Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 27-12-2019

Post date: 27/12/2019

Font size : A- A A+

Tải file tại đây

CHÍNH SÁCH.. 1

1.Từ năm 2021, thực hiện chế độ tiền lương mới với cán bộ, công chức. 1

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 2

2.Cắt giảm điều kiện kinh doanh 2019: Các Bộ đã hết động lực để làm?. 2

3. Tăng trưởng kinh tế chắc chắn đạt trên7%.. 4

4.Thủ tướng: Sẽ có cơ chế thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. 5

QUẢN LÝ.. 6

5.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị 6

6.Tinh gọn bộ máy, cắt giảm hàng nghìn vị trí lãnh đạo. 7

7.Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng. 9

8. Hà Tĩnh: Công chức xin nghỉ việc được nhận hơn 550 triệu đồng tiền hỗ trợ. 9

9.  Hà Nội: Yêu cầu cán bộ không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng, đi lễ hội 10

10.    Hà Nội thanh tra việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ. 11

11.   9 tháng, Đà Nẵng chưa phát hiện trường hợp nhận quà trái quy định. 12

12.  “Quảng Nam không có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng”. 13

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 13

13. Đề xuất mới về kết nối và chia sẻ thông tin theo cơ chế một cửa quốc gia. 13

14. Bộ NNPTNT kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính. 15

15. Lần đầu tiên UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức phiên họp không giấy tờ. 16

16.   Ngồi ở nhà vẫn dễ tìm thông tin quy hoạch TP.HCM.. 17

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH.. 18

17.  Năm 2019, thu chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua kho bạc giảm mạnh. 18

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 19

18.Cựu Trưởng Công an TP.Thanh Hóa bị truy tố vì nhận hối lộ. 19

19. Nghi vấn thêm cán bộ công an dùng văn bằng, chứng chỉ giả ở Lai Châu. 20

20.Nguyên Giám đốc Đài PT-TH Lào Cai bị kỷ luật khiển trách. 21

21. Vụ đi khai trương nhà nuôi yến bằng xe công: Rút kinh nghiệm! 22

THẾ GIỚI 23

22. Italy đánh thuế các hãng công nghệ từ 1/1/2020. 23

23.Nguồn cơn cựu Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf bị kết án tử hình. 23

 CHÍNH SÁCH

Từ năm 2021, thực hiện chế độ tiền lương mới với cán bộ, công chức

Bộ Nội vụ cho biết, theo kế hoạch, quý III và quý IV năm 2020, sẽ trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định cụ thể chế độ tiền lương mới. Sang năm 2021, sẽ triển khai thực hiện quy định mới.

 Bộ Nội vụ vừa có báo cáo chuyên đề về chính sách tiền lương, năm 2019 và kế hoạch triển khai năm 2020 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

 Theo đó, Bộ Nội vụ cho biết, năm 2019, Bộ này đã trình Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tăng từ 1.390.000 đồng lên 1.490.000 đồng/tháng (tăng thêm 7,19%) từ ngày 1/7/2019, trình Quốc hội thông qua việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.600.000 đồng/tháng (tăng thêm 7,38%) từ ngày 1/7/2020 trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

 Đồng thời, Bộ đã trình Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng thêm 5,5% từ ngày 1/1/2020 và thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế quản lý tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2020: Vùng I là 4.420.000 đồng/tháng, vùng II là đồng/tháng, vùng III là 3.430.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.070.000 đồng/tháng.

 Theo kế hoạch, trong quý I và quý II năm 2020, các Bộ, cơ quan Trung ương hoàn thiện báo cáo chính thức về đề xuất thiết kế bảng lương và chế độ phụ cấp theo nội dung cải cách chính sách tiền lương tại Nghị quyết số 27-NQ/TW đến Bộ Nội vụ để tổng hợp.

 Trong đó, Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng các quy định về chính sách tiền lương của doanh nghiệp theo phân công nhiệm vụ tại Nghị quyết số 107/NQ-CP.

 Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo về quy định cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập, các giải pháp tài chính; tính toán khả năng cân đối nguồn lực trong tổng thể; rà soát, thống kê, đánh giá nguồn dư cải cách tiền lương của các Bộ, địa phương, nguồn tăng thu qua các năm. Trên cơ sở đó Thường trực Tổ Biên tập hoàn chỉnh báo cáo về xây dựng cụ thể chế độ tiền lương mới.

 Ban Tổ chức Trung ương khẩn trương xây dựng Bảng phân loại chức vụ tương đương trong hệ thống chính trị báo cáo Bộ Chính trị xin ý kiến Ban chấp hành Trung ương (Hội nghị Trung ương 12 khóa XII) để làm căn cứ xây dựng bảng lương chức vụ.

 Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo, Ban cán sự đảng Chính phủ về quy định cụ thể chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

 Sang quý III và quý IV năm 2020, các cơ quan sẽ trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định cụ thể chế độ tiền lương mới. Sang năm 2021 sẽ triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới. (Anninhthudo.vn 25/12, An Nhiên) Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Cắt giảm điều kiện kinh doanh 2019: Các Bộ đã hết động lực để làm?

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2019” với nhiều nội dung đáng chú ý.

 Một trong những nội dung trọng tâm của báo cáo là tình hình cắt giảm điều kiện kinh doanh. Theo VCCI, năm 2019, hoạt động cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh khá lặng lẽ.

 Tính đến giữa tháng 11/2019, VCCI chỉ nhận được hai đề nghị góp ý của hai Bộ đối với dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung các nghi định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực do Bộ quản lý, đó là Bộ Công Thương và Bộ Y tế.

 Còn theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 27/6/2019 về đánh giá mức độ thay đổi của những cải cách về bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh và tác động thực chất đối với doanh nghiệp thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ biết rằng chỉ có hai Bộ (gồm Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có kế hoạch thực hiện việc bãi bỏ, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh theo Nghị quyết 02 trong năm 2019.

 “Sau một năm với những chuyển động tích cực có tính cải cách, đột phá thì dường như năm nay, sự nhiệt tình của một số Bộ đã giảm đi đáng kể hoặc có thể các Bộ nhận thấy không thể cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh do Bộ mình quản lý hơn nữa”, VCCI bình luận.

 Đánh giá về việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của Bộ Y tế và Bộ Công Thương, VCCI cho hay hoạt động của Bộ Y tế nằm trong phạm vi hẹp, chủ yếu điều chỉnh các quy định để giải quyết những vướng mắc trên thực tế và đảm bảo tính khả thi cho các thủ tục liên quan đến trang thiết bị y tế, còn các vấn đề khác gần như không xem xét điều chỉnh gì.

 Đối với Bộ Công Thương, dự thảo nghị định của Bộ đã bãi bỏ, đơn giản hóa khá nhiều điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, một số quy định sửa đổi điều kiện kinh doanh trong dự thảo vẫn còn hình thức, chẳng hạn: có điều khoản được sửa đổi hay bãi bỏ nhưng không làm thay đổi bản chất của quy định; có điều kiện được sửa đổi nhưng chưa triệt để.

 Một ví dụ cụ thể là dự thảo nghị định có sửa đổi, bổ sung một số điều kiện kinh doanh khí tại Nghị định 87/2018/NĐ-CP, nhưng chưa thực sự triệt để, vì một số điều kiện kinh doanh chưa hợp lý vẫn được giữ lại.

 Cụ thể: điều kiện yêu cầu thương nhân phải có hợp đồng thuê cơ sở vật chất với thời hạn thuê tối thiểu (thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí có cầu cảng hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 05 năm cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng; thương nhân sản xuất chế biến khí có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 01 năm của thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn quốc gia; thương nhân kinh doanh pha chế khi có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc có hợp đồng thuê tối thiểu 01 năm với tổ chức đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; cửa hàng bán lẻ LPG chai có hợp đồng tối thiểu 01 năm bán LPG chai với thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp cửa hàng trực thuộc của thương nhân).

 Yêu cầu thời hạn tối thiểu của hợp đồng thuê là chưa hợp lý, can thiệp vào quyền thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Mặt khác, về mặt quản lý, yêu cầu thời hạn tối thiểu không đảm bảo chắc chắn là thương nhân đáp ứng điều kiện là có quyền sử dụng cơ sở vật chất bởi vì, trong mối quan hệ hợp đồng các bên có thể chấm dứt hợp đồng bất kì thời điểm nào (cả đơn phương hoặc đồng thuận).

 Dù vẫn chưa thực sự như kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp, nhưng VCCI đánh giá hoạt động cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương trong năm 2019 đã thể hiện những nỗ lực, quyết tâm từ phía Bộ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. (Vietnamfinance.vn 26/12)Về đầu trang

Tăng trưởng kinh tế chắc chắn đạt trên7%

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá tại Trụ sở Chính phủ sáng 25.12, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết tuy chưa tính cụ thể được nhưng chắc chắn tăng trưởng kinh tế năm 2019 sẽ đạt trên 7%. Dù sức ép lạm phát năm tới khá lớn nhưng Ban Chỉ đạo điều hành giá cho rằng hoàn toàn khả thi trong việc kiềm chế giá tiêu dùng dưới 4% theo yêu cầu của Quốc hội.

 Theo tính toán của Bộ Tài chính, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2019 ước tăng 2,73%. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng CPI là: một số mặt hàng tăng giá theo quy luật hàng năm như nhóm hàng tiêu dùng (thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đồ uống, dịch vụ giao thông công cộng, du lịch,...); giá nhiên liệu, chất đốt trong nước tăng theo giá thế giới; giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo mức tăng thêm của lương cơ bản; giá vật liệu xây dựng và nhân công tăng do nhu cầu và chi phí đầu vào. Trong nửa cuối năm, giá thịt lợn tăng cao do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung thịt sụt giảm.

