Bản tin phục vụ lãnh đạo ngày 09-11-2020

Post date: 09/11/2020

Font size : A- A A+

 Tải file tại đây

CHỈ THỊ MỚI 1

1.                Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 2-6/11. 1

TIN QUỐC HỘI 3

2.                Tiết kiệm 14.900 tỉ đồng từ cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử. 3

3.                Đa số đại biểu Quốc hội chưa đồng ý bỏ hộ khẩu giấy trong năm 2021. 4

4.                Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời đại biểu Ksor H'Bơ Khăp: “Rừng còn quan trọng hơn cả trời”. 4

5.                3 nguyên tắc cải cách để giải quyết lương hưu thấp khi nghỉ trước năm 1993. 6

6.                Phải đổi tên tác giả SGK tiếng Anh vì quy định “phải là công dân Việt Nam”. 6

7.                Tuần tới, Quốc hội tiếp tục hoạt động chất vấn; phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự. 7

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP. 8

8.                Dự kiến Việt Nam đạt mức tăng thu nhập bình quân cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi của ASEAN.. 8

9.                Nhiều doanh nghiệp đón tín hiệu phục hồi khả quan. 10

10.             Lao động khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do COVID-19. 11

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN.. 11

11.             Mức lương “quỵ ngã” và câu trả lời là “sẽ” của Bộ trưởng. 11

12.             Chỉ có trời sai?! 12

QUẢN LÝ.. 13

13.             Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chống suy thoái như chống giặc. 13

14.             Chuyển đổi số quốc gia bắt đầu từ chiếc điện thoại 14

15.             “Ở nước ngoài nghiên cứu sinh được trả lương, ở Việt Nam thì khác hẳn”. 15

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.. 16

16.             Đã có 99,32% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử. 16

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH.. 16

17.             Bộ Chính trị kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Bình bằng hình thức cảnh cáo. 16

THẾ GIỚI 17

18.             Ông Joe Biden đắc cử Tổng thống: Trang mới cho lịch sử nước Mỹ. 17

19.             “Joe Biden” là chủ đề nóng nhất mạng xã hội Trung Quốc. 18

 CHỈ THỊ MỚI

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 2-6/11

Hỗ trợ người dân bị thiệt hại nhà ở do thiên tai; tăng cường quản lý nhà nước hoạt động đấu giá tài sản; gỡ vướng trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ… là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 2-6/11/2020.

 Nghị quyết của Chính phủ hỗ trợ người dân bị thiệt hại nhà ở do thiên tai: Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng về nhà ở do thiên tai gây ra trong tháng 10/2020 trên địa bàn một số địa phương miền Trung và Tây Nguyên gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum.

 Nghị quyết nêu rõ: Hỗ trợ các hộ gia đình có nhà ở bị đổ, sập, trôi, hư hỏng nặng do thiên tai gây ra trong tháng 10/2020 như sau: Đối với nhà bị sập, đổ, trôi hoàn toàn: Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ. Đối với nhà bị hư hỏng nặng: Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ.

 Tăng cường quản lý nhà nước hoạt động đấu giá tài sản: Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản. Tại Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường chỉ đạo người có tài sản bán đấu giá trong việc xây dựng, phê duyệt phương án đấu giá, lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, giám sát quá trình tổ chức đấu giá, tham dự cuộc đấu giá, giao tài sản cho người trúng đấu giá, hủy hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy kết quả đấu giá theo đúng quy định của pháp luật.

 Gỡ vướng trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị: Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 164/NQ-CP tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định tại Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị. Theo đó, Chính phủ quyết nghị việc áp dụng thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị kể từ ngày 01/7/2015 (khi Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực) cho đến ngày Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020 có hiệu lực, cụ thể như sau:

 Tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám, chữa bệnh: Chính phủ đã ban hành Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược vẫn phải tổ chức bộ phận dược lâm sàng để thực hiện các hoạt động dược lâm sàng phục vụ người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh nội trú.

 Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ: Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nghị định nêu rõ, những người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm: 1- Các ngạch công chức và chức danh sau: Chấp hành viên; điều tra viên; kế toán viên; kiểm lâm viên; kiểm sát viên; kiểm soát viên ngân hàng; kiểm soát viên thị trường; kiểm toán viên; kiểm tra viên của Đảng; kiểm tra viên hải quan; kiểm tra viên thuế; thanh tra viên; thẩm phán. 2- Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này. 3- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

 Phấn đấu tất cả các khu công nghiệp đều có thiết chế công đoàn: Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi mục tiêu của Đề án. Theo đó, phấn đấu từ năm 2026 trở đi, phấn đấu tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước đều có thiết chế công đoàn.

 Xử lý nghiêm việc đưa tin bão lụt sai sự thật trên mạng xã hội: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao các Bộ: Công an, Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường quản lý, phát hiện, xử lý nghiêm hành vi thông tin bão lụt sai sự thật trên mạng xã hội.

 Mở rộng khu cách ly cho người nhập cảnh: Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các thành phố: Hà Nội, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh mở rộng khu cách ly tại khách sạn, cơ sở lưu trú cho người nhập cảnh (kể cả người nước ngoài và người Việt Nam về nước) trên các chuyến bay thương mại, thông báo cho Bộ Y tế để phối hợp cùng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Giao thông vận tải điều phối việc cách ly người nhập cảnh, vừa đảm bảo phòng, chống dịch an toàn, hiệu quả và tạo điều kiện cho hoạt động khách sạn, cơ sở lưu trú. Kinh phí cách ly do người cách ly tự chi trả. (Baochinhphu.vn 08/11)Về đầu trang

TIN QUỐC HỘI

Tiết kiệm 14.900 tỉ đồng từ cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, qua cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử đã tiết kiệm khoảng 14.000 tỉ đồng/năm.

 Tại phiên chất vấn của Quốc hội chiều 6.11, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) đặt vấn đề, thời gian qua, việc triển khai giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tạo thuận lợi cho cá nhân và tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính;

 Tuy nhiên, theo phản ánh của cử tri, tại một số bộ, cơ quan, địa phương vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho biết Văn phòng Chính phủ tham mưu giải pháp nào cho Chính phủ trong việc tiếp tục được cải thiện, đổi mới cơ chế này?

 Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ; đã giao các bộ, cơ quan, địa phương tổng cộng 65.595 nhiệm vụ.

 Trong đó đã hoàn thành 48.406 nhiệm vụ, 15.953 nhiệm vụ chưa hoàn thành trong hạn, 1.236 nhiệm vụ quá hạn. Tỉ lệ nợ đọng nhiệm vụ quá hạn đã giảm mạnh từ 25,2% (đầu nhiệm kỳ, khi Tổ công tác của Thủ tướng được thành lập) xuống còn 1,8% hiện nay, giảm 23,4%.

 Ông Mai Tiến Dũng thông tin thêm, đầu năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đến nay 100% các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc kiện toàn mộ phận một cửa các cấp để giải quyết thủ tục hành chính. Trong đó, 58/63 địa phương thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh.

