngành, địa phương. Thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương 3, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đã chỉ đạo quyết liệt, bám sát tình hình, Quốc hội vào cuộc hết sức tích cực, cùng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch có hiệu quả.

Với sự đồng lòng, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, sự giúp đỡ của các bạn bè, đối tác quốc tế, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc, ngay cả tại những tâm dịch như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, số ca mắc, tử vong ngày càng giảm sâu. Đây là một điểm sáng, kết quả đáng mừng trong quý III và tháng 9 sau khi 23 tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn tuyệt đối không được lơ là, chủ quan vì tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp; đồng thời không cực đoan, cần thực hiện lộ trình mở cửa an toàn, phục hồi và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch ở các cấp chính quyền, nhất là cấp cơ sở, tiếp tục phối hợp giữa các địa phương, không cát cứ, cục bộ. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu và linh hoạt, sáng tạo để tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định của Trung ương. Củng cố hệ thống y tế từ Trung ương đến cơ sở và sẵn sàng tăng cường y tế lưu động để bảo đảm người dân được tiếp cận y tế sớm nhất, nhanh nhất từ cấp cơ sở. Tiếp tục thực hiện công thức "5K + vaccine + thuốc + công nghệ + ý thức người dân".

Thủ tướng lưu ý cần hoàn thiện việc tích hợp các nền tảng công nghệ phục vụ phòng, chống dịch và bảo đảm an sinh xã hội, nhất là kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tạo thuận lợi nhất cho người dân. Tiếp tục thực hiện các trụ cột về cách ly, xét nghiệm, điều trị. Cần tích cực công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trên tất cả các mặt trong phòng, chống dịch.

Về giá kit xét nghiệm là vấn đề dư luận quan tâm, Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, làm rõ và kịp thời thông tin chính thức tới dư luận. Thủ tướng cũng đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu công tác mua sắm và sử dụng trang thiết bị, vật tư phòng, chống dịch phải bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, tuân thủ đúng quy định pháp luật, tránh lãng phí, thất thoát, tiêu cực.

Quan điểm của Chính phủ là xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện vi phạm, công khai kết quả xử lý cho nhân dân. (VTV.vn 02/10)Về đầu trang

Không quy định đơn vị vận tải phải làm xét nghiệm ngoài yêu cầu Bộ Y tế

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, quan điểm khôi phục hoạt động vận tải theo từng cấp độ đỏ, da cam, vàng, xanh. Bộ không quy định riêng cho đơn vị vận tải phải làm xét nghiệm nào ngoài những yêu cầu của Bộ Y tế.

 

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9.2021 diễn ra chiều nay (2.10), PV Lao Động đặt câu hỏi: Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, việc lưu thông, đi lại của người dân tại các địa phương khi mở cửa trở lại như thế nào? Hành khách khi di chuyển bằng các phương tiện vận tải liên tỉnh cần có những điều kiện gì? Bộ có hướng dẫn/giải pháp gì để tránh mỗi địa phương thực hiện một kiểu?

Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, quan điểm của Bộ GTVT là phải đảm bảo tổ chức vận tải tốt với tiêu chí duy trì hoạt động vận tải cùng với đảm bảo phòng chống dịch.

Theo đó, từ tháng 8, Bộ GTVT đã ban hành hướng dẫn vận tải đối với 5 loại hình giao thông, yêu cầu đảm bảo tất cả các hình thức vận tải. Đối với hàng hoá, nếu các tuyến đường không bị cấm, hàng hóa không bị cấm thì đều được lưu thông bình thường.

Về vận tải hành khách, trên cơ sở phòng chống dịch, để việc khôi phục hoạt động vận tải liên tỉnh, Bộ GTVT đã xây dựng hướng dẫn mới ban hành hôm 30.9 vừa qua với 5 loại hình giao thông gồm các loại hình đường bộ, hàng không, đường sắt, hàng hải và đường thủy nội địa.

Hướng dẫn này cũng đã được lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là ý kiến của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch.

Việc hướng dẫn tổ chức vận tải, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT, doanh nghiệp vận tải phải thực hiện đúng với hướng dẫn của Bộ Y tế.

“Theo quan điểm khôi phục hoạt động vận tải theo từng cấp độ đỏ, da cam, vàng, xanh. Điều này thống nhất với hướng dẫn của Bộ Y tế. Chúng tôi cũng không quy định riêng cho đơn vị vận tải phải làm xét nghiệm nào ngoài những yêu cầu của Bộ Y tế”, Thứ trưởng Đông nói.

Trao đổi thêm về nội dung này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng, sau khi có kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, chắc chắn việc đi lại sẽ thuận lợi hơn. Kể cả các phương tiện giao thông và việc đi lại của người dân.

Trước đó, tối 30.9, Bộ GTVT đã ban hành quyết định 1740/QĐ-BGTVT về việc hướng dẫn tạm thời tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Hướng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày 1.10.2021.

Theo đó, việc tổ chức hoạt động vận tải hành khách sẽ được thực hiện dựa trên sự đánh giá nguy cơ và quy mô cấp độ dịch (cấp xã hoặc có thể ở quy mô tổ, đội, khu dân cư, khóm, ấp, thôn, xóm).

Cấp 1 là nhóm nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2 là nhóm nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp 3 là nhóm nguy cơ cao tương ứng với màu cam; Cấp 4 là nhóm nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

Tại địa phương, vùng có nguy cơ cao (cấp 3), các phương tiện giao thông công cộng hoạt động dưới hoặc bằng 50% công suất (chuyến, lượt hoặc số chỗ trên phương tiện).

Tại địa phương, vùng có nguy cơ thấp (cấp 1) và trung bình (cấp 2), các phương tiện giao thông được hoạt động bình thường.

Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, Sở GTVT hai đầu tuyến tham mưu UBND cấp tỉnh cho phép hoạt động lại tuyến cố định liên tỉnh. Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào tình hình dịch tại địa phương, Sở GTVT địa phương hai đầu tuyến thống nhất áp dụng thực hiện tần suất khai thác đảm bảo theo nguyên tắc đánh giá nguy cơ và cấp độ dịch.

Tại địa phương, vùng có nguy cơ trung bình và nguy cơ cao, nhân viên làm việc tại bến xe, trạm dừng nghỉ phải xét nghiệm COVID-19 hàng tuần (7 ngày/lần); không yêu cầu xét nghiệm đối với người đã tiêm một liều vaccine sau 3 tuần hoặc đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. (Laodong.vn 02/10, Vương Trần) Về đầu trang

Đề nghị đưa sản phẩm test nhanh vào diện bình ổn giá, Bộ Tài chính lên tiếng

Theo Luật Giá năm 2012, hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống.

Thời gian qua, nhiều hiệp hội doanh nghiệp đã kiến nghị đưa sản phẩm test nhanh COVID-19 vào diện bình ổn giá vì dịch còn kéo dài, nhu cầu cao trong khi giá thị trường đắt đỏ.