 Ở chiều ngược lại, các nguyên nhân làm giảm áp lực lên mặt bằng giá là giá lương thực, giá dầu, gas, viễn thông… giảm. Lãnh đạo các bộ, ngành cũng nhấn mạnh tới cơ chế điều hành, hoạt động của Ban chỉ đạo và sự phối hợp của các bộ, ngành tiếp tục được phát huy trong điều hòa cung cầu, minh bạch thông tin và góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Chính phủ, triệt tiêu lạm phát kỳ vọng. Bên cạnh đó là sự vào cuộc kịp thời, khách quan của các cơ quan truyền thông, báo chí về cung cầu hàng hóa.

 Liên quan tới các chỉ số vĩ mô quan trọng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết “chắc chắn tăng trưởng kinh tế trên 7%”, và “2019 là năm thứ 2 tăng trưởng GDP trên 7%”. Cùng với đó, CPI ở mức 2,73%, thấp nhất trong 3 năm gần đây (năm 2018 là 3,54%, năm 2017 là 3,53%) và thấp hơn nhiều so với tăng trưởng “giúp cho tăng trưởng càng thêm có ý nghĩa”, Phó Thủ tướng nhận định.

 Đánh giá về công tác điều hành giá năm 2019, lãnh đạo các bộ, ngành đều cho rằng Chính phủ và các địa phương đã điều hành kiểm soát lạm phát thành công, ở mức thấp 2,7 - 2,8%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế (điều chỉnh một bước giá các dịch vụ công nhà nước quản lý như giá dịch vụ y tế, giáo dục và giá điện theo thị trường).

 Cả Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Thống kê đã đưa ra các kịch bản điều hành giá của mình cho năm 2020, trong đó các cơ quan đều có 2 kịch bản dưới 4% và kịch bản xấu nhất là trên 4%.

 Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn cho biết dù là kịch bản nào thì trong quý I.2020, lạm phát sẽ tăng trên 4% vì sức ép tăng giá từ thịt lợn,  một số mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán và giá xăng, giá gas. Ông Tuấn đề nghị trong 3 tháng đầu năm không nên điều chỉnh bất kỳ giá dịch vụ nào do Nhà nước quản lý.

 Đối với mặt hàng thịt lợn, Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, có hiện tượng “găm hàng” để tăng giá. “Vừa qua kiểm tra ở Bắc Giang, giá 140.000/kg nhưng người nuôi chưa bán, ở Hưng Yên cũng vậy dù giá đã lên 160.000 - 170.000 đồng/kg”. Tuy nhiên, ông Tiến cho biết từ tháng 1.2020 sẽ cung ứng thịt lợn từ tái đàn và tiếp tục nhập khẩu thịt lợn để đáp ứng nhu cầu của người dân.

 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định công tác điều hành giá năm 2020 sẽ thách thức hơn hơn năm 2019 nhưng Ban chỉ đạo điều hành giá thống nhất lựa chọn điều hành lạm phát năm 2020 từ 3,59% đến 3,91%. “Dù sức ép lên lạm phát còn nhiều, nhất là từ giá thịt lợn, nhưng Ban chỉ đạo nhận thấy hoàn toàn khả thi trong việc kiềm chế lạm phát cả năm ở mức dưới 4% theo yêu cầu của Quốc hội trên nguyên tắc tuân thủ yêu cầu của thị trường, cung - cầu hàng hóa”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. (Đại biểu nhân dân 26/12)Về đầu trang

Thủ tướng: Sẽ có cơ chế thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chiều 26/12, tại trụ sở Chính phủ, gặp mặt đoàn đại biểu Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thủ tướng cho rằng, Chính phủ cũng sẽ có cơ chế thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện chiếm 90% số lượng doanh nghiệp mà theo kinh nghiệm thế giới, muốn có doanh nghiệp lớn thì đầu tiên phải có doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Phản ánh một số bất cập, vướng mắc thời gian qua, như một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được triển khai hay triển khai không hiệu quả, lãnh đạo Hiệp hội cho rằng, cần tiến hành tổng kết các chương trình, chính sách sau 2 năm triển khai Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để có điều chỉnh phù hợp hơn, sát với thực tế, tạo động lực cho doanh nghiệp.

 Cần phân loại doanh nghiệp để doanh nghiệp nhỏ có chính sách riêng, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có chính sách hỗ trợ riêng. Một số dịch vụ công của các Bộ, ngành nên chuyển cho các hiệp hội thực hiện. Các cơ quan chức năng cần có nghiên cứu về kinh tế ban đêm bởi việc phát triển tốt kinh tế ban đêm sẽ kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển du lịch.

 Ghi nhận ý kiến của Hiệp hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp nhỏ và vừa thời gian qua, với tốc độ nhanh, đặc biệt là những đóng góp cho sự phát triển đất nước. Trong đó, có những doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ trước đây giờ tiến lên quy mô vừa.

 Theo Thủ tướng, điều đáng mừng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khát vọng phát triển mạnh mẽ để xây dựng đất nước, đồng thời có mong muốn đổi mới hơn nữa về cơ chế, chính sách của Nhà nước để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.

 Thủ tướng nhấn mạnh, cuộc gặp mặt hôm nay không chỉ để động viên mà còn tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, xử lý kịp thời những kiến nghị để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến bước cùng dân tộc, đóng góp cho phát triển đất nước. Trước các kiến nghị của doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu chính quyền các cấp tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi đây là một bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế.

 Chính phủ cũng sẽ có cơ chế thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện chiếm 90% số lượng doanh nghiệp cả nước. 

 Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động năng động, hiệu quả, phát triển bền vững và cùng thực hiện mục tiêu phát triển về số lượng để 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Đây là điều cần thiết khi mà tỷ lệ doanh nghiệp trên dân số của Việt Nam còn thấp so với các nước (120 người mới có 1 doanh nghiệp).

 Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đóng góp cho Chính phủ trong công cuộc cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; Tuân thủ pháp luật, xây dựng môi trường văn hóa, quan tâm đến an sinh xã hội.

 Thủ tướng cũng mong muốn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có khát vọng trong phát triển, đó chính là nguồn lực quan trọng để đóng góp vào thành công của Việt Nam trong tương lai.

 Trên tinh thần đó, những kiến nghị của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập hợp, trình Chính phủ để cùng các bộ, ngành giải quyết, tạo cơ chế thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. (VOV.vn 26/12, Vũ Dũng)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị

Ngày 26/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì họp Bộ Chính trị để cho ý kiến về dự kiến chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2020; xem xét, quyết định về công tác cán bộ và một số vấn đề quan trọng khác.

 Tham dự hội nghị có các Bí thư Trung ương Đảng, các ban đảng Trung ương và các cơ quan chức năng có liên quan.

 Sau khi nghe Văn phòng Trung ương Đảng và Ban Tổ chức Trung ương báo cáo các Tờ trình, Đề án; Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan có liên quan và ý kiến thảo luận của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Chính trị đã thống nhất kết luận như sau:

 Bộ Chính trị hoan nghênh Văn phòng Trung ương Đảng đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan, trên cơ sở kiến nghị, đề xuất của các cơ quan Trung ương và các địa phương để sớm chuẩn bị dự kiến Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2020 trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

 Về việc thực hiện Chương trình làm việc năm 2019, Bộ Chính trị khẳng định, trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến mới, nhiều vấn đề đột xuất, phức tạp nảy sinh, nhưng với tinh thần chủ động, trách nhiệm, Văn phòng Trung ương Đảng và các cơ quan có liên quan đã tham mưu để Bộ Chính trị, Ban Bí thư bàn và quyết định, hoàn thành về cơ bản các nội dung đã đưa vào chương trình từ đầu năm, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về những vấn đề mang tầm chiến lược của đất nước cũng như giải quyết các công việc thường xuyên của Đảng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

 Chất lượng các cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày càng được nâng cao, hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, làm việc đúng quy trình, quy định.

 Về dự kiến Chương trình làm việc của năm 2020, Bộ Chính trị cơ bản nhất trí với đề xuất của Văn phòng Trung ương Đảng.

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh năm 2020 là năm chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng, công việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư chắc chắn sẽ nhiều hơn và rất nặng nề. 

Việc lựa chọn nội dung đưa vào Chương trình làm việc của năm 2020 cần ưu tiên những nội dung đã có trong chương trình toàn khóa, những nội dung liên quan đến các Hội nghị Trung ương và những công việc phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng, những công việc đột xuất.

 Văn phòng Trung ương Đảng cần phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan có liên quan tiếp tục rà soát, đề xuất lựa chọn đúng và trúng, có trọng tâm, trọng điểm những nội dung cần trình ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư bàn, đồng thời phải rất linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén để bố trí, bổ sung kịp thời những vấn đề mới phát sinh.

 Phát huy kết quả, kinh nghiệm của năm 2019, năm 2020, các cơ quan cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tham mưu để tổ chức các cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư bảo đảm chất lượng, hiệu quả, nền nếp, khoa học.

 Cũng tại hội nghị này, sau khi xem xét Tờ trình của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Chính trị đã quyết định một số nhân sự thuộc diện Bộ Chính trị quản lý và thảo luận, quyết định về một số nội dung quan trọng khác. (TTXVN/VietnamPlus.vn 26/12) Về đầu trang

Tinh gọn bộ máy, cắt giảm hàng nghìn vị trí lãnh đạo

Bộ Tài chính đã cắt giảm 63 phòng, ban và 193 chi cục thuế, tỉnh Cao Bằng cắt giảm 95 đầu mối, qua đó giảm hàng trăm vị trí lãnh đạo.