 Đặc biệt, có địa phương đã thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo phương thức “5 tại chỗ” như Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh. Nhiều địa phương đã gắn kết chặt chẽ giữa việc thiết lập một cửa “vật lý” và một cửa điện tử để tạo thuận lợi cho người thực hiện như: Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai, Cà Mau, Bình Dương… Nhiều Bộ, cơ quan tiên phong như Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương, Bảo hiểm xã hội, Tập đoàn Điện lực… (Laodong.vn 07/11)Về đầu trang

Đa số đại biểu Quốc hội chưa đồng ý bỏ hộ khẩu giấy trong năm 2021

Tổng thư ký Quốc hội vừa có báo cáo tổng hợp kết quả phiếu xin ý kiến các đại biểu (ĐB) về dự án luật Cư trú (sửa đổi), dự kiến sẽ được biểu quyết thông qua ngày 13.11. Theo đó, đa số ĐB chưa yên tâm bỏ hộ khẩu giấy từ giữa năm 2021.

 Cụ thể, có 402 ĐB tham gia ý kiến (chiếm 83,4% tổng số ĐB). Về điều kiện đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ (điểm b khoản 3 điều 20), có 235/402 (58%) ĐB tán thành phương án 1, đề nghị phải bảo đảm diện tích nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định, nhưng không thấp hơn 8 m2 sàn/người.

 Về điều kiện đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ có 52% ĐB tham gia ý kiến tán thành phương án 1, đề nghị không quy định điều kiện đăng ký tạm trú là phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý.

 Về thời hạn đăng ký tạm trú, 55% ĐB tán thành phương án 2, đề nghị không quy định về thời hạn đăng ký tạm trú, công dân chỉ cần thực hiện đăng ký khi chuyển đến nơi mình tạm trú.

Về quy định chuyển tiếp (khoản 3 điều 38), cũng là nội dung được nhiều người chú ý nhất do liên quan đến thời điểm bỏ hộ khẩu giấy, có 266/402 (66%) ĐB tán thành phương án 1, đề nghị cho phép người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31.12.2022.

 Ý kiến này chiếm đa số bởi ngay khi thảo luận, nhiều ĐB đã bày tỏ băn khoăn về việc Bộ Công an chưa hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu bỏ hộ khẩu giấy sẽ dẫn đến nhiều hậu quả. Có 135/402 ĐB tán thành phương án 2, đề nghị quy định sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không có giá trị sử dụng trong các giao dịch, quan hệ pháp luật được xác lập mới kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành là 1.7.2021. Chỉ có 1 ĐB không chọn phương án nào.

 Ngoài ra, có ý kiến đồng ý với phương án 1 nhưng cho rằng chỉ nên kéo dài đến ngày 31.12.2021. ĐB khác cho rằng chưa có cơ sở đảm bảo sẽ vận hành tốt cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại thời điểm luật có hiệu lực (1.7.2021), do đó cần có báo cáo đánh giá tác động và biện pháp tháo gỡ những vướng mắc trong cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu về cư trú. (Thanhnien.vn 08/11, Vũ Hân)Về đầu trang

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời đại biểu Ksor H'Bơ Khăp: “Rừng còn quan trọng hơn cả trời”

Chiều 6/11, chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp (đoàn Gia Lai) đề nghị Bộ trưởng Trần Hồng Hà giải thích về câu nói "thủy điện nhỏ không có lỗi trong đợt bão lũ, sạt lở vừa qua mà do địa chất bị đứt gãy".

 Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp cũng đề nghị Bộ trưởng trả lời câu hỏi: "Ông trời, mẹ thiên nhiên và rừng có mối quan hệ gì với thực trạng bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam?".

 Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, ông không nói thủy điện là nguyên nhân hay không phải nguyên nhân.

 Bộ trưởng Hà dẫn chứng, ở nhiều quốc gia khác, như Na Uy rất nhiều thủy điện nhưng họ dựa trên thế năng tự nhiên. Còn nếu chúng ta tận dụng mọi cơ hội để khai thác thủy điện, chấp nhận bỏ rừng, thì khi đó là nguyên nhân con người. 

"Đại biểu hỏi tôi rằng rừng quan trọng như thế nào, tôi nghĩ rừng còn quan trọng hơn trời", Bộ trưởng Hà nói và cho biết rừng cung cấp oxy, cung cấp 70% các tài nguyên cho cuộc sống của con người, trong chiến tranh rừng là nơi che bộ đội...

 Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường một lần nữa khẳng định mất rừng không hẳn do thủy điện, nguyên nhân mất rừng là do việc khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không dựa vào quy luật tự nhiên.

 "Mất rừng không có nghĩa là cứ nghĩ đến thủy điện. Mất rừng là do tư duy sai trái, đó là trong nhà toàn dùng đồ gỗ, sử dụng các động vật hoang dã. Mất rừng chính là người ta đã thay thế rừng tự nhiên bằng những cánh rừng sản xuất bình thường như cây cà phê, điều này không thể thay thế được hệ sinh thái rừng tự nhiên", Bộ trưởng Trần Hồng Hà giải thích.

 Ông cho biết thêm, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, rà soát từng m2 đất nếu chuyển đổi từ rừng tự nhiên hoặc rừng phòng hộ. Đối với những nơi nào không còn rừng mà chức năng của nó là rừng phòng hộ, đặc dụng thì phải phục hồi lại đúng với bản chất tự nhiên.

 Kết lại phần trả lời của mình, Bộ trưởng Trần Hồng Hà mong đại biểu Ksor H’Bơ Khăp nghe lại băng ghi âm câu trả lời của Bộ trưởng tại phiên họp hôm qua để “có sự hiểu lẫn nhau hơn”.

 Chưa hài lòng với câu trả lời của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp tiếp tục chất vấn: “Tôi rất chăm chú lắng nghe và cố gắng thấu hiểu, còn Bộ trưởng có nghe nhưng không hiểu tôi hỏi gì. Tôi hỏi nhưng Bộ trưởng chưa trả lời. Tôi đã đặt câu hỏi về việc có tiếp tục ủng hộ việc xây dựng thủy điện nhỏ nữa không. Nhưng Bộ trưởng chưa trả lời".

 Về câu hỏi việc ông trời, mẹ thiên nhiên và rừng có mối quan hệ gì đối với thực trạng bảo vệ môi trường hiện nay, nữ đại biểu này cho rằng những điều này liên quan đến vụ sạt lở vừa qua ở miền Trung.

 "Không tự nhiên mà trời mưa được, cũng không tự nhiên mà địa chất đứt gãy. Bộ trưởng có nói trong nghị trường này, rằng dân ở đó sống cả trăm năm nay và họ trồng rừng cây sản xuất, thì đó chính là lý do của vụ sạt lở. Tức là cây rừng tự nhiên là đã mất đi rất lâu rồi, không có sự cải tạo đất và từ đó gây ra địa chấn về môi trường", bà Ksor H’Bơ Khăp nói.

 Từ phân tích trên, bà đặt câu hỏi với người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường về trách nhiệm của Bộ trong việc đánh giá tác động môi trường đối với những dự án, công trình thủy điện nhỏ. Bà cho rằng khâu này có sự sai sót nên mới gây nên hậu quả như ngày hôm nay. Ngoài ra, nữ đại biểu cho rằng với tư cách chuyên gia, Bộ trưởng cũng chưa trả lời về việc tham mưu cho Chính phủ. (Bizlive.vn 07/11)Về đầu trang

3 nguyên tắc cải cách để giải quyết lương hưu thấp khi nghỉ trước năm 1993

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hiện nay, lương hưu của những người nghỉ hưu trước năm 1993 rất thấp, để giải quyết phải cải cách theo 3 nguyên tắc.