Trong phản hồi vừa phát đi, Bộ Tài chính cho biết đã ghi nhận đề xuất của hiệp hội các doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo quy định tại Luật Giá, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế (Bộ quản lý ngành, lĩnh vực) nghiên cứu đánh giá làm rõ sự cần thiết. Trong đó đánh giá kỹ về yêu cầu quản lý, những tác động của mặt hàng này đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp yếu tố thị trường và cơ chế tổ chức thực hiện sau khi Bộ Y tế quản lý giá theo danh mục bình ổn giá để có văn bản đề xuất danh mục mặt hàng, đối tượng, biện pháp… bình ổn giá theo quy định pháp luật về bình ổn giá tại Luật giá, pháp luật chuyên ngành về y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Y tế trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định theo thẩm quyền.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cho biết hiện đang đánh giá tổng thể để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giá năm 2012.

Theo đó sẽ phối hợp với Bộ Y tế cũng như các Bộ, ngành có liên quan đánh giá, đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật giá năm 2012 trong đó rà soát bổ sung các mặt hàng nhà nước quản lý theo trình tự, thủ tục quy định, phù hợp yêu cầu quản lý và thực tiễn phát sinh. (VTV.vn 02/10) Về đầu trang

Bộ GTVT yêu cầu bố trí đủ phương tiện đưa người dân về quê

Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố cần bố trí đủ phương tiện và lái xe phục vụ tốt nhu cầu của người dân từ TP Hồ Chí Minh và một số địa phương về quê.

Đây là yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải. Theo đó, cần nắm bắt tình hình thực tế đảm bảo khi nhu cầu về quê của người dân tăng cao vẫn không thiếu phương tiện, lái xe. Đồng thời, chỉ đạo Thanh tra Giao thông phối hợp với Cảnh sát giao thông, lực lượng chức năng khác hỗ trợ người dân trong quá trình di chuyển để không xảy ra ùn tắc, đặc biệt khi qua các chốt kiểm soát dịch.

Ngày 1/10, TP Hồ Chí Minh đã bố trí hơn 100 xe bus tại các chốt kiểm soát cửa ngõ hỗ trợ người dân về quê. Công an thành phố cho biết, đến chiều 1/10, đã giải quyết hỗ trợ khoảng 1.300 người dân các tỉnh miền Tây được về quê. (VTV.vn 02/10)Về đầu trang

Quản lý dịch bệnh bằng tấm bìa hộ khẩu, nên chăng?

Nhiều người dân đang đặt câu hỏi: Kiểm soát dịch bằng việc yêu cầu phải có tấm bìa hộ khẩu để soát xét, kiểm tra như một thủ tục bắt buộc để được đi lại, nên chăng?

 

Sở GTVT TPHCM vừa hướng dẫn tổ chức giao thông giữa TPHCM và các tỉnh. Theo đó, người dân từ các tỉnh, thành phố khác vào TPHCM phải có giấy tờ chứng minh như hộ khẩu, giấy tạm trú, căn cước công dân hoặc chứng minh thư, giấy khai sinh (đối với trẻ em). Có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính còn hiệu lực trong vòng 72 giờ. Được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền là văn bản của UBND tỉnh, thành nơi đi hoặc văn bản của Sở GTVT TPHCM.

Người dân từ TPHCM được đi đến các địa phương phải là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm chủng vaccine. Có kết quả xét nghiệm âm tính còn hiệu lực. Có giấy tờ liên quan như thư mời, giấy hẹn của cơ quan, đơn vị.

Nhiều người cho rằng, ngoài các quy định bắt buộc về y tế như tiêm vaccine, xét nghiệm... thì việc yêu cầu phải có hộ khẩu kèm theo đang làm khó người dân và thực sự không cần thiết.

Mở cửa nền kinh tế, phục hồi sản xuất sao được khi thị trường bị chặn đứng bởi các quy định hành chính. Hoạt động buôn bán làm ăn là chuỗi cung ứng, là mối liên kết của các chủ thể liên quan trên thị trường. Bị "quản thúc" trong địa giới hành chính thì không thể có không gian thị trường.

Bà con ở TPHCM đi ra các tỉnh để buôn bán và ngược lại, đó chính là không gian thị trường. Nhưng khi bị các nhà quản lý chặn đứng bằng các quy định về địa giới hành chính thì làm sao đi lại để làm ăn, hàng triệu con người chịu bó tay bó chân thì phục hồi kinh tế thế nào đây.

Phòng chống dịch là khoa học về y tế, nhưng lại bằng những cách phi y tế, như là tấm bìa hộ khẩu, giấy tạm trú, giấy khai sinh cùng với giấy cấp phép của chính quyền và ngành giao thông. Phòng chống dịch là bằng kiểm soát an toàn dịch bệnh, cụ thể là ai đã tiêm vaccine thì đi lại thông thường không cần bắt buộc phải có xét nghiệm trừ những trường hợp đặc biệt.

Chỉ một cái app thống nhất toàn quốc là kiểm soát toàn bộ hồ sơ y tế của công dân. 4.0 là đây, cách mạng công nghiệp lần thứ tư là đây, "Make in Việt Nam" là đây, đưa công nghệ vào phòng chống dịch là lúc này.

Đừng đi ngược lại với khoa học y tế và thế giới văn minh bằng tấm bìa hộ khẩu và giấy tờ hành chính trong phòng chống dịch. Kiểm soát dịch bằng phân chia địa giới hành chính, nhưng con virus SARS-CoV-2 không cư trú theo không gian hành chính. Kiểm soát dịch bằng hộ khẩu, nhưng con virus SARS-CoV-2 đâu có đăng ký hộ khẩu, thưa các nhà quản lý. (Laodong.vn 02/10, Lê Thanh Phong)Về đầu trang

Hà Nội tiếp tục kiểm soát chặt người dân ra vào thành phố

Người dân muốn ra vào TP, trong đó có những người mắc kẹt tại TP muốn trở về quê, đều được kiểm soát chặt chẽ như thời điểm trước khi TP nới lỏng giãn cách.

Sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, nhu cầu đi lại của người dân ra vào thành phố tăng cao tại hầu hết các chốt kiểm soát. Các trường hợp phải quay đầu xe vì thế cũng tăng do người thì thiếu xét nghiệm COVID, người thì thiếu giấy xác nhận của chính quyền địa phương.

Hiện nay, Hà Nội đã triển khai lắp đặt camera quét mã QR tại tất cả các chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Khi qua lại các chốt kiểm soát, đưa điện thoại qua camera, người dân chỉ mất khoảng chục giây là có thể lưu thông.

Theo lực lượng chức năng, sau thời điểm nới lỏng giãn cách, lượng người lao động rời Hà Nội về quê cũng tăng cao.

Thiếu tá Nguyễn Ngọc Thuật - Phó Đội trưởng Đội 12, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội - cho biết: "Người dân mắc kẹt tại thành phố muốn về quê vẫn phải đảm bảo theo quy định có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, xã phường, thị trấn và đảm bảo các yêu cầu về phòng dịch thì chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho người dân về quê".