 Bộ Nội vụ cho biết, đến ngày 25/12, Bộ đã thẩm định xong 42/45 tỉnh, thành. Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 21 tỉnh, thành phố.

 Cũng liên quan đến cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, theo đánh giá của Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, địa phương thường xuyên rà soát, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc, điển hình: Bộ Tài chính đã cắt giảm 63 phòng, ban và 193 chi cục thuế tại Cục thuế cấp tỉnh, giảm 1.792 đội thuế thuộc chi cục thuế cấp huyện; cắt giảm 143 phòng thuộc kho bạc nhà nước cấp huyện, giảm 48 đơn vị cấp tổ, đội; giảm 12 chi cục hải quan thuộc cục hải quan cấp tỉnh. Bộ Giao thông vận tải đã giảm được 32 tổ chức cấp phòng trở lên. Tỉnh Cao Bằng đã cắt giảm 95 đầu mối tổ chức hành chính, qua đó, giảm 144 vị trí lãnh đạo; cắt giảm 158 đơn vị sự nghiệp công lập, qua đó, giảm được 474 vị trí lãnh đạo…

 Cũng theo Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt biên chế công chức năm 2020, với tổng biên chế là 253.517 người, giảm 8.68% so với năm 2015. Bộ Nội vụ đã thẩm định biên chế sự nghiệp của 63 tỉnh, 20/22 bộ, cơ quan và 8 cơ quan thuộc Chính phủ, với tổng biên chế sự nghiệp bộ, ngành Trung ương là 143.943 người (giảm 11,85%) và địa phương là 1.750.081 (giảm 4,26%) so với năm 2015.

 Trong triển khai thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý theo quy định của Bộ Chính trị, thống kê ban đầu có 9/14 cơ quan Trung ương và 17/22 địa phương đã tổ chức thi tuyển được nhiều chức danh cán bộ, lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở và cấp phòng.

 Liên quan đến cải cách tài chính công, Bộ Nội vụ cho biết, tính đến hết tháng 11/2019, đã có 9 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Luỹ kế đến nay đã có 36/128 doanh nghiệp được cổ phần hoá thuộc danh mục phải cổ phần hoá, đạt tỷ lệ 28.13%.

 Cùng với đó, có 13 doanh nghiệp thuộc danh mục ban hành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện thoái vốn với giá trị 896 tỷ đồng, thu về 1.839 tỷ đồng. Luỹ kế từ năm 2017 đến nay, đã thoái vốn nhà nước tại 92 đơn vị theo danh mục với giá trị 4.704 tỷ đồng và thu về 8.964 tỷ đồng.

 Một trong những tồn tại bất cập được Bộ Nội vụ chỉ ra là tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước còn chậm so với tiến độ đề ra, chỉ đạt 28%. Việc triển khai thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp còn chậm, chỉ đạt 7,8% so với kế hoạch.

 Tồn tại bất cập khác, theo Bộ Nội vụ, một số bộ, ngành còn chậm công bố các nhóm thủ tục hành chính thực hiện liên thông hoặc công bố không đầy đủ. Việc liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các phần mềm quản lý chuyên ngành của một số bộ, ngành với phần mềm một cửa điện tử của các địa phương còn bất cập, gây khó khăn cho các địa phương trong giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.

 Cùng với đó, thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp, cần phải tiếp tục rà soát, đơn giản hóa. Tình trạng trễ hẹn trong giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ vẫn còn phổ biến ở một số lĩnh vực trọng tâm, như đất đai, xây dựng, lao động - thương binh và xã hội.

 Nhiệm vụ quan trọng được Bộ Nội vụ nhấn mạnh trong năm tới là đẩy mạnh việc rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 18 và 19 của Trung ương cùng các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời thực hiện tốt việc thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. (Tienphong.vn 25/12, Luân Dũng) Về đầu trang

Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng

Trong ngày 26/12, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã triển khai kiểm tra tại một số cơ quan, Bộ, ngành, địa phương về kết quả phòng, chống tham nhũng.

 Làm việc với Đảng đoàn Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, cho rằng, Đảng đoàn, Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, chú trọng thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong nội bộ, trong đó, tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp ủy.

 Về những hạn chế, tồn tại, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Đảng đoàn Liên minh Hợp tác xã cần chú trọng xử lý khuyết điểm nhỏ ngay từ khi mới phát sinh, không để tích tụ thành sai phạm lớn.

 Làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao ghi nhận công tác phòng chống tham nhũng tại Bộ có nhiều điểm sáng, đồng thời lưu ý, Bộ cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm.

 Trước đó, Báo cáo của Bộ cho biết, vừa qua, Bộ đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước gần 60 tỷ đồng, yêu cầu các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục thu hồi dứt điểm số tiền gần 5 tỷ đồng đã chi sai cho các đối tượng chính sách. 

Kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại tỉnh Quảng Nam, Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đánh giá cao việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng tại địa phương này, đồng thời lưu ý, tỉnh tiếp tục có giải pháp cụ thể nhằm triệt tiêu nạn tham nhũng vặt, gây phiền hà, nhũng nhiễu đối với nhân dân.

 Theo báo cáo của tỉnh Quảng Nam, trong năm 2019, địa phương này chỉ phát hiện 1 vụ tham nhũng trong công tác cấp chứng nhận quyền sử dụng đất ở huyện Duy Xuyên với số tiền trục lợi hơn 200 triệu đồng. Hiện vụ việc đã khởi tố vụ án và đang tiếp tục điều tra xử lý. (VTV.vn 26/12, Quang Đông)Về đầu trang

Hà Tĩnh: Công chức xin nghỉ việc được nhận hơn 550 triệu đồng tiền hỗ trợ

Tại Hà Tĩnh có trường hợp được nhận hơn 550 triệu đồng tiền hỗ trợ chính sách cho công chức xin nghỉ việc trong quá trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy và chính sách tinh giản biên chế.

 Thực hiện Nghị quyết số 164/2019 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách cấp xã trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019 – 2021 và Nghị định 108/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, theo thống kê, tại Hà Tĩnh đã có trường hợp được nhận hỗ trợ tối đa hơn 550 triệu đồng. 

Cụ thể, qua thống kê từ cơ quan chức năng, một công chức công tác tại UBND xã Thạch Liên (huyện Thạch Hà) xin nghỉ việc và được nhận hơn 574 triệu đồng. Trong đó, hưởng theo Nghị quyết 164 là hơn 380 triệu đồng và hơn 194 triệu đồng theo Nghị định 108.

 Sở tài chính Hà Tĩnh cho biết, tính đến ngày 23/12 đã chi trả theo Nghị quyết 164 với tổng số tiền hơn 19 tỷ đồng cho 129 cán bộ, công chức cấp xã, 7 cán bộ, công chức cấp huyện và 48 người hoạt động không chuyên trách cấp xã xin nghỉ việc. 

Theo Nghị quyết 164, cán bộ được trợ cấp thôi việc cao nhất là 311 triệu đồng, thấp nhất là 10,4 triệu đồng; còn công chức được trợ cấp thôi việc cao nhất là hơn 380 triệu đồng và thấp nhất là 23 triệu đồng.

 Ngoài ra, đối với Nghị định 108, cán bộ, công chức nghỉ việc còn được hỗ trợ mức cao nhất gần 200 triệu đồng. Được biết, số tiền hỗ trợ cao hay thấp do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ số lương, trình độ đào tạo, số năm công tác…..

 Thực hiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, đến tháng 12/2019, Hà Tĩnh đã có 1.188 cán bộ, công chức và bán chuyên trách cấp xã nghỉ hưởng chính sách theo Nghị quyết 164/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. (Tienphong.vn 25/12, Hoài Nam) Về đầu trang

Hà Nội: Yêu cầu cán bộ không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng, đi lễ hội

Ngày 25.12, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã ký chỉ thị gửi các đơn vị về việc thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

 Theo đó, Chỉ thị yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tuân thủ nghiêm các quy định về đạo đức công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính; Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, kể cả giờ nghỉ trưa của ngày làm việc; không hút thuốc lá trong công sở, nơi công cộng. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, nơi công cộng và cư trú; không có những hành vi làm xấu đi hình ảnh của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô và ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

 Trong các ngày nghỉ lễ, cần chủ động hạn chế và kiểm soát việc uống rượu, bia của bản thân, bạn bè và gia đình (thực hiện nghiêm quy định về an toàn giao thông); không tham gia đánh bạc, cổ vũ đánh bạc dưới mọi hình thức; Nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo cấp trên.

 Đối với các cơ quan, đơn vị, UBND TP yêu cầu tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, mừng Xuân, tổng kết năm, đón nhận thành tích thi đua - khen thưởng, kỷ niệm ngày truyền thống... cần thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

 Phải tăng cường các hình thức quản lý, giám sát chặt chẽ việc sử dụng thời giờ làm việc trong cơ quan, đơn vị (đặc biệt tại Bộ phận tiếp công dân, Bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính), đảm bảo hoạt động thường xuyên trong ngày làm việc; bố trí việc trực cơ quan ứng trực các ngày nghỉ lễ theo đúng quy định.

 Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các cơ quan, đơn vị khẩn trương tập trung tiếp tục triển khai công việc, không để chậm trễ, ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn. Nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định và sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc, không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng, đi lễ hội. Nghiêm cấm sử dụng ô tô công, ngân sách, tài sản công phục vụ các hoạt động mang tính chất cá nhân.

 UBND TP yêu cầu Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; Tổ chức quán triệt, triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức viên chức và người lao động tại cơ quan, nơi công cộng, nơi cư trú.