 Tại phiên chất vấn của Quốc hội ngày 6/11, đại biểu Hoàng Văn Liên (Long An) đã đưa ra câu hỏi về việc hiện nay, lương hưu của người nghỉ hưu trước năm 1993 và sau năm 1993 có khoảng chênh lệch rất lớn. Lương hưu của người nghỉ hưu trước năm 1993 rất thấp. Vì vậy đâu là lý do và giải pháp cơ bản để điều chỉnh chế độ tiền lương đối với người nghỉ hưu trước năm 1993?

 Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đánh giá đây là vấn đề đúng, và cũng là một day dứt trong quá trình làm chính sách. Bộ trưởng Dung cho biết, số người hưởng lương hưu trước 1993 hiện là 592.000 người. Thời gian qua, có 3 lý do căn bản dẫn đến tình trạng người hưởng lương hưu trước năm 1993 có lương hưu thấp. Đầu tiên đó là đa số trước đó hưởng lương rất thấp. Thứ hai, 60% số này nghỉ hưu sớm trước tuổi. Cuối cùng, 1/3 là lực lượng vũ trang.

 Bộ trưởng Dung nhấn mạnh: "Thời gian vừa qua, ý thức được điều này, từ 2008 đến nay, Chính phủ đã 12 lần điều chỉnh mức lương hưu theo mức cao hơn bình quân. Song, mức lương hiện nay của những người nghỉ hưu trước năm 1993 rất thấp, thấp nhất hiện nay là 3 triệu đồng/người, cao nhất là 8 triệu đồng/người".

 "Do vậy, để giải quyết vấn đề căn bản này, chúng ta chỉ có thể giải quyết căn bản khi điều chỉnh thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo 3 nguyên tắc. Thứ nhất, thực hiện nguyên tắc đóng - hưởng về chính sách bảo hiểm xã hội. Thứ hai, sẽ tính toán thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với người đang làm việc.

 Thứ ba, điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 93 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch nghiệp tiền lương của người nghỉ hưu cùng chức vụ, cùng vị trí việc làm và cân đối giữa các thời kỳ", Bộ trưởng kết luận. (Cafef.vn 07/11, Q.L)Về đầu trang

Phải đổi tên tác giả SGK tiếng Anh vì quy định “phải là công dân Việt Nam”

Ngày 6.11, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa có báo cáo giám sát về đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông giai đoạn 2015 - 2020 gửi đến các đại biểu Quốc hội.

 Báo cáo này được gửi đến rất muộn so với thông thường, khi kỳ họp Quốc hội đã diễn ra được 3 tuần (trong đó có 1 tuần nghỉ) và chỉ còn 2 tuần nữa là kết thúc.

 Sự chậm trễ này còn đáng chú ý ở chỗ, vấn đề sách giáo khoa đang gây tranh cãi trong dư luận thời gian gần đây và được các đại biểu Quốc hội phát biểu cũng như chất vấn rất nhiều trên nghị trường.

 Trong báo cáo giám sát, Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nhận định: “Các tác giả biên soạn sách giáo khoa đều là các nhà khoa học có uy tín, trong đó nhiều tác giả là thành viên Ban Xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT; cả 3 nhà xuất bản tham gia biên soạn sách giáo khoa đều thuộc ngành giáo dục, trong đó Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT”.

 Trong khi, cũng theo báo cáo giám sát, “việc biên soạn sách giáo khoa theo chương trình mới vẫn còn một số tồn tại, hạn chế”. Riêng về việc thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa, cơ quan giám sát đã chỉ ra 3 gạch đầu dòng lớn. 

Thứ nhất, quy định của Bộ GD-ĐT chưa cụ thể trong yêu cầu về chất lượng và quy trình hoàn chỉnh bản mẫu sách giáo khoa trước khi nhà xuất bản trình Hội đồng quốc gia thẩm định. Sự “chưa cụ thể” thể hiện ở việc yêu cầu tác giả sách giáo khoa “phải là công dân Việt Nam” chưa rõ ràng, đã làm nảy sinh một số bất cập trong quá trình thẩm định sách giáo khoa tiếng Anh, dẫn đến việc thay đổi tên tác giả nhiều bộ sách giáo khoa (từ tác giả nước ngoài phải điều chỉnh thành tác giả Việt Nam).

 Thứ hai, quy định về tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa chưa rõ thời lượng và quy mô thực nghiệm, chưa được lấy ý kiến phản hồi rộng rãi. Do vậy, sách giáo khoa lớp 1 (năm học 2020 - 2021) có những nội dung chưa phù hợp, gây khó khăn cho giáo viên, học sinh trong quá trình thực hiện, gây băn khoăn, phản ứng trong dư luận xã hội.

 Cơ quan giám sát chỉ ra thực tế, sau 2 tháng triển khai chương trình, sách giáo khoa lớp 1 (năm học 2020 - 2021), có nhiều ý kiến của phụ huynh, cử tri, dư luận về sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, chủ yếu tập trung vào bộ Cánh Diều... (Thanhnien.vn 08/11)Về đầu trang

Tuần tới, Quốc hội tiếp tục hoạt động chất vấn; phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự

Tuần tới, theo chương trình làm việc Kỳ họp 10, Quốc hội khoá XIV sẽ tiếp tục các phiên chất vấn, trả lời chất vấn và tiến hành công tác nhân sự.

 Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp 10, Quốc hội khoá XIV, 2 ngày tới (ngày 9.11 và sáng ngày 10.11), hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) với các thành viên Chính phủ tiếp tục diễn ra. Như vậy, thời lượng tổng thể dành cho phiên chất vấn là 2,5 ngày. Những phiên chất vấn này được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

 Đây là lần thứ 2 trong nhiệm kỳ, Quốc hội tiến hành xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

 Đây cũng là phiên cuối cùng về hoạt động chất vấn của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV nhằm đánh giá lại một cách toàn diện kết quả triển khai các yêu cầu của Quốc hội được nêu trong các nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

 Nội dung tiếp theo trong chương trình làm việc của tuần này, vào ngày 11.11, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự.

 Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đối với ông Chu Ngọc Anh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ông Lê Minh Hưng, Quốc hội tiến hành thảo luận ở Đoàn về phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đối với ông Chu Ngọc Anh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ông Lê Minh Hưng. 

Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ tiến hành phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ: Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đối với ông Chu Ngọc Anh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ông Lê Minh Hưng.

 Thứ 5, ngày 11.11 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự một số thành viên Chính phủ.

 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

 Thứ 6, ngày 13.11, Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự một số thành viên Chính phủ, nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín.

 Trong tuần làm việc, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết về thí điểm quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. 