Thống kê trong 1 ngày, qua các chốt cửa ngõ đã kiểm soát trên 24.000 lượt phương tiện với hơn 33.200 lượt người ra vào thành phố. Lượng người và phương tiện qua lại này cao gấp khoảng 2 lần so với những ngày Hà Nội còn thực hiện giãn cách. Các lực lượng chức năng cũng đã yêu cầu hơn 2.600 lượt phương tiện không được ra vào thành phố. (VTV.vn 03/10)Về đầu trang

Khi Hà Nội nhất quyết “đóng cửa”

Tân Sơn Nhất- Nội Bài là đường bay trục chính của mạng nội địa, từ đây, các chuyến bay nối chuyến đi quốc tế và các sân bay nội địa khác. Hà Nội “đóng cửa” thì các đường bay cũng coi như ngừng hết.

 

Hà Nội đã bước sang tuần thứ 3 thực hiện chỉ thị 15, tuần thứ 3 bình thường mới. Nhưng vẫn đang đóng cửa hàng không, đóng cửa đường sắt, đóng cửa đối với vận tải hành khách liên tỉnh. Thậm chí ngay cả xe buýt- ngay cả vận tải nội vùng, cái mốc 1.10 cũng đã trôi qua và lãnh đạo sở GTVT Hà Nội thì vẫn lắc đầu.

Đang có những khác biệt trong sự lạc quan với tình hình dịch trên báo cáo và những chính sách áp dụng trong thực tế.

Sau những chiến dịch xét nghiệm, tiêm chủng thần tốc, tỉ lệ người trên 18 tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi một đã đạt tới tỉ lệ 90%. Tình hình dịch bệnh được khẳng định là cơ bản được kiểm soát. Nhưng những “thành quả”, “thành tựu” ấy có ý nghĩa gì nếu Thủ đô tiếp tục đóng cửa trong một sự “cẩn trọng quá mức”.

Trên VTC, ĐBQH Phạm Văn Hòa vừa dẫn lại chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại kỳ họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 là từ 1.10 sẽ từng bước nới lỏng giãn cách, thích ứng linh hoạt để khôi phục và phát triển kinh tế. Ông Hòa cho rằng: “Dừng bay thương mại quốc tế thì được, chứ dừng bay nội địa thì phải xem xét lại vì các chuyến bay nội địa đã có quy định cụ thể để kiểm tra hành khách ngay tại sân bay”.

Vẫn đề “sự cẩn trọng quá mức” rõ ràng đang ảnh hưởng không chỉ tới một địa phương. Bởi nếu địa phương nào cũng có “quy định riêng” thì làm sao chúng ta nói đến thích ứng linh hoạt trên phạm vi cả nước được.

Bởi nói từng bước khôi phục kinh tế mà địa phương chỗ mở nơi đóng thì khác gì dựng “hàng rào biên giới”, làm sao đảm bảo khôi phục chuỗi cung ứng, chuỗi tiêu thụ, chuỗi sản xuất được.

Xin mở ngoặc rằng chuỗi cung ứng đã thật sự đứt gãy trong đợt dịch vừa qua, chứ không chỉ còn là nguy cơ nữa. Và trong sự “đứt gãy” ấy, một đứt gãy rất quan trọng là nguồn lao động- do các quy định phòng chống dịch ở mỗi địa phương một khác.

Bộ Giao thông vận tải liên tục đặt vấn đề khôi phục vận tải, trong đó có hàng không, như một “vấn đề sống còn”.

Bộ Y tế cũng ủng hộ phương án hành khách chỉ cần đáp ứng điều kiện tiêm 1 mũi vaccine hoặc có giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID-19. Trường hợp hành khách không thuộc 2 đối tượng này phải có xét nghiệm âm tính với COVID-19... là có thể bay nội địa.

Vấn đề chỉ còn là việc Hà Nội - một đầu mối giao thông quan trọng, vẫn đang lắc đầu. (Laodong.vn 02/10, Anh Đào)Về đầu trang

Tăng thời hạn kết quả xét nghiệm PCR âm tính lên 72 giờ với người vào Quảng Ninh

Người ra, vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ các vùng có dịch phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong 72 giờ.

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại tỉnh trong tình hình mới nhằm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19", từ ngày 3/10, tỉnh Quảng Ninh có sự điều chỉnh về thời gian xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh và việc kiểm soát người về từ vùng dịch. Trong đó, tỉnh sẽ điều chỉnh thời gian áp dụng xét nghiệm Realtime-PCR qua các chốt kiểm soát là 72 giờ thay vì 48 giờ như trước đó.

Theo đó, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh sẽ thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường hợp người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở… hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan; đối với việc xét nghiệm định kỳ cho người lao động được phân thành nhóm có nguy cơ rất cao, nhóm nguy cơ cao và nhóm có nguy cơ để tổ chức xét nghiệm phù hợp.

Đối với huyện, thị xã, thành phố có nguy cơ rất cao sẽ xét nghiệm định kỳ 1 tuần/lần cho tối thiểu 20% số người lao động có nguy cơ cao (tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng, lãnh đạo công ty, lễ tân…); xét nghiệm định kỳ 1 tuần/lần cho toàn bộ người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh (cung cấp suất ăn, thực phẩm, nguyên vật liệu liệu. dịch vụ bảo vệ, vệ sinh…).

Tại các địa phương có nguy cơ cao và có nguy cơ thì nhóm các đối tượng trên sẽ xét nghiệm định kỳ 2 tuần/lần cho tối thiểu 5% - 10% số người lao động có nguy cơ cao; xét nghiệm định kỳ 2 tuần/lần cho toàn bộ người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Điểm mới đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine (mũi cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng sẽ không phải xét nghiệm.

Hiện tại, tỉnh Quảng Ninh đã qua hơn 90 ngày không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, tỷ lệ người dân được tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt 93%. (VTV.vn 03/10)Về đầu trang

VI PHẠM CHỐNG DỊCH COVID-19

Nghệ An: Đón con trai đang cách ly tập trung về nhà "làm vía", Bí thư xã bị đình chỉ công tác

Ông Vi Hòe, Bí thư Huyện ủy huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An vừa quyết định tạm đình chỉ công tác 30 ngày đối với ông Xồng Vả Dềnh, Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Phòng, chống dịch COVID-19 xã Na Ngoi, do thiếu trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong công tác phòng chống dịch.

Trước đó, vào ngày 5/9, anh X.B.T., con trai ông Dềnh là sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh, đi từ TP Vinh về quê xã Na Ngoi. Anh T. sau đó được đưa đi cách ly tập trung ở bản Na Cáng 14 ngày theo quy định. Tuy nhiên, đến ngày 9/9, vợ chồng ông Dềnh đã đến đón T. về "làm vía" và học online dù mới chỉ cách ly được 4 ngày.