 Chỉ thị cũng nêu rõ: Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố nếu để cấp dưới, cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách xảy ra vi phạm... (Đại Biểu Nhân Dân 26/12, Trần Hải)Về đầu trang

Hà Nội thanh tra việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ

Thành phố Hà Nội sẽ tăng cường thanh kiểm tra công tác kê khai, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong năm 2020.

 UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản về kế hoạch thanh tra năm 2020 trên địa bàn. Theo kế hoạch, năm 2020, thành phố sẽ tập trung thanh tra trách nhiệm trong thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng của giám đốc sở và chủ tịch UBND cấp huyện. Trong đó tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc phức tạp, đơn thư tố cáo tiêu cực, tham nhũng.

 Bên cạnh đó sẽ thanh tra công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường, đầu tư xây dựng, tài chính, ngân sách; việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011- 2017.

 Ngoài ra, thành phố sẽ thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; quyết định thanh tra lại các cuộc thanh tra đã được các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiến hành và kết luận nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật... 

Về phòng, chống tham nhũng, thành phố sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác kê khai, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện quy định về công khai, minh bạch trên các lĩnh vực, nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và dự án đầu tư, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức...

 UBND thành phố Hà Nội giao Thanh tra thành phố theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác thanh tra của các đơn vị. (Tienphong.vn 26/12, Luân Dũng) Về đầu trang

9 tháng, Đà Nẵng chưa phát hiện trường hợp nhận quà trái quy định

Ngày 25/12, Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng), Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về công tác phòng chống tham nhũng.

 Đại tướng Lương Cường đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng. Thành ủy Đà Nẵng có sự tham dự của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng Nguyễn Nho Trung và Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cùng các cá nhân liên quan.

 Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện Thành ủy Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, các cơ quan đơn vị tại Đà Nẵng đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về công tác phát hiện, phòng ngừa tham nhũng. Việc thực hiện minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan đơn vị đúng pháp luật, góp phần phòng ngừa tham nhũng, đặc biệt là tham nhũng vặt.

 Ngoài ra, thông tin tại buổi làm việc, năm 2019, thành phố đã thực hiện chuyển đổi 41 vị trí việc làm có nguy cơ tham nhũng. Thành phố cũng mở rộng triển khai đề án cải cách thủ tục hành chính, tiếp nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua bưu điện. Việc kê khai tài sản của người có chức vụ được thực hiện nghiêm túc công khai và Đà Nẵng chưa phát hiện trường hợp nào nhận quà trái quy định và sử dụng tài sản công trái phép, vụ lợi. 

Bà Lê Thị Mỹ Hạnh, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng cho hay, kết quả 9 tháng năm 2019, các cấp ủy Đảng đã kiểm tra giám sát, thi hành kỷ luật 110 Đảng viên, thi hành kỷ luật 14 đảng viên vi phạm. Tuy nhiên, chưa phát hiện trường hợp nào tham nhũng. Bên cạnh đó, toàn ngành thanh tra TP.Đà Nẵng triển khai hơn 1.000 cuộc thanh tra, kiểm tra. Qua đó, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 1 tỷ đồng, 7 tỷ đồng nộp bảo hiểm xã hội, chưa trường hợp nào phải chuyển cơ quan điều tra. Đồng thời, cơ quan cảnh sát điều tra đã tiếp nhận 5 tin nhắn về tội tham nhũng,  khởi tố, điều tra  2 vụ, tại Chi nhánh Công ty sữa Việt Nam; Dự án xây dựng đường Hòa Liên 3,4 huyện Hòa Vang.

 Kết quả: Trong những vụ án tham nhũng kinh tế đưa ra tại buổi làm việc, các cơ quan chức năng của Đà Nẵng đã thu hồi hơn 3 tỷ đồng. Trong đó, vụ trường Mầm Non Tuổi Ngọc gần 200 triệu đồng, Chi nhánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam tại Đà Nẵng là 3,2 tỷ đồng. Đối với việc thu hồi tài sản các vụ án trước năm 2019, hiện nay chưa thực hiện xong và đang tìm giải pháp tháo gỡ như vụ Phạm Công Danh mua sân vận động Chi Lăng.

 Phát biểu tại buổi làm việc, Đại tướng Lương Cường cho biết, trong các ngày 4 và 5/11, tổ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã làm việc với các cơ quan chức năng TP.Đà Nẵng để trao đổi nắm tình hình về công tác phòng chống tham nhũng của thành phố. Buổi làm việc này nhằm thảo luận làm rõ những kết quả, hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng. Trên cơ sở đó, Đoàn sẽ tổng hợp báo cáo với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. (Danviet.vn 26/12, Lam Hàn - Đình Thiên)Về đầu trang

“Quảng Nam không có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng”

Ngày 26-12, đoàn công tác do Đại tướng Lương Cường (Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng) dẫn đầu đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy và các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam về công tác phòng, chống tham nhũng.

 Theo báo cáo của Tỉnh ủy Quảng Nam, trong 9 tháng đầu năm, công tác tự kiểm tra nội bộ chưa phát hiện vụ việc nào sai phạm về kinh tế, tham nhũng.

 Đối với tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, đã phát hiện một vụ với ba người gồm các ông: Nguyễn Văn Việt - cán bộ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Duy Xuyên, Trần Anh Tuấn -công chức tư pháp, hộ tịch và Võ Hồng Pháp - cán bộ địa chính xã Duy Vinh (huyện Duy Xuyên) câu kết với nhau làm hồ sơ đất cho người dân không đúng quy định.

 Hiện nay Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và đang tiếp tục điều tra.

 Cũng theo báo cáo, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp và chi bộ xử lý kỷ luật hai tổ chức đảng và 251 đảng viên vi phạm (khiển trách 189, cảnh cáo 32, cách chức 15, khai trừ 15).

 Trong đó, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Duy Xuyên đã kiểm điểm bằng hình thức khai trừ một đảng viên về hành vi tham nhũng, thông đồng với cán bộ cấp trên hợp thức hóa hồ sơ thủ tục để chuyển mục đích sử dụng đất và gợi ý thỏa thuận nhận tiền của công dân trong quá trình làm hồ sơ, thủ tục.

 Đối với tham nhũng và sai phạm về kinh tế, tỉnh Quảng Nam đã tiến hành 75 cuộc thanh tra theo kế hoạch, 39 cuộc thanh tra đột xuất. Qua thanh tra, phát hiện sai phạm, kiến nghị thu hồi ngân sách nhà nước 62,8 tỉ đồng và 64.695 m2 đất. Đồng thời kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm và xử lý hành chính 152 tập thể, 86 cá nhân có liên quan đến sai phạm.

 Ghi nhận những kết quả đạt được, đoàn công tác cũng đã chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng của Quảng Nam. Đoàn công tác đã kiến nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam tiếp tục quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống tham nhũng. (Plo.vn 26/12, Thanh Nhật)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Đề xuất mới về kết nối và chia sẻ thông tin theo cơ chế một cửa quốc gia

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định về thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin theo cơ chế một cửa quốc gia.

 Bộ Tài chính cho biết, cơ chế một cửa quốc gia được chính thức triển khai từ năm 2014, cho đến ngày 30/10/2019 đã kết nối 13 bộ, ngành triển khai 184 thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh với sự kết nối tham gia xử lý của nhiều cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã kết nối với Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử và đang trong quá trình triển khai để mở rộng trao đổi các chứng từ khác cũng như kết nối với một số đối tác ngoài ASEAN như Liên minh kinh tế Á- Âu, Hàn Quốc,..

 Mặc dù cơ chế một cửa quốc gia đã triển khai và đạt được những kết quả tích cực trong những năm qua nhưng đánh giá tổng quan về công năng sử dụng cơ chế này còn khuyết thiếu một lĩnh vực hết sức quan trọng – đó là tổ chức kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp liên quan trực tiếp, gián tiếp đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Lĩnh vực này có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến việc xây dựng, hoàn thiện Chính phủ điện tử, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, thông tin, dữ liệu cho doanh nghiệp và người dân…Do vậy, việc ban hành Nghị định tạo cơ sở pháp lý cho việc kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, người, phương tiện, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo Cơ chế một cửa quốc gia là rất cần thiết.

 Bộ Tài chính đề xuất chính sách 1 là: Kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

 Nội dung của chính sách gồm: Phân loại, nội dung thông tin, dữ liệu cung cấp, chia sẻ thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia; hình thức cung cấp, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin; thời hạn cung cấp, chia sẻ thông tin; yêu cầu đảm bảo kết nối các hệ thống thông tin với Cổng thông tin một cửa quốc gia; trách nhiệm của bên cung cấp thông tin; trách nhiệm của bên khai thác, sử dụng thông tin…

 Giải pháp thực hiện chính sách đã được lựa chọn là: Kết hợp giải pháp Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai hướng dẫn việc thực thi các nội dung về chia sẻ thông tin số trong cơ quan nhà nước theo các quy định hiện tại trong Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, Nghị định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số và bổ sung các quy định cụ thể về việc tổ chức, quản lý kết nối, chia sẻ thông tin từ các CSDL trong cơ quan nhà nước ở mức nghị định. Các quy định bổ sung bao gồm: phân loại, nội dung thông tin, dữ liệu cung cấp, chia sẻ thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia; hình thức cung cấp, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin; thời hạn cung cấp, chia sẻ thông tin; yêu cầu đảm bảo kết nối các hệ thống thông tin với Cổng thông tin một cửa quốc gia; trách nhiệm của bên cung cấp thông tin; trách nhiệm của bên khai thác, sử dụng thông tin; trách nhiệm của Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia.