Đồng thời, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về: Các dự thảo Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các dự án: Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

 Quốc hội sẽ biểu quyết các dự thảo Luật và Nghị quyết. Cụ thể, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua các Luật: Luật Biên Phòng Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Cư trú (sửa đổi); Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Luật Thỏa thuận quốc tế. (Laodong.vn 08/11)Về đầu trang

KINH TẾ - ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

Dự kiến Việt Nam đạt mức tăng thu nhập bình quân cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi của ASEAN

The ASEAN Post, đến năm 2030, thu nhập các hộ gia đình tại một số nền kinh tế mới nổi khu vực ASEAN sẽ tăng gần gấp đôi so với năm 2019. Đáng chú ý, dự kiến Việt Nam sẽ là thị trường có mức tăng thu nhập bình quân cao nhất.

 Theo The ASEAN Post, ASEAN là khu vực có nền kinh tế đông dân thứ 3 trên thế giới. Ước tính đến năm 2030, dân số khu vực sẽ tăng lên 723 triệu người, nền kinh tế sẽ lớn thứ 4 thế giới, tiêu dùng nội địa sẽ tăng gấp đôi hiện nay, đạt 4 nghìn tỷ USD.

 Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể lên toàn bộ khối ASEAN. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng trong khu vực xuống trong năm 2020. Tuy nhiên, đến năm 2021, tăng trưởng dự kiến sẽ phục hồi lên 5%.

 Theo báo cáo "Tương lai thị trường tiêu dùng ASEAN" do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố mới đây, trong 10 năm tới, số lượng người tiêu dùng ASEAN sẽ tăng thêm 140 triệu người, chiếm 16% người tiêu dùng mới trên toàn cầu. 

WEF nhận định, trong tương lai, việc áp dụng kỹ thuật số sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng tại ASEAN. Cụ thể, đến năm 2030, WEF dự báo sẽ có gần 575 triệu người dùng internet trong khu vực. Khi ấy, số hóa sẽ được phổ biến ở cả những vùng nông thôn, giúp loại bỏ rào cản tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ, cho phép cung cấp các dịch vụ cơ bản như chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính..

 Theo WEF, chênh lệch giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN về trình độ và tốc độ phát triển vẫn còn rất lớn. WEF đã chia 10 quốc gia thành ba nhóm khác nhau. Nhóm đầu gồm 3 quốc gia phát triển: Singapore, Malaysia và Thái Lan. Nhóm cuối gồm 4 quốc gia: Campuchia, Myanmar, Lào và Brunei.

 Nhóm ở giữa là 3 nền kinh tế mới nổi: Việt Nam, Indonesia và Philippines. Đây cũng là nhóm có 70% dân số ASEAN, đóng góp hơn 50% GDP của khu vực. Sự tăng trưởng của các quốc gia thành viên ASEAN này được thúc đẩy bởi 4 yếu tố chính: nhân khẩu học, mức thu nhập tăng, thay đổi địa chính trị và các xu hướng kỹ thuật số.

 Thứ nhất, liên quan đến nhân khẩu học, những yếu tố như dân số trẻ, công nghệ, lực lượng lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, Indonesia và Philippines. Đồng thời, WEF khẳng định các nền kinh tế mới nổi của ASEAN sẽ là động lực tăng trưởng của khu vực trong thập kỷ tới, thúc đẩy 98% sự gia tăng lực lượng lao động, đóng góp 70-80% số lượng người tiêu dùng mới.

 Dự kiến đến năm 2030, dân số trong độ tuổi lao động của ASEAN sẽ tăng thêm 40 triệu người, với hơn một nửa trong số đó từ Indonesia. Ngược lại, dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm xuống còn 30 triệu người. WEF nhấn mạnh, sự bùng nổ của tầng lớp lao động trong khu vực sẽ thúc đẩy đáng kể năng suất và chi tiêu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

 Bên cạnh đó, chi phí lao động ở các nền kinh tế mới nổi khu vực ASEAN cũng thấp hơn nhiều so với các khu vực khác của châu Á. Chi phí lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 50% so với Trung Quốc. Sự kết hợp giữa lực lượng lao động ngày càng mở rộng, chi phí lao động thấp và năng suất ngày càng cao là những yếu tố hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

 Thứ hai, liên quan đến thu nhập, báo cáo của WEF chỉ ra mức thu nhập sẽ tăng khoảng 6-8% hàng năm tại các nền kinh tế mới nổi của ASEAN. Đến năm 2030, thu nhập bình quân các hộ gia đình tại một số nền kinh tế mới nổi khu vực ASEAN sẽ tăng gần gấp đôi so với năm 2019. Đặc biệt, dự kiến Việt Nam sẽ là thị trường có mức tăng thu nhập bình quân cao nhất.

 Thứ ba, những thay đổi về địa chính trị cũng như chính sách tại các quốc gia sẽ mở ra cánh cửa cho FDI và nhiều cơ hội khác. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp đa quốc gia đang tìm cách cân bằng chuỗi cung ứng nhằm đa dạng hóa rủi ro địa chính trị và tận dụng tối đa nguồn lao động giá rẻ. Điều này đã khiến ASEAN trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn, song cũng sẽ tạo ra nhiều thách thức khi chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng. 

Động lực cuối cùng thúc đẩy tăng trưởng của ASEAN là việc áp dụng kỹ thuật số. Theo WEF, nền kinh tế số của ASEAN sẽ trở nên bao trùm khi người tiêu dùng dần thích nghi với nền kinh tế số, các doanh nghiệp cũng được hỗ trợ nhiều hơn bởi các nhà đầu tư cũng như các chương trình chuyển đổi số của chính phủ. Trong tương lai, nền kinh tế ASEAN được kỳ vọng sẽ có những bước tăng trưởng vượt bậc. (Cafef.vn 08/11)Về đầu trang

Nhiều doanh nghiệp đón tín hiệu phục hồi khả quan

Kết quả hoạt động kinh doanh quý III cho thấy nhiều doanh nghiệp đã có sự hồi phục về doanh thu, thích nghi và đang tăng tốc về cuối năm.

 Đến thời điểm này, hàng loạt doanh nghiệp đã công bố thông tin hoạt động kinh doanh quý III và dồn sức chuẩn bị cho hoạt động cuối năm. Tình hình cho thấy nhiều doanh nghiệp đã có sự hồi phục về doanh thu và lợi nhuận tốt hơn so với giai đoạn trước đó.

 Quý III, lợi nhuận của một doanh nghiệp xuất khẩu tăng trưởng 21% so với cùng kỳ năm trước. Dù khó khăn chung do COVID-19 nhưng bằng nhiều giải pháp cơ cấu lại nội tại và chủ động thị trường, sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn tăng trưởng 7%.

 Các doanh nghiệp sản xuất cũng có dấu hiệu tích cực khi chỉ số nhà quản trị mua hàng của Việt Nam (PMI) đạt 51,8 trong tháng 10, cho thấy sự cải thiện của sức khỏe lĩnh vực sản xuất. Số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng tăng mạnh, từ đó việc làm đã tăng trở lại sau tám tháng giảm.