Thấy con trai Bí thư xã được ưu ái về nhà, nhiều người khác đang cách ly tập trung ở đây liền phản đối bằng cách gọi người nhà đến đón về, không tiếp tục cách ly theo quy định.

Vụ việc được báo cáo lên Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 huyện Kỳ Sơn. Lực lượng chức năng sau đó phong tỏa ngôi nhà ông Dềnh đang sinh sống, đồng thời đưa 7 thành viên trong gia đình ông đi cách ly tập trung.

"Hiện chúng tôi đã tạm đình chỉ công tác đối ông Xồng Vả Dềnh, sau khi ông này hoàn thành cách ly, đơn vị sẽ xử lý kỷ luật theo quy định" - ông Vi Hòe khẳng định. (VTV.vn 03/10)Về đầu trang

Kiên Giang: Đình chỉ công tác Hiệu trưởng không cho trưng dụng trường học làm khu cách ly

UBND huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày (từ 2 - 16/10) đối với ông Trần Sung, Hiệu trưởng trường TH và THCS thị trấn Vĩnh Thuận.

Nguyên nhân tạm đình chỉ công tác nêu trên là do ông Trần Sung không chấp hành sự chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo và Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 huyện Vĩnh Thuận về trưng dụng trường Tiểu học và Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận làm khu tiếp nhận và cách ly y tế những người ở ngoài tỉnh về địa bàn theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Huyện ủy Vĩnh Thuận.

Trước tình hình nhiều tỉnh, thành phố điều chỉnh nới lỏng giãn cách xã hội, trong những ngày qua, số lượng người dân từ TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương và Đồng Nai tự phát di chuyển trở về tỉnh Kiên Giang khá nhiều, dự báo sẽ tăng nhanh trong những ngày tới. Để quản lý chặt chẽ người dân từ các vùng có dịch COVID-19 về địa phương, Tỉnh ủy Kiên Giang yêu cầu các huyện ủy, thành ủy trực thuộc chỉ đạo tăng cường kiểm tra, rà soát chặt chẽ, thực hiện tốt công tác quản lý dân cư nơi cư trú, kịp thời phát hiện các trường hợp người từ vùng có dịch COVID-19 về địa phương.

Theo đó, các huyện, thành phố trong tỉnh vận động người dân khi phát hiện các trường hợp người dân từ các vùng có dịch trở về phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp y tế theo quy định. Thực hiện test kháng nguyên nhanh cho tất cả người từ các địa phương khác về, kể cả những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19. Qua đó, nếu kết quả âm tính với SARS-CoV-2 thì cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm 3 lần (vào các ngày thứ 3, thứ 7 và thứ 14 bằng phương pháp RT-PCR); nếu xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì khẩn trương đưa đến cơ sở y tế để điều trị.

Vì vậy, huyện Vĩnh Thuận trưng dụng trường Tiểu học và Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận cùng với một số cơ sở khác trên địa bàn thị trấn Vĩnh Thuận làm khu tiếp nhận, cách ly y tế những người ở ngoài tỉnh về địa bàn, thực hiện test kháng nguyên nhanh, phân loại từng trường hợp để quản lý, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trên địa bàn huyện, kịp thời điều trị các trường hợp F0. Tuy nhiên, ông Trần Sung, Hiệu trưởng trường này phản đối, không chấp hành chỉ đạo của cấp trên, mặc dù trường Tiểu học và Trung học cơ sở thị trấn Vĩnh Thuận trước đó đã trưng dụng làm khu cách ly F1 để phòng, chống dịch COVID-19, chưa có quyết định tháo dỡ.

UBND huyện Vĩnh Thuận tạm đình chỉ công tác ông Trần Sung để xem xét, xử lý vai trò, trách nhiệm đối với cán bộ theo quy trình, thủ tục theo quy định. (VTV.vn 03/10)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm: Bước qua đáy khó khăn để phục hồi

 Dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 và những đợt giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề lên toàn bộ nền kinh tế.

Quý III tăng trưởng âm 6,17% - một con số giảm sâu kỷ lục kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP theo quý từ năm 2000. Nếu tính cả 9 tháng đầu năm, GDP ước chỉ tăng 1,4% so với vùng kỳ. Mặc dù vậy, theo báo Tiền Phong, triển vọng trong dài hạn của kinh tế Việt Nam vẫn tốt.

Tờ báo trích nhận định của Tổng cục thống kê cho thấy, trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài thì tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì mức dương là kết quả tích cực.

Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, trước những khó khăn của dịch bệnh, chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ. Đến ngày 21/9, tổng kinh phí đã hỗ trợ là gần 13,8 nghìn tỷ đồng cho gần 17,6 triệu đối tượng, riêng TP Hồ Chí Minh đã chi trên 5.445 tỷ đông, trao hơn 1,8 triệu túi an sinh cho người dân.

Nhìn vào các giải pháp đó và phân tích về các con số về kinh tế 9 tháng đầu năm, tờ Thời báo ngân hàng đã đưa ra một góc nhìn tương đối khác biệt. Theo tờ báo, các số liệu cho thấy kinh tế Việt Nam đã bước qua "đáy khó khăn" để phục hồi.

Các chuyên gia nhận định, tình hình không hoàn toàn màu xám khi chúng ta tiếp tục giữ được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, thị trường tiền tệ và tỷ giá ổn định, xuất khẩu 9 tháng vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ…

Còn theo báo Sài Gòn giải phóng, có những yếu tố tích cực tạo đà cho tăng trưởng, đó là độ phủ vaccine đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở các khu đô thị lớn, trung tâm kinh tế; dịch đang dần được kiểm soát; lạm phát tăng thấp dưới 4%; mặt bằng lãi suất bình quân giảm, gần 74% doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo được khảo sát đánh giá quý IV sẽ ổn định và tốt hơn.

Nói cách khác, nếu nhìn một cách tổng thể, vẫn có những nền tảng kinh tế để phục hồi nhưng cần nhanh chóng có những điều chỉnh để cho sự phục hồi ấy diễn ra nhanh, mạnh hơn. Báo Đầu tư cho rằng, chính sách hỗ trợ cần thay đổi và doanh nghiệp nhận hỗ trợ cũng phải thay đổi.

Theo bài viết, không gian tài khóa của Việt Nam vẫn còn đủ mạnh để làm tốt hơn, so với các nước ASEAN nên vẫn có thể tăng thêm trần nợ công và thâm hụt ngân sách để hỗ trợ ứng phó với đại dịch. Dù có lo ngại nhưng cũng nên sớm nhận ra, nếu đại dịch không được kiểm soát, mọi hậu quả sẽ tạo ra rủi ro thậm chí còn lớn hơn với sự thịnh vượng lâu dài của nền kinh tế và tính bền vững tài khóa, tiền tệ.

Cũng theo phân tích trên báo Đầu tư, một nhiệm vụ then chốt lúc này để thúc đẩy tăng trưởng lại được đặt vào công tác giải ngân vốn đầu tư công. Thủ tướng chính phủ cũng đã dành sự quan tâm đặc biệt với công tác này khi 9 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách mới đạt 47,38% kế hoạch.