 Chính sách 2 là: Kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

 Nội dung của chính sách gồm: Phối hợp kết nối, cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp trong nước; Phân loại, nội dung thông tin, dữ liệu cung cấp, chia sẻ thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia; hình thức cung cấp, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin… (Phapluatxahoi.vn 25/12, TQ) Về đầu trang

Bộ NNPTNT kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính

“Không có thủ tục hành chính nào được ban hành trái thẩm quyền” – đó là kết quả Bộ NN&PTNT thực hiện thẩm định, thẩm tra các nội dung quy định thủ tục hành chính tại các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đối với 6 văn bản và 12 thủ tục hành chính.

 Tính đến nay, đã có tổng số 662.573 hồ sơ (bao gồm cả hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; theo dịch vụ công trực tuyến) yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, trong đó số hồ sơ mới tiếp nhận là 659.836 hồ sơ và số hồ sơ từ kỳ báo cáo trước chuyển qua là 2.737 hồ sơ.

 Các đơn vị thuộc Bộ đã giải quyết 556.850 hồ sơ, gồm: 556.040 hồ sơ hồ sơ giải quyết đúng hạn, đạt tỷ lệ 99.85%; 810 hồ sơ giải quyết quá hạn; Tổng số hồ sơ đang giải quyết là 5.058 hồ sơ, trong đó số hồ sơ chưa đến hạn là 4.393 hồ sơ và số hồ sơ đã quá hạn là 665 hồ sơ. Như vậy, tổng số hồ sơ quá hạn (bao gồm đã giải quyết và đang giải quyết) là 1.761 hồ sơ.

 Lý giải về nguyên nhân quá hạn đối với các trường hợp tồn đọng trong giải quyết thủ tục hành chính, Bộ NN&PTNT cho rằng, do số lượng hồ sơ nhiều, tập trung theo thời điểm dẫn đến công chức không đủ thời gian để giải quyết. Cùng với đó, trình độ, năng lực của một số cán bộ trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính và trang thiết bị còn hạn chế.

 Trong năm 2019, Bộ NN&PTNT đã thực hiện đánh giá tác động đối với 59 thủ tục hành chính được quy định trong 8 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó 29 thủ tục hành chính đã được ban hành trong 3 Nghị định thuộc thẩm quyền của Chính phủ; 6 thủ tục hành chính được ban hành trong 3 Thông tư thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng và 13 thủ tục hành chính đã được đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ.

 Bộ đã thực hiện công bố 17 Quyết định với 238 thủ tục hành chính, gồm 32 thủ tục hành chính mới; 126 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế và 80 thủ tục hành chính bị hủy bỏ. Bộ cũng đã cập nhật mới, sửa đổi, bổ sung đầy đủ, kịp thời công khai 158 thủ tục hành chính; đồng thời hủy công khai đối với 80 thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.

 Cùng với đó, Bộ đã rà soát, cập nhật lại 393 thủ tục hành chính vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC mới (https://csdltthc.vnpt.vn) theo Công văn số 8153/VPCP-KSTT ngày 11/09/2019 của Văn phòng Chính phủ về rà soát, chuẩn hóa dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Rà soát, cập nhật 825 bộ câu hỏi/trả lời về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực NN&PTNT trên Cơ sở dữ liệu của Cổng dịch vụ công Quốc gia. 

Ngày 28/01/2019, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 366/QĐ-BNN-VP về Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2019. Theo đó, tổng số tổng số thủ tục được rà soát theo kế hoạch là 85. Bộ đã thực hiện rà soát, đánh giá 83 thủ tục hành chính (2 thủ tục hành chính trong Kế hoạch mới được ban hành nên không rà soát).

 Trên cơ rà soát, đánh giá đã đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 36/83 thủ tục hành chính, đạt 43,37% thủ tục hành chính được rà soát, đánh giá. Trong đó, dự kiến sửa đổi, bổ sung 24 thủ tục hành chính, bãi bỏ 12 thủ tục hành chính; dự kiến sửa đổi, bổ sung 2 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung 7 văn bản quy phạm pháp luật. Tổng chi phí tiết kiệm được là 310.670.522.265 đồng/năm, đạt tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20,79%.

 Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, Bộ đã tiến hành rà soát 594 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ và các Tổng cục, Cục, Vụ trong 11 lĩnh vực. Qua rà soát đã phát hiện 6 thủ tục hành chính được hướng dẫn tại 2 văn bản liên quan đến lĩnh vực trồng trọt, Cục Trồng trọt đã bãi bỏ theo quy định.

 Ngày 19/9/2019, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 3631/QĐ-BNN-VP về thành lập Đoàn kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính và việc thực hiện gửi nhận văn bản điện tử năm 2019 đối với 8 đơn vị thuộc Bộ.

 Tháng 10/2019, Bộ đã tiến hành kiểm tra tại các đơn vị theo kế hoạch và ban hành Văn bản số 8504/BC-BNN-VP ngày 13/11/2019 về kết quả kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính và việc triển khai gửi nhận văn bản điện tử năm 2019 của Bộ, trong đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém cần phải khắc phục trong thời gian tiếp theo.

 Trong năm, Bộ đã tiếp nhận 466 phản ánh, kiến nghị, trong đó đăng tải công khai 437 phản ánh, kiến nghị và đang xử lý 29 kiến nghị, phản ánh (tỷ lệ xử lý phản ánh, kiến nghị đạt 100%). (Danviet.vn 26/12, Khương Lực)Về đầu trang

Lần đầu tiên UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức phiên họp không giấy tờ

Để việc xây dựng Chính quyền điện tử, thành phố thông minh đạt hiệu quả, mới đây phiên họp của UBND tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng hình thức họp không giấy tờ và đây là phiên họp đầu tiên của tỉnh triển khai bằng hình thức này.

 Theo đó, tại phiên họp thường kỳ tháng 12 diễn ra vào sáng 25/12, UBND tỉnh đã triển khai hệ thống họp thông minh bằng ứng dụng phần mềm kỳ họp trên máy Ipad trang bị cho đại biểu để khai thác tài liệu phục vụ phiên họp.

 Theo UBND tỉnh, với hệ thống này, mọi công việc chuẩn bị để phục vụ cho cuộc họp từ khâu đặt lịch họp, gửi giấy mời đến chuẩn bị tài liệu, gửi ý kiến góp ý, đăng ký phát biểu… tất cả đều được thực hiện trên hệ thống điện tử.

 Cũng theo UBND tỉnh, cách làm này giúp các đại biểu thuận tiện nghiên cứu tài liệu, hạn chế tối đa việc in ấn, qua đó tiết kiệm chi phí… Bên cạnh đó, hệ thống cung cấp các công cụ thông minh hỗ trợ họp, giúp ban tổ chức cũng như các đại biểu tham gia họp có thể tiếp cận nhanh nhất với những thông tin từ cơ bản đến nâng cao, bao gồm: Các văn bản tài liệu, chương trình họp đến các thông tin tham khảo, phân tích, đánh giá, tổng hợp… Qua đó, các đại biểu có thể dành thời gian cho nghiên cứu, đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội…

 Được biết, việc tổ chức họp không giấy tờ sẽ được UBND tỉnh duy trì, áp dụng tại các phiên họp thường kỳ. (Dantri.com.vn 26/12, An Nhiên)Về đầu trang

Ngồi ở nhà vẫn dễ tìm thông tin quy hoạch TP.HCM

“Tìm kiếm thông tin quy hoạch ở đâu?” là câu hỏi nhiều người dân TP.HCM từng đặt ra, nhưng từ 2017, mọi người không cần phải mang hồ sơ đi lại nhiều lần, chỉ cần vào Ứng dụng Thông tin quy hoạch TP.HCM...

 Ứng dụng Thông tin quy hoạch TP.HCM là sáng kiến mà anh Vũ Chí Kiên (Sở quy hoạch kiến trúc TP) mang đến trình bày tại Hội thi Cải cách hành chính năm 2019 chủ đề “Vì dân phục vụ”. Phần thi vượt qua hàng ngàn đối thủ xuất sắc để giành giải nhì chung cuộc tại hội thi vừa diễn ra chiều nay, 26-12, tại Sở Ngoại vụ TP.HCM.

 Theo tác giả, đây là phần mềm của Sở quy hoạch kiến trúc giúp người dân dễ dàng tìm kiếm thông tin quy hoạch một cách nhanh chóng, dễ dàng, không cần đi lại nhiều lần.

 Trước đó, vòng loại hội thi trực tuyến trải qua ba đợt thi với hơn 5000 tài khoản dự thi và hơn 6000 lượt bài dự thi. 8 thí sinh đại diện cho 8 đơn vị cùng bước vào vòng chung kết hôm nay là 8 thí sinh xuất sắc nhất đã vượt qua hơn 6000 đối thủ khác để cùng nhau tranh tài.

 Đánh giá về chất lượng thí sinh và nội dung tham gia, ông Lương Tuấn Anh Chủ tịch Công đoàn viên chức thành phố, cho biết cho biết ông đánh giá cao chất lượng của những bài dự thi. Số lượng bài thi tự luận với những hiến kế có tính khả thi cao. Một số đề xuất mang tính phối hợp giữa các cơ quan với nhau.

 Phần hai thuyết trình, sân khấu hoá nội dung là phần để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người tham dự. Mỗi đội mang tới một kế sách khác nhau, với cách thể hiện khác nhau mang đặc trưng riêng của từng đơn vị.