 Gần 2.000 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đã công bố kết quả sản xuất kinh doanh, tốc độ giảm sút doanh thu đã chậm lại nhiều nếu quý I, quý II giảm trên 10% nhưng quý III chỉ giảm 1 - 2% . Lợi nhuận cũng đã có dấu hiệu tích cực hơn khi quý III giảm 4,6%, trong khi tổng 9 tháng là 14%. Những nỗ lực của doanh nghiệp được hỗ trợ bởi các chính sách của nhà là những yếu tố quan trọng để có kết quả này.

 "Chúng ta đang rất nhất quán với các chính sách tài khóa, tiền tệ theo hướng hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Chúng ta đã đi rất đúng hướng về chính sách. Thời gian tới tôi nghĩ sẽ vẫn đi theo con đường này và thuận lợi hơn nữa sau khi đại hội đảng kết thúc, định hướng trong 5 năm sắp tới theo hướng nhanh, bền vững hơn nữa", chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh nhận định.

 Sự nỗ lực là động lực quan trọng nhất để doanh nghiệp thoát khỏi sự sụt giảm chung. Đồng thời, sự phục hồi của doanh nghiệp cũng cho thấy khả năng nền kinh tế thích nghi và sớm khắc phục được khó khăn do dịch bệnh. (Vtv.vn 08/11)Về đầu trang

Lao động khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do COVID-19

Tính đến tháng 9 năm 2020, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến người lao động đang làm việc trong hầu hết các ngành.

 Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 với 68,9% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 66,4% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 27,0%.

 Lực lượng lao động tăng trở lại sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II/2020 nhưng vẫn chưa thể khôi phục về trạng thái của cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, lao động tại khu vực nông thôn và lao động nữ vẫn là những nhóm chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi tác động của dịch COVID-19 với mức giảm của lực lượng lao động thuộc hai nhóm này so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 3,2% và 2,3%.

 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị giảm so với quý trước nhưng vẫn ở mức cao nhất so với cùng kỳ các năm giai đoạn 2011-2020. Bước sang quý III/2020, các hoạt động kinh tế – xã hội trên toàn quốc đang dần được khôi phục. (Vtv.vn 08/11)Về đầu trang

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

Mức lương “quỵ ngã” và câu trả lời là “sẽ” của Bộ trưởng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói ông “day dứt” khi lương của những người nghỉ hưu trước 1993 rất thấp. Đúng là 3 triệu thì không hiểu sống bằng gì, sống kiểu gì. Nhưng đó chưa phải là mức lương “quỵ ngã” duy nhất.

 Sau 37 năm cống hiến với cả cuộc đời, cả tuổi thanh xuân, và đến khi nghỉ hưu với “tấm thân già cỗi, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình hết sức khó khan”, cô Lan đã quỵ ngã khi cầm quyết định nghỉ hưu với số tiền lương 1,3 triệu đồng/tháng.

 Cô Lan khóc. Cả tập thể giáo viên nhà trường cũng khóc. Khóc vì không biết động viên cô thế nào. Khóc, vì cám cảnh khi đó cũng chính là tương lai của các cô. Và khóc, vì không thể trả lời câu hỏi “sẽ sống sao đây?”.

 Trong phiên chất vấn nghị trường, một mức lương “quỵ ngã” khác được đưa ra: Mức lương đang rất thấp của những người nghỉ hưu trước 1993. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung sau đó lý giải lương thấp là vì đa phần số này có thời gian hưởng lương trước đây thấp. 60% nghỉ hưu sớm. Còn lại 1/3 là trong lực lượng vũ trang.

 Bộ trưởng cũng nhấn mạnh từ 2008 đã “12 lần điều chỉnh mức lương hưu theo mức cao hơn bình quân”, tuy nhiên, mức lương hưu hiện vẫn rất thấp. Cao nhất là 8 triệu/người và thấp nhất là 3 triệu/người/tháng.

 3 triệu đồng một tháng, có khi còn chưa đủ bù đắp chi phí y tế cho những người già yếu. Một mức lương đúng là “quỵ ngã”. Nguyên nhân thì bao giờ chẳng có. Nhưng dẫu bất cứ nguyên nhân gì thì đó cũng không bao giờ là lý do để chúng ta chấp nhận một bộ phận dân cư không biết “sẽ sống sao đây”. Cũng như “day dứt” chưa bao giờ là một câu trả lời.

 Huống chi, nói như ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm, những người nghỉ hưu trước 1993 cống hiến cả tuổi thanh xuân, đa số tham gia kháng chiến, sống trong thời kỳ kinh tế rất khó khăn. Kể cả việc họ nghỉ sớm cũng thế, là do thực hiện chính sách của Nhà nước, của Chính phủ để tinh gọn bộ máy…Và giờ, cống hiến lớn nhưng thiệt thòi cũng quá nhiều.

 1993. Vậy là gần 20 năm đã qua. 20 năm, cho một thiệt thòi vô lý. 20 năm, cho “còn lại bao nhiêu người”. 20 năm, và hôm qua, là câu trả lời của Bộ trưởng, rằng sẽ giải quyết căn bản khi chính sách tiền lương như thế này như thế khác.

 ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm hôm qua đã nói trước nghị trường thế này: Tôi thấy ý chí của Bộ trưởng đưa ra không rõ. Sẽ đề xuất, đề xuất lúc nào? Còn lại bao nhiêu người! Bà Tâm nói đúng. Người làm chính sách không thể khắc phục một thực tế không thể chấp nhận nổi, tồn tại suốt 20 năm bằng một từ “sẽ”.

 Còn phải tồn tại bao lâu với mức lương quỵ ngã để chờ chữ “sẽ” của Bộ trưởng? Còn bao nhiêu người sẽ chờ cho đến khi chữ “sẽ” đó thành hiện thực? (Laodong.vn 08/11, Anh Đào)Về đầu trang

Chỉ có trời sai?!

Đó là cảm thán của ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội hôm 5/11. Rằng “mọi thứ chúng ta đều đúng, chỉ có trời là sai vì mưa nhiều quá!”. Khi lãnh đạo bộ, ngành liên quan trả lời, cho rằng mọi quy trình, tiêu chí liên quan đến thủy điện, đến rừng đều “chặt chẽ, bài bản”.

 Và có lẽ hiếm khi có cuộc chấn vấn nào mang tính “sát sạt” giữa nghị trường, như đối đáp giữa nữ ĐBQH Ksor H’Bơ Khắp (Gia Lai) với Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà một ngày sau đó. Cũng về thủy điện nhỏ, việc mất rừng, và vấn đề trách nhiệm.

 Nhưng rồi, cuối cùng thủy điện lợi hay hại, rừng tăng hay giảm, còn bao nhiêu, thế nào mới được gọi là rừng, thì giữa đại biểu dân cử với nhà quản lý vẫn chưa thể cùng quan điểm. Ngoài việc quản lý ngành thừa nhận, đó là “nếu có sai phạm…, thì đều là do con người”!

 Đồng ý rằng, quy trình và tiêu chí nói chung về thủy điện và rừng cần được đánh giá môt cách khách quan, khoa học, không nên phê phán kiểu “vơ đũa cả nắm”. Nhưng đáng nói là có những “đứt gãy” trong chuỗi quy trình, thủ tục ấy, khiến cả chuỗi bị lung lay, thậm chí gãy đổ, thì ứng xử ra sao? Như ý kiến của đại biểu Trần Thanh Vân, đó là “khi chọn địa điểm và lạm dụng quy trình, thủ tục để trục lợi thì điều đó đáng lên án”. Mà thực tế ấy đã xảy ra ở nhiều nơi.