Tờ báo cho rằng, bên cạnh các giải pháp về điều chỉnh quy định pháp lý, giảm thủ tục hành chính thì cần nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, phải coi đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; không thể chậm trễ và lơ là. Hơn bao giờ hết, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công phải là nhiệm vụ then chốt của nền kinh tế.

Chỉ còn 3 tháng nữa là hết năm 2021, nhưng vẫn còn khoảng 250.000 tỷ đồng phải giải ngân. Cũng từ ngày 1/10, các biện pháp nới lỏng giãn cách đã được áp dụng tại TP Hồ Chí Minh, trước đó thì Hà Nội, Đà Nẵng cũng bắt đầu nới lỏng từng bước. Chúng ta đang dần phải thích ứng với dịch bệnh, nhưng bệnh chung về giải ngân vốn đầu tư công chậm không phải do dịch bệnh mà cần phải nhanh chóng được điều trị, tạo một động lực lớn để nền kinh tế nỗ lực bứt phá cuối năm, nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng. (Kênh VTV1 – Báo chí toàn cảnh lúc 7h sáng 03/10)Về đầu trang

Bộ KH&ĐT dự báo tăng trưởng kinh tế 2021 từ 3 - 3,5%

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, để đạt được mục tiêu trên, kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng thấp nhất trong quý IV/2021 từ trên 7% trở lên.

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra vào chiều 2/10, trước câu hỏi về dự báo kinh tế Việt Nam 2021, theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương, trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ KH&ĐT đã trình 2 phương án trên cơ sở tình hình kinh tế 9 tháng đầu năm, cũng như mục tiêu từ nay đến cuối năm cũng như một số điều kiện đặt ra.

“Trên cơ sở thực hiện đáng giá, ước thực hiện cả năm GDP 2021 đạt ở mức 3 - 3,5%. Với kết quả tăng trưởng 1,42% trong 9 tháng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 3% cả năm, quý IV cần tăng trưởng ở mức 7,06% trở lên. Với mục tiêu tăng trưởng 3,5% cả năm, quý IV cần tăng trưởng 8,84% trở lên”, ông Phương cho biết.

Về khả năng đạt được mục tiêu nói trên, theo ông Phương tăng trưởng quý đạt mức 7% trở lên chúng ta cũng từng đạt được trong quá khứ. Tuy nhiên quý IV/2021, có rất nhiều điểm đặc biệt phụ thuộc vào đề án thích ứng an toàn với dịch. Để đạt được mục tiêu đề ra, đối với doanh nghiệp cần không bị “đóng băng” hay đóng cửa, doanh nghiệp phải được hoạt động.

Ngoài ra, lực lượng lao động thì phải được dịch chuyển. Bởi hiện các khu, cụm công nghiệp ở nhiều thành phố lớn đang trong tình trạng thiếu lao động tức thời. Do vậy sắp tới đây cùng với những quy định về y tế, hy vọng rằng các lao động sẽ được dịch chuyển một cách an toàn để đi làm.

Thứ ba hàng hoá phải được lưu thông, trong đó đáng chú ý là lưu thông giữa các địa phương, bao gồm hàng hoá đầu vào và đầu ra. Có được như vậy mới hỗ trợ được cho tăng trưởng kinh tế được.

Đặc biệt trong bối cảnh vừa phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, vừa đảm bảo an toàn sản xuất, từ nay đến cuối năm chúng ta vừa mới bắt đầu lộ trình mới chủ yếu là chúng ta phục hồi nên các doanh nghiệp, khu vực kinh tế đạt được 80% hiệu suất là thành công lớn.

“Rất kỳ vọng sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị thì chúng ta có thể đạt được mức tăng trưởng hơn 7% như đã từng làm trong quá khứ”, ông Phương cho biết.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 vào sáng nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết trong những tháng cuối năm, cùng với nỗ lực cao nhất về phòng, chống dịch, Chính phủ sẽ quyết tâm đẩy mạnh mọi biện pháp để tháo gỡ cơ chế, khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới, quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để tăng trưởng kinh tế tốt hơn và tạo tiền đề cho những tháng đầu năm 2022, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc nghiên cứu xây dựng và thực hiện lộ trình mở cửa trở lại tạo tín hiệu tốt cho cộng đồng doanh nghiệp, theo đó 70% doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lạc quan về tình hình kinh doanh những tháng cuối năm.

Tuy nhiên ông Dũng nhấn mạnh rằng áp lực khôi phục sản xuất, kinh doanh những tháng cuối năm là rất lớn. Phòng, chống, kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 vẫn là yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm. Nhiệm vụ những tháng cuối năm là hết sức nặng nề. (VTV.vn 03/10)Về đầu trang

Các doanh nghiệp và địa phương có 100 ngày chạy nước rút

9 tháng đầu năm, có 85,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 13,6%; nhưng số rút khỏi thị trường chiếm tới 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Sẽ có nhiều người cho rằng, vì dịch bệnh nên thị trường đông cứng, sản xuất bị đình trệ nên doanh nghiệp đóng cửa.

Đổ cho dịch thì dễ quá, nhưng tại sao không đặt lại câu hỏi, rằng doanh nghiệp sập tiệm một phần vì con “cô vít”, nhưng một phần do tác động từ những quy định cực đoan, máy móc của không ít địa phương, cơ quan chức năng.

Tại hội thảo về “Bức tranh kinh tế Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra ngày 1.10, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam nêu ý kiến: “Lúc đóng lúc mở, lúc siết lúc buông, trên nói một đằng dưới làm một nẻo, tỉnh A thông đường, tỉnh B rào chắn, huyện bảo doanh nghiệp được vận hành bình thường, xã lại bảo người lao động ai ở đâu yên đó, ngăn sông cấm chợ vô lối làm khó cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chết oan vì điều đó”.

Dù muốn hay không thì chúng ta cũng phải thừa nhận “ngăn sông cấm chợ” đã gây ra những tổn thất không đáng có. Nhưng chúng ta còn 100 ngày ở phía trước để mở cuộc đua chạy về đích năm 2021 với những thành tích kinh tế cao nhất, bù đắp những thiệt hại mà chúng ta đã gặp phải.

Muốn chạy nhanh, chạy băng băng với tốc độ cao nhất thì phải phá bỏ hết những rào cản trên đường đi. Tất cả các quy định mà địa phương ban hành gây khó khăn cho lưu thông hàng hóa thì phải dẹp ngay, hãy phòng chống dịch bệnh bằng tư duy khoa học, không phải bằng tư duy hành chính.

Mở cửa du lịch nhưng không cho người dân đã tiêm hai mũi vaccine tự do đi lại, các địa phương vẫn dựng barie không cho người “tỉnh bạn” vào “tỉnh nhà” thì mở cửa du lịch để đón ai? Cho nên phải cùng mở cửa, cùng làm đối tác của nhau, cha ông nói “buôn có bạn, bán có phường”. Không ai mở cửa hàng để bán cho chính mình.