 Thí sinh Ngô Thị Xuân Dung (Bảo hiểm Xã hội thành phố) chia sẻ về hiến kế của đơn vị mình qua một tiểu phẩm rất duyên dáng nhưng không kém phần hài hước về cải cách trong lĩnh vực Bảo hiểm, giúp hồ sơ của người dân từ quận huyện chuyển lên TP được tiếp nhận xử lý nhanh hơn, không gây phiền hà sách nhiễu cho người dân.

 Bác sĩ Trần Thị Thắm (Hội chữ thập đỏ Thành phố ) lại mang tới kế sách nâng cao hiệu quả phần mềm thông tin người hiến máu. Trước khi có phần mềm mỗi 1 người hiến máu có 1 thẻ, phải trình thẻ với bác sĩ để biết thời gian đã đủ ngày để hiến máu hay chưa…thì từ khi có phần mềm, công việc này trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nó không chỉ giúp cho bác sĩ dò tìm thông tin người hiến máu nhanh chóng, chính xác, đã đủ ngày được hiến máu chưa, có mắc bệnh gì không…mà còn giúp người hiến máu không mất quá nhiều thời gian.

 Một trong những sáng kiến được đánh giá cao tại Chung kết hội thi là phần thi của Vũ Chí Kiên (Sở quy hoạch kiến trúc) với Ứng dụng thông tin quy hoạch TP.HCM.

 Kết hợp giữa thuyết trình, và tiểu phẩm đã rất thực về đời sống, thí sinh này đã trình bày đầy đủ và toàn diện sự hữu ích tiện lợi của ứng dụng trong đời sống người dân.

 Từ câu chuyện hai vợ chồng đi tìm nhà ở nhưng cứ tới nơi lại bị bán mất đến chuyện khi tìm được một căn ưng ý, hẻm xe hơi, vị trí đẹp, giá cả hợp lý, điều hai vợ chồng băn khoăn là thông tin quy hoạch.

 Chủ nhà thì chỉ cho 2 ngày để quyết định, trong khi hôm đó đã là thứ 6, thứ 7 chủ nhật ai làm? Nhà đẹp giá đẹp nhưng lỡ có vấn đề thì sao?... là những câu hỏi họ đặt ra.

 Cuối cùng hai vợ chồng đã tìm ra lời giải đáp từ ứng dụng thông tin quy hoạch TP.HCM, ứng dụng giúp người dân bất kì đâu cũng tiếp cận được thông tin quy hoạch Thành phố nhanh chóng chính xác nhất.

 Đây là câu chuyện điển hình của nhiều gia đình thành phố. Ứng dụng này được công bố từ cuối 2017, tới nay ứng dụng có hơn 200.000 người sử dụng.

 Ông Huỳnh Công Hùng (Trưởng Ban thi đua Thành Phố) phát biểu kết thúc hội thi nhấn mạnh vấn đề cốt lõi là con người, là sáng tạo là thực tế. “Phần mềm chỉ là công cụ phương tiện, là bước khởi đầu. Nhu cầu đòi hỏi của cá nhân tổ chức ngày càng cao.

 Tôi hoan nghênh ủng hộ 8 chủ đề sáng tạo của từng đơn vị. Quan trọng nhất là các bạn tự tiếp thu tự thay đổi tư tưởng tình cảm nhận thức, cùng chung sức cải cách hành chính đưa thành phố ngày càng phát triển”, ông Hùng nhấn mạnh. (Plo.vn 26/12, Nguyễn Trà)Về đầu trang

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Năm 2019, thu chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua kho bạc giảm mạnh

Với việc tăng cường phối hợp với các ngân hàng thương mại, số thu và chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua kho bạc nhà nước (KBNN) đang giảm dần qua từng năm.   

 Trong năm 2019, KBNN tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt như: triển khai quy định tại Thông tư số 136/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính (có hiệu lực từ tháng 1/4/2019) về việc rút tiền mặt tại ngân hàng; thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp và các đơn vị giao dịch sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu, chi ngân sách nhà nước. 

Cùng với đó, KBNN cũng kiểm soát chặt chẽ các khoản thanh toán bằng tiền mặt, chủ động phối hợp, kịp thời cung cấp thông tin về nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt cho ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản để bố trí nguồn tiền mặt đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước; mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại để tăng cường công tác phối hợp thu và ủy nhiệm thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt.

 Để cải cách công tác thu ngân sách nhà nước, thời gian qua, KBNN tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại 5 ngân hàng thương mại (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank và MB) và đa dạng hóa các phương thức thanh toán trong thu nộp NSNN như internet banking, ATM, POS,… nhằm mở rộng không gian và thời gian thu nộp ngân sách nhà nước (24/7), rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước.

 Từ đó đã tăng cường công tác phối hợp thu và ủy nhiệm thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt, góp phần tập trung nhanh nguồn thu, thanh toán chi trả kịp thời cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, hỗ trợ người nộp thuế, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quản lý ngân quỹ nhà nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

 Theo thống kê mới nhất từ KBNN, đến thời điểm 30/11/2019, có 1.161 tài khoản chuyên thu của các đơn vị KBNN. Qua đó, tổng số thu, chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN giảm tương đối lớn so với cùng kỳ năm trước.

 Cụ thể, số thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN chiếm 0,47% so với tổng thu qua KBNN (giảm 14% so với cùng kỳ năm 2018); số chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt qua KBNN chiếm 2,96% so với tổng chi qua KBNN (giảm 43% so với cùng kỳ năm 2018).

 Theo KBNN, việc đẩy mạnh triển khai, hoàn thiện và hiện đại hóa các hệ thống thanh toán điện tử trong thời gian qua đã giúp công tác quản lý ngân quỹ được an toàn, hiệu quả, công tác thanh toán qua KBNN được nhanh chóng, an toàn, thuận tiện, từ đó góp phần cải cách thủ tục hành chính và hướng tới hạn chế tối đa sử dụng tiền mặt trong giao dịch với ngân sách nhà nước. (Hải quan 26/12)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Cựu Trưởng Công an TP.Thanh Hóa bị truy tố vì nhận hối lộ

Cựu Trưởng Công an TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa - cựu đại tá Nguyễn Chí Phương đã bị VKSND Tối cao truy tố về tội "Nhận hối lộ" do đã nhận 260 triệu đồng "chạy án" của một nguyên cán bộ công an thuộc cấp.

 Ngày 26/12, VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Chí Phương (SN 1961, cựu Trưởng Công an TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) về tội "Nhận hối lộ" theo quy định tại Điều 354, khoản 2, điểm c - Bộ luật Hình sự năm 2015.

 Theo TTXVN, cáo trạng của VKSND Tối cao nêu rõ Nguyễn Chí Phương là Trưởng Công an TP.Thanh Hóa, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thanh Hóa. Đỗ Đức Hiếu là cán bộ Đội Cảnh sát trật tự Công an TP.Thanh Hóa. Ngày 18/7/2018, Đỗ Đức Hiếu lấy trộm chiếc xe máy hiệu Air Blade BKS 36 B1-007.36 của anh Nguyễn Quang Ngọc để tại nhà xe của cán bộ, chiến sĩ Công an TP.Thanh Hóa để sử dụng. Ngày 19/7/2018, sau khi làm việc với Nguyễn Chí Phương và Đội điều tra tổng hợp Công an TP.Thanh Hóa, Đỗ Đức Hiếu đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Đội điều tra tổng hợp đã thu giữ chiếc xe trên.

 Nguyễn Chí Phương là người trực tiếp chỉ đạo việc đề nghị xử lý kỷ luật và ký các văn bản tố tụng khi giải quyết vụ việc Đỗ Đức Hiếu có hành vi "Trộm cắp tài sản". Quá trình thực hiện, Nguyễn Chí Phương đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, 3 lần nhận tiền của Đỗ Đức Hiếu với tổng số tiền 260 triệu đồng để giúp Đỗ Đức Hiếu không bị xử lý kỷ luật và không bị xử lý hình sự.

 Sau khi nhận tiền, Nguyễn Chí Phương đã chỉ đạo cán bộ cấp dưới hướng dẫn Đỗ Đức Hiếu làm thủ tục xin xuất ngũ; trao đổi với lãnh đạo VKSND TP.Thanh Hóa không xử lý hình sự và báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa xin xử lý nội bộ đối với Đỗ Đức Hiếu nhưng không được chấp nhận.

 Sau đó, Nguyễn Chí Phương đã phải làm thủ tục đề nghị xử lý kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân; khởi tố và đề nghị truy tố đối với Đỗ Đức Hiếu. Thấy mình sắp bị đưa ra xét xử, Hiếu đến nhà Nguyễn Chí Phương để đòi tiền nhưng Phương chỉ trả lại 150 triệu đồng. Không đồng ý, Hiếu không nhận tiền và bỏ về.

 Do Nguyễn Chí Phương không trả lại đủ tiền, về nhà, Đỗ Đức Hiếu chuẩn bị sẵn đơn tố cáo Nguyễn Chí Phương và sao chép các file ghi âm ngày 26/7/2018, ngày 18/11/2018 và ngày 19/11/2018 ra nhiều USB. Ngày 22/11/2018, TAND TP.Thanh Hóa đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, xử phạt Đỗ Đức Hiếu 9 tháng cải tạo không giam giữ về tội "Trộm cắp tài sản". Sau khi Hội đồng xét xử tuyên án, Đỗ Đức Hiếu đã nộp đơn tố cáo tới Chủ tọa phiên tòa đồng thời gửi đơn tố cáo Nguyễn Chí Phương kèm theo file ghi âm đến nhiều cơ quan. Sau khi vụ việc bị phát hiện, Nguyễn Chí Phương đã nộp lại số tiền 260 triệu đồng nhận của Đỗ Đức Hiếu.