 Thủy điện Rào Trăng 3 vừa bị tỉnh Thừa Thiên Huế đình chỉ xây dựng, sau khi nhận thấy dự án này “có nguy cơ mất an toàn rất cao, đặc biệt trong mùa mưa lũ”. Đáng lẽ ngay khi người dân và báo chí phản biện từ 3-4 năm trước, khi thủy điện này được quyết định cấp phép xây dựng, nếu địa phương cầu thị tiếp thu thì đâu đến nỗi xảy ra những thảm nạn liên hoàn như vừa qua?

 Phê duyệt của tỉnh Thừa Thiên – Huế cho loạt dự án thủy điện này ở Rào Trăng đương nhiên là nằm trong quy hoạch, và rất “đúng quy trình”, đúng “tiêu chí”. Nhưng sao đến giờ tỉnh mới phát hiện rằng nó nguy hiểm? Và rồi “quả bóng” được đá ngược lên Bộ Công thương, với kiến nghị nhờ “đánh giá mức độ an toàn” đối với dự án thủy điện này! Bộ quyết được điều này không? Và nếu dự án bị hủy bỏ, ai sẽ đền bù cho doanh nghiệp?

 Chính quyền huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam) vừa buộc thủy điện Đăk Mi 4 phải đền bù thiệt hại cho dân sau đợt xả lũ kinh hoàng chiều ngày 28/10 vừa qua. Với nhân chứng, vật chứng thu thập cụ thể. Trong khi quan điểm của thủy điện lẫn các cơ quan quản lý vẫn là “thủy điện điều tiết lũ giúp dân”. Thử hỏi có khi nào nước mưa đổ ập xuống cả chục ngàn mét khối nước mỗi giây, cấp tập vào một khu vực dân cư, như kiểu “điều tiết” của thủy điện không?

 Thực tiễn luôn là phép thử công minh của mọi thứ lý thuyết. Luật pháp và các quy định cũng không đứng ngoài nguyên lý ấy. Người dân cảm kích và ghi nhận những tranh luận thẳng thắn, công khai giữa nghị trường, liên quan trước hết đến sự sống còn của mình. Nhưng cần hơn, đó là sự cầu thị, và thay đổi thực sự. (Tienphong.vn 08/11, Trí Quân)Về đầu trang

QUẢN LÝ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chống suy thoái như chống giặc

Chiều 7/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam được bổ nhiệm năm 2020. Thủ tướng nêu rõ, nhiệm kỳ công tác này của các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện là giai đoạn then chốt trong quá trình phát triển của đất nước. Sau gần 35 năm đổi mới, thế và lực của đất nước đã được nâng cao đáng kể. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh, gần đây nhất là tại Hội nghị Trung ương 13 vừa rồi: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay”.

 Bày tỏ chưa bao giờ Thủ tướng có các cuộc gặp gỡ, nói chuyện với Bộ Ngoại giao nhiều như trong thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, thành quả của đất nước của sự đóng góp trực tiếp của Bộ Ngoại giao, của 94 Đại sứ, các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước.

 Theo đánh giá của IMF, dự báo GDP của Việt Nam năm 2020 đạt hơn 340,6 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 khu vực Đông Nam Á. Trên bình diện đa phương, các đối tác và bạn bè quốc tế đều đánh giá cao và coi trọng vai trò, vị thế ngày càng tăng của Việt Nam. “Nói điều này để xác định trách nhiệm của các đồng chí trong giai đoạn đến”, Thủ tướng nhấn mạnh. Đứng thứ 4 khu vực ASEAN nhưng nguy cơ tụt hậu kinh tế vẫn hiệu hữu. 

Do đó, chúng ta phải cố gắng vươn lên hơn nữa, muốn bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, muốn đất nước phát triển thì phải có Đảng mạnh, dân tộc mạnh, đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao, Thủ tướng nói. Trong bối cảnh khoa học công nghệ, mô hình tăng trưởng thay đổi mạnh mẽ, nếu không có sự nhạy cảm, nhạy bén trong phát triển thì không thể bắt kịp các nước, “chúng ta tư duy lạc hậu thì thất bại trong công cuộc này, nhất là trong cách mạng 4.0”. 

Thủ tướng nêu rõ, các Đại sứ, Trưởng đại diện cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đối ngoại, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn bè của các nước. Việt Nam có quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, Thủ tướng đề nghị các Đại sứ, Trưởng đại diện đưa các quan hệ hợp tác này đi vào chiều sâu hơn nữa, không chỉ bề nổi, “muốn thế phải suy nghĩ hết sức căn bản những vấn đề của đất nước để vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước, từng khu vực mà các đồng chí đảm nhận nhiệm vụ”.

 Điều quan trọng nhất là tìm nguồn lực phát triển đất nước, Thủ tướng giao nhiệm vụ. “Chống suy thoái như chống giặc”, để đưa đất nước tiến lên. Khát vọng phát triển đất nước là yêu cầu rất quan trọng đối với cán bộ ngoại giao, mỗi Đại sứ, Trưởng đại diện. Để chống suy thoái thì ngoài nguồn lực trong nước thì nguồn lực bên ngoài, kể cả ODA, FDI và các nguồn lực khác rất quan trọng.

 Thủ tướng cũng đề nghị các Đại sứ, Trưởng đại diện tiếp tục đẩy mạnh và phát huy công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược. “Các đồng chí ở các nước thì thấy có mô hình phát triển nào mới có thể áp dụng vào Việt Nam”, Thủ tướng đặt vấn đề, chúng ta rất muốn học hỏi mô hình kinh tế giỏi của các nước, nhất là các nước tiên tiến. “Những cách làm như vậy các đồng chí nên suy nghĩ để kiến nghị với Chính phủ”.

 Là người đứng đầu cơ quan đại diện ở nước ngoài, các Đại sứ, Trưởng đại diện cần nêu cao tinh thần gương mẫu, trách nhiệm, “càng phải thương yêu, giúp đỡ anh em đồng chí, đồng nghiệp để đoàn kết, quyết tâm xây dựng sứ quán, cơ quan đại diện hoàn thành nhiệm vụ nặng nề”. Trong từng thời điểm, trước diễn biến tình hình hết sức mau lẹ, phức tạp, phải quán triệt “dĩ bất biến, ứng vạn biến” như Bác Hồ đã dạy để giải quyết công việc hiệu quả. (Tienphong.vn 08/11)Về đầu trang

Chuyển đổi số quốc gia bắt đầu từ chiếc điện thoại

Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết sẽ ra quy định, điện thoại 4G trở lên mới được sản xuất, lưu thông để hạn chế dần thiết bị chỉ hỗ trợ công nghệ cũ.

 Như vậy, điện thoại chỉ hỗ trợ 2G, 3G có thể không được sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu về nước khi quy chuẩn mới có hiệu lực. Rất nhiều ý kiến của người dùng: tiếc nuối có, đặt câu hỏi có và rất nhiều người đồng tình ủng hộ quá trình chuyển đổi số quốc gia bắt nguồn phải từ chiếc điện thoại.