Không cho máy bay, tàu lửa hoạt động trở lại thì đừng nói đến mở cửa nền kinh tế. Hàng không, vận tải đường bộ, đường sắt là một phần của hoạt động kinh tế, đồng thời hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh tế khác hoạt động.

Từng địa phương cũng vậy, đã hết giãn cách theo Chỉ thị 16 thì để người dân tự do đi lại và chấp hành quy định 5K, ai vi phạm thì xử phạt, không thể “xử lý người ra đường không có lý do chính đáng”. Tư duy cảm tính này sẽ sinh ra lạm quyền đối với người thực thi công vụ, và tạo thêm khó khăn, áp lực lên đời sống người dân.

Người dân đủ điều kiện đi lại (kèm theo chấp hành nghiêm quy định phòng dịch) để buôn bán làm ăn là góp sức vào cuộc chạy đua 100 ngày của cả nước. (Laodong.vn 02/10, Lê Thanh Phong)Về đầu trang

Doanh nghiệp không bị "đóng băng", lao động phải được dịch chuyển đi làm

Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng điều này còn phụ thuộc vào việc hướng dẫn thích ứng an toàn với dịch bệnh. Doanh nghiệp cần không bị “đóng băng” hay đóng cửa, người lao động phải được dịch chuyển một cách an toàn để đi làm.

 

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2.10, đại diện Bộ KHĐT đã trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Lao Động liên quan tới các kịch bản phát triển kinh tế trong 3 tháng cuối năm 2021.

Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương cho biết, trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ KHĐT đã trình 2 phương án trên cơ sở tình hình kinh tế 9 tháng đầu năm, cũng như mục tiêu từ nay đến cuối năm cũng như một số điều kiện đặt ra. Trên cơ sở thực hiện đánh giá, ước thực hiện cả năm GDP 2021 đạt ở mức 3 - 3,5%.

Theo đó, với kết quả tăng trưởng 1,42% trong 9 tháng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 3% cả năm, quý IV cần tăng trưởng ở mức 7,06% trở lên. Với mục tiêu tăng trưởng 3,5% cả năm, quý IV cần tăng trưởng 8,84% trở lên.

Về khả năng đạt được mục tiêu nói trên, theo ông Phương, mức tăng trưởng đạt mức 7%/quý chúng ta cũng từng đạt được trong quá khứ. Tuy nhiên, quý IV/2021 có rất nhiều điểm đặc biệt phụ thuộc vào đề án thích ứng an toàn với dịch. Để đạt được mục tiêu đề ra, đối với doanh nghiệp cần không bị “đóng băng” hay đóng cửa, doanh nghiệp phải được hoạt động.

Đối với lao động phải được dịch chuyển. Bởi hiện các khu, cụm công nghiệp ở nhiều thành phố lớn đang trong tình trạng thiếu lao động tức thời. Do vậy sắp tới đây cùng với những quy định về y tế, hy vọng rằng các lao động sẽ được dịch chuyển một cách an toàn để đi làm.

Thứ ba hàng hoá phải được lưu thông, trong đó đáng chú ý là lưu thông giữa các địa phương, bao gồm hàng hoá đầu vào và đầu ra. Có được như vậy mới hỗ trợ được cho tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt trong bối cảnh vừa phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, vừa đảm bảo an toàn sản xuất, từ nay đến cuối năm chúng ta vừa mới bắt đầu lộ trình mới chủ yếu là chúng ta phục hồi nên các doanh nghiệp, khu vực kinh tế đạt được 80% hiệu suất là thành công lớn.

“Rất kỳ vọng sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị thì chúng ta có thể đạt được mức tăng trưởng hơn 7% như đã từng làm trong quá khứ”, ông Phương cho biết. (Laodong.vn 02/10, Vương Trần)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 sáng 2/10, Chính phủ tập trung thảo luận về hai nội dung: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021; thảo luận kỹ hơn về các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả với dịch COVID-19 và từng bước mở cửa trở lại, đưa cuộc sống về điều kiện bình thường mới.

Trong đó, Chính phủ dành phần đầu phiên họp để thảo luận, lắng nghe các ý kiến địa phương góp ý vào dự thảo thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả với dịch COVID-19.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, vừa qua, chúng ta đã thực hiện việc giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội ở 23 tỉnh, thành phố và đạt kết quả nhất định bước đầu. Ban chỉ đạo quốc gia đã thống nhất cần có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng dự thảo hướng dẫn tạm thời, gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lấy ý kiến tới tận cấp huyện, cấp xã. Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế cũng đã nhiều lần lấy ý kiến các cơ quan liên quan, lắng nghe, tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học… về dự thảo.

Bên cạnh các ý kiến đồng thuận, cũng có các ý kiến khác nhau về dự thảo hướng dẫn, cho nên Chính phủ tiếp tục dành thời gian của phiên họp để lấy thêm ý kiến các địa phương.

"Đây là vấn đề khó. Như tôi đã nói nhiều lần, càng khó khăn, phức tạp, nhạy cảm càng phải giữ vững nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, cầu thị, lắng nghe ý kiến của nhau, để chúng ta có đầy đủ thông tin, đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng hướng dẫn", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, qua gần 2 năm phòng chống dịch, chúng ta đã hiểu rõ hơn về virus và dịch bệnh. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn khó lường, một văn bản không thể điều chỉnh hết toàn bộ mọi góc cạnh của cuộc sống từ Trung ương tới cấp xã, phường, nhất là khi chúng ta lấy xã, phường làm pháo đài, người dân là chiến sĩ trong phòng chống dịch.

Việc xây dựng dự thảo được tiến hành thận trọng với mục tiêu làm sao phù hợp nhất có thể trong điều kiện hiện nay. Đây là hướng dẫn tạm thời vì việc chống dịch chưa có tiền lệ, diễn biến nhanh, phức tạp, liên quan tới tất cả công dân, liên quan tới mọi lĩnh vực như an ninh trật tự, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dần.

"Không có phương án hoàn hảo, chúng ta chọn phương án tối ưu, đặc biệt không để ách tắc giao thông, ách tắc các chuỗi cung ứng mà chúng ta phải duy trì", Thủ tướng phát biểu và đề nghị các đại biểu góp ý để nhanh chóng ban hành hướng dẫn trên phạm vi cả nước, thực hiện nghiêm túc, nhất quán từ Trung ương tới địa phương, đồng thời vẫn phù hợp với các địa bàn đặc thù như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… (VTV.vn 02/10)Về đầu trang

Cố gắng giải ngân gói hỗ trợ 38.000 tỷ đồng trong 45 ngày

Chính phủ đã có rất nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Cùng với gói hỗ trợ 38.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp mới đây, Chính phủ đang khẩn trương triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 68 để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do COVID-19.

Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: "Với Nghị quyết 68 (gói 26.000 tỷ đồng), tính đến 1/10, chúng ta đã hỗ trợ trên cả nước 15,3 nghìn tỷ đồng với tổng số 18,32 triệu đối tượng. Về gạo, chúng ta đã xuất tổng cộng 136.349 tấn gạo hỗ trợ cho 2,401 nghìn hộ thuộc 30 tỉnh.

Đối với người có bảo hiểm thất nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt, với tổng số tiền là 30.000 tỷ đồng. Như vậy, hiện nay, chúng ta đang hỗ trợ bằng tiền mặt trực tiếp và giảm đóng cho người sử dụng lao động 8.000 tỷ đồng. Những khoản này, cố gắng trong vòng 45 ngày sẽ triển khai xong.

Trong quá trình triển khai, Bộ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục theo dõi tình hình COVID-19 tác động ảnh hưởng đến người dân như thế nào để tham mưu với Chính phủ hỗ trợ người dân trong thời gian tới". (VTV.vn 03/10)Về đầu trang

World Bank khuyến nghị Việt Nam cách đối phó với tình trạng “chưa giàu đã già”

Theo Ngân hàng Thế giới, già hóa dân số có thể khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại, làm tăng chi tiêu công và gia tăng áp lực đối với hệ thống dịch vụ công.

Theo báo cáo “Việt Nam: Thích ứng với Xã hội Già hóa” do Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp thực hiện cho thấy so với các quốc gia đã từng trải qua tình trạng già hóa dân số như Việt Nam đang trải qua hiện nay, thì cả trình độ phát triển kinh tế lẫn thu nhập bình quân của Việt Nam đều thấp hơn.

“Viễn cảnh “chưa giàu đã già” có nghĩa là Việt Nam sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức quan trọng mà để giải quyết sẽ không tránh khỏi những lựa chọn chính sách khó khăn”, báo cáo cảnh báo.

Giám đốc World Bank Việt Nam - bà Carolyn Turk cho biết Việt Nam đã thành công trong việc tận dụng lực lượng lao động dồi dào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ba thập kỷ qua.

Giờ đây, cùng với quá trình già hóa dân số, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng kỹ năng cho lực lượng lao động để thúc đẩy đổi mới và nâng cao năng suất nền kinh tế cũng như bắt đầu tiến hành cải cách lương hưu ngay từ bây giờ để duy trì sinh kế cho người cao tuổi trong những thập kỷ tới.

Với tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng, người cao tuổi dự kiến sẽ chiếm từ 10%-20% dân số Việt Nam vào năm 2035. Tỷ lệ phụ thuộc tuổi già của Việt Nam, được tính bằng số người trên 65 tuổi chia cho số người trong độ tuổi lao động, ước tính sẽ tăng gấp đôi từ 0,11 năm 2019 lên 0,22 năm 2039.

Báo cáo cho thấy tốc độ tăng trưởng dài hạn trong giai đoạn 2020–2050 sẽ chậm lại 0,9 điểm phần trăm so với 15 năm qua khi Việt Nam chuyển dần sang cơ cấu dân số già. Bên cạnh đó, việc đáp ứng nhu cầu của một xã hội già hóa cũng được dự báo sẽ tiêu tốn thêm từ 1,4% đến 4,6% GDP. Việc mở rộng phạm vi bao phủ và cải thiện chất lượng dịch vụ tất yếu sẽ dẫn đến tăng chi phí tài khóa.

Báo cáo đưa ra khuyến nghị để Việt Nam có thể quản lý tình trạng già hóa dân số một cách hiệu quả, dựa trên bài học kinh nghiệm ở các quốc gia khác đã trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học tương tự, ví dụ như Nhật Bản.

Các khuyến nghị này bao gồm những cải cách cần thiết để cải thiện sự tham gia của lực lượng lao động và nâng cao năng suất, tăng cường hiệu quả chi tiêu công và củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ. Báo cáo cũng khuyến nghị các hành động chính sách trong 4 lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ xu hướng già hóa là thị trường lao động, lương hưu, y tế và chăm sóc người cao tuổi. (VTV.vn 02/10)Về đầu trang

Bộ Công an: Đang rà soát tài khoản đã huy động từ thiện của một số cá nhân

Tại cuộc họp báo Chính phủ diễn ra chiều 2.10, Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đã trả lời một số nội dung báo chí quan tâm liên quan tới hoạt động tố giác sai phạm trong làm từ thiện.

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, vừa qua, Bộ Công an đã nhận được tin báo tố giác tội phạm và đơn báo liên quan tới một số cá nhân liên quan tới hoạt động gây quỹ quyên góp từ thiện trong đợt bão lũ miền Trung năm 2020. Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Cảnh sát hình sự thụ lý, kiểm tra, xác minh các nguồn tin.

Hiện nay, Cục Cảnh sát hình sự đang phối hợp với các ngân hàng, tiến hành rà soát, xác định các tài khoản đã huy động từ thiện để làm rõ việc quyên góp, tiếp nhận, quyên góp và quá trình giải ngân.

Cục Cảnh sát hình sự đang phối hợp với UBND và MTTQ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi… để xác minh làm rõ số tiền, hàng mà các cá nhân đã tiến hành cứu trợ tại các địa phương đó.

Đơn vị cũng đã mời làm việc với một số cá nhân, tổ chức đề nghị cung cấp một số thông tin có liên quan để sớm có kết luận các nội dung này theo quy định của pháp luật.

Đồng thời Cục cảnh sát hình sự đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát hình sự ở một số địa phương, tiến hành rà soát, nắm tình hình hoạt động từ thiện diễn ra trên các địa bàn để kịp thời phát hiện các trường hợp, cá nhân, tổ chức lợi dụng việc kêu gọi từ thiện để trục lợi, chiếm đoạt tài sản.

Cũng theo Trung tướng Tô Ân Xô, vừa qua, vấn đề liên quan tới giải ngân tiền từ thiện có nhiều xôn xao trên mạng xã hội. Ông đề nghị cá nhân gửi đơn tố cáo và người bị tố cáo và cư dân mạng hết sức bình tĩnh, kiềm chế các các xúc không nên có những ngôn từ không phù hợp. Tránh việc người khác lợi dụng việc này gây ảnh hưởng tới trật tự xã hội. (VTV.vn 02/10)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

TPHCM: Một Phó Trưởng khu phố bị khởi tố vì ăn chặn tiền hỗ trợ

Công an quận Bình Tân, TPHCM vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Thanh Minh, Phó Trưởng khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B về hành vi tham ô tài sản.

Thời gian vừa qua, để chia sẻ gánh nặng với người dân vì dịch bệnh, nhiều gói hỗ trợ đã được giải ngân. Số tiền tuy không lớn nhưng "một miếng khi đói bằng 1 gói khi no" và cơ bản các khoản hỗ trợ đều đến được với đúng đối tượng.