 VKSND Tối cao kết luận việc phải đề nghị xử lý kỷ luật và đề nghị truy tố Đỗ Đức Hiếu là ngoài mong muốn của Nguyễn Chí Phương. Vì vậy, hành vi Nguyễn Chí Phương đủ yếu tố cấu thành tội "Nhận hối lộ" quy định tại Điều 354, khoản 2, điểm c - Bộ luật Hình sự năm 2015.

 Trước đó như Báo Người Lao Động đã thông tin, vào tháng 11/2018, trên mạng xã hội xuất hiện 1 đoạn ghi âm dài hơn 23 phút có tiêu đề: "Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an TP.Thanh Hóa, nhận tiền chạy án 260 triệu, bị thuộc cấp tố cáo".

 Ngày 30/11/2018, Công an tỉnh Thanh Hóa quyết định tạm đình chỉ công tác 1 tháng đối với đại tá Nguyễn Chí Phương bắt đầu từ ngày 3/12/2018 để Thanh tra Bộ Công an xác minh thông tin này. Thanh tra Bộ Công an sau đó kết luận hành vi nhận tiền từ ông Đỗ Đức Hiếu (nguyên cán bộ thuộc Đội Cảnh sát trật tự Công an TP.Thanh Hóa) của đại tá Phương là có dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ nên Thanh tra Bộ Công an kiến nghị Bộ Công an thi hành kỷ luật với hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân đối với đại tá Phương.

 Ngày 25/1/2019, tại trụ sở Công an TP.Thanh Hóa, đã công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tước danh hiệu Công an nhân dân đối với đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an TP.Thanh Hóa.

 Cũng trong ngày 25/1, Cơ quan điều tra VKSND Tối Cao đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Chí Phương, nguyên Trưởng Công an TP.Thanh Hóa và được VKSND Tối cao phê chuẩn. (Nld.com.vn 26/12, B.T.V)Về đầu trang

Nghi vấn thêm cán bộ công an dùng văn bằng, chứng chỉ giả ở Lai Châu

Hiện nay dư luận nghi ngờ vẫn còn một số cán bộ trong ngành công an tại Lai Châu đang sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

 Trước thông tin dư luận cho rằng sau trường hợp của Thượng tá Thái Đình Hoài - nguyên Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lai Châu sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả để vào ngành công an và tiến thân, hiện nay vẫn còn một số cán bộ trong ngành công an tại địa phương đang sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

 Trao đổi với phóng viên VOV về vấn đề này, Đại tá Bùi Xuân Phong - Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu xác nhận, Ban Giám đốc cũng đã nhận được thông tin trên.

 Việc tổng rà soát văn bằng, chứng chỉ được ngành thực hiện dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an từ tháng 9/2019. Theo kế hoạch, việc tổng rà soát, đối khớp văn bằng, chứng chỉ của cán bộ được Ban Giám đốc giao cho Phòng Tổ chức cán bộ thực hiện. Phòng Tổ chức cán bộ đã thành lập Tổ công tác và tiến hành rà soát đối với tất cả cán bộ, chiến sĩ đang công tác, với mục đích có cái nhìn tổng thể về việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ trong toàn lực lượng.

 Theo Đại tá Bùi Xuân Phong, đối với những cán bộ, chiến sĩ có thông tin dư luận và được Tổ công tác rà soát phát hiện văn bằng, chứng chỉ có dấu hiệu nghi vấn là giả sẽ được Ban Giám đốc chỉ đạo thực hiện đối khớp trước tại Phòng khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo nơi cán bộ đó tham gia kỳ thi.

 Cán bộ thuộc diện nghi vấn sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả sẽ được Tổ công tác mời đến để xuất trình học bạ THPT, bằng tốt nghiệp và các loại giấy tờ, văn bằng kết quả học chuyên nghiệp ngành ngoài ở các hệ trung cấp, cao đẳng và đại học. Sau khi rà soát xong, toàn bộ văn bằng, chứng chỉ của cán bộ, chiến sĩ sẽ được Tổ công tác lần lượt về các tỉnh để đối khớp.

 Đại tá Bùi Xuân Phong, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu cho biết, đến nay, Công an tỉnh Lai Châu đang tổng hợp kết quả, những trường hợp nào có vấn đề nghi vấn sẽ được đối khớp trước.

 Như tin đã đưa, ngày 13/11/2019, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định kỷ luật Thượng tá Thái Đình Hoài, sinh ngày 15/5/1976, quê quán tại xã Thịnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lai Châu bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân do sử dụng bằng THPT giả để vào ngành công an và tiến thân.

 Hiện nay, Công an tỉnh Lai Châu cũng đã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục về công tác đảng đề nghị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu kỷ luật ông Thái Đình Hoài ở mức cao nhất là khai trừ khỏi đảng. (VOV.vn 26/12, Nhóm PV)Về đầu trang

Nguyên Giám đốc Đài PT-TH Lào Cai bị kỷ luật khiển trách

Ông Phan Quang Hưng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Lào Cai vừa bị thi hành kỷ luật Đảng sau nhiều sai phạm.

 Trước đó, tại kỳ họp thứ 36 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lào Cai đã chỉ ra, trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 7/2018, tại Đảng ủy Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lào Cai đã xảy ra nhiều sai phạm như công tác tuyển dụng chưa được chú trọng, trong khi chỉ tiêu biên chế còn thiếu vẫn ký nhiều hợp đồng lao động; bổ nhiệm cán bộ chưa nghiêm túc dẫn đến bổ nhiệm 18 cán bộ thiếu tiêu chuẩn; điều động, bổ nhiệm cán bộ không nằm trong quy hoạch. 

Ngoài ra còn có sai phạm trong việc ban hành văn bản trước ngày soạn thảo nhằm hợp lý hóa 2 quyết định giao nhiệm vụ phụ trách phòng mà không thông qua tập thể; chưa thực hiện tốt việc kê khai tài sản và minh bạch thu nhập; buông lỏng trong quản lý xây dựng cơ bản, trong triển khai các dự án, gói thầu sử dụng nguồn vốn Nhà nước; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ sai quy định; sai phạm trong quản lý tài chính, tài sản…

 Với vai trò là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đài trong giai đoạn nói trên, ông Phan Quang Hưng đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước dẫn đến các vi phạm trong công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lý tài chính tại cơ quan.

 Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm, ông Phan Quang Hưng đã bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thi hành kỷ luật bằng hình thức “Khiển trách”.

 Từ tháng 8/2018 đến nay, ông Phan Quang Hưng được điều động làm Phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai.

 Đảng ủy Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lào Cai và một số cá nhân có liên quan khác cũng bị xử lý kỷ luật. Tổng số tiền sai phạm phải truy thu lên tới hàng tỷ đồng. (VOV.vn 26/12, Thanh Thủy)Về đầu trang

Vụ đi khai trương nhà nuôi yến bằng xe công: Rút kinh nghiệm!

Chiều 26-12, nguồn tin PLO cho hay các cán bộ dùng xe công dự khai trương nhà nuôi yến của lãnh đạo ở Kiên Giang đã nghiêm túc rút kinh nghiệm.

 Theo xác minh của Tỉnh ủy Kiên Giang, có ba chiếc xe biển xanh xuất hiện tại buổi tiệc khai trương nhà nuôi yến của ông Hồ Minh Tuấn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) tỉnh này.

 Cụ thể, xe của UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang chở bà Lê Kim Phượng, Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, xe của UBND huyện Giồng Riềng chở chủ tịch UBND huyện này và xe của Thanh tra giao thông do chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh cho “mượn” đi dự tiệc khai trương nhà nuôi yến của ông Tuấn.

 Thông tin với báo chí, Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết các cá nhân nêu trên đã kiểm điểm, thừa nhận thiếu sót và đã nghiêm túc rút kinh nghiệm. Cạnh đó, với vai trò là người đứng đầu đơn vị, ông Hồ Minh Tuấn cũng nghiêm túc rút kinh nghiệm. 

Nguồn tin cũng cho biết Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang cũng đã đề nghị UBND tỉnh này khẩn trương hướng dẫn, cụ thể hóa xử phạt hành chính về việc sử dụng tài sản công không đúng mục đích theo Nghị định 63/2019 để có hướng xử lý tiếp theo đối với các trường hợpnày. 

Như PLO đã thông tin, ngày 19-10, một tài khoản Facebook đăng tải status kèm một số hình ảnh và clip cho thấy có nhiều xe biển xanh thuộc tỉnh Kiên Giang đến dự khai trương nhà nuôi yến ở huyện An Minh. Trong đó có một xe dán decal mang dòng chữ “Thanh tra giao thông”.

 Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang Hồ Minh Tuấn thừa nhận gia đình ông có tổ chức tiệc ăn mừng khai trương nhà nuôi yến. (Plo.vn 26/12, Châu Anh)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Italy đánh thuế các hãng công nghệ từ 1/1/2020

 Italy sẽ trở thành quốc gia thứ 2 tại châu Âu sau Pháp áp thuế công nghệ lên các tập đoàn lớn, như Facebook hay Google, với luật thuế mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

 Italy sẽ đánh thuế 3% trên tổng doanh thu hàng năm từ dịch vụ số của các công ty kiếm được hơn 750 triệu Euro trên toàn cầu, trong đó có ít nhất 5,5 triệu Euro doanh thu từ Italy.

 Mức thuế mới sẽ chỉ đánh vào các giao dịch B2B (giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp), như quảng cáo hay dịch vụ điện toán đám mây.