 Với nhà mạng, sẽ không cần phải duy trì hay tiếp tục đầu tư cho công nghệ di động thế hệ cũ vốn cũng tốn kém chi phí mỗi năm và mục tiêu là phổ cập smartphone vào năm 2025. Dự thảo mà Bộ thông tin và truyền thông đang xây dựng có tầm ảnh hưởng rộng đến nhiều đối tượng, nên những câu hỏi liên quan đến chiếc điện thoại 2G, hay vẫn gọi vui là điện thoại "cục gạch", được cộng đồng mạng đặt ra.

 “Tôi chỉ muốn nghe gọi thôi và thích sự nhỏ gọn của điện thoại "cục gạch" thì sao nhỉ? Không sợ bị trộm dòm ngó; Không sợ bị hack thông tin; Pin bền và đặc biệt là giá rẻ. Những ưu điểm không thể bỏ qua của chiếc điện thoại cục gạch”.

 Để trả lời câu hỏi trên, Bộ Thông tin & Truyền thống đang thúc đẩy sử dụng smartphone giá rẻ được sản xuất tại Việt Nam. Cơ quan này đã chủ trì, thúc đẩy các nhà mạng phối hợp với doanh nghiệp sản xuất điện thoại trong nước để thử nghiệm các chương trình hỗ trợ chuyển đổi cho các thuê bao đang sử dụng điện thoại 2G sang smartphone 4G.

 Hiện tại, theo số liệu của Cục Viễn thông, Sau khi tính toán, còn khoảng 12,4 triệu người chỉ sử dụng duy nhất điện thoại "cục gạch" trên tổng số 130 triệu thuê bao.

 Đây chính là những đối tượng nhà mạng sẽ phải hỗ trợ để chuyển đổi. Nhưng về sâu xa, đây không phải là chuyện của riêng chiếc điện thoại. Mục tiêu lớn đó là thực hiện chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số nền kinh tế, bắt đầu bằng chính chiếc điện thoại. (Vtv.vn 07/11)Về đầu trang

“Ở nước ngoài nghiên cứu sinh được trả lương, ở Việt Nam thì khác hẳn”

Sáng 6.11, T.Ư Đoàn tổ chức Hội nghị trí thức trẻ toàn cầu góp ý dự thảo các Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Tại Hội nghị trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu góp ý dự thảo các văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đại biểu cho rằng, nghiên cứu sinh ở nước ngoài được trả lương, còn ở Việt Nam thì vừa học vừa làm.

 Nhiều đại biểu đã trăn trở với việc làm sao nâng cao trình độ khoa học công nghệ của nước nhà. TS Trần Lê Hưng (Trường đại học Cầu đường Paris, Pháp) cho rằng, cần phải có mối liên hệ giữa nhà trường, nhà sản xuất và doanh nghiệp. “Ở nước ngoài, đa số nghiên cứu của chúng tôi đều gắn với những vấn đề có sẵn trong thực tiễn. Đó là những vấn đề cần có sự tham gia của các nhà khoa học. Cần có cơ chế thúc đẩy cơ sở sản xuất, tập đoàn cùng tham gia nghiên cứu, đặt hàng các nhà khoa học. Điều đó giúp chúng ta tự lực, đón đầu công nghệ, làm chủ nó để phát triển xa hơn”, anh Hưng đề xuất.

 Theo anh Hưng, Việt Nam cần thay đổi cách làm việc của nghiên cứu sinh. “Ở nước ngoài, nghiên cứu sinh không chỉ đi học mà được coi là một nghề, được trả lương để nghiên cứu, khác hẳn với ở Việt Nam, nghiên cứu sinh vừa đi học vừa đi làm nên chất lượng không đảm bảo. Nghiên cứu sinh nên được trả lương vì các bạn ấy làm công việc nghiên cứu khoa học”, anh Hưng nói.

 Là người nhiều năm làm việc ở nước ngoài và trở về công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội, TS Lê Duy Anh cho rằng, muốn phát triển đất nước cần đặt ra mục tiêu; nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và khoa học công nghệ. Nhiều quốc gia có nền khoa học mạnh đã thu hút những chuyên gia hàng đầu thế giới đến làm việc. Việc cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ quyết định thành công trong kinh tế.

 “Cần bổ sung tầm nhìn mục tiêu đến năm 2045 là xây dựng được 3 trường đại học top 100 thế giới. Nếu có ít nhất 1 trường cũng là thành công, chứng minh trí tuệ Việt Nam và đưa Việt Nam sánh ngang tầm thế giới”, anh Duy Anh đề xuất.

 Tại hội nghị, nhiều trí thức trẻ nhấn mạnh về việc trọng dụng nhân tài. TS Trần Lê Hưng cho biết, việc thu hút nhân tài đến Việt Nam không chỉ cần có cần cơ sở hạ tầng, mà cần hơn là những vấn đề gây hứng thú cho bản thân. “Chúng tôi cần được khơi dậy sức sáng tạo và nghiên cứu để đóng góp cho đất nước, cho nhân dân. Việc gìn giữ nhân tài phải như thế nào, chứ không họ chỉ đến rồi đi. Cần thu hút họ về và ở lại, nếu họ đi thì phải xem lại. Chúng ta cần có chính sách để gìn giữ người tài”, anh Hưng đề xuất.

Theo anh Hưng, cần duy trì phát triển mạng lưới trí thức trẻ toàn cầu, giúp thanh niên đóng góp tiếng nói của mình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nhiều đại biểu khác cũng cho rằng, cần đẩy mạnh kết nối chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài để chuyển giao kinh nghiệm, khơi dậy khát vọng của trí thức trẻ; có chính sách đãi ngộ đúng với khả năng, để họ cống hiến cho đất nước. (Thanhnien.vn 08/11)Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Đã có 99,32% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử

Thông tin từ Tổng cục Thuế cho biết, tính đến ngày 19/10/2020 đã có 794.134 doanh nghiệp (DN) tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,32% DN đang hoạt động...

 Số lượng DN đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế (CQT) là 781.387 DN, đạt tỷ lệ 97,73%. Từ ngày 1/1/2020 đến ngày 19/10/2020, các DN đã thực hiện 2.566.030 giao dịch nộp thuế điện tử với số tiền là 508.009 tỷ đồng và 27.950.772 USD.

 Cũng trong thời gian này đã có tổng số 8.131 DN tham gia hoàn thuế điện tử (đạt 95,85%). Hệ thống thuế đã tiếp nhận và giải quyết hoàn cho 15.367 hồ sơ với tổng số tiền hơn 91.144 tỷ đồng.