Tuy nhiên, có những khoản hỗ trợ đã bị cán bộ ăn chặn nhưng cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra, những đối tượng này sẽ bị pháp luật trừng trị. Một phó trưởng khu phố ở quận Bình Tân, TPHCM đã bị khởi tố để điều tra về hành vi tham ô tài sản.

Phan Thanh Minh bước đầu được xác định có hành vi ăn chặn tiền gói hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Hiện cơ quan công an tiếp tục mở rộng xác định trách nhiệm của các cá nhân có liên quan đến vụ việc.

Theo báo Công an nhân dân Online, trước đó, tại phường Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, người dân đã phản ánh về việc những người lập danh sách hỗ trợ người khó khăn có dấu hiệu mập mờ gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch.

Gần đây nhất là vụ lẫn lộn, danh sách phát gạo nhưng lại bắt ký giấy lĩnh tiền 1,5 triệu đồng. Vụ việc này được làm sáng tỏ, Chủ tịch UBND phường phải xuống xin lỗi người dân.

Tiếp đó, thông tin trên tờ Pháp luật TPHCM, ngày 21/9, liên quan đến vụ việc nhận tiền hỗ trợ COVID-19, cũng xảy ra vụ xô xát giữa người dân và lực lượng chức năng tại trụ sở Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B. (VTV.vn 02/10)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Biến thể Delta làm chậm lại đà phục hồi kinh tế tại Đông Nam Á

Dịch COVID-19 diễn biến xấu đi ở một số nước Đông Nam Á đã làm chậm lại đà phục hồi kinh tế của các nước trong khu vực này.

Indonesia và Malaysia đều phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế so với các dự báo trước đó. Trong khi đó, Philippines dự báo phải mất 10 năm để khôi phục tăng trưởng như trước đại dịch.

Ngân hàng Thế giới vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Indonesia trong năm nay xuống còn 3,7% so với mức dự đoán 4,4% vào tháng 4 vừa qua do tác động biến thể Delta. Trước đó, Ngân hàng phát triển châu Á cũng có động thái tương tự khi dự báo tăng trưởng của quốc gia Đông Nam Á này xuống 3,5%, thay cho dự báo trước đó là 4,5%.

Lý do là các lệnh hạn chế nhằm ngăn ngừa dịch bệnh đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các chỉ số kinh tế như doanh số bán lẻ và bán xe có động cơ, niềm tin của người tiêu dùng và chỉ số PMI sản xuất. Các tổ chức tài chính trên khuyến cáo chương trình tiêm chủng sẽ là chìa khóa để giúp khôi phục nền kinh tế Indonesia.

Gần 38.000 doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia đã phải đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đây là con số vừa được Bộ Hợp tác và phát triển doanh nghiệp nước này công bố.

Để giải quyết tình trạng này Malaysia đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sau đại dịch. Ngân hàng Thế giới mới đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của nước này xuống 3,3% thay vì 4,5% như dự đoán trước đó. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình dịch COVID-19 xấu đi ảnh hưởng tới tiến trình hồi phục kinh tế.

Nền kinh tế Philippines có thể mất hơn 1 thập kỷ để khôi phục tăng trưởng như trước đại dịch. Đây là nhận định của Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế nước này. Các lệnh phong tỏa, hạn chế đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Philippines, khiến hàng triệu người mất việc làm, nhiều gia đình rơi vào cảnh nghèo đói.

Hiện 70% nền kinh tế nước này đang chịu các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Các lĩnh vực trọng yếu như du lịch, nhà hàng không thể mở cửa trở lại hoàn toàn. Năng suất lao động thấp hơn do nhiều lao động tử vong, bệnh tật. Các thiệt hại mà Philippines phải gánh chịu và chi phí từ các biện pháp chống dịch được dự báo có thể lớn tới hơn 41 nghìn tỷ Peso (tương đương 810 tỷ USD). (VTV.vn 03/10)Về đầu trang

Tổng thống Philippines Duterte tuyên bố rút khỏi chính trường

Ngày 2/10, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ không tranh cử Phó Tổng thống vào năm 2022 và sẽ rút khỏi chính trường sau khi nhiệm kỳ kết thúc.

Động thái được cho là nhằm mở đường cho con gái ông, Sara Duterte-Carpio, tham gia tranh cử vào vị trí lãnh đạo cao nhất của Philippines. Bà Sara hiện là Thị trưởng thành phố Davao, nơi ông Duterte từng lãnh đạo trước khi trở thành Tổng thống. Bà cũng là người đang dẫn đầu các cuộc thăm dò gần đây về khả năng trở thành Tổng thống mới của Philippines. Theo hiến pháp nước này, mỗi Tổng thống chỉ có một nhiệm kỳ duy nhất 6 năm.

Theo AP, tuyên bố trên được Tổng thống Duterte đưa ra vào ngày 2/10 nhằm tránh một cuộc chiến pháp lý với các đối thủ.

Phát biểu với các phóng viên, Tổng thống Duterte thừa nhận, nhiều người Philippines phản đối ông ra tranh cử Phó Tổng thống trong những cuộc khảo sát và trên các diễn đàn công cộng: "Phản ứng của người Philippines có nghĩa là tôi không đủ điều kiện. Nếu làm như vậy (ra tranh cử) sẽ vi phạm hiến pháp. Tôi sẽ làm theo những gì mọi người muốn và hôm nay, tôi thông báo về việc rút khỏi chính trường".

Nhà lãnh đạo 76 tuổi này trước đó chấp nhận đề cử của đảng cầm quyền Philippines để ra tranh cử Phó Tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 5/2022. Tuy nhiên, quyết định này gây phẫn nộ cho các đối thủ của ông.

Hiến pháp Philippines giới hạn nhiệm kỳ Tổng thống là 6 năm. Các đối thủ của Tổng thống Duterte cảnh báo, họ sẽ đặt câu hỏi về tính hợp pháp nếu ông ra tranh cử Phó Tổng thống.

Hai người tiền nhiệm của Tổng thống Duterte chỉ tranh cử các vị trí thấp hơn sau khi nhiệm kỳ của họ kết thúc và ông là người đầu tiên xem xét ra tranh cử Phó Tổng thống.

Trong trường hợp Tổng thống Duterte mãn nhiệm và đắc cử Phó Tổng thống, ông có thể trở lại cương vị Tổng thống nếu nhà lãnh đạo mới được bầu qua đời hoặc mất khả năng lãnh đạo vì bất kỳ lý do gì.

Con gái của Tổng thống Duterte, bà Sara Duterte, được nhiều người ủng hộ tranh cử Tổng thống để kế nhiệm cha mình.

Ông Duterte nhậm chức Tổng thống Philippines vào năm 2016. Cuộc trấn áp ma túy được cho là chưa hợp pháp của ông ước tính đã khiến hơn 6.000 thiệt mạng. Dù Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát động cuộc điều tra nhưng ông Duterte tuyên bố không hợp tác và không cho phép các nhà điều tra ICC vào Philippines. (VTV.vn 03/10)Về đầu trang ./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More