 Dự kiến, Italy sẽ thu về khoảng 700 triệu Euro thuế kỹ thuật số mỗi năm, qua đó giảm thâm hụt tài khóa và đáp ứng các tiêu chuẩn tài chính của EU. (VTV.vn 26/12)Về đầu trang

Nguồn cơn cựu Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf bị kết án tử hình

Việc cựu Tổng thống Pervez Musharraf bị kết án tử hình vắng mặt vì tội phản quốc đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Pakistan có một cựu lãnh đạo quân đội và là người lãnh đạo nước này phản nhận án tử. Bản án đánh dấu bước thăng trầm mới trong cuộc đời nhiều biến động của ông Musharraf.

 Ông Pervez Musharraf sinh năm 1943 tại New Delhi. Sau khi Tiểu lục địa Ấn Độ tách thành Ấn Độ và Pakistan ngày nay, gia đình ông đã cùng hàng triệu người rời miền Bắc Ấn Độ để tới Pakistan. Là con trai của một nhà ngoại giao nhưng ông Musharraf lại không kế nghiệp cha. Thay vào đó, ông lại chọn theo binh nghiệp.

 Ông gia nhập quân đội Pakistan năm 1964, sau khi tốt nghiệp Học viện quân sự Pakistan. Musharraf từng tham gia các cuộc chiến tranh năm 1965 và 1971 với Ấn Độ. Năm 1991, ông ta được phong làm Thiếu tướng và đến năm 1998 thì được bổ nhiệm làm chỉ huy quân đội dưới quyền của Thủ tướng Pakistan lúc bấy giờ là Nawaz Sharif.

 Việc ông Musharraf được bổ nhiệm làm người đứng đầu quân đội Pakistan diễn ra vào thời điểm sự ủng hộ của người dân dành cho Thủ tướng Sharif đang ở mức thấp do suy thoái kinh tế và những cải cách gây tranh cãi. Thêm vào đó, Pakistan cũng vừa thất bại trong việc chiếm giữ lãnh thổ ở Kashmir.

 Chính vì vậy, ông Sharif đã quyết định “chơi một canh bạc” khi đưa ông Musharraf lên làm lãnh đạo của nhiều tướng lĩnh cấp cao hơn nhằm tìm cách kiểm soát quân đội. Thời gian đầu, quan hệ giữa 2 người khá tốt. Tháng 5/1998, Pakistan có tên trên bản đồ hạt nhân thế giới khi ông Musharraf và Thủ tướng Sharif chủ trì các vụ thử hạt nhân của nước này.

 Tuy nhiên, 1 năm sau đó, mối quan hệ giữa 2 người trở nên căng thẳng. Ông Sharif đã tìm cách sa thải ông Musharraf sau khi đội quân do ông Musharraf lãnh đạo thực hiện cuộc tấn công nhằm giành khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát nhưng không thành.

 Khi đang trên đường trở về nước từ chuyến thăm chính thức Sri Lanka, ông Musharraf nhận được tin báo về việc này và quyết định hành động trước. Với sự hậu thuẫn của quân đội, ngay khi hạ cánh xuống sân bay, ông Musharraf đã ra lệnh cho quân đội kiểm soát các tổ chức nhà nước và lấy tư cách là “lãnh đạo điều hành” Pakistan để tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

 Khi ông Sharif bị lật đổ, nhiều người Pakistan đã ăn mừng vì sự kết thúc của một chính quyền bị cho là đã gây suy kiệt nền kinh tế. Song, việc tước bỏ quyền lực của Thủ tướng Nawaz Sharif vẫn bị coi là một hành động “phản dân chủ”.

 Ông Musharraf giữ cương vị lãnh đạo điều hành của Pakistan đến khi nước này tổ chức tổng tuyển cử vào năm 2002. Sau cuộc bầu cử này, ông ta danh chính ngôn thuận trở thành Tổng thống Pakistan với nhiệm kỳ 5 năm.

 Trên cương vị lãnh đạo đất nước, ông Musharraf đã đạt được một số thành tựu được nhiều người đánh giá cao, như đưa nền kinh tế đất nước ổn định và tăng trưởng trở lại. Pakistan dưới thời ông Musharraf cũng đã trở thành cánh tay phải của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, tích cực tham gia các chiến dịch chống lại tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda hay nhóm nổi dậy Taliban.

 Cũng chính vì vậy mà trong 9 năm cầm quyền, ông Musharraf đã ít nhất 3 lần bị al Qaeda ám sát hụt. Vì việc này, ông còn phải khéo léo tìm cách cân bằng giữa áp lực trấn áp chủ nghĩa cực đoan ở Pakistan từ Mỹ và yêu cầu từ khu vực Hồi giáo ngày càng có tiếng nói và có quan điểm chống Mỹ.

 Thời gian nắm quyền của Tướng Musharraf cũng được đánh dấu bằng các cuộc đấu tranh với tư pháp, bao gồm các tranh chấp kéo dài về mong muốn được giữ quyền lãnh đạo quân đội trong khi đồng thời làm tổng thống của ông ta. Tuy nhiên, về sau, ông ta quyết định bổ nhiệm một người thân tín vào vị trí Tư lệnh quân đội. Nhắc đến ông này, nhiều người nhớ đến việc ông nghiện xì gà và thích uống rượu whisky.

 Thách thức nghiêm trọng đối với nhiệm kỳ của ông Musharraf diễn ra vào tháng 3/2007, khi ông quyết định sa thải Chánh án Tòa án Tối cao Iftikhar Muhammad Chaudhry và nhiều lãnh đạo đối lập, làm dấy lên các cuộc biểu tình trên toàn quốc và nhiều tháng hỗn loạn.

 Để đối phó với tình trạng này, ông Musharraf đã ban bố tình trạng khẩn cấp, đình chỉ Hiến pháp, thực hiện thiết quân luật - lý do chính khiến ông về sau bị buộc tội vi hiến và phản quốc. Tháng 12/2007, Thủ tướng Benazir Bhutto bị ám sát. Vụ việc càng khiến ông Musharraf mất điểm khi bị cáo buộc không đảm bảo an ninh cho nữ Thủ tướng. Những việc này chính là nguyên nhân khiến Tổng thống Pakistan và đảng của ông thất bại trong một cuộc bầu cử được tổ chức vào tháng 2/2008.

 Tháng 8/2008, ông Musharraf buộc phải từ chức nhằm tránh nguy cơ bị liên minh cầm quyền mới luận tội. Kể từ đó, ông ta phải sống lưu vong. Năm 2013, Musharraf trở lại Pakistan trong một nỗ lực tranh cử nhưng bị cấm tham gia các cuộc bỏ phiếu.

 Không những vậy, ông Nawaz Sharif còn trở lại làm Thủ tướng Pakistan, đánh dấu việc khởi động tiến trình tố tụng ông Musharraf vì tội phản quốc. Ông Musharraf đã bị bắt, phải chịu quản thúc tại gia và nhiều lần ra hầu tòa về cáo buộc phản quốc và nghi án có liên quan đến vụ ám sát bà Bhutto. Ở một đất nước mà quân đội có tiếng nói quan trọng, Chính phủ Pakistan đã quyết định thành lập một tòa án đặc biệt để xét xử ông Musharraf.

 Về phần oong Nawaz Sharif, ông này giữ kỷ lục 3 lần trở thành Thủ tướng Pakistan nhưng ông này chưa một lần hoàn tất nhiệm kỳ 5 năm. Năm 2017, ông đã bị Tòa án Tối cao Pakistan phế truất liên quan đến cáo buộc tham nhũng vốn bị phanh phui sau vụ rò rỉ Hồ sơ Panama.

 Quyết định của Tòa án Tối cao Pakistan được đưa ra sau một cuộc điều tra kéo dài 2 tháng về cáo buộc cho rằng gia đình ông Sharif không thể giải thích được về số tài sản “khủng” của họ.

 Việc ông Sharif bị phế truất khi chỉ còn gần 1 năm nữa là kết thúc nhiệm kỳ kéo dài “dớp” không Thủ tướng nào hoàn thành trọn vẹn nhiệm kỳ 5 năm trong suốt lịch sử hình thành và phát triển kể từ khi nhà nước Pakistan hiện đại được thành lập vào năm 1947.

 Song, trong suốt thời gian xét xử vụ việc, ông này chỉ xuất hiện vài lần. Năm 2014, khi đang trên đường đến tòa án, ông Musharraf đã được đưa tới bệnh viện vì gặp phải “vấn đề về tim”.

 Đến tháng 3/2016, sau khi được Tòa án Tối cao đưa ra khỏi danh sách những người bị cấm rời khỏi đất nước, ông ta đến Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) để chữa bệnh và sống ở Dubai cho đến nay. Sau nhiều lần không trình diện tại tòa án, ông Musharraf đã bị Pakistan phát lệnh truy nã.

 Sau hơn 6 năm, đến ngày 17/12, Hội đồng tòa án đặc biệt của Pakistan đã tuyên án tử hình vắng mặt đối với vị cựu Tổng thống về tội phản quốc, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Pakistan có một cựu lãnh đạo quân đội và là người lãnh đạo nước này phải nhận bản án cao nhất.

 Ông Salman Nadeem (một quan chức chính phủ Pakistan) cho hay, ông Pervez Musharraf bị kết tội theo Điều 6 vì đã vi phạm Hiến pháp Pakistan. Giới quan sát cho rằng, bản án tử hình đối với ông Musharraf sẽ khó có thể được được thực thi bởi ông có rất ít khả năng trở lại Pakistan.

 Hiện, sức khỏe của ông Musharraf đã khá yếu. Trong khi đó, Pakistan và UAE không có hiệp ước dẫn độ. UAE cũng được cho là sẽ không bắt giữ cựu Thủ tướng Pakistan. (Baophapluat.vn 26/12, Cát Lê) Về đầu trang./. 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

More