 Về hóa đơn điện tử, tính từ thời điểm triển khai tháng 9/2015 đến ngày 19/10/2020 đã có 255 DN đang tham gia thí điểm sử dụng hệ thống hóa đơn điện tử có mã của CQT. Từ ngày 1/1/2020 đến 19/10/2020 đã có 1.032.157 hóa đơn đã được cấp mã với tổng doanh thu trên hóa đơn đã cấp mã là hơn 28.325 tỷ đồng, số thuế trên hóa đơn đã cấp mã là hơn 2.502 tỷ đồng. (Baophapluat.vn 08/11, Thanh Thanh)Về đầu trang

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

Bộ Chính trị kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Bình bằng hình thức cảnh cáo

Ngày 6/11/2020, tại trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị để xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 Xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm sau: 

1. Chịu trách nhiệm người đứng đầu về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành văn bản quy định có nội dung không đầy đủ, không đúng nguyên tắc theo quy định của Chính phủ, dẫn đến các vi phạm, khuyết điểm trong xử lý nợ xấu, gây thất thu ngân sách nhà nước.

 2. Vi phạm trong việc ký ban hành nghị quyết đồng ý cho Ngân hàng Xây dựng vay đặc biệt với lãi suất 0% và không có tài sản bảo đảm.

 3. Chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc chấp thuận cho nhóm Thiên Thanh được mua lại cổ phần của Ngân hàng Đại Tín; chấp thuận cho Phạm Công Danh là nhân sự dự kiến thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng; không kiểm soát đặc biệt đối với Ngân hàng Xây dựng.

 4. Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc khi không báo cáo cấp có thẩm quyền cho chủ trương đối với những vấn đề lớn, hệ trọng. Không báo cáo đầy đủ và thực hiện không đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc mua bắt buộc 3 ngân hàng với giá không đồng là vi phạm nguyên tắc thẩm quyền.

 5. Để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng, nhiều cá nhân bị xử lý hình sự.

 Như vậy, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng chí Nguyễn Văn Bình chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và trách nhiệm cá nhân của đồng chí trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công, gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục; nhiều cán bộ, đảng viên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lãnh đạo chủ chốt một số tổ chức tín dụng vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự.

 Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Nguyễn Văn Bình là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cá nhân đồng chí.

 Trong quá trình kiểm điểm, đồng chí Nguyễn Văn Bình đã nhận trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Xét bối cảnh tình hình, nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm và quá trình công tác, đóng góp của đồng chí đối với Đảng, Nhà nước; căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Bình bằng hình thức cảnh cáo. (TTXVN/Baotintuc.vn 08/11)Về đầu trang

THẾ GIỚI

Ông Joe Biden đắc cử Tổng thống: Trang mới cho lịch sử nước Mỹ

Ngay sau khi đắc cử, ông Joe Biden đã phát biểu trên Twitter cảm ơn sự ủng hộ, lựa chọn của người dân Mỹ, đồng thời nhấn mạnh, đã tới lúc cần hàn gắn những bất đồng xảy ra trong cuộc bầu cử năm nay và việc cả đất nước cần phải đoàn kết.

 Lúc 23 giờ 45 đêm 7-11 (giờ Việt Nam), các hãng truyền thông của Mỹ đồng loạt đưa tin ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân chủ đã giành chiến thắng tại bang Pennsylvania, đủ số phiếu đại cử tri để đắc cử Tổng thống Mỹ. 

Theo CNN, với kết quả kiểm phiếu mới nhất tại bang Pennsylvania cho thấy, ứng cử viên của đảng Dân chủ Joe Biden đã giành được 273 phiếu đại cử tri, vượt mức 270 phiếu cần thiết trong tổng số 538 phiếu để đắc cử Tổng thống Mỹ. Như vậy, ông Biden đã vượt qua đối thủ là Tổng thống đương nhiệm Donald Trump của đảng Cộng hòa để trở thành chủ nhân thứ 46 của Nhà Trắng.

 Ngay sau khi đắc cử, ông Joe Biden đã phát biểu trên Twitter cảm ơn sự ủng hộ, lựa chọn của người dân Mỹ, đồng thời nhấn mạnh, đã tới lúc cần hàn gắn những bất đồng xảy ra trong cuộc bầu cử năm nay và việc cả đất nước cần phải đoàn kết. 

Viết trên Twitter, ông Biden cho biết: “Tôi cảm thấy tự hào và trân trọng khi cử tri Mỹ đặt niềm tin vào tôi và Phó Tổng thống đắc cử Harris. Trong giai đoạn đối diện với những rào cản khó đoán định, người dân Mỹ đã tạo ra kỷ lục khi đi bầu. Khi cuộc bầu cử năm nay kết thúc, đã tới lúc gạt bỏ sự giận dữ và những giọng điệu thù địch lại phía sau chúng ta. Hãy cùng nhau đoàn kết như một quốc gia. Đã đến lúc để nước Mỹ đoàn kết và hàn gắn”. (Sggp.org.vn 08/11, Việt Anh)Về đầu trang

“Joe Biden” là chủ đề nóng nhất mạng xã hội Trung Quốc

Nhiều người Trung Quốc cũng sốt sắng theo dõi và bình luận trên các mạng xã hội về diễn tiến bầu cử Tổng thống Mỹ và Tổng thống tân cử Joe Biden.

 Theo tờ South China Morning Post, tính đến chiều 8.11, các nội dung đăng trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc liên quan đến Tổng thống tân cử Joe Biden đã thu hút hơn 730 triệu lượt xem, trong khi ứng dụng WeChat Moments, tương tự như dòng thời gian trên Facebook, cũng tấp nập không kém.

 “Mọi người ai cũng quan tâm đến bầu cử Mỹ rất nhiều, thậm chí tôi còn không biết ai là thị trưởng Thượng Hải”, một người dùng Weibo chia sẻ.

 Nhiều bình luận nói về khả năng Tổng thống Donald Trump từ chối rời Nhà Trắng. “Ông Biden đang gấp gáp thể hiện sai lệch rằng ông ấy là người chiến thắng. Điều đơn giản là bầu cử vẫn còn lâu mới kết thúc”, theo Tổng thống Trump.

 Một người dùng Weibo khác nhận định: “Khi ông Biden đến Nhà Trắng vào tháng 1 tới, ông ấy sẽ đối diện với thách thức chưa từng có: làm thế nào để đưa ông Trump ra khỏi Nhà Trắng”.

 Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng có các chủ đề trên Weibo, nhiều chủ đề tập trung vào khả năng khó lường ở Mỹ sau bầu cử.

 Một chủ đề do tờ Nhân Dân nhật báo có tựa đề về “cảm xúc của cử tri Mỹ phân hóa nặng nề” đã nhận được hơn 81 triệu lượt xem.

 Chủ đề khác của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) có nội dung về những người ủng hộ ông Trump cầm súng biểu tình đã thu hút hơn 140 triệu lượt xem. Một mục trong chủ đề này cho thấy người ủng hộ 2 ứng viên Tổng thống Mỹ đối đầu ở Pennsylvania.

Một số người khuyên rằng nên thận trọng khi nhận định về lãnh đạo mới của Mỹ.

 “Nhiều người cười ông Trump và khen ông Biden, nhưng chúng ta không biết chính sách và quan điểm của ông Biden đối với Trung Quốc. Sẽ ra sao nếu sau 1 năm chúng ta nhận ra rằng ông ấy còn xấu hơn cả ông Trump?”, một người sử dụng Weibo đặt nghi vấn. (Thanhnien.vn 08/11, Khánh An)Về đầu trang./.

 

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